ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGỤY THỊ LIỄU
TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
CỦA TUÂN TỬ
Chuyên ngành: thạc sĩ triết học
Mã số : 60.22.80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Nguyễn thanh Bình
HÀ NỘI - 2008
97
Môc Lôc
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 11
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 11
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 12
6. Ý nghĩa của đề tài 12
7. Kết cấu của Luận văn 12
CHƢƠNG 1. BỐI CẢNH VÀ NGUỒN GỐC TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
CỦA TUÂN TỬ 13
1.1. Bối cảnh lịch sử 13
1.1.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Tuân Tử 13
1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội Trung Quốc thời Chiến quốc 14
1.2. Ảnh hƣởng của các trào lƣu tƣ tƣởng trong sự hình thành tƣ tƣởng 22
1.2.1. Tuân Tử tiếp thu và phát triển tƣ tƣởng chính trị, đạo đức của Khổng Tử và
Mạnh Tử 22
1.2.2. Tuân Tử tiếp thu triết lí chính trị của phái Lão - Trang (Đạo gia) 26
1.2.3. Phái Mặc gia với việc hình thành tƣ tƣởng chính trị - xã hội của Tuân Tử 29
CHƢƠNG 2. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ
HỘI CỦA TUÂN TỬ 31
2.1. Ý thức chính trị và hệ tƣ tƣởng chính trị 31
2.2. Một số nội dung chủ yếu trong quan niệm của Tuân Tử về con ngƣời 35
2.3. Quan niệm của Tuân Tử về vai trò của nhà vua, ngƣời cầm quyền 56
2.4. Quan niệm của Tuân Tử về vai trò của dân trong tƣởng chính trị - xã hội 69
2.5. Những giá trị và hạn chế cơ bản trong tƣ tƣởng chính trị – xã hội của Tuân Tử . 79
KẾT LUẬN 86
Danh môc tµi liÖu tham kh¶o 90
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Không thể phủ nhận đƣợc rằng đã từ lâu, Nho giáo có ảnh hƣởng sâu
sắc đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và con ngƣời Việt
Nam. Khi nhìn nhận về ảnh hƣởng và vai trò của Nho giáo ở Việt Nam hiện
nay, trong giới nghiên cứu vẫn còn có hai cách nhìn nhận đối lập nhau, có
nhà nghiên cứu thì cho rằng, Nho giáo có ảnh hƣởng tiêu cực, còn quan
điểm ngƣợc lại thì cho rằng, Nho giáo có ảnh hƣởng tích cực trong sự phát
triển đi lên của Việt Nam. Chỉ đứng trên lập trƣờng của chủ nghĩa Mác -
Lênin để khách quan nhìn nhận thì mới khẳng định đƣợc rằng, Nho giáo
vừa có ảnh hƣởng tích cực, vừa có những ảnh hƣởng tiêu cực đến xã hội và
con ngƣời. Cho nên, việc nghiên cứu trở lại Nho giáo với mục đích “gạn
đục khơi trong” để chủ yếu tiếp thu những tinh hoa của Nho giáo nhằm
phục vụ cho công cuộc xây dựng xã hội ngày nay.
Khi nghiên cứu về tƣ tƣởng chính trị - xã hội của Tuân Tử cũng vậy,
chúng ta có thể thấy rõ tính chất hai mặt tồn tại trong hệ thống tƣ tƣởng của
ông. Có những giá trị tích cực và tiến bộ trong tƣ tƣởng Tuân Tử mà cho
đến nay chúng ta cần kế thừa và học tập, nhƣng bên cạnh đó vẫn còn có
những yếu tố đã lỗi thời và lạc hậu do hoàn cảnh xã hội chi phối. Nhƣng
đúng nhƣ nhiều nhà nghiên cứu đã nhận xét, tƣ tƣởng chính trị - xã hội của
Tuân Tử “lấy cái cùng cực làm căn bản, lấy cái yếu trọng làm đạo lí, bày tỏ
những việc đời xƣa mà chống giúp đƣơng chế, dẹp sự rối loạn, dấy việc đạo
lí, thực là kẻ sĩ danh thế vào bậc thầy của vƣơng giả” [74, tr.276], và nhƣ
vậy thì “sách của ông cũng có thể làm lông, làm cánh cho sáu Kinh, thêm
sáng cho họ Khổng” [74, tr.276]. Cho dù Tuân Tử có thay đổi và cải biến tƣ
tƣởng của bậc thầy Khổng Tử cho phù hợp với bối cảnh xã hội bấy giờ của
mình thế nào đi chăng nữa thì cốt lõi trong tƣ tƣởng của ông vẫn giữ những
tƣ tƣởng truyền thống của bậc thầy một cách đầy đủ và sâu sắc.
2
Thông qua tƣ tƣởng của Tuân Tử, ta thấy, ở Nho giáo có sự tích hợp
những vấn đề chính trị - xã hội, đạo đức, v.v một cách đầy đủ hơn, chúng
không tách rời nhau mà đan xen, hòa quyện với nhau trong một hệ thống.
Cùng với sự kế thừa tƣ tƣởng của Khổng Tử và Mạnh Tử, Tuân Tử đã bổ
sung nhiều yếu tố của các trào lƣu tƣ tƣởng khác nhƣ Mặc gia, Đạo gia vào
hệ những tƣ tƣởng của mình nhằm đáp ứng nhu cầu là hệ tƣ tƣởng, là công
cụ thống trị, quản lý xã hội của giai cấp phong kiến. Là một nhà tƣ tƣởng
trong phái Nho gia, tƣ tƣởng của Tuân Tử đã đề cập đến nhiều vấn đề liên
quan tới nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và con ngƣời. Khi
đọc sách Tuân Tử, có thể thấy rằng, học thuyết của ông vẫn còn những giá
trị mà chúng ta đáng kế thừa, những điều hay mà qua bao thăng trầm của
lịch sử nó vẫn còn sức sống để tồn tại. Đó là tƣ tƣởng đề cao vai trò của con
ngƣời, đó là tƣ tƣởng coi trọng một vị minh quân, đó là tƣ tƣởng trọng dân
hết sức tiến bộ. Hơn nữa, cách mà Tuân Tử đƣa ra phƣơng pháp cai trị
nhằm đƣa xã hội đi đến sự thái bình, thịnh trị đó là việc kết hợp giữa vương
đạo (cách cai trị đất nƣớc thiên về đạo đức) và bá đạo (cách cai trị đất nƣớc
thiên về pháp luật) là hết sức tiến bộ và đúng đắn mà ngày nay chúng ta vẫn
cần phải tiếp thu. Tuân Tử đã chỉ ra đƣợc những ƣu và nhƣợc điểm của mỗi
loại hình trên và cho rằng, cần thiết phải kết hợp cả hai hình thức đó trong
việc trị nƣớc mới có thể thành công. Đó là những cống hiến hoàn toàn mới
mẻ của Tuân Tử trong trƣờng phái Nho gia, mà trƣớc đó các bậc thầy của
ông chƣa hoặc mới chỉ đề cập đến một cách mờ nhạt. Vì lí do này, có quan
điểm cho rằng, tƣ tƣởng của Tuân Tử không còn giữ đƣợc những tinh túy
của bậc thầy Khổng Tử nữa. Nhƣng chúng ta cần phải có cái nhìn khách
quan để nhìn nhận lại tƣ tƣởng của Tuân Tử để thấy rằng, không những
Tuân Tử vẫn giữ đƣợc những cái tinh túy nhất của bậc thầy, mà trong tƣ
tƣởng của ông còn có thêm sự phong phú và sâu sắc, qua đó chúng ta có thể
hiểu rõ thêm về nền chính trị - xã hội Trung Quốc thời cổ đại. Có nhƣ vậy
3
chúng ta mới có thể khẳng định đƣợc tƣ tƣởng của Tuân Tử vẫn giữ đƣợc
những truyền thống quý báu của Khổng Tử và Mạnh Tử, nhƣng Tuân Tử
cũng có những tƣ tƣởng độc đáo của riêng mình nhằm thích ứng với nhu
cầu của thời đại. Chúng ta quay lại với tƣ tƣởng của Tuân Tử để thấy, ở đó
có giá trị và hạn chế gì, và chúng ta có thể học tập đƣợc gì ở Tuân Tử trong
bối cảnh lịch sử ngày nay.
Nghiên cứu về tƣ tƣởng chính trị - xã hội của Nho giáo nói chung và
tƣ tƣởng của Tuân Tử nói riêng đã có nhiều công trình khoa học đề cập
đến. Mỗi công trình nghiên cứu có một góc nhìn khác nhau về tƣ tƣởng của
Tuân Tử. Kế thừa những thành quả đã nghiên cứu trƣớc đó, và tiếp tục khai
thác những vấn đề khoa học trong tƣ tƣởng triết học của Tuân Tử đang còn
bỏ ngỏ, tác giả chọn vấn đề:“Tư tưởng chính trị - xã hội của Tuân Tử” làm
đề tài nghiên cứu trong Luận văn thạc sỹ triết học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về tƣ tƣởng Nho giáo, trong đó có tƣ tƣởng chính trị - xã
hội của Tuân Tử, từ trƣớc đến nay đã có nhiều công trình trong và ngoài
nƣớc. Tiêu biểu là một số công trình của các tác giả sau đây:
1. Lã Trấn Vũ là một trong những học giả nổi tiếng của Trung Quốc
hiện nay. Ông đã viết nhiều về tác phẩm về sử học, kinh tế và triết học.
Trong quá trình nghiên cứu của mình, ông luôn cố gắng vận dụng các quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin vào nghiên cứu các vấn đề khoa học xã
hội. Tác phẩm Lịch sử các học thuyết chính trị Trung Quốc của ông phản
ánh sâu sắc về quá trình phát triển của các quan điểm, tƣ tƣởng, học thuyết
nhƣ Nho giáo, Đạo gia, Pháp gia, v.v. Khi trình bày tƣ tƣởng chính trị - xã
hội của Tuân Tử, Lã Trấn Vũ đã nêu rõ tƣ tƣởng chính trị - xã hội của Tuân
Tử bao gồm nhiều nội dung, nhiều học thuyết: Học thuyết tính ác, học
thuyết về con ngƣời và xã hội, học thuyết về chính trị.
4
Lã Trấn Vũ đã nêu ra những ý khái quát nhất trong tƣ tƣởng của
Tuân Tử, ông tập trung chỉ ra vai trò của con ngƣời trong từng học thuyết
cụ thể. Trong thuyết tính ác của Tuân Tử, Lã Trấn Vũ cũng đề cập đến
quan điểm tính người và sự tu dƣỡng, rèn luyện của con ngƣời từ ác mà trở
nên thiện của Tuân Tử. Hay trong thuyết xã hội, Tuân Tử cũng chỉ ra đƣợc
sự khác nhau giữa con ngƣời và con vật chính là ở tính xã hội; và trong học
thuyết về chính trị, Tuân Tử đã đề cao vai trò của vị minh quân, chủ trƣơng
một nền chính trị trọng hiền tài. Hơn nữa, Tuân Tử còn đặc biệt đề cao tính
tập thể, tính đoàn kết để con ngƣời cùng nhau giữ cho thiên hạ thái bình.
Nói chung, khi nghiên cứu về tƣ tƣởng của Tuân Tử, Lã Trấn Vũ tập
trung làm rõ những nội dung cụ thể trong từng học thuyết và qua đó, ông
nhấn mạnh mặt tích cực và tiến bộ của Tuân Tử trong bối cảnh xã hội loạn
lạc, đặc biệt là Tuân Tử luôn đề cao vai trò của con ngƣời.
2. Phan Bội Châu với tác phẩm Khổng học đăng. Phan Bội Châu là
một môn đồ ƣu tú của cửa Khổng sân Trình, thấm nhuần những tƣ tƣởng tích
cực của Nho gia. Ông cố gửi gắm những điều tâm đắc của mình cho thế hệ
sau. Khổng học đăng là tác phẩm tâm huyết của nhà Nho thành đạt Phan Bội
Châu viết về tƣ tƣởng triết học. Tác phẩm vừa mang tính kinh học khi bàn
luận, diễn giải một số phạm trù, nguyên lý cơ bản của Nho giáo ở một số tác
phẩm tiêu biểu của từng nhà Nho trong lịch sử hình thành, biến đổi, phát
triển của Nho giáo; vừa mang tính chất ứng dụng để có thể vận dụng tƣ
tƣởng của các nhà Nho vào thực tế để giáo dục, hoàn thiện con ngƣời và phát
triển xã hội. Trong tác phẩm này, với quan điểm hết sức tiến bộ, Phan Bội
Châu đã đúc kết đƣợc tinh hoa của Khổng học và những chi phái, những nhà
tƣ tƣởng tiêu biểu của Khổng học trong đó có Mạnh Tử và Tuân Tử.
Trong phần nói về tƣ tƣởng triết học của Tuân Tử, Phan Bội Châu
ngay từ đầu đã khẳng định rằng, nếu “chúng ta có bộ óc nghiên cứu học vấn
5
và có cặp mắt phán đoán học thuật thì xin đem truyền bộ Tuân Tử ra xem,
dám chắc thầy Tuân là cháu đích thực của Khổng học” [19, tr.801]. Khi nói
về Tuân Tử, Phan Bội Châu đã có cái nhìn rất tích cực về ông. Tác giả đã
phân tích các học thuyết của Tuân Tử qua từng câu chữ nguyên bản để
ngƣời đọc có thể hiểu sâu sắc hơn tƣ tƣởng của Tuân Tử.
Phan Bội Châu khẳng định rằng, trong thuyết tính ác của Tuân Tử,
chẳng những nó không mâu thuẫn với thuyết tính thiện của Mạnh Tử, mà
ngƣợc lại còn bổ sung thêm cho học thuyết của Mạnh Tử ngày càng hoàn
thiện hơn. Còn khi phân tích thuyết phi mệnh của Tuân Tử, Phan Bội Châu
đã chứng minh cho chúng ta thấy rõ, Tuân Tử là ngƣời vô thần với quan
niệm con ngƣời không phụ thuộc vào trời và tự nhiên: “Độ số của trời đi,
vẫn đã có mực thƣờng, chẳng phải vì Nghiêu mà làm cho Nghiêu đƣợc tồn,
chẳng phải vì Kiệt mà làm cho Kiệt đến vƣơng (thiên hành hữu thƣờng, bất
vì Nghiêu tồn, bất vị Kiệt vƣơng). “Tồn” hay “vƣơng” chỉ quyền ở việc
ngƣời, ngƣời lấy việc trị mà ứng với thiên hành thời đƣợc tốt lành (ứng chi
dĩ trị, tắc cát), lấy việc loạn mà ứng với thiên hành thời mắc lấy xấu dữ
(ứng chi dĩ loạn, tắc hung)” [19, tr.807]; ngƣợc lại con ngƣời có thể tác
động lại tự nhiên để phục vụ đời sống của mình. Tƣ tƣởng này của Tuân Tử
cũng là cách nhìn nhận tiến bộ và đi trƣớc một bƣớc so với thời đại của
ông. Còn trong thuyết phi thập nhị tử của Tuân Tử, Phan Bội Châu đã ngụ
ý rằng, xƣa nay bất kì tƣ tƣởng hay học thuyết của một ngƣời nào cũng bị
chi phối và ảnh hƣởng của thời cuộc, và tƣ tƣởng của Tuân Tử cũng không
nằm ngoài quy luật chung đó.
Qua tác phẩm, tác giả đã chứng minh rằng, bản thân tƣ tƣởng Khổng
học chính thống (trong đó có Tuân Tử) là một hệ thống triết học mang tính
nhân bản rất sâu sắc, phát huy đƣợc những phẩm chất cao cả của con ngƣời
và nhằm phục vụ cho cuộc sống tốt đẹp của một xã hội bình đẳng. Qua đó,
6
tác giả cũng muốn khẳng định rằng, cho dù hoàn cảnh lịch sử đã đổi thay,
Khổng học vẫn luôn là ngọn đèn sáng, soi rọi cho đời sống tinh thần của
con ngƣời Á Đông. Đó là những giá trị học thuật rất đáng trân trọng. Nội
dung của tác phẩm đã đƣa ta trở về với kho tàng trí tuệ phƣơng Đông, tìm
những giá trị cổ truyền chân chính trong cái kho tàng ấy để bổ sung cho hệ
thống tƣ tƣởng tiên tiến của thời đại mới, thúc đẩy nó đạt đến một tầm cao
mới, phù hợp với yêu cầu phát triển của dân tộc và nhân loại.
3. Trần Trọng Kim với tác phẩm Nho giáo. Cũng giống nhƣ Phan Bội
Châu, Trần Trọng Kim nghiên cứu Nho giáo với tâm thế của nhà Nho. Ông
nhìn nhận Nho giáo không chỉ là một học thuyết chính trị - xã hội, học thuyết
đạo đức mà còn là học thuyết triết học. Ở đó, tác giả đã trình bày những
phạm trù, nguyên lý cơ bản của Nho giáo trong sự phát triển của chúng. Sự
đánh giá của Trần Trọng Kim mang tính chất khách quan nhất định, trong đó
có các học thuyết của Tuân Tử đã đƣợc giới thiệu khái quát trong Nho giáo
của Lệ thần Trần Trọng Kim. Cũng theo con đƣờng mà Khổng Tử đã đi, tuy
nhiên do sự biến đổi của thời cuộc mà tƣ tƣởng của Tuân Tử cũng thay đổi.
Khác với quan niệm của Phan Bội Châu khi nhìn nhận về Tuân Tử, tác giả
Trần Trọng Kim lại cho rằng, tƣ tƣởng của Tuân Tử “không đúng với tinh
thần của Khổng giáo” [39, tr.270]. Và Trần Trọng Kim lý giải rằng, vì do
ảnh hƣởng của hoàn cảnh thời Chiến quốc nên Tuân Tử thiên về mặt biện
luận mà quên mất cái lối tâm học uyên bác của Khổng giáo.
Khi phân tích tƣ tƣởng của Tuân Tử, Lã Trấn Vũ tập trung vào ba
phƣơng diện là: Thứ nhất là về mặt triết lí của Tuân Tử: Tuân Tử quan
niệm trời với ngƣời tồn tại độc lập với nhau. Thứ hai, về mặt giáo dục thì
Tuân Tử cho rằng, tính ngƣời là ác nên phải dũng lễ nghĩa để giáo dục
ngƣời thành thiện. Thứ ba, về mặt chính trị - xã hội thì ông cho rằng, nên
nhìn thẳng vào thực tế mà học tập, đặc biệt là cần phải học tập ở các đời
vua sau này mới có tính ứng dụng cao.
7
Tóm lại, khi nghiên cứu về Tuân Tử, Trần Trọng Kim đã cho rằng,
có lúc quan điểm của Tuân Tử có tính tích cực, nhƣ Trần Trọng Kim nhấn
mạnh “mục đích lấy chính trị làm việc hành đạo” của Tuân Tử là rất hay,
nhƣng vẫn còn nhiều hạn chế trong tƣ tƣởng, vì Tuân Tử còn chịu ảnh
hƣởng sâu sắc bởi thời đại nên nhiều lúc quan điểm của Tuân Tử “tƣơng
phản với tông chỉ của Khổng giáo” [40, tr.270].
Nhƣng nhìn chung, trong tác phẩm này, ông đặc biệt đề cao những giá
trị của Nho giáo trong bối cảnh mà đa số ngƣời Việt Nam lúc bấy giờ hồ
nghi, xa lánh và ghét bỏ. Ngoài ra, tác giả còn viết một thiên riêng về Nho
giáo ở Việt Nam để trình bày khái quát và tóm tắt nhất quá trình du nhập và
phát triển của Nho giáo ở Việt Nam. Cuối thiên này, tác giả còn khẳng định,
ở Việt Nam “từ khi dựng nƣớc đến giờ, nhờ có Nho giáo, đời đời nhân tài
bối xuất, ngƣời làm tƣớng văn, tƣớng võ, ngƣời đạo đức, văn chƣơng, ngƣời
có khí tiết cao thƣợng, khá lấy làm vẻ vang, không phụ cái tiếng là một nƣớc
văn hiến” [40, tr.734] và “Nho giáo tuy không gây thành cái văn minh vật
chất nhƣ Tây học, nhƣng vẫn cứ cái đặc tính đào tạo ra đƣợc cái nhân cách,
có phẩm giá tôn quý. Hãy kể một phƣơng diện ấy, thiết tƣởng cũng đủ làm
cho ngƣời mình không nên bỏ Nho giáo vậy” [40, tr.735].
4. Giáo sƣ Cao Xuân Huy với tác phẩm Tư tưởng phương Đông gợi
những điểm nhìn tham chiếu. Đây là tác phẩm lớn có nhiều giá trị, đã đƣợc
tặng giải thƣởng Hồ Chí Minh. Tác phẩm gồm ba phần, ông đã dành trọn
vẹn phần thứ ba của tác phẩm để trình bày lịch sử hình thành, phát triển
cùng những nội dung, tƣ tƣởng cơ bản của Nho giáo. Mỗi nhà Nho, GS.
Cao Xuân Huy đều đƣa ra các quan điểm và dẫn chứng rành mạch, khúc
triết để chứng minh cho từng luận điểm.
Về tƣ tƣởng của Tuân Tử, GS. Cao Xuân Huy cho rằng, Tuân Tử là
một học giả kiệt xuất, nối gót Mạnh Tử phát triển Nho giáo nguyên thủy.
8
Tuân Tử cải biến tƣ tƣởng lễ trị và đƣa nó lại gần với pháp trị nhằm làm
cho Nho giáo thích ứng với nhu cầu của thời đại. Cũng giống nhƣ nhiều
nhà nghiên cứu khác, Giáo sƣ Cao Xuân Huy đã nêu rõ ràng và cụ thể
những tƣ tƣởng của Tuân Tử qua các học thuyết của ông, qua đó cho ta
thấy những giá trị và hạn chế trong tƣ tƣởng của Tuân Tử. Mặt khác, ông
đặc biệt chú ý đến quan điểm lễ của Tuân Tử vì nó gần với tƣ tƣởng pháp
luật, và quan điểm lễ nhích gần đến chữ Pháp của Tuân Tử đƣợc đặt ra là
do bản tính con ngƣời là ác nên phải đặt ra lễ nghĩa để uốn nắn con ngƣời
đi vào con đƣờng thiện, biết vị tha, biết đoàn kết, có nhƣ thế xã hội, quốc
gia mới sinh tồn đƣợc. Nhƣ vậy, giữa đạo đức và hình phạt theo quan điểm
của Tuân Tử phải đi liền với nhau, lễ nghĩa và hình phạt đều bắt nguồn ở
tính ác. Khi đƣa ra quan niệm về một xã hội lý tƣởng, Tuân Tử cho rằng,
phải có thánh nhân làm vua thì mới có xã hội lý tƣởng. Thánh nhân phải có
quyền lực tối cao để thu phục lòng dân và thánh nhân phải biết chọn bậc
hiền tài để giúp mình phát triển quốc gia.
Nhƣ vậy, khi GS. Cao Xuân Huy trình bày về tƣ tƣởng của Nho giáo
nói chung và tƣ tƣởng của Tuân Tử nói riêng, ông đã khẳng định rằng, “các
chi phái của Nho giáo có thể là nhất nguyên luận hay nhị nguyên luận, chủ
quan luận, hay khách quan luận, duy lí chủ nghĩa hay là trực quan chủ
nghĩa, đức trị chủ nghĩa hay công lợi chủ nghĩa v.v nhƣng tất cả thống nhất
ở quan niệm luân thƣờng, cƣơng thƣờng” [36, tr.205]. Có nghĩa là, theo
ông, tƣ tƣởng của Tuân Tử cũng không đi chệch hƣớng với quan niệm của
Nho giáo của Khổng Tử.
5. Giáo sƣ Du Vinh Căn với Tổng quan tư tưởng pháp luật Nho gia
đã cho chúng ta hiểu rõ hơn về tƣ tƣởng chính trị của các bậc Nho tiền bối.
Trong tác phẩm này, ông lấy tƣ tƣởng pháp luật Nho gia làm mục đích lập
luận. Cuốn sách đã có những phát hiện rất nhiều mặt nên đƣợc nhiều học
9
giả trong và ngoài nƣớc chú ý. Chính vì vậy, khi cuốn sách ra đời đã gây
đƣợc tiếng vang lớn trong giới học thuật Trung Quốc cũng nhƣ thế giới.
Nếu nhƣ, phần lớn các công trình nghiên cứu đều cho rằng, Nho giáo là
một học thuyết về đạo đức nhằm để giáo dục và hoàn thiện nhân cách đạo
đức của con ngƣời; hoặc là coi Nho giáo là một học thuyết triết học về con
ngƣời, vì Nho giáo đặc biệt coi trọng và đề cao con ngƣời; hay coi Nho
giáo là một tôn giáo, là một học thuyết chính trị - xã hội thì công trình
nghiên cứu này của Du Vinh Căn đƣợc đánh giá cao vì đã phát hiện thêm
giá trị tinh thần quý báu trong di sản tƣ tƣởng dân tộc Trung Quốc – đó là
tƣ tƣởng pháp luật. Chính sự đóng góp khá mới mẻ khi tác giả tập trung
nghiên cứu về tƣ tƣởng pháp luật của Nho gia đã góp phần vào xây dựng
nhà nƣớc Trung Hoa ngày nay. Khi nghiên cứu về tƣ tƣởng của Tuân Tử,
giữa rất nhiều những quan điểm cho rằng “Tuân Tử không nằm trong hàng
ngũ Nho gia”, Du Vinh Căn đã chỉ ra rằng, tƣ tƣởng của Tuân Tử là một hệ
tƣ tƣởng mới trong hệ tƣ tƣởng của Nho giáo tiên Tần, nhƣng vẫn không
nằm ngoài phái Nho gia. Du Vinh Căn còn chỉ ra những điểm đặc sắc riêng
về tƣ tƣởng chính trị của Tuân Tử khi ông đề cao lễ trị nhƣng cũng coi trọng
hình phạt; đặc biệt là ông nhấn mạnh tính quy phạm, cƣỡng chế của lễ mà
hình thành quan điểm lễ - pháp của riêng mình. Ở Tuân Tử, giữa lễ và pháp
có sự kết hợp chặt chẽ và bổ sung cho nhau. Đây là điểm mới ở tƣ tƣởng của
Tuân Tử khi ông muốn cải tạo tƣ tƣởng của Khổng - Mạnh để thích ứng với
nhu cầu cai trị đất nƣớc theo hình thức trung ƣơng tập quyền thống nhất lúc
bấy giờ. Du Vinh Căn khẳng định rằng, Tuân Tử là ngƣời đi đầu tìm tòi lý
luận cho tƣ tƣởng pháp luật chính thống phong kiến. Ông cũng là ngƣời đi
đầu trong việc kết hợp giữa hai tƣ tƣởng lễ và pháp với nhau, chúng bổ sung
và hỗ trợ cho nhau trong quá trình trị nƣớc, quản lí xã hội.
Nhƣng xét cho cùng thì công trình nghiên cứu của Giáo sƣ Du Vinh
Căn cũng là xuất phát từ góc nhìn pháp lí để tìm hiểu của tƣởng của Tuân
10
Tử, nên phần lớn tƣ tƣởng của Tuân Tử đƣợc đánh giá và nhìn nhận dƣới
lăng kính của luật pháp nhiều hơn.
6. Giáo trình Triết học Mác – Lênin và Giáo trình Lịch sử triết
học. Bên cạnh những công trình nghiên cứu tiêu biểu trên, những nội dung
chủ yếu của Nho giáo nói chung và của Tuân Tử nói riêng cũng đƣợc
nghiên cứu và trình bày trong hai bộ Giáo trình này của Bộ Giáo dục và
Đào tạo. Trong phần trình bày về triết học Trung Hoa cổ - trung đại, các tác
giả đã nhấn mạnh, lịch sử lâu đời của Trung Hoa kéo dài nhiều thiên niên
kỷ cùng với sự phát triển đi lên của xã hội dẫn đến việc hình thành nên các
trƣờng phái triết học khá hoàn chỉnh. Các trƣờng phái này luôn lấy con
ngƣời làm trung tâm của sự nghiên cứu, có xu hƣớng chung là giải quyết
những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức của xã hội Trung Hoa đặt ra lúc
bấy giờ. Trong phần nói về phái Nho gia, ngoài Khổng Tử, hai bộ Giáo
trình này đã nhấn mạnh hai học phái cơ bản nhất là Mạnh Tử và Tuân Tử,
đặc biệt là quan niệm của hai ông về con ngƣời, về đƣờng lối cai trị, quản
lý xã hội. Qua đó khẳng định rằng, Mạnh Tử đã hệ thống hóa triết học duy
tâm của Nho gia trên phƣơng diện thế giới quan và nhận thức luận, còn
Tuân Tử đã phát triển truyền thống trọng lễ của Nho gia; nhƣng trái với
Mạnh Tử, Tuân Tử cho rằng, con ngƣời vốn có tính ác và coi thế giới có
quy luật riêng. Theo ông, sức ngƣời có thể thắng trời. Nhƣ vậy, tƣ tƣởng
triết học của Tuân Tử thuộc chủ nghĩa duy vật thô sơ.
Ngoài ra, liên quan đến nội dung của đề tài còn có những công trình
nghiên cứu khoa học khác nhƣ: Lịch sử triết học phương Đông (gồm 5 tập)
của Nguyễn Đăng Thục, Các bài giảng về tư tưởng phương Đông của GS.
Trần Đình Hƣợu, Lịch sử triết học Trung Quốc của GS. Lê Văn Quán, Học
thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam của
TS.Nguyễn Thanh Bình, Triết lí phương Đông giá trị và bài học lịch sử của
TS.Trịnh Doãn Chính, Triết lí chính trị Trung Hoa cổ đại và vấn đề nhà
11
nước và pháp quyền của Ths.Bùi Ngọc Sơn, v.v. cùng nhiều bài báo đăng
trong các tạp chí khoa học nhƣ Triết học, Khoa học, Văn học, v.v.
Nhìn chung, những kết quả nghiên cứu của các công trình trên cho
chúng ta nhìn nhận rõ hơn về tiến trình phát triển của Nho giáo trong lịch
sử Trung Quốc, về nội dung và những tƣ tƣởng cơ bản của từng nhà Nho
tiêu biểu. Nhƣ vậy, chúng ta có thể khẳng định thêm rằng: Nho giáo không
phải ngày bị mai một và quên lãng, mà ngƣợc lại những mặt tích cực của
Nho giáo nói chung và trong tƣ tƣởng chính trị - xã hội của Tuân Tử nói
riêng ngày càng đƣợc các nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu dƣới nhiều
góc độ khác nhau.
Kế thừa những giá trị khoa học của những công trình đã nghiên cứu,
đề tài này sẽ tiếp tục tìm hiểu, khai thác những giá trị trong tƣ tƣởng chính
trị - xã hội của Tuân Tử, trong đó có nhiều vấn đề mà những công trình
trƣớc đó còn bỏ ngỏ hoặc chƣa thực sự làm sáng tỏ.
3. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn
Mục đích của Luận văn là thông qua việc trình bày và phân tích
những nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng chính trị - xã hội của Tuân Tử để
vạch ra những giá trị và hạn chế chủ yếu trong tƣ tƣởng của ông.
Xuất phát từ lý do chọn đề tài, tình hình nghiên cứu liên quan đến đề
tài và mục đích đặt ra cho đề tài, nhiệm vụ của Luận văn là trình bày, phân
tích những nội dung chính sau:
- Bối cảnh và nguồn gốc tƣ tƣởng chính trị - xã hội của Tuân Tử.
- Một số nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng chính trị - xã hội của Tuân Tử.
- Một số giá trị và hạn chế chủ yếu trong tƣ tƣởng chính trị - xã hội của
Tuân Tử.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là tƣ tƣởng chính trị - xã hội của
Tuân Tử.
12
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn tập trung chủ yếu là sách Tuân Tử
và Tứ thư.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc nghiên cứu trên cơ sở phƣơng pháp luận chung của triết
học Mác - Lênin cùng những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
về lịch sử triết học. Ngoài ra, Luận văn còn kết hợp với một số phƣơng
pháp nghiên cứu khoa học khác, nhƣ phƣơng pháp lôgíc - lịch sử, phƣơng
pháp phân tích - tổng hợp, phƣơng pháp đối chiếu - so sánh.
6. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài góp phần làm rõ hơn những giá trị và hạn chế trong tƣ tƣởng
chính trị - xã hội của Tuân Tử, qua đó nhấn mạnh những tƣ tƣởng đặc sắc
mà chúng ta cần kế thừa và phát huy trong sự nghiệp xây dựng nhà nƣớc
XHCN Việt Nam của dân, do dân và vì dân ở nƣớc ta hiện nay.
Những kết quả đạt đƣợc của Luận văn là sự bổ sung cho quá trình
nghiên cứu về tƣ tƣởng chính trị - xã hội của Tuân Tử. Vì vậy, Luận văn có
thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và
học tập về Nho giáo nói chung và về tƣ tƣởng chính trị - xã hội của Tuân
Tử nói riêng.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Nội
dung của Luận văn gồm 2 chƣơng, 7 tiết.
Chƣơng 1: Bối cảnh và nguồn gốc tư tưởng chính trị – xã hội của Tuân Tử.
Chƣơng 2: Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị – xã hội của
Tuân Tử.
13
CHƢƠNG 1. BỐI CẢNH VÀ NGUỒN GỐC
TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA TUÂN TỬ
1.1. Bối cảnh lịch sử
1.1.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Tuân Tử
Tuân Tử họ Tuân, tên Huống, tự là Khanh, sinh ra ở nƣớc Triệu,
khoảng cuối thế kỉ IV TCN và mất khoảng cuối thế kỉ thứ III TCN (313-
238), thời Chiến quốc. Ngƣời đời gọi ông là Tôn Khanh.
Tuân Tử tính tình điềm đạm. Trong quá trình tranh luận, “ông cứ
bình tĩnh đƣa ra lẽ phải trái, chứng cứ rành mạch, ngƣời ta nghe thì càng
hay, không nghe, ông cũng không tức, và gặp kẻ hiếu thắng thì thôi, ông
không nói nữa ’’ [24,tr.12]. Ông học rộng, tự tín, có nhiều ý độc đáo, suy
luận sắc bén và có tinh thần nghệ sĩ ít nhiều, nên nổi danh về từ phú. Lúc
học giả lớp trƣớc nhƣ Thận Đáo, Điền Biền đều đã qua đời, “Tuân Tử là
thầy già nhất, lại ba lần làm chức Tế Tửu, lãnh đạo học cung, trở thành học
giả lớn có uy tín lớn nhất thời bấy giờ” [9, tr.469].
Tuân Tử đã ba lần làm quan ở nƣớc Tề, giữ chức Tế tửu. Nƣớc Tề
tôn kính ông là “Liệt đại phu”. Thời Tề vƣơng, vƣơng hậu chuyên quyền,
quyền hành nằm trong tay một lớp sủng thần, Tuân Tử đã từng chỉ ra cho tể
tƣớng nƣớc Tề “nữ chúa làm loạn trong cung, tôi dối làm loạn trong triều,
quan tham làm loạn quan trƣờng”. Bản thân Tuân Tử cuối cùng cũng bị
gièm pha, hãm hại, ông không làm gì đƣợc, đành phải bỏ đi. Trong vấn đề
trị nƣớc, ông có một chủ trƣơng rõ rệt là dùng đạo Nho để trị nƣớc và muốn
đi chu du các nƣớc để thuyết phục các vua chƣ hầu. Chính bởi vậy mà ông
muốn thuyết phục vua Tần thi hành đạo Nho để dựng nghiệp vƣơng. Năm
226 TCN, Tuân Tử đƣợc mời vào nƣớc Tần. Thiên Nho hiệu trong sách
Tuân Tử đã ghi lại những ý kiến về chính trị của Tuân Tử khi bàn luận với
14
Tần Chiêu vƣơng. Trong khi ca ngợi nƣớc Tần đã đạt đến đỉnh cao bình trị,
Tuân Tử khuyên họ “phải hạn chế uy hình mà trở lại với văn lễ” nhƣng
không đƣợc dùng. Qua nƣớc Sở, ông giữ chức Lệnh ở Lan Lăng. Cuối đời
ông về nƣớc Triệu.
Tuân Tử là một học giả kiệt xuất, nối gót Mạnh Tử để phát triển
Nho giáo nguyên thuỷ. Sống vào những năm cuối cùng của đời Chiến
quốc, lúc nhà Tần sắp thống nhất thiên hạ và dừng nền chính trị tập
quyền, Tuân Tử đã cải biến tƣ tƣởng “lễ trị” để nhích nó lại gần với tƣ
tƣởng “pháp trị” nhằm làm cho Nho giáo thích ứng và có vai trò lớn hơn
với nhu cầu thời đại.
Sách Tuân Tử hiện nay có bộ Tuân Tử gồm 32 thiên. Hầu hết các
thiên trong sách Tuân Tử là tác phẩm của chính Tuân Tử, một số ít là của
đệ tử của ông, có chỗ lẫn cả một số câu chữ do ngƣời đời sau thêm vào.
Nhƣng về cơ bản, bộ sách này đã phản ánh đƣợc một cách đầy đủ tƣ tƣởng
Tuân Tử, là tƣ liệu đáng tin cậy để nghiên cứu tƣ tƣởng của ông.
1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội Trung Quốc thời Chiến quốc
Khi nghiên cứu tƣ tƣởng của một thời đại nào của lịch sử cũng nhƣ
bất kỳ một nhà tƣ tƣởng nào, nếu chúng ta muốn có một kết luận chính xác,
điều quan trọng là phải nắm đƣợc chính xác tình hình kinh tế và tình hình
chính trị của thời đại ấy.
Trong thời Xuân thu, ngoài cuộc chiến tranh thƣờng xuyên xảy ra
giữa các nƣớc, trong từng nƣớc cũng luôn xảy ra những cuộc đấu tranh
giữa bọn quý tộc với nhau để giành đất đai và quyền thống trị nhân dân. Ở
nƣớc Tấn, năm 403 trƣớc công nguyên có ba họ lớn là Hàn, Triệu, Ngụy
chia nhau đất nƣớc, rồi không bao lâu đã phế truất vua Tấn. Lúc đó, Trung
Quốc đã bƣớc vào thời đại Chiến quốc. Bấy giờ chỉ còn lại bảy nƣớc lớn
và một số ít nƣớc nhỏ. Trong bảy nƣớc lớn thì Tề, Sở, Yên, Tần đã có từ
15
thời Tây Chu; Hàn, Triệu, Ngụy là những nƣớc mới tách ra từ nƣớc Tấn.
Bảy nƣớc đó tạo thành cục diện Thất hùng thời Chiến quốc. Nƣớc Tần ở
phía tây Hàm Cốc quan, sáu nƣớc khác đều ở phía đông quan ải đó, nên
thƣờng đƣợc gọi chung là “Sơn Đông lục quốc”. Giữa bảy nƣớc đó, chiến
tranh theo quy mô lớn diễn ra không ngớt, biên giới giữa các nƣớc thƣờng
thay đổi tuỳ theo thắng bại trong chiến tranh.
Thời Chiến quốc, Trung Quốc có những biến đổi lớn lao hơn về mặt
kinh tế. Đặc biệt, nghề luyện sắt và kĩ thuật luyện sắt phát triển cao hơn, đồ
dùng bằng sắt đƣợc sử dụng phổ biến rộng rãi hơn so với thời Xuân thu.
Các nƣớc đều có những trung tâm luyện sắt, Hàm Đan nƣớc Triệu, Uyển
nƣớc Sở, Đƣờng Khê nƣớc Hàn, Lâm Truy nƣớc Tề đều là những nơi sản
xuất đồ sắt phát triển. Một số nƣớc đặt ra chức “Thiết quan” chuyên môn
quản lý kinh doanh ngành luyện sắt và thu thuế hàng sắt. Lúc bấy giờ,
không những phần lớn nông cụ nhƣ lƣỡi cày, cuốc, liềm, xẻng, mai, rìu,
dao, v.v, bằng sắt mà phần lớn đồ binh khí cũng đều bằng sắt. Những nơi
luyện sắt quy mô lớn có tới mấy trăm nô lệ làm việc. Nhiều chủ lò luyện sắt
nhờ bóc lột lao động của nô lệ trở nên giàu sang, thƣờng hay giao du với
bọn chƣ hầu, khanh tƣớng.
Sự tiến bộ trong ngành luyện sắt cũng thúc đẩy sự phát triển hơn nữa
của thủ công nghiệp. Đồ chạm vàng và dát bạc, hàng dệt lụa và đồ sơn
là những sản phẩm thủ công tinh xảo nhất của thời Chiến quốc. Nổi tiếng
nhất có hàng tơ lụa màu của nƣớc Tề, đồ sơn có tranh vẽ màu của nƣớc Sở.
Sự trao đổi hàng hoá trong một nƣớc cũng nhƣ giữa các nƣớc đƣợc mở rộng
và tăng cƣờng hơn so với thời Xuân thu. Tô Tần, chính khách của nƣớc Tề nói
về Lâm Truy nhƣ sau: “ấp Lâm Truy dập dìu xe cộ, ngƣời đi sát cánh, tà áo
nối nhau nhƣ bức mành, tay áo giơ lên nhƣ một bức trƣớng, mồ hôi rơi nhƣ
mƣa, nhà nhiều, ngƣời đông, khí sắc bừng bừng thịnh vƣợng”. Trên thị trƣờng
16
các nƣớc có bày đủ đặc sản của các nơi nhƣ cá miền Đông, trân châu, ngà voi
miền Nam, da tê ngƣu miền Tây, ngựa miền Bắc.
Để đáp ứng nhu cầu thƣơng nghiệp, các thành thị lớn đều tự chế ra
tiền. Tiền tệ làm bằng kim loại đã xuất hiện bắt đầu từ thời Xuân thu, đến
thời Chiến quốc đã phát triển mạnh. Tiền thƣờng đƣợc đúc bằng đồng, cũng
có loại đúc bằng vàng, có mang tên thành thị hoặc tên nƣớc; hình thức,
trọng lƣợng và giá trị tiền tệ các nƣớc rất khác nhau. Thƣơng nhân lớn ở
các thành thị còn làm nghề cho vay nặng lãi, tích trữ đầu cơ, nuôi rất nhiều
nô lệ để vận chuyển hàng hoá. Quý tộc cũng bắt chƣớc thƣơng nhân làm
kinh doanh buôn bán và cho vay nặng lãi. Những thƣơng nhân lớn có thế
lực về kinh tế thƣờng có nhiều tham vọng chính trị, nhƣ nhà buôn lớn Lã
Bất Vi đã tung ra của cải để thao túng chính quyền nƣớc Tần, hay nhƣ
Mạnh Thƣờng Quân, quý tộc nƣớc Tề, làm nghề cho vay nặng lãi, đã dựa
vào thế lực tiền tài để củng cố quyền lực chính trị của mình.
Thời Chiến quốc, tuy sản xuất nông nghiệp bị chiến tranh phá hoại
nghiêm trọng, nhƣng nhờ việc sử dụng phổ biến nông cụ bằng sắt mà nhìn
chung, công cuộc thuỷ lợi và canh tác nông nghiệp ở các nƣớc đều dần phát
triển. Nhân dân ở dọc sông Hoàng Hà đắp hàng nghìn dặm đê dọc theo
sông. Nƣớc Tần đã đắp đập Đô Giang nổi tiếng, tƣới cho cả một vùng đồng
bằng Thành Đô rộng lớn. Ở Quan Trung có khơi con mƣơng nƣớc Trịnh,
tƣới cho cả một vùng đất đai ở phái bắc sông Vị. Nhân dân các nƣớc Tề,
Ngụy, Sở đều đào mƣơng ngòi thông với các sông Hoàng Hà, Tế, Nhữ, Tứ,
Trƣờng Giang; sông ngòi và mƣơng máng đó hình thành làm một hệ thống,
rất thuận tiện cho việc tƣới ruộng và vận chuyển bằng đƣờng thuỷ. Nhân dân
Giang Nam cũng xây dựng một hệ thống sông đào trên lƣu vực Thái Hồ.
Nhân dân nƣớc Sở đào mƣơng tƣới nƣớc ở lƣu vực Hán. Các công trình thuỷ
lợi đƣợc xây dựng khắp nơi, từ lƣu vực sông Hoàng Hà tới lƣu vực sông
17
Trƣờng Giang, từ bờ biển phía đông đến Tứ Xuyên. Nhƣng vì tình trạng
phân tranh giữa các nƣớc, ngƣời ta không thể nào thực hiện đƣợc việc thống
nhất quản lý công tác thuỷ lợi. Thậm chí có nhiều lần để đối phó với nƣớc
thù địch, nhiều nƣớc thƣờng dùng biện pháp ngăn sông hoặc phá đê, đập để
gây hạn hán hoặc lụt ngập cho đối phƣơng. Do đó, công cuộc thuỷ lợi chƣa
thể phát huy hết tác dụng của nó trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ.
Những biến đổi, phát triển về kinh tế đã ảnh hƣởng và tác động đến
đời sống chính trị của xã hội Trung Quốc thời Chiến quốc. Cuộc đấu tranh
giai cấp tiến lên một bƣớc và quyết định sự hình thành trào lƣu học tập
“chƣ tử”, “bách gia”. Sự phân hoá ý thức ấy phản ánh sự phân tán về sở
hữu đất đai, phản ánh quá trình chuyển hoá từ chế độ thị tộc đến chế độ tƣ
hữu đa dạng theo từng khu vực địa lí, cùng với sự phát đạt của công nghiệp,
thƣơng nghiệp. Ở các nƣớc thời Chiến quốc, chế độ chính trị không còn là
sự chuyên chính của thị tộc nhƣ thời Tây Chu nữa, mà trở nên tƣơng đối
dân chủ, có phần nào giống với chế độ dân chủ ở Hy Lạp cổ đại. Do sự
cạnh tranh về kinh tế, chính trị, quân sự, , các nƣớc đua nhau trọng dụng
những kẻ sĩ (xuất thân bình dân) có tri thức chuyên môn. Cái phong khí “Lễ
hiền hạ sĩ” đƣợc gây nên từ đó. Địa vị của các nhà tri thức chuyên môn trở
nên rất cao và họ đƣợc “tự do nghị luận chính sự” [36,tr.247].
Thời Chiến quốc, chiến tranh còn nhiều hơn, quy mô lớn hơn và tàn
khốc hơn thời Xuân thu. Lời nói của Mạnh Tử: “Đánh nhau để tranh thành
thì giết ngƣời, thây đầy thành; đánh nhau để dành đất thì giết ngƣời, thây
đầy đồng” mô tả đƣợc phần nào chiến sự thời đó. Phạm vi chiến trƣờng
rộng hơn, quân số xuất binh đông hơn, gấp hàng chục, hàng trăm lần thời
Xuân thu.
Mâu thuẫn và đấu tranh giữa các nƣớc và giữa bọn quý tộc trong
từng nƣớc ngày càng mở rộng và sâu sắc. Lúc này, tầng lớp trên nhƣ công
18
khanh và đại phu ở các nƣớc do lập đƣợc nhiều chiến công lớn, cho nên
đƣợc ban cấp rất nhiều ruộng đất và tù binh và vì vậy mà, thế lực chính trị
và kinh tế của họ mạnh hẳn lên. Ví nhƣ ba nhà đại phu Hàn, Triệu, Ngụy
của nƣớc Tấn là những nhà có thế lực mạnh nhất. Vào thế kỉ thứ V TCN,
sau khi đã chiếm đoạt đất đai của mấy nhà đại phu khác, họ lại phế truất
vua Tấn, chia nƣớc Tấn thành ba nƣớc riêng rẽ. Hoặc nhƣ nƣớc Tề, đại phu
họ Điền đã phế vua Tề để tự lập. Trong quá trình đó có một số ít đại phu
lớn mạnh lên, còn số đông đại phu khác bị sa sút đi. Chiến tranh cƣớp đoạt
và đời sống xa xỉ khiến chúng mất hết của cải và thái ấp. Họ và con cháu
của họ bị phá sản, trở thành các kẻ sĩ bình thƣờng hoặc bị giáng xuống làm
nô bộc. Tầng lớp đại phu đã suy yếu, không giữ vững đƣợc địa vị quý tộc
thế tập của họ nữa. Vua trực tiếp thống trị nhân dân, bắt nhân dân phải chịu
binh dịch và sƣu dịch, thu tô ruộng và thuế nhân khẩu.
Hồi ấy, kẻ sĩ là một tầng lớp hoạt động sôi nổi nhất về chính trị, một
bộ phận trong họ xuất thân từ gia đình đại quý tộc bị sa sút, một bộ phận
khác là những phần tử bình dân lớp trên biến thành. Tầng lớp sĩ có tri thức
văn hoá, có kinh nghiệm đấu tranh chính trị và thủ đoạn thu phục nhân dân
hoặc có tài khuyến khích và tài thao lƣợc, nên phần lớn trong số đó đƣợc
vua chúa và quý tộc thời bấy giờ mời họ về làm quan lại, tƣớng tá, mƣu sĩ
Nếu ở nƣớc này, nhà này không thích hợp với họ nữa, sĩ lại chuyển sang
giúp nƣớc khác, nhà khác. Hôm nay, họ đang ở nƣớc Tần, mai họ có thể ở
nƣớc Sở, nên ngƣời ta gọi là du sĩ. Vua các nƣớc thời đó, nhƣ Uy Vƣơng
nƣớc Tề, Huệ Vƣơng nƣớc Ngụy, Chiêu Vƣơng nƣớc Yên đều là những
ngƣời nuôi kẻ sĩ có tiếng một thời. Ngoài ra, có bốn công tử là Mạnh
Thƣờng Quân nƣớc Tề, Tín Lăng Quân nƣớc Ngụy, Bình Nguyên Quân
nƣớc Triệu và Xuân Than Quân nƣớc Sở, đều có nuôi kẻ sĩ trong nhà đến
hàng nghìn ngƣời. Sĩ lập đƣợc công lao thì vua chúa ban thƣởng vàng bạc,
19
chức tƣớc và ruộng đất. Sĩ là một tầng lớp rất đặc biệt - là tiền thân của tầng
lớp quan liêu về sau này, nhƣng lúc đó đã có vai trò tƣơng đối lớn trong nền
chính trị bấy giờ.
Ngoài ra, do sự phát triển của sức sản xuất, sự xuất hiện và phát triển
của kinh tế hàng hoá, do chiến tranh loạn lạc xảy ra liên miên mà làm cho
tổ chức công xã nông thôn và chế độ tỉnh điền bị phá hoại nghiêm trọng.
Trong thôn xã, sự phân hoá giai cấp ngày càng mạnh mẽ, một số nhỏ nông
dân trở thành địa chủ, phú nông, còn đa số nông dân thì mất ruộng đất phải
đi cấy rẽ, làm thuê, trở thành tá điền, cố nông. Tầng lớp quý tộc, địa chủ và
thƣơng nhân giàu có cƣớp đoạt nhiều ruộng đất của nông dân. Cùng với đó
là việc biến ngƣời nông dân thành kẻ làm mƣớn, cấy rẽ có lợi hơn dùng nô
lệ, do đó họ chuyển sang thuê mƣớn nhân công và cho phát canh, lấy tô.
Quan hệ sản xuất phong kiến kiểu nông nô xuất hiện và dần dần chiếm ƣu
thế trong nông nghiệp. Nô lệ đến lúc này chỉ thu hẹp trong sản xuất thủ
công, hầm mỏ và phục vụ trong nhà.
Đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động dƣới thời Chiến quốc
vẫn không đƣợc cải thiện hơn so với thời Xuân thu. Nền kinh tế thời
Chiến quốc có phát triển cao hơn thời Xuân thu, nhƣng cũng chỉ tạo điều
kiện cho giai cấp thống trị tăng cƣờng vơ vét, bóc lột nhân dân để làm
giàu thêm hoặc để mở rộng chiến tranh cƣớp đoạt. Vì chiến tranh giữa các
nƣớc và các phe phái trong mỗi nƣớc thời Chiến quốc có quy mô lớn hơn
và khốc liệt hơn, nên nhân dân chết chóc nhiều và bị bóc lột trăm bề. Đời
sống của họ còn cùng cực hơn cả thời Xuân thu. Những mâu thuẫn gay gắt
trong xã hội cùng những hậu quả của nó và tình hình trên nếu không đƣợc
ngăn chặn lại sẽ dẫn tới một nguy cơ làm cho xã hội ngày càng suy yếu và
không tránh khỏi tan rã. Điều đó, giai cấp thống trị ở nhiều nƣớc dễ dàng
nhận thấy.
20
Thời Chiến quốc, những sự biến đổi lớn lao về kinh tế, xã hội và
chính trị nói trên đƣợc phản ánh trong phong trào biến pháp, tức là phong
trào cải cách đƣợc tiến hành ở nhiều nƣớc. Đầu thời Chiến quốc, nƣớc
Ngụy thực hành cải cách đầu tiên, rồi đến nƣớc Triệu, nƣớc Hàn. Thế kỉ IV
TCN, các nƣớc Tề, Sở, Tấn, Yên đều lần lƣợt thực hành cải cách đầu tiên.
Mục đích và phƣơng pháp cải cách của các nƣớc giống nhau, đều là nhằm
ngăn chặn nguy cơ suy yếu, tan rã xã hội, là nhằm làm cho nƣớc giàu, quân
mạnh, nhƣng nội dung và quá trình tiến hành cải cách lại có khác nhau. Có
nƣớc thực hành cải cách tƣơng đối triệt để, có nƣớc vẫn giữ một số thiết
chế cũ, có nƣớc cải cách về mặt này, có nƣớc cải cách về mặt khác. Nói
chung trong quá trình thực hiện cải cách, các nƣớc đều trải qua những cuộc
đấu tranh gay gắt trong nội bộ giữa phái cải cách tiến bộ và phái bảo thủ
phản động.
Chiến tranh liên miên và tàn khốc trong thời Chiến quốc đã phá hoại
rất nặng nề sức sản xuất xã hội thời đó. Nhân dân phải chịu tai hoạ nặng nề,
khao khát sống hoà bình, yên ổn. Hơn nữa, lúc bấy giờ bộ lạc du mục phía
Bắc là giống ngƣời Hung Nô đã tự cƣờng, thƣờng xuyên tiến hành đánh
phá, cƣớp bóc miền biên giới phía Bắc Trung Quốc, càng làm cho nguy cơ
suy yếu và tan rã xã hội ngày càng thêm nghiêm trọng. Ba nƣớc Yên, Triệu,
Tần ở biên giới phía Bắc phải xây dựng trƣờng thành, tổ chức phòng thủ,
nhƣng lực lƣợng bị phân tán nên nguy cơ bị ngoại xâm vẫn tồn tại. Tình
hình về các mặt nói trên đề ra một cách cấp bách yêu cầu thống nhất xã hội
Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy sự chín muồi của thời cơ để nƣớc Tần diệt
sáu nƣớc. Vì thế khi quân Tần mở cuộc đông chinh nhằm thống nhất Trung
Quốc thì “Sơn đông lục quốc” tan rã nhanh chóng.
Năm 246 TCN, vua Tần là Doanh Chính lên ngôi. Bấy giờ lãnh thổ
của nƣớc Tần đã rộng lớn, bao gồm các miền Thiểm Tây, Tứ Xuyên, miền
Tây Hà Nam và miền Bắc Hà Bắc. Vua Tần tự thấy đã có đủ lực lƣợng để
21
thực hiện âm mƣu chinh phục sáu nƣớc. Chỉ trong vòng mƣời năm (từ 230
đến 221 TCN), nƣớc Tần đã lần lƣợt tiêu diệt sáu nƣớc: Hàn, Triệu, Ngụy,
Sở, Yên, Tề và thống nhất lãnh thổ Trung Quốc, chấm dứt tình trạng hỗn
chiến lâu dài thời Xuân thu - Chiến quốc, lập ra đế quốc Tần, đế quốc thống
nhất đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.
Việc nhà Tần thống nhất Trung Quốc là phù hợp với yêu cầu phát
triển của xã hội bấy giờ, bởi vì chỉ có thống nhất đất nƣớc mới có thể chấm
dứt đƣợc tình trạng hỗn chiến lâu dài, mới có đủ sức mạnh để chống ngoại
xâm, mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở mang và thống nhất quản lí
công trình thuỷ lợi nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp và công thƣơng
nghiệp trên quy mô toàn quốc, đem lại đời sống hoà bình, yên vui cho nhân
dân lao động. Trung Quốc cổ đại kéo dài từ thế kỷ XXI đến cuối thế kỷ III
trƣớc Công nguyên, với sự kiện Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc
bằng uy quyền bạo lực, mở ra thời kỳ phong kiến. Lịch sử xã hội chiếm
hữu nô lệ Trung Quốc là lịch sử đấu tranh tàn khốc giữa chủ nô và nô lệ;
giữa tầng lớp thƣợng lƣu của xã hội chiếm nô với những nông dân phá sản
bị nô dịch và trở thành phụ thuộc; giữa tầng lớp quý tộc truyền thống bị bần
cùng hoá với những thƣơng nhân giàu có tiếm quyền.
Rõ ràng, tình trạng liên miên giữa các nƣớc chƣ hầu dần dần đã làm
cho đất nƣớc suy kiệt, đời sống của nhân dân thời Chiến quốc ngày càng
đau khổ, cùng cực; nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra để chống lại
nhà vua, phế truất ngôi vua với mong muốn lập ra một ông vua mới với
thiết chế mới; từ đó, trật tự, kỉ cƣơng của xã hội ngày càng trở nên rối loạn.
Mặt khác, sự rối loạn trật tự xã hội đã tạo ra một tình trạng phi nhân tính,
vô đạo đang thống trị trong xã hội, làm cho các mối quan hệ giữa con ngƣời
với con ngƣời đều bị biến dạng ghê gớm không kém gì so với thời Xuân
thu trƣớc đó.
22
Thực tiễn xã hội không chỉ ở thời Xuân thu mà ngay cả trong thời
Chiến quốc bấy giờ vẫn đặt ra một vấn đề lớn: Cách tổ chức và quản lý xã
hội theo mô hình cũ không còn phù hợp nữa. Vì vậy, cần phải thiết lập lại
trật tự, kỉ cương của xã hội, đưa xã hội vào thế ổn định và phát triển. Việc
nhận thức đúng đắn và giải pháp có hiệu quả vấn đề này gắn liền với việc
phải lựa chọn mô hình quản lý phù hợp với xã hội Trung Quốc bấy giờ để
đƣa Trung Quốc thoát ra khỏi tình trạng rối ren đó đã trở thành nỗi băn
khoăn của thời đại và là nội dung chủ yếu trong đời sống chính trị - xã hội
Trung Quốc trong cả thời Chiến quốc. Chính vì vậy mà trong xã hội Trung
Quốc đã xuất hiện nhiều trung tâm, tụ điểm của kẻ sĩ với sự xuất thân đa
dạng khác nhau, nhƣng nhìn chung, họ đều đứng trên lập trƣờng giai cấp,
tầng lớp của mình mà mong muốn xóa bỏ trật tự xã hội cũ. Trƣớc tình hình
đó, đã tạo nên cục diện “bách gia tranh minh”, “bách gia chƣ tử” mà kết
quả là làm xuất hiện nhiều nhà chƣ tử khác nhau trong thời Chiến quốc. Tƣ
tƣởng chính trị - xã hội của Tuân Tử cũng ra đời trong bối cảnh lịch sử đó,
nên ông cũng mong muốn đƣa ra những biện pháp của mình nhằm cứu
nƣớc, cứu dân, thiết lập lại một xã hội có trật tự, có kỉ cƣơng một xã hội
thái bình, thịnh trị, nhân dân đƣợc ấm no, hạnh phúc.
1.2. Ảnh hƣởng của các trào lƣu tƣ tƣởng trong sự hình thành tƣ tƣởng
chính trị - xã hội của Tuân Tử
1.2.1. Tuân Tử tiếp thu và phát triển tư tưởng chính trị, đạo đức của
Khổng Tử và Mạnh Tử
Khổng Tử là ngƣời sáng lập và là bậc thầy lớn nhất của Nho gia, ông
là ngƣời nƣớc Lỗ thời Xuân thu của nƣớc Trung Hoa. Tác phẩm thể hiện
tập trung và rõ nét về tƣ tƣởng của Khổng Tử là sách Luận ngữ. Trong tƣ
tƣởng của mình, Khổng Tử đã đề ra giải pháp trong việc cai trị để ổn định
trật tự, kỉ cƣơng của xã hội theo mô hình và thiết chế xã hội nhà Chu.
23
Những tƣ tƣởng và giải pháp đó đƣợc tập trung trong học thuyết về đƣờng
lối đức trị (hay nhân trị, vƣơng đạo). Chữ nhân chính là nền tảng trong chủ
thuyết của Khổng Tử. Trong chính sách nhân trị, Khổng Tử đề cập đến các
vấn đề chính trị nhƣ: chính sách cai trị (giáo dân, dƣỡng dân, tiết dụng,
phân phối tài sản, sử dụng sức dân, v.v), các quan chức (tuyển dụng, tiêu
chuẩn, nghệ thuật lãnh đạo v.v). Tƣ tƣởng chính trị lấy đạo đức là nội dung
chủ yếu, là cái căn bản của Khổng Tử cũng khởi xuất từ quan niệm của ông
về bản tính và vai trò của con ngƣời. Về cơ bản, tƣ tƣởng chính trị của ông
là mang tính nhân đạo và nó hƣớng đến việc tìm kiếm những giải pháp,
những biện pháp hoàn thiện con ngƣời và thiên hạ bình trị dựa trên những
quy phạm và chuẩn mực của đạo đức. Tƣ tƣởng chính trị của Khổng Tử
còn thể hiện ở quan niệm coi xã hội lý tƣởng là một xã hội đƣợc xây dựng,
hoàn thiện và duy trì trên cơ sở của đạo đức, của “đức trị”. Ngƣời cầm
quyền (bậc quân tử) cũng phải là ngƣời có tài đức để trị quốc và làm gƣơng
cho nhân dân noi theo. Tầng lớp quý tộc dù đang nắm những địa vị xã hội
mà không có những phẩm chất về tài đức thì cũng không phải là những
ngƣời quân tử, muốn là ngƣời quân tử thì họ phải sửa mình theo những tiêu
chuẩn đạo đức nhất định; ngƣời bình dân nếu có những tiêu chuẩn về tài
đức thì cũng đƣợc gọi là ngƣời quân tử và xứng đáng tham gia vào việc
quốc gia. Nhƣ vậy, tƣ tƣởng chính trị của Khổng Tử lấy con ngƣời làm
trung tâm (đặc biệt coi trọng và nhấn mạnh vai trò của nhà cầm quyền),
coi đạo đức và sự tu dƣỡng đạo đức của nhà vua, ngƣời cầm quyền làm
căn bản trong việc trị quốc, bình thiên hạ. Hơn nữa, nhà cầm quyền không
có đạo đức và tu dƣỡng đạo đức mà còn phải có trách nhiệm làm cho ngƣời
dân hoàn thiện mình theo giá trị đó. Ngoài ra, theo Khổng Tử, họ còn phải
đƣa ra và thực hiện những chính sách phù hợp để dƣỡng dân, phải quan tâm
đến ngƣời dân, chăm lo cho ngƣời dân có một cuộc sống no đủ, giàu có.