Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Qua thực tế một số trường Đại học và Cao đẳng ở Thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 107 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ




KIỀU HƯNG






GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
VỚI VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
(QUA THỰC TẾ MỘT SỐ TRƢỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI)







LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC











Hà Nội – 2008

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

2



KIỀU HƯNG



GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
VỚI VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
(QUA THỰC TẾ MỘT SỐ TRƢỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI)




Chuyên ngành: Triết học

Mã số : 60 22 08



LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC




Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Trần Sĩ Phán





Hà Nội - 2008


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

3
Nhân cách là cái gốc làm nên giá trị Ngƣời trong mỗi con ngƣời. Việc bồi
dƣỡng và phát triển con ngƣời nói chung cũng nhƣ bồi dƣỡng và phát triển nhân
cách cho sinh viên nói riêng là yêu cầu, là đòi hỏi cấp bách của công cuộc xây
dựng và đổi mới đất nƣớc.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng công tác
giáo dục, đào tạo. Cùng với dạy chữ là dạy Ngƣời, tạo cho mỗi sinh viên nền tảng
tinh thần từ đó giáo dục sinh viên kiên trì định hƣớng xã hội chủ nghĩa, xây dựng
thế giới quan khoa học, nhân sinh quan đúng đắn, hình thành phẩm chất đạo đức

tốt đẹp. Bồi dƣỡng sinh viên thành con ngƣời mới phát triển toàn diện về đức, trí,
thể, mỹ, có lý tƣởng, có đạo đức, có văn hoá và kỷ luật vì thế Đảng ta khẳng
định: Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là “động lực quan trọng thúc đẩy
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con
ngƣời - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền
vững”.
Sau hơn 20 năm đổi mới đất nƣớc, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đạt
đƣợc những thành tựu to lớn về nhiều mặt, đời sống xã hội đã thay đổi theo
hƣớng tích cực, chúng ta đã xây dựng và phát triển đƣợc đội ngũ những ngƣời lao
động có phẩm chất, nhân cách, lối sống trong sáng lành mạnh, có bản lĩnh chính
trị vững vàng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khoẻ về thể chất. Thanh niên
sinh viên Việt Nam có thêm nhiều cơ hội để giao lƣu, tìm tòi, học hỏi những
thành tựu khoa học hiện đại, những giá trị văn hoá tiên tiến của các nƣớc trên thế
giới, thể hiện bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam Tuy nhiên, cùng với đổi mới, hội
nhập, mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng đã phá vỡ nhiều nét đẹp của văn hoá
truyền thống, nhiều chuẩn mực, giá trị đạo đức bị biến dạng, một bộ phận thanh
niên sinh viên chạy theo lối sống hƣởng thụ, thực dụng, suy thoái về đạo đức, xa
rời truyền thống dân tộc, mờ nhạt về lý tƣởng, sống thiếu ƣớc mơ, hoài bão
Trong tƣơng lai, đất nƣớc Việt Nam sẽ phát triển ra sao, có vị thế nhƣ thế

4
nào trên trƣờng quốc tế, các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc sẽ đƣợc kế
thừa, phát huy và nâng lên tầm cao mới cho phù hợp với xã hội hiện đại nhƣ thế
nào điều đó phụ thuộc rất nhiều vào việc hình thành và phát triển nhân cách
sinh viên ngày nay.
Từ thực trạng đạo đức, nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay, cũng nhƣ
xuất phát từ chủ trƣơng “xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con ngƣời
Việt Nam Bồi dƣỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên,
đặc biệt là lý tƣởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá
con ngƣời Việt Nam” [20, tr. 106] đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nguồn lực

con ngƣời trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Việc tăng
cƣờng công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng nói chung, giáo dục đạo đức Hồ Chí
Minh nói riêng càng trở nên cấp bách.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề đạo đức và nhân cách, sự tƣơng đồng và khác biệt giữa đạo đức và
nhân cách cũng nhƣ vai trò của giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát
triển nhân cách v.v , đã thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều học giả, nhiều nhà
nghiên cứu trong và ngoài nƣớc.
Trong số các công trình đã đƣợc công bố, có thể kể đến một số công trình
tiêu biểu nhƣ: Chủ nghĩa xã hội và nhân cách (Nxb Sách giáo khoa Mác - Lênin,
1983). Cuốn sách là công trình tập thể của một số tác giả thuộc cộng đồng khối
các nƣớc Xã hội chủ nghĩa trƣớc đây biên soạn. Trong cuốn sách các tác giả đã
làm rõ khái niệm nhân cách, cấu trúc của nhân cách, sự phát triển nhân cách về
mặt đạo đức v.v.
Ở trong nƣớc, có hai công trình liên quan trực tiếp đến vấn đề nhân cách, đó
là cuốn “Giá trị, định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị” (H. 1995).
Đây là kết quả nghiên cứu của đề tài KX.07.04. Trong công trình này, các tác giả
tập trung nghiên cứu định hƣớng giá trị nhân cách con ngƣời Việt Nam nói

5
chung, thanh niên sinh viên Việt Nam nói riêng từ đó đƣa ra dự báo về sự phát
triển nhân cách con ngƣời Việt Nam trong thời gian tới.
Cũng trong năm 1995, các tác giả Đề tài KX.07.08 đã công bố kết quả
nghiên cứu của mình “Kết quả điều tra về vai trò của nhà trường trong việc hình
thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam”. Điều đáng chú ý ở công
trình này là các tác giả đi sâu phân tích hệ thống giá trị nhân cách đã đƣợc hình
thành và cần hình thành ở học sinh, sinh viên thông qua giáo dục.
Dƣới một góc độ khác, Giáo sƣ Lê Thi đã nghiên cứu “Vai trò của gia đình
trong việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam” (Nxb Phụ nữ 1987)
Sự nghiên cứu của tác giả đã đi đến khẳng định vai trò to lớn của gia đình, giáo

dục gia đình trong việc “tạo ra nhân cách gốc” của con ngƣời v.v.
Cuốn “Hồ Chí Minh – những vấn đề tâm lý học nhân cách” là tập sách
gồm các bài viết của nhiều nhà nghiên cứu nhân kỷ niệm 105 năm ngày sinh của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó chủ đề “Hồ Chí Minh về con đường hình thành
và giáo dục nhân cách” và “Nhân cách Hồ Chí Minh” đƣợc quan tâm đặc biệt.
Năm 1993, trong khuôn khổ chƣơng trình nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh. Đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức” đƣợc công bố với tựa đề “Tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh - truyền thống dân tộc và nhân loại” do Giáo sƣ Vũ
Khiêu chủ biên đã khắc họa khá rõ nét nội dung tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh
cũng nhƣ vai trò của nó trong việc xây dựng con ngƣời mới Xã hội chủ nghĩa ở
nƣớc ta. Đề tài cũng nêu lên những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về tƣ tƣởng
đạo đức Hồ Chí Minh.
Ngoài các công trình tiêu biểu trên, đã có nhiều bài đăng trên các tạp chí đi
sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa đạo đức với nhân cách, nhƣ “Về vai trò của
giáo dục đạo đức đối với sự phát triển nhân cách trong cơ chế thị trường” của
Nguyễn Văn Phúc - Tạp chí Triết học số 10 - 1996; Hoàng Chí Bảo có bài “Vài
nét chung về nhân cách và nhân cách Hồ Chí Minh” Tạp chí Nghiên cứu lý luận
số 6 - 1998, v.v.

6
Liên quan trực tiếp đến việc nghiên cứu vấn đề nhân cách sinh viên có luận
án PTS Triết học của Trịnh Trí Thức, đề tài “Một số nhân tố khách quan tác
động đến tính tích cực xã hội của sinh viên Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”
(HN.1985). Luận án “Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” (H.1999) của Trần Sĩ Phán
Ngoài ra có một số luận văn nghiên cứu những vấn đề liên quan đến sinh
viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, nhƣ: Doãn Thị Chín với “Vấn đề giáo
dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay” v.v.
Nhìn chung, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đạo đức, nhân cách; mối
quan hệ giữa đạo đức và nhân cách, nhƣng chƣa có tác giả nào đề cập đến ảnh

hƣởng, vai trò của giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh với sự hình thành và phát triển
nhân cách sinh viên Việt Nam. Chúng tôi cho rằng, đây là vấn đề lớn, sự nghiên
cứu vấn đề này có ý nghĩa to lớn cả về lý luận lẫn thực tiễn. Vì vậy, tác giả chọn
vấn đề “Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh với việc hình thành và phát triển nhân
cách sinh viên Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sỹ
Triết học của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng công tác giáo dục đạo đức Hồ
Chí Minh cũng nhƣ thực trạng nhân cách sinh viên Việt Nam, tác giả đề xuất một
số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức Hồ Chí
Minh trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn tập trung vào một số nhiệm vụ sau:
- Làm rõ đặc điểm nhân cách sinh viên và thực trạng nhân cách sinh viên
Việt Nam hiện nay.
- Phân tích đƣợc vai trò và giá trị của đạo đức Hồ Chí Minh trong quá trình
hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay.

7
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục
đạo đức Hồ Chí Minh trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên
hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu trực tiếp của luận văn là nhân cách sinh viên và vai
trò của đạo đức Hồ Chí Minh với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh
viên Việt Nam hiện nay.
Việc nghiên cứu này đƣợc thực hiện chủ yếu trên cơ sở căn cứ vào sự biến
đổi nhân cách sinh viên từ sau khi đổi mới đất nƣớc đến nay (Qua thực tế một số
trƣờng đại học và cao đẳng ở thành phố Hà Nội).

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn.
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Luận văn cũng tham khảo một số bài viết, công trình nghiên cứu đã công bố
trong và ngoài nƣớc có liên quan trực tiếp đến đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử,
- Kết hợp giữa phƣơng pháp lịch sử và lôgích; phân tích và tổng hợp cùng
các phƣơng pháp mang tính chuyên ngành khác.
6. Đóng góp của luận văn
- Góp phần làm sáng tỏ vai trò, tầm quan trọng của giáo dục đạo đức Hồ Chí
Minh với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo
dục đạo đức Hồ Chí Minh với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên
hiện nay.

8
- Kết quả của luận văn sẽ góp phần cung cấp nguồn tƣ liệu để tiếp tục nghiên
cứu, học tập những vấn đề có liên quan.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chƣơng 7 tiết.
Chương 1
TẦM QUAN TRỌNG VÀ YÊU CẦU CỦA GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC HÌNH THÀNH VÀ
PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1 Tầm quan trọng của giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh với việc hình
thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay

1.1.1 Nhân cách, đặc điểm quá trình hình thành nhân cách sinh viên
* Nhân cách và cấu trúc của nhân cách
Khái niệm nhân cách
Trong lịch sử tƣ tƣởng nhân loại, nhân cách là đối tƣợng của nhiều ngành
khoa học khác nhau đồng thời là vấn đề nghiên cứu có tính phức tạp. Vì vậy,
dƣới những góc độ khác nhau các nhà nghiên cứu có cách tiếp cận không giống
nhau.
Trong cuộc sống đời thƣờng khi đề cập đến vấn đề nhân cách của con ngƣời
cụ thể nào đó, ngƣời ta thƣờng đồng nhất nhân cách với phẩm chất đạo đức, là
cách sống của mỗi cá nhân. Căn cứ vào tính chất phù hợp hay không phù hợp của
hành vi đối với cộng đồng mà cá nhân có thể đƣợc coi là ngƣời có nhân cách tốt
hay xấu, có nhân cách hay mất nhân cách. Ngƣời đƣợc coi là có nhân cách tốt là
ngƣời đƣợc mọi ngƣời quý mến tôn trọng, tin tƣởng đồng thời là ngƣời luôn có
những hành vi đạo đức phù hợp với chuẩn mực của xã hội, đƣợc xã hội thừa nhận
và đánh giá cao; ngƣợc lại ngƣời bị coi là mất nhân cách khi bị xã hội phê phán,
lên án bởi những hành vi không phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội.

9
Với tƣ cách là “tƣ tƣởng về nhân cách”, quan niệm nhân cách đã xuất hiện
từ khoảng thế kỷ IV, thứ III trƣớc công nguyên trong học thuyết triết học của nhà
triết học Hi Lạp cổ đại Arixtốt (384 - 322), khi ông cho rằng con ngƣời là “sinh
vật chính trị”.
Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thuật ngữ nhân cách với ý nghĩa khoa
học mới đƣợc hai nhà tâm lý học ngƣời Đức là Dilthay và Spranger nêu ra. Theo
đó hai ông cho rằng nhân cách là cái “mặt nạ” có tính chất xã hội của cái tôi bên
trong; khi nào cái “mặt nạ” đó trùng với cái tôi thì nhân cách con ngƣời phát triển
đến độ chín muồi.
Ngày nay nhân cách đƣợc các nhà khoa học tiếp cận dƣới nhiều góc độ khác
nhau, do đó có những quan niệm không giống nhau về “nhân cách”.
Theo cách tiếp cận sinh học, các nhà khoa học quy bản chất nhân cách con

ngƣời về yếu tố sinh học, nhìn nhận, lý giải con ngƣời chỉ đơn thuần nhƣ một
thực thể sinh học, tất cả mọi hành vi xã hội, hoạt động, năng lực tƣ duy, nhận
thức, đạo đức, thẩm mỹ của con ngƣời với tƣ cách là hoạt động văn hoá chỉ là
những khía cạnh tồn tại sinh vật của con ngƣời mà thôi. Vì vậy, để tìm hiểu nhân
cách phải đi tìm cội nguồn những hành vi xã hội của con ngƣời ở hành vi bản
năng của động vật. Tiêu biểu cho cách tiếp cận này là Lý thuyết cơ cấu toàn diện
nhân cách trong học thuyết Phân tâm học của S.Phreud (1856 - 1939). Theo lý
thuyết này, nhân cách đƣợc S.Phreud quan niệm nhƣ là sự tƣơng tác giữa cái vô
thức và ý thức, ở đó ông cho rằng nhân cách bao gồm ba tầng:
Tầng thứ nhất là tầng bản năng. Bản năng có ở tất cả mọi ngƣời, mọi sinh
vật, là tầng đáy trong cơ cấu nhân cách con ngƣời, là nơi chứa đựng những manh
nha về những tình cảm, dục vọng, trạng thái tâm lý hành động của chúng ta.
Tầng thứ hai là tầng bản ngã. Bản ngã là tầng của những hoạt động có ý
thức, là sự thể hiện tâm lý tính cách của chúng ta. Nó đƣợc hình thành do sự va
chạm của bản năng với những yêu cầu bắt buộc của các quy phạm đạo đức, pháp
luật, tôn giáo và chuẩn mực văn hoá. Theo S.Phreud trong ba tầng nhân cách (bản

10
năng, bản ngã, siêu ngã) thì bản ngã đƣợc ví nhƣ ngƣời cầm lái con thuyền nhân
cách.
Tầng thứ ba là tầng “siêu ngã”. Siêu ngã đƣợc hình thành từ sự bất lực của
bản ngã trƣớc những thúc dục của “bản năng”, cái siêu ngã không tự nhiên hình
thành mà đƣợc hình thành do ảnh hƣởng của áp lực từ bên ngoài, nó chấp nhận
uy quyền và sự thắng thế của các thiết chế của văn hoá một cách bị động, không
am hiểu, vô thức chứ không phải có ý thức hay tự giác [ 23, tr. 43 - 44].
Trên cơ sở phân tầng nhân cách S.Phreud đã đƣa ra định nghĩa về nhân cách:
“Nhân cách là những tình cảm, những cố gắng và những tƣ tƣởng phát sinh từ
những mâu thuẫn giữa tính hiếu chiến của chúng ta, động cơ thúc đẩy việc tìm
kiếm để thoả mãn nhu cầu một cách sinh vật và sự kiềm chế xã hội chống lại
chúng” [24, tr. 345].

Khác với cách tiếp cận trên, cách tiếp cận xã hội học lại phủ nhận mối quan
hệ giữa hành vi con ngƣời với với những nhân tố tự nhiên, sinh học đồng thời
cũng phủ nhận mối quan hệ giữa hành vi con ngƣời với những biểu hiện sinh
hoạt vật chất. Theo đó, họ giải thích hành vi con ngƣời, nhân cách con ngƣời
bằng nguyên nhân tƣ tƣởng, bằng ý thức xã hội. J.H.eysenck coi nhân cách là
một dạng nào đó của ý thức trí tuệ và ý thức đạo đức. M.Selơ (nhà triết học ngƣời
Đức - đại biểu của chủ nghĩa nhân bản triết học thế kỷ XX) lại khẳng định: “Bản
chất vốn có của con ngƣời không gắn với tồn tại của nó về mặt sinh vật và xã hội
mà nằm trong tinh thần của nó, trong khả năng của con ngƣời trở thành nhân
cách” [1, tr. 23].
Mặc dù có những đóng góp nhất định trong việc làm rõ khái niệm nhân cách
nhƣng những khuynh hƣớng trên vẫn chỉ dừng lại ở chỗ tuyệt đối hoá mặt này
hay mặt kia của nhân cách, họ đã chia cắt, tách bạch mặt sinh học khỏi mặt xã hội
và ngƣợc lại.
Ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX, triết học Mác đã đánh dấu bƣớc
ngoặt vĩ đại trong lịch sử tƣ tƣởng nhân loại. Khi xem xét bản chất nhân cách con

11
ngƣời, chủ nghĩa Mác đã nhận ra đƣợc những thiếu sót, những hạn chế của chủ
nghĩa duy tâm, chủ nghĩa duy vật siêu hình và khắc phục nó trên cơ sở thế giới
quan duy vật biện chứng và phƣơng pháp luận biện chứng duy vật. Chủ nghĩa
Mác khẳng định con ngƣời là một thực thể sinh học - xã hội, vì vậy không bao
giờ có sự đối lập, tách rời giữa mặt sinh học và mặt xã hội trong con ngƣời, mặt
sinh học và mặt xã hội có quan hệ chặt chẽ, biện chứng lẫn nhau, theo đó mặt
sinh học không thuần tuý là sinh học mà là sinh học - xã hội, còn mặt xã hội
không trừu tƣợng, trống rỗng mà là sự phản ánh hiện thực của tồn tại sinh học -
xã hội.
Con ngƣời là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hoá lâu dài của giới tự nhiên.
Trong quá trình sống và phát triển, con ngƣời không chỉ bị chi phối bởi những
quy luật tự nhiên - sinh học mà còn chịu tác động của những quy luật xã hội. Từ

quá trình ấy, thông qua hoạt động thực tiễn, một mặt con ngƣời đã tác động vào
tự nhiên cải biến tự nhiên, thúc đẩy lịch sử phát triển, mặt khác con ngƣời hoàn
thiện bản chất xã hội trong bản thân mình và cũng là quá trình hoàn thiện nhân
cách. Nhân cách không phải cái bẩm sinh sẵn có mà đƣợc hình thành, phát triển
trong quá trình sống, lao động và trong các quan hệ giao tiếp xã hội của con
ngƣời. C. Mác viết: “Bản chất của “nhân cách riêng” không phải là bộ râu,
không phải dòng máu, không phải là thể chất trừu tƣợng của con ngƣời mà là
phẩm chất xã hội của con ngƣời” [13, tr. 71].
Với sự phát triển của khoa học và những thành tựu của nhiều ngành khoa
học về nhân cách mang lại, trên cơ sở lập trƣờng triết học mácxít các nhà khoa
học đã đƣa ra nhiều quan niệm khác nhau về nhân cách, nhƣ:
“Nhân cách là những phẩm chất, những trạng thái, tính chất, xu hƣớng bên
trong của từng cá nhân. Đó là thế giới của cái “tôi” do tác động tổng hợp của các
yếu tố cơ thể và xã hội hết sức riêng biệt tạo nên để cá nhân đó có thể tồn tại và
hoàn thành trách nhiệm của mình đối với bản thân và xã hội” [10, tr. 264].

12
“Nhân cách là toàn bộ những đặc điểm tâm lý của cá nhân đã hình thành và
phát triển từ trong các quan hệ xã hội” [52, tr. 80].
Quan niệm khác lại cho rằng: “Nhân cách là hệ thống những phẩm giá xã
hội của cá nhân thể hiện trong cá nhân, ngoài cá nhân, thông qua hoạt động giao
tiếp của cá nhân ấy [35, tr. 74].
Hay, nhân cách là “một chỉnh thể cá nhân có tính lịch sử - cụ thể. Nó tham
gia vào hoạt động thực tiễn, đóng vai trò chủ thể của nhận thức và sự phát triển
xã hội” [1, tr. 26].
Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “Nhân cách là tổ hợp các thái độ, thuộc
tính riêng trong quan hệ hành động của từng ngƣời với tự nhiên, thế giới đồ vật
do loài ngƣời sáng tạo với xã hội và bản thân” [21, tr. 21].
Trong các quan niệm về nhân cách trên đây, các nhà nghiên cứu đã nhấn
mạnh và đề cao nội dung hành động, theo đó nhân cách con ngƣời chỉ đƣợc bộc

lộ và thể hiện ra trong hành động, thông qua hành động của mỗi ngƣời trong quan
hệ của họ đối với tự nhiên, xã hội và chính mình. “Nhân cách là những cá nhân
con ngƣời với tính cách là sản phẩm của sự phát triển xã hội, chủ thể của lao
động, của sự giao tiếp, của nhận thức, bị quy định bởi những điều kiện lịch sử -
cụ thể của đời sống xã hội ” [53, tr. 196].
Xét đến cùng các quan điểm đó vẫn tập trung ở các nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, Nhân cách chỉ có ở con ngƣời cụ thể, hiện thực, những con ngƣời
sống trong những điều kiện, hoàn cảnh xã hội, những giai đoạn, thời kỳ lịch sử cụ
thể chứ không phải những con ngƣời chung chung trừu tƣợng. Nhân cách là đặc
trƣng xã hội của con ngƣời, là kết quả hoạt động thực tiễn mà mỗi ngƣời tiếp
nhận, cải biến và tự giác chuyển hoá.
Thứ hai, Nhân cách là nhân cách của từng cá nhân riêng biệt, không có nhân
cách chung cho tất cả mọi ngƣời. Mỗi cá nhân mang nhân cách vừa có khả năng
tự nhận thức, tự đánh giá, tự điều chỉnh hành vi của bản thân đồng thời có khả
năng nhận thức, đánh giá hành vi của những cá nhân mang nhân cách khác.

13
Thứ ba, Nhân cách là phẩm chất xã hội của con ngƣời đƣợc hình thành từ
đời sống xã hội, nó là cơ sở để khẳng định vai trò, vị trí và giá trị của mỗi con
ngƣời trong mối quan hệ xã hội hàng ngày của chính họ. Chỉ trong hoàn cảnh đó
nhân cách cá nhân mới đƣợc thừa nhận.
Nhƣ vậy, Nhân cách là tổng hợp đa dạng các giá trị xã hội mà con người
đạt được ở trình độ nhất định, thể hiện sự trưởng thành về phẩm chất và năng
lực của mỗi cá nhân thông qua hoạt động, qua các mối quan hệ được xã hội
đánh giá, thừa nhận đồng thời tạo nên đặc trưng riêng cho mỗi cá nhân.
Cấu trúc của nhân cách
Cũng nhƣ vấn đề “nhân cách”, vấn đề “cấu trúc của nhân cách” cũng là một
trong những vấn đề phức tạp. Cho đến nay, vấn đề này cũng còn nhiều ý kiến
khác nhau.
Trƣớc đây các sách giáo khoa Tâm lý học Liên Xô và Việt Nam xác định

cấu trúc của nhân cách gồm bốn thành tố: Xu hƣớng phát triển cá nhân - Năng
lực - Tính cách - Tính khí cá nhân. Trong lúc đó quan điểm của Giáo dục học lại
khẳng định cấu trúc của nhân cách bao gồm: Nhận thức, rung cảm và ý chí.
Gần đây, một số nhà tâm lý học Việt Nam cho rằng nhân cách gồm ba thành
tố: Những thuộc tính tâm lý ổn định bên trong của nhân cách - Mối quan hệ giữa
cá nhân và xã hội - Mối quan hệ giữa cá nhân với công việc. Theo quan điểm này
tác giả Nguyễn Bích Ngọc khẳng định: “Hệ thống bên trong cá nhân: những yếu
tố tâm - sinh lý của nhân cách. Hệ thống bên ngoài cá nhân: mối quan hệ cá nhân
- cá nhân, cá nhân với nhóm, cá nhân với xã hội, trong đó có sự đánh giá của xã
hội đối với cá nhân, và cuối cùng là quan hệ của cá nhân với công việc”
[35, tr. 74].
Theo A.G. Xpirkin cấu trúc của nhân cách bao gồm: tƣ chất di truyền sinh
học, tác động của nhân tố xã hội (môi trƣờng, điều kiện, các chuẩn mực, sự điều
chỉnh) và hạt nhân xã hội - tâm lý của nó là cái “tôi”, trong đó cái “tôi” giữ vị trí
hết sức quan trọng, nó tựa nhƣ cái xã hội bên trong của nhân cách, là “yếu tố bản

14
chất” của cấu trúc nhân cách, là trung tâm tinh thần - ý nghĩa, điều chỉnh, dự báo
tối cao của nhân cách [60, tr. 27].
Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau về cấu trúc của nhân cách, nhƣng
xuất phát từ mục đích, tính chất của luận văn chúng tôi thống nhất với quan điểm
cho rằng cấu trúc của nhân cách là sự thống nhất hữu cơ của hai mặt phẩm chất
và năng lực, cấu trúc này theo quan niệm của Hồ Chí Minh là sự thống nhất của
hai mặt Đức và Tài trong mỗi nhân cách.
Mặt phẩm chất (mặt Đức) của nhân cách là toàn bộ những năng lực và giá trị
đóng vai trò làm cơ sở định hƣớng hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
của cá nhân, đảm bảo cho cá nhân có thể phù hợp, thích ứng với những điều kiện
hoàn cảnh khác nhau cũng nhƣ đảm bảo hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ ngƣời
lao động, ngƣời công dân của mình.
Mặt phẩm chất của nhân cách bao gồm:

- Phẩm chất xã hội
- Đạo đức cá nhân
- Ý chí, ý thức tổ chức kỷ luật
Mặt năng lực (mặt Tài) của nhân cách đƣợc hiểu là toàn bộ khả năng thực
hiện hành vi của cá nhân trong mối quan hệ với cá nhân, với xã hội, và với công
việc để mỗi cá nhân có thể bộc lộ và thể hiện khả năng của mình sao cho đảm
bảo chất lƣợng, hiệu quả và mang tính sáng tạo cao.
Mặt năng lực của nhân cách bao gồm:
- Năng lực xã hội hoá
- Năng lực thực hiện hành vi
- Năng lực tự khẳng định mình
Phẩm chất và năng lực trong mỗi nhân cách đƣợc hình thành và phát triển
trên cơ sở của nhiều yếu tố khác nhau nhƣng có thể khái quát thành hai yếu tố
sinh học: (bẩm sinh, di truyền ) và xã hội: (môi trƣờng, giáo dục ) trong đó quá
trình hoạt động xã hội, hoạt động thực tiễn cũng nhƣ ý thức tự giáo dục, tự rèn

15
luyện của cá nhân đóng vai trò quyết định. Chính vì lẽ đó có thể khẳng định sự
thống nhất hữu cơ giữa phẩm chất và năng lực, giữa Đức và Tài mà mỗi cá nhân
đạt đƣợc thông qua hoạt động của mình đƣợc bản thân, cộng đồng đặc biệt là xã
hội thừa nhận đã tạo thành nhân cách của chính cá nhân ấy.
* Đặc điểm quá trình hình thành nhân cách sinh viên
Sinh viên và nhân cách sinh viên
Do đặc thù về văn hoá, giáo dục mà khái niệm sinh viên đƣợc hiểu theo
nhiều cách khác nhau. Ở một số nƣớc trên thế giới “sinh viên” là khái niệm dùng
để chỉ những ngƣời đang học tập tại các trƣờng Đại học, Cao đẳng và cả ở các
trƣờng Trung cấp chuyên nghiệp và Dạy nghề.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “sinh viên” (Thanh niên sinh viên) đƣợc dùng để chỉ
những ngƣời đang học tập tại các trƣờng Đại học, Cao đẳng, thƣờng có độ tuổi
trung bình từ 18 đến 25.

Về mặt số lƣợng: Xuất phát từ tƣ tƣởng truyền thống của dân tộc Việt Nam
về học tập và giáo dục, đặc biệt kể từ khi Luật giáo dục đƣợc ban hành và đi vào
cuộc sống, cùng với những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nƣớc làm cho
mọi mặt của đời sống xã hội nƣớc ta có nhiều chuyển biến tích cực dẫn tới số
lƣợng sinh viên ngày càng tăng lên.
Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
+ Năm học 2002 – 2003 cả nƣớc có 202 trƣờng đại học, cao đẳng với
khoảng 1.020.667 sinh viên,
+ Năm học 2004 - 2005 có 230 trƣờng đại học, cao đẳng với khoảng
1.319.754 sinh viên,
+ Năm học 2005 - 2006 có 277 trƣờng đại học, cao đẳng với khoảng
1.387.107 sinh viên,
+ Năm học 2006 - 2007 có 322 trƣờng đại học, cao đẳng với khoảng
1.540.201 sinh viên [12].

16
Về mặt xã hội: Với tƣ cách là một bộ phận dân cƣ của xã hội nhƣng là bộ
phận dân cƣ có tính chất đặc thù, Sinh viên có đầy đủ những quyền lợi và nghĩa
vụ về mặt pháp luật của công dân. Sinh viên là những ngƣời đủ năng lực hành vi
và có thể độc lập về trách nhiệm trƣớc hành vi của mình. Song, ở một khía cạnh
khác sinh viên là những ngƣời đang tham gia học tập trong nhà trƣờng, bản thân
họ chƣa phải là lực lƣợng trực tiếp sản xuất vật chất cho xã hội hay nói khác đi
họ chƣa xác lập cho mình một vị trí chính thức trong lao động sản xuất, trong
nghề nghiệp, cho nên họ chƣa thực sự hoàn toàn độc lập trong cuộc sống. Mặc dù
chƣa có một “vị trí thực” song sinh viên sẽ là lực lƣợng sản xuất chủ yếu, hiện
đại và là chủ nhân của đất nƣớc trong tƣơng lai - Thế hệ chủ chốt trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ đất nƣớc.
Khẳng định về vai trò này của sinh viên, tại Đại hội Sinh viên toàn quốc lần
thứ V, nguyên Tổng Bí thƣ Đỗ Mƣời đã khẳng định: “Sự nghiệp đổi mới đất
nƣớc, xây dựng chủ nghĩa xã hội có thành công hay không, đất nƣớc ta bƣớc vào

thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không chủ yếu do
thế hệ thanh niên hiện nay quyết định; trong đó sinh viên là bộ phận có vai trò hết
sức quan trọng” [49, tr. 177].
Về nhận thức, hoạt động nhận thức, hoạt động trí tuệ là hoạt động cơ bản
của sinh viên. Sinh viên là bộ phận có trình độ nhận thức cao, có năng lực tri
thức. Bản thân sinh viên để đƣợc ngồi trên ghế giảng đƣờng đại học, cao đẳng đã
phải trải qua kỳ thi tốt nghiệp trung học, kỳ thi tuyển sinh. Để vƣợt qua đƣợc
những kỳ thi ấy đòi hỏi mỗi sinh viên phải có tri thức, có vốn hiểu biết nhất định.
Mặt khác, khi ngồi trên ghế giảng đƣờng các sinh viên đã đƣợc cung cấp và tiếp
nhận hệ thống tri thức chuyên sâu, những kỹ năng, kỹ xảo. Đƣợc tham gia vào
quá trình nghiên cứu khoa học. Những hoạt động này làm cho sinh viên trở thành
đội dự bị, là nguồn dự trữ, là lực lƣợng bổ sung vào đội ngũ những ngƣời lao
động trí óc, những chuyên gia, những nhà nghiên cứu ở những lĩnh vực khác
nhau trong cơ cấu đội ngũ trí thức Việt Nam.

17
Từ hoạt động có tính chất đặc thù, sinh viên không chỉ thể hiện đƣợc mình là
bộ phận của xã hội với những đặc trƣng: trẻ, khoẻ, nhạy bén, năng động, có tri
thức, nghị lực, có ƣớc mơ hoài bão, có lòng nhiệt tình và nhạy bén trong cuộc
sống và trong tƣơng lai họ còn là lực lƣợng xung kích trên các mặt trận kinh tế,
chính trị, khoa học kỹ thuật
Dù thế nào thì đây cũng chỉ là giai đoạn sinh viên chuẩn bị hành trang vào
đời với việc tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm, phƣơng pháp nhận thức và bản lĩnh
chính trị. Quá trình này không chỉ đơn thuần làm sinh viên tự chuyển hoá, biến
đổi, phát triển mình, đó còn là quá trình hình thành, phát triển và dần dần hoàn
thiện nhân cách sinh viên.
Từ đây có thể hiểu: “Nhân cách sinh viên là tổng thể những tri thức, năng
lực, phẩm chất của sinh viên được hình thành và phát triển từ hoạt động của sinh
viên, quy định những giá trị và hành vi xã hội của sinh viên, được thể hiện, thực
hiện trong hoạt động nhận thức, ứng xử và các hoạt động xã hội của cá nhân mỗi

sinh viên” [26, tr. 31].
Đặc điểm của quá trình hình thành nhân cách sinh viên
Sự hình thành và phát triển nhân cách là một quá trình lâu dài, phức tạp
nhƣng có tính quy luật. Một đứa trẻ mới ra đời chƣa có nhân cách, cá nhân lại
càng không thể tự có nhân cách mà nhân cách con ngƣời đƣợc hình thành trên cơ
sở của nhiều yếu tố trong đó có sự tác động lẫn nhau giữa các yếu tố bên trong và
các yếu tố bên ngoài, giữa cái sinh học và cái xã hội. Vai trò của mỗi yếu tố này
thay đổi trong từng giai đoạn phát triển nhất định. Quá trình hình thành và phát
triển nhân cách của sinh viên cũng tuân theo quy luật trên, nó đồng thời còn bị
chi phối bởi tính đặc thù của sinh viên.
Quá trình hình thành và phát triển nhân cách sinh viên chịu tác động bởi các
nhân tố sau đây:
- Sự hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên bị chi phối bởi đặc
điểm tâm lý, lứa tuổi của sinh viên nói riêng và mặt sinh học nói chung.

18
Nhân cách con ngƣời đƣợc quyết định bởi mặt xã hội và các nhân tố xã hội,
song nhƣ thế không có nghĩa là phủ định vai trò nhân tố sinh học của nhân cách.
Nhân tố sinh học là những yếu tố hữu sinh, hữu cơ những cái mà về mặt
phát sinh, phát triển luôn gắn bó với nguồn gốc động vật của con ngƣời; những
yếu tố, những mặt làm cho con ngƣời hình thành và hoạt động nhƣ một cá thể,
một hệ thống phục tùng các quy luật tự nhiên, sinh học.
Với tƣ cách là sản phẩm phát triển cao nhất của tự nhiên, tổ chức cơ thể của
con ngƣời nhƣ giác quan, hệ thần kinh trung ƣơng là những tiền đề sinh học,
sinh lý học, tâm sinh lý đƣợc xem nhƣ cơ sở vật chất của quá trình hình thành,
phát triển nhân cách con nguời.
Đối với sinh viên, họ là những cá nhân có độ tuổi trung bình từ 18 đến 25,
dƣới góc độ sinh học đây là độ tuổi đang có sự phát triển mạnh và dần ổn định để
tiến tới sự hoàn thiện về cơ thể, sinh lý. Đây là độ tuổi còn đƣợc gọi là độ tuổi
thanh xuân hay tuổi trƣởng thành nhất định, độ tuổi đạt đến độ sung sức về thể

lực nhƣng chƣa ổn định. Những điều này khiến sinh viên trở thành những ngƣời
năng động, tích cực, có khả năng trí tuệ vƣợt xa so với học sinh phổ thông.
Về tâm lý, Sinh viên đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện luôn muốn
thể hiện, khẳng định cái tôi của mình. Họ dễ thích ứng nhƣng cũng dễ chịu sự tác
động bên ngoài, họ vừa sống với hiện tại, nhƣng cũng có nhiều dự định, ƣớc mơ
cho tƣơng lai. Lập trƣờng của sinh viên nhìn chung chƣa vững vàng, trƣớc khó
khăn hay biến động của đời sống họ dễ dao động, hoài nghi, thất vọng thậm chí
có những hành động cực đoan, thái quá.
- Nhân cách sinh viên hình thành và phát triển bị chi phối bởi những nhu cầu
và lợi ích từ chính đời sống của sinh viên.
Trong đời sống của mình, sinh viên cũng có hệ thống nhu cầu và lợi ích đa
dạng, nó bao gồm cả nhu cầu, lợi ích vật chất, cả nhu cầu, lợi ích tinh thần. Trong
đó nhu cầu và lợi ích tinh thần: nhu cầu ham hiểu biết; tiếp thu kiến thức mới;
nhu cầu tình bạn, tình yêu đƣợc sinh viên đặc biệt quan tâm, chú ý.

19
Hoạt động cơ bản và chủ yếu của sinh viên là hoạt động học tập và nghiên
cứu khoa học dƣới sự điều khiển của giáo viên nhằm trang bị tri thức, hình thành
kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, hình thành phẩm chất bản thân. Vì vậy, sinh viên
luôn muốn tiếp cận với hệ thống tri thức khoa học trên mọi lĩnh vực có ích cho họ
cả ở hiện tại và tƣơng lai.
Chính nhu cầu học tập, nâng cao trình độ tạo cho sinh viên tính độc lập tự
chủ và tinh thần sáng tạo. Nó giúp cho sinh viên tích cực hơn, tự giác hơn trong
học tập; họ tận dụng mọi thời gian, phƣơng tiện để học tập, nghiên cứu, trang bị
cho mình hành trang vào đời với lƣợng tri thức nhất định đáp ứng những yêu cầu
và đòi hỏi của công việc, của xã hội.
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận sinh viên thụ động, dựa dẫm, ỷ lại trong
học tập, lƣời biếng trong nghiên cứu khoa học, tích luỹ tri thức hoặc chỉ chú
trọng đến học để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ mà không chú trọng rèn luyện
phẩm chất đạo đức, chính trị, pháp luật dẫn tới vi phạm pháp luật, suy thoái nhân

cách.
Bên cạnh nhu cầu học tập thì nhu cầu tình bạn, tình yêu là một nhu cầu quan
trọng đối với sinh viên. Thông qua các mối quan hệ này tạo cho sinh viên lối
sống mang tính tập thể, biết quan tâm chia sẻ, giúp đỡ mọi ngƣời từ đó hình
thành nên những phẩm chất tốt đẹp trong nhân cách.
Tuy nhiên vẫn còn hiện tƣợng tha hoá phẩm chất trong sinh viên mà nguyên
nhân của nó bắt nguồn từ những mối quan hệ không trong sáng, không lành
mạnh. Chính điều này đòi hỏi phải xây dựng môi trƣờng giáo dục lành mạnh, văn
hoá để hình thành nên những nhân cách tốt đẹp phù hợp với xã hội và truyền
thống dân tộc.
- Nhân cách sinh viên chịu ảnh hƣởng của nhân tố văn hoá.
Sinh viên Việt Nam là những ngƣời đƣợc sinh ra và lớn lên trong một dân
tộc có bề dày truyền thống với nhiều giá trị văn hoá tích cực, tiến bộ. Do có trình
độ hiểu biết nhất định, nên quá trình hƣởng thụ văn hoá của sinh viên có sự chọn

20
lọc, họ biết phân biệt, nhận diện các giá trị văn hoá để tiếp thu nhằm làm phong
phú hơn đời sống tinh thần của mình, hƣớng tới những giá trị Chân - Thiện - Mỹ
của cuộc sống.
Một nhân cách tốt đẹp chỉ có thể đƣợc xây dựng trên nền tảng một tâm hồn
phong phú, một tình cảm sâu sắc và văn hoá tiến bộ. Trong thực tế vẫn còn
những sinh viên xa rời giá trị văn hoá truyền thống chạy theo lối sống hƣởng thụ,
thực dụng đó là biểu hiện của sự lệch lạc trong sự phát triển nhân cách. Chúng
tôi đồng ý với quan niệm cho rằng:
“Nhân cách của một ngƣời nhƣ thế nào, điều đó tuỳ thuộc vào khả năng và
mức độ mà ngƣời đó tiếp nhận những tác động văn hoá của xã hội thông qua sự
luyện tập văn hóa của cá nhân trong lao động, trong học tập và trong giao tiếp xã
hội” [8, tr. 3].
- Sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên phụ thuộc vào tính tích cực
tự giác của bản thân sinh viên.

Con ngƣời vốn là thực thể sinh học - xã hội, khác với tất cả các sinh vật khác
ở khả năng hoạt động có ý thức. Trong đời sống với vô số các giá trị xã hội, con
ngƣời phải lựa chọn cho mình những giá trị cần thiết và phù hợp nhất, đây chính
là quá trình mỗi cá nhân bộc lộ đƣợc tính tích cực xã hội cũng nhƣ tính chất chủ
thể của mình.
Trong quá trình học tập ở trƣờng đại hoc, cao đẳng bản thân sinh viên là đối
tƣợng của quá trình giáo dục để từ đó hình thành, phát triển nên nhân cách ở sinh
viên. Quá trình giáo dục với mục tiêu và hệ thống tri thức của mình đã khắc hoạ
nên hình mẫu nhân cách phù hợp với xu thế xã hội, mặt khác còn thực hiện chức
năng điều chỉnh, định hƣớng những hành vi lệch lạc trong sự phát triển nhân cách
sinh viên.
Tuy nhiên, đây không phải là quá trình áp đặt vào mỗi cá nhân để biến họ
khuân theo mẫu hình nhân cách cần thiết. Để trở thành nhân cách phát triển toàn
diện, còn phụ thuộc vào tính tích cực, tự giác; vào quá trình tự giáo dục, tự rèn

21
luyện của bản thân mỗi một sinh viên. Trong cùng một môi trƣờng, cùng chịu
những tác động giáo dục nhƣ nhau nhƣng cá nhân nào có ý thức tự giáo dục rèn
luyện, tự giác, tích cực cao hơn sẽ tạo ra tính tích cực, sự đa dạng, phong phú hơn
của nhân cách; ngƣợc lại sẽ gây ra tính ỷ lại, tính thụ động của nhân cách, thậm
chí làm thui chột nhân cách.
Tính tích cực tự giác, ý thức tự giáo dục và rèn luyện của mỗi sinh viên là
yếu tố cơ bản bên trong, là kết quả của quá trình tự thân vận động. Đồng thời là
yếu tố tạo nên sắc thái riêng độc đáo không lặp lại giữa nhân cách này với nhân
cách khác.
- Sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên chịu sự tác động trực tiếp
từ sự giáo dục của nhà trƣờng. Nhà trƣờng là nơi đào tạo, rèn luyện sinh viên
theo mục tiêu, chƣơng trình giáo dục đã đƣợc đề ra. Mục tiêu đó đã đƣợc quy
định trong điều 39 của Luật giáo dục là “đào tạo ngƣời học có phẩm chất chính
trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành

nghề nghiệp tƣơng xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Khác với nhà trƣờng phổ thông, trƣờng đại học tập trung vào hoạt động giáo
dục nghề nghiệp cho sinh viên, giúp sinh viên từng bƣớc hình thành năng lực cá
nhân, từ đó có thể tự chủ trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn. Đồng
thời, trong môi trƣờng giáo dục đại học, thông qua các quan hệ xã hội có tính đa
dạng. thông qua hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học sinh viên đƣợc định
hƣớng để phát triển bản thân trở thành những nhân cách phù hợp với yêu cầu của
xã hội.
Lúc sinh thời, Hồ Chí Minh (trong tác phẩm: Đời sống mới - năm 1947)
từng
chỉ rõ: “Từ tiểu học, trung học cho đến đại học là nơi rèn luyện nhi đồng và thanh
niên… vì vậy sự học tập ở trong trƣờng có ảnh hƣởng rất lớn cho tƣơng lại của
thanh niên và tƣơng lai của thanh niên tức là tƣơng lai của nƣớc nhà”.

22
Nhƣ vậy, quá trình hình thành và phát triển của nhân cách sinh viên là sản
phẩm lịch sử - xã hội xác định, mặc dù đƣợc quyết định bởi những yếu tố xã hội,
tính quyết định xã hội và tính tích cực cá nhân song cũng không thể phủ nhận vai
trò của yếu tố sinh học, tâm lý. Sản phẩm đó đƣợc cá thể hoá ở mỗi ngƣời với
những sự khác biệt đặc biệt là sự khác biệt trong tính tích cực, tự giác cá nhân;
điều này tạo nên bản sắc độc đáo, riêng biệt của mỗi cái “tôi” nhân cách.
1.1.2 Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết
định sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay.
*Đạo đức Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngƣời con ƣu tú của dân tộc Việt Nam, là vị lãnh tụ
thiên tài của Đảng ta và nhân dân ta, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn
hoá thế giới. Ngƣời đã kết tinh trong mình những phẩm chất và giá trị tinh thần
cao quý nhất của giai cấp công nhân và của dân tộc Việt Nam.
Công lao và sự nghiệp vĩ đại của Ngƣời toả sáng một niềm tin vô hạn vào

khả năng cách mạng và sáng tạo, lƣơng tri và phẩm giá con ngƣời, đề cao con
ngƣời, lấy con ngƣời làm trung tâm của mọi suy nghĩ và hành động; suốt đời
Ngƣời đấu tranh không mệt mỏi chống áp bức, bất công phấn đấu đem cuộc sống
tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Chính công lao và sự nghiệp ấy đã tạo nên một
thời đại mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam, thời đại mang tên Ngƣời - Thời đại
Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng ta, nhân dân ta và nhân loại tiến bộ một di
sản tinh thần vô giá đó là tƣ tƣởng và tấm gƣơng đạo đức trong sáng, mẫu mực,
kết tinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tinh hoa văn
hoá nhân loại và thời đại. Đạo đức Hồ Chí Minh bao quát một bình diện vô cùng
rộng lớn của cuộc sống, của hoạt động thực tiễn, do đó khó có thể đƣa ra một
định nghĩa, một quan niệm đầy đủ về “Đạo đức Hồ Chí Minh”. Hơn nữa nhƣ
Ph.Ăngghen trong “Chống Đuy rinh” viết: “Đứng về một khoa học mà nói, thì
mọi định nghĩa chỉ có một giá trị nhỏ thôi”.

23
Ở mức độ khái quát chúng ta có thể hiểu: “Đạo đức Hồ Chí Minh là sự hiện
diện của một tấm gƣơng tuyệt vời và các hành vi ứng xử trong hoạt động thực
tiễn của Ngƣời” [32, tr. 224], hay Đạo đức Hồ Chí Minh là tổng hợp những quy
tắc, những chuẩn mực xã hội tồn tại trong con người Hồ Chí Minh nhờ đó giúp
Người tự giác điều chỉnh hành vi của mình trong quan hệ với người khác, với xã
hội vì lợi ích của con người và lợi ích của xã hội.
Đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ đƣợc biểu hiện ra trong hành vi đạo đức
thƣờng ngày mà còn đƣợc thể hiện trong những tƣ tƣởng đạo đức của Ngƣời. Ở
Hồ Chí Minh, tƣ tƣởng đạo đức luôn gắn liền với hành vi đạo đức, động cơ luôn
gắn liền với mục đích, nói đi đôi với làm, nhiều khi nói ít nhƣng làm nhiều hoặc
làm nhiều nhƣng không cần nói. Chính những điều này làm cho Hồ Chí Minh trở
thành “Ngƣời Việt Nam đẹp nhất” trong lòng mỗi ngƣời dân Việt Nam, là “Nhân
cách của con ngƣời thời đại cho mọi thế hệ” trong con mắt nhân dân thế giới.
Đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh của những giá trị đạo đức truyền thống

của dân tộc Việt Nam tự ngàn xƣa, nơi mà Ngƣời đã đƣợc sinh ra, nuôi dƣỡng và
trƣởng thành. Đó là sự tiếp biến những tinh hoa văn hoá, đạo đức của nhân loại
tiến bộ, là tƣ tƣởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin mà Ngƣời đã
tiếp thu đƣợc, lĩnh hội đƣợc khi bôn ba khắp năm châu bốn biển để tìm kiếm con
đƣờng, phƣơng pháp thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp
và giải phóng con ngƣời; hơn thế nữa đạo đức Hồ Chí Minh còn là kết quả tu
dƣỡng, phấn đấu bền bỉ, kiên trì của bản thân Ngƣời.
Khác với đạo đức trƣớc đó, đạo đức mà Hồ Chí Minh rèn luyện bản thân và
giáo dục mọi ngƣời là nền đạo đức mới - đạo đức cách mạng. Theo Ngƣời, đạo
đức cách mạng giúp cho con ngƣời vững vàng trƣớc mọi thử thách, mới hoàn
thành đƣợc nhiệm vụ của bản thân, nó cũng là nguồn để nuôi dƣỡng và phát triển
con ngƣời. Ngƣời khẳng định: “Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn thất
bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bƣớc… khi gặp thuận lợi và thành công vẫn giữ
vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn, “lo trƣớc thiên hạ, vui sau thiên

24
hạ”; lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hƣởng thụ, không
công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hoá. Đó cũng là biểu
hiện của đạo đức cách mạng” [45, tr. 284].
Đạo đức cách mạng mà Hồ Chí Minh xây dựng đã trở thành một bộ phận
quan trọng trong nền tảng tinh thần của xã hội, đã trở thành động lực, sức mạnh
to lớn để Đảng ta, nhân dân ta vƣợt qua khó khăn thử thách chiến thắng kẻ thù,
giành lại độc lập cho dân tộc, dân chủ cho nhân dân, hƣớng tới một xã hội tiến
bộ, công bằng, dân chủ, văn minh.
* Tính tất yếu, sự cần thiết của giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh với việc hình
thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay.
Năm 1990, tại Hội thảo quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh các nhà nghiên
cứu đều nhấn mạnh: Hồ Chí Minh là “một biểu tƣợng kiệt xuất về quyết tâm của
cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng của nhân
dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình,

độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội” [56, tr. 5].
Hiện nay nƣớc ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nƣớc, thời kỳ cả dân tộc chung sức nỗ lực phấn đấu biến mục tiêu, lý
tƣởng mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn trở thành hiện thực, lý tƣởng về một
xã hội dân giàu, nƣớc mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Để thực hiện thành
công mục tiêu trên đòi hỏi phải có những con ngƣời đủ đức, đủ tài, vừa “hồng”,
vừa “chuyên”. Vừa phải có năng lực chuyên môn, vừa phải có đạo đức, lối sống
và nhân cách trong sáng phù hợp. Vì vậy, thực hiện giáo dục đạo đức nói chung,
đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng để hình thành và phát triển nhân cách cho sinh
viên Việt Nam hiện nay là vấn đề tất yếu. Tính tất yếu ấy đƣợc quyết định bởi:
Thứ nhất, xuất phát từ vai trò và trách nhiệm của sinh viên đối với sự tồn
vong, hƣng thịnh của đất nƣớc.
Đất nƣớc ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

25
Đây là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện nền sản xuất xã hội từ chỗ sử
dụng sức lao động thủ công sang sử dụng sức lao động với công nghệ, phƣơng
tiện hiện đại và tiến bộ khoa học vào sản xuất. Quá trình này đòi hỏi ngƣời lao
động phải có trình độ, tri thức đồng thời có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất và
nhân cách. Đây là việc tạo ra những con ngƣời mới phát triển toàn diện cả về thể
chất lẫn tinh thần, trí tụê. Lực lƣợng đó trƣớc hết phải từ tầng lớp thanh niên, học
sinh, sinh viên.
Sinh viên với tƣ cách là đội ngũ trí thức trong tƣơng lai, là lực lƣợng lao
động chủ yếu của đất nƣớc ở những lĩnh vực khác nhau, là những ngƣời chủ
tƣơng lai của xã hội. Vai trò của thanh niên sinh viên đối với đất nƣớc vô cùng to
lớn.
Ph.Ăngghen chỉ ra rằng: “Các bạn hãy cố gắng làm cho thanh niên ý thức
đƣợc rằng giai cấp vô sản lao động trí óc phải đƣợc hình thành từ hàng ngũ sinh
viên” [39, tr. 613]. Vận dụng sáng tạo tƣ tƣởng của Ph.Ăngghen, xuất phát từ tình
hình thực tế của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định: “Thanh niên là

ngƣời chủ của nƣớc nhà. Thật vậy nƣớc nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một
phần lớn là do các thanh niên” [42, tr. 185].
Đảng ta khẳng định: “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nƣớc
ta bƣớc sang thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không,
cách mạng Việt Nam có vững bƣớc theo con đƣờng chủ nghĩa xã hội hay không
phần lớn tuỳ thuộc vào thanh niên, vào việc bồi dƣỡng, rèn luyện thế hệ thanh
niên, công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc” [16, tr. 82].
Tại Hội nghị Trung ƣơng lần thứ bảy, khoá X (từ 9 - 17/7/2008) Đảng ta đã
thông qua ba đề án quan trọng, trong đó có đề án “Về tăng cƣờng sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá” và đề án “Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nƣớc”. Cả hai đề án này đều khẳng định vai trò to lớn của
thanh niên (trong đó có thanh niên sinh viên) và của đội ngũ trí thức đối với sự

×