Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Tư tưởng biện chứng trong triết học của Platon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (892.82 KB, 102 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*************





NGUYỄN THỊ HUYẾN




TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG
TRONG TRIẾT HỌC CỦA PLATÔN







LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC









Hà Nội - 2012



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*************



NGUYỄN THỊ HUYẾN




TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG
TRONG TRIẾT HỌC CỦA PLATÔN

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Triết học
Mã ngành: 60 22 80




LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn






Hà Nội - 2012



1
PHN M U
1. Tớnh cp thit ca ti
Trong cụng cuc i mi nc ta hin nay, cụng tỏc nghiờn cu v
ging dy lch s trit hc cú mt ý ngha quan trng i vi vic i mi t
duy lý lun núi chung v s phỏt trin cỏc khoa hc, trit hc núi riờng.
nc ta trong sut thi gian di, do nhiu nguyờn nhõn khỏc nhau,
cụng vic ny dng nh cha c quan tõm ỳng mc. Cú th núi, chỳng
ta ch yu ch bit n trit hc mỏcxit, v nghiờn cu mt phn t tng ca
dõn tc ta v cng ớt nhiu nghiờn cu trit hc ngoi mỏcxit, nhng hu nh
cha chỳ ý n lch s trit hc. Th nhng khi nghiờn cu trit hc Mỏc -
Lờnin chỳng ta khụng th khụng nghiờn cu xem trit hc cỏc thi i khỏc
nh th no, trit hc Mỏc Lờnin ó tip thu mt cỏch cú phờ phỏn nhng
yu t no t trit hc ca nhng thi i trc ú.
Ph. ngghen ó tng núi: Mt dõn tc mun ng vng trờn nh cao
ca khoa hc thỡ khụng th khụng cú t duy lý lun, nhng t duy lý lun y
cn phi c phỏt trin hon thin, v mun hon thin nú thỡ cho ti nay,
khụng cú mt cỏch no khỏc hn l nghiờn cu ton b trit hc i trc
[31, 487]

1
, vỡ trit hc l s tng kt lch s t duy (Hờghen). Mt khỏc, vỡ
lch s phỏt trin ca t duy c tng kt trong lch s trit hc, nờn chớnh
lch s trit hc l c s hỡnh thnh phộp bin chng t giỏc ca t duy.
Phộp bin chng l mt khoa hc trit hc v nu xột trờn nhiu
phng din, nú l hin tng cú ý ngha th gii quan rng ln nh bn thõn
trit hc. Trong quỏ trỡnh hỡnh thnh, phỏt trin t khi trit hc ra i, phộp
bin chng ó t n nh cao trong trit hc mỏc xớt. Phộp bin chng
mỏcxớt da trờn truyn thng t tng bin chng ca nhiu th k, vch ra


1
Từ đây số thứ nhất trong ngoặc vuông chỉ số thứ tự của tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo, số
thứ hai chỉ trang của tài liệu đó.



2
những đặc trưng chung nhất của biện chứng khách quan, nghiên cứu những
quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài
người và của tư duy. Nó là chìa khoá để con người nhận thức và chinh phục
thế giới. Nắm vững những nguyên tắc phương pháp luận của của phép biện
chứng duy vật không những là một nhân tố cơ bản để hình thành thế giới quan
khoa học, mà còn là điều kiện tiên quyết cho hoạt động sáng tạo của các chính
đảng cách mạng.
Lịch sử tư tưởng và thực tiễn cách mạng cho thấy, khi nào chúng ta
nắm vững lý luận biện chứng, biết vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận
của nó một cách sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, biết lấy “cái bất
biến” đối ứng với “cái vạn biến” - như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói – thì vai trò
và hiệu lực cải tạo tự nhiên, biến đổi xã hội của nó càng được tăng cường.

Ngược lại cách nghĩ cách làm chủ quan duy ý chí, siêu hình sẽ dẫn đến sai
lầm, khuyết điểm nghiêm trọng, gây tổn thất cho cách mạng và quá trình phát
triển xã hội nói chung. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn
đấu tranh bảo vệ Tổ quốc là một minh chứng cho điều đó. Hiện nay, đất nước
ta đang trong giai đoạn triển khai sâu rộng công cuộc đổi mới, tiến hành công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc nắm vững bản chất phép biện chứng
duy vật càng là một nhu cầu bức thiết để đổi mới tư duy. Tiếp thu và vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm,
đường lối của Đảng là biện chứng chủ quan phản ánh biện chứng khách quan
của thực tiễn cách mạng Việt Nam. Nó đang là định hướng tư tưởng và là
công cụ tư duy sắc bén để đưa cách mạng nước ta tiến lên giành thắng lợi trên
con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo con đường XHCN.
Tuy nhiên để nắm được phép biện chứng mácxít, không thể không nghiên
cứu sự hình thành và phát triển những tư tưởng biện chứng trong lịch sử.
Hy Lạp cổ đại là một cái nôi của văn minh loài người, cũng là một
trong những cội nguồn của tư tưởng nhân loại. Việc nghiên cứu lịch sử tưởng



3
triết học Hy Lạp cổ đại – nguồn gốc sâu xa của triết học hiện đại là một yếu tố
cần thiết và quan trọng, bởi vì như Ăngghen đã từng khẳng định: “từ các hình
thức muôn vẻ của triết học Hy Lạp đã có mầm mống và đang nảy nở hầu hết
các loại thế giới quan sau này” [31, 491].
Một trong những trang sáng trong sự phát triển của tư duy biện chứng
trong lịch sử triết học nhân loại là phép biện chứng Hy lạp cổ đại, việc nghiên
cứu những tư tưởng biện chứng trong hệ thống triết học Platôn cũng có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn, nghiên cứu vấn đề này không những giúp
chúng ta hiểu rõ hơn quá trình phát triển của tư duy nhân loại, những nhận
thức đúng đắn về giá trị cũng như hạn chế của tư tưởng biện chứng Platôn, mà

còn giúp chúng ta nắm vững phép biện chứng Mác – Lênin, hình thành tư duy
biện chứng duy vật thật sự. Và do vậy có thể đồng tình với Ph.Ăngghen khi
cho rằng: “Tư duy biện chứng – chính vì nó lấy sự nghiên cứu bản chất của
ngay những khái niệm làm tiền đề… chỉ ở con người có trình độ phát triển
tương đối cao (những tín đồ phật giáo và người Hy Lạp), và chỉ đạt đến sự
phát triển đầy đủ của nó mãi về sau này; và mặc dù thế, cũng vẫn có những
kết quả khổng lồ của người Hy Lạp, những kết quả đã có trước sự nghiên cứu
từ lâu rồi ” [31; 710].
Trong lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại, Platôn là một trong những triết
gia lớn nhất. Ở nước ta nói riêng và trong triết học mác xít nói chung, những
tư tưởng triết học của Platôn đã chưa được chú ý đúng mức. Ngược lại với
tình trạng đó, các nhà triết học phương Tây lại thường đề cao những tư
tưởng triết học của Platôn, họ nghiên cứu Platôn rất kỹ lưỡng. Và điều họ
phát hiện ra thật thú vị, họ cho rằng toàn bộ triết học phương Tây đều bắt
nguồn từ tư tưởng triết học Platôn. Karl Jasper - một triết gia Đức đã từng
nói: “Toàn bộ triết học phương Tây chỉ là những dòng cước chú dưới những
trang sách của Platôn” [40, trang bìa]. Sự thật có đúng như vậy không? Có
lẽ, điều nhận định này khiến cho những nhà triết học mácxít phải nhìn nhận



4
và đánh giá lại triết học Platôn cho đúng với vị trí của nó trong dòng chảy
lịch sử tư tưởng nhân loại.
Với những suy nghĩ trên đây tôi đã lựa chọn “Tư tưởng biện chứng
trong triết học của Platôn” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trên thế giới, các công trình nghiên cứu về lịch sử triết học nói chung và
triết học Platôn nói riêng tương đối nhiều, phần nhiều của các nhà triết học phi
mácxít. Các nhà triết học trước khi xây dựng học thuyết triết học của riêng

mình bao giờ họ cũng phải nắm vững lịch sử triết học trước đó. Ở nước ngoài,
trong số các công trình nghiên cứu về lịch sử triết học có đề cập đến học thuyết
của Platôn mà chúng tôi có được nghe đến qua bài giảng của các giáo viên, có
thể kể ra một số công trình của các nhà triết học Liên xô thuộc lớp đầu tiên như
M. Asmus, Ph. Lôxev, V. Charnưsev… Trên quan điểm duy vật, các tác giả
nêu trên chủ yếu soi xét khía cạnh duy tâm thể hiện qua học thuyết ý niệm hoặc
tư tưởng, đạo đức, chính trị - xã hội, mỹ học… trong triết học Platôn.
Ngay từ khi miền Bắc vừa được giải phóng (1957), học giả Đặng Thai
Mai đã dịch cuốn sách “Lịch sử triết học phương Tây” [54] của tập thể tác giả
Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, có thể nói đây là một trong những cuốn
sách đầu tiên về lịch sử triết học phương Tây được giới thiệu ở nước ta, trong
đó các tác giả cũng đã dành thời lượng đáng kể cho triết học Platôn; Mãi đến
cuối những năm 90 của thế kỷ trước bộ sách “Lịch sử phép biện chứng” cũng
của các nhà triết học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô mới được dịch
và giới thiệu ở nước ta, bộ sách đã cung cấp cho người đọc những tri thức có
hệ thống về lịch sử ra đời và sự phát triển của phép biện chứng qua các thời
đại lịch sử chủ yếu. Chúng tôi chú ý đến tập 1 của bộ sách có tiêu đề “Phép
biện chứng cổ đại” [55], bởi trong đó có thể tìm thấy những chỉ dẫn mang tính
định hướng về nội dung phép biện chứng và phương pháp triết học của Platôn
và sự đánh giá chủ yếu của các tác giả Liên Xô về nó.



5
Cũng liên quan đến đề tài, tác giả Karl Popper trong những năm giữa
thế kỷ XX đã viết cuốn “Xã hội mở và kẻ thù của nó” [47] và đến đầu những
năm 2000 cuốn sách gồm hai tập khá nổi tiếng này đã được dịch và xuất bản
bằng tiếng Việt, trong đó có phân tích sự phát triển của tư tưởng triết học từ
Hy Lạp cổ đại đến Hêghen và C.Mác. Tập 1 của cuốn sách trình bày những tư
tưởng của triết học Hy Lạp mà chủ yếu là Platôn. Như nhận định của Nguyễn

Quang A trong lời giới thiệu của cuốn sách thì có thể thấy, đây là hình ảnh
minh họa về những ảnh hưởng xấu dai dẳng của tư tưởng Platôn đối với lịch
sử phát triển nhân loại.
Samuel Enouch Stumpf và Donal C. Abel đã có cuốn sách nổi tiếng
“Nhập môn triết học phương Tây” [51], Benjamin J Owett và M.J. Knight
“Platon chuyên khảo” [40], và Forrest E. Baird “Tuyển tập danh tác triết học
Platôn đến Derrida” [4], đều có những thông tin quý giá liên quan đến triết
học nói chung và phép biện chứng nói riêng của Platôn mà luận văn này cũng
học hỏi được nhiều.
Ở Việt Nam, chỉ trong một vài năm trở lại đây, việc nghiên cứu và dịch
thuật các công trình về lịch sử triết học ngoài mácxít mới được coi trọng. Có
thể kể đến một số công trình chuyên nghiên cứu về lịch sử triết học, trong đó
có triết học Platôn như: tác phẩm đầu tiên phải kể đến là cuốn: “Lịch sử Triết
học Hy Lạp cổ đại” do Thái Ninh biên soạn [38]. Trong công trình này, tác
giả đã trình bày khái quát triết học Hy Lạp từ khi hình thành đến triết học thời
kỳ Hy Lạp hoá, thời kỳ suy tàn của chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp cổ đại.
Đối với triết học của Platôn, tác giả đã dành 14 trang (từ trang 115 đến trang
129) để giới thiệu triết học Platôn với những nội dung: học thuyết về vũ trụ,
lý luận nhận thức, quan niệm về đạo đức, quan niệm về nhà nước, quan niệm
mỹ học, một phần cuốn sách đã được dành trình bày những đánh giá, nhận
định của bản thân tác giả và của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác theo hướng
phê phán, chỉ ra những điểm bất hợp lý trong học thuyết ý niệm, trong



6
phương pháp dialetik của Platôn. Từ đó, tác giả khẳng định rằng, Platôn hoàn
toàn không có một phát hiện mới nào về phép biện chứng, một số yếu tố có
tính chất biện chứng duy tâm mà Platôn nêu ra (nhận thức chân lý – ý niệm
thông qua những ý niệm đối lập, thông qua phương pháp đối chiếu những mặt

đối lập) chẳng qua chỉ là sự lặp lại các yếu tố của các nhà biện chứng duy tâm
trường phái Ele, của phái ngụy biện mà thôi. Ngoài ra tác giả còn trình bày
các quan niệm triết học của trường phái Xôcrát, Platôn và một số triết gia
khác… Dù sao vẫn có thể nói, trong công trình này, tư tưởng biện chứng
trong triết học Platôn đã ít nhiều được đặt ra bàn luận.
Cũng đề cập đến những vấn đề trên là một số công trình nghiên cứu về
triết học Hy Lạp cổ đại của các tác giả Hà Thúc Minh “Triết học cổ đại Hy
Lạp – La Mã” [34]; Nguyễn Hữu Vui (Chủ biên): “Lịch sử triết học” [56];
Đinh Ngọc Thạch “Triết học Hy Lạp cổ đại” [52]. Ngoài những công trình đó,
còn có một số công trình nghiên cứu về lịch sử triết học trong đó có cả triết
học Xôcrát (được chúng tôi coi như một trong những tiền đề qua trọng của
triết học nói chung và phép biện chứng của Platôn nói riêng) và triết học
Platôn như của tác giả Lê Tôn Nghiêm “Lịch sử triết học Tây Phương” [37];
Bùi Thanh Quất (chủ biên) “Lịch sử triết học” [49].
Bên cạnh đó, còn một số công trình nghiên cứu về lịch sử triết học nói
chung, trong đó có bàn tới cả triết học Hy Lạp cổ đại, triết học Xôcrát và triết
học Platôn như “Lịch sử triết học”, tập 1 “Triết học cổ đại” [36] do các tác
giả Nguyễn Thế Nghĩa, Doãn Chính chủ biên, trong đó tư tưởng của Platôn
được trình bày chi tiết hơn với học thuyết ý niệm, tâm lý học, nhận thức luận,
lôgíc học, triết học xã hội, tư tưởng thẩm mỹ - nghệ thuật.
Cuốn sách “Đại cương lịch sử triết học phương Tây” [21], do các tác giả
Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Thanh, Nguyễn Anh Tuấn biên soạn, đã thể hiện rõ
quyết tâm của các giảng viên triết học Việt Nam muốn trình bày các vấn đề rất
khó của triết học, trong đó có của Platôn, một cách giản dị và dễ hiểu so với



7
một số cuốn sách ngoài và trong nước khác. Trong cuốn sách tham khảo này,
quan điểm nhân học, học thuyết của Xôcrát, học thuyết ý niệm, nhận thức luận

của Platôn đều đã được bàn luận tương đối nhiều ở mức độ khái quát cao từ
giác độ chủ nghĩa duy vật biện chứng, cuốn sách rất hữu ích đối với những
người mới bước đầu nghiên cứu triết học, trong đó có tác giả luận văn này.
Tuy nhiên, nhìn chung các công trình nghiên cứu và cuốn sách nêu trên
mới chỉ nghiên cứu sơ lược hoặc là tổng quan về Platôn, hoặc chỉ bàn nhiều
về đối tượng, phương pháp của triết học Platôn… Đặc biệt các công trình
nghiên cứu trong nước soi tỏ các quan niệm của Platôn chủ yếu ở tư cách là
những quan niệm của nhà duy tâm khách quan, nên thái độ phê phán của các
tác giả là khá gay gắt, chưa bàn nhiều đến những đóng góp của ông cho lịch
sử triết học. Như vậy, có thể nói rằng ở Việt Nam ta vẫn chưa có một công
trình nào chuyên nghiên cứu về những tư tưởng biện chứng của Platôn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Phân tích những tư tưởng biện chứng trong triết học của
Platôn, qua đó phần nào chỉ ra sự tiến hoá của chúng theo hướng góp phần
làm cho hệ thống triết học Platôn giảm hơn tính duy tâm cực đoan.
Nhiệm vụ:
- Trình bày khái quát bối cảnh lịch sử của thời đại Platôn, những tiền đề
lý luận - triết học ảnh hưởng đến sự hình thành các tư tưởng của ông.
- Tái hiện ở những nét chính yếu cuộc đời, sự nghiệp và học thuyết triết
học của Platôn.
- Chọn lọc, phân tích tư tưởng biện chứng trong triết học của Platôn.
- Nêu một số phân tích, nhận xét về sự tác động qua lại giữa hệ thống
duy tâm và tư tưởng biện chứng ở Platôn.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên nền tảng lý luận Mác –
Lênin về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, về lịch sử triết học;



8

luận văn kế thừa, tham khảo có chọn lọc ý tưởng của những nghiên cứu trước
liên quan đến đề tài.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn quán triệt nguyên tắc thống nhất
lôgíc và lịch sử, đồng thời sử dụng kết hợp một số phương pháp khác như
phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá, so sánh…
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tư tưởng biện chứng trong triết
học của Platôn.
Phạm vi nghiên cứu trong khoảng thời gian thế kỷ thứ V – IV tr. CN.
Trong khuôn khổ một số trước tác quan trọng nhất của Platôn, chúng tôi sử
dụng nguồn tư liệu là các tác phẩm của Platôn đã được dịch ra tiếng việt.
Trong khi nghiên cứu, trình bày tư tưởng của Platôn, luận văn có viện dẫn tới
quan điểm của một số tác giả khác làm cơ sở để đánh giá tư tưởng biện chứng
của Platôn.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn làm sáng tỏ những nội dung cơ bản trong tư tưởng biện
chứng của Platôn, làm thay đổi một vài quan niệm cố hữu khá tiêu cực trước
đây về hệ thống và phương pháp của triết học Platôn.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần vào nghiên cứu quá trình hình
thành và những nội dung chính của tư tưởng biện chứng trong triết học Hy
Lạp cổ đại nói chung, triết học Platôn nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo
phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử triết học nói chung, lịch sử
triết học Hy Lạp nói riêng.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn
gồm 2 chương, 7 tiết.




9
Chương 1
ĐIỀU KIỆN VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH
TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG TRONG TRIẾT HỌC PLATÔN

Platôn sinh trưởng trong một gia đình quý tộc ở Aten vào khoảng năm
427 và mất năm 347 tr. CN, là một trong những nhà triết học, nhà tư tưởng
kiệt xuất thời cổ đại, người được Hêghen đánh giá có ảnh hưởng to lớn đến
tiến trình phát triển tư tưởng, văn hoá tinh thần của nhân loại nói chung.
Trước khi nghiên cứu về triết học Platôn đặc biệt là tư tưởng biện chứng của
ông, chúng tôi muốn giới thiệu về thời đại ông sống hay nói khác là những
điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội và các tiền đề lý luận đã làm nảy sinh ở
ông những tư tưởng cơ bản.
1.1. Điều kiện khách quan
1.1.1. Đất nước Hy Lạp thời cổ đại
Từ xa xưa các người bộ lạc Hy Lạp gọi mình bằng những tên riêng.
Đến khoảng thế kỉ thứ VIII – VII Tr. CN., người Hy Lạp mới gọi mình là
Helen và gọi đất nước mình là Hellas tức Hy Lạp. Hy Lạp cổ đại là một lãnh
thổ vô cùng rộng lớn, lớn hơn nhiều lần so với đất nước Hy Lạp ngày nay.
Lãnh thổ đó bao gồm phần lục địa miền Nam bán đảo Bancăng, vùng ven
biển Tiểu Á và các đảo của vùng biển Êgiê, trong đó phần đất lục địa có tầm
quan trọng nhất. Với sự phân bố đất đai như vậy, với điều kiện tự nhiên trời
phú, đất nước Hy Lạp đã tọa lạc vào một vị trí vô cùng thuận lợi. Khí hậu, đất
đai, biển cả và lòng nhiệt thành của con người là những tài vật, tài lực vô giá
để tạo ra sự phát triển khác nhau giữa các vùng. Có vùng phù hợp với sự phát
triển của nông nghiệp với điều kiện tự nhiên mưa thuận gió hoà. Có vùng
thuận lợi cho sự tăng trưởng của thương nghiệp, công nghiệp, thủ công
nghiệp do có nhiều hải cảng ở vùng biển Êgiê. Cũng nhờ những điều kiện đó
mà tư duy của con người nơi đây được tự do bay bổng, sự thông thương giữa




10
Hy Lạp với các nước, các vùng văn minh khác thời kỳ đó không ngừng được
mở rộng về mọi mặt.
Từ cuộc di cư ồ ạt vào các thế kỉ VIII – VII Tr. CN., người Hy Lạp
chiếm thêm miền Nam Italia, đảo Sicily, vùng ven biển Đen. Sau này những
cuộc viễn chinh toàn thắng của Alêchxanđrơ vào cuối thế kỉ IV tr. CN. (đây là
những năm cuối đời của Platôn) đã đưa đến sự ra đời của các quốc gia Hy Lạp
trải rộng từ Sicily ở phía tây sang Ấn Độ ở phía đông, từ biển Đen ở phía bắc
đến tiếp giáp sông Nil ở phía nam.
Miền lục địa Hy Lạp có thể chia thành 3 khu vực: Bắc, Trung và Nam
Hy Lạp. Nét nổi bật của địa hình Hy Lạp là ở 3 khu vực đều có sự đan xen
của những cấu trúc đồng bằng, cao nguyên, rừng, núi, đồi, sông, suối… Từ
Bắc xuống Nam, về đường bộ, người Hy Lạp buộc phải vượt qua đèo
Técmôpin. Miền trung Hy Lạp có địa hình khác hẳn, ở đây có nhiều rừng núi
chạy dọc, ngang đã chia vùng này thành nhiều khu vực địa lý nhỏ. Đây là
vùng có nhiều đồng bằng trù phú như đồng bằng Áttích và Bêôxi. Đồng thời ở
đây còn có nhiều thành phố quan trọng, thành phố được biết đến nhiều nhất là
Aten. Nam Hy Lạp là một bán đảo nhỏ, hình bàn tay có 4 ngón duỗi thẳng
xuống Địa Trung Hải. Đây là vùng đất trù phú nhất với nhiều đồng bằng như
Lacôni, Métxêni. Người Hy Lạp gọi bán đảo này là Pêlôpône. Vùng bờ biển
phía đông của Hy Lạp khúc khuỷu, hình răng cưa tạo ra nhiều vịnh, nhiều hải
cảng tự nhiên, an toàn, thuận tiện cho việc đi lại của tàu thuyền, tạo điều kiện
phát triển hải cảng. Bờ biển phía tây của miền Tiểu Á cũng có địa hình tương
tự như bờ phía đông lục địa Hy Lạp. Vùng đất liền ven bờ biển Tiểu Á là
vùng đất trù phú, tạo thành hành lang nối Hy Lạp với các nền văn minh
phương Đông.
Hy Lạp cổ đại có nhiều đảo lớn, nhỏ nằm rải rác trên vùng biển Egiê

thuộc Địa Trung Hải, tạo thành nhịp cầu lớn nối giữa miền lục địa Hy Lạp với



11
Tiểu Á. Trong khi đó biển Egiê lại như một cái hồ lớn nên càng tạo điều kiện
thuật lợi cho nghề đi biển trong khi tàu, thuyền còn khá thô sơ. Vị trí địa lý
thuận lợi đã giúp người Hy Lạp cổ đại phát triển nhiều ngành kinh tế: nông
nhiệp, thủ công nghiệp, và nhất là thương nghiệp, hàng hải phát triển rất sớm.
Sự giao lưu hàng hóa trong nước cũng như giữa Hy Lạp với các nước khác
trong vùng Địa Trung Hải và các nước phương Đông như Ba Tư, Ai Cập, Ấn
Độ đã thúc đẩy kinh tế Hy Lạp phát triển nhanh chóng.
Mặt khác, điều kiện tự nhiên đó cũng đã có những tác động không nhỏ
tới khuynh hướng phát triển kinh tế cũng như thiết chế nhà nước của quốc gia.
Do điều kiện địa hình phức tạp như trên, cho nên Hy Lạp cổ đại bị phân tán
thành nhiều khu vực (các thành bang), chia cắt bởi thung lũng và các ngọn đồi
bao quanh, các hòn đảo ven biển. Các khu vực đó có sắc tộc, lợi ích, cách
thức quản lý đôi khi khác xa nhau, dẫn đến tình trạng hiềm khích, xung đột
triền miên. Ngay cả trong phạm vi một khu vực, mối liên hệ giữa các nhóm
không cùng huyết thống cũng lỏng lẻo, trừ khi tất cả cư dân phải hợp sức với
nhau chống kẻ thù bên ngoài. Chính yếu tố trên đã chi phối sự hình thành,
phát triển và tan rã của Hy Lạp cổ đại.
Tóm lại, Platôn đã sinh ra và hoạt động trong một đất nước đa dạng các
vùng miền. Điều này góp phần quyết định sự phát triển khác nhau của các
ngành kinh tế và do đó cũng quyết định các mặt khác trong đời sống xã hội,
kể cả các quan điểm triết học, các tư tưởng về mối liên hệ và sự vận động,
phát triển ở người Hi Lạp Cổ đại, mà ít nhiều sau này Platôn cũng có kế thừa.
1.1.2. Điều kiện xã hội, kinh tế, chính trị của Hy Lạp thời Platôn
Hy Lạp cổ đại không những là một trong những cái nôi của nền văn
minh nhân loại, mà còn là mảnh đất khởi nguồn của mọi khuynh hướng triết

học cơ bản, đồng thời đây cũng là một quốc gia đầu tiên có tư duy triết học
đạt đến trình độ cao. Ăngghen từng nói: “ trong triết học cũng như trong



12
nhiều lĩnh vực khác, chúng ta phải luôn luôn trở lại với thành tựu của cái dân
tộc nhỏ bé đó, cái dân tộc mà năng lực và hoạt động toàn diện của nó đã tạo ra
cho nó một địa vị mà không một dân tộc nào khác có thể mong ước được
trong lịch sử phát triển của nhân loại” [31, 491].
Triết học Platôn gắn bó chặt chẽ với quá trình hình thành phát triển của
xã hội và nhà nước Hy Lạp chiếm hữu nô lệ. Đó đã là thời kỳ hoàn thành
bước quá độ từ xã hội thị tộc không giai cấp đến một xã hội phân chia thành
giai cấp chủ nô và nô lệ. Sự quá độ đó không phải là con đường bằng phẳng,
hòa bình mà là một cuộc đấu tranh một mất một còn gay gắt chịu sự tác động
ở một mức độ nhất định của lối sống và tổ chức xã hội từ phương Đông (Ai
Cập) cổ đại mà bản thân Platôn đã suy ngẫm rất nhiều và có tham khảo nhất
định khi xây dựng học thuyết của mình về nhà nước.
Chi tiết hơn có thể thấy, về nguồn gốc người Hy Lạp có tổ tiên là
những bộ tộc ngữ hệ Á – Âu từ hạ lưu sông Đanuyp di cư xuống miền Nam
bán đảo Bancăng rồi định cư ở khu vực ven biển Egiê. Khoảng năm 1700 tr.
CN, một bộ lạc của người Hy Lạp là Akêen chinh phục các bộ lạc địa phương
và làm chủ bán đảo Hy Lạp. Vào thế kỷ XV cho đến thế kỷ IX tr. CN., xu
hướng chuyển sang chế độ chiếm hữu nô lệ đã hiện dần và ngày càng lộ rõ.
Sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp, thủ công nghiệp từ cuối thế kỷ thứ
VII Tr. CN. là lực đẩy quan trọng cho trao đổi, buôn bán, giao lưu trong khu
vực, dẫn đến sự ra đời các thành bang (Polis) và các trung tâm văn hoá lớn
như Aten, Spác.
Chế độ công xã nguyên thủy tan rã, chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời. Xã hội
có giai cấp đầu tiên của loài người xuất hiện. Giai cấp chủ nô và nô lệ là hai giai

cấp cơ bản của xã hội chiếm hữu nô lệ, bên cạnh đó còn có dân tự do. Giai cấp
chủ nô nắm trong tay toàn bộ quyền hành còn giai cấp nô lệ không được tham
gia và không đủ khả năng tham gia các hoạt động xã hội, chính trị và văn hoá.



13
Họ không có một chút quyền lợi nào ngoài bị lao động cưỡng bức tàn bạo. Tài
sản nằm trong tay giai cấp chủ nô thực chất có được là do bóc lột sức lao động
của những người nô lệ. Cuộc sống khổ cực của giai cấp nô lệ chính là bản án tố
cáo mặt trái của xã hội chiếm hữu nô lệ. So với phương Đông, chế độ chiếm hữu
nô lệ ở Hy Lạp cổ đại phát triển cao hơn và đầy đủ nhất đến mức điển hình.
Chế độ nô lệ là một chế độ xã hội có hình thức áp bức bóc lột dã man, vô
nhân đạo nhất trong lịch sử so với tất cả các hình thức áp bức bóc lột ở các chế
độ xã hội có giai cấp khác. Do vậy, ở xã hội này luôn luôn diễn ra những cuộc
nổi dậy tự phát của nô lệ chống lại chủ nô song kết cục thường thất bại, thậm
chí bị đàn áp rất tàn khốc. Nguyên nhân chính của những thất bại đó là do họ
không có khả năng xây dựng một hệ tư tưởng phản ánh những lợi ích của mình.
Họ xuất thân từ những người lao động chân tay nặng nhọc ở các bộ lạc khác
nhau với những ngôn ngữ khác nhau, do đó họ đã không có tiếng nói chung,
ngôn ngữ chung. Tuy nhiên, nhờ có chế độ đó, giai cấp chủ nô của Hy Lạp cổ
đại mới có thể thoát ly được hoạt động lao động chân tay vất vả để xây dựng
các khoa học, trong đó có triết học, nghệ thuật. Ph.Ăngghen trong tác phẩm
“Chống Đuyrinh” đã khẳng định, phải có những khả năng của chế độ nô lệ mới
tạo ra được sự phân công lao động quy mô lớn trong nông nghiệp và công
nghiệp, mới làm lên sự giàu có của đất nước Hy Lạp cổ đại [xem 31, 254].
Chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp hình thành một cách phổ biến và phát
triển mạnh mẽ bắt đầu từ thế kỷ X đến thế kỷ VIII tr. CN (trước thời Platôn
sống đến 4 – 5 thế kỷ), gắn liền với việc trong nông nghiệp chăn nuôi tách khỏi
trồng trọt, nghề thủ công xuất hiện và sự tách rời lao động trí óc khỏi lao động

chân tay. Đây cũng chính là lần phân công lao động lần thứ hai, nó làm sâu sắc
hơn sự phân công lao động xã hội và là bối cảnh rất quan trọng thúc đẩy sự
hình thành tư duy trừu tượng khá sớm ở người Hy Lạp. Lúc này, những người
lao động trí óc đầu tiên cũng xuất hiện ở Aten. Họ là một bộ phận được học



14
hành trong giai cấp chủ nô giàu có. Điều này góp phần làm nảy sinh các ngành
khoa học, trong đó có triết học. Đi liền với sự phát triển kinh tế là sự hình thành
các đô thị - những trung tâm hành chính, thủ công nghiệp, buôn bán, văn hoá,
khoa học đầu tiên của nhân loại. Sự chia tách giữa lao động trí óc và lao động
chân tay tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của khoa học và là những tiền
đề cho sự ra đời của triết học ở thời kỳ trước Platôn.
Từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI tr. CN là thời kỳ hình thành và phát triển
các thành bang tại Hy Lạp, đó cũng là thời kỳ xác lập và củng cố chế độ nô lệ
ở Hy Lạp. Hai thành bang lớn nhất - hai trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa
của Hy Lạp Cổ đại là Aten và Spác. Aten nằm trên đồng bằng Attích – cũng
là nơi Platôn đã sinh ra và hoạt động, - có điều kiện thuận lợi cho phát triển
nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp. Còn Spác nằm trên vùng
bình nguyên Laconi thích hợp cho phát triển chủ yếu là nông nghiệp.
Chế độ nô lệ ở Hy Lạp là chế độ nô lệ rất điển hình với hai giai cấp cơ
bản là chủ nô và nô lệ. Giai cấp chủ nô đã bóc lột nô lệ hết sức dã man, và do
đó các cuộc đấu tranh của nô lệ chống lại chủ nô cũng liên tục diễn ra. Quan
hệ nô lệ và chủ nô đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của xã hội Hy
Lạp cổ đại.
Giai cấp chủ nô của Hy Lạp cổ đại lại được chia ra thành chủ nô quý
tộc và chủ nô dân chủ. Trung tâm chính trị của chủ nô quý tộc là ở Spác, với
hình thức nhà nước chủ nô quân chủ. Trung tâm chính trị của chủ nô dân chủ
ở Aten với hình thức nhà nước chủ nô dân chủ. Đó cũng là hai hình thức nhà

nước điển hình trong xã hội nô lệ. Nét đặc trưng của chính trị Hy Lạp cổ đại
là cuộc đấu tranh giữa chủ nô dân chủ và chủ nô quý tộc để tranh giành quyền
lực chính trị và mưu cầu lợi ích kinh tế.
Như đã nói ở trên, thành bang Aten nằm trên vùng đồng bằng Attích, tổ
tiên của người Aten có dòng dõi từ người Êôlien, Aten có nhiều hải cảng
thuận tiện cho giao thương mậu dịch. Nhờ vậy mà quan hệ hàng hóa ở đây



15
phát triển sớm và nhanh, giai cấp chủ nô cũng giàu lên khá dễ dàng và nhanh
chóng, có thể nói đây chính là điều kiện kinh tế cơ bản làm xuất hiện ngày
càng nhiều một bộ phận dân cư tách ra khỏi lao động chân tay để chuyên tâm
lao động trí óc. Hơn nữa, vốn là giai cấp chủ nô, nên họ có điều kiện học
hành, giao du học hỏi, nghiên cứu ở nhiều nước, nhiều vùng khác nhau. Chính
điều này đã khiến Aten trở thành một trung tâm văn hóa của Hy Lạp cổ đại và
là cái nôi của nền triết học châu Âu. Cũng xuất phát từ điều kiện kinh tế đó
mà Aten có một chế độ chính trị tiên tiến – chế độ dân chủ cổ đại. Mặc dù đây
mới chỉ là dân chủ chủ nô (ở Aten có tới 4/5 dân cư là kiều dân và nô lệ
không được hưởng quyền công dân) và còn nhiều điểm hạn chế. Song chế độ
này đã là một chế độ tiến bộ vượt bậc so với chế độ quân chủ chuyên chế ở
phương Đông. Tuy nô lệ bị coi là “công cụ, động vật biết nói” nhưng chính họ
lại là lực lượng quyết định sự đi lên mạnh mẽ của nền kinh tế thời cổ đại này.
Đây cũng là nhân tố quan trọng hàng đầu thúc đẩy sự phát triển văn hóa Hy
Lạp. Trong chế độ này những người hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất
tinh thần như nhà khoa học, nghệ sỹ… đều là những công dân tự do và như
vậy, năng lực sáng tạo của họ được tự do phát triển, sản phẩm họ tạo ra được
tôn trọng, xã hội cũng tôn vinh họ.
Cần biết rằng, dân chủ nhắc đến ở đây không phải là dân chủ được hiểu
như ngày hôm nay, đó chưa phải là một nền dân chủ triệt để, hoàn hảo nhất

trong lịch sử. Trong số 400 ngàn dân Aten lúc đó có tới 250 ngàn nô lệ -
những người không có quyền lợi về mặt chính trị, trong số 150 ngàn người
còn lại chỉ có số ít được đại diện để bàn bạc và quyết định những vấn đề của
quốc gia. Hội đồng Nguyên lão là cơ quan quyền lực cao nhất của quốc gia.
Thành bang Spác nằm trên bình nguyên Laconi thuộc Pelôpône, miền
Nam Hy Lạp. Tổ tiên người Spác thuộc dòng dõi Đôrien di cư từ miền bắc
xuống, sau đó chinh phục thổ dân Hiốt, biến họ thành nô lệ. Laconi là vùng



16
đất màu mỡ, phì nhiêu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Người Spác vấp
phải sư phản kháng thường xuyên của nô lệ Hilốt.
Để ngăn chặn những cuộc phản kháng đó, Spác đã dựng lên kiểu nhà
nước quân sự với chế độ cai trị hà khắc và phản động (trẻ em từ bảy tuổi phải
sống trong doanh trại để học quân sự cho đến hai mươi tuổi mới được coi là
công dân và phải đi lính đến sáu mươi tuổi). Những quan sát từ Spác đã có
ảnh hưởng rất lớn đến suy tư của Platôn về nhà nước“Lý tưởng”.
Ở đây có sự khác biệt rất lớn giữa hai chế độ chính trị của hai thành
bang Hy Lạp cổ đại, do đó cuộc chiến tranh giữa hai thành bang không chỉ
đơn thuần là sự tranh giành quyền lực kinh tế, mà còn phản ánh cuộc đấu
tranh giai cấp quyết liệt giữa một bên là Aten – do tầng lớp chủ nô dân chủ
đứng đầu và một bên là Spác do tầng lớp chủ nô quý tộc bảo thủ phản động
cầm đầu. Nếu như những người Aten muốn xây dựng một chế độ cộng hòa
dân chủ chủ nô phù hợp với xu hướng tiến bộ của lịch sử và phần nào có thể
phản ánh được lợi ích của giai cấp nô lệ bị trị, thì Spác lại muốn đàn áp chế
độ dân chủ, xây dựng chế độ quân phiệt độc tài. Cuộc chiến tranh diễn ra giữa
Aten và Spác còn có tên gọi khác là cuộc chiến tranh Pôlôpôle, diễn ra hàng
chục năm và do sự giúp đỡ của đế quốc Ba tư nên Aten đã bị bại trận trước
Spác. Điều này cũng là một bi kịch trong cuộc đời Plaiôn.

Tóm lại, sự phát triển của thương nghiệp và thủ công nghiệp đưa tới sự
xuất hiện tầng lớp chủ nô dân chủ. Địa vị của những chủ nô dân chủ về kinh
tế, chính trị ngày càng được nâng cao. Song, họ lại bị chủ nô quý tộc kìm
hãm. Vì thế, tầng lớp chủ nô dân chủ đấu tranh quyết liệt với chủ nô quý tộc.
Cuộc đấu tranh này cũng được phản ánh rõ trong triết học Platôn.
Xã hội chiếm hữu nô lệ hình thành, nền kinh tế phát triển về mọi mặt
đã dần dần cũng dẫn tới sự tách rời thành thị khỏi nông thôn, các quốc gia –
thị thành Hy Lạp được thành lập. Đó là những trung tâm não kinh tế, chính
trị, quân sự, ngoại giao do giai cấp chủ nô xây dựng nhằm bảo vệ và củng



17
cố quyền sở hữu, quyền áp bức bóc lột của họ đối với nô lệ và dân tự do. Sự
thành lập và phát triển của các thành thị góp phần làm cho văn hoá Hy Lạp
tiến bộ. Ở các thành thị từng bước xuất hiện nền công nghiệp, thương nghiệp
và những hình thức đầu tiên của khoa học, triết học và nghệ thuật.
Sự tranh giành quyền bá chủ Hy Lạp giữa hai thành bang nêu trên là đặc
điểm chính trị chủ yếu của chế độ nô lệ Hy Lạp cổ đại. Đó là cuộc đấu tranh giai
cấp ngày càng gay gắt, càng phức tạp giữa chủ nô và nô lệ, giữa những người giàu
có với dân “tự do”. Như đã thấy, trong bản thân giai cấp chủ nô cũng có mâu
thuẫn. Đó là mâu thuẫn giữa chủ nô quý tộc - tập trung ở thành bang Spác nơi
nông nghiệp phát triển với chủ nô dân chủ - tập trung ở thành bang Aten hình
thành trên cơ sở của sự phát triển thương nghiệp, thủ công nghiệp. Những mâu
thuẫn này đã dẫn đến cuộc chiến tranh tàn khốc kéo dài trên 30 năm, làm cho đất
nước Hy Lạp suy yếu, lực lượng sản xuất bị tàn phá nghiêm trọng. Chiến tranh,
nghèo đói đã châm ngòi cho các cuộc nổi dậy của nô lệ. Chớp lấy thời cơ nhà
nước Maxêđoan ở phía bắc Hy Lạp dưới sự chỉ huy của vua Philip đã đem quân
thôn tính toàn bộ Hy Lạp và đến thế kỷ II tr. CN. (sau khi Platôn qua đời đã lâu),
Hy Lạp một lần nữa rơi vào tay đế chế La Mã, là điều ngay từ khi còn sống trước

đó gần 2 thế kỷ Platôn đã tiên đoán được.
Cùng với sự phát triển về kinh tế và sự hình thành, phát triển xã hội nô
lệ, Hy Lạp đến thời Platôn sống đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về khoa
học, văn học, nghệ thuật, mà trước hết là các thành tựu trong khoa học tự
nhiên như thiên văn học, vật lý học, toán học v.v. Nói chung, Hy Lạp cổ đại
đã trở thành một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại. Triết học
Hy Lạp cổ đại cũng đã phát triển hết sức rực rỡ - trong đó có sự đóng góp to
lớn của Platôn, và trở thành nền tảng cho sự phát triển của triết học phương
Tây sau này.
Đó là do sự phát triển của nền sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp,
thương nghiệp và hàng hải của Hy Lạp cổ đại đã đặt ra những nhu cầu thực tiễn



18
thúc đẩy sự phát sinh và phát triển những tri thức thiên văn học, khí tượng học,
toán học và vật lý học. Và người thời đó đã đạt được những thành tựu quan
trọng, ví dụ như Talét phát minh ra lịch một năm gồm 12 tháng với 365 ngày,
những phát kiến về toán học của Talét và Pitago, hình học của Ơcơlít, vật lý học
của Acsimét đã tạo điều kiện rất lớn thúc đẩy sự hình thành triết học, hình thành
những tư tưởng biện chứng. Những tri thức này đòi phải giải thích tự nhiên như là
tổng thể. Chúng làm cho các quan niệm thần thoại truyền thống và các tôn giáo
nguyên thuỷ vào khoảng thế kỷ VII -VI tr. CN đã không còn đáp ứng và lý giải
được những vấn đề mới của thế giới quan. Những khám phá khoa học đầu tiên
của con người cổ đại đã cho thấy sự giả dối của bức tranh vũ trụ quan và nhân
sinh quan của các tôn giáo và thần thoại, đòi hỏi con người phải có cách lý giải
mới về thế giới xung quanh và cuộc sống của mình. Trong hình thức sơ khai ban
đầu những tri thức này xen kẽ với tri thức triết học, với quan điểm chính trị và
chúng gắn quyện với nhau tạo thành một khối thống nhất chặt chẽ không thể chia
cắt được. Lúc này (qua cả Platôn cho đến tận sau Aristôt), triết học và các khoa

học khác chưa có sự phân ngành rõ rệt. Các nhà triết học đồng thời là các nhà toán
học, thiên văn học, vật lý học, đạo đức học Qua đó có thể thấy, triết học Hy Lạp
cổ đại ngay từ khi ra đời đã gắn chặt với nhu cầu của thực tiễn và không tách rời
các khoa học.
Sự phát triển của khoa học Hy Lạp cổ đại còn chịu ảnh hưởng từ các
khoa học ở phương Đông (Điều này thể hiện rõ hơn cả ở Platôn). Sự giao lưu
tư tưởng Đông - Tây đã tạo điều kiện cho triết học Hy Lạp phát triển, quan hệ
chính trị, giao lưu văn hoá, nghệ thuật, khoa học với phương Đông là cơ sở
cho sự nảy nở rực rỡ của tư tưởng triết học và tính muôn màu muôn vẻ của nó
trong thời kỳ cổ đại Hy Lạp.
Do nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng hoá mà các chuyến vượt biển đến
với các nước phương Đông đã trở nên thường xuyên. Khi những con thuyền
tung mình lướt sóng thì tầm nhìn của những người Hy Lạp cổ đại cũng được



19
mở rộng, các thành tựu văn hoá của Ai Cập, Babilon đã lôi cuốn con người
Hy Lạp. Những tinh hoa về toán học, thiên văn học, địa lý, hệ thống đo
lường và cả những yếu tố huyền học cũng được người Hy Lạp đón nhận.
Các nhà triết học đầu tiên của Hy Lạp như Pitago, Đêmôcrít đã từng chu du
sang Ai Cập, Babilon tiếp thu những tri thức khoa học đã được tích luỹ ở
đây Alan Cbower cho rằng “nền khoa học mới phát triển ở Ionia vào thế kỷ
VI tr. CN chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên văn học Babylon, hầu như việc
tạo ra bảng chữ cái là dựa vào các tư liệu của người Phoenicia cũng như sự
sáng tạo về điêu khắc và kiến trúc Hy Lạp dựa trên các mẫu vật của Ai Cập
(Theo nghĩa rộng nhất, đây là tất cả những gì thuộc về thời kỳ phương Đông
hoá văn hoá Hy Lạp)” [3, 17].
Những bước phát triển của tư duy đã đưa người Hy Lạp cổ đại sáng tạo
ra chữ viết từ thế kỷ VIII tr. CN với 24 chữ cái. Những thành tựu trên đã tạo

ra một trong những nền văn hoá rực rỡ nhất, sớm nhất của nhân loại. Nó vẫn
còn giá trị cho đến tận ngày nay. Quá trình lịch sử trên đây góp phần tạo lên
sự hình thành và phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội Hy Lạp cổ đại,
trong đó có triết học.
Sự hình thành triết học cũng như tư tưởng biện chứng ở Hy Lạp Cổ đại
không diễn ra một cách ngẫu nhiên mà là kết quả tất yếu của việc kế thừa
những di sản tinh tuý của truyền thống trong sáng tác dân gian, trong thần
thoại, trong các hình thái sinh hoạt tôn giáo, trong các mầm mống của tri thức
khoa học và là kết quả của đời sống kinh tế - xã hội.
Những điều kiện lịch sử cụ thể, những cơ sở của một nền kinh tế - xã
hội phát triển đến một trình độ nhất định đã làm thành tiền đề cho những tư
tưởng triết học, biện chứng ngây thơ ở Hy Lạp cổ đại ra đời (và Platôn không
phải là ngoại lệ). Và sự xuất hiện của các nhà triết học đầu tiên đã làm sự phát
triển của thần thoại phải chấm dứt. Những viễn cảnh bóng bẩy do tư duy của



20
con người tạo ra đã bớt đi sự hấp dẫn trong khi những nhu cầu của đời sống
thường nhật đã trở nên bức bách đòi hỏi phải được cắt nghĩa bằng tri thức
chân thực. Niềm tin chất phác, ngây thơ vào sự tồn tại của thần thánh đã được
thay thế bằng những luận giải sâu sắc hơn của lý tính, của sự thông thái.
Với tính cách là tinh hoa tinh thần của thời đại, những tri thức triết học
đã cố gắng đem đến lời giải đáp nghiêm túc, sâu sắc, hợp lý, có hệ thống về
những gì diễn ra xung quanh, về vị trí của con người trong thế giới và thế giới
của chính con người, do con người tạo ra cùng những giá trị, chuẩn mực,
những định hướng cho mình (Và Platôn đã có những đóng góp không nhỏ
theo hướng này). Đó là lí do vì sao các nhà triết học lại được gọi là những
người yêu mến sự thông thái.
Triết học Hy Lạp không chỉ hình thành, ra đời ở một địa điểm, mà nó

sinh thành trên những mảnh đất khác nhau của Đại Hy Lạp. Sự giao lưu giữa
các “vùng”, những “nôi” triết học khác nhau tạo nên sự đan xen nội tại của
triết học Hy Lạp. Sự giao lưu của các dòng khác nhau đã hoàn tất vẻ phức tạp
đa dạng toàn diện của triết học Hy Lạp.
Nhìn chung các nhà nghiên cứu hầu như đã thống nhất ý kiến rằng, triết
học Hy lạp Cổ đại ra đời vào khoảng thế kỷ VI tr. CN - chính là vào thời gian
chế độ nô lệ thay thế cho chế độ công xã nguyên thủy. Cho đến nay nhiều nhà
nghiên cứu vẫn còn đang băn khoăn tự hỏi là tại sao ở thế kỷ thứ VI đến
khoảng thế kỷ thứ IV tr. CN ở Hy Lạp lại diễn ra sự nhảy vọt về trí tuệ con
người đến như vậy? Rất nhiều những thành tựu đạt được của họ có thể được
coi là cội nguồn lịch sử và bản chất của nhiều vấn đề thời đại. Hàng loạt
những phỏng đoán khoa học rất sáng suốt về thiên văn học, toán học, vật lý
học mà sau này được các khoa học thực nghiệm hiện đại xác nhận đều là
những phỏng đoán thiên tài của con người thời đó. Nhiều vấn đề do các nhà
triết học thời đó đặt ra cho đến nay vẫn còn nhiều ý nghĩa. Chẳng hạn, những



21
vấn đề mà các apôria của Dênôn đặt ra đã làm đau đầu nhiều nhà toán học và
triết học trong suốt hơn hai nghìn năm. Có thể nói những di sản của các nhà
triết học Hy Lạp Cổ đại đặt ra có ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình phát triển
tư tưởng và văn hóa phương Tây nói riêng và của nhân loại nói chung như
Ăngghen nói “không có cái cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và Đế chế La Mã thì
không có châu Âu hiện đại. Chúng ta không bao giờ được quên rằng tiền đề của
toàn bộ sự phát triển kinh tế, chính trị và trí tuệ của chúng ta là một trạng thái
trong đó chế độ nô lệ cũng hoàn toàn cần thiết giống như nó được tất cả mọi
người thừa nhận” [31, 254] và “Chỉ có chế độ nô lệ mới làm cho sự phân
công lao động có thể thực hiện được trên một quy mô rộng lớn hơn giữa
nông nghiệp và công nghiệp, và do đó mới có thể có thời kỳ hưng thịnh

nhất của thế giới cổ đại, tức là nền văn minh Hy lạp” [31, 254].
Giữa thế kỷ IV tr. CN. ở Hy Lạp cổ đại đã bắt đầu xuất hiện những
mầm mống của xã hội mới, và đến thế kỷ II tr. CN Hy Lạp đã bị La Mã thôn
tính, từ đây nền văn minh Hy Lạp cổ đại bước vào giai đoạn suy tàn.
Cùng với sự tan rã của chế độ nô lệ Hy Lạp thì nền triết học mà nó đẻ
ra cũng bị chia rẽ sâu sắc. Platôn là người đã linh cảm và được chứng kiến
bước khởi đầu của quá trình đó. Thực trạng này đã biểu hiện vào trong sự
chuyển hướng của triết học. Triết học thời kỳ này chuyển sang đặc biệt chú ý
đến vấn đề giáo dục, phẩm hạnh của cá nhân hơn là sự nghiên cứu về bản thân
tự nhiên, về sinh hoạt của xã hội. Triết học bắt đầu bị hạn chế trong khuôn
khổ lợi ích của cá nhân. Người ta đã thảo ra bao nhiêu đề án về đạo đức, lẽ cố
nhiên chỉ có thể giúp cho giai cấp chủ nô đã già cỗi được sống khỏe thêm,
sống dai hơn và bình tĩnh hơn ít lúc nữa mà thôi. Sự suy tàn và tan rã của các
quan hệ xã hội, những chấn động xã hội mà Hy Lạp trải qua đã làm cho họ
thất vọng sâu sắc về những trật tự chính trị - xã hội hiện tồn và những quan
điểm, những lý tưởng gắn liền với chúng. Khi đó, họ hoàn toàn không nhận



22
thấy không những cần phải mà còn có thể thay thế những trật tự, những quan
điểm, những lý tưởng nào cho những trật tự, những quan điểm và những lý
tưởng đã trở nên lỗi thời.
1.2. Các tiền đề lý luận
Sẽ không thể làm sáng tỏ được bản chất của các tư tưởng biện chứng
của Platôn, nếu không nghiên cứu những tư tưởng được đưa ra một cách sơ
bộ và được phát triển từ khá lâu trước Platôn, nói cách khác, nếu không
nghiên cứu những tư tưởng mà Platôn sẽ phê phán để kế thừa hoặc phát triển
ở một chừng mực nào đó. Platôn sống vào thời kỳ kinh điển của triết học Hy
Lạp cổ đại, trước đó là thời kỳ tiền Xôcrat, mà ở thời kỳ này rất đáng lưu ý

đến phép biện chứng khách quan ngây thơ của Hêraclit, trường phái Pitago,
phép biện chứng chủ quan của trường phái Ele mà tiêu biểu là Parmenit và
Denon, của trường phái ngụy biện cổ đại (Protago) và người thầy trực tiếp của
Platôn là Xôcrat. Đó đều là các nguồn gốc tư tưởng gián tiếp hay trực tiếp
quan trọng nhất của triết học và tư tưởng biện chứng của Platôn.
1.2.1. Phép biện chứng khách quan ngây thơ của Hêraclit (535 – 475
tr. CN.)
Vị trí trung tâm trong học thuyết về logos và vũ trụ của Hêraclit là vấn
đề các mặt đối lập và quan hệ qua lại của chúng. Tầm quan trọng của vấn đề
này đã khiến ông trở thành nhà biện chứng (theo nghĩa chúng ta hiểu ngày
nay) đầu tiên của thế giới cổ đại. Các mặt đối lập tương quan với chính bản
chất của quá trình thế giới, quan hệ qua lại và sự thống nhất của chúng cấu
thành phần lớn chủ đề suy tư của ông.
Thực ra, ngay từ đầu cần phải nói rõ là, ở trình độ phát triển sơ khai
như thế của phép biện chứng, thì chưa thể có học thuyết theo đúng nghĩa về
các mặt đối lập: Hêraclit còn chưa biết đến phạm trù "mâu thuẫn” (các mặt
đối lập trong mối liên hệ qua lại của chúng) và nội dung tư tưởng của ông chỉ



23
bộc lộ ra khi phân tích sự sử dụng từ ở ông. Phần lớn các trích đoạn tư tưởng
của Hêraclit đều mang tính ghi nhận giản đơn những dữ kiện không thể nghi
ngờ nói về tính mâu thuẫn của hiện thực và tư tưởng về nó, kiểu như "đường
thẳng và đường cong là một” hay "cái phân tán bao giờ cũng hội tụ lại” [53;
103]. Bằng những ví dụ dễ tiếp cận như vậy ông đã giải thích ý tưởng đơn
giản nhưng đủ sâu sắc của học thuyết của mình. Ông tiếp tục làm sâu sắc và
mở rộng các ví dụ ban đầu đó về mâu thuẫn bằng cách dẫn ra các ví dụ tính
tương quan của các khái niệm đối lập mà từng trong số chúng là không thể
nếu thiếu mặt đối lập của mình. Chẳng hạn như "ngày – đêm”, "sống - chết”,

"thức - ngủ” [53; 103] tất cả chúng đều "cặp đôi”, không thể được suy tư
thiếu nhau. Tính tương quan của các khái niệm đối lập là đặc trưng quan hệ
lôgíc quan trọng giữa chúng, và việc Hêraclit khám phá ra nó cho dù chưa
diễn đạt được bằng các công thức lôgíc chặt chẽ (để làm được điều đó thì còn
thiếu chính thủ thuật định nghĩa) đã là sự đi trước (chuẩn bị) cho "sự phân
đôi”, nguyên tắc phân chia khái niệm sau này ở Platôn.
Nếu tính tương quan của các khái niệm thể hiện mối liên hệ tất yếu của
các mặt đối lập, thì tính tương đối của chúng lại ghi nhận trước hết là sự khác
biệt các quan hệ, mà trong đó có sự tham dự của các khái niệm tương quan,
nhất là các đánh giá của con người: đẹp và xấu, tự hào và xấu hổ, lợi và hại.
Ai cũng biết những so sánh như "Con khỉ đẹp nhất cũng không sánh được một
người xấu nhất”, "Người sáng suốt nhất so với Thượng đế cũng chỉ là con khỉ
xét về trí tuệ, sắc đẹp, v.v.” [53, 104] của Hêraclit. Tính tương đối của các
khái niệm do Hêraclit xác lập ở đây đã mở đường cho việc hình thành nguyên
tắc phi mâu thuẫn quan trọng nhất của lôgíc học hình thức sẽ được Platôn kế
thừa, theo đó mâu thuẫn là được phép trong các quan hệ khác nhau: các khái
niệm tương đối không loại trừ nhau, chúng có thể cùng tồn tại để phản ánh
các mặt khác nhau của khách thể.

×