Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Giải pháp vượt qua rào cản môi trường đối với hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty CP May Hồ Gươm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.02 KB, 42 trang )

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. Nguyễn Quốc Tiến
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HÀNG
MAY MẶC XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hóa kinh tế ngày nay đã trở thành xu thế chung của thời đại mà các
quốc gia, dân tộc không thể bỏ qua. Tự do hóa thương mại là một nội dung quan
trọng của quá trình toàn cầu hóa. Đây là quá trình dỡ bỏ dần những cản trở trong
hoạt động thương mại, xóa bỏ sự phân biệt đối xử, tạo lập sự cạnh tranh bình đẳng,
nhằm làm cho hoạt động thương mại trên phạm vi quốc tế ngày càng tự do hơn
thông qua việc cắt giảm dần thuế quan; giảm bớt, tiến tới loại bỏ hàng rào phi thuế
quan, như hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, quản lý ngoại hối, phụ thu
hàng nhập khẩu, các loại lệ phí và nhiều cản trở vô hình khác; bảo đảm cạnh tranh
công bằng và không phân biệt đối xử.
Cùng với xu thế chung của thời đại, Việt Nam đang từng bước hội nhập kinh tế
khu vực và thế giới. Hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của
ASEAN, tham gia AFTA, APEC, ASEM và gần đây trở thành thành viên thứ 150
của Tổ chức Thương mại thế giới ( 2006). Việc hội nhập kinh tế quốc tế, giảm bớt
dần các hàng rào thuế quan, hạn ngạch đã giúp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang
nhiều thị trường trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên bên cạnh việc cắt giảm
thuế quan và hạn ngạch, các nước, đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển, lại
đưa ra các biện pháp tinh vi hơn và các rào cản phức tạp hơn nhằm bảo hộ sản xuất
trong nước hoặc nhằm đạt được các mục tiêu xác định của họ. Đây là khó khăn cho
các doanh nghiệp Việt Nam, bởi DN vừa phải tìm cách tăng cường thâm nhập thị
trường, vừa phải tính toán ở mức độ thế nào cho hợp lý để không phải là đối tượng
của các biện pháp bảo hộ đó.
Trong quá trình hội nhập kinh tế, ngành Dệt May cũng như nhiều ngành khác ở
nước ta phải đối mặt với những rào cản thương mại quốc tế rất đa dạng và phức tạp,
đó là rào cản thuế quan, rào cản phi thuế quan và rào cản kỹ thuật Đây là một
trong số những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, mang lại nguồn ngoại tệ
và góp phần đáng kể giải quyết việc làm. Hoa Kỳ là một trong những thị trường
SVTH: Vũ Thị Hồng Nhung 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. Nguyễn Quốc Tiến
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Có thể nói đây là thị trường khá “khó tính” không
chỉ về phía người tiêu dùng mà còn ở những tiêu chuẩn khắt khe từ phía nhà NK.
Ngoài những yêu cầu về kỹ thuật như chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn về cơ sở hạ
tầng sản xuất, yêu cầu về nhãn mác, thì ngày nay, Hoa Kỳ cũng như các quốc gia
đều rất quan tâm đến mục tiêu bảo vệ môi trường, tuy mức độ quan tâm và biện
pháp được đưa ra nhằm bảo vệ môi trường cũng có sự khác nhau. Chính vì vậy mà
các quy định về môi trường cũng trở thành rào cản trong thương mại quốc tế.
Hàng năm, không ít sản phẩm dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam không
đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường do Hoa Kỳ đặt ra, không đủ điều kiện nhập
khẩu, bị trả về, dẫn đến thua lỗ và mất danh tiếng trên trường quốc tế. Đại diện hiệp
hội May mặc và Da giày Hoa Kỳ (AAFA) cho biết, từ năm 2006 tới nay, Hoa Kỳ đã
phải thực hiện lệnh thu hồi và xử phạt nhiều mặt hàng xuất khẩu từ Trung Quốc,
Việt Nam và một số quốc gia châu Á do vi phạm các tiêu chuẩn về an toàn sản
phẩm và sức khỏe của Ủy ban an toàn hàng tiêu dùng Hoa Kỳ. Cũng theo thống kê
của phía Hoa Kỳ, nhiều mặt hàng may mặc của Việt Nam thời gian qua cũng đã bị
thu hồi do vi phạm về an toàn sản phẩm, môi trường. Trong đó, các mặt hàng nhiễm
chì; dây rút, dây kéo trên quần áo may sẵn; các chất không đảm bảo an toàn chống
cháy trong một số mặt hàng, đã được cảnh báo ở mức độ cao, tuy nhiên tình trạng
vi phạm vẫn không có tín hiệu giảm. Chính phủ Hoa Kỳ đã có nhiều biện pháp yêu
cầu nhà sản xuất thay đổi công nghệ nếu muốn tiếp tục xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Đặc
biệt, theo quy định mới trong chính sách kiểm soát các mặt hàng xuất khẩu vào Hoa
Kỳ, mỗi nhãn hiệu xuất hiện trên thị trường nước này cần đảm bảo tuân thủ các quy
định quốc tế về nguyên vật liệu và cả quy trình sản xuất.
Điều này đòi hỏi các nhà máy tại Việt Nam phải vượt qua sự thẩm định của cơ
quan chức năng để đạt được chứng nhận. Đây sẽ là một thách thức lớn đòi hỏi các
doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam cần phải tìm ra các biện pháp đối phó
với rào cản này nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu vào những thị trường lớn đầy tiềm
năng.
SVTH: Vũ Thị Hồng Nhung 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. Nguyễn Quốc Tiến
Do sự cấp thiết đó, đề tài: “ Giải pháp vượt qua rào cản môi trường đối với
hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty CP May Hồ Gươm”
là nghiên cứu hoàn toàn cần thiết với công ty trong bối cảnh hiện nay.
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Hoa Kỳ là một trong những thị trường xuất khẩu truyền thống của May Hồ
Gươm. Hàng năm, công ty xuất khẩu sang thị trường này lượng hàng hóa rất lớn,
chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu. Do đó việc nhận biết và tìm ra các biện
pháp vượt qua cào cản môi trường đối với sản phẩm may mặc xuất khẩu sang nước
này là điều kiện quan trọng để công ty có đối sách thích hợp trong quá trình mở
rộng thị trường tại Hoa Kỳ.
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các cơ sở lý luận về rào cản nói chung và rào
cản môi trường đối với hàng may mặc xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ nói riêng
Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh và thực trạng xuất khẩu
hàng may mặc vào thị trường Hoa Kỳ của công ty CP May Hồ Gươm.
Tìm ra các thuận lợi và khó khăn, các vấn đề còn tồn tại ở công ty, từ đó tìm
kiếm một số giải pháp mang tính khả thi đối với doanh nghiệp đồng thời đưa kiến
nghị đối với nhà nước và hiệp hội ngành hang dệt may để nâng cao hiệu quả xuất
khẩu và tăng cường khả năng tiếp cận thị trường hàng may mặc Hoa Kỳ trong thời
gian tới.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là đưa ra các biện pháp vượt qua rào cản môi
trường cho hàng may mặc xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ của công ty CP May
Hồ Gươm
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề thực
tiễn và lý luận về rào cản môi trường của Hoa Kỳ đối với sản phẩm may mặc của
Việt Nam và các biện pháp vượt qua rào cản của công ty CP May Hồ Gươm. Trong
đó tập trung vào việc phân tích năng lực vượt rào cản môi trường của công ty cũng
như khả năng hỗ trợ của cơ quan Nhà nước

SVTH: Vũ Thị Hồng Nhung 3
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. Nguyễn Quốc Tiến
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu rào cản môi trường và biện
pháp vượt rào cản môi trường đối với hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Hoa
Kỳ tại công ty CP May Hồ Gươm, số 201 Trương Định, Quận Hoàng Mai, TP. Hà
Nội. Số liệu được thu thập, phân tích trong thời gian 3 năm, từ năm 2009 - 2011
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1.Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Sử dụng phương pháp phỏng vấn điều tra. Đối tượng phỏng vấn điều tra là
lãnh đạo và nhân viên của công ty bao gồm giám đốc điều hành bà Nguyễn Thu
Hiền, trưởng phòng kỹ thuật ông Vũ Công Minh, trưởng phòng kinh doanh bà Tô
Thanh Hương, nhân viên trong phòng kế hoạch xuất nhập khẩu chị Nguyễn Thị
Tuyết, Nguyễn Mai Phương, nhân viên bộ phân KCS anh Trần Văn Luận
Các câu hỏi phỏng vấn xoay quanh việc tìm hiểu về tổ chức, tình hình hoạt
động kinh doanh và xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty trong 3 năm từ
2009 – 2011, những khó khăn và rào cản mà công ty gặp phải, đặc biệt là rào cản về
môi trường khi công ty xuất khẩu sang Hoa Kỳ
1.5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Ngoài việc thu thập số liệu trong quá trình phỏng vấn điều tra, tham khảo, tra
cứu các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê tình hình xuất khẩu, cơ cấu xuất khẩu,
các tạp chí, internet qua các năm cũng cung cấp rất nhiều dữu liệu thứ cấp cần
thiết cho việc nghiên cứu
Sau đó tiến hành thống kê đánh giá các dữ liệu này để phục vụ cho việc phân
tích, nghiên cứu
1.6. Kết cấu của luận văn
Đề tài được trình bày thành 4 chương không kể phần lời cảm ơn, mục lục,
danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, danh mục từ viết tắt và các tài liệu tham khảo
Chương 1: Tổng quan của vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Một số lý luận cơ bản về rào cản môi trường đối với hàng may mặc
xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty CP may Hồ Gươm.

SVTH: Vũ Thị Hồng Nhung 4
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. Nguyễn Quốc Tiến
Chương 3: Thực trạng vượt rào cản môi trường đối với hàng may mặc xuất
khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian qua.
Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất một số biện pháp vượt rào cản
môi trường đối với hàng may mặc xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ tại công ty CP
may Hồ Gươm trong thời gian tới.
SVTH: Vũ Thị Hồng Nhung 5
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. Nguyễn Quốc Tiến
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG
ĐỐI VỚI HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
2.1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản
2.1.1. Rào cản thương mại quốc tế
2.1.1.1. Khái niệm:
Rào cản trong thương mại quốc tế rất đa dạng, phức tạp và được quy định bởi
cả hệ thống luật pháp quốc tế cũng như luật pháp của từng quốc gia, được sử dụng
không giống nhau ở các nước hoặc các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau.
Thuật ngữ “ rào cản” hay “ hàng rào” đối với thương mại chỉ được đề cập
chính thức rong một hiệp định của tổ chức tương mại thế giới ( WTO) đó là Hiệp
định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại. Tuy nhiên, trong hiệp định này
khái niệm hàng rào cũng không được định nghĩa một cách rõ ràng mà chỉ được thừa
nhận như một thỏa thuận rằng “ không một nước nào có thể bị ngăn cản tiến hành
các biện pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất khẩu của mình, hoặc
để bảo vệ cuộc sống hay sức khỏe con người, động và thực vật, bảo vệ môi trường
hoặc để ngăn ngừa các hành động man trá, ở mức độ mà nước đó cho là phù hợp và
phải đảm bảo rằng các biện pháp này không được tiến hành với cách thức có thể
gây ra phân biệt đối xử một cách tùy tiện hoặc không thể biện minh được giữa các
nước, trong các điều kiện giống nhau, hoặc tạo ra các hạn chế trá hình đối với
thương mại quốc tế, hay nói cách khác phải phù hợp với các quy định của Hiệp định
này”.

Thuật ngữ này tuy được sử dụng khá phổ biến nhưng lại không phải là một
thuật ngữ chính thống. Vì vậy, theo cách hiểu chung nhất thì rào cản thương mại là
bất kỳ biện pháp hay hành động nào gây cản trở đối với thương mại quốc tế.
2.1.1.2. Phân loại rào cản thương mại quốc tế:
Hiện nay chưa có tài liệu liệu nào phân chia một cách chính thống các loại rào
cản thương mại quốc tế vì khái niệm và nội hàm của rào cản chỉ mang tính chất
SVTH: Vũ Thị Hồng Nhung 6
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. Nguyễn Quốc Tiến
tương đối. Tuy nhiên thông thường hiện nay rào cản thương mại quốc tế được phân
chia theo cách thông dụng sau, đó là rào cản thuế quan và rào cản phi thuế quan.
 Rào cản thuế quan (Tariff Barriers - TB)
Rào cản thuế quan là việc sử dụng công cụ thuế quan gây rào cản thương mại.
Nói đến rào cản thuế quan người ta chủ yếu đề cập đến rào cản thuế quan nhập
khẩu vì nó kìm hãm sự thâm nhập của hàng hóa nước ngoài vào thị trường trong
nước của một quốc gia. Theo đó, hàng hóa của nước ngoài khi nhập khẩu vào thị
trường nước nhập khẩu sẽ phải chịu áp dụng một mức thuế quan nhất định do quốc
gia đó quy định.
Trước đây thuế quan được sử dụng phố biến trong chính sách bảo hộ thương
mại quốc tế của một quốc gia, tuy nhiên cho đến nay với áp lực thương mại quốc tế
mạnh mẽ công cụ này đã không còn được áp dụng phổ biến nữa mà thay vào đó là
rào cản phi thuế quan ngày càng đa dạng và tinh vi.
 Rào cản phi thuế quan (Non-tariff barriers - NTB)
Vì rào cản phi thuế quan rất phức tạp và nhiều loại nên rất khó để đưa ra một
định nghĩa rõ ràng và chặt chẽ. Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chính thức
nào về rào cản phi thuế quan và định nghĩa cũng như phạm vi của chúng phụ thuộc
vào các nhà nghiên cứu. Về mặt lý thuyết có thể hiểu rào cản phi thuế quan là
những rào cản không dùng thuế quan mà thay vào đó là các biện pháp hành chính
để phân biệt đối xử chống lại sự thâm nhập của hàng hóa nước ngoài, bảo vệ hàng
hóa trong nước.
Các nước công nghiệp phát triển thường đưa ra lý do là nhằm bảo vệ sự an

toàn và lợi ích của người tiêu dùng, bảo vệ môi trường trong nước đã áp dụng các
biện pháp để giảm thiểu lượng hàng hóa nhập khẩu.
Rào cản phi thuế quan ngày càng phát triển đa dạng và phức tạp rào bao gồm:
 Các biện pháp cấm
- Hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu
- Các thủ tục hải quan
SVTH: Vũ Thị Hồng Nhung 7
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. Nguyễn Quốc Tiến
- Các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế
- Các biện pháp vệ sinh động thực vật
- Các quy định về thương mại dịch vụ
- Các quy định về đầu tư có liên quan đến thương mại
- Các quy định về sở hữu trí tuệ
- Các quy định chuyên ngành
- Các quy định về bảo vệ môi trường
- Các rào cản về văn hóa
- Các rào cản địa phương
Rào cản phi thuế ngày càng đa dạng và phức tạp trong đó rào cản môi trường
chỉ là một trong những hình thức của rào cản phi thuế.
2.1.2. Rào cản môi trường
Rào cản môi trường là một hệ thống quy định tiêu chuẩn về môi trường, sản
xuất, trình độ công nghệ sản xuất, xử lý chất thải, giải pháp tận thu, sử dụng, tái chế
chất thải, giảm thiểu phát thải, tổ chức quản lý
Rào cản môi trường thường được ứng dụng linh hoạt dưới nhiều hình thức
khác nhau. Cụ thể như sản phẩm muốn nhập khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn mức
độ chất thải ô nhiễm, khả năng tiết kiệm năng lượng, sử dụng nguyên vật liệu sản
xuất có ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái, các loại bao bì có tái sử dụng được hay
không. Nhiều quốc gia áp dụng “rào cản xanh” như một công cụ để đánh thuế lên
sản phẩm nhập khẩu. Và tùy theo mức độ gây ô nhiễm của sản phẩm mà doanh
nghiệp phải đóng một khoản phí nhất định.

Rào cản môi trường trong ngành dệt may chủ yếu bao gồm các quy định sau:
- Quy định về bảo vệ môi trường
- Quy định về đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người tiêu dùng
- Quy định đối với tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội
- Quy định về việc ghi nhãn sản phẩm
SVTH: Vũ Thị Hồng Nhung 8
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. Nguyễn Quốc Tiến
- Quy định về hóa chất độc hại
2.2. Các quy định của Hoa Kỳ về rào cản môi trường đối với hàng may mặc
xuất khẩu
2.2.1. Luật cải thiện tính an toàn của các sản phẩm tiêu dung 2008 (CPSIA
2008)
Mới đây Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC) đưa ra những
tiêu chuẩn khắt khe hơn đối với các mặt hàng dệt may, da giày xuất khẩu vào thị
trường nước này.
Theo các tiêu chuẩn mới mà CPSC đặt ra, các sản phẩm về dệt, may mặc và da
giày khi xuất vào thị trường Hoa Kỳ phải đạt các yêu cầu về tính an toàn, tính thân
thiện và bảo vệ môi trường, đặc biệt CPSC đã bổ sung danh sách “các chất liệu bị
hạn chế”. Cũng theo CPSC, các tiêu chuẩn đó phải có sự kiểm định và dán nhãn từ
các tổ chức có chức năng giám định được CPSC công nhận mới được xuất sang
Hoa Kỳ.
Một số điều khoản trong luật cần quan tâm:
- Điều khoản 101: Qui định giới hạn hàm lượng chì chứa trong sản phẩm dành cho
trẻ em và lượng chì trong sơn dùng trong các sản phẩm trẻ em.
Thời hạn tuân thủ các giới hạn chì trong sản phẩm theo thời gian biểu sau:
+ Ngày 10-2-2009: 600 phần triệu
+ Ngày 14-8-2009: 300 phần triệu
+ Ngày 14-8-2011: 100 phần triệu
Giới hạn này phải được CPSC soát xét định kỳ và soát xét để đưa ra các giới hạn
thấp hơn có tính khả thi về mặt công nghệ.

- Điều khoản 102: Về việc bắt buộc thử nghiệm của bên thứ ba cho các sản phẩm
trẻ em nhất định:
Luật mới bắt buộc một yêu cầu bổ sung về chứng chỉ của phòng thử nghiệm
thứ ba với sản phẩm dành cho trẻ em dưới 12 tuổi. Mỗi nhà sản xuất (kể cả nhà
nhập khẩu) hoặc các nhãn tư nhân cho các sản phẩm trẻ em đều phải có chúng chỉ
SVTH: Vũ Thị Hồng Nhung 9
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. Nguyễn Quốc Tiến
của một phòng thử nghiệm độc lập được công nhận, trên cơ sở các kết quả thử để có
chứng chỉ chứng nhận sản phẩm tuân thủ các yêu cầu của CPSC.
- Điều khoản 103: Qui định về nhãn truy cứu cho sản phẩm trẻ em.
Luật mới yêu cầu các nhà sản xuất phải có nhãn truy cứu hoặc dấu hiệu bền
trên sản phẩm tiêu dùng bất kỳ nào nhất là các sản phẩm dành cho trẻ em. Nhãn
phải chứa các thông tin cơ bản gồm nguồn gốc sản phẩm, xuất xứ nhà cung cấp,
ngày sản xuất và thông tin chi tiết hơn về quá trình sản xuất như số lô hoặc mẻ sản
xuất.
- Điều khoản 104: Các tiêu chuẩn và đăng ký tiêu dùng đối với các sản phẩm bền
cho trẻ nhỏ.
Điều khoản này yêu cầu CPSC nghiên cứu và xây dựng các tiêu chuẩn an toàn
cho các sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi.
Ngoài ra một số thành phần cũng được quy định kiểm soát theo:
+ 16 CFR 1303 - Tổng hàm lượng chì trong sơn và bề mặt phủ
+ PL 110-314, sec 101 - Tổng hàm lượng chì trong chất nền
+ PL 110-314, sec 108- Hàm lượng Phtalat trong các sản phẩm trẻ em
+ 16 CFR 1500.48-49 - Các điểm nhọn và cạnh sắc với các sản phẩm cho trẻ em
+ 16 CFR 1501,1500.50-53 - Các phần nhỏ trong sản phẩm và đồ chơi trẻ em dưới
3 tuổi
+ Các amin thơm gây ung thư (liên quan đến thuốc nhuộm azo)
+ Các thuốc nhuộm phát tán gây dị ứng
+ Các kim loại nặng (cadimi, crom, chì, thuỷ ngân, nikel )
+ Các hợp chất hữu cơ thiếc ( thí dụ : MBT, TBT, TPhT )

+ Các hợp chất thơm có chứa clo (chất tải hữu cơ chứa clo như clobenzen,
clotoluen)
+ Các chất làm chậm cháy (PBBs, Peta-BDE, octo BDE )
+ Focmaldehyt
SVTH: Vũ Thị Hồng Nhung 10
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. Nguyễn Quốc Tiến
+ Phthalat (thí dụ: DEHP, DINP )
Theo đó tất cả các sản phẩm tiêu dùng trong đó có sản phẩm may mặc khi
nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ sẽ phải tuân thủ theo những quy định mới có hiệu
lực từ 10/2/2010.
Đặc biệt luật mới yêu cầu một chứng chỉ hợp chuẩn tổng quát của sản phẩm
nhập khẩu trong hồ sơ chuyển hàng với thời hạn tuân thủ rất chặt chẽ. Các sản
phẩm không có chứng chỉ hợp chuẩn tổng quát không được nhập khẩu hoặc bán tại
Hoa Kỳ. Các vi phạm có thể dẫn tới các mức phạt dân sự và hình sự. Mức phạt đối
với nhà nhập khẩu hàng may mặc vào Hoa Kỳ khi vi phạm có thể lên đến 15 triệu
USD.
2.2.2. Tiêu chuẩn về an toàn cháy cho các sản phẩm người lớn
Ngày 25 tháng 3 năm 2008, CPSC đã ban hành tiêu chuẩn mới nhất về tính
cháy của sản phẩm may mặc - Luật 16 CFR phần 1610. Mục đích của Tiêu chuẩn là
giảm thiểu rủi ro về thương tích và tử vong bằng cách dùng những nguyên tắc thử
nghiệm tiêu chuẩn và đánh gía hàng dệt, tính dễ cháy của hàng dệt đồng thời đảm
bảo không cho các sản phẩm dễ cháy lưu thông trên thị trường.
Luật này áp dụng cho quần áo và vải dùng để may mặc, cả cho người lớn và
cho trẻ em, cho quần áo mặc ban ngày và mặc vào buổi tối.
2.2.3. Tiêu chuẩn về an toàn cháy cho quần áo ngủ trẻ em (16 CFR 1615/1616)
Tiêu chuẩn này quy định thiết bị, phương pháp thử và phương pháp đánh giá
tính cháy. Tiêu chuẩn cũng yêu cầu quần áo ngủ của trẻ em phải được gắn nhãn có
các hướng dẫn mang tính phòng ngừa để không xử lý quần áo hoặc không dùng các
tác nhân được biết là làm hỏng khả năng chống cháy của quần áo. Các nhãn này
phải bền lâu và tuân theo các quy tắc và quy định của Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu

dùng.
2.2.4. Luật các chất nguy hại Liên bang (Federal Hazardous Substances Act -
FHSA)
Luật liên bang về các chất nguy hiểm do CPSC giám sát thực thi, quy định về
việc dán nhãn những sản phẩm độc hại dùng trong gia đình có thể gây thương tích
SVTH: Vũ Thị Hồng Nhung 11
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. Nguyễn Quốc Tiến
hoặc bệnh tật đáng kể cho người sử dụng khi sử dụng chúng một cách bình thường
và hợp lý. Các chất đó bao gồm các chất độc, chất ăn mòn, chất dễ cháy hoặc nổ,
chất gây khó chịu cho người, hoặc chất gây nhậy cảm mạnh. Ngoài các thông tin
hướng dẫn cách bảo quản và sử dụng, nhãn hàng còn phải hướng dẫn các biện pháp
sơ cứu nếu xẩy ra tai nạn.
2.2.5. Các luật và quy định cấp Bang
- Tuyên bố 65 bang California về thông báo sử dụng các hoá chất độc hại: Luật này
yêu cầu bất kỳ nhà sản xuất hoặc kinh doanh nào cũng phải công khai nếu có sử
dụng các hóa chất độc nằm trong danh mục quy định của bang - là các hóa chất có
thể gây ung thư hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản bằng nhãn cảnh báo rõ ràng
và hợp lý để ngăn chặn việc thải (giải phóng) các hóa chất vào nước hoặc vào đất để
đi vào nguồn nước.
- Bang Vermont : Bang Vermont đã phê chuẩn luật cấm sử dụng chì trong sản phẩm
tiêu dùng (tức là sản phẩm cho trẻ em và đồ trang sức không có ý định dùng cho trẻ
em).
- Bang Connecticut: đã ban hành luật an toàn sản phẩm trẻ em.
Sản phẩm cho trẻ em bị cấm nếu:
+ Có chứa trên 300 ppm hàm lượng chì tổng theo khối lượng cho bất kỳ bộ phận
nào của sản phẩm (có hiệu lực từ ngày 1/7/2009 tới 30/6/2011);
+ Có chứa trên 100 ppm hàm lượng chì tổng hợp tổng theo khối lượng cho bất kỳ
bộ phận nào của sản phẩm (có hiệu lực từ 1/7/2011). Giới hạn này có thể được siết
chặt lại tới 40 ppm trong tương lai.
+ Có chứa sơn chứa chì với hàm lượng chì tổng lớn hơn 90 ppm (có hiệu lực từ

1/7/2009)
- Bang Illinois : Bang Illinois đã ban hành luật ngăn ngừa nhiễm độc chì vào tháng
6/2006 bao gồm các sản phẩm cho trẻ em dưới sáu tuổi do chì độc nhất với trẻ em ở
độ tuổi này.
SVTH: Vũ Thị Hồng Nhung 12
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. Nguyễn Quốc Tiến
Nhiều bang ở Hoa Kỳ đã cấm chất chống cháy Polybrom diphenyl ete (hay
thường được gọi là PBDEs). Hóa chất này được dùng rộng rãi trong nhiều sản phẩm
gia dụng kể cả vải, vải bọc đồ và hàng điện tử ở ba loại chính là penta-BDE, octa-
BDE và deca-DBE.
- Bang Alaska: đã đề xuất cấm sản xuất, bán, phân phối hoặc sử dụng các sản phẩm
có chứa các chất chống cháy nhất định.
2.2.6. Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14000
ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường. Đây là bộ tiêu
chuẩn về quản lý môi trường do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành
nhằm giúp các tổ chức/doanh nghiệp giảm thiểu tác động gây tổn hại tới môi trường
và thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động về môi trường. Bộ tiêu chuẩn ISO
14000 gồm các tiêu chuẩn liên quan các khía cạnh về quản lý môi trường như hệ
thống quản lý môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm, nhãn sinh thái, xác định và
kiểm kê khí nhà kính…. Hiện nay tiêu chuẩn môi trường cho các quốc gia đang
phát triển được áp dụng nhiều nhất là ISO 14001.
Tiêu chuẩn ISO 14000 yêu cầu doanh nghiệp phải thiết lập và duy trì chương
trình quản lý môi trường nhằm đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đã được thiết lập.
Chương trình quản lý môi trường được thiết kế tốt sẽ giúp các mục tiêu và chỉ tiêu
trở nên khả thi.
2.2.7. Quy định đối với tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000
Mục đích của SA 8000 là cải thiện điều kiện sống và làm việc cho người lao
động. Trong bộ tiêu chuẩn này, quy định chủ yếu gắn liền tới điều kiện làm việc của
lao động và việc sử dụng lao động trong sản xuất kinh doanh. Việc đáp ứng điều
kiện môi trường làm viêc cho lao động là yếu tố liên quan mật thiết tới việc bảo vệ

môi trường quanh khu vực sản xuất. Quy đinh đó là:
Các quy định về vận hành, sử dụng máy móc thiết bị, các điều kiện về môi
trường như độ chiếu sáng, độ ồn, độ ô nhiễm không khí, nước và đất, nhiệt độ nơi
làm việc hay độ thông thoáng không khí, các theo dõi-chăm sóc y tế thường kỳ và
định kỳ (đặc biệt các chế độ cho lao động nữ), các trang thiết bị bảo hộ lao động mà
SVTH: Vũ Thị Hồng Nhung 13
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. Nguyễn Quốc Tiến
người lao động cần phải được có để sử dụng tùy theo nơi làm việc, các phương tiện
thiết bị phòng cháy-chữa cháy cũng như hướng dẫn, thời hạn sử dụng, các vấn đề về
phương án di tản và thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ.
2.2.8. Cơ chế ghi nhãn
Trong nhãn hiệu hàng may mặc, Hoa Kỳ quy định rất chặt chẽ các phần phải có
bắt buộc gắn trên hàng hoá. Bao gồm các phần như hướng dẫn sử dụng, thành phần
sợi trong sản phẩm, tên công ty, nước xuất xứ, mã số nhà sản xuất,
2.3. Ý nghĩa của việc vượt rào cản môi trường đối với sản phẩm may mặc xuất
khẩu sang thị trường Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty và thực tế đã cho thấy kim
ngạch xuất khẩu may mặc sang thị trường này trong những năm qua luôn chiếm hơn
50% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, kim ngạch
xuất khẩu vào thị trường này có sự tụt giảm. Nguyên nhân một phần từ việc thị
trường Hoa kỳ đặt ra các rào cản đối với hàng may mặc nhập khẩu ngày càng nhiều,
đặc biệt, theo quy định mới trong chính sách kiểm soát các mặt hàng xuất khẩu vào
Hoa Kỳ, mỗi nhãn hiệu xuất hiện trên thị trường nước này cần đảm bảo tuân thủ các
quy định quốc tế về nguyên vật liệu và cả quy trình sản xuất. Điều này đã gây
không ít khó khăn cho doanh nghiệp trong việc đáp ứng được các rào cản này. Một
số mặt hàng may mặc trong thời gian qua cũng đã bị thu hồi do vi phạm về an toàn
sản phẩm như các mặt hàng nhiễm chì; dây rút, dây kéo trên quần áo may sẵn; các
chất không đảm bảo an toàn chống cháy trong một số mặt hàng,
Do đó, nếu doanh nghiệp có các biện pháp vượt được rào cản môi trường đối
với sản phẩm may mặc xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ sẽ có ý nghĩa rất lớn

trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này, đồng thời đây cũng là cơ
hội tốt để doanh nghiệp quảng bá hình ảnh tích cực trong xây dựng nền sản xuất có
trách nhiệm với cộng đồng, với môi trường, với các vấn đề xã hội đương đại. Điều
đó giúp cho May Hồ Gươm có thể định vị được sản phẩm trên trường quốc tế, đồng
nghĩa vói việc chắc chắn sẽ trở thành nhà cung cấp hàng may mặc được đánh giá
cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. Việc đáp ứng các quy định về môi trường của các
nước thể hiện là một sự cam kết chắc chắn của doanh nghiệp xuất khẩu về chất
SVTH: Vũ Thị Hồng Nhung 14
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. Nguyễn Quốc Tiến
lượng sản phẩm đảm bảo sự ổn định đầu ra trên thương trường, nâng cao uy tín, khả
năng cạnh tranh, tạo điều kiện mở rộng và phát triển thị trường.
2.3. Phân định nội dung nghiên cứu
- Giới thiệu khái quát về công ty CP May Hồ Gươm.
- Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của công ty.
- Phân tích và đánh giá thực trạng vượt rào cản môi trường đối với hàng may mặc
xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tại công ty CP may Hồ Gươm.
- Giải pháp vượt qua rào cản môi trường đối với hàng may mặc xuất khẩu của công
ty CP May Hồ Gươm.
SVTH: Vũ Thị Hồng Nhung 15
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. Nguyễn Quốc Tiến
CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG VƯỢT RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI
HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA
CÔNG TY CP MAY HỒ GƯƠM TRONG THỜI GIAN QUA
3.1. Tổng quan về công ty CP may Hồ Gươm
Tên chính thức : CÔNG TY CỐ PHẦN MAY HỒ GƯƠM
Tên giao dịch quốc tế : Ho Guom Garment Company
Tên viết tắt là HOGASCO
Địa chỉ : Số 201- Trương Định – Q.Hoàng Mai – Hà Nội
Điện thoại: 844-36622574/ 3662455
Fax: 844-36621111

Loại hình doanh nghiệp : Công ty cổ phần
Cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiên ở sơ đồ sau:
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty may Hồ Gươm (Nguồn: Phòng tổ
chức)
SVTH: Vũ Thị Hồng Nhung 16
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. Nguyễn Quốc Tiến
Nguồn lực hiện tại của công ty bao gồm:
• Vốn điều lệ : 6,8 tỷ đồng
• Nhà xưởng: 35,000 m2
• Thiết bị: 3,068 bộ
• Lao động: 2,800 lao động
Công ty hiện nay có 9 xí nghiệp sản xuất trong đó một xí nghiệp tại Hà Nội, ba xí
nghiệp tại Hưng Yên, hai xí nghiệp tại Hải Phòng, một xí nghiệp tại Thái Bình, một
xí nghiệp tại Quốc Oai và gần đây mởi mở thêm một xí nghiệp tại Bình Lục ( Hà
Nam).
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty:
- Sản xuất và kinh doanh các loại hàng thời trang và nguyên phụ liệu ngành may
trong nước và quốc tế.
- Gia công sản phẩm ngành may cho một số hãng thời trang lớn.
- Xuất khẩu trực tiếp sản phẩm hàng dệt may.
- Nhập khẩu nguyên phụ liệu may mặc.
- Đào tạo nghề và đầu tư dịch vụ giáo dục.
- Kinh doanh bất động sản, văn phòng cho thuê và nhà ở cho công nhân.
- Một số hoạt động kinh doanh khác.
Công ty nhân đặt gia công quần áo thời trang cho một số hãng thời trang lớn như
Mango, Target stores, Lee, Catimini, South polo, Jack wolfskin
Thị trường xuất khẩu trực tiếp của công ty gồm: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,Canada
Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là những mặt hàng thời trang,áo jacket, quần áo thể
thao, áo váy các loại, áo váy quần âu, comple, hàng dệt kim và đặc biệt và thời
trang trẻ em

SVTH: Vũ Thị Hồng Nhung 17
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. Nguyễn Quốc Tiến
3.2. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP may Hồ Gươm
Giai đoạn cuối năm 2008 và đầu năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng và
suy thoái kinh tế thế giới nên những khó khăn, thách thức mà các doanh nghiệp dệt
may Việt Nam phải đối mặt trong năm qua không phải là ít, vừa phải cạnh tranh
trực tiếp, vừa phải tìm giải pháp ứng phó với biến động của thị trường theo chiều
hướng bất lợi cho doanh nghiệp khi mà giá gia công giảm, chi phí cho đầu vào tăng
cao, lương cho người lao động tăng cao… Nhưng May Hồ Gươm vẫn duy trì được
sự phát triển đều đặn, đạt kết quả kinh doanh cao.
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty các năm 2008 – 2011
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm 2008 2009 2010 2011
Tổng doanh thu 142,69 174,16 226,85 261,49
Kim ngạch xuất
khẩu
86,05 112,68 185,2 237,31
Tỷ trọng xuất
khẩu
60.03% 64,68% 81,63% 90,71%
Nguồn: Báo cáo tài chính
Nhìn vào bảng trên ta thấy, doanh thu của công ty chủ yếu từ hoạt động gia
công hàng may mặc xuất khẩu chiếm trên 60%. Giai đoạn cuối năm 2008 và đầu
năm 2009 là giai đoạn khó khăn nhất đối với công ty nói riêng cũng như lĩnh vực
may mặc của Việt Nam và của toàn thế giới nói chung. Do ảnh hưởng của suy thoái
kinh tế toàn cầu, mức độ tăng tỷ trọng xuất khẩu của công ty trong 2 năm 2008 và
2009 chỉ đạt 4,65%. Tuy nhiên đến năm 2010 với sự phục hồi của nền kinh tế, công
ty đã đạt được kết quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh, kim ngạch xuất
khẩu đạt 165,2 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng 16,95%. Năm 2011 vừa
qua tiếp tục là một năm tăng trưởng cao của công ty khi kim ngạch xuất khẩu đạt

trên 2 tỷ đồng, tỷ trọng xuất khẩu đạt hơn 90%.
SVTH: Vũ Thị Hồng Nhung 18
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. Nguyễn Quốc Tiến
Bảng 3.2 : Cơ cấu xuất khẩu sang một số thị trường chủ yếu của CTCP May
Hồ Gươm ( 2008 – 2011)
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm 2008 2009 2010 2011
Hoa Kỳ 45,67 58,14 93,48 120,76
EU 27,5 34,39 54,76 68,29
Mexico 4,23 6,01 9,71 12,35
Canada 3,52 4,68 8,96 10,49
Nhật Bản 3,27 5,97 11,85 14,86
Thị trường
khác 1,86 3,49 6,44 10,25
Nguồn :Phòng XNK
Nguồn: phòng XNK
Biểu đồ 3.1. Biểu diễn thị trường xuất khẩu và tỷ lệ % lượng xuất khẩu năm
2010 của Công ty CP may Hồ Gươm
Với thống kê trên có thể thấy, Hoa Kỳ luôn là thị trường chủ đạo và chiếm hơn
một nửa số kim ngạch xuất khẩu mặt hàng may mặc hàng năm của công ty, đứng
SVTH: Vũ Thị Hồng Nhung 19
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. Nguyễn Quốc Tiến
thứ hai là thị trường EU với kim ngạch chiếm khoảng 30% . Tiếp theo là các thị
trường Mexico. Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc là những thị trường mới của công ty.
Khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2008 – 2009 đã tác động đáng kể đến các thị trường
xuất khẩu truyền thống là Mỹ, EU ; tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường này cũng
bị ảnh hưởng. Trước tình hình này, ban lãnh đạo công ty đã đưa ra đối sách thích
hợp, tìm kiếm và đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường mới ở Châu Á như Nhật
Bản, Hàn Quốc. Tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường mới này đang tăng dần
trong những năm gần đây. Các thị trường khác cũng mang lại mức doanh thu khá

cao như Đài loan, Hong Kong, Mailaysia…
3.3. Khái quát hoạt động xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Hoa Kỳ
Bảng 3.3. Kim ngạch XK và tỷ lệ tăng kim ngạch XK của Vinatex sang thị
trường Hoa Kỳ giai đoạn 2008-2011
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2008 2009 2010 2011
Kim ngạch xuất khẩu 45,67 58,14 93,48 120,76
Tỷ lệ tăng kim ngạch ____ 27,3% 60,78% 29,18%
Nguồn: Phòng XNK
Quan sát bảng 3.3, ta thấy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ không
ngừng tăng qua các năm. Kể từ sau Hiệp định Thương mại Việt - Hoa Kỳ và
đặc biệt khi Việt Nam trở thành viên chính thức của WTO, thị trường và thị phần
xuất khẩu hàng may mặc của công ty ngày càng phát triển. Chỉ trong vòng 4 năm (
từ năm 2008 – 2011) kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đã tăng trưởng vượt
bậc từ 45,67 tỷ đồng (2008) đã tăng lên 120,76 tỷ đồng (2011). Hoa kỳ là thị trường
truyền thống và đem lại doanh thu chính cho công ty. Tuy nhiên, ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng kinh tế, nên kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này trong năm
2008-2009 có xu hướng bị chững lại, tỷ lệ tăng kim ngạch trong năm 2009 so với
2008 chỉ đạt 27,3%. Nhưng bước sang năm 2010, với sự phục hồi trở lại của nền
kinh tế, tỷ lệ tăng kim ngạch năm 2010 so với năm 2009 tăng lên tới 60,78%. Bước
vào năm 2011, với sự khó khăn của nền kinh tế thế giói cùng với nhiều đạo luật, rào
SVTH: Vũ Thị Hồng Nhung 20
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. Nguyễn Quốc Tiến
cản về môi trường và kỹ thuật được ban hành, nhiều tiêu chuẩn doanh nghiệp vẫn
chưa đáp ứng kịp dẫn đến nhiều lô sản phẩm của công ty bị trả lại tại cảng. Điều
này dẫn đến kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này của công ty trong năm 2011 lại
có sự sụt giảm hơn so với năm trước, chỉ đạt 29,18%. Công ty đang có sự cải tổ và
tìm các biện phát để gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2012 này.
Bảng 3.4. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường Hoa Kỳ
của May Hồ Gươm theo cơ cấu mặt hàng

Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Sản phẩm
2008 2009 2010 2011
Áo thun 3,59 4,62 7,48 8,94
Áo sơmi 2,37 2,86 4,63 6,15
Quần short 8,72 11,26 17,82 22,58
Áo jacket 11,84 15,05 24,39 31,26
Váy 1,46 1,86 2,91 3,97
Quần áo thể thao 5,15 6,22 9,74 13,80
Quần áo ngủ 1,76 2,37 3,65 4,74
Quần áo trẻ em 10,27 13,15 20,57 26,18
Khác 0,51 0,75 2,29 3,14
Nguồn: Phòng XNK
Với cơ cấu mặt hàng may mặc xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ của May Hồ
Gươm có thể thấy sản phẩm xuất khẩu nhiều nhất là jacket với kim ngạch xuất khẩu
tăng liên tục từ 11,84 tỷ đồng (năm 2008) lên đến 31,26 tỷ đồng năm 2011 (chiếm
26%) tổng số kim ngạch xuất khẩu may mặc của công ty. Mặt hàng xuất khẩu có
kim ngạch lớn thứ hai là quần áo trẻ em với kim ngạch xuất khẩu đạt 26,18 tỷ đồng
(năm 2011) chiếm 23% tổng số kim ngạch xuất khẩu may mặc của công ty. Mặt
SVTH: Vũ Thị Hồng Nhung 21
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. Nguyễn Quốc Tiến
hàng quần short cũng là một trong những chủng loại được đặt hàng nhiều tại Hoa
Kỳ chiếm đến 19% kim ngạch xuất khẩu năm 2011 và liên tục tăng qua các năm.
Các sản phẩm may mặc xuất khẩu khác của công ty cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể
như quần áo thể thao (11%), áo thun (8%), áo sơ mi (5%), váy ( 3%), quần áo ngủ
( 4%), và các quần áo khác (1%)
3.4. Phân tích và đánh giá thực trạng vượt rào cản môi trường đối với hàng
may mặc xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty CP may Hồ Gươm
3.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc đáp ứng những tiêu chuẩn môi trường

phục vụ xuất khẩu hàng may mặc của công ty
 Chất lượng nguyên liệu
Nguồn nguyên liệu đầu vào đóng vai trò rất quan trọng hình thành nên chất
lượng của sản phẩm may mặc của doanh nghiệp. Sản phẩm may mặc xuất khẩu
muốn đáp ứng được những rào cản kỹ thuật và môi trường của Hoa Kỳ trước tiên
phải đảm bảo chúng được tạo nên từ những nguyên liệu sạch, không chứa các chất
độc hại, không gây hại sức khỏe cho người tiêu dùng và môi trường xung quanh
theo đúng quy định của Hoa Kỳ. Nếu doanh nghiệp có thể chủ động và kiểm soát
được chất lượng nguyên liệu nhập vào thì chắc chắn sẽ chủ động được việc đáp ứng
các yêu cầu chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật của đối tác. Tuy nhiên một thực tế
cho thấy, phần lớn nguyên vật liệu may mặc hiện nay đều phải nhập khẩu hoặc mua
nguyên liệu từ bên ngoài do đó việc kiểm soát chất lượng đầu vào là rất cần thiết và
tương đối phức tạp.
 Khả năng quản lý và tổ chức sản xuất
Đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm may
mặc xuất khẩu. Sản phẩm cuối cùng không chỉ đáp ứng đúng yêu cầu mẫu mã, số
lượng, chất lượng của khách hàng mà còn phải đáp ứng được chất lượng quản lý,
đảm bảo quyền lợi cho người lao động và môi trường sản xuất xung quanh. Để
được cấp các chứng nhận quốc tế mà các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ yêu cầu như ISO
SVTH: Vũ Thị Hồng Nhung 22
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. Nguyễn Quốc Tiến
9000, ISO 14000, SA 8000, WRAP thì các doanh nghiệp may mặc phải trang bị cho
mình đầy đủ các yếu tố phù hợp từ khâu tổ chức sản xuất, nhà xưởng, cơ sở vật chất
kỹ thuật đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thể hiện với người lao động và
môi trường…Có thể thấy đây là thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp, việc
đáp ứng rào cản này còn gặp nhiều khó khăn.
 Nguồn lực tài chính
Đặc điểm nổi bật của ngành may mặc là lao động thủ công với sự tham gia
trực tiếp của con người với máy móc thiết bị. Do đó, muốn tăng năng suất lao động,
đảm bảo các sản phẩm cuối cùng đạt chất lượng cao thì thiết bị phải được trang bị

đủ, hiện đại có như thế mới hạn chế được các lỗi hỏng trong quá trình sản xuất. Bên
cạnh đó, các yêu cầu về nhà xưởng, bếp ăn, nhà ở… cho công nhân lao động cũng
là một vấn đề các doanh nghiệp phải đáp ứng tốt vừa thu hút được lao động cho
doanh nghiệp vừa là yêu cầu tất yếu để đạt các chứng chỉ về TNXH, giúp doanh
nghiệp đủ khả năng vượt rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ.
Từ đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có nguồn lực tài chính nhất định để xây dựng
và duy trì các hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế trên
thương trường.
 Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo cho việc giải quyết vấn đề môi trường ở công
ty ngoài những trang thiết bị dành cho sản xuất dệt may hiện đại nhằm tạo ra ít nhất
khí thải và chất thải dệt may thì còn có hệ thống xử lý không khí tạo môi trường
làm việc tốt nhất cho công nhân.
Được biết, hiện nay phần lớn các thiết bị nghiên cứu, thử nghiệm chất lượng
hàng may mặc đã cũ và lạc hậu, hệ thống xử lý nước thải chưa đạt tiêu chuẩn. Chỉ
khi hệ thống cơ sở vật chất và năng lực sản xuất đươc phát triển, nâng cao và đáp
ứng tốt yêu cầu của thị trường thì khi đó khả năng đáp ứng các rào cản của doanh
nghiệp sẽ được nâng cao.
 Nguồn nhân lực
SVTH: Vũ Thị Hồng Nhung 23
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. Nguyễn Quốc Tiến
Nguồn nhân lực là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm may
mặc. Nguồn nhân lực ở đây bao gồm tất cả nhân lực ở các vị trí từ cấp quản lý của
doanh nghiệp đến những công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Việc đáp ứng các quy định kỹ thuật của Hoa Kỳ là một vấn đề phức tạp đòi hỏi
sự am hiểu về các quy định trong khi đó nguồn nhân lực lại lại có trình độ nhận biết
hạn chế. Đây có thể được coi là một trong những khó khăn lớn nhất các doanh
nghiệp may mặc phải vượt qua.
Ngoài ra nếu các nhà quản lý doanh nghiệp có nhận thức cao về rào cản
thương mại và xây dựng định hướng tốt thì các doanh nghiệp may mặc Việt Nam sẽ

giảm bớt khó khăn khi vượt rào cản kỹ thuật sang thị trường Hoa Kỳ.
3.4.2. Phân tích thực trạng việc đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường đối với hàng
may mặc xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty CP may Hồ Gươm
3.4.2.1. Quy trình thu mua xử lý nguyên vật liệu
Quản lý chất lượng phải được thực hiện ngay từ khâu đầu tiên của quá trình
sản xuất. Phải phát hiện sai sót trong mọi nguyên nhân càng sớm càng tốt nhất là
khâu đầu thu mua xử lý nguyên vật liệu, mới có thể đáp ứng được các quy định rào
cản môi trường thị trường đặt ra.
Như đã trình bày ở trên, nguồn nguyên liệu đầu vào đóng vai trò rất quan trọng
hình thành nên chất lượng sản phẩm may mặc của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực
trạng ngành may mặc nước ta hiện nay, nguyên phụ liệu gần như hoàn toàn phụ
thuộc vào nước ngoài: 70% nguyên phụ liệu dệt may VN phải nhập khẩu. Nước ta
hiện chưa có đội ngũ thiết kế kiểu dáng nguyên liệu (vải) chuyên nghiệp, chúng ta
phải nhập các nguyên liệu chủ yếu như sơ bông, sợi tổng hợp, sợi sơ ngắn, vải dệt
kim, vải dệt thoi Do nguyên vật liệu chủ yếu nhập khẩu nên công tác kiểm tra chất
lượng nguyên vật liệu đầu vào gặp không ít khó khăn.
Nguồn nguyên vật liệu của doanh nghiệp được nhập từ rất nhiều nguồn khác
nhau như Trung Quốc, Hàn Quốc, Hông Kông, Nhật Bản Hầu hết chúng chưa
được xử lý trước khi xuất khẩu, vì vậy nhiều chất nhuộm vải và nguyên liệu sợi,
vải, phụ liệu nhập khẩu chưa đạt yêu cầu, chứa nồng độ formandehit, các amin
SVTH: Vũ Thị Hồng Nhung 24
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S. Nguyễn Quốc Tiến
thơm và nồng độ chì vượt mức cho phép . Tuy nhiên để khắc phục tình trạng này và
đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, hiện nay công ty đang xây dựng cho
mình một mô hình quản lý nguyên vật liệu từ khâu thu mua, sử dụng đến khâu dự
trữ bảo quản. Việc thu mua nguyên vật liệu được kiểm tra chặt chẽ , đảm bảo chất
lượng và có hiệu quả. Đội ngũ cán bộ thu mua hoạt bát, nhanh nhẹn, nắm bắt được
giá cả trên thị trường, mua nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng chủng loại, đáp ứng
kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty không bị ngừng trệ. Nguyên vật
liệu về tới công ty chưa được nhập kho ngay mà phải qua sự kiểm tra chất lượng

của ban kiểm nghiệm vật tư. Ban kiểm nghiệm chịu trách nhiệm kiểm nghiệm về
mặt số lượng, chất lượng, thông số kỹ thuật, chủng loại, quy cách phẩm chất. Nếu
chất lượng nguyên vật liệu không đảm bảo thì có ngay biện pháp xử lý hoặc yêu cầu
nhân viên cung ứng đổi lại nếu có thể. Từ đó sẽ tránh được vật liệu không đảm bảo
cho quá trình sản xuất. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng yêu cầu các nhà cung cấp
nguyên liệu thông cảm, hợp tác để cung cấp những nguyên liệu đảm bảo chất lượng
đề ra . Có thể nói khâu này công ty tiến hành tương đối tốt.
Mặc dù vậy trong quá trình thu mua nguyên vật liệu vẫn có một số cơ sở thu
gom tiến hành chưa thực sự nghiêm túc, chưa đặt lợi ích của công ty lên hàng đầu,
các dụng cụ kiểm tra của công ty chưa được trang bị đầy đủ do đó nguyên vật liệu
thu mua nhiều khi không đủ tiêu chuẩn là không thể tránh khỏi.
3.4.2.2. Quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến việc đáp ứng các tiêu chuẩn môi
trường, nó trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng như đảm bảo quyền
lợi cho người lao động và môi trường sản xuất xung quanh. Các nhà nhập khẩu Hoa
Kỳ đòi hỏi doanh nghiệp phải được cấp các chứng nhận quốc tế về môi trường như
ISO 14000, SA 8000, WRAP hoặc phải trang bị đầy đủ các yếu tố phù hợp từ khâu
tổ chức sản xuất, nhà xưởng, cơ sở vật chất kỹ thuật đến trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp thể hiện với người lao động và môi trường.
Nhận thức rõ điều này, công ty đã đầu tư xây dựng quy trình công nghệ sản
xuất sản phẩm liên tục tuân thủ theo các tiêu chuẩn chất lượng và môi trường. Công
ty đã xây dựng và được cấp 2 chứng chỉ ISO 9001:2000 và SA 8000 và đang tiến
SVTH: Vũ Thị Hồng Nhung 25

×