Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Chủ nghĩa duy vật nhân bản L. Phoiơbắc và giá trị nhân văn của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 81 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN



CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN L. PHOIƠBẮC VÀ
GIÁ TRỊ NHÂN VĂN CỦA NÓ


LUẬN VĂN THẠC SĨ




Người hướng dẫn: PGS.TS. Đặng Hữu Toàn




HÀ NỘI - 2008



1



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 9
Chương 1. L.Phoiơbắc và những tiền đề cho sự hình thành chủ nghĩa duy
vật ở ông 9
1.1. L.Phoiơbắc - cuộc đời và sự nghiệp. 9
1.2. Những tiền đề kinh tế - xã hội và lý luận cho sự hình thành chủ nghĩa
duy vật nhân bản của L.Phoiơbắc. 26
1.2.1 Tiền đề kinh tế - xã hội. 26
1.2.2.Tiền đề lý luận 28
Chương 2. Những nội dung cơ bản trong chủ nghĩa duy vật nhân bản của
L.Phoiơbắc 35
2.1. Những nguyên lý nhân bản học trong triết học Phoiơbắc. 35
2.2. Quan niệm của L.Phoiơbắc về con người và bản chất con người. 38
2.3. Tính nhân bản trong quan niệm của L. Phoiơbắc về tôn giáo. 45
2.3.1.Quan niệm của L.Phoiơbắc về nguồn gốc tôn giáo. 45
2.3.2. Quan niệm của L.Phoiơbắc về bản chất tôn giáo. 53
2.3.3. Quan niệm của L.Phoiơbắc về đạo đức tôn giáo 64
2.4. Giá trị nhân văn trong triết học Phoiơbắc 68
KẾT LUẬN 76











1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.
Triết học là tinh hoa tư tưởng của nhân loại. Tinh hoa tư tưởng này, “Toà
lâu đài” triết học này chỉ có thể bền vững và vươn cao khi dựa trên một nền
móng vững chắc là lịch sử triết học. Lịch sử triết học là một môn học có giá
trị khoa học, giá trị nhận thức và thực tiễn sâu sắc. Chính vì vậy, Ph.Ăngghen
đã khẳng định: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì
không thể không có tư duy lý luận”. “Nhưng tư duy lý luận, - theo ông, - chỉ
là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta mà có thôi. Năng
lực đó cần phải được phát triển hoàn thiện, và muốn hoàn thiện nó thì cho tới
nay, không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời
trước”.
Từ nhận thức đúng đắn vấn đề này, nhất là trong công cuộc đổi mới đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy đổi mới tư duy lý luận, trong đó
có tư duy triết học, làm khâu đột phá, Đảng ta đã xác định gắn nghiên cứu lý
luận với tổng kết thực tiễn là một nhiệm vụ trọng tâm, mà giới nghiên cứu lý
luận là lực lượng nòng cốt. Thực hiện nhiệm vụ này, chúng ta không có con
đường nào khác là phải nghiên cứu và giảng dạy lịch sử tư tưởng triết học
nhân loại để rút ngắn con đường đạt tới tư duy triết học mà chúng ta mong
muốn có và nhất thiết phải có để có thể khẳng định mình trong xu thế toàn
cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ngày một gia tăng với tốc độ và quy mô
ngày càng lớn.
Chúng ta đều biết, học thuyết lấy con người là trung tâm, là đối tượng
của triết học đã xuất hiện từ thời Cổ đại, nhất là trong triết học Hy Lạp – La
Mã cổ đại. Chẳng hạn, Pitago đã coi “Con người là thước đo của tất thảy mọi
vật”, còn Xôcrát đã đánh dấu bước ngoặt trong sự phát triển triết học thời kỳ
này bằng mệnh đề “Triết học là sự tự ý thức của con người về chính bản thân
mình”.




2
Trong thời Phục hưng và Cận đại, triết học đã gắn liền với vấn đề con
người và giải phóng con người, đề cao tư tưởng nhân văn và chủ nghĩa nhân
đạo. Vào thời kỳ này, do sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất và khoa học,
triết học đã chứng minh được sức mạnh vĩ đại của con người. Chính vì vậy, ở
Italia thời kỳ này đã dấy lên khẩu hiệu: “Con người hãy thờ phụng chính bản
thân mình, chiêm ngưỡng cái đẹp của chính mình”.
Theo dòng lịch sử đó, nhân loại sau thời Phục hưng và Cận đại đã sản
sinh ra những con người mà học thuyết của họ trở thành tài sản vô giá của
nhân loại. Nước Đức đã trở thành một trong những cái nôi sản sinh ra những
con người vĩ đại ấy. Ra đời trong bối cảnh cần có cách nhìn nhận mới về các
hiện tượng tự nhiên và tiến trình lịch sử nhân loại, cần có quan niệm mới về
khả năng và vai trò tích cực của hoạt động con người, triết học cổ điển Đức đã
được thừa nhận là giai đoạn phát triển mới về chất trong lịch sử tư tưởng Tây
Âu và thế giới cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX. Một trong những nhà tư
tưởng lớn đó là L. Phoiơbắc.
Nếu I. Cantơ được thừa nhận là người mở đầu cho triết học cổ điển Đức
bằng chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm và G.V.Ph. Hêghen được thừa nhận là
người đã đưa nền triết học ấy lên đến đỉnh điểm bằng phép biện chứng duy
tâm, thì L. Phoiơbắc được thừa nhận là người đã kết thúc nền triết học ấy
bằng chủ nghĩa duy vật nhân bản và cùng với G.V. Ph. Hêghen, đã trở thành
bậc tiền bối trực tiếp của C. Mác và Ph. Ăngghen. Tính nhân bản hay còn gọi
là chủ nghĩa duy vật nhân bản là đặc trưng lớn nhất để phân biệt triết học của
L.Phoiơbắc với các nhà triết học khác. Trong chủ nghĩa duy vật nhân bản của
mình, L. Phoiơbắc đã đòi hỏi phải cải cách triết học đương thời, phải thay thế
triết học cũ bằng triết học mới, mà sự khác nhau căn bản giữa chúng là ở tính
nhân bản, ở giá trị nhân văn.

Chúng ta đang sống ở những năm đầu thế kỷ XXI, trong một bối cảnh
đầy biến động của lịch sử. Một trong những vấn đề cấp thiết ở thời đại ngày
nay là vấn đề phát triển xã hội và tìm ra triển vọng cho sự phát triển tiếp theo



3
của lịch sử nhân loại, sự phát triển bền vững theo hướng ngày càng nâng cao
vị thế và vai trò của con người trong thế giới. Chính vì thế, trong lúc này, việc
làm sống lại tính nhân bản và những giá trị nhân văn truyền thống trong triết
học nói chung, trong triết học Phoiơbắc nói riêng là điều cần thiết, vì nó làm
toát lên hệ giá trị mà con người cần hướng tới là chân – thiện – mỹ, đồng thời
làm cho con người xích lại gần nhau hơn, làm cho con ngưòi ngày càng ý
thức một cách sâu sắc hơn phương châm người với người sống để yêu nhau,
cùng nhau chung sống trong một thế giới hoà bình, ổn định, phồn vinh và
hạnh phúc. Bên cạnh đó việc làm rõ quan niệm nhân bản và khẳng định giá trị
nhân văn trong chủ nghĩa duy vật nhân bản của L.Phoiơbắc để thấy được vì
sao, cùng với phép biện chứng của Hêghen, chủ nghĩa duy vật nhân bản của
L.Phoiơbắc đã trở thành tiền đề lý luận trực tiếp cho C.Mác và Ph.Ăngghen
thực hiện một cuộc cách mạng vĩ đại có ý nghĩa lịch sử lớn lao trong lịch sử
tư tưởng triết học nhân loại. Vì lẽ đó mà người viết chọn đề tài cho luận văn
này là Chủ nghĩa duy vật nhân bản L.Phoiơbắc và giá trị nhân văn của nó.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chủ nghĩa duy vật nhân bản L.Phoiơbắc và giá trị nhân văn là cái đã
mang lại giá trị lịch sử, ý nghĩa đạo đức sâu sắc và mức độ ảnh hưởng lớn lao
cho triết học Phoiơbắc đối với sự hình thành tư tưởng tiến bộ và cách mạng ở
nhiều nước, trong đó có Việt Nam chúng ta và do vậy, nó đã trở trành đối
tượng nghiên cứu của nhiều học giả trên thế giới. Tuy nhiên, việc nghiên cứu
một cách có hệ thống chủ nghĩa duy vật nhân bản và giá trị nhân văn trong
triết học Phoiơbắc, chỉ ra những đóng góp cũng như những hạn chế của nó

trong bối cảnh thế giới hiện thời, có thể nói, vẫn còn ít. Trong luận văn này,
chúng tôi không có điều kiện và đủ khả năng để trình bày tất cả các công trình
nghiên cứu về triết học Phoiơbắc, mà chỉ có thể kể đến một số công trình tiêu
biểu sau đây:
Công trình Lịch sử triết học (2001) do GS, TS. Nguyễn Hữu Vui chủ
biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản, đã giới thiệu một cách vắn tắt



4
thân thế, sự nghiệp của L.Phoiơbắc, phân tích thế giới quan mà ông đã xây
dựngbằng quan điểm duy vật trên cơ sở quy toàn bộ triết học về nhân bản
học, luận giải quan niệm của ông về bản chất con người và tôn giáo.
Công trình Triết học cổ điển Đức – những vấn đề nhận thức luận và đạo
đức học ( kỷ yếu hội thảo quốc tế, Hà nội 21- 22/ 12 /2004, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia), là công trình do nhiều tác giả viết về triết học cổ điển
Đức, trong đó có những bài viết về triết học Phoiơbắc, ít nhiều phân tích chủ
nghĩa duy vật nhân bản và giá trị nhân văn trong triết học của ông.
Công trình Triết học cổ điển Đức (2006) của Lê Công Sự, do nhà xuất
bản Thế giới xuất bản đã trình bày một cách vắn tắt về cuộc đời, sự nghiệp và
quan điểm triết học của L.Phoiơbắc. Đặc biệt, ở công trình này, tác giả đã ít
nhiều đề cập đến quan điểm nhân bản của L.Phoiơbắc.
Công trình Đại cương lịch sử triết học phương Tây cuả tập thể tác giả
(TS.Đỗ Minh Hợp, TS.Nguyễn Thanh, TS.Nguyễn Anh Tuấn), do Nhà xuất
bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh xuất bản. Trong công trình này, các tác
giả đã trình bày một cách vắn tắt những tư tưởng cơ bản nhất, những quan
niệm chủ yếu nhất trong chủ nghĩa duy vật nhân bản của L.Phoiơbắc.
Ngoài các công trình nói trên, trong các cuốn giáo trình về lịch sử triết
do Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, hoặc các trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại

học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, cũng ít nhiều đề cập đến L.Phoiơbắc
với tư cách một nhà triết học tiêu biểu của triết học cổ điển Đức, bậc tiền bối
của triết học Mác.
Trên một số Tạp chí, như Tạp chí Triết học, Tạp chí Khoa học xã hội
cũng đã có những bài viết đề cập đến tư tưởng nhân bản của L.Phoiơbắc.
Chẳng hạn như, Đặng Hữu Toàn - Ph.Ăngghen với tác phẩm Lutvích
Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức ( Tạp chí Triết học, số 4
– 1995 ) ; Đặng Hữu Toàn – Nhân bản học triết học trong hệ thống triết học
duy vật nhân bản của L.Phoiơbắc (Tạp chí Triết học, số 9 – 2004 ); Đặng



5
Hữu Toàn – L.Phoiơbắc – người kết thúc nền triết học cổ điển Đức bằng chủ
nghĩa duy vật nhân bản (Tạp chí Khoa học xã hội, số 11 – 2004) ; Nguyễn
Bá Dương – Đưa một cách không úp mở chủ nghĩa duy vật trở lại ngôi vua –
một cống hiến lớn lao của L. Phoiơbắc (Tạp chí Triết học, số 9 – 2004 ) ;
Phạm Thị Ngọc Trầm – L. Phoiơbắc và triết học nhân bản của ông (Tạp chí
Triết học, số 10 – 2004); Nguyễn Kim Lai – Mối quan hệ giữa triết học
Phoiơbắc và triết học của trường phái Hêghen trẻ (Tạp chí Triết học, số 10 –
2004 ); Nguyễn Phương Nam – Triết học Phoiơbắc dưới nhãn quan của các
nhà sáng lập của nghĩa Mác (Tạp chí khoa học xã hội, số 11 – 2004).
Nguyễn Huy Hoàng - Quan điểm của L. Phoiơbắc về văn hoá và con người
(Tạp chí Triết học, số5 - 2006; Lê công Sự - Đánh giá của C.Mác và
Ph.Ăngghen về vấn đề con người trong triết học L.Phoi ơbắc qua Hệ tư tưởng
Đức (Tạp chí Triết học, số11 - 2006)
Ở phương Tây đã có nhiều công trình nghiên cứu một cách khá hệ thống
về triết học Phoiơbắc. Do rào cản ngôn ngữ, chúng tôi chỉ có thể kể đến các
công trình, như L.Phoiơbắc – lịch sử triết học, gồm ba tập, Nhà xuất bản
Mátxcơva, 1990; L.Phoiơbắc – tuyển tập các tác phẩm triết học, gồm hai tập,

Mátxcơva, 1955; Những cái mới trong nghiên cứu và lý giải triết học
L.Phoiơbắc, Mátxcơva, 2004 ; A.Smít – Chủ nghĩa duy vật nhân bản của
L.Phoiơbắc, Muchen, 1993; G.Ghentnơ - Góp phần đánh giá Lútvích
Phoiơbắc, Mátxcơva, 1979 ; U.Bolin – L.Phoiơbắc, Stutgat, 1891.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.
Mục đích của luận văn này là: Phân tích và luận giải tư tưởng nhân bản
trong triết học Phoiơbắc để trên cơ sở đó, làm sáng tỏ giá trị nhân văn của
triết học này.
Để đạt được mục đích đó, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ
sau:
Thứ nhất, trình bày một cách vắn tắt về những tiền đề cho sự sáng tạo
triết học của L.Phoiơbắc.



6
Thứ hai, phân tích và làm rõ nội dung cơ bản trong triết học L.Phoiơbắc,
đặc biệt là trong quan niệm của ông về con người và bản chất con người.
Thứ ba, chỉ ra những giá trị mang tính nhân văn trong triết học
L.Phoiơbắc và bước đầu đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của nó.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chủ nghĩa duy vật nhân bản của
L.Phoiơbắc, những giá trị tích cực và hạn chế của nó. Luận văn tập trung phân
tích những nét nổi bật của chủ nghĩa duy vật Phoiơbắc như, quan niệm của
L.Phoiơbắc về con người, về bản chất con người, về tôn giáo và đạo đức học.
Luận văn giới hạn trong phạm vi nghiên cứu những tư tưởng cơ bản,
những quan niệm chủ yếu trong triết học duy vật nhân bản L.Phoiơbắc.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Luận văn được thực hiện dựa trên nền tảng lý luận của Chủ nghĩa duy vật
biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử; quan niệm của chủ nghĩa Mác –

Lênin về lịch sử triết học.
Luận văn sử dụng các phương pháp, như phương pháp phân tích và tổng
hợp, phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp lôgíc và lịch sử,
phương pháp hệ thống hoá và khái quát hoá, phương pháp đối chiếu và so
sánh,…
Luận văn dựa trên cơ sở nghiên cứu trực tiếp những tác phẩm của
L.Phoiơbắc, đồng thời kế thừa có chọn lọc những công trình nghiên cứu của
các tác giả khác về triết học L.Phoiơbắc.
6. Cái mới của luận văn.
Luận văn đã cố gắng luận giải một cách có hệ thống chủ nghĩa duy vật
nhân bản của Phoiơbắc và chỉ ra tính nhân văn trong hệ thống triết học của
ông không chỉ trong quan niệm về con người mà còn ở các quan niệm triết
học khác.
7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.



7
Về mặt lý luận, luận văn góp phần nghiên cứu chủ nghĩa duy vật nhân
bản của L.Phoiơbắc một cách có hệ thống để làm sâu sắc thêm giá trị văn hoá
của con người trên cơ sở phương pháp luận Mácxít.
Về mặt thực tiễn, luận văn chỉ ra những đóng góp về phương diện tư
tưởng của L.Phoiơbắc đối với thực tiễn xã hội, đồng thời khẳng định vai trò
của triết học Phoiơbắc đối với sự hình thành và phát triển triết học Mác –
Lênin.
Luận văn có thể sử dụng để làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác
nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử triết học phương Tây nói chung, triết học
cổ điển Đức nói riêng ở các trường đại học, cao đẳng. Một phần nào đó, luận
văn cũng giúp ích cho những ai quan tâm đến chủ nghĩa nhân đạo, tư tưởng
nhân văn trong lịch sử tư tưởng triết học nhân loại.

8. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
cơ bản của luận văn bao gồm 2 chương, 6 tiết.
















8
NỘI DUNG
Chương 1. L.Phoiơbắc và những tiền đề cho sự hình thành chủ nghĩa
duy vật ở ông
1.1. L.Phoiơbắc - cuộc đời và sự nghiệp.
Lútvích Phoiơbắc ( Lutvig Feuerbach) sinh ngày 28 tháng 7 năm 1804 tại
thành phố Landshut (xứ Baviere, nước Đức), trong một gia đình luật sư nổi
tiếng. Thân sinh L.Phoiơbắc là Anrelma Phoiơbắc - một luật sư, một nhà hoạt
động xã hội nổi tiếng, người được phong tước hiệu quý tộc.
Thủa thiếu thời, L.Phoiơbắc được gia đình cho học tại một trường trung
học ở Anobach. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông trở thành sinh viên của

khoa Thần học, trường Đại học Heidelbegrg. Thời gian mà L.Phoiơbắc học tại
đây tuy ngắn ngủi, song lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với ông. Những
kiến thức về thần học mà ông học được ở đây đã giúp ích cho ông rất nhiều
trong việc nghiên cứu và phê phán tôn giáo sau này. Nhờ những kiến thức về
thần học và sự hiểu biết sâu rộng về lịch sử hình thành và phát triển tôn giáo,
L.Phoiơbắc đã nắm bắt được bản chất đích thực của loại hình ý thức xã hội
này để từ đó, ông đã trở thành một trong những nhà triết học phê phán tôn
giáo một cách triệt để trên tinh thần khoa học và chủ nghĩa nhân đạo.
Với những kiến thức sâu rộng về thần học, về lịch sử hình thành và phát
triển tôn giáo mà phần lớn là do tự tìm hiểu, chẳng bao lâu sau khi vào
trường, L.Phoiơbắc đã tỏ rõ thái độ ngán ngẩm đối với những bài giảng về
thần học và lối học hàn lâm viện ở đại học Heidelbegrg. Năm 1824, khi vừa
tròn 20 tuổi, chàng sinh viên thần học - L.Phoiơbắc đã quyết định chia tay với
thần học và chuyển sang học triết học tại khoa triết học, trường Đại học Tổng
hợp Berlin. Đây được coi là một quyết định mang tính bước ngoặt và có ý
nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc đời L.Phoiơbắc. Bước ngoặt này không
chỉ giúp ông đoạn tuyệt với thần học truyền thống, mà nó còn giúp ông, đem
lại cho ông vị thế của một nhà triết học lừng danh trong nền triết học cổ điển
Đức vĩ đại. Chính L.Phoiơbắc đã khẳng định như vậy trong thư gửi cho cha



9
mình. Trong bức thư này, ông đã quả quyết rằng, cuối cùng thì ông cũng đã
chia tay một cách không thương tiếc với những bàn tay vô cảm của các thầy
tu để tiếp cận với các bậc hiền triết vĩ đại trong lịch sử tư tưởng nhân loại,
như Arixtôt, Xpinôda, Cantơ, Hêghen. Và, trong một bức thư gửi cho bạn,
L.Phoiơbắc đã viết: "Tôi sẽ không nghiên cứu thần học thêm nữa. Tôi khao
khát đem tự nhiên vào tâm hồn mình" [Dẫn theo: 37, tr.424-425].
Tại Đại học Tổng hợp Berlin, trong hai năm liền, L.Phoiơbắc đã chăm

chú nghe các bài giảng của Hêghen về triết học. Coi Hêghen là thầy dạy triết
học đầu tiên và đáng kính của mình, L.Phoiơbắc đã cố gắng tiếp thu và nghiên
cứu quan điểm triết học của Hêghen. Song, vốn đã mang sẵn tư tưởng vô thần
và thái độ chống tôn giáo, nên cũng chẳng bao lâu sau khi nghe các bài giảng
về triết học của nhà biện chứng duy tâm lỗi lạc - Hêghen, L.Phoiơbắc đã nhận
thấy triết học Hêghen cũng là cái khiến ông không thể thoả mãn. Ông nhận
thấy triết học Hêghen không thể giúp ông trả lời được những câu hỏi mà từ
lâu ông luôn trăn trở, suy tư. Đó là những câu hỏi, như: Tư duy và tồn tại có
quan hệ với nhau như thế nào? Lôgíc và giới tự nhiên có mối quan hệ gì? Cơ
sở và những nguyên lý của các mối quan hệ này là gì? Do vậy, để giải toả
những mối hoài nghi đối với triết học Hêghen và cũng nhằm tìm ra câu trả lời
thoả đáng cho những suy tư đó, L.Phoiơbắc say sưa lao vào nghiên cứu các
lĩnh vực của khoa học tự nhiên và tham gia các hoạt động xã hội một cách
tích cực. Cùng với các nhà tư tưởng nổi tiếng ở nước Đức khi đó, như
Đ.Ph.Stơrausơ, B.Bauơ, E.Bauơ, M.Stiếcnơ, …, L.Phoiơbắc đã có những
đóng góp tích cực trong hoạt động lý luận và hoạt động xã hội của phái
Hêghen trẻ. Hoạt động sôi nổi và có những đóng góp tích cực trong phái
Hêghen trẻ, nhưng sau đó, do bất đồng quan điểm với nhiều nhà tư tưởng tiêu
biểu của phái này, ông đã tách ra khỏi trường phái này để trở thành người phê
phán triết học Hêghen.
Mặc dù là học trò của Hêghen, nhưng khi nghe những luận giảng của
Hêghen về triết học trên tinh thần của một người theo chủ nghĩa vô thần,



10
chống tôn giáo, chàng sinh viên tràn đầy suy tư và nghị lực khoa học -
L.Phoiơbắc đã không bị thuyết phục bởi những luận giảng của Hêghen về mối
quan hệ giữa triết học và tôn giáo. Khi đó, dẫu chưa tìm ra câu trả lời xác
đáng về mối quan hệ giữa triết học và tôn giáo, nhưng, như sau này

L.Phoiơbắc thừa nhận, ông đã nhận thấy sai lầm của Hêghen khi hoà tan triết
học vào tôn giáo, coi sự phát triển của tôn giáo như một giai đoạn phát triển
của "tinh thần tuyệt đối", trong khi các tôn giáo hiện tồn lại cho thấy sự đối
lập và xa lạ với quan niệm được coi như một chân lý đó của Hêghen [Xem:
30, t.I, tr.243-244]. Tuy nhiên, dẫu khi đó đã nhận thấy tính chất duy tâm
trong triết học Hêghen, song do ảnh hưởng quá lớn của hệ thống triết học
Hêghen, trong luận văn tốt nghiệp đại học (1828) - Bàn về tính nhất, về sự
hợp lý và tính vô hạn của lý tính, L.Phoiơbắc vẫn chưa vượt ra khỏi quan
điểm duy tâm chủ nghĩa.
Sự đoạn tuyệt của L.Phoiơbắc đối với triết học Hêghen chỉ bắt đầu từ
bức thư chứa đầy tâm huyết mà ông gửi cho Hêghen - Người thầy và cũng là
người phản biện luận văn tốt nghiệp đai học của ông, ngày 22 tháng 11 năm
1828. Trong bức thư này, L.Phoiơbắc đã thẳng thắn thừa nhận sự bất đồng
của ông đối với quan niệm của Hêghen về tôn giáo. Ông cho rằng, khi hoà
tan triết học vào tôn giáo bằng học thuyết Cơ đốc giáo, Hêghen đã biến Cơ
đốc giáo thành học thuyết có vị thế của một tôn giáo tuyệt đối, thành học
thuyết phản ánh một bước tiến mới của tư duy nhân loại. Theo L.Phoiơbắc,
nhiệm vụ chủ yếu của triết học là đấu tranh chống lại Cơ đốc giáo và trong
cuộc đấu tranh này, triết học cần phải "loại trừ đến tận gốc rễ mọi quan niệm
tồn tại từ trước đến nay trong lịch sử nhân loại về thế giới bên kia, về linh hồn
bất tử, về cái chết và sự sáng thế, về cái Tôi và Thượng đế" [Dẫn theo: 2,
tr.24].
Nội dung trong bức thư mà L.Phoiơbắc gửi cho Hêghen không chỉ cho
thấy tính cách mạnh mẽ, sự dũng cảm, thái độ thẳng thắn và tính phê phán của
ông khi dám nói lên quan điểm trái ngược với thầy, ngay cả khi gửi cho thầy



11
bản luận văn của mình để xin thầy ý kiến nhận xét, mà còn cho thấy sự hình

thành của một thế giới quan mới - thế giới quan duy vật mà hạt nhân cơ bản
của nó là chủ nghĩa vô thần.
Sau khi bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp đại học, cuối năm 1828
L.Phoiơbắc trở thành trợ giảng của trường Đại học Eclangen. Và, bắt đầu từ
đây, sự xung khắc giữa một giảng viên đại học trẻ tuổi, một nhà triết học theo
chủ nghĩa vô thần với Hêghen ngày một trở nên sâu sắc. Khác với Hêghen,
ngay trong các bài giảng đầu tiên của mình về Lôgíc học, về siêu hình học, về
lịch sử triết học, L.Phoiơbắc đã hướng các sinh viên của mình tập trung sự
chú ý vào nhận thức cảm tính. Nếu như ở Hêghen, các phạm trù lôgíc đứng
ngoài giới tự nhiên và lịch sử thì ở L.Phoiơbắc hoàn toàn ngược lại, các phạm
trù đó là sản phẩm phát triển của giới tự nhiên lịch sử. Không chỉ thế, trong
các bài giảng này, L.Phoiơbắc còn đưa ra những dự đoán của mình về một số
yếu tố của chủ nghĩa duy vật nhân bản mà sau này, ông đã lấy đó làm cơ sở để
xây dựng hệ thống triết học của mình. Cũng trong các bài giảng này, mặc dù
chưa đưa ra được một quan niệm hoàn chỉnh, đầy đủ về tôn giáo, nhưng
L.Phoiơbắc đã đưa ra được một quan niệm mang tính xuất phát điểm cho học
thuyết duy vật của ông về tôn giáo. Đó là quan niệm cho rằng: tôn giáo là lĩnh
vực thể hiện bản chất con người; ý niệm về Chúa trời, về Thượng đế không
phải là một phạm trù vĩnh cửu, mà là một phạm trù lịch sử, luôn thay đổi theo
hoàn cảnh lịch sử cụ thể, bởi ý niệm này là do ý thức con người sáng tạo ra.
Như vậy, có thể nói, ngay từ giai đoạn đầu trong sự nghiệp sáng tạo lý
luận của mình, L.Phoiơbắc đã không chỉ thoát ra khỏi ảnh hưởng của chủ
nghĩa duy tâm Hêghen mà khi đó, đang chiếm địa vị thống trị ở Đức. Ông còn
đoạn tuyệt với thần học - môn học mà ông đã theo học ngay khi mới bước
chân vào giảng đường đại học tại đại học Heidelbegrg. Trong khi Hêghen hoà
trộn lý tính với tôn giáo, biến hệ thống triết học của mình thành thần học duy
lý và coi tôn giáo như một hiện tượng tất yếu, thì L.Phoiơbắc lại đưa ra một
cách nhìn nhận khác về thần học, về đời sống tâm linh của xã hội đương thời -




12
cách nhìn nhận từ thế giới quan duy vật mà khi đó, đã bắt đầu manh nha ở nhà
triết học trẻ tuổi.
Sau gần hai năm làm trợ giảng tại Đại học Eclangen, vào cuối năm 1830,
L.Phoiơbắc cho ra mắt độc giả Đức tác phẩm đầu tiên trong sự nghiệp sáng
tạo triết học của ông - Về cái chết và sự bất tử của linh hồn. Đây là tác phẩm
mà khi đưa đi xuất bản, L.Phoiơbắc đã không đề tên mình với tư cách tác giả.
Mặc dù là tác phẩm khuyết danh, nhưng không vì thế mà người ta không thể
biết tác giả của nó là ai. Chẳng bao lâu sau khi tác phẩm này xuất hiện, người
ta đã khẳng định tác giả của nó là L.Phoiơbắc và vì thế, ông đã bị cấm làm
công việc giảng dạy tại đại học Eclangen. Bởi lẽ, trong tác phẩm này, ông đã
kiên quyết phủ nhận sự bất tử của linh hồn, phủ nhận sự tồn tại của "thế giới
bên kia" - thế giới sau cái chết, mà khi đó, xung quanh vấn đề này, đang diễn
ra một cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt trong giới lý luận Đức. Về vấn đề này,
ông cho rằng, thừa nhận sự bất tử của linh hồn và sự tồn tại của "thế giới bên
kia" chẳng những phi lý về phương diện khoa học, mà còn dẫn đến những ảnh
hưởng tiêu cực trong đời sống xã hội, vì nó làm cho con người xa lánh những
vấn đề của đời sống hiện thực. Ông khẳng định, trong thâm tâm, ai cũng
mong muốn có một cuộc sống vĩnh cửu, nhưng mong muốn đó chỉ là ước mơ
về phương diện đạo đức mà thôi, còn trong thực tế, mong ước đó không bao
giờ có thể thực hiện được. Rằng, niềm tin về sự bất tử của linh hồn và sự tồn
tại của "thế giới bên kia" chỉ là một ảo tưởng mà tôn giáo đã mang lại cho con
người. Do vậy, theo ông, "tôn giáo không phải là một bước tiến, mà là một
bước thụt lùi của tư tưởng nhân loại" [30, t.I, tr.247]. Với tư tưởng vô thần
này, tác phẩm đầu tay của L.Phoiơbắc đã tạo nên một làn sóng phản đối dữ
dội không chỉ từ giới cầm quyền đương thời, mà còn từ rất nhiều tín đồ của
Cơ đốc giáo và do vậy, ông đã bị dư luận tẩy chay, bị nhà chức trách đuổi
khỏi trường, bị chính phủ nhà nước Phổ đương thời cấm không được giảng
dạy trong các trường đại học trên cả nước.




13
Sau khi bị cấm làm công việc giảng dạy tại các trường đại học và nỗ lực
chống lại lệnh cấm này bất thành, L.Phoiơbắc muốn được cư trú chính trị tại
Pháp, đất nước mà khi đó, nhiều trí thức Đức đang cư trú và hoạt động trong
một tổ chức chính trị theo khuynh hướng cấp tiến do họ lập nên. Song, một
phần vì lý do tài chính, phần nữa là những lời khuyên của gia đình, bạn bè và
người thân, ông đã từ bỏ ý định này để ở lại Đức và sau đó, vào năm 1837,
sau khi lập gia đình ông về sống suốt những năm tháng còn lại của cuộc đời
tại một vùng nông thôn xa thành phố. Cũng từ đó, ông bắt đầu sự nghiệp
nghiên cứu triết học của mình mà hầu như không có sự tiếp xúc, gặp gỡ giới
lý luận Đức đương thời, ngoại trừ việc vẫn tiếp tục giữ mối liên lạc với các
thành viên trong phái Hêghen trẻ với mục đích chủ yếu là để xuất bản các
công trình của mình.
Buộc phải sống và nghiên cứu trong một hoàn cảnh như vậy, song với
những nỗ lực phi thường, chưa đầy ba năm sau, năm 1833, L.Phoiơbắc đã cho
ra đời tác phẩm Lịch sử triết học từ Bêcơn đến Xpinôda. Đây là tác phẩm
đánh dấu một bước phát triển mới trong quá trình hình thành thế giới quan
duy vật nhân bản của L.Phoiơbắc. Khảo sát tiến trình phát triển lịch sử tư
tưởng triết học nhân loại, ông đã dành sự quan tâm hàng đầu cho thế giới
quan duy vật theo khuynh hướng duy cảm. Song, khác với Hêghen, ông công
khai trình bày một cách trung thực và không hề xuyên tạc quan điểm của các
nhà triết học duy vật và vô thần. Ông đánh giá cao cống hiến của họ với
những lời nhận xét xác đáng. Khi còn là thành viên của phái Hêghen trẻ,
L.Phoiơbắc đã cố gắng luận chứng cho sự không khoan nhượng giữa tri thức
và niềm tin, cho tính hiện thực của đạo đức học vô thần. Với định hướng này,
khi khảo sát triết học cận đại, ông đã xuất phát từ chủ nghĩa duy vật của
Ph.Bêcơn và coi nhà triết học này chính là "cha đẻ của triết học và khoa học

tự nhiên cận đại". Ông cũng dành sự đánh giá cao cho T.Hốpxơ và coi nhà
triết học này là một trong những nhà duy vật mang tư tưởng vô thần độc đáo.
Và, khi luận giải quan điểm duy vật của nhà triết học Pháp - P.Gátxendi, ông



14
đã phê phán quan điểm duy vật không triệt để của nhà triết học này. Ông cho
rằng, trong tác phẩm chủ yếu của mình - Triết học đại toàn (1658),
P.Gátxendi đã phê phán một cách gay gắt chủ nghĩa kinh viện, học thuyết của
Arixtốt mà chủ nghĩa kinh viện này đã xuyên tạc, phê phán học thuyết về ý
nghĩa bẩm sinh của R.Đềcáctơ và khôi phục lại học thuyết về nguyên tử của
Êpiquya để dựa vào đó mà xây dựng học thuyết của mình, song nhà triết học
này đã sai lầm khi coi Thượng đế chính là kẻ sáng tạo ra các nguyên tử và
cũng không đúng khi thừa nhận ngoài các "linh hồn động vật" được hiểu một
cách duy vật, con người còn có "linh hồn lý tính" siêu cảm giác. Theo L.
Phoiơbắc, bản thân ý niệm về sự tồn tại của các nguyên tử đã bao hàm trong
nó cả quan niệm về sự tồn tại vĩnh cửu và tính không thể sáng tạo ra của
chúng và do vậy, quan niệm của P.Gátxenđi về nguyên tử - thực thể đầu tiên
của thé giới là sản phẩm sáng tạo của Thượng đế là quan niệm không thể chấp
nhận được. Không chỉ thế, L.Phoiơbắc còn bác bỏ cả quan niệm về sự bất tử
của linh hồn mà P.Gátxenđi đã đưa ra, đồng thời vạch rõ sự mâu thuẫn trong
tư tưởng ủat nhà triết học này ở việc cùng một lúc chống lại cả Cơ đốc giáo
lẫn khoa học và phê phán thái độ thoả hiệp với tôn giáo và giáo hội của ông
ta.
Khi luận giải tư tưởng triết học của R.Đềcáctơ, L.Phoiơbắc không chỉ
phê phán lập trưòng nhị nguyên của nhà triết học người Pháp này, mà còn chỉ
rõ sự mâu thuẫn trong tư tưởng của ông ta.Theo L.Phoiơbắc, "Đềcáctơ - nhà
triết học và Đềcáctơ - nhà sáng tạo, đó là hai bộ mặt hoàn toàn mâu thuẫn
nhau" 30, t.II, tr.500. Và, khi phê phán thái độ nhượng bộ đối với thần học

của R.Đềcáctơ, L.Phoiơbắc cũng đánh giá cao quan niệm của nhà triết học
này về niềm tin vào sức mạnh của lý tính con người, về sự cần thiết phải đặt
tri thức vào chỗ đứng của niềm tin mù quáng.Theo L.Phoiơbắc, công lao to
lớn của Đềcáctơ là ở chỗ, trong một thời đại mà niềm tin Cơ đốc giáo có vai
trò như một thế lực ngự trị tư tưởng châu Âu, thì nhà triết học duy lý người
Pháp đã khích lệ con người hãy tin vào chính mình, vào sức mạnh của lý tính.



15
Với triết học Xpinôda, L.Phoiơbắc đã đánh giá cao công lao của nhà triết
học Hà Lan này trong cuộc đấu tranh với thần học và chủ nghĩa duy tâm.
L.Phoiơbắc cho rằng, với học thuyết về thực thể, B.Xpinôda đã chống lại cả
chủ nghĩa duy tâm lẫn thần học và do vậy, nhà triết học Hà Lan này đã trở
thành đối tượng phê phán của G.V.Lépnít - nhà triết học mà trong hệ thống
triết học của ông, "một lần nữa, triết học lại nằm dưới gót giầy của thần học"
30, t.II, tr.501. Hướng sự phê phán của mình vào hệ thống triết học của
G.V.Lépnít, nhất là học thuyết về đơn tử của nhà triết học này, L.Phoiơbắc đã
lên án gay gắt quan điểm dưng hoà tôn giáo với thần học của G.V.Lépnít và
cho rằng, triết học và tôn giáo, lý trí và niềm tin không bao giờ có thể dung
hoà được, giữa chúng không thể có một sự thoả hiệp nào cả.
Đánh giá cao tri thức của L.Phoiơbắc về lịch sử triết học trong Lịch sử
triết học từ Bêcơn đến Xpinôda, C.Mác đã sử dụng tác phẩm này của ông làm
tài liệu tham khảo khi viết luận án tiến sĩ của mình.
Một năm sau khi công bố Lịch sử triết học từ Bêcơn đến Xpinôda, vào
năm 1834, L.Phoiơbắc cho xuất bản tác phẩm bao gồm những châm ngôn triết
học với tên gọi Nhà văn và con người. Trong tác phẩm này, bằng những châm
ngôn mang tính triết lý sâu sắc, ông tiếp tục phê phán Cơ đốc giáo, đặc biệt là
giáo lý của giáo hội nói về sự bất tử của linh hồn; đồng thời khẳng định đời
sống hiện thực của con người. Theo ông, sự bất tử của linh hồn đạt được

không phải nơi thiên đường, mà ở ngay chốn trần gian, trong những hành
động có mục đích của con người. Để khẳng định tính đúng đắn của luận điểm
này, L.Phoiơbắc đã dẫn ra một loạt danh nhân kiệt xuất và được coi là những
người bất tử trong tâm thức của nhân loại, như Ph.Vônte, Gi.Rútxô,
W.Xếchxpia, …
Hai năm sau, vào năm 1836, L.Phoiơbắc cho ra mắt độc giả tác phẩm
Trình bày, phân tích và phê phán triết học Lépnít. Trong tác phẩm này,
L.Phoiơbắc không chỉ bày tỏ quan điểm của ông đối với tư tưởng của nhà triết
học kiêm toán học G.V.Lépnít, mà còn trình bày quan niệm duy vật của mình



16
về giới tự nhiên và sự nhận thức của con người. Theo ông, "thế giới là khách
thể của cảm giác, đồng thời cũng là khách thể của tư duy" [Dẫn theo: 20,
tr.89]. So sánh triết học của G.V.Lépnít với triết học của B.Xpinôda,
L.Phoiơbắc cho rằng, nếu triết học của B.Xpinôda là "một ống viễn kính" thì
triết học của G.V.Lépnít lại là "một kính hiển vi" [Dẫn theo: 20, tr.79]. Rằng,
nếu thế giới của B.Xpinôda là "cái thấu kính tiêu sắc của thần thánh, một môi
trường qua đó chúng ta không thấy cái gì khác hơn là ánh sáng trời không
màu sắc của thực thể duy nhất" thì thế giới của G.V.Lépnít lại là "một tinh thể
đa giác, một viên kim cương, nhờ có bản chất độc đáo của nó, biến đổi ánh
sáng đơn thuần của thực thể thành một khối màu sắc vô cùng đa dạng và đồng
thời cũng làm cho nó tối lại" [Dẫn theo: 20, tr.80] và do vậy, trong triết học
Lépnít, "toàn bộ giới tự nhiên chứa đầy những linh hồn, … hay là chứa đầy
những thực thể giống như linh hồn" [Dẫn theo: 20, tr.81]. Với quan niệm này,
L.Phoiơbắc đã phê phán thế giới quan duy tâm và thái độ thoả hiệp với tôn
giáo trong học thuyết về đơn tử của G.V.Lépnít.
Thêm hai năm nữa, vào năm 1838, L.Phoiơbắc cho ra đời tác phẩm được
coi là cuối cùng của ông về lịch sử triết học - tác phẩm Về triết học Pie Bâylơ.

Trong tác phẩm này, không chỉ đánh giá cao cống hiến trong lĩnh vực lịch sử
triết học của nhà triết học Pháp - Pie Bâylơ (1647 - 1706), người đặt nền
móng cho trào lưu khai sáng Pháp, nhà chính luận, người theo chủ nghĩa hoài
nghi, người chuẩn bị cơ sở cho chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ XVIII,
L.Phoiơbắc còn hết sức ca ngợi tinh thần dũng cảm của nhà triết học này
trong việc tuyên chiến với nhà thờ giáo hội và tôn giáo, nhất là khi việc tuyên
chiến này lại diễn ra ở thời điểm mà cuộc đấu tranh giữa Thiên chúa giáo và
Tin lành giáo đang diễn ra một cách quyết liệt. Theo L.Phoiơbắc, những luận
cứ mà Pie Bâylơ đưa ra để chống lại những giáo lý của nhà thờ Thiên chúa
giáo đã đặt cơ sở cho việc phê phán cơ đốc giáo với tư cách một biến tướng
của thần thoại đa thần giáo. L.Phoiơbắc đặc biệt đánh giá cao Pie Bâylơ ở
luận điểm cho rằng, có thể có sự tồn tại của một xã hội mà ở đó, chỉ có những



17
con người vô thần; rằng con người có thể có đạo đức mà không cần tôn giáo,
nhưng vô thần không có nghĩa là phi đạo đức và do vậy, nhà nước có thể được
thiết lập bởi những người vô thần mà không cần đến sự can thiệp của giáo hội
như xã hội đương đại. Không chỉ đánh giá cao những đóng góp của Pie Bâylơ
trong cuộc chiến chống lại Cơ đốc giáo và tuyên truyền cho chủ nghĩa vô
thần, trong tác phẩm Về triết học Pie Bâylơ, L.Phoiơbắc còn đưa ra những
luận cứ để chứng minh rằng, triết học và khoa học cần phải được nhìn nhận
như biểu tượng của trí tuệ và chân lý, còn niềm tin thì chỉ nên nhìn nhận như
lĩnh vực của sự ngu muội và tư tưởng võ đoán. Rằng, Thiên chúa giáo,về thực
chất, là những giáo lý thể hiện sự mâu thuẫn giữa thể xác và linh hồn; còn Tin
lành giáo, về thực chất, là những giáo lý thể hiện sự mâu thuẫn giữa niềm tin
và lý trí. Theo L.Phoiơbắc, giáo hội tồn tại với tư cách kẻ bóp nghẹt tiến bộ xã
hội, cản trở văn hoá và sự phát triển của khoa học; tôn giáo là nơi không thể
dung hoà với đạo đức chân chính; do vậy, cần phải giải phóng xã hội và con

người khỏi sự thống trị của giáo hội và tôn giáo. Chính vì vậy sau khi tác
phẩm Về triết học Pie Bâylơ của L.Phoiơbắc ra đời, ở nước Đức khi đó đã dấy
lên một làn sóng phản đối những giáo lý của cả Thiên chúa giáo lẫn Tin lành
giáo trong giới nghiên cứu lý luận.
Cũng vào năm 1838, L.Phoiơbắc đã cho đăng một bài báo với tựa đề Phê
phán triết học Cơ đốc giáo. Trong bài báo này, L.Phoiơbắc đã đặt ra nhiệm
vụ giải thoát triết học khỏi thuật tư biện của Hêghen, theo ông, thuật tư biện
không chỉ dẫn con người đến sự tối tăm huyền bí và không thể khai mở được
trí tuệ, mà còn thủ tiêu tinh thần phê phán vốn có của triết học. Cũng ở đây,
khi bày tỏ sự không tán đồng với quan điểm của nhiều nhà tư tưởng đương
thời cho rằng, tinh thần con người có thể tìm thấy sự thể hiện và sự hoàn thiện
trong hệ thống triết học Hêghen, L.Phoiơbắc đã khẳng định sự cần thiết phải
khắc phục tính chất duy tâm trong triết học Hêghen và giải phóng triết học
này khỏi thần học và sự thần bí hoá.



18
Năm 1839, một trong những tác phẩm lớn nhất trong sự nghiệp sáng tạo
triết học của L.Phoiơbắc, tác phẩm đánh dấu sự đoạn tuyệt hoàn toàn của ông
không chỉ đối với triết học Hêghen mà còn cả đối với triết học duy tâm nói
chung - Phê phán triết học Hêghen - đã được xuất bản. Nói về sự đoạn tuyệt
với triết học duy tâm của Hêghen để đi đến thế giới quan duy vật của
L.Phoiơbắc, trong Lúttvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển
Đức, Ph.Ăngghen đã viết: "Tiến trình của Phoiơbắc là tiến trình của một môn
đồ của Hêghen - đành rằng, chẳng bao giờ là một môn đồ hoàn toàn chính
thống - hướng tới chủ nghĩa duy vật. Tiến trình đó, đến một giai đoạn nhất
định, nhất thiết phải dẫn tới sự đoạn tuyệt hoàn toàn với hệ thống duy tâm chủ
nghĩa của vị tiền bối của ông. Cuối cùng, với một sức mạnh không gì cưỡng
lại được, Phoiơbắc buộc phải đi đến chỗ thừa nhận rằng cái mà Hêghen đã nói

tới: sự tồn tại của "ý niệm tuyệt đối" trước khi có thế giới, sự "tồn tại từ trước
của những phạm trù lôgíc" trước khi có thế giới, không phải là cái gì khác, mà
chỉ là tàn dư hư ảo của lòng tin vào một đấng sáng tạo siêu phàm; rằng thế
giới vật chất, cảm thấy được bằng giác quan, thế giới mà bản thân chúng ta
cũng thuộc về đấy là hiện thân duy nhất; rằng ý thức, cũng như tư duy của
chúng ta, dù có vẻ siêu cảm giác như thế nào đi chăng nữa, cũng chỉ là sản
phẩm của một khí quan vật chất, nhục thể, tức là bộ óc. Vật chất không phải
là sản phẩm của tinh thần, mà chỉ có bản thân tinh thần mới là sản phẩm tối
cao của vật chất. Đó dĩ nhiên là chủ nghĩa duy vật thuần tuý. Nhưng đạt tới
điểm đó rồi thì đột nhiên Phoiơbắc dừng lại. Ông không thể khắc phục được
thành kiến triết học thông thường, tức là thành kiến không phải đối với thực
chất của vấn đề, mà đối với từ "chủ nghĩa duy vật"…ở đây, Phoiơbắc lẫn lộn
chủ nghĩa duy vật, với tư cách là thế giới quan chung dựa trên một quan điểm
nào đó về quan hệ giữa vật chất và tinh thần, với hình thức đặc thù của thế
giới quan ấy trong một giai đoạn lịch sử nhất định" [25, tr.408-409].
Năm 1841, L.Phoiơbắc cho xuất bản một tác phẩm lớn nữa trong sự
nghiệp sáng tạo triết học của mình - tác phẩm mà với nó, ông đã "đưa một



19
cách không úp mở chủ nghĩa duy vật trở lại ngôi vua" [25, tr.401] - Bản chất
của đạo Cơ đốc. Trong tác phẩm này, với mục đích đặt ra là nhân đạo hoá
thần học, L.Phoiơbắc đã cố gắng chứng minh rằng, tôn giáo chẳng qua chỉ là
ý thức về cái vô hạn và do vậy, nó "không là gì khác ngoài ý thức về cái vô
hạn của ý thức" và trong ý thức về cái vô hạn này, chủ thể ý thức lấy cái vô
hạn của chính bản chất của mình làm đối tượng. Với quan niệm này,
L.Phoiơbắc cho rằng, Thượng đế chẳng qua cũng chỉ là con người, là sự phản
ánh ra bên ngoài cái bản chất bên trong của con người và do vậy, ở những
phương diện khác nhau, Thượng đế thể hiện ra như một thực thể của nhận

thức, như một thực thể đạo đức hay quy luật, như tình yêu,…; rằng trên mọi
phương diện, Thượng đế luôn phù hợp với tính chất hay nhu cầu nào đó của
bản chất con người. "Nếu con người, - L.Phoiơbắc khẳng định, -phải đi tìm sự
hài lòng nơi Thượng đế, họ phải tìm thấy chính mình nơi Thượng đế" [Dẫn
theo: 37, tr.425]. Do vậy, theo ông, khi quan niệm Thượng đế như một đấng
sáng tạo toàn năng tồn tại tách biệt với con người, tồn tại bên ngoài và đứng
trên con người, tôn giáo đã phải biện dẫn đến niềm tin vào "sự mặc khải" và
vì thế, tôn giáo đã tước mất sự cảm nhận thiêng liêng nhất trong con người -
sự cảm nhận về chân lý. Không chỉ thế, trong tác phẩm này, L.Phoiơbắc còn
đưa ra và chứng minh rằng, "tự nhiên tồn tại độc lập đối với mọi triết học. Nó
là cơ sở trên đó con người chúng ta - bản thân chúng ta cũng là sản phẩm của
tự nhiên - đã trưởng thành. Ngoài tự nhiên và con người ra không còn có gì
nữa cả, và những tạo vật cao siêu do trí tưởng tượng tôn giáo của chúng nặn
ra, chỉ là những phản ánh hư ảo của chính thực thể của chúng ta thôi" [25,
tr.401]. Với những nội dung này, ngay khi mới ra đời, Bản chất của đạo Cơ
đốc đã gây nên một tiếng vang lớn trong giới lý luận Đức đương thời và theo
Ph.Ăngghen, với "tác dụng giải phóng" tư tưởng của nó, nó đã đem lại cho tất
cả những người mang tư tưởng duy vật một sự "phấn khởi" và khiến họ, trong
đó có cả ông và C.Mác, "lập tức trở thành môn đồ của Phoiơbắc", tư tưởng



20
mới mẻ này của L.Phoiơbắc "đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Mác", được C.Mác
"đón chào… một cách nhiệt liệt" [Xem: 25, tr.401].
Liên tục trong hai năm liền, năm 1842 và 1843, L.Phoiơbắc lần lượt cho
ra đời hai tác phẩm lớn nữa trong sự nghiệp sáng tạo triết học của ông -
Những luận cương mở đầu cho cuộc cải cách triết học (1842) và Những
nguyên lý cơ bản của triết học tương lai (1843). Trong các tác phẩm này,
L.Phoiơbắc đã mở ra một hướng đi mới cho triết học tương lai - tìm kiếm sự

bí ẩn của triết học ngay trong giới tự nhiên và con người. Khẳng định đây là
hướng đi mà ông đã lựa chọn: "Quan điểm của tôi chỉ có thể biểu đạt trong
hai từ: giới tự nhiên và con người" [30, t.II, tr.515] và cũng là hướng đi mà
triết học tương lai cần hướng tới, L.Phoiơbắc kêu gọi các nhà triết học: hãy
quan sát giới tự nhiên và con người, bạn sẽ thấy trong đó những sự bí ẩn của
triết học [Xem: 30, t.I, tr.129].
Thực hiện ý tưởng cao đẹp đó với hy vọng tìm ra một thứ triết học mới -
triết học của tương lai, triết học của con người, triết học "biến con người, kể
cả giới tự nhiên với tư cách nền tảng của con người, thành đối tượng duy
nhất, phổ biến, cao nhất… và do vậy, nó cũng biến nhân bản học, kể cả sinh
lý học, thành khoa học phổ biến" [30, t.I, tr.243], trong hai tác phẩm này,
L.Phoiơbắc đã đưa ra là cố gắng luận giải mối quan hệ giữa con người và giới
tự nhiên, giữa tư duy và tồn tại, giữa người với người, để từ đó, đi đến kết
luận rằng, con người không phải là sản phẩm của Thượng đế như các nhà thần
học đã quan niệm, cũng không phải là sự "tha hoá" của ý niệm tuyệt đối như
Hêghen đã khẳng định, mà là sản phẩm của giới tự nhiên, là sản phẩm tiến
hoá cao nhất của giới tự nhiên, là thực thể, động vật có đời sống tinh thần.
Hoạt động khoa học với những thành tựu vĩ đại như vậy, nhưng trong đời
sống chính trị, L.Phoiơbắc chưa bao giờ là một nhà cách mạng thực thụ; thậm
chí, ông cũng không phải là nhà hoạt động chính trị tích cực. Tuy nhiên, dẫu
phải sống nhiều năm tháng trong cuộc đời ở vùng nông thôn hẻo lánh,
L.Phoiơbắc không bao giờ xa rời đời sống xã hội và cũng không bao giờ tỏ ra



21
thụ động trước những biến cố lịch sử, trước những biến động lớn lao của đời
sống xã hội.
Sống trong sự giám sát của chính quyền nhà nước và luôn tỏ thái độ căm
ghét chế độ thần quyền và giáo hội Đức đương thời, song L.Phoiơbắc vẫn

không vì thế mà ghét bỏ đất nước, ông luôn trăn trở, suy tư về số phận nước
Đức. Sống, theo ông, là cuộc đấu tranh nội tâm không ngừng nghỉ để chống
lại hệ thống chính thể xã hội đương thời và xây dựng một thể chế xã hội dân
chủ. Vì thái độ chống đối thần quyền và giáo hội, vì khát vọng sống là để đấu
tranh cho thể chế xã hội dân chủ, ông đã hai lần bị nhà cầm quyền đương thời
cho cảnh sát khám xét nơi ở vào các năm 1843 và 1851. Song, nhà triết học
mang tư tưởng tự do L.Phoiơbắc không bao giờ chùn bước trước thần quyền,
không bao giờ tỏ ra ngần ngại khi bóc trần bản chất của chính thể nhà nước
quân chủ lập hiến, chuyên chế ở nước Đức khi đó - chính thể nhà nước mà
ông coi là phi đạo đức, là một tổ chức nhà nước chống lại các quyền tự nhiên,
vốn có của con người. Ông công khai thừa nhận mình là người theo chính thể
dân chủ từ đầu đến chân, là một công dân của nhà nước cộng hoà - chính thể
nhà nước tương lai, và luôn hy vọng có một ngày nào đó, mọi công dân Đức
sẽ nhất loạt đứng lên lật đổ nhà nước đương thời để thiết lập chính thể cộng
hoà.
Mong muốn là vậy, nhưng lực bất tòng tâm và cũng do không hiểu được
bản chất đích thực của các quy luật xã hội, nên L.Phoiơbắc đã không tìm ra
con đường chân chính để cải tạo xã hội đương thời. Mặc dù quan niệm về một
nền cộng hoà dân chủ của ông đã góp phần đáng kể vào việc chuẩn bị về
phương diện tư tưởng cho sự bùng nổ của cuộc cách mạng tư sản Đức năm
1848, nhưng như V.I.Lênin nhận xét, do "đã không hiểu" về cuộc cách mạng
này, nên khi cách mạng nổ ra, L.Phoiơbắc đã không tham gia vào cuộc cách
mạng tư sản Đức 1848 [Xem: 20, tr.49]. Tuy không trực tiếp tham gia vào
cuộc cách mạng tư sản Đức 1848, song trước bầu không khí cách mạng sôi
sục, trước làn sóng cách mạng mạnh mẽ ở nước Đức khi đó, L.Phoiơbắc đã



22
nhận lời thỉnh cầu tham gia giảng dạy triết học cho sinh viên. Và, từ tháng 10

năm 1848 đến tháng 3 năm 1849, ông đã giảng 30 chuyên đề triết học và tôn
giáo tại các giảng đường của Đại học Heidenlbegrg. Bị hấp dẫn và cuốn hút
không chỉ bởi nội dung bài giảng, mà cả bởi tinh thần nhiệt tình cách mạng
của L.Phoiơbắc, trong các buổi ông lên lớp, giảng đường thường chật kín
không chỉ sinh viên, mà còn cả công nhân và những người lao động. Sinh
viên và những người nghe giảng khác không chỉ say sưa lắng nghe những
luận cứ mà L.Phoiơbắc đưa ra để phê phán và bác bỏ cả tôn giáo lẫn chủ
nghĩa duy tâm mà còn hứng khởi trước sự lên án mạnh mẽ của ông đối với thể
chế quân chủ chuyên chế ở nước Đức đương thời.
Sau thất bại của cuộc cách mạng tư sản Đức 1848, L.Phoiơbắc vẫn giữ
thái độ thù địch và bất hợp tác với giới cầm quyền nước Đức khi đó. Với thái
độ này, ông đã phải hứng chịu sự giám sát còn chặt chẽ hơn trước của chính
quyền nhà nước. Không muốn tiếp tục chịu đựng sự kìm chế này thêm nữa và
trước bầu không khí chính trị ngột ngạt ở nước Đức nói riêng, ở châu Âu cùng
thời điểm đó nói chung, L.Phoiơbắc có ý định rời bỏ nước Đức để đến cư trú
chính trị tại Mỹ - đất nước mà khi đó, nhiều người trong số bạn bè ông và
trong giới trí thức Đức đã đến cư trú, vì họ coi đây là đất nước tự do và dân
chủ. Song, vì nguồn tài chính quá eo hẹp của gia đình và bản thân ông,
L.Phoiơbắc đã vừa phải từ bỏ dự định này của mình. Buộc phải ở lại Đức
trong một bối cảnh như vậy, nhưng không lúc nào ông không mong muốn tự
do và dân chủ cho nước Đức quê hương. Khát vọng này đã được ông bày tỏ
trong những bức thư gửi cho bạn bè và trong những ghi chép của ông ở thời
kỳ này.
Năm 1850, L.Phoiơbắc cho đăng tải một bài báo với tựa đề Khoa học tự
nhiên và cách mạng. Trong bài báo này, ông đã thẳng thắn tố cáo sự kiểm
duyệt gay gắt của chính quyền nhà nước đối với công việc và thành quả
nghiên cứu của các nhà khoa học.




23
Năm 1851, L.Phoiơbắc đã biên soạn lại các bài giảng về triết học và tôn
giáo mà ông đã giảng tại Đại học Heidelbegrg từ tháng 10 năm 1848 đến
tháng 3 năm 1849 và cho xuất bản sách với tên gọi Những bài giảng về bản
chất của tôn giáo. Trong "bài tựa" ghi ngày mùng 1 tháng 1 năm 1851 mà
L.Phoiơbắc viết cho tập bài giảng này, ông đã đưa ra lý do giải thích vì sao
ông không tham gia vào cuộc cách mạng tư sản Đức 1848. Ông viết: "Cần lưu
ý rằng, những bài giảng này là biểu hiện duy nhất cho hoạt động cách mạng
của tôi trong thời kỳ cách mạng 1848. Trong những sự kiện bạo động, các
cuộc họp mang nội dung chính trị và phi chính trị của thời kỳ này, tôi chỉ
tham gia với tư cách nhân chứng, người dự thính vì một lý do đơn giản là: tôi
không thể tham gia vào một cuộc cách mạng mà kết cục của nó là nhục nhã
và vô nghĩa. Ngay từ đầu, tôi đã cảm nhận được và thấy trước sự thất bại của
cuộc cách mạng này" [30, t.II, tr.492]. Cũng trong "bài tựa" này, khi nói về
triển vọng của cuộc cách mạng dân chủ tư sản Đức, L.Phoiơbắc cho rằng,
"nếu cách mạng lại nổ ra một lần nữa và nếu tôi tham gia một cách tích cực
vào cuộc cách mạng này, thì các bạn, với niềm tin tôn giáo của mình, có thể
tin tưởng rằng, cuộc cách mạng đó sẽ thắng lợi, chế độ quân chủ và chế độ
đẳng cấp sẽ đi đến ngày kết thúc. Thế nhưng, thật đáng tiếc, tôi không hy
vọng nhìn thấy một cuộc cách mạng như vậy. Theo quan điểm riêng, tôi
không thừa nhận bất cứ một Thượng đế nào và cũng vì thế, tôi không thừa
nhận có sự huyền diệu nào đó trong lĩnh vực chính trị" [30, t.II, tr.491].
Những lời tuyên bố cách mạng này của L.Phoiơbắc càng khiến cho ông
phải hứng chịu sự kiểm duyệt và theo dõi gắt gao từ phía chính quyền nhà
nước. Bằng chứng là, đầu năm 1851, khi ông đến thành phố Laixích để thảo
luận với nhà xuất bản và bạn bè kế hoạch xuất bản các tác phẩm của mình,
ông đã bị cảnh sát ngăn trở và cùng lúc, nơi ông ở cũng bị quan chức địa
phương cho người đến lục soát. Mặc dù buộc phải sống và làm việc trong một
hoàn cảnh như vậy, song điều đó không hề làm giảm sút tinh thần cách mạng
ở nhà triết học vốn đã mang tư tưởng cách mạng cấp tiến này. Ông liên tục

×