Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Tìm hiểu tư tưởng chính trị - xã hội của Minh Mệnh qua một số tác phẩm tiêu biểu dưới triều Nguyễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 117 trang )

Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM


VIỆN TRIẾT HỌC


NGUYỄN THỊ HIẾU

TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CỦA MINH
MỆNH QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU DƯỚI
TRIỀU NGUYỄN




LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC



HÀ NỘI – 2009
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM


VIỆN TRIẾT HỌC



NGUYỄN THỊ HIẾU

TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CỦA MINH
MỆNH QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU DƯỚI
TRIỀU NGUYỄN


Chuyên ngành
: Triết học
Mã số
: 60 22 80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Thị Lan

HÀ NỘI – 2009




MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU
2

NỘI DUNG
8


Chƣơng 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA MINH MỆNH
8
1.1.
Tiền đề chính trị, kinh tế - xã hội
8
1.2
Tiền đề tư tưởng, văn hoá
23
1.3.
Minh Mệnh và một số tác phẩm tiêu biểu
27

Chƣơng 2: NHỮNG TƢ TƢỞNG CƠ BẢN VỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
33
2.1
Tư tưởng trị nước
33
2.1.1
Tư tưởng đức trị kết hợp với pháp trị
33
2.1.2
Tư tưởng an ninh, quốc phòng
52
2 2.
Tư tưởng về đạo làm người
68
2.3.
Tư tưởng giáo dục và sử dụng hiền tài

78
2.4.
Tư tưởng trọng nông nghiệp
89
2.5.
Những mặt tích cực và hạn chế trong tư tưởng chính trị – xã
hội của Minh Mệnh.
93

KẾT LUẬN
102

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
105

PHỤ LỤC






2

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phong trào đổi mới tư duy do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Đảng Cộng sản Việt Nam đề xướng và lãnh đạo thực hiện từ năm 1986 đã
thổi một luồng gió mới vào công tác nghiên cứu khoa học xã hội. Triều
Nguyễn nói chung và tư tưởng triều Nguyễn nói riêng là đề tài nghiên cứu cơ

bản và quan trọng đã thu hút sự quan tâm đáng kể của giới nghiên cứu khoa
học xã hội trong khoảng ba thập niên trở lại đây. Việc nghiên cứu đến nơi đến
chốn một triều đại phong kiến đã từng là đối tượng của cách mạng có ý nghĩa
hết sức quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Về mặt lý luận, do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước, cho đến
trước thời kỳ đổi mới, triều Nguyễn nói chung, tư tưởng triều Nguyễn nói
riêng chỉ được quan tâm nghiên cứu trên một số phương diện nhất định và chủ
yếu là bị phê phán như một đối tượng của cách mạng hơn là đối tượng của
khoa học xã hội. Vì vậy, những tri thức về triều đại này có tính phiến diện,
nghèo nàn và giản đơn. Sau đổi mới, nhận thức được sự thiếu hụt, lệch lạc và
phiến diện trong lý luận về giai đoạn lịch sử quan trọng của dân tộc này, các
ngành khoa học xã hội đã coi nghiên cứu về triều Nguyễn và tư tưởng của
triều đại này như một trong những mảng đề tài chính và quan trọng trong giai
đoạn hiện nay nhằm giải quyết những vấn đề lý luận trọng yếu về mặt sử học,
văn học, tư tưởng, chính trị… . Đã có một chương trình nghiên cứu cấp nhà
nước chuyên biệt, lâu dài về triều Nguyễn với hội thảo khoa học lần thứ ba
được tổ chức tháng 11- 2008. Ngoài ra, nhiều đề tài cấp bộ và hội thảo khoa
học quốc gia và quốc tế có liên quan đến triều Nguyễn đã được thực hiện.
Những vấn đề lý luận cơ bản về triều Nguyễn như vị trí và vai trò lịch sử của
triều Nguyễn trong tiến trình lịch sử dân tộc, những đóng góp và sai lầm trong


3

lãnh đạo xây dựng và bảo vệ đất nước của triều Nguyễn, những giá trị và hạn
chế trong văn hoá và tư tưởng của triều Nguyễn… đã từng bước được giải
quyết trên những bình diện mới. Mặc dù vậy, để có được một nhận thức
khách quan, đầy đủ và khoa học về triều Nguyễn, và đặc biệt để các tri thức
lịch sử này tham gia hữu ích vào giải quyết những vấn đề thực tiễn mới nảy
sinh trong những bối cảnh mới của đất nước hiện nay thì các nhà nghiên cứu

vẫn còn phải nỗ lực hơn nữa trong lĩnh vực còn đầy câu hỏi chưa trả lời này.
Về mặt thực tiễn, Đảng Cộng sản Việt Nam đang lãnh đạo toàn dân tiến
hành công cuộc cải cách, đổi mới toàn diện đất nước nhằm mục tiêu “dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Để đạt được mục tiêu ấy,
không chỉ cần một Đảng lãnh đạo sáng suốt, một bộ máy nhà nước hoạt động
hiệu quả, một khối đại đoàn kết toàn dân quyết tâm theo đuổi mục tiêu mà
còn cần một đường lối chính trị đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan.
Trong bối cảnh quốc tế đầy biến động hiện nay, xây dựng một mô hình phát
triển đất nước vừa thích ứng với tình hình quốc tế, vừa đảm bảo được các mục
tiêu chính trị - xã hội của dân tộc là một trong những thách thức hàng đầu mà
lịch sử đặt ra cho dân tộc ta để phát triển. Trong việc giải quyết nhiệm vụ này,
việc khảo cứu lại mô hình chính trị triều Nguyễn, đặc biệt là triều vua Minh
Mệnh với sự xây dựng một đường lối chính trị - xã hội đặc thù làm nên một
trong những triều đại hùng mạnh nhất Đông Nam Á trong nửa đầu thế kỷ
XIX, sẽ góp một phần nhỏ cho việc tham khảo, tổng kết kinh nghiệm tư tưởng
chính trị và bài học lịch sử về xây dựng đường lối chính trị và quản lý đất
nước.
Do sức hấp dẫn và tính cấp thiết về lý luận, thực tiễn của chủ đề
triều Nguyễn và tư tưởng triều Nguyễn như trên, tôi chọn đề tài “Tìm hiểu tƣ
tƣởng chính trị - xã hội trong một số tác phẩm tiêu biểu của Minh Mệnh”
làm đề tài luận văn cao học của mình.


4


2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Việc nghiên cứu những tư tưởng về chính trị - xã hội của Minh Mệnh
đã được nhiều nhà khoa học, sử học quan tâm, chú ý và có mặt trong rất nhiều
các công trình nghiên cứu.

Các tác phẩm lịch sử tư tưởng: bộ “Nho giáo” của học giả Trần Trọng
Kim được ấn hành tại Hà Nội vào những năm 30 thế kỷ XX. Trần Trọng Kim
coi nho giáo như một thứ bảo vật của dân tộc và rất đắc dụng trong việc trị
quốc an dân, là phong cách tốt nhất để thiết lập tôn ty trật tự xã hội. Qua đó
ông phân tích đường lối trị quốc mà Nho giáo chiếm vị trị độc tôn của một số
nhà vua ở các triều đại trong đó có Minh Mệnh.
Công trình được giải thưởng Hồ Chí Minh của Giáo sư Trần Văn Giàu
“Sự phát triển của tƣ tƣởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng
tháng Tám”.
Gần đây có một số cuốn sách và các sách báo, tạp chí, luận văn thạc sĩ,
tiến sĩ triết học cũng đi vào nghiên cứu một số khía cạnh của các vấn đề tư
tưởng chính trị của vương triều Nguyễn nói chung và Minh Mệnh nói riêng
như: Đỗ Bang “ Tổ chức bộ máy nhà nước dưới triều Nguyễn”, Mai Khắc
Ứng (1996) Chính sách khuyến nông dưới thời Minh Mệnh, NXB Văn Hoá
Thông tin…Đặc biệt là 2 công trình: Nguyễn Minh Tường trong tác phẩm
“Cải cách hành chính dƣới triều Nguyễn”, ở mục III (chương I) đã bàn về
tư tưởng chính trị của Minh Mệnh. Vì là vấn đề không thuộc trọng tâm của
cuốn sách nên tác giả Nguyễn Minh Tường chỉ mới nêu những nét khái quát
về tư tưởng chính trị của Minh Mệnh, chứ chưa đi sâu vào phân tích mọi mặt
của tư tưởng chính trị này. Tác giả Nguyễn Minh Tường nhận định: “Dưới
triều Minh Mệnh, tinh thần pháp trị được đề cao hơn nữa và thực hiện rất


5

nghiêm. Sau một thời kỳ dài mất ổn định về chính trị để duy trì kỉ cương xã
hội, để bộ máy hành chính của đất nước hoạt động một cách hữu hiệu, phòng
ngừa tham quan, lại nhũng tất yếu phải tăng cường đề cao pháp luật”[69; 59].
Tiếp đó là công trình: “Lịch sử tƣởng Việt Nam” tập II, NXB khoa
học xã hội, Hà Nội, 1997 do Lê Sỹ Thắng chủ biên đã trình bày những nội

dung cơ bản của tư tưởng Việt Nam thế kỷ XIX. Trong đó liên quan đến đề
tài luận văn là chương III (phần một): “Minh Mệnh và sách Minh Mệnh
Chính Yếu”. Mở đầu chương, Lê Sỹ Thắng đánh giá cao vai trò của Minh
Mệnh “ông là người đặt cơ sở tư tưởng và thiết chế của triều Nguyễn”[10,
74]. Về tư tưởng chính trị của Minh Mệnh, tác giả nhận định “trong khuôn
khổ hệ tư tưởng phong kiến mà Nho giáo là nòng cốt, hệ tư tưởng của Minh
Mệnh là tiến bộ, có nhiều mệnh đề tích cực” [64; 113].
Và Nguyễn Hoài Văn với “Tìm hiểu tƣ tƣởng chính trị Nho giáo
Việt Nam từ Lê Thánh Tông đến Minh Mệnh”. Trong chương 4, tác giả
nghiên cứu về tình hình kinh tế chính trị, xã hội và các tư tưởng chính trị Nho
giáo của Minh Mệnh. Tác giả cũng đi vào so sánh tư tưởng chính trị Nho giáo
của Minh Mệnh với tư tưởng chính trị Nho giáo của Lê Thánh Tông và nhận
định: “nhờ vận dụng Tống Nho (hay Tân Nho giáo), Lê Thánh Tông đã tiến
hành hiện đại hoá đất nước, hoàn thành việc hội nhập Việt Nam, với sự lựa
chọn mô hình cơ bản mới đó là mô hình nhà Minh hiện đại ở Trung Quốc đưa
nước Đại Việt đạt trình độ ngang bằng với các quốc gia Âu - Á cùng loại.
Nhưng cũng dưới Tống Nho, Minh Mệnh đã làm điều ngược lại điều mà Lê
Thánh Tông đã làm - đóng chặt mọi cánh cửa mở ra với thế giới bên ngoài
(với phương Tây)”[71; 465].
Bên cạnh những tác phẩm về lịch sử tư tưởng ở trên, còn có một số tác
phẩm về lịch sử liên quan đến đề tài luận văn. Cuốn phẩm “Việt Nam Sử


6

lƣợc”, NXB Tân Việt, Hà Nội, 1951 do Trần Trọng Kim chủ biên, Trần
Trọng Kim đã đánh giá rất cao những tư tưởng chính trị xã hội cũng như
những việc làm mà Minh Mệnh đã làm được. Ông viết: “ Trong đời vua
Thánh tổ (tức Minh Mệnh) làm vua, pháp luật, chế độ, điều gì cũng được sửa
sang lại cả, làm thành một nước có cương kỷ… Ngài là một ông vua thông

minh, có quả cảm, hết lòng lo việc nước, tưởng về bản triều nhà Nguyễn, chư-
a có ông vua nào làm được nhiều công việc hơn ngài”[23; 465].
Đặc biệt trong tác phẩm “Lịch sử Việt Nam” tập II, do Giáo sư Phan
Huy Lê chủ biên năm 2003. Tác phẩm là sự tập hợp tình hình đất nước từ đầu
thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XIX. Trong phần thứ sáu chương III: Việt Nam -
Đại Nam thời Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX nêu ra các vấn đề về kinh tế, chính
trị, văn hoá của vương triều Nguyễn nói chung. Tác giả nhận định “từ Gia
Long đến Minh Mạng, bộ máy cai trị của nhà Nguyễn ngày càng hoàn thiện,
có thêm có bớt nhưng nhìn chung không cồng kềnh, thậm chí có thể coi là
gọn nhẹ”[28; 418].
Các công trình hoặc là đi vào tìm hiểu một vài khía cạnh như cải cách
ruộng đất, cải cách hành chính, hoặc là đi vào phân tích quá trình độc tôn Nho
giáo của Minh Mệnh trong tiến trình lịch sử dân tộc mà chưa đi vào phân tích
một cách khái quát, hệ thống những tư tưởng chính trị của Minh Mệnh.
Vì vậy thực hiện đề tài này, tác giả một mặt kế thừa những ý kiến của
các công trình, các tác giả đi trước và mặt khác tập trung vào tìm hiểu một
cách hệ thống và tổng hợp những tư tưởng chính trị- xã hội của Minh Mệnh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.
Mục đích của luận văn là phân tích và hệ thống hoá tư tưởng chính trị-
xã hội cơ bản của Minh Mệnh trong một số tác phẩm tiêu biểu, từ đó bước


7

đầu làm rõ những đóng góp cũng như hạn chế của tư tưởng Minh Mệnh trong
lịch sử tư tưởng triều Nguyễn.
Để đạt được mục đích đó luận văn giải quyết ba nhiệm vụ sau đây:
_Thứ nhất, tìm hiểu điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội, văn hoá tư
tưởng cho sự hình thành tư tưởng chính trị - xã hội của Minh Mệnh
_Thứ hai, tập trung phân tích và hệ thống hoá những tư tưởng cơ bản

về chính trị - xã hội trong một số tác phẩm tiêu biểu của Minh Mệnh.
_Thứ ba, làm rõ những đóng góp và hạn chế trong tư tưởng chính trị –
xã hội của Minh Mệnh.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Đề tài dựa vào phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về nghiên cứu lịch sử triết học và lịch sử tư tưởng dân tộc
- Đồng thời kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích, đối chiếu, so
sánh, tổng hợp kết hợp với phương pháp lôgic - lịch sử .
5. Đóng góp về mặt khoa học của luận văn
Luận văn nêu lên một cách có hệ thống những tư tưởng chính trị - xã
hội của Minh Mệnh, đồng thời thể hiện rõ sự tiếp thu có chọn lọc những kinh
nghiệm và truyền thống của cha ông trong quá trình dựng nước và giữ nước
của lịch sử dân tộc.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Đề tài góp phần làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn
đề tư tưởng chính trị - xã hội của Minh Mệnh nói riêng và của vương triều
Nguyễn nói chung.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn bao gồm 2 chương và 8 tiết.



8

NỘI DUNG
Chƣơng 1:
NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ – XÃ
HỘI CỦA MINH MỆNH.
1.1. Điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội
* Tổ chức - hành chính:

Tính đến lúc Gia Long lên ngôi, dựng đế nghiệp của dòng họ Nguyễn,
toàn bộ vùng đất đồng bằng sông Cửu Long được sáp nhập chính thức vào
lãnh thổ quốc gia chưa được nửa thế kỷ. Từ đây, biên cương của đất nước có
hình thù cơ bản giống như ngày nay.
Uy thế đang lên của Việt Nam khiến cho các nước nhỏ bé trên bán đảo
như Vạn Tượng quốc (Viên Chăn ngày nay); Nam Chưởng quốc (Luông
Phrabang ngày nay) đều thần phục để được bảo vệ chống lại các cuộc xâm
lăng có thể gọi là thường xuyên đến từ phía vương quốc Xiêm La. Trong các
quốc gia lân cận, Miến Điện mấy lần tỏ ý muốn thiết lập bang giao với nước
ta. Mặt khác, trước ảnh hưởng ngày càng suy giảm của nước mình, người
Xiêm vẫn ngấm ngầm quấy nhiễu Việt Nam bằng cách dung túng quân phản
nghịch Cao Miên và sinh sự với các tiểu quốc Lào.
Vua Gia Long đã thừa hưởng của quá khứ một di sản khá nặng nề lúc
nhà Nguyễn phải hướng mọi cố gắng và sức lực vào việc thiết lập một cơ sở
vững chắc cho triều đại mới, đồng thời trùng tu, kiến tạo lại xứ sở, bị tan nát
đến tận cội rễ sau một thời nội chiến dai dẳng và ác liệt.
Với tình trạng đó, trong lĩnh vực cai trị, sự áp dụng nguyên tắc tập
trung tất nhiên bị ngăn chặn bởi hai giới hạn: giới hạn tâm lý, làm cho dân
quen dần với chính quyền duy nhất mà không động chạm một cách vô ích đến


9

tình hình địa phương kết tinh sau hàng thế kỷ chia rẽ; giới hạn kỹ thuật giải
quyết công vụ một cách đầy đủ nhưng thích hợp với thực tế địa phương và
nhất là phải nhanh chóng.
Chúng ta sẽ thấy chính sách của Gia Long trong giai đoạn này vừa nặng
về hạ tầng cơ sở, vừa có tính cách mềm dẻo, theo định hướng khôi phục lại
chế độ quân chủ tập quyền, thống nhất tổ chức hành chính địa phương nhưng
có nhân nhượng với thực trạng xã hội.

Gia Long sau khi đánh bại vua cuối cùng triều Tây Sơn là Cảnh Thịnh
Nguyễn Quang Toản đã chiếm kinh đô Huế (1801), chiếm thành Thăng Long
(1802) tạo dựng vương triều Nguyễn.
Tình trạng yếu kém, phân cát về chính trị có nguyên nhân sâu xa do
quá khứ để lại. Vương triều Tây Sơn chia cục diện như sau: Trung ương
hoàng đế Nguyễn Nhạc từ Quảng Ngãi trở vào; Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ
từ Thuận Hóa ra Bắc; Đông Định Vương Nguyễn Lữ ở vùng Gia Định.
Sau năm 1788, Đông Định vương Nguyễn Lữ bị thất bại trước sức tiến
công của quân nhà Nguyễn, rồi chết, thì Nguyễn Ánh thay thế làm chủ vùng
Gia Định. Sau khi thống nhất đất nước, tình trạng chính trị thực tế mà Gia
Long thừa hưởng của quá khứ là các địa phương chuyên quyền, pháp lệnh bất
nhất, tổ chức chính trị mỗi nơi một khác.
Với tham vọng của một vị hoàng đế khai sáng một triều đại, một đất
nước rộng lớn nhất từ trước đến nay, Gia Long phải cố gắng bằng mọi cách
xây dựng cơ sở chính trị, kinh tế, quân sự vững vàng cho triều đại mới. Đồng
thời Gia Long muốn xây dựng lại toàn bộ đất nước từ địa phương đến Trung
ương, xóa đi những tình trạng yếu kém sau một thời nội chiến dai dẳng và ác
liệt.
Dưới thời Gia Long sự phân bố địa hạt quản lý hành chính như sau:


10


Triều đình Trung ương
Trấn Bắc thành
Trấn Gia Định thành
- Kinh kỳ (4 dinh)
1, Quảng Bình
2, Quảng Trị

3, Quảng Đức
4, Quảng Nam

- 7 trấn:
1, Thanh Hóa
2, Nghệ An
3 Quảng Ngãi
4, Bình Định
5, Phú Yên
6, Bình Khương
7, Bình Thuận
- 5 trấn:
1, Sơn Nam thượng
2, Sơn Nam hạ
3, Kinh Bắc
4, Sơn Tây
5, Hải Dương
- 6 ngoại trấn:
1, Thái Nguyên
2, Lạng Sơn
3, Tuyên Quang
4, Cao Bằng
5, An Quảng
6, Hưng Hóa
- 5 trấn:
1, Phiên An
2, Biên Hòa
3, Vĩnh Thanh
4, Định Tường
5, Hà Tiên


Như vậy, trừ đất Kinh Kỳ gồm có bốn dinh là: Quảng Bình, Quảng Trị,
Quảng Đức và Quảng Nam, còn toàn thể lãnh thổ chia ra làm 23 trấn, theo
hình thức đơn vị hành chính của miền Bắc trước đây.
Trong các trấn đó có 10 trấn là: Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình
Khương, Bình Thuận, Phiên An, Biên Hoà, Vĩnh Thanh, Định Tường và Hà


11

Tiên Ở phía Nam Kỳ: có 13 trấn là Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình, Sơn
Nam Thượng, Sơn Nam Hạ, Kinh Bắc, Sơn Tây, Hải Dương, Thái Nguyên,
Lạng Sơn, An Quảng, Cao Bằng và Hưng Hoá ở phía Bắc Kinh Kỳ.
Đứng đầu mỗi dinh là một lưu thủ, có các quan cai bạ và ký lục phụ tá.
Đứng đầu mỗi trấn là một trấn thủ có các quan hiệp trấn và tham hiệp phụ tá.
Các tổ chức hành chính tại các dinh và trấn đều giống nhau và phỏng theo
hình thức tổ chức của miền Nam. Về thể thức cai trị, vua Gia Long chủ
trương trực trị đối với các dinh, trấn ở miền Trung, nhưng tản quyền đối với
các trấn ở miền Bắc và miền Nam. Đặt trực thuộc chính quyền trung ương có
đất Kinh Kỳ và bảy trấn là Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Ngãi, Bình Định,
Phú Yên, Bình Khương và Bình Thuận. Ngoài ra, Gia Long thi hành chính
sách tản quyền, cho thiết lập Bắc Thành và Gia Định Thành.
Bắc Thành gồm 11 trấn là: Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ, Kinh Bắc,
Sơn Tây, Hải Dương, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Cao Bằng, An
Quảng và Hưng Hoá.
Gia Định gồm 5 trấn là Phiên An, Biên Hoà, Vĩnh Thanh, Định Tường
và Hà Tiên.
Mỗi thành do một tổng trấn, có một phó tổng trấn phụ tá. Tổng trấn do
Hoàng đế bổ nhiệm và là đại diện của chính quyền trung ương.
Trong một chế độ quân chủ hiểu theo đúng nghĩa của người phương

Đông, nếu không tập quyền được, thì triều đại đó ở tình trạng quả là quá yếu
kém và mầm tan rã luôn được nuôi dưỡng. Hơn thế nữa, cuộc tranh giành việc
kiểm soát Cao Miên với Xiêm La đòi hỏi Gia Long và Minh Mệnh phải củng
cố một chính quyền vững mạnh.
* Tổ chức bộ máy Nhà nước và chính sách quan lại.


12

Dưới thời Gia Long, bộ máy nhà nước Nguyễn về cơ bản kế thừa mô
hình tổ chức trước đó. Vua đứng đầu, cấp Trung ương lập ra 6 bộ:
Thứ nhất là bộ Lại: coi việc khảo xét công trạng, thảo những tờ chiếu
sắc
Thứ hai là bộ Hộ: coi việc đinh điền thuế má, tiền bạc
Thứ ba là bộ Lễ: coi việc tế tự, tôn phong, cách thức học hành thi cử
Thứ tư là bộ Binh: coi việc binh lính
Thứ năm là bộ Hình: coi việc pháp luật
Thứ sáu là bộ Công: coi việc làm cung điện, dinh thự
Đứng đầu mỗi bộ là quan Thượng thư, giúp việc cho Thượng thư có
các quan chức tả hữu tham tri, tả hữu thị lang. Mỗi Bộ theo phạm vi công việc
mà chia thành các ty chuyên trách. Giúp việc cho sáu Bộ còn có bốn tự là:
Thái thường tự; Hồng lô tự; Thái bộ tự; Quang Lộc tự, đứng đầu tự là một tự
khanh và một thiếu khanh giúp việc. Ngoài ra còn có Viên thư lại, Hàn Lâm
viện, có các cơ quan chuyên trách sự vụ, chuyên môn như: Nội tào thông
chính, Quốc tử giám, Thái y viện, Tào chính, Hành nhân, Vũ khố, Khâm thiên
giám, Tư tế ty, Tượng y viện.
Đặc biệt nổi bật của bộ máy chính quyền địa phương là tính chất phân
quyền với sự tồn tại của 2 khu vực hành chính lớn là Bắc Thành và Gia Định
Thành cũng như thiếu tính thống nhất trong tổ chức hành chính giữa miền
Bắc và miền Nam, giữa vùng đồng bằng và miền núi. Đó là những hạn chế

mà Gia Long không nhận ra, mà do những khó khăn khi vương triều mới
được thiết lập chưa có khả năng khắc phục.
Đội ngũ giám sát và vấn đề đào tạo, tuyển chọn đội ngũ giám sát cũng
được quan tâm. Khi nhà Nguyễn mới được thiết lập, quan lại phần lớn là


13

những người từng theo Nguyễn Ánh chống lại Tây Sơn, trong đó chủ yếu là
các võ quan. Để giải quyết yêu cầu nhân sự trước mắt cho bộ máy hành chính
các cấp, khắc phục những hạn chế về khả năng và kinh nghiệm của các võ
quan, cũng là để lấy lòng giới sĩ phu và nhân dân Bắc hà, Gia Long vẫn sử
dụng một số quan lại cũ của nhà Lê-Trịnh, nhà Tây Sơn. Điều này đã bộc lộ
vấn đề là nhu cầu trí thức hoá bộ máy cai trị, nhất là về quản lý hành chính,
đặt ra cấp thiết từ khi Gia Long mới lên ngôi, nhưng không thể giải quyết
nóng vội và trong thời gian ngắn.
Cuộc chiến tranh liên miên kéo dài từ đầu thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ
XVIII cũng đã kết thúc, xã hội đi dần vào thế ổn định yên bình. Tất cả những
điều kiện nói trên tạo cho Minh Mệnh những điều kiện vật chất và thời gian
cần thiết để ông có thể đề xuất và thực hiện những tưởng chính trị- xã hội cần
thiết cho triều đại mình
Về kinh tế: Do yêu cầu khôi phục lại đất nước và phát triển đất nước
sau chiến tranh nên Nhà Nguyễn hết sức coi trọng vấn đề ruộng đất và sản
xuất nông nghiệp. Năm 1803, ngay khi mới lên ngôi, Gia Long ra lệnh đo đạc
lại toàn bộ ruộng đất, lập địa bạ cho từng xã, thôn, xóm ở Bắc Hà. Cơ cấu
ruộng đất vẫn bao gồm 2 bộ phận: thuộc sở hữu nhà nước và ruộng đất thuộc
sở hữu tư nhân. Vấn đề tư hữu hoá đã bao trùm, đã có sự phân hóa trong sở
hữu tư nhân, một số nơi đã đạt đến mức độ khá cao. Trước thực trạng đó,
chính sách của nhà Nguyễn đối với ruộng đất lại thể hiện tính bảo thủ, làm
cho quá trình tự nhiên của chế độ ruộng đất bị chững lại. Với chủ trương tăng

cường sở hữu công cộng làm bệ đỡ kinh tế – xã hội cho chế độ quân chủ tập
quyền, nhà Nguyễn từ khá sớm đã có tham vọng can thiệp vào ruộng đất tư.
Năm 1803, một số quan cai trị ở Bắc Thành đề nghị Gia Long thi hành phép
quân điền, bắt các chủ ruộng tư sung công 70% ruộng đất làm công điền quân


14

cấp. Chủ trương này quá mạnh mẽ, lại rơi vào lúc nhà Nguyễn mới được thiết
lập, tình hình chưa thật ổn định nên đã không được chấp nhận.
Trong các biện pháp trọng nông, chính sách khai hoang dưới hình thức
doanh điền là có hiệu quả hơn cả.
Khai hoang là hoạt động được nhà nước đặc biệt quan tâm. Một mặt
xuất phát tư tưởng trọng nông của nhà Nguyễn; mặt khác, là một giải pháp
của nhà Nguyễn nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế -xã hội khác.
Vào nửa đầu thế kỷ XIX, tiềm năng đất đai của Việt Nam còn khá lớn,
tập trung ở vùng Nam Bộ và vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ. Chính vì vậy,
nhà Nguyễn đã ban hành nhiều quyết định khai hoang. Từ khoảng thời gian
1802 đến 1858 đã ban hành 46 quyết định khai hoang, riêng dưới triều Minh
Mệnh là 23 quyết định. Các hình thức khai hoang chủ yếu gồm:
Trước hết là đồn điền. Cuối thế kỷ XVIII khi còn hoạt động ở vùng Gia
Định, Nguyễn Ánh đã thi hành chính sách khai hoang lập đồn điền. Việc làm
đó đã góp phần đáng kể để tăng cường cơ sở vật chất cho Nguyễn Ánh trong
cuộc chiến chống nhà Tây Sơn, mở rộng diện tích canh tác trên vùng đất giàu
tiềm năng Nam Bộ. Các vua triều Nguyễn ở đầu thế kỷ XIX tiếp tục duy trì
chính sách này.
Thứ hai là hình thức dinh điền. Đây là hình thức khai hoang kết hợp
giữa nhà nước và nhân dân gắn với tên tuổi của dinh điền sứ Nguyễn Công
Trứ và Kinh lược sứ Nguyễn Tri Phương. Thành tựu dinh điền đã có kết quả
nhất định.

Ngoài hai hình thức trên, nửa đầu thế kỷ XIX còn có hình thức khai
hoang do nhân dân tự tiến hành rất phổ biến và thường xuyên. Nhà nước
khuyến khích hình thức này bằng việc ban thưởng cho người chiêu mộ tuỳ
theo số đinh mộ được, số ruộng đất khai hoang mà miễn thuế, miễn lao dịch


15

trao chức ban tước với các mức độ khác nhau. Mặt khác nhằm thúc đẩy khai
hoang, phát triển, đồng thời hạn chế ruộng đất bỏ hoang, nhà Nguyễn nhất là
từ Minh Mệnh trở đi quy định rõ trách nhiệm của quan lại cai trị địa phương,
từ tỉnh cho đến làng xã.
Thành tựu khai hoang nửa đầu thế kỷ XIX đã góp phần đáng kể vào
việc phục hồi và phát triển kinh tế nông nghiệp, giải quyết một phần tình
trạng dân lưu tán. Đó là một chính sách tích cực, đem lại những hiệu quả kinh
tế, chính trị rõ rệt của nhà Nguyễn.
Để phát triển nông nghiệp, nhà Nguyễn đặc biệt đề cao công tác trị thuỷ
ở Bắc Bộ. Tuy nhiên, công việc sửa đắp, bảo vệ đê điều không nhất quán,
biện pháp không kiên quyết và nhiều nguyên nhân tự nhiên, xã hội khác, mà
thực trạng công tác trị thuỷ ở Bắc bộ nửa đầu thế kỷ XIX rất kém cỏi.
Bên cạnh những thành tựu nông nghiệp, nhà Nguyễn cũng có những
thành tựu về kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp. Về thủ công nghiệp
dân gian, có một số thành tựu đáng kể lập ra các xưởng đúc tiền, xưởng đúc
vũ khí, xưởng đóng thuyền và công việc khai mỏ. Thủ công nghiệp nhà nước
có vị trí quan trọng. Đó là các cơ sở sản xuất thủ công do nhà nước trực tiếp
tổ chức, quản lý, điều hành, sản xuất và phân phối sản phẩm gọi là các quan
xưởng. Theo ghi chép của sử sách nhà Nguyễn, “trong 2 triều Gia Long và
Minh Mệnh đã đúc được 2468 khẩu đại bác. Về kỹ thuật, mặc dù đã có những
cố gắng nhất định trong việc tiếp cận với kỹ thuật phương Tây, nhưng nhìn
chung các loại vũ khí còn rất lạc hậu”[28; 444]. Dưới thời Nguyễn số lượng

các loại thuyền được đóng khá lớn, chất lượng tốt.
Thành tựu của quan xưởng thời Nguyễn là rất lớn nhưng hầu hết sản
phẩm không tham gia lưu thông trên thị trường và vì thế, tác động đó đối với
nền kinh tế hàng hóa và toàn bộ nền kinh tế nói chung rất hạn chế. Thậm chí,


16

với việc tập trung hết thợ giỏi trên toàn quốc vào các quan xưởng làm việc
theo chế độ lao dịch đã gây nhiều khó khăn cho sự phát triển của kinh tế thủ
công nghiệp dân gian. Vì vậy, các ngành nghề như nghề dệt, gốm sứ, luyện
kim, làm giấy bị hạn chế phát triển và không phát huy được tính phong phú
của các ngành nghề truyền thống của Việt Nam.
Kinh tế thương nghiệp: Gia Long áp dụng chính sách “trọng nông ức
thương” của Nho giáo, xem thương mại thuộc bá đạo chẳng những không
khuyến khích phát triển mà còn ức chế. Chính sách ngoại giao của triều đình
Gia Long đối với các nước Phương Tây là “bế quan toả cảng”, đối với người
Trung Quốc thì triều đình cho phép buôn bán nhưng không lấy đó làm chính
sách kinh tế quan trọng. Người Phương Tây muốn sang buôn bán thì phải xin
phép từng chuyến và không cho phép đặt cơ quan đại diện trên đất Việt Nam.
Nhiều nước phương Tây muốn ký kết hiệp định thương mại với triều đình
Huế để tạo khuôn khổ pháp lý cho việc buôn bán nhưng không có kết quả.
“Liên tiếp trong hai năm 1803 và 1804, Anh đề nghị triều đình Huế chấp nhận
cho phép họ đặt thương điếm ở Đà Nẵng nhưng bị từ chối”[28; 446]. Nhà
nước chiếm giữ độc quyền ưu tiên mua và bán với nước ngoài sau đó tư nhân
mới được mua bán với họ. Nhà Nguyễn “bằng lòng với cuộc sống cô độc
trong lúc thương mại quốc tế phát triển” [13; 40]. Tuy nhiên, nửa đầu thế kỷ
XIX vẫn có một số thuyền buôn phương Tây cập cảng Việt Nam như 1805 có
nhiều thuyền buôn cập cảng Gia Định.
Đất nước được thống nhất từ Bắc vào Nam đã tạo điều kiện tốt cho

giao lưu kinh tế giữa các miền, các vùng trong cả nước. Nhà Nguyễn đã có
nhiều cố gắng trong việc thiết lập một hệ thống giao thông và thông tin liên
lạc từ Kinh đô Huế đến các địa phương và giữa các địa phương với nhau. Tuy
nhiên, với tư tưởng kinh tế trọng nông, nhà Nguyễn ít có những tác động thúc
đẩy kinh tế thương nghiệp phát triển.


17

Như vậy, nửa đầu thế XIX có nhiều cơ hội cho một nền ngoại thương
phát triển, cho sự hội nhập với thế giới, trên cơ sở đó đổi mới và phát triển
nền kinh tế đất nước. Nhưng nhà Nguyễn không tận dụng được điều này và
vẫn dùng chính sách "bế quan tỏa cảng" đóng cửa giao lưu với bên ngoài, coi
thường công thương, làm cho yếu tố năng động của nền kinh tế không có điều
kiện phát huy và kinh tế của triều Nguyễn là kinh tế lạc hậu. Thực trạng đó
đưa nền kinh tế nước ta không theo kịp xu hướng phát triển chung của thời
đại.
Về xã hội. Nông dân chiếm phần lớn dân cư sống chủ yếu trong môi
trường làng xã, vừa chịu tác động của những chính sách nhà nước (chủ yếu
thông qua chế độ tô thuế, các nghĩa vụ binh dịch, lao dịch), vừa chịu tác động
của các quan hệ làng xã. Người nông dân ngoài tô thuế ruộng đất phải nộp
thuế thân, làm nghĩa vụ binh dịch, lao dịch. "Theo thời giá trung bình đầu thời
Gia Long (1802-1819) mỗi suất đinh vùng đồng bằng Bắc bộ hàng năm phải
nộp số tiền tương đương 100 kg thóc bất kỳ người nông dân nào (nam giới)
cũng phải làm nghĩa vụ này không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt có
ruộng hay không có ruộng "[28; 461]. Chính thuế thân trở thành một trong
những nguyên nhân gây nên tình trạng bần cùng của một bộ phận đông đảo
nhân dân, của hiện tượng dân lưu tán và khởi nghĩa nông dân rộng khắp ở nửa
đầu thế kỷ XIX. Bên cạnh đó, tầng lớp hào cường ở các xã lợi dụng vấn đề
nghĩa vụ, binh dịch để mua bán đổi chác gây sức ép với nhân dân tạo nên tình

trạng bất ổn trong làng xã.
Làng xã Việt Nam cho đến đầu thế kỷ XIX về mặt thiết chế quản lý vẫn
bao gồm 2 bộ phận, bộ phận hành chính nhà nước và bộ phận tự trị. Làng xã
mặc dù có sự kiểm soát của nhà nước nhưng gần như đã bị tầng lớp hào
cường thông qua thiết chế tự trị, khống chế bộ máy hành chính, sách nhiễu


18

nhân dân. Điều này cũng làm cho đời sống của thợ thủ công, buôn bán nhỏ trở
nên không dễ dàng.
Như vậy, đời sống của tuyệt đại nhân dân rất khó khăn. Trong khi đó,
nửa đầu thế kỷ XIX, liên tục diễn ra các nạn dịch nhất là dịch tả. Có trận dịch
cướp đi sinh mạng hàng vạn người. Bên cạnh đó là bão, hạn hán, lũ lụt
thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân mà trước
hết và chủ yếu là những người nông dân ngày càng trở nên khốn khó. Trong
đó, một bộ phận đáng kể bị bần cùng hóa.
Chính sách cai trị mang tính cưỡng chế, nặng nề, kinh tế lạc hậu cùng
với những khó khăn trong đời sống nhân dân, nhất là nông dân làm cho không
khí xã hội nửa đầu thế kỷ XIX luôn trong tình trạng bất ổn. Theo ghi chép của
sử sách, nhà Nguyễn thời Gia Long nổ ra 73 cuộc nổi dậy lớn nhỏ. Điều này
chứng tỏ một làn sóng phản đối mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân chống lại
chính quyền và tình trạng rối loạn của xã hội.
Tất cả những yêu cầu trên đây, đặt cho Gia Long nhiệm vụ phải chú ý
hơn nữa để xây dựng một bộ máy hành chính đủ sức điều hành đất nước một
cách có hiệu quả. Có lẽ thấu hiểu được tầm quan trọng của việc đưa đời sống
của quan đến dân vào kỷ cương, cho nên Gia Long vừa lên ngôi được vài năm
đã lệnh cho Nguyễn Văn Thành phụ trách soạn bộ luật chính thức của vương
triều Nguyễn, đó là bộ “Hoàng Việt Luật lệ”(HVLL).
Sau khi lên ngôi, Gia Long đã tham khảo luật Hồng Đức, đặt ra 15 điều

khoản để xét xử các vụ kiện tụng trong nước, nhưng không thể kéo dài tình
trạng tạm thời của việc thực thi luật pháp đó khi mà triều đại đã ổn định. Do
đó, vào năm 1811, nhà vua sai Nguyễn Văn Thành làm tổng tài tham khảo
luật của Mãn Thanh để soạn bộ HVLL. Bộ HVLL được soạn xong gồm 398
điều, được ban hành vào năm 1815, trong lời tựa viết đầu bộ luật, Gia Long


19

nói rõ: “Trẫm cậy nhờ luật thánh thiêng liêng phù hộ mà dẹp yên bọn tiếm
loạn, thống nhất non sông. Việc cai quản đất nước thường lấy giáo hoá làm
đầu, mà công việc hình luật lại càng quan tâm đến hơn. Xem lại sách hình luật
của các đời thì thấy các đời Lý, Trần, Lê của nước Việt Nam ta, đời nào cũng
có điển chế luật pháp của đời ấy. Thế nhưng đầy đủ nhất phải kể đến đời
Hồng Đức (1470-1497). Các đời Hán, Đường, Tống, Minh của Bắc triều, sách
luật lệ đời nào cũng có sửa đổi, và hoàn bị nhất là đời Thanh, trẫm bèn sai các
quan trong triều chiểu theo pháp điển luật lệ của các triều, tham khảo thêm
luật lệnh đời Hồng Đức và của nhà Thanh cân nhắc tuyển chọn, xem điều nào
đáng dùng, đáng bỏ rồi biên tập thành sách. Trẫm tự mình xem xét, sửa chữa
cho đúng đắn rồi ban hành khắp thiên hạ, để cho người ta biết đến bộ pháp
điển, ngăn chặn mọi tội ác này, sáng chói như đôi vầng nhật nguyệt, không
còn chỗ nào ẩn giấu, những điều luật lệnh răn đe uy nghiêm như sấm sét,
không kẻ nào dám phạm tội” [71; 249].
Vào mùa thu tháng 7 năm Ất Hợi (1815) bộ HVLL mới được khắc in
để ban bố trên toàn quốc. Nhân sự kiện này, vua Gia Long một lần nữa khẳng
định vai trò của pháp luật đối với việc trị quốc. “Việc hình là để ngăn cấm giữ
dân, có sáng rõ thì kẻ ngu ngoan mới biết đường đi lối tránh, pháp luật là của
chung của thiên hạ, có nhất định thì quan lại mới biết có chỗ nắm theo” [44;
256].
Theo Trần Trọng Kim trong “Việt Nam Sử lƣợc” thì bộ Luật Gia

Long (tức HVLL) thực chất là chép luật của nhà Thanh, chỉ thay đổi ít nhiều
mà thôi” [25; 71]. Nhưng việc ra đời HVLL vẫn là một bước tiến trong lịch sử
pháp chế Việt Nam dưới thời phong kiến. Nó cho thấy, các triều đại quân chủ
gắng hướng cho từ quan lại đến dân chúng phải sống và làm việc theo pháp
luật. Luật Gia Long ra đời cũng khiến cho số quan lại giữ việc hình án dưới
triều Nguyễn có cơ sở pháp luật để xử các vụ án liên quan tới đời sống dân


20

chúng. Ở thời đại nào cũng vậy, việc xét xử không căn cứ theo pháp luật và
để đọng án là một nỗi khổ lớn của dân chúng và pháp luật phải nghiêm minh
là biểu hiện của một xã hội có kỷ cương và phát triển.
Gia Long là một trong những ông vua Nguyễn tỏ ra rất quan tâm đến
việc xét xử các vụ án trong dân. Nhà vua muốn các vụ án đều được xét xử
nhanh chóng và công minh. Gia Long từng chỉ dụ cho bộ Hình rằng: “Hình
ngục là việc lớn, quan hệ đến sinh mệnh của thiên hạ. Gần đây các nha môn
hỏi việc hình, có nơi cứ để đọng án tất làm luỵ cho dân binh, ta rất thương.
Vậy hạ lệnh cho sở tại phải xét văn án, soát tội tù, kẻ nào nhẹ thì tha cho, kẻ
nào nặng thì tâu xin để cho hình được thanh, chính được bình, xứng với lòng
ta”[43; 63]
Vào năm 1816, vua Gia Long đã lập người con trai thứ tư là hoàng tử
Đảm làm thái tử chứ không thực hiện chế độ “đích tôn thừa trọng” chọn
hoàng tôn Đán, con của hoàng tử Cảnh. Việc này có nguyên nhân là hoàng tử
Đảm lúc này đã 29 tuổi mà hoàng tôn Đán mới chừng 16 tuổi. Gia Long cần
một người kế tục mình vừa chín chắn vừa có bản lĩnh để gánh vác việc lớn.
Nhưng điều quan trọng hơn, Gia Long không muốn chọn một người kế tục có
xu hướng thân phương Tây như hoàng tôn Đán.
Từ khi còn là hoàng tử đến khi đã lên ngôi, Minh Mệnh đã sớm có ý
thức chuẩn bị, rèn luyện năng lực để sẵn sàng gánh vác trách nhiệm lớn. Thời

kỳ đầu mới lên ngôi trong các việc quốc gia đại sự, Minh Mệnh rất cần tới sự
giúp đỡ, góp ý kiến của các viên đại thần tài cao đức trọng. Trong số các viên
cố vấn đó, cần phải kể đến Trịnh Hoài Đức và Đặng Đức Siêu. Ngoài hai viên
cố vấn trên, tại triều đình Minh Mệnh còn có một số viên đại thần khác đóng
vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện những tư tưởng chính trị của


21

Minh Mệnh. Có thể kể đến vài gương mặt tiêu biểu như Tạ Quang Cự, Hà
Tông Quyền, Phan Bá Đạt, Trương Minh Giảng và Phan Huy Thực.
Về phương diện thể chế, triều Nguyễn là một chế độ quân chủ trung
ương tập quyền. Mặc dù quyền quyết định tối thượng thuộc về hoàng đế
nhưng triều Nguyễn là sự tập hợp của một số viên quan đại thần đứng đầu
Lục bộ, Nội các hoặc Viên cơ mật. Do vậy, vào thời Minh Mệnh, cơ quan
lãnh đạo nhà nước bao gồm chính bản thân Hoàng đế và các viên quan đại
thần nắm các cơ quan trọng yếu kể trên. Giả định rằng tư tưởng chính trị của
Minh Mệnh cho dù sáng suốt, tốt đẹp đến mấy đi chăng nữa mà không được
tất cả đại thần nắm các trọng trách xung quanh ông hết lòng ủng hộ, thì chắc
chắn những tư tưởng ấy cũng mãi mãi nằm trên giấy mà thôi.
Về đối ngoại: Nhà Nguyễn thời kỳ đầu thế kỷ XIX đứng trước nhiều
thách đố trong quan hệ quốc tế.
Quan hệ với nhà Thanh. Sau khi lấy được Bắc Hà, Gia Long đã cử một
sứ đoàn do Trịnh Hoài Đức dẫn đầu sang Trung Hoa xin cầu phong. Sứ đoàn
này chưa hồi hương thì cuối năm đó vua Gia Long tiếp tục cử Binh bộ
Thượng thư Lê Quang Định sang xin vua Gia Khánh nhà Thanh đổi quốc
hiệu. Nhà Thanh cho Tổng đốc Quảng Tây sang làm lễ tấn phong cho vua Gia
Long và đưa sắc dụ đặt Quốc hiệu là Việt Nam, ấn định thể lệ tiến cống hai
năm một lần và cứ bốn năm một lần Việt Nam sẽ phái sứ bộ sang làm lễ triều
kính. Sau đó liên tục từ các năm 1808, 1813,1817 và 1819 việc giao dịch giữa

triều đình vua Gia Long và nhà Thanh được diễn ra. Đây là một sự thể hiện
chính sách ngoại giao nửa đầu thế kỷ XIX của triều Nguyễn thần phục nhà
Thanh.
Với Xiêm La: Từ năm 1807, vua vương quốc Cao Miên là Nặc Ông
Chân bỏ Xiêm La xin về thần phục Việt Nam. Em của Nặc Ông Chân muốn


22

tranh quyền của anh bèn sang cầu cứu Xiêm La. Quân Xiêm kéo sang, Nặc
Ông Chân chạy về Tân Châu, rồi dâng biểu về Phú Xuân cầu cứu. Năm 1811,
Gia Long cho sứ đưa thư qua trách chính phủ Xiêm. Năm 1813, tướng Tả
quân Lê Văn Duyệt được lệnh đem 10 nghìn quân đưa Nặc Ông Chân về
nước và buộc quân Xiêm rút về. Sau đó, Lê Văn Duyệt cho xây thành Phnôm
Pênh. Từ đó trở đi, viên quan trấn thủ ở Hà Tiên có nhiệm vụ án thủ đến Châu
đốc đồng thời lãnh quốc ấn bảo hộ Cao Miên.
Trong giai đoạn này, triều Nguyễn muốn thôn tính Cao Miên, muốn
tiếp tục thắng lợi trong cuộc tranh hùng với Xiêm La trong những vấn đề Cao
Miên nên điều kiện tiên quyết đối với Việt Nam là phải có một nhà nước lớn
mạnh, đầy đủ uy tín. Không có một chính quyền mạnh thì thiếu hậu thuẫn
hùng hậu về quân sự và không thể dùng giải pháp ngoại giao.
Thời kỳ đầu thế kỷ XIX, với các nước trong khu vực, nhà Nguyễn thể
hiện hai thái độ đối lập nhau: thần phục nhà Thanh và lấn lướt các nước Ai
Lao, Chân Lạp. Trong khi đó nửa đầu thế kỷ XIX vương triều nhà Thanh
đang trở nên lạc hậu, trì trệ với sự suy kiệt nội lực và bất cập trước xu thế thời
đại.
Quan hệ với các nước phương Tây: Năm 1803, nước Anh sai sứ là
Robert sang xin cho mở cửa hàng buôn bán ở Trà Sơn, thuộc tỉnh Quảng
Nam. Vua Gia Long không nhận đồ, và cũng không cho mở cửa hàng. Sau đó
người Anh còn đưa thư sang hai ba lần nữa, nhưng vẫn bị từ chối.

Đối với nước Pháp, nhà Nguyễn đứng trước nhiều mâu thuẫn. Trong
cuộc chiến tranh chống lại nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh thông qua các giáo sĩ
để tranh thủ sự ủng hộ của tư bản Pháp. Vì vậy, khi triều Nguyễn được thiết
lập, Gia Long đã sử dụng một số người Pháp như Chaigneau, Vanniner và


23

Despiau làm quan trong triều. Gia Long cho mỗi người 50 lính hầu và khi
chầu thì không cần lạy Hoàng đế.
Năm 1817, chính phủ Pháp phái tàu Cybèle tới Việt Nam để thăm dò
bang giao. Thuyền trưởng Achille De Kergariou truyền tin của vua Louis
XVIII đòi vua Gia Long thi hành những điều ước do Bá Đa Lộc ký năm 1787
về việc nhường cửa Đà Nẵng và đảo Côn Lôn. Vua Gia Long sai quan ra trả
lời rằng những điều ấy nước Pháp trước đã không thi hành thì nay bỏ, không
nói đến nữa. Vua Gia Long không có thái độ cảm tình với người Pháp như
thái độ chung của người Á Đông lúc đó, coi người Âu Châu là bọn tây di, là
quân xâm lược. Chính vì vậy, Gia Long cũng không thích Công giáo của
Châu Âu, đặc biệt do người Pháp mang sang. Như vậy, trước tình hình thế
giới nhiều biến động và âm mưu xâm lược nước ta của người Pháp đòi hỏi
triều Nguyễn phải có chính sách ngoại giao hợp lý.
Vậy là vào những thập niên đầu thế kỷ XIX, các điều kiện kinh tế, xã hội
cho sự nảy sinh các tư tưởng chính trị- xã hội của Minh Mệnh đã chín muồi.
Đất nước đã thống nhất từ Bắc vào Nam, tạo điều kiện cho sức sản xuất phát
triển, kinh tế Việt Nam thời Gia Long và đầu Minh Mệnh đang có những bước
ổn định và phát triển vua Gia Long và nhất là Minh Mệnh có điều kiện để có
thể huy động sức người, sức của của nhân dân cho việc phát triển văn hoá.
1.2 Điều kiện văn hoá, tư tưởng
Trong lịch sử nước ta, Nho giáo từng chiếm được địa vị độc tôn từ thời
Lê Sơ. Đến thế kỷ XVIII, các vương triều Lê – Trịnh - Nguyễn tuy vẫn đề cao

Nho giáo, vẫn không đưa giáo lý Phật giáo vào chương trình giáo dục và thi
cử nhưng đều sùng bái Phật giáo. Nhiều nhà nho lớn của thế kỷ đã viết nhiều
tác phẩm để luận chứng cho thuyết “tam giáo đồng nguyên”. Tiến sĩ Nho học,
nhà chính trị lỗi lạc Ngô Thì Nhậm thì viết hẳn một tác phẩm Phật học –“Trúc

×