Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Đạo đức học của Kant trong tác phẩm Phê phán lý tính thực hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 97 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




BÙI THỊ KIM XUÂN




ĐẠO ĐỨC CỦA KANT TRONG TÁC PHẨM
PHÊ PHÁN LÝ TÍNH THỰC HÀNH



LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC



Hà Nội - 2013

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


BÙI THỊ KIM XUÂN



ĐẠO ĐỨC CỦA KANT TRONG TÁC PHẨM
PHÊ PHÁN LÝ TÍNH THỰC HÀNH

CHUYÊN NGÀNH : TRIẾT HỌC
MÃ SỐ : 60.22.80


LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC


Người hướng dẫn khoa học : TS . Lê Văn Sự



Hà Nội - 2013

2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1. Tính cấp thiết của đề tài 3
2. Tình hình nghiên cứu 3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 8
4 Cơ sở lý luận và phạm vi nghiên cứu 9
5. Phương pháp nghiên cứu 9
6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu 9
7. Bố cục 10
NỘI DUNG 9
Chương 1: NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH ĐẠO
ĐỨC HỌC I.KANT 9
1.1. Một vài khái quát về Kant 9

1.2. Những điều kiện kinh tế - xã hội hình thành đạo đức học Kant 11
1.3. Những tiền đề lý luận hình thành đạo đức học Kant 15
Chương 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC KANT
TRONG TÁC PHẨM PHÊ PHÁN LÝ TÍNH THỰC HÀNH 31
2.1. Quan niệm của Kant về hành vi đạo đức 34
2.1.1 Khái niệm chung về hành vi đạo đức 35
2.1.2. Các nguyên tắc xác định hành vi đạo đức 39
2.1.3. Phương pháp thực hành hành vi đạo đức 44
2.2. Mệnh lệnh tuyệt đối – nguyên tắc cơ bản của đạo đức học Kant 46
2.2.1 Khái niệm chung về mệnh lệnh tuyệt đối 46
2.2.2. Ý nghĩa mệnh lệnh tuyệt đối trong đạo đức học Kant 55
2.3. “Tự do” – phạm trù trung tâm trong đạo đức học Kant 60
2.3.1 Khái niệm về Tự do 60
2.3.2. Các hình thức biểu hiện của tự do 63
2.3.3 “Tự do” là cơ sở để nhận thức sự Thiện- tối cao 67
2.3.4 “Tự do” là cơ sở cho sự “bất tử của linh hồn” và sự hiện hữu của
Thượng Đế 72
2.4. Ý nghĩa thời đại và ý nghĩa lịch sử của đạo đức học Kant 76
2.4.1. Ý nghĩa thời đại 76
2.4.2. Ý nghĩa lịch sử 83
KẾT LUẬN 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

3
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cuộc sống loài người và mỗi cá nhân, đạo đức được coi là nền
tảng thiết yếu để tạo dựng nhân cách và giá trị sống. Có thể nói, đạo đức đã và
đang góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách và làm cho cuộc

sống ngày càng tốt đẹp. Chúng ta hãy tưởng tượng nếu không có những tiêu
chuẩn và nguyên tắc đạo đức chỉ dẫn hành vi thì con người sẽ chìm mãi trong
bóng đêm của thời kỳ man rợ, sống cuộc đời của những con vật không có
nhân cách và đấu tranh sinh tồn theo quy luật của tự nhiên, xã hội loài người
cũng vì thế không thể phát triển và trở nên văn minh như ngày nay. Chính vì
thế, dù ở thời đại nào, chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò của đạo đức
trong việc giáo dục con người. Xã hội càng văn minh, đạo đức càng khẳng
định được vai trò của nó trong giáo dục, bởi đạo đức tạo ra những giá trị thúc
đẩy con người không ngừng vươn lên để hoàn thiện nhân cách của bản thân
cũng như của toàn xã hội. Như vậy đạo đức chính là một trong những nhân tố
quan trọng giúp con người không ngừng trưởng thành về mặt nhân cách cũng
như trí tuệ đồng thời tạo ra những tiền đề cơ bản để xây dựng một xã hội nhân
văn.
Nhận thức được vai trò cải biến con người và xã hội của đạo đức nên
ngay từ rất sớm con người đã bỏ công sức tìm tòi, nghiên cứu, bàn luận về
những việc thiết lập những nguyên tắc đạo đức. Bởi họ hiểu rằng, đó là cách
thức tốt nhất có thể làm cho xã hội loài người ngày càng tốt đẹp hơn.
Kant là một trong những người như thế khi ông sống trong thời kỳ xã
hội loài người có nhiều biến động, ông đã dành trọn cuộc đời mình để suy tư
và trăn trở về những vấn đề đạo đức. Như chúng ta đã biết, Kant là người kế
thừa có phê phán và phát triển phép biện chứng của triết học phương Tây và

4
ông đã xây dựng lên một hệ thống triết học đồ sộ và đặc biệt là trong phần
triết học thời kỳ phê phán.
Trong bia tưởng niệm Kant ở Kenixbéc đã ghi lại một câu nói nổi tiếng
của ông: “Hai điều tràn ngập tâm tư với sự ngưỡng mộ và kính sợ luôn luôn
mới mẻ và gia tăng mỗi khi nghĩ đến đó là bầu trời đầy sao trên đầu tôi và quy
luật luân lý ở trong tôi” [35, 278]. Câu nói nổi tiếng này đã thể hiện toàn bộ
những giá trị nhân bản và sâu sắc trong triết học Kant ở lĩnh vực khoa học tự

nhiên “bầu trời đầy sao” và đạo đức học thể hiện ở “quy luật luân lý”. Chữ
“luân lý” của Kant được hiểu theo nghĩa rộng: triết học luân lý đồng nghĩa với
đạo đức học và không chỉ bao hàm “luân lý” theo nghĩa hẹp của cá nhân mà
cả các nguyên tắc của pháp quyền và chính trị tức là toàn bộ lĩnh vực hoạt
động của con người.
Như ta đã biết triết học cổ điển Đức là một giai đoạn phát triển rực rỡ
trong lịch sử triết học, nền triết học ấy đã dựng lên những tượng đài như Kant,
như Hêghen, Phoiơbach và Kant được coi là người sáng lập ra nền triết học
cổ điển Đức. Thành tựu quan trọng của triết học thời kỳ này là xây dựng lên
phép biện chứng với tư cách là lý luận về sự phát triển, về nhận thức và về
logic nhưng bên cạnh phép biện chứng thì Kant một nhà triết học có khá
nhiều những đóng góp tích cực về đạo đức. Mặc dù triết học của ông ra đời
vào những năm giữa thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX khi hoàn cảnh lịch sử có
nhiều biến động to lớn nhưng không vì thế mà những quan điểm đạo đức của
Kant có những suy nghĩ tiêu cực mà ngược lại nó thấm đẫm tinh thần nhân
văn, hướng tới một xã hội tốt đẹp. Đánh giá Kant một cách thực sự khách
quan và khoa học là điều hoàn toàn không dễ dàng gì thậm chí còn khó khăn.
Đánh giá học thuyết triết học Kant, Các Mác đã từng viết rằng:“Triết học
Kant là học thuyết Đức của cuộc cách mạng Pháp” [4,131].

5
Cái khó trong tư tưởng triết học của Kant chứa đựng nhiều vấn đề mới
mẻ, uyên bác, phức tạp đối với những vấn đề cơ bản thì lập trường triết học
của ông còn rất nhiều điểm khác, thậm chí là bước ngoặt so với các triết gia
khác. Vấn đề “đạo đức học” cũng là một vấn đề có ý nghĩa như thế. Kant là
người bàn rất nhiều vấn đề thuộc các lĩnh vực khác nhau của triết học và khoa
học tự nhiên, coi đối tượng của triết học nghiêm túc là lý tính song Kant cũng
đã từng khẳng định rằng: “Mục đích tối hậu của triết học là về vận mệnh con
người và nền triết học về vận mệnh con người chính là đạo đức học. Vị trí
thượng đẳng của đạo đức học đứng trên mọi lĩnh vực hoạt động khác của tinh

thần con người. Đó cũng chính là lý do mà tại sao cổ nhân bao giờ cũng hiểu
triết gia đồng thời trước hết phải là một nhà đạo đức” [37, 1176]. Điều này
giải thích vì sao Kant lại có nhiều tác phẩm chuyên bàn về đạo đức và đạo
đức học đến vậy. Tác phẩm phê phán lý tính thực hành (hay thường được gọi
là phê phán lý tính thực tiễn) là tác phẩm chủ yếu và quan trọng nhất bàn về
đạo đức của ông.
Chính vì những giá trị to lớn trên về đạo đức mà tác giả mạnh dạn lựa
chọn đề tài Đạo đức học của Kant trong tác phẩm Phê phán lý tính thực
hành làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Kant là người đầu tiên đặt nền móng và có ảnh hưởng to lớn đến sự
phát triển chung của dòng chảy triết học nhân loại đó là triết học cổ điển Đức
- một trong những tiền đề lý luận ảnh hưởng đến triết học Mác. Ông là nhà
đạo đức học tư sản bởi những quan điểm về đạo đức của ông đã phản ánh
những giá trị nhân bản nhất của con người.
Đã 200 năm kể từ ngày Kant mất, người ta vẫn có thể khai thác từ hệ
thống triết học Kant nhiều tư tưởng quý giá về các lĩnh vực khác nhau như
nhận thức, đạo đức, pháp quyền, lịch sử. Tuy nhiên, vì những lý do khách

6
quan và chủ quan mà trong một thời gian dài ở Việt Nam, những tư tưởng
triết học của Kant nhất là đạo đức học chưa được nghiên cứu đầy đủ và nó
vẫn là đề tài sâu sắc, hấp dẫn với một loạt các nhà nghiên cứu tên tuổi lớn.
Ở Việt Nam, việc giảng dạy triết học của Kant đã được đưa vào chương
trình từ bậc đại học và sau đại học, do đó, có khá nhiều nhà nghiên cứu viết
về triết học của ông. Nghiên cứu di sản triết học đồ sộ mà ông để lại cho
chúng ta, đòi hỏi một sự kiện kiên nhẫn và thời gian dài lâu. Vì triết học của
Kant được trình bày và diễn đạt bằng một ngôn ngữ đặc trưng, nghĩa là rất
khó hiểu ngay cả với những người chuyên sâu vào nghiên cứu triết học. Thêm
một khó khăn nữa cho công việc nghiên cứu triết học Kant nói chung và nhận

thức luận Kant nói riêng là ở Việt Nam còn ít các tác phẩm triết học của ông
được dịch ra tiếng Việt và các công trình lớn về Kant không nhiều.
Về phương diện lịch sử, người đề cập đến triết học Kant sớm nhất là
giáo sư Trần Đức Thảo trong tác phẩm: “Lịch sử tư tưởng trước Mác”. Tuy
nhiên sự trình bày còn khá sơ lược và chưa được sâu sắc, song, đó là một
quan điểm đánh giá khá đúng đắn, khách quan đối với những tư tưởng triết
học của Kant.
Năm 1962, nhà xuất bản Sự Thật (Hà Nội) đã cho dịch cuốn “Giáo
trình lịch sử triết học – Giai đoạn triết học cổ điển Đức” do Viện triết học
thuộc Viện Hàn Lâm khoa học Liên Xô biên soạn. Bản dịch đã đem đến cho
người đọc những nét khái quát về triết học cổ điển Đức, trong đó triết học
Kant chiếm một vị trí quan trọng.
Trần Thái Đỉnh, trong cuốn “Triết học Kant” đã nêu một cách khá toàn
diện các vấn đề trong triết học Kant, đây là một tác phẩm được nhiều học giả
đánh giá cao về sự chi tiết cũng như cách đánh giá tiếp cận triết học Kant. Tác
phẩm đã trình bày toàn bộ hệ thống triết học Kant từ triết học tự nhiên đến

7
triết học đạo đức, giải thích khá rõ ràng các thuật ngữ, các tiền đề rồi từ đó
đưa ra những nhận xét, đúc kết khá xác đáng cho triết học Kant.
Năm 1996 nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội đã xuất bản cuốn “Triết học
Immanuel Kant” của Nguyễn Văn Huyên. Trong tác phẩm này tác giả đã trình
bày những nét tổng quát về triết học nhận thức và triết học thực tiễn của Kant.
Năm 1997, Viện triết học và nhà xuất bản Khoa học xã hội đã cho xuất
bản cuốn sách “I.Kant – người sáng lập triết học cổ điển Đức”, công trình ý
nghĩa này đã tập hợp 29 bài viết của 14 tác giả nghiên cứu các lĩnh vực khác
nhau của triết học Kant, đặc biệt là về đạo đức học được trình bày khá chi tiết.
Hội thảo khoa học “Triết học cổ điển Đức: nhận thức luận và đạo đức
học” (do trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn thuộc Đại học Quốc
Gia Hà Nội tổ chức tháng 12 năm 2004) là một tập hợp rất nhiều các bài viết,

những bài nghiên cứu của các học giả về triết học Kant, trong đó đạo đức học
là mảng nghiên cứu chiếm đa số các bài tham luận trong hội thảo này. Nổi bật
trong hội thảo khoa học này là hàng loạt các bài tham luận về đạo đức học
Kant trong đó phải kể đến các bài viết sau đây:
Bài tham luận của Nguyễn Trọng Chuẩn “Đạo đức học Kant và ý nghĩa
thời đại của nó” với những đánh giá xác đáng về đạo đức học Kant và tác giả
bài viết cho rằng triết học Kant thấm đượm tính nhân văn và tính nhân văn đó
được biểu hiện sâu sắc nhất trong học thuyết của ông về đạo đức.
Bài tham luận của Trần Văn Đoàn “Trả lời như là bổn phận – Suy tư và
trách nhiệm” đã có những đánh giá hết sức khách quan và sâu sắc khi nhìn
nhận triết học đạo đức của Kant về các phạm trù, quan niệm về bổn phận và
trách nhiệm với tư cách là một nghĩa vụ đạo đức.
Một số bài tham luận của B.Baudot- Hoa Kỳ, PGS.TS Nguyễn Quang
Hưng, TS Vũ Thị Thu Lan cũng nhấn mạnh tính thời sự và giá trị nhân đạo
trong tư tưởng của Kant hướng tới một nền hòa bình vĩnh cữu, phù hợp với

8
quan điểm về mối quan hệ giữa bản chất con người với tự nhiên và nguồn tri
thức tiên nghiệm.
Nguyễn Hữu Vui, Nguyễn Quang Hưng với tác phẩm Lịch sử triết học
(1998), tập bài giảng Triết học Đức từ I.Kant tới G.W.F.Hegel (2010), Đỗ
Minh Hợp với tác phẩm Lịch sử triết học đại cương (2010), Triết học pháp
quyền của Hêghen (2002)… đã nghiên cứu sâu về đạo đức học Kant.
Ngoài ra còn kể đến hàng loạt các nghiên cứu của Nguyễn Huy Hoàng
trong tác phẩm Chân dung triết gia Đức (2000). Lê Công Sự với tác phẩm
Triết học cổ điển Đức (2006) của Nxb Thế giới . Hàng loạt các bài viết của
các nhà triết học nghiên cứu trong kỷ yếu hội thảo quốc tế về triết học cổ điển
Đức đã nhìn nhận sâu sắc về đạo đức học của Kant.
Những năm đầu thế kỷ XXI, nhiều tác phẩm về đề tài lịch sử triết học
của các tác giả phương Tây cũng gây được sự chú ý nhất định khi bàn về triết

học đặc biệt trong đó có vấn đề đạo đức. Chúng ta còn hàng loạt tác phẩm
như Nhập môn triết học phương Tây (2004) của Samuel Enoch Stumf và
Donald C.Abel, tác phẩm Lịch sử triết học và các luận đề (2002) của Samuel
Enoch Stumf , tác phẩm Hành trình cùng triết học (2002) của Ted Honderich,
tác phẩm Đạo của vật lý (1999) của Fritjof Capra.
Nhìn chung các bài viết trên đã có những nghiên cứu, đánh giá khá toàn
diện về triết học cổ điển Đức nói chung và đạo đức học Kant nói riêng, đạo
đức học của ông đã khơi dậy nhiều vấn đề đạo đức của đời sống cộng đồng,
trong đó có Việt Nam chúng ta. Tiếp thu những giá trị sâu sắc của đạo đức
học Kant luận văn muốn góp thêm một vài những khía cạnh nhỏ bé trong hiểu
biết về đạo đức học Kant
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài được lựa chọn nhằm làm rõ những vấn đề đạo đức học của
Immanuel Kant trong tác phẩm Phê phán lý tính thực hành. Đó là những nội

9
dung khái niệm về: hành vi đạo đức, mệnh lệnh tuyệt đối, phạm trù tự do. Với
mục đích như vậy, luận văn hướng tới việc giải quyết nhiệm vụ cơ bản sau:
Một là: phân tích những tiền đề cơ bản cho sự hình thành quan niệm
Kant về những vấn đề liên quan đến đạo đức học trong tác phẩm Phê phán lý
tính thực hành.
Hai là: phân tích một cách có hệ thống, làm rõ quan niệm của Kant về
các phạm trù như phạm trù tự do, mệnh lệnh tuyệt đối, hành vi tự do…
Ba là: đưa ra nhận xét và đánh giá về những đóng góp và hạn chế của
quan niệm Kant về đạo đức học dưới góc nhìn của triết học Mác-Lênin
4 Cơ sở lý luận và phạm vi nghiên cứu
Ngoài tác phẩm “Phê phán lý tính thực hành” thì luận văn còn xem xét,
kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề chủ thể
nhận thức tiên nghiệm trong triết học Kant ở các học giả đi trước.
Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu: Quan niệm của Kant về đạo đức trong

tác phẩm “Phê phán lý tính thực hành”. Ngoài ra có tham khảo thêm các tác
phẩm khác của ông về các vấn đề liên quan đến đạo đức.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử, ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp như
phân tích, so sánh, đối chiếu tổng hợp.
6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Về mặt lý luận, luận văn góp phần vào việc tìm hiểu và làm sáng tỏ
những quan niệm về đạo đức của Kant.
Về mặt thực tiễn, luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử triết học, môn đạo đức ở trong các
trường học.

10
7. Bố cục
Luận văn chia làm 02 chương và 07 tiết
 Chương 1: Những điều kiện và tiền đề hình thành đạo đức học I.Kant
trong tác phẩm Phê phán lý tính thực hành
 Chương 2: Những nội dung cơ bản của đạo đức học Kant trong tác
phẩm Phê phán lý tính thực hành



9
NỘI DUNG

Chương 1: NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH ĐẠO
ĐỨC HỌC I.KANT
1.1. Một vài khái quát về Kant
Immanuel Kant sinh ngày 22 tháng 4 năm 1724 trong một gia đình

trung lưu gốc Scốtlen tại Kennibéc là người con thứ tư của Johann Georg
Kant (1683–1746), người chuyên nghề chế biến đai da, và bà Anna Regina
(1697–1737), thuộc họ Reuter. Ông có tám anh chị em, nhưng chỉ bốn người
đạt tuổi thành niên. Gia đình ông rất sùng đạo, với bà mẹ có một cái nhìn
phóng khoáng về giáo dục. Thơ
̀
i thơ ấu , câ
̣
u bé Kant chịu ảnh hưởng tư
̀
me
̣

của mình vì bà có một đức tin mãnh liệt và lối sống ngăn nắp nề nếp.
Với truyền thống gia đình của mình nên thoạt đầu bố mẹ muốn ông trở
thành mục sư nên gửi Kant vào trường trung học Latinh . Ông nhập học tại
trường trung học Friedrichskollegium năm 1732, được đào tạo tại đây và năm
1740 đã bắt đầu chương trình cao học tại Albertina, đại học tại Kenixbéc.
Mặc dù đăng kí bộ môn Thần học nhưng Kant lại quan tâm đến Khoa học tự
nhiên. Giáo sư bộ môn Luận lí học và Siêu hình học Martin Knutzen giúp ông
làm quen với học thuyết của Lépnit và Newton. Ngay từ những năm học trong
trường ông đã rất quan tâm đến các môn học như toán học, vật lý học, cơ học
và vũ trụ học. Tại đây, Kant có nhiều dịp làm quen với cơ học, thiên văn học,
toán học của Newton, Đềcáctơ, và tư tưởng chính trị của các nhà khai sáng
Pháp. Ông nghiên cứu kỹ các hệ thống triết học của các nhà triết học đi trước
và đặc biệt quan tâm đến các nhà triết học Anh như Lốccơ và Hium. Ông tìm
hiểu hệ thống triết học Lépnit, và các tác phẩm của Vônphơ.
Vào mùa thu năm 1740 (lúc 16 tuổi) từ dự định học văn học cổ điển
Kant chuyển sang học triết học tại trường đại học Kennibec. Năm 1745, Kant


10
tốt nghiệp đại học loại xuất sắc với luận văn Những suy nghĩ về sự đánh giá
đúng đắn của lực sống, trong đó chàng cử nhân 21 tuổi đã trình bày nguyên
tắc sống của mình: “Đối với chúng ta, điều đáng quý nhất không phải là đi
theo lối mòn đã có, mà phải biết đi theo con đường mà loài người cần đi” [dẫn
theo 50, 16]. Suốt đời Kant đã sống theo nguyên tắc đó và ông đã khá thành
công trong sự nghiệp. Sau khi tốt nghiệp đại học, để nuôi sống bản thân mình,
giúp đỡ gia đình cũng như chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc nghiên cứu khoa
học trong tương lai, Kant đã làm gia sư cho các gia đình quý tộc gần 10 năm.
Đây cũng là khoảng thời gian rất quý giá để chàng thanh niên tích lũy tri thức
cho sự nghiệp sau này.
Năm 1754, Kant trở về Kenixbéc và tiếp tục chương trình đại học của
mình. Chỉ một năm sau đó, 1755, ông công bố tác phẩm quan trọng đầu tiên
của mình với nhan đề Thông sử tự nhiên và Thiên thể luận; cũng trong năm
đó, ông được bổ nhiệm phó giáo sư tại Kenixbéc và bắt đầu dạy nhiều bộ
môn. Ông dạy các môn như Luận lí, Siêu hình, Nhân loại, Triết học đạo đức,
Thần học tự nhiên, Toán, Vật lí, Lực, Địa lí, Sư phạm, và Luật tự nhiên. Năm
1770, ông được bổ nhiệm làm giáo sư logic và siêu hình học khi đã 46 tuổi ở
trường Đại học Tổng Hợp Kenixbéc. Ở đây, với bầu nhiệt huyết và sự cần
mẫn ông đã giảng dạy nhiều môn khoa học khác nhau và được sinh viên hết
sức yêu quý. Ông đã để lại cho nhân loại một hệ thống triết học độc đáo và
sâu sắc nhất, chính vì thế ông được giới triết học thừa nhận và đánh giá cao.
Đầu tiên là triết học gắn với khoa học tự nhiên, rồi sau đó ông ngày càng quan
tâm đến vấn đề con người. Kant biểu thị thái độ kinh ngạc trước bầu trời đầy
sao và quyền lực của quy tắc đạo đức đối với con người.
Năm 1797, sau ca
́
i chết cu
̉
a vua Friedrich Wilhelm II sư

́
c kho
̉
e cu
̉
a
Kant đa
̃
suy gia
̉
m, vị giáo sư già yếu cáo từ giảng đường đại học về nghỉ hưu ,
sống như
̃
ng năm cuối đơ
̀
i ung dung tư
̣
ta
̣
i . Trong sự nghiệp khoa học, Kant là

11
người gặt hái được nhiều thành công: năm 1786 ông được bầu làm Viện sĩ
Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Phổ tại Berlin; năm 1798 cả Viện Hàn lâm
khoa học Italia và Pari đều bầu ông làm viện sĩ của viện mình. Kant là người
có cách sống giản dị và hài hòa, thích bầu bạn. Những bài giảng của ông đầy
uyên bác và lôi cuốn sinh viên. Mặc dù không ra khỏi thành phố quê hương
nhưng ông vẫn rât nổi tiếng. Kant trút hơi thở cuối cùng ngày 12 tháng 2 năm
1804 với nụ cười trên môi và nhận xét “thế là tốt rồi”, ông mất khi đang hoàn
thành một tác phẩm. Nghe tin ông mất mọi người thuộc các tầng lớp khác

nhau đã vội vã đến căn nhà riêng của ông để được nhìn thấy con người vĩ đại
ấy lần cuối. Cả thành phố và cả trường đại học tổng hợp đã tổ chức lễ an táng
cho ông như một ông hoàng mà thành phố Kennibec lúc ấy chưa từng được
chứng kiến.
Trong lời giới thiệu tác phẩm “Phê phán lý tính thực hành” Bùi Văn
Nam Sơn đã nhận xét: “Suốt đến cuối đời, Kant là một huyền thoại sống,
chiếm lĩnh mọi giảng đường đại học châu Âu và ảnh hưởng của ông kéo dài
sâu đậm mãi đến tận ngày nay…đọc Kant là một sự vất vả cần thiết, hiểu biết
ít nhiều về Kant là hành trang bắt buộc phải mang theo trong mọi nẻo đường
suy tưởng” [dẫn theo 50,16].
1.2. Những điều kiện kinh tế - xã hội hình thành đạo đức học Kant
Lịch sử các nước châu Âu thế kỷ XVII – XVIII đã bước sang một giai
đoạn mới, đặc biệt vào nửa cuối thế kỷ XVIII, Tây Âu đã đạt được những
thành tựu kinh tế - xã hội mới khẳng định phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa, đưa giai cấp tư sản lên địa vị thống trị. Sự phát triển kinh tế tư bản chủ
nghĩa đã phá tan dần các quan hệ kinh tế phong kiến làm xuất hiện sản xuất
mới với các nhu cầu xã hội và cá nhân mới. Nước Đức trong khoảng thời gian
này về trình độ kinh tế và phương diện chính trị là một nước nông nghiệp
phân tán. Nếu đem so sánh với các nước như Hà Lan, Anh, Pháp và những

12
nước đã có cách mạng tư sản và quan hệ tư bản phát triển thì nước Đức thời
bấy giờ chỉ là một nước nông nghiệp rất lạc hậu và bắt đầu phát triển tư bản
chủ nghĩa mà thôi.
Cách mạng công nghiệp Anh được coi như một biến cố kinh tế quan
trọng trong đời sống kinh tế xã hội tư bản lúc bấy giờ, đem lại sự phát triển
nhảy vọt của sản xuất, làm tăng trưởng mạnh mẽ trình độ, khối lượng và nhịp
độ sản xuất. Bên cạnh đó, các cuộc cách mạng xã hội thế kỷ XVII- XVIII đã
mở đường cho sự phát triển các tư tưởng tiến bộ, đẩy đến cuộc cách mạng tư
sản Pháp (1789-1794). Hai cuộc cách mạng nói trên có ý nghĩa lịch sử lớn

lao với thời đại.
Với ý nghĩa lớn lao đó, hai cuộc cách mạng đã ảnh hưởng lớn đến
phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Âu, chấm dứt sự thống trị của
chế độ phong kiến hàng nghìn năm với hệ thống thần quyền và giáo luật khắt
khe, mở đầu cho sự ra đời của chế độ tư bản. Chủ nghĩa tư bản ra đời đã đem
lại một nền sản xuất phát triển chưa từng có trong lịch sử, tỏ ra ưu việt hơn so
với tất cả các chế độ trước. Bước chuyển đó đã đem lại cho châu Âu một diện
mạo mới với những thành tựu khổng lồ về kinh tế - xã hội và văn hóa mà
nhân loại đã đạt được của chủ nghĩa tư bản. Đó là tiền đề quan trọng thúc đẩy
khoa học nói chung và triết học nói riêng phát triển, đặc biệt là với triết học
đạo đức. Trong thời đại tư bản chủ nghĩa, hệ thống thần học và chủ nghĩa kinh
viện giáo điều với những lý luận hướng con người tới một thế giới ảo tưởng,
xa rời hiện thực cuộc sống đã bị cởi bỏ, triết học thâm nhập và khám phá cuộc
sống. Các nhà tư tưởng tư sản đòi trả lại cho con người những quyền mà hệ tư
tưởng phong kiến tước bỏ như: quyền tự do, quyền bình đẳng, quyền sở hữu
riêng của mỗi cá nhân và quyền mưu cầu hạnh phúc. Con người phải vươn tới
trí tuệ và tự do đích thực.

13
Trong hoàn cảnh lịch sử có nhiều biến động như thế, nếu nước Anh
nhờ cách mạng tư sản và bước ngoặt công nghiệp mà trở thành một quốc gia
tư bản lớn mạnh nhất và nước Pháp nhờ cách mạng tư sản Pháp năm 1789 mà
tiến nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa. Cả Châu Âu đang phát triển
mạnh mẽ thì nước Đức lại ngược lại – là một nước phong kiến lạc hậu với chế
độ quân chủ chuyên chế phân quyền, bị phân hóa cả về chính trị và kinh tế.
Triết học cổ điển Đức nói chung, cũng như triết học Kant nói riêng ra đời
trong hoàn cảnh phức tạp như thế. Xã hội Đức cuối thế kỷ XVIII vẫn còn là
một nước nghèo nàn lạc hậu, phát triển trì trệ so với các nước Tây Âu xung
quanh với sự thống trị của tập đoàn phong kiến chuyên quyền và độc đoán.
Về kinh tế: Phương thức sản xuất phong kiến chiếm vai trò chủ đạo,

ruộng đất tập trung trong tay địa chủ, những tàn dư của chế độ nông nô,
phường hội, chúa đất và sự phụ thuộc lẫn nhau của nhiều cát cứ nhỏ bé với
các thể chế chính trị lạc hậu đã kìm hãm phát triển kinh tế. Đời sống nhân dân
Đức nghèo nàn và lạc hậu, đó là nền kinh tế manh mún, phân tán.
Về chính trị: Đứng đầu triều đình Phổ là vua Friedrich Wilhem II bảo
thủ và độc đoán để tăng cường và duy trì quyền lực và chế độ quân chủ phong
kiến nên đã kìm hãm đất nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Bên cạnh
đó thì giai cấp tư sản Đức còn rất nhỏ bé và yếu ớt chưa đủ tiềm lực kinh tế và
chính trị để giành chính quyền, khẳng định quyền của giai cấp tư sản.
Về tư tưởng: Dưới chế độ quân chủ chuyên chế thì tư tưởng thần học
chiếm địa vị độc tôn là điều dễ hiểu. Khoa học không có chỗ để phát triển,
nếu phát triển thì bị sa lầy trong tư tưởng thần học. Chủ nghĩa duy vật mới
manh nha phát triển nhờ vào thành tựu của vật lý học, sinh học và y học thì bị
thần quyền kìm hãm. Thần học được giảng dạy trong các trường đại học tổng
hợp, còn các khoa học khác và triết học chỉ là công cụ biện hộ và bảo vệ cho
thần học. Triết học thời kỳ này thỏa hiệp với tôn giáo, thậm chí là nhượng bộ

14
tôn giáo. Có thể khái quát bức tranh toàn cảnh xã hội Đức lúc này u ám và
đen tối dưới cái vỏ bọc tôn giáo và thần quyền. Ăng ghen đánh giá thời kỳ
này: “mọi thứ đều nát bét, lung lay xem chừng sắp sụp đổ, thậm chí chẳng
còn một tia hi vọng chuyển biến tốt lên, vì dân tộc không còn đủ sức vứt bỏ
cái thây ma rữa nát của chế độ đã chết rồi” [8, 754]. Giai cấp tư sản non yếu
đang trong quá trình tích lũy tư bản vẫn phải dựa vào chế độ bảo hộ của quý
tộc nên cuộc đấu tranh chính trị mạnh mẽ với giới quý tộc là điều họ không
dám nghĩ tới trong thời điểm bấy giờ. Chính vì vậy tầng lớp trí thức Đức đã
xuất hiện tình trạng bi quan, bất mãn với hiện thực cuộc sống, đó chính là
nguyên nhân dẫn đến tư tưởng cải lương thỏa hiệp phủ nhận sự cải tạo cũ
bằng bạo lực cách mạng, biện hộ cho sự tồn tại của nhà nước Phổ và xã hội
đương thời. Họ không giống các nhà tư tưởng khai sáng Pháp khi các nhà

khai sáng Pháp dám thực hiện cách mạng trong hiện thực thì những nhà tư sản
Đức chỉ dám thực hiện cách mạng trong lý luận trừu tượng. Điều đó thể hiện
khá rõ mâu thuẫn giữa tính cách mạng về triết học với sự bảo thủ cải lương về
lập trường chính trị. Họ lấy triết học làm vũ khí phê phán và truyền tải tư
tưởng cách mạng, đó là nơi gửi gắm thể hiện khát vọng cải tạo hiện thực của
con người.
Kant đã bị ảnh hưởng sâu sắc từ hiện thực xã hội ấy, chính vì vậy mà
thời kỳ tiền phê phán ông đã viết hàng loạt tác phẩm thiên về khoa học tự
nhiên mà nhìn vào đó ta thấy rõ sự ảnh hưởng đấy. Như vậy chúng ta có thể
kết luận rằng triết học đạo đức của Kant là sự khái quát cả một thời kỳ lịch sử
đầy biến động của nước Đức đầu thế kỷ XVIII. Chính những tiền đề này đã
làm cho triết học Kant đúng đắn và phản ánh hiện thực một cách sâu sắc.
Thời kỳ tiền phê phán, chúng ta thấy sự bế tắc của Kant trong việc tìm
kiếm một quan hệ mới về các vấn đề triết học.

15
Đến thời kỳ phê phán từ sau năm 1770 do ảnh hưởng bởi các biến động
ở Pháp trước cách mạng tư sản, cũng như bởi các quan niệm của Lépnit,
Vônphơ và đặc biệt là Hium, thế giới quan của Kant chuyển hẳn sang tinh
thần “phê phán”. Sở dĩ gọi như vậy vì trước những biến động của xã hội và tư
tưởng của Tây Âu cuối thế kỷ XVIII, Kant đã đề ra nhiệm vụ nghiên cứu lại
toàn bộ triết học trước đây trên tinh thần phê phán. Tác phẩm “Phê phán lý
tính thực hành” cùng với những tác phẩm khác trong thời kỳ này đã đưa ra
những quan điểm về lý tính, về khả năng nhận thức của con người, vấn đề
nhận thức luận và đạo đức học được đề cao sâu sắc.
1.3. Những tiền đề lý luận hình thành đạo đức học Kant
Tuy lạc hậu về kinh tế và chính trị, nước Đức thời kỳ này đã đạt được
sự phát triển chưa từng có về mặt triết học, văn hóa và nghệ thuật. Đây là quê
hương của nhiều nhà tư tưởng, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Hécđơ, Gớt,
Sinlơ v.v họ một mặt tiếp thu những quan điểm của Nicôlai Kuzan, Lépnít,

mặt khác được sự cổ vũ to lớn của tư tưởng khai sáng và văn hóa Pháp thế kỷ
XVIII. Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 đã thức tỉnh giai cấp tư sản Đức đấu
tranh vì một trật tự xã hội mới ở Đức. Thể hiện nguyện vọng đó của giai cấp
tư sản, các tác phẩm của Gớt, Sinlơ, Kant, Phíchtơ đều toát lên một tinh thần
phẫn nộ chống lại sự trì trệ và bất công của xã hội Đức thời đó.
Thêm vào đó những tiến bộ đáng kể của khoa học, nhất là khoa học tự
nhiên ngày càng chứng tỏ hạn chế của phương pháp tư duy siêu hình thống trị
trong tư tưởng Tây Âu suốt thế kỷ XVII, XVIII. Bối cảnh lịch sử đó ở Tây Âu
và nước Đức đặt ra cho nhà triết học nhiều vấn đề: siêu hình học thế kỷ XVII
(với các đại diện chính như Đềcáctơ, Xpinôza, Lépnít) từng đóng vai trò to
lớn trong việc phát triển tư duy lý luận và hệ thống hóa tri thức con người đã
không còn đáp ứng được nhu cầu phát triển của thực tiễn xã hội và tư tưởng
Tây Âu thế kỷ XVIII. Hàng loạt các khoa học đủ sức phát triển đã tách ra

16
khỏi cái nôi triết học của mình trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập. Ngay từ
cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII xuất hiện nhiều xu hướng soát lại siêu
hình học và các giá trị tư tưởng truyền thống. Triết học Kant cũng chịu ảnh
hưởng sâu sắc của bối cảnh lịch sử cũng như tiền đề lý luận trên. Sự ảnh
hưởng đó đã thể hiện trong các tác phẩm của ông ở hai thời kỳ chính: triết học
thời kỳ tiền phê phán và triết học phê phán. Thời kỳ “tiền phê phán” (năm
1746 – 1770) và thời kỳ “phê phán” (từ năm 1770 trở về sau).
Kant đã phát triển triết học của ông trên nền tảng của sự tiếp thu có
chọn lọc của các trào lưu triết học trước ông. Triết học Hy lạp cổ đại với
những quan niệm của Platon, Aritxtot về đạo đức cũng đã ảnh hưởng khá
nhiều đến đạo đức học của Kant trong tác phẩm “Phê phán lý tính thực hành”
nói riêng và toàn bộ các tác phẩm triết học của ông nói chung.
Triết học Hy lạp cổ đại đã đưa ra những tư tưởng biện chứng sâu sắc
trong toàn bộ triết học cổ đại. Đây là giai đoạn triết học tự nhiên thấm đượm
tinh thần của phép biện chứng tự phát, khi mà thế giới và giới tự nhiên được

xem như một chỉnh thể dưới cái nhìn và góc độ quan sát trực tiếp của các nhà
triết học.
Socrate (470- 399 TCN) một triết gia được coi là bậc thầy về triết học
truy vấn, một công dân mẫu mực của thành Athen của Hy Lạp cổ đại. Trước
Socrates, các triết gia Hy Lạp cổ đại chủ yếu quan tâm đến những vấn đề về
vũ trụ luận, giải thích sự hình thành và phát triển của thế giới dựa trên những
kiến thức khoa học tự nhiên như vật lý, toán học, sinh học, v.v Không đi
theo lối mòn bản thể luận triết học của các bậc tiền bối. Với luận đề nổi tiếng:
“Con người, hãy tự nhận thức chính mình”, Socrates quyết định lựa chọn cho
mình một con đường riêng, ông chú ý tới vấn đề con người, mà trọng tâm
trong bản tính con người là đạo đức. Theo Socrates, triết học không phải là
hiện tượng tư biện, chỉ luận bàn những vấn đề không liên quan gì đến cuộc

17
sống thường nhật, trái lại, nó là phương tiện dạy con người cách sống hay cần
phải sống như thế nào. Theo nghĩa đó, triết học trước hết phải là tri thức hay
sự hiểu biết về con người, tri thức ấy nhất thiết phải là tri thức về cái thiện.
Do vậy, nếu đạo đức là hành vi đối nhân xử thế đẹp thì đạo đức đó không là
gì khác ngoài tri thức.
Thước đo của đạo đức là thước đo hành vi giao tiếp giữa con người với
sự thông thái của thần linh. Sự thông thái chính là sự hiểu biết, là tri thức. Tri
thức có tính chất thần linh và chỉ có tri thức mới có khả năng nâng con người
lên ngang tầm thần thánh. Đạo đức với những biểu hiện của nó như lương tri,
lòng dũng cảm, sự ngoan đạo, công bằng đều là những sự biểu hiện khác
nhau của tri thức, giúp con người lựa chọn điều lành, tránh điều dữ. Cái ác là
sự thiếu vắng tri thức, nó nảy sinh là do sự dốt nát, thiếu hiểu biết, vì không
một ai khi biết thế nào là tốt mà lại cố tình làm ngược lại.Do vậy, làm điều
xấu là một hành vi vô tình chứ không phải cố ý. Tuy nhiên, trong thực tế,
nhận thức thông thường mách bảo chúng ta rằng, chúng ta thường chiều theo
những hành vi mà chúng ta biết là sai, do vậy làm sai là một hành vi cố tình.

Socrate cho rằng, dưới sự dẫn dắt của lý trí thì sức khỏe, sắc đẹp, của
cải, lòng dũng cảm, sự hào phóng, tính quyết đoán được sử dụng vì mục đích
tốt đẹp. Trong trường hợp ngược lại, tai họa sẽ thế chỗ cho lợi ích. Chẳng
hạn, dũng cảm mà thiếu trí khôn sẽ trở nên liều mạng, sắc đẹp đặt không đúng
chỗ sẽ trở nên lố lăng, kệch cỡm, hào phóng thiếu sự cân nhắc sẽ trở nên
hoang phí. Điều thiện và điều lợi phải được thống nhất với lý trí, tức mọi
hành vi đạo đức phải hợp thời, hợp thề, hợp lý. Kant đã ảnh hưởng tư tưởng
của Socrates khá nhiều thể hiện ở trong các phạm trù như: tự do, đức hạnh,
thiện chí vv.
Platon (khoảng 427 – 437 TCN) là một trong những nhà triết học, nhà
tư tưởng kiệt xuất thời cổ đại. Ở khía cạnh đạo đức học, Platon chủ yếu bàn

18
đến vấn đề con người và các học thuyết chính trị xã hội. Theo Platon con
người chỉ có thể hoàn thiện nhân cách – chủ yếu là nhân cách đạo đức trong
một nhà nước được tổ chức một cách hợp lý. Mục đích của triết học theo ông
là xây dựng một nhà nước hoàn toàn lý tưởng và hoàn thiện. Vì thế đạo đức
của Platon mang nặng tính xã hội chứ không mang nặng tính cá nhân như của
Êpiquya hay của phái khắc kỷ. Platon cho rằng linh hồn con người chia làm
ba phần: lý tính hay trí tuệ, xúc cảm, cảm tính và tương ứng với ba phần của
linh hồn thì xã hội cũng được chia ra làm ba hạng người.
Thứ nhất, đó là các nhà triết học, nhà thông thái. Đây là những người
mà lý tính đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động của họ. Họ luôn luôn hướng
tới cảm thụ cái đẹp và trật tự các ý niệm vươn tới phúc lợi tối cao tới sự thật
và công lý. Họ có thể đảm nhận vai trò lãnh đạo trị vì xã hội trong nhà nước.
Thứ hai, đó là những người lính làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho nhà
nước lý tưởng. Linh hồn họ tràn ngập xúc cảm gan dạ và dũng cảm biết qui
phục các khát vọng cảm tính đối với lý trí và nghĩa vụ.
Thứ ba, đó là những người thuộc tầng lớp nông dân, thợ thủ công. Họ
về cơ bản không đi xa hơn những khát vọng cảm tính. Họ thường khỏe mạnh,

thích nghi với những lao động tay chân vì ngay từ khi sinh ra họ đã gần gũi
với các sự vật cảm tính. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là làm ra của cải vật chất.
Theo Platon, trong xã hội cần phải duy trì những hạng người khác nhau
và do đó không thể có sự hoàn toàn bình đẳng giữa mọi người. Công lý là ở
chỗ mỗi một hạng người làm hết trách nhiệm của mình, biết sống đúng với
tầng lớp của mình như thế mới là làm điều thiện. Sở hữu tư nhân là nguồn gốc
sinh ra mọi điều ác vì vậy cần xóa bỏ. Platon là một trong số ít nhà triết học
cổ đại có được nhiều quan niệm khá cụ thể và hệ thống về hiện tượng đạo
đức, chính trị … và sự phát triển xã hội nói chung, nó ảnh hưởng sâu sắc

19
trong triết học Kant sau này về các vấn đề như linh hồn, Thượng Đế, và phạm
trù tự do.
Từ học thuyết về hình thức hay ý niệm và học thuyết về tri thức hay
nhận thức luận, Platon tiếp tục nghiên cứu một số vấn đề thuộc lĩnh vực đời
sống tinh thần xã hội, trong đó đạo đức được ông đặt vào vị trí trung tâm để
từ đó xem xét những vấn đề còn lại. Theo Platon, thân xác con người tự nó là
bất động, không có sinh khí và sự sống, để thân xác hoạt động được và trở
nên sống động cần có sự kích hoạt của linh hồn. Nói cách khác, chức năng cơ
bản của linh hồn là vận hành, quản lý hay điều khiển hành vi thể xác.Với tư
cách là khởi nguồn của sự sống con người, linh hồn bao hàm hai phần chính:
1) Phần lý tính. 2) Phần phi lý tính. Đến lượt mình, phần phi lý tinh lại bao
gồm: tinh thần hay tâm linh và dục vọng hay đam mê. Đây là ba động lực
khác nhau của linh hồn, sự tác động qua lại giữa chúng thường gây nên tình
trạng lẫn lộn và giằng xé, mâu thuẫn trong đời sống nội tâm con người.
Lý trí đặt ra mục đích cho hành động, nhưng mục đích này bị dục vọng
lấn át, và tinh thần con người bị chi phối bởi bởi sự lấn át này, cho nên hành
vi con người có thể bị đẩy về bất cứ phía nào. Trong tác phẩm “Phaedrus”
Platon đã cho chúng ta một ví dụ minh họa cụ thể - đó là hình ảnh một người
đánh xe (đại diện cho lý trí) với hai con ngựa kéo, (một con tốt - đại diện cho

tinh thần, và một con xấu - đại diện cho dục vọng), hai con kéo về hai phía
khác nhau, có nguy cơ phá vỡ sự trật tự, làm cho người đánh xe thật khó điều
khiển. Để đi đến nơi đã định, cả người đánh xe và hai con ngựa phải cộng tác
với nhau. Đối với linh hồn con người cũng vậy, lý trí nắm quyền điều khiển
hai thành tố còn lại, nhưng cũng phải lệ thuộc vào chúng vì đây là nhu cầu
thiết yếu cho cuộc sống. Chức năng cơ bản của linh hồn theo Platon là tìm
kiếm mục tiêu đích thực của đời người. Để đạt được mục đích này, nó phải
đánh giá đúng bản chất đích thực của mọi sự vật, hiện tượng, loại bỏ mọi

20
những đam mê và vui thú nhất thời, hướng con người tới hạnh phúc chân
chính.
Từ sự luận giải trên, Platon tiếp tục khẳng định luận điểm của người
thầy Socrates: Cái ác do sự ngu dốt hay nhận thức nông cạn, ham muốn nhất
thời gây ra.Vậy nguyên nhân của sự ngu dốt là do đâu? Như trên đã nói, linh
hồn cấu trúc gồm 2 phần, lý tính và phi lý tính. Phần lý tính được tạo dựng
bởi Đấng sáng thế từ kho chứa linh hồn vũ trụ (cùng linh hồn của các sinh vật
khác). Phần phi lý tính được tạo dựng bởi các thần linh cùng thể xác. Nó là
phần không hoàn hảo của linh hồn, bị rơi xuống thế gian, từ đó có cơ hội
nhập vào thể xác. Khi nhập vào thân xác, sự hoạt động linh hồn trở nên khó
khăn vì nó đã rời bỏ thế giới cái một để đi sang thế giới cái nhiều. Linh hồn
phải làm quen với những trải nghiệm của thân xác như lạc thú, ham muốn,
đau khổ, sợ hãi, hờn căm, tức giận. Bên cạnh đó, linh hồn cũng trải nghiệm
tình yêu chân lý, cái đẹp thuần túy và vĩnh cửu. Như vậy, thể xác là chướng
ngại đối với linh hồn và là nguyên nhân của sự ngu dốt, thô thiển.
Platon cho rằng, linh hồn không chỉ mang tính cá nhân mà còn mang
tính cộng đồng hay xã hội.Trong những xã hội có những điều ác và giá trị sai
lệch thì chúng sẽ ảnh hưởng đến sự sai lệch của linh hồn cá nhân. Điều ác này
có nguồn gốc từ sự tiếp thu của xã hội trước và sẽ lưu truyền cho xã hội sau.
Ngoài sự lưu truyền bởi xã hội, cái ác và các giá trị sai lạc còn được lưu

truyền qua sự luân hồi, nghĩa là đưa chúng vào thể xác mới, cứ như vậy cái ác
tồn tại từ kiếp này sang kiếp khác, không bao giờ có thể bị tiêu diệt.
Để loại bỏ cái ác và sự sai lạc của linh hồn, Platon kêu gọi một đời
sống có sự hài hòa nội tâm.Tức con người có một cuộc sống cân bằng giữa
vật chất và tinh thần, không thái quá. Trạng thái sống này chỉ có thể có khi
linh hồn thực hiện tốt chức năng cơ bản là nghệ thuật sống. Là một người yêu
âm nhạc (và có thể là một nhạc công), Platon so sánh nghệ thuật sống với

21
nghệ thuật chơi nhạc.Theo ông, trong âm nhạc, sự hòa điệu có được là nhờ
nhạc công biết căng dây đàn đúng mức cần thiết, biết phối âm, phối khí.Trong
cuộc sống cũng vậy, linh hồn cần biết sự chừng mực, không thái quá trong
mọi ước muốn cũng như hành động.
Để làm cho đạo đức học của mình mang tính thực dụng hơn, Platon cho
rằng, một đời sống tốt lành là một đời sống có ích, giống như vật dụng được
coi là tốt khi nó có tính hiệu quả cao. Theo ông thầy thuốc tốt trước hết phải
là người chữa bênh giỏi, cứu sống nhiều người. Chính ở đây, chúng ta thấy
giá trị thực tiễn đạo đức học Platon, ông nghiên cứu đạo đức xuất phát từ thực
tế đời sống chứ không mang tính hàn lâm như các học thuyết khác.
Khi con người giữ được ý chí trong giới hạn và sự chừng mục, tránh
được hành động nông nổi, thô thiển thì nó đạt tới đức hạnh dũng cảm. Khi
con người giữ được lý trí không để bị khuấy động bởi dục vọng bất chấp
những thay đổi của cuộc sống thì nó đạt được đức hạnh khôn ngoan. Khi cả
ba phần của linh hồn thực hiện tốt chức năng riêng của mình, con người đạt
tới đức hạnh công bằng. Công bằng phản ánh sự an lạc và hài hòa của đời
sống nội tâm, đó là thời điểm bắt đầu của hạnh phúc. Những phân tích này,
chứng tỏ Platon là người biện luận và bảo vệ chủ nghĩa duy hạnh. Từ những
quan niệm về đạo đức học, về linh hồn mỗi con người, Platon liên tưởng đến
một phạm vi rộng lớn hơn, đó là đời sống cộng đồng hay nhà nước.
Aritxtot (384-322 TCN) là học trò Platon, ông đã phê phán mạnh mẽ

học thuyết của Platon về ý niệm. Bộ óc bách khoa toàn thư thời cổ đại đã đặc
biệt đề cao vai trò của nhân bản học – một lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong
thế giới quan của Aritxtot. Ông cho rằng con người được cấu tạo từ linh hồn
và thể xác tựa như mỗi sự vật được cấu thành từ hình dạng và vật chất. Ông
phê phán quan niệm của Platon cho rằng thể xác chỉ là nơi trú ngụ tạm thời
của linh hồn. Aritxtot đã khẳng định sự gắn bó hữu cơ giữa chúng mặc dù linh

22
hồn đóng vai trò chủ đạo. Ông cho rằng nhận thức linh hồn con người thúc
đẩy mạnh mẽ nhận thức mọi chân lý, nhất là nhận thức giới tự nhiên. Tuy
không phải là người đặt nền móng cho đạo đức học (Ethics), nhưng Aritxtôt
là triết gia đầu tiên có những tác phẩm chuyên viết về đạo đức như là một
khoa học, điển hình là tác phẩm mang tên người con trai của ông
Nicomachean Ethics. Đạo đức học Aritxtôt là sự kế thừa và tiếp tục triển khai
một số vấn đề đạo đức mà hai người thầy của ông là Socrates và Platon đã đặt
ra, trọng tâm là vấn đề Cái thiện. Quan niệm đạo đức của Aritxtôt dựa trên
niềm tin cho rằng, toàn bộ đời sống con người là nhằm thực hiện một mục
đích đó là Cái thiện. Dựa trên luận đề này, có thể nói, nền tảng Đạo đức học
của ông là Thuyết mục đích luận. Trên tinh thần của Eudaimonism (chủ nghĩa
duy hạnh), Aritxtôt khẳng định rằng, cái thiện chính là cách nói trừu tượng
của Hạnh phúc (Happiness), hay hạnh phúc là sự biểu hiện cụ thể của cái
thiện. Hạnh phúc theo Aritxtôt là một quan niệm mang tính tương đối, nó
được hiểu khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh sống của từng người.
Theo Arixtôt, liên quan đến vấn đề cái thiện là vấn đề tự do lựa chọn
hành vi đạo đức để đạt được cái thiện đó và phương tiện, hoàn cảnh để thực
hiện hành vi đó. Ông cho rằng, chỉ những hành vi mang tính tự do lựa chọn có
ý thức và những quyết định đúng, trong những hoàn cảnh thích hợp mới là
hành vi đạo đức. Quan niệm này của Arixtôt là một trong những gợi ý cho
chúng ta thấy mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật.Theo gợi ý này thì mọi
hành vi của con người đều phải được xét trong những hoàn cảnh lịch sử - cụ

thể khi hành vi đó xảy ra, chứ không phải nói một cách chung chung.
Phạm trù cơ bản thứ hai trong Đạo đức học Arixtôt là Nhân đức hay
Đức hạnh (Moral virtue). Trong cuốn Đạo đức lớn, ông cho rằng, nhân đức
không phải là thuộc tính cố hữu của con người, tức không phải bản tính tự
nhiên của nó. Từ một quan niệm như vậy, ông đề xuất quan điểm cho rằng,
cần phải giáo dục nhân đức bằng cách tạo nên những thói quen tốt. Những

×