Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Phê phán đạo đức Kitô giáo và chủ nghĩa phi đạo đức của F Nietzsche

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------***------

NGUYỄN THỊ THỦY

PHÊ PHÁN ĐẠO ĐỨC KITÔ GIÁO VÀ CHỦ
NGHĨA PHI ĐẠO ĐỨC CỦA F. NIETZSCHE

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Triết học

Hà Nội – 2013

0


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------***------

NGUYỄN THỊ THỦY

PHÊ PHÁN ĐẠO ĐỨC KITÔ GIÁO VÀ CHỦ
NGHĨA PHI ĐẠO ĐỨC CỦA F. NIETZSCHE

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành : Triết học


Mã số : 60 22 80

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Quang Hưng

Hà Nội - 2013


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 2
NỘI DUNG................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG ĐẠO
ĐỨC CỦA F. NIETZSCHE ....................................................................... 9
1.1. Bối cảnh lịch sử cho sự ra đời tư tưởng triết học của F. Nietzsche
................................................................................................................... 9
1.2. Tiền đề tư tưởng cho sự ra đời tư tưởng đạo đức của F. Nietzsche.. 13
1.2.1.Tư tưởng nhân sinh cổ đại Hy Lạp .......................................... 13
1.2.2. Arthur Schopenhauer .............................................................. 19
1.2.3. Richard Wagner ...................................................................... 29
1.3. Thân thế và sự nghiệp của F. Nietzsche ....................................... 32
CHƯƠNG 2: THÁI ĐỘ PHÊ PHÁN CỦA F. NIETZSCHE ĐỐI VỚI
ĐẠO ĐỨC KITƠ GIÁO ........................................................................... 44
2.1. Q trình F. Nietzsche đi đến phê phán đạo đức Kitô giáo ........ 44
2.2. Thuyết tội tổ tông – nguồn gốc của chủ nghĩa cấm dục
Kitô giáo .................................................................................................. 51
2.3. Phê phán các giá trị đạo đức Kitô giáo truyền thống .................. 57
CHƯƠNG 3: CHỦ NGHĨA PHI ĐẠO ĐỨC CỦA F. NIETZSCHE . 66
3.1. Đạo đức siêu nhân – một cố gắng xây dựng một diện mạo đạo
đức mới .................................................................................................... 66
3.2. Khái niệm phi đạo đức về giá trị ................................................... 80
3.3. Một số nhận xét, đánh giá .............................................................. 88

KẾT LUẬN ................................................................................................ 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 97

1


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu lịch sử triết học nói chung và triết học phương Tây nói
riêng là một việc làm cần thiết. Điều này lại càng trở nên cấp bách hơn
trong bối cảnh tiếp biến văn hóa hiện nay khi đất nước ta đang trong thời
kỳ mở cửa. Chúng ta cần có được những hiểu biết kiến thức cơ bản trong
lĩnh vực triết học với tư cách sự “kết tinh tinh thần văn hóa nhân văn thời
đại” để có thể chủ động giao lưu, đối thoại, hội nhập với các nền văn hóa
khác nhau, để có thể lĩnh hội những thành tựu chung mang tính nhân loại
và chỉ ra được những hạn chế mang tính nguyên tắc của chúng, qua đó
ngăn chặn được ảnh hưởng tiêu cực của chúng đến lối sống của chúng ta.
Do vậy trong thời gian gần đây, công tác nghiên cứu và giảng dạy triết học
phương Tây đã có những bước phát triển mới; đã có hàng loạt các tác phẩm
nổi tiếng của các nhà triết học trên thế giới được dịch ra tiếng Việt. Trong
đó, Friedrich Wilhelm Nietzsche (1844 – 1900) – một nhà tư tưởng lớn
người Đức, là một trong số những triết gia phương Tây có nhiều tác phẩm
được dịch ra tiếng Việt nhất từ rất sớm, bao gồm: Tôi là ai (Ecce Homo);
Bên kia thiện ác (Par-delà bien et mal); Buổi hồng hơn của những ngẫu
tượng (Le Crépuscule); Zarathustra đã nói như thế (Ainsi Zarathoustra);
Schopenhauer - nhà giáo dục (Schopenhauer als Erzieher) và gần đây nhất
là tác phẩm Kẻ phản Chúa (L Antéchrist).
Ở nước ta, mặc dù ngay từ trước năm 1975 giới trí thức miền Nam
đã biết đến F. Nietzsche qua một số tác phẩm của ông được dịch ra tiếng

Việt. Song cho tới nay, triết học của F. Nietzsche vẫn chưa được sự quan
tâm nghiên cứu thích đáng. Triết học của ơng ít được giảng dạy trong các
trường đại học, cao đẳng, thậm chí ngay cả các sinh viên chuyên ngành

2


triết học cũng không nhiều người biết đến tên tuổi của nhà triết gia nổi
tiếng này. Một số thì biết đến Nietzche qua câu nói nổi tiếng “Chúa đã
chết”, song họ lại không hiểu đúng về tư tưởng của ông.
Trong khi đó, F. Nietzsche được giới triết gia lục địa ở châu Âu ca
ngợi và coi như là đại trụ của nhiều phong trào, xu hướng khác nhau: F.
Nietzsche là ông tổ của chủ nghĩa Hiện sinh, tiền thân của chủ nghĩa Hậu
hiện đại; người mở đường cho Phân tâm học của Freud sau này… Trên
thế giới vào nửa sau thế kỉ XXI, F. Nietzsche được đánh giá là một nhân
vật quan trọng có ảnh hưởng lớn nhất trong triết học hiện đại. “Từ hơn
nửa thế kỷ nay, hễ những vấn đề mà các nhà tư tưởng nhân văn phương
Tây thích thú bàn luận, thì Nietzsche từ sớm đều đã nêu lên với hình thức
rõ ràng nhất. Nietzsche đã cung cấp một khởi điểm rất rõ cho trào lưu tư
tưởng phương Tây hiện đại” [1, tr. 153]. Tuy nhiên, tư tưởng triết học
của F. Nietzsche, cho đến nay vẫn đang gây ra nhiều tranh cãi trong giới
nghiên cứu.
Để góp phần tìm hiểu những tư tưởng triết học phương Tây hiện đại
nói chung; đi sâu tìm hiểu sự phê phán đạo đức Kitô giáo và chủ nghĩa phi
đạo đức của F. Nietzsche, từ đó khẳng định những giá trị tư tưởng của F.
Nietzsche nói riêng là một việc làm rất quan trọng. Mặt khác, đó cũng là
việc hết sức cần thiết cho công tác nghiên cứu và học tập của học viên
chuyên ngành triết học.
Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn như trên, chúng tôi lựa chọn đề tài
“Phê phán đạo đức Kitô giáo và chủ nghĩa phi đạo đức của F. Nietzsche”

làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn Thạc sỹ của mình với mong muốn làm
sáng tỏ một mảng nội dung trong tư tưởng triết học của F. Nietzsche.

3


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở Việt Nam, trước năm 1975, triết học F. Nietzsche được quan tâm
đặc biệt ở miền Nam Việt Nam. Các học giả miền Nam Việt Nam muốn
thơng qua triết học F. Nietzsche để tìm tiếng nói tương đồng cho thân phận
con người, cho sự khốn cùng của trí tuệ trong xã hội hiện đại. Nguyễn Đình
Thi là người mở đầu cho nghiên cứu về F. Nietzsche ở Việt Nam với tác
phẩm Triết học Nietzsche vào năm 1942. Sau đó là Thế Phong với cuốn sách
Nietzsche và chủ nghĩa đi lên con người (1967). Tên tuổi của F. Nietzsche
tiếp tục được biết đến trong các tác phẩm viết về triết học Phương Tây, về
chủ nghĩa hiện sinh ở giai đoạn này, nổi bật có Trần Thái Đỉnh với Triết học
Hiện sinh (1967), Lê Thành Trị với Hiện tượng luận hiện sinh [1974]…
Sau năm 1975, đặc biệt sau năm 1986, chúng ta đã có cái nhìn mới
về triết học phương Tây hiện đại. Việc nghiên cứu và giới thiệu F.
Nietzsche hướng vào hai bộ phận hợp nhất tạo thành tư tưởng F. Nietzsche
là văn học và triết học, có các cơng trình như: Trần Mai Nhi với Những
trường hợp giữa Nietzsche và văn học (1993); Nguyễn Tiến Dũng với Lịch
sử Triết học phương Tây (2006); Chủ nghĩa hiện sinh: lịch sử và sự hiện
diện ở Việt Nam (2006); cuốn Nietzsche: con người và tác phẩm
Zarathustra đã nói như thế (2004)của Hồng Đức Bình; Hà Lê Dũng với
Sự ảnh hưởng của triết học Nietzsche đối với chủ nghĩa hiện sinh vơ thần
(2007)…
Ngồi ra cịn phải kể đến một số bài viết được đăng trên các tạp
chí, các trang Web như: “Triết học Nítsơ và cuốn sách viết về Triết học
Nítsơ đầu tiên ở Việt Nam” của Nguyễn Tiến Dũng; hai bài viết của Đỗ

Minh Hợp: “Ph. Nítsơ – Người “Khuấy đảo” triết học Tây Âu nửa cuối
thế kỷ XIX” và “Tư tưởng đạo đức học của F. Nietzsche”; Hà Lê Dũng
với bài viết: “Những nội dung cơ bản của triết lý F. Nietzsche”... Nhìn

4


chung, các bài viết này ít nhiều đã phân tích và làm rõ ở mức độ nào đó
một số khái niệm, tư tưởng cơ bản của F. Nietzsche. Trong đó bài viết,
“Tư tưởng đạo đức học của F. Nietzsche” của tác giả Đỗ Minh Hợp đã
cung cấp những chỉ dẫn quan trọng khi nghiên cứu tư tưởng đạo đức của
F. Nietzsche.
Có thể thấy rằng, tuy tư tưởng triết học của F. Nietzsche đã được
giới học thuật nước ta quan tâm nghiên cứu từ sớm, nhưng cho đến nay chỉ
duy nhất Nguyễn Đình Thi đã dành trọn một tác phẩm viết về triết học F.
Nietzsche. Từ đó đến nay, chưa có một cơng trình nghiên cứu chun biệt
về triết học của ông. F. Nietzsche chỉ được biết đến với tư cách là ông tổ
của chủ nghĩa hiện sinh, bậc tiền bối của chủ nghĩa cuộc sống. Trong các
cơng trình nghiên cứu trên, một số đi vào nhìn nhận và đánh giá tổng quát
về cuộc đời và tư tưởng của F. Nietzsche, một số thì tập trung đi sâu phân
tích một khía cạnh trong tư tưởng triết học của F. Nietzsche. Có thể khẳng
định, cho đến nay, ở Việt Nam chưa có cơng trình nào nghiên cứu sâu nội
dung phê phán đạo đức Kitô giáo của F. Nietzsche và chủ nghĩa phi đạo
đức của ông.
Trên thế giới, tư tưởng và các tác phẩm của F. Nietzsche đã được
nhiều học giả của các quốc gia khác nhau quan tâm nghiên cứu một cách
toàn diện và có hệ thống, tiêu biểu có: Martin Heidegger, Felicien
Challaye, Charter Andler, Karl Jasper, Gilles Deleuze. Tuy nhiên do hạn
chế cá nhân, Luận văn chưa tiếp cận được các cơng trình nghiên cứu
chun sâu và có hệ thống của các học giả nước ngoài viết về nội dung liên

quan đến cơng trình nghiên cứu này. Tuy nhiên, có một vài cơng trình
nghiên cứu của các tác giả nước ngồi về triết học phương Tây hiện đại liên
quan đến F. Nietzsche đã được xuất bản, như: Triết học phương Tây hiện
đại (4 tập) (1999) của Lưu Phóng Đồng; Mười nhà tư tưởng lớn thế giới

5


của Vương Đức Phong và Ngô Hiếu Minh (2003) …. Đặc biệt, có ba
tác phẩm trực tiếp viết về cuộc đời và tư tưởng F. Nietzsche là:
Nietzsche - cuộc đời và triết lý (1972)của Felicien Challaye; Phridrich
Nitsơ (2004) của Lưu Căn Báo và Gilles Deleuze với cuốn Nietzsche
và triết học (2010).
Trong tác phẩm Nietzsche – cộc đời và triết lý, Felicien Challaye
đã trình bày những nội dung chính bao gồm: cuộc đời, tác phẩm và triết
lý của F. Nietzsche; Những bước đầu tư tưởng F. Nietzsche; phê bình và
mặc khải của F. Nietzsche. Cơng trình đã trình bày khái qt một số tư
tưởng của F. Nietzsche thông qua việc phân tích nội dung triết học được
thể hiện trong các tác phẩm của ông.
Cuốn Phridrich Nitsơ của tác giả Lưu Căn báo tập trung đi vào phân
tích q trình hình thành và phát triển của tư tưởng F. Nietzsche qua
từng giai đoạn, gắn liền với những biến cố quan trọng trong cuộc đời
ơng. Bên cạnh đó, tác giả cũng đi sâu làm rõ nội dung triết học cơ bản
của một số tác phẩm tiêu biểu của ông.
Trong tác phẩm Nietzsche và triết học, Gillez Deleuze đã cố gắng
trình bày triết học F. Nietzsche như là một hệ thống. Tác giả phân tích các
thuật ngữ của F. Nietzsche để chứng minh rằng chúng có nội hàm chính xác
và chúng tạo thành một hệ thống. Đó là các thuật ngữ: Sức mạnh, ý chí
quyền lực, hoạt năng, phản ứng, khẳng định, phủ định, sự trở thành, sự quy
hồi vĩnh cửu. Từ đó, tác giả đã trình bày và phân tích những tư tưởng triết

học quan trọng của F. Nietzsche. Có thể nói, đây là một cơng trình đem lại
một cách nhìn mới, cách hiểu mới về triết học F. Nietzsche.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Sau khi hoàn thành, Luận văn phải đạt được mục đích là: làm rõ nội
dung phê phán của F. Nietzsche đối với đạo đức Kitô giáo và chủ nghĩa phi
đạo đức của ơng. Từ đó chỉ ra những luận điểm có thể kế thừa, tiếp thu.

6


- Để đạt được mục đích trên, Luận văn có nhiệm vụ sau:
+ Thứ nhất, khái quát sự hình thành tư tưởng triết học của F. Nietzsche.
+ Thứ hai, phân tích sự phê phán của F. Nietzsche đối với đạo
đức Kitơ giáo.
+ Thứ ba, phân tích chủ nghĩa phi đạo đức của F. Nietzsche.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận văn dựa cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối của Đảng ta để
nghiên cứu tư tưởng đạo đức của F. Nietzsche.
- Phương pháp nghiên cứu: Để giải quyết nhiệm vụ đã nêu trên, Luận
văn áp dụng tổng hợp những nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó chú ý sử dụng
các phương pháp: phân tích và tổng hợp, so sánh, lơgíc và lịch sử, quy nạp
và diễn dịch, phương pháp văn bản học.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ giới hạn ở việc phân tích, làm rõ nội dung phê phán của
F. Nietzsche đối với đạo đức Kitô giáo và chủ nghĩa phi đạo đức của ơng ở
một số nội dung cơ bản.
Vì những hạn chế cá nhân, Luận văn khơng có điều kiện tiếp cận
đầy đủ các tác phẩm của F. Nietzsche mà tập trung vào một số tác phẩm đã

được dịch ra tiếng Việt của ơng.
6. Đóng góp của Luận văn
Cơng trình nghiên cứu này trước hết giúp bản thân người nghiên
cứu hiểu về sự phê phán đạo đức Kitô giáo và chủ nghĩa phi đạo đức của
F. Nietzsche nói riêng và tư tưởng triết học của F. Nietzsche nói chung.
Từ đó, tác giả cơng trình hy vọng có thể đóng góp một tiếng nói trong

7


việc khẳng định giá trị tư tưởng của F. Nietzsche. Đồng thời, gợi mở cho
tác giả và những ai quan tâm nghiên cứu triết học của F. Nietzsche tiếp
tục đi sâu nghiên cứu vấn đề này. Luận văn có thể dùng làm tài liệu
nghiên tham khảo cho sinh viên và những người quan tâm trong quá trình
nghiên cứu, tìm hiểu về triết gia F. Nietzsche, về triết học phương Tây
hiện đại.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận
văn bao gồm 3 chương, 9 tiết.

8


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG ĐẠO
ĐỨC CỦA F. NIETZSCHE
1.1. Bối cảnh lịch sử cho sự ra đời tƣ tƣởng triết học của F. Nietzsche
Tư tưởng F. Nietzsche gắn liền với bối cảnh kinh tế - xã hội châu Âu
thế kỷ XIX. Lúc này các cuộc cách mạng công nghiệp và thương mại với
sự bành trướng của lực lượng sản xuất và thị trường hàng hóa công nghiệp

của nền đại công nghiệp đã làm lung lay tận gốc hệ thống thiết chế kinh tế xã hội phong kiến. Dưới tác động của tự do hóa thương mại, tự do hóa sản
xuất và đặc biệt là tự do hóa lao động, hệ thống tổ chức quản lý kinh tế - xã
hội theo kiểu truyền thống đã bị thay thể bằng các phương thức tổ chức
kinh tế - xã hội hiện đại. Kiểu sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện và phát
huy tác dụng. Điều đó đã tạo nên một bước chuyển trong quá trình biến đổi
kinh tế - xã hội ở Châu Âu.
Về kinh tế, sau khoảng một trăm năm phát triển, nền kinh tế tư bản
chủ nghĩa đã sản xuất được một khối lượng tổng sản phẩm khổng lồ ước
tính bằng tổng khối lượng của cải vật chất do loài người tạo ra trong suốt
lịch sử phát triển từ trước tới giờ. Kết quả là nền tảng kinh tế - xã hội theo
lối phong kiến và cùng nó là chế độ phong kiến, quan hệ xã hội phong kiến
ở châu Âu sụp đổ hoàn toàn.
Biến đổi kinh tế đã làm thay đổi sâu sắc đời sống chính trị, văn hóa,
xã hội. Nền sản xuất mang tính xã hội hóa ngày càng cao, kéo theo sự bóc
lột ngày càng tinh vi hơn, sự phân hóa giàu nghèo vì thế cũng ngày càng
gay gắt. Sự phân chia giai cấp, sự phân tầng xã hội và sự phân hóa giàu
nghèo diễn ra trên quy mơ rộng lớn với tính chất quyết liệt. Nền cơng
nghiệp quy mơ lớn đã đẩy nhanh q trình đơ thị hóa. Sự phân hóa trong

9


lối sống của thành thị và nông thôn diễn ra với tốc độ nhanh chóng tỉ lệ
thuận với q trình đơ thị hóa.Việc nơng dân rời bỏ cộng đồng làng quê
ra thành phố sinh sống đã kéo theo những biến đổi to lớn trong thiết chế
gia đình với hệ giá trị, chuẩn mực và cấu trúc đặc trưng cho xã hội
truyền thống dựa vào phương thức sản xuất phong kiến. Đời sống cá
nhân và gia đình bị xơ đẩy, bị xé vụn và bị cuốn hút vào hoạt động kinh
tế kiểu thị trường và lối sống cạnh tranh.
Pháp luật ngày càng phải tập trung vào việc điều tiết các quá trình

kinh tế, các quan hệ lợi ích và quan hệ xã hội mới xuất hiện. Luật pháp trở
nên duy lý để thiết chế hóa và điều tiết các quan hệ xã hội. Ngay cả thiết
chế hành chính, tổ chức hành chính, tổ chức xã hội đều thay đổi theo xu
hướng duy lý.
Tổ chức và thiết chế tôn giáo, cụ thể là Giáo hội trước kia rất có thế
lực nay đã mất dần ảnh hưởng, vai trò và quyền lực thống trị trong đời sống
xã hội trước sức ép của hoạt động kinh tế. Trước kia, Kitô giáo là cột trụ
tinh thần của người châu Âu. Chúa là đấng cứu thế duy nhất cho đời sống
khổ đau của con người. Con người hoàn toàn gửi gắm ý nghĩa cuộc sống
trần tục cho thiên đường, dùng linh hồn bất diệt đi tìm sự an ủi cho cõi chết
cuối cùng. Nhưng đến nay, khi chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ, khoa
học tự nhiên tiến những bước dài, chủ nghĩa duy nghiệm và chủ nghĩa duy
lý được phản ánh trong triết học đã làm lung lay về căn bản cơ sở tín
ngưỡng Kitô giáo, mọi giá trị truyền thống tan rã, con người ngày càng cảm
thấy mất đi ý nghĩa đã từng được xác định. Trong lịng châu Âu nhen nhóm
tư tưởng chống lại Kitơ giáo.
Có thể thấy, thế kỷ XIX là thế kỷ của những biến đổi mạnh mẽ của
tinh thần lẫn vật chất, từ chính trị đến kinh tế, khoa học – kỹ thuật ở châu
Âu. Làm thay đổi toàn bộ bộ mặt, cũng như đã phủ lên đời sống của con

10


người châu Âu một lớp áo mới – một sự chuyển đổi mới mẻ về chiều sâu
tâm lý, quan niệm sống và cảm xúc.
Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm biến đổi tận gốc nền sản xuất
xã hội, quy mô sản xuất tăng lên mạnh mẽ dẫn tới việc tích tụ sản xuất ở
các xí nghiệp lớn, sản phẩm của xã hội như tuôn trào khắp nơi. Tiến bộ
khoa học kỹ thuật được ý thức hệ của xã hội phương Tây miêu tả như thành
quả của chủ nghĩa duy lý. Quá độ từ chủ nghĩa phong kiến sang chủ nghĩa

tư bản được gọi là thời kỳ Ánh sáng tiếp nối và thay thế cho thời “trung cổ
ảm đạm” đã hình thành quan niệm cho rằng, tiến bộ dường như chỉ có thể
có được trên cơ sở phát triển phồn vinh của khoa học kỹ thuật và thông qua
sự duy lý hố chính trị, kinh tế cùng tồn bộ đời sống xã hội. Sự lạc quan
đối với trí tuệ và tri thức đã thể hiện một cách đầy đủ và triệt để nhất. Cả
châu Âu đề cao lý tính, mọi người cần đến chân lý khoa học hơn là những
gì có trong thần thoại về cuộc sống mà ở đó có vẻ như dễ sống hơn. Bằng
việc vận dụng những quy luật của lý tính, có thể quản lý được tự nhiên và
phát triển không hạn chế các năng lực tinh thần và thể chất của con người.
Châu Âu cận đại là thời đại chủ nghĩa lý tính thịnh hành, “tri thức là sức
mạnh” của Bacon vang dội lên chín tầng mây. Người ta đưa ra những quan
niệm đầy tính khoa trương rằng, khoa học kỹ thuật là chiếc đũa thần, là
biện pháp duy nhất vạn năng để giải quyết mọi vấn đề xã hội, là phương
tiện tạo nên sự hài hoà xã hội trên con đường xây dựng một cách duy lý trật
tự xã hội.
Một thế kỷ mà châu Âu gần như sôi sùng sục trong chảo lửa của cả
sự phát triển, đấu tranh và tiêu diệt. Một thế kỷ gắn với nhiều đổi thay,
không chỉ lái châu Âu sang một ngã rẽ mới mà còn làm cho thế giới cũng
chịu những tác động khơng nhỏ, khi: “Máy móc có sức mạnh kỳ diệu trong
việc giảm bớt lao động của con người, và làm cho lao động của con người

11


có kết quả hơn, thì lại đem lại nạn đói và tình trạng kiệt quệ đến cho con
người. Những nguồn của cải mới từ xưa đến nay chưa ai biết, dường như
có một sức mạnh kỳ diệu nào đó lại đang biến thành nguồn gốc của sự
nghèo khổ. Những thắng lợi của kỹ thuật dường như lại được mua bằng cái
giá của sự thay đổi về mặt tinh thần” [27, tr. 12].
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật làm vơi đi gánh nặng của đời

sống xã hội, song ở những điều kiện xác định lại làm cho chính cuộc sống
bị tiêu diệt. Lúc này, các thành tựu mà con người tạo ra gần như quay lại
chống con người. Niềm tin bị khủng hoảng, khi mọi thứ ngày càng hiện đại
thì chính con người ngày càng bị tha hóa: “Sự đảo lộn liên tiếp của sản
xuất, sự rung chuyển không ngừng của tất cả các quan hệ xã hội, sự ln
ln hồi nghi và sự vận động làm cho thời đại tư sản khác với tất cả các
thời đại trước. Tất cả các quan hệ xã hội cứng đờ và hoen rỉ, với cả tràng
quan niệm về tư tưởng được tơn sùng từ nghìn xưa đi kèm những quan hệ
ấy đều đang tiêu tan; những quan hệ xã hội thay thế, những quan hệ đó
chưa kịp cứng thì đã già cỗi ngay. Tất cả những gì mang tính đẳng cấp và
trì trệ đều tan biến như mây khói. Tất cả những gì thiêng liêng đều bị ơ uế và
rút cuộc mọi người đều phải buộc nhìn những điều kiện sinh hoạt của họ và
những quan hệ giữa họ với nhau bằng con mắt tỉnh táo” [26, tr. 601]. Bản chất
của chế độ mới ngày càng lộ liễu.
Các nhà tư tưởng đã nhìn nhận và phê phán những mặt trái của chủ
nghĩa tư bản, lúc bấy giờ cũng xuất hiện nhiều xu hướng khác nhau. Một số
nhà tư tưởng thì muốn quay lại thời kỳ phong kiến; một số vừa muốn xóa
bỏ những khuyết tật của xã hội tư bản vừa muốn duy trì nền thống trị này;
một số khẳng định rằng có thể xóa bỏ mâu thuẫn giữa hai giai cấp tư sản và
vô sản…; các triết gia cổ điển Đức đưa ra phương án giải quyết bằng ý chí,
nguyện vọng; cịn các nhà xã hội chủ nghĩa khơng tưởng thì muốn thay thế

12


bằng một xã hội công bằng hơn nhưng không thấy được nguyên nhân dẫn
đến xã hội bất công lúc bấy giờ… Từ thập kỷ 40 của thế kỷ XIX, Marx đã
vạch rõ hiện tượng tha hóa của con người phía sau sự phồn vinh vật chất
của chủ nghĩa tư bản, xác nhận nguồn gốc của nó là chế độ kinh tế và chế
độ chính trị của chủ nghĩa tư bản, là chế độ phân công lao động và chế độ

tư hữu. Và Marx cũng đã rút ra kết luận về cuộc cách mạng xã hội.
Bức tranh châu Âu thế kỷ XIX chứa đựng đầy đủ các khía cạnh, màu
sắc của xã hội và con người ở châu Âu lúc bấy giờ. Một giai đoạn lịch sử
đầy biến động, những vấn đề kinh tế nóng bỏng cùng sự xoay đổi giá trị và
thân phận con người. F. Nietzsche đã sớm nhận thấy những hiện tượng suy
thoái tinh thần và niềm tin của con người hiện đại. Ơng dám dấy lên tiếng
chng đổi thay cuộc sống hiện tại; một nhà tư tưởng làm nên dấu ấn của
thời đại, ln khao khát tìm ra giá trị đích thực của cuộc sống mà đầu tiên
là giá trị của con người.
1.2. Tiền đề tƣ tƣởng cho sự ra đời tƣ tƣởng đạo đức của F. Nietzsche
1.2.1.Tư tưởng nhân sinh cổ đại Hy Lạp
Khi nước Đức nói riêng, châu Âu nói chung đang lún sâu vào cuộc
khủng hoảng hoảng tín ngưỡng, khủng hoảng niềm tin, và những quan
niệm truyền thống đang dần bị tan rã, thì nhu cầu về một cuộc cách mạng
tinh thần là vô cùng cấp bách. Xét về mặt lịch sử, Hy Lạp cổ đại là một
trong ba trung tâm văn hóa lớn của thế giới cổ đại, đã tạo dựng được những
giá trị quan trọng cho sự phát triển của nhân loại: “Khơng có nghệ thuật và
khoa học Hy Lạp, khơng có chế độ nơ lệ, thì khơng có đế chế La Mã, mà
khơng có các cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và đế chế La Mã thì khơng có
châu Âu hiện đại” [26, tr. 245]. Nhiều nhà tư tưởng của thế kỷ XIX, trong
đó có F. Nietzsche đã truy tìm về một thời kỳ hồng kim trong q khứ với
hy vọng giải quyết được những bế tắc của hiện tại. Điều mà F. Nietzsche

13


muốn đưa ra ánh sáng đó là lịng can đảm, men say và ý chí vượt qua khổ
đau để vươn lên của người Hy Lạp cổ đại.
F. Nietzsche chủ tâm xây dựng một nền văn hóa đích thực, ơng tìm
được khn mẫu cho nền văn hóa đó trong văn minh cổ Hy Lạp. Ông đặt

đối nghịch lý tưởng này với những yếu hèn của xã hội Đức hiện đại, F.
Nietzsche ca tụng sự vĩ đại và diệu kỳ của Hy Lạp cổ xưa, coi chủng tộc
Hy Lạp là chủng tộc tốt đẹp nhất, lôi cuốn nhất và được nhiều người thèm
muốn nhất. Cuộc sống và con người Hy Lạp cổ là khơi nguồn cảm hứng
cho F. Nietzsche tìm ra ý nghĩa nhân sinh – chủ đề then chốt trong hệ thống
triết học của ông.
Khi nghiên cứu cội nguồn và thực chất của bi kịch Hy Lạp, F.
Nietzsche đã khám phá ra người Hy Lạp là những người bi quan tột cùng
nhất. Họ đã nhận chân được những xao xuyến, những khủng khiếp của
cuộc hiện sinh. Họ run sợ đến tột độ trước những sức mạnh ghê gớm của
thiên nhiên. Họ tin vào một định mệnh chế ngự con người không một
chút lương tâm. Truyền thống cổ xưa của người Hy Lạp đã vẽ ra cho
chúng ta thấy những đau khổ của Prométhée, một Eđipe, một Oreste
giịng họ Atrides.
Để có thể sống, người Hy Lạp đã dựng lên giữa thế giới thực tại và
cái nhìn của họ “một thế giới trung gian và thẩm mỹ của các thần linh oai
vệ”. Từ đây, các thần linh chung sống giữa họ, biện minh cho hiện hữu con
người. Niềm vui đã nẩy sinh từ lo âu nguyên thủy nọ qua trung gian cái
đẹp “như hoa hồng sinh từ bụi gai”. Nhưng thần linh nào hồn tất sự kỳ
diệu này? Đó là thần Apollon, thần mơ mộng; và thần Dionysos, thần say
sưa. Như vậy, từ xa xưa người Hy lạp đã tự chế ngự nỗi bi quan của mình
bằng nghệ thuật và bằng ảo ảnh, bằng hai lối ảo ảnh. Hai khái niệm Thần

14


mặt trời – Apollo và Thần rượu – Dionysos đã trở thành những phạm trù cơ
bản nhất trong triết học nhân sinh của F. Nietzsche
Apollo là Thần Thái dương trong truyền thuyết thần thoại Hy Lạp,
còn gọi là “Thần sáng suốt”, ánh sáng của nó làm cho phần ngoại quan của

vạn vật đẹp đẽ. F. Nietzsche cho rằng Apollo là tượng trưng của ngoại quan
đẹp, còn ngoại quan của cái đẹp về bản chất là một loại ảo tưởng của con
người. Trong đời sống hàng ngày, giấc mộng là trạng thái của Apollo.
Trong nghệ thuật, nghệ thuật tạo hình là nghệ thuật Apollo điển hình.
Dionysos là Thần hoan lạc trong truyền thuyết thần thoại Hy Lạp.
Theo F. Nietzsche, trạng thái Dionysos tượng trưng cho phóng túng, là
trạng thái điên cuồng của niềm vui đam mê và nỗi khổ đau đan xen với
nhau. Trong đời sống hàng ngày, say là trạng thái của Dionysos. Trong
nghệ thuật, âm nhạc là nghệ thuật của Dionysos, bi kịch và thơ trữ tình tuy
dựa vào hình thức của Apollo nhưng về bản chất cũng là nghệ thuật
Dionysos.
Apollo và Dionysos đều bắt nguồn từ bản năng của con người: cái
trước là sự xung động con người cá thể mượn cảm giác ngoại quan tự
tôi khẳng định, cái sau là sự xung động con người cá thể tự mình phủ
định và trở về với bản thể thế giới. Theo F. Nietzsche, sự đối kháng và
điều hòa giữa Apollo và Dionysos là cội nguồn làm nên bi kịch Hy Lạp.
Một mặt, cái đẹp trong thế giới “mộng” của trạng thái Apollo là tiền đề của
mọi nghệ thuật tạo hình, mỗi người khi sáng tạo thế giới mộng đều này là
những nhà nghệ thuật toàn năng, “mộng” phát huy trí tưởng tượng trong
thơ ca, sinh ra điêu khắc và nặn tượng của Hy Lạp, sử thi Homer. Mặt
khác, “Say” làm cho chủ quan tan biến trong cái tôi lãng quên hoàn toàn,
khi gặp Dionysos người ta quên hết, người ta say sưa, thoát khỏi sự thống
trị của ý thức thường nhật. Lúc ấy, mọi buồn khổ, bi thảm của đời người

15


cũng bị lãng quên, mọi mâu thuẫn tan biến, cuộc sống trở nên tươi đẹp,
múa và âm nhạc Hy Lạp sinh ra từ đó. Âm nhạc là ngơn ngữ trực tiếp của ý
chí, là thứ diễn đạt tình cảm dễ dàng nhất, dễ làm rung động tâm hồn… Sự

liên minh tuyệt duyệt và bấp bênh giữa Apollo và Dionysos do Dionysos
chi phối là cội nguồn sinh ra bi kịch Hy Lạp. Vì trong bi kịch, Dionysos là
nền tảng của cái bi. Nhân vật bi kịch duy nhất là Dionysos: “vị thần đau
khổ và vinh quang”, chủ đề bi kịch duy nhất là những đau khổ của
Dionysos, những đau khổ của việc cá thể hóa, nhưng lại được tan hịa trong
niềm vui thú và hữu thể căn nguyên; khán giả bi kịch duy nhất, đó là dàn
đồng ca. Sự đóng góp của Apollo là ở chỗ, trong bi kịch, chính Apollo là
người phát triển bi kịch thành drame – chính kịch. Drame là sự biểu diễn
các khái niệm và các hành động của Dionysos, là sự khách quan hóa
Dionysos dưới hình thái và trong thế giới của Apollo – một giấc mơ.
Từ hai hình ảnh Apollo và Dionysos, F. Nietzsche thuyết minh cội
nguồn lịch sử của nghệ thuật, tìm cái bản chất ẩn dấu đằng sau đó, đây là
cách mượn nghệ thuật để trình bày triết học của mình.
Khi nghiên cứu nghệ thuật Hy Lạp, F. Nietzsche phát hiện ra con
người Hy Lạp khỏe, đẹp, kiên cường, hoan lạc, họ sống trong khơng khí
trong lành, ánh sáng tràn ngập trong kịch trường, ln vui vẻ… và có vẻ
như họ khơng cảm nhận được nỗi ưu tư của cuộc đời. Nhưng khi đi sâu hơn
vào tâm lý Hy Lạp, F. Nietzsche cho rằng Goethe, Schiller, Fmile đều
khơng tìm ra được nước mắt thật của tinh thần Hy Lạp, sự hài hòa của cảm
tính và lý tính, sự thống nhất giữa người và thiên nhiên, đều là những bản
luận hời hợt. Ông cho rằng, người Hy Lạp giàu bản năng sống và từng đau
khổ nặng nề, họ hiểu sâu sắc tính chất bi kịch của cuộc sống. Họ có nhu
cầu tự vệ đối với cuộc sống, nên có nhu cầu hoan lạc thích thú đối với cái

16


đẹp, với nghệ thuật. Do đó thần Apollo và Dionysos là vị cứu tinh cho cuộc
sống đau khổ của họ.
Hình ảnh Apollo thần thánh hóa nguyên tắc cá thể hóa, thiết lập cái

bề ngoài của bề ngoài, cái bề ngoài tuyệt mỹ, giấc mơ hay là hình ảnh thân
thể, và như thể tự giải phóng nỗi đau, xóa bỏ nỗi đau. Trái lại, Dionysos
quay lại với sự thống nhất nguyên thủy, ơng phá vỡ cá nhân, nhấn nó chìm
nghỉm trong hố thẳm và làm tiêu tan nó trong bản thể nguyên lai: như thế,
ông tái tạo lại mâu thuẫn như là nỗi đau của việc cá thể hóa, nhưng để nó
tan hịa trong niềm vui thú cao cấp, bằng cách khiến chúng ta tham gia vào
sự tràn đầy của bản thể duy nhất hay của ý muốn phổ quát.
Sự đối lập giữa Dionysos và Apollo phản ánh mâu thuẫn giữa sự
thống nhất nguyên thủy và việc cá thể hóa, giữa ý cái muốn và cái bề ngoài,
giữa đời sống và nỗi đau. Mâu thuẫn “căn gốc” này làm chứng chống lại
đời sống, nó kết án đời sống: đời sống cần được bào chữa, nghĩa là cần
được cứu chuộc khỏi đau khổ và mâu thuẫn. Dionysos và Apollo như là hai
cách thức trái ngược để giải quyết mâu thuẫn: Apollo giải quyết gián tiếp
trong sự chiêm ngắm hình ảnh thân thể; Dionysos giải quyết một cách trực
tiếp, trong sự tái tạo, trong biểu tượng âm nhạc của ý chí. Với F. Nietzsche,
Dionysos được giới thiệu một cách nổi bật như là vị thần khẳng quyết và
khẳng định. Dionysos khơng bằng lịng với việc biến nỗi đau thành niềm
vui cao cấp và siêu nhân cách, thần khẳng định nỗi đau và biến nó thành
niềm vui của ai đó. Vì thế, Dionysos tự biến mình thành vơ số các khẳng
định, hơn là tự tiêu biến trong hữu thể căn nguyên hoặc làm tiêu tan cái đa
tạp trong một nền tảng nguyên thủy. Thần khẳng định những đau đớn của
sự sinh trưởng hơn là tái tạo những nỗi đau của sự cá thể hóa. Đó là vị thần
khẳng định cuộc sống, cuộc sống khơng cần được bào chữa hay cứu chuộc.
Thần Mặt trời khoác lên vạn vật vẻ hào quang lộng lẫy bên ngoài,
nhưng cái đẹp bên ngoài chỉ là một loại ảo mộng. F. Nietzsche cho rằng,

17


mộng có thể làm cho con người quên đi đau khổ, làm cho sự mong ước

chưa được thỏa mãn được mãn nguyện trong ảo tưởng. Tinh thần chủ yếu
của thần Apollo có ý nghĩa là khẳng định cái bên ngồi đẹp của ảo mộng.
Dionysos tiếp sức cho người Hy Lạp cổ, là hiện thân của những gì mang
tính người nhất trong văn hóa của người Hy Lạp. Thế giới của Dionysos là
một thế giới cuồng say, là thế giới sâu kín mà tính người được biểu hiện
đầy đủ, là thế giới đời sống con người thụ cảm mãnh liệt nhất, ở đó đời
sống con người và đời sống thế giới hịa hợp làm một. Đó là thế giới phi lý
tính. Theo F. Nietzsche, một triết học xứng danh là triết học phải có đủ cả
hai chất Apollo và Dionysos, sinh hoạt đậm đà và nhận định đích xác, trong
hai tính chất đó, chất Dionysos phải giữ vai trị un ngun và trọng yếu.
F. Nietzsche nhiều lần nhấn mạnh rằng, triết học chân chính là triết học phi
lý tính, là triết học của Dionysos. Vậy nên, thần Dionysos chính là linh hồn
của triết học F. Nietzsche.
F. Nietzsche cho rằng cuộc sống giống như một tấm thảm, sợi dây
đau khổ và sợi dây hoan lạc đan xen vào nhau, thiếu bất kì một sợi dây nào
đều có thể làm cho tấm thảm khơng hồn hảo, thậm chí bị hỏng. Đau khổ
khơi dậy sức sống của con người, mài dũa ý chí của con người, làm cho
con người cảm thấy cuộc sống vui vẻ hơn, giá trị hơn. Hạnh phúc của con
người nảy sinh từ sức mạnh vượt qua khổ đau, chiến thắng khổ đau. Tinh
thần Apollo dạy người ta giữ vững sự sống cá thể, lưu giữ lấy ảo mộng,
quên khổ đau của cuộc sống – đây là mộ loại nhân sinh quan thẩm mỹ.
Tinh thần Dionysos dạy người ta siêu thoát sự sống cá thể, nhìn thẳng vào
đau khổ, từ đau khổ thu nhận được sự say sưa có tính bi kịch – đây là một
loại nhân sinh quan bi kịch. Hai loại nhân sinh quan này cùng tạo thành
triết học nhân sinh nghệ thuật hóa của F. Nietzsche.
Ý nghĩa nhân sinh là ở đây, điều mà triết học cần hướng tới là đây.
Từ việc nghiên cứu bi kịch trong cuộc sống của người Hy Lạp cổ, F.

18



Nietzsche tìm tịi ý nghĩa cuộc sống, đồng thời lấy đó làm điểm xuất phát
và làm cơ sở cho tồn bộ tư tưởng của ông sau này.
1.2.2. Arthur Schopenhauer
Arthur Schopenhauer (1788 – 1860) là nhà triết học duy tâm Đức
nửa đầu thế kỷ XIX. Ông sinh ra ở Gdansk (Ba Lan ngày nay) trong một
gia đình khá giả. Lúc đầu Schopenhauer làm ngành thương nghiệp, sau đó
bỏ nghề bn thi vào đại học, đỗ tiến sĩ triết học tại Đại học Jena. Từ bé có
tính tình lãnh đạm, ngạo mạn, vui buồn thất thường. Tác phẩm triết học chủ
yếu: Thế giới với tính cách là ý chí và biểu tượng (1818), Bàn về ý chí tự
nhiên (1836), Hai vấn đề căn bản của luân lý học (1841).
Trước đó, ảnh hưởng của triết học Schopenhauer rất hạn chế. Chỉ
đến khi làn sóng bi quan bao trùm khắp nước Đức sau thất bại của cuộc
cách mạng năm 1848, người ta mới đổ xơ nhau tìm đọc tác phẩm của ơng,
coi ơng như một thần tượng của triết học. Triết học Schopenhauer chịu ảnh
hưởng nhiều nhất từ triết học Kant, Platon và Phật giáo.
F. Nietzsche nói rằng chính vì đọc Schopenhauer mà ơng trở thành
triết gia. Những nguyên do gây nên phạm vi ảnh hưởng khác thường của
Schopenhauer là rất nhiều và phức tạp, nhưng có lẽ quan trọng nhất ở
Schopenhauer là có sự phối hợp giữa chiều sâu vô song của trực giác chiếu
vào thân phận con người với một bút pháp văn học xuất sắc.
Trong trường đại học, lúc đang đau khổ, thất vọng u uất, F. Nietzsche
phát hiện ra tri âm của tâm hồn – Shopenhauer. Một ngày cuối tháng 8 năm
1865, F. Nietzsche tình cờ phát hiện tại hiệu sách cũ tác phẩm Thế giới như là
ý chí và biểu tượng của Shopenhauer, ông vội mua và về nhà ngồi nghiền
ngẫm ngay. F. Nietzsche nói: “Mỗi hàng chữ trong sách đều phát ra những
âm thanh siêu thoát, phủ định và siêu nhiên, tơi nhìn thấy tấm gương rất sâu
sắc phản ánh cả thế giới, phản ánh đời sống và nội tâm của tôi. Quyển sách

19



của thiên tài có sức mạnh nhưng nặng trĩu ấy bắt đầu chống cả lịng
tơi” [Dẫn theo1, tr. 31]. F. Nietzsche cảm thấy như Shopenhauer đặc biệt viết
riêng cuốn sách ấy cho mình.
Thế giới như là ý chí và biểu tượng là tác phẩm chủ yếu nhất, có vị
trí cốt lõi nhất trong các tác phẩm của Schopenhauer. Có thể nói, tồn bộ tư
tưởng triết học cơ bản của Schopenhauer được gói gọn ngay ở tên gọi của
tác phẩm này. Trong tác phẩm, Schopenhauer coi thế giới tựa như hai
mảng, biểu tượng và ý chí. Mệnh đề thứ nhất của ông là “thế giới là biểu
tượng của tôi”, có nghĩa là mọi vật trên thế giới đều cần lấy chủ thể làm
điều kiện, chúng chỉ là chủ thể nên tồn tại. Với mệnh đề này, Schopenhauer
đã khám phá ra vai trị vơ cùng quan trọng gán cho chủ thể. Thế giới được
lý giải như cái hiện ra cho chúng ta thông qua những biểu tượng của chúng
ta. Thế giới như biểu tượng của tôi và được đem lại thông qua sự thể
nghiệm của tơi. Do đó, những gì mà con người trực tiếp lĩnh hội được chưa
phải là cái cách mà vật thể tự nó là như thế hoặc đúng như thế. Con người
khơng biết gì hết về cái cây tự nó mà chỉ biết sự tưởng tượng của chính
mình về cái cây, cũng như “nó khơng biết mặt trời, trái đất, mà chỉ biết cái
mắt nhìn thấy mặt trời, cái tay sờ thấy đất; thế giới bao quanh chỉ tồn tại
như biểu tượng, tức hoàn toàn đối với cái khác, cái có biểu tượng, mà bản
thân con người là như vậy” [Dẫn theo 19, tr. 15]. Từ đó Schopenhauer
nhấn mạnh một chân lý mà theo ông là hiển nhiên, ít cần chứng minh hơn
đó là: “mọi cái thực tồn đối với nhận thức, tức toàn bộ thế giới này, chỉ là
khách thể đối với chủ thể, là trực giác đối với người đang trực giác, nói
tóm lại, là biểu tượng… Tất cả những gì thuộc về và có thể thuộc về thế
giới, tất yếu mang trên mình dấu ấn của tính được thiết định đó bởi chủ thể
và chỉ tồn tại với chủ thể” [Dẫn theo 19, 15]. Thế giới chỉ là kết quả của
cuộc gặp gỡ giữa tôi và ngoại giới, vì thế khơng có thế giới tuyệt đối (và


20


nếu có, thì nó khơng phải thế giới của ai hết, một thế giới khơng được ai
chấp nhận và nhìn nhận; vì hễ nhìn nhận, tất phải có ai nhìn nhận và nhìn
nhận tự một quan điểm nào nhất định) – là cội nguồn của thuyết “đánh giá”
và “đảo lại những giá trị” của F. Nietzsche. Đó cũng là nguồn gốc sinh ra
chủ thể tính, một trong những giá trị lớn lao của triết học hiện sinh.
Tuy nhiên, nếu cách nhìn nhận hiện thực của Schopenhauer chỉ dừng
lại ở luận đề “thế giới là sự tưởng tượng của tơi” thì ông cũng chỉ mới bước
tới chủ nghĩa duy tâm thuần túy, cịn thế giới thì chẳng là gì khác ngồi cái
“bên ngồi”, ngồi sự tưởng tượng mn thuở. Khi nghiên cứu sâu hơn về
sự tưởng tượng ấy Schopenhauer muốn tìm xem đằng sau những hiện
tượng là cái gì? Schopenhauer nhận thấy, “thế giới là biểu tượng của tôi”,
điều ấy chỉ là một mặt của thế giới, nhưng là mặt ngoài, cịn mặt khác, đó
mới là nội tại chân chính, bản chất. Bản chất ấy chính là ý chí. Và luận đề
thứ hai của Schopenhauer chính là: “Thế giới là ý chí của tơi”.
Nếu chỉ nghiên cứu từ bên ngồi thì không sao đến được với bản
chất của vạn vật, Schopenhauer cho rằng con đường duy nhất để đi đến bản
chất nằm trong chính chúng ta, trong từng cá thể, bởi vậy ơng đã nghiên
cứu cơ thể con người dưới góc độ triết học. Theo ông, cơ thể con người là
một biểu trưng của hai dạng thức: một là, nó là sự tưởng tượng đã được
khách thể hóa, “có thể nhìn thấy được”, là khách thể trong mối quan hệ
nhân quả của mọi hiện tượng; hai là, cơ thể con người cịn là một cái gì đó
tiềm ầm sâu xa mà chỉ chính nó mới cảm nhận được. Sự tiềm ẩm sâu xa ấy
chính là ý chí. Nghĩa là, cơ thể con người không những là một hiện tượng,
một khách thể, mà là sự biểu đạt của ý chí. Từ đó Schopenhauer đã đi đến
luận điểm cho rằng, ý chí là cái tôi chân thực, hoạt động của cơ thể con
người chính là ý chí được khách thể hóa thành đối tượng có thể nhìn thấy
được. Ý chí chính là bản chất sau xa nhất của con người. Theo ông, bản


21


chất của con người (hiểu theo nghĩa là ý chí) không nằm trong ý thức, trong
tư duy hay lương tri. Trong chốn thâm sâu đầy bí hiểm ln có ý chí ngự
trị, nó điều khiển kẻ nơ bộc của mình là con người. Nhưng ý chí chí là kẻ
cai trị mù lịa. Nó vác trên vai mình một kẻ bị tê liệt nhưng nhìn được vạn
vật. Con người dường như được kéo về phía trước, nhưng thực ra thì nó
được đẩy từ phía sau, từ một nơi bí huyền sâu thẳm. Sức mạnh ấy chính là
ý chí sống vơ thức, nó khơng hề biến đổi, tồn tại trong mọi mạch tư duy và
hành vi con người. Những gì con người gọi là tính cách hay nhân cách
cũng đều do ý chí quyết định. Schopenhauer cũng đã vận dụng quan điểm
coi “cơ thể người vừa là hiện tượng vừa là ý chí được khách thể hóa” như
một chiếc chìa khóa để lý giải bản chất của mọi hiện thực. Theo ông, mọi
sự vật đều là một sự biểu đạt, một sự hiện thực hóa của ý chí ngự trị trong
nó. Sức mạnh của ý chí ngư trị khắp nơi. Sức mạnh ấy khiến cho cỏ cây
đâm chồi nẩy lộc và úa tàn, khiến cho cho nam châm quay về hướng bắc
cực, khiến viên đá rơi xuống trái đất, kẻo trái đất về hướng mặt trời...
Nghĩa là cả thế giới đều là sự khách thể hóa của ý chí, thế giới là ý chí.
Kết luận cuối cùng của Schopenhauer là, thế giới là ý chí và biểu
tượng, ý chí là vật tự tại của thế giới, mọi hiện tượng đều là khách thể hóa
của ý chí tức biểu tượng. Như vậy, “ý chí” đã trở thành hịn đá tảng cả tịa
nhà triết học của Schopenhauer. Theo Schopenhauer, chủ nghĩa duy vật và
chủ nghĩa duy tâm đều khơng thể trình bày đầy đủ học thuyết của mình, họ
đối lập chủ thể và khách thể. Schopenhauer cho rằng, tính thứ nhất của vật
chất phủ định đối tượng nhận thức dựa vào chủ thể của nhận thức; tính thứ
nhất của tinh thần phủ định chủ thể nhận thức tồn tại tương đối với khách
thể. Cho nên Schopenhauer nêu lên bản thể luận ý chí. Ý chí là bản chất
của thế giới của Schopenhauer, đó là ý chí sinh tồn. Ý chí sinh tồn, theo

Schopenhauer, một là, chỉ bản năng cá thể tìm sự sinh tồn. Bẳn năng này

22


chạy suốt xung quanh thân thể ham muốn xung động, là cái nguyên thủy
nhất, trầm lặng nhất, căn bản nhất, bản chất. Tơi ăn, tơi uống, tơi khóc, tơi
cười, tơi tìm thú vui… mọi việc, vốn đều do ý chí cầu sống của tôi chi phối,
mọi hành động của tôi đều là để bảo vệ sự sinh tồn của tôi. Ý chí sinh tồn,
theo Schopenhauer, cịn là bản năng sinh thực (sinh sôi nảy nở) của chủng
tộc muốn tiếp tục kéo dài. Như vậy, Schopenhauer từ một số hoạt động bản
năng con người và động vật suy luận ra bản năng chung này của vạn vật, vũ
trụ, và coi bản năng này là ý chí mưu cầu sinh tồn, từ đó vẽ lên một thế giới
bản thể luận ý chí.
Như vậy có thể thấy, xuất phát từ quan niệm của Kant về vai trị
hàng đầu của lý tính thực tiễn mà một thành tố quan trọng nhất của nó là ý
chí tự do, “tự trị”, Schopenhauer đã bắt đầu bảo vệ vai trị hàng đầu của ý
chí đối với lý tính, tức bắt đầu đi theo con đường chống lại Kant, chống lại
triết học kinh điển. Trên cơ sở này, Schopenhauer đã phát triển nhiều tư
tưởng sâu sắc và đúng đắn về sự đặc thù của các phương diện ý chí (gắn
liền với ý chí) và cảm xúc của tinh thần con người, vai trò của chúng trong
cuộc sống của con người. Schopenhauer cho rằng, việc chủ nghĩa duy lý
truyền thống biến ý chí thành phần phụ đơn giản của lý tính là trái ngược
với cuộc sống hiện thực. Theo ông, ý chí, tức động cơ, nguyện vọng, kích
thích hành động và bản thân q trình thực hiện nó, khát vọng của con
người mang tính đặc thù, tương đối độc lập và quy định đáng kể định
hướng, kết quả của nhận thực lý tính. Nhấn mạnh đúng sự đặc thù, ý nghĩa
của ý chí và cảm xúc của con người, nhưng Schopenhauer đã đi đến tuyên
bố “lý tính” của triết học kinh điển chỉ là một sự hư ảo, ý chí phải thay thế
cho lý tính. Để ý chí có thể “đọ sức” được với lý tính “vặn năng” của các

nhà triết học kinh điển, Schopenhauer, thứ nhất, đã quan niệm ý chí là độc
lập với lý tính, đã biến ý chí thành sự mong muốn tuyệt đối tự do mà dường

23


×