Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Giáo dục lối sống mới cho sinh viên trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ






LÂM THỊ YÊN






GIÁO DỤC LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY








LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC











HÀ NỘI - 2009
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ




LÂM THỊ YÊN




GIÁO DỤC LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY





LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC




.
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 2280



Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. HỒ TRỌNG HOÀI





HÀ NỘI - 2009

MỞ ĐẦU
MỤC LỤC



Trang
1

Chương1:
Lối sống và tầm quan trọng của việc giáo dục lối
sống mới cho sinh viên nước ta hiện nay
7
1.1.
Lối sống - Khái niệm và cấu trúc.
7
1.1.1.

Khái niệm lối sống.
7
1.1. 2.
Cấu trúc của lối sống.
14
1.2.
Lối sống mới và sự cần thiết của việc giáo dục lối sống
mới cho sinh viên nước ta hiện nay.
15
1.2.1.
Quan niệm về lối sống mới.
15
1.2.2.
Tính tất yếu của việc giáo dục lối sống mới cho sinh
viên nước ta hiện nay.
20
1.3.
Những nhân tố ảnh hưởng tới lối sống sinh viên nước ta
hiện nay.
23
1.3.1.
Những nhân tố khách quan.
23
1.3.2.
Những nhân tố chủ quan.
35
Chương 2:
Thực trạng và một số vấn đề đặt ra đối với việc giáo
dục lối sống mới cho sinh viên trường cao đẳng Công
nghiệp Thái Nguyên

43
2.1.
Thực trạng của việc giáo dục lối sống mới cho sinh viên
Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên.
43
2.1.1.
Những thành tựu đạt được trong việc giáo dục lối sống
mới cho sinh viên trong những năm vừa qua.
43
2.1.2.
Những bất cập, hạn chế cần khắc phục trong việc giáo
dục lối sống mới cho sinh viên Trường Cao đẳng Công
Nghiệp Thái Nguyên.
56
2.2.
Nguyên nhân của thực trạng công tác giáo dục lối sống
mới cho sinh viên.
60
2.2.1.
Nguyên nhân của những thành tựu.
60
2.2.2.
Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập.
62
2.3.
Vấn đề đặt ra trong việc giáo dục lối sống mới cho sinh
viên ở trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên
trong giai đoạn hiện nay.
64
2.3.1.

Vấn đề xã hội hoá, dân chủ hoá trong công tác giáo dục.
64
2.3.2.
Vấn đề hiện đại hoá giáo dục.
66
2.3.3.
Vấn đề phương Tây hoá trong lối sống.
67
Chương 3:

Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục lối sống mới cho sinh viên
trường cao đảng công nghiệp Thái Nguyên hiện nay
70
3.1.
Phương hướng chủ yếu.
70
3.2.
Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
giáo dục lối sống mới cho sinh viên trường Cao đẳng
Công ngiệp Thái Nguyên hiện nay.
72
3.2.1.
Xây dựng môi trường sống lành mạnh ở nhà trường, gia
đình và xã hội, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia
đình trong giáo dục lối sống mới
72
3.2.2.
Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống
mới cho sinh viên trong nhà trường.

77
3.2.3.
Phát huy vai trò của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí
minh, Hội sinh viên và các tổ chức trong nhà trường.
79
3.2.4.
Phát huy tính tích cực, tự giác của sinh viên trong quá
trình xây dựng lối sống mới
82
3.2.5.
Thực hiện tốt phương châm: “học đi đôi với hành” trong
giáo dục lối sống mới cho sinh viên
86
3.2.6.
Nêu gương người tốt, việc tốt.
88
KẾT LUẬN

91
DANH M ỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
94



1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Ở thời đại nào, dưới chế độ nào thì việc giáo dục lối sống cho thế hệ trẻ
cũng là vấn đề quan trọng dành được sự quan tâm đặc biệt của xã hội. Bởi vì,
lối sống thể hiện các khuôn mẫu ứng xử và thể chế xã hội - văn hoá, nó có thể

điều khiển các hoạt động của con người theo các quy ước, quy chế và các bổn
phận, nghĩa vụ có lợi cho các quá trình phát triển văn hoá và xây dựng con
người. Khi chủ tịch Hồ Chí Minh còn sống, Người thường nhắc nhở việc đào
tạo con người phải hướng tới mục tiêu phát triển con người toàn diện, vừa có
“đức” vừa có “tài”, vừa “hồng” vừa “chuyên”. Trước khi qua đời, trong di
chúc Người cũng căn dặn “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một
việc rất quan trọng và rất cần thiết”.
Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế, việc tiếp thu những nhân tố tiến
bộ trong lối sống của nhân loại, bổ sung và khắc phục những hạn chế của lối
sống cũ cũng có nhiều thuận lợi. Các giá trị mới được hình thành, đã góp
phần làm phong phú lối sống của mọi tầng lớp nhân dân. Nhân cách con
người đã có nhiều biến đổi. Họ được phát triển về nhận thức, tình cảm, ý chí,
tự lựa chọn và quyết định phương hướng của mình trong quan hệ với thiên
nhiên, với xã hội và với bản thân. Tuy vậy, nhiều biểu hiện tiêu cực đã xuất
hiện như lối sống thực dụng, coi trọng đồng tiền là tất cả, chạy theo lợi ích
trước mắt, đề cao vật chất, coi nhẹ giá trị tinh thần có xu hướng gia tăng. Có
người vì danh lợi mà quên đạo lý, chà đạp lên tình cảm tốt đẹp giữa cha con,
vợ chồng, bạn bè, anh em. Những biến đổi đó nếu không được con người
nhận thức, có thể trở thành những cản trở cho sự phát triển tiến bộ xã hội.
Để từng bước khắc phục các biểu hiện tiêu cực nêu trên, Đảng ta đã có
nhiều chủ trương. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung Ương

2
Đảng khóa VIII đã nêu lên về “xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc”. Nghị Quyết cũng đã nêu lên một trong năm đức tính
cần có của người Việt nam trong giai đoạn mới là: “có lối sống lành mạnh,
nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương
phép nước, quy ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường
sinh thái”. Và gần đây, trong Nghị Quyết trung ương VII khoá X của Đảng ta

đã khẳng định: “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh
niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”
Với chính sách mở cửa, sự du nhập nền văn hóa thế giới, không chỉ diễn
ra trên lĩnh vực kinh tế, khoa học - công nghệ, quản lý xã hội mà cả lĩnh vực
tư tưởng, đạo đức lối sống và các sinh hoạt thường ngày khác. Sự ảnh hưởng
và tiếp nhận đó tập trung nhiều nhất ở thế hệ trẻ - lứa tuổi học sinh, sinh viên.
Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên nằm trên địa bàn của một
tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc, đời sống kinh tế - xã hội còn gặp nhiều
khó khăn, trình độ dân trí chưa cao. Với công cuộc đổi mới đất nước hiện nay,
vai trò của sinh viên khi ra trường có đóng góp cơ bản cho đất nước. Nhưng
một bộ phận không nhỏ sinh viên của trường đã bộc lộ lối sống hiện nay như:
lối sống thực dụng, chỉ đam mê vật chất, lối sống hưởng lạc, chỉ quan tâm đến
đồng tiền, bất chấp đạo lý, ích kỷ, đồi trụy, tệ nạn xã hội, đặc biệt là nạn
nghiện hút ma túy.
Vì vậy, việc giáo dục lối sống mới cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay
là một trong những nhiệm vụ quan trọng để phát triển hoàn thiện nhân cách.
Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “Giáo dục lối sống mới cho sinh viên
trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay”.
Từ đó có thể xây dựng lối sống đẹp cho sinh viên ở trường nói riêng và công
tác giáo dục sinh viên nói chung.


3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Vấn đề lối sống đã được nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác
nhau, với những phương pháp tiếp cận khác nhau. Đặc biệt kể từ khi nước ta
tiến hành công cuộc đổi mới thì vấn đề giáo dục lối sống cho thanh niên nói
chung và học sinh, sinh viên nói riêng được nhiều nhà giáo dục quan tâm.
Cho đến nay, đã có nhiều tác giả và nhiều công trình nghiên cứu đã bàn về
vấn đề này trong đó có một số công trình và tác giả mà đề tài chúng tôi quan

tâm:
- Thái Duy Tiên, Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên việt Nam trong
điều kiện kinh tế thị trường, Đề tài KX 07, Hà Nội, 1997.
- Trần Quang Nhiếp (1998), “Tư tưởng, đạo đức, lối sống - những vấn đề then
chốt của văn hóa”, Tạp chí Cộng sản, số 544, tr. 33-37.
- Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng của của thế kỷ
XXI, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Huỳnh Khái Vinh (2000), Phát triển văn hoá, phát triển con người.
NXB.Văn hoá, Hà Nội.
- Lưu Thu Thuỷ, Thực trạng tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của học
sinh, sinh viên qua kết quả khảo cứu tư liệu, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “Thực
trạng và giải pháp giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống cho học sinh,
sinh viên Việt Nam”, 12/2000.
- Thanh Lê (chủ biên - 2001), Lối sống xã hội chủ nghĩa và xu thế toàn cầu
hoá, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội.
- Huỳnh Khái Vinh (chủ biên - 2001), Một số vấn đề về lối sống, đạo đức,
chuẩn giá trị xã hội, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Phạm Khắc Hùng, Phạm Hồng Quang (2001), “Thực trạng lối sống sinh
viên Đại học Thái nguyên”. Tạp chí Đại học và giáo dục chuyên nghiệp.

4
- Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người trong thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Phạm Minh Hạc, Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên - 2003), Về phát triển văn
hoá xây dựng con người thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá, NXB. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
- Đỗ Thị Lan (2004 ), Vấn đề xây dựng lối sống cho thanh niên trong giai
đoạn hiện nay ở tỉnh Yên Bái, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ triết học, Đại học
Quốc gia Hà Nội .
- Võ Văn Thắng (2006), Xây dựng lối sống ở Việt nam hiện nay, NXB.VHTT

và Viện văn hóa, Hà Nội.
- Luận án tiến sĩ chuyên ngành xã hội học của Văn Thị Ngọc Lan, “Cộng
đồng dân cư ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị
hoá”, năm 2008.
- Luận án tiến sĩ “Định hướng giá trị của sinh viên” của Phạm Tất Thắng,
năm 2009.
Các công trình nghiên cứu kể trên đã tập trung vào những quan điểm về lối
sống của thanh niên, học sinh và sinh viên. Các tác giả đã bước đầu nghiên
cứu và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công
tác giáo dục lối sống nói chung. Song do mục đích nghiên cứu của mỗi công
trình khác nhau nên vấn đề giáo dục lối sống mới cho sinh viên ở trường Cao
đẳng Công nghiệp Thái Nguyên chưa được đề cập dưới góc độ của một luận
văn thạc sĩ Triết học. Bởi vậy đề tài của chúng tôi nhằm hệ thống hoá những
vấn đề lý luận và đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác
giáo dục lối sống mới cho sinh viên ở trường Cao đẳng Công nghiệp Thái
Nguyên.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.
3.1. Mục đích của luận văn.

5
Trên cơ sở phân tích thực trạng giáo dục lối sống của sinh viên trường
Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên, luận văn đề xuất một số giải pháp chủ
yếu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục lối sống mới cho sinh
viên đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay .
3.2. Nhiệm vụ của luận văn.
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ khái niệm lối sống và vai trò của giáo dục lối sống mới đối với sự
hình thành nhân cách cho sinh viên nói chung và sinh viên ở trường Cao đẳng
Công nghiệp Thái Nguyên nói riêng.
- Đánh giá thực trạng giáo dục lối sống sinh viên Trường Cao đẳng Công

nghiệp Thái Nguyên trong những năm qua, phân tích, nguyên nhân của thực
trạng đó.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo
dục lối sống mới cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Trong luận văn này, tác giả không nghiên cứu về tất cả lối sống của sinh
viên mà chỉ tập trung làm rõ thực trạng lối sống cuả sinh viên trường Cao
đẳng Công nghiệp Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay. Phạm vi đối tượng
là sinh viên ở trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên.
Diện khảo sát tập trung vào một số đối tượng sinh viên đại diện các khối
lớp ở trường.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận :
Luận văn chủ yếu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về các vấn đề có liên quan đến đề
tài. Luận văn cũng có tiếp thu một số các công trình nghiên cứu trong và

6
ngoài nước của các tác giả liên quan tới vấn đề lối sống và giáo dục lối sống
cho học sinh, sinh viên.
* Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp biện chứng duy vật. Kết hợp chặt chẽ lý
luận với thực tiễn, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp lịch sử
và lô gích, phương pháp đối chiếu và so sánh, điều tra xã hội học.
6. Đóng góp của luận văn.
- Luận văn góp phần phân tích sâu sắc thực trạng giáo dục lối sống sinh
viên trường Cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên để có giải pháp phù hợp.
- Luận văn làm rõ vấn đề lối sống của sinh viên hiện nay dưới tác động của
nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hoá.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy ở

trường, cho cán bộ làm công tác quản lý sinh viên, cho công tác Đoàn thanh
niên Cộng Sản Hồ Chí Minh hoặc được dùng làm tài liệu tham khảo trong
việc giáo dục lối sống mới cho sinh viên ở tỉnh Thái Nguyên.
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo và phụ lục,
Luận văn gồm 3 chương và 8 tiết.
Chương 1: Lối sống và tầm quan trọng của việc giáo dục lối sống mới cho
sinh viên nước ta hiện nay.
Chương 2: Thực trạng và một số vấn đề đặt ra đối với việc việc giáo dục lối
sống mới cho sinh viên trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục lối sống mới cho sinh viên Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái
Nguyên hiện nay.



7
Chương 1
LỐI SỐNG VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC
LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN NƯỚC TA HIỆN NAY

1.1. Lối sống - Khái niệm và cấu trúc.
Giáo dục lối sống mới cho sinh viên nói chung và sinh ở trường Cao
đẳng công nghiệp Thái Nguyên nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng và cần
thiết. Đó cũng là vấn đề lớn trong chiến lược con người của Đảng và nhà
nước ta. Trong công cuộc đổi mới đất nước cùng với sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế quốc tế, giáo dục lối sống mới ngày
càng trở nên cần thiết và được xã hội quan tâm.
Trường Cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên với nhiệm vụ đào tạo tay
nghề, chuyên môn cho sinh viên, bên cạnh đó giáo dục lối sống cho sinh viên

là một trong những nội dung cơ bản của quá trình đào tạo, đó cũng là điều
kiện đảm bảo chất lượng giáo dục hiện nay.
1.1.1. Khái niệm lối sống.
Khái niệm “lối sống” xuất hiện như là kết quả của quá trình cải biến xã
hội nói chung và xây dựng đời sống văn hoá mới nói riêng. Từ lâu, khái niệm
này đã dược các nhà triết học, văn hoá, xã hội học đề cập. Hiện nay, chủ đề
lối sống đã được nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn ở nước ta ưu tiên
chọn làm đối tượng nghiên cứu.
Từ “lối sống” dược dịch từ chữ “Mode de vie” trong tiếng Pháp, hay
trong tiếng Anh: “Mode of life”, “Way of life” hoặc “lifestyle”.
Trong những thập niên 60 - 80 của thế kỷ XX, ở Liên Xô (cũ) và các
nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã có đến hàng trăm định nghĩa về lối sống,
các cách tiếp cận lối sống trên phương diện phương thức hoạt động và tổng

8
thể những quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của các cá nhân trng một
hình thái kinh tế - xã hội.
G.Glezeman ( Liên Xô cũ) cho rằng: “lối sống là tổng hoà những nét cơ
bản, nói lên những đặc điểm của các hoạt động sống của xã hội, dân tộc, giai
cấp, các nhóm xã hội, các nhóm cá nhân trong một hình thái kinh tế - xã hội
nhất định” [49, tr.18].
Xem xét lối sống gắn với hoạt động sống của con người với hình thái
kinh tế xã hội, tiến sĩ triết học V.I.Tônxtưkhơ cho rằng, “lối sống là những
hình thức cố định, điển hình của hoạt động sống cá nhân và tập toàn của con
nguời, những hình thức ấy nói lên các đặc điểm về sự giao tế, hành vi và nếp
nghĩ của họ trong các lĩnh vực lao động, hoạt động xã hội, chính trị, sinh hoạt
và giải trí” [57, tr.28-19].
Ζ.Dunốp khẳng định: “Lối sống trước hết là những điều kiện trong đó
con người tự tái sản xuất về mặt sinh học cũng như về mặt xã hội . Đó là toàn
bộ những hình thức hành vi hàng ngày, ổn định và điển hình của con người”

[57, tr.19]. Điều đó cho thấy lối sống chịu sự quy định của điều kiện vật chất,
mà chính là nền tảng thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người và
xã hội.
Khi giải thích về phạm trù lối sống, trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức,
C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra mối quan hệ giữa phương thức sản xuất và
lối sống: “Không nên nghiên cứu phương thức sản xuất ấy theo khía cạnh nó
là sự tái sản xuất ra sự tồn tại thể xác của các cá nhân. Mà hơn thế, nó là một
phương thức hoạt động nhất định của những cá nhân ấy, một hình thức nhất
định của hoạt động sống của họ, một phương thức sinh sống nhất định của
họ” [1, tr.30].
Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, sự tồn tại của các cá nhân
được quyết định bởi sản xuất và phương thức sản xuất. Trong đó, phương

9
thức sản xuất là mặt cơ bản của lối sống, biểu hiện một lối sống nhất định.
Tuy chịu sự quyết định của phương thức sản xuất, nhưng lối sống không phải
là sản phẩm thụ động của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và những điều
kiện sống khác. Lối sống không phải là khái niệm phi giai cấp mà phải hiểu
lối sống theo quan điểm mang tính cụ thể và tính lịch sử. Dưới ánh sáng của
chủ nghĩa Mác-Lênin, chúng ta hiểu lối sống trước hết từ những phương thức
hoạt động sản xuất của con người, ở cả mặt quan hệ với lực lượng sản xuất và
quan hệ với quan hệ sản xuất. Bởi vì, phạm vi lối sống rộng hơn nhiều so với
phương thức sản xuất. Ngoài những hoạt động vật chất, con người còn có
nhiều các hoạt động phong phú khác, như: hoạt động chính trị, xã hội, nghệ
thuật, hoạt động bồi dưỡng tư tưởng, hoạt động tư tưởng và văn hoá.
Trong một xã hội có giai cấp, ở cùng một phương thức sản xuất không
thể có lối sống cho tất cả mọi người. Lối sống có nhiều điểm khác nhau giữa
các giai cấp đối lập. Phạm vi lối sống tương ứng với phạm vi của một hình
thái kinh tế - xã hội. Mặc dù hai khái niệm đó không đồng nhất với nhau.
Hình thái kinh tế - xã hội gắn liền với hoạt động của con người và tồn tại một

cách khách quan, độc lập với ý thức của mỗi người. Còn lối sống phản ánh
hoạt động của chủ thể, gồm: tình cảm, nhận thức động cơ, thái độ, trong mọi
hoạt động của bản thân con người. Có thể thấy lối sống là “sự khúc xạ hình
thái kinh tế - xã hội trong nhận thức, tình cảm thái độ và hoạt động xã hội, tổ
chức đời sống và sinh hoạt cá nhân của con người” [57, tr.28].
Như vậy có thể thấy lối sống phản ánh mối quan hệ giữa cái phổ biến
với cái đặc thù và cái đơn nhất. Những nét đặc thù và đơn nhất ổn định tạo
nên bản sắc văn hoá của lối sống. Vì thế, có những phương thức sản xuất đã
qua đi trong lịch sử song nhiều yếu tố trong lối sống cũ vẫn được bảo lưu và
phát huy trong phương thức sản xuất mới.

10
Trên tinh thần đó, chủ nghĩa Mác gắn lối sống với phương thức sản xuất
và hình thái kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, để tiếp cận được đầy đủ nội dung và
phạm vi rộng lớn đa tầng, đa nghĩa của lối sống thì không chỉ dừng lại ở việc
tiếp cận các hoạt động sống của con người mà cần tiếp cận lối sống như một
dạng hoạt động thực tế của con người trong điều kiện và môi trường văn hoá,
xã hội nhất định. Nhưng không được đồng nhất lối sống của các chủ thể với
các điều kiện và môi trường khách quan.
Ở Việt Nam, “lối sống” là một danh từ ghép, gồm lối và sống. Lối là lề
lối, thể thức, kiểu cách, phương thức. Sống là sinh hoạt, là quá trình hoạt động
sinh vật của con người và xã hội loài người. Hiện nay, khái niệm lối sống đã
được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau: triết học, xã hội học, tâm lý
học…
Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về lối sống, GS.Vũ
Khiêu trong tác phẩm “Văn hoá Việt Nam, xã hội và con người” đã quan
niệm lối sống: Lối sống là phạm trù xã hội khái quát toàn bộ hoạt động các
dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của
một hình thái kinh tế - xã hội nhất định và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời
sống: trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa người với người, trong

sinh hoạt tinh thần và văn hoá [31, tr.514].
Khi xem xét lối sống gắn với hoạt động của con người và một hình thái
kinh tế - xã hội. GS.Thanh Lê đã cho rằng: Lối sống là một hệ thống những
nét căn bản nói lên hoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các tập đoàn xã
hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất
định” [ 34, tr.24].
Ở góc độ xem xét tổng hoà các mặt cơ bản, những đặc điểm cá nhân, tập
thể, giai cấp và cộng đồng, GS.TS Nguyễn Văn Huyên cho rằng: Lối sống là
tổ hợp toàn bộ các mô hình, cách thức và phong thái sống của con người thể

11
hiện mọi phương thức cũng như lĩnh vực hoạt động, từ sản xuất, tiêu dùng,
sinh hoạt đến thái độ hành vi, cách tư duy, lối ứng xử giữa chủ thể với đối
tượng, giữa điều kiện với phương tiện và mục đích sống [29, tr.29].
Theo định nghĩa của học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: “Lối
sống là một phạm trù xã hội khái quát toàn bộ hoạt động sống của các dân tộc,
các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một
hình thái kinh tế - xã hội nhất định, và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời
sống: trong lao động và hưởng thụ; trong quan hệ giữa người với người; trong
sinh hoạt tinh thần và văn hoá [26, tr.190].
Thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề lối sống, các đề tài nghiên cứu cấp
nhà nước cũng bắt đầu tập trung vào nghiên cứu vấn đề này. Trong đề tài cấp
nhà nước KX.06 -13 đã nêu khái quát trong báo cáo tổng kết chương trình KX
- 06 (1991 - 1995): Lối sống, trong những chừng mực nhất định, là cách ứng
xử của những con người cụ thể, những điều kiện hoàn cảnh cụ thể của môi
trường sống. Môi trường là cái khách quan quy định, là điều kiện khách quan
trực tiếp tác động và ảnh hưởng đến lối sống của con người, của các nhóm xã
hội và cộng đồng dân cư. Với định nghĩa này cho thấy mối quan hệ biện
chứng giữa lối sống và môi trường sống.
Về khái niệm “lối sống” theo quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam

thì lần đầu tiên được đề cập trong văn kiện Đại hội Toàn quốc lần thứ IV Ban
chấp hành Trung ương Đảng. Các Đại hội sau đó , vấn đề lối sống đã được đề
cập nhiều lần. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm, Ban chấp hành Trung ương
Đảng khoá VIII đã khẳng định: “Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những
giá trị dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng. Nghiêm trọng hơn là sự suy
thoái về đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trong
đó có cả cán bộ có chức, có quyền” [21, tr.160-161].

12
Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề lối sống được Đảng ta quan tâm sâu
sắc. Hội nghị lần thứ X Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, tháng 7
năm 2004, Đảng ta đã 17 lần đề cập khái niệm lối sống.
Như vậy, đã có nhiều tác giả, nhiều tài liệu đề cập đến khái niệm lối
sống. Điều đó cho chúng ta thấy rõ tính phức tạp của khái niệm “lối sống”.
Nhưng chúng ta nhận thấy các tác giả đều khẳng định: Lối sống bao gồm tất
cả các lĩnh vực hoạt động sống cơ bản của con người, từ lao động, sinh hoạt,
hoạt động xã hội - chính trị và giải trí.
Có thể khái quát các đặc điểm của lối sống như sau:
- Nói đến lối sống là nói đến những dạng hoạt động sống ổn định của con
người, gắn liền với dân tộc, giai cấp, nhóm xã hội và cá nhân trong cộng
đồng. Vì vậy, đặc điểm của lối sống được thể hiện ở các hình thức hoạt động
sống của con người trong phạm vi một hình thái kinh tế - xã hội, gắn trực tiếp
với hệ thống giá trị tinh thần văn hoá của con người. Có thể phân loại lối sống
cá nhân theo 3 cấp độ: Lối sống của dân tộc (hay quốc gia), lối sống của giai
cấp ( hay nhóm xã hội), lối sống cá nhân.
- Lối sống chịu sự quy định của phương thức sản xuất và các điều kiện
sống của con người. Nhưng sự quy định này thông qua hoạt động của chủ thể
và là sự khúc xạ bởi các chủ thể. Lối sống có tính độc lập tương đối với sự
phát triển của cơ sở hạ tầng. Nên nó có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực
đến phương thức sản xuất và các điều kiện quy định nó.

- Bản chất, đặc trưng của lối sống trong toàn bộ hoạt động sống là hoạt
động lao động sản xuất. Đây chính là hoạt động có tính chất nền tảng để con
người bồi dưỡng tính người và hình thành bản chất của mình trong việc sáng
tạo các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần.

13
Nội dung và phạm vi của lối sống là tổng hoà các khuôn mẫu ứng xử,
thể chế xã hội được vận hành theo một bảng giá trị xã hội nào đó trong những
điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.
- Lối sống nói chung đều mang tính chất văn hoá, bỏi vì việc thể hiện các
hành động xã hội, các quan hệ xã hội, các khuôn mẫu ứng xử, thể chế xã hội
trong lối sống đều mang biểu trưng văn hoá, là đặc thù của xã hội loài người,
để hướng tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp.
Từ các cách tiếp cận chủ yếu về lối sống như: triết học, văn hoá, xã hội
học và phạm vi rộng của lối sống. Theo chúng tôi, có thể thống nhất định
nghĩa về lối sống như sau:
Lối sống là khái niệm chỉ toàn bộ phương thức sống của những con
người hiện thực, là những dạng hoạt động xã hội mang tính ổn định, là nếp
cảm, nếp nghĩ, nếp lao động, học tập và sinh hoạt theo một bảng giá trị xã
hội nhất định của con người trong sự thống nhất giữa những đặc điểm cá
nhân với các điều kiện lịch sử của xã hội nói chung trong một hình thái kinh
tế - xã hội nhất định.
Như vậy, con người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng đồng người,
một nước, một khu vực nhất định. Trong môi trường đó, con người vừa là chủ
thể sáng tạo ra hoàn cảnh sống, vừa là sản phẩm của hoàn cảnh. Lối sống có
quan hệ chặt chẽ với phương thức sản xuất của mỗi thời đại, do phương thức
sản xuất hiện có quy định. Lối sống là tiêu chí đầu tiên, tiêu chí tổng hợp
nhất, thể hiện chất lượng văn hoá và trí tuệ của một con người. Lối sống
không chỉ biểu hiện là hành vi như cách đi lại, ăn nói, hay tư duy, làm việc và
phong cách xử lý các mối quan hệ và thể hiện không chỉ trong lao động sản

xuất mà trong nhiều lĩnh vực khác như: hoạt động xã hội, hoạt động chính trị,
hoạt động tư tưởng văn hoá, thể dục thể thao… Lối sống trong xã hội có giai
cấp bao giờ cũng phụ thuộc chặt vào hệ tư tưởng đang thống trị trong xã hội.

14
Mỗi xã hội khác nhau có lối sống riêng của mình. Trong xã hội phong kiến,
giai cấp phong kiến truyền bá hệ tư tưởng tôn giáo vì vậy lối sống biểu hiện là
những tín điều, nghi thức tiêu cực của xã hội phong kiến, mang màu sắc tôn
giáo. Trong xã hội tư bản, giai cấp tư sản truyền bá hệ tư tưởng tư sản, với
tình trạng suy đồi về lối sống, gắn với sự suy đồi trong hệ tư tưởng triết học
và đạo đức, chủ nghĩa bi quan cực độ, tập trung đề cao lối sống ích kỷ, hưởng
lạc, lối sống cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân tàn bạo đã tác động sâu sắc đến lối
sống của nhiều tầng lớp trong xã hội. Xã hội chủ nghĩa tạo điều kiện để nảy
sinh và phát triển lối sống hữu nghị, hợp tác, lối sống có trách nhiệm. Lao
động là quy tắc chung của con người và nhu cầu của mỗi người.
1.1.2. Cấu trúc của lối sống.
Lối sống được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau:
Mức sống là một chỉ báo về lối sống, nói lên trình độ sinh hoạt vật chất
và tinh thần của con người, là sự phản ánh trình độ con người đạt được về mặt
sản xuất khi mức sống được nâng cao sẽ tạo điều kiện vật chất để cải thiện lối
sống, con người có thể bồi dưỡng sức khoẻ, phát triển trí tuệ, tổ chức tốt cuộc
sống gia đình, đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Tuy nhiên, không phải cứ mức
sống được nâng cao thì mọi mặt của lối sống cũng được nâng cao. Trong thực
tiễn cho thấy, có người mức sống rất cao, nhưng lối sống đê tiện, ích kỷ. Trái
lại, có những người điều kiện sống thiếu thốn, khó khăn, nghèo túng nhưng
nhân phẩm của họ đáng trân trọng. Do vậy, khái niệm mức sống có mối quan
hệ mật thiết với khái niệm lối sống nhưng không đồng nhất với nhau.
Nếp sống: Trong ngôn ngữ thông thường, thuật ngữ nếp sống thường hay
lẫn lộn với lối sống. Nhưng so với nếp sống thì phạm vi của lối sống rộng
hơn. Nếp sống là những hành vi được lặp đi lặp lại nhiều lần thành nề nếp,

thói quen, tập quán, lễ nghi, được các cá nhân hay cộng đồng thừa nhận và nó
mang tính ổn định.Với điều kiện phương thức sản xuất còn lạc hậu, đời sống

15
còn khó khăn, thấp kém thì nếp sống biểu hiện thành những thói quen như tiết
kiệm chi tiêu trong ăn uống, may mặc, phải cần cù lao động và thói quen
trong cộng đồng được hình thành như “tối lửa tắt đèn có nhau”. GS.Vũ Khiêu
đã quan niệm: “Nếp sống là toàn bộ những thói quen được hình thành trong
cuộc sống hằng ngày, những thói quen đã trở thành nếp trong sản xuất, chiến
đấu, trong mọi quan hệ xã hội và trong sinh hoạt riêng tư của mỗi con người.
Những thói quen ấy còn được gọi là tập quán” [57, tr.37].
Phong cách sống dùng để đánh giá thái độ, hành vi ứng xử và định
hướng giá trị trong đời sống hàng ngày của cá nhân và các nhóm xã hội.
Phong cách sống chính là hình thức biểu hiện của lối sống trong các hoạt
động xã hội và sinh hoạt của cá nhân, của các nhóm xã hội. GS.TS Đỗ Huy đã
khẳng định: “Phong cách sống chỉ rõ thái độ và cách thức sống, cách thức lao
động, cách thức quản lý sản xuất và quản lý đô thị” [28, tr.200].
Như vậy, phong cách sống biểu hiện tính chất chủ quan của việc thể
hiện các hành động sống. Do đó, nó không phụ thuộc hoàn toàn vào mức sống
hay chất lượng sống.
Chất lượng sống: Là sự biểu hiện mức độ thoả mãn nhu cầu vật chất và
tinh thần nhưng không thể đo bằng số lượng. Theo cách hiểu rộng rãi thì chất
lượng sống là thước đo biểu hiện về mức độ tự do về mặt xã hội cũng như
điều kiện phát triển cá nhân. Chất lượng sống sẽ cho biết lối sống đạt đến mức
độ nào, phạm vi và tính chất nào. Lối sống mà hiện nay chúng ta đang xây
dựng là sự kết hợp hài hoà giữa mức sống và chất lượng sống, giữa nhu cầu
vật chất và tinh thần.
1.2. Lối sống mới và sự cần thiết của việc giáo dục lối sống mới cho
sinh viên nước ta hiện nay.
1.2.1. Quan niệm về lối sống mới.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, lối sống của người
Việt Nam được hình thành và phát triển mang bản chất và cốt cách của người

16
Việt. Lối sống truyền thống của người Việt Nam được kết tinh từ các giá trị
văn hoá truyền thống của dân tộc như: yêu nước, đoàn kết, cần cù, thông
minh, hiếu học, khoan dung, sáng tạo, tế nhị, linh hoạt, kín đáo dễ thích
nghi… Những giá trị văn hoá truyền thống đó góp phần tạo nên bản sắc dân
tộc Việt Nam.
Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã
khẳng định:
Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn
năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí
tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết cá nhân - gia đình - làng xã - tổ quốc,
lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý đến tính cần cù, sáng tạo
trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong đời sống… [19,
tr.56].
Nhưng trong quá trình giao lưu, tiếp biến và hội nhập, các đặc điểm đó
được kế thừa và phát huy ở những mức độ khác nhau. Có những đặc trưng
của lối sống còn phù hợp, nhưng có những đặc điểm bộc lộ hạn chế, không
phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại. Chẳng hạn như tính cần cù, chịu
khó đã dẫn đến tư duy kém, chậm đổi mới, thiếu năng động, xa kỹ thuật; đề
cao yếu tố tinh thần đã dẫn đến xem nhẹ yếu tố vật chất, duy ý chí; do nặng
tính cộng đồng dẫn tới hạ thấp, xem nhẹ vai trò cá nhân, cục bộ địa phương,
cào bằng, đố kỵ, nhỏ nhen…
Do đó, để xây dựng lối sống mới như Đảng và nhân dân mong đợi,
chúng ta không thể không định hướng phát triển nó một cách tự giác. Xây
dựng lối sống mới phù hợp với yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, với nền kinh tế thị trường và hội nhập, khẳng định bản lĩnh và bản sắc

dân tộc trong giao lưu khu vực và quốc tế.

17
Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng lối sống mới là xây dựng
con người mới xã hội chủ nghĩa, con người được phát triển cao về nhận thức,
tình cảm và ý chí, tự lựa chọn và quyết định phương hướng cho mình trong
các quan hệ với thiên nhiên, với xã hội và với bản thân. Ở con người mới hiện
nay, là phải thể hiện thái độ tích cực với đất nước và nhân loại, trong cuộc
sống riêng tư giản dị, lành mạnh. Tuy nhiên, trong quá trình hình thành, lối
sống chịu ảnh hưởng và sự tác động của nhiều nhân tố, trong đó phương thức
sản xuất, hình thái kinh tế - xã hội là nhân tố có ý nghĩa quyết định. Phương
thức sản xuất là hình thức hoạt động của con người, qua đó con người biểu
hiện cơ bản lối sống của mình. C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Những
cá nhân là như thế nào, điều đó phụ thuộc vào những điều kiện vật chất của sự
sản xuất của họ” [2, tr.30].
Với việc bồi dưỡng và nâng cao đạo đức, việc xây dựng lối sống mới cho
sinh viên đòi hỏi phải xây dựng con người mới. Đó là những con người phát
triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, giàu có về tri thức, phong phú về
tình cảm và tâm hồn, trong sáng về đạo đức. Là những người có trách nhiệm
với Đảng, với nhân dân và thời đại, có quyết tâm xây dựng chủ nghĩa xã hội
và bảo về tổ quốc, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan niệm: Lối sống mới là lối sống có lý
tưởng, có đạo đức. Đó còn là lối sống văn minh, tiên tiến, kết hợp hài hoà
truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại. Cùng với việc
bồi dưỡng, nâng cao đạo đức, việc xây dựng đời sống mới đòi hỏi phải “ sửa
đổi cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc” [ 25, tr.59]. Đó là
năm cách phải sửa đổi đối với mỗi người, cũng như đối với một tập thể, một
cộng đồng. Theo ngôn ngữ thường dùng hiện nay thì đây là phong cách sống
( sinh hoạt, ứng xử) và phong cách làm việc, hoặc gọi chung là lối sống mới.


18
Nghị quyết của Bộ chính trị đã khẳng định: “Những giá trị văn hoá truyền
thống vững bền của dân tộc Việt Nam là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng
đồng sâu sắc, đạo lý “thương người như thể thương thân”, đức tính cần cù,
vượt khó, sáng tạo trong lao động…Đó là nền tảng tinh thần to lớn để nhân
dân ta xây dựng một xã hội phát triển, tiến bộ, công bằng, nhân ái” [20, tr.19].
Như vậy, việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên hiện nay là phải kế
thừa được các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, nhưng phải cải biến
lối sống cũ, không phù hợp. Lối sống mới phải là lối sống có tính dân tộc,
hiện đại và nhân văn, gắn liền với xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc. Lối sống mới đó thể hiện tinh thần bình đẳng, dân
chủ, lạc quan, yêu đời, xoá bỏ những tàn dư bảo thủ, lạc hậu, gia trưởng, độc
đoán, chuyên quyền của quá khứ để lại, lối sống của nền sản xuất nhỏ tiểu
nông, phải đấu tranh chống lối sống đồi truỵ, thực dụng, sa đoạ kiểu phương
Tây. Từ đó tạo điều kiện cho lối sống văn minh, hiện đại, với sự phát triển cao
về mặt thể lực, trí tuệ và tình cảm, có ý thức công dân. Điều đó đòi hỏi phải
có trình độ dân trí cao. Khi trình độ dân trí cao sẽ góp phần ngăn chặn, đẩy lùi
các phong tục tập quán lỗi thời, lạc hậu. Giúp con người phát huy sáng kiến,
giải phóng năng lực cá nhân, giúp con người lao động có khoa học kỹ thuật,
tiếp thu được các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới.
Lối sống mới hiện nay còn biểu hiện lòng yêu lao động gắn với tri thức,
kỹ thuật, kỷ luật, sống có trách nhiệm, tính năng động, sáng tạo, biết tư duy
hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh, biết sống và làm việc theo pháp luật, gắn
quyền lợi và nghĩa vụ của mình với xã hội. Cơ sở cho sự bền vững của lối
sống đó là lao động. Qua lao động, mỗi cá nhân sẽ khơi dậy nguồn sống,
nguồn hạnh phúc chân chính, góp phần hoàn thiện nhân cách của mình.
Lối sống mới còn biểu hiện những cá nhân có giàu tình thương với cộng
đồng, quê hương, đất nước, làng mạc, gia đình. Đây cũng là phẩm chất vốn có


19
của dân tộc Việt Nam. Điều đó sẽ tạo cho lòng nhân ái, chủ nghĩa nhân đạo xã
hội chủ nghĩa được phát triển và loại bỏ được tính vô cảm trong giới trẻ hiện
nay.
Như vậy, lối sống mới là lối sống vì con người. Việc xây dựng lối sống
mới là xây dựng con ngưòi mới có những tình cảm đẹp, tư tưởng đúng, có tri
thức để làm chủ bản thân, xã hội và tự nhiên. Con người đó có tinh thần nhiệt
tình, tự giác, thật thà, có kỷ luật, tình thương, trách nhiệm, lòng yêu nước, yêu
chủ nghĩa xã hội, có lý tưởng và niềm tin.
Xây dựng lối sống mới cho sinh viên hiện nay là xây dựng lối sống đẹp
cả về đạo đức, tình cảm và tâm hồn. Biểu hiện trong mối quan hệ giữa người
với người mà trong đó là quan hệ giới tính, trong mối quan hệ cộng đồng và
xã hội, môi trường tự nhiên và với bản thân tạo ra một hệ thống ứng xử, hành
vi có đạo đức trong sáng, tính nhân văn cao cả.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng
khoá VIII đề ra các nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn
cách mạng mới gồm năm đức tính sau đây:
“- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc
hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc
lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
- Có ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung, xây dựng khối đại
dân tộc Việt Nam.
- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm trung thực, nhân
nghĩa, tôn trọng kỷ cương, phép nước, quy ước của cộng đồng, có ý thức bảo
vệ môi trường sinh thái.
- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật sáng tạo,
năng suất cao, vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.

20

- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình
độ thẩm mỹ và thể lực” [21, tr.58-59].
Với năm đức tính trên biểu hiện đặc trưng lối sống mới của người Việt
Nam trong giai đoạn cách mạng mới, giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.
1.2.2. Tính tất yếu của việc giáo dục lối sống mới cho sinh viên nước ta
hiện nay.
Nhân cách của con người không mang tính tự nó. Nhân cách được hình
thành và phát triển thông qua mối quan hệ giữa con người với con người, giữa
con người với xã hội, đồng thời thông qua các hoạt động lao động, học tập,
giao tiếp… Ở sinh viên, hoạt động chủ yếu là hoạt động học, là một loại hình
đặc trưng của sinh viên nhằm mục đích trao đổi chính bản thân người học,
hình thành những phẩm chất, nhân cách mới phù hợp với yêu cầu của xã hội
và mục tiêu giáo dục.
Với vai trò là chủ thể của hoạt động học, sinh viên luôn có xu hướng
vươn lên làm chủ những tri thức mới để phục vụ cho nghề nghiệp của mình.
Đa số sinh viên hiện nay có lối sống lành mạnh, có đức tính ham học hỏi,
siêng năng, chịu khó, sáng tạo trong học tập, linh hoạt, nhạy bén trong ứng xử
tình huống. Cùng với quá trình tiếp thu các giá trị văn hoá hiện đại trên thế
giới, sinh viên cũng quan tâm và tìm hiểu các giá trị văn hoá truyền thống của
dân tộc. Nhưng mặt khác, các hoạt động xã hội hiện đang dần dần chuyển
sang ưu tiên các giá trị vật chất, nhằm đảm bảo và nâng cao mức sống vật
chất. Vì vậy, các giá trị tinh thần - văn hoá đã phần nào bị xem nhẹ. Điều đó
dẫn đến mối quan hệ hài hoà giữa giá trị vật chất và tinh thần khó xác lập, do
đó các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc có nguy cơ bị đứt đoạn.
Nghị quyết trung ương VII khoá X của Đảng ta đã nhận định: Công tác
thanh niên và tình hình thanh niên đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Một

×