ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***
PHẠM THỊ DUYÊN
N
N
Â
Â
N
N
G
G
C
C
A
A
O
O
C
C
H
H
Ấ
Ấ
T
T
L
L
Ư
Ư
Ợ
Ợ
N
N
G
G
N
N
G
G
U
U
Ồ
Ồ
N
N
N
N
H
H
Â
Â
N
N
L
L
Ự
Ự
C
C
Đ
Đ
Á
Á
P
P
Ứ
Ứ
N
N
G
G
Y
Y
Ê
Ê
U
U
C
C
Ầ
Ầ
U
U
S
S
Ự
Ự
N
N
G
G
H
H
I
I
Ệ
Ệ
P
P
C
C
Ô
Ô
N
N
G
G
N
N
G
G
H
H
I
I
Ệ
Ệ
P
P
H
H
O
O
Á
Á
,
,
H
H
I
I
Ệ
Ệ
N
N
Đ
Đ
Ạ
Ạ
I
I
H
H
O
O
Á
Á
Ở
Ở
N
N
Ư
Ư
Ớ
Ớ
C
C
T
T
A
A
H
H
I
I
Ệ
Ệ
N
N
N
N
A
A
Y
Y
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội - 2003
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***
PHẠM THỊ DUYÊN
N
N
Â
Â
N
N
G
G
C
C
A
A
O
O
C
C
H
H
Ấ
Ấ
T
T
L
L
Ư
Ư
Ợ
Ợ
N
N
G
G
N
N
G
G
U
U
Ồ
Ồ
N
N
N
N
H
H
Â
Â
N
N
L
L
Ự
Ự
C
C
Đ
Đ
Á
Á
P
P
Ứ
Ứ
N
N
G
G
Y
Y
Ê
Ê
U
U
C
C
Ầ
Ầ
U
U
S
S
Ự
Ự
N
N
G
G
H
H
I
I
Ệ
Ệ
P
P
C
C
Ô
Ô
N
N
G
G
N
N
G
G
H
H
I
I
Ệ
Ệ
P
P
H
H
O
O
Á
Á
,
,
H
H
I
I
Ệ
Ệ
N
N
Đ
Đ
Ạ
Ạ
I
I
H
H
O
O
Á
Á
Ở
Ở
N
N
Ư
Ư
Ớ
Ớ
C
C
T
T
A
A
H
H
I
I
Ệ
Ệ
N
N
N
N
A
A
Y
Y
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Chuyên ngành : Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mã số : 5-01-02
Người hướng dẫn khoa học : TS - Dương Văn Thịnh
Hà Nội - 2003
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
3
1. Tính cấp thiết của đề tài
3
2. Tình hình nghiên cứu
4
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
7
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
8
5. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu
8
6. Đóng góp của luận văn
8
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
8
8. Kết cấu của luận văn
9
CHƢƠNG 1: NGUỒN NHÂN LỰC SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU SỰ NGHIỆP CÔNG
NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
10
1.1. Khái niệm nguồn nhân lực và chất lƣợng nguồn nhân lực
10
1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực
10
1.1.2. Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực
13
1.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực
16
1.2.1. Đặc điểm CNH, HĐH ở nước ta
17
1.2.2. Yêu cầu của quá trình CNH, HĐH đối với việc nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực
25
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP
HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở NƢỚC TA.
36
2.1. Thực trạng chất lƣợng nguồn nhân lực ở Việt Nam
36
2.1.1. Về thể lực
2.1.2. Về trí lực
2.1.3. Về những phẩm chất đạo đức, tinh thần của con người Việt Nam
2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng
yêu cầu CNH, HĐH ở nƣớc ta
37
38
45
57
2.2.1. Nâng cao thể lực con người Việt Nam
58
2.2.2. Chú trọng công tác giáo dục - đào tạo
61
2.2.3. Giáo dục phẩm chất đạo đức và những giá trị truyền thống dân tộc
75
2.2.4. Vai trò lãnh đạo của Đảng và của Nhà nước
76
2.2.5. Tăng cường hợp tác quốc tế
77
KẾT LUẬN
79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
81
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xu thế phát triển chung của các nƣớc
trên thế giới khi các nƣớc đó muốn tiến tới một xã hội hiện đại. Sau hơn 10
năm thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng, đất nƣớc ta đã bƣớc vào thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá không chỉ đơn thuần là công cuộc xây dựng
kinh tế mà còn là quá trình biến đổi cách mạng sâu sắc mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội. Để đảm bảo cho sự nghiệp này thành công, Đảng ta xác định
phải "lấy việc phát huy nguồn lực con ngƣời làm yếu tố cơ bản cho sự phát
triển nhanh và bền vững".
Đây là quan điểm cơ bản chỉ đạo toàn bộ sự phát triển của đất nƣớc.
Chăm lo bồi dƣỡng, phát huy nguồn lực con ngƣời với chất lƣợng cao là yếu
tố quyết định đối với sự phát triển của nƣóc ta. Đảng ta nhấn mạnh rằng con
ngƣời không chỉ là mục tiêu, mà còn là động lực của sự phát triển. Trong các
nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội (tài nguyên thiên nhiên, vốn, nguồn nhân
lực, khoa học công nghệ…), thì nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định.
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nƣớc ta chỉ có thể thành công
khi chúng ta có một nguồn nhân lực có chất lƣợng. Nếu trƣớc đây, thiếu vốn
và sự nghèo nàn về cơ sở vật chất là cái chủ yếu ngăn cản tốc độ tăng trƣởng
kinh tế, thì ngày nay, cái cản trở chủ yếu ấy đƣợc xác định là ở chất lƣợng của
nguồn nhân lực, bao gồm trình độ học vấn, tình trạng sức khoẻ … Do vậy,
đầu tƣ cho việc phát triển nguồn nhân lực có chất lƣợng đƣợc coi là khâu
quan trọng nhất. Để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, chúng ta phải dựa
3
trên cơ sở phân tích thực trạng của nó, từ đó có những giải pháp tích cực hạn
chế những mặt yếu kém của chất lƣợng nguồn nhân lực. Chỉ có nhƣ vậy,
chúng ta mới thể có nguồn nhân lực chất lƣợng đáp ứng những đòi hỏi ngày
càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.
Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với mỗi quốc gia là phải thƣờng xuyên chăm
lo nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã
hội.
Đây là vấn đề quan trọng cần đƣợc luận giải để bảo đảm cho sự thành
công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.
Làm rõ đƣợc những vấn đề trên thực sự là một đòi hỏi vừa cấp bách,
vừa cơ bản có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
Vì lẽ đó, tôi chọn vấn đề "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay"
làm đề tài của luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu
Trƣớc đây, trong các tài liệu triết học Mác-xít trong và ngoài nƣớc, đề tài
con ngƣời và đề tài công nghiệp hoá đã đƣợc nghiên cứu ở mức độ đáng kể.
Nhƣng con ngƣời với tƣ cách là một nguồn lực quan trọng nhất của bản thân
quá trình công nghiệp hoá thì còn chƣa đƣợc xem xét một cách đầy đủ.
Trong những năm gần đây, hạn chế này mới đƣợc khắc phục dần. Trên
một số tạp chí và báo chuyên ngành đã xuất hiện các bài viết đề cập đến vấn
đề này.
Chẳng hạn, tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, khi phân tích vị trí nguồn nhân
lực trong quan hệ với các nguồn lực khác đã khẳng định nguồn lực quan trọng
4
nhất là con ngƣời. Từ đó, tác giả đề cấp đến một số yếu tố cần thiết để kích
thích tính tích cực của con ngƣời ("Nguồn nhân lực trong công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nƣớc" Tạp chí Triết học, (số 3 - 1994), "Vai trò động lực của
dân chủ đối với sự hoạt động và sáng tạo của con ngƣời", Tạp chí Triết học,
(số 5 - 1996). Tác giả, Phạm Văn Đức cho rằng, để khai thác có hiệu quả
nguồn nhân lực con ngƣời phải thực hiện nhiều giải pháp ("Một số giải pháp
nhằm khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực con ngƣời", Tạp chí Triết học, số
6 - 1996) đề cập đến việc tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại
hoá. Tác giả, Nguyễn Duy Quý nhấn mạnh sự cần thiết phát triển con ngƣời
và cho rằng: Phát triển con ngƣời về thực chất là phát triển và hoàn thiện nhân
cách con ngƣời theo yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
("Phát triển con ngƣời, tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá ở nƣớc ta", Tạp chí Cộng sản, số 19 - 1998). Tác giả, Lƣu Đình
Mạc, khi bàn về yêu cầu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, đã khẳng định vai trò to lớn của giáo dục trong việc
xây dựng nguồn nhân lực ("Phát triển giáo dục đại học là điều kiện đảm bảo
công nghiệp hoá, hiện đại hoá ", Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp,
số 4 - 1995). Bàn về xu thế trí tuệ hoá lao động, tác giả Phạm Tất Dong cho
rằng: phải quan tâm xây dựng đội ngũ lao động trí tuệ ("Suy nghĩ về xây dựng
đội ngũ trí thức nƣớc ta", Tạp chí Cộng sản, số 4 - 1994). Đề cập các yếu tố
cần thiết để phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, tác giả Nguyễn Văn
Hiệu nhấn mạnh vai trò, nội dung và nhất là cách thức của giáo dục - đào tạo
trong việc bồi dƣỡng nhân tài ("Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài để
thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc", Tạp chí Cộng sản, số 1 -
1997). Một số ấn phẩm dƣới dạng sách nhƣ: "Vấn đề con ngƣời trong sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá" của Phạm Minh Hạc (chủ biên), Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1996; "bồi dƣỡng và đào tạo lại đội ngũ
nhân lực trong điều kiện mới" của Nguyễn Minh Đƣờng (chủ biên) v.v
5
Ngoài ra, còn có những nghiên cứu đề cập đến những kinh nghiệm về
quản lý, phát triển nguồn nhân lực của một số nƣớc trong khu vực, có ý nghĩa
tham khảo đối với nƣớc ta. Đó là: "Quản lý nguồn nhân lực", Nhà xuất bản Sự
thật, Hà Nội 1995 của Paul Hersey. "Hệ thống kích thích lao động ở các xí
nghiệp lớn của Nhật Bản", Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, (số 218) của
V.Khlƣnốp v.v
Gần đây đã có những luận án triết học nghiên cứu về nguồn lực con
ngƣời. Chẳng hạn "Phát huy nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay" (chuyên ngành CNXH khoa
học, Hà Nội, 1999 của Nguyễn Thị Tú Oanh). Công trình này đã phân tích
vai trò, nhiệm vụ của thanh niên đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá ở nƣớc ta, và đƣa ra những giải pháp chủ yếu để phát triển nguồn lực
thanh niên đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.
Nguồn lực con ngƣời trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nƣớc (chuyên ngành triết học, Hà Nội 2000 của Đoàn Văn Khái). Công trình
này đã nghiên cứu, phân tích vai trò nguồn lực con ngƣời và đƣa ra giải pháp
phát triển nguồn lực con ngƣời trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nƣớc.
Nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
ở nƣớc ta - Đặc điểm và xu hƣớng phát triển (chuyên ngành triết học - Hà Nội
2001 của Nguyễn Ngọc Sơn) công trình này đã nghiên cứu, phân tích thực
trạng, đặc điểm nguồn nhân lực nông thôn ở nƣớc ta hiện nay và đƣa ra những
giải pháp phát triển nguồn nhân lực nông thôn ở nƣớc ta.
Phát triển nguồn nhân lực và vai trò của giáo dục - đào tạo đối với phát
triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nƣớc
ta hiện nay, chuyên ngành triết học năm 2001 của Nguyễn Thanh, công trình
6
này đã phân tích thực trạng nguồn nhân lực ở nƣớc ta hiện nay và đƣa ra một
số định hƣớng để phát triển nguồn nhân lực có chất lƣợng cho công nghiệp
hoá, hiện đại hoá ở nƣớc ta, đồng thời phân tích vai trò của giáo dục - đào tạo
với tƣ cách là" quốc sách hàng đầu"
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đề cập đến con ngƣời ở
những khía cạnh khác nhau, nhƣng trong các công trình đó, không phải mọi
tác giả đều đã tập trung chú ý đến con ngƣời, đến nâng cao chất lƣợng nguồn
nhân lực đó. Có thể nói rằng, dƣới góc độ triết học, nghiên cứu một cách có
hệ thống về nguồn nhân lực, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, những giải
pháp để khai thác, sử dụng, phát triển có hiệu quả nguồn nhân lực quan trọng
này trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang là vấn đề cấp bách, cơ
bản cần phải nghiên cứu sâu hơn và đầy đủ hơn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nêu đƣợc sự cần thiết phải nâng cao chất lƣợng
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
ở nƣớc ta hiện nay và chỉ rõ thực trạng chất lƣợng nguồn nhân lực nƣớc ta. Từ
đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân
lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nƣớc ta hiện
nay.
Với mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là:
Thứ nhất: Làm rõ khái niệm nguồn nhân lực, chất lƣợng nguồn nhân lực
và yêu cầu khách quan của việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ở Việt
Nam, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.
Thứ hai: Phân tích, đánh giá thực trạng chất lƣợng nguồn nhân ở nƣớc ta
hiện nay .
7
Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lƣợng
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nƣớc.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là những quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, tƣ
tƣởng của một số nhà khoa học về vấn đề con ngƣời và xã hội và tham khảo
một số công trình có liên quan đến nội dung của luận văn.
Về mặt phƣơng pháp, tác giả sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp kết hợp
sự phân tích với tổng hợp, đối chiếu và so sánh, lôgíc và lịch sử, khái quát
hoá và trừu tƣợng hoá trên cơ sở phƣơng pháp luận biện chứng duy vật.
5. Phạm vi - đối tƣợng nghiên cứu
Đây là một đề tài rộng nên luận văn giới hạn xem xét chất lƣợng nguồn
nhân lực trong thời gian từ những năm 90 (của thế kỷ XX) trở lại đây và các
số liệu khảo sát chỉ trên một số vùng tiêu biểu của đất nƣớc.
6. Đóng góp của luận văn
- Làm rõ thêm các khái niệm "nguồn nhân lực" và "chất lƣợng nguồn
nhân lực" .
- Góp phần đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả
khai thác, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nƣớc.
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
8
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu giảng
dạy và học tập, cũng nhƣ cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn gồm 80 trang, kết cấu
thành hai chƣơng, bốn tiết và phần kết luận.
9
CHƢƠNG 1
NGUỒN NHÂN LỰC. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU SỰ NGHIỆP CÔNG
NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƢỚC
1.1. Khái niệm nguồn nhân lực và chất lƣợng nguồn nhân lực
1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc là nhiệm vụ trung tâm của cả
nƣớc trong một giai đoạn dài. Nó quyết định mức độ phát triển và tăng trƣởng
về mọi mặt của đất nƣớc. Do vậy cần phải huy động tổng thể các loại nguồn
lực cần thiết tập trung cho thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến lƣợc này.
Các loại nguồn lực mà bất cứ quốc gia nào khi tiến hành công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đều phải huy động là: Nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính,
nguồn lực công nghệ, nguồn lực tài nguyên … trong các nguồn lực đó thì
nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực rất quan trọng.
Nguồn nhân lực với tƣ cách là nơi cung cấp sức lao động cho xã hội, bao
gồm một bộ phận dân cƣ có khả năng tham gia vào hoạt động cải tạo tự nhiên
và xã hội một cách bình thƣờng.
Nguồn nhân lực có thể với tƣ cách là một nguồn lực cho sự phát triển
kinh tế - xã hội, là khả năng lao động của xã hội đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp,
bao gồm nhóm dân cƣ trong độ tuổi lao động có khả năng lao động.
Nguồn nhân lực còn đƣợc hiểu với tƣ cách là sức mạnh tổng hợp của
những con ngƣời cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu
tố về vật chất, tinh thần đƣợc huy động vào quá trình lao động. Với nghĩa này
10
nguồn nhân lực gồm những ngƣời bắt đầu bƣớc vào độ tuổi lao động trở lên
có tham gia vào nền sản xuất xã hội.
Những cách hiểu trên đều có chung một ý nghĩa là nói lên khả năng lao
động của xã hội.
Nguồn nhân lực đƣợc xem xét trên góc độ số lƣợng và chất lƣợng, số
lƣợng đƣợc biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô, tốc độ tăng nguồn nhân
lực.
Về chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc xem xét trên các mặt: Tình trạng sức
khoẻ, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, năng lực phẩm chất v.v
Số lƣợng, đặc biệt là chất lƣợng nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức
quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất và văn hoá cho xã hội.
Trong thực tế, khái niệm "nguồn nhân lực" ngoài nghĩa rộng đƣợc hiểu
nhƣ khái niệm " nguồn lực con ngƣời", thƣờng còn đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp
là nguồn lao động (tổng số ngƣời đang có việc làm, số ngƣời thất nghiệp và
số lao động dự phòng). Thậm chí có khi còn đƣợc hiểu là lực lƣợng lao động
(số ngƣời trong độ tuổi lao động vẫn còn có khả năng lao động).
Tìm hiểu khái niệm "nguồn nhân lực" không chỉ đơn thuần là tìm hiểu
nội hàm của một khái niệm. Quan niệm đúng về nguồn nhân lực sẽ là cơ sở
quan trọng định hƣớng cho việc nuôi dƣỡng, khơi dậy, phát huy tốt tiềm năng
nguồn nhân lực.Từ một số cách tiếp cận và với những nội dung trên dƣới
dạng tổng quát, theo chúng tôi: Khái niệm nguồn nhân lực là tổng thể những
tiềm năng lao động của con ngƣời có trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
Tiềm năng đó bao hàm tổng hoà về thể lực, trí lực, tâm lực (đạo đức, lối sống,
nhân cách và tinh thần …) của ngƣời lao động và cơ cấu kết hợp con ngƣời
với nhau đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế - xã hội. Nguồn nhân lực là khái
11
niệm chỉ số dân, cơ cấu dân số và chất lƣợng con ngƣời với tất cả đặc điểm,
tiềm năng và sức mạnh của nó trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Với cách hiểu trên, khái niệm nguồn nhân lực bao gồm:
Trƣớc hết là ngƣời lao động, là lực lƣợng lao động, là nguồn lao động,
cơ cấu dân cƣ và cơ cấu lao động trong các ngành, các vùng.
Cơ cấu lao động đã qua đào tạo trong các lĩnh vực và khu vực kinh tế, cơ
cấu trình độ lao động, cơ cấu tuổi của lực lƣợng lao động, cơ cấu lao động dự
trữ, chất lƣợng dân số đặc biệt là chất lƣợng của lực lƣợng lao động trong
hiện tại và tƣơng lai thể hiện qua hàng loạt các yếu tố: Sức khoẻ, mức sống,
tuổi thọ.
Trình độ học vấn: Trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghề nghiệp, kỹ năng
và văn hoá lao động, các khía cạnh tâm lý, ý thức, lối sống …, trong đó thể
lực, trí lực, tâm lực là những yếu tố quan trọng.
Sức lao động (thể lực, trí lực) của con ngƣời, chất lƣợng con ngƣời (bao
gồm cả thể chất và tinh thần, sức khoẻ và trí tuệ, năng lực và phẩm chất, thái
độ và phong cách làm việc). Đó chính là tổng hợp toàn bộ năng lực và phẩm
chất sinh lý - tâm lý - xã hội của con ngƣời tạo nên nhân cách mỗi cá nhân.
Phân loại nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực có sẵn trong dân cƣ gồm: Toàn bộ những ngƣời nằm
trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động. Những ngƣời trong độ tuổi từ
16 - 60 (nam), 16 - 55 (nữ), theo quy định của Chính phủ nƣớc Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc vào nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động.
12
Nguồn nhân lực tham gia vào các hoạt động kinh tế: Đây là số ngƣời có
công ăn việc làm, đang hoạt động trong các ngành kinh tế - văn hoá của xã
hội.
Nguồn nhân lực dự trữ là: Những ngƣời trong độ tuổi lao động, nhƣng
vì lý do khác nhau họ chƣa có công ăn việc làm .
1.1.2. Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực
Chất lƣợng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực
thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố bản chất bên trong của nguồn nhân lực,
tạo nên năng lực hoạt động của nguồn nhân lực. Chất lƣợng nguồn nhân lực
không những là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế, mà còn là chỉ
tiêu phản ánh trình độ phát triển về mặt đời sống xã hội, bởi lẽ chất lƣợng
nguồn nhân lực cao sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ hơn với tƣ cách không chỉ là
một nguồn lực của sự phát triển, mà còn thể hiện mức độ văn minh của một
xã hội nhất định.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu tổng quát là xây dựng nƣớc
ta thành một nƣớc công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu
kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của
lực lƣợng sản xuất đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh
vững chắc, dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh chỉ
có thể thắng lợi khi chúng ta có đƣợc một nguồn nhân lực chất lƣợng với
những con ngƣời Việt Nam có truyền thống yêu nƣớc, cần cù, sáng tạo, có
nền tảng văn hoá, giáo dục, có khả năng nắm bắt nhanh khoa học và công
nghệ.
Do vậy, theo chúng tôi: Chất lƣợng nguồn nhân lực là tổng hoà các yếu
tố tác động biện chứng có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên năng lực hoạt
13
động nhất định của con ngƣời trong lịch sử xã hội, trong đó bao gồm: Thể lực,
trí lực, phẩm chất đạo đức, lối sống, phƣơng thức kết hợp hoạt động của con
ngƣời, nghĩa là nói tới trạng thái sức khoẻ, trình độ học vấn, trình độ chuyên
môn kỹ thuật, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, phƣơng thức sử dụng,
quản lý hoạt động của con ngƣời.
Chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc thể hiện qua một hệ thống các chỉ tiêu,
trong đó có các chỉ tiêu chủ yếu sau:
a/ Chỉ tiêu phản ánh tình trạng sức khoẻ của dân cư
Sức khoẻ là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ
không phải đơn thuần là không có bệnh tật. Sức khoẻ là tổng hoà nhiều yếu tố
giữa bên trong và bên ngoài, giữa thể chất và tinh thần, tạo nên năng lực hoạt
động của con ngƣời, năng lực thích ứng của con ngƣời với hoàn cảnh sống
xung quanh.
Bộ Y tế nƣớc ta quy định có 03 loại thể lực:
A: Thể lực tốt, loại không có bệnh tật, có khả năng lao động tốt.
B: Trung bình, khả năng lao động bị hạn chế một phần nào đó.
C: Yếu, không có khả năng lao động.
Sức khoẻ của con ngƣời là cơ sở tự nhiên giúp con ngƣời hoạt động tốt
trong quá trình cải tạo tự nhiên và xã hội. Con ngƣời không có sức khoẻ sẽ rất
hạn chế trong quá trình hoạt động. Vì vậy, sức khoẻ của con ngƣời là chỉ tiêu
quan trọng phản ánh chất lƣợng nguồn nhân lực.
b/ Chỉ tiêu biểu hiện trình độ học vấn của người lao động
14
Trình độ học vấn của ngƣời lao động là sự hiểu biết của ngƣời lao động
đối với những kiến thức phổ thông về tự nhiên, xã hội. Trong chừng mực nhất
định, trình độ học vấn của dân số biểu hiện mặt bằng dân trí của quốc gia đó.
Trình độ học vấn phụ thuộc vào các quan hệ nhƣ:
Số lƣợng ngƣời biết chữ và chƣa biết chữ.
Số ngƣời có trình độ tiểu học.
Số ngƣời có trình độ trung học cơ sở.
Số ngƣời có trình độ phổ thông trung học.
Số ngƣời có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học.
Trình độ học vấn của nguồn nhân lực là một chỉ tiêu hết sức quan trọng
phản ánh chất lƣợng của nguồn nhân lực và có tác động mạnh mẽ tới quá
trình phát triển kinh tế - xã hội. Trình độ học vấn cao tạo khả năng tiếp thu và
vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ
vào thực tiễn.
c/ Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động
Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết, khả năng thực hành về chuyên môn
nào đó, nó biểu hiện trình độ đƣợc đào tạo ở các trƣờng trung học chuyên
nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học, có khả năng chỉ đạo quản lý một
công việc thuộc chuyên môn nhất định.Trình độ chuyên môn của nguồn nhân
lực đƣợc đo bằng:
Tỷ lệ cán bộ trung cấp.
Tỷ lệ cán bộ cao đẳng, đại học.
15
Tỷ lệ cán bộ trên đại học.
Trình độ kỹ thuật của ngƣời lao động dùng để chỉ trình độ của ngƣời
đƣợc đào tạo ở các trƣờng kỹ thuật, đƣợc trang bị kiến thức nhất định. Trình
độ kỹ thuật đƣợc biểu hiện thông qua các chỉ tiêu:
Số lao động đƣợc đào tạo và lao động phổ thông.
Số ngƣời có và không có bằng kỹ thuật.
Trình độ tay nghề theo bậc thợ.
d/ Chất lượng nguồn nhân lực còn được thể hiện thông qua chỉ số phát
triển con người, chỉ số này được tính bởi
Tuổi thọ bình quân.
Thu nhập bình quân đầu ngƣời.
Trình độ học vấn.
Nhƣ vậy, chỉ số phát triển con ngƣời không chỉ đánh giá về mặt kinh tế,
mà còn nhấn mạnh đến chất lƣợng cuộc sống và sự công bằng, tiến bộ xã hội.
e/ Ngoài những chỉ tiêu có thể lượng hoá được như trên người ta còn
xem xét chỉ tiêu về phẩm chất đạo đức, nhân cách của người lao động. Nội
dung của chỉ tiêu này được xem xét qua các mặt: Phát huy các giá trị truyền
thống dân tộc (có lòng yêu nƣớc, nhân ái, tính tập thể, sống tình nghĩa, tinh
thần hiếu học, cần cù, sáng tạo …) và tiếp thu các phong tục tập quán, lối
sống
Nhìn chung chỉ tiêu này nhấn mạnh đến ý chí, năng lực tinh thần của
ngƣời lao động.
16
1.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng
yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc
1.2.1. Đặc điểm công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta
Mặc dầu thuật ngữ và cả thực tiễn "công nghiệp hoá" không còn mới mẻ,
nhƣng cho đến nay khái niệm "công nghiệp hoá" vẫn là một nội dung có tính
thời sự, đƣợc các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, trao đổi. Có ngƣời nêu
ra khái niệm công nghiệp hoá phản ánh đƣợc bản chất, nội dung và mục tiêu
của công nghiệp hoá trong không gian rộng và thời gian dài; có ngƣời nêu ra
khái niệm công nghiệp hoá chỉ phù hợp ở thời điểm nhất định và với những
nƣớc xác định; cá biệt có những tác giả đƣa ra khái niệm chƣa phản ánh đúng
bản chất của công nghiệp hoá.
Tình hình này do nhiều nguyên nhân, đó là do sự khác nhau về phƣơng
pháp tiếp cận khi nghiên cứu quá trình công nghiệp hoá; điểm xuất phát về
kinh tế, kỹ thuật, văn hoá, xã hội của các nƣớc và bối cảnh quốc tế khi tiến
hành công nghiệp hoá không giống nhau; sự hạn chế về nhận thức.
Trong cuốn "Công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở Việt Nam và các nƣớc
trong khu vực" do Nhà xuất bản Thống kê phát hành năm 1995, các tác giả đã
định nghĩa:
"Công nghiệp hoá là một quá trình lịch sử tất yếu nhằm tạo nên những
chuyển biến căn bản về kinh tế - xã hội của đất nƣớc trên cơ sở khai thác
có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế trong nƣớc, mở rộng quan hệ kinh tế
quốc tế, xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều ngành với trình độ khoa học -
công nghệ ngày càng hiện đại" [25, tr. 59].
Nhận thức rõ sự tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện
đại đến quá trình công nghiệp hoá ngày nay, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp
17
hành Trung ƣơng khoá VII Đảng Cộng sản Việt Nam đã xem xét công nghiệp
hoá trong mối quan hệ với hiện đại hoá và cho rằng:
"Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toàn
diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã
hội từ sử dụng lao động thủ công là chính, sang sử dụng một cách phổ
biến sức lao động cùng với công nghệ, phƣơng tiện và phƣơng pháp tiên
tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học
- công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao" [13, tr 42].
Định nghĩa này về cơ bản phản ánh đƣợc phạm vi rộng hơn của quá trình
công nghiệp hoá; chỉ ra đƣợc cái cốt lõi là cải biến lao động thủ công, lạc hậu
thành lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để đạt tới năng suất lao
động xã hội cao; gắn đƣợc công nghiệp hoá với hiện đại hoá.
Coi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nƣớc ta hiện nay là một
cuộc cách mạng toàn diện và sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống
kinh tế - xã hội, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, khi thông qua
đƣờng lối đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đảng ta đã chỉ rõ:
"Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nƣớc ta thành
một nƣớc công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh
tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của
lực lƣợng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an
ninh vững chắc, dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Từ
nay đến năm 2020 ra sức phấn đấu đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành một
nƣớc công nghiệp" [14, tr 80].
Theo đó, có thể nói, công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nƣớc ta hiện nay
không chỉ khác với các nƣớc đã tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá về
18
nội dung, hình thức, quy mô, cách thức tiến hành, mà cả mục tiêu chiến lƣợc.
Chính sự khác biệt này đã làm nên tính đặc thù của sự nghiệp đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá mà chúng ta đang tiến hành.
Một trong những đặc điểm lớn của thời đại ngày nay là sự phát triển
mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ và cùng với nó là quá
trình toàn cầu hoá kinh tế … Trong điều kiện này, công nghiệp hoá, hiện đại
hoá ở nƣớc ta nhƣ trên đã nói đƣợc Đảng ta xác định là quá trình chuyển đổi
căn bản, toàn diện và sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế -
xã hội trên cơ sở sử dụng một cách phổ biến sức lao động có hàm lƣợng trí
tuệ cao cùng với công nghệ, phƣơng tiện và phƣơng pháp tiên tiến, hiện đại
do sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ đem lại
nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Quan niệm nhƣ vậy về công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đã thể hiện đƣợc vấn đề then chốt của quá trình này
ở một nƣớc tiểu nông là cải biến lao động thủ công thành lao động sử dụng kỹ
thuật tiên tiến trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Ở đây, cần nhấn mạnh rằng, công nghiệp hoá, không chỉ là tăng thêm
một cách giản đơn tốc độ và tỷ trọng của sản xuất công nghiệp trong nền kinh
tế, mà là cả một quá trình chuyển dịch cơ cấu, gắn liền với đổi mới công
nghệ, tạo nền tảng cho sự tăng trƣởng bền vững và có hiệu quả cao của toàn
bộ nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp hoá phải đi đôi với hiện đại hoá, kết
hợp những bƣớc tiến tuần tự về công nghệ, tận dụng phát triển chiều rộng, tạo
nhiều công ăn việc làm cho đội ngũ đông đảo lao động ở nƣớc ta hiện nay,
với việc tranh thủ những cơ hội đi tắt, đón đầu, phát triển chiều sâu, tạo nên
những ngành kinh tế mũi nhọn theo trình độ tiến triển của khoa học và công
nghệ thế giới.
Nhƣ vây, công nghiệp hoá ở nƣớc ta hiện nay là quá trình chuyển biến
sâu sắc, lâu dài và phức tạp, nó đƣợc triển khai đồng thời với quá trình hiện
19
đại hoá và luôn gắn bó với quá trình này. Công nghiệp hoá và hiện đại hoá
quan hệ chặt chẽ với nhau nhƣng không đồng nhất với nhau. Hiện đại hoá nói
chung là sự thay đổi cái cũ sang cái mới, nhƣng cái mới ở đây phải là cái tiên
tiến nhất.Hiện đại hoá ở đây đƣợc sử dụng với nghĩa là thay đổi xã hội, thay
đổi nền kinh tế phù hợp với trình độ phát triển chung của thế giới hiện nay.
Về thực chất hiện đại hoá là khái niệm phản ánh sự vận động, sự phát
triển của trình độ ngƣời ở mức cao nhất thể hiện qua tiến bộ khoa học - kỹ
thuật - công nghệ trong sản xuất, trong tổ chức, quản lý, điều hành xã hội,
trong phƣơng thức vận hành của cơ chế hoạt động xã hội cũng nhƣ ở cách
thức sống của con ngƣời, làm cơ sở cho sự phát triển cao của một xã hội.
Hiện đại hoá do con ngƣời và vì con ngƣời, vì sự phát triển xã hội, do đó phải
đảm bảo tính nhân văn của hiện đại hoá. Điều này đòi hỏi quá trình hiện đại
hoá phải đứng trên nền tảng vững chắc của truyền thống và bản sắc văn hoá
dân tộc.
Chúng ta sử dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật công nghệ phƣơng Tây là
để hiện đại hoá xã hội theo lý tƣởng và mục đích của chính mình chứ không
phải để phƣơng Tây hoá.
Càng không thể chấp nhận đƣợc quan niệm mà M.Weber là đại diện - coi
hiện đại hoá chính là quá trình "phƣơng Tây hoá". Những ngƣời theo quan
niệm này cho rằng, nền văn minh phƣơng Tây là mẫu mực cho các nƣớc
"ngoài phƣơng Tây" học tập, bởi vì chính ở phƣơng Tây và chỉ có ở đây, mới
phát sinh những hiện tƣợng của văn hoá, đƣợc phát triển theo khuynh hƣớng
đã mang ý nghĩa phổ quát. Cần nhận xét rằng, trong quá trình phát triển, các
nƣớc tƣ bản phƣơng Tây đã đạt đƣợc một sự giàu có nhất định. Song từ đó mà
cho rằng, hiện đại hoá chính là "phƣơng Tây hoá" lại là một sai lầm nghiêm
trọng. Bởi lẽ, kinh nghiệm lịch sử đã chứng minh rằng, một nƣớc giàu có
chƣa hẳn đã là một nƣớc có trình độ văn hoá, văn minh cao. Mặt khác, không
20
nên hiểu hiện đại hoá một cách đơn giản chỉ là quá trình "bắt chƣớc" và
"chuyển tải" của cải, phƣơng tiện từ nƣớc này sang nƣớc khác. Mỗi nƣớc có
truyền thống lịch sử riêng của mình và do vậy, tiếp thu cái gì, bằng cách nào,
ở đâu là tuỳ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể và nhu cầu phát triển của mỗi
nƣớc. Điều này là không thể áp đặt đƣợc. Nhƣ vậy, có thể nói rằng, trên thực
tế không có "công thức chung", "mô hình khuôn mẫu" về hiện đại hoá cho tất
cả các nƣớc, mà chỉ có hình thức và những con đƣờng hiện đại hoá cụ thể để
đáp ứng yêu cầu phát triển của mỗi nƣớc trong từng giai đoạn lịch sử nhất
định.
Nói một cách tổng quát, hiện đại hoá là khái niệm có nội dung rộng lớn,
là quá trình cải biến một xã hội truyền thống thành một xã hội hiện đại, có
trình độ văn minh cao hơn, thể hiện không chỉ ở nền khoa học - công nghệ
tiên tiến, nền kinh tế phát triển cao, xã hội đƣợc tổ chức khoa học và hợp lý,
mà còn ở đời sống chính trị, văn hoá, tinh thần của xã hội.
Do vậy công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nƣớc ta hiện nay có những đặc
điểm sau:
Một là: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá tiến hành trong điều kiện cuộc
cách mạng khoa học - công nghệ trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, các
nƣớc trên thế giới đang bƣớc vào nền kinh tế tri thức, tốc độ phát triển kinh
tế, khoa học - công nghệ trên thế giới rất nhanh với quy mô lớn. Trong điều
kiện đó chúng ta có thể và cần phải tranh thủ các thành tựu của nền khoa học -
công nghệ thế giới đi ngay vào hiện đại hoá. Tuy nhiên để đi vào hiện đại hoá
cần phải có sự chuẩn bị cả về vốn và về con ngƣời. Cả hai điều đó chúng ta
còn thiếu. Muốn giải quyết mâu thuẫn này, quá trình công nghiệp hoá ở nƣớc
ta phải kết hợp giữa những bƣớc đi tuần tự với đi tắt đón đầu; vừa phát triển
các ngành đòi hỏi trình độ kỹ thuật trung bình, nhƣng thu hút đƣợc nhiều lao
động phổ thông vừa phát triển các ngành đòi hỏi trình độ công nghệ cao.
21
Bƣớc đi nhƣ vậy giúp chúng ta giải quyết đƣợc việc làm, tăng thu nhập, cải
thiện đời sống cho ngƣời lao động, phát huy đƣợc nguồn lực con ngƣời ngay
khi tiến hành công nghiệp hoá, tránh đƣợc sự căng thẳng vì phải tập trung vốn
cho các công trình lớn, đòi hỏi trình độ khoa học - công nghệ cao. Nhờ việc
phát triển các ngành thu hút nhiều lao động, đầu tƣ vốn ít, thu hồi vốn nhanh
chúng ta có điều kiện huy động vốn từ nguồn tiết kiệm của nhân dân để đầu
tƣ phát triển một số ngành mũi nhọn có trình độ khoa học cao. Bƣớc đi nhƣ
vậy đảm bảo cho chúng ta có thể nhanh chóng thoát khỏi tình trạng một nƣớc
nghèo và có thể đuổi kịp các nƣớc đi trƣớc.
Hai là: Chúng ta tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện
nền kinh tế của ta còn ở tình trạng kém phát triển, nền kinh tế nông nghiệp,
lạc hậu, thủ công, phân tán, trên 70% lao động còn tập trung trong nông
nghiệp và nông thôn. Do vậy trƣớc mắt phải coi nông nghiệp là mặt trận hàng
đầu; phải đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
Phát triển công nghiệp và dịch vụ phải hƣớng vào phục vụ nông nghiệp và
nông thôn.
Đối với nƣớc ta đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn có ý nghĩa lớn về kinh tế - xã hội nhƣ: Công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn mới tăng sản phẩm nông nghiệp phục vụ công
nghiệp, tăng sản phẩm xuất khẩu, từ đó đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá các ngành khác. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn cũng tạo điều kiện để chuyển bớt lao động nông nghiệp sang các
ngành kinh tế khác, giảm tỷ lệ nông nghiệp trong GDP một cách tƣơng đối,
giúp chuyển dịch dần cơ cấu kinh tế của nƣớc ta theo hƣớng một nƣớc công
nghiệp. Nhƣ vậy, coi công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là
mặt trận hàng đầu trong những năm đầu tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại
22
hoá là một đặc điểm quan trọng của qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở
nƣớc ta.
Ba là: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nƣớc ta nhằm mục tiêu biến
nƣớc ta thành nƣớc xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, chứ không phải thành một
nƣớc tƣ bản chủ nghĩa. Nhƣ vậy, đây là quá trình công nghiệp hoá xã hội chủ
nghĩa chứ không phải là quá trình công nghiệp hoá tƣ bản chủ nghĩa. Do vậy,
cách thức, bƣớc đi phải đảm bảo vừa phát triển kinh tế, vừa chăm lo đến đời
sống của nhân dân lao động; vừa khuyến khích mọi ngƣời tích cực mở rộng
sản xuất, vừa chú ý đến việc giải quyết các chính sách xã hội, đảm bảo sự
công bằng, dân chủ trong xã hội.
Nƣớc ta vừa trải qua cuộc chiến tranh cách mạng rất lâu dài và gian khó.
Những hy sinh, mất mát cho cuộc chiến đó là vô cùng lớn lao, hậu quả của
cuộc chiến tranh đó để lại đến nay còn rất nặng nề. Do vậy không thể không
chú ý đến việc phát triển các chính sách xã hội. Đó là nghĩa vụ, trách nhiệm
của Đảng, Nhà nƣớc và toàn thể nhân dân ta hiện nay đối với những ngƣời đã
hy sinh, mất mát trong cuộc chiến tranh giành độc lập cho nƣớc nhà. Đó
không chỉ là vấn đề nhân đạo, mà còn là vấn đề lợi ích của các tầng lớp nhân
dân lao động. Chính vấn đề lợi ích đƣợc giải quyết một cách đúng đắn, đảm
bảo sự công bằng trong xã hội, tránh bất công, tránh sự chênh lệch quá lớn
trong thu nhập, vừa tạo tinh thần đoàn kết trong nhân dân, cùng phấn đấu cho
một mục tiêu chung, vừa kích thích đƣợc tinh thần chủ động sáng tạo của mọi
tầng lớp nhân dân lao động, tích cực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
hƣớng tới mục tiêu xây dựng nƣớc ta thành nƣớc xã hội chủ nghĩa giàu mạnh.
Bốn là: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nƣớc ta diễn ra trong điều kiện
nền kinh tế của nƣớc ta đang chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trƣờng
định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Ở đây không thể sử dụng các biện pháp hành
23
chính phi kinh tế nhƣ trƣớc đây để tập trung vốn cho công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, mà phải dựa vào những quy luật của nền kinh tế thị trƣờng định
hƣớng xã hội chủ nghĩa để đề ra kế hoạch thích hợp.
Thị trƣờng, những động thái của thị trƣờng phản ánh nhu cầu của xã hội.
Việc xây dựng kế hoạch phải kết hợp với thị trƣờng để điều tiết các nguồn lực
cho sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế mới, đảm bảo đƣa lại hiệu quả kinh tế
cao. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nƣớc ta là sự nghiệp của toàn
dân, của mọi thành phần kinh tế. Phải làm sao huy động đƣợc nguồn lực của
mọi thành phần kinh tế tham gia tích cực vào quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá. Muốn vậy phải có chính sách thích hợp, lấy lợi ích kinh tế để khuyến
khích mọi thành phần kinh tế mà nòng cốt là kinh tế Nhà nƣớc, tích cực đầu
tƣ vào việc mở rộng sản xuất và kinh doanh đảm bảo cho sự cạnh tranh lành
mạnh, đúng pháp luật trong sản xuất và kinh doanh.
Năm là: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nƣớc ta diễn ra trong bối cảnh
xu hƣớng toàn cầu hoá về kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, lôi cuốn tất cả các
nƣớc trên thế giới vận động theo xu hƣớng đó. Do vậy, chúng ta phải chủ
động hội nhập để tranh thủ nguồn lực bên ngoài, đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đồng thời với việc chủ động hội nhập, mở rộng hợp
tác, đa dạng hoá, đa phƣơng hoá quan hệ quốc tế, chúng ta còn phải xây dựng
nền kinh tế độc lập tự chủ. Đây là hai vấn đề quan hệ biện chứng với nhau.
Không có sự độc lập tự chủ, trƣớc hết là độc lập tự chủ về đƣờng lối chính
sách, thì không thể chủ động hội nhập đƣợc và không thể tranh thủ đƣợc
nguồn lực bên ngoài để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Kinh nghiệm
nhiều nƣớc trên thế giới (chẳng hạn nhƣ Ác-hen-ti-na) cho thấy nền kinh tế
phụ thuộc vào bên ngoài quá nhiều sẽ dễ dàng bị tổn thƣơng khi nền kinh tế
thế giới có những biến động. Ngƣợc lại, nếu không mở cửa thì không thể có
đủ cơ sở vật chất kỹ thuật để có thể mở rộng sản xuất, tận dụng lợi thế về