Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Đạo đức học Êpiquya

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (978.38 KB, 80 trang )








Đại học quốc gia hà nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
*******




Nguyễn Vũ Ngọc Dung



Đạo đức học Êpiquya


Luận văn thạc sỹ triết học


Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 80
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Hữu Toàn









Hà nội - 2009



Mục lục

Phần mở đầu 1
Nội dung 9
Chương1. Êpiquya và hệ thống triết học của ông 9
1.1. Êpiquya – cuộc đời và sự nghiệp 9
1.1.1. Thời đại Êpiquya 9
1.1.2.Cuộc đời Êpiquya 14
1.1.3. Sự nghiệp sáng tạo của Êpiquya 17
1.2. Hệ thống triết học Êpiquya 20
1.2.1. Học thuyết về tồn tại 20
1.2.2. Học thuyết về nhận thức 29
Chương 2: Học thuyết về đạo đức của êpiquya và mấy nhận xét về học thuyết
này 35
2.1 Quan niệm của Êpiquya về cuộc sống hạnh phúc 36
2.2. Quan niệm của Êpiquya về sự công bằng, tình bạn và sự thông thái 52
2.2.1.Về sự công bằng 52
2.2.2. Về tình bạn 54
2.2.3.Về sự thông thái 56
2.3. Mấy nhận xét về đạo đức học Êpiquya 62
Kết luận 66
Danh mục Tài liệu tham khảo 70





- 1 -
Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chúng ta đều biết, trong lịch sử tư tưởng nhân loại, có những tư tưởng
không bao giờ trở nên phai mờ với thời gian. Tên tuổi của những người sáng tạo
ra những tư tưởng này cũng không bao giờ đứng ngoài tiến trình phát triển lịch
sử của tư duy nhân loại. Dù đã có biết bao thế hệ nối tiếp nhau qua đi trong tiến
trình phát triển của lịch sử nhân loại, song những tên tuổi đó vẫn được nhắc đến
với một niềm tôn kính và ngưỡng mộ đến độ sùng kính. Còn tư tưởng của họ thì
luôn được các nhà tư tưởng thế hệ sau nối tiếp nhau kế thừa, bổ sung, phát triển
và đồng thời thể hiện ra dưới những dạng thức mới nhằm làm phong phú thêm
cho những chân lý của thời đại.
Đúng như vậy, các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã từng làm kinh ngạc biết
bao những trí tuệ anh minh, những khối óc thiên tài trong suốt nhiều thế kỷ đã
qua và các tác phẩm của họ dẫu không còn nguyên vẹn, vẫn có tầm ảnh hưởng
lớn lao đến sự phát triển của các nền văn minh cả ở phương Tây lẫn phương
Đông. Với một hệ thống triết học đa dạng, với những nhà triết học đã đạt tới đỉnh
cao trí tuệ của loài người thời cổ đại, Hy Lạp đã trở thành cái nôi của triết học
châu Âu và của cả thế giới. Nền văn hoá Hy Lạp cổ đại nói chung, triết học Hy
Lạp cổ đại nói riêng đã được lịch sử tư tưởng nhân loại coi là đỉnh cao rực rỡ của
nền văn minh thế giới cổ đại. Và đúng như Ph.Ăngghen đã khẳng định, với nền
văn hoá này, với hệ thống tiết học này “một thế giới mới đã hiện ra trước mắt
phương Tây kinh ngạc: đó là thời cổ Hy Lạp” [20, tr.459]. Rằng, “trong triết học
cũng như trong nhiều lĩnh vực khác, chúng ta phải luôn luôn trở lại với thành tựu
của cái dân tộc nhỏ bé lúc đó, cái dân tộc mà năng lực và hoạt động toàn diện của
nó đã tạo ra cho nó một địa vị mà không một dân tộc nào khác có thể mong ước

được trong lịch sử phát triển của nhân loại”, bởi từ đây, “từ các hình thức muôn
- 2 -
hình muôn vẻ của triết học Hy Lạp cổ đại, đã có mầm mống và đang nảy nở hầu
hết tất cả các loại thế giới quan sau này” [20, tr.491].
Trong triết học Hy Lạp cổ đại, triết học Êpiquya được coi là sự thăng hoa
cao nhất của tư duy duy vật trong đời sống tinh thần của người Hy Lạp cổ đại ở
thời kỳ suy thoái của xã hội chiếm hữu nô lệ (thế kỷ III- I trước.Công nguyên).
Bằng chứng cho sự nổi tiếng của nhà tư tưởng, nhà triết học, “nhà khai sáng vĩ
đại nhất” [15, tr. 322] của triết học Hy Lạp cổ đại này là ở chỗ, “người theo chủ
nghĩa Êpiquya” hay “chủ nghĩa Êpiquya” đã đi vào phạm vi giao tiếp của hàng
triệu người trên thế giới. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai khi nói đến từ này cũng
đều biết đến những tư tưởng nguyên bản của ông. Đôi khi, chủ nghĩa Êpiquya
còn được hiểu một cách đơn giản hoặc tầm thường hoá như một sự cổ suý cho
cuộc sống vô cảm, không một nỗi ưu phiền khi đã đầy thoả mãn. Một trong
những cách hiểu như vậy là do chịu ảnh hưởng của những câu chuyện mang tính
truyền thuyết về Êpiquya và các học thuyết do những kẻ thù của ông - các nhà
duy tâm, mị dân thêu dệt nên.
Êpiquya làm triết học, nghiên cứu triết học như một người nghệ sỹ muốn
làm đẹp cho đời và ông coi đó là hạnh phúc trí tuệ của mình. Ông từng nói rằng:
“Đừng để cho một người nào xa rời triết học khi còn trẻ và cũng đừng để ai mệt
mỏi vì triết học khi tuổi già…Triết học cần thiết cho cả người già lẫn người trẻ”
[Xem;29, tr. 172;44, tr. 286]. Luận điểm này của Êpiquya không những có giá trị
sâu sắc trong thời đại mà trí tuệ nhân loại đang đi những bước đi đầu tiên để
kiếm tìm sự“thông thái” và “uyên bác”, mà còn là chuẩn mực cho những ai
muốn quan tâm, học tập, nghiên cứu và sống với triết học trong thế kỷ XXI này,
thế kỷ mà tri thức, khoa học ngày càng chiếm vị trí quan trọng đời sống xã hội và
đang thực sự trở thành lực lượng sản xuất tực tiếp như dự báo của C. Mác.
- 3 -
C.Mác đã đánh giá Êpiquya là “nhà khai sáng vĩ đại nhất” thời kỳ Hy Lạp
hoá và cũng không phải ngẫu nhiên C.Mác chọn hệ thống triết học của ông là

một trong những đối tượng nghiên cứu trong Luận án Tiến sĩ của mình.
Mảng đề tài gắn liền với công lao của Êpiquya trong nền triết học Hy
Lạp cổ đại mà chúng ta không thể không nói tới là “Đạo đức học”. Đạo đức học
của Êpiquya không chỉ tôn vinh ông với tư cách là nhà thông thái, nhà triết học
nổi tiếng, mà còn làm chấn động xã hội đương thời với ông. Điều khẳng định này
hoàn toàn đúng đắn, bởi chủ nghĩa duy vật và vô thần đã đưa Êpiquya đến với
đạo lý cuộc sống, chứ không phải đạo lý cuộc sống đã đưa ông đến với thuyết
nguyên tử duy vật. Sự xuyên tạc có chủ đích đạo đức học của Êpiquya và tuyên
bố những người theo chủ nghĩa Êpiquya là “những người đốt cháy” cuộc sống,
những người không có đạo đức chẳng qua chỉ là hành động thấp hèn nhằm hạ
thấp những suy tư triết học sâu sắc, những triết lý về cuộc sống và làm lãng quên
chủ nghĩa duy vật và vô thần của nhà triết học vĩ đại Êpiquya. Khi chọn cho mình
cách sống thầm lặng, không màng danh lợi, quyền lực để dốc tâm, để dành trọn
cuộc đời cho triết học. Êpiquya đã được thừa nhận là một người tinh tế cao
thượng và có sức lôi cuốn, có khả năng khơi dậy lòng yêu mến sự “thông thái” và
tận tuỵ của bạn bè, đồng nghiêp, sự nhiệt tình sùng mộ thậm chí của cả những
người sống sau ông rất xa - “ông đáng được gọi là một vị thần”, một con người
mà “môi miệng chân chính chỉ thốt ra toàn sự thật” (Lucxêri 95-55 trước .Công
nguyên). Chính vì lối sống đó nên “đạo đức học” của Êpiquya đã ảnh hưởng đến
hầu hết những tư tưởng khác trong hệ thống triết học của ông và đồng thời cũng
tác động không nhỏ tới nhiều trường phái, nhiều tư tưởng triết học cùng thời kỳ
và cả đến ngày nay.
Tiếp tục nghiên cứu triết học Êpiquya và làm sâu sắc đạo đức học của ông
là một việc làm hết sức cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh nhân loại đang hướng
tới vì một thế giới hoà bình, thịnh vượng, và hạnh phúc. Mặt khác, nghiên cứu về
- 4 -
“đạo đức học” của Êpiquya sẽ tạo cơ sở cho việc nghiên cứu những tư tưởng
khác của ông và góp phần lý giải sức sống của nó trong các trào lưu triết học
phương Tây hiện đại.
Việc giảng dạy lịch sử triết học ở nước ta đang được phát triển mạnh, đòi

hỏi phải có nhiều công trình đi vào tìm hiểu, nghiên cứu mảng đề tài quan trọng
và khó khăn này, phục vụ công tác giáo dục và nghiên cứu lý luận.
Lịch sử triết học từ trước tới nay luôn là lịch sử tìm liếm, khám phá và kế
thừa những tư tưởng có giá trị. Một trong những trang giúp chúng ta bước những
bước đi đầu tiên trong chặng đường đó là nền triết học Hy Lạp cổ đại và Êpiquya
xứng đáng được thế hệ ngày nay quan tâm với một lòng ngưỡng mộ sâu sắc.
Vì lí do trên tôi chọn “Đạo đức học Êpiquya” làm đề tài cho Luận văn
thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Những vấn đề bản thức luận, nhận thức luận đã được đặt ra từ rất sớm
cùng với sự hình hành, phát triển của triết học và xã hội loài người. Triết học
Êpiqua đã được quan tâm nghiên cứu, diễn giải ngay từ thời cổ đại và trong suốt
quá trình phát triển của lịch sử triết học cho tới tận ngày nay. Những công trình
triết học bàn về Êpiquya và hệ thống triết học của ông mà các học giả phương
Tây cũng như Việt Nam đã thực hiện chủ yếu đi sâu tìm hiểu tự nhiên luận của
Êpiquya, ngoài những mục đích khác thì mục đích cuối cùng vẫn là tìm sự khác
biệt, vượt trội trong nguyên tử luận của ông so với Đêmôcrít. Sở dĩ như vậy vì
hầu hết mọi người đều cho rằng Êpiquya đã „„sao chép một cách hoàn hảo‟‟ và
phát triển nguyên tử luận của Đêmôcrít thành thuyết nguyên tử cổ điển về cấu
tạo vật chất.
Luận án Tiến sĩ của C.Mác với đề tài: “Sự khác nhau giữa triết học tự
nhiên của Đêmôcrít và triết học tự nhiên của Êpiquya” [Xem : C.Mác và
- 5 -
Ph.Ăngghen. Toàn tập, (2000), Tập 40. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội], cũng
chính là một tác phẩm lớn đi sâu lý giải cho sự khác biệt đó đúng như tên gọi của
nó. C.Mác là người đầu tiên đã chỉ ra nội dung biện chứng trong tư tưởng của
Êpiquya về sự đi chệch hướng một cách tự phát của nguyên tử, coi đó là sự khác
biệt với quyết định luận của chủ nghĩa Khắc kỷ Đêmôcrít
ở phương Tây, một số công trình nghiên cứu có liên quan đến triết học cổ
đại Hy Lạp nói chung cũng đã được dịch ra tiếng Việt, như : „„Hành trình cùng

triết học ‟‟ (chủ biên Ted Honderich, người dịch Lưu Văn Hy, Nxb Văn hoá -
Thông tin) ; „„Truy tầm triết học‟‟ (Gail M. Tresdey-Karsten J. Struhl - Richard E
- Olsen, người dịch Lưu Văn Hy, Nxb Văn hoá - Thông tin) ; „„Những tư tưởng
lớn từ những tác phẩm vĩ đại‟‟ (Mortimer Adler, người dịch Phạm Viễn Phương,
Mai Sơn) ; „„101 triết gia‟‟ (Mai Sơn biên soạn, Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính,
Nxb Tri thức, Hà Nội). Trong công trình biên soạn này, tác giả Mai Sơn đã dành
những trang trang trọng giới thiệu về Êpiquya và phần nào cũng đạt được yêu cầu
là khẳng định công lao to lớn của ông trong toàn bộ bức tranh chung của triết học
Hy Lạp cổ đại, đặc biệt là trong giai đoạn Hy Lạp hoá. Tuy nhiên, nhìn chung,
các công trình này mới chỉ dừng lại ở đó. Các tác giả của những công trình này
chưa thực sự nhấn mạnh các giá trị trong đạo đức học Êpiquya và chưa giải đáp
được tại sao chủ nghĩa Êpiquya lại tồn tại trong một khoảng thời gian dài (trên
800 năm tại Hy Lạp và La Mã cổ đại) như vây.
Công trình “Tuyển tập danh tác triết học từ Platon đến Đerrida” (Đỗ Văn
Huấn, Lưu Văn Hy dịch, Nguyễn Việt Long hiệu đính, Nxb Lao động, Hà Nội)
được coi là công trình hoàn thiện nhất giới thiệu các tác phẩm về đạo đức học của
Êpiquya thông qua “Thư gửi Menơxiớt” và „„Các đạo lý chính‟‟. Cũng trong
công trình này, chủ nghĩa Khoái lạc của Êpiquya đã được thể hiện khá rõ nét,
được luận giải với tư cách một trong những nội dung chủ đạo của đạo đức học
Êpiquya. ở đây, các tác giả cũng nêu bật được những quan niệm của Êpiquya về
- 6 -
cuộc sống hạnh phúc, về sự thông thái với tư cách yếu tố có thể giúp cho con
người đạt được những điều mà họ mong muốn trong phạm vi cho phép và hướng
tới cuộc sống hạnh phúc.
Công trình„„ Lịch sử phép biện chứng, Tập 1 – Phép biện chứng cổ đại‟‟
(Viện hàn lâm Khoa học Liên Xô, người dịch TS. Đỗ Minh Hợp, người hiệu đính
PGS.TS Đặng Hữu Toàn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, các nhà khoa
học Xô Viết đã nhấn mạnh đến một số tư tưởng biện chứng trong nguyên tử luận
của Êpiquya, đặc biệt là tư tưởng về „„sự đi chệch tự do‟‟ của nguyên tử, về mối
liên hệ giữa nguyên tử luận với đạo đức học của ông.

ở Việt Nam, Êpiquya là một trong những nhà triết học ít được quan tâm
một cách trực diện.Vì vậy, có thể khẳng định, ở nước ta chưa có một công trình
nào đi sâu nghiên cứu về triết học Êpiquy, đặc biệt là về đạo đức học của ông.
Các tác giả Việt Nam thường viết về ông trong khi viết về nền triết học Hy Lạp
cổ đại và được trình bày đưới dạng sách giáo khoa, giáo trình. Do vậy, có thể nói,
nguồn tư liệu về Êpiquya chỉ mới ở dạng sơ lược, vắn tắt. Ví dụ như, cuốn : Triết
học Hy Lạp cổ đại (của tác giả Thái Ninh, Nxb Sách giáo khoa Mác-Lênin,
1987), cuốn Triết học Hy Lạp cổ đại (PGS.TS Trần Văn Phòng, Nxb Lý luận
Chính trị, 2006), cuốn Triết học Hy Lạp cổ đại (Đinh Ngọc Thạch, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội 1999), cuốn Triết học cổ đại Hy Lạp – La Mã (Hà Thúc Minh,
Viện Khoa học Xã hội TpHồ Chí Minh, Nxb Mũi Cà Mau, 2000), Trong các
công trình này, Êpiquya thường được trình bày một cách vắn tắt, sơ lược theo 3
nội dung chính : học thuyết về tự nhiên, học thuyết về nhận thức và học thuyết về
đạo đức , trong đó các tác giả đều khẳng định: trong hệ thống triết học của mình,
Êpiquya đã đặc biệt dành sự quan tâm lớn cho học thuyết về đạo đức.
Cuốn „„Lịch sử triết học‟‟ (GS.TS Nguyễn Hữu Vui chủ biên, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 1998) cũng giới thiệu về Êpiquya và trường phái Êpiquya,
- 7 -
trong đó các tác giả nhấn mạnh : nguyên tử luận và đạo đức học của Êpiquya có
ảnh hưởng sâu rộng tới sự phát triển tư tưởng triết học thời kỳ Hy Lạp hoá
Cũng đề cập đến những nội dung trên là những công trình của các tác giả :
Chiêm Tế – ( Lịch sử thế giới cổ đại, Tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, 1977); Bùi
Thanh Quất – (Lịch sử triết học, Nxb, Giáo dục Hà Nội, 2000) ; Trần Đức Thảo –
(Lịch sử tư tưởng trước Mác, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1995)
Nhìn chung, các các công trình nghiên cứu trên mới chỉ sơ lược đề cập đến
triết học Êpiquya, chưa thực sự chú tâm tìm hiểu về đạo đức học của ông – tư
tưởng đã tôn vinh ông và làm chấn động xã hội. Vì vậy, khi chọn vấn đề „„Đạo
đức học Êpiquya‟‟ làm đề tài cho Luận văn, chúng tôi sẽ cố gắng làm sáng tỏ
những vấn đề được đặt ra.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của luận văn này là : Luận giải một cách có hệ thống học thuyết về
đạo đức của Êpiquya qua quan niệm của ông về hạnh phúc, về công bằng, về tình bạn
và sự thông thái để từ đó đưua ra một số nhận xét về đạo đứuc học của ông.
Để đạt được mục đích trên, Luận văn sẽ giải quyết những nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tạo triết học của
Êpiquya.
Thứ hai, góp phần làm rõ hệ thống triết học của Êpiquya qua quan niệm
của ông về tồn tại và về nhận thức.
Thứ ba, phân tích và luận giải quan niệm của Êpiquya về hạnh phúc, sự
công bằng, tình bạn và sự thông thái; đồng thời đánh giá những quan niệm này từ
lập trường đạo đức học Mác- Lênin.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận:
- 8 -
Luận văn được thực hiện trên nền tảng lý luận là quan điểm của các nhà
sáng lập triết học Mác- Lênin về lịch sử triết học nói chung, triết học cổ đại nói
riêng, đồng thời kế thừa, tham khảo có chọn lọc các công trình của các nhà
nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Đặc biệt, Luận văn dựa vào tư liệu của C.Mác
về di sản triết học Êpiquya mà C.Mác đã chuẩn bị cho Luận án tiến sĩ của mình
trong “C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, Tập 40, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà
Nội” và “Bức thư và Những tư tưởng chủ đạo” đã được dịch ra tiếng Việt in
trong cuốn “Tuyển tập danh tác triết học từ Platon đến Đerrida‟‟ do (Đỗ Văn
Thuấn, Lưu Văn Hưu dịch, Nguyễn Việt Long hiệu đính), Nxb Lao động, Hà Nội
và một số nguồn tài liệu tin cậy khác có đề cập đến để nghiên cứu đạo đức học
Êpiquya.
Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp lôgíc và phương pháp lịch sử của triết học
mácxít, đồng thời sử dụng kết hợp một số các phương pháp khác, như phân tích,
tổng hợp, hệ thống hoá, so sánh…
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những nội dung cơ bản về đạo
đức học trong hệ thống triết học của Êpiquya. Trong quá trình luận chứng tác giả
có đề cập đến một số quan điểm, tư tưởng của các nhà triết học khác trong chừng
mực mà chúng có liên quan đến đề tài.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ những nội dung cơ bản trong đạo đức học
của Êpiquya mà đến nay,vẫn còn có giá trị, song ở Việt Nam, còn ít được quan tâm,
nghiên cứu; và bước đầu đưa ra một vài nhận xét về học thuyết này của Êpiquya.
7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- 9 -
Về mặt lý luận: Luận văn sẽ góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu về
đạo đức học của Êpiquya nói riêng và hệ thống triết học của Êpiquya nói chung.
Về mặt thực tiễn: Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ
cho việc nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử triết học nói chung, triết học cổ đại Hy
Lạp và triết học, đạo đức học Êpiquya nói riêng ở Việt Nam hiện nay.
8. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương, 5tiết.

















- 10 -
Nội dung
Chương1. Êpiquya và hệ thống triết học của ông
1.1. Êpiquya – cuộc đời và sự nghiệp
1.1.1. Thời đại Êpiquya
Bối cảnh kinh tế- xã hội
Cuộc đời và hoạt động sáng tạo lý luận của nhà duy vật vô thần vĩ đại
Êpiquya chiếm gần một nửa thế kỷ IV và phần ba đầu thế kỷ III trước. Công
nguyên. Khoảng thời gian này chủ yếu diễn ra trong giai đoạn cai trị của
Alêchxăngđrơ trong lịch sử Hy Lạp (từ năm 323 đến năm 300 trước. Công
nguyên).
Lịch sử Hy Lạp cổ đại từ thế kỷ IV trước. Công nguyên bắt đầu thời kỳ Hy
Lạp hóa- giai đoạn lịch sử dài nhất của thời kì Chiếm hữu nô lệ. Nó kéo dài hơn
8 thế kỷ, đến tận thế kỷ với nhiều sự kiện lịch sử nổi bật, bắt đầu là các cuộc
chiến tranh chinh phục của Hoàng đế Maxêđoan và người La Mã và kết thúc bởi
các cuộc đấu tranh của những người nô lệ nhằm thoát khỏi ách nô lệ của mình.
Cuộc đấu tranh của giai cấp nô lệ là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự
sụp đổ của chế độ Chiếm hữu nô lệ.
Vào thời kỳ đó, ở phía Bắc Hy Lạp, Maxêđoan, một quốc gia theo chế độ
chiếm hữu nô lệ đã hình thành, phát triển và tiếp sau những quốc gia thành bang,
thị thành Hy Lạp, đang bước vào thời kỳ hưng thịnh. Lợi dụng tình trạng suy
yếu và sự chia rẽ của các thành bang Hy Lạp, Maxêđoan đã bắt đầu cuộc Nam
tiến. Năm 338 trước. Công nguyên, quân đội Maxêđoan dưới sự chỉ huy của vua
Philíp II đã đánh bại lực lượng Athens, Tebơ tại Kêrônê, rồi tổ chức Hy Lạp
thành một liên minh dưới quyền thống trị của mình. Cục diện tồn tại độc lập của
các thành bang Hy Lạp đã chấm dứt từ đó. Hy Lạp thống nhất trong một khối

thành bang là Maxêđoan. Sau khi vua Philíp II băng hà (năm 336 trước. Công
- 11 -
nguyên), các đảng chống Maxêđoan ở Hy Lạp đã gia tăng những hoạt động
chống đối. Tuy nhiên, hy vọng làm thay đổi hiện trạng của cải vật chất đã nhanh
chóng sụp đổ. Con trai, đồng thời là người kế tục sự nghiệp cai trị của Philíp II là
Alếchxăngđrơ (356-323 trước. Công nguyên) đã khắc phục được những khó khăn
trong nước, khôi phục lại sự thống trị của Maxêđoan tại Hy Lạp và nhanh chóng
chuẩn bị cho cuộc hành quân tới phía Đông, khi mới vừa bước vào tuổi 20.
Trong 12 năm trị vì, ông đã dẹp tan cuộc nổi dậy của những người Hy Lạp do
người Tebơ cầm đầu, rồi vượt biển Êgiê, đánh bại những người Ba Tư nổi loạn,
chiếm lại toàn bộ vùng đất thuộc khu vực Tiểu á, chinh phục Xyri, Palétxtin, Ai
Cập, vùng Trung á… Năm 327 trước.Công nguyên, Alếchxăngđrơ đã xâm chiếm
vùng Tây - Bắc ấn Độ. Sự xâm chiếm này đã đưa quốc gia Maxêđoan trở thành
một quốc gia lớn mạnh nằm trên địa bàn cả 3 châu Âu- á- Phi rộng lớn mênh
mông, lấy Babilon - thủ phủ của quốc gia Lưỡng Hà thời cổ đại làm kinh đô.
Alếchxăngđrơ nhanh chóng bắt tay vào việc tổ chức chế độ cai trị đối với
những vùng đất rộng lớn mới chiếm được. Chính sách thống trị của ông được
thực hiện bằng nhiều hình thức: trấn áp, mua chuộc và lôi kéo bọn quý tộc địa
phương để thống trị. Tổ chức chính quyền của đế chế Maxêđoan dựa trên sự phối
hợp giữa chế độ chính trị của các thành bang Hy Lạp với nội dung chuyên chế
của các quốc gia phương Đông. Alếchxăngđrơ được thần thánh hoá cao độ và
nắm trong tay quyền lực lớn nhất. Những người thân cận của ông được giao giữ
các trọng trách trong bộ máy nhà nước. Quân đội của đế chế Maxêđoan được
tăng cường bằng ba vạn thanh niên Ba Tư, sẵn sàng đàn áp những cuộc nổi dậy
của quần chúng nhân dân nô lệ. Để hoà hoãn mâu thuẫn giai cấp, ông đã dùng
chính sách mỵ dân và mong dùng văn hoá Hy Lạp làm sợi dây liên hệ chung cho
cả đế chế và cho việc thiết lập hàng chục thành phố ở nhiều nơi, đưa người Hy
Lạp tới đó định cư và dự tính rằng mỗi thành phố sẽ là một trung tâm truyền bá
và phát triển văn hoá Hy Lạp.
- 12 -

ý tưởng về một thế giới thống nhất, mà chúng ta có thể nói rằng,
Alếchxăngđrơ là người đầu tên khới xướng, đã không thể trở thành hiện thực.
Những người kế nghiệp ông không nghĩ tới điều đó. Sau khi ông chết, các tướng
lĩnh của ông đã tiến hành những cuộc nội chiến đánh lẫn nhau để giành đất đai và
vào đầu thế kỷ III trước. Công nguyên, đế chế Maxêđoan đã bị chia làm 3 vùng:
Hy Lạp-Maxêđoan, Ai Cập, Xyri dưới sự cai quản của các tướng lĩnh.
Maxêđoan tiếp tục thống trị các thành bang Hy Lạp với vương triều
Ăngtigôn.Vương triều Ptôlêmê đóng đô ở Alếchxăngđri theo truyền thống
chuyên chế Ai Cập: tất cả ruộng đất đều là của vua, thương mại và thuế khoá do
vua định đoạt, các vùng định cư Hy Lạp chỉ được nhận một vài đặc quyền không
đáng kể. Vương triều Xêlơxít đóng đô ở Ăngtiốt (Bắc Xyri) cai trị một vùng gồm
phần lớn Tây á, có nơi dùng hệ thống cai trị theo kiểu Ba Tư, có nơi thì dùng hệ
thống cai trị theo kiểu những thành bang của Hy Lạp.
Ba vương quốc Hy Lạp trong thời đại Hy Lạp hoá nói trên luôn tranh giành
lẫn nhau vai trò thống trị những vùng đất dọc bờ Đông Địa Trung Hải. Trong khi
2 vương quốc kia trở thành những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá lớn, thì
Hy Lạp ngày càng khủng hoảng và suy yếu trầm trọng. Đến giữa thế kỷ II trước.
Công nguyên, toàn bộ Hy Lạp bị rơi vào vòng thống trị của đế chế theo chế độ
chiếm hữu nô lệ La Mã.
Về tư tưởng- triết học
Thời kỳ Hy Lạp hoá là đỉnh cao của sự giao lưu văn hoá giữa các quốc gia
với việc đế chế La Mã đánh chiếm Hy lạp và nhiều miền đất khác đã tạo điều
kiện cho văn hoá Hy lạp - La Ma mở rộng phạm vi ảnh hưởng và phát triển. Điều
đó đã làm cho triết học thời kỳ này mang nhiều đặc thù riêng. Các nhà triết học
thời kỳ này thường bàn luận nhiều đến những vấn đề triết lý về cuộc sống con
người. Khi đó, những người dân Aten vẫn là những cá nhân đóng vai trò chủ đạo
trong việc phát triển các tư tưởng triết học, mặc dù kinh tế và chính trị ở vùng
- 13 -
đất này đã suy tàn. Trong số ba trường phái triết học vĩ đại nhất của thời kỳ Hy
Lạp hoá (Êpiquya, chủ nghĩa Hoài nghi và chủ nghĩa Khắc kỷ) thì trường phái

Êpiquya là trường phái có ý nghĩa và ảnh hưởng nhiều nhất ở Aten.
Có thể nói, sau Arítxtốt, triết lý thuần tuý Hy Lạp bắt đầu đi xuống để rồi
chấm dứt hẳn. Hầu hết các nhà nghiên cứu lịch sử triết học đều gọi thời kỳ này là
“thời kỳ suy tàn”. Theo Charles Werner, lý do của sự suy sụp ấy có lẽ là vì sau
một cố gắng suy tư hầu như phi thường, trí não của người Hy Lạp đã đến lúc kiệt
sức. Do đó, cùng với Arítxtốt đang ngự trị trên những đỉnh cao chót vót, tư tưởng
ấy phải tụt xuống những miềm sâu. Bên cạnh những hệ thống triết học vĩ đại và
phong phú, những trường phái triết học ở thời kỳ này bỗng nhiên trở thành những
„„chú bé tí hon‟‟ và nghèo nàn, không còn đủ nghị lực để có thể gây nên một sự
hào hứng nào đó cho những suy tư triết học cao siêu nữa. Do đó, trong ba thời kỳ
phát triển của triết học Hy Lạp thì thời kỳ Hy Lạp hoá được xem là ít ý nghĩa
giáo khoa nhất.
Thực vậy, các nhà tưởng của thời kỳ Hy Lạp hoá đã bị chi phối bởi một
nguồn cảm hứng khác hẳn khuynh hướng mang phong cách suy lý và siêu hình
của thời Hy Lạp cực thịnh. Đó là nguồn cảm hứng thực tiễn và nhân sinh quan
theo luân lí đạo đức. Bằng một con đường khác, nguồn cảm hứng này lại tiếp nối
ý hướng đạo đức nguyên thuỷ của Xôcrát, sau một thời kỳ bị quên lãng. Với họ,
đời sống đạo đức thực tiễn có một giá trị quan trọng và cần thiết hơn sự suy tư về
những vấn đề thuần tuý lý luận hay lý thuyết siêu hình. Theo quan điểm của nhà
triết học nổi tiếng – Aritxtipơ (435- 355 trước. Công nguyên), học trò của Xôcrát,
người sáng lập trường phái Khoái lạc, thì những khoa học thuần tuý như toán học
không ích lợi gì cả, vì chúng không nói đến cái thiện cũng không nói đến cái ác.
Chính vì vậy, tất cả những tư tưởng, kể cả những tư tưởng hết sức khác
nhau của các nhà triết học đều nhằm mục tiêu duy nhất là mưu cầu, là đem lại
hạnh phúc cho con người trong cuộc sống hiện tại. Hơn nữa, mọi vấn đề thuộc
- 14 -
đời sống thực tiễn ấy của con người còn được họ giải quyết bằng sự kết hợp
những phương pháp vắn tắt, đơn sơ với những phương pháp lý luận dài dòng của
Aritxtốt. Đây được coi là một sự chuyển hướng trõ ràng trong triết học Hy Lạp
cổ đại.

Sự chuyển hướng này hình như đã khởi phát từ nhiều nguyên nhân khá
phức tạp. Trước hết, trong số những người kế vị trực tiếp Arítxtốt, không một ai
có đủ khả năng tư duy siêu hình và lý luận như Arítxtốt để tiếp tục tinh thần của
ông. Thứ hai, từ khi Đại đế Alếchxăngđrơ băng hà, nền văn hoá Hy Lạp vốn đã
được truyền bá sâu rộng khắp Địa Trung Hải nay chuyển về những đô thị láng
giềng. Một sự bành trướng như thế không khỏi tạo nên những cuộc gặp gỡ hầu
như ngẫu nhiên giữa nhiều nền văn hoá khác nhau, cũng như giữa những luồng tư
tưởng khác nhau. Từ cuộc gặp gỡ đầy hào hứng này, sự trao đổi tư tưởng giữa
các dân tộc đã trở thành một điều tất nhiên.
Với những cuộc chinh phục và bành trướng văn hoá như thế, công việc
truyền bá triết học đòi hỏi một sự cải biến sâu rộng để có thể thích ứng với hoàn
cảnh, điều kiện mới. Từ sự thích ứng này, khuynh hướng thực tiễn và mang đậm
tính cách nhân sinh của trường phái triết học đạo đức này hình như đã ít nhiều
chịu ảnh hưởng của quan niệm về sự thanh bình nơi tâm hồn của người phương
Đông. Những ý niệm về sự vô cảm, sống theo thiên nhiên, hoài nghi khả năng
của lý trí, v.v…, nếu không tương tự như vậy thì ít ra cũng tương đồng với một
vài ý niệm căn bản của người phương Đông, như quan niệm về vô vi, tự nhiên
như nhiên, triết lý về cái „„vô ngã‟‟, „„vô thường‟‟, v.v…
Sự suy sụp về chính trị như đã nói ở trên, đã kéo theo sự suy sụp về tinh
thần và do vậy, người ta chỉ còn chú ý đến vấn đề thân phận con người, đến đời
sống riêng tư của con người, đến vấn đề hạnh phúc và giải thoát cá nhân. Vì vậy,
điều người ta kỳ vọng nhất ở triết lý trong một hoàn cảnh suy sụp, hoang tàn như
thế về tinh thần là một phương thuốc trị liệu cơ thể chữa những lo âu, đau khổ
- 15 -
của mỗi tâm hồn cá nhân. Có thể nói, đặc điểm chính yếu của thời kỳ tư tưởng
suy tàn này là thái độ chủ quan hay cá nhân chủ nghĩa; ở đây không còn ai chú ý
đến giải pháp cho những vấn đề vũ trụ. Tinh thần khoa học, kiến thức vì kiến
thức theo tri thức luận đã biến mất. Thái độ bỡ ngỡ, tò mò mà Platon và Aritxtốt
xem như khởi điểm và là sự khích lệ cho những suy tư triết học cũng đãkhông
còn nữa. Tất cả mọi nỗ lực suy tư chỉ xoay quanh cá nhân, số phận, số mệnh và

sự yên ổn nơi tâm hồn cho mỗi cá nhân.
Chính vì thế mà các khuynh hướng triết học của thời kỳ Hy lạp hoá đều
mang tính chất một lý thuyết dạy nghệ thuật sống cho con người. Trường phái
Êpiquya- đại diện xuất sắc cuối cùng của triết học với tư cách một khoa học ở Hy
Lạp cổ đại đã không chỉ chống lại các học thuyết triết học duy tâm, mà còn
cương quyết phủ nhận “thế giới tư tưởng”, „„thế giới ý niệm‟‟ của Platôn, “cú
huých đầu tiên” của Aritxtốt và các thế lực siêu nhiên khác mà các trường phái
triết học khác nhau của thế giới cổ đại đã đưa ra và luận chứng cho chúng.
1.1.2.Cuộc đời Êpiquya
Êpiquya sinh vào khoảng cuối những năm 40 của thế kỷ IV trước. Công
nguyên - cuối 342, đầu 341 trước. Công nguyên. Ông sinh ra trên đảo Xamốt
trong một gia đình nhà giáo. Mặc dù tổ tiên Êpiquya là những người nổi tiếng,
nhưng cha mẹ ông lại hết sức nghèo khó. Cha Êpiquya-Nêôkl làm nghề dạy học
và vì thế với một mảnh đất được nhỏ được cấp thừa hưởng từ gia tộc, ông không
thể nuôi sống một gia đình với ba người con trai. Kinh tế nghèo nàn đã buộc
Nêôkl và vợ ông phải cật lực làm việc. Mẹ của Êpiquya phải đi đến các gia đình
làm nghề thầy cúng (đọc kinh xua đuổi tà ma…) để làm thuê kiếm tiền. Êpiquya
thường xuyên đi theo giúp mẹ. Có thể là vì thế mà từ thời điểm này, trong đầu
Êpiquya đã xuất hiện tư tưởng chống lại sự mê tín tôn giáo.
Êpiquya học tại một ngôi trường ở Xamốt, trong lớp học do cha ông giảng
dạy. Nhiều tài liệu nói rằng Êpiquya là một học sinh siêng năng và sớm thể hiện
- 16 -
sự say mê đối với triết học. Cuốn sách đầu tay của Ămpêlôđơ (483-423 trước.
Công nguyên) “Về cuộc đời Êpiquya”, đã viết rằng, cậu bé Êpiquya mới 12 tuổi
đã rất say mê với các tư tưởng của Haisiớt (VIII-VII trước. Công nguyên), với
những quan niệm đặc biệt trong học thuyết của Haisiớt về thời kỳ hỗn mang với
tư cách khởi đầu của mọi sự tồn tại. Ămpêlôđơ còn ghi lại rằng, Êpiquya đã
nhiều lần đặt thầy giáo vào tình huống khó khăn khi nêu câu hỏi về nguồn gốc
của thời kỳ hỗn mang.
Từ khoảng cuối năm 328 trước. Công nguyên, Êpiquya bắt đầu nghiên cứu

một cách có hệ thống các môn khoa học và triết học. 18 tuổi, ông đến Athens và
làm việc trong quân đội một thời gian ngắn. Sau đó, ông rời Aten đến sống ở
nhiều thành phố khác nhau thuộc miền Tiểu á. Gần 10 năm sống ở vùng đất này,
ông đã nghiên cứu triết học, học thuyết nguyên tử của Đêmôcrít và cả những bài
giảng của Platôn. Vào tuổi 30, ông giảng dạy triết học ở Mytilen, sau đó là ở
Lamxacơ. Đến năm 307 trước. Công nguyên, ông trở về Athens mở trường dạy
học. Trường này nằm trong một khu vườn thuộc nhà riêng của ông và dp vậy, nó
được gọi tên với biệt danh là “vườn Êpiquya”. Cổng trường mang biển đề: “Hỡi
các du khách, đây là địa điểm tốt đẹp đối với các bạn. Hạnh phúc cao nhất ở đây
là niềm vui thú”.
Trước biến cố nặng nề do cuộc chiến tranh liên miên giữa Athens và
Maxêđoan với đế chế La Mã gây ra, Êpiquya chủ trương “ở ẩn”, xa lánh hoạt
động chính trị, xã hội, chỉ quan tâm nghiên tới việc cứu triết học và coi đó là
hạnh phúc trí tuệ của mình.
“Vườn triết học” Êpiquya tiếp nhận mọi hạng người, cả nam lẫn nữ.
Trường không thu học phí của học viên, nhưng tuỳ khả năng, ai có thể đóng góp
được gì và muốn đóng góp gì tuỳ ý. Bản thân Êpiquya được các học trò tôn sùng
và các thành viên trong “Vườn triết học” của ông đều tuyên thệ: “ Tôi sẽ trung
thành với Êpiquya và sống phù hợp với người mà tôi đã chọn theo”. [45, tr.
- 17 -
140] Êpiquya còn là một người thầy thực thụ trên trường đời, khi khéo léo quy tụ
họ thành một gia đình của những người có cùng ý chí. Thậm chí đến cả những
người đối lập với Êpiquya cũng phải thừa nhận rằng Êpiquya đã giành được sự
kính trọng và yêu mến tột độ của các học trò.Trong số những đồ đệ thời sau theo
tư tưởng Êpiquya, nhà thơ Rôma - Lucxêri (98-55 trước. Công nguyên), đã coi
ông như một vị thánh. Nhưng bản thân Êpiquya không phải là một người kiêu
căng hay hống hách. Theo nhiều người kể lại, ông rất tử tế và quảng đại, đối xử
với học trò như bạn bè, chứ không phải như những thuộc hạ. Khi trên giường hấp
hối do bị mắc dịch hạch, Êpiquya đã viết một lá thư nói lên tinh thần hiền hậu của
ông. Một đoạn dài của lá thư này có những lời sau đây (những lời mà Êpiquya

với Iđômeniớt - bạn ông: “Tôi có một bức tường chống lại mọi nỗi đau đớn này,
đó là niềm vui trong lòng khi tôi hồi tưởng lại những cuộc đối thoại giữa chúng ta
với nhau” [45, tr .140].
Theo Điôgien Laécxơ (thế kỷ III trước. Công nguyên) trước khi qua đời,
Êpiquya đã gọi học trò và bạn bè đến trao lại “Vườn triết học” của mình và nhờ
chăm sóc những đứa trẻ nghèo đói đang nương nhờ trong vườn này, cũng như
hướng dẫn cách tổ chức tang lễ cho ông.
Lúc Êpiquya còn sống, những người chống đối ông, đặc biệt là những
người theo chủ nghĩa Khắc kỷ đã không ngừng bôi nhọ và chỉ trích ông là vô đạo
đức và làm hư hỏng thế hệ trẻ Aten, khi ca ngợi những nhục cảm thể xác. Sau
này truyền thuyết duy tâm này được người ta gán cho Êpiquya và trường phái của
ông đã được các nhà triết học duy tâm của mọi khuynh hướng truyền bá.
Tuy nhiên, ngay cả những đại diện xuất sắc của các trường phái duy tâm
đôi khi cũng phải thừa nhận truyền thuyết này là không có cơ sở. Nhà triết học
theo chủ nghĩa Khắc kỷ nổi tiếng của La Mã cổ đại là Luxiút Anêút Xênêca
(khoảng năm thứ 4 trước. Công nguyên - năm thứ 65 Công nguyên) đã dũng cảm
đứng lên bảo vệ Êpiquya khỏi những đòn công kích của những người bạn theo
- 18 -
chủ nghĩa Khắc kỷ. Trong Luận văn “Về cuộc sống hạnh phúc”, Luxiút Anêút
Xênêca đã xác định rõ thái độ của mình đối với Êpiquya và trường phái của ông,
khi cho rằng người dũng cảm cần phải biết ý kiến của mình, mặc dù ý kiến đó có
trái đi ngược với ý kiến của những người nổi tiếng, kể cả họ là lãnh tụ; rằng với
chúng ta nhất định không nói điều mà mọi người thường nói, bởi bản thân nhà
triết học Êpiquya và trường phái Êpiquya đã bị mang tiếng xấu, bị bôi nhọ và
chưa được đánh giá một cách đúng tầm.
Nhà hùng biện, nhà triết học Rôma Mácơ Xixêrông (106 - 43 trước.Công
nguyên) cho rằng, Êpiquya là nhà triết học có những phẩm chất đạo đức hết sức
đáng quý, như biết sống có chừng mực, tự chủ, dũng cảm và tình yêu bạn bè, gia
đình bao la, sự quan tâm thực lòng đối với bạn bè, ứng xử một cách nhân văn với
những người nô lệ, bằng lòng với cuộc sống hiện tại, không ưu phiền, tức

giận,…- những phẩm chất mà ông luôn tự đặt ra cho mình. Sau khi Êpiquyaqua
đời, trường phái của ông thường tổ chức lễ kỷ niệm ông mỗi tháng một lần. Học
thuyết của ông đã được phổ biến một cách hết sức nhanh chóng ra khắp các dân
tộc nói tiếng Hy Lạp.
Êpiquya mất vào năm 270 (có tài liệu cho là vào năm 271) trước.Công
nguyên, sau 14 ngày chịu đựng những cơn đau dữ dội do căn bệnh sỏi thận. Theo
truyền thuyết, trước lúc qua đời, Êpiquya đang nằm trong bể tắm nước nóng,
uống rượu mạnh, chúc và mong muốn bạn bè, học trò đừng lãng quên học thuyết
của ông và sau đó, ông đã ra đi vĩnh viễn ngay trong bể tắm nước nóng này.
[Xem: 44, tr.284].
1.1.3. Sự nghiệp sáng tạo của Êpiquya
Êpiquya trình bày học thuyết triết học của mình trong nhiều tác phẩm, thư
từ và các buổi nói chuyện với bạn bè và môn đệ. Số lượng các tác phẩm ông viết
có thể lên tới con số 300. Trong đó, có 37 tiểu luận về vật lý học, nhiều tác phẩm
viết về tình yêu, thần thánh và các chủ đề khác; số khác là thư từ và những đoạn
- 19 -
văn ngắn. Điôgien Laécxơcho rằng, Êpiquya là nhà văn – triết học xuất sắc nhất,
vượt qua tất cả các nhà triết học khác về số lượng đầu sách” [Xem 42, tr.80]. Tuy
nhiên, phần lớn di sản triết học đồ sộ và quý giá này của ông đã không còn lưu
giữ được đến ngày nay. Nhờ “công lao” của các nhà thần học Thiên chúa giáo mà
một số tác phẩm của Êpiquya đã biến mất không để lại dấu tích. Số còn lại chúng
ta chỉ được nghe tên. Trong số những tác phẩm còn được lưu giữ lại thì đáng kể
nhất là „„Bàn về tự nhiên‟‟, những bức thư gửi Hêrôđốt, Pitôclexơ và những đoạn
ngắn trong „„Bàn về nguyên tử và chân không‟‟, „„Bàn về mục đích‟‟, „„Bàn về
thần thánh‟‟, „„Bàn về sự tiền định‟‟,…
Công trình quan trọng bậc nhất của Êpiquya được mang tên “Về tự nhiên”.
Công trình lớn này gồm 37 cuốn sách và được coi là tác phẩm quan trọng nhất
trong sự nghiệp sáng tạo lý luận của ông. Điều này được chứng tỏ không chỉ bởi
số lượng đầu sách đi cùng, mà bản thân Êpiquya cũng thừa nhận không phải bất
kỳ học trò nào của ông cũng đủ sức để nghiên cứu hết tác phẩm này, thậm chí là

chỉ vài cuốn sách đơn lẻ. Một số trích đoạn của tác phẩm này đã được tìm thấy
vào cuối thế kỷ XVIII, tại Hêrculanum khi chúng bị chôn vùi dưới lớp nham
thạch của núi Vêzuvia. Tại một thư viện nghèo nàn của một người theo học
thuyết Êpiquya, người ta đã tìm thấy hàng loạt các trích đoạn quý giá trong tình
trạng mục nát gần hết. Nhà nghiên cứu chủ nghĩa Êpiquya nổi tiếng - giáo sư
I.A.Bôrichevki ngay từ năn 1925 đã cho chúng ta biết rằng, các nhà nghiên cứu
lịch sử triết học đã khôi phục được một phần của 10 cuốn sách trong tác phẩm đồ
sộ này. Giáo sư cũng chỉ ra tính chất đặc biệt quan trọng của các trích đoạn trong
cuốn sách thứ 20 và cho rằng, đây là cuốn chứa đựng nhiều tư tưởng hết sức có
giá trị về các vấn đề của môn phương pháp học.
Hiện nay, đã có 4 tác phẩm của Êpiquya tuy không lớn nhưng lại đặc biệt
có giá trị về mặt nội dung được lưu giữ đến tận ngày nay là nhờ những nỗ lực của
- 20 -
nhà triết học Điôgien Laécxơ. Trong 4 tác phẩm này, có 3 bức thư của Êpiquya
gửi các học trò và tuyển tập các phát ngôn nổi tiếng của Êpiquya.
Một trong những bức thư được Đôgien Laécxơ cho là quan trọng nhất
trong di sản của Êpiquya là bức: “Gửi Hêrôđốt”. Bức thư này là tài liệu quan
trọng và gần như duy nhất khắc hoạ quan điểm triết học tự nhiên của nhà nguyên
tử học vĩ đại Êpiquya. Bức thư được trình bầy dưới dạng sách toát yếu ghi lại
những quan điểm khoa học tự nhiên của Êpiquya, là bản tóm tắt các tác phẩm của
ông có liên quan đến việc nghiên cứu các vấn đề nhận thức tự nhiên và những
định hướng khi nghiên cứu học thuyết triết học tự nhiên của Êpiquya.
Bức thư thứ hai, “Gửi Pitôclexơ”, chứa đựng những lý giải về hiện
tượng vũ trụ và nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng này. Có người cho rằng, bức
thư này được rút ra từ một trong các tác phẩm về khoa học tự nhiên của Êpiquya,
và để bổ sung cho bức thư thứ nhất.
Trong bức thư thứ ba,“Gửi Menơxiớt”,[Xem: 45, tr. 141-147] cùng với tác
phẩm ngắn “Các lí thuyết nguyên tắc”, Êpiquya đã giải thích thuyết đạo đức
trọng tâm của ông. ở đây, Êpiquya tuyên bố khoái lạc là sự thiện cao nhất, mặc
dù một số khoái lạc là không tự nhiên và không cần thiết. Ngược lại với lối hiểu

ngày nay của chúng ta về “Chủ nghĩa Khoái lạc”, Êpiquya đã chống lại các bữa
ăn cao lương mỹ vị và việc chè chén quá độ. Ông cho rằng, những lối sống phóng
túng như thế không tạo nên khoái lạc vững bền và thường dẫn tới điều ngược lại:
đau khổ. Thay vào đó, Êpiquya chủ trương chỉ hưởng thụ những khoái lạc “tự
nhiên” - những khoái lạc này có khả năng làm chúng ta hài lòng và cẩm thấy an
nhàn, vững tâm.
Ngoài 3 bức thư và các tác phẩm nói trên, Êpiquya còn có một tác phẩm
quan trong khác được viết dưới dạng cách ngôn. Tác phẩm này được biết dưới
tên “Những tư tưởng chủ đạo” hoặc “Những trích đoạn quan trọng”, gồm 40
cách ngôn.
- 21 -
Năm 1888, người ta bất ngờ tìm thấy trong thư viện Vanticăng một bản
viết tay là tuyển tập các trích đoạn của Êpiquya. Tài liệu này được đặt tên là
“Tuyển tập các trích đoạn Vanticăng” và được xem là tác phẩm đề cập nhiều
nhất đến các vấn đề mà Êpiquya nghiên cứu, thậm chí còn được cho là quan
trọng hơn tác phẩm “Những tư tưởng chủ đạo”. „„Tuyển tập các trích đoạn
Vanticăng‟‟ gồm 81 trích đoạn, được bắt đầu bằng cụm từ: “Thông điệp của
Êpiquya”, chủ yếu đề cập đến các vấn đề về đạo đức, nhưng ở đó cũng có những
thông tin hết sức có giá trị về nặt khoa học tự nhiên của ông.
Một tuyển tập khác gồm 87 trích đoạn từ các tác phẩm và thư từ của
Êpiquya được trình bày dưới dạng các trích đoạn và được nêu ra trong các tác
phẩm của các nhà triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại .
1.2. Hệ thống triết học Êpiquya
Hệ thống triết học Êpiquya bao hàm hầu như tất cả các phương diện triết
học được nhiều người quan tâm ở của thời kỳ đó: học thuyết về sự tồn tại, học
thuyết về nhận thức, và học thuyết về đạo đức. Trong đó, học thuyết về tồn tại
(học thuyết về tự nhiên hay vật lý học), và học thuyết về nhận thức (học thuyết về
nhận thức tự nhiên hay lôgíchọc) chỉ là tiền đề cho đạo đức học (học thuyết về
việc đạt tới hạnh phúc), vì chúng chỉ nghiên cứu những nền tảng giúp con người
thoát ly được những ý kiến sai lầm, hư ảo để đạt đến một cuộc sống tự do đầy

yên tĩnh và công bằng. Do đó, vai trò và vị trí của của chúng được coi là thứ yếu
so với đạo đức học.
1.2.1. Học thuyết về tồn tại
Êpiquya là người kế thừa và tiếp tục xuất sắc của Đêmôcrít- đại diện vĩ đại
của các tư tưởng duy vật Hy Lạp. Nếu Đêmôcrít cùng với người thầy của ông là
Lơxíp và các nhà biện chứng duy vật Hy Lạp cổ đại khác đã xây dựng một cách
rõ ràng và cụ thể về sự khởi thuỷ của vũ trụ, đưa ra quan niệm về nguyên tử và
- 22 -
chân không để từ đó hình thành thuyết nguyên tử về cấu tạo vật chất, thì Êpiquya
là đại diện vĩ đại nhất của khuynh hướng duy vật do Đêmôcrít khởi xướng trong
triết học cổ đại.
Cần lưu ý rằng, trong khi các nhà duy vật vĩ đại của Hy Lạp cổ đại là
Đêmôcrít và Êpiquya lao động khoa học thì vấn đề quan tâm hàng đầu của họ là
cấu trúc vật chất, mà trước hết là vấn đề về cấu trúc của sự vật được coi là bản
nguyên khởi thuỷ hình thành nên thế giới. Triết học Êpiquya là trường phái đạt
được tiến bộ to lớn nhất trong vấn đề này.
Nội dung cơ bản nhất trong học thuyết về tồn tại của Êpiquya chính là sự
kế thừa và phát triển xuất sắc của ông về nguyên tử luận.
Nói đến thuyết nguyên tử thời cổ đại, lập tức người ta nghĩ ngay đến ông tổ
khởi danh của nó là Đêmôcrít. Khi xây dựng tự nhiên học của mình trên học
thuyết nguyên tử, Êpiquya và trường phái của ông đã đương nhiên chấp nhận một
cách căn bản học thuyết của Đêmôcrít và bổ sung, phát triển học thuyết ấy. Chính
vì vậy mà nhiều nhà triết học sau này đã thừa nhận: “ Trong lịch sử siêu hình
học, Êpiquya và trường phái của ông đã có công lao to lớn trong việc phát triển
học thuyết nguyên tử của Đêmôcrít”.
Dựa theo và phát triển thuyết nguyên tử của Đêmôcrít, nguyên tử luận của
Êpiquya được xây dựng trên 5 nguyên tắc sau:
1 Không có gì xuất hiện từ hư vô và cũng không có gì chuyển thành hư vô.
2 Vũ trụ đã, đang và sẽ mãi như hiện nay. Bởi lẽ, nó không thể xuất phát từ
hư vô và trở thành hư vô.

3 Vũ trụ được cấu tạo từ nguyên tử và khoảng không trống rỗng. Nguyên
tử có thể cảm giác được theo nghĩa là cảm giác của con người có thể chứng minh
được sự tồn tại của nguyên tử. Và nhờ có khoảng không mà nguyên tử có không
- 23 -
gian để vận động. Nói cách khác, chính vận động đã chứng minh cho sự tồn tại
không chỉ của nguyên tử, mà còn của cả khoảng không trống rỗng.
4 Nguyên tử không thể phân chia được và cũng không thay đổi.
5 Vũ trụ là vô cùng, vô tận.
Như vậy, bức tranh vật lý về vũ trụ của Êpiquya về cơ bản giống với quan
niệm của Đêmôcrít. Tuy nhiên, trong quan niệm về nguyên tử của Êpiquya vẫn
có những điểm khác Đêmôcrít, khi ông đề cập đến tính chất và sự vận động của
nguyên tử. Nếu Đêmôcrít cho rằng các nguyên tử khác nhau về hình thức, cấu tạo
về trật tự sắp xếp, và về tư thế kết hợp thì Êpiquya cho rằng các nguyên tử không
chỉ khác nhau ở hình thức cấu tạo mà chúng còn khác nhau ở khối lượng và trọng
lượng (lớn nhỏ và nặng nhẹ). Thêm nữa, Êpiquya còn cho rằng, sự khác nhau về
trọng lượng và khối lượng là nguyên nhân chủ yếu tạo nên vận động của nguyên
tử cũng như của các sự vật. Đây được xem là quan điểm khác biệt căn bản trong
quan niệm của Êpiquya so với quan niệm của Đêmôcrít về nguyên tử. Dưới tác
động nặng, nhẹ của các nguyên tử cấu tạo nên sự vật mà sự vật vận động theo
hướng “lên trên” và “xuống dưới”. Trên cơ sở đó, Êpiquya đã đi đến quan niệm
cho rằng, các nguyên tử vận động song song nhau và quỹ đạo vận động của
chúng là không giống nhau. Độ lớn của các nguyên tử là khác nhau, nhưng sự
chênh lệch về độ lớn đó là rất nhỏ. Vì nếu mức độ chênh lệch nhau của các
nguyên tử mà lớn thì con người đã nhìn thấy chúng. Trên thực tế, các nguyên tử
là rất nhỏ, nguyên tử là những hạt vật chất cực nhỏ con người không thể nhìn
thấy. Với quan niệm như vậy về nguyên tử, Êpiquya đã đưa ra một quan niệm
khá lý thú, khi cho rằng, sự vật không phải là số cộng của các nguyên tử, thuộc
tính của sự vật cũng không thể quy thành thuộc tính của các nguyên tử. Ông cũng
đúng khi cho rằng, những thuộc tính của sự vật, như mầu sắc, hình thức, nặng,
nhẹ… tồn tại một cách khách quan, nhưng chúng không phụ thuộc hoàn toàn vào

nguyên tử, mà phụ thuộc vào sự vật với tư cách một chỉnh thể. Chính việc con

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×