Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Phát triển thương mại sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp trên thị trường nội địa của Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao, Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.66 KB, 37 trang )

MỤC LỤC
TÓM LƯỢC
LỜI CẢM ƠN
Công ty cần phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình để từ đó công tác phát
triển thị trường mới được thực hiện một cách tốt nhất 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Ngành công nghiệp chế biến nông sản là một ngành kinh tế có vai trò vô cùng quan
trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Trong đó, công nghiệp chế biến rau quả có vị trí
trọng yếu trong công nghiệp chế biến nông sản bởi lẽ: rau quả là một loại hàng hoá có
tính chất đặc biệt , nó rất khó bảo quản, không thể để lâu sau khi thu hoạch, chất
lượng, hàm lượng chất dinh dưỡng chứa trong nó nhanh bị giảm sút. Do vậy, phát triển
công nghiệp chế biến rau quả sẽ tạo điều kiện cho việc xử lý, chế biến các loại rau quả ở
dạng nguyên thuỷ có thể giữ, bảo quản được lâu hơn, tạo ra các loại hàng hoá ,sản phẩm
khác có đặc trưng của loại rau quả đó…Nó tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp phát
triển, đặc biệt là lĩnh vực trồng các loại rau quả theo hướng tập trung, chuyên canh.
Rau quả có vai trò quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Bên
cạnh đó, ngành rau quả còn đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển nông thôn và
giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Nhu cầu ngày càng tăng về rau quả ở
thị trường trong nước và nước ngoài đã mang đến những điều kiện thuận lợi để phát
triển ngành này ở Việt Nam. Những cơ hội về thị trường này cũng đồng nghĩa với việc
ngành rau quả nói chung và Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao nói
riêng cần phải có những bước phát triển phù hợp để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng.
Sản phẩm rau quả các loại ( ở dạng tươi hoặc đã qua chế biến) ngày càng giữ vị trí
quan trọng trong tiêu dùng của đại bộ phận dân cư, nhu cầu về rau có xu hướng tăng
lên và thị trường rau thế giới và trong nước đang mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà
sản xuất kinh doanh. Ngày nay, người tiêu dùng rất chú trọng đến vấn đề an toàn thực
phẩm, vệ sinh thực phẩm nó được đặt lên hàng đầu trong lựa chọn tiêu dùng. Cho nên,
rau quả sạch là một trong những mặt hàng ngày càng được người tiêu dùng quan tâm
và nhu cầu về rau quả an toàn và trái vụ ngày càng cao. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ


sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp ở trong nước của Công ty cổ phần Thực phẩm
Xuất khẩu Đồng Giao vẫn chưa phong phú, chỉ tập trung chủ yếu ở một số thành phố
lớn, sự chênh lệch về cung cầu dẫn đến sức tiêu thụ kém…, số lượng sản phẩm xuất
khẩu ra nước ngoài chiếm đến 65% tổng sản lượng tiêu thụ của công ty, số sản lượng
tiêu thụ trong nước vẫn còn chiếm tỉ lệ thấp. Điều đó làm cho mục tiêu phát triển sản
phẩm của công ty bị bó hẹp trong không gian địa lý bởi một lượng rau quả tươi và
đóng hộp không nhỏ được sản xuất ra mới chỉ có mặt tại những thị trường là những
thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và đứng trước quá
trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, Công ty không những chịu sự cạnh
1
tranh của các doanh nghiệp trong nước mà còn phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các
doanh nghiệp nước ngoài. Vậy điều gì đã làm cho thị trường sản phẩm này bị bó hẹp
như thế? Cần làm gì để phát triển thị trường cả chiều sâu và bề rộng để tăng giá trị sản
phẩm rau quả tươi và đóng hộp tức là phát triển Công ty cổ phần Thực Phẩm Xuất
khẩu Đồng Giao, gia tăng nguồn thu nhập?
Khai thác và tìm hiểu sâu về vấn đề này, em thực hiện đề tài “ Phát triển thương
mại sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp trên thị trường nội địa của Công ty cổ phần
Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao, Ninh Bình” để tìm ra nguyên nhân, giải pháp và
hướng đi đúng đắn tạo vị thế và thương hiệu uy tín cho sản phẩm rau quả tươi và đóng
hộp của công ty trên thị trường nội địa. Điều đó là vô cùng cần thiết bởi nó phù hợp
với chủ trương phát triển ngành rau quả của nhà nước đồng thời giải quyết vấn đề việc
làm, phát triển kinh tế ngành công nghiệp chế biến nông sản, mở ra hướng đi mới cho
Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao nói riêng và ngành rau quả Việt
Nam nói chung.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu từ các nguồn tài liệu, sách báo, tạp chí và
các công trình nghiên cứu, em phát hiện thấy một số bài báo và công trình nghiên cứu
của các tác giả có liên quan đến sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp của Công ty cổ
phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao nói riêng và rau quả của ngành nói chung. Tuy
không đi sâu vào sản phẩm rau quả của một công ty cụ thể như Công ty cổ phần Thực

phẩm Xuất khẩu Đồng Giao nhưng về cơ bản có những khía cạnh liên quan tới nội
dung đề tài mà em nghiên cứu.
1. Luận văn tốt nghiệp (2010): “Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau
quả của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I”.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Vân
Lớp: Kinh tế quốc tế 48B, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà
Đề tài tập trung nghiên cứu về mở rộng thị trường để tìm ra giải pháp thúc đẩy hoạt
động xuất khẩu cho mặt hàng rau quả của công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả số I
trong giai đoạn hiện tại và tầm nhìn trong những năm tới đây. Đề tài chủ yếu tập trung vào
lĩnh vực xuất khẩu, đã hệ thống hóa được các lý luận liên quan đến xuất khẩu, cạnh tranh,
phát triển xuất khẩu và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển xuất khẩu. Đồng thời đã
phân tích được đặc điểm nhu cầu của các thị trường xuất khẩu như Mỹ, EU…
2. Luận văn tốt nghiệp (2008): “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
nguồn nhân lực với phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Tổng công ty rau quả nông
sản Việt Nam”.
2
Sinh viên thực hiện: Ngô Thị Vân Anh
Khoa kinh tế, Trường Đại học Thương Mại
Giáo viên hướng dẫn: TS. Thân Danh Phúc
Luận văn này nói về thực trạng sức cạnh tranh mặt hàng nông sản của Tổng công
ty rau quả nông sản Việt Nam trên thị trường xuất khẩu và thực trạng năng lực nguồn
nhân lực với việc phát triển xuất khẩu. Trên cơ sở thấy được những thành tựu cũng
như những mặt còn hạn chế, để từ đó đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh nguồn nhân lực với phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Tổng công
ty rau quả nông sản Việt Nam.
3. Luận văn tốt nghiệp (2011): “ Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm chè
trên thị trường nội địa giai đoạn 2011- 2020 ( lấy Tổng công ty chè Việt Nam làm đơn
vị nghiên cứu)”.
Sinh viên thực hiện: Ngô Hữu Hoàn

Khoa kinh tế, Trường Đại học Thương mại
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Dương Hoành Anh
Đề tài tập trung nghiên cứu sự phát triển thương mại sản phẩm chè giai đoạn sau
khủng hoảng 2010 và đưa ra các giải pháp liên quan đến phát triển thị trường, phát
triển cầu cho sản phẩm chè trên thị trường nội địa.
4. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (2008): “ Một số giải pháp nâng cao sức
cạnh tranh của rau quả xuất khẩu của các tỉnh Đồng bằng Bắc bộ trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế ”.
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Mai, Nguyễn Thị Khánh Quỳnh
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Hóa
Đề tài nêu ra thực trạng sức cạnh tranh của sản phẩm rau quả xuất khẩu của các
tỉnh Đồng bằng Bắc bộ, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao
sức cạnh tranh. Trên cơ sở đó đề tài đã rút ra đc những thành công và hạn chế, đồng
thời đưa ra các giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của rau quả xuất khẩu ở các tỉnh
Đồng bằng Bắc bộ, nhưng đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế.
5. Luận văn tốt nghiệp (2005): “ Biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau, quả ở
Tổng công ty rau quả nông sản”.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Thắng
Trường Đại học Thương Mại
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Cảnh Lịch
Đề tài đưa ra thực trạng xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả nông sản, nêu
ra những khó khăn, thuận lợi của công ty cũng như sản phẩm trên thị trường xuất
3
khẩu. Từ cơ sở đó, đưa ra các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả trên các thị
trường nước ngoài và mở rộng thị trường.
Các đề tài đã cho thấy thực trạng sản xuất và hình thức tiêu thụ cơ bản, sức cạnh
tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế và phổ biến cũng như thực trạng tiêu thụ
của sản phẩm rau quả và các sản phẩm khác. Đối với Công ty cổ phần Thực phẩm
Xuất khẩu Đồng Giao thì hiện nay vẫn chưa có đề tài nào thực hiện về phát triển

thương mại sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp trên thị trường nội địa cả ở trường Đại
học Thương mại. Tuy phạm vi đề cập lớn hơn phạm vi đề tài em nghiên cứu nhưng
qua đó chúng ta thấy được những hạn chế của việc khai thác thị trường tiêu thụ đồng
thời nêu ra vấn đề cần giải quyết trong giai đoạn hiện tại là khẳng định vị thế của rau
quả tươi và đóng hộp trên thị trường bằng việc nâng cao hiệu quả sản xuất và chất
lượng sản phẩm. Đề tài của em đi sâu vào phát triển về chất lượng sản phẩm và thị
phần của công ty trên thị trường nội địa, đưa ra các giải pháp phát triển sản phẩm, phát
triển thị trường theo chiều sâu và chiều rộng.
3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Qua quá trình thực tập và tìm hiểu tại công ty đi đến nhận thức được tính cấp thiết
của vấn đề nghiên cứu, em quyết định lựa chọn đề tài ″ Phát triển thương mại sản
phẩm rau quả tươi và đóng hộp trên thị trường nội địa của Công ty cổ phần Thực
phẩm Xuất khẩu Đồng Giao, Ninh Bình” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Đề tài tập
trung nghiên cứu những vấn đề chính cơ bản sau:
Về lý thuyết, khóa luận mô tả khái quát về sản phẩm rau quả tươi và đóng
hộp thông qua khái niệm, đặc điểm, phân loại sản phẩm. Tìm hiều bản chất và nội hàm
phát triển thương mại sản phẩm này. Đưa ra các tiêu chí và xây dựng hệ thống các chỉ
tiêu đánh giá phát triển thương mại sản phẩm dưới góc độ tiếp cận vĩ mô. Tìm hiểu
thông qua các công trình khách thể nghiên cứu những năm trước có liên quan tới đề tài
này và phân định nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài.
Về thực tiễn, đề tài đi tìm câu trả lời cho những vấn đề đặt ra bao gồm:
- Thực trạng phát triển thương mại sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp trên thị
trường nội địa của Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao trong những
năm gần đây diễn ra như thế nào?
- Đâu là những thành công cũng như tồn tại trong quá trình phát triển thương mại
sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp của công ty? Nguyên nhân dẫn đến những thành
công và hạn chế đó ?
- Giải pháp nào để khắc phục những tồn tại nêu trên nhằm không ngừng phát triển
thương mại mại sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp trên thị trường nội địa của Công ty
cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng G trong những năm tiếp theo ?

4
4. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Mục tiêu:
Mục tiêu chung:
Đánh giá đúng thực trạng phát triển thương mại sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp
cảu Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao, từ đó đề xuất các giải pháp
phát triển thương mại sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp của Công ty một cách có
hiệu quả.
Mục tiêu cụ thể:
Thứ nhất: Đề tài hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến lý thuyết thương mại sản
phẩm, phát triển thương mại sản phẩm thị trường, sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp,
đặc điểm phát triển thương mại sản phẩm.
Thứ hai: Đề tài đánh giá thực trạng phát triển thương mại sản phẩm rau quả tươi và
đóng hộp nói chung và của Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao nói
riêng, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm chiếu cói của công
ty trên thị trường nội địa. Từ đó, xử lí các dữ liệu thu thập (số liệu, ý kiến chuyên gia,
…) để rút ra các ưu điểm, hạn chế cần khắc phục.
Thứ ba: Đưa ra các dự báo về tình hình phát triển sản phẩm rau quả tươi và đóng
hộp trên thị trường nội địa của công ty trong những năm tiếp theo. Từ đó đưa ra giải
pháp phát triển thương mại sản phẩm này.
4.2. Đối tượng
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển thương
mại sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp trên thị trường nội địa của Công ty. Các yếu tố
ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp để đưa ra
giải pháp cho Công ty.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu lý luận, thực trạng, yếu tố ảnh hưởng và giải pháp để
phát triển thương mại sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp trên thị trường nội địa của
Công ty.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu

Đồng Giao, Ninh Bình và trên thị trường nội địa.
- Về thời gian: Số liệu nghiên cứu của đề tài là số liệu thu thập và thống kê từ năm
2009 đến 2011 và dự báo đến năm 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử
- Phương pháp duy vật biện chứng: thể hiện ở mức quan hệ biện chứng
giữa các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển thị trường sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp
5
và giữa thực trạng phát triển thị trường với các nhân tố kinh tế, chính trị, luật pháp
trong nước và quốc tế.
TS Hà Văn Sự, TS Thân Danh Phúc, TS Ngô Xuân Bình( 2006, tr.15) nêu rõ:
“Phương pháp duy vật biện chứng đòi hỏi phải nghiên cứu các sự vật và các hiện
tượng trong sự vận động và trong mối quan hệ tác động qua lại với các hiện tượng và
sự vật khác. Phép biện chứng duy vật coi nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất
và đấu tranh của các mặt đối lập, và quá trình phát triển không ngừng của các hiện
tượng và sự vật là sự tích lũy những biến đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về
chất”.
- Phương pháp duy vật lịch sử: phát triển thị trường được xem xét ở nhiều
góc độ khác nhau như vi mô, vĩ mô hay góc độ người bán, người mua, nhà sản xuất…
trên nhiều phương diện như kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó cơ chế quản lí cũng như các
điều kiện môi trường của thương mại là khác nhau qua các thời kì. Do vậy, ngoài quan
điểm biện chứng phải phân tích đánh giá phát triển thị trường phù hợp với điều kiện
lịch sử, điều kiện kinh tế xã hội của đất nước, với đặc điểm của môi trường kinh doanh
mỗi thời kì.
TS Hà Văn Sự, TS Thân Danh Phúc, TS Ngô Xuân Bình( 2006, tr.15) Đề nêu rõ:
“Phương pháp duy vật lịch sử đòi hỏi nghiên cứu sự vật, hiện tượng ở thực tại nhưng
có mối liên hệ chặt chẽ với quá khứ, lịch sử của sự vật và hiện tượng đó. Nhờ vậy mà
có thể dự báo được xu hướng vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng trong
tương lai”.
5.2. Các phương pháp cụ thể

- Phương pháp thu thập dữ liệu: Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là phương
pháp thông qua việc thu thập các tài liệu từ các phòng ban của công ty, làm cơ sở phân
tích đánh giá thực trạng phát triển thương mại sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp trên
thị trường nội địa của Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao. Phương
pháp này được sử dụng là để tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong
03 năm từ năm 2009 đến hết năm 2011 thông qua báo cáo tài chính và báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh và các tài liệu liên quan đến công ty. Từ đó có thể đưa ra các
kiến nghị và đề xuất phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
- Phương pháp quan sát: Quan sát là phương pháp ghi lại có kiểm soát các sự
kiện hoặc hành vi ứng xử của con người. Phương pháp này thường được kết hợp với
các phương pháp khác để kiểm tra chéo độ chính xác những dữ liệu thu thập được. Có
hai cách quan sát đó là: quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp. Quan sát trực tiếp là
tiến hành quan sát khi sự kiện đang diễn ra, ví dụ như: quan sát cách làm việc hoặc
thái độ làm việc của công nhân trong phân xưởng. Quan sát gián tiếp là quan sát qua
6
kết quả, tác động của hành vị chứ không trực tiếp quan sát hành vi, ví dụ như: quan
sát, kiểm tra sản phẩm tạo thành có đúng quy cách không. Phương pháp này là phương
được sử dụng nhiều nhất trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất
khẩu Đồng Giao. Quan sát hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động của nhân viên
trong công ty. Qua đó đưa được những nhận định chung về hoạt động sản xuất - kinh
doanh của công ty, những thành công và tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại đó.
- Phương pháp phân tích dữ liệu
+ Phân tích dữ liệu thứ cấp: Từ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ta
chọn lọc các số liệu có độ ảnh hưởng và cần thiết với đề tài sau đó phân tích, so sánh,
đánh giá thực trạng phát triển thị trường sản phẩm và đưa ra những nhận định riêng.
Khi phân tích kết hợp phân tích định lượng và định tính, thiết lập thành bảng biểu,
hình vẽ… để cho sự đánh giá được chính xác và có cơ sở khoa học.
+ Phương pháp so sánh: Phương pháp này dựa trên sự đối chiếu, so sánh kết quả
giữa các năm để thấy được sự thay đổi của các chỉ tiêu nghiên cứu (tăng lên hay giảm
đi). Thông qua việc so sánh giúp chúng ta bình luận và đánh giá về vấn đề đang nghiên

cứu một cách đúng đắn. Cách thức thực hiện: Sắp xếp số liệu thu thập được dưới dạng
bảng qua từng năm, sau đó sử dụng các chỉ tiêu so sánh tương đối để làm nổi bật được
sự thay đổi, tiến triển của vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp bảng biểu
Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình sức cạnh tranh sản phẩm của
doanh nghiệp. Bằng việc sử dụng các số liệu tác giả tiến hành xây dựng các bảng biểu,
nhằm tạo tính dễ so sánh, giúp người đọc có cái nhìn trực quan, tổng quát về vấn đề
đang nghiên cứu.
6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài lời tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục hình vẽ,
danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn này được trình
bày trong 4 phần như sau:
Lời mở đầu
Chương 1: Một số khái niệm cơ bản
Chương 2: Thực trạng phát triển thương mại sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp
trên thị trường nội địa của Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao.
Chương 3: Các đề xuất và kiến nghị nhằm phát triển thương mại sản phẩm hoa quả
tươi và đóng hộp trên thị trường nội địa của Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu
Đồng Giao.
7
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG
MẠI SẢN PHẨM RAU QUẢ TƯƠI VÀ ĐÓNG HỘP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THỰC PHẨM XUẤT KHẨU ĐỒNG GIAO.
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Mô tả về sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp
Rau quả là một trong những loại thực phẩm rất quan trọng trong bữa ăn hàng ngày
của con người. Trong bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình đều sử dụng rau quả, rau quả
được sử dụng làm thức ăn tươi hoặc sử dụng dưới dạng chế biến đồ hộp.
Rau tươi là sản phẩm có thời hạn sử dụng ngắn, chất lượng dễ thay đổi dưới tác
động của môi trường bên ngoài nếu thời tiết nóng dễ hỏng đặc biệt là các loại cây ăn lá

nên chi phí bảo quản rau là rất lớn.
Đồ hộp rau quả là những sản phẩm thực phẩm công nghiệp được chế biến từ rau
quả và qua quá trình đóng gói để tăng thời gian bảo quản đồng thời cũng tăng tính
thẩm mỹ của sản phẩm giúp cải thiện được đời sống của nhân dân, giảm nhẹ việc nấu
nướng hàng ngày.Giải quyết nhu cầu thực phẩm các vùng công nghiệp, các thành phố,
địa phương thiếu thực phẩm, cho các đoàn du lịch, thám hiểm và cung cấp cho quốc
phòng. Góp phần điều hòa nguồn thực phẩm trong cả nước. Tăng nguồn hàng xuất
khẩu, trao đổi hàng hóa với nước ngoài.
Cho đến nay, nước ta đã thí nghiệm nghiên cứu được hàng trăm mặt hàng và đã
đưa vào sản xuất có hiệu quả, đạt chất lượng cao. Trong đó có các mặt hàng có giá trị
trên thị trường quốc tế như: dứa, chuối, dưa chuột, nấm rơm đóng hộp
Như vậy các sản phẩm từ rau quả có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nhu cầu
tiêu dùng của con người, nó giống như việc chúng ta tiêu dùng các loại lương thực
hàng ngày để nuôi sống con người. Trong rau quả có chứa các loại vitamin, các kháng
thể giúp con người chống lại bệnh tật, làm cho khẩu phần ăn có nhiều chất dinh dưỡng
hơn. Hàng ngày trong bữa ăn không có rau quả thì tạo ra cảm giác rất khó chịu. càng
ngày mọi người càng nhận thấy được tầm quan trọng của rau quả , từ đó chuyển sang
dùng rau quả nhiều hơn các lương thực khác.
1.1.2. Khái niệm thương mại sản phẩm và phát triển thương mại sản phẩm
rau quả tươi và đóng hộp của Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao.
Thương mại sản phẩm là một trong hai bộ phận của thương mại, là lĩnh vực trao
đổi hàng hóa hữu hình, bao gồm tổng hợp các hoạt động mua bán hàng hóa và các
hoạt động hỗ trợ các chủ thể thúc đẩy quá trình trao đổi đó diễn ra theo mục tiêu đã
xác định. Đó là hoạt động kinh tế của các chủ thể người bán và người mua. Người bán,
người mua trong thương mại sản phẩm chính là các nhà sản xuất, người tiêu dùng và
thương nhân. Do vậy mối quan hệ trao đổi trong thương mại sản phẩm bao gồm các
8
quan hệ chủ yếu giữa nhà sản xuất với nhà sản xuất, nhà sản xuất với thương nhân,
thương nhân với nhau, nhà sản xuất và thương nhân với người tiêu dùng. Ngoài ra chủ
thể tham gia vào thương mại còn có các nhà tư vấn, giao nhân, quảng cáo… Họ là

những nhà cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và thúc đẩy thương mại sản phẩm phát triển.
Phát triển thương mại sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp là một quá trình bao
gồm những hoạt động như mở rộng qui mô, tăng nhịp độ, tốc độ tăng trưởng và nỗ lực
cải thiện các hoạt động mua bán trao đổi sản phẩm trên thị trường nhằm tối đa hóa tiêu
thụ, nâng cao hiệu quả thương mại sản phẩm rau quả cũng như tối đa hóa lợi ích của
khách hàng trên các thị trường mục tiêu hướng tới phát triển bền vững.
Bản chất phát triển thương mại
Các hoạt động hướng tới phát triển thương mại thì đảm bảo làm cho lĩnh vực này
có sự mở rộng về qui mô, sự thay đổi về chất lượng, nâng cao tính hiệu quả kinh tế và
đảm bảo sự phát triển bền vững hoặc cả bốn vấn đề trên.
Phát triển thương mại thể hiện ở sự tăng lên về qui mô tức là sự gia tăng giá thị
thương mại, thị phần của công ty trên thị trường, mở rộng qui mô thị trường và khai
thác được nhiều khách hàng tiềm năng. Cụ thể là sự tăng lên về khối lượng tiêu thụ và
doanh thu tiêu thụ.
Đối với sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp mở rộng về qui mô thương mại theo
hướng mở rộng về chiều rộng hay mặt lượng của hoạt động thương mại. Đó là mở
rộng thêm thị trường, tăng số lượng khách hàng, tăng số lượng cũng như giá trị thương
mại của sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp…
Phát triển thương mại thể hiện ở mặt chất là sự đổi mới, cải tiến hoạt động thương
mại sản phẩm nhằm nâng cao lòng tin, uy tín của công ty đối với khách hàng. Chiều
sâu hay mặt chất lượng của thương mại được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng, tính đều
đặn và sự dịch chuyển cơ cấu hàng hóa, cơ cấu thị trường. Phát triển thương mại về
chất nghĩa là làm cho tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nhưng phải đều đặn và ổn định, cơ
cấu sản phẩm, thị trường chuyển dịch theo hướng hợp lý hơn.
Như vậy để có thể phát triển thương mại sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp trên
thị trường thì cần đảm bảo các yếu tố như: qui mô mở rộng, chất lượng sản phẩm vừa
bền vừa đẹp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, đa dạng hóa các chủng loại
sản phẩm, cải tiến mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ…
Phát triển thương mại gắn liền với nâng cao hiệu quả thương mại tức là phản ánh
quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được từ hoạt động thương mại với chi phí bỏ ra. Hoạt

động thương mại đạt hiệu quả cao khi nó tối thiểu hóa được chi phí sản xuất kinh
doanh và tối đa hóa lợi nhuận.
9
Hiệu quả thương mại trong kinh doanh sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp của
công ty phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực của công ty trong quá trình sản xuất kinh
doanh sao cho có lợi ích thu về lớn nhất và chi phí bỏ ra thấp nhất.
Phát triển thương mại phải hướng tới sự hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội
và môi trường tức là nhằm đạt tới sự phát triển bền vững. Sự ổn định và phát triển bền
vững của thương mại sản phẩm không chỉ thể hiện ở vị thế của nó trên thị trường và sự
hấp dẫn với khách hàng, thể hiện ở thị phần, thị trường ổn định và ngày càng gia tăng
mà còn thể hiện ở sự đóng góp của nó trong việc cải thiện các vấn đề xã hội như tạo ra
việc làm cho nhiều lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước và bảo vệ môi
trường…
Để phát triển thương mại sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp theo hướng phát triển
bền vững thì cần có sự kết hợp hài hòa ba mặt lợi ích kinh tế, văn hóa xã hội và môi
trường, vấn đề đặt ra chính là phát triển sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp như thế
nào để phù hợp với tiềm năng của công ty đồng thời không ảnh hưởng đến môi trường.
Đồng thời phát triển thương mại sản phẩm rau quả tươi còn góp phần giải quyết công
ăn việc làm cho người lao động ở công ty, tăng thu nhập cải thiện đời sống đáng kể
cho người dân tại đây.Từ đó sản phẩm chiếu cói góp phần tăng sự phát triển vững
mạnh của xã hội.
1.1.3. Phát triển thương mại sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp về số lượng và
chất lượng
Phát triển thương mại sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp theo chiều rộng. Đó là
việc tăng về phạm vi thị trường, đưa sản phẩm mới đến thị trường mới, khách hàng
mới. Cụ thể là sự hiện diện của các sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp tại các địa bàn
chưa biết đến sản phẩm này. Bên cạnh đó cần thu hút, khuyến khích khách hàng hoàn
toàn mới có nhu cầu được thỏa mãn bằng sản phẩm tương tự như sản phẩm của địa
bàn đã có.
Phát triển thương mại sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp theo chiều sâu. Đó là

việc gia tăng về số lượng và giá trị sản phẩm trên thị trường hiện tại. Cụ thể là doanh
nghiệp phải khai thác mọi cơ hội nguồn lực của mình và thông qua các nỗ lực
marketing để thu hút khách hàng mới. Đối tượng của phát triển thương mại theo chiều
sâu bao gồm tập khách hàng hiện tại, khách hàng của đối thủ cạnh tranh và những
khách hàng chưa từng sử dụng sản phẩm của công ty.
Phát triển thương mại sản phẩm là việc nâng cao hiệu quả thương mại. Trên bình
diện vi mô, hiệu quả thương mại phản ánh mối quan hệ so sánh giữa kết quả hoạt động
trao đổi, mua bán với chi phí mà công ty đã bỏ ra để đạt kết quả đó. Thực chất của
10
phát triển thương mại sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp chính là mở rộng quy mô và
nâng cao chất lượng thương mại của mặt hàng rau quả tươi và đóng hộp.
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá
1.2.1. Tăng trưởng sản lượng, doanh thu bán tiêu thụ sản phẩm
Sản lượng sản phẩm tiêu thụ
Giữa sản lượng hàng hóa tiêu thụ và qui mô sản xuất của công ty có tác động
qua lại lẫn nhau. Nếu công ty muốn tăng thêm sản lượng hàng hóa tiêu thụ rõ ràng
công ty phải thay đổi các yếu tố đầu vào như đầu tư thêm máy móc thiết bị, thuê thêm
đất để trồng nguồn nhiên liệu,… Do đó khi sản lượng hàng hóa tiêu thụ gia tăng tới
một mức độ nhất định thì qui mô sản xuất của công ty. Số lượng sản phẩm được bán
trên thị trường là một chỉ tiêu cụ thể phản ánh rõ nét hiệu quả của công tác mở rộng thị
trường. Công ty cần so sánh tỷ lệ tăng sản lượng trong năm thực hiện so với năm kế
hoạch, xem xét so sánh sản lượng tiêu thụ của mình đối với đối thụ cạnh tranh như thế
nào.
Tốc độ gia tăng sản lượng tiêu thụ =
1
100
n n
n
Q Q
Q



×
Trong đó: Q
n
là sản lượng tiêu thụ của năm n
Q
n-1
là sản lượng tiêu thụ của năm trước đó
Doanh thu tiêu thụ
Doanh thu tiêu thụ là lượng tiền mà công ty thu được do thực hiện buôn bán hàng
hóa trên thị trường trong một thời gian xác định. Đây là một chỉ tiêu tổng quát. Nó là
kết quả tổng hợp của công tác mở rộng thị trường của sản phẩm mà công ty sản xuất
trên các loại thị trường khác nhau. Doanh thu lớn chứng tỏ sản phẩm của công ty cung
cấp ra thị trường được người tiêu dùng chấp nhận về mặt giá trị sử dụng, chất lượng,
khối lượng và giá cả. Doanh thu sản phẩm được xác định bằng tích số giữa giá bán và
số lượng sản phẩm được bán ra.
Doanh thu: TR= PxQ.
Trong đó: TR là doanh thu bán hàng
P là giá bán 1 sản phẩm
Q là số lượng sản phẩm được bán ra.
1.2.2. Tăng trưởng thị phần
Thị phần của công ty trên thị trường: là chỉ tiêu so sánh phần trăm thị phần nắm
giữ của công ty so với các công ty kinh doanh khác cùng sản phẩm trên thị trường.
Thị phần = Doanh thu của doanh nghiệp /Tổng doanh thu của thị trường
11
Hoặc:
Thị phần = Số lượng hàng bán của doanh nghiệp/ Tổng số lượng hàng bán của thị
trường
Nếu thị phần càng lớn chứng tỏ quy mô của doanh nghiệp lớn và hiện nay doanh

nghiệp đang có chỗ đứng trên thị trường.
1.2.3. Tăng trưởng lợi nhuận
Mục tiêu cuối cùng của các công ty khi hoạt động kinh doanh là lợi nhuận, công ty
luôn muốn tối đa hóa lợi nhuận điều đó gắn liền với mạo hiểm và rủi ro cao. Bởi vậy
lợi nhuận hợp lí mới là tiêu chí đánh giá hiệu quả thương mại của công ty, thông qua
mức tăng trưởng của lợi nhuận cả về tuyệt đối và tương đối ta có thể nắm được phần
nào mức độ phát triển của công ty.
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
1.2.4. Tốc độ phát triển
Tốc độ phát triển thương mại sản phẩm được đánh giá qua tốc độ tăng trưởng tiêu
thụ sản phẩm trên thị trường. Thông thường có 2 chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng
tiêu thụ sản phẩm đó là tốc độ tăng trưởng theo số lượng tiêu thụ và tốc độ tăng trưởng
theo doanh thu tiêu thụ. Thông qua chỉ tiêu tốc độ phát triển chúng ta có thể đánh giá
được tính đều đặn hay gián đoạn, ổn định hay bất định của thực trạng phát triển
thương mại sản phẩm trên thị trường. Nếu tốc độ tăng trưởng doanh thu hay số lượng
sản phẩm cao và ổn định đó là dấu hiệu tốt chứng tỏ công tác phát triển thương mại
sản phẩm có sự cải thiện về chất lượng, trong trường hợp tốc độ tăng trưởng chậm
hoặc nhanh nhưng không ổn định điều đó thể hiện sự sụt giảm về chất lượng phát triển
thương mại của các doanh nghiệp.
1.2.5. Hiệu quả thương mại
Hiệu quả thương mại là phạm trù kinh tế phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả đạt
được với chi phí bỏ ra hay nguồn lực sử dụng để đạt được kết quả đó.Trong quá trình
trao đổi hàng hóa dịch vụ trên thị trường, thực chất đó là trình độ sử dụng nguồn lực
trong thương mại nhằm đạt tới những mục tiêu đã xác định. Nguồn lực được hiểu là
các phương tiện còn hiệu quả chính là các mục tiêu, cái đích cần đạt tới của hoạt động
thương mại. Do vậy, theo nghĩa rộng, hiệu quả được thể hiện ở mối quan hệ giữa mục
tiêu và phương tiện tổ chức quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ.
Công thức chung biểu hiện hiệu quả thương mại: H =
K
C

Trong đó: H: hiệu quả thương mại
K : kết quả đạt được
C: Chi phí sử dụng nguồn lực
12
Các yếu tổ thể hiện hiệu quả thương mại của công ty bao gồm:
Hiệu quả sử dụng các nguồn lực thương mại
Nguồn lực thương mại được hiểu là tất cả các yếu tố tài nguyên thiên nhiên, vốn,
công nghệ và nhân lực là những yếu tố và điều kiện khách quan để tạo ra các yếu tố và
các điều kiện cần thiết đảm bảo hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ ở
phạm vi vi mô đồng thời cũng đảm bảo cho quá trình tổ chức, quản lý hoạt động
thương mại trong nền kinh tế diễn ra trên thị trường một cách liên tục, thông suốt và
ngày càng phát triển.
Quy mô và chất lượng của các nguồn lực thương mại sẽ quyết định đến quy mô và
hiệu quả của hoạt động thương mại. Trình độ huy động và sử dụng các nguồn lực
quyết định đến khả năng CNH-HĐH thương mại, khả năng phát triển thương mại, hơn
nữa còn quyết định đến khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế về kinh tế, thương
mại của quốc gia. Các nguồn lực thương mại bao gồm các nguồn lực tự nhiên, nguồn
lực lao động, nguồn lực tài chính, nguồn lực cơ sở hạ tầng kỹ thuật thương mại, nguồn
lực thông tin…Các nguồn lực thương mại có ý hết sức quan trọng đến sự phát triển
thương mại các sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp do đó phải biết cách kết hợp, sử
dụng chúng sao cho hợp lý đem lại hiệu quả tối ưu nhất cho các công ty.
Gọi : H
v
là hiệu quả sử dụng vốn
Π là lợi nhuận của các công ty
V là vốn kinh doanh của các công ty
Hiệu quả sử dụng vốn: H
V
= .
Từ công thức trên ta có thể tính được một đồng vốn bỏ ra sẽ mang lại bao nhiêu

đồng lợi nhuận cho các công ty kinh doanh sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp. Hiệu
quả sử dụng vốn càng cao chứng tỏ các công ty biết cách khai thác và tận dụng nguồn
vốn tốt, đồng thời phản ánh hiệu quả thương mại của công ty càng cao. Ngược lại, nếu
hiệu quả sử dụng vốn thấp chứng tỏ các công ty chưa tận dụng được khả năng sinh lời
của đồng vốn bỏ ra, điều đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và hiệu quả thương
mại của doanh nghiệp trên thị trường.
1.2.6. Phát triển bền vững
Sự hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế xã hội và môi trường nhằm thực hiện mục tiêu
phát triển bền vững của quốc gia. Phát triển bền vững phải được đảm bảo đồng thời ở
cả ba khía cạnh: phát triển kinh tế, xã hội và môi trường bền vững. Ba nội dung đó có
mối quan hệ biện chứng với nhau, vừa tác động qua lại vừa chế ước lẫn nhau nó được
biểu hiện cụ thể như sau:
13
Phát triển kinh tế góp phần vào việc thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng bền
vững. Thể hiện ở chỗ:
+ Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập,
góp phần xóa đói giảm nghèo, xóa bỏ tệ nạn xã hội.
+ Cải thiện giáo dục giúp nâng cao trình độ dân trí, nâng cao năng lực, sức cạnh
tranh về việc làm cho người lao động.
+ Phát triển kinh tế giúp cải thiện tình hình y tế, chăm lo sức khỏe cho cộng đồng…
Phát triển kinh tế - xã hội phải đi đôi với môi trường
Phát triển thương mại kéo theo việc gia tăng khai thác và sử dụng tài nguyên thiên
nhiên, bên cạnh đó làm gia tăng việc khai thác và sử dụng các yếu tố thuộc kết cấu hạ
tầng như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông. Mặt khác, phát triển thương mại
cũng là nguyên nhân gay ô nhiễm môi trường sinh thái, nguồn nước, không khí, tiếng
ồn, phá hủy hệ sinh thái… Do vậy cấn có sự tham gia và quản lí của nhà nước nhằm
đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.
1.3. Ý nghĩa và các nhân tố ảnh hưởng phát triển thương mại sản phẩm rau
quả tươi và đóng hộp của Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao.
1.3.1. Ý nghĩa phát triển thương mại sản phẩm rau quả tươi và đống hộp

Phát triển thương mại sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp có ý nghĩa to lớn đối với
người tiêu dùng, đối với công ty và nền kinh tế - xã hội trong cả nước.
Đối với người tiêu dùng, giúp họ mua được những sản phẩm có chất lượng tốt cho sức
khỏe, an toàn vệ sinh thực phẩm,tiện lợi, giá cả cạnh tranh, đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng.
Đối với bản thân công ty, giúp công ty khẳng định được uy tín, vị thế, thương hiệu
trên thị trường và giúp công ty mang lại hiệu quả kinh tế cao trong hoạt động kinh
doanh, gia tăng thị phần và đóng góp vào sự phát triển chung của ngành. Đồng thời
giúp công ty thu hồi vốn nhanh, từ đó có cơ hội đầu tư cho quá trình tái sản xuất nhanh
hơn, hiệu quả hơn, sẽ làm cho mối quan hệ giữa công ty và khách hàng truyền thống
ngày càng được củng cố mật thiết hơn.
Đối với nền kinh tế - xã hội, phát triển thương mại sản phẩm rau quả tươi và đóng
hộp sẽ đảm bảo cân đối cung cầu, cung cấp cho xã hội những sản phẩm có chất lượng
tốt, góp phần làm gia tăng lợi ích xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động, tạo
nguồn thu nhập cho ngân sách quốc gia.
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng phát triển thương mại sản phẩm rau quả tươi và
đóng hộp
Chính sách vĩ mô của nhà nước
Các chính sách quản lý của Nhà nước về thương mại bao gồm: chính sách hỗ trợ
công nghệ, tài chính cho công ty, chính sách củng cố và hoàn thiện các biện pháp xúc
14
tiến thương mại, chính sách phát triển các ngành dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất, tiêu
dùng, chính sách về khai khác tài nguyên thiên nhiên, chính sách môi trường, chính
sách thuế, chính sách tài khóa tiền tệ ảnh hưởng lớn đến việc phát triển thương mại
sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp của các công ty kinh doanh trong lĩnh vực này.
Nếu các chính sách này được ban hành và áp dụng theo hướng có lợi cho hoạt động
phát triển thương mại của công ty rau quả tươi và đóng hộp sẽ góp phần làm gia tăng
quy mô sản xuất, nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm cho các công ty và ngược lại.
Nhóm nhân tố thuộc thị trường
- Đối thủ cạnh tranh
Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các cá nhân, tổ chức trong hoạt động kinh doanh

nhằm giành giật nguồn lực và chiếm lĩnh thị trường nhằm thu lợi nhuận.
Cạnh tranh là quy luật của kinh tế thị trường, nó là động lực để thúc đẩy sản xuất,
lưu thông hàng hóa phát triển. Các đối thủ khi tham gia cạnh tranh phải có nhận thức
đúng đắn về cạnh tranh, phải tuân thủ nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh từ đó phát huy
nội lực, nâng cao chất lượng, mẫu mã, sản phẩm nhằm đưa ra thị trường những sản
phẩm tốt nhất phục vụ khách hàng làm tối đa hóa khả năng thỏa mãn của khách hàng.
Trong nền kinh tế thị trường, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt khiến cho
các công ty rau quả tươi và đóng hộp gặp không ít những khó khăn, để tồn tại và tạo
lập vị thế của mình trên thương trường mỗi công ty phải luôn có ý thức tự hoàn thiện,
tự làm mới sản phẩm của mình để thu hút khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm tiến tới những thị trường tiềm năng. Bên cạnh đó yếu tố hội nhập làm cho các
công ty phải cạnh tranh với những doanh nghiệp có khả năng tài chính lớn của nước
ngoài khi tham gia vào lĩnh vực này. Do đó đây là yếu tố giúp cho các công ty khẳng
định vị trí của mình trên thị trường, nó có vai trò to lớn cho sự phát triển của ngành rau
quả.
- Xu thế người tiêu dùng
Dựa vào sở thích, thị hiếu người tiêu dùng đối với sản phẩm. Nó có ảnh hưởng lớn
đến cầu sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp trên thị trường. Sở thích, thị hiếu của
người tiêu dùng phụ thuộc nhiều vào tập tính tiêu dùng, vào thu nhập, tuổi tác, thói
quen tiêu dùng, vào quan điểm của mỗi người. Những sản phẩm càng có mẫu mã đẹp,
chất lượng tốt cho sức khỏe và an toàn thực phẩm sẽ khiến người tiêu dùng ưu tiên
chọn lựa sản phẩm. Các sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp được bán trên thị trường
càng phù hợp với sở thích và thị hiếu bao nhiêu thì càng được ưa chuộng bấy nhiêu,
qua đó sức mua sẽ tăng lên thúc đẩy thương mại sản phẩm phát triển hơn. Cầu về sản
phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến cung sản phẩm. Do đó kích thích được cầu sản phẩm
15
sẽ có tác dụng rất lớn đến việc phát triển thương mại về các sản phẩm rau quả tươi và
đóng hộp.
- Quy mô cơ cấu thị trường sản phẩm
Quy mô cơ cấu thị trường sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp là các nhân tố xuất

phát từ phía cung sản phẩm. Nhân tố này quy định các sản phẩm rau quả tươi và đóng
hộp được bán trên thị trường, mẫu mã, chủng loại, đồng thời nói về sự chiếm lĩnh của
hàng hóa, sản phẩm trên thị trường so với các loại khác, thể hiện thị phần độc chiếm
lớn hay nhỏ.
Năng lực của ngành sản xuất
Năng lực của ngành sản xuất sản phẩm rau quả được đánh giá qua các tiêu chí như:
Cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ, vốn, nguồn nhân lực, chất lượng sản phẩm, thương
hiệu sản phẩm, mạng lưới kênh phân phối sản. Các yếu tố về cơ sở vật chất, vốn,
nguồn nhân lực quy định qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
đồng thời tạo nên chất lượng, giá cả, thương hiệu, mạng lưới phân phối sản phẩm rau
quả của doanh nghiệp trên thị trường. Nếu cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ hiện đại,
vốn và nguồn nhân lực có trình độ thì sản phẩm tạo ra có chất lượng tốt hơn, giá cả sản
phẩm hợp lý hơn do giảm bớt được các chi phí. Với việc sản xuất ra các sản phẩm rau
quả tươi và đóng hộp mẫu mã đa dạng giá cả hợp lý phù hợp với nhu cầu thị hiếu của
người tiêu dùng sẽ thúc đẩy được cầu sản phẩmrau quả trên thị trường làm cho hoạt
động thương mại sản phẩm phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Mạng lưới phân phối sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp là toàn bộ các kênh doanh
nghiệp thiết lập và sử dụng trong phân phối sản phẩm. Mạng lưới phân phối sản phẩm
càng rộng khắp thì sản phẩm sẽ nhanh đến tay người tiêu dùng và tiếp xúc được gần
khách hàng hàng hơn. Ngoài ra, trên thị trường ngày càng phát triển hơn thì nhân tố
ảnh hưởng tới phát triển thương mại sản phẩm còn phải đề cập đến vấn đề về thương
hiệu. Thương hiệu khẳng định uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Có rất nhiều
sản phẩm được ưa chuộng nhờ vào thương hiệu của mình vì vậy phát triển thương hiệu
cũng là yếu tố ảnh hưởng đồng thời kích thích phát triển thương mại sản phẩm.
Hệ thống quản lý trong doanh nghiệp
Hệ thống quản lý trong doanh nghiệp là bộ máy lãnh đạo từ trên xuống dưới trong
một doanh nghiệp. Bao gồm các cấp quản lý, có chức năng định hướng, giám sát quản
lý mọi hoạt động trong doanh nghiệp và đưa ra các chiến lược phát triển doanh nghiệp.
Như vậy, hệ thống quản lý trong doanh nghiệp là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến phát
triển thương mại các sản phẩm trong doanh nghiệp.

16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM RAU
QUẢ TƯƠI VÀ ĐÓNG HỘP TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU ĐỒNG GIAO.
2.1. Tổng quan về đặc điểm tình hình kinh doanh và kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao.
2.1.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao
Tên doanh nghiệp phát hành: Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao
Tên giao dịch: DONG GIAO JOISTOCK FOODSTUFF
COMPANY
Tên viết tắt: DOVECO
Trụ sở giao dịch: Phường Trung Sơn - Thị xã Tam Điệp - Tỉnh Ninh
Bình
Số điện thoại: 030.864039
Fax: 84-30.864325
Website: www.doveco.com.vn
Email:
Ngày thành lập: 26/12/1955
Vốn điều lệ: 40.000.000.000 VND trong đó:
- Vốn thuộc sở hữu Nhà nước: 13.000.000.000 VND (chiếm 32,5% vốn điều
lệ).
- Vốn thuộc sở hữu của các pháp nhân và thể nhân khác: 27.000.000.000
VND (chiếm 67,5% vốn điều lệ).
Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao tiền thân là Nông trường quốc
doanh Đồng Giao. Công ty được chuyển đổi từ Công ty Thực phẩm Xuất khẩu Đồng
Giao theo quyết định số 3769/QĐ/BNN-ĐMDN ngày 30 tháng 12 năm 2005. Công ty
hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 09-03-000.104 do sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh
Ninh Bình cấp ngày 26/07/2006.
Lĩnh vực kinh doanh của công ty:
Theo giấy phép kinh doanh số 09-03-000.104 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Ninh

Bình cấp ngày 26/07/2006, công ty được phép kinh doanh thuộc các lĩnh vực sau:
- Trồng trọt, chăn nuôi , chế biến rau quả.
- Sản xuất, mua bán các loại mặt hàng nông sản, nước giải khát.
- Mua bán đạm, lân, kali, giống cây trồng, thiết bị, máy móc.
- Khai thác, sản xuất các loại vật liệu xây dựng.
- Mua bán xăng dầu và sản phẩm của chúng.
- Kinh doanh khách sạ nhà hàng.
17
Trong các lĩnh vực kinh doanh trên thì công ty tập trung chủ yếu vào kinh doanh
chế biến rau quả tươi và đóng hộp.
Hiện nay, Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng giao có 28 loại sản phẩm
khác nhau:
Bảng 2.1: Các loại sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp kinh doanh của công ty
Dưa lọ bao tử + trung tử 0,72 Ngô ngọt A10
Dưa lọ bao tử + trung tử 0,65 Vải hộp 20-0z
Dưa trung + bao tử lọ 0,43.0,45 Ngô rau lọ 0,45
Dưa bao tử + trung tử 0,50 + 0,54 Nước lạc tiên 8.1-oz
Nước dứa 30-0z Nước vải 8.1-oz
Dứa khúc 30-oz Ngô lạnh
Dứa MN 30-0z Dứa Lạnh IQF
Dứa MN 20-0z Vải Lạnh
Dứa Khoanh 30-0z Vải Puree
Dứa Khoanh 20-0z Vải cô đặc
Dứa Khoanh A10 Nước dứa chưa cô
Ngô rau 15-0z Nước dứa cô đặc
Ngô ngọt 15-oz Nấm mỡ A10
Ngô ngọt 12-oz Nước lạc tiên cô đặc
(Nguồn: Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu)
Các sản phẩm của công ty được sản xuất trên các dây chuyền hiện đại với công
suất 25.000 tấn sản phẩm/năm.

- Dây chuyền sản xuất rau và hoa quả đóng hộp với công suất 10.000 tấn sản
phẩm/năm, thiết bị hiện đại của Cộng hoà Liên bang Đức.
- Dây chuyền chế biến nước dứa cô đặc, công suất 5.000 tấn sản phẩm/năm, thiết bị
và công nghệ hiện đại của hãng Tetra Pak Thụy Điển.
- Dây chuyền sản xuất, làm lạnh hoa quả theo công nghệ IQF, Block với công suất
8.000 tấn sản phẩm/năm, thiết bị hiện đại của Nhật Bản.
- Dây chuyền chế biến nước quả tự nhiên, công suất 2.000 tấn sản phẩm/năm.
Các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất chủ yếu có nguồn cung cấp do chính
doanh nghiệp tự cung cấp thông qua việc đầu tư của các vùng nguyên liệu và một số
bạn hàng trong nước, chỉ trừ hộp sắt, lọ thủy tinh, túi mẫu Axetic là công ty phải nhập
khẩu từ Anh, Mỹ, Trung Quốc.
Về thị trường sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp:
Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao sản xuất, kinh doanh nhiều loại
sản phẩm liên quan đến nông nghiệp. Ngày nay, những sản phẩm này càng được người
18
tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Công ty đã dần khẳng định được thương
hiệu DOVECO không chỉ ở thị trường trong nước mà còn trên thế giới.
Tại thị trường nội địa, mặc dù các sản phẩm của công ty đã có mặt ở hầu hết các
tỉnh trên cả nước nhưng doanh số tiêu thụ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số tiêu
thụ sản phẩm của công ty, sản phẩm tiêu thụ tại thị trường này chỉ chiếm 35% trong
tổng sản lượng tiêu thụ của công ty, tập trung vào các sản phẩm như: ngô ngọt, dứa và
được tiêu thụ chủ yếu ở các thành phố lớn là: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành
phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
Dù sản phẩm phong phú, thị trường tiêu thụ tương đối rộng, nhưng sản phẩm của
công ty đang chịu sức ép ngày càng lớn của thị trường đó là: sự phát triển của khoa
học công nghệ cho phép các đối thủ cạnh tranh cũng cho ra các sản phẩm có chất
lượng cao, mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng đã ảnh hưởng lớn đến thị trường tiêu thụ
sản phẩm của công ty.
2.1.2. Thuận lợi, khó khăn của Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng
Giao.

Thuận lợi
- Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao là một công ty sản xuất
và chế biến các loại nông sản, nhờ có diện tích đất nông nghiệp liên tục tăng qua các
năm, đến nay đã có 3.589 ha là một trong những nhân tố đảm bảo cho việc cung cấp
nguyên liệu đầu vào đáp ứng cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên
và liên tục.
- Công ty có hệ thống máy móc hiện đại tạo cơ hội cho công ty nâng cao
được chất lượng sản phẩm, hạ giá thành từ đó nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh của công ty.
- Được sự đầu tư, quan tâm chỉ đạo của Nhà nước và Bộ nông nghiệp cũng
như Tổng công ty rau quả và nông sản Việt Nam đã tạo cho công ty tiền đề để xây
dựng, phát triển và khẳng định vị trí của mình.
- Đất nước đã bước vào thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nền
kinh tế đang bước vào giai đoạn hội nhập và phát triển đã tạo điều kiện cho công ty áp
dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra những sản phẩm có chất
lượng đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và thế giới.
Bên cạnh đó, trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên ngày càng cao có điều kiện
đáp ứng nhanh với công nghệ hiện đại và nền kinh tế thị trường đã nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Khó khăn
19
Bên cạnh những thuận lợi mà công ty có được, công ty cũng gặp phải những khó
khăn sau:
- Nhu cầu về sản phẩm của thị trường ngày một cao và đa dạng hơn, đòi hỏi
công ty không ngừng phải tìm tòi nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ hiện đại để
tạo ra sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động làm cho giá cả đầu vào không ổn
định như vật tư, nguyên liệu, điện nước… làm cho chi phí đầu vào của công ty tăng.
- Bên cạnh đó, công ty là một công ty chủ yếu là xuất khẩu, việc bán hàng và thu
tiền chủ yếu bằng ngoại tệ, giá của đồng USD không ổn định cũng ảnh hưởng đáng kể

đến lợi nhuận của công ty.
2.1.3. Kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng
Giao
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2009-2011:
20
STT Chỉ tiêu đơn vị Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Doanh thu thuần VNĐ 115.336.603.263 123.002.634,403 129. 936.588.261
2 Lợi nhuận trớc thuế VNĐ 1.336.830.314 1.482.491.539 1.991.597.534
3 Lợi nhuận sau thuế VNĐ 962.517.826 1.482.491.539 1.991.597.534
4
Những khoản nộp Ngân
sách
VNĐ 385.336.244 578.942.512 653.891.020
5
VKD bình quân VNĐ 163.103.096.799 170.324.134.739 166.168.260.880
VCĐ bình quân VNĐ 83.194.419.748 81.623.776.956 80.669.653.555
VLĐ bình quân VNĐ 79.908.677.051 88.700.357.783 85.498.607.325
6 Số lao động bình quân Ngời 3.185 2.522 2.000
7
Thu nhập bình quân1
tháng/ ngời
VNĐ/
ngời 1.120.000
1.700.000 2.950.000
(Ngun: Phũng Ti chớnh- K toỏn cụng ty Doveco)
Qua bng s liu trờn ta thy, doanh thu ca cụng ty lờn tc tng lờn trong cỏc nm
qua. õy l kt qu ca s n lc ca cụng ty trong thi gian qua. Cụng ty ó cú nhiu
c gng trong vic nghiờn cu sn phm mi, c bit l Ngụ ngt sau mt thi gian
nghiờn cu ó c tung ra th trng, ngay lp tc c th trng chp nhn v yờu
thớch. Bờn cnh vic tng doanh thu, cụng ty cũn s dng cỏc khon chi phớ mt cỏch

tit kim v hiu qu, to iu kin lm tng li nhun ca cụng ty (509.105.998 ng)
cho thy nhng c gng ca cụng ty trong vic nõng cao cht lng, h giỏ thnh v a
dng húa sn phm.
Trong thc t, mc dự quy mụ sn xut ca cụng ty khụng m rng thm chớ trong
nm 2011 quy mụ vn cho phn gim so vi nm 2010 (nm 2010 l 170.324.134.739
ng, nm 2011 l 166.168.260.880 ng gim 4.155.873.859 ng, tng ng vi
2,44%) nhng quỏ trỡnh hot ng cụng ty luụn lm n cú lói, li nhun nm sau cao
hn so vi nm trc, cụng ty luụn hon thnh ngha v np NSNN (s np ngõn sỏch
nm 2009 l 385.336.244 ng, c bit n nm 2010 l 578.942.512 ng, nm
2011 ó lờn n 653.891.020 ng). i sng ca cỏn b cụng nhõn viờn trong cụng ty
c ci thin ỏng k th hin qua mc thu nhp bỡnh quõn: Nm 2009 l 1.120.000
ng, nm 2010 l 1.700.000 ng v nm 2011 l 2.950.000 ng. T khi thc hin
vic c phn húa cụng ty ó gii quyt cho mt s cụng nhõn ngh vic nhm sp xp,
t chc li lao ng mt cỏch hp lý v hiu qu hn, gúp phn nõng cao hiu qu
hot ng sn xut kinh doanh ca cụng ty.
21
Qua xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Doveco một số năm vừa
qua cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, nghĩa vụ đối với NSNN
được công ty thực hiện đầy đủ và đời sống người lao động được đảm bảo. Đây là kết
quả phản ánh chính xác hiệu quả kinh doanh của công ty, nó cho thấy hướng đi đúng
đắn, cần được khuyến khích phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
2.2. Thực trạng phát triển thương mại sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp
trên thị trường nội địa của Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao.
2.2.1. Về tăng trưởng số lượng, doanh thu, lợi nhuận
Thị trường nội địa là thị trường tiềm năng và sôi động với phát triển thương mại
sản phẩm rau quả tươi và đóng hộp. Mặc dù là công ty xuất khẩu nhưng thị trường nội
địa cũng là rất quan trọng đối với công ty, doanh thu tiêu thụ sản phẩm tại thị trường
này chiếm 35% doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty. Hiện tại sản phẩm của công
ty có mặt hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tuy nhiên, thị trường có xu hướng
phát triển tập trung ở các thành phố lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí

Minh, Cần Thơ… Đây là khu vực đông dân, có thu nhập cao, lượng tiêu dùng khá ổn
định, có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm đã được chế biến cao.
Bảng 2.3: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của công ty
giai đoạn 2009 – 2011
Chỉ
tiêu
Nhóm
sản
phẩm
Đơn
vị
tính
2009 2010 2011
So sánh
Chênh
Lệch
2010/2009
(%)
Chênh
Lệch
2011/2010
(%)
Rau
quả
tươi
Triệu
đồng
11.062 12.275 13.198 1.213 10,9 923 7,5
Rau
quả

đóng
hộp
Triệu
đồng
16.592 22.796 29.449 6.204 37,4 6.653 29,2
Tổng
Triệu
đồng
27.654 35.071 42.647 7.417 26,8 7.576 21,6
(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán công ty Doveco)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, doanh thu của nhóm sản phẩm rau quả tươi từ năm
2009 đến 2011 tăng lên, năm 2009 là 11.062 triệu đồng đến năm 2010 đạt 12.275 triệu
đồng tăng 1.213 triệu đồng tương ứng tỉ lệ tăng trưởng doanh thu của năm 2010/2009
là 10,9%. Doanh thu của năm 2011 cũng tăng hơn so với năm 2010, tỉ lệ tăng trưởng
22
đạt 7,5%. Mặc dù doanh thu của rau quả tươ qua các năm tăng lên nhưng tốc độ tăng
trưởng lại giảm xuống, năm 210 là 10,9% đến năm 2011 xuống còn 7,5%.
Đối với nhóm sản phẩm rau quả tươi đóng hộp thì doanh thu cũng tăng so với năm
trước, năm 2009 đạt 16.592 triệu đồng đến năm 2011 doanh thu tăng lên là 29.449
triệu đồng, cũng giống như sản phẩm rau quả tươi, mặc dù doanh thu tăng qua các năm
nhưng mức tăng trưởng của năm sau lại giảm so với năm trước, năm 2010 mức tăng
trưởng là 37,4% nhưng năm 2011 mức tăng trưởng chỉ là 29,2%.
Theo như bảng số liệu thì thấy lượng doanh thu từ nhóm sản phẩm rau quả đóng
hộp nhiều hơn doanh thu từ sản phẩm rau qua rau quả tươi trong tổng doanh thu từ thị
trường nội địa.
Bảng 2.4: Sản lượng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của công ty giai
đoạn 2009 – 2011
Chỉ tiêu
Nhóm
sản

phẩm
Đơn
vị
tính
2009 2010 2011
So sánh
Chênh
Lệch
2010/2009
(%)
Chênh
Lệch
2011/2010
(%)
Rau quả
tươi
Tấn 3.637 4.159 5.084 522 14,4 1.225 22,5
Rau quả
đóng hộp
Tấn 4.571 6.095 7.473 1.524 33,3 1.378 22,6
(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán công ty Doveco)
Qua bảng số liệu ta thấy, sản lượng tiêu thụ qua các năm tăng nhẹ, mặc dù sản
lượng tăng nhưng tốc độ tăng trưởng của nhóm sản phẩm rau quả đóng hộp lại giảm,
năm 2010 tốc độ tăng trưởng tăng 33,3% nhưng năm 2011 chỉ tăng 22,6% , về sản
lượng năm 2010 so với năm 2009 là tăng thêm 1.524 tấn, năm 2011 so với 2010 tăng
thêm 1.378. Còn đối với nhóm sản phẩm rau quả tươi, mức sản lượng tiêu thụ cũng
tăng qua các năm, năm 2009 đạt 3.637 tấn, đến năm 2011 đạt 5.084 tấn, đồng thời tốc
độ tăng trưởng của nhóm sản phẩm này lại tăng, năm 2010 so với năm 2009 tăng
14,4%, đến năm 2011 tốc độ tăng trưởng sản lượng tăng 22,5%.
2.2.2. Cơ cấu thị trường

Công ty đã và đang cố gắng tăng thị phần thị trường và xâm nhập vào một số thị
trường mới trong nước. Công ty đã đặt chi nhánh ở một số tỉnh trong nước và mở văn
phòng đại diện tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Để tăng cường khả năng tiêu thụ sản
phẩm trên thị trường, xâm nhập mở rộng thị trường và tìm kiếm lợi nhuận công ty cần
thiết lập hệ thống tiêu thụ hợp lý, phù hợp với điều kiện và môi trường kinh doanh của
23
mình. Hiện tại công ty thực hiện tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa thông qua
các kênh phân phối sau: kênh bán trực tiếp thông qua các cửa hàng, đại lý của công ty;
kênh bán lẻ; kênh bán buôn.
Bảng 2.5: Mức tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của công ty giai đoạn
2009- 2011
Các năm 2009 2010 2011
Các
Tỉnh
SL
(Triệu
đồng)
Cơ cấu (%)
SL
(Triệu
đồng)
Cơ cấu (%)
SL
(Triệu
đồng)
Cơ cấu (%)
Hà Nội 5150 18.623 6265 17.864 6314 17.713
TP.HCM 6014 21.747 7267 20.721 7295 20.380
Hải Phòng 3985 14.410 4579 13.056 4764 13.364
Đà Nẵng 2914 10.537 3421 9.754 3214 9.016

Ninh Bình 1165 4.213 1972 5.623 2201 6.174
Huế 1107 4.003 1732 4.939 1656 4.645
Cần Thơ 2534 9.163 3923 11.186 4053 11.370
Các tỉnh khác 4785 17.303 5912 16.857 6150 17.253
Tổng 27654 100 35071 100 35647 100
(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán công ty Doveco)
Do giá bán của công ty cũng không có sự thay đổi nhiều trong các năm qua nên
doanh số tiêu thụ trên thị trường nội địa có xu hướng tăng, tại thị trường nội địa thì
doanh số tập trung ở những thành phố lớn, mặc dù sản lượng được bán ra tại các thành
phố này tăng nhưng so với tỉ trọng sản phẩm tiêu thụ trong cả nước thì giảm dần. Như
ở Hà Nội năm 2009 doanh thu tiêu thụ là 5150 triệu đồng chiếm 18.623% doanh thu
trong cả nước nhưng đến năm 2010 mặc dù doanh thu tăng lên là 6265 triệu đồng
nhưng tỉ trọng giảm xuống còn 17.713% doanh thu trong cả nước. Cũng tương tự như
Hà Nội, tại TP Hồ Chí Minh năm 2009 doanh thu tiêu thụ là 6014 triệu đồng đến năm
2010 tăng lên đạt 7267 triệu đồng , năm 2011 doanh thu đạt 4764 triệu đồng. Như vậy,
doanh thu vẫn tăng nhưng tỉ trọng lại giảm nhẹ qua các năm, còn một số tỉnh như Cần
Thơ, Ninh Bình, Huế và các tỉnh khác lại tăng dần sản phẩm của công ty đã được
khách hàng biết đến và chấp nhận nên lượng tiêu thụ tăng đáng kể.
Cơ cấu thị trường:
Hình 2.1: Cơ cấu thị trường nội địa của công ty năm 2010
24

×