Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình Mác và Ăngghen xây dựng chủ nghĩa xã hội khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 93 trang )




1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



BÙI LAN PHƯƠNG


SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG
QUÁ TRÌNH MÁC VÀ ĂNGGHEN XÂY DỰNG VÀ PHÁT
TRIỂN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Triết học







Hà nội - 2012




2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



BÙI LAN PHƯƠNG


SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG
QUÁ TRÌNH MÁC VÀ ĂNGGHEN XÂY DỰNG VÀ PHÁT
TRIỂN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Triết học
Mã ngành: 60.22.80


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH TRIẾT HỌC





Hà nội - 2012





6
MỤC LỤC





NỘI DUNG 14
CHƯƠNG 1 14
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 14
1.1 Bối cảnh lịch sử và tiền đề tư tưởng cho sự ra đời quan niệm của
Mác và Ăngghen về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. 15
1.1.1 Bối cảnh lịch sử 15
1.1.2 Tiền đề tư tưởng cho sự ra đời quan niệm của Mác và Ăngghen
về lý luận và thực tiễn, sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. 27
- Những quan điểm về lý luận trong triết học trước Mác 27
- Những quan điểm về thực tiễn trong triết học trước Mác 35
1.2 Quan niệm của C. Mác và Ph. Ăngghen về lý luận và thực tiễn,
nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn 39
1.2.1 Quan niệm về lý luận của Mác và Ăngghen 39
1.2.2 Quan niệm về thực tiễn của Mác và Ăngghen 42
1.2.3 Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn theo quan
niệm của Mác và Ăngghen 44
1.3 Ý nghĩa của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đối với
sự phát triển lý luận về xã hội 47
CHƯƠNG 2 49
MÁC, ĂNGGHEN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC TRÊN NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ 49
2.1 Quá trình Mác và Ăngghen từng bước xây dựng và phát triển lý
luận chủ nghĩa xã hội khoa học theo nguyên tắc thống nhất giữa lý
luận và thực tiễn 49
2.1.1 Bước đầu hoạt động chính trị - xã hội của Mác và Ăngghen 50
2.1.2 Bước chuyển từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường
chủ nghĩa xã hội của Mác và Ăngghen trên cơ sở thống nhất giữa lý
luận và thực tiễn xã hội trong giai đoạn 1842 - 1843 53



7
2.1.3 Sự chuyển biến hoàn toàn của Mác và Ăngghen từ lập trường
dân chủ cách mạng sang lập trường chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn
1843 - 1844 60
2.1.4 Giai đoạn đề xuất những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa xã hội
khoa học của Mác và Ăngghen thời kỳ 1844 - 1846 63
2.1.5 Giai đoạn hoàn thiện đầu tiên của Mác và Ăngghen trong quá
trình xây dựng lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học trên cơ sở thống
nhất giữa lý luận và thực tiễn 77
2.2 Ý nghĩa của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đối với
việc xây dựng lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt nam hiện nay 83
KẾT LUẬN 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90




















8









MỞ ĐẦU







1. Lý do chọn đề tài
Lý luận và thực tiễn có sự thống nhất biện chứng với nhau: lý luận là sự
tổng kết khái quát thực tiễn, ngược lại thực tiễn lại chính là cơ sở để xây dựng
và phát triển lý luận. Đó là nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện
chứng cũng như của chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung.
Mặc dù sự ra đời và phát triển của lý luận gắn liền với thực tiễn nhưng
trong quá trình phát triển của mình lý luận vẫn có tính độc lập tương đối của
nó. Sở dĩ lý luận có tính độc lập tương đối ấy vì lý luận là sự phản ánh sang
tạo sự tổng kết thực tiễn nên lý luận có thể phát triển “vượt trước” thực tiễn.
Lý luận về chủ nghĩa xã hội đã được nhiều nhà tư tưởng tiến bộ trước
Mác nêu lên như: Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê, Ô-oen … Những hệ thống lý luận



9
đó đã phản ánh những mâu thuẫn của xã hội tư bản và dự báo về sự ra đời
của một xã hội mới thay cho chủ nghĩa tư bản. Đó là xã hội xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên do hạn chế về điều kiện lịch sử, đồng thời chưa nhận thức
đúng vai trò lịch sử của giai cấp vô sản nên những lý luận về chủ nghĩa xã hội
của các nhà tư tưởng lúc bấy giờ chưa chỉ ra được con đường đúng đắn của
quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội như thế nào. Những hệ thống lý luận về chủ
nghĩa xã hội đó chưa phù hợp với thực tiễn của cuộc đấu tranh cách mạng của
giai cấp vô sản. Do vậy, chúng chưa được gọi là chủ nghĩa xã hội khoa học.
Trên cơ sở quan điểm duy vật về lịch sử, đánh giá đúng vai trò của thực
tiễn đối với quá trình nhận thức nói chung và nhận thức lý luận về xã hội nói
riêng, Mác và Ăngghen đã xây dựng lý luận khoa học về chủ nghĩa xã hội.
Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội khoa học với tư cách là một hệ
thống lý luận khoa học là một quá trình hoạt động lý luận tích cực kết hợp với
quá trình đấu tranh cách mạng rất phức tạp của Mác và Ăngghen trong đó

hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn luôn gắn bó và đi liền với nhau.
Lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời có ý nghĩa to lớn đối với cuộc
đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản. Nó đưa phong trào đấu tranh cách
mạng của giai cấp vô sản phát triển từ chỗ tự phát lên tự giác.
Việc nhận thức đúng nội dung khoa học của chủ nghĩa xã hội khoa học
có ý nghĩa rất quan trọng để xác định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trên
thế giới nói chung và nước ta nói riêng.
Nhưng để nhận thức đúng nội dung khoa học của chủ nghĩa xã hội khoa
học thì cần phải nghiên cứu sâu sắc quá trình ra đời và phát triển của nó. Từ
đó tìm được quy luật khách quan chi phối sự vận động và phát triển của xã
hội nói chung và sự ra đời của xã hội xã hội chủ nghĩa nói riêng.
Với ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài luận văn của mình là : “Sự thống nhất
giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình Mác và Ăngghen xây dựng chủ nghĩa
xã hội khoa học”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời như một cuộc cách mạng về lý luận xã
hội, bởi nó đã làm sáng tỏ vai trò của giai cấp vô sản và quần chúng lao động



10
do đảng mácxít lãnh đạo trong quá trình đấu tranh nhằm cải biến xã hội tư
bản, cải biến xã hội dựa trên chế độ người bóc lột người, thống trị giai cấp, để
xây dựng hình thái kinh tế - xã hội mới – hình thái kinh tế - xã hội cộng sản
chủ nghĩa.
Ở Việt Nam, chủ nghĩa xã hội khoa học đã được du nhập vào từ rất sớm
với sự tuyên truyền của Đảng Cộng Sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh.
Dưới ánh sáng lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học, nhân dân ta đã giành được
độc lập tự do cho đất nước, do vậy, việc nghiên cứu về chủ nghĩa xã hội khoa
học được nhiều nhà nghiên cứu tham gia. Trong luận văn này, tác giả chỉ tập

trung khảo sát một số tác phẩm, tài liệu liên quan trực tiếp đến đề tài.
- Đối với sách chuyên khảo tiêu biểu phải kể đến tác phẩm “Lê-nin và
vai trò của thực tiễn trong nhận thức” của M.A.Tác-khốp-va. Tác phẩm do
nhà xuất bản Trường Đại học Mát-xcơ-va xuất bản năm 1959 nhân kỷ niệm
50 năm ngày xuất bản cuốn “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm
phê phán” của V.I. Lê-nin. Tác phẩm giới thiệu những luận điểm của Lê-nin
về vai trò của thực tiễn trong nhận thức trong một loạt tác phẩm như “Chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, “Bút ký triết học”, “Lại
bàn về công đoàn” … Tác phẩm nêu bật quan điểm của Lê-nin về vai trò của
thực tiễn trong hoạt động nhận thức của loài người nói chung, cũng như đối
với hoạt động của giai cấp công nhân. Từ đó, tác phẩm đề cập đến những
quan điểm đúng đắn trong hoạt động lý luận gắn liền với hoạt động mạnh mẽ
của phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản.
Tác phẩm “25 vấn đề lý luận cán bộ và quần chúng quan tâm” của Cục
lý luận Ban Tuyên truyền Đảng Cộng Sản Trung Quốc, do Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia dịch và xuất bản năm 2003 với nhan đề “25 vấn đề lý luận
trong công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc”. Tác phẩm bàn về vai trò của
lý luận cách mạng đối với quần chúng Trung Quốc trong sự nghiệp xây dựng
đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc trên quan điểm
chủ nghĩa Mác, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình và thuyết
ba đại diện. Lý luận đó có vai trò lãnh đạo thực tiễn cách mạng Trung Quốc.
Nó thể hiện sự sáng tạo, bám sát vào thực tế phát triển của thời đại. Tác phẩm



11
cung cấp nhiều thông tin quý báu về mối liên hệ chặt chẽ giữa lý luận cách
mạng và thực tiễn cách mạng của nhân dân Trung Quốc.
Tác phẩm “Những quan điểm cơ bản của C. Mác và Ph.Ăngghen –
Lênin về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ” chủ biên: Nguyễn Trọng Chuẩn,

Phạm Văn Đức, Hồ Sĩ Quý (đồng chủ biên), Hà Nội, NXB Chính trị quốc gia,
1997. Trong tác phẩm, các tác giả đã trình bày quá trình hình thành và phát
triển quan điểm của Mác, Ăngghen và Lênin về chủ nghĩa xã hội, thời kỳ quá
độ và khả năng đi lên chủ nghĩa xã hội không qua chế độ tư bản chủ nghĩa, về
cách thức xây dựng chủ nghĩa xã hội ở giai đoạn phát triển nhất. Các tác giả
cũng làm sáng tỏ những tư tưởng, luận điểm cơ bản của các nhà sáng lập ra
chủ nghĩa xã hội khoa học đến nay vẫn đúng; phân tích các luận điểm không
còn thích hợp trong điều kiện lịch sử. Từ đó, tác phẩm đề xuất một số kiến
nghị về lý luận xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
phù hợp với nước ta và đắc điểm thời đại ngày nay.
- Tác phẩm “Về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam”, Gs. Nguyễn Đức Bình, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
Tác phẩm gồm 3 phần: phần 1 đề cập đến con đường cứu nước và giải phóng
dân tộc của Việt Nam ta. Phần 2, tổng kết mô hình về chủ nghĩa xã hội, nêu
lên những thành tựu và hạn chế của nó. Từ đó trình bày quá trình đổi mới từ
tư duy đến cách thức tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, nhận
xét tổng quan về thời kỳ đổi mới. Phần 3, đề cập đến con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội của nước ta hiện nay. Tác phẩm là một tài liệu tham khảo có giá
trị cho những nhà hoạch định chính sách, những nhà nghiên cứu lý luận cũng
như những người chỉ đạo hoạt động thực tiễn – các nhà quản lý.
- Đề tài khoa học cấp nhà nước: “Chủ nghĩa xã hội: Từ lý luận đến thực
tiễn. Những bài học kinh nghiệm chủ yếu”, Gs.Ts Lê Hữu Tầng. NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2003. Đề tài đã được nghiệm thu và xuất bản thành sách phục
vụ công tác nghiên cứu và chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Cuốn sách là một công
trình nghiên cứu công phu, mang tính hệ thống và khái quát, làm sáng tỏ phương
diện từ lý luận đến thực tiễn của chủ nghĩa xã hội khoa học. Từ đó, tác phẩm đề



12

cập đến một số bài học kinh nghiệm cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta.
- Bàn trực tiếp vào vấn đề thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, với tư
cách là đề tài nghiên cứu cá nhân, gồm có một số luận án sau:
Luận án của tác giả Đỗ Trọng Hưng với đề tài “Nguyên tắc thống nhất biện
chứng giữa lý luận và thực tiễn” chủ yếu bàn về các quan điểm về lý luận và
thực tiễn, cũng như sự thống nhất biện chứng giữa chúng từ thời cổ đại cho tới
giai đoạn Mác – Lê-nin. Đặc biệt, luận văn đã chỉ ra sự vận dụng nguyên tắc này
của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam vào tiến trình xây dựng và bảo
vệ đất nước.
Còn tác giả Đào Hữu Hải lại nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu tư tưởng Hồ
Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, chống chủ nghĩa giáo
điều trong quá trình cách mạng Việt Nam”. Luận văn đi sâu vào hệ thống hóa
những quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ biện chứng giữa lý luận
và thực tiễn, từ đó chỉ ra những đóng góp của sự vận dụng nguyên tắc đó
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Nhìn chung, các tác phẩm nói trên đều có nhiều ý kiến đóng góp đáng
quý đối với những người muốn tìm hiểu về tính thống nhất giữa lý luận và
thực tiễn trong chủ nghĩa xã hội. Song, các tác phẩm trên còn chưa trình bày
chính diện về tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình xây
dựng lý luận chủ nghĩa xã hội - đặc biệt là quá trình Mác và Ăngghen bước
đầu xây dựng lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ sự thống nhất giữa lý luận
và thực tiễn trong quá trình Mác và Ăngghen xây dựng chủ nghĩa xã hội khoa
học giai đoạn từ 1844 – 1848 qua một số tác phẩm tiêu biểu. Qua đó rút ra ý
nghĩa của vấn đề này trong việc nhận thức lý luận về xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam.
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có những nhiệm
vụ sau:




13
- Phân tích bối cảnh và những tiền đề tư tưởng cho hoạt động lý luận của
Mác và Ăng ghen giai đoạn 1844 – 1848.
- Làm rõ sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình Mác và
Ăngghen xây dựng chủ nghĩa xã hội khoa học giai đoạn 1844 – 1848.
- Rút ra ý nghĩa của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đối
với việc nhận thức lý luận về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình Mác và Ăngghen hoạt
động lý luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội khoa học, trong đó giải
quyết mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn xã hội.
- Phạm vi nghiên cứu: luận văn chỉ tập trung nghiên cứu sự thống nhất
giữa lý luận và thực tiễn từng bước được thực hiện trong quá trình Mác và
Ăngghen xây dựng lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học giai đoạn 1844 – 1848,
tập trung vào các tác phẩm tiêu biểu sau:
1/ “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hê-ghen – Lời nói đầu”
(cuối năm 1843 – tháng 1 năm 1844)
2/ “Lược thảo phê phán khoa kinh tế chính trị học”
3/ “Bản thảo kinh tế - triết học” (1844)
4/ “Gia đình thần thánh” hay “Phê phán sự phê phán có tính chất phê
phán” (tháng 9 – 11 năm 1844, xuất bản năm 1845)
5/ “Hệ tư tưởng Đức” (tháng 11 năm 1845 đến tháng 4 năm 1846)
6/ “Sự khốn cùng của triết học” (1847)
7/ “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản (1848)
Và một số bài báo, tác phẩm khác cùng thời kỳ này của Mác và Ăngghen.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện

chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử về mối quan hệ biện chứng giữa tư duy và
tồn tại, giữa ý thức và vật chật, giữa ý thức xã hội và tồn tại xã hội.
- Phương pháp nghiên cứu: luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp
như: phân tích và tổng hợp, lô-gich và lịch sử, diễn dịch và quy nạp …
6. Đóng góp của luận văn



14
- Luận văn đã trình bày được một cách hệ thống sự thống nhất giữa lý
luận và thực tiễn trong quá trình Mác và Ăngghen xây dựng và phát triển lý
luận chủ nghĩa xã hội khoa học thể hiện qua một số tác phẩm của các ông
trong giai đoạn 1844 – 1848.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho mảng kiến thức về
chủ nghĩa xã hội khoa học và về lịch sử tư tưởng chủ nghĩa xã hội.
7. Kết cấu của luận văn




- Ngoài Phần mở đầu, luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.











NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN




15
1.1 Bối cảnh lịch sử và tiền đề tư tưởng cho sự ra đời quan niệm
của Mác và Ăngghen về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
Vấn đề lý luận và thực tiễn là một trong những khái niệm cơ bản của mọi
trường phái triết học. Đứng trên những lập trường quan điểm khác nhau các
nhà triết học ở mỗi giai đoạn lịch sử đều đưa ra những quan niệm của mình về
lý luận và thực tiễn khác nhau. Song, do hạn chế về lập trường và hoàn cảnh
lịch sử cụ thể nên các quan điểm của họ mới chỉ đề cập đến một số mặt của lý
luận và thực tiễn. Tuy nhiên, những quan niệm đó cũng là tiền đề cho sự ra
đời tư tưởng của Mác và Ăngghen về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
1.1.1 Bối cảnh lịch sử
- Tình hình kinh tế - chính trị tại Châu Âu từ 1815 đến 1848
Tình hình chính trị nói chung ở Châu Âu thời kỳ này bước vào thời kỳ
đầy biến động. Nước Anh, Pháp nói chung đã hoàn thành cách mạng dân chủ
tư sản: nước Anh với cách mạng tư sản 1640-1688, Pháp với cách mạng tư
sản 1789-1794. Các cuộc cách mạng tư sản này đã lật đổ chế độ phong kiến,
quét sạch những rào cản kìm hãm lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa, tạo
tiền đề thuận lợi cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Bên cạnh đó, các thế lực phong kiến ra sức phục hồi và củng cố lại địa vị
đã bị lung lay do ảnh hưởng của cách mạng tư sản. Tuy nhiên, trong đà đi lên
của lịch sử, phong trào cách mạng tư sản vẫn liên tiếp diễn ra trong những năm

20 – 30 của thế kỷ XIX ở Châu Âu.
Năm 1820 – 1823, cách mạng diễn ra ở Tây Ban Nha với động lực từ tầng
lớp tư sản tiến bộ, nông dân và bình dân thành thị có sự góp phần quan trọng từ
lực lượng quân đội. Trước cao trào của cách mạng, vua Phec-đi-năng VII phải
thừa nhận hiến pháp sửa đổi, do đó một số cải cách tư sản được tiến hành. Song
do lãnh đạo phong trào là những phần tử quý tộc sĩ quan cao cấp, họ không muốn
thực sự tiến hành cải cách dân chủ tư sản, không đi theo con đường cách mạng.
Do vậy, với sự giúp sức từ quân đội của Đồng minh thần thánh ( “Đồng minh
thần thánh” là sự hợp tác của Anh, Pháp, Phổ, Áo với mục đích ngăn chặn triều
đại Buốc-bông phục hồi trên đất Pháp và đàn áp các phong trào cách mạng của
quần chúng) và các thế lực phản động trong nước cuộc cách mạng đã bị dập tắt.



16
Tháng 7 năm 1820 một cuộc khởi nghĩa đòi thực hiện hiến pháp tư sản đã
nổ ra ở Ý. Ngọn lửa cách mạng nhanh chóng lan ra trên cả nước song trước sự
đàn áp và can thiệp của Đồng minh thần thánh phong trào cũng bị dập tắt. Sự
thiếu liên hệ với quần chúng nhân dân và tư tưởng hẹp hòi là nguyên nhân chủ
quan làm cho cách mạng yếu ớt, không thể đứng vững được.
Năm 1821, một cao trào cách mạng diễn ra ở Hy lạp nhằm chống lại ách
thống trị của Thổ Nhĩ Kỳ và mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Nhân
dân Hy lạp đã đấu tranh hết sức anh dũng và giành được độc lập năm 1830.
Năm 1830, một cuộc cách mạng tư sản lại bùng nổ tại Pháp nhằm lật đổ
nền thống trị của triều đại Buốc-bông. Thay thế vào đó là nền quân chủ tháng
Bảy do Lui Philip làm vua, đại diện cho lợi ích của bộ phận tư sản ngân hàng.
Song đó chưa phải là một chính phủ chung của giai cấp tư sản mà chỉ ở trong
tay một nhóm nhỏ những nhà quý tộc tài chính. Do vậy, mâu thuẫn giữa giai cấp
tư sản nói chung với bộ phận giai cấp tư sản chính quyền là một điều không thể
tránh khỏi và dẫn đến một cuộc cách mạng mới.

Cuộc cách mạng 1830 tại Pháp có sức ảnh hưởng to lớn đến Châu Âu.
Hàng loạt phong trào đấu tranh đòi độc lập và dân chủ bùng nổ trên toàn lục địa.
Đầu tiên phải kể tới cuộc khởi nghĩa dân tộc ở Ba Lan nhằm chống lại ách thống
trị của Sa hoàng Nga. Dù cuộc khởi nghĩa rất được dư luận ủng hộ nhưng cuối
cùng bị đàn áp và dẫn tới thất bại.
Cùng năm 1830, cách mạng tư sản cũng diễn ra tại Bỉ nhằm chống lại ách
thống trị của Hà Lan. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Bỉ liên
tiếp giành được thắng lợi, buộc chính phủ Hà Lan phải thừa nhận nền độc lập
của Bỉ.

Cao trào cách mạng dân chủ tư sản 1848 tại Châu Âu
Tại Pháp, đầu năm 1848, tình thế cách mạng đã chín muồi, các tầng lớp
nhân dân bất mãn trước những chính sách phản động của nền Quân chủ tháng
bảy do Lui Philip đứng đầu. Phong trào đòi cải cách chế độ tuyển cử diễn ra
mạnh mẽ. Quần chúng nhân dân đã tiến hành một cuộc biểu tình lớn ở Pari đòi
cải cách tuyển cử. Nhiều cuộc xung đột đã nổ ra giữa cảnh sát, binh lính và



17
người biểu tình. Xung đột lên tới đỉnh điểm khi người biểu tình chiếm lấy các vị
trí chiến lược, chuyển Pari vào tay nghĩa quân. Vua Lui Philip bỏ chạy sang
Anh. Ngai vàng bị lôi ra quảng trường và bị đốt trong tiếng hò reo của nhân dân.
Sau 18 năm thống trị (1830 – 1848) nền quân chủ tháng Bảy hoàn toàn sụp
đổ. Ngày 25 – 2 – 1848 nền cộng hòa thứ hai được tuyên bố thành lập. Chính
phủ lâm thời là sự thỏa hiệp giữa các giai cấp khác nhau đã cùng lật đổ nền quân
chủ tháng Bảy. Song, về thực chất đa số đại biểu trong chính phủ là các đại biểu
của giai cấp vô sản. Chính phủ lâm thời thông qua nhiều quyết định nhằm dàn
hòa xung đột giữa công nhân và chủ xưởng, ngăn ngừa các cuộc bãi công, làm
tê liệt tinh thần cách mạng của quần chúng.

Ngày 22 tháng 6 năm 1848, Chính phủ lâm thời ra hàng loạt sắc lệnh nhằm
tách công nhân ra khỏi Pari và phá hoại phong trào cách mạng của nhân dân.
Công nhân Pari đã ngay lập tức tuyên bố họ không rời khỏi thành phố trước khi
thông qua bản hiến pháp mới đảm bảo tính chất bất khả xâm phạm của chế độ
cộng hòa, đảm bảo “dân chủ, xã hội và nhân dân”.
Trưa ngày 23 tháng 6, tiếng súng giao tranh bắt đầu nổ giữa các chiến lũy
của công nhân và quân đội của chính phủ. Sau ba ngày giao tranh, cuộc khởi
nghĩa của công nhân Pari bị nhấn chìm trong biển máu. 25 nghìn công nhân bị
bắt, 3 nghìn người bị đưa đi đày không xét xử, khắp nước Pháp bao trùm không
khí khủng bố bắn giết.
Cuộc khởi nghĩa tháng Sáu bị thất bại bởi thiếu một trung tâm chỉ đạo
thống nhất. Các chỉ huy chiến lũy không liên hệ được với nhau, không thực hiện
được kế hoạch ban đầu, không có tổ chức thống nhất, thiếu sự lãnh đạo chặt chẽ
và sáng suốt. Giai cấp công nhân Pari tiến hành khởi nghĩa mà không có được
sự ủng hộ rộng rãi của các trung tâm công nghiệp lân cận.
Cuộc khởi nghĩa tháng Sáu bị thất bại nhưng có ý nghĩa lịch sử to lớn. Đây
là cuộc đấu tranh đầu tiên có tính chất vô sản. Mác và Ăngghen đã từng nhận
xét đó là “trận giao chiến lớn đầu tiên đã diễn ra giữa hai giai cấp đối lập trong
xã hội hiện đại. Đó là cuộc đấu tranh để duy trì hoặc để tiêu diệt chế độ tư sản”
[23; tr 45].



18
Tại Áo, tin tức về cuộc cách mạng tháng Hai năm 1848 tại Pari đã thổi
bùng ngọn lửa đấu tranh âm ỉ nhiều năm ở đế quốc Áo. Đến giữa thế kỷ XIX, đế
quốc Áo vẫn ở trong tình trạng lạc hậu dưới sự thống trị của triều đại phong kiến
Hapxbua. Đế quốc Áo là nhà tù của các dân tộc bao gồm nhiều vùng Trung Âu
như: một phần Đức, Bô-hêm, Hunggari, miền Bắc Ý… Cuộc đấu tranh đầu tiên
nổ ra ở Praha ngày 8 – 3 – 1848 và làn sóng cách mạng lan về Viên ngày 13 – 3.

Các chiến lũy mọc trên thành phố, nhân dân bao vây cung điện nhà vua, đội
quân vệ quốc tư sản được thành lập. Trước áp lực của quần chúng, nhà vua đã
lập một nội các gồm các nhân vật thuộc phái tư sản tự do. Tháng 4, hiến pháp
được công bố, quy định chế độ hai viện nhưng tước quyền bầu cử của công
nhân. Điều đó gây ra bất mãn trong quần chúng, nhiều cuộc đấu tranh vũ trang
của công nhân, thợ thủ công, sinh viên xảy ra trên đường phố. Giai cấp tư sản
buộc phải thừa nhận quyền bầu cử của công nhân và tuyên bố phế bỏ thượng
nghị viện. Nhưng chính phủ và nghị viện tư sản tự do không chịu tiếp tục giải
quyết những yêu sách của quần chúng, đặc biệt là vấn đề ruộng đất.
Sợ hãi trước sự lớn mạnh của giai cấp công nhân và phong trào cách mạng
của quần chúng, chính phủ liên kết với thế lực phản động do vua Phéc-đi-năng I
cầm đầu công khai đối lập với nhân dân. Tháng 8, chính phủ công bố sắc lệnh
hạ lương công nhân và đàn áp những cuộc biểu tình của quần chúng. Tháng 10,
chính phủ cử quân đội đi đàn áp cách mạng Hunggari. Các đơn vị quân đội
chống lệnh đó và cùng nhân dân kết nghĩa, kêu gọi khởi nghĩa chống chính phủ
phản động. Hơn 7 vạn quân tinh nhuệ ở khắp nơi được điều về đàn áp cách
mạng Viên. Các lực lượng khởi nghĩa chống cự quyết liệt, bảo vệ từng ngôi nhà,
từng ụ đất. Nhưng đến ngày 1 – 11, cuộc khởi nghĩa Viên hoàn toàn bị dập tắt.
Như vậy, cuộc cách mạng 1848 tại Áo không hoàn thành được nhiệm vụ lật đổ
chế độ quân chủ và giải phóng các dân tộc khỏi ách áp bức của đế quốc Áo.
Tại Đức, đến giữa thế kỷ XIX, Đức vẫn là một quốc gia phong kiến lạc
hậu. Theo quyết định của hội nghị Viên (1815), Đức là một liên bang gồm 31
tiểu vương quốc tách biệt và 4 thành phố tự trị. Quyền lực nhà nước nằm trong
tay giai cấp quý tộc phong kiến của từng vương quốc. Chính sự chia cắt quốc
gia đó đã gây nên nhiều trở ngại đối với sự phát triển của đất nước.



19
Tuy nhiên, do sự tiến bộ kỹ thuật ở Châu Âu, kinh tế công thương nghiệp

Đức bắt đầu phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Giai cấp tư sản và tiểu
tư sản Đức ra đời và phát triển cùng với nền kinh tế thương nghiệp tư bản chủ
nghĩa. Giai cấp công nhân theo đó cũng lớn mạnh. Trong khi đó, giai cấp nông
dân vẫn phải chịu mọi tô thuế và nghĩa vụ phong kiến. Chính sự chuyển biến về
kinh tế và chính trị, những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Đức ngày càng sâu sắc.
Cùng thời gian đó, Chính phủ Phổ lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính,
thiếu tiền, buộc phải tìm đến giai cấp tư sản để vay. Nhưng giai cấp tư sản đã
buộc chính phủ Phổ phải chấp nhận các điều kiện chính trị mới cho vay tiền.
Việc đó đã gây nên sự căm phẫn trong các tầng lớp nhân dân.
Cuối tháng 2 – 1848, cách mạng bắt đầu lan từ miền Nam sang toàn nước
Đức. Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ chỗ đấu tranh đòi quyền tự do báo chí, võ trang
toàn dân, bãi miễn các bộ trưởng phản động và trao quyền cho các đại biểu của
giai cấp tư sản tự do. Những cuộc nổi dậy ở miền Nam nước Đức đã thu được
một số thắng lợi nhất định buộc giai cấp phong kiến phải thay các chính phủ
phản động bằng nội các tư sản tự do.
Từ ảnh hưởng của cách mạng miền Nam, tháng 3 ở Phổ và Bắc Đức cũng
xảy ra nhiều cuộc đấu tranh. Các tầng lớp nhân dân từ thợ thủ công, sinh viên và
các tầng lớp thuộc giai cấp tiểu tư sản đã đề xuất các yêu cầu như ân xá tù chính
trị, lập cơ quan đại diện của nhân dân và thành lập Bộ Lao động. Trước làn sóng
cách mạng của nhân dân, vua Phổ nhượng bộ, hứa sẽ bãi bỏ việc kiểm duyệt báo
chí, sửa đổi hiến pháp, cải tổ Liên bang Đức và triệu tập quốc hội liên bang.
Song, khi công bố dự án cải cách, nhân dân không thỏa mãn vì yêu cầu quân đội
phải rút khỏi thủ đô không được thực hiện. Khi những người biểu tình hô to
“quân đội cút đi” thì hàng loạt súng đã bắn vào quần chúng. Lập tức, công nhân
hô hào đấu tranh đứng lên cướp vũ khí, lập chiến lũy chống lại binh lính và đại
bác. Sau 14 giờ đấu tranh, binh lính dần ngả về nhân dân. Nhà vua buộc phải
nhượng bộ, ra lệnh cho quân lính rút lui khỏi thành phố. Cuộc cách mạng tháng
Ba ở Béc-lin đã tỏ rõ sức mạnh của giai cấp công nhân. Do thắng lợi của cách
mạng, nhà vua Phổ buộc phải thành lập nội các tư sản tự do. Nhưng bộ máy
quan liêu cảnh sát cũ và quân đội vẫn nằm trong tay bọn địa chủ quý tộc. Không




20
có sĩ quan và viên chức cũ nào bị thải hồi. Ở các vương quốc, địa chủ quý tộc
vẫn nắm quyền thống trị. Yêu cầu vũ trang toàn dân không những không được
thực hiện mà giai cấp tư sản tự do lại đồng tình với nhà vua không vũ trang cho
giai cấp công nhân.
Ngày 2 – 4 – 1848, cuộc bầu cử quốc hội toàn Đức được tiến hành đi
ngược lại ý muốn của quần chúng, không có một đại biểu nào của công nhân và
chỉ có một đại biểu nông dân. Tư sản tự do chiếm đại đa số. Song do ảnh hưởng
của thất bại của cuộc khởi nghĩa tháng Sáu ở Pari và cuộc khởi nghĩa tháng
Mười ở Viên, vua Phổ đã lập tức thải hồi các bộ trưởng, giải tán quốc hội để lập
lại chế độ cũ. Như vậy, bọn phản động đã thắng cách mạng do sự phản bội của
giai cấp tư sản.
Ngoài ra, phong trào cách mạng tại Châu Âu thời kỳ 1848 còn ghi nhận
hàng loạt cao trào cách mạng tại Tiệp Khắc, Hunggari, Ý. Song do các thế lực
phản động còn mạnh và sự phản bội của giai cấp tư sản cũng như chưa có ý thức
chính trị rõ ràng nên các cao trào cách mạng của giai cấp vô sản đã bị dập tắt.
Khi phong trào cách mạng tư sản không ngừng diễn ra trên toàn Châu Âu
thì kinh tế tư bản chủ nghĩa đã có những bước tiến quan trọng.
Nước Anh, từ năm 1830, tốc độ phát triển công nghiệp ngày càng tăng, việc
ứng dụng máy móc vào sản xuất ngày càng phổ biến. Các ngành thương nghiệp,
kỹ thuật, luyện kim, đường sắt phát triển nhanh chóng. Điều đó đã thúc đẩy sự
phát triển của thị trường trong nước và tăng cường mối liên hệ kinh tế giữa các
trung tâm công nghiệp. Tuy nhiên, trong thời kỳ phát triển của mình, nền công
thương nghiệp nước Anh không tránh khỏi khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng kinh
tế lớn đầu tiên nổ ra vào năm 1825 và tiếp đó là các cuộc khủng hoảng xảy ra vào
những năm 1837, 1847 gây ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế.
Nước Pháp, đứng hàng thứ hai trong nền kinh tế thế giới. Cuộc cách mạng

công nghiệp trên đất Pháp đang trên đà phát triển với việc sử dụng máy móc
trong sản xuất, luyện kim và khai khoáng. Nhưng tốc độ phát triển kinh tế của
Pháp còn diễn ra chậm chạp, quy mô nhỏ bé do sự tồn tại của chế độ tiểu nông
làm cho thị trường trong nước thu hẹp, nguồn công nhân hạn chế, nguyên liệu ít
ỏi. Hơn nữa sự thống trị của chính quyền Lui Philip cũng là một trở ngại lớn vì



21
bọn quý tộc tài chính chỉ chăm lo làm giàu bằng con đường cho vay chứ không
phải bằng cách phát triển sản xuất. Nước Pháp, cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ
khủng hoảng kinh tế, nhất là cuộc khủng hoảng năm 1847.
Nước Đức, mặc dù quan hệ phong kiến còn chiếm địa vị thống trị, nhưng
về mặt kinh tế cũng đã có một số chuyển biến nhất định. Quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ nhất ở vùng sông Ranh, vì ở đó nhân dân
được phần nào giải phóng khỏi chế độ phong kiến và có nhiều nguyên liệu hơn
cả. Vùng sông Ranh nhanh chóng trở thành một trung tâm công nghiệp của nước
Đức. Tuy nhiên, đến những năm 30 – 40 của thế kỷ XIX thì hình thức công
nghiệp phổ biến vẫn là những công trường thủ công và các công xưởng lớn.
Tình trạng chia cắt đất nước và sự tồn tại của chính quyền phong kiến là nguyên
nhân chủ yếu cản trở sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Đức.
Như vậy, trong giai đoạn 1815 – 1848 các cuộc cách mạng dân chủ tư sản và
cách mạng công nghiệp liên tục diễn ra tại các quốc gia Châu Âu. Ở một số nước,
tuy chưa tiến hành cách mạng dân chủ tư sản nhưng kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng
đã giành được những thành tựa đáng kể. Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ
nghĩa đã tạo ra một nguồn của cải vật chất phong phú và khả năng sản xuất to lớn.
Đồng thời nó cũng tạo ra những mâu thuẫn ngày càng sâu sắc trong xã hội. Bên
cạnh mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chế độ phong kiến, xuất hiện mâu thuẫn
giai cấp giữa tư sản và vô sản. Điều đó đã dẫn tới phong trào công nhân trong thời
kỳ này.

- Phong trào công nhân giai đoạn 1815 – 1848
Giai cấp công nhân ra đời và lớn mạnh theo sự phát triển của chủ nghĩa tư
bản. Song, đời sống của người công nhân thì ngày càng khổ cực do phải chịu sự
bóc lột của cả chủ nghĩa tư bản lẫn chế độ phong kiến. Cách mạng công nghiệp
làm cho số công nhân ngày một đông đảo và tập trung. Nhưng tình cảnh của họ
thì ngày một sa sút và tồi tệ. Ngày lao động của công nhân kéo dài từ 12 đến 16
tiếng và chỉ được lĩnh những đồng lương chết đói. Lao động trẻ em và phụ nữ
được sử dụng rộng rãi trong những điều kiện khắc nghiệt. Họ còn bị nạn thất
nghiệp đe dọa do những cuộc khủng hoảng kinh tế gây nên. Mối mâu thuẫn giữa
vô sản và tư sản là điều không thể tránh khỏi và ngày càng trở nên gay gắt.



22
Ngay từ những ngày đầu tiên trong các công trường thủ công, công nhân đã
chống lại bọn chủ một cách lẻ tẻ và tự phát. Nhưng khi đó, mâu thuẫn chủ yếu
bao trùm xã hội là mâu thuẫn giữa sức sản xuất tư bản chủ nghĩa và quan hệ sản
xuất phong kiến. Công nhân, khi đó chưa tấn công quyết liệt vào giai cấp tư sản
mà còn đi theo giai cấp tư sản “chống lại kẻ thù của kẻ thù mình” tức là chống
phong kiến. Sự tham gia tích cực và thái độ kiên quyết của công nhân trong
những cuộc cách mạng tư sản là bằng chứng không thể chối cãi được. Nhưng do
hạn chế về ý thức và trình độ tổ chức của giai cấp công nhân mà mọi thành quả
cách mạng đạt được thường bị giai cấp tư sản cướp đoạt.
Hình thức phản kháng sơ khai của người công nhân là những cuộc bạo
động tự phát chống lại việc sử dụng máy móc trong sản xuất. Trong buổi đầu
của cách mạng công nghiệp, sự xuất hiện của máy móc không cải thiện đời sống
của công nhân mà thậm chí, nhờ máy móc bọn chủ xưởng càng ra sức bóc lột,
đuổi thợ ra khỏi xưởng gây ra nạn thất nghiệp tràn lan. Cho rằng máy móc là
nguồn gốc của tình trạng thất nghiệp, công nhân nhiều nơi đã tiến hành đấu
tranh bằng cách đập phá máy móc. Phong trào đập phá máy móc và công xưởng

lan nhanh trong các trung tâm công nghiệp. Tất nhiên những cuộc đấu tranh đó
không đem lại kết quả gì ngoài sự tăng cường đàn áp của giai cấp thống trị. Dần
dần, công nhân nhận thấy máy móc không phải là kẻ thù thực sự và hậu quả của
việc đập phá máy móc chỉ là sự trấn áp của chính quyền. Công nhân đã tiến lên
một bước cao hơn là xây dựng công đoàn và tiến hành bãi công. Ngành lao động
ở Anh xây dựng hệ thống công đoàn sớm nhất với mục đích bảo vệ công nhân,
chống lại những hành động bạo ngược của giới chủ, đòi hỏi quy định tiền lương
và chống lại những quy chế khắc nghiệt của chủ xưởng. Những cuộc đấu tranh
ban đầu đó thường chỉ là những cuộc bãi công nhỏ, nên nhanh chóng thất bại
khi bị đàn áp và chưa giải quyết được vấn đề gì lớn.
Qua quá trình đấu tranh, giai cấp công nhân dần dần có ý thức và có tổ
chức hơn. Họ không tiến hành những cuộc đấu tranh chống lại riêng một chủ
xưởng mà tổ chức những cuộc đấu tranh có quy mô lớn hơn, chống lại toàn bộ
giai cấp tư sản, đòi hỏi không riêng quyền lợi kinh tế mà còn có những yêu cầu
chính trị rõ ràng. Cuộc khởi nghĩa ở Ly-ông Pháp năm 1831và 1834, phong trào



23
Hiến chương ở Anh từ 1836 – 1848 và cuộc khởi nghĩa Sê-lê-diên Đức năm
1844 đánh dấu thời kỳ đấu tranh có tính chất độc lập của giai cấp công nhân.
1 - Cuộc khởi nghĩa Ly-ông Pháp 1831 và 1834
Cuộc khởi nghĩa Ly-ông ở Pháp năm 1831 là một sự kiện có ý nghĩa lịch
sử to lớn. Đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân có lực lượng
hùng hậu, kiên quyết và độc lập.
Cuộc khởi nghĩa ở Ly-ông diễn ra trong điều kiện nền sản xuất công
nghiệp đặc thù: bọn “môi giới” chuyên kinh doanh tơ lụa và đặt hàng, chủ
xưởng và những người trong gia đình thường lao động với công nhân, ở các
xưởng thường có 3 vạn thợ làm việc; công nhân được lĩnh một nửa số tiền công
do “người môi giới” trả. Công việc nặng nề, có hại đến sức khỏe, thời gian làm

việc mỗi ngày 15 giờ (không kể thời gian nghỉ ngơi và ăn uống), nhưng đồng
lương thì thấp hơn nhiều mức sống tối thiểu. Công nhân phải sinh sống trong
những khu phố cũ, hôi hám.
Năm 1826, công nghiệp dệt ở Ly-ông khủng hoảng trầm trọng do Anh, Mỹ
lâm vào suy thoái giảm mức đặt hàng. Vì vậy, tình cảnh người công nhân càng
thêm tồi tệ, nạn thất nghiệp tràn lan. Lợi dụng nạn thất nghiệp, bọn “môi giới” ở
Ly-ông cấu kết với nhau hạ thấp giá tiền công lao động của công nhân. Nhiều
công nhân phải đi ăn xin để sống qua ngày, hàng trăm gia đình công nhân phải
rời bỏ thành phố.
Công nhân đã yêu cầu các nhà chức trách can thiệp. Một hội nghị tập hợp
những đại biểu của các chủ kinh doanh và công nhân đã họp dưới sự chủ tọa của
viên quận trưởng. Hội nghị đã ấn định mức thang lương do công nhân đề nghị,
trong đó nâng tiền công lên chút ít.
Song, bọn “môi giới” không chấp hành mức lương mới đó. Điều đó làm
cho công nhân vô cùng phẫn nộ. Ngày 20 – 11 – 1831, đám đông công nhân
quyết định ngừng làm việc và kéo về quảng trường thành phố nhằm đưa yêu
sách cho nhà chức trách. Quân đội cận vệ quốc gia gồm toàn bọn tư sản đã án
ngữ, chặn không cho công nhân vào thành phố.
Sáng ngày 21 – 11- 1831, cuộc đấu tranh vũ trang quy mô lớn đã nổ ra giữa
công nhân và giai cấp tư sản. Công nhân nêu cao khẩu hiệu “Sống để làm việc



24
hay chết trong chiến đấu”. Sau những trận kịch chiến trên đường phố, công nhân
đã làm chủ thành phố Ly-ông trong 3 ngày.
Song do lập trường thỏa hiệp của bọn chủ xưởng tham gia khởi nghĩa, công
nhân đã không nắm lấy chính quyền mà chỉ duy trì trật tự trong thành phố. Viên
quận trưởng và thị trưởng vẫn được giữ lại và không bị cắt liên lạc với Pari.
Do trình độ còn non kém, sau khi làm chủ được thành phố, công nhân đã

không hành động kiên quyết với chế độ hiện hành và nhanh chóng bị quân đội
trở lại đàn áp. Trong cuộc khởi nghĩa đầu tiên này công nhân đã nêu ra khẩu
hiệu và mục tiêu chính trị.
Đến tháng 4 năm 1834, cuộc khởi nghĩa thứ hai của công nhân Ly-ông lại
nổ ra. Lần này, công nhân nêu cao khẩu hiệu “Tự do, bình đẳng, bác ái hay là
chết” và “Nền cộng hòa hay là chết”. Giao tranh dữ dội đã nổ ra giữa công nhân
và quân đội chính phủ trong 7 ngày liền. Đến khi cuộc khởi nghĩa kết thúc, quân
đội tư sản đã huy động đến hơn 3 vạn quân chính quy.
Có thể nói, hai cuộc khởi nghĩa của công nhân Ly-ông có ý nghĩa lịch sử to
lớn. Đó là cuộc đấu tranh tiên phong của giai cấp công nhân, giai cấp vô sản trên
toàn thế giới. Nếu ở cuộc đấu tranh thứ nhất, năm 1831, chưa có màu sắc chính
trị, thì cuộc khởi nghĩa thứ hai đã có tính chất ủng hộ chế độ cộng hòa rõ nét.
Song cả hai cuộc khởi nghĩa đều là những cuộc đấu tranh độ tự phát của giai cấp
công nhân chống lại giai cấp tư sản. Do đó, xét về tính chất thì các cuộc khởi
nghĩa đó đều có tính chất chính trị, tính chất vô sản – giai cấp.
2- Phong trào Hiến chương ở Anh từ 1836 – 1848
Ở Anh, sau cuộc cải cách bầu cử năm 1832, giai cấp tư sản đã có phần thỏa
mãn, rời bỏ cuộc đấu tranh. Song giai cấp công nhân vẫn chưa được hưởng một
chút quyền chính trị nào. Phong trào Hiến chương phát triển trong những năm
30 – 40 của thế kỷ XIX nhằm đấu tranh cho những quyền lợi chính trị cơ bản
của người công nhân như: quyền phổ thông đầu phiếu, phân chia khu vực bầu
cử bình đẳng, bỏ phiếu kín, trả lương cho nghị viên, hàng năm bầu cử quốc hội,
xóa mọi hình thức thuế đối với điều kiện ứng cử nghị viện.
Cao trào Hiến chương lần thứ nhất diễn ra vào tháng 5 năm 1839. Một
bản kiến nghị với hơn một triệu chữ ký đã được đệ trình lên nghị viện. Công



25
nhân chủ trương đấu tranh bằng hòa bình nếu có thể được. Song, nghị viện đã

bác bỏ kiến nghị của quần chúng. Một cuộc khởi nghĩa đã nổ ra ở Bơcminhham
ngày 15 tháng 6 nhưng nhanh chóng bị đàn áp. Trước tình hình đó, công nhân
kêu gọi tổng bãi công trên toàn quốc. Nhưng do chia rẽ trong nội bộ tổ chức
lãnh đạo công nhân nên phong trào đã dần suy thoái và tan rã.
Cao trào Hiến chương lần thứ hai diễn ra vào năm 1842. Đó là thời kỳ nền
kinh tế Anh sa sút, đời sống nhân dân vô cùng khổ cực. Ngày 2 tháng 5, một bản
kiến nghị mới được trình lên nghị viện với hơn 3 triệu chữ ký. Bản kiến nghị đã
bóc trần chế độ chính trị độc đoán tại Anh và nêu lên tình trạng khốn cùng trong
xã hội. Kiến nghị đòi thủ tiêu ách áp bức của Anh đối với Ailen. Một lần nữa
nghị viện bác bỏ kiến nghị. Đáp lại, phong trào bãi công nổ ra liên tiếp từ các
trung tâm công nghiệp và dần mang tính chất tổng bãi công trên toàn quốc.
Cuộc bãi công thể hiện rõ tính chất chính trị và nâng phong trào công nhân lên
mức khởi nghĩa vũ trang. Chính phủ đã tiến hành đàn áp để dập tắt phong trào.
Tuy vậy, cao trào Hiến chương cũng đã đạt được một số thành quả nhất định
như buộc nghị viện thông qua đạo luật rút ngày lao động của công nhân xuống
còn 10 giờ. Đó là sự thụt lùi đầu tiên về nguyên tắc và trên thực tế của giai cấp
tư sản trước cao trào tấn công của công nhân.
Đến năm 1848, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1847 và
những cao trào cách mạng tại Châu Âu, những người thuộc phái Hiến chương
lại tiến hành cuộc đấu tranh lần thứ ba. Với bản kiến nghị mới gồm hơn năm
triệu chữ ký, công nhân tiến hành bãi công, biểu tình khắp nơi. Song do sự chia
rẽ trong nội bộ lãnh đạo phong trào mà cao trào dần lắng dịu và bị chính quyền
đàn áp.
Có thể nói, phong trào Hiến chương ở Anh là bước phát triển tiếp theo của
phong trào công nhân thế giới. Từ chỗ phụ thuộc vào giai cấp tư sản đến chỗ
độc lập về chính trị; từ chỗ chỉ đấu tranh kinh tế đến đấu tranh xã hội đòi hỏi cải
tạo xã hội trên cơ sở bình đẳng, hòa bình giai cấp; từ chỗ là những phong trào
đấu tranh lẻ tẻ, rời rạc, đến một phong trào mạnh mẽ trên cả nước và có tổ chức
thống nhất. Sự độc lập thực sự về mặt chính trị của giai cấp công nhân đã dần
được hình thành.




26
3 - Khởi nghĩa Sê-lê-diên Đức năm 1844
Ở Đức, cùng với sự phát triển của nền công nghiệp và ảnh hưởng của các
cao trào cách mạng ở Châu Âu, giai cấp công nhân Đức cũng dần lớn mạnh về
số lượng và ý thức giác ngộ. Nhưng trước sự kiểm soát khắt khe của chính
quyền quý tộc Phổ, giai cấp công nhân Đức có những hạn chế nhất định về ý
thức giai cấp và trình độ chính trị. Trước tình hình đó, các nhà hoạt động tiên
phong của giai cấp công nhân đều buộc phải bỏ ra nước ngoài để hoạt động.
Năm 1836, “Đồng minh những người chính nghĩa” - tổ chức tiền thân của
“Đồng minh những người cộng sản” - được thành lập tại Pari. Tổ chức hoạt
động theo nhiều quan điểm không tưởng nhưng đã có sự liên kết hoạt động với
nhiều hội bí mật của thợ thủ công ở trong nước Đức.
Trong thời kỳ này, đời sống của công nhân Đức vô cùng cực khổ. Ngoài
ách bóc lột của chủ tư bản, giai cấp công nhân Đức vẫn phải gánh các nghĩa vụ
phong kiến đối với nhà nước Phổ. Năm 1844, cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn
đầu tiên đã nổ ra ở Sê-lê-diên. Do hậu quả của các cuộc khủng hoảng kinh tế và
sự bóc lột tàn bạo của bọn chủ tư bản, thợ dệt ở Sê-le-diên đã phải sống dưới
mức nghèo khổ, thậm chí phải bán cả đồ dùng cá nhân để trang trải cuộc sống.
Trong khi đó, bọn chủ tư bản thì càng lợi dụng nạn thất nghiệp để bắt chẹt, giảm
tiền công của công nhân. Thợ dệt đã thấy rõ, chủ xí nghiệp càng giàu lên thì
công nhân càng nghèo đi. Sự phẫn uất đã lên đến đỉnh điểm khi công nhân họp
nhau, đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm. Song giới chủ xí nghiệp lại đàn áp
thô bạo đoàn người. Thế là công nhân ùa vào phá hủy các văn phòng, đốt giấy
nợ và phá hủy nhà của của bọn tư sản. Phong trào đã lan ra các vùng lân cận
nhưng bị chính quyền và quân đội đàn áp dã man.
Tuy thất bại, nhưng cuộc khởi nghĩa của thợ dệt Sê-lê-diên năm 1844 đã
chứng tỏ giai cấp công nhân Đức cũng như giai cấp công nhân Anh và Pháp đã

bước đầu tiến hành đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp mình. Đó không phải
đơn thuần là một cuộc bạo động vì đói mà thực chất là một cuộc đấu tranh
chống lại chủ nghĩa tư bản . Công nhân đã ý thức được rằng mình chính là
những người làm thuê bị bóc lột một cách tàn nhẫn. Họ đã chĩa sự phẫn nộ
không phải vào đồ vật mà vào chính bọn bóc lột và những quan hệ áp bức ghi



27
trong sổ sách văn phòng. Phong trào bùng nổ trước tiên do sự bạo động tự phát
mà ra, mặc dù không có tính chất chính trị, nhưng xét về quy mô và mục đích
thì chưa có một cuộc đấu tranh chống bóc lột lớn mạnh như vậy diễn ra ở Đức.
Như vậy, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân giai đoạn này đã
phản ánh từng bước phát triển về mặt chính trị và xã hội của giai cấp vô sản và
đặc điểm riêng có của từng quốc gia. Nếu như cuộc đấu tranh của giai cấp công
nhân ở Anh bùng nổ nhằm khắc phục sự lệ thuộc về mặt chính trị vào giai cấp tư
sản đang cố nắm lấy chính quyền; thì ở Đức, nó là kết quả của sự căm phẫn
không mang tính chất chính trị của giai cấp công nhân; còn ở Pháp thì đó là sự
vùng lên đấu tranh vì lợi ích xã hội của giai cấp mình. Nhưng tất cả những cuộc
đấu tranh đó đã chứng tỏ rằng giai cấp công nhân sẵn sàng đấu tranh với chủ
nghĩa tư bản để bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình. Công nhân đã hiểu rằng
chính quyền nhà nước hiện hành không đại biểu cho toàn dân tộc, mà chỉ đại
biểu cho một bộ phận có lợi ích trong dân tộc. Cũng từ những cuộc đấu tranh đó
đã biểu lộ khả năng hành động một cách kiên quyết và đáng sợ của giai cấp
công nhân. Đồng thời, do hạn chế về trình độ nhận thức, giai cấp công nhân giai
đoạn này chưa thể hiện mục tiêu đấu tranh rõ rệt, trong số các phương thức đấu
tranh vừa tầm với phong trào thì có nhiều phương thức mà họ chưa biết đến,
chưa có kế hoạch hành động chính trị và chưa có hệ tư tưởng riêng. Chính vì
chưa có hệ tư tưởng dẫn đường nên trong các cao trào, công nhân thường sử
dụng những tư tưởng của các nhà tư tưởng không phải là vô sản. Chính vì chưa

có tổ chức vững mạnh và không được trang bị lý luận khoa học dẫn đường, giai
cấp công nhân vẫn chưa thể giành được thắng lợi. Các trào lưu tư tưởng đương
thời đã không đáp ứng được yêu cầu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.
Điều này đã tạo điều kiện tất yếu cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác nói chung và
chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng.
1.1.2 Tiền đề tư tưởng cho sự ra đời quan niệm của Mác và Ăngghen
về lý luận và thực tiễn, sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
- Những quan điểm về lý luận trong triết học trước Mác
1- Imamuel Kant (1724-1804)



28
Quan điểm về lý luận là tiền đề cho sự ra đời quan niệm của Mác và
Ăngghen về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đầu tiên phải kể đến là
quan niệm của Imamuel Kant (I-ma-nu-el Can-tơ) (1724 – 1804). Kant là một
trong những nhà triết học vĩ đại nhất của lịch sử tư tưởng triết học phương
Tây trước Mác. Ông được xem là người sáng lập nên nền triết học cổ điển
Đức. Ở Kant, vấn đề lý luận nhận thức được ông đề cập trong Triết học lý
luận, còn thực tiễn thì được giải quyết trong Triết học thực tiễn.
Lý luận nhận thức của Kant bao gồm những vấn đề về nhận thức luận và
lô-gic học. Mục đích của nó là xây dựng một nền tảng thế giới quan mới cho
con người, xác định đối tượng và giới hạn tri thức của con người, nhằm trả lời
cho câu hỏi “Tôi có thể biết được gì?”.
Kant cho rằng nhiệm vụ của triết học là phải khám phá ra tri thức hoàn
hảo tuyệt đối, coi đó là lý tưởng tri thức của con người. Cũng giống như Hi-
um và Lép-nít, Kant cho rằng khoa học thực sự phải dựa trên tri thức tiên
nghiệm với hai đặc tính tất yếu và phổ quát. Do chưa thoát khỏi quan điểm
siêu hình xem xét các mặt đối lập tách rời tuyệt đối, nên ông đã đi đến quan
niệm cho rằng, mọi vật trong thế giới bên ngoài chúng ta chỉ tồn tại dưới dạng

đơn nhất, cá biệt và chúng không có sự liên hệ, ràng buộc gì với nhau.
Theo Kant, sự vật phải phù hợp với nhận thức của con người. Như vậy
với việc thừa nhận tri thức tiên nghiệm của khoa học và triết học, ông đứng
trên lập trường duy tâm chủ quan. Tuy nhiên, những mâu thuẫn trong quá
trình nhận thức giữa hiện thực và tri thức đã buộc Kant phải thừa nhận có cái
gọi là “Vật tự nó” không thể nhận thức được.
“Vật tự nó” theo Kant có mấy nghĩa sau: thứ nhất, đó là sự thể hiện
những gì thuộc lĩnh vực hiện tượng (Kant đồng nhất với kinh nghiệm) mà
chúng ta chưa nhận thức được; thứ hai, đó là bản chất của mọi sự vật khách
quan tồn tại bên ngoài chúng ta, mà theo ông chúng thuộc về lĩnh vực siêu
nghiệm – và về nguyên tắc chúng ta không thể nhận thức được-; thứ ba, “vật
tự nó” ám chỉ những lý tưởng là chuẩn mực của mọi sự hoàn hảo tuyệt đối mà
con người không đạt tới được, nhưng đây là điều mà nhân loại hằng mơ ước,

×