Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Vấn đề công lý trong tư tưởng triết học của John Rawls tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (793.26 KB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===========


ĐOÀN THỊ VƢƠNG



VẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG
TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN RAWLS



LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.80

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thảo Nguyên





HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự
hướng dẫn của TS. Trần Thảo Nguyên
Tôi cũng xin cam đoan đề tài này không trùng với bất kỳ đề tài luận
văn, luận án nào đã được công bố ở Việt Nam.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của đề tài.



Người cam đoan


Đoàn Thị Vƣơng


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, em luôn nhận được sự quan tâm, chỉ dẫn ân
cần của các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô giáo của Khoa Triết Học. Các
thầy cô giáo không chỉ là người chỉ dẫn cho em trên con đường tri thức mà
còn là tấm gương về lối sống và nhân cách cho em noi theo. Có thể nói rằng
luận văn thạc sĩ là thành tựu nhỏ bướcđầu trong sự nghiệp nghiên cứu khoa
học của em. Thành tựu đó vừa là sự kết tinh những nỗ lực học hỏi của bản
thân em, cũng đồng thời thể hiện sự tận tâm dạy dỗ của các thầy cô giáo. Qua
luận văn này, cho phép em được nói lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô
giáo, đặc biệt là cô giáo hướng dẫn của em - TS. Trần Thảo Nguyên - người
thầy đã truyền cảm hứng để em có thể hoàn thành luận văn này.



1
Mục lục
MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Tình hình nghiên cứu 6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 10

5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 10
6. Ý nghĩa của luận văn 10
7. Kết cấu của khóa luận 10
B . NỘI DUNG 11
CHƢƠNG 1 11
NHỮNG QUAN NIỆM TIÊU BIỂU VỀ CÔNG LÝ 11
VÀ CÁCH TIẾP CẬN CỦA J.RAWLS ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ CÔNG LÝ. 11
1.1. Những quan niệm về công lý trong lịch sử triết học 11
1.1.1. Ý niệm về công lý và công bằng như là ý niệm trung tâm trong các
học thuyết chính trị và đạo đức 11
1.1.2. Những cách tiếp cận khác nhau về công lý trong lịch sử tư tưởng
triết học 19
1.2. Cách tiếp cận của J.Rawls đối với vấn đề công lý 32
1.2.1. Những tiền đề lý luận cho quan điểm của J.Rawls về công lý 32
1.2.2 Phương pháp cân bằng suy tưởng trong triết học của John Rawls 39
Chƣơng 2 49
NỘI DUNG QUAN ĐIỂM CỦA J.RAWLS VỀ CÔNG LÝ 49
2.1. Những tư tưởng nền tảng cho quan điểm về công lý 49
2.1.1. Tư tưởng về vai trò của triết học chính trị 49
2.1.2. Tư tưởng về một xã hội công lý 54
2.1.3. Tư tưởng về con người công lý [xem 48, 18-24]. 58
2.2. Nội dung chính trong quan niệm về công lý 61


2
2.2.1. Vai trò của công lý và đối tượng của công lý 61
2.2.2. Những nội dung chính của luận điểm “công lý như là công bằng” 63
2.2.3. Hai nguyên tắc của công lý 71
2.3. Khả năng ứng dụng của khái niệm “công lý như là công bằng” 75
2.3.1. Vấn đề công bằng trong phân phối 75

2.3.2. Vấn đề công bằng về cơ hội, về thị trường và các nguồn lực 78
Tiểu kết chương II 80
C. KẾT LUẬN 82
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84


3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dù muốn hay không thì con người vẫn buộc phải sống thành xã hội.
Chính vì thế mà con người luôn phải tranh luận về việc làm thế nào xây dựng
một xã hội tốt đẹp. Song, như thế nào mới là một xã hội tốt đẹp? Đó là câu
hỏi đặt ra trong mỗi thời kỳ lịch sử, ngay cả khi trong xã hội chưa xuất hiện
những cuộc khủng hoảng, hoặc ngay cả khi những vấn đề chung của xã hội đã
được giải quyết ở mức độ tạm thời. Bên cạnh những gì con người đã đạt được
thì vẫn còn đó những bất ổn sâu sắc của xã hội. Tất cả những bất ổn đó đều
được bắt nguồn từ nguyên nhân sâu sa là: dù ở tầng lớp nào, những công dân
trong một xã hội cũng không ngừng băn khoăn về việc: sự công bằng trong
quá trình phân phối phúc lợi đã và đang được giải quyết như thế nào. Mở rộng
ra hơn nữa, người ta cũng nhận thấy, ngay trong cách mà con người đối xử
với nhau, hay trong luật pháp và trong các tổ chức xã hội đều đặt ra câu hỏi:
công bằng là gì? Rồi khi mà kinh tế thị trường trở thành một dạng thể chế có
tính chất phổ biến thì một vấn đề khác nữa lại đặt ra là: liệu sự phát triển tự do
vượt mức của người này có là bất công đối với kẻ kém may mắn hơn anh ta
không? Hàng loạt những kiểu quan hệ giữa người với người, giữa công dân
với xã hội, giữa công dân với nhà nước đều xoay quanh một chủ đề mà người
ta đã bàn bạc từ khi cái gọi là xã hội được định hình – đó chính là vấn đề công
lý và công bằng. Công lý và công bằng trở thành cơ sở về tính đúng đắn, tính
nhân văn chủ yếu trong một bản thiết kế về một xã hội tốt đẹp, đến mức, khi
mà một chính khách nào đó có ý định đưa ra cho công chúng biết bản thiết kế

ấy và mong nhận được lá phiếu ủng hộ từ phía họ, thì không thể không bàn
tới công lý và công bằng - những điều đúng đắn, nên làm. Công lý và công
bằng vì thế trở thành chủ đề nghiên cứu của cả triết học kinh tế, triết học đạo
đức và triết học chính trị Khi trở thành điểm giao thoa của những nghiên cứu
triết học, đây sẽ là chủ đề chính cho sự phát triển của những nghiên cứu triết


4
học trong tương lai. Năm 1971, John Rawls (1921 – 2002) nhà triết học
người Mỹ đã cho ra đời một tác phẩm triết học có tên là “Một lý thuyết về
công lý” (A Theory of Justice). Đây là một tác phẩm bàn trực tiếp nhất tới
công lý và công bằng, đặc biệt, Rawls đưa những quan niệm mới mẻ về công
lý trở thành phương pháp luận nhận thức những vấn đề rộng lớn của thời đại.
Chính từ sự ra đời những quan điểm của Rawls về công lý đã chuyển hướng
những nghiên cứu về công lý trong lịch sử tư tưởng triết học. Chuyển từ vấn
đề thưởng phạt – ai xứng đáng được nhận cái gì – bắt nguồn từ quan điểm của
Aritotles, sang vấn đề phân phối quyền lợi, nghĩa vụ, cũng như phân phối
gánh nặng và phúc lợi trong toàn xã hội. Với cách tiếp cận và giải quyết vấn
đề một cách độc đáo, quan điểm của Rawls về công lý đã được quan tâm
nghiên cứu ở rất nhiều các quốc gia khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt
Nam, những nghiên cứu cụ thể về quan điểm của Rawls còn chưa được quan
tâm đúng mức. Đây là lý do chính yếu để chúng tôi lựa chọn đề tài “Vấn đề
công lý trong tư tưởng triết học của John Rawls” làm đề tài cho luận văn
thạc sỹ của mình.
Thứ hai, cũng xuất phát từ việc dù muốn hay không con người cũng
phải buộc tham gia vào xã hội, vấn đề trên lại được nhìn nhận ở chiều cạnh
khác. Đồng ý rằng, bạn không được phép lựa chọn phương án không tham gia
vào xã hội, vì bạn bị buộc phải tham gia vào xã hội, và thậm chí là bị ném vào
xã hội, song ít nhất bạn là một công dân, một công dân của nền kinh tế tri
thức và kinh tế toàn cầu, thì bạn có quyền lựa chọn giá trị nào trong xã hội mà

bạn cho rằng nhờ nó cuộc sống của bạn được đảm bảo. Nhưng lựa chọn của
bạn không thuần túy tùy thuộc vào sở cầu riêng của bạn, mà nó bị chi phối bởi
rất nhiều thứ. Những thứ ấy, thậm chí bạn có muốn hay không thì nó vẫn tác
động tới sự lựa chọn của bạn. Bởi mỗi con người là một thực thể xã hội - văn
hóa. Và bạn mang vào trong những quyết định lựa chọn của mình tất cả
những dấu ấn của yếu tố văn hóa – xã hội của nơi bạn sinh tồn theo nghĩa


5
rộng nhất của hai từ “văn hóa” và “xã hội”. Và thế là giữa các cá nhân có một
sự khác biệt trong lựa chọn giá trị xã hội, hoặc không thống nhất được với
nhau về cùng một giá trị nào đó. Việc đó hẳn không có gì là to tát, cho đến
khi sự khác biệt trở thành đối nghịch và thù địch trên phạm vi toàn xã hội, thì
xung đột và chiến tranh chắc chắn sẽ xảy ra. Thử hình dung xem nếu mỗi một
quốc gia, mỗi một nền văn hóa không có bất kỳ một sự tương đồng nào, một
sự đồng thuận chung nào trong việc lựa chọn các giá trị xã hội, và cụ thể là
không đồng thuận được việc xem cái gì là công bằng, cái gì là không, thì có lẽ
lịch sử của các cuộc chiến tranh sẽ liên tục được viết bởi cường độ làm việc
miệt mài của các sử gia ưu tú. Cho nên, bây giờ hãy thử làm một trò chơi. Đó
là các cá nhân sẽ hoàn toàn trở nên độc lập trong quyết định của mình. Nghĩa
là, thử hoàn toàn rũ bỏ đi những quan niệm, những ấn tượng, những truyền
thống và tập tục trong nếp nghĩ của nền văn hóa đầy tính dị biệt đang hằn in
trong tâm trí, để cùng lựa chọn xem giá trị xã hội nào là cái mà chúng ta cùng
có thể chấp nhận được nhằm xây dựng một xã hội tốt đẹp theo đó. Một sự
đồng thuận giữa những cái vốn khác biệt về bản chất như thế có thể sẽ là một
viễn tưởng, nhưng đó lại chính là cách giải quyết hết sức độc đáo của Rawls
khi ông đi tìm cơ sở cho sự đồng thuận chung của cá nhân trong xã hội về các
nguyên tắc của công lý. Trong triết học chính trị của mình, Rawls đặt ra một
vấn đề là: liệu có thể tồn tại theo thời gian một xã hội công bằng và ổn định
với những công dân tự do và bình đẳng – những người vốn bị phân chia sâu

sắc bởi niềm tin tôn giáo, bởi những chiêm nghiệm triết học và những quan
niệm đạo đức? Ở điểm này Rawls rơi vào một tình huống giống I. Kant, đó là
đều cùng bị xem như là những kẻ ảo tưởng đi tìm kiếm những nền tảng
chung, có tính loài của con người, để lấy đó làm nền tảng xây dựng những giá
trị cho tất cả, bất chấp sự dị biệt của cá thể. Cách tiếp cận độc đáo này đối với
vấn đề công lý, tư tưởng triết học của Rawls đã đưa ra nhiều gợi ý quan trọng
trong việc xây dựng nền kinh tế đạt hiệu quả cao mà vẫn duy trì được công


6
bằng xã hội, cụ thể, đó là những gợi ý quan trọng cho việc hình thành những
chính sách đảm bảo sự phát triển tốt đẹp của một xã hội.
Trên đây là hai lý do quan trọng để khi nghiên cứu về các vấn đề triết
học xã hội, triết học chính trị, chúng tôi lựa chọn việc nghiên cứu “Vấn đề
công lý trong tư tưởng triết học của John Rawls” làm đề tài cho luận văn
thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Quan niệm của J.Rawls về công lý là một vấn đề gây được sự chú ý
trong những nghiên cứu triết học. Chúng tôi xin được khái quát tình hình
nghiên cứu thành hai phần, một là những nghiên cứu bên ngoài nước, với các
tài liệu được viết bằng tiếng Anh và hai là những nghiên cứu trong nước.
Vấn đề công lý là vấn đề giao thoa giữa các nghiên cứu của kinh tế học,
triết học đạo đức, và luật pháp. Khi triển khai các phạm trù của mình, các
khoa học này đều không thể không bàn tới công lý và công bằng. Quan điểm
của Rawls về công lý xuất hiện trong nhiều công trình nghiên cứu. Có thể kể
tên ở đây như cuốn “Justice – What is the right thing to do?” của M.Sandel.
Năm 2011 cuốn sách được dịch và xuất bản tại Việt Nam với tên gọi là “Phải
– Trái – Đúng – Sai” [30]. Thực chất đây là một cuốn nghiên cứu bàn về lịch
sử các quan niệm về công lý và những cách tiếp cận khác nhau về vấn đề này.
M.Sandel đặt quan niệm của Rawls trong dòng chảy chung của lịch sử tư

tưởng về công lý và chỉ ra điểm độc đáo trong quan niệm của Rawls. Cái hay
của M.Sandel là ông đưa những quan niệm trong lịch sử về công lý để nhìn
nhận những hiện tượng đang xảy ra trong xã hội Mỹ đương đại. Cuối cùng,
M.Sandel đánh giá quan điểm của Rawls về công lý mặc dù mang tính viễn
tưởng, nhưng nó mang giá trị nhân văn cao cả, khi Rawls thực sự mong muốn
các cá nhân trong cùng một xã hội có thể đạt được sự đồng thuận và cùng chia
sẻ số phận cho nhau. Những nghiên cứu của M.Sandel là thuần túy về mặt


7
triết học chính trị. Còn trong cuốn “Triết học luật pháp” R.Wacks trong
nghiên cứu về Quyền và Công lý [40] lại trích dẫn những nghiên cứu trong
“Một lý thuyết về công lý” của Rawls cùng với những quan điểm của Nozick,
xem đó như là những cách lý giải có hệ thống và đặc trưng về một vấn đề cực
kỳ quan trọng của triết học luật pháp đó là vấn đề quyền và công lý. Trong
“Đạo đức học trong kinh tế” [37], F.Vergara lại xem quan điểm của Rawls
như là một lý thuyết bàn về hiệu quả kinh tế trong dòng chảy chung của chủ
nghĩa tự do công lợi. J.Généreux trong cuốn “Các quy luật đích thực của nền
kinh tế” [16], lại cho rằng Rawls đã nhìn ra một quy luật cực kỳ quan trọng
của một nền minh tế phát triển bền vững khi ông xây dựng quan điểm về công
lý đó là: suy cho đến cùng, hiệu quả đích thực của một sự phát triển kinh tế đó
là công bằng xã hội. J.Généreux đánh giá một trong những thành công trong
quan niệm của Rawls đó chính là Rawls đã tính đến sự tồn tại tất yếu của các
bất bình đẳng trong xã hội và trong nền kinh tế, để từ đó khuyến cáo các nhà
hoạch định chính sách có cách ứng xử như thế nào để đạt được tối đa từ cái
lợi tối thiểu.
Ngoài những nghiên cứu trên thế giới đã được xuất bản ra tiếng Việt,
chúng tôi còn sử dụng được những bài nghiên cứu đăng trên trang
với các bài nghiên cứu chuyên đề bàn về các khái
niệm như “vị trí khởi thủy”, “bức màn vô minh”, “sự cân bằng suy

tưởng” đều là những khái niệm hết sức quan trọng của “Một lý thuyết về
công lý”.
Trong khi những nghiên cứu về quan niệm của Rawls về công lý trên
thế giới tương đối sâu sắc và ở nhiều lĩnh vực, thì ở Việt Nam đây có lẽ còn là
một đề tài mới mẻ. Những phân tích về quan điểm triết học của Rawls xuất
hiện trong các cuốn nghiên cứu lịch sử triết học như “Triết học Mỹ” tác giả
Trần Đăng Duy, “Lịch sử triết học phương Tây” của Nguyễn Tiến
Dũng Trong những nghiên cứu này, tư tưởng của Rawls được xem là một


8
trong những tư tưởng làm nên sự phong phú của triết học phương Tây hiện
đại. Đáng chú ý nhất trong những công trình nghiên cứu trong nước về tư
tưởng triết học của Rawls phải kể đến công trình luận án tiến sỹ của tác giả
Trần Thảo Nguyên, với đề tài là “Triết học kinh tế trong “Lí thuyết về công
lý” của nhà triết học Mỹ John Rawls”. Luận án này được nhà xuất bản Thế
giới ấn hành năm 2006. Đây là một công trình công phu, trong đó Trần Thảo
Nguyên đã minh định rõ những nội hàm của luận điểm chính trong “Một lý
thuyết về công lý” đó là luận điểm “công lý như là công bằng” (justice as
fairness). Tác giả cũng chỉ rõ khả năng ứng dụng của luận điểm “công lý như
là công bằng” vào trong việc giải quyết các vấn đề thực tế, và cụ thể hơn nữa
là những vấn đề thực tế của xã hội Việt Nam. Đây được xem là tài liệu chính
yếu giúp chúng tôi thực hiện những nghiên cứu của mình trong luận văn này.
Những nghiên cứu của Trần Thảo Nguyên trong tác phẩm trên đi theo hướng
khai thác các ý tưởng triết học kinh tế trong “Một lý thuyết về công lý”. Nó
có tính chất gợi mở quan trọng, tuy nhiên, chúng tôi muốn được hiểu rõ hơn
vai trò và nội hàm của quan niệm về công lý của Rawls ở nhiều bình diện
khác nữa. Xem rằng, Rawls đã giải quyết như thế nào vấn đề công lý còn tồn
tại trong lịch sử, đâu là những tư tưởng nền tảng để ông triển khai luận điểm
“công lý như là công bằng”.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài là phân tích và trình bày quan niệm của J.Rawls về
công lý. Với các nhiệm vụ cụ thể là:
Thứ nhất, hiểu được vị trí của vấn đề công lý trong các học thuyết
chính trị, các cách tiếp cận khác nhau về vấn đề công lý trong lịch sử triết
học, từ đó chỉ ra điểm mới mẻ trong cách tiếp cận của Rawls đối với vấn đề
này.
Thứ hai, trình bày nội dung quan niệm của Rawls về công lý


9


10
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của luận văn là quan niệm của Rawls về công lý
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu tập trung trong tác phẩm “Một lý thuyết về
công lý” (A Theory of Justice) (1971) và tác phẩm “Công lý như là công
bằng: Sự tái trình bày” (Justice as Fairness: A Restatement) (2001).
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của các nhà triết học maxist về
lịch sử triết học, đặc biệt là lý luận về tính độc lập tương đối của ý thứ so với
vật chất, và lý luận về hình thái kinh tế xã hội.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là những phương pháp
phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp thống nhất giữa logic – lịch sử
trong nghiên cứu lịch sử triết học.
6. Ý nghĩa của luận văn
Góp một phần nhỏ vào nghiên cứu triết học của J.Rawls nói chung và
trình bày rõ quan điểm của ông về công lý nói riêng.
7. Kết cấu của khóa luận

Luận văn gồm 4 phần, riêng phần nội dung gồm 2 chương với 5 tiết.



11
B . NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
NHỮNG QUAN NIỆM TIÊU BIỂU VỀ CÔNG LÝ
VÀ CÁCH TIẾP CẬN CỦA J.RAWLS ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ CÔNG LÝ
1.1. Những quan niệm về công lý trong lịch sử triết học
1.1.1. Ý niệm về công lý và công bằng như là ý niệm trung tâm trong
các học thuyết chính trị và đạo đức
Tồn tại một quan niệm truyền thống trong tư tưởng triết học Phương
Tây xem công lý và công bằng như là phần cốt lõi trong các học thuyết về
chính trị và đạo đức [xem 47]
1
. Dường như công lý và công bằng là những
nguyên tắc trong việc đưa ra một quyết định đạo đức hay một quyết định
chính trị. Điều đó có nghĩa, kể từ khi cái gọi là chính trị và đạo đức của con
người ra đời – như là công cụ để thiết lập và duy trì xã hội thì những ý niệm
về công lý và công bằng đã hình thành. Công lý (justice) và công bằng
(fairness) là những thuật ngữ có liên quan đến nhau mật thiết và đôi khi chúng
được dùng để thay thế lẫn nhau. Tuy nhiên, cũng đã có những nghiên cứu chỉ
ra sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này. Về cơ bản chúng đều là những giá trị
có tính chất nền tảng, trở thành nguyên tắc trong việc thiết kế nên những thiết
chế xã hội, chính sách, song, “công lý” thường mang tính đạo đức, được
dùng để tham chiếu những tiêu chuẩn của điều được cho là đúng đắn, nên làm
theo. Trong khi đó, “công bằng” thường mang tính kiểm soát, khi nó được
dùng làm giá trị cho những phán xét mà không cần đến sự tham chiếu của
cảm xúc hay vì lợi ích của một ai. Người ta sẽ cảm thấy một điều gì đó là bất

công – không công bằng khi nhận được sự phân chia không đồng đều, khi
nhận được sự trừng phạt không thích đáng, và khi không nhận được sự đền bù


1
Kể từ đây và tiếp sau: số thứ nhất chỉ số thứ tự của tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo, số thứ hai chỉ
trang của tài liệu.


12
thỏa đáng. Trong những trường hợp cụ thể, sẽ xuất hiện những loại công bằng
cụ thể gồm: công bằng phân phối, công bằng trừng phạt và công bằng đền bù.
Nếu như trong chính sách của một thiết chế, một cộng đồng xuất hiện những
loại công bằng này, thì nó được xem như là có tính công lý – điều đúng, nên
làm. Nhưng một câu hỏi được đặt ra đó là tại sao công lý và công bằng lại
được xem như là những ý niệm trung tâm của các học thuyết chính trị và đạo
đức.
Nếu như các thiết chế xã hội đã từng tồn tại trong lịch sử đều được hình
thành theo cách mà chủ thể lịch sử thời điểm ấy nghĩ là tốt, thì công lý và
công bằng là những nguyên tắc để vận hành những cách thức ấy. Hay nói đơn
giản hơn cách thức hình thành những thiết chế xã hội luôn phải đảm bảo thực
thi đúng những nguyên tắc dựa trên những giá trị công lý và công bằng, vốn
đã được chủ thể lịch sử vào thời điểm đó chấp nhận và thỏa thuận với nhau.
Hãy bắt đầu từ điểm khởi đầu của lịch sử - đó chính là những cộng
đồng bộ thời nguyên thủy. Ở đây, nên có một sự giải thích, khi chúng tôi
không bắt đầu nghiên cứu của mình từ gia đình – thiết chế xã hội được cho là
đầu tiên. Bởi, mối quan hệ giữa cá nhân với nhóm mà anh ta bị thâu thuộc vào
– gia đình anh ta, không chỉ bị chi phối bởi quan hệ cá nhân – tập thể, với
những quan tâm về lợi ích sinh tồn, mà còn bị chi phối bởi quan hệ khác,
thiêng liêng và không có lý do để giải thích, đó chính là quan hệ huyết thống.

Tôi phụng dưỡng bố của tôi, dù ông có đối xử tệ với tôi, hoặc không xứng
đáng với những điều tốt đẹp vì một lý do nào đó, không phải vì ông là một cá
thể trong tập hợp mà tôi cũng là một thành phần trong đó, mà bởi vì, đó là bố
của tôi. Điều này là thiêng liêng và không cần phải giải thích. Do đó, hãy bắt
đầu từ những cộng đồng bộ lạc, nơi mà quan hệ huyết thống bị đặt ngang


13
hàng, hoặc thứ yếu, để suy xét về hành vi của cá nhân trong mối quan hệ với
xã hội.
Sự sinh tồn và phát triển của một bộ lạc được duy trì khi và chỉ khi bộ
lạc ấy đảm bảo chia đều số thức ăn, quần áo, sự an toàn, cho các hộ gia
đình. “Chia đều” là điều kiện đảm bảo để duy trì các mối quan hệ trong bộ lạc
ở mức độ hài hòa. Khi mọi thứ không được chia đều, hoặc một trong những
thứ mà bộ lạc có không được chia đều, thì chắc chắn mức độ hài hòa trong
mối quan hệ của bộ lạc sẽ bị thử thách. Việc một anh chàng nào đó trong bộ
lạc đi săn được nhiều con thú, lập được công trạng trong việc bảo vệ an toàn
cho bộ lạc, gây ra một sự thu hút nhất định đối với các cô gái trong bộ lạc
nhiều hơn các chàng trai khác, điều đó cũng được xem như là một sự “chia
không đều”. Và sự mâu thuẫn, xung đột giữa những thành viên trong cộng
đồng, từ những điều căn bản nhất của sự sống, là những điều rất đỗi hiển
nhiên. Mọi thứ đều cần phải chia đều, vì như thế mới công bằng, và như thế,
cộng đồng đó mới hài hòa. Vấn đề là, tại sao người ta xem đó là nguyên tắc
để duy trì sự hài hòa trong quan hệ của cộng đồng? Ngày nay, khi nghiên cứu
các lý thuyết về công bằng xã hội, người ta cũng khẳng định rằng “sẽ không
thể có quan điểm về công lý và công bằng, nếu như không xuất hiện các mâu
thuẫn từ việc hàng hóa và các loại dịch vụ trở nên khan hiếm và mọi người trở
nên khác biệt từ việc họ nhận được cái gì” [xem 47]. Hay nói cách khác, công
lý và công bằng dường như là cách thức để giải quyết những xung đột, bất
đồng và mâu thuẫn trong quan hệ xã hội. Tại sao, công lý và công bằng lại

đóng vai trò như là giá trị trung tâm của những điều mà con người cho là tốt
đẹp ở mỗi thời điểm khác nhau của lịch sử? Câu trả lời khả dĩ nhất cho các
câu hỏi này chỉ có thể là: ý niệm về sự công bằng và đồng thời với nó, là ý
thức về sự bất công là một trong những ý thức mang tính loài, có liên quan
với bản tính thiện của con người. Chính vì thế, nó là một loại ý niệm có tính


14
tiên nghiệm. Cái tự ý thức về sự công bằng, hay một điều gì đó là công bằng
là khởi điểm đầu tiên, là lý do đầu tiên và quan trọng nhất khiến cho một cá
thể tham gia vào một nhóm nhất định, hay quyết định tiến hành một hành vi
trao đổi. Sự thực là “ý thức về sự công bằng đã ăn sâu vào não trạng chúng ta
trở thành xúc cảm chung của loài người và cả bộ linh trưởng” [31, 44]. Sẽ là
tốt, nếu như một thể chế giúp cho các thành viên trong đó hạnh phúc, song,
hạnh phúc lại không phải là nguyên lý tối thượng để trở thành chiến lược duy
trì sự ổn định trong cộng đồng, mà thay vào đó, chính công lý và công bằng
trở thành tiêu chí để đánh giá xem cộng đồng đó, thể chế đó là tốt hay xấu.
Chính vì, ý thức về sự công bằng và công lý là loại ý thức mang tính loài và
gắn với bản chất có tính thiện của con người, cho nên chúng dường như là
một loại “tình cảm tự nhiên”, nảy sinh một cách tức thì trong não trạng của
con người khi đánh giá một hành vi nào đó trong cộng đồng, và cái cảm giác
đó thường được khơi dậy trong con người rất mạnh mẽ [xem 37, 147-148].
Điều đó có nghĩa rằng, công lý và công bằng dường như không hẳn chỉ là giá
trị “làm đẹp” - theo nghĩa, nó là những giá trị biện hộ cho thể chế mà những
chính khách muốn cử tri của mình hướng tới, mà đó thực sự là một trong
những dấu hiệu để con người nhận diện nhau, tin tưởng nhau và gắn bó với
nhau. “Công lý là một biểu hiện của sự công nhận lẫn nhau của chúng ta về
những giá trị cơ bản của nhau” [47]. Hãy lấy ví dụ về điều này qua hành vi
trao đổi của các cá nhân – hành vi đầu tiên được xem là hành vi có ý thức về
mối quan hệ của con người với đồng loại của mình. Khi một cá nhân thực

hiện trao đổi một sản phẩm nào đó anh ta có cho một người khác, thì ngoài
tính sở hữu của bản thân anh ta đối với sản phẩm ấy, ngoài giá trị sử dụng của
sản phẩm mà anh ta đang mong muốn, thì một trao đổi có tính công bằng,
ngang nhau là lý do khiến cho anh ta tiến hành cuộc trao đổi ấy. Ý niệm về
công lý và công bằng vốn có ở cả hai chủ thể của quá trình trao đổi, và tôi chỉ


15
có thể trao đổi với anh, nếu như tôi chắc chắn rằng cả anh và tôi đều nhận
thấy rằng trao đổi ấy là công bằng, hay nói một cách khác là cả tôi và anh đều
có ý niệm về sự công bằng. Nếu như một cá nhân không có ý niệm về sự công
bằng, thì tối thiểu, một hành vi trao đổi lấy những vật phẩm cơ bản của đời
sống, không thể diễn ra được; hoặc nếu, cá nhân đó không có ý niệm về sự
công bằng trùng khít với ý niệm về sự công bằng chung – giá trị chung mà
cộng đồng của anh ta đang tôn thờ, thì chắc chắn không có một sự ràng buộc
tự nhiên nào giữa anh ta và cộng đồng đó. Ý niệm về công lý và công bằng
chính là dấu hiệu mang tính loài để con người nhận diện ra nhau và đối xử với
nhau trong vô số các quan hệ cộng đồng. Đó chính là lý do vì sao công lý và
công bằng trở thành vấn đề hạt nhân trong các lý thuyết về chính trị và đạo
đức – những lý thuyết được coi là công cụ để con người điều hành xã hội của
mình trong tiến trình lịch sử.
Một lý do khác cũng lý giải tại sao công lý và công bằng lại trở thành
vấn đề trung tâm trong các học thuyết chính trị và đạo đức là bởi, công lý là
một trong những chủ đề đạo đức cơ bản của tôn giáo. Vì con người có bản
tính yếu ớt và luôn tin vào một thế lực siêu nhiên, nên con người có tình cảm
tự nhiên đối với những điều gì là công lý và công bằng nếu đó là những điều
thuộc về ý chí của Thượng Đế, hay là những điều khuyên răn của Đức Phật.
Trên thực tế, giữa các hình thái ý thức trong kiến trúc thượng tầng của
một chế độ xã hội có mối quan hệ với nhau hết sức chặt chẽ. Do đó, nếu như
đạo đức và chính trị xem công lý và công bằng như là hạt nhân trong những

nghiên cứu của mình, thì các tôn giáo cũng xem đó như là một giá trị căn bản
nhất, để trên đó triển khai toàn bộ hệ thống giáo lý, giáo luật của mình. Như ta
đã biết, trong bất kỳ giáo lý của tôn giáo nào cũng tồn tại những điều luật cấm
kỵ và có tính răn đe. Bởi nếu đã hình thành luật, thì luôn luôn có những chế


16
tài liên quan tới việc vi phạm luật. Chúa không thiên vị ai, bởi vì Chúa yêu
thương mọi người, nhưng những điều sai trái vi phạm những điều răn của
Chúa, nhất định sẽ bị trừng phạt thích đáng. Và như thế là công bằng! Cũng
tương tự như vậy, Phật giáo dựa vào luật Nhân Quả làm cơ sở cho những răn
đe đối với phật tử của mình. Gieo nhân nào thì sẽ gặp quả đó. Và như thế là
công bằng! Chúng ta có cảm giác về sự công bằng và công lý khi chúng ta tin
rằng đó là điều mà Chúa nói, là điều mà Đức Phật răn dạy. Và đối với phần
đông người trong xã hội, cái ý niệm về công lý và công bằng dưới lăng kính
của tôn giáo gần gũi và dễ hiểu hơn rất nhiều so với cái ý niệm về công lý và
công bằng dưới lăng kính của chính trị hay đạo đức. Suy cho đến tận cùng, thì
ý niệm về công lý và công bằng chính là biện pháp để các tôn giáo duy trì đức
tin của các tín đồ, là biện pháp khiến họ thực hành một cách nghiêm túc
những điều răn dạy trong giáo lý. Và cũng chính vì sự ảnh hưởng của tôn giáo
đối với cá nhân mà ý niệm về công lý và công bằng trở nên hiển nhiên hơn rất
nhiều, trở thành một loại ý niệm có tính siêu nghiệm, gắn với cái thiêng của
con người. Do đó, nếu một chính khách muốn bàn đến những vấn đề về thể
chế, về đảng cầm quyền hay về những chính sách có thể sẽ hấp dẫn những cử
tri của mình, thì không thể đưa ra những lời kêu gọi trái với bối cảnh tín
ngưỡng chung của cộng đồng mà họ đang tranh cử. Một thể chế được xem là
tốt khi nó luôn có sự hài hòa một cách tự nhiên đối với tôn chỉ chung của giáo
lý tôn giáo đang được thịnh hành trong cộng đồng ấy.
Chúng ta vừa nói đến công lý và công bằng với tư cách là những ý
niệm có tính tiên nghiệm, là đặc trưng mang tính loài của con người, và đồng

thời là những ý niệm có tính siêu nghiệm gắn với đức tin của các học thuyết
tôn giáo, song còn một lý do quan trọng khác khiến cho ý niệm về công lý và
công bằng trở thành vấn đề trung tâm của chính trị và đạo đức đó là, bản thân
ý niệm về công lý và công bằng là những kết luận được rút ra một cách logic


17
từ một số những mệnh đề mà lý tính con người xem là tiên đề tổng quát về
bản tính của chính mình. Ở hai khía cạnh trước, có cảm giác như ý niệm về
công lý và công bằng là cái vốn có thuộc về đặc tính loài, hay là điểm tựa,
thuộc về đức tin vào cái thiêng, thì ở khía cạnh này, con người dựa vào công
cụ vốn có của chính mình – lý tính – để rút ra những nguyên tắc trong việc
điều hành xã hội của mình. Lý tính của con người được xem như là một trong
những nguồn gốc chính dẫn đến những trí thể tồn tại trong bối cảnh tinh thần
của con người trong mỗi thời kỳ lịch sử. Lý tính ấy được sinh ra từ một khả
năng tiên nghiệm của chính con người, nhưng khi đã được ra đời, thì nó tách
biệt với bản thể đầu tiên của nó, đứng đối lập và chỉ huy toàn bộ hành động
của con người. Vì có được sức mạnh lớn như vậy, nên những gì lý tính chứng
minh bằng những suy diễn là hợp lý thì đó chính là điều đúng đắn. Lý tính lấy
mệnh đề “Con người là một động vật xã hội” làm tiên đề căn bản cho toàn bộ
suy diễn của mình. Mệnh đề này được chọn làm tiên đề dựa vào những quan
sát từ chính hiện thực sinh động của con người với tư cách là một loài trong
sự so sánh với các loài sinh vật khác trong tự nhiên. Quan sát này cho thấy
rằng, theo bản tính, con người là một động vật xã hội, cơ thể sinh học của con
người được rõ ràng cho thấy con người được tạo ra để buộc phải sống thành
một xã hội. Tự nhiên không trang bị cho con người khả năng có thể tự thỏa
mãn những nhu cầu tối thiểu của mình một cách độc lập. Con người cũng
không có được những kỹ năng sinh tồn siêu đẳng như một số loài động vật
khác. Trong tương quan so sánh, thực chất, nếu không thể sống trong một xã
hội, thì con người là một loài sinh vật vô cùng yếu ớt. Vì thế, lý tính cho rằng,

con người ngoài việc cố kết thành một cộng đồng với nhau thì không còn một
cách nào khác để sinh tồn. Khi mệnh đề “Con người là một động vật xã hội”
đã được chứng minh là đúng, thì nó trở thành tiên đề cho các tất yếu logic tiếp
theo được rút ra về những quyền và nghĩa vụ tự nhiên của những cá nhân,


18
nhằm tạo ra điều kiện cho sự ra đời và tồn tại của xã hội. Và ngay khi xuất
hiện khái niệm “quyền” và “nghĩa vụ”, thì lập tức cái ý niệm về sự “chia đều”
xuất hiện trở lại, trở thành nguyên tắc để người ta nói về quyền và nghĩa vụ
của cá thể trong nhóm. Sự xuất hiện của ý niệm về công lý và công bằng là
một tất yếu logic trong quá trình lý tính xây dựng hiện thực của riêng mình.
Như vậy, “bằng những suy diễn từ một số tiên đề tổng quát về bản tính con
người, lý tính cho phép phân biệt những luật và thể chế công bằng với những
luật và thể chế bất công” [31,151].
Ý niệm về công lý và công bằng với tư cách là một ý niệm mang tính
tiên nghiệm về đặc trưng có tính loài của con người, là ý niệm mang tính siêu
nghiệm khi gắn với cái thiêng và là một công việc quan trọng trong sự kiến
tạo ra hiện thực của lý tính đã chứng tỏ rằng đó chính là vấn đề trung tâm có
tính nguyên tắc của các học thuyết chính trị và đạo đức, khi người ta xem
chính trị và đạo đức như là công cụ để tổ chức ra xã hội và sự vận hành của xã
hội ấy. Điều đó không có nghĩa rằng, tồn tại một loại ý niệm chung về sự
công bằng và công lý cho tất cả các dân tộc, các nền văn hóa, các giai đoạn
lịch sử khác nhau. Mà tùy vào sự thỏa thuận của các chủ thể lịch sử và văn
hóa ấy mà ý niệm về sự công bằng và công lý sẽ khác nhau. Chỉ biết rằng, ý
niệm về sự công lý và công bằng trở thành mô thức chung về nguyên tắc cho
việc triển khai những ý tưởng khác về chính trị và đạo đức. Nếu một điều gì
đó được xem là phù hợp, đúng đắn, được xem là thiện thì nó không đối lập
với việc đem lại công lý và công bằng cho các thành viên trong cộng đồng đó.




19
1.1.2. Những cách tiếp cận khác nhau về công lý trong lịch sử tư tưởng triết
học
Tư tưởng của Aristoles về công lý
Mang đặc trưng về tính khái quát của triết học Hy Lạp cổ đại, tư tưởng
của Aristoles về công lý được bàn đến khi ông viết về các vấn đề chung của
chính trị trong tác phẩm Chính trị luận. Tác phẩm gồm 8 quyển, trong đó
Aristoles bàn đến bản chất của một xã hội tốt đẹp, những công việc chính yếu
mà một xã hội phải đảm bảo để các thành viên có được một cuộc sống tốt
đẹp, hay phẩm chất của một nhà lãnh đạo Ý tưởng chung cho toàn bộ tác
phẩm này được Aristoles đặt ngay trong chương 1, quyển I, ông khẳng định
rằng: “một cộng đồng được thiết lập nhằm đạt tới một cái tốt nào đó; vì hoạt
động của con người luôn luôn nhằm đạt tới cái mà nó nghĩ là tốt. Nhưng, nếu
tất cả các cộng đồng đều nhắm đến một cái tốt, thì nhà nước hay cộng đồng
chính trị - cộng đồng cao nhất và bao trùm tất cả các cộng đồng - phải nhắm
tới cái tốt cao cả hơn mọi cái tốt khác, và phải là cái tốt ở mức độ cao nhất”
[1,42]. Toàn bộ ý tưởng của Aristoles về công lý gắn liền với cách mà ông
quan niệm về một cộng đồng chính trị tốt đẹp – cộng đồng sẽ đảm bảo đời
sống tốt đẹp với nhiều phẩm hạnh đạo đức được tôn vinh cho các thành viên
sống trong đó. Chính vì thế, công lý là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của
một cộng đồng chính trị. Trong một xã hội, dưới một chế độ chính trị nhất
định, công lý luôn bao hàm hai nhiệm vụ: thứ nhất, nó giải thích mục đích
hoạt động của toàn bộ cộng đồng chính trị. Cộng đồng chính trị này ra đời để
làm gì? Nó ra đời để đảm bảo cho một xã hội công bằng, đảm bảo điều gì là
tốt đẹp và nên làm cho một xã hội. Ở mặt này, công lý có tính mục đích luận.
Thứ hai, công lý là tiêu chuẩn để xem xét những giá trị còn lại được xã hội
tôn vinh. Điều này có nghĩa, khi công lý đã trở thành phẩm chất của cộng



20
đồng chính trị đó, thì nó sẽ trở thành giá trị chính yếu, như là một quy chuẩn
để căn cứ vào đó người ta xem xét các giá trị còn lại trong cộng đồng. Xem
xét xem liệu giá trị nào đáng được suy tôn còn giá trị nào thì không; xem xét
xem ai, nhóm nào xứng đáng được nhận cái gì. Và mục đích tối thượng của
công lý khi thực thi nhiệm vụ với tư cách là một phẩm chất đạo đức của cộng
đồng chính trị đó là phải làm sao đảm bảo được một đời sống thực sự tốt đẹp.
Do đó, nếu như muốn xem xét sự khác biệt giữa các chế độ xã hội, thì phải
xem xét cách họ quan niệm khác nhau về công bằng như thế nào.
Trong chương 9 của quyển III, khi bàn đến sự khác biệt giữa hai chế độ
là chế quả đầu và chế độ dân chủ [1, 170-174], Aristoles đã chỉ ra một lưu ý
quan trọng khi nghiên cứu về công lý với tư cách là giá trị có tính mục đích
của cộng đồng chính trị - “đó là, khi áp dụng những nguyên tắc bình đẳng, họ
vừa là đối tượng vừa là người phán xét. Và người ta, khi dính dáng đến
[quyền lợi của] chính mình, đều không thể nào phán xét cho công minh được.
Trong khái niệm về sự công bằng chứa đựng một mối quan hệ đến con người
cũng như vật chất, và một sự phân phối công bằng” [1,170-171]. Ông đưa ra
ví dụ, rằng “[cả quả đầu lẫn dân chủ đều cho rằng] công bằng là bình đẳng về
phương diện tham gia chính quyền, nhưng [theo những người dân chủ], đó là
sự bình đẳng cho tất cả mọi người. Còn trong chế độ quả đầu, sự bất bình
đẳng [về phương diện tham gia chính quyền], lại được xem là công bằng,
nhưng đó là công bằng giữa những người không đồng đẳng” [1, 170]. Điều đó
có nghĩa, công bằng và sự phân phối công bằng theo cách đúng đắn – công lý
là tùy thuộc hoàn toàn vào mục tiêu của một xã hội, tùy thuộc vào những giá
trị nào được tôn vinh và tán thưởng trong cộng đồng. Ở góc độ này có thể
nhận thấy Aristoles tiếp cận công lý ở khía cạnh đạo đức. Hay nói một cách
khác, thì phạm trù công lý chính là một phạm trù có tính lịch sử. Điều đó
cũng hàm nghĩa một điều là: khó để đạt tới một công lý có tính tuyệt đối, có



21
giá trị chung cho mọi xã hội vào những thời điểm lịch sử khác nhau. Tuy
nhiên, bên cạnh đó, có thể thấy một ý quan trọng khác của Aristoles trong tác
phẩm “Đạo đức học của Nichomachus” khi ông nói về tính nguyên tắc trong
phân phối công bằng, bình đẳng là “những bình đẳng nên được đối đãi (chia)
một cách đồng đều, còn những bất bình đẳng thì nên được đối xử một cách
không đồng đều” [trích theo 47]. Như vậy, dù không thể có một công lý
chung cho tất cả các xã hội, song luôn có nguyên tắc chung để phân chia,
phán xét một cách công bằng nhất. Đó chính là cái logic, là mô thức chung
trong việc thiết lập nguyên tắc mà không làm mất đi tính sinh động của lịch
sử.
Vấn đề còn lại nằm ở chỗ làm sao có thể xác định được mục tiêu chung
của xã hội, bởi điều đó cơ hồ làm giảm đi quyền tự do cá nhân, hay thậm chí
tước đi quyền tự do lựa chọn của cá nhân. Làm sao để thống nhất được sự lựa
chọn hết sức đa dạng của các thành viên trong xã hội để rồi từ đó thống nhất
cho được mục tiêu chung của xã hội ấy? Aristoles trả lời cho vấn đề ấy khi
bàn về mục đích của chính trị. “Mục đích của chính trị không phải để thiết lập
một khuôn khổ các quyền trung lập với các mục tiêu. Chính trị phải góp phần
hình thành nên công dân tử tế và thúc đẩy các đức tính tốt.” [trích theo 30,
286]. Vì “tất cả các cộng đồng đều nhằm đến một cái gì tốt” [1, 42] nên mục
đích của chính trị chính là giúp cho các thành viên trong xã hội học cách sống
tốt cuộc đời, là để phát triển khả năng và giá trị đặc biệt của con người [xem
1,164-166].
Từ đây chúng ta xem xét toàn bộ logic trong lập luận của Aristoles về
công lý như sau: mục tiêu của cộng đồng chính trị là đảm bảo một cuộc sống
tốt đẹp cho người dân, sống trong những cộng đồng tốt, những công dân có
quyền phát huy những giá trị của bản thân mình. Một xã hội tốt đẹp như thế



22
sẽ xem xét công lý như là mục tiêu, là giá trị quan trọng nhất để đảm bảo
phân phối công bằng cho tất cả những ai xứng đáng với những gì họ đóng góp
cho xã hội và công lý là giá trị quy chuẩn để đánh giá những giá trị khác được
tôn vinh trong xã hội. Và điều sâu sa hơn cả làm nền tảng cho toàn bộ logic
trên đó là khi Aristoles bàn về bản chất chính trị - xã hội của con người.
Trong quyển I của tác phẩm Chính trị luận [xem 1, tr.42-82], khi bàn về các
hoạt động chính trị, Aristoles khẳng định chỉ khi nào con người sống trong
thành bang và hoạt động chính trị thì mới có thế hoàn thành bản chất con
người của mình. Chỉ có trong các cộng đồng chính trị như thế chúng ta mới có
khả năng vận dụng những giá trị vốn có của bản thân, mới có thể bàn bạc về
công lý, về bất công hay những gì được cho là tốt đẹp của cuộc sống. Nếu
không sống trong các cộng đồng ấy, những gì chúng ta nói đến công lý chẳng
khác nào những điều phù phiếm. Năng lực phát triển đạo đức như là năng lực
tự thân của con người. “Con người, khi toàn hảo, là động vật tốt đẹp nhất,
nhưng nếu hắn bị cách ly khỏi luật pháp và công chính, thì lại trở thành một
động vật xấu xa nhất. Bất công trở nên tệ hại hơn khi đó là sự bất công được
vũ trang, vì con người sinh ra có được đôi tay [cũng như ngôn ngữ] để làm
cho con người tốt hơn về đạo đức, nhưng đôi tay cũng có thể được dùng để
làm những chuyện xấu xa. Đó là lý do tại sao nếu con người không có được
đức hạnh hắn sẽ trở thành dã man nhất, đê tiện nhất, chỉ biết chiều theo nhục
dục. Sự công chính [chính là sự cứu rỗi của con người] thuộc về nhà nước, vì
công chính - sự phân biệt thế nào là công bằng, là lẽ phải – là trật tự của một
xã hội chính trị” [1, 48-49].
Những phân tích mang tính khái quát về các vấn đề của chính trị của
Aristoles gợi mở một khuynh hướng tiếp cận công lý – cách tiếp cận từ góc
độ đạo đức – trong đó chỉ rõ chủ đề của công lý chính là vấn đề thưởng phạt –

×