Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Sở hữu tư liệu sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***


NGUYỄN THỊ HUYỀN


SỞ HỮU TƯ LIỆU SẢN XUẤT
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Ở VIỆT NAM


Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mã số : 5.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Văn Sinh






Hà Nội- 2004


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1


1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận nghiên cứu 6
5. Đóng góp của luận văn 6
6. Kết cấu của luận văn 6
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỞ HỮU, SỞ HỮU TƯ
LIỆU SẢN XUẤT VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ
TRÌNH HÌNH THÀNH, BIẾN ĐỔI CỦA CHẾ ĐỘ SỞ HỮU VỀ TƯ
LIỆU SẢN XUẤT TRONG NỀN KINH TẾ 7
1.1 Sở hữu và sở hữu về tƣ liệu sản xuất 7
1.1.1. Khái niệm sở hữu và sở hữu tư liệu sản xuất 7
1.1.2. Vai trò của sở hữu tư liệu sản xuất trong hệ thống kinh tế - xã
hội 20
1.2. Những nhân tố tác động đến quá trình hình thành và biến đổi của
quan hệ sở hữu về tƣ liệu sản xuất 24
1.2.1. Vai trò của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sở hữu về tư liệu sản
xuất
24 1.2.2. Sự tác động của chế độ chính trị và pháp luật đối với các quan hệ sở
hữutưliệu sản xuất 27
CHƯƠNG 2:QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI CỦA CHẾ ĐỘ SỞ HỮU XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN
ĐẶC TRƯNG CỦA CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TƯ LIỆU SẢN XUẤT TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở
VIỆT NAM 31
2.1 . Sở hữu xã hội chủ nghĩa về tƣ liệu sản xuất trong mô hình kinh tế kế
hoạch hóa tập trung … 37
2.2. Sự khủng hoảng của chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa theo mô hình
kinh tế kế hoạch hóa tập trung 36
2.3. Quá trình đổi mới chế độ sở hữu tƣ liệu sản xuất ở Việt Nam 45

2.3.1. Trước thời kỳ đổi mới (trước năm 1986) 45
2.3.2. Thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay) 50
2.4. Kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và những biểu hiện
đặc trƣng về chế độ sở hữu tƣ liệu sản xuất trong nền kinh tế thị trƣờng
định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 55
2.4.1.Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 55
2.4.2 Những biểu hiện đặc trưng của chế độ sở hữu tư liệu sản xuất trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 62
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89












MỞ ĐẦU

1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sau gần hai chục năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng được
chính thức khởi xướng từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) đất
nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực, nhất là những
thành tựu trên lĩnh vực phát triển kinh tế. Với những thành tựu đó đất nước ta
đã thoát khỏi khủng hoảng về kinh tế, từng bước đi vào ổn định và tiếp tục

phát triển. Sự khởi sắc của nền kinh tế nước ta được bắt đầu từ quá trình đổi
mới nhận thức, đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế và vận dụng một cách
đúng đắn quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn. Tuy nhiên, cho
đến nay trong hàng loạt các vấn đề thì vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn còn là vấn đề được
nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và cũng còn nhiều tranh luận. Đây
cũng là vấn đề khá phức tạp và nan giải. Việc vận dụng quan điểm của các
nhà kinh điển chủ nghĩa Mác sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn nước ta
hiện nay là vấn đề không đơn giản.
Theo lý luận mác xít hữu là mặt căn bản của quan hệ sản xuất, nó phụ
thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Vậy, với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất như ở Việt Nam hiện nay thì quan hệ sở hữu nói
riêng và quan hệ sản xuất nói chung như thế nào là phù hợp ? Từ đó để phát
triển một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghia thì cơ cấu sở
hữu cần phảt như thế nào để vừa bảo đảm nguyên tắc hoạt động của các quy
luật kinh tế thị trường vừa bảo đảm được tính mục tiêu định hưỡng xã hội
chủ nghĩa ? Những biểu hiện đặc trưng của chế độ sở hữu tư liệu sản xuất
trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay là gì ? v. v. Đó là những vấn đề
có tính cấp bách của thực tiễn hiện nay. Chính nó đang đặt ra tính cấp thiết
phải giải quyết về mặt lý luận bởi vì chúng ta xây dựng một nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn là một mô hình chưa từng có tiền lệ
trong lịch sử .
Những vấn đề như thế cũng là những nội dung quan trọng của chương
trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước ( KX.01- giai đoạn 2001-2005).
Để góp phần giải quyết những vấn đề trên, tôi lựa chọn vấn đề sở hữu
tư liệu sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam làm đề tài luận văn thạc sĩ triết học của mình.

2. TÌNH HÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


Vấn đề sở hữu và xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trên
cơ sở đa dạng hóa loại hình sở hữu, vận hành theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã được nhiều nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu với nhiều công trình khoa học được công bố,
nhiều cuốn sách, bài báo viết về vấn đề này. Trong đó cần phải kể đến một số
tác giả nước ngoài nước như; A. Cherkovec, A. KuliKov, Janos Kornai,
Seleznev, Yu Haijun Một số tác giả trong nước cần phải kể đến như: Lưu
Văn Sùng, Đỗ Thế Tùng, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Thanh Cừ, Phạm
Ngọc Quang, Hồ Sĩ Quý, Đặng Hữu Toàn, Cao Đức Hưng, Lê Ngọc Tòng,
Một số đề tài cụ thể liên quan đến vấn đề này như;

-Luận án phó tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Đình Khang với đề tài; Sở hữu
tư liệu sản xuất trong nền kinh tế nhiều thành phần. Bảo vệ năm 1993 tại
Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
-Luận án phó tiến sĩ kinh tế của Đỗ Trọng Bá với đề tài; Vấn đề sở hữu
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Bảo vệ năm 1993 tại
Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
-Luận văn Thạc sĩ Triết học của Vũ Hồng Sơn với đề tài: Đa dạng hóa
sở hữu ở nướcta hiện nay xu hướng vận dụng. Bảo vệ năm 1993 tại Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
-Luận văn Thạc sĩ Triết học của Nguyễn Khoa Nghi với đề tài: Vấn đề
sở hữu trong định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Bảo vệ năm 1993 tại
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
-Luận án phó tiến sĩ khoa triết học của Lương Minh Cừ với đề tài;
Những quan niệm của C.Mác, Ph.Ăng-ghen và V.I.Lênin về sở hữu trong chủ
nghĩa xã hội. Bảo vệ năm 1996 tại Viện triết học thuộc Trung tâm khoa học
xã hội và nhân văn Quốc gia.
-Kỷ yếu về sự phù hợp giữa chế độ sở hữu và chế độ chính trị ở nước ta
hiện nay, của Viện khoa học Chính trị thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh do PGS. PTS. Lưu Văn Sùng làm chủ nhiệm đề tài năm 1996.

-Những quan điểm cơ bản của C.Mác, Ph.Ăng-ghen, V.I.Lênin về
CNXH và thời kỳ quá độ PGS. PTS. Nguyễn Trọng Chuẩn, PSG. Phạm Văn
Đức, PSG. Hồ Sĩ Quý đồng chủ biên do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội xuất bản năm 1997.
-Những vấn đề lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt
Nam của GS. TSKH. Nguyễn Duy Quý (chủ biên) do Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia xuất bản năm 1998.
- Chủ nghĩa xã hội là gì ? Xây dựng CNXH như thế nào ? của Chu
Thượng Văn-Chu Cẩm Uý- Trần Tích Hỷ do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
xút bản năm 1999.
-Luận án tiến sĩ triết học của Nguyễn Văn Thức với đề tài; Sự tồn tại
đồng thời nhiều loại hình sở hữu với sự phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam
hiện nay. Bảo vệ tại Viện triết học-Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn
quốc gia năm 2001.
-Chương trình khoa học cấp nhà nước K.X.01. (Giai đoạn 2001-2005):
Đặc trưng của quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam do GS.TS Vũ Đình Bách làm chủ nhiệm.


-Đề tài khoa học cấp bộ 2000-2001có tên là; Những quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin về vấn đề sở hữu trong chủ nghĩa xã hội và ý nghĩa của
những quan điểm đó đối với quá trình phát triển kinh tế nhiều thành phần ở
nước ta thời kỳ đổi mới (Cơ quan chủ trì Viện nghiên cứu kinh điển mác xít,
do T.S Trần Ngọc Linh làm chủ nhiệm).

- PGS. TS. Đoàn Quang Thọ; Về quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay (Tạp chí triết học số
tháng 6-2002)

-GS.TSKH. Lương Xuân Quỳ (Chủ Biên) Xây dựng quan hệ sản xuất

định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội ở Việt
Nam do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2002
- TS. Phạm Văn Sinh: Quan điểm của C. Mác về tính đặc thù của sở
hữu trong các xã hội Châu Á và một số vấn đề thực tiễn cải cách phân cấp
quản lý Nhà nước ở nước ta hiện nay. Tạp chí Kinh tế và phát triển 11-2001.

- TS. Phạm Văn Sinh: Về đặc trưng quan hệ sản xuất của mô hình kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và
phát triển số 71 tháng 5 - 2003.

- TS. Phạm Văn Sinh: Về cơ cấu sở hữu của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Tạp chí Kinh tế và phát triển 10 - 2004
v.v.

Các đề tài trên đã có đóng góp rất lớn trong việc nhận thức quan điểm
chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề sở hữu. Luận chứng khoa học một số nhận
thức mới về phạm trù sở hữu. Đã góp phần làm sáng tỏ nội dung, hình thức và
vị trí của phạm trù sở hữu về tư liệu sản xuất, khái quát hóa quan hệ sở hữu
vận động trong hiện thực ở nước ta qua các giai đoạn phát triển kinh tế của
mấy thập kỷ trở lại đây; cũng đã tìm cách khôi phục lại một cách trung thực,
có hệ thống và tương đối đầy đủ những tư tưởng cơ bản của C. Mác, Ph.Ăng-
ghen và V.I.Lênin về vấn đề sở hữu trong chủ nghĩa xã hội.Trên cơ sở đó xem
xét sự đa dạng, tính đan xen của các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Các đề tài trên
cũng đã nói lên được vai trò của các hình thức sở hữu và mối quan hệ giữa
các hình thức sở hữu trong nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta hiện nay. Có đề tài đã tìm cách phân tích sâu sắc vai trò và tính tất yếu của
sự tồn tại đồng thời nhiều loại hình sở hữu đối với việc phát triển kinh tế –xã
hội. Các công trình nghiên cứu khoa học đã có đóng góp rất lớn vào việc làm

sáng tỏ cơ sở lý luận của đường lối đổi mới và xây dựng đất nước của Đảng
ta.
Tuy nhiên, quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách về mặt lý luận
và thực tiễn cần được tiếp tục giải quyết. Công trình luận văn này góp thêm
một nỗ lực giải quyết những vấn đề đó từ góc độ khoa học triết học.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Mục đích
Góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn của sở
hữu tư liệu sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam hiện nay.

Nhiệm vụ
Trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu trong các công trình đã
có, tiến hành khái quát hóa một số vấn đề lý luận về sở hữu, sở hữu tư liệu sản
xuất và những nhân tố tác động đến quá trình hình thành, biến đổi của chế độ
sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trên cơ sở phân tích xu hướng biến đổi của nền kinh tế nước ta trong
thời kỳ đổi mới, tiến hành nghiên cứu, nhận dạng những đặc trưng của chế độ
sở hữu về tư liệu sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa.

4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU

- Luận văn được thực hiện trên cơ sở những quan điểm cơ bản của chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề sở hữu.
- Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã vận dụng phương pháp luận của
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử; đông thời vận

dụng tổng hợp các phương pháp phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch,
lôgíc và lịch sử, khái quát hóa, trừu tượng hóa khoa học.
5.ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về sở hữu và
vận dụng lý luận đó vào việc phân tích xu hướng vận động của nền kinh tế
nước ta trong thời kỳ đổi mới, bước đầu khái quát những biểu hiện mang tính
đặc trưng của chế độ sở hữu tư liệu sản xuất trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo
luận văn gồm 2 chương 6 tiết.
CHƢƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỞ HỮU, SỞ HỮU TƢ LIỆU
SẢN XUẤT VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ
TRÌNH HÌNH THÀNH, BIẾN ĐỔI CỦA CHẾ ĐỘ SỞ HỮU VỀ TƢ
LIỆU SẢN XUẤT TRONG NỀN KINH TẾ

1.1. Sở hữu và sở hữu về tƣ liệu sản xuất
1.1.1. Khái niệm sở hữu và sở hữu tư liệu sản xuất
Khái niệm sở hữu là một khái niệm rất rộng và phức tạp, đó là một
quan hệ không đơn giản và là một khái niệm hoặc một nguyên lý không trừu
tượng chút nào, mà tổng hòa là các quan hệ sản xuất7, tr. 451.
Để phân tích khái niệm sở hữu, trước hết cần làm rõ khái niệm
chiếm hữu
Muốn sản xuất ra của cải vật chất, con người phải chinh phục thiên
nhiên, chiếm hữu những cái vốn có trong tự nhiên, cải biến chúng thành
những hình thái có ích cho đời sống con người. Do vậy, trước hết khái niệm
chiếm hữu thể hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên là hành vi gắn
liền với sự tồn tại và phát triển của con người. Cũng vì vậy, ngay từ khi chưa
có nhà nước, chưa có pháp luật, con người đã thực hiện sự chiếm hữu. Với ý

nghĩa đó, khái niệm chiếm hữu là phạm trù vĩnh viễn trong tất cả các giai
đoạn khác nhau của lịch sử nhân loại.

Trong bộ kinh điển chủ nghĩa Mác, hầu như không có định nghĩa cụ thể
nào về sở hữu mặc dù các ông rất quan tâm đến vấn đề này, C. Mác nói: Nếu
muốn định nghĩa quyền sở hữu như là một quan hệ độc lập, một phạm trù
riêng biệt, một ý niệm trừu tượng và vĩnh cửu, thì như thế chỉ là sa vào một ảo
tưởng siêu hình hay mang tính chất luật học mà thôi7, tr. 234-235.
Thông qua một loạt các tác phẩm của mình như Hệ tư tưởng Đức,
Bản thảo kinh tế triết học năm 1844, Tư bản v.v C. Mác và Ph.Ăng-
ghen đều nhất quán coi sở hữu là một quan hệ xã hội, một quan hệ giữa người
với người trong đời sống xã hội.
Như vậy, qua đây càng thấy rõ rằng sở hữu mà C.Mác đề cập đến được biểu
hiện trong những hình thái hiện thực của quan hệ sản xuất, chịu sự quy định
lực lượng sản xuất. Quan hệ sở hữu có thể kìm hãm hay thúc đẩy lực lượng
sản xuất phát triển. Nó vừa là kết quả, vừa là điều kiện cho sự phát triển lực
lượng sản xuất, có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực
lượng sản xuất. Quá trình biến đổi của quan hệ sở hữu là kết quả của sự phát
triển lực lượng sản xuất chứ không phải là do ý muốn chủ quan của cá nhân,
tập đoàn hay của giai cấp nào đó.
C. Mác coi sở hữu là một phạm trù lịch sử khi ông cho rằng;Trong
mỗi thời đại lịch sử, quyền sở hữu đã phát triển một cách khác nhau và trong
một loạt những quan hệ xã hội hoàn toàn khác nhau 7, tr. 234.

Để xác định được tính chất của sở hữu trong một giai đoạn nhất định
của lịch sử, trước hết cần phải xuất phát từ chính bản thân những quan hệ kinh
tế và chính trị của giai đoạn ấy, sau đó tách quan hệ sản xuất ra khỏi các quan
hệ xã hội để tìm hiểu tính quy định về chất của sở hữu trong những hình thái
của quan hệ sản xuất.


C. Mác nêu rõ:Những giai đoạn phát triển khác nhau của sự phân
công lao động cũng đồng thời là những hình thức khác nhau của sở hữu,
nghĩa là mỗi giai đoạn của phân công lao động cũng quy định những quan hệ
giữa cá nhân với nhau, tùy theo quan hệ của họ với tư liệu lao động, công cụ
lao động và sản phẩm lao động 6, tr. 31.

C. Mác đã nêu lên các giai đoạn phát triển của nền sản xuất xã hội, trải qua 5
phương thức sản xuất, đánh dấu những bước tiến của lịch sử xã hội loài
người, tương ứng với những giai đoạn phát triển xã hội đó là những hình thức
(chế độ) sở hữu khác nhau: sở hữu bộ lạc, sở hữu công xã hay sở hữu nhà
nước thời cổ, sở hữu phong kiến hay sở hữu đẳng cấp, sở hữu tư sản, sở hữu
xã hội chủ nghĩa. Sự thay thế chế độ sở hữu này bằng chế độ sở hữu khác là
một tất yếu khách quan, là kết quả sự tác động của những quy luật khách
quan, trong đó chủ yếu là tác động của quy luật về sự phù hợp của quan hệ
sản xuất với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất.

Mặc cho giai cấp thống trị nói về quyền sở hữu thiêng liêng, bất khả
xâm phạm của giai cấp đó đối với tư liệu sản xuất, một khi quan hệ sở hữu
(nội dung kinh tế của quyền sở hữu) của chế độ xã hội đó không còn cơ sở
hiện thực để tồn tại, nghĩa là không còn phù hợp với tính chất và trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất, thì quan hệ sở hữu đó sẽ bị xóa bỏ và được thay
thế bằng quan hệ sở hữu phù hợp hơn, và cái gọi là quyền sở hữu nói trên (sự
thể hiện qua quan hệ sở hữu thông qua pháp lý, ý chí của giai cấp thống trị
cũng sẽ trở thành vô nghĩa, mất đi tính hiện thực của nó.
Sự thay thế liên tiếp các chế độ sở hữu thực tế đã diễn ra trong quá
trình phát triển của lịch sử xã hội loài người. Có thể nói, không có chế độ sở
hữu nào tồn tại vĩnh cửu. Quan hệ sở hữu cổ đại đã bị quan hệ sở hữu phong
kiến vượt qua, và quan hệ sở hữu phong kiến thì bị quan hệ sở hữu tư sản thay
thế. Như vậy, chính lịch sử đã phê phán những quan hệ sở hữu đã trở thành
cái kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Với những phân tích trên đây cho thấy xét trên phương diện biểu hiện
sở hữu là sự chiếm hữu của con người với các sản phẩm; nó là quan hệ của
con người với các đối tượng nhất định, nhưng xét theo thực chất, nó thể hiện
mối quan hệ giữa con người với con người trong việc xác định quan hệ giữa
người với vật. Vậy, sở hữu chính là quan hệ giữa người với người về sự
chiếm hữu của cải vật chất xã hội. Sở hữu là biểu hiện về mặt xã hội của sự
chiếm hữu trong một hình thái kinh tế xã hội, gắn liền với một tổ chức xã hội
nhất định. Cũng vì vậy, sở hữu là phạm trù lịch sử, biến đổi cùng với quá
trình phát triển của lịch sử.
Sự phân biệt hai khái niệm chiếm hữu và sở hữu có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn quan trọng.

Thứ nhất: Sở hữu là quan hệ kinh tế chứ không phải là quan hệ ý chí
của con người trong xã hội.
Thứ hai: Sở hữu là quan hệ xã hội, nó luôn luôn vận động phát triển, và
tái tạo trong tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội.
Thứ ba: Sở hữu là điều kiện của sản xuất (loại hình, hình thức, pháp lý
của nó) vừa là sự thực hiện về mặt kinh tế (xét về kết quả, lợi ích thực tế của
chủ sở hữu). Xét đến cùng, sở hữu là quan hệ kinh tế khách quan, vừa là điều
kiện của sản xuất và được thực hiện về mặt kinh tế thông qua quá trình tái sản
xuất xã hội. Phạm trù sở hữu nói chung được hiểu theo những mức độ nông
sâu khác nhau.
Mức độ giản đơn, thường quan niệm sở hữu là để chỉ rõ: của ai ? của cá
nhân, nhóm, hay của xã hội ?
Việc xác định một đối đó là của ai mới chỉ là mức hiểu thấp, bề ngoài
của phạm trù sở hữu.
Mức độ thứ hai, quan hệ sở hữu được thể chế hóa về mặt pháp lý – kinh
tế và liên quan đến những vấn đề thuộc thượng tầng kiến trúc. Những quan hệ
kinh tế khách quan đã hình thành đòi hỏi phải được các quan hệ pháp lý bảo
vệ, và nhờ đó mà quan hệ sở hữu được vận hành trên bề mặt xã hội. Sở hữu

được thể hiện ở quan hệ pháp lý có tính ổn định tương đối, còn thể hiện dưới
dạng thực hiện lợi ích kinh tế thì luôn luôn biến động phong phú, đa dạng.
Song về nguyên tắc, không phải quan hệ pháp lý quyết định sự tồn tại quan hệ
sở hữu mà ngượic lại, chính các quan hệ sở hữu khách quan đã phát triển đến
một trình độ nhất định đòi hỏi những quan hệ pháp lý phải thay đổi cho phù
hợp.
Mức độ cao hơn, phạm trù sở hữu chứa đựng trong đó nhiều nội dung:
của ai ? ai chi phối ? ai quản lý ? kinh doanh, (sử dụng) ?
Sự thực hiện lợi ích kinh tế như thế nào ? v. v
Phân tích rõ vai trò của mỗi khâu, mỗi nhân tố hợp thành từng khâu,
mở ra hướng tiếp cận mới để nhận thức và vận dụng quan hệ sở hữu vào thực
tiễn kinh tế xã hội.  18
Sở hữu là vấn đề chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống lý luận của chủ
nghĩa Mác – Lênin cũng như trong thực tiễn phong trào cách mạng của giai
cấp vô sản toàn thế giới.
C.Mác đã coi vấn đề sở hữu là vấn đề sống còn của bất cứ giai cấp nào
trong xã hội. Vấn đề sở hữu bao giờ cũng là vấn đề sống còn của giai cấp
này hay giai cấp khác–tùy thuộc vào trình độ phát triển của công nghiệp 7,
tr. 428.
Đối với những người cộng sản, vấn đề sở hữu còn là vấn đề hàng đầu,
vấn đề cơ bản của mọi phong trào cách mạng. Điều này được C. Mác và Ph.
Ăng-ghen khẳng định trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản:  Tóm lại, ở tất
cả mọi nơi, những người cộng sản đều ủng hộ mọi phong trào cách mạng
chống lại trật tự xã hội và chính trị hiện hành. Trong tất cả phong trào ấy, họ
đều đưa vấn đề chế độ sở hữu lên hàng đầu, coi đó là vấn đề cơ bản của
phong trào .7, tr. 645-646
Theo quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác,khi sống trong
cộng đồng xã hội con người luôn có mối quan hệ với tự nhiên và quan hệ với
nhau tức là quan hệ xã hội, trong đó có quan hệ sản xuất và trong quan hệ sản
xuất thì quan hệ sở hữu chiếm vị trí hàng đầu. Khi nhà nước xuất hiện, sở hữu

mang hình thức pháp lý, bởi thế mà đối tượng sở hữu mang tính thụ động, nó
thuộc về ai là do mối quan hệ giữa người với người quy định. Tuy nhiên theo
C. Mác, đặc trưng quan trọng nhất của sở hữu lại không phải là quyền chiếm
hữu tư liệu sản xuất mà là người chi phối lao động, và trong chế độ sở hữu tư
nhân tư bản chủ nghĩa đó là quyền tách rời lao động ra khỏi điều kiện thực
hiện lao động của họ, quyền biến tư liệu sản xuất và tư liệu xã hội thành tư
bản và chiếm dụng những thành quả của lao động thặng dư. Bởi thế, khi xem
xét quan hệ giữa kẻ chiếm hữu và người sản xuất trực tiếp, giữa nhà tư bản kẻ
chi phối lao động và những người lao động làm thuê, C. Mác đã đi đến kết
luận: Chế độ tư hữu với tư cách là cái đối lập với chế độ sở hữu công cộng,
tập thể chỉ tồn tại nơi nào mà tư liệu lao động và những điều kiện bên ngoài
của lao động thuộc về tư nhân. Nhưng tùy theo những tư nhân đó là người
lao động hay là người không lao động mà tính chất của chế độ tư hữu cũng
thay đổi.
Từ đó C. Mác và Ph.Ăng-ghen đã đa ra lý do cần phải xác lập chế độ
công hữu về tư liệu sản xuất trong CNXH. Theo C. Mác Chế độ tư hữu
đã làm cho chúng ta ngu xuẩn và phiến diện đến nỗi một đối tượng nào đó chỉ
là của chúng ta khi nào chúng ta chiếm hữu nó, nghĩa là khi nó tồn tại đối với
chúng ta như là tư bản hoặc khi chúng ta trực tiếp chiếm hữu nó, ăn nó, uống
nó, mặc vào ta, hay cư trú ở trong đó v.v , nói tóm lại khi chúng ta tiêu dùng
nó. Do vậy, xóa bỏ một cách tích cực chế độ tư hữu là xóa bỏ một cách tích
cực sự tha hóa. Đó là sứ mệnh của chủ nghĩa cộng sản mới-chủ nghĩa cộng
sản với tính cách là chủ nghĩa tự nhiên hoàn bị. 10, tr.128-129.
Như vậy, theo C.Mác thì hạn chế lớn nhất của chế độ tư hữu là đã làm
tha hóa con người. Vì vậy, toàn bộ sự vận động của lịch sử đang sinh sản ra
hiện thựcra một thứ chủ nghĩa cộng sản mới, chủ nghĩa cộng sản nhân
đạo hoàn bị tự nhiên, chủ nghĩa cộng sảng cao hơn tất cả những chủ
nghĩa cộng sản đã có. Nó sẽ xóa bỏ một cách tích cực chế độ tư hữu - sự tự
tha hóa ấy
của con người. 10, tr.135.

Chủ nghĩa tư bản ra đời và phát triển là kết quả của sự phát triển nền
sản xuất xã hội, mà động lực chủ yếu của sự phát triển này là sự vận động,
biến đổi và phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất xã hội. Cũng có
thể nói rằng, loài người bước vào thời kỳ tư bản chủ nghĩa, chế độ xã hội
(hình thái kinh tế-xã hội) tư bản chủ nghĩa đã thay thế chế độ phong kiến khi
chế độ sở hữu tư nhân phong kiến bị xóa bỏ và được thay thế bằng chế độ sở
hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa.
Phân tích chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa C.Mác đã nêu lên những đặc
trưng của chế độ sở hữu này, thừa nhận những đóng góp to lớn của nó đối với
sự phát triển xã hội loài người, cũng như chỉ ra những hạn chế, những mâu
thuẫn nội tại, tự bản thân nó không thể khắc phục được. C. Mác chỉ ra rằng,
đến một giai đoạn nào đó của sự phát triển, với những quan hệ sản xuất và
trao đổi tư sản, với những quan hệ sở hữu tư sản, toàn bộ xã hội tư sản hiện
đại
đã bất lực trước những lực luợng sản xuất mạnh mẽ, giống như một tay phù
thủy không còn đủ sức trị những âm binh mà y đã triệu lên. Những mâu
thuẫn nội tại này của chế độ xã hội tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ sử hữu tư
nhân tư bản chủ nghĩa, sẽ tất yếu dẫn đến sự phủ định bản thân nó. C. Mác gọi
đây là sự phủ định cái phủ định. Bởi vì trước đó, chế độ sở hữu tư bản chủ
nghĩa đã hoàn thành sự phủ định đối với chế độ sở hữu cá nhân dựa trên lao
động của bản thân người lao động. C.Mác cho rằng: Phương thức chiếm hữu
tư bản chủ nghĩa do phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đẻ ra, và do đó cả
chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa nữa đều là sự phủ định đầu tiên đối với chế độ
tư hữu cá nhân dựa trên lao động của bản thân. Nhưng nền sản xuất tư bản
chủ nghĩa lại đẻ ra sự phủ định bản thân nó, với tính tất yếu của mội quá trình
tự nhiên. Đó là sự phủ định cái phủ định. Sự phủ định này không khôi phục
lại chế độ tư hữu, mà khôi phục lại chế độ sở hữu cá nhân trên cơ sở những
thành tựu của thời đại TBCN: trên cơ sở hiệp tác và sự chiếm hữu công cộng
đối với ruộng đất và những tư liệu sản xuất do chính lao động làm ra.
Chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa, cũng như tất cả các chế độ sở hữu

trước đó, theo Mác, chỉ là những quan hệ lịch sử, mang tính chất nhất thời
trong quá trình phát triển của sản xuất chứ không phải là những quy luật vĩnh
cửu của tự nhiên và lý trí.
Việc xóa bỏ, thủ tiêu chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa là một tất yếu
khách quan, một kết quả đương nhiên trong quá trình phát triển của lịch sử
loài người. Chính giai cấp tư sản chứ không phải là ai khác, với chế độ sở
hữu của mình, ngoài ý muốn chủ quan của giai cấp đó, đã không những rèn
những vũ khí giết mình , mà còn tạo ra những người sử dụng vũ khí ấy
chống lại nó, đó là những công nhân hiện đại, những người vô sản.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là thực hiện cuộc cách mạng xã hội
chủ nghĩa, nhằm xóa bỏ chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công
hữu xã hội chủ nghĩa.
Vì chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa tồn tại trên cơ sở tước bỏ sở hữu của
đại đa số cư dân trong xã hội nên khi thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình,
đem lại lợi ích cho bản thân mình, giai cấp vô sản cũng đồng thời đem lại lợi
ích cho toàn xã hội.
Vấn đề là ở chỗ, giai cấp vô sản sẽ thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình
như thế nào, đặc biệt là trong việc giải quyết vấn đề sở hữu – một trong những
nội dung cơ bản của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. Mác nhấn mạnh rằng, giải quyết vấn đề sở hữu phải nhằm mục đích
tạo điều kiện để giai cấp vô sản giành lấy toàn bộ lực lượng sản xuất, xóa
bỏ sự tách rời người lao động khỏi những điều kiện lao động, thúc đẩy lực
lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ hơn nữa, bảo đảm việc cung cấp đầy đủ
sản phẩm thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần cho mọi thành viên
trong xã hội.21, tr. 6

Theo quan điểm của C. Mác và Ph.Ăng-ghen thì chế độ tư hữu tư sản
hiện thời cũng là biểu hiện cuối cùng và đầy đủ nhất của phương thức sản
xuất và chiếm hữu sản phẩm dựa trên những đối kháng giai cấp, trên cơ sở
những người này bóc lột những người kia. Vì vậy mà phải xóa bỏ nó.


C.Mác và Ph.Ăng - ghen cho rằng, chủ nghĩa cộng sản là một chế độ
xã hội mà quyền lực thuộc về người lao động, nhờ có chế độ sở hữu xã
hội
thay cho chế độ sở hữu tư nhân, chế độ người bóc lột người bị thủ tiêu, quan
hệ giữa người với người là quan hệ hợp tác của những người lao động. Sự
phát triển của lực lượng sản xuất dưới chế độ tư bản chủ nghĩa là điều kiện
vật chất cho việc thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội. Do sự
phát triển ấy nên đặc trưng kinh tế cơ bản của hình thái xã hội cộng sản chủ
nghĩa không phải là sự kết thúc của chế độ sở hữu nói chung mà là kết thúc
của chế độ sở hữu tư sản và sự mở đầu chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản
xuất.7, tr.467.
Xoá bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, thiết lập chế độ
sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, phân phối sản phẩm theo thoả thuận
chung, phát triển có kế hoạch nền kinh tế, văn hoá xã hội v.v Đó là những
quan điểm của C.Mác và Ph.Ăng-ghen sau khi đã nghiên cứu rất kỹ chủ nghĩa
tư bản. Các ông đã phát hiện ra mâu thuẫn cơ bản của xã hội tư bản là mâu
thuẫn giữa lực lượng sản xuất mang tính xã hội hoá cao với chế độ chiếm hữu
tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Từ đó C.Mác đã đi đến dự báo
về sự thay thế chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa bằng chế độ công
hữu.
Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản (1848) vấn đề sở
hữu được C.Mác và Ph.Ăng-ghen coi là vấn đề hàng đầu, vấn đề cơ bản của
mọi cuộc cách mạng. Vì vậy, cuộc cách mạng do giai cấp vô sản tiến hành
cũng cần xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Đó là cách nói ngắn
gọn nhất, khái quát nhất về việc cải tạo toàn bộ xã hội mà giai cấp vô sản có
sứ mệnh phải thực hiện và giai cấp vô sản chỉ có thể tự giải phóng mình sau
khi xóa bỏ chế độ tư hữu.Theo ý nghĩa đó, những người cộng sản có thể tóm
tắt lý luận của mình thành một luận điểm duy nhất là: xóa bỏ chế độ tư
hữu.7, tr.616.

Nhưng chúng ta cũng cần nhận thức rõ rằng mục đích của chủ nghĩa
cộng sản không phải là sự xóa bỏ hoàn toàn mọ thứ sở hữu, cũng không
tước bỏ quyền chiếm hữu sản phẩm xã hội của người lao động, mà chỉ tước
bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác. Đặc
trưng của chủ nghĩa cộng sản không phải là xóa bỏ chế độ sở hữu nói chung,
mà là xóa bỏ chế độ sở hữu tư sản. Việc xóa bỏ những quan hệ sở hữu
đã tồn tại trước kia không phải là một cái gì đặc trưng vốn có của chủ nghĩa
cộng sản  7, tr.615 .
Theo quan điểm của C. Mác thì cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội là
kết quả của quá trình xã hội hoá lao động và sản xuất tới trình độ cao, trong
hình thái kinh tế thị trường, còn Ph.Ăngghen thì cho rằng việc xóa bỏ chế độ
tư hữu chỉ có thể thực hiện được khi mà lực lượng sản xuất đã phát triển ở
trình độ cao, rằng; Hoàn toàn rõ ràng là cho đến nay, lực lượng sản xuất vẫn
chưa phát triển đến mức khiến cho có thể sản xuất đủ sản phẩm cho mọi
người ,và khiến cho chế độ tư hữu trở thành xiềng xích ngăn cản sự phát triển
của lực lượng sản xuất đó.7, tr. 468.
Tuy nhiên, chính C.Mác và Ph.Ăngghen cũng cho rằng việc thay thế
quan hệ sở hữu này bằng quan hệ sở hữu khác, ví dụ như việc xoá bỏ chế độ
tư hữu, thiết lập chế độ công hữu không thể làm ngay lập tức, cũng không thể
là việc làm tuỳ tiện do ý muốn chủ quan quyết định mà nó là kết quả của sự
phát triển lực lượng sản xuất, tuỳ thuộc vào trình độ xã hội hoá sản xuất của
xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định quyết định, bởi lẽ người ta "không
thể làm cho lực lượng sản xuất hiện có tăng lên ngay lập tức đến mức cần
thiết để xây dựng một nền kinh tế công hữu 7, tr. 469 .
C. Mác đã phát hiện ra một điều hết sức quan trọng đó là bản chất và
quy luật vận động khách quan của lịch sử suy đến cùng, ở đâu và lúc nào, cái
tất yếu kinh tế cũng lộ ra, nó xuyên qua mọi diễn biến của lịch sử, nó chứng
tỏ rằng, cái nguyên nhân sâu xa đó, vấn đề sở hữu là vấn đề trọng tâm của
mỗi cuộc cách mạng. Người cũng nhấn mạnh tới tính khách quan, cũng như
tính phức tạp, khó khăn lâu dài của quá trình lịch sử hình thành chủ nghĩa xã

hội, chủ nghĩa cộng sản, đã làm nổi bật một trong những tư tưởng chủ đạo là,
việc xoá bỏ chế độ tư hữu phải có những điều kiện khách quan là trình độ
phát triển cao của lực lượng sản xuất. Nó không chỉ quy định tính tất yếu nổ
ra cách mạng vô sản mà còn quy định cả đến tiến trình và những bước đi của
toàn bộ công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

V.I. Lênin đã bảo về những quan điển của C.Mác và Ph.Ăng-ghen về
vấn đề sở hữu đặc biệt là vấn đề xóa bỏ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa.
Ngay cả trong thời kỳ thực hiện chính sách kinh tế mới. Quan niệm của V.I
Lênin về sự cần thiết phải xóa bỏ tư hữu, về vai trò của việc xóa bỏ này trong
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. V.I.Lênin chưa bao giờ nghi ngờ khả
năng và vai trò của việc thủ tiêu chế độ tư hữu. Với việc cách mạng xã hội
chủ nghĩa ở nước Nga, ông là người đã hiện thực hóa những quan niệm về
xóa bỏ chế độ tư hữu của C. Mác và Ph.Ăng-ghen đưa nó thành những giải
pháp, những bước đi thích hợp trong bối cảnh của nước Nga lúc bấy giờ. Về
mặt lý luận V.I.Lê nin đã kế thừa và phát triển quan điểm của C. Mác và
Ph.Ăng-ghen trên các mặt sau:
Thứ nhất, việc xóa bỏ chế độ tư hữu cũng có nghĩa là thiết lập chế độ
công hữu về tư liệu sản xuất, chuyển cả tư liệu sản xuất sang sở hữu toàn dân
chứ không phải là sang một hình thức sở hữu trung gian nào khác.
Chủ thể của sở hữu toàn dân dưới chủ nghĩa xã hội là tất cả những
người lao động, toàn thể xã hội, giai cấp công nhân, tất cả mọi công dân.
Căn cứ vào tình hình hình của nước Nga lúc bấy giờ, V.I. Lênin đã xem
đối tượng của sở hữu toàn dân mà chủ nghĩa xã hội cần phải tiến hàng quốc
hữu hóa là; ruộng đất, hầm mỏ, nhà máy, công xưởng, kho tàng, hải cảng,
đường sắt, ngân hàng v. v nói chung là hết thảy mọi tư liệu sản xuất.
Ngoài ra, V.I.Lênin còn nhắc nhở nhiều lần đến quan hệ không trực
tiếp giữa chủ thể sở hữu và đối tượng sở hữu trong xã hội mới. Ông chỉ rõ;
chuyển tầu thủy cho công nhân tầu thủy, chuyển ngân hàng cho nhân viên
ngân hàng.

Việc, toàn bộ ruộng đất công xưởng và toàn bộ công cụ sản xuất đều
thuộc về quyền sở hữu của giai cấp công nhân là mục đích và là thực chất của
chủ nghĩa xã hội.

Thực chất và mục đích của việc xóa bỏ sở hữu tư nhân là mọi công dân
có địa vị ngang nhau đối với tư liệu sản xuất của toàn thể xã hội, có nghĩa là
tất cả mọi công dân đều có quyền làm việc ngang nhau đối với tư liệu sản
xuất xã hội, trên ruộng đất thuộc về xã hội, công xưởng thuộc về xã hội v.v
Thứ hai, đối tượng của việc xóa bỏ sở hữu tư nhân là tư liệu sản xuất
chứ không phải tư liệu tiêu dùng, là sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất chứ
không phải sở hữu cá nhân, ngay cả Lênin cũng cho rằng; chủ nghĩa xã hội
cũng không đòi hỏi điều gì giống như thế cả không một người xã hội chủ
nghĩa nào lại đề nghị tịch thu tài sản của hàng chục triệu công dân.
Thứ ba, hai giai đoạn của chủ nghĩa cộng sản Lênin khẳng định; bản
thân việc xóa bỏ chế độ tư hữu mới chỉ là sự cải tạo xã hội chủ nghĩa, là bước
đi đầu tiên để tiến tới xã hội cộng sản chủ nghĩa. Một xã hội không chỉ giới
hạn ở việc tước đoạt các công xưởng, nhà máy, ruộng đất, và tư liệu sản xuất,
không chỉ giới hạn ở việc kiểm kê, kiểm soát một cách chặt chẽ việc sản xuất
và phân phối sản phẩm, mà còn đi xa hơn nữa. Theo V.I.Lênin, trong chủ
nghĩa xã hội ngoài việc chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất bị xóa bỏ, còn có sự
thực hiện nguyên tắc làm theo năng lực, hưởng theo lao động.
V.I.Lênin còn coi việc biến tư liêu sản xuất thành sở hữu xã hội để tạo
ra một nền sản xuất tiến hành theo kế hoạch chung, nhằm phục vụ lợi ích
của hết thảy mọi thành viên trong xã hội là mục đích là thực chất và là vấn đề
trung tâm của công cuộc xây dựng CNXH. Trong bài viết nhân kỷ niệm ngày
quốc tế lao động (1-5-1904) V.I.Lênin đã coi mục tiêu đấu tranh của giai cấp
vô sản là biến ruộng đất, công xưởng, nhà máy, máy móc thành sở hữu chung
của tất cả những người lao động để trên cơ sở đó giải phóng lao động khỏi
cảnh nô lệ làm thuê, khỏi cảnh nghèo nàn túng bấn để xây dựng một chế độ
xã hội không có kẻ giàu người nghèo mọi thành quả lao động là thuộc về

những ai lao động 22, tr. 210.

Theo V.I.Lênin thì những nước có nền kinh tế lạc hậu như nước Nga
không thể chuyển trực tiếp lên CNXH như các nước tư bản phát triển mà phải
qua nhiều khâu trung gian, nhiều bước quá độ. Ngay khi nội chiến chấm dứt
vào năm 1921, V.I. Lênin đã chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần trong đó đặc biệt là thành phần kinh tế tư bản nhà nước, được xem
là khâu trung gian để đi lên CNXH. V.I. Lênin đã có những điều chỉnh quan
trọng về mô hình CNXH được thể hiện trong chính sách kinh tế mới (NEP).
V.I.Lênin đã dặn dò chúng ta rất kỹ là phải để người nông dân suy
nghĩ trên luống cày của mình, làm cho quá trình rời bỏ chế độ tư hữu của họ
diễn ra hoàn toàn tự nguyện, sự tự nguyện bắt nguồn từ nhu cầu phát triển
kinh tế khách quan V.I.Lênin cho rằng; Trong một nước tiểu nông, trước hết
các đồng chí phải bắc những chiếc cầu nhỏ vững chắc, đi xuyên qua chủ
nghĩa tư bản nhà nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội, không phải trực tiếp dựa vào
nhiệt tình, mà là với nhiệt tình do cuộc cách mạng vĩ đại sinh ra, bằng cách
khuyến khích các lợi ích cá nhân, bằng sự quan tâm thiết thân của cá nhân,
bằng cách áp dụng chế độ hạch toán kinh tế.
V.I.Lênin đã nêu con đường để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đối với các
nước tư bản phát triển, sau khi giai cấp vô sản giành được chính quyền sẽ
chuyển trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội. Còn đối với các nước lạc hậu phải trải
qua nhiều khâu trung gian, nhiều bước quá độ khác nhau.
V.I.Lênin là người chủ trương chuyển từ kinh tế kế hoạch hoá tập
trung sang kinh tế thị trường, đây là một sáng tạo rất lớn và nó cũng đạt được
những thành tựu rất đáng kể sau một năm Liên Xô thực hiện NEP. Chính
V.I.Lênin đã quan niệm về cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội được phát triển
từ kinh tế thị trường khi có những điều kiện chính trị là nhà nước của nhân
dân.

Trong tác phẩm "Bệnh ấu trĩ tả khuynh và tính tiểu tư sản Người

đã phê phán mạnh mẽ những tư tưởng nóng vội muốn xác lập ngay chế độ
công hữu. Người đã nêu ra tư tưởng về nền kinh tế nhiều thành phần, về các
hình thức kinh tế quá độ. Sau khi V.I.Lênin mất Liên Xô đã đi vào thực hiện
công nghiệp hoá, đẩy mạnh quốc hữu hoá và tập thể hoá thực hiện quản lý
kinh tế theo mô hình kế hoạch hoá tập trung. Mô hình đó đã phát huy tác dụng
tích cực trong điều kiện Liên Xô bị các nước tư bản bao vây, đặc biệt là trong
cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại từ đó dẫn đến tuyệt đối hoá mô hình kế hoạch
hoá tập trung tuyệt đối hoá công hữu với hai hình thức: toàn dân và tập thể.
Thậm chí còn cho rằng hình thức sở hữu tập thể đang từng bước chuyển thành
sở hữu toàn dân. Thực tế đã cho liên Xô một bài học đắt giá là không phải cứ
công hữu càng nhanh thì càng nhanh có chủ nghĩa xã hội.
Tóm lại: Sở hữu là một phạm trù có nội dung rất rộng đƣợc tiếp
cận bởi nhiều khoa học nhƣng trong các bộ kinh điển của chủ nghĩa Mác
– Lênin phạm trù sở hữu đƣợc xác định chủ yếu là sở hữu tƣ liệu sản
xuất với hai giác độ phân tích pháp lý và kinh tế.
Với ý nghĩa đó, vấn đề sở hữu là vấn đề sống còn của các giai cấp
trong xã hội. Bất cứ giai cấp nào muốn nắm đƣợc quyền thống trị xã hội
đều phải giải quyết vấn đề sở hữu.
Tuy nhiên, sở hữu tƣ liệu sản xuất thuộc phạm vi hệ thống các
quan hệ sản xuất, nó không tự tồn tại mà trái lại, phụ thuộc vào trình độ
phát triển của lực lƣợng sản xuất nhất định. Đây là nguyên tắc căn bản
trong việc xác lập các nội dung kinh tế và pháp lý của sở hữu.

1.1.2. Vai trò của sở hữu tƣ liệu sản xuất trong hệ thống kinh tế- xã hội
Trong hệ thống các quan hệ sản xuất, sở hữu là quan hệ cơ bản, là bộ
phận cốt lõi của quan hệ sản xuất, nó có vai trò quyết định hai mặt còn lại của
quan hệ sản xuất là quan hệ tổ chức, quản lý và phân phối sản phẩm của xã
hội.
Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào nắm quyền sở hữu tư liệu sản
xuất thì cũng nắm quyền quản lý và phân phối sản phẩm. Ngược lại, giai cấp

nào không có quyền sở hữu về tư liệu sản xuất thì trong mối quan hệ với giai
cấp thống trị sẽ là mối quan hệ lệ thuộc, quan hệ phục tùng. Do tính chất mâu
thuẫn của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất mà quan hệ lợi
ích cũng xuất hiện mâu thuẫn. Mâu thuẫn biểu hiện ra bề mặt xã hội bằng các
cuộc xung đột xã hội và là nguyên nhân trực tiếp của các cuộc cách mạng
xã hội.
Như vậy, tính chất đối kháng lợi ích trong xã hội có giai cấp là nguyên nhân
diễn ra các cuộc đấu tranh quyết liệt, một mất một còn giữa giai cấp thống trị
và những người bị trị. Theo Ph. Ăngghen Trong lịch sử hiện đại thì như vậy
là ít nhất cũng đã chứng minh được rằng tất cả cuộc đấu tranh chính trị đều là
đấu tranh giai cấp, và tất cả cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp, dù hình thức
chính trị tất yếu của chúng là thế nào đi nữa – vì bất cứ cuộc đấu tranh giai
cấp nào cũng đều là đấu tranh chính trị – xét đến cùng, đều xoay quanh vấn đề
giải phóng kinh tế  8, tr 441.
Để xác định những quan hệ sản xuất phù hợp hay không phù hợp với
lực lượng sản xuất thì một trong những tiêu chuẩn quan trọng là nó có làm
cho người lao động sống được và nâng cao được cuộc sống hay không, nó có
làm cho người lao động nỗ lực say mê làm việc không, kích thích khai thác
được yếu tố năng động, sáng tạo của từng đơn vị cá nhân không. Một hình
thức quan hệ sản xuất trong lịch sử đến lúc không có khả năng làm được ít
nhiều theo chiều hướng này thì không còn cơ sở khách quan để tồn tại nữa, do
đó, sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất bao giờ cũng thể
hiện qua một quan hệ lợi ích phù hợp với việc kích thích khai thác yếu tố con
người. Không phải ngẫu nhiên mà Ph.Ăng ghen xem quan hệ sản xuất biểu
hiện ra trước hết là những quan hệ lợi ích. Tổ chức kinh tế về cơ bản là tạo ra
những quan hệ lợi ích để kích thích con người hoạt động phát triển lực lượng
sản xuất. Việc vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất bao hàm nội dung xây dựng động lực lợi
ích kinh tế cho hoạt động sáng tạo của con người.
Tuy quan hệ sở hữu có vai trò quyết định đối với những quan hệ còn

lại của quan hệ sản xuất, nhưng các quan hệ này cũng có vai trò tích cực của
nó. Nếu hệ thống tổ chức quản lý thích hợp, giải quyết hài hòa vấn đề lợi ích
kinh tế thì nó duy trì sự tồn tại và thúc đẩy sự phát triển của quan hệ sở hữu.
Trái lại, không có một hệ thống tổ chức quản lý sản xuất thích hợp và không
giải quyết tốt vấn đề lợi ích thì nó kìm hãm, thậm chí phá hoại quan hệ sở
hữu. Nói cách khác, nếu bỏ qua hai yếu tố quản lý và phân phối thì việc xác
lập quan hệ sở hữu chỉ là hình thức, không có tác dụng tích cực trong thực tế.
Vai trò của
quan hệ quản lý và phân phối là ở chỗ chúng làm cho quan hệ sở hữu từ chỗ
được thừa nhận về mặt pháp lý trở nên có nội dung hiện thực, được cảm nhận
rõ ràng và cụ thể. Lịch sử cho thấy, nhờ cải cách trong quản lý tổ chức sản
xuất và điều hòa các vấn đề lợi ích của người lao động và toàn xã hội mà chủ
nghĩa tư bản vẫn tiếp tục tòn tại và phát triển đến tận ngày nay. Ở Việt Nam,
năng lực sản xuất của xã hội trong giai đoạn đổi mới được giải phóng rất
nhiều nhờ vào sự đa dạng hóa quan hệ sở hữu và quá trình cải cách trong
tổ chức quản lý sản xuất và phân phối sản phẩm xã hội.

×