Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Quan niệm của Platôn về nhà nước lý tưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 92 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







NGUYỄN THỊ QUYẾT


QUAN NIỆM CỦA PLATÔN VỀ
NHÀ NƯỚC LÝ TƯỞNG

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Triết học
Mã ngành: 60 20 80





Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn










Hà Nội - 2011

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN - TRIẾT HỌC
CHO SỰ HÌNH THÀNH QUAN NIỆM CỦA PLATÔN VỀ NHÀ NƢỚC
LÝ TƢỞNG. 9
1.1. Platôn: cuộc đời, sự nghiệp và tác phẩm 9
1.2. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá của Hy Lạp cổ đại. 14
1.3. Cơ sở lý luận - triết của quan niệm về nhà nước lý tưởng của Platôn. 28
Chƣơng 2. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUAN NIỆM CỦA
PLATÔN VỀ NHÀ NƢỚC LÝ TƢỞNG 43
2.1. Khái niệm và đặc điểm của nhà nước lý tưởng 43
2.2. Cơ cấu tổ chức của nhà nước lý tưởng 49
2.3. Một số lĩnh vực ho¹t ®éng của nhà nước lý tưởng 55
2.3.1. Ho¹t ®éng chính trị - xã hội 55
2.3.2. Ho¹t ®éng giáo dục trong nhà nước lý tưởng 61
2.3.3. Hoạt động thực hành đạo ®ức trong nhµ níc lý tëng 68
2.4. Một số nhận xét, đánh giá quan niệm của Platôn về nhà nước lý tưởng 72
2.4.1. Giá trị của qan niệm về nhà nước lý tưởng 72
2.4.2. Hạn chế của quan niệm về nhà nước lý tưởng 78
KẾT LUẬN 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Như đã biết, triết học ra đời từ rất sớm trong lịch sử tư tưởng nhân loại
(cách đây khoảng 2500 năm). Triết học là một trong những hình thái ý thức
xã hội, do đó, sự phát triển của các tư tưởng triết học cũng bị quy định bởi sự
phát triển của nền sản xuất vật chất, cũng phụ thuộc vào tiến trình đấu tranh
giai cấp trong xã hội. Triết học  là hạt nhân thế giới quan của
những giai cấp hay tập đoàn xã hội nhất định.
Vđều biết rằng, thế kỷ XX vừa qua đã làm lung lay
sức tưởng tượng của con người bằng những biến đổi sâu sắc trong đời sống xã
hội, địa chính trị, kinh tế, văn hoá trên toàn hành tinh chúng ta. Loài người
đang mất dần niềm tin vào khả năng biến trái đất thành ngôi nhà chung của
mình, nơi không có đói nghèo, khốn khổ, tội phạm, chiến tranh và số phận
của mỗi con người trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Trước tình hình
như vậy, thì việc định hướng thế giới quan cho con người, sự nhận thức về vị
trí và vai trò của nó trong xã hội, về mục đích và ý nghĩa của cuộc sống, về
giới hạn của tự do cá nhân và mức độ trách nhiệm về hành vi hoạt động của
nó có một ý nghĩa ngày càng to lớn.
Trong sự hình thành thế giới quan của con người với tư cách là những
kinh nghiệm hàng thế kỷ suy tư một cách có phê phán về những vấn đề định
hướng cuộc sống của từng người cũng như của toàn nhn lo, triết học
luôn đóng vai trò chủ đạo. Các nhà triết học mọi thời đại đều cố gắng làm rõ
những vấn đề của tồn tại người, luôn đặt ra những câu hỏi con người là gì, nó
có thể hi vọng và định hướng vào cái gì, nó cần phải làm gì và làm như thế
nào?
Lịch sử triết học theo quan điểm Mácxít là lịch sử phát sinh, hình thành
và phát triển của các khuynh hướng và hệ thống khác nhau mang

2
 trong sự phụ thuộc, suy đến cùng vào sự phát
triển của tồn tại xã hội. Với tư cách là một bộ môn triết học, lịch sử triết học
giữ một vai trò to lớn trong vic nhận thức đời sống xã hội. Nó cho ta khả

năng hiểu biết và khái quát sự phát triển lịch sử tư tưởng triết học của nhân
loại, nắm được những kinh nghiệm của nhận thức khoa học, nó chỉ rõ sự hình
thành và phát triển của những phương pháp nhận thức khoa học, nó dạy cho ta
phương pháp nghiên cứu, đánh giá một học thuyết triết học trong lịch sử, góp
phần xây dựng phương pháp tư duy khoa học mới.
Lịch sử triết học góp phần to lớn vào cuộc đấu tranh tư tưởng và lý luận
hiện nay, cũng như việc xây dựng thế giới quan khoa học lành mạnh. Lịch sử
triết học đã chỉ rõ quá trình đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa
duy tâm, chỉ rõ tính chất đúng đắn, tiến bộ của thế giới quan duy vật chủ
nghĩa và tính chất hạn chế, phản khoa học của thế giới quan duy tâm. Bằng
các sự kiện lịch sử và sự phân tích khoa học, môn học này giúp chúng ta
chống lại sự xuyên tạc  triết học tư sản đối với chủ nghĩa duy vật,
nhất là chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác và Ăngghen. Nó giúp chúng ta
chống lại mọi thứ cơ hội chủ nghĩa nhằm biện hộ cho chủ nghĩa tư bản bằng
cách lập luận một cách hàm hồ, phản động và phản khoa học rằng, trong toàn
bộ lịch sử phát triển của triết học thì chtriết học thời đại tư bản chủ
nghĩa mi là sự phát triển hợp lôgíc của lịch sử và ngoài ra nó không c một
thứ triết học nào xng  nữa. Lịch sử triết học giúp chúng ta vạch rõ
các thủ đoạn xảo trá trong việc đánh giá vô căn cứ về các nhà triết học tiến bộ
nhằm hạ thấp vai trò của họ cũng như việc tâng bốc một số nhà triết học phản
động về mặt lịch sử.
Nói về vai trò của triết học đối với sự phát triển của khoa học và tư duy
lý luận, Ăngghen khẳng định: "một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao

3
của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận" [20, 489]
1
và để phát
triển, hoàn thiện tư duy lý luận thì "không có cách nào khác hơn là nghiên cứu
toàn bộ triết học thời trước" [20, 487]. Và,  nghiên cứu "triết học thời

trước", chúng ta không thể không nghiên cứu triết học Hy Lạp cổ đại, vì như
Ăngghen đã khẳng định: "từ các hình thức muôn hình muôn vẻ của triết học
Hi Lạp, đã có mầm mống và đang nảy nở hầu hết các loại thế giới quan sau
này" [20, 491]. Khi nghiên cứu triết học Hi Lạp cổ đại, chúng ta không thể
không nghiên cứu triết học của Platôn bởi ông được coi là một trong những
nhà tư tưởng sáng tạo, có ảnh hưởng rất lớn trong lịch sử triết học phương
Tây sau .
Chúng ta cũng biết rằng, ngay từ khi có nhà nước, con người thời cổ
đại đã nhìn thấy nguy cơ lạm dụng và thèm khát quyền lực của những người
cầm quyền ở cả phương ông lẫn phương Tây. Vì vậy, các nhà tư tưởng và
chính trị đã cố gắng tìm kiếm những phương thức quản lý xã hội một cách có
hiệu quả mà một trong những người tiêu biểu sớm nhất là Platôn. C
          


         , 
          
          
           
 Sự quan tâm nghiên cứu thế giới Cổ đại
vốn đã không hề suy giảm trong quá khứ, ngày nay lại càng gia tăng rất nhiều.
Đặc biệt, điều đó liên quan đến triết học Cổ đại nói chung và học thuyết

1


 , trang 489.

4
Platôn nói riêng. Một số vấn đề nền tảng do ông đặt ra không chỉ không đánh

mất tính thời sự của mình mà còn có thêm độ sâu sắc mới
Vì những lý do nói trên, chúng tôi chọn: Quan niệm của Platôn về nhà
nước lý tưởng làm đề tài nghiên cứu trong luận văn cao học của mình.

5
2. Tình hình nghiên cứu
Trên thế giới, các công trình nghiên cứu về lịch sử triết học nói chung
và triết học của Platôn nói riêng tương đối nhiều, bởi lẽ, muốn xây dựng học
thuyết của mình, bao giờ các nhà triết học cũng phải nghiên cứu lịch sử triết
học trước đó. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu về triết học Hi Lạp
cổ đại và triết học của Platôn như: Cuộc đời và sự nghiệp sáng tạo của Platôn
do A.Losev biên soạn; công trình nghiên cứu của tập thể các nhà triết học
Liên Xô, Lịch sử triết học (tập 1, M.,1940), Lịch sử triết học (tập 1, M.,1957),
V.Ph. Asmuxo (1965): Lịch sử triết học cổ đại, M.A.O. Macovenxki
(1967): Lịch sử lôgíc học, A. Losev (1963): Lịch sử mỹ học cổ đại, tập 1…
Viện hàn lâm khoa học Liên Xô: Lịch sử phép biện chứng, tập I - phép biện
chứng cổ đại [39], trong đó chủ yếu trình bày lịch sử ra đời và phát triển
của phép biện chứng, bao gồm của cả Platôn. Benjamin Jowett và M.J.
Knight (chủ biên): Platôn chuyên khảo [15]. Trong tác phẩm này, các tác
giả trình bày tư tưởng của Platôn dưới dạng các hội thoại. Samuel Enouch
Stumpt: Lịch sử triết học và các luận đề [47]. Trong tác phẩm này, quan
niệm của Platôn được trình bày theo các chủ đề lý  nhận thức, triết
học đạo đức, triết học chính trị và vũ trụ quan.
Ở Việt Nam, ngay từ khá sớm đã có công trình của Đặng Thai Mai
(1950): Lịch sử triết học phương Tây [22]; nhưng chỉ sau Đổi mới, việc
nghiên cứu và dịch thuật các công trình về lịch sử triết học ngoài mácxít mới
được coi trọng. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu về lịch sử triết
học và triết học Platôn sau:
Triết học Hy Lạp cổ đại do Thái Ninh biên soạn [27]. Trong đó, tác giả
đã trình bày triết học Hy Lạp từ khi hình thành đến thời kỳ Hy Lạp hoá,

thời kỳ suy tàn của chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp cổ đại. Đối với
Platôn, tác giả phân tích học thuyết về vũ trụ, lý luận nhận thức, quan niệm

6
về đạo đức, quan niệm về nhà nước, quan niệm về mỹ học. Phần này còn
trình bày những đánh giá, nhận định của bản thân tác giả và của các nhà
sáng lập chủ nghĩa Mác để chỉ ra và phê phán những điểm bất hợp lý trong
học thuyết ý niệm của Platôn.
Nguyễn Hữu Vui (chủ biên): Lịch sử triết học [57], trong đó tác giả
trình bày triết học Platôn với các nội dung: học thuyết về thế giới, nhận thức
luận, lôgíc học, nhân bản học, học thuyết chính trị xã hội và thẩm mỹ học. Hà
Thúc Minh (chủ biên): Triết học cổ đại Hi Lạp La Mã [23]. Ở công trình này,
tác giả đã nghiên cứu tư tưởng của Platôn tập trung ở học thuyết về ý niệm,
thuyết linh hồn bất tử, hồi ức, đời sống cộng đồng của giai cấp thống trị…
Bùi Thanh Quất và Vũ Tình (chủ biên): Lịch sử triết học [41]. Lê Tôn
Nghiêm: Lịch sử triết học phương Tây [26]. Trong đó, các tác giả trình bày
quan niệm của Platôn về tri thức luận, học thuyết về những lý tưởng hay biện
chứng pháp, thiên nhiên hay vật lý học, luân lý và chính trị học.
Nguyễn Thế Nghĩa, Doãn Chính (chủ biên): Lịch sử triết học, tập 1,
triết học cổ đại [25]. Trong đó, trình bày tư tưởng của Platôn về ý niệm, tâm
lý học, nhận thức luận, lôgíc học, triết học xã hội, tư tưởng thẩm mỹ học,
nghệ thuật. Nguyễn Tiến Dũng: Lịch sử triết học phương Tây [6].
Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Thanh, Nguyễn Anh Tuấn: Đại cương về lịch
sử triết học phương Tây [12], trong đó học thuyết ý niệm, nhận thức luận, học
thuyết về nhà nước… của Platôn được đề cập tương đối qua so sánh với quan
điểm hiện sinh chủ nghĩa và ở mức độ khái quát cao. Ngoài những công trình
đó, còn có một số công trình dịch thuật về lịch sử triết học trong đó có cả triết
học của Platôn như Tuyển tập danh tác triết học từ Platôn đến Derrida [2]
của Forrest E. Baird …
Nói chung, các công trình nghiên cứu này mới chỉ nghiên cứu khái quát

về Platôn, hoặc là nghiên cứu về phương pháp biện chứng của ông… Đặc biệt
các công trình nghiên cứu trong nước chủ yếu nghiên cứu các quan niệm của
Platôn với tư cách là những quan niệm của một nhà triết học duy tâm khách

7
quan nên thái độ phê phán là chủ yếu, mà chưa bàn nhiều đến đóng góp của
ông cho lịch sử triết học. Có thể nói, cho đến nay, ở Việt Nam vẫn chưa có
một công trình nào chuyên nghiên cứu học thuyết của Platôn về nhà nước lý
tưởng. Đó cũng là lý do nữa khiến tôi tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích
Từ việc phân tích quan niệm của Platôn về nhà nước lý tưởng, luận văn
chỉ ra một số đóng góp và hạn chế của quan niệm đó.
Nhiệm vụ
Thứ nhất, Trình bày một cách khái quát bối cảnh lịch sử và những tiền
đề lý luận cho sự ra đời quan niệm của Platôn về nhà nước lý tưởng, cuộc đời
và sự nghiệp của ông
Thứ hai, Phân tích những nội dung chủ yếu trong quan niệm của Platôn
về nhà nước lý tưởng, đưa ra một số nhận xét và đánh giá về quan niệm đó.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên nền tảng lý luận là quan niệm của các nhà
sáng lập triết học Mác- Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội
và ý thức xã hội, về lịch sử triết học nói chung, triết học cổ đại nói riêng.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lôgíc kết hợp với phương lịch sử, phân tích và tổng hợp,
hệ thống hoá và so sánh…
5. §èi tîng vµ ph¹m vi nghiªn cøu

          

            IV
tr.  

6. Đóng góp của luận văn

8
Luận văn góp phần làm sáng tỏ những nội dung cơ bản trong quan
niệm của Platôn về nhà nước lý tưởng - quan niệm mà cho đến nay vẫn còn
ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của nhân loại - chủ đề mà ở Việt nam vẫn còn
chưa được nghiên cứu chuyên sâu.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận
Luận văn góp phần vào việc nghiên cứu tư tưởng chính trị - xã hội của
Platôn nói chung và quan niệm về nhà nước lý tưởng nói riêng.
Về mặt thực tiễn
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên
cứu, giảng dạy lịch sử triết học nói chung, triết học Hy Lạp cổ đại nói riêng.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2
chương, 7 tiết.


9
CHƢƠNG 1
ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN - TRIẾT HỌC CHO SỰ
HÌNH THÀNH QUAN NIỆM CỦA PLATÔN VỀ NHÀ NƢỚC LÝ TƢỞNG.
1.1. Platôn: cuộc đời, sự nghiệp và tác phẩm
Platôn (427 – 347 TCN) là một trong những nhà triết học, nhà tư tưởng
kiệt xuất nhất thời cổ đại, là người sáng lập chủ nghĩa duy tâm khách quan.
Ông là học trò nổi tiếng của Xôcrát, là một trong bảy nhà hiền triết của Hy

Lạp cổ đại. Ông tên thật là Aristốclơ, còn Platôn là biệt danh của ông từ thời
trẻ. Có những bằng chứng cho thấy, thời trai trẻ Platôn đã say mê thi ca, âm
nhạc và hội họa, đạt thành tích cao trong thể thao, tham gia vào các đại hội
thể thao và giành được nhiều vòng nguyệt quế chiến thắng. Ông có vóc người
vạm vỡ, cao nên được gọi là Platôn (theo tiếng Hy lạp, Platôn nghĩa là to lớn).
Platôn xuất thân từ dòng dõi quý tộc. Bên ngoại, ông là cháu của
Sôlông, một trong bảy vị hiền triết Hy Lạp và là nhà lập pháp của Aten,
còn bên nội, ông lại thuộc dòng dõi của vị vua cuối cùng của Aten là
Codrus. Sau khi Platôn chào đời được ít lâu, cha của ông qua đời, mẹ tái
giá với một người chú họ ngoại. Ông được mẹ chăm sóc cho tới năm lên
bảy tuổi, rồi được đến trường học.
Vào khoảng năm 407 TCN, ở tuổi 20, ông làm quen với Xôcrát và là
một trong những học trò gần gũi nhất của Xôcrát cho tới tận khi Xôcrát qua
đời. Platôn theo học Xôcrát trong 8 năm, thu nhận nền triết học căn bản của
Xôcrát cùng cách tranh luận theo thể văn biện chứng. Đây là cách tìm ra sự
thật bằng các câu hỏi, câu giải đáp kế tiếp nhau. Từ khi gặp gỡ Xôcrát, Platôn
đã dừng hết các công việc thi ca của mình. Ông dừng cả hội họa, bỏ cả thể
dục, thể thao mà ông rất thành công, thậm chí đã giành được giải thưởng. Vì
quá ham thích triết học, Platôn đã đem đốt hết các tập thơ trữ tình và các bản
bi kịch do ông sáng tác lúc thiếu thời.

10
Năm 399 TCN, Xôcrát bị chủ nô dân chủ cáo buộc là “đầu độc
và làm bại hoại đạo đức của lớp trẻ”. Ông bị kết án tử hình 
thi bằng độc dược. Cái chết của Xôcrát đã để lại ấn tượng mạnh mẽ
ở Platôn, đ  làm ông bị khủng hoảng tinh thần. Platôn tin 
tinh thần cao cả của Xôcrát, vậy mà Xôcrát lại bị tử hình.
Cái chết của Xôcrát cũng buộc Platôn phải đánh giá lại các giá trị và thúc đẩy
những tìm tòi triết học mới. Khi Xôcrát chết, Platôn mới 28 tuổi, và biến cố bi
 này đã làm su    ông lng thù ghét những tư

tưởng dân chủ, thù ghét quần chúng     phát sinh từ
dng  giai cấp quý tộc của ông. Do đó, ông chủ trương cần phải tận
diệt chế độ dân chủ và thay vào đó một chính thể do những phần tử
quý tộc sáng suốt lãnh đạo. Trong lúc đó, những liên hệ giữa ông và Xôcrát
làm cho chính quyền đương thời nghi ngờ ông. Những bạn bè của ông khuyên
ông nên trốn khỏi Aten và ông cũng cho rằng đây là một dịp tốt để chu du thế
giới.
Từ đây, cuộc đời Platôn đã bước sang một giai đoạn mới, đó là giai
đoạn du hành liên miên của ông (từ 400 đến 389 TCN). Trong thời gian này,
ông đã đến nhiều nơi và ở đâu ông cũng làm quen với các nhà tư tưởng, các
nhà khoa học nổi tiếng, quan tâm đến những ặc  của đời sống tinh
thần và những thành tựu của nó. ng đã đến Ai cập trước tiên và rất bất bình
khi nghe các nhà lãnh đạo tôn giáo cai trị xứ này nói rằng, Hy lạp là một quốc
gia ấu trĩ không có truyền thống văn hoá và không thể so sánh được với quốc
gia Ai cập. Sau đó ông đáp tàu qua Xisili và đến Italia. Ở đó, ông gia nhập
nhóm triết gia do Pytago sáng lập. Cảnh tượng một nhóm người có quyền
chính trị rộng rãi lại say mê trong việc nghiên cứu và học hỏi, sống một cuộc
đời bình dị mặc dù nắm nhiều quyền thế trong tay là một đề tài  Platôn
csuy nghĩ mi. Ông đi chu du suốt 12 năm, học hỏi tất cả các chính thể,

11
họp bàn với tất cả các nhóm, tìm hiểu tất cả các học thuyết. Ông trở về Aten
năm 387 TCN, lúc này tuổi 40, ông đã trở nên già dặn hn sau nhiều năm
học hỏi ở nhiều nước. Platôn vẫn còn giữ sự hăng hái của tuổi trẻ nhưng ông
đã nhận thức được rằng, tất cả những tư tưởng quá khích chỉ là những chân lý
nửa vời. Một trong những vấn đề trọng đại mà Platôn nghiên cứu là làm sao
tìm ra những người khôn ngoan nhất để giao phó   việc lãnh đạo
quốc gia. Ông mơ ước xây dựng một xã hội lý tưởng trên nền tảng đạo
đức.
   năm (389 – 387 TCN)  Italia (Xisili) Platôn đã

thuyết phục bạo chúa Điônisi cải cách nhà nước cho phù hợp với thiết kế của
ông và nhường ngôi cho các nhà triết học, vì theo ông, chỉ có nhà triết học
mới xứng đáng làm vua. Nhưng kết quả Platôn đã bị mang ra bán tại chợ
nô lệ. Sau khi được một người bạn giải thoát, Platôn đã trở về Aten để bắt đầu
một giai đoạn mới trong cuộc đời của ông. Tại Aten, Platôn đã thành lập
trường học mang tên cánh rừng được trồng để kỷ niệm người anh hùng
Acadimia (còn được gọi là Hàn lâm viện). Ở Hàn lâm viện, người ta có thể tự
do suy nghĩ và trau dồi kiến thức, những vấn đề lý luận được quan tâm nghiên
cứu hơn là những vấn đề thực tế. Đây cũng là nơi Platôn sáng tạo triết học,
giảng dạy và giáo dục học trò của mình. Trong Hàn lâm viện, ngoài Platôn,
còn có c bạn hữu và học trò của ông thuyết giảng. Ngoài triết học, nhà
trường còn chú trọng đến khoa học, luật pháp, thiên văn, sinh học, toán học và
lý thuyết chính trị. Ngôi trường này có thể coi là trường đại học chuyên đào
tạo các học viên có đủ khả năng cai trị theo đúng pháp luật. Hàn lâm viện có
nhiều  giáo chuyên mn cao giảng dạy. Nhờ có các bậc thầy tài giỏi,
trường nhanh chóng trở nên nổi tiếng, học trò từ bốn phương đổ về theo học
rất đông, trong đó Arixtốt là học viên xuất sắc nhất của trường. Hàn lâm viện
hoạt động trong hơn 8 thế kỷ, là một trung tâm nghiên cứu và phổ biến triết

12
học của Platôn. Tại trường này, Platôn thường diễn giảng mà không cần giáo
. Trong thời gian giảng dạy, Platôn đã viết nhiều tác phẩm đ,
phần lớn các tác phẩm này đã được lưu trữ và dịch sang nhiều ngôn ngữ.
Platôn gắn việc nghiên cứu triết học với việc tiếp thu tri thức toán học (hình
học), vì theo ông các quan hệ toán học không bao giờ biến đổi. Toán học gip
trau dồi tư duy trừu tượng cho các học trò để  có thể hiểu được các ý
niệm. Chính vì vậy, Platôn khuyến khích các học trò để trí óc tự do bay
bổng, cố gắng đoạn tuyệt với mọi thực tại hằng ngày, thoát ly khỏi những
điều tai nghe, mắt thấy xung quanh mình. Mục tiêu của họ là tìm kiếm kiến
thức với lòng sùng tín . Ông không bao giờ trực tiếp nghiên

cứu toán học nhưng lại hiểu rõ tất cả những thành tựu mới nhất và thấu
hiểu bản chất của khoa toán học với một trình độ rành rọt và uyên thâm
hiếm có. Ông đã trải qua một quãng thời gian dài tới nửa cuộc đời tại Hàn
lâm viện. Platôn mất ở độ tuổi 80 trong lúc đang dự yến tiệc.
Các tác phẩm còn lưu truyền tới ngày nay của Platôn gồm 23 tập đối
thoại đích thực của ông và 11 tập còn nghi ngờ   . Ni
 bài phát biểu biện hộ cho Xôcrát 13 bức thư mà trong
số đó, có thể chỉ có một số đích thực là của ông. Đối thoại là một hình thức
viết văn trong đó hai hay nhiều nhân vật đặt ra  trình bày một vấn đề, bàn
luận các chỉ trích và các tương phản giữa các ý tưởng triết học. Các nhân vật
trong tác phẩm với các cá tính khác nhau, quan điểm khác nhau đã thảo luận
cũng như tranh cãi cùng nhau về nhiều mặt đối nghịch của một đề tài. Platôn
đã dùng phương pháp biện chứng của Xôcrát để trao đổi các ý tưởng. Tất cả
các tập đối thoại của Platôn đều là các biến thể đa dạng về cùng một đề tài –
phương pháp của Xôcrát.      nắm bắt
được cách thức suy luận của xôcrát cùng với những người đàm thoại với ông.

13
Tại sao xôcrát lại chuyển từ đề tài này sang đề tài khác, clúc
đang nói về cái đẹp, bỗng dưng lại nói về một cái hoàn toàn khác.
Các tác phẩm của Platôn thường được chia theo ba thời kỳ:
Thời kỳ đầu, gồm có các tác phẩm:
Charmides: bàn về định nghĩa sự điều độ.
Lysis: tranh luận về khái niệm tình bạn.
Laches: tranh luận về lòng dũng cảm.
Protagoras: bàn về vấn đề tri thức, đức hạnh, khẳng định đức hạnh là
tri thức và cho rằng, nó có thể truyền đạt được.
Euthyphro: tranh luận về bản chất của đạo đức.
The Republic (nền Cộng hòa), tập 1: bàn về khái niệm công bằng.
Các tác phẩm thời kỳ giữa: 1

Gorgias, thảo luận nhiều câu hỏi về đạo đức.
Meno: nói về bản chất của kiến thức.
Apology: Xôcrát tự biện hộ tại tòa án chống lại lời buộc tội vô thần và
tội làm hư hỏng giới trẻ của thành Aten.
Crito: khẳng định việc con người cần tuân theo các luật lệ của quốc gia.
Phaedo: mô tả cảnh từ trần của Xôcrát và trong tác phẩm này, Platôn
đã thảo luận lý thuyết các hình thức (ý niệm), bản chất của linh hồn và câu hỏi
về tính bất tử.
Symposium: đây là một công trình xuất sắc gồm nhiều bài nói chuyện
về vẻ đẹp và tình yêu.
The Republic (nền Cộng hòa), tập 2: đây là một công trình lớn nghiên
cứu về chính trị, trong đó thảo luận các vấn đề về công bằng cũng như các
vấn đề có liên quan đến công bằng, vấn đề làm thế nào để xây dựng một nhà
nước lý tưởng và một công dân chân chính.
Các tác phẩm thuộc thời kỳ cuối cuộc đời của Platôn gồm:

14
Theaetetus: phủ nhận quan niệm coi tri thức là cái do các giác quan
mang lại.
Parmenides: đây là cuốn sách nghiên cứu về các ý tưởng.
Philebus: thảo luận sự liên hệ giữa dục vọng và những điều tốt lành.
Timaeus: trình bày quan điểm về khoa học thiên nhiên và vũ trụ học.
The Laws (Luật pháp): phân tích thực tế các vấn đề chính trị và xã hội.
Với tư cách là người sáng lập chủ nghĩa duy tâm khách quan, bảo vệ
quan điểm duy tâm về thế giới, Platôn đã tích cực đấu tranh chống lại những
học thuyết duy vật thời bấy giờ. Khi xây dựng học thuyết của mình, ông đã sử
dụng và phát triển học thuyết của Xôcrát, của phái Pytago, của Pácmênít và cả
Hêraclít. Với những cội nguồn lý luận này, Platôn đã xây dựng nên hệ
thống triết học duy tâm khách quan của ông với nhiều học thuyết như: học
thuyết về ý niệm, học thuyết về vũ trụ, học thuyết về nhà nước lý tưởng, học

thuyết về nhận thức, đạo đức học, mỹ học, lôgic học, học thuyết về linh hồn
và phép biện chứng duy tâm. Tất cả các học thuyết này đều được đnh
 bởi thế giới quan duy tâm khách quan, mang nặng tính chất tôn giáo
và quan điểm chính trị của tầng lớp quý tộc thượng lưu. Học thuyết của
Platôn đóng vai trò nổi bật trong sự phát triển của chủ nghĩa duy tâm sau này
và cho đến nay, nó vẫn được sử dụng để chống lại thế giới quan duy vật.
1.2. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá của Hy Lạp cổ
đại.
Hy Lạp cổ đại chính là cái nôi của nền triết học phương Tây. Đây là
quốc gia rộng lớn có khí hậu ôn hòa, bao gồm miền nam bán đảo Ban Căng,
miền ven biển phía Tây Tiểu Á và nhiều hòn đảo ở bin Êgiê. Hy Lạp được
chia làm ba khu vực: bắc, nam và trung bộ.
Trung bộ có nhiều dãy núi ngang dọc và những đồng bằng trù phú, có
thành phố lớn như Aten. Nam bộ là bán đảo Pelopongnedơ với nhiều đồng bằng
rộng lớn phì nhiêu thuận lợi cho việc trồng trọt. Vùng bờ biển phía đông của bán

15
đảo Ban Căng khúc khuỷu nhiều vịnh, hải cảng thuận lợi cho ngành hàng hải
phát triển. Các đảo trên biển Êgiê là nơi trung chuyển cho việc đi lại, buôn bán
giữa Hy Lạp với các nước ở Tiểu Á và Bắc Phi. Vùng ven biển Tiểu Á là đầu
mối giao thương giữa Hy Lạp và các nước phương Đông. Với điều kiện tự nhiên
thuận lợi như vậy nên Hi Lạp cổ đại sớm trở thành một quốc gia chiếm hữu nô lệ
có một nền công thương nghiệp phát triển, một nền văn hóa tinh thần phong phú
đa dạng, nơi có nhiều triết gia mà triết lý của họ trở nên bất hủ.
hế kỷ VIII – VI TCN là thời kỳ quan trọng nhất trong lịch sử
Hy Lạp cổ đại, là thời kỳ nhân loại chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại
đồ sắt. Lúc bấy giờ, đồ sắt được dùng phổ biến năng suất lao
động tăng nhanh, sản phẩm dồi dào, chế độ sở hữu tư nhân được cũng cố. Sự
phát triển này đã kéo theo phân công lao động trong nông nghiệp, giữa 
ngành trồng trọt và chăn nuôi. Xu hướng chuyển sang chế độ chiếm hữu nô lệ

đã thể hiện ngày càng rõ nét. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, thủ
công nghiệp từ cuối thế kỷ VIII TCN là lực đẩy quan trọng cho trao đổi, buôn
bán, giao lưu với các vùng lân cận.
Sự phát triển của sản xuất đã dẫn đến các quan hệ và tổ chức xã hội
cũ bị đảo lộn. Nếu như trước đây, các quan hệ xã hội cũ  
vi Bộ tộc, Bộ lạc… mang tính cộng đồng cao, cuộc sống của mỗi cá nhân
hầu như hoàn toàn “hòa tan” vào cuộc sống cộng đồng, thì giờ đây đã xuất
hiện các tư tưởng tư hữu và sau đó là chế độ tư hữu về của cải. Điều đó
buộc mỗi người cần suy nghĩ và ý thức hơn về bản thân mình, cần có một
lối sống riêng phù hợp với hoàn cảnh mới. Nhu cầu đó đòi hỏi sự ra đời của
triết học, giúp con người không chỉ biết tuân theo các quan niệm trước đây,
mà còn phê phán những giá trị và chuẩn mực của xã hội cũ, đồng thời xây
dựng một nền tảng thế giới quan mới.
Sự phát triển kinh tế cũng làm phân hóa xã hội thành hai giai cấp xung
đột nhau là chủ nô và nô lệ. Nô lệ là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội

16
(trong sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và mậu dịch
hàng hóa), nhưng dưới con mắt của người Hy Lạp thời cổ, nô lệ không phải là
người mà chỉ là “công cụ biết nói”. Họ không bao giờ được hưởng một chút
quyền lợi chính trị nào, kể cả quyền làm người. Chế độ cộng hòa dân chủ chỉ
là dành cho dân tự do thuộc giai cấp chủ nô, còn đông đảo nô lệ
và kiều dân, thì đó chỉ là nền chuyên chính tàn bạo của giai cấp chủ nô mà
thôi. Bởi vậy, xã hội chiếm hữu nô lệ ngày càng phát triển thì đấu tranh giai
cấp giữa chủ nô và nô lệ, giữa người giầu và người nghèo ngày càng gay gắt.
Ăngghen viết: “Chúng ta không bao giờ được quên rằng tiền đề của toàn bộ
sự phát triển kinh tế, chính trị và trí tuệ của chúng ta là tình trạng trong đó chế
độ nô lệ cũng hoàn toàn cần thiết giống như nó được tất cả mọi người thừa
nhận. Theo nghĩa đó, chúng ta có quyền nói rằng: không có chế độ nô lệ cổ
đại, thì không có chủ nghĩa xã hội hiện đại” [20, 254].

Lao động  phân chia thành lao động chân tay và lao động trí óc.
Phân công lao động cho phép trong xã hội xuất hiện tầng lớp những người
chuyên sống bằng lao động trí óc, càng tạo điều kiện cho nảy
nở các tư tưởng triết học. Không có sự phân công lao động và sự đối lập giữa
lao động trí óc và lao động chân tay thì không thể xuất hiện các tri thức triết
học và khoa học làm phá vỡ ý thức hệ thần thoại và các tôn giáo nguyên thủy
thống trị thời đó. Vì thế, ngay từ khi mới ra đời, các tư tưởng triết học đã
mang tính giai cấp sâu sắc. Là thế giới quan của giai cấp chủ nô, các tri thức
triết học dần dần trở thành các tư tưởng thống trị trong xã hội nô lệ, bởi vì
như Mác, Ăngghen đã nhận xét: “trong mọi thời đại, những tư tưởng của giai
cấp thống trị là những tư tưởng thống trị… Giai cấp nào chi phối những tư
liệu sản xuất vật chất thì cũng chi phối cả những tư liệu sản xuất tinh thần…
Những tư tưởng thống trị không phải là cái gì khác mà chỉ là biểu hiện tinh
thần của những quan hệ vật chất thống trị,… được biểu hiện dưới hình thức tư
tưởng” [20, 67].

17
Thời kỳ này, Hy lạp bị phân chia thành nhiều nước nhỏ. Mỗi nước lấy
một thành phố làm trung tâm. Trong đó, Spác và Aten là hai thành phố cổ
hùng mạnh nhất.
Thành bang Aten nằm ở vùng đồng bằng thuộc Trung bộ Hy Lạp, có
điều kiện địa lý thuận lợi nên đã trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa của
Hy Lạp cổ đại, và là cái nôi của triết học châu Âu. Tương ứng với sự phát
triển kinh tế, văn hóa là thiết chế nhà nước chủ nô dân chủ Aten.
Thành Spác nằm ở vùng bình nguyên, đất đai rất thích hợp với sự phát
triển nông nghiệp. Chủ nô quý tộc thực hiện   theo lối cha
truyền con nối. Chính vì thế Spác đã xây dựng một thiết chế nhà nước quân
chủ, thực hiện sự áp bức rất tàn khốc đối với nô lệ.
Do sự tranh giành quyền bá chủ Hy Lạp, nên hai thành phố trên tiến
hành  cuộc chiến tranh khốc liệt     kéo dài

hàng chục năm và cuối cùng dẫn đến sự thất bại của thành Aten. Cuộc chiến
tàn khốc đã đất nước Hy Lạp suy yếu nghiêm trọng về kinh tế, chính
trị và quân sự. Chiến tranh, nghèo đói đã nảy sinh các cuộc nổi dậy của
tầng lớp nô lệ, nhưng bị thất bại vì họ xuất phát từ nhiều bộ lạc khác nhau,
không có ngôn ngữ chung, không có quyền hạn, không được tham gia vào các
hoạt động xã hội, chính trị. Chớp lấy thời cơ, Vua Philíp ở phía Bắc Hy Lạp
đã đem quân xâm chiếm toàn bộ bán đảo Hy Lạp thế kỷ thứ II TCN, Hy
Lạp bị rơi vào tay của đế quốc La Mã. Tuy đế quốc La Mã chinh phục được
Hy Lạp, nhưng lại bị Hy Lạp về văn hóa.
Do điều kiện kinh tế, nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng hóa mà các
chuyến vượt biển  đến các nước phương Đông trở nên thường
xuyên. Chính vì vậy, tầm nhìn của người Hy Lạp cũng được mở rộng, những
thành tựu văn hóa của Ai Cập, Babilon đã làm cho họ ngạc nhiên. Tất cả các

18
, những yếu tố của nước  đều
được người Hy Lạp đón nhận.
Trong thời cổ đại, Hy Lạp đã xây dựng được một nền văn minh vô
cùng xán lạn với những thành tựu rực rỡ thuộc các lĩnh vực khác nhau. Chúng
là cơ sở hình thành nên nền văn minh phương Tây hiện đại.
Về văn học, người Hy Lạp đã để lại một kho tàng văn học thần thoại rất
phong phú, những tập thơ chứa chan tình cảm, những vở kịch hấp dẫn, phản
ánh cuộc sống sôi động, lao động bền bỉ, cuộc đấu tranh kiên cường chống lại
những lực lượng tự nhiên, xã hội của người Hy Lạp cổ đại.
Về nghệ thuật, đã các công trình kiến trúc, điêu khắc,
hội họa có giá trị.
Về luật pháp, người Hy Lạp đã sớm xây dựng một nền pháp luật và
được thực hiện khá nghiêm tại thành bang Aten.
Về khoa học tự nhiên, những thành tựu toán học, thiên văn, vật lý…
được các nhà khoa học tên tuổi như Talét, Pytago, Hêraclít sớm phát hiện ra.

Trong lĩnh vực thiên văn, người Hy Lạp đã dự báo được hiện tượng
nhật, nguyệt thực, đã vẽ được bản đồ thế giới, biết được trái đất hình cầu…
Về mặt lý luận, ý tưởng về sự bất tử của thần linh cùng tồn tại song
song với ý tưởng về tính vĩnh cửu của vũ trụ như sự kết hợp thế giới quan
thần thoại với tri thức khoa học và những mầm mống của tư duy triết học.
Tóm lại, nền văn minh Hy Lạp là một trong những nền văn minh rực rỡ
nhất, sớm nhất của nhân loại mà giá trị của nó vẫn còn mãi đến ngày nay.
Đánh giá về nền văn minh này, Ăngghen viết: “…. về mặt triết học cũng như
những lĩnh vực khác, chúng ta phải luôn luôn trở lại với thành tựu của dân tộc
nhỏ bé mà năng lực và sự hoạt động về mọi mặt đã tạo ra cho nó một địa vị
mà không một dân tộc nào khác có thể mong ước được trong lịch sử của nhân
loại” [ 20, 397].

19
Bản chất lịch sử - xã hội của hoạt động triết học của Platôn bị quy định
bởi thời kỳ tan rã của thành bang chiếm hữu nô lệ Hy Lạp trước cuộc xâm
chiếm Maxeđoan (IV TCN). Thông thường, Platôn được mô tả như là
nhà tư tưởng của chế độ chủ nô quý tộc. Đó là sự mô tả không chính xác và
có thể nói là không đúng. Để dựng lại toàn bộ bản chất lịch sử - xã hội của
chủ nghĩa duy tâm Platôn, cần phải th rằng, trong hiện thực lịch sử rất
thường xuyên có chuyện, với sự tồn tại của cơ sở hạ tầng nào đó vẫn có
những kiến trúc thượng tầng khác nhau nhất và trong cùng một kiến trúc
thượng tầng có thể có sự phản ánh của những cơ sở hạ tầng đa dạng nhất.
Platôn sống vào thời đại quá rối ren khi Hy Lạp đã không còn thỏa mãn với
hệ thống thành bang, nhưng lại chưa tổ chức được chế độ quân chủ quân sự
rộng khắp. Bối cảnh đó buộc Platôn, nhà quý tộc kỳ cựu phải xoay sở về
các hướng khác nhau, thậm chí là đối lập nhau.
Platôn bày tỏ thiện cảm của mình đối với thành bang chiếm hữu nô lệ
non trẻ, khi chế độ chiếm nô còn chưa phát triển hết mức, người tư
hữu nhỏ và tự do đã là đơn vị kinh tế cơ bản, còn vài nô lệ nào đó đối với

người chủ nô cũng chỉ nên được coi là những kẻ giúp việc. Thời oai hùng
Salanin và Maraphon, khi thành bang dân chủ đang lớn ở Hy Lạp chiến thắng
chế độ quân chủ Perxich to lớn, đã khuất phục được Platôn.
Trong “Menekxen”, Platôn viết bài văn tuyệt vời tưởng nhớ các chiến
binh đã ngã xuống vì nền tự do và độc lập của nhà nước Athen. Đây là chỗ
thể hiện chủ nghĩa yêu nước Platôn, theo đó tất cả người ta đều được sinh ra
từ một mẹ, mẹ đất, tất cả đều luôn dịu hiền và tốt, và ở nghĩa đó có thể gọi sự
cai trị của nhà nước Athen là chế độ quý tộc nhưng chỉ ở cái nghĩa sự thống
trị của những người thiện và tốt, tốt nhất. Platôn sẵn sàng gọi cái đồ cũ đó là
chế độ dân chủ, bởi vì chế độ quý tộc cũng và thậm chí các vua cai trị vào
thời đó vẫn có sự đồng thuận hoàn toàn của nhân dân (xem: Menex. 238d –

20
239a)
2
. Vào thời đó, chưa có bất kỳ sự phân chia nào thành chủ và nô, tức là,
theo Platôn, tất cả mọi người với nhau đều là anh em (239a). Các bậc tổ tiên
hùng tráng đó đã là những người chiến thắng trong Salamin, Maraphon,
Artemixi và Platei. Họ cũng là những người anh hùng đã bảo vệ nền độc lập
của Hy Lạp tự do trước Perxich độc tài. Họ không theo đuổi của cải và quyền
lực thống trị, mà theo đuổi phẩm hạnh dân tộc. Họ đã không chỉ là “cha của
các thân thể chúng ta, mà còn là tự do của chúng ta lẫn của tất cả những gì
sinh sống ở đại lục này” (240e).
Theo Platôn, vai trò của người Athen là như thế trong tất cả các cuộc
chiến nồi da nấu thịt (240a – 245d). Platôn định hình chủ nghĩa yêu nước
Athen như là thành tựu của thành bang “phồn vinh, tự do, vững chãi, không bị
hủy hoại và về bản chất là thù nghịch với những kẻ man di” (245b). Cần phải
thấy rằng, Platôn lấy làm vinh quang chủ nghĩa anh hùng Salamin–maraphôn
từ lâu đó trong suốt cuộc đời của mình. Về điều này có thể đọc thấy trong các
đối thoại trung kỳ (Gorg.503 bc, 515d, 526b. Men. 94a).

Vào thời kỳ vit đối thoại “Nhà nước” Platôn vẫn còn thán phục các
anh hùng quá khứ đó và ngợi khen Phemistokl không chỉ về vinh quang chính
trị - quân sự của ông ta, mà còn do ông là người Athen (R.P.I, 330a). Cuối
cùng, trong tác phẩm “Pháp luật” sau chót nhất của mình được viết không lâu
trước khi mất, trong khi nói về nhà nước xây dựng trên cơ sở khủng bố kinh
hoàng, Platôn vẫn không thể quên các bậc liệt tổ liệt tông tiếng tăm của mình
đã chiến đấu ở Salamin, Maraphon… Ông thật sự tự hào v họ và nói rằng,
họ đã là “những bậc thầy của tự do” và là những người bảo vệ “sự cứu rỗi”
Hy Lạp (Legg. IV 707c, III 699a – e). Ở đây, tự do Athen rộng tới mức, theo
ý tưởng của Platôn, là cần phải lựa chọn con đường trung gian giữa tự do
Athen và chuyên chế Perxich (III 701e).

2
T 
13]

21
Tóm lại, Platôn – nhà yêu nước số 1 đối với nhân dân và nhà nước
Athen của mình và là người ngưỡng mộ cuộc sống hoang dã tự do, mà ông đã
tìm thấy trong quá khứ anh hùng ở thành bang non trẻ của mình.
Tuy nhiên, bởi vì nền dân chủ Hy Lạp vào thời kỳ Platôn đã chuyển
sang chế độ chiếm hữu nô lệ  khắp ni và gắn liền với nó là các cuộc chiến
cướp bóc và chiếm đóng, cho nên Platôn, trong khi vẫn đối xử một cách quý
tộc trân trọng đến chính sách cai trị mang tính dân chủ, vẫn không ít lần bày
tỏ thiện cảm với Xpart và Kriti quý tộc – bảo thủ. Có thể, cái sự ngợi ca quá
khứ mà Platôn th trong đối thoại “Kriti” liên quan đến thời dĩ vãng
xa xăm của chế độ nửa thị tộc, nửa nhà nước thuộc nền văn hóa Kpito –
Mikens.
Tuy nhiên, ước muốn đặt đối lập sự vỡ vụn thành bang đương thời ông
với một hệ thống chính trị xã hội vững chãi hơn đã đẩy Platôn đến việc ngợi

ca ngay chế độ độ tăng lữ và đẳng cấp Ai Cập cổ đại mà đối với ông là gì đó
hoàn toàn bất động, do vậy, ông ngợi ca sự bất động đó (chẳng hạn, trong lĩnh
vực sáng tạo nghệ thuật), vốn đã hóa đá, theo ý ông tới hàng chục nghìn năm.
Tính đẳng cấp trong “Nhà nước” của Platôn với toàn bộ s tất yếu đã nảy sinh
như là kết quả của nguyên tắc duy nhất phân chia đẳng cấp, mà chính là
nguyên tắc phân công lao động được thể chế hóa bằng cách thổi phồng chính
chế độ đẳng cấp Ai Cập mà sau Mác đã thấy ở trong đó lý tưởng của
nhà nước kiểu Platôn. Platôn quá kiên trì xây dựng hệ thống triết học của
mình với sự ngưỡng mộ chế độ công xã – thị tộc cổ kính xét ở dạng chung
nhất.
Dĩ nhiên, nói về chế độ công xã – thị tộc ở thế kỷ IV TCN là phản lịch
sử. Thế mà Platôn đã bị lôi kéo một cách mnh và thậm chí nhất nhất về
phía chế độ công xã thị tộc đến mức là cả hai dự án không tưởng của ông
(trong “Nhà nước” và “Pháp luật”) không thể nêu đặc trưng khác đi được

22
ngoài là các dự án phục hồi hoàn toàn chính các chế độ công xã thị tộc. Bất
chấp toàn bộ triết học chính xác hóa mà nhờ đó Platôn xây dựng những
không tưởng của mình, thì đứng hàng đầu ở ông, không ở bất kỳ mức độ
nào là cá nhân, mà chỉ có công xã. Hai đẳng cấp đầu tiên trong “Nhà nước”
là các nhà triết học và các chiến binh đều bị tước mất mọi sở hữu, không
chỉ tư nhân mà cả sở hữu cá nhân. Thứ chủ nghĩa khổ hạnh đó được quảng
bá một cách nhẫn nại và không thương xót nhất. Các nhà sử học thế giới cổ
đại dạy rằng, những tàn tích sâu rộng của chế độ công xã thị tộc nói chung
chưa khi nào chết hẳn ở thời cổ đại, cho dù có chế độ chiếm nô hay bất kỳ
sự tiến bộ văn minh nào. Nhưng cái mà Platôn xây dựng lý tưởng chính trị
- xã hội của mình, thì vượt quá mọi sự tưởng tượng. Tất cả ở đây đều chỉ
phục tùng công xã, thị tộc, xã hội phi nhân cách hay ngoài nhân cách, còn
tất cả những riêng tư đều phải hi sinh cho nó.
Nhưng không nên nói rằng, những lý tưởng công xã thị tộc chỉ liên can

đến những lý tưởng không tưởng của Platôn. Không nghi ngờ gì nữa, chúng
giữ vai trò to lớn cả trong triết học lý luận của ông. Chẳng hạn, ông lấy tên
gọi “cha và người sáng tạo”, tức là “thợ cả” gán cho ý niệm của mình vốn ở
ông xây dựng lên toàn bộ vũ trụ, còn vật chất vốn tiếp thu ở ông ý niệm sáng
tạo của “người cha” và thợ cả đó, được ông gọi là “kẻ phụng dưỡng” và “kẻ
tiếp thu ý niệm”. Như vậy, ở đó, mà chính là ở “Timei”, ông đã vạch rất rõ
quan hệ giữa ý niệm và vật chất, ông hiểu ý niệm đó như là “thợ cả” và người
cha, còn vật chất như là khởi đầu nữ giới, và mỗi một sự vật – như là kết quả
công việc của “thợ cả” với vật chất hay như sản phẩm của người cha sáng tạo
và ý niệm tiếp nhận vật chất. Suy ra, vũ trụ ở ông được xây dựng không chỉ
bằng phương thức thủ công, nhưng đồng thời nó là sinh thể sống động, sinh
sống trên cơ sở các quan hệ thị tộc – gia đình. Có thể, ở đây thể hiện rõ nhất
tính chất phục cổ của tư duy chính trị - xã hội của Platôn.

23
Thời đại khắc nghiệt nhất mà Platôn buộc phải sống và làm việc đã giật
khỏi tay ông mọi công cụ chính trị hiện thực. Và ông bắt đầu xây dựng những
không tưởng cũng khắc nghiệt không kém, cố gắng ngay từ đầu và trực tiếp,
còn sau đó là gián tiếp mô tả sự tác động của ý niệm vào vật chất và cải hoán
vật chất thành lý tưởng chính trị xã hội tranh giành sự tồn tại vĩnh hằng.
Tuy nhiên, viễn tưởng hơn cả là Platôn, trong khi xuất phát từ những
nguyên tắc của chế độ thị tộc – công xã vốn được ông hiểu theo phong cách
xã hội tăng lữ - đẳng cấp Ai Cập, đã biết tính cả đến sự phát triển kinh tế - xã
hội đương thời với ông.
Trong các tài liệu hiện hành, tầng lớp thứ ba của “Nhà nước” thường
được hiểu như là giai cấp nô lệ, nhưng hiện giờ các nhà sử học về thời cổ đại
đã xác định được rằng, vẫn chưa thể dùng khái niệm giai cấp ở nghĩa kinh tế
hiện đại chặt chẽ cho thời kỳ cổ đại, và nếu đã sử dụng các thuật ngữ hiện đại,
thì dưới đây chúng ta sẽ khảo sát bản chất kinh tế của đẳng cấp thứ ba ở
Platôn, đúng hơn như là chế độ nông nô nhà nước. Còn bây giờ chúng tôi

muốn nói rằng, Platôn muốn hay không cũng buộc phải tính đến sự phát triển
kinh tế đương thời; nhưng, chỉ trong khi là người phục cổ cái cũ, ông có thể
giới hạn chủ nghĩa tuyệt đối công xã – thị tộc đó bằng hai tầng lớp đầu tiên.
Platôn nói nhiều về phân công lao động trong tầng lớp này và về sự
chuyên nghiệp hóa chặt chẽ nền sản xuất. Những người làm việc cần phải biết
ở đây không chỉ lợi ích chung quốc gia, mà còn phải biết những lợi ích riêng,
thuần túy cá nhân. Mà để cho điều đó họ cần phải sản xuất nhiều hơn so với
mức nhà nước cần. Họ có thể bán sản phẩm của mình ra chợ và mua những gì
họ cần. Cho phép không chỉ sự trao đổi giản đơn, mà còn cả sự buôn bán lấy
tiền, do vậy mà cần có những đồng tiền.
Không nghi ngờ gì là, ở đây, Platôn suy tư không chỉ về sự cho phép và
hợp pháp của nguyên tắc cạnh tranh, mà còn cả thiết chế chính trị riêng của

×