Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Tư tưởng giáo dục của Platôn qua tác phẩm nền cộng hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 83 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





PHẠM BÁ ĐIỀN





TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA PLATÔN
QUA TÁC PHẨM “NỀN CỘNG HÒA”




LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học






Hà Nội – 2012

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






PHẠM BÁ ĐIỀN






TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA PLATÔN
QUA TÁC PHẨM “NỀN CỘNG HÒA”




Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.80



Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đặng Hữu Toàn









Hà Nội – 2012
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
Chương 1. PLATÔN VỚI TÁC PHẨM “NỀN CỘNG HOÀ” 8
1.1. Những điều kiện kinh tế - xã hội và cơ sở lý luận cho sự ra đời tư
tưởng giáo dục của Platôn 8
1.1.1. Những điều kiện kinh tế - xã hội 8
1.1.2. Cơ sở lý luận cho sự ra đời tư tưởng giáo dục của Platôn 13
1.2. Platôn cuộc đời và sự nghiệp 22
1.2.1. Cuộc đời Platôn 22
1.2.2. Sự nghiệp của Platôn 28
1.3. Về tác phẩm “Nền cộng hòa” 30
Chương 2. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG
GIÁO DỤC PLATÔN TRONG TÁC PHẨM “NỀN CỘNG HÒA” 42
2.1. Đối tượng giáo dục 42
2.2. Nội dung giáo dục 48
2.3. Phương pháp giáo dục 57
2.4. Mục đích giáo dục 64
2.5. Bước đầu đánh giá giá trị và hạn chế trong tư tưởng giáo dục
của Platôn 70
2.5.1. Giá trị trong tư tưởng giáo dục của Platôn 70
2.5.2. Hạn chế trong tư tưởng giáo dục của Platôn 73
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
1


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục là vấn đề hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc.
Giáo dục không chỉ là chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát
triển mà còn góp phần ổn định tình hình chính tri, xã hội và nâng cao chỉ số
phát triển con người.
Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học và
công nghệ, hàm lượng trí tuệ kết tinh trong mỗi sản phẩm hàng hóa ngày
càng được chú trọng và quyết định đến chất lượng sản phẩm. Song, tài năng,
trí tuệ, năng lực và bản lĩnh trong lao động, sáng tạo của con người không
phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên, tự phát, mà phải trải qua một quá trình
giáo dục, rèn luyện công phu, lâu dài mới có được. Chính vậy, giáo dục lại
càng được coi trọng và trở thành yếu tố cấu thành nên nền sản xuất xã hội.
Thực tiễn cho thấy bất kỳ quốc gia nào muốn phát triển đều phải quan tâm,
đầu tư cho giáo dục. Bởi vậy, cuộc chạy đua phát triển kinh tế của thế giới
hiện nay không chỉ dừng lại ở lĩnh vực khoa học, công nghệ, mà còn là cuộc
chạy đua về giáo dục con người.
Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm xây dựng và phát huy
nhân tố con người. Bởi vì, con người là chủ thể của tất cả những sáng tạo,
những nguồn của cải vật chất và văn hóa, văn minh của quốc gia, dân tộc.
Xây dựng và phát triển con người có trí tuệ cao, cường tráng về thể chất,
phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực, đồng thời cũng là
mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Có thể nói, nguồn tài nguyên và sự giàu có của
một quốc gia không phải chỉ nằm trong lòng đất, mà còn nằm trong trí tuệ con
người của mỗi quốc gia, dân tộc. Muốn làm được điều đó thì phải thông qua
giáo dục, bởi nó chính là nhân tố quyết định đến xây dựng và phát triển con
người. Nhận thức sâu sắc vấn đề này trong Nghị quyết Hội nghị Ban chấp
2


hành Trung ương lần thứ 2, khoá VIII, Đảng ta đã đưa ra và nhấn mạnh:
“Thực sự coi giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc
giáo dục – đào tạo cùng với khoa học – công nghệ là nhân tố quyết định tăng
trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư cho
phát triển” [9, tr. 29].
Trong bối cảnh thực tiễn luôn vận động, biến đổi, cùng với chính
sách mở cửa của đất nước nhằm hòa nhập với cộng đồng quốc tế như hiện
nay. Chúng ta muốn phát triển thì phải luôn tự chấn chỉnh và đổi mới,
trong đó chấn chỉnh và đổi mới giáo dục là một trong những lĩnh vực mà
Đảng và Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta tiếp tục khẳng định:
“Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền
giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ
hóa và hội nhập quốc tế” [10, tr. 131]. Chính vậy, đổi mới giáo dục đã trở
thành nhu cầu và là nhiệm vụ cấp bách của nước ta. Tuy nhiên, theo tinh thần
biện chứng, trong quá trình đổi mới, chúng ta không được phép phủ định sạch
trơn những tinh hoa, những tư tưởng giáo dục có giá trị của nhân loại nói chung
và của nước nhà nói riêng mà phải biết kế thừa, phát huy và vận dụng một cách
linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.
Nghiên cứu quá trình vận động và phát triển của lịch sử tư tưởng nhân
loại, chúng ta không thể không nhắc đến nhà đại hiền triết Platôn, mà tư
tưởng của ông đã trải qua hàng nghìn năm, song vẫn trường tồn và có sức
sống mãnh liệt. Platôn đã để lại cho nhân loại một di sản đồ sộ trong đó có tư
tưởng về giáo dục. Ông cũng là người đã sáng lập ra trường đại học đầu tiên
trên thế giới mang tên Academi, bản thân Platôn là người thầy xuất sắc,
thường xuyên thuyết giảng cho các học trò mà không cần giáo án.
Tư tưởng giáo dục của Platôn nằm trong nhiều tác phẩm, mà tập trung nhất
là ở tác phẩm “Nền cộng hoà”. Có thể nói, đây là một trong những công trình lớn
3


nhất của triết học phương Tây. Không có gì giống với nó trước đó và cũng rất ít
giống với nó sau này, nhiều câu chuyện đẹp nhất về giáo dục cũng được bắt nguồn
từ tác phẩm này. Tác phẩm “Nền cộng hòa” là sự kết hợp giữa triết học và văn
học ở mức độ cao nhất để trả lời cho câu hỏi: Chúng ta nên sống thế nào để được
hạnh phúc? Cần phải lựa chọn như thế nào giữa công bằng và bất công? Con
đường nào để xây dựng một nhà nước đúng đắn, công bằng – “nhà nước lý
tưởng”? Giáo dục có vai trò gì trong việc tìm ra con đường đó? Để trả lời câu hỏi
này hàng loạt vấn đề về triết học, giáo dục, tôn giáo, đạo đức học, nhận thức luận
… đã được Platôn đề cập đến. Tất cả các vấn đề Platôn nêu trong tác phẩm đan
xen, hòa quyện với nhau tạo nên một tác phẩm tuyệt vời và định hình sự phát triển
về sau của hàng loạt các môn học mà đến nay vẫn còn được các nhà khoa học
quan tâm và giải quyết. Bởi vậy, những triết gia ngày nay vẫn đọc tác phẩm “Nền
cộng hòa” như những người trước đó đã làm, không chỉ vì lòng tôn kính đối với
Platôn, mà còn vì những vấn đề mà Platôn đặt ra vẫn tiếp tục thách thức, làm băn
khoăn và truyền cảm hứng đến cho họ một cách mãnh liệt, trong đó có tư tưởng
của ông về giáo dục.
Thế nhưng, hiện nay, tư tưởng giáo dục của Platôn trong tác phẩm “Nền
cộng hòa” vẫn chưa được quan tâm và đánh giá một cách đúng mức. Trong khi
việc chấn hưng và đổi mới giáo dục của nước nhà trong bối cảnh hội nhập lại
đang đặt ra và trở thành yêu cầu cấp bách. Vì thế, việc nghiên cứu chuyên sâu
tư tưởng giáo dục trong tác phẩm “Nền cộng hòa” mang một ý nghĩa rất quan
trọng. Với tất cả những lý do đó, chúng tôi chọn: Tư tưởng giáo dục của
Platôn qua tác phẩm “Nền cộng hoà” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn
Thạc sĩ chuyên ngành Triết học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trên thế giới, các công trình nghiên cứu về lịch sử triết học nói chung và
triết học Platôn nói riêng, có thể nói, tương đối nhiều, kể cả triết học mácxít và
4


triết học phi mácxít. Bởi lẽ, các nhà triết học trước khi xây dựng học thuyết của
mình bao giờ cũng cần phải nghiên cứu lịch sử triết học trước đó. Chúng ta có
thể kể ra một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về Platôn như: Tác giả A.
Losev với tác phẩm Cuộc đời và sự nghiệp sáng tạo của Platôn; Asumuxo,
Lịch sử cổ đại; Công trình nghiên cứu của tập thể tác giả Liên xô, Lịch sử triết
học (Tập 1, Maxítcơva, 1940)…
Ở Việt Nam, đã xuất hiện một số công trình dịch thuật khá sớm như
của tác giả Đặng Thai Mai với tác phẩm Lịch sử triết học phương Tây do
nhà xuất bản giáo viên ấn hành năm 1950. Sau những năm đổi mới các
công trình dịch thuật và nghiên cứu về triết học ngoài macxít nói chung và
của Platôn nói riêng đã được quan tâm và dịch thuật khá nhiều. Có thể kể tên
một số tác phẩm về Platôn như sau:
Platôn chuyên khảo của Benjamin Jowett và M.J.Knight do Lưu Văn
Hy và Trí Tri dịch, nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin ấn hành năm 2008.
Trong cuốn sách này tác giả đã dịch thuật những tác phẩm của Platôn như:
Nền cộng hoà, Phiên tòa và cái chết của Socrates, Meno, Bữa tiệc…
Triết học Hy lạp cổ đại do Thái Ninh biên soạn, nhà xuất bản sách khoa
Mác – Lênin ấn hành năm 1987. Trong tác phẩm này, tác giả đã trình bày triết
học Hy Lạp từ khi hình thành đến triết học Hy Lạp hoá, thời kỳ suy tàn của
chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp cổ đại. Trong tác phẩm này, ngoài việc trình
bày về tư tưởng của Socrates, tác giả còn trình bày tư tưởng của Platôn bao
gồm quan niệm về: vũ trụ, nhà nước, mỹ học và lý luận nhận thức.
Lịch sử triết học, Nguyễn Hữu Vui (chủ biên), nhà xuất bản Quốc gia ấn
hành năm 1998, trong đó tác giả trình bày triết học Platôn với các nội dung:
học thuyết về thế giới, nhận thức luận, logic học, nhân bản học, học thuyết
chính trị xã hội và thẩm mỹ học.
5

Lịch sử Triết học phương Tây, Lê Tôn Nghiêm nhà xuất bản Thành phố
Hồ Chí Minh ấn hành năm 2000. Trong đó tác giả trình bày quan niệm của

Platôn về tri thức luận, học thuyết về những lý tưởng hay biện chứng pháp,
thiên nhiên hay vật lý học, luân lý và chính trị học.
Đại cương về Lịch sử Triết học phương Tây, Đỗ Minh Hợp, Nguyễn
Thanh, Nguyễn Anh Tuấn, Nhà xuất bản Tổng hợp Hồ Chí Minh ấn hành
năm 2006. Trong đó, các tác giả đã trình bày Platôn với tư cách là một nhà
triết học phương Tây cổ đại với các nội dung: cuộc đời và sự nghiệp của
Platôn, học thuyết linh hồn, học thuyết ý niệm, học thuyết về nhà nước…
Lịch sử phép biện chứng, Tập 1 – phép biện chứng cổ đại –, Viện Hàn
lâm Khoa học Liên Xô (Đỗ Minh Hợp dịch, Đặng Hữu Toàn hiệu đính),
nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 1998. Nội dung cốt lõi của
cuốn sách bàn về lịch sử ra đời của phép biện chứng, trong cuốn sách
Platôn với tư cách là một triết gia lỗi lạc cũng được bàn đến trong dòng
chảy của lịch sử phép biện chứng.
Lịch sử triết học, tập 1 – Triết học cổ đại – của tác giả Nguyễn Thế
Nghĩa, Doãn Chính (chủ biên), do nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành
năm 2002. Trong đó, trình bày vắn tắt quan điểm của các nhà triết học Hy
Lạp cổ đại, Platôn cũng được đề cập với tư cách là một nhà triết học suất
xắc của thời kỳ này. Các tác giả đã tập trung nghiên cứu quan niệm của
Platôn với học thuyết ý niệm, tâm lý học, nhận thức luận, giáo dục, tư
tưởng thẩm mỹ - nghệ thuật.
Ngoài ra, còn có những công trình nghiên cứu về triết học Hy Lạp cổ đại
như: tác giả Hà Thúc Minh, Triết học Hy lạp La mã, Viện khoa học xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1993; Tác giả Trần Văn Phòng, Triết
học Hy Lạp cổ đại, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà Nội ấn hành năm
2006; tác giả Đinh Ngọc Thạch, Triết học Hy Lạp cổ đại, Nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 1999; Lịch sử Triết học Tây phương, của
6

tác giả Lê Tôn Nghiêm, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm
2000; Lịch sử Triết học của Bùi Thanh Quất, Vũ Tình, nhà xuất bản giáo dục

ấn hành năm 2000;…
Nói chung, các công trình nghiên cứu nói trên mới chỉ nghiên cứu một
cách sơ lược hoặc tổng quan về Platôn. Do vậy, cho đến nay ở Việt Nam
vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu tư tưởng của Platôn
về giáo dục một cách có hệ thống nói chung, trong tác phẩm “Nền cộng
hoà” của ông nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:
- Mục đích:
Luận giải một cách tương đối có hệ thống tư tưởng giáo dục của Platôn trong
tác phẩm “Nền cộng hoà” để trên cơ sở bước đầu chỉ ra những giá trị và hạn chế
của tư tưởng này đối với giáo dục trong thời đại ngày nay.
- Nhiệm vụ:
+ Phân tích và trình bày một cách khái quát về cuộc đời, về sự nghiệp và
tư tưởng của Platôn về giáo dục trong tác phẩm “Nền cộng hoà”.
+ Đưa ra một số nhận xét và đánh giá về tư tưởng giáo dục của Platôn
trong tác phẩm “Nền cộng hoà”.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
- Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên nền tảng lý luận là quan
niệm của các nhà sáng lập triết học Mác – Lênin về lịch sử triết học nói chung
và triết học cổ đại nói riêng; đồng thời kế thừa, tham khảo có chọn lọc các
công trình của các nhà nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng kết hợp những phương pháp nghiên
cứu của lịch sử triết học. Cụ thể là, phương pháp lôgíc kết hợp với phương
pháp lịch sử, phân tích và tổng hợp, hệ thống hoá và so sánh…
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
7

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Tư tưởng giáo dục của Platôn
trong tác phẩm “Nền cộng hoà”.
6. Đóng góp của luận văn:

Luận văn góp phần làm sáng tỏ những nội dung cơ bản trong tư tưởng giáo
dục của Platôn ở tác phẩm “Nền cộng hoà” mà cho đến nay vẫn còn ảnh hưởng
không nhỏ đến tư tưởng giáo dục của nhân loại - chủ đề mà ở Việt Nam còn
chưa được nghiên cứu chuyên sâu, thậm chí còn bỏ ngỏ.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn:
- Về mặt lý luận: Luận văn góp phần vào việc nghiên cứu, làm sáng tỏ tư
tưởng về giáo dục của Platôn.
- Về thực tiễn: Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho
việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử triết học nói chung và giáo dục học nói riêng.
8. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 2 chương, 8 tiết.













8



Chương 1

PLATÔN VỚI TÁC PHẨM “NỀN CỘNG HOÀ”

1.1. Những điều kiện kinh tế - xã hội và cơ sở lý luận cho sự ra đời tư
tưởng giáo dục của Platôn
1.1.1. Những điều kiện kinh tế - xã hội
Theo C. Mác: “không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của
họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ” [24, tr. 15]. Trung
thành với quan điểm khoa học đó, trước khi tiến hành nghiên cứu tư tưởng
giáo dục của Platôn chúng ta cần tìm hiểu những nét đặc thù trong điều kiện
kinh tế - xã hội ở thời đại mà Platôn sống. Trên cơ sở đó, chúng ta mới có
được nhận thức khách quan và những đánh giá về những giá trị và hạn chế
một cách đúng đắn về tư tưởng giáo dục của Platôn.
Platôn sinh ra và lớn lên ở Hy Lạp cổ đại, là cái nôi của nền triết học
phương Tây. Đây là một quốc gia rộng lớn có điều kiện thiên nhiên khá ưu
đãi với mưa thuận gió hoà. Hy Lạp bao gồm miền nam bán đảo Ban Căng,
miền ven biển phía Tây Tiểu Á và nhiều hòn đảo ở biển Êgiê.
Hy Lạp được chia làm ba khu vực: Bắc, Nam và Trung bộ, trong đó
phía Nam bộ là bán đảo Pelopongnedơ với nhiều đồng bằng rộng lớn, phì
nhiêu rất thuận lợi cho việc trồng trọt và phát triển nông nghiệp. Miền Trung
bộ có nhiều dãy nũi ngang dọc và những đồng bằng trù phú, tập trung nhiều
dân cư, nơi có thành phố lớn như Aten.
Hy Lạp có vị trí địa lý với rất nhiều lợi thế, các mặt của lãnh thổ gần
như tiếp giáp với biển, đặc biệt là vùng bờ biển phía Đông của bán đảo Ban
Căng khúc khuỷu, nhiều vịnh nên Hy Lạp dễ dàng mở các cảng biển thông
9

thương, giao lưu với các nước khác, tạo cơ sở thuận lợi để phát triển kinh tế,
thủ công nghiệp và các ngành nghề khác. Trong đó, các đảo trên biển Êgiê là
nơi trung chuyển cho việc đi lại buôn bán giữa Hy Lạp với các nước thuộc
Tiểu Á và những nước khác. Vùng biển Tiểu Á là đầu nối giao thương giữa

Hy Lạp và các nước phương Đông.
Tất cả những điều kiện tự nhiên thuận lợi đó đã tạo nền tảng vững chắc
cho Hy Lạp cổ đại nhanh chóng trở thành một quốc gia có một nền công
thương nghiệp phát triển, một nền văn hóa tinh thần phong phú đa dạng, và
chính nơi đây đã trở thành cái nôi của nền triết học phương Tây với những
triết lý bất hủ trong đó có nhà đại hiền triết Platôn.
Về kết cấu giai cấp, từ thế kỷ thứ III đến thế kỷ thứ VI trước Công
nguyên là thời kỳ quan trọng nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại. Bởi đây là
thời kỳ nhân loại chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt. Sự thay
thế công cụ lao động đã tạo ra năng suất lao động tăng nhanh, sản phẩm
làm ra ngày càng nhiều dẫn đến dư thừa, chế độ chiếm hữu tư nhân được
xác lập và ngày càng được củng cố. Sự phát triển của lực lượng sản xuất đã
kéo theo sự phân công mạnh mẽ lao động trong xã hội. Trong nông nghiệp
chăn nuôi đã tách ra khỏi trồng trọt. Chế độ chiếm hữu nô lệ hình thành
ngày càng rõ rệt kéo theo quan hệ xã hội cũng trở nên phức tạp, tổ chức xã
hội có sự thay đổi mạnh mẽ. Nếu như trước đây các quan hệ cũ trong phạm
vi bộ tộc, bộ lạc mang tính cộng đồng cao, các cá nhân muốn tồn tại và
phát triển buộc phải hòa mình vào cuộc sống cộng đồng, trong xã hội vẫn
chưa xuất hiện giai cấp thì nay chế độ chiếm hữu ra đời, đã làm xuất hiện
các tư tưởng tư hữu và sau đó là chế độ tư hữu về của cải, đã làm hình
thành giai cấp đối kháng với hai giai cấp cơ bản trong xã hội là giai cấp
chủ nô và giai cấp nô lệ. Trong đó giai cấp chủ nô là giai cấp thống trị, bóc
lột, còn giai cấp nô lệ là giai cấp bị trị, bị bóc lột. Giai cấp nô lệ là lực
10

lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội, tạo ra của cải vật chất trong xã hội.
Song dưới ánh mắt của người Hy Lạp cổ đại, nô lệ chỉ được coi là công cụ
biết nói. Họ không bao giờ được hưởng một chút quyền lợi chính trị nào kể
cả quyền làm người.
Thời kỳ này, đã xuất hiện chế độ cộng hòa dân chủ, song nó chỉ giành

cho dân tự do thuộc giai cấp chủ nô, còn đối với đông đảo nô lệ và kiều dân
thì đó chỉ là nền tàn bạo của giai cấp chủ nô mà thôi. Do đó, xã hội chiếm hữu
nô lệ ngày càng phát triển thì đấu tranh giai cấp giữa chủ nô với nô lệ, giữa
người giàu và người nghèo ngày càng mâu thuẫn gay gắt.
Lao động trong xã hội đã có sự phân chia rõ rệt giữa lao động trí óc và
lao động chân tay, chính điều này đã tạo điều kiện cho một số người chỉ
chuyên tâm lao động trí óc. Họ suy ngẫm về thế giới, xã hội và con người
dần dần làm nảy nở các tư tưởng triết học. Các tri thức triết học và khoa
học đã làm phá vỡ ý thức thần thoại và tôn giáo nguyên thủy thời đó. Tuy
nhiên, ngay khi mới ra đời các tư tưởng triết học cũng mang tính giai cấp
sâu sắc và bị chi phối bởi ý chí của giai cấp thống trị. Nó là thế giới quan
của giai cấp chủ nô và trở thành tư tưởng thống trị xã hội. Khẳng định điều
này C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Trong mọi thời đại, những tư tưởng của
giai cấp thống trị là những tư tưởng thống trị. Điều đó có nghĩa là giai cấp
nào là lực lượng vật chất thống trị trong xã hội thì cũng là lực lượng tinh
thần thống trị trong xã hội. Giai cấp nào chi phối những tư liệu sản xuất vật
chất thì cũng chi phối luôn cả những tư liệu sản xuất tinh thần, thành thử
nói chung tư tưởng của những người không có tư liệu sản xuất tinh thần
cũng đồng thời bị giai cấp thống trị đó chi phối. Những tư tưởng thống trị
không phải là cái gì khác mà chỉ là sự biểu hiện tinh thần của những quan
hệ vật chất thống trị, chúng là những quan hệ vật chất thống trị được biểu
hiện dưới hình thức tư tưởng; do đó là sự biểu hiện của chính ngay của
11

những quan hệ làm cho một giai cấp trở thành giai cấp thống trị; do đó, đó là
những tư tưởng của sự thống trị của giai cấp ấy” [22, tr. 66, 67].
Thời kỳ cổ đại, Hy Lạp được phân chia thành nhiều nước nhỏ. Mỗi
nước lấy một thành phố lớn làm trung tâm. Trong đó có hai thành phố lớn và
hùng mạnh nhất là Spác và Aten.
Thành phố Spác nằm ở vùng bình nguyên, đất đai màu mỡ rất thuận lợi

cho sản xuất nông nghiệp. Chính quyền nơi đây được giai cấp chủ nô quý tộc
duy trì theo kiểu cha truyền con nối. Do đó, Spác đã xây dựng một thiết chế
nhà nước dân chủ thực hiện sự áp bức rất tàn khốc đối với giai cấp nô lệ.
Thành bang Aten nằm ở vùng đồng bằng thuộc Trung bộ Hy Lạp. Đây là
thành phố rất phát triển của Hy Lạp thời kỳ cổ đại là trung tâm kinh tế - văn
hóa và là cái nôi của triết học Châu Âu. Tương ứng với sự phát triển kinh tế,
văn hóa là thiết chế nhà nước dân chủ Aten.
Hai thành phố trên là hai thành phố hùng mạnh của Hy Lạp song do sự
tranh giành quyền bá nên thành phố Aten và thành phố Spác luôn luôn tiến
hành các cuộc chiến tranh tàn khốc, chém giết lẫn nhau kéo dài hàng chục
năm và cuối cùng dẫn đến thất bại của thành Aten. Cuộc chiến tranh giữa hai
thành phố diễn ra đã làm cho Hy Lạp suy yếu nghiêm trọng trên tất cả các mặt
của đời sống xã hội, tình hình kinh tế - chính trị rất bất ổn, đời sống nhân dân
rất khó khăn. Trong xã hội đã diễn ra các cuộc nổi dậy của giai cấp nô lệ
nhưng đều thất bại vì họ xuất thân từ nhiều bộ lạc, họ nổi dậy một cách tự
phát, không có ngôn ngữ chung và không được tham gia các hoạt động chính
trị, xã hội. Nhân cơ hội này vua Philip ở phía bắc Hy Lạp đã đem quân xâm
chiếm toàn bộ bán đảo Hy Lạp vào thế kỷ thứ II trước Công nguyên, trong
điều kiện suy yếu Hy Lạp nhanh chóng bị rơi vào tay của đế quốc La Mã. Tuy
đế quốc La Mã đã chiếm được Hy Lạp song do nền văn hóa của Hy Lạp phát
triển rực rỡ khiến Đế quốc La Mã lại bị đồng hóa về mặt văn hóa.
12

Thời kỳ cổ đại, Hy Lạp đã xây dựng được những thành tựu rực rỡ trên
các lĩnh vực như văn học, thiên văn học, nghệ thuật…. đây là cơ sở để hình
thành nền văn minh phương Tây hiện đại. Cụ thể như:
Về nghệ thuật: Người Hy Lạp đã sáng tạo nên những công trình kiến
trúc, điêu khắc, hội họa có giá trị, thể hiện được tinh thần và tư tưởng của
người Hy Lạp.
Về văn học: Họ đã để lại một kho tàng văn học thần thoại đồ sộ rất

phong phú, những tập thơ thấm đẫm tình cảm, những vở kịch độc đáo phản
ánh cuộc sống sôi động, bền bỉ của người Hy Lạp.
Về luật pháp: Người Hy Lạp đã xây dựng được một nền pháp luật và
được thực hiện khá nghiêm tại thành bang Aten.
Về khoa học tự nhiên: Họ đã để lại những thành tựu toán học, vật lý
làm nền tảng cho sự phát triển khoa học tự nhiên sau này. Với các tên tuổi nổi
tiếng như Talet, Pytago, Heraclit…
Về lĩnh vực thiên văn: Người Hy Lạp đã biết Trái đất hình cầu, đã dự
báo được hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực, đã quan sát được các vì
sao trên bầu trời…
Về mặt lý luận: ý tưởng về sự bất tử của thần linh cũng tồn tại song
song với ý tưởng về sự vĩnh cửu của vũ trụ như sự kết hợp thế giới quan thần
thoại với tri thức khoa học và những mầm mống của tư duy triết học…
Như vậy, có thể nói Hy Lạp cổ đại đã xây dựng được một nền văn minh
phát triển rực rỡ sớm nhất nhân loại. Những thành tựu đó vẫn còn giá trị đến
ngày nay mặc dù con người đã đạt được những bước tiến vượt bậc song con
người vẫn phải quay trở lại và thán phục. Đánh giá vấn đề này Ph.Ăngghen đã
cho rằng “về mặt triết học cũng như các lĩnh vực khác, chúng ta phải luôn
luôn trở lại với thành tựu của dân tộc nhỏ bé mà năng lực và sự hoạt động về
13

mọi mặt đã tạo ra cho nó một địa vị mà không một dân tộc nào khác có thể
mong ước được trong lịch sử của nhân loại” [ 25, tr. 397].
1.1.2. Cơ sở lý luận cho sự ra đời tư tưởng giáo dục của Platôn
Cơ sở lý luận cho sự ra đời tư tưởng giáo dục của Platôn đó chính là học
thuyết ý niệm và học thuyết linh hồn. Điều này được biểu hiện cụ thể như sau:
* Học thuyết ý niệm:
Platôn là nhà triết học duy tâm khách quan. Platôn cho rằng ý thức là có
trước và quyết định vật chất. Cụ thể, trong triết học của ông, ông gọi ý thức là
“ý niệm” và từ đó sinh ra hết thảy mọi sự vật hiện tượng. Từ điểm xuất phát

này Platôn đã xây dựng nên toàn bộ hệ thống triết học của mình. Thuật ngữ “ý
niệm” theo quan niệm của Platôn được hiểu theo năm nghĩa như sau:
Một là, ý niệm của vật là ý nghĩa của vật. Trong quá trình nhận thức và
phân biệt sự vật trong trạng thái hỗn loạn phổ biến của hiện thực. Chúng ta
luôn cố gắng trả lời cho câu hỏi rằng: Vật đó là gì và nó khác với mọi vật
khác ở điểm nào? Trả lời câu hỏi này chính là ý niệm của vật.
Hai là, ý niệm của vật là sự toàn vẹn nội tạng của mọi bộ phận riêng
biệt và mọi biểu hiện của vật. Một sự toàn vẹn không phân chia được thành
những bộ phận riêng biệt của vật ấy và thể hiện là một chân lý mới so với
chúng. Một cạnh của tam giác không thể tạo ra một tam giác toàn vẹn. Cạnh
thứ hai, cạnh thứ ba cũng vậy. Mặc dù vậy, một cách hợp nhất nào đó giữa
các cạnh sẽ đem lại một cái mới, một chất mới là tam giác.
Ba là, ý niệm của vật là sự thống nhất những đặc điểm cấu thành của
nó. Sự thống nhất này là quy luật của sự xuất hiện và những biểu hiện riêng
biệt của sự vật. Việc ý niệm là quy luật chung, quy định sự xuất hiện và biểu
hiện những đặc điểm riêng của nó, là thể hiện rõ ở mọi vật, vật càng phức tạp
thì quy luật chung của ý niệm của nó càng bộc lộ rõ hơn. Ví dụ: Khi nói anh
A là một con người, chúng ta xét anh A riêng biệt dưới ánh sáng của con
14

người nói chung, còn con người nói chung – như quy luật quy định sự tồn tại
của mỗi con người riêng biệt. Như vậy, Ý niệm ở đây chính là quy luật.
Bốn là, ý niệm của vật không mang tính vật thể. Điều này là rõ ràng, vì
bản thân ý niệm không phải để chỉ một vật thể nào đó, mà ý niệm tồn tại vĩnh
viễn, bất kể vật thể đó còn tồn tại hay không tồn tại.
Năm là, ý niệm của vật có sự tồn tại của riêng mình và hoàn toàn độc
lập, bởi nó cũng tồn tại ở dạng lý tưởng đặc biệt dưới hình thức đầy đủ và
hoàn hảo của mình, chỉ tồn tại trên trời hay cao hơn trời.
Trong năm đặc điểm kể trên thì bốn đặc điểm đầu cho thấy Platôn biết
cách vạch ra các quy luật của tư duy con người và các điều kiện cho tính

khách quan của nó. Nhờ có sự giúp đỡ của tư duy mà con người mới nhận
thức được sự vật, tìm được cái chung của sự vật và xác định được quy luật
của chúng. Tuy nhiên, đặc điểm cuối cùng đã làm cho tư tưởng của Platôn về
ý niệm trở nên kỳ lạ, hão huyền.
Để làm rõ hơn về ý niệm Platôn đã minh họa thông qua dụ ngôn “hang
động”. Trong dụ ngôn này Platôn dẫn ra cảnh tượng của những tù nhân sống
trong hầm tối dưới đất, với một lối vào mở ra ánh sáng và một lối đi dài dẫn
xuống hầm. Những tù nhân này đã sống ở đây từ nhỏ và họ bị xiềng ở cổ và
chân khiến họ không thể đứng dậy và quay lại được phía sau mà chỉ nhìn
được về phía trước. Ở xa hơn một chút phía trên có một ngọn lửa dọi sáng
phía sau lưng họ và giữa các tù nhân và ngọn lửa là một con đường mòn có
lan can được xây dọc theo nó, giống như bức màn ở một cuộc biểu diễn con
rối, che khuất những người biểu diễn nhưng cho thấy những con rối ở phía
trên. Các tù nhân bị giam giữ như thế không thể nhìn thấy điều gì của chính
họ hay của người khác, ngoại trừ những cái bóng do ngọn lửa chiếu vào
những người đi đi, lại lại lên bức tường qua ánh lửa. Khi họ nghe thấy tiếng
người dội lên từ vách hang thì họ nghĩ rằng những tiếng nói đó phát ra từ cái
bóng. Vì thế họ đã nhầm lẫn và coi những cái bóng trên tường là thực tại. Giả
15

sử một người nào đó được giải phóng khỏi xiềng xích và buộc phải đứng dậy
một cách đột ngột rồi quay đầu lại và đi bộ với cặp mặt hướng về phía có ánh
nắng ngoài hang, hẳn họ sẽ thấy đau đớn và khó chịu khi họ ra ngoài ánh
sáng, mắt họ sẽ ngợp ánh nắng khiến họ chưa thể nhìn thấy sự vật. Khi họ đã
nhìn quen các đồ vật trong ánh sáng của Mặt trời, họ nhận ra rằng Mặt trời tạo
ra các mùa và thời gian trong năm và chi phối mọi sự trên thế giới hữu hình
và hơn nữa Mặt trời là nguyên nhân của mọi cái mà họ đã quen nhìn thấy,
anh ta cũng sẽ hiểu rằng những gì mà anh ta và bạn anh ta nhìn thấy trên
tường là những cái bóng của thế giới hữu hình. Rồi người được giải thoát
khỏi cái hang đó nghĩ mình thật hạnh phúc khi được thay đổi và buồn cho

các bạn tù của họ. Họ có thể đã từng có thói quen ca ngợi và tự thưởng lẫn
nhau, với các giải thưởng giành cho người nào có con mắt tinh nhất khi nhìn
những cái bóng đi qua và có trí nhớ tốt nhất về thứ tự mà chúng đi sau nhau
hay đi cùng nhau. Khiến cho họ có thể đoán đúng được điều gì sẽ đến tiếp
theo. Rồi anh ta quay trở lại cái hang và ở lại chỗ cũ trong hang. Đột ngột ra
khỏi ánh sáng Mặt trời, mắt anh ta sẽ đầy tăm tối, anh ta có thể được yêu cầu
một lần nữa cho biết ý kiến của mình về cái bóng kia, để thi tài với các bạn
tù chưa từng được giải phóng. Trong khi mắt anh ta còn đang lờ mờ, chưa
ổn định và anh ta sẽ cần một thời gian để làm quen với bóng tối. Các bạn tù
sẽ cười nhạo anh ta và nói rằng việc đi lên miệng hang để trở về với cặp mắt
hỏng, dù chỉ để thử thôi, là việc không đáng làm. Nếu họ có thể đặt tay vào
người đang cố gắng giải phóng họ, hẳn họ sẽ giết chết người ấy.
Từ dụ ngôn trên Platôn khẳng định có hai thế giới đó là “thế giới tối
tăm của cái hang và thế giới rạng rỡ với ánh sáng Mặt trời. Hang giam giữ tù
nhân tương ứng với thế giới các sự vật hữu hình và ánh lửa trong đó tương
ứng với sức mạnh của Mặt trời. Việc đi lên khỏi hang để nhìn các sự vật ở thế
giới bên trên có thể coi là điều biểu thị cho cuộc hành trình đi lên của linh hồn
vào vùng của các sự vật khả tri” [2, tr. 174].
16

Platôn cho rằng thế giới ý niệm là thế giới có trước còn thế giới sự vật
cảm tính là do thế giới ý niệm sinh ra. Trong đó, thế giới ý niệm quyết định
thế giới sự vật cảm tính, thế giới sự vật cảm tính sinh ra bằng cách bắt chước
thế giới ý niệm. Ý niệm nằm ngoài không gian và thời gian. Thời gian có thể
cuốn trôi tất cả những gì con người nhìn thấy xung quanh song chỉ riêng ý
niệm thì thời gian và không gian không thể chi phối được.
Platôn quan niệm thế giới sự vật cảm tính là không chân thật, chỉ là
cái bóng của thế giới ý niệm, bởi vì mọi sự vật hiện tượng đều không ngừng
vận động, sinh ra và mất đi, chúng không ổn định và bền vững. Còn thế giới
ý niệm là thế giới của những cái phi cảm tính, phi vật thể là thế giới đúng

đắn chân thật. Chính vậy, tất cả những gì chúng ta nhìn thấy chỉ là cái bóng
của ý niệm, là bản sao của ý niệm. Giải thích quan niệm này Platôn đã minh
chứng “trên thế giới này có những cái giường và vô số những cái bàn
nhưng chỉ có hai ý niệm hay mô thế của chúng; một cái về cái giường, một
về cái bàn” [2, tr. 204]. Hoặc khi chúng ta có thể nói một người đẹp hay là
một bông hoa đẹp là vì chúng ta biết ý niệm về cái đẹp. Chúng ta khi nhìn
một sự vật nào đó chúng ta sẽ có sự đánh giá cho rằng nó đẹp, khi quan sát
nhiều sự vật như vậy, chúng ta nhận ra rằng cái đẹp của một hình thể thì
giống với các hình thức khác, tức là cái đẹp tồn tại ở nhiều hình thức khác
nhau. Từ đó, chúng ta đi đến kết luận ở mọi hình thức đều cùng là một cái
đẹp, và chúng ta sẽ hình thành dần khái niệm về cái đẹp. Cái đẹp này khi nó
với tư cách là một khái niệm, nó sẽ tồn tại khách quan, nghĩa là cái đẹp của
một sự vật cụ thể nào đó sẽ mất đi nhưng cái đẹp nói chung thì luôn luôn tồn
tại. Cụ thể như đối với bông hoa, cái đẹp của nó khi tàn sẽ mất đi, nhưng ý
niệm về cái đẹp vẫn còn. Chính vậy, ý niệm tồn tại bất tử, cho nên nó không
thể đồng thời với sự vật cảm tính thường xuyên biến đổi không ngừng.
Theo phân tích như trên thế giới ý niệm và thế giới sự vật cảm tính
tồn tại biệt lập với nhau, vậy điều gì kết hợp chúng lại với nhau. Giải quyết
17

vấn đề này Platôn đã cho rằng bản thân thế giới ý niệm và thế giới các sự
vật cảm tính không thể tự kết hợp với nhau, do vậy phải có ai đó kết hợp
chúng với nhau. Người đó chính là Đấng sáng thế, Đấng sáng thế có thể
được ví như là nghệ nhân, là người tinh thông, là người lành nghề, là nhà
điêu khắc, là họa sỹ thần thành. Đấng sáng thế sẽ tạo ra thế giới cảm tính
theo khuôn mẫu của thế giới ý niệm. Chẳng hạn như trên cơ sở ý niệm về
cái bàn, nghệ nhân mới tác động vào vật chất thuần túy để làm ra cái bàn
theo ý niệm cái bàn đã có sẵn. Theo đó nghệ nhân chỉ đóng vai trò trung
gian làm cầu nối giữa thế giới ý niệm và thế giới sự vật cảm tính. Tuy
nhiên, có khéo léo tài ba đến đâu thì người nghệ nhân cũng không thể tạo

ra sự vật hoàn hảo đúng như nguyên mẫu hay nói cách khác là ý niệm của
nó. Vậy vấn đề đặt ra là Đấng sáng thế trong khi tạo ra các sự vật của thế
giới có theo ý muốn chủ quan của ông không? Lý giải vấn đề này Platôn
khẳng định Đấng sáng thế là người có thiện chí, mà đã là có thiện chí thì
ông ta luôn mong muốn cho mọi việc trở nên giống ông ta nhiều nhất.
Như vậy, rõ ràng ý niệm là cái tồn tại trước, là nguyên mẫu, còn các sự
vật của thế giới là bản sao, và ý niệm là mô hình hoàn hảo, không bao giờ đạt
tới của sự vật, sự vật là sự sao chép không hoàn hảo của ý niệm, thế giới ý
niệm là kế hoạch còn thế giới các sự vật là hiện thực hóa kế hoạch đó.
Đồng thời, với việc coi ý niệm là tồn tại thực, Platôn cũng khẳng
định cái không tồn tại cũng có thực. Cái không tồn tại là một khía cạnh của
tồn tại. Ví như, vật chất là cái không tồn tại, bởi vì chúng ta không thấy vật
chất tồn tại dưới dạng thuần túy bao giờ. Tuy nhiên, vẫn tồn tại khái niệm
vật chất nói chung và bản thân sự vật cảm tính vẫn là dạng biểu hiện cụ thể
của vật chất. Chính vậy, dưới còn mắt của Platôn, bản thân vật chất cũng
tồn tại vĩnh viễn và không hề do thế giới ý niệm sinh ra mặc dù nó không là
gì cả nhưng vẫn cần thiết.
18

Trong mối quan hệ giữa vật chất và ý niệm thì ý niệm là bản chất chung
của mọi sự vật, đem lại sinh khí cho chúng, và là cơ sở thống nhất cho toàn vũ
trụ, còn vật chất là căn nguyên tạo ra hình thù, chất liệu cho mỗi sự vật cụ thể,
làm cho chúng đa dạng và không ngừng biến đổi. Vì vậy, các sự vật là trung
gian giữa ý niệm và vật chất.
* Học thuyết linh hồn
Thượng đế tạo ra “hạt giống và xuất phát điểm”. Linh hồn con người
cũng vậy, do thượng đế sinh ra nhưng linh hồn con người không phải được
tạo ra từ linh hồn thế giới mà được tạo hóa nhào nặn bằng chính những thành
tố cấu thành nên linh hồn thế giới nhưng với cách thức pha trộn khác nhau.
Platôn quan niệm mỗi linh hồn là một cá thể, chúng cư ngụ trên các vì sao

trên trời, có bao nhiều vì sao thì có bấy nhiêu linh hồn. Thượng đế đã đặt các
vì sao lên cỗ xe. Từ đó, linh hồn nhìn ngắm quan sát vũ trụ. Tạo hoá cũng ban
cho linh hồn con người một số phận bất di bất dịch. Platôn khẳng định linh
hồn tồn tại tiên nghiệm, có năng lực tiếp cận chân lý và giá trị, định sẵn con
đường lý tưởng thế giới và các loài sinh vật khác. Tạo hoá đã ban cho các linh
hồn con đường “tiếp cận tới các thiên thần” đó chính là Trái đất và các hành
tinh, ban cho “những công cụ nhất thời” để đưa linh hồn tới tồn tại hữu hình,
đó là thân xác, nuôi dưỡng làm con người lớn lên và khi thân xác chết đi
thượng đế lại tiếp nhận lại linh hồn.
Linh hồn con người mang bản chất tinh thần vô hình, phi vật chất, siêu
trần thế. Chỉ khi linh hồn được cấy vào “những công cụ nhất thời” kết hợp với
thể xác thì khi đó mới sinh ra các tri giác cảm tính. Linh hồn con người bao
gồm 3 bộ phận: bộ phận thứ nhất là linh hồn lý trí, đây là linh hồn có khả
năng nhận thức được thế giới ý niệm, cơ quan của nó là đầu óc; bộ phận
thứ hai là linh hồn dũng cảm, là cơ sở cho sự giận dữ, tính tự trọng, gan dạ
và dũng cảm; bộ phận thứ ba là linh hồn dục vọng, đây là cơ sở cho những
tham vọng, ham muốn, nhu cầu ăn uống, nhu cầu tình cảm… Trong ba bộ
19

phận này thì chỉ có linh hồn lý chí là tồn tại bất tử, hai bộ phận còn lại thì
chết cùng với thể xác.
Tuy linh hồn bao gồm 3 bộ phận song theo Platôn chúng luôn thống
nhất với nhau. Trong đó, ông đã so sánh linh hồn con người với “năng lực
gắn kết cỗ xe ngựa đối với người lái xe ngựa”. Người lái xe có vai trò như
linh hồn lý trí. Hai con tuấn mã có vai trò như hai bộ phận còn lại của linh
hồn, một con trắng đẹp bên phải đại diện cho linh hồn dũng cảm, một con đen
xấu xí bên trái đại diện cho linh hồn dục vọng, một con thì không cần roi vọt
gì cả, chỉ cần người cầm cương nói và hướng dẫn là nó đi đúng đường, còn
con kia ngang ngược và bất kham dùng roi vọt mới trị được nó. Muốn cho
con ngựa đi đúng hướng thì người cầm cương phải biết điều khiển, biết kết

hợp cả hai con ngựa một cách khéo léo, sao cho cả ba đều kết hợp và làm việc
cùng nhau để đạt được mục tiêu chung. Bằng hình ảnh như vậy, Platôn chỉ rõ
phần linh hồn lý trí nắm quyền điều khiển linh hồn dũng cảm và linh hồn dục
vọng để tạo nên sự hài hòa thống nhất với nhau.
Theo Platôn linh hồn trước khi nhập vào thể xác, bộ phận lý trí đã thấy rõ
ý niệm và chân lý. Khi linh hồn nhập vào thể xác, thì nó sẽ quên hết những
gì đã chiêm nghiệm trước đây. Mặc dù vậy, linh hồn vẫn có khả năng hồi
tưởng lại những gì đã biết. Tuy nhiên, hai bộ phận còn lại của linh hồn là
linh hồn dũng cảm và linh hồn dục vọng, là hai linh hồn nhất thời, là nơi
trú ngụ của những nhu cầu, cảm xúc nguy hại không tránh khỏi, đã ngăn
cản quá trình hồi tưởng của linh hồn lý trí làm cho nó khó có thể nhớ lại
những gì đã thấy, khiến cho linh hồn lý trí rơi vào tình trạng lầm lạc, dẫn
đến ngu dốt và là nguyên nhân của mọi điều xấu và ác.
Linh hồn theo quan điểm Platôn không chỉ dừng lại là một thực thể
tinh thần, mà còn là nguyên lý vận động và cuộc sống. Tất cả mọi loài có
sự sống từ thực vật, động vật đều luôn tự vận động. Sự tự vận động của sự
sống là bởi vì nó có linh hồn. Do đó, linh hồn không chỉ là tinh thần, ý thức
20

mà còn là nguyên lý của sự sống, nó là nền tảng là cơ sở của mọi sự vận
động trên thế gian này.
Platôn cho rằng linh hồn còn là khâu trung gian giữa cảm tính và lý
tính. Với tư cách là tinh thần, linh hồn con người là nơi chứa đựng ý niệm,
còn với tư cách là linh hồn cảm tính, linh hồn là nơi chứa đựng nội dung sinh
khí. Một mặt nhằm thức tỉnh các ý niệm và mặt khác thông qua các ý niệm thì
linh hồn mới lộ diện được. Linh hồn con người gắn kết với thể xác một cách
tự nhiên, nó chính là nhịp cầu nối giữa thế giới ý niệm và thế giới các sự vật
cảm tính xung quanh chúng ta và tạo nên cấu trúc vũ trụ. Thông qua linh hồn
mà khả năng cảm tính của con người nói riêng và thế giới cảm tính nói chung
thông dự vào các ý niệm và chúng giữ vai trò như vậy là do linh hồn vừa là lý

trí vừa là tự vận động.
Trong học thuyết linh hồn của Platôn, một trong những tư tưởng quan
trọng của ông đó là sự luân hồi của linh hồn. Linh hồn sau khi được thượng
đế tạo ra nó được đầu thai vào các vật trên trái đất. Trong lần đầu thai đầu
tiên, các linh hồn đều như nhau không có linh hồn nào thiệt thòi cả. Sau khi
trải qua lần đầu thai thứ nhất, linh hồn dời khỏi thể xác và chịu sự phán quyết
trước toà án của những người quá cố. Sau đó, linh hồn được tái sinh lần thứ
hai. Lúc này các linh hồn tự chọn cho mình một đường đời tương lai của
mình. Người nào được giải thoát trước tiên, người đó được lựa chọn trước
đường đời của mình, và sau này họ không thể thay đổi được. Về đức hạnh
hoàn toàn phụ thuộc vào người đó tôn trọng hay hắt hủi nó. Thông thường
đa số mọi người lựa chọn dựa trên thói quen từ kiếp trước. Nếu như một
người đàn ông ở lần tái sinh thứ hai lại mang bản tính của một phụ nữ thì
cũng là vì kiếp trước khả năng cảm tính nổi trội hơn lý trí của anh ta, nên
bây giờ trở thành một phụ nữ. Nếu một con lươn lựa chọn mình thành một
con sư tử, thì cũng vì ở kiếp trước nó đã phải nếm trải mùi thú dữ…chỉ khi
21

nào linh hồn trong cuộc đời của nó ít nhiều tiếp cận được với khái niệm và
chân lý vĩnh viễn biến chúng thành của riêng mình, thì nó mới được đầu
thai vào kiếp mới, cao hơn hoặc thấp hơn kiếp trước.
Không chỉ vậy, Platôn khi còn cho rằng linh hồn là bất tử. Platôn đã
luận giải vấn đề này bởi ba lý do như sau:
Thứ nhất, tính bất tử của linh hồn xuất phát từ sự tồn tại trước của các
nội dung tri thức tiên nghiệm. Nghĩa là tri thức không đến từ cuộc sống trong
trần gian mà đã tồn tại trước đó, điều này chứng tỏ linh hồn tồn tại trước thân
xác. Còn sự tồn tại sau thân xác thì được rút ra từ lập luận cho rằng mọi cái
sinh ra và mất đi trong bước chuyển giao từ những trạng thái đối lập nhau,
chẳng hạn như, từ thức suy ra ngủ rồi từ ngủ suy ra thức, từ lạnh suy ra nóng
và từ nóng suy ra lạnh…Như vậy, linh hồn tồn tại trước khi con người sinh ra,

nhưng ở trạng thái ngủ, rồi sau đó nó được đánh thức, rồi nó lại đi vào giấc
ngủ cứ thế mãi, do vậy, linh hồn là bất tử.
Thứ hai, linh hồn bất tử vì nó đơn giản, linh hồn chỉ ngừng tồn tại trong
một bộ phận nào của nó được giải thoát, và điều đó chỉ có thể là thể xác. Linh
hồn không thể không bất tử vì đồng hành với nó là các ý niệm, các ý niệm là
một cái gì đó có “hình thái riêng”. Chúng bao giờ cũng như nhau, không thêm
hoặc bớt giống như thân xác. Chúng đơn giản vì linh hồn là nơi chứa đựng
nhận thức ý niệm nên ta phải thừa nhận là chúng thuộc cùng một dạng với ý
niệm và do vậy chúng cũng đơn giản.
Thứ ba, sự bất tử của linh hồn xuất phát từ chính bản thân nó, bởi
nguyên lý của sự sống là tự vận động, mà linh hồn là sự sống, trong đó
tự vận động thì bao giờ cũng bất tử. Nếu không có sự tự vận động thì tất
cả sẽ ngừng trệ.
Platôn đã sắp xếp linh hồn bất tử theo bảng thang bậc giá trị các dạng
của sự sống. Ở kiếp thứ nhất, các linh hồn đã tiếp thu được nhiều chân lý, nó có
thể nhập vào thể xác một nhà triết học, một kẻ đầy tớ của sắc đẹp, nữ thần thi
22

ca hay nữ thần tình yêu. Ở kiếp thứ hai, linh hồn có thể nhập vào thân xác của
một vị vua trọng phép nước. Ở kiếp thứ ba, linh hồn có thể nhập vào một công
chức hay một người nội trợ hay một thương gia. Ở kiếp thứ tư, linh hồn có thể
nhập vào thân xác một vận động viên thể thao to khỏe hay một bác sỹ chăm
chút cho thể lực. Ở kiếp thứ năm, linh hồn có thể nhập vào một nhà tiên tri hay
một chức sắc tôn giáo. Ở kiếp thứ sáu, linh hồn có thể nhập vào một nhà thơ. Ở
kiếp thứ bảy, linh hồn có thể nhập vào một thợ thủ công hay một người nông
dân. Ở kiếp thứ tám, linh hồn có thể nhập vào một nhà ngụy biện hay một kẻ
xu nịnh. Ở kiếp thứ chín, linh hồn có thể nhập vào một tên bạo chúa. Sau lần
chào đời đầu tiên, qua chọn lựa và chín lần đầu thai, và sau mười nghìn năm,
linh hồn trở lại về với vì sao trước đây của mình. Riêng đối với nhà triết học
chỉ cần ba lần đầu thai và sau ba nghìn năm là có thể quay trở về vì sao của

mình rồi bắt đầu chu trình mới. Linh hồn con người giống như nước vậy, rơi
từ trên xuống đất, rồi bốc hơi trở về trời và rồi lại rơi xuống, cứ như thế
thay đổi mãi không ngừng.
Quan niệm của Platôn về học thuyết linh hồn nói chung và tư tưởng về
sự bất tử của linh hồn nói riêng gặp phải không ít ý kiến phản bác. Tuy nhiên,
sau này có rất nhiều nhà tư tưởng kế thừa, biện hộ, bổ sung thêm và nó tồn tại
cho đến ngày nay. Đặc biệt là ông cho rằng linh hồn là bản chất của con
người và nó không thuộc vào thế giới trần gian mà nó ở thế giới bên kia. Đây
là tư tưởng đặt nền móng cho nhiều nhà triết học duy tâm và đặc biệt là tôn
giáo sau này, trong đó rõ nhất là Kitô giáo.
1.2. Platôn cuộc đời và sự nghiệp
1.2.1. Cuộc đời Platôn
Platôn là nhà Đại hiền triết, nhà Giáo dục và là một trong các nhà tư
tưởng quan trọng nhất của thời kỳ Hy Lạp cổ đại, ông đã để lại nhiều tác

×