Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Vai trò của các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 116 trang )


Đại học quốc gia hà nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn


HOàNG THị GIANG


VAI TRÒ CỦA CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ
TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ HIỆN NAY


Luận văn thạc sỹ Triết học




Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. phạm ngọc thanh



Hà nội - 2009



Đại học quốc gia hà nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn


HOÀNG THỊ GIANG




VAI TRÒ CỦA CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ
TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ HIỆN NAY


Luận văn thạc sỹ triết học
Chuyên ngành: Triết học
Mã số : 60 22 80


Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. phạm ngọc thanh





Hà nội - 2009

Mục lục
Mở đầu 1
Nội dung 7
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về giá trị văn hoá truyền thống; về công nghiệp hoá,
hiện đại hoá 7
1.1. Khái quát chung về các giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam 7
1.1.1. Các khái niệm cơ bản 7
1.1.2. Những giá trị văn hoá truyền thống cơ bản trong lịch sử dân tộc
Việt Nam 15
1.2. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và ảnh hưởng của quá trình này đối với

sự phát triển xã hội 27
1.2.1. Khái quát chung về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam 27
1.2.2. ảnh hưởng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với sự phát triển xã
hội 32
Tiểu kết chương 1 39
Chương 2: Phát huy vai trò của các giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam trong sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay 41
2.1. Giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá ngày nay 41
2.1.1. Giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam vừa là mục tiêu, vừa là động
lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá 43
2.1.1.1. Các giá trị văn hoá truyền thống với vai trò là mục tiêu của sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá……………………………… 42
2.1.1.2. Các giá trị văn hoá truyền thống với vai trò là động lực của sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá……………………………… 47
2.1.2. Các giá trị văn hoá truyền thống với việc xây dựng và phát huy
nguồn lực con người cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá 59
2.1.2.1. Vai trò của các giá trị văn hoá truyền thống trong việc xây
dựng nhân cách con người 63
2.1.2.2. Vai trò của các giá trị văn hoá truyền thống trong việc đào tạo
nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá 68
2.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của các giá trị văn hoá
truyền thống Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện
nay 78
2.2.1. Các quan điểm cơ bản của Đảng về phát huy vai trò của các giá trị
văn hoá truyền thống trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá 78
2.2.2. Kinh nghiệm thế giới về phát huy vai trò của các giá trị văn hoá
truyền thống trong sự phát triển kinh tế – xã hội 79
2.2.3. Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của các giá
trị văn hoá truyền thống trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

đất nước hiện nay 87
Tiểu kết chương 2 105
Kết luận 106
Tài liệu tham khảo 108

1
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Có ý kiến cho rằng trong mối tương quan giữa quá khứ, hiện tại và
tương lai, điều chúng ta nên quan tâm là hiện tại và chú ý đến tương lai, còn
quá khứ là cái đã qua, chúng ta không cần phải quan tâm và nhận xét về nó.
Đây là quan điểm sai lầm mang tính chất siêu hình và phiến diện.
Lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng về quy luật phủ định của phủ
định, lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính độc lập tương đối của ý
thức xã hội đối với tồn tại xã hội đã chỉ ra rằng, hiện tại và tương lai không
phải là những cái tự thân nảy sinh, phát triển trên mảnh đất trống không, mà
có cơ sở hiện thực của nó. Mảnh đất hiện thực, lịch sử của nó chính là quá
khứ. Đây là cách nhìn biện chứng đối với mối tương quan giữa quá khứ, hiện
tại và tương lai.
Việt Nam là một dải đất hẹp nằm trọn trong vành đai nhiệt đới gió mùa,
quay mặt ra biển Đông, tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ. Do điều kiện
địa lý, tự nhiên và vị trí quan trọng của mảnh đất này, những cư dân người
Việt từ thuở xa xưa vừa được hưởng sự ưu đãi từ đất trời, vừa phải đối mặt
với những thử thách khắc nghiệt của thiên tai, địch hoạ.
Lịch sử dựng nước và giữ nước diễn ra trên mảnh đất này là sự nối tiếp
hàng nghìn năm những cuộc đấu tranh không mệt mỏi chống lại hạn hán, lũ
lụt, chống lại chiến tranh xâm lược của các thế lực nước ngoài. Từ những
cuộc đấu tranh trường kỳ để bảo vệ và phát triển cộng đồng, trong tâm thức
người Việt đã sớm nảy sinh và định hình ý thức cộng đồng, ý thức dân tộc. ý
thức này đã ngấm sâu vào máu thịt con người Việt Nam, được trao truyền từ

thế hệ này sang thế hệ khác, tạo thành truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn
kết, cố kết cộng đồng, lòng nhân ái, tinh thần hiếu học, tinh thần yêu lao
động, cần cù, tiết kiệm, lối sống giản dị, gần gũi…
Những truyền thống tốt đẹp đó với các thế hệ người Việt đã trở thành
một tình cảm tự nhiên, một triết lý nhân sinh. Chính vì vậy, nó có vị trí vô
cùng quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của dân tộc. Lịch sử Việt Nam

2
chứng minh rằng, sở dĩ dân tộc Việt Nam chiến thắng được những kẻ thù
mạnh hơn mình rất nhiều lần không phải chủ yếu bằng sức mạnh vật chất, sức
mạnh của vũ khí hiện đại mà bằng sức mạnh của tinh thần, của các giá trị văn
hoá truyền thống đã được vật chất hoá một cách đặc biệt trong những hoàn
cảnh vô cùng khó khăn.
Nhìn lại lịch sử, chúng ta có thể thấy được bức tranh vẻ vang trong quá
khứ của dân tộc Việt Nam. Nếu như thực dân Pháp từng có một hệ thống
thuộc địa hùng mạnh trên thế giới thì chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy
năm châu, chấn động địa cầu” đã phá tan giấc mộng nô dịch Việt Nam của
Pháp. Nếu nước Mỹ được mệnh danh như một siêu cường bất khả chiến bại
thì Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã tạo nên “hội chứng Việt Nam” trong
lòng nước Mỹ, tạo nên một “thời kỳ sau Việt Nam” của lầu Năm góc.
Nếu như người ta đặt ra câu hỏi, tại sao một dân tộc nhỏ bé, trình độ
khoa học kỹ thuật và quân sự kém phát triển lại có thể đánh bại những kẻ thù
lớn mạnh hơn mình trên nhiều phương diện thì câu trả lời của nó nằm trong
cội nguồn sâu xa của lịch sử mà một phần tạo nên lịch sử hào hùng ấy là ánh
sáng của các giá trị văn hoá truyền thống.
Thử thách của chiến tranh đã qua đi nhưng yêu cầu xây dựng đất nước
Việt Nam tiên tiến giàu mạnh là nhiệm vụ của toàn thể dân tộc Việt Nam. Để
thực hiện mục tiêu đó, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã tiến hành sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong quá trình thực hiện sứ mệnh cách mạng
này, chúng ta phải tính đến tất cả các yếu tố tác động đến nó.

Nhận thức được sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã
hội, chúng ta phải nhìn nhận được vai trò quan trọng của các giá trị văn hoá
truyền thống trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, vai trò của các
yếu tố văn hoá truyền thống dân tộc trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá ngày càng tăng lên.
Do vậy, khẳng định vai trò của các giá trị văn hoá truyền thống Việt
Nam để thông qua đó, đưa ra những giải pháp nhằm phát huy vai trò của nó là

3
một nhiệm vụ có tầm quan trọng chiến lược góp phần thực hiện thành công sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đó cũng là lý do thôi thúc tác giả lựa
chọn đề tài “Vai trò của các giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam trong sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay” cho luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Từ những năm 70 của thế kỷ XX, vai trò của nhân tố văn hoá đối với
sự phát triển kinh tế – xã hội đã được các nước trên thế giới quan tâm nghiên
cứu. Xung quanh vấn đề này có rất nhiều ý kiến khác nhau, song tựu chung
lại, hầu hết các tác giả đều thừa nhận vai trò tác động sâu sắc của nhân tố văn
hoá đến sự phát triển nói chung và kinh tế nói riêng.
ở Việt Nam, trong những năm gần đây, các giá trị văn hoá truyền thống
cũng như vai trò của nó đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước là những vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.
Công trình nghiên cứu của GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn – TS. Phạm
Văn Đức – TS. Hồ Sĩ Quý “Tìm hiểu giá trị văn hoá truyền thống trong sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Nxb CTQG, Hà Nội 2001 đã xuất
phát từ quan điểm biện chứng của lịch sử và quan điểm triết học văn hoá để
làm rõ mối quan hệ giữa giá trị truyền thống với sự phát triển, nhấn mạnh vị
thế chủ thể của văn hoá nội sinh trong hội nhập, khẳng định sự nghiệp công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhất định thắng lợi khi khai thác và phát
huy vai trò của các giá trị văn hoá truyền thống.
Cuốn Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc thành tựu và kinh nghiệm do TS. Đỗ Minh Thuý chủ biên,
Viện văn hoá và Nxb Văn hoá thông tin, năm 2004 tập hợp bài viết của nhiều
tác giả về các vấn đề có liên quan như: Văn hoá là “nền tảng tinh thần của xã
hội, vừa là động lực, vừa là mục tiêu sự phát triển kinh tế Việt Nam của PGS.
Phan Ngọc, Hệ giá trị văn hoá dân tộc trước xu thế toàn cầu hoá của PGS.
Trường Lưu; Bảo tồn, phát huy di sản văn hoá dân tộc trước xu thế toàn cầu

4
hoá của tác giả Nguyễn Hồng Hà hay Góp một cách nhìn về chính sách văn
hoá trong giai đoạn hiện nay của TS. Nguyễn Danh Ngà.
Trong cuốn Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc, tác giả Nguyễn Khoa Điềm, Nxb CTQG, Hà Nội 2001 đã nêu lên
những quan niệm xung quanh khái niệm văn hoá, tiếp cận một số đặc điểm của
văn hoá Việt Nam, chỉ ra thực trạng của văn hoá dân tộc trong giai đoạn đổi mới
cũng như kinh nghiệm xử lý vấn đề văn hoá ở một số nước trên thế giới.
GS. Trần Văn Giàu trong cuốn “Giá trị tinh thần truyền thống của dân
tộc Việt Nam”, Nxb KHXH, Hà Nội 1980 đã đề cập đến cơ sở hình thành, nội
dung và những biểu hiện của các giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc.
Tác giả Phan Huy Lê với công trình “Tìm về cội nguồn”, Tập II, Nxb
Thế giới, Hà Nội 1999 đã đi tìm những giá trị truyền thống trong con người
Việt Nam hiện đại, đi tìm mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, đặc biệt
trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Học giả Nguyễn Văn Dân trong Văn hoá và phát triển trong bối cảnh
toàn cầu hoá, Nxb KHXH 2006 quan niệm toàn cầu hoá văn hoá là một quá
trình lưu thông, qua đó, các nền văn hoá dân tộc ngày càng hội nhập và phụ
thuộc lẫn nhau. Sự phụ thuộc này được thể chế hoá thành các tổ chức quốc tế
của Liên Hợp Quốc, thành các luật và các công ước quốc tế.

Bên cạnh đó, còn có một số công trình và bài viết quan tâm đến vấn đề
này trên các báo và tạp chí khác.
Các công trình khoa học trên đây và những công trình khác bàn về vấn
đề này đã ít nhiều đề cập đến những khía cạnh khác nhau của các giá trị văn
hoá truyền thống Việt Nam trong điều kiện đổi mới và phát triển đất nước.
Tuy nhiên, nêu một cách chỉnh thể về các giá trị văn hoá truyền thống tiêu
biểu của dân tộc Việt Nam, về vai trò của các giá trị này trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì chưa có sự nghiên cứu một cách hệ
thống trong từng công trình. Vì vậy, trong luận văn tác giả cố gắng giải quyết
vấn đề này một cách tương đối hệ thống và cụ thể hơn.

5
Cũng trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ triết học, tác giả chỉ xin
được tìm hiểu các giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam trong một phạm vi
nhỏ hơn, hẹp hơn, đó là các giá trị đạo đức truyền thống.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
+ Mục đích: Tìm hiểu vai trò của các giá trị văn hoá truyền thống Việt
Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trên cơ sở đó
đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của các giá trị văn hoá
truyền thống trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay.
+ Nhiệm vụ: Trên cơ sở mục đích đã đề ra, luận văn có nhiệm vụ:
- Phân tích những giá trị văn hoá truyền thống cơ bản trong lịch sử dân tộc
Việt Nam.
- Tìm hiểu khái quát về quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt
Nam và ảnh hưởng của quá trình này đến sự phát triển của các lĩnh vực xã
hội.
- Phân tích vai trò của các giá trị văn hoá truyền thống trong sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Trên cơ sở nhận thức vai trò to lớn của các giá trị văn hoá truyền
thống đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, luận văn đưa ra một số

giải pháp góp phần phát huy vai trò của các giá trị truyền thống Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
+ Cơ sở lý luận: luận văn dựa trên những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, có sự kết hợp chặt chẽ
với đường lối, chính sách của Đảng về các giá trị truyền thống trong tương
quan với bản sắc văn hoá dân tộc nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của các
giá trị truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
+ Phương pháp nghiên cứu: trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử
dụng phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, kết hợp
với các phương pháp như phương pháp logic – lịch sử, phương pháp trừu
tượng hoá, phương pháp tổng hợp và phân tích.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

6
+ Đối tượng: vai trò của các giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam
trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay.
+ Phạm vi: Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ triết học, tác giả chỉ xin
được tìm hiểu các giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam trong một phạm vi nhỏ
hơn, hẹp hơn, đó là các giá trị đạo đức truyền thống tiêu biểu trong lịch sử dân tộc
như: truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng, lòng nhân ái, tinh
thần hiếu học, tinh thần yêu lao động, cần cù, tiết kiệm, lối sống giản dị, gần gũi…

6. Đóng góp của luận văn
+ Trên cơ sở tìm hiểu nội hàm của các khái niệm có liên quan như “văn
hoá”, “giá trị”, “truyền thống”, “giá trị văn hoá truyền thống”, luận văn đã
góp phần hệ thống hoá một số giá trị truyền thống Việt Nam tiêu biểu.
+ Cùng với việc phân tích vai trò của các giá trị văn hoá truyền thống
Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, luận văn
đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các giá trị này, góp
phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục

tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 2 chương, 4 tiết.

7
Nội dung
Chương 1. Cơ sở lý luận chung về giá trị văn hoá truyền thống; về công nghiệp
hoá, hiện đại hoá
1.1. Khái quát chung về các giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
Việt Nam là một dân tộc đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử: thăng trầm
nhưng đầy oanh liệt. Lịch sử Việt Nam đã và đang chứng minh một sự thật
rằng: dân tộc ta đã từng biết kết hợp một cách sáng tạo những truyền thống tốt
đẹp của mình với tinh hoa văn hoá nhân loại để tạo nên một bản sắc văn hoá
Việt Nam, những giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam.
“Giá trị văn hoá truyền thống” là một khái niệm được tạo thành bởi
nhiều khái niệm quan trọng như: “văn hoá”, “truyền thống”, “giá trị”. Để có
được cái nhìn toàn diện và sâu sắc về khái niệm này, tác giả sẽ đi sâu làm rõ
các khái niệm cấu thành.
Văn hoá
Người ta cho rằng, có hai khái niệm mà số lượng định nghĩa là không
thể thống kê được, đó là khái niệm “tôn giáo” (religion) và “văn hoá”
(culture). Nếu nói về chủ nghĩa hiện sinh: “có bao nhiêu nhà triết học hiện
sinh thì có bấy nhiêu chủ nghĩa hiện sinh” thì cũng có thể nhận xét như vậy về
văn hoá: có bao nhiêu nhà nghiên cứu về văn hoá thì có bấy nhiêu cách hiểu
và định nghĩa về văn hoá. Trong một công trình của UNESCO nghiên cứu về
văn hoá có viết: văn hoá, đó là “câu hỏi mà người ta không dám đặt ra, bởi vì
có lẽ chúng không có câu trả lời, hoặc là những câu trả lời sẽ gây ra, bằng
những đối lập và mâu thuẫn của mình, sự rối loạn các ý kiến thay vì làm thoả

mãn trí tò mò của ta” [51;5].
Sở dĩ như vậy bởi văn hoá có mặt ở mọi không gian, thời gian, xuất
hiện và tồn tại cùng với loài người.
Văn hoá là một hiện tượng bao trùm lên tất thảy các mặt của đời sống
con người, nên bất kỳ một định nghĩa nào đưa ra cũng khó có thể bao quát hết
được nội dung của nó, song quan trọng hơn cả là những điểm sau: văn hoá

8
phải là các giá trị; những giá trị đó phải do con người sáng tạo ra (phân biệt
với cái tự nhiên); sự sáng tạo đó là cả một quá trình lịch sử liên tục; và những
giá trị đó phải làm thành một hệ thống chặt chẽ.
“Văn hoá” là một thuật ngữ đa nghĩa, nó được xem xét từ rất nhiều góc
nhìn khác nhau. Nhưng dù được xem xét dưới góc độ nào thì cái chung đều
hướng đến việc phát huy, phát triển năng lực bản chất con người; tức là phát
huy tính người vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ. Văn hoá được biểu hiện ở
những giá trị, những chuẩn mực xã hội, nó là thiên nhiên thứ hai, môi trường
thứ hai nuôi dưỡng con người.
F. Mayor, Tổng thư ký UNESCO cho rằng: văn hoá là tổng thể sống
động các hoạt động sáng tạo (của cá nhân và các cộng đồng) trong quá khứ, và
trong hiện tại. Qua các thể kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ
thống giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định tính riêng
của mỗi dân tộc.
Văn hoá là sự phát huy các năng lực bản chất của con người, là sự thể
hiện đầy đủ nhất chất người. Nên văn hoá có mặt trong bất cứ hoạt động nào
của con người, dù đó là hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị xã hội,
trong cách ứng xử, thậm chí trong những suy tư thầm kín nhất.
Hoặc như nhà nghiên cứu Phan Ngọc, ông coi “văn hoá là một quan hệ.
Nó là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng với thế giới thực tại. Quan hệ ấy
biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của một tộc người, một cá nhân so
với một dân tộc, một cá nhân khác. Nét khu biệt các kiểu lựa chọn làm cho

chúng khác nhau, tạo thành những nền văn hoá khác nhau là độ khúc xạ. Tất
cả mọi cái mà dân tộc này tiếp thu hay sáng tạo đều có một độ khúc xạ riêng
có mặt ở mọi lĩnh vực và rất khác độ khúc xạ ở một tộc người khác” [40;60].
Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam khi
định nghĩa về văn hoá đều thống nhất ở một điểm: văn hoá là cái phi tự nhiên,
hay nói như các tác giả cuốn “Sơ khảo về chủ nghĩa duy vật lịch sử”: “Văn hoá,
đó là tất cả những cái được con người sáng tạo ra và khác hẳn những cái được
tạo nên bởi tự nhiên” [22;24]. Để cụ thể hoá ý kiến trên, có thể lấy định nghĩa

9
của Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người
mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học,
tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc,
ăn, ở, các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là
văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với
những biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những
nhu cầu sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [32;431]. Định nghĩa của Hồ Chí
Minh về văn hoá đã diễn tả được khái niệm văn hoá theo nghĩa rộng nhất, bao
hàm được mặt vật chất và mặt tinh thần của văn hoá, thể hiện được tính lịch sử
trong sự hình thành và phát triển của văn hoá.
Trong những hoạt động thúc đẩy phát triển văn hoá dân tộc ở các quốc
gia, UNESCO đã đưa ra nhiều định nghĩa về văn hoá. Định nghĩa được coi là
chính thức của UNESCO có thể coi là định nghĩa tiêu biểu về văn hoá được
đưa ra trong tuyên bố về chính sách văn hoá, phát biểu như sau:
“Văn hoá hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và
vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay của một
nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những
lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những
tập tục và tín ngưỡng. Văn hoá đem lại cho con người khả năng suy xét về bản
thân. Chính văn hoá làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân

bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hoá
mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tìm tòi không biết mệt những
ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội bản thân” [56; 23 –
24].
Từ những định nghĩa trên, có thể thấy, văn hoá là cái đặc trưng chỉ có ở
con người xã hội. Chính sự phát triển của xã hội loài người là mảnh đất mà
trên đó, những giá trị văn hoá tinh thần được vun trồng. Văn hoá là sản phẩm
của hoạt động sống của con người, là thế giới thứ hai mà con người sáng tạo
ra, là môi trường hình thành và nuôi dưỡng nhân cách con người.
Giá trị

10
Trong hiện thực khách quan, các sự vật và hiện tượng tồn tại không phụ
thuộc vào ý thức con người. Khi một vật tồn tại với tư cách tự nó thì tự thân
chúng không mang lại bất kỳ giá trị nào, chúng không được nhìn nhận, đánh
giá, không có những thuộc tính tốt – xấu, đẹp – không đẹp, thiện - ác, giá trị –
không giá trị. Chỉ khi nào chúng được đặt trong mối quan hệ với con người,
nghĩa là mọi sự vật, hiện tượng tồn tại với tư cách cho cái khác, vì cái khác thì
chúng mới được nhìn nhận, đánh giá, mới có hệ thống các thuộc tính để nhận
xét về sự tồn tại của chúng. Như thế, giá trị của sự vật, hiện tượng chỉ tồn tại
trong mối quan hệ chủ thể – khách thể, ngoài mối quan hệ đó thì các giá trị
không được định hình, không có nội dung.
Các tác giả của cuốn “Triết học, những tư tưởng cơ bản và những
nguyên lý” cho rằng: “giá trị là các khách thể vật chất hay tinh thần có khả
năng làm thoả mãn những nhu cầu nào đó của con người, giai cấp, xã hội và
đáp ứng những mục đích, lợi ích của họ. Thế giới giá trị đa dạng, nó bao hàm
trong mình mối quan hệ tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, xã hội, chính trị, những hệ
thống đạo đức, thẩm mỹ và khoa học” [22;39]. Kriucốp đơn giản hơn, định
nghĩa giá trị “đó là chiều đo người của các vật” [22;30].
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau, song cách tiếp cận từ góc độ triết học là

phương hướng tối ưu để xác định nội dung của khái niệm giá trị một cách khái
quát nhất. Tuy nhiên, trong triết học cũng có nhiều quan niệm khác nhau về giá trị.
Chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm coi giá trị là những bản chất tiên
nghiệm, những chuẩn mực lý tưởng tồn tại bên ngoài sự vật, không phụ thuộc
vào nhu cầu và ham muốn của con người.
Tương tự như vây, quan niệm tôn giáo cũng quy mọi giá trị của cuộc
sống vào nguồn gốc thần bí, do Thượng Đế sắp đặt.
Trái lại, chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa tương đối lại phủ nhận
yếu tố khách quan của giá trị, coi giá trị là hiện tượng của ý thức, là biểu hiện thái
độ chủ quan của con người đối với khách thể mà người đó đang đánh giá. Giá trị
chỉ là ý nghĩa mà con người gán ghép, áp đặt một cách võ đoán vào sự vật mà
thôi.

11
Dưới góc độ triết học, theo chúng tôi, giá trị dùng để chỉ ý nghĩa tích cực của
các sự vật, hiện tượng, quá trình, quan hệ…(cả về vật chất lẫn tinh thần) đối với một
cá nhân, một cộng đồng, một giai cấp, một xã hội hay toàn thể nhân loại trong một
điều kiện lịch sử cụ thể. Điều đó cũng có nghĩa là, các sự vật, hiện tượng, quá trình,
quan hệ…có thể được coi là có giá trị khi chúng có khả năng thoả mãn những nhu
cầu vật chất và tinh thần mang tính tích cực, lành mạnh của con người.
Chủ nghĩa Mác – Lênin nhấn mạnh bản chất xã hội, tính lịch sử, tính
nhận thức được và tính thực tiễn của giá trị. Giá trị là những hiện tượng xã hội
đặc thù và mọi giá trị đều có nguồn gốc từ lao động sáng tạo của quần chúng.
Theo GS. Vũ Khiêu, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, chúng
ta quan niệm giá trị là những thành tựu của con người góp vào sự phát triển đi
lên của lịch sử xã hội, phục vụ cho lợi ích và hạnh phúc của con người. Giá trị
xuất hiện từ mối quan hệ xã hội giữa chủ thể và đối tượng, nghĩa là từ thực
tiễn và chiến đấu của con người xã hội. Giá trị vì thế được xác định bởi sự
đánh giá đúng đắn của con người, xuất phát từ thực tiễn và được kiểm nghiệm
qua thực tiễn.

Ngoài ra, còn một số quan niệm khác nhau về giá trị mà thông qua đó,
chúng ta có thể thấy một số điểm chung trong quan niệm của các học giả về
giá trị như sau:
Thứ nhất, mang tính xã hội, giá trị là ý nghĩa của những sự vật, hiện
tượng vật chất hay tinh thần có khả năng thoả mãn những nhu cầu tích cực
của con người và góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Thứ hai, giá trị mang tính lịch sử khách quan, nghĩa là sự xuất hiện, tồn
tại hay mất đi của một giá trị nào đó không phụ thuộc vào ý thức con người
mà nó phụ thuộc vào sự xuất hiện, tồn tại hay mất đi của một nhu cầu nào đó
của con người do yêu cầu của thực tiễn trong đó con người sống và hoạt động.
Thứ ba, giá trị chứa đựng các yếu tố nhận thức, tình cảm và hành vi của
chủ thể trong mối quan hệ với sự vật, hiện tượng mang tính giá trị, thể hiện sự
lựa chọn, đánh giá của chủ thể.

12
Thứ tư, giá trị được xác định trong mối quan hệ thực tiễn với con người,
được xác định bởi sự đánh giá đúng đắn của con người, xuất phát từ thực tiễn và
được kiểm nghiệm qua thực tiễn. Thực tiễn được coi vừa là tiêu chuẩn của chân lý
về bản chất khách thể, vừa là tiêu chuẩn của chân lý về giá trị mà khách thể đó có
được.

Truyền thống
Truyền thống theo nghĩa Hán Việt là truyền từ đời này đến đời kia, nối
nhau không dứt. Với nghĩa đó, truyền thống gắn liền với sự nối tiếp liên tục từ
quá khứ đến hiện tại.
Truyền thống theo cách hiểu Tây phương cũng tương tự như vậy.
“Truyền thống theo gốc tiếng La-tinh “tradio” gồm động từ tradere (traditus)
nguyên nghĩa là “truyền lại”, “nhượng lại”, “giao lại”, và “phân phát”. (…).
Một khía cạnh khác của truyền thống – bản chất biện chứng của nó: những cái
gì lưu lại cho chúng ta không còn nguyên vẹn như cũ nữa mà đã được “phủ

định” một cách biện chứng và đồng thời đã được “thăng hoa”. Do vậy, từ gốc
La-tinh transire không những có nghĩa là truyền lại, giao lại mà có một dạng
thức mới, đó là nhập vào một thế giới mới (…). George McLean định nghĩa
truyền thống như sau: truyền thống là “sự phát triển của các giá trị, đức hạnh và
sự hội nhập của chúng nhằm tạo ra một nền văn hoá đặc sắc và phong phú trong
lịch sử và vì thế phụ thuộc vào kinh nghiệm và sức sáng tạo của nhiều thế hệ.
Nền văn hoá được truyền lại gọi là truyền thống văn hoá (theo nghĩa) như vậy nó
phản ánh được những thành tựu con người tích tụ được trong quá trình tìm hiểu,
thực hiện và truyền bá ý thức sâu lắng nhất của cuộc sống (…)” [7;19].
Có thể thấy rõ rằng truyền thống và văn hoá là hai khái niệm không
tách rời nhau, một định nghĩa truyền thống tách ra khỏi văn hoá sẽ hết sức
nghèo nàn về mặt nội hàm. Vì vậy mà định nghĩa truyền thống của George
McLean gắn liền với văn hoá.
Theo TS. Trần Nguyên Việt, truyền thống được hiểu là sự kế thừa di
sản xã hội có giá trị được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo đó, có

13
thể coi truyền thống là một bộ phận tương đối ổn định của ý thức xã hội, được
lặp đi lặp lại trong suốt tiến trình hình thành và phát triển của nền văn hoá
tinh thần và vật chất, là một giá trị nhất định đối với từng nhóm người, từng
giai cấp, từng cộng đồng và xã hội nói chung.
Cũng như thế, định nghĩa của GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn về truyền
thống cho rằng “truyền thống - đó là những yếu tố của di tồn văn hoá, xã hội
thể hiện trong chuẩn mực hành vi, tư tưởng, phong tục tập quán, thói quen, lối
sống và cách ứng xử của một cộng đồng người được hình thành trong lịch sử
và đã trở nên ổn định và được lưu giữ lâu dài” [7;9].
Như vậy, truyền thống hay truyền thống văn hoá là khái niệm gắn liền
với yếu tố lịch sử. Mọi truyền thống văn hoá đều thuộc về lịch sử, đều hình
thành trong lịch sử. Xét theo quan điểm giá trị, tức là sự có ích hay không có
ích của truyền thống đối với con người hiện tại, đúng hơn, đối với cuộc sống và

sự phát triển toàn diện của con người hiện đại, thì có thể thấy “truyền thống
mang trong bản thân nó tính hai mặt rõ rệt. Một là truyền thống góp phần suy
tôn, giữ gìn những gì là quý giá, là cốt cách, là nền tảng cho sự phát triển, cho
sự vận động đi lên của cộng đồng, của dân tộc. Xét từ mặt này thì truyền thống
mang ý nghĩa giá trị tích cực, là cái góp phần tạo nên sức mạnh, là chỗ dựa
không thể thiếu của dân tộc trên đường đi tới tương lai. Hai là, truyền thống
đồng thời cũng là mảnh đất hết sức thuận lợi cho sự dung dưỡng, duy trì và làm
sống lại mặt bảo thủ, lạc hậu, lỗi thời khi mà điều kiện và hoàn cảnh lịch sử đã
thay đổi. Mặt thứ hai này có tác dụng không nhỏ trong việc kìm hãm, níu kéo,
làm chậm sự phát triển của một quốc gia, dân tộc nào đó…” [7; 9 – 10].
Cùng một ý tưởng với GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn là quan điểm của
GS. Phan Huy Lê cho rằng: “truyền thống là tập hợp những tư tưởng, tình cảm,
những thói quen trong tư duy, lối sống và ứng xử của một cộng đồng người
nhất định được hình thành trong lịch sử và đã trở nên ổn định, được lưu truyền
từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tính cộng đồng, tính ổn định và tính lưu truyền
là những đặc trưng, những thuộc tính của truyền thống. Dĩ nhiên, những thuộc
tính đó cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối. Khi cơ sở tạo nên một truyền thống

14
đã thay đổi, truyền thống đó vẫn được bảo tồn và lưu truyền trong một thời
gian nào đó, nhưng rồi cũng phải biến đổi cho phù hợp với hoàn cảnh mới hoặc
phải thay thế bằng truyền thống mới. Do đó, ở một thời điểm nhất định trong
lịch sử, truyền thống bao giờ cũng có những mặt tích cực góp phần giữ gìn bản
sắc dân tộc, thúc đẩy sự phát triển của xã hội và mặt tiêu cực, phản ánh sự bảo
thủ, sức ỳ của những tư tưởng, tình cảm, những thói quen, lối sống, những tập
tục,… đã lỗi thời. Khi nói đến giá trị truyền thống là đã hàm ý tuyển chọn và
phân biệt, chỉ nói đến những truyền thống tốt đẹp” [31; 3 – 4 ].
Từ đó, có thể hiểu giá trị truyền thống là khái niệm tổng hợp của hai
khái niệm giá trị và truyền thống.
Theo GS. Trần Văn Giàu: “truyền thống thì có cái tốt, cái xấu nhưng

khi chúng ta nói giá trị truyền thống thì ở đây chỉ có cái tốt mà thôi, bởi vì chỉ
có những cái gì tốt đều được gọi là giá trị, thậm chí không phải mỗi cái gì tốt
mới được gọi là giá trị, mà phải là những cái phổ biến, cơ bản, có nhiều tác
dụng tích cực cho đạo đức luân lý, có cả tác dụng hướng dẫn sự nhận định và
hướng dẫn sự hành động, thì mới được mang danh là giá trị truyền thống”
[18;50]. Nói cách khác, khi nói đến giá trị truyền thống là nói đến những
truyền thống nào đã được thẩm định nghiêm ngặt bởi thời gian, đã có sự chọn
lọc, sự phân định và khẳng định ý nghĩa tích cực của chúng đối với xã hội
trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
Như vậy, có thể nói, giá trị truyền thống dân tộc là sự kết tinh toàn bộ
tinh hoa được chắt lọc, cô đúc nên từ tất cả di sản truyền thống trong suốt quá
trình hình thành, tồn tại và phát triển của dân tộc. Cho nên, giá trị truyền
thống là cái thể hiện bản chất nhất, đặc trưng nhất của cốt lõi văn hoá dân tộc
tạo nên một sức mạnh nội sinh tiềm tàng và bền vững. Giá trị truyền thống
của dân tộc không phải là những gì sẵn có khi dân tộc đó xuất hiện, mà là do
các thế hệ người nối tiếp nhau tạo thành.
Như vậy, giá trị truyền thống dân tộc được cô đúc nên trong suốt quá
trình hình thành, tồn tại và phát triển của dân tộc, nó gắn liền với đời sống,
với những thăng trầm của dân tộc. Toàn bộ giá trị truyền thống dân tộc là cái
thể hiện cô đọng nhất, độc đáo nhất, rõ nét nhất bản sắc dân tộc, đồng thời nó

15
cũng là sức mạnh nội sinh để một dân tộc, một đất nước tồn tại và phát triển.
Theo GS. Trần Văn Giàu, “giá trị truyền thống là một sức mạnh vĩ đại không
thể xem thường. Huy động giá trị truyền thống để làm cách mạng và kháng
chiến hiện đại, là huy động sức mạnh của hàng mấy mươi thế kỷ tổ tiên ông
cha cổ vũ và trợ chiến cho con cháu hoàn thành sự nghiệp dân tộc” [18;52].
Từ những khái niệm trên, tác giả xây dựng khái niệm giá trị văn hoá
truyền thống như một công cụ để xem xét mọi vấn đề trong phạm vi đề tài.
Giá trị văn hoá truyền thống là những yếu tố của di tồn văn hoá được

hình thành trong lịch sử, truyền từ đời này sang đời khác, có ý nghĩa tích cực
đối với sự phát triển của con người và xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Những giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam được quyết định bởi
thước đo giá trị của con người Việt Nam hiện đại - đương thời, của con người
Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
1.1.2. Những giá trị văn hoá truyền thống cơ bản trong lịch sử dân
tộc Việt Nam
Nhìn vào lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, nhiều nhà văn hoá
học đã nói đến một hằng số văn hoá được bản sắc hoá trên tập hợp các yếu tố:
- Địa văn hoá nhiệt đới, gió mùa bán đảo.
- Cư dân sống thành làng xã làm ruộng, làm vườn.
- Có thiết chế gia đình huyết tộc như của nhiều cư dân Nam á.
Người Việt có một chủ nghĩa nhân văn rõ rệt mà ở đó hoà quyện ba yếu
tố cơ bản:
- Chủ nghĩa yêu nước đậm đà tinh thần cộng đồng.
- Tinh thần vị tha cao thượng.
- ý chí tự lực, tự cường mạnh mẽ.
Người Việt Nam sống thiên về thực tế, thiết thực, tiết kiệm, ham học và
nặng tình, nặng nghĩa. Biết ơn những người đã có công giáo dục, giáo dưỡng
và các anh hùng liệt sĩ, văn hoá tâm linh gắn với những ngày lễ trang nghiêm

16
trên bàn thờ trong gia đình, nhà thờ tổ, thờ họ, thờ thành hoàng làng và với
những hội làng, hội nước sôi động trên tất cả các vùng của đất nước.
Trong chiều sâu tâm hồn của mỗi con người Việt Nam, Mẹ là biểu tượng
văn hoá thường trực, lung linh và đậm đà nhất. Nhân cách mỗi người Việt Nam lớn
lên từ tiếng hát ru của Mẹ âm vang trong luỹ tre làng, thênh thang trên những cánh
đồng đầy ắp nắng gió và mênh mang trong những đêm trăng sáng…Từ đó, tục thờ
Mẫu trở thành phổ biến trong tiềm thức văn hoá sâu kín của mỗi người Việt Nam.
Nền văn hoá truyền thống của người Việt Nam đầy ắp những trò chơi

dân dã và phong phú các sáng tạo dân gian. Thơ ca, hò vè, tiếu lâm, tích chèo,
vở tuồng, múa hát cung đình cùng việc xây đắp đình chùa, am miếu đã tạo
nên cho người Việt Nam một sinh hoạt tinh thần phong phú.
Cùng với nền nghệ thuật dân gian, một nền nghệ thuật bác học với
những chiếu, phú, cáo, hịch, các bài ca chiến công và những vần thơ ngâm
vịnh ngợi ca đất nước ngàn năm, cùng hoà với hùng thiêng sông núi trên sông
Bạch Đằng, trước gió Chi Lăng, trên đỉnh Phù Vân, giữa lòng Côn Sơn…đã
tạo ra đỉnh cao văn hoá truyền thống có bản sắc hình thành một tồn tại tự nó,
không lẫn lộn. Dù là nghệ thuật cung đình hay nghệ thuật ngâm vịnh, thơ ca
nhàn tản…nó vẫn ẩn giấu bên trong sự ký thác một triết lý sống thanh cao và
một tâm hồn nhân hậu.
Đó là những yếu tố tạo nên bức tranh văn hoá truyền thống của dân tộc
Việt Nam. Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ triết học, tác giả chỉ xin
được tìm hiểu các giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam trong một phạm vi
nhỏ hơn, hẹp hơn, đó là các giá trị đạo đức truyền thống.
Có thể nói, giá trị đạo đức truyền thống là một bộ phận trong hệ văn
hoá tinh thần của dân tộc ta, là cái cốt lõi tạo nên bản sắc của các giá trị văn
hoá truyền thống Việt Nam.
Nói đến các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta là nói đến nét
đặc thù đạo đức Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp đã hình thành và
được bảo lưu cho đến thời điểm hiện tại. Đó là những giá trị nhân văn mang

17
tính cộng đồng, tính ổn định tương đối được lưu truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác, thể hiện trong các chuẩn mực mang tính phổ biến có tác dụng điều
chỉnh hành vi giữa cá nhân và cá nhân, giữa cá nhân và xã hội. Giá trị đạo đức
truyền thống của dân tộc ta là do cộng đồng người Việt Nam tạo dựng trong
lịch sử phát triển lâu dài trên dải đất Việt Nam với tất cả những điều kiện lịch
sử đặc thù tạo nên bản sắc độc đáo của nó.
Khi nói về giá trị truyền thống, GS. Trần Văn Giàu cho rằng, giá trị

truyền thống của một dân tộc là những nguyên lý đạo đức lớn mà con người
trong nước thuộc các thời đại, các giai đoạn lịch sử đều dựa vào để phân biệt
phải trái, để nhận định nên chăng nhằm xây dựng độc lập, tự do và tiến bộ của
xã hội đó. Theo GS. Trần Văn Giàu, giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc
Việt Nam bao gồm yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương
người, vì nghĩa.
GS. Nguyễn Hồng Phong cho rằng, tính cách dân tộc gần như là tất cả
nội dung của giá trị đạo đức truyền thống, bao gồm: tính tập thể – cộng đồng,
trọng đạo đức, cần kiệm, giản dị, tinh thần yêu nước bất khuất và lòng yêu
chuộng hoà bình, nhân đạo, lạc quan.
GS. Vũ Khiêu lại cho rằng: trong những truyền thống quý báu của dân
tộc ta, nổi bật lên nhất là những truyền thống đạo đức cao đẹp như: lòng yêu
nước, truyền thống đoàn kết, lao động cần cù và sáng tạo, tinh thần nhân đạo,
lòng yêu thương quý trọng con người, trong đó yêu nước là bậc thang cao
nhất trong hệ thống giá trị của dân tộc.
Kết quả nghiên cứu của Chương trình Khoa học Công nghệ cấp Nhà
nước “Con người Việt Nam – mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế –
xã hội” (KX – 07) cũng khẳng định: cốt lõi của các giá trị truyền thống là đạo
đức, phẩm chất, nhân cách con người Việt Nam bao gồm: tinh thần yêu nước,
vì nghĩa, lòng thương người.
Từ đó, chúng ta có thể thấy, trong hệ thống giá trị văn hoá truyền thống
của dân tộc ta, giá trị đạo đức chiếm vị trí nổi trội. Vì vậy, khi đề cập đến các

18
giá trị văn hoá, giá trị tinh thần thì hầu hết các ý kiến đều nhấn mạnh đến giá
trị đạo đức.
Trong các giá trị đạo đức truyền thống, chủ nghĩa yêu nước được khẳng
định là giá trị cốt lõi, giá trị định hướng các giá trị khác.
Một số phẩm chất đạo đức phổ biến của con người Việt Nam như tinh
thần đoàn kết, lòng nhân ái, đức tính cần cù, tinh thần lạc quan cũng thường

được đề cập và coi đó là những truyền thống quý báu của dân tộc ta.
Dựa vào các tiêu chí xác định giá trị, giá trị đạo đức và từ quan điểm
của các nhà khoa học, theo tác giả, các giá trị truyền thống cơ bản của dân tộc
ta bao gồm:
- Tinh thần yêu nước
- Tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng
- Lòng nhân ái
- Tinh thần hiếu học
- Tinh thần yêu lao động, cần cù, tiết kiệm
- Lối sống giản dị, gần gũi
Trong hệ thống giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, tinh thần yêu nước
được coi là tiêu điểm của các tiêu điểm, giá trị của các giá trị, là động lực,
tình cảm lớn nhất của đời sống dân tộc, đồng thời là bậc thang cao nhất trong
hệ thống giá trị truyền thống của dân tộc ta.
“Lao động và chiến đấu luôn luôn là hai bánh xe của lịch sử, gắn bó
khăng khít với nhau, bảo đảm cho sự sinh tồn và phát triển của mỗi dân tộc.
Do những điều kiện lịch sử – cụ thể của mình, hai nhân tố đó đã hình thành
nên những truyền thống lâu dài và tốt đẹp của dân tộc ta” [53;25].
Yêu nước là giá trị cao nhất trong hệ thống giá trị truyền thống của dân
tộc Việt Nam. Yêu nước là tư tưởng và tình cảm phổ quát của nhân dân mọi
quốc gia – dân tộc trên thế giới, nhưng ở Việt Nam, nó đã trở thành chủ nghĩa
yêu nước. “Chủ nghĩa yêu nước là sản phẩm của bản thân lịch sử Việt Nam được
bắt đầu từ tình cảm tự nhiên của mỗi người đối với quê hương mình tiến lên

19
thành tư tưởng và hệ thống tư tưởng làm chủ sự nhận thức đúng sai, tốt xấu, nên
chăng và chỉ đạo rất nhiều phương lược xây dựng và bảo vệ nước nhà” [19;7].
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là sản phẩm tinh thần cao quý của dân
tộc Việt Nam, là tư tưởng và tình cảm thiêng liêng giữ vị trí chuẩn mực cao
nhất của đạo lý và đứng đầu bậc thang giá trị truyền thống dân tộc.

Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam xuất phát từ hai đặc điểm lịch sử nổi
bật: thứ nhất, nước ta xuất hiện từ rất sớm, ngay từ thời cổ; thứ hai, trong mấy
nghìn năm dựng nước và giữ nước, chúng ta đã phải tiến hành khoảng 20
cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc cùng với hàng trăm cuộc khởi nghĩa giải
phóng dân tộc mà thời gian cộng lại trên 12 thế kỷ.
Yêu nước là giá trị hàng đầu, chủ đạo “là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ
lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại Yêu nước thành một triết lý xã hội
và nhân sinh của người Việt Nam và nếu dùng từ “đạo” với nguyên nghĩa của
nó là “đường”, là hướng đi thì chủ nghĩa yêu nước đích thực là đạo Việt
Nam” [18; 100 - 110]. ở đây, bản chất Việt Nam được biểu hiện rõ ràng, đầy
đủ, tập trung nhất các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, giữa cá nhân
với cá nhân và giữa cá nhân với xã hội. Đó là lòng thiết tha yêu làng xóm, quê
hương, đất nước, kính yêu tổ tiên và các thế hệ đồng bào từ bao đời tạo lập và
giữ gìn từng mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc. Chủ nghĩa yêu nước bắt
nguồn và phát triển từ thời vua Hùng dựng nước, thể hiện trong tinh thần của
Hai Bà Trưng “đền nợ nước, trả thù nhà”, ý chí quật cường của Bà Triệu
“không chịu khom lưng làm tỳ thiếp cho người”, ở ý chí giải phóng dân tộc
của nhân dân ta suốt nghìn năm Bắc thuộc. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
được nhân lên gấp bội sau khi Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên
sông Bạch Đằng, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc, được thể hiện trong
bài thơ “Thần” của Lý Thường Kiệt, trong “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn
Trãi, ở lòng tự tôn dân tộc cao cả của người anh hùng áo vải Quang Trung –
Nguyễn Huệ, trong tinh thần bất khuất, kiên cường của bao thế hệ người dân
Việt Nam gần một thế kỷ đánh đuổi thực dân Pháp. Đặc biệt, chủ nghĩa yêu
nước truyền thống trong thế kỷ XX, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt

20
Nam tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân được phát triển mới về
chất, đó là chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam còn được thể hiện ở sự quý trọng nền

văn hoá dân tộc cũng như sắc thái văn hoá của các địa phương, của các dân
tộc (tộc người) trong nước. Đó là ý thức độc lập, bảo vệ chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam.
Có thể nói rằng lịch sử dân tộc ta từ khi dựng nước cho đến nay là lịch
sử đấu tranh không ngừng cho độc lập, tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân
dân. Trong sự nghiệp vĩ đại đó, truyền thống yêu nước của nhân dân ta được
thể hiện nổi bật, đó chính là nhân tố quyết định tạo nên sức mạnh chiến đấu
và chiến thắng của dân tộc ta. Chính lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dân
tộc sâu sắc đã giúp nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế
lực xâm lược. Chính qua những cuộc chiến đấu trường kỳ, đầy gian khổ hy
sinh đó mà chủ nghĩa yêu nước của dân tộc ta được bộc lộ rõ nét và được
nâng lên tầm cao mới. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của
ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi,
nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy
hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước…” [33,172].
Hình thành sớm, được thử thách và khẳng định qua bao thăng trầm của
lịch sử, được bổ sung và phát triển qua từng thời kỳ, theo yêu cầu phát triển của
dân tộc và thời đại, chủ nghĩa yêu nước là một trong những giá trị cao quý và
bền vững nhất của dân tộc ta. Như vậy, chủ nghĩa yêu nước không phải là thứ
trời sinh. Giống như mọi giá trị đạo đức khác, nó là kết quả của sự giáo dục,
rèn luyện. Hoàn cảnh biến đổi thì giá trị đạo đức cũng có thể biến đổi. Song sẽ
có những giá trị đạo đức bền vững, nó tồn tại trong mọi hoàn cảnh và biểu hiện
dưới các dạng khác nhau. Một trong những giá trị ấy chính là lòng yêu nước.
Tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng
Truyền thống đoàn kết, cố kết cộng đồng là một truyền thống có giá trị
của dân tộc ta, cần được bảo lưu, giữ gìn trong bối cảnh hiện nay. Có rất

21
nhiều cách tiếp cận khác nhau về giá trị truyền thống này, nhưng trước hết cần

phải khẳng định rằng nó là một truyền thống đặc sắc trong hệ thống các giá trị
truyền thống của dân tộc Việt Nam, hình thành do yêu cầu tồn vong của đất
nước và do đặc điểm của nền văn hoá nông nghiệp quy định.
Nếu lịch sử hình thành của các nhà nước phương Tây là để điều hoà
mâu thuẫn của các giai cấp đối kháng trong xã hội thì sự hình thành nhà nước
phương Đông, trong đó có Việt Nam là do tính cố kết cộng đồng trong việc
đáp ứng yêu cầu chống giặc ngoại xâm và trị thuỷ. Nhà nước là sự liên kết
của các làng thành một làng lớn – siêu làng. Khi cộng đồng tộc người đã tiến
tới trình độ dân tộc thì cộng đồng siêu làng lớn nhất là nước, là dân tộc. Trị
thuỷ và chống giặc ngoại xâm là hai điều kiện căn bản cho sự ra đời của các
nhà nước phương Đông nói chung và nhà nước Việt Nam nói riêng. Đây cũng
chính là một trong những đặc trưng của phạm trù “phương thức sản xuất Châu
á” mà C.Mác đã sử dụng để nghiên cứu các xã hội phương Đông.
Ngay từ buổi bình minh trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc
ta đã phải đối phó với môi trường tự nhiên và xã hội hết sức khắc nghiệt. Môi
trường đó đã tạo ra những thế lực có sức mạnh chi phối sự phát triển của dân
tộc, đó là Thuỷ - Hoả - Đạo - Tặc mà cụ thể là nạn ngoại xâm và lũ lụt. Trong
quá trình đó, chỉ có sức mạnh tinh thần là lòng yêu nước thì tự thân mỗi cá
nhân không thể đối phó được với sức mạnh vật chất của kẻ thù và sức mạnh
tàn phá của thiên nhiên. Yêu cầu tất yếu và bản năng sinh tồn khiến mỗi
người dân đất Việt phải có sự liên kết với nhau tạo nên sức mạnh chung của
cộng đồng dân tộc. Chính điều đó đã làm nên sức mạnh huyền thoại của dân
tộc ta và sức mạnh đó đã được điển hình hoá trong các tác phẩm văn học dân
gian như: truyền thuyết Thánh Gióng, Sơn Tinh Thuỷ Tinh…
Khác với đặc điểm của nền văn hoá phương Tây là “trọng động” thì
văn hoá nông nghiệp phương đông là “trọng tĩnh”. Việt Nam là một dân tộc
thuộc nền văn hoá nông nghiệp nên sự phát triển, phương thức tồn tại của dân
tộc ta chịu sự chi phối từ đặc điểm của nền văn hoá này. Cũng như các cư dân
trong nền văn hoá nông nghiệp, người Việt Nam tôn trọng sự ổn định, luôn

×