Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Triết học chính trị phương Tây hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (981.16 KB, 120 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







ĐOÀN THỊ QUÝ







TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ PHƢƠNG TÂY
HIỆN ĐẠI







LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC










Hà Nội, 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






ĐOÀN THỊ QUÝ





TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ PHƢƠNG TÂY
HIỆN ĐẠI






Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Triết học
Mã số: 60 22 80






Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN ANH TUẤN



Hà Nội, 2012


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 12
CHƢƠNG 1. KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ PHƢƠNG TÂY
HIỆN ĐẠI 12
1.1. Khái niệm “triết học chính trị” 12
1.1.1 Các định nghĩa khác nhau về “triết học chính trị” 12
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của triết học chính trị 17
1.2. Khái quát về triết học chính trị phƣơng Tây hiện đại 23
1.2.1. Một số đặc điểm của triết học chính trị phương Tây hiện đại 23
1.2.2. Phân loại sơ bộ về mặt phương pháp luận của triết học chính trị
phương Tây hiện đại 28
Tiểu kết chƣơng 1 35

CHƢƠNG 2. CHỦ NGHĨA TỰ DO TRONG TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ 37
2.1. Khái quát về chủ nghĩa tự do 38
2.1.1. Khái niệm “chủ nghĩa tự do” trong triết học chính trị 38
2.1.2. Sự đa dạng của chủ nghĩa tự do 46
2.2. Chủ nghĩa tự do hiện nay 51
Tiểu kết chƣơng 2 68
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ HỌC THUYẾT TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ KHÁC 69
3.1. Chủ nghĩa Mác mới trong triết học chính trị phương Tây hiện đại 69
3.1.1. Chủ nghĩa Mác nhân văn và chủ nghĩa Mác phản nhân văn 69
3.1.2. Chủ nghĩa Mác phân tích 77
3.2. Chủ nghĩa cộng đồng và thuyết nữ quyền 88
3.2.1. Cuộc tranh luận giữa chủ nghĩa cộng đồng và chủ nghĩa tự do 88
3.2.2. Thuyết nữ quyền 96
Tiểu kết chƣơng 3 108
KẾT LUẬN 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với tƣ cách là cái phản ánh, triết học chính trị luôn lấy thực tiễn làm
thƣớc đo của chân lý. Thực tiễn vận động và biến đổi khiến cho nhiều khái
niệm, phạm trù… thuộc lĩnh vực nghiên cứu của triết học chính trị cũng thay
đổi theo. Mặt khác, chính sự nhận thức của triết học chính trị cũng có sự vận
động biến đổi.
Trong những năm cuối thế kỷ XX và thập niên đầu thế kỷ XXI, quá
trình toàn cầu hóa vẫn tiếp tục làm biến chuyển tình hình thế giới nói chung,
vận mệnh mỗi quốc gia và từng cá nhân cụ thể trong xã hội nói riêng. Cùng
với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin, toàn

cầu hóa đang dƣờng nhƣ “xóa nhòa” biên giới của các quốc gia, làm thay đổi
vai trò và mối quan hệ của các nhà nƣớc dân tộc, cơ cấu xã hội, làm gia tăng
xu hƣớng cá nhân hóa, làm nảy sinh hàng loạt vấn đề mang tính toàn cầu…
Bên cạnh đó, các cuộc khủng hoảng tài chính thế giới gần đây, đặc biệt là
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khởi nguồn từ Hoa Kỳ vào năm 2008, đã
và đang tác động mạnh mẽ tới đời sống chính trị thế giới. Triết học chính trị
chính vì thế mà cũng có sự chuyển biến đáng kể. Có những học thuyết chính
trị ở phƣơng Tây đƣợc xem là có sự liên đới hay là chất xúc tác cho cuộc
khủng hoảng kinh tế nói trên. Chính vì vậy nhiều nhà nghiên cứu triết học
chính trị đã và đang xem xét lại nền tảng triết học ẩn chứa bên dƣới các học
thuyết này. Cuộc tranh luận về triết học chính trị phƣơng Tây đƣơng đại đã
cho thấy phần nào tinh thần của thời đại cũng nhƣ sự vận động nội tại của
chính các lý luận này.
Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, với tinh thần cởi mở và trong
không khí ảnh hƣởng của bối cảnh “thế giới phẳng”, việc học tập và nghiên
cứu triết học phƣơng Tây nói chung và triết học chính trị phƣơng Tây nói
riêng ngày càng gia tăng. Những nội dung, vấn đề cụ thể của triết học chính


2
trị phƣơng Tây đã đƣợc quan tâm nghiên cứu dƣới dạng những tƣ tƣởng về
chính trị của các nhà triết học trong lịch sử triết học, đặc biệt là triết học chính
trị Mác-xít. Những tƣ tƣởng chính trị của các nhà triết học chính trị phƣơng
Tây thƣờng đƣợc phân tích và đánh giá dƣới lăng kính của triết học Mác. Tuy
nhiên, ở Việt Nam và cả phƣơng Tây, việc xem xét định nghĩa, phƣơng pháp,
chức năng của triết học chính trị nói chung vẫn chƣa có sự thống nhất. Trong
khi tại phƣơng Tây, vấn đề này đƣợc tranh luận sôi nổi thì ở Việt Nam, vấn đề
này vẫn chƣa đƣợc chú trọng đúng mức. Một thời gian dài trƣớc đây ở Việt
Nam và các nƣớc xã hội chủ nghĩa, những vấn đề của triết học chính trị
thƣờng đƣợc xem xét trong khuôn khổ của chủ nghĩa duy vật lịch sử, để phần

nào khoả lấp chỗ trống này, việc nghiên cứu đƣa ra khái niệm “triết học chính
trị” cũng là cần thiết đối với ngƣời viết luận văn.
Ngoài ra, đặc điểm triết học chính trị phƣơng Tây hiện đại cũng nhƣ
cách phân chia các luồng lý luận chính trị theo quan niệm của nhiều nhà
nghiên cứu phƣơng Tây đƣơng đại cũng chƣa đƣợc nghiên cứu thích đáng.
Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi không có tham vọng chỉ ra chi tiết tất cả
mọi vấn đề của triết học chính trị phƣơng Tây hiện đại, cũng nhƣ đƣa ra cách
giải quyết cho những vấn đề hiện vẫn đang nằm trong vòng tranh luận của các
nhà nghiên cứu phƣơng Tây hiện đại về triết học chính trị; ở đây chúng tôi chỉ
hƣớng tới mục đích khái quát phần nào tinh thần của triết học chính trị
phƣơng Tây hiện nay, chỉ ra quan niệm của các nhà nghiên cứu triết học chính
trị phƣơng Tây về chính bộ môn khoa học này của họ. Đó là lý do cơ bản nhất
để ngƣời viết chọn “Triết học chính trị phương Tây hiện đại” làm đề tài luận
văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Triết học chính trị là một trong những nội dung triết học thịnh hành
đƣợc nhiều học giả trên thế giới và Việt Nam chú trọng nghiên cứu. Tuy
nhiên, ở Việt Nam, triết học chính trị nói chung và triết học chính trị phƣơng
Tây hiện nay nói riêng đƣợc tập trung nghiên cứu theo hƣớng phân tích tƣ


3
tƣởng triết học chính trị của một số triết gia hoặc một số trào lƣu trong lịch sử
tƣ tƣởng triết học, hoặc một số chủ đề của triết học chính trị nhƣ tự do, bình
đẳng, quyền… Những công trình kiểu này khá phong phú ở Việt Nam. Trong
bài viết “Một số quan niệm cơ bản về triết học chính trị ở Việt Nam” [12], tác
giả Phạm Anh Hùng đã khái quát về thực trạng nghiên cứu triết học chính trị
tại Việt Nam. Theo tác giả, ở Việt Nam, khái niệm, đối tƣợng, chức năng của
triết học chính trị vẫn chƣa có sự thống nhất. Do vậy, “triết học chính trị ở
Việt Nam vẫn chƣa có sự định hình một cách rõ nét” [12; 1]. Và tác giả cũng

chỉ ra một số nội dung triết học chính trị đã đƣợc đề cập ở Việt Nam nhƣ bản
chất con ngƣời, nguồn gốc xung đột giữa con ngƣời, tiêu chí đánh giá tính
hợp lý của hệ thống chính trị, phạm vi quyền lực nhà nƣớc và một số vấn đề
thuộc nhận thức luận trong triết học chính trị.
Phải nói rằng, trong các công trình nghiên cứu về triết học chính trị ở
Việt Nam, rất hiếm có tác giả nào đƣa ra đƣợc khái niệm, phƣơng pháp, đối
tƣợng của triết học chính trị. Một trong những bài viết hiếm hoi bàn về khái
niệm triết học chính trị ở Việt Nam đó là “Triết học chính trị và các quá trình
chính trị” của tác giả Phạm Ngọc Thanh đƣợc đăng trong kỷ yếu hội thảo
quốc tế “Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ XX” [23]. Trong bài viết
này, tác giả đƣa ra một số gợi ý phƣơng pháp luận để hiểu về khái niệm triết
học chính trị. Theo tác giả, triết học chính trị là lĩnh vực đan xen giữa triết học
và chính trị học. Do vậy, để hiểu về triết học chính trị cần nắm rõ bản chất,
đặc điểm của triết học mà đặc điểm cơ bản nhất của triết học chính là “tìm
kiếm và làm sáng tỏ chân lý về bản chất và ý nghĩa của tồn tại”. Theo đó, triết
học chính trị “phải làm sáng tỏ những nguyên tắc còn ẩn giấu của một thế giới
chính trị trong các hiện tƣợng của nó. Nó tập trung chú ý vào những khía cạnh
bản chất, chính ngay bản chất các hiện tƣợng đặc biệt của chính trị” [23; 509].
Từ đây, triết học chính trị có nhiệm vụ làm sáng tỏ lý luận, nguyên tắc… của
thế giới chính trị và đến lƣợt nó, nhiệm vụ này lại đƣợc thể hiện thông qua
việc làm sáng tỏ bộ máy khái niệm cho khoa học chính trị.


4
Ngoài ra, ở Việt Nam cũng có rất ít những công trình bàn về triết học
chính trị và triết học chính trị phƣơng Tây đƣơng đại dƣới dạng tổng quát.
Dƣới lăng kính của chủ nghĩa Mác - Lênin, tập thể tác giả của công trình
“Triết học chính trị” [4] đã đƣa ra khái niệm, phƣơng pháp và chức năng
của triết học chính trị. Ngoài ra, trong công trình này, các tác giả cũng khái
quát một số tƣ tƣởng triết học chính trị trong lịch sử, một số trào lƣu triết

học chính trị nhƣ chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa bảo thủ, dân chủ - xã hội… và
một số phạm trù của triết học chính trị nhƣ tự do, bình đẳng, dân chủ, nhà
nƣớc pháp quyền…
Bàn về một số nội dung triết học chính trị ở phƣơng diện thực tiễn, có
thể kể đến những công trình nghiên cứu nhƣ: “Toàn cầu hóa những biến đổi
lớn trong đời sống chính trị quốc tế và văn hóa” của tác giả Phạm Thái Việt
[28], và luận văn thạc sĩ của Trần Thị Huyền về “Động thái của nhà nước dân
tộc và triển vọng quan hệ giữa các nhà nước dân tộc trong bối cảnh toàn cầu
hóa” [13]. Trong hai công trình này, các tác giả đã bàn đến một trong những
đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu của triết học chính trị từ xƣa tới nay là nhà
nƣớc. Đây là vấn đề thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu triết
học phƣơng Tây hiện nay. Quá trình toàn cầu hóa đã tác động tới hệ thống
chính trị thế giới, làm biến đổi các tác nhân trong hệ thống này, đặc biệt là
làm biến dạng các giá trị nền tảng của nhà nƣớc nhƣ lãnh thổ, xã hội công
dân, cơ cấu quyền lực, chủ quyền… Bên cạnh đó, quá trình toàn cầu hóa còn
làm gia tăng xu hƣớng xung đột giữa các quốc gia, cụ thể là xung đột văn hóa,
tôn giáo. Vậy nhà nƣớc dân tộc có vai trò nhƣ thế nào trong việc quản lý toàn
cầu hay xây dựng văn hóa hòa bình giữa các quốc gia dân tộc? Đây cũng
chính là một trong những nội dung nghiên cứu của hai công trình trên.
Tại phƣơng Tây
1
, ngoài những công trình nghiên cứu mang tính khái
quát về triết học chính trị phƣơng Tây đƣơng đại cũng có không ít công trình


1
Do tác giả luận văn chủ yếu nghiên cứu các tài liệu tiếng Anh, nên xin đƣợc giới hạn phạm vi các nƣớc
phƣơng Tây ở các nƣớc nói tiếng Anh.



5
đi sâu nghiên cứu một số trào lƣu hay nội dung cụ thể của các xu hƣớng triết
học chính trị. Nhìn chung, các công trình triết học chính trị phƣơng Tây hiện
đại tại các nƣớc nói tiếng Anh thƣờng tập trung theo hai hƣớng: hoặc chuyên
sâu phân tích các học thuyết triết học chính trị phƣơng Tây đƣơng đại và một
số chủ đề nghiên cứu cụ thể, hoặc chú trọng tới khía cạnh thực tiễn của
nghiên cứu này. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng sự phân biệt lý thuyết
hay thực tiễn trong nghiên cứu triết học chính trị phƣơng Tây đƣơng đại chỉ
mang tính tƣơng đối.
Trong “Contemporary political philosophy – An introduction (Giới
thiệu về triết học chính trị đƣơng đại) [50], Will Kymlicka cho rằng hầu nhƣ
các học giả khi nghiên cứu về triết học chính trị đƣơng đại đều sẽ gặp nhiều
khó khăn bởi hiện nay có rất nhiều học thuyết triết học chính trị. Chính sự đa
dạng và tính phức tạp của bản thân khoa học này sẽ làm lu mờ thực tiễn mà
các nhà triết học chính trị phải chú ý đến. Tuy nhiên, với tƣ cách là ngƣời
nghiên cứu triết học chính trị, chúng ta cần ý thức rằng các học thuyết dù đa
dạng đến đâu thì cũng đều chia sẻ nhiều vấn đề chung trong đời sống chính trị
xã hội với tƣ cách là đối tƣợng nghiên cứu của chúng. Từ đó ông cho rằng các
nhà triết học chính trị đƣơng đại về đại thể chia thành hai xu hƣớng. Xu
hƣớng thứ nhất chiếm ƣu thế chủ đạo gồm những nhà triết học tán thành các
nguyên lý cơ bản của nền dân chủ tự do, họ tích cực tìm kiếm cơ sở lý luận
nhằm bảo vệ những giá trị của các nguyên lý này. Cho đến nay, xu hƣớng này
có ba trƣờng phái: thuyết vị lợi (utilitarianism), thuyết bình đẳng tự do (liberal
equality), và chủ nghĩa tự do (libertarianism). Phạm trù trung tâm của các học
thuyết thuộc trƣờng phái này liên quan tới các hƣớng tiếp cận về quyền
(rights), tự do (liberty), bình đẳng về cơ hội (equal opportunities)… Trên thực
tế, xu hƣớng này chiếm vị trí chủ đạo trong triết học chính trị phƣơng Tây đến
mức nhiều ngƣời cho rằng nó đã tạo nên thứ ngôn ngữ chính trị duy nhất có
tính thuyết phục cao về mặt đạo đức trong các lĩnh vực công. Xu hƣớng thứ
hai gồm các trƣờng phái “chống lại” nền dân chủ tự do. Những đại diện thuộc



6
xu hƣớng này đã cung cấp nhiều thuật ngữ, khái niệm nhằm bổ sung hoặc
thay thế cho các khái niệm đƣợc những trƣờng phái thuộc xu hƣớng trên sử
dụng, do đó, theo Will Kymlicka, xu hƣớng này đƣợc gọi là chủ nghĩa phê
phán (criticism). Và chủ nghĩa phê phán theo ông gồm có 5 trƣờng phái: chủ
nghĩa Mác, cộng đồng luận, thuyết nam nữ bình quyền, thuyết cộng hòa,
thuyết đa văn hóa. Trong đó, chủ nghĩa Mác nhấn mạnh tới hiện tƣợng tha
hóa của tầng lớp lao động, thuyết nam nữ bình quyền chỉ ra sự lệ thuộc của
phái nữ, thuyết đa nguyên văn hóa cho thấy sự cách ly và đồng hóa về mặt
văn hóa, và thuyết cộng hòa công dân chỉ ra sự thờ ơ về mặt chính trị. Qua đó,
xu hƣớng này cũng chỉ ra những thiếu sót không chỉ về mặt nguyên tắc mà
còn về phƣơng diện thực tiễn của xu hƣớng dân chủ tự do.
Còn công trình “A companion to contemporary political philosophy”
(Đồng hành cùng triết học chính trị đƣơng đại) [46] do Robert E. Goodin,
Philip Pettit và Thomas Pogge biên tập, thì lại tập hợp nhiều bài viết liên quan
đến các vấn đề nghiên cứu của triết học chính trị cũng nhƣ các học thuyết triết
học chính trị của nhiều giáo sƣ thuộc các trƣờng đại học trên thế giới nhƣ
Arneson Richard J (Đại học California, Mỹ), Beitz Charles R (Đại học
Princeton, Mỹ), Coady C.A.J (Đại học Melbourne, Australia), Frost Rainer
(Đại học Johann Wolfwang Goethe, Đức) Cụ thể, đó là các bài đã đƣợc
đăng trên Tạp chí Triết học chính trị (Journal of political philosophy) và các
bài thuộc kỷ yếu hội thảo quốc tế về chủ đề này đƣợc tổ chức tại Đại học
Quốc gia Australia vào năm 1991 đã đƣợc xuất bản cùng năm này. Trong lần
tái bản thứ 2, công trình có bổ sung một số nghiên cứu mới về quan hệ quốc
tế và lý thuyết chính trị do tình hình thế giới có sự biến chuyển. Nhìn chung,
các bài viết trong công trình này tập trung vào hai nội dung. Thứ nhất là các
bài phân tích về những học thuyết triết học chính trị gồm: chủ nghĩa vô chính
phủ (anarchism), chủ nghĩa bảo thủ (conservatism), chủ nghĩa toàn thế giới

(cosmopolitanism), thuyết nam nữ bình quyền (feminism), chủ nghĩa tự do
(liberalism), chủ nghĩaMác (Marxism), trào lƣu chính thống (fundamentalism)


7
và chủ nghĩa xã hội (socialism). Thứ hai, các bài viết phân tích về một số chủ
đề chủ đạo của triết học chính trị nhƣ: quyền tự trị (autonomy), nhà nƣớc, xã
hội công dân, dân chủ, công bằng trong phân phối, tự do, quyền con ngƣời,
chiến tranh chính nghĩa (just war).
Cũng nhƣ những công trình kể trên, trong “Contemporary political
ideologies” (Các hệ tƣ tƣởng chính trị đƣơng đại) [38] do Roger Eatwell và
Anthony Wright biên tập, các học giả đã đi sâu phân tích một số lý thuyết triết
học chính trị đƣơng đại nhằm chỉ ra tính ý thức hệ của chúng. Đó là các học
thuyết nhƣ chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa bảo thủ, chủ nghĩa xã hội dân chủ, chủ
nghĩa Mác, chủ nghĩa vô chính phủ, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa phát xít,
thuyết nữ quyền và thuyết sinh thái. Tƣơng tự, Norman P.Barry trong công
trình “An introduction to modern political theory” (Giới thiệu về học thuyết
chính trị hiện đại) [30] đã chỉ ra những học thuyết triết học chính trị hiện đại
thông qua việc phân tích một số giá trị, trật tự chính trị.
Ngoài ra, một số học giả chú trọng nghiên cứu những chủ đề cơ bản của
triết học chính trị. Với lời kêu gọi “tham gia vào những tranh luận hợp lý về
những tiêu chuẩn cơ bản mà dựa vào đó chúng ta có thể đánh giá xã hội chính
trị hiện đại và vị trí của chúng trên thế giới”, công trình “Contemporary
debates in political philosophy” (Những tranh luận đƣơng đại về triết học
chính trị) [37] đã chỉ ra những trọng tâm nghiên cứu hiện nay của triết học
chính trị nhƣ vấn đề về bản chất của công bằng mang tính toàn cầu, vị trí của
nhà nƣớc dân tộc trong trật tự toàn cầu rộng lớn hơn, sự bất công kéo dài hàng
thế kỷ và hậu quả của những bất công đó đối với phụ nữ, cộng đồng thiểu số
hiện nay… Còn David Miller trong “Political philosophy: A very short
introduction” (Khái lƣợc về triết học chính trị) [57] thì lại nêu ra và phân tích

khái quát một số nội dung nghiên cứu của triết học chính trị nhƣ cầm quyền,
dân chủ, tự do, công bằng, nhà nƣớc, quốc gia dân tộc.
Hơn nữa, có một số công trình chỉ đề cập đến một học thuyết triết học
chính trị cụ thể hoặc một số nội dung nghiên cứu cơ bản của học thuyết triết


8
học chính trị nào đó. John Christman, trong công trình “Social and political
philosophy: An contemporary introduction” (Dẫn luận đƣơng đại về triết học
chính trị xã hội) [36] đã đi sâu phân tích xu hƣớng tự do dân chủ (đặc biệt là
chủ nghĩa tự do) trên các khía cạnh nhƣ công bằng trong phân phối, dân chủ,
các vấn đề về cầm quyền… đồng thời phê phán chủ nghĩa tự do dƣới lăng
kính chủ nghĩa bảo thủ, cộng đồng luận… Andrea Nye, trong công trình
“Feminism and modern philosophy: An introduction” (Dẫn luận về thuyết nữ
quyền và triết học hiện đại) [62] thì phân tích thuyết nữ quyền từ cận đại cho
tới thời kỳ sau Kant.
Bên cạnh một số công trình tập trung nghiên cứu các vấn đề lý thuyết
của triết học chính trị, có một số công trình nhấn mạnh tính thực tiễn trong
nghiên cứu triết học chính trị. Trong công trình “How twelve political
philosophies shape American debates” (Mƣời hai triết lý chính trị đã tạo nên
cuộc tranh luận về nƣớc Mỹ nhƣ thế nào?) [74], Peter S.Wenz đã chỉ ra các
vấn nạn trong xã hội Mỹ hiện nay mà triết học chính trị buộc phải đối mặt
nhƣ chiến tranh thuốc phiện, chiến tranh khủng bố, tiền lƣơng và thuế, chăm
sóc y tế, nhập cƣ, toàn cầu hóa… Tác giả đã minh họa các vấn đề này bằng
những ví dụ đời thƣờng và vạch ra vài nét sơ lƣợc cách thức giải quyết của
một số trƣờng phái triết học chính trị.
Về xu hƣớng nghiên cứu này, phải kể tới công trình của tác giả Gerard
Elfstrom, “New challenges for political philosophy” (Những thách thức mới
dành cho triết học chính trị) [39]. Trong công trình này, Gerard Elfstrom
không chỉ nói về thực tiễn nƣớc Mỹ mà còn khái quát tình hình thế giới nói

chung. Gerard Elfstrom chỉ ra những nhân tố làm tình hình thế giới có sự biến
chuyển. Trong các nhân tố đó, ông chú trọng tới toàn cầu hóa về kinh tế. Từ
đó, ông phân tích sự tác động của toàn cầu hóa kinh tế tới các khách thể mà
theo ông là thuộc thẩm quyền nghiên cứu của triết học chính trị, cụ thể nhƣ
nhà nƣớc dân tộc, bản sắc dân tộc, cấu trúc và vai trò của chính phủ…


9
Tƣơng tự, “The globalization of world politics: An introduction to
international relations” (Dẫn luận về quan hệ quốc tế: Toàn cầu hóa chính trị
thế giới) [31] do John Baylis và Steve Smith biên tập cũng phân tích bối cảnh
lịch sử trƣớc thời kỳ chiến tranh lạnh và bối cảnh thế giới bị chi phối bởi toàn
cầu hóa, các học thuyết chính trị thế giới và một số vấn đề toàn cầu. Công
trình này mang tính chất tổng quan, vừa chỉ ra một số vấn đề chính trị thế giới
phát sinh dƣới tác động của toàn cầu hóa, vừa khái quát ngắn gọn một số quan
niệm của các trƣờng phái chính trị đối với vấn đề đó, điển hình nhƣ quan
niệm của chủ nghĩa tự do mới, chủ nghĩa hiện thực mới, thuyết nam nữ bình
quyền… về vai trò của nhà nƣớc trong tƣơng quan với các chủ thể khác trong
bối cảnh toàn cầu hóa.
Ở phƣơng Tây hiện nay, có nhiều công trình là tuyển tập những nghiên
cứu đƣơng đại về triết học chính trị mà đây chính là nguồn cho các công trình
chúng tôi kể trên dựa vào để phân tích. Cụ thể đó là các nghiên cứu của
những nhà triết học chính trị phƣơng Tây hiện đại nhƣ John Rawls, Robert
Nozick, Ronald Dworkin, H.L.A. Hart, Isaiah Berlin… Điển hình là công
trình “An introduction to contemporary political theory – a reader” (Hợp
tuyển giới thiệu học thuyết chính trị đƣơng đại) [41] do Colin Farrelly biên
tập và “Debates in contemporary political philosophy: An anthology” (Hợp
tuyển các cuộc tranh luận về triết học chính trị hiện nay) [57] do Derek
Matravers và John Pike biên tập. Sự đa dạng trong nghiên cứu triết học chính
trị phƣơng Tây hiện đại cho thấy tính phức tạp của lĩnh vực nghiên cứu này.

Tính phức tạp đó không chỉ bắt nguồn từ tự thân của vấn đề nghiên cứu triết
học chính trị trong lịch sử mà còn do chính thực tiễn hiện tại mang lại. Nhìn
chung, các công trình nghiên cứu triết học phƣơng Tây hiện nay đã chỉ ra một
số biến chuyển về đối tƣợng, vấn đề nghiên cứu của lĩnh vực này dƣới tác
động của bối cảnh hiện tại, nêu ra một số vấn đề thực tiễn đặt ra cho lĩnh vực
nghiên cứu này.


10
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Giới thiệu và phân tích một số nội dung cơ bản các khuynh
hƣớng chủ yếu của triết học chính trị phƣơng Tây hiện đại.
- Nhiệm vụ:
+ Làm rõ khái niệm, đối tƣợng, chức năng và phƣơng pháp của triết
học chính trị, từ đó khái quát những đặc điểm chủ yếu của triết học chính trị
phƣơng Tây hiện đại.
+ Phân tích nội dung cơ bản của một số lý thuyết “tự do chủ nghĩa”
trong triết học chính trị phƣơng Tây hiện đại.
+ Giới thiệu những luận điểm cơ bản của một số lý thuyết - phản đề của
trào lƣu “tự do chủ nghĩa” ở phƣơng Tây những thập niên gần đây.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận
- Cơ sở lý luận: Luận văn sử dụng những nguyên lý của chủ nghĩa duy
vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, chú trọng vận dụng quan điểm Mác
– xít về mối quan hệ giữa ý thức xã hội và tồn tại xã hội, quan hệ giữa các
hình thái xã hội.
- Phương pháp nghiên cứu: Phân tích - tổng hợp, thống nhất lôgíc –
lịch sử, hệ thống – cấu trúc…
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: một số học thuyết triết học chính trị phƣơng
Tây hiện đại.

- Phạm vi nghiên cứu: các nghiên cứu về triết học chính trị phƣơng Tây
hiện đại tại Việt Nam và một số nƣớc nói tiếng Anh, chủ yếu về truyền thống
triết học chính trị Anh – Mỹ trong khoảng thời gian 30, 40 năm gần đây.
6. Đóng góp của luận văn
Góp phần tìm hiểu khái niệm triết học chính trị, làm rõ đặc điểm của
triết học chính trị phƣơng Tây hiện đại, giới thiệu một số học thuyết triết học
chính trị phƣơng Tây hiện đại và một số vấn đề nghiên cứu chủ yếu của nó.


11
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần cung cấp tri thức đầy đủ và có hệ
thống hơn về khái niệm “triết học chính trị”, đối tƣợng, nội dung, chức năng,
nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu của nó, qua đó cũng gián tiếp làm rõ
phƣơng pháp nghiên cứu “triết học chính trị” nói chung và những vấn đề cốt
lõi của một số lý thuyết triết học chính trị phƣơng Tây hiện đại nói riêng.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho
những ai nghiên cứu và học tập trong một số ngành khoa học xã hội nhân văn
nhƣ triết học xã hội, lịch sử triết học, khoa học chính trị, xã hội học…
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chƣơng và 6 tiết.


12
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. KHÁI LUẬN VỀ
TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ PHƢƠNG TÂY HIỆN ĐẠI

1.1. Khái niệm “triết học chính trị”

1.1.1 Các định nghĩa khác nhau về “triết học chính trị”
Trong lịch sử, đã không ít ngƣời hoài nghi về sự tồn tại của triết học
chính trị. Nhƣng hiện nay, sự tồn tại và vai trò của triết học chính trị đối với
sự phát triển của nhân loại đã đƣợc khẳng định. Tuy nhiên, cho đến bây giờ
vẫn chƣa có sự thống nhất ý kiến về khái niệm “triết học chính trị”. Đó cũng
là lý do mà hầu hết các công trình tổng quan về triết học chính trị phƣơng Tây
hiện nay bao giờ cũng có phần dẫn nhập bàn về khái niệm “triết học chính trị”
hoặc chí ít là đề xuất phƣơng pháp luận nghiên cứu của bộ môn này.
Nhìn chung, triết học chính trị đƣợc định nghĩa dựa trên mối quan hệ
của chính nó với khoa học chính trị và triết học xã hội. Sự gắn bó giữa triết
học chính trị với chính trị học và triết học xã hội khăng khít tới mức việc định
nghĩa triết học chính trị thƣờng dựa trên việc so sánh và vạch ra ranh giới với
hai bộ môn này.
Ngay từ thời Hy Lạp cổ đại, khái niệm chính trị đã gắn liền với khái
niệm nhà nƣớc. Nhà nƣớc đƣợc xem là chủ thể tối cao của quyền lực. Hiện
nay, nhiều nhà nghiên cứu vẫn xác định phạm vi nghiên cứu của triết học
chính trị dựa trên chỉ dẫn này của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại. Trong
“Nhập môn triết học phương Tây”, tác giả Samuel Enoch Stumpf cho rằng
“ngành triết học đề cập tới các loại xã hội mà chúng ta làm thành, và các cách
thức mà các xã hội này làm và phải hành động, đƣợc gọi là triết học xã hội.
Hình thức của xã hội mà các nhà triết học trong mọi thế kỷ quan tâm nhất là
nhà nƣớc, một tập thể con ngƣời có tổ chức chính trị trong một lãnh thổ đặc
biệt dƣới sự cai trị của một chính phủ. Ngành triết học xã hội nghiên cứu về


13
nhà nƣớc đƣợc gọi là triết học chính trị” [20; 352]. Quan niệm này về triết học
chính trị cho thấy lôgic mối quan hệ giữa triết học chính trị và triết học xã hội.
Theo đó, triết học chính trị là một bộ phận của triết học xã hội. Quan niệm
này không sai nhƣng chƣa cho thấy sự vận động trong chính khái niệm triết

học chính trị. Theo Gerard Elfstrom, nếu quan niệm nhƣ trên thì thuật ngữ
triết học chính trị đã bị dùng sai trong bối cảnh hiện nay. Bởi vì nhiều chức
năng truyền thống có liên quan tới nhà nƣớc đang đƣợc đảm nhiệm bởi nhiều
tổ chức khác [xem 39; 158]. Tƣơng tự, D.P.Raphael cũng chỉ ra ranh giới giữa
triết học xã hội và triết học chính trị, từ đó cho thấy phạm vi nghiên cứu của
triết học chính trị. Ông cho rằng những nghiên cứu về xã hội có thể hiểu theo
nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, nghiên cứu xã hội bao gồm nghiên
cứu về chính trị và tất cả những gì liên quan tới hoạt động của con ngƣời
trong xã hội. Theo nghĩa hẹp, nghiên cứu xã hội hay nghiên cứu có tính xã hội
đƣợc giới hạn trong những lĩnh vực không trùng với chủ đề nghiên cứu của
các bộ môn khác. Từ đây, ông khẳng định bản chất nhà nƣớc, chủ quyền,
nghĩa vụ chính trị thuộc thẩm quyền nghiên cứu của triết học chính trị. Còn tự
trị, tự do, bình đẳng, công bằng, do phạm vi ứng dụng rộng hơn nên chúng là
đối tƣợng nghiên cứu của triết học xã hội [xem 65; 15].
Sự giới hạn phạm vi nghiên cứu của triết học chính trị nhƣ trên đã dẫn
đến những quan niệm về triết học chính trị theo nghĩa hẹp. Bên cạnh đó, “triết
học chính trị còn đƣợc hiểu nhƣ là sự cụ thể hóa các luận điểm của triết học
xã hội, tìm hiểu cơ cấu, chức năng và ý nghĩa của nhà nƣớc, sự vận động và
phát triển của nó, các động lực cơ bản của xã hội, các đặc trƣng điều hành…
từ cơ sở thế giới quan, phƣơng pháp luận nhất định” [4; 15]. Quan niệm này
có vẻ đã bao quát đƣợc những khía cạnh mà cách định nghĩa hẹp trên về triết
học chính trị bỏ qua. Nhƣng quan niệm này lại mắc phải vấn đề nan giải là:
nếu quan niệm nhƣ vậy về triết học chính trị thì sự phân biệt đối tƣợng nghiên
cứu của xã hội học, chính trị học với triết học chính trị là không rõ. Bởi vì xã
hội học và chính trị học thƣờng tập trung vào cơ cấu và hoạt động của các cơ


14
chế xã hội trong khi triết học chính trị thƣờng là những suy tƣ biện minh về
mặt lý thuyết của cơ chế này. Cần lƣu ý rằng hiện nay trong triết học phƣơng

Tây hiện đại, thuật ngữ “triết học chính trị” (political philosophy) và “học
thuyết chính trị” (political theory) đƣợc dùng thay thế lẫn nhau mỗi khi cần
nhấn mạnh tính “chuẩn tắc” của triết học chính trị trong thế tƣơng quan với
“tính thực nghiệm”, “sự kiện” của chính trị học.
Mặt khác, quan niệm về triết học chính trị theo nghĩa hẹp còn xuất phát
từ việc nhấn mạnh nhiệm vụ xác minh khái niệm hoặc biện minh giá trị của bộ
môn này. Triết học chính trị từng bị xem là khoa học cấp 2 vốn có nhiệm vụ
xác định khái niệm để phục vụ cho khoa học chính trị. Với quan niệm này thì
triết học chính trị là một bộ phận của khoa học chính trị. P.Noack, D.Berg
Schlosser và H. Maier đều quy triết học chính trị về một trong các yếu tố của
chính trị học, trong đó triết học chính trị là cơ sở cho các yếu tố khác [xem 18;
41]. Với việc nhấn mạnh chức năng biện minh giá trị của triết học chính trị, thì
nó thƣờng đƣợc hiểu đơn thuần chỉ là hệ tƣ tƣởng hay ý thức hệ. Mặc dù khái
niệm ý thức hệ hiện nay đã mang những nội hàm mới, nhƣng nhìn chung, quan
niệm về triết học chính trị này buộc phải viện dẫn đến mối quan hệ giữa triết
học đạo đức và triết học chính trị. Từ đó, triết học chính trị lại đƣợc phân biệt
với khoa học chính trị ở khía cạnh: triết học chính trị lƣu tâm tới luân lý đạo
đức còn khoa học chính trị thì không. Cụ thể, triết học chính trị bắt đầu với câu
hỏi: mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội nên đƣợc nhìn nhận nhƣ thế nào? Chủ
đề chính của triết học chính trị là tìm kiếm sự áp dụng các khái niệm đạo đức
đối với lĩnh vực xã hội và từ đó có thể suy tƣ về sự tồn tại những hình thức đa
dạng của chính phủ và xã hội mà con ngƣời đang sống – và từ đây, nó cũng
cung cấp một tiêu chuẩn mà chúng ta có thể dựa vào đó để phân tích và phán
đoán về những mối quan hệ và thể chế đang tồn tại. Mặc dù triết học chính trị
và khoa học chính trị đều có mối liên hệ mật thiết với phần lớn những vấn đề
và phƣơng pháp triết học, thì triết học chính trị vẫn có thể phân biệt với khoa
học chính trị. Khoa học chính trị phần nhiều giải quyết những sự kiện chính trị,


15

do vậy có thể bỏ qua những vấn đề luân lý trong các miêu tả của nó, nó tìm
kiếm cách phân tích thực chứng về các sự kiện/vấn đề xã hội – ví dụ, vấn đề
thể chế, hành vi bầu cử, cân bằng quyền lực, hiệu quả của các quan niệm về tƣ
pháp, v.v… Triết học chính trị sản sinh ra các quan điểm về xã hội tốt
đẹp…[77]. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu triết học chính trị lại không đồng
tình với quan niệm này. A.R.M.Murray cho rằng, ở hầu hết các trƣờng hợp
trong lịch sử, triết học chính trị liên quan tới lĩnh vực đạo đức. Điều này đúng
nhƣng không đủ. Bởi vì lịch sử triết học chính trị còn đƣợc đánh dấu bởi các
nhà triết học chính trị nhƣ Machiavelli (1469 – 1527), Thomas Hobbes (1588 –
1679) mà lý thuyết của họ dựa trên giả thuyết mang tính kinh nghiệm, thực
nghiệm, tránh đụng chạm tới lĩnh vực đạo đức [xem 59; 13].
Hiện nay, trong phần lớn các công trình nghiên cứu về triết học chính trị
phƣơng Tây hiện đại, khái niệm triết học chính trị đƣợc hiểu theo nghĩa rộng
hơn. Ở mức độ nhất định, triết học chính trị thƣờng đƣợc dùng với ngụ ý là triết
học chính trị xã hội. Trong “Social and political philosophy: A contemporary
introduction” (Dẫn luận đƣơng đại về triết học chính trị xã hội), John
Christman đƣa ra định nghĩa về triết học chính trị nhƣ sau: “Triết học chính trị
là lĩnh vực nghiên cứu về con ngƣời xã hội, đƣợc quản lý bởi các thể chế và
thực tiễn có vai trò thiết lập, cƣỡng chế và định hình cuộc sống mà xã hội đó
hƣớng tới theo nhiều cách thức” [36; 3]. Trong “Contemporary debates in
political philosophy” (Những tranh luận đƣơng đại về triết học chính trị), các
tác giả cho rằng trọng tâm nghiên cứu của triết học chính trị trong vòng 30 năm
qua đã vƣợt qua những chú trọng ban đầu đối với những nhận định về nhà nƣớc
dân tộc… Theo đó, triết học chính trị không chỉ đơn thuần là học thuyết mang
tính chuẩn tắc bàn về nhà nƣớc dân tộc mà còn là các quy tắc mà dựa vào đó
chúng ta có thể đánh giá và cải cách các thể chế kinh tế chính trị có ảnh hƣởng
rộng lớn tới đời sống chúng ta [xem 37; 1]. Trong từ điển “Triết học
Cambridge”, triết học chính trị đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Triết học chính trị
nghiên cứu bản chất và biện hộ cho các thể chế chính trị” [35; 718]. Trong đó,



16
thể chế chính trị có phạm vi từ gia đình, nhà nƣớc – dân tộc cho đến các thể chế
quốc tế nhƣ Liên hiệp quốc.
Trong “A companion to comtemporary political philosophy” (Đồng
hành cùng triết học chính trị đƣơng đại) [46], các tác giả cũng tán thành quan
niệm trên về định nghĩa triết học chính trị. Chính vì vậy, trong công trình này,
các tác giả đã khảo sát nhiều công trình thuộc các lĩnh vực kinh tế, lịch sử,
luật… với mục đích xác định các kiểu thể chế chính trị - đƣợc xem là đối tƣợng
nghiên cứu của triết học chính trị. Theo họ, đó phải là những thể chế tạo nên
“cấu trúc cơ bản của xã hội” theo nhƣ mô tả của J. Rawls đồng thời còn phải là
những thể chế đa quốc gia có tầm quan trọng ngày càng gia tăng đối với cộng
đồng quốc tế thông qua đầu tƣ thƣơng mại, du lịch, du nhập văn hóa…
Quan niệm về triết học chính trị nhƣ trên đƣợc xem là quay về với truyền
thống “yêu mến sự thông thái” của triết học và phản ánh đƣợc sự biến đổi của
thế giới chính trị trong bối cảnh hiện nay. Nhà nƣớc dân tộc vẫn là mối quan
tâm chủ đạo của triết học chính trị hiện nay; ngoài ra, các thể chế chính trị nói
chung cũng thuộc phạm vi nghiên cứu của bộ môn này. Tuy nhiên, nhiều vấn
đề mà định nghĩa hẹp về triết học chính trị gặp phải thì cách định nghĩa này
cũng không hẳn đƣa ra đƣợc câu trả lời thích đáng. Với cách định nghĩa này, sự
phân biệt rõ ràng giữa triết học chính trị và chính trị học, triết học xã hội vẫn
còn là vấn đề bỏ ngỏ. Chính vì vậy, trong công trình “An introduction to
modern political theory” (Giới thiệu về học thuyết chính trị hiện đại), Norman
P. Barry khẳng định: “… rõ ràng học thuyết chính trị không bị gò bó trong một
nguồn tƣ tƣởng mà chúng đƣợc tạo nên từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Không có
tri thức hoặc phƣơng pháp phân tích nào đƣợc cho là dành riêng cho triết học
chính trị…” [30; 6].
Trên thực tế, đối với các công trình bàn về một số chủ đề của triết học
chính trị thì vấn đề định nghĩa triết học chính trị là không cần thiết. Bởi vì vấn
đề nghiên cứu của triết học chính trị đƣợc thể hiện khá rõ trong lịch sử tƣ



17
tƣởng chính trị từ cổ đại đến bây giờ. Nhƣng mặt khác, đối với các nghiên
cứu tổng quan về triết học chính trị thì các tác giả buộc phải đƣa ra cách định
nghĩa triết học chính trị với tƣ cách là định nghĩa công cụ. Tuy nhiên, với sự
phát triển của khoa học xã hội hiện nay, đặc biệt là triết học chính trị, thì khó
có thể đƣa ra một định nghĩa hoàn toàn thuần nhất về nó. Trong luận văn này,
chúng tôi bƣớc đầu đồng tình với quan niệm của David Miller - giáo sƣ chính
trị học, Đại học Bath (Anh) rằng khái niệm “triết học chính trị” có thể đƣợc
định nghĩa nhƣ là sự suy ngẫm triết học về cách thức tốt nhất để sắp xếp cuộc
sống chung của chúng ta – các thể chế chính trị xã hội và các thực tiễn xã hội.
Các nhà triết học chính trị thƣờng thiết lập những nguyên tắc cơ bản nhằm
biện minh cho một mô hình nhà nƣớc cụ thể, chứng minh cá nhân có những
quyền không thể chuyển nhƣợng đƣợc, đề xuất các cách thức mà nguồn lực
xã hội có thể đƣợc phân chia cho các thành viên cộng đồng v.v. Để làm
những việc này, các nhà triết học chính trị thƣờng phân tích và làm sáng tỏ
những tƣ tƣởng, khái niệm về tự do, bình đẳng, dân chủ… và áp dụng chúng
theo phƣơng thức phê phán vào các thể chế chính trị xã hội hiện đang tồn tại
[xem 82].
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của triết học chính trị
Các tác giả trong đề tài nghiên cứu cấp bộ “Triết học chính trị” [4] đã
cho rằng triết học chính trị có chức năng vừa mang tính phổ quát nhƣ chức
năng của triết học nói chung vừa mang tính cá biệt thể hiện đặc thù của đời
sống chính trị nói riêng. Theo đó, triết học chính trị có 5 chức năng, đó là
chức năng thế giới quan, chức năng phƣơng pháp luận, chức năng dự báo,
chức năng phê phán, chức năng giá trị và cuối cùng là chức năng nhân văn.
Trong triết học chính trị phƣơng Tây hiện nay, chức năng của triết học chính
trị thƣờng đƣợc nói đến với những tên gọi khác nhƣ: chức năng hòa giải
(reconcillibation), chức năng hƣớng đạo (orientation), chức năng định hƣớng

lý tƣởng thực tế (realisitic utopia), chức năng phê phán… Nhƣng theo chúng
tôi, dù đƣợc gán cho các tên gọi khác nhau, thì những chức năng nhƣ hòa giải,


18
hƣớng đạo,… về thực chất cũng chính là những chức năng đƣợc tập thể tác
giả trong đề tài nghiên cứu nói trên nêu ra.
Trong lịch sử triết học, chức năng của triết học chính trị có sự vận
động, biến đổi và có sự khác biệt nhất định trong các trƣờng phái triết học
khác nhau, trong từng thời kỳ lịch sử khác nhau. Dù vậy, sự khác biệt này
luôn xoay quanh hai nhiệm vụ cơ bản của triết học chính trị là làm sáng tỏ
khái niệm và đánh giá mang tính phê bình đối với đức tin.
Thuật ngữ triết học chính trị đƣợc sử dụng lần đầu tiên vào thế kỷ XX.
Nhƣng trƣớc đó, triết học chính trị đã đƣợc manh nha trong các tác phẩm của
những nhà triết học Hy Lạp cổ đại, điển hình là Plato (427 – 347 TCN) và
Aristotle (384 – 322 TCN). Theo quan niệm của các nhà triết học này, triết
học chính trị đƣợc xem nhƣ môn học về cách cai trị và sống tốt trong nhà
nƣớc tự trị thời đó. Mặc dù hiện nay triết học chính trị đƣợc định nghĩa theo
nhiều cách khác nhau và có nhiều vấn đề, nội dung nghiên cứu của triết học
chính trị đã vƣợt ra ngoài tƣ tƣởng của Plato và Aristotle, nhƣng quan niệm
của các ông vẫn đƣợc bảo toàn ít nhiều trong các triết thuyết chính trị hiện
đại. Triết học chính trị đƣợc phân biệt với các khoa học khác bởi tính chuẩn
tắc. Cụ thể, các khoa học khác thƣờng quan tâm tới các sự kiện thực tế, trong
khi đó, triết học chính trị thƣờng là một lý thuyết, hệ tƣ tƣởng hoặc ý thức hệ
đƣa ra các quy tắc, tiêu chuẩn cho xã hội và chính quyền, đƣa ra lời khuyên
cho con ngƣời trong các trƣờng hợp cụ thể. Trong công trình “Problems of
political philosophy” (Một số vấn đề của triết học chính trị) [65],
D.P.Raphael cho rằng nhiều nhà nghiên cứu triết học đã căn cứ vào điều này
để đƣa ra định nghĩa về triết học chính trị. Và họ thƣờng viện dẫn quan niệm
của Plato trong tác phẩm “Nền cộng hòa” làm ví dụ. Trong tác phẩm này,

Plato đã miêu tả về xã hội lý tƣởng. D.P.Raphael đồng tình với quan niệm cho
rằng triết học khác khoa học ở tính chuẩn tắc của nó. Tuy nhiên, tính chuẩn
tắc phải đƣợc hiểu theo nghĩa khác. Tính chuẩn tắc đƣợc nói đến ở trên theo
ông là rất “đáng ngờ” và chỉ đúng với một số nhà triết học chính trị truyền


19
thống, những nhà triết học đƣa ra lý thuyết bàn về các hình thức tổ chức xã
hội lý tƣởng. Hơn nữa, ông còn khẳng định, ngay cả đối với các nhà triết học
truyền thống này, khái niệm triết học chính trị chƣa hẳn đƣợc hiểu theo nghĩa
chuẩn tắc này. Ông cho rằng, Plato miêu tả xã hội lý tƣởng nhằm phê phán xã
hội hiện tại và thúc đẩy việc nhận thức những khái niệm mang tính xã hội nhƣ
công bằng… Từ đây, ông đã khái quát hai mục đích cơ bản của triết học chính
trị đó là làm sáng tỏ các khái niệm và đánh giá mang tính phê phán đối với
đức tin (biện minh về giá trị).
Theo ông, trong triết học chính trị truyền thống, mục đích thứ nhất
thƣờng mang tính thứ yếu và chỉ đƣợc duy trì nhƣ là sự bổ trợ cần thiết cho
mục đích thứ hai. Nhƣng hiện nay, mục đích thứ nhất (làm sáng tỏ khái niệm)
lại mang tính tối cao và tồn tại do lợi ích của chính nó [xem 65; 8].
Rõ ràng, triết học chính trị là lĩnh vực đan xen giữa triết học và chính
trị học. Mà thế giới chính trị có đặc tính là luôn vận động với tốc độ cao,
trong đó nhiều quá trình, sự kiện diễn ra quá nhanh khiến các nhà nghiên cứu
không kịp nắm bắt hết, do vậy không thể tách rời đƣợc các sự kiện mà chỉ có
thể tìm hiểu về những mối liên hệ nhân quả của quá trình tiến triển mà thôi…
Vì vậy, triết học chính trị có nhiệm vụ làm sáng tỏ những nguyên tắc còn ẩn
giấu của thế giới chính trị trong các hiện tƣợng của nó bằng cách tập trung
vào khía cạnh bản chất của các hiện tƣợng chính trị đặc biệt. Và nhiệm vụ này
chỉ có thể đƣợc làm sáng tỏ thông qua bộ máy khái niệm [xem 23; 508]. Hơn
thế, bản thân các khái niệm của triết học chính trị thƣờng là khái niệm tập hợp
với nội hàm phong phú và phức tạp. Do đó, xác minh khái niệm là nhiệm vụ

tự thân của chính triết học chính trị. Ví dụ, khái niệm “dân chủ” thƣờng đƣợc
hiểu là quyền phổ thông đầu phiếu để chọn ra những ngƣời cầm quyền của
một đất nƣớc, nhƣng sau đó “dân chủ” lại đƣợc hiểu với nghĩa khác khi đối
chiếu với cách hiểu “dân chủ” tại các nƣớc chuyên chế. Và theo D.P.Raphael,
để đạt đƣợc mục đích này, triết học chính trị có 3 nhiệm vụ liên quan mật


20
thiết với nhau đó là: phân tích, tổng hợp và cải tiến khái niệm; và trên thực tế,
ba nhiệm vụ này là một thể thống nhất [xem 65; 16].
Trong lịch sử triết học, nhiệm vụ xác minh khái niệm của triết học
chính trị đóng vai trò chủ đạo hay thứ yếu khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh
lịch sử cụ thể. Nhƣng không ai phủ nhận hay phê phán nhiệm vụ này của triết
học chính trị. Những phê phán trong lịch sử triết học chính trị xảy ra chỉ khi
các nhà nghiên cứu quá đề cao chức năng này và xem triết học chính trị chỉ là
bộ môn xác minh khái niệm cho khoa học chính trị.
Số phận của nhiệm vụ thứ hai và thƣờng đƣợc xem là nhiệm vụ chủ
đạo của triết học chính trị - biện minh giá trị - lại không đƣợc bằng phẳng nhƣ
nhiệm vụ thứ nhất. Vấn đề nằm ở chỗ, trong lịch sử triết học, hai hoạt động
của triết học chính trị thƣờng có sự pha trộn lẫn nhau, đó là hoạt động giải
thích chức năng quản lý, chức năng của chính phủ, đặt ra mục đích mà chính
quyền hƣớng tới cũng nhƣ cách thức để chính quyền đó đạt đƣợc mục đích đã
định trƣớc và hoạt động đánh giá hay biện minh cho các giá trị mà hoạt động
vừa nói trên của triết học chính trị theo đuổi. Chính vì sự đánh đồng hai hoạt
động trên mà có thời kỳ vai trò của triết học chính trị đã bị hạ thấp. Nhiều
ngƣời cho rằng triết học chính trị không những không mang lại tri thức mới
mà còn chặn đƣờng dẫn tới chân lý [xem 64; 20].
Trên thực tế, nhiệm vụ biện minh giá trị của triết học chính trị không
đơn thuần mang tính chủ quan bởi vì đánh giá của các học thuyết chính trị đối
với chính sách, thể chế một phần dựa trên nền tảng giá trị luận. Tuy nhiên, sự

phân biệt tính chủ quan và khách quan của giá trị luận nên đƣợc hiểu khác với
chủ nghĩa hoài nghi trong triết học chính trị. Trong “An introduction to
political philosophy” (Giới thiệu về triết học chính trị) [34], Colin Bird cho
rằng, sự phân biệt tính khách quan và chủ quan đơn giản của chủ nghĩa hoài
nghi trong triết học chính trị khiến triết học chính trị đƣợc xem là lĩnh vực đầy
rẫy sự thiên vị mang tính duy lý và phản ứng đầy cảm tính, cũng tựa nhƣ khi
bạn thƣởng thức nhiều loại kem với khẩu vị khác nhau từ ngƣời này sang


21
ngƣời khác. Nhƣng “tính chủ quan” trong khi thƣởng thức kem lại khác với
tính chủ quan trong việc biện minh giá trị của triết học chính trị. Việc biện
minh giá trị nhằm thuyết phục ngƣời khác gửi gắm niềm tin vào giá trị đó đòi
hỏi giá trị đó phải “nặng trĩu” bởi những nền tảng nhận thức sâu sắc. Colin
Bird khẳng định: “tôi cho rằng chế độ nô lệ là sự bất công và điều đó dựa trên
những hiểu biết của tôi về công bằng. Tối thiểu về mặt nguyên tắc, để làm cho
nhận thức về công bằng trở nên rõ ràng, chúng ta phải đƣa ra những nghiên
cứu kỹ lƣỡng mang tính phê bình và xác định liệu những nhận định về vấn đề
đó có thể biện hộ đƣợc hay không, đánh giá của tôi rằng chế độ nô lệ là bất
công kỳ thực là có những hàm ý trên” [34; 16].
Hai nhiệm vụ nói trên của triết học chính trị chính là sự cụ thể hóa các
chức năng cơ bản của nó. Trong đó, chức năng đầu tiên và quan trọng nhất
của triết học chính trị chính là chức năng thế giới quan. Triết học chính trị
phƣơng Tây trƣớc thời kỳ chiến tranh lạnh đƣợc phân hóa thành hai trục gắn
với giá trị công bằng và tự do. Sự khác biệt hay mâu thuẫn giữa hai giá trị
chính trị này tạo ra những mâu thuẫn về định chế chính trị. Vì thế, sự phân
loại các học thuyết triết học chính trị thƣờng đƣợc thực hiện trên trục hai giá
trị này. Và chức năng thế giới quan của triết học chính trị cũng đƣợc thể hiện
thông qua trục này. Tuy nhiên, triết học chính trị phƣơng Tây hiện nay cho
thấy một lý tƣởng rõ ràng, đó là mỗi trƣờng phái triết học chính trị đều có

tham vọng mang lại một học thuyết thống nhất, giải quyết những mâu thuẫn
tƣ tƣởng, làm cơ sở cho sự đồng thuận về chính trị xã hội. Và sự đồng thuận
này sẽ định hƣớng cho các cá nhân trong xã hội lựa chọn ý nghĩa cuộc sống,
với những mục đích hợp lý và phù hợp…
Ngoài ra, trong lịch sử triết học, nhiều nhà triết học cho rằng triết học
chính trị có chức năng chủ đạo là phê phán. Trong cuộc chiến với chủ nghĩa
thực chứng đầu những năm 1930 của thế kỷ XX, nhiều nhà triết học theo chủ
nghĩa Mác đã sử dụng chức năng phê phán của triết học chính trị để chỉ ra bản
chất phi lịch sử của triết học phân tích. Đồng thời, chức năng này của triết học


22
chính trị gắn liền với chức năng nhân văn hay định hƣớng lý tƣởng thực tế.
Triết học chính trị chân chính chỉ ra bản chất của thế giới chính trị, biện minh
cho những thể chế chính trị đang tồn tại nhƣng đó không phải là những thể
chế chính trị độc tài, áp bức… Song song với việc không dung túng cho
những thể chế nhƣ vậy, triết học chính trị còn hƣớng con ngƣời tới một xã hội
tốt đẹp dựa trên việc dự đoán những khuynh hƣớng phát triển chung của thế
giới chính trị. Những chức năng của triết học chính trị thƣờng đƣợc nhấn
mạnh ở khía cạnh lý luận. “Mặc dù mọi nền triết lý chính trị cổ điển đều bao
gồm các quan điểm về một số vấn đề thực nghiệm (đƣợc nêu bật ở Aristotle
và hiếm gặp ở Plato), nhƣng đa số các triết gia ngày nay đều biện luận rằng
chúng ta có thể giải đáp vấn đề ít nhiều chỉ bằng các dẫn chứng kinh nghiệm,
quan sát có hệ thống, kiểm tra việc thực hành và đáp án sau đó sẽ dành cho
việc mô tả, tiên đoán hay diễn giải cách ứng xử của cá nhân hay một nhóm
ngƣời, thì đó sẽ không còn là một vấn đề triết lý nữa” [9; 868]. Theo quan
niệm của các nhà nghiên cứu phƣơng Tây, triết học chính trị thƣờng đƣợc coi
nhƣ không có chức trách nhiệm vụ với vấn đề thực nghiệm. Tuy nhiên, theo
Ted Honderich, trên thực tế, các chức năng kể trên của triết học chính trị
thƣờng ngấm ngầm dẫn tới mối bận tâm về thực tiễn và trong lịch sử triết học

chính trị, có rất nhiều tác phẩm cho thấy “các triết gia bày tỏ mối bận tâm về
việc thực hành và các thể chế chính trị, xã hội, kinh tế bằng cách dựa vào và
đƣa ra các nguyên lý và lý tƣởng không quá chú trọng đến tranh luận hay
phân tích” [9; 869], điển hình nhƣ các tác phẩm: “Rights of man” (Các quyền
của con ngƣời) của Thomas Paine (1737 – 1809), “Communist manifesto”
(Tuyên ngôn Đảng cộng sản) của Karl Marx (1818 – 1883) và Friedrich
Engels (1820 – 1895), “The subjection of women” (Sự khuất phục của phụ
nữ) của John Stuart Mill (1806 – 1873), “A road to serfdom” (Con đƣờng dẫn
tới chế độ nông nô) của Friedrich August Hayek (1899 – 1992), “Inequality
reexamined” (Sự bất bình đẳng cần xét lại) của Amartya Sen (1933 – )…

×