Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Tư tưởng triết học của Lê Quý Đôn trong Vân Đài Loại Ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1010 KB, 75 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


HOÀNG VĂN THẢO



TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA LÊ QUÝ
ĐÔN TRONG VÂN ĐÀI LOẠI NGỮ


LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỘC
Người hướng dẫn: TS. TRẦN NGUYÊN VIỆT






HÀ NỘI - 2005

1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
Chương 1 11
SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG LÊ QUÝ ĐÔN 11
1.1. Vài nét khái quát về cuộc đời và sự nghiệp Lê Quý Đôn 11
1.2. Về tác phẩm “Vân đài loại ngữ” 23
1.2.1. Một số vấn đề về văn bản học của Vân đài loại ngữ 23
1.2.2. Khái quát nội dung của Vân đài loại ngữ 25


Chương 2 38
NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CƠ BẢN 38
TRONG “VÂN ĐÀI LOẠI NGỮ” 38
2.1. Quan niệm về bản thể của thế giới 38
2.2. Quan niệm về con đường nắm quyền lực 54
KẾT LUẬN 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
















2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lê Quý Đôn (1726 – 1784), một học giả xuất sắc trong lịch sử dân tộc
Việt Nam, ông được coi là “Bộ bách khoa toàn thư” của dân tộc không chỉ ở
thế kỷ XVIII, mà còn cả trong toàn bộ chiều dài lịch sử dân tộc. Trong sự
nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng về các lĩnh

vực văn hoá khác nhau, trong đó có triết học. Trên cơ sở nghiên cứu thuộc
lĩnh vực tư tưởng triết học tự nhiên và xã hội, v.v., Lê Quý Đôn đã đưa ra một
số quan điểm triết học mà nhiều học giả quan tâm, tuy nhiên việc làm sáng tỏ
những quan điểm đó cho đến nay vẫn chưa được thực hiện cho xứng với tầm
vóc tư tưởng của ông.
Như chúng ta đã biết, từ trước đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu ở
những mức độ khác nhau về các tác phẩm của Lê Quý Đôn, song họ mới chỉ
tập trung xung quanh các vấn đề như văn học, lịch sử, địa lý, v.v., của ông,
mà rất ít người tập trung khảo cứu tư tưởng triết học trong các tác phẩm đó.
Khi tìm hiểu tư tưởng của Lê Quý Đôn, chúng tôi thấy Vân đài loại ngữ là
một tác phẩm bao hàm nhiều vấn đề triết học nhất, đồng thời cũng gây cho
chúng tôi nói riêng, và bất kỳ độc giả nào nói chung sự tò mò, rằng trong các
mệnh đề mà Lê Quý Đôn đưa ra có điểm gì khác biệt so với tư tưởng các nhà
triết học phương Đông trước đó phát biểu về bản thể của vũ trụ? Vai trò và ý
nghĩa của các mệnh đề đó như thế nào đối với sự phát triển của tư duy triết học
Việt Nam thời bấy giờ cũng như hiện nay?
Mặt khác, việc nghiên cứu cơ bản về tư tưởng triết học của dân tộc ta
trong lịch sử là việc làm cần thiết không chỉ khơi dậy niềm tự hào dân tộc, mà
còn góp phần vào việc giao lưu văn hoá với các nước trong khu vực và thế
giới. Vì vậy, thứ nhất, để góp phần nhỏ bé của mình vào lĩnh vực nghiên cứu
tư tưởng dân tộc, và thứ hai, để phục vụ tót hơn công tác chuyên môn, tôi

3
quyết định chọn “Tư tưởng triết học của Lê Quý Đôn trong Vân đài loại
ngữ” làm đề tài cho luận văn cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay đã có một số công trình viết về Lê Quý Đôn theo nhiều
phương diện khác nhau. Có thể phân định sơ bộ các nhóm nghiên cứu theo
chủ đề và mục đích riêng. Nhóm thứ nhất là những công trình tập trung giới
thiệu thân thế và sự nghiệp của Lê Quý Đôn. Nhóm thứ hai đề cập đến một

số khuynh hướng tư tưởng của Lê Quý Đôn cũng như mối quan hệ của
khuynh hướng đó với xu hướng tư tưởng dân tộc thế kỷ XVIII. Số khác
chuyên bàn đến phương pháp làm tư liệu của Lê Quý Đôn. Tuy nhiên, trong
phạm vi đề tài của mình, chúng tôi chú trọng nhiều nhất đến những công trình
liên quan đến thân thế sự nghiệp và những nội dung tư tưởng quan trọng được
nhà tư tưởng trình bày trong Vân đài loại ngữ.
Trong các công trình nghiên cứu, các bài viết mà chúng tôi tìm hiểu, có
một số công trình tiêu biểu bàn đến những quan điểm triết học của Lê Quý
Đôn, cụ thể:
1. “Lịch sử tư tưởng Việt Nam”, tập 1 của Viện Triết học, do GS, TS.
Nguyễn Tài Thư chủ biên, do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành năm
1993. Trong công trình này, các tác giả đã chọn Lê Quý Đôn là nhà tư tưởng
tiêu biểu đại diện cho khuynh hướng tư tưởng của thời đại ông. Công trình đã
nêu lên được những nét cơ bản nhất trong quan niệm của Lê Quý Đôn về
chính trị - xã hội, về một số vấn đề cơ bản của triết học, về ý thức dân tộc tự
lực, tự cường. Điều làm tôi quan tâm nhất là các tác giả của công trình này
trình bày vấn đề về thế giới quan của Lê Quý Đôn. Tuy nhiên, các tác giả
chưa thực sự đi sâu để giải quyết những nội dung đã nêu, mà chỉ khẳng định
rằng, Lê Quý Đôn có khuynh hướng kết hợp đường lối nhân trị với pháp trị,
sử dụng cặp phạm trù lý, khí để giải quyết vấn đề bản thể của thế giới. Tuy
nhiên các tác giả chưa đi sâu phân tích và chỉ rõ nguồn gốc của những quan

4
điểm đó. Khi trình bày tư tưởng của Lê Quý Đôn trong khuynh hướng “Tam
giáo đồng nguyên” thời bấy giờ ở Việt Nam, các tác giả cũng chưa lý giải
được một điều là, tại sao Lê Quý Đôn là nhà nho, nhưng lại có khuynh hướng
phủ nhận sự độc tôn Nho giáo?
Tuy nhiên, với số trang viết rất ngắn gọn, các tác giả đã làm nổi bật
được Lê Quý Đôn với tư cách một nhà tư tưởng tiêu biểu của dân tộc trên mọi
lĩnh vực, chứ không chỉ có riêng triết học. Điều khẳng định của các tác giả mà

chúng tôi muốn chia sẻ là cần phải nghiên cứu nhiều hơn nữa về Lê Quý Đôn
thì mới thấy hết được những quan niệm triết học của ông. Nói tóm lại, phần
trình bày về Lê Quý Đôn trong công trình này đã giúp người đọc có định
hướng chính xác khi nghiên cứu về Lê Quý Đôn trên nhiều lĩnh vực khác
nhau mà chính nhà tư tưởng này quan tâm.
Công trình thứ hai là Lê Quý Đôn và học thuyết “lý”, “khí” của GS.
Cao Xuân Huy trong “Tư tưởng phương đông gợi những điểm nhìn tham
chiếu” do nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1995 cũng là một công trình rất
sâu sắc về những quan điểm triết học tự nhiên của Lê Quý Đôn. Bài viết đã
trình bầy rất cụ thể quan điểm của Lê Quý Đôn về vấn đề bản thể của thế giới,
vũ trụ. Hơn nữa tác giả còn chỉ rõ nguồn gốc xuất phát tư tưởng của Lê Quý
Đôn, chỉ rõ những điểm hạn chế và tiến bộ của ông so với các nhà nho cùng
thời. Tác giả đã đánh giá khuynh hướng tư tưởng của Lê Quý Đôn rất xác
đáng, đó là sự thể hiện của chủ nghĩa hỗn hợp nguyên thuỷ. Tuy nhiên, bài
viết chủ yếu mang tính giới thiệu nhiều hơn là đánh giá, phân tích. Trong đó,
người đọc cũng không nhận rõ được khuynh hướng “Tam giáo đồng nguyên”
trong tư tưởng của Lê Quý Đôn. Các vấn đề khác cần được xem xét dưới lăng
kính triết học như: vấn đề con người, vấn đề chính trị, xã hội, v.v., chưa được
tác giả đề cập tới.
Công trình thứ ba là Lê Quý Đôn, nhà tư tưởng Việt Nam thế kỷ XVIII
của GS. Hà Thúc Minh do nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1998, tái bản

5
lần thứ nhất năm 1999. Đây là công trình nghiên cứu khái quát về Lê Quý
Đôn trên mọi phương diện, từ thân thế, sự nghiệp, những tác phẩm tiêu biểu
cho đến tư tưởng của Lê Quý Đôn. Tác giả đã trình bày những tư tưởng chính
trị xã hội, triết học của Lê Quý Đôn và đã giúp cho độc giả có cái nhìn khái
quát nhất về quan điểm, lập trường, khuynh hướng tư tưởng của ông. Tác giả
đã sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau ở các tác phẩm “Quần thư khảo
biện”, “Thư kinh diễn nghĩa”, “Kiến văn tiểu lục”, “Vân đài loại ngữ”, v.v.,

để chứng minh cho những nhận định mà tác giả nêu ra. Hơn nữa, GS. Hà
Thúc Minh còn dày công sưu tầm, tuyển lựa, trích dẫn những đoạn trích tiểu
biểu trong tám tác phẩm lớn của Lê Quý Đôn để giới thiệu với độc giả.
Tuy nhiên, nếu đây là một công trình chuyên nghiên cứu về tư tưởng
Lê Quý Đôn thì theo tôi, còn quá sơ sài. Nội dung tư tưởng của Lê Quý Đôn
được tác giả trình bày trong khoảng 30 trang trong tổng số 151 trang của công
trình là quá ít. Do vậy, tác giả mới chỉ phần nào khái quát được tư tưởng của
Lê Quý Đôn, mặc dù đã sử dụng nhiều tác phẩm của Lê Quý Đôn. Gs. Hà
Thúc Minh có nhận định “Lê Quý Đôn cũng kêu gọi sử dụng luật pháp nhưng
thực ra ông vẫn một mực chủ trương đức trị chứ không phải pháp trị như có
người từng nói”, theo tôi, với tư liệu mà tác giả đưa ra thì chưa đủ để khẳng
định nhận định này.
Theo tác giả, khi bàn về nguồn gốc thế giới, Lê Quý Đôn đã dựa vào
thuyết “lý bản thể”, từ đó khẳng định lý có trước khí. Tác giả nhận định “Tuy
quan niệm rằng lý ở trong khí nhưng theo ông (Lê Quý Đôn), thì lý vẫn là cái
có trước” và tác giả dùng dẫn chứng “Từ xưa đến nay, lý chưa hề không tồn
tại (chữ in nghiêng do chúng tôi nhấn mạnh – HVT). Xem thế đủ biết trong
chỗ hư không im lặng vẫn tồn tại cái lý ấy” (Vân đài loại ngữ). Nếu dùng
đoạn trích này để chứng minh cho nhận định đó thì rõ ràng không đủ sức
thuyết phục, bởi vì Lê Quý Đôn muốn nhấn mạnh sự tồn tại của lý trong khí
chứ không khẳng định lý có trước khí. Đồng thời, tác giả chỉ khẳng định tư

6
tưởng của Lê Quý Đôn chịu ảnh hưởng sâu sắc của triết học Tống Nho mà cụ
thể là Chu Hy, mà không thấy rằng, khuynh hướng tư tưởng của Lê Quý Đôn
là hỗn dung đa nguyên trên cơ sở Nho giáo chủ đạo.
Những bài viết của Gs. Văn Tân: “Vài nét về Lê Quý Đôn nhà bác học
lớn của Việt Nam dưới thời phong kiến” và “Lê Quý Đôn, cuộc đời và sự
nghiệp” được đăng trên Tạp chí nghiên cứu lịch sử cũng là nguồn tư liệu
tham khảo tốt bởi tác giả cũng có những bàn luận về quan niệm triết học của

Lê Quý Đôn.
Trong bài viết của mình, tác giả luôn khẳng định Lê Quý Đôn là một
học giả lớn trên mọi lĩnh vực từ văn, sử, địa đến triết học. Trong hai bài viết
của mình, tác giả chỉ chủ yếu đề cập đến cuộc đời, sự nghiệp của Lê Quý Đôn
đúng như tên bài viết, đồng thời trình bày khái quát những quan điểm triết học
của Lê Quý Đôn thông qua việc giải quyết mối quan hệ giữa Lý và Khí cũng
như về cuộc đời hoạt động chính trị của ông. Theo Gs Văn Tân, “Quan niệm
triết học của Lê Quý Đôn không thể vượt ra ngoài quan niệm triết học của
Tống Nho”. Điều đó hoàn toàn chính xác, song, theo chúng tôi ngoài sự kế
thừa các tư tưởng đó, Lê Quý Đôn cũng có những quan điểm riêng của mình
về những vấn đề mà ông thu thập được từ triết học Tống Nho. Nói cách khác,
Lê Quý Đôn tuy xuất phát từ triết học Tống Nho, cụ thể là triết học Trình,
Chu nhưng ông lại có cách giải quyết rất riêng của mình, điều đó được thể
hiện khá rõ nét trong Vân đài loại ngữ. Lê Quý Đôn đã sử dụng rất nhiều
quan điểm của các nhà tư tưởng phương Tây để chứng minh quan điểm của
mình chứ ông không hoàn toàn phụ thuộc vào Tống Nho. Chúng ta đều biết,
các nhà nho thời Tống khi giải quyết mối quan hệ giữa Lý và Khí dù theo
hướng duy vật như Trương Tải hay duy tâm khách quan như Nhị Trình, Chu
Hy, thì mục đích cuối cùng của họ đề cao những giá trị đạo đức truyền thống
của Nho giáo như Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí lên ngang với Nguyên, Hanh, Lợi,

7
Trinh của trời đất, coi đó là quy luật phổ biến chung, khách quan của xã hội
loài người.
Đọc Vân đài loại ngữ chúng ta thấy Lê Quý Đôn luôn chủ trương
chứng minh tính thống nhất của thế giới ở Khí chứ không phải ở những giá trị
đạo đức của Nho giáo. Đó là quan điểm duy vật về bản thể của thế giới và cũng
chính là điểm khác biệt của Lê Quý Đôn so với phái Tống Nho Trình Chu.
Hơn nữa, các nhà Nho luôn quán triệt nguyên tắc Nhân trị, Đức trị,
nhưng Lê Quý Đôn lại cho rằng, phải kết hợp Nhân trị với Pháp trị, thậm chí

có chỗ ông nghiêng về Pháp trị hơn. Quan điểm này của Lê Quý Đôn cũng đã
được tác giả nhắc đến trong bài viết. Như chúng ta đã biết, ở thế kỷ XVIII,
Nho giáo ở Việt Nam đã và đang trượt dài trên con đường suy thoái, các học
thuyết khác như Phật giáo và Đạo giáo tuy không tham gia vào chính trường,
nhưng cũng tác động tới Nho giáo không ít. Trong bối cảnh đó, khuynh
hướng “Tam giáo đồng nguyên” trên cơ sở Nho giáo giữ vai trò chủ đạo được
các nhà tư tưởng chú trọng hơn cả mà Lê Quý Đôn là đại biểu rất tiêu biểu.
Do vậy, không vì thế mà khẳng định rằng, quan điểm triết học của Lê Quý
Đôn không thể vượt ra ngoài quan điểm triết học của Tống Nho được. Khẳng
định như vậy, theo chúng tôi là chưa hoàn toàn thoả đáng.
Tuy nhiên, hai bài viết của tác giả cung cấp cho người đọc rất nhiều tư
liệu về Lê Quý Đôn, đặc biệt là về cuộc đời hoạt động chính trị của ông. Tác
giả rất kỳ công sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau như: Việt sử thông
giám cương mục, Lịch triều hiến chương loại chí, Lê Quế Đường tiên sinh
tiểu sử, Duyên Hà phả ký, v.v., để viết về cuộc đời, sự nghiệp của Lê Quý
Đôn. Vì vậy, những tư liệu mà tác giả đưa ra có độ tin cậy khá cao.
2. Công trình Văn tuyển tư tưởng Việt Nam thế kỷ XVIII gồm 2 tập của
Viện Triết học hoàn thành năm 1972. Đây là nguồn tư liệu rất quan trọng cho
những người nghiên cứu về lịch sử tư tưởng Việt Nam. Trong văn tuyển, các
tác giả đã dành một số lượng trang viết khá lớn để giới thiệu và Lê Quý Đôn

8
với 8 tác phẩm tiêu biểu của ông. Sở dĩ chúng tôi đề cập đến công trình này ở
đây là vì các tác giả đã trích tuyển và phân loại theo chủ đề tư tưởng cơ bản
của Lê Quý Đôn, đặc biệt là những vấn đề triết học trong Vân đài loại ngữ,
đông thời sơ bộ đặt cho mỗi đoạn một tên gọi riêng mang tính khái quát nội
dung của nó. Điều này giúp cho người đọc rất thuận lợi trong việc tra cứu bởi
phương pháp tuyển những đoạn trích rất ngắn gọn, sâu sắc, súc tích mà không
phải tư liệu nào cũng có được. Công trình tuy tồn tại nhiều năm dưới bản in rô
nê ô, chưa được chỉnh lý và biên soạn lại để nâng cao chất lượng văn tuyển và

đánh giá đúng nội dung tư tưởng của Lê Quý Đôn, chúng tôi vẫn cho đó là
công trình có ý nghĩa khoa học đáng trân trọng, nó thể hiện thái độ nghiêm
túc và đúng đường lối của những người nghiên cứu khoa học nói chung và
lịch sử triết học nói riêng.
Ngoài ra còn có những bài viết của GS, TS. Nguyễn Tài Thư “Tư tưởng
Lê Quý Đôn và khuynh hướng tư tưởng của thời đại ông”, “Lê Quý Đôn trong
lĩnh vực tư tưởng của dân tộc ở thế kỷ XVIII”, “Lê Quý Đôn, nhà tư tưởng
Việt Nam thế kỷ XVIII” được đăng tải trên tạp chí Triết học, cũng là những
nguồn tư liệu quan trọng khi nghiên cứu về Lê Quý Đôn.
Những tài liệu trên đây là nguồn tư liệu rất quý giá. Trong quá trình thực
hiện luận văn, chúng tôi đã tham khảo, sử dụng những tư liệu đó để cho luận
văn của mình hoàn thiện hơn. Tuy vậy, số lượng sách, công trình, bài viết về
tác phẩm Vân đài loại ngữ còn ít, chưa thực sự xứng với tầm của tác giả và tác
phẩm. Mặt khác những bài viết đó cũng chưa trình bày một cách có hệ thống
và chưa nêu bật được những tư tưởng triết học cơ bản của Lê Quý Đôn như
vấn đề bản thể vũ trụ, về con người, về vấn đề chính trị xã hội, v.v Do vậy,
chúng tôi thấy ngoài việc kế thừa những thành tựu nghiên cứu của những người
đi trước, bản thân cần cố gắng khắc phục khó khăn về ngôn ngữ Hán Việt, để ở
khả năng có thể của mình đưa ra những nhận xét và đánh giá thoả đáng về một
số tư tưởng triết học cơ bản của Lê Quý Đôn trong Vân đài loại ngữ.

9
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích của luận văn
Luận văn làm rõ những quan điểm triết học của Lê Quý Đôn được thể
hiện trong tác phẩm Vân đài loại ngữ, qua đó chỉ ra vị trí, vai trò của ông
trong tiến trình lịch sử tư tưởng của dân tộc.
- Nhiệm vụ
+ Luận văn trước hết phải làm rõ những tiền đề cho sự hình thành các
quan điểm triết học của Lê Quý Đôn.

+ Trình bày một vấn đề về văn bản học của Vân đài loại ngữ, chỉ ra
được những nội dung tư tưởng cơ bản của tác phẩm này.
+ Làm rõ những tư tưởng triết học cơ bản của Lê Quý Đôn trong Vân
đài loại ngữ thông qua việc nghiên cứu so sánh quan điểm của ông với các
nhà triết học Tống Nho.
+ Bước đầu đưa ra đánh giá sơ bộ về những điểm tiến bộ cũng như làm
rõ những hạn chế trong quan điểm triết học của ông ở trong Vân đài loại ngữ
và chỉ ra vị trí của Lê Quý Đôn trong tiến trình lịch sử tư tưởng dân tộc.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở những nguyên lý, quan điểm cơ
bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về lịch sử triết học.
- Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa Mác – Lênin về
lịch sử triết học, luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu là: logic - lịch sử,
phân tích - tổng hợp, so sánh và hệ thống hoá, nhằm tái hiện chân thực và
đánh giá một cách khách quan những tư tưởng triết học mà Lê Quý Đôn trình
bày trong Vân đài loại ngữ.

10
5. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Do giới hạn của đề tài nên luận văn chỉ tập trung làm rõ một số quan điểm
triết học cơ bản của Lê Quý Đôn trong một tác phẩm là Vân đài loại ngữ.
6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn chỉ ra được một số quan điểm triết học của Lê Quý Đôn trong
Vân đài loại ngữ. Luận văn đã chỉ ra nguồn gốc tư tưởng của Lê Quý Đôn, sự
kế thừa và phát triển của Lê Quý Đôn những tư tưởng triết học cơ bản của
Tống Nho. Ngoài ra, luận văn còn dựa vào phương pháp của triết học và lịch
sử để đánh giá những tích cực cũng như những hạn chế trong tư tưởng của Lê
Quý Đôn và chỉ ra vị trí của ông trong tiến trình lịch sử tư tưởng của dân tộc.

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn hoàn thành sẽ góp một phần nhỏ cho việc đáp ứng những đòi
hỏi khi nghiên cứu về Lê Quý Đôn nói riêng, cũng như cho việc nghiên cứu
hiện nay về lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
chia làm 2 chương, 4 tiết.



11
Chƣơng 1
SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG LÊ QUÝ ĐÔN
1.1. Vài nét khái quát về cuộc đời và sự nghiệp Lê Quý Đôn
Lê Quý Đôn tự là Doãn Hậu, hiệu là Quế Đường, sinh năm 1726, quê ở
làng Duyên Hà, tỉnh Thái Bình. Thân phụ Lê Quý Đôn là Lê Trọng Thứ, đỗ
tiến sĩ năm giáp thìn 1724, làm quan Hình bộ thượng thư và được phong tước
hầu. Mẫu thân ông là người họ Trương quê ở Hà Nam. Ngay từ nhỏ Lê Quý
Đôn đã nổi tiếng thông minh. Các sách chép về ông có nhiều truyền thuyết:
hai tuổi đọc được chữ Hữu và chữ Vô, năm tuổi đọc được Kinh Thi, mười
tuổi học sử và Kinh Dịch, mười bốn tuổi học hết Ngũ kinh, Tứ thư, sử truyện
và cả Chư tử.
Năm 1739, Lê Quý Đôn theo cha lên học ở Thăng Long, đến năm 1743
ông đỗ giải nguyên. Năm 1752, ông đỗ Bảng nhãn, được cử giữ chức Thụ thư
ở viện Hàn lâm. Năm 1754 được cử vào ban Toản tu quốc sử, năm 1756 đi
liêm phóng ở trấn Sơn Nam và ông đã phát hiện được nhiều vụ hối lộ. Cùng
năm này, ông được đổi sang phủ chúa Trịnh trông coi việc phiên binh. Tháng
tám năm đó ông được cử đi hiệp đồng với các đạo Sơn Tây, Tuyên Quang,
Hưng Hoá…, đem quân đi dẹp khởi nghĩa của Hoàng Công Chất, lập được
nhiều chiến công. Năm 1757, được thăng lên chức Thị giảng Hàn lâm viện.

Năm 1760, nhân vua Lê Ý Tôn mất, ông cùng Trần Huy Mật được cử
dẫn đầu một phái đoàn sang báo tang với nhà Thanh và dâng lễ cống. Năm
1761 phái đoàn sang đến Bắc Kinh, tại đây ông đã gặp các nho thần nhà
Thanh như Lương Thi Chính, Qui Hữu Quang và các sứ thần Triều Tiên như
Hồng Khải Hi, Triệu Vinh Kiến. Lê Quý Đôn đã cho họ xem bộ Thánh mô
hiền phạm lục, Quần thư khảo biện, tập Tiêu tương bách vịnh và chính Hồng
Khải Hi đã viết lời tựa cho ba sách này. Trong hành trình đi sứ qua các tỉnh
Trung Quốc, Lê Quý Đôn thấy bọn quan lại thường dùng những chữ “di

12
quan, di mục” trong văn thư để chỉ sứ thần Đại Việt, ông đã viết thư cho bọn
quan lại ở Quảng Tây phản đối việc dùng những chữ đó để chỉ sứ thần Đại
Việt. Quan lại nhà Thanh ở Quảng Tây đã chấp nhận, cho ý kiến của ông là
hợp lý và đề nghị cấp trên thay đổi cách xưng hô với sứ thần Đại Việt. Từ đó,
sứ thần nước ta được gọi là “An nam cống sứ”. Ông cũng đề nghị nhà Thanh
không dùng chữ “di” trong văn thư ngoại giao nữa và nhà Thanh cũng chấp
nhận.
Trên đường sứ đoàn về nước, Lê Quý Đôn đã gặp nho sĩ Tần Triều Hãn
là người học vấn uyên bác, thường hay tranh luận cùng ông về học thuật, mặc
dù có nhiều bất đồng nhưng Tần Triều Hãn cũng phải than rằng, nhân tài như
Lê Quý Đôn ở Trung Quốc cũng ít có. Lúc qua Quảng Tây, Lê Quý Đôn có
gặp quan Đề học của tỉnh là Châu Bội Liên, và ông này có viết lời tựa cho
một tuyển tập của Lê Quý Đôn.
Năm 1762, khi đi sứ về nước, ông được thăng chức Hàn lâm viện thừa
chỉ, được giữ chức Học sĩ Bí thư các. Năm 1764 được cử giữ chức Đốc đồng
xứ Kinh Bắc. Cùng năm này, ông dâng sớ xin thiết định pháp chế. Năm 1765,
ông được bổ nhiệm làm Tham chính xứ Hải Dương, nhưng ông đã không
nhận và xin cáo quan về nhà viết sách.
Năm 1767, Trịnh Sâm lên thay cha đã gọi Lê Quý Đôn ra và trao cho
ông chức thị thư, tham gia biên soạn quốc sử, kiêm Tư nghiệp Quốc tử giám.

Năm 1768 ông làm xong bộ Toàn Việt thi lục dâng lên cho chúa Trịnh và
được thưởng hai mươi lạng bạc. Tháng 9 năm 1768, ông được cử làm Tán lý
quân vụ cùng với Phan Phái Hầu đem quân đi đánh Lê Duy Mật, Lê Đình Bản
ở Thanh Hoá. Lê Quý Đôn đã đại phá quân Lê Đình Bản ở Đồng Cổ. Năm
1769, Lê Quý Đôn thống lĩnh hơn 9000 quân Kinh và Thổ hợp sức với quân
Nghệ An buộc Lê Đình Bản phải đầu hàng, Lê Duy Mật phải tự tử. Nhờ có
công đánh dẹp Lê Duy Mật nên ông được thăng chức Thị phó đô ngự sử.
Năm 1770 ông lại được thăng chức Công bộ hữu thị lang.

13
Năm 1772, được cử đi điều tra tình hình thống khổ của nhân dân và
những việc tham nhũng của quan lại ở Lạng Sơn. Ông đã báo cho chúa Trịnh
biết những việc tham nhũng của viên đốc trấn Lê Doãn Thân, chúa Trịnh đã
bãi chức viên quan này. Cũng năm đó, dưới sự sắp đặt của Trịnh Sâm, Lê
Quý Đôn cùng với Nguyễn Đình Huấn đã hại Huy Mật bị bãi chức.
Năm 1773, hoạn quan Trần Huy Đỉnh được cử giữ chức Thư phủ sự
phủ chúa Trịnh (tể tướng), còn Lê Quý Đôn được thăng lên chức Bồi tụng
trong phủ chúa. Theo “Việt sử thông giám cương mục”, thời gian này Lê Quý
Đôn cấu kết chặt chẽ với Huy Đỉnh, được Huy Đỉnh dìu dắt cùng làm việc, vơ
vét của cải, không việc gì không làm, quyền lực bao trùm triều đình, lấn át
quyền vua Lê, gây oán hận trong nhân dân. Tháng 5 năm ấy, hoạn quan
Nguyễn Phương Đình, Xuân quận công Nguyễn Nghiễm và Lê Quý Đôn
được lệnh đốc suất việc làm hộ tịch. Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Phương Đình
chỉ làm lấy lệ, còn Lê Quý Đôn kê cứu, tra xét quá khắt khe, nghiêm khắc nên
nhân dân rất oán hận ông. Họ làm thư nặc danh dán ở phủ chúa, xin bãi bỏ Lê
Quý Đôn và dùng Hoàng Ngũ Phúc. Chúa Trịnh đã phải để cho Ngũ Phúc
cùng làm với Lê Quý Đôn.
Năm 1774, Lê Quý Đôn được lệnh đi đo đạc ruộng đất ở Sơn Nam.
Cùng năm đó, Trịnh Sâm thân chinh mang quân đi đánh Thuận Hoá, Lê Quý
Đôn cùng Nguyễn Đình Thạch, Nguyễn Hoãn, Nguyễn Đình Huân được cử

giữ chức lưu thủ ở Thăng Long. Trước khi quân Trịnh xuất quân, Lê Quý Đôn
còn vạch trình tự tiến quân, thảo các hịch, dụ, văn thư liên quan đến cuộc
chinh chiến. Trong thời gian lưu thủ Thăng Long ông đã công bố 24 khoản
thân sức đồn phòng, lo vận chuyển lương thực, tuyển dụng quân sĩ.
Năm 1775, sau khi thu phục được Thuận Hoá, Trịnh Sâm đem quân về,
Lê Quý Đôn được thăng lên chức Lại bộ tả thị lang kiêm Quốc sử quán tổng tài.
Tháng 10/1775 xảy ra việc con trai Lê Quý Đôn là Lê Quý Kiệt gian
lận trong thi cử cùng Đinh Thì Trung. Lê Quý Đôn bị tố cáo chủ mưu nhưng

14
là bậc đại thần nên được miễn tội, còn Lê Quý Kiệt bị tống ngục, Đinh Thì
Trung bị lưu đày. Năm 1776, chúa Trịnh đặt ty trấn phủ ở Thuận Hoá, Bùi
Thế Đạt được cử giữ chức đốc suất kiêm trấn phủ, Lê Quý Đôn được cử giữ
chức Hiệp trấn tham tán quân cơ. Trong thời gian ở đây, ông ra sức chấn
chỉnh lại bộ máy chính quyền, chăm lo đời sống kinh tế, giáo dục cho nhân
dân. Mặc dù chỉ ở đây có 6 tháng, nhưng Lê Quý Đôn ngoài công việc chính
còn viết xong bộ sách Phủ biên tạp lục. Cuối năm 1776, ông được cử giữ
chức Hành bộ phiên cơ mật sự vụ kiêm Chưởng tài phú.
Năm 1778 được thăng lên chức Hành tham tụng, ông cố từ chối và xin
đổi sang ban võ và được phong tước Hữu hiệu điểm, quyền phủ sự, tước
Nghĩa phái hầu. Tháng tư năm 1778, ông bị tham nghị cũ xứ Thanh Hoá là Lê
Thế Toại làm bài khải công kích rất gay gắt. Năm 1779 bị Hoàng Văn Đồng
tố giác ỷ thế ức hiếp lấy 3.000 lạng bạc của y và Lê Quý Đôn bị giáng chức.
Năm 1781, ông lại được cử giữ chức Quốc sử quán tổng tài, Hiệp trấn Nghệ
An. Năm 1782, ông được triệu về triều thăng lên chức Công bộ thượng thư.
Đến 1784, ông mất tại Hà Nam, được Trịnh Khải đề nghị bãi triều ba ngày để
tang ông và đặt tên thụy là Văn Trung, truy tặng tước Thiếu bảo.
Lê Quý Đôn là nhà bác học lớn của dân tộc ở thế kỷ XVIII, di sản ông
để lại rất đồ sộ. Theo các tài liệu còn ghi chép được, Lê Quý Đôn là tác giả
của rất nhiều tác phẩm nổi tiếng trên các lĩnh vực như triết học, văn học, sử

học, địa lý, chú giải kinh điển…
Về Sử học, ông có tác phẩm: Đại việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Bắc
sứ thông lục, Kiến văn tiểu lục.
Đại Việt thông sử là bộ lịch sử nước Đại Việt do Lê Quý Đôn biên soạn
mở đầu từ cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi ở Lam Sơn từ năm 1418 đến năm
1433. Theo “Lịch triều hiến chương loại chí” quyển 42, của Phan Huy Chú,
thì Đại Việt thông sử có 30 quyển nhưng hiện nay chỉ còn lại 3 tập với một
bài tựa của tác giả viết năm 1749. Đại Việt thông sử gồm bốn phần: Đế kỷ,

15
Nghệ văn chí, Liệt truyện (hậu phi, hoàng tử, công thần, gian nghịch), và họ
Mạc.
Phủ biên tạp lục là tập bút ký của tác giả viết về Đàng Trong, nhất là
xứ Thuận Hoá và xứ Quảng Nam từ thế kỷ XVIII về trước. Tác phẩm gồm 6
quyển, được viết trong thời gian 6 tháng khi ông giữ chức Hiệp trấn tham tán
quân cơ phủ Thuận Hoá. Tác phẩm còn có bài tựa của tác giả đề ngày rằm
tháng tám năm 1776, một bài bạt của Ngô Thì Sĩ đề ngày 1 tháng 10 năm
1777. Tác phẩm gồm các chương: Lịch sử khai thác hai xứ Thuận, Quảng;
Núi sông, thành luỹ, đường sá…; Ruộng công, ruộng tư, số lượng sản phẩm,
thuế má…; Thượng du, biên phòng, thuế chợ, thuế mỏ…; Nhân tài, thơ văn;
Phẩm vật, phong tục. Trước Lê Quý Đôn, chỉ có Dương Văn An đời Mạc với
tác phẩm Ô châu cận lục viết về núi sông, phẩm vật, thành quách xứ Thuận
Hoá. Nhưng đến tác phẩm này thì tình hình núi sông, phong thổ, tập quán của
xứ Thuận mới được giới thiệu kỹ càng hơn. Sau này, các sử thần đời Nguyễn
khi biên soạn “Đại Nam thực lục tiền biên” đã sử dụng những tư liệu của Phủ
biên tạp lục.
Bắc sứ thông lục là tác phẩm tập hợp các tài liệu trong thời gian ông đi
sứ Trung Quốc từ năm 1760 đến năm 1762 như những bài tấu, khải, truyền
báo, ghi chép về núi sông, đường sá, phong tục… Ở những nơi mà phái đoàn
đi qua. Tác phẩm gồm 4 quyển, có bài tựa của tác giả đề năm 1780. Phần cuối

có ghi những bài tựa của Tần Triều Hãn, Chu Bội Liên…viết cho Thánh mô
hiền phạm và Quần thư khảo biện.
Kiến văn tiểu lục được viết bằng chữ Hán gồm 12 phần, tác phẩm đã
được Viện Sử học dịch ra tiếng Việt và xuất bản năm 1962. Đây là bút ký của
Lê Quý Đôn viết khi đọc những tài liệu có liên quan đến lịch sử Đại Việt từ
Lý, Trần đến Lê. Tác phẩm gồm: “Châm cảnh”, ghi chép những câu cách
ngôn về việc tu thân xử thế, hành vi của một số nhân vật lịch sử Việt Nam,
Trung Quốc nhằm khuyên răn giáo dục mọi người; “Thể lệ thượng” ghi chép

16
các lễ về tế tự, âm nhạc, các phép thi cử, luật lệ, v.v., của các triều Lý, Trần,
Lê; “Thiên chương” chép về những nhân vật đã làm các bài bia, minh, về sách
vở, thơ văn đời Lý, Trần, về những sứ thần Trung Quốc. v.v.; “Tài phẩm” ghi
chép về tài năng, phẩm hạnh, tiết tháo, v.v., của một số danh nhân nước ta;
“Phong vực” chép về danh lam, thắng cảnh, núi sông, thành quách, sản
vật…như Sài Sơn, Tam Đảo, Đà Giang thuộc trấn Sơn Tây, Hưng Hoá,
Tuyên Quang. “Thiền dật” chép về các sự tích, thơ văn của các thiền sư Việt
Nam từ Bắc thuộc đến Hậu Lê; “Linh tích” ghi chép về sự tích của các vị thần
linh; “Tùng đàm” giai thoại về các danh nhân Việt Nam triều Trần, Lê. Tác
phẩm này còn đến hiện nay bị thiếu phần “Thể lệ hạ”, “Phong vực trung”,
“Phong vực hạ” và “Phương thuật”.
Về thơ văn thì Lê Quý Đôn có các sáng tác như Quế Đường thi tập,
Quế Đường văn tập, Quế Đường di tập và biên tập, Toàn việt thi lục, Hoàng
việt văn hải.
Về triết học gồm có Quần thư khảo biện, Thánh mô hiền phạm lục, Âm
chất văn chú, Vân đài loại ngữ.
Thánh mô hiền phạm lục gồm 12 quyển, ghi chép và bình chú những
danh ngôn của các bậc thánh hiền, có bài tựa của sứ thần Triều Tiên, của Chu
Bội Liên, Tần Triều Vu.
Âm chất văn chú gồm 2 quyển trong đó có bài tựa của tác giả, của Bùi

Huy Bích và sự tham gia hiệu đính của các học trò Lê Quý Đôn.
Quần thư khảo biện gồm 2 quyển, có bài tựa của tác giả đề ngày 1
tháng tám năm 1757, một bài của Chu Bội Liên, một của Tần Triều Vu, một
bài của Hồng Khải Hi, một lá thư ngắn của Hồng Khải Hi, một lá thư ngắn
khác của Lý Huy Trung. Quần thư khảo biện gồm 223 sự kiện khác nhau
trong lịch sử Trung Quốc từ đời Hạ Thương Chu cho đến nhà Minh, được tác
giả nêu ra và bình luận, đánh giá, sau mỗi sự kiện là lời bình của Chu Bội
Liên và Tần Triều Vu. Tác phẩm thể hiện được quan điểm của Lê Quý Đôn

17
về các vấn đề chính trị xã hội, hay nói cách khác, đó là tập hợp tư tưởng triết
học xã hội của ông.
Trong số các sáng tác đó, đặc biệt hơn cả là tác phẩm Vân đài loại ngữ,
tác phẩm tập hợp được rất nhiều kiến thức khác nhau như triết học, sử học,
văn học, địa lý, v.v., cho đến cả những phong tục tập quán, sản vật tự nhiên,
v.v Trong tác phẩm này Lê Quý Đôn đã trình bầy những quan điểm triết học
tự nhiên, triết học xã hội, một cách tương đối đầy đủ, điều mà cho đến thời
bấy giờ chưa có một nhà tư tưởng Việt Nam nào làm được.
Ngoài ra còn rất nhiều tác phẩm khác của Lê Quý Đôn được nói tới
trong Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Duyên Hà phả ký,
v.v Tuy nhiên, những sách đó hoặc là bị thất lạc, hoặc là của người khác
được gán cho Lê Quý Đôn.
Về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam Thế kỷ XVIII có nhiều
biến động. Đây là thời kỳ Đại Việt vẫn bị chia cắt làm hai miền. Đàng Trong
thuộc các chúa Nguyễn và Đàng Ngoài thuộc vua Lê-chúa Trịnh. Hậu quả của
sự khủng hoảng chế độ phong kiến và sự chia cắt hai miền từ thế kỷ XVI,
XVII đã ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội thế kỷ
XVIII. Nạn tư hữu ruộng đất ở Đàng ngoài ngày càng gia tăng, ruộng đất
công ngày càng bị thu hẹp, xuất hiện hàng loạt địa chủ có hàng trăm, hàng
nghìn mẫu ruộng, trong khi đó nông dân lại không có ruộng đất để cày cấy.

Kinh tế hàng hoá gặp nhiều khó khăn, các đô thị như Phố Hiến sau một thời
gian hưng thịnh, đến lúc đó đã bị suy tàn. Sự phân hoá giai cấp, giầu nghèo
trong xã hội ngày càng sâu sắc. Bên cạnh đó là những năm thiên tai, hạn hán,
mất mùa liên tiếp làm cho đời sống nhân dân vô cùng khổ cực, họ phải bỏ
làng ra đi, trở thành dân phiêu bạt khắp nơi.
Trong lúc đó, bộ máy quyền lực ở làng xã ngày càng biến chất, trở
thành công cụ trong tay bọn cường hào để bóc lột người nông dân. Đặc biệt
đến thời Trịnh Giang (1729-1740), tình trạng này còn trầm trọng hơn nữa. Để

18
có tiền chi phí cho sự ăn chơi, hưởng thụ, Trịnh Giang đã mở rộng việc bán
tước quan. Chức tri phủ giá từ 1500 đến 2500 quan, tri huyện từ 500 quan đến
1200 quan, với quan lục phẩm trở xuống cứ 500 quan được thăng một bậc.
Quan trường trở thành nơi trục lợi, nạn tham nhũng tràn lan. Đời sống của
nhân dân vô cùng khổ cực.
Hậu quả tất yếu của tình hình trên là những cuộc khởi nghĩa của nông
dân nổ ra liên tiếp trong khoảng giữa thế kỷ XVIII. Bắt đầu là cuộc khởi
nghĩa của nhà sư Nguyễn Dương Hưng vào năm 1737 và tiếp sau đó là hàng
chục cuộc khởi nghĩa khác của Lê Duy Mật, của Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ,
của Hoàng Công Chất, của Vũ Đình Dung, của Nguyễn Danh Phương, của
Nguyễn Hữu Cầu…,trong đó nổi bật là bốn cuộc khởi nghĩa lớn của Lê Duy
Mật (1738-1770), Hoàng Công Chất (1739-1769), của Nguyễn Danh Phương
(1740-1751), của Nguyễn Hữu Cầu (1741-1751) đã làm cho chính quyền
Đàng ngoài phải đối phó hết sức vất vả.
Đến năm 1770, các phong trào nông dân đều thất bại tuy nhiên chúng
đã làm cho chính quyền Đàng ngoài bị lung lay tận gốc rễ. Các phong trào đó
đã lôi cuốn một khối lượng lớn nông dân nghèo khổ tham gia, đã lan rộng từ
đồng bằng cho đến miền núi, từ miền xuôi cho đến miền ngược. Lực lượng
lãnh đạo cách mạng cũng rất đa dạng từ nông dân, nho sĩ cho đến tôn thất nhà
Lê như Lê Duy Mật. Đây là minh chứng cho sự suy tàn, khủng hoảng sâu sắc

của xã hội Đàng ngoài. Tuy thất bại nhưng các phong trào này đã buộc chính
quyền Lê-Trịnh phải có chính sách điều chỉnh cho phù hợp nhằm xoa dịu tình
hình lúc đó. Chẳng hạn, Trịnh Sâm ban bố 7 điều cấm vào năm 1773, phát chẩn
cứu đói cho Nghệ An năm 1777, v.v Tuy nhiên, những chính sách đó chỉ
mang tính nhất thời, cho nên nó không cứu vãn nổi tình hình. Tình trạng dân
nghèo không có đất sản xuất phải bỏ làng ra đi phiêu tán ngày một tăng lên.
Trong khi đó bộ máy cai trị lại mục nát đến cực độ, sự tranh giành
quyền lực, kèn cựa, tham ô, tham nhũng trong bộ máy quan lại ngày một

19
nhiều, nhất là từ khi Trịnh Sâm lên cầm quyền năm 1767. Khi mới lên cầm
quyền, Trịnh Sâm đã hạ ngục em mình là Trịnh Đệ, giết hại Thái tử Lê Duy
Vĩ, sủng ái Đặng Thị Huệ, dung túng Đặng Mậu Lân tung hoành ngang
ngược…Do ăn chơi hoang dâm vô độ, truỵ lạc nên chưa đầy 40 tuổi Trịnh
Sâm đã bị bệnh, mọi việc chính quyền đều do Đặng Thị Huệ và Hoàng Đình
Bảo định đoạt. Sau khi Trịnh Sâm chết, lại xảy ra cuộc chiến tranh giành
quyền lực giữa Trịnh Cán và Trịnh Khải. Khi Trịnh Khải giành được chính
quyền, phế Trịnh Cán, giết Hoàng Đình Bảo thì ở Đàng ngoài lại xảy ra nạn
kiêu binh. Cục diện chính trị Đàng ngoài đến thời điểm này hết sức rối loạn,
chính quyền Lê-Trịnh không còn đủ khả năng để ổn định tình hình.
Trong lúc đó ở Đàng trong tình hình chính trị, kinh tế, xã hội vẫn tương
đối ổn định cho đến giữa thế kỷ XVIII. Khi phong trào nông dân ở Đàng
ngoài chấm dứt, thì ở Đàng trong nông dân mới bắt đầu nổi dậy mạnh mẽ, còn
trước đó chỉ là những phong trào nhỏ, lẻ tẻ. Đến năm 1770, khi phong trào
đấu tranh do anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo nổ ra
thì phong trào nông dân Đàng trong mới thật sự phát triển mạnh. Điểm đáng
chú ý là trong khi các phong trào đấu tranh ở Đàng ngoài đều thất bại thì
phong trào nông dân do anh em họ Nguyễn ở Tây Sơn lãnh đạo đã thắng lợi,
lật đổ chính quyền chúa Nguyễn.
Trên đà thắng lợi, Nguyễn Huệ đem quân tiến ra Bắc Hà với danh

nghĩa “Phù Lê, diệt Trịnh”, đã đập tan chính quyền Lê-Trịnh, thống nhất đất
nước, xoá bỏ giới tuyến sông Gianh, mở ra thời kỳ phát triển mới của dân tộc.
Đến thế kỷ này, việc học tập, thi cử ngày càng được mở rộng và phát
triển hơn. Ở thế kỷ XVI, XVII mặc dù chiến tranh loạn lạc, xã hội bị phân
chia thành Nam, Bắc triều, rồi tiếp đến những cuộc chiến tranh giữa Đàng
trong và Đàng ngoài diễn ra liên tục, nhưng việc học hành, thi cử theo lề lối
Nho giáo vẫn được duy trì tương đối liên tục. Nhà Mạc trong 60 năm tồn tại
của mình đã tổ chức được 22 khoa thi lấy đỗ 385 tiến sĩ. Triều Lê Trung

20
Hưng đã tổ chức được 68 kỳ thi, chọn được 717 tiến sĩ. Trong đó có những
nhân tài như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, Phùng Khắc Khoan, Lương
Bắc Đằng, v.v. Tuy nhiên, do sự suy yếu của nhà nước phong kiến, của hệ tư
tưởng Nho giáo nên ngay từ thế kỷ XVI, việc học hành, thi cử theo các
nguyên tắc của Nho giáo đã bộc lộ nhiều hạn chế và tiêu cực. Đặc biệt, khi tư
tưởng thực dụng đã len lỏi vào đời sống xã hội, nó đã phá vỡ những quan hệ
truyền thống, hiện tượng gian lận, hối lộ trong thi cử, mua quan bán tước
ngày một phổ biến.
Những tiền lệ xấu trong giáo dục thi cử của các thế kỷ trước lại tiếp tục
được thi hành trong thế kỷ XVIII. Các học vị ở trường thi hương (cống sinh,
sinh đồ) đã trở thành hàng hoá. Nội dung thi cử ngày một giáo điều, máy móc.
Đề thi được tập hợp sẵn, có giải đáp, học trò đi thi chỉ cần mua để học thuộc,
hoặc đem vào trường thi chép. Thậm chí nhà nước còn chủ trương bán văn
bằng. Ai nộp 3 quan tiền thông kinh thì có quyền đi thi không phải sát hạch,
cho nên rất nhiều người nộp tiền đi thi, từ học trò cho đến nông dân, kẻ buôn
bán, v.v., đều có thể đi thi.
Như vậy, đến thế kỷ này việc học hành thi cử Nho giáo đã trở nên giáo
điều, sáo rỗng. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn có những người tài cao học rộng
như Lê Quý Đôn, Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Nghiễm, Trần Danh
Lâm, v.v

Xét lĩnh vực tư tưởng, thì đây là thời kỳ mạnh nhất của xu hướng “Tam
giáo đồng nguyên” trên cơ sở đề cao Nho giáo, nó trở thành xu hướng giữ vị
trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội. Đây là thời kỳ có sự chuyển
biến mạnh trong lĩnh vực tư tưởng, Phật giáo từ thời Lê Sơ đã bị mất vai trò
chính trị, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng độc tôn. Tuy nhiên, từ cuối đời Lê,
Nho giáo đã thể hiện sự bất lực của nó trước các vấn đề của xã hội. Trước
cảnh đất nước loạn lạc, các nhà nho chỉ mong muốn làm cho đất nước thống
nhất, xã hội yên vui nên họ để tâm đi tìm nguồn gốc của loạn lạc, đưa ra chủ

21
trương, đường lối trị nước của mình nhưng không có kết quả. Đất nước vẫn bị
chia cắt. Cho nên, lúc này lý luận về đường lối trị nước của giai cấp phong
kiến dựa trên uy tín học thuật và đường lối Đức trị của Nho giáo bị rơi vào
khủng hoảng trầm trọng nhất. Từ đó người ta phải lục tìm trong kho tàng tư
tưởng quá khứ xem phải vận dụng các học thuyết chính trị như thế nào cho
thích hợp, vì thế khuynh hướng kết hợp Nho, Phật với Lão Trang vốn có ở
những mức độ khác nhau trước đây, vào thế kỷ XVIII đã trở nên mạnh mẽ mà
các học giả gọi đó là khuynh hướng “Tam giáo đồng nguyên” trên cơ sở Nho
giáo giữ vị trí chủ đạo.
Phật giáo tuy bị đẩy ra khỏi chính trường nhưng nó vẫn được tiếp tục
phục hồi và phát triển. Đặc biệt, ở nông thôn, chùa mọc lên ở nhiều nơi, nhà
chùa có kinh tế riêng. Bên cạnh đó, Đạo giáo cũng đã được truyền bá rộng rãi,
nhiều đạo quán được xây dựng, rất nhiều nho sĩ tin theo Đạo giáo.
Cũng trong thời kỳ này, ngoài các tôn giáo được du nhập từ lâu vào
nước ta, trở thành những tôn giáo truyền thống, còn có một tôn giáo từ
phương Tây đang nỗ lực truyền vào nước ta là Đạo Thiên chúa. Bối cảnh xã
hội phức tạp, đầy biến động như đã nói ở trên vô hình chung trở thành điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôn giáo này ở cả hai Đàng.
Cùng với các tôn giáo trên, tín ngưỡng bản địa của dân tộc có dịp được
hưng khởi. Trong bối cảnh loạn lạc như vậy, thêm vào đó là sự suy giảm vị trí

của Nho giáo trên trường chính trị, đã làm cho người dân mất lòng tin vào
triều đình và học thuyết từng là trụ cột hệ tư tưởng của nó là Nho giáo. Họ
quay về với các vị thần truyền thống của mình như thần núi, thần sông, thần
cây, v.v., quay về với các vị anh hùng của dân tộc như Thánh Gióng, thánh
Tản Viên, v.v
Trong tình hình tư tưởng như vậy, tuy Nho giáo được đề cao, song nó
lại không tách biệt hoàn toàn với Phật, Đạo. Các nhà nho không tìm cách đối
lập Nho với các tôn giáo khác mà ngược lại, tìm cách thu hút các tôn giáo

22
khác vào Nho. Như vậy, khuynh hướng “Tam giáo đồng nguyên” của thế kỷ
này trên cơ sở đề cao Nho như là khuynh hướng chủ đạo. Các nhà tư tưởng
thời kỳ này không chỉ tiếp thu Nho mà còn tiếp thu các kiến thức khác, thậm
chí cả kiến thức phương Tây như Lê Quý Đôn đã từng làm để bổ sung những
khiếm khuyết mà hệ tư tưởng truyền thống không có.
Chính tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng của thế Kỷ XVIII đã
tạo nên những suy tư rất độc đáo trong đời sống tinh thần của trí thức đương
thời. Những suy tư đó được biểu hiện ra ở những tác phẩm văn học rất đặc sắc
như “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều, “Chinh phụ ngâm” của
Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn, v.v., hay những tác phẩm thể hiện tư tưởng
triết học như “Trúc lâm tông chỉ nguyên thanh” của Ngô Thì Nhậm, “Quần
thư khảo biện”, “Vân đài loại ngữ” của Lê Quý Đôn…
Đặc biệt phát triển hơn cả là trên các lĩnh vực sử học và chú giải kinh
điển, xuất hiện nhiều tác phẩm có giá trị như: Đại việt thông sử, Kiến văn tiểu
lục của Lê Quý Đôn, “Việt sử tiêu án” của Ngô Thì Sĩ…
Như vậy, thời đại Lê Quý Đôn sống có rất nhiều biến động. Trong bối
cảnh lịch sử như vậy, Lê Quý Đôn đã tự vươn lên khẳng định tài năng và vị
thế của mình. Ông cũng ôm ấp một hoài bão chính trị như những nhà tư tưởng
đương thời là đi tìm một đường lối trị nước nhằm ổn định xã hội, thời cuộc.
Mang trong mình tham vọng đó cùng hoàn cảnh lịch sử của thời đại, Lê Quý

Đôn đã trở thành một nhà bác học kiệt xuất của dân tộc. Trong di sản đồ sộ
của ông để lại thì Vân đài loại ngữ chứa đựng những suy tư triết học sâu sắc
hơn cả. Những suy tư triết học của Lê Quý Đôn cũng không thể vượt ra khỏi
khuynh hướng hỗn dung đa nguyên trên cơ sở Nho giáo giữ vai trò chủ đạo
của thế kỷ này được. Do vậy, trong tư tưởng và hành động của ông, chúng ta
thấy có chỗ ông thể hiện mình như một nhà nho, nhưng chỗ khác ông lại tỏ ra
một người có biệt tài trong lĩnh vực phong thuỷ, bói toán, đoán mệnh, v.v Có
nhà nghiên cứu đã đánh giá tư tưởng của ông thuộc chủ nghĩa hỗn hợp

23
nguyên thuỷ. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu khi ta biết được hoàn cảnh thời
đại mà ông sống. Bộ Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn cũng được hình thành
trong hoàn cảnh đó, do vậy, những tư tưởng triết học trong tác phẩm này cũng
thể hiện tâm thế đó của ông, làm cho ông có những tư tưởng rất riêng và đặc
sắc.
1.2. Về tác phẩm “Vân đài loại ngữ”
Vân đài loại ngữ là tác phẩm được viết trong thời gian dài, trong đó tập
hợp một khối lượng kiến thức phong phú mà Lê Quý Đôn đọc được ở nhiều
sách vở khác nhau. Tác phẩm được hoàn thành năm 1773. Vân đài loại ngữ
nghĩa là những lời nói thu thập được tại nơi chứa sách và được sắp xếp theo
từng loại. Trong lời tựa do tác giả viết ở đầu sách đã chỉ rõ: “Tôi nhân đọc
sách mà trộm dòm thấy người thời xưa học hỏi đều như thế cả; thường tôi
trích lấy các sự tích chép trong các Truyện, Ký, rồi xếp đặt lại, có chỗ theo ý
mình mà bình luận, có chỗ cứ chép lại nguyên văn, tích lâu thành bộ sách,
chia làm chín quyển đặt tên là Loại ngữ” [5, tr. 46]
(*)
.
1.2.1. Một số vấn đề về văn bản học của Vân đài loại ngữ
Tác phẩm gốc Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn được viết bằng chữ
Hán đến nay mới có hai bản dịch đã được in. Một là bản của Trần Văn Giáp

biên dịch và khảo thích do NXB Văn Hoá xuất bản năm 1962, và hai là bản
của Tạ Quang Phát do NXB Thông tin xuất bản năm 1995.
Theo lời nói đầu trong bản dịch của Trần Văn Giáp cho biết, tác phẩm
Vân đài loại ngữ có rất nhiều dị bản khác nhau, chẳng hạn Viện Văn học có
một bản, Viện sử học có một bản, Thư viện khoa học trung ương có năm bản
đánh số (A.141; A.1258; A.1338…). Hầu hết các bản này đều không còn
được nguyên vẹn, do vậy, dịch giả gặp rất nhiều khó khăn trong việc biên tập
và hiệu đính. Các dịch giả đã phải đọc nhiều bản khác nhau, cuối cùng họ


(*)
Từ đây: - Số đầu là số thứ tự của tài liệu tham khảo.
- Số sau là số trang của tài liệu tham khảo.

24
chọn bản A. 141 của Thư viện khoa học trung ương để dịch và giới thiệu với
độc giả.
Bản dịch của Tạ Quang Phát được dịch theo bản chép tay lưu trữ dưới
mã số MC 3721 – KC tại chi nhánh Văn khố - Đà Lạt, nguyên thuộc thư viện
Phạm Quỳnh số P.Q. 220-2.
Trong hai bản dịch nói trên, bản dịch của Trần Văn Giáp được các dịch
giả thực hiện rất công phu. Bản dịch này được thực hiện từ năm 1957 và hoàn
thành năm 1960. Đây là một công trình của tập thể tác giả với sự tham gia của
những học giả nổi tiếng như Trần Văn Giáp, Trần Văn Khang, Trần Lê Nhân,
Ngô Lập Chi, Trần Huy Hân, Phan Võ, Cao Xuân Huy. Trong nguyên bản
của tác phẩm chỉ ghi số mục của 9 loại mà không đánh số rõ ràng các điều
mục trong từng loại. Tuy nhiên, trong quá trình dịch thuật, các dịch giả đã
đánh số cho từng điều mục trong cả 9 loại nhằm mục đích giúp người đọc tra
cứu thuận lợi hơn. Thậm chí các dịch giả còn dày công làm nhiều sách dẫn,
lược trích các danh mục trong sách thường gọi là chủ đề, tên người, địa danh,

tập hợp lại và được xếp theo chữ cái, sau mỗi chủ đề đều chú thích rõ các số
hướng dẫn về từng loại, từng điều mục. Nhờ có sự hướng dẫn này mà người
đọc dễ dàng tra cứu những điều cần thiết.
Đồng thời trong bản dịch này, học giả Cao Xuân Huy đã viết bài giới
thiệu rất kỹ về tác phẩm, do vậy người đọc ở mức độ nhất định có thể hình
dung ra kết cấu, nội dung tư tưởng mà Lê Quý Đôn trình bày trong đó.
Bản dịch của Tạ Quang Phát thì tuân theo nguyên bản, không chú thích
từng điều mục trong 9 môn loại, do vậy khi đọc rất khó phân biệt giữa các
điều với nhau. Hơn nữa, trong bản dịch có những ký hiệu có thể là mang tính
nguyên bản mà người dịch không giới thiệu (ví dụ như: trong mục Lý khí có
ký hiệu [8b], [9b], [11a]…) làm cho người đọc không biết được ý nghĩa của
những ký hiệu đó.

×