Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (781.19 KB, 89 trang )


1

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN TRIẾT HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI
VÀ NHÂN VĂN



LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC




TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC
TRONG TRIẾT HỌC KHAI SÁNG PHÁP

Mã số: 60 22 80



Người thực hiện: Lƣơng Mỹ Vân
Người hướng dẫn: TS. Đỗ Minh Hợp




Hà Nội 07/2006

2




LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có xuất xứ
rõ ràng, các kết luận chưa được công bố trong bất cứ một
công trình nào khác.

Tác giả luận văn


Lương Mỹ Vân












3
MỤC LỤC

Mở đầu 2

CHƢƠNG 1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ CỦA TƢ TƢỞNG
ĐẠO ĐỨC TRONG TRIẾT HỌC KHAI SÁNG PHÁP 12
1.1. Điều kiện kinh tế – xã hội 13
1.2. Tiền đề khoa học và văn hóa 19
1.2.1. Sự phát triển của khoa học tự nhiên và khoa học
thực nghiệm, sự đề cao lý tính 20
1.2.2. Thái độ đối với Nhà thờ và tôn giáo 23
1.3. Tiền đề tư tưởng – lý luận 27
1.3.1. Tư tưởng đạo đức thời kỳ Cổ đại 28
1.3.2. Tư tưởng đạo đức thời kỳ Phục hưng 32
1.3.3. Tư tưởng đạo đức thời kỳ Cận đại 35

CHƢƠNG 2. TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC TRONG TRIẾT HỌC
KHAI SÁNG PHÁP QUA NHỮNG CHỦ ĐỀ CƠ BẢN 40
2.1. Tự do 44
2.2. Tinh thần duy lý, “khai sáng” 52
2.3. Khoan dung 67
2.4. Mấy nhận xét bước đầu về tư tưởng đạo đức trong triết học Khai
sáng Pháp 75

Kết luận 80

Danh mục tài liệu tham khảo 82



4
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Từ xưa đến nay, vấn đề đạo đức, một trong những lĩnh vực hoạt động
người quan trọng và rộng nhất, luôn được quan tâm sâu sắc ở mọi cấp độ – từ
trong ý thức thông thường của nhân dân, đến tư tưởng của các nhà khoa học.
Có thể nói, đạo đức thuộc về số ít những lĩnh vực luôn mang tính cấp thiết và
luôn đặt ra những vấn đề mới.
Tuy nhiên, đó là đạo đức theo nghĩa đạo đức học chuẩn tắc và đạo đức
học ứng dụng. Còn đối với lịch sử tư tưởng đạo đức, vấn đề là tại sao việc
nghiên cứu những tư tưởng đạo đức đã qua rất lâu trong lịch sử (cụ thể như
việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng đạo đức của triết học Khai sáng Pháp) lại có
thể có ý nghĩa – tức là có tính cấp thiết? Vì như Ăngghen
1
đã nói, “từ thời đại
này đến thời đại khác, những quan niệm về thiện và ác đã biến đổi đến mức
chúng thường trái ngược hẳn nhau” [26, tr.135].
Lý do thứ nhất, theo chúng tôi, là việc cần thiết phải nghiên cứu lịch sử
tư tưởng – tư tưởng nói chung và tư tưởng đạo đức nói riêng – của mỗi một
giai đoạn đã qua. Ăngghen từng viết: “tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm
sinh dưới dạng năng lực của người ta mà có thôi. Năng lực ấy cần phải được
phát triển hoàn thiện, và muốn hoàn thiện nó thì cho tới nay, không có cách
nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước” [26, tr.487]. Như
vậy, ở một khía cạnh nào đó, có thể thấy mọi nghiên cứu về lịch sử tư tưởng
đều là cần thiết. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, đứng trước
những thách thức ngày càng lớn của công cuộc hội nhập và phát triển, việc
phát triển năng lực tư duy lý luận, khả năng giải quyết “những cái chung” mà

1
Việc trình bày tên riêng và địa danh trong luận văn được thực hiện như sau: đối với tên các nhà kinh điển
của chủ nghĩa Mác, chúng tôi sử dụng phiên âm tiếng Việt; đối với tên các tác giả nước ngoài, chúng tôi để
nguyên văn; đối với địa danh, chúng tôi phiên âm sang tiếng Việt.


5
Lênin đã nói tới, sẽ tạo cho chúng ta những thuận lợi to lớn. Mà muốn làm
được như vậy, chúng tôi xin nhắc lại tư tưởng của Ăngghen: không có cách
nào khác là nghiên cứu toàn bộ lịch sử triết học [tư tưởng] thời trước.
Lý do thứ hai để chúng tôi tập trung nghiên cứu đề tài về tư tưởng đạo
đức của triết học Khai sáng Pháp xuất phát trực tiếp từ bản thân giai đoạn lịch
sử này. Thời kỳ “Khai sáng” là thời kỳ chuẩn bị về mặt tư tưởng cho Đại cách
mạng tư sản Pháp 1789. Cùng với cuộc cách mạng này, hàng loạt các cuộc
cách mạng tư sản khác đã diễn ra trên khắp lãnh thổ châu Âu và thế giới, tạo
điều kiện cho chủ nghĩa tư bản lớn mạnh, trở thành một hệ thống thế giới.
Cho đến ngày nay, chủ nghĩa tư bản vẫn là một lực lượng mạnh, thống trị ở
hầu như toàn bộ các nước giàu và có thế lực nhất. Thực tế này là nguyên nhân
để chúng ta đi tìm nguồn gốc sức mạnh của nó. Và một trong những đích mà
ta đạt đến trong quá trình tìm kiếm ấy là nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa tư
bản vào thời kỳ đầu phát triển của nó. Nền tảng ấy chính là tư tưởng Khai
sáng, trong đó triết học Khai sáng Pháp đóng góp một phần đặc biệt quan
trọng: quan điểm về chính trị và đạo đức. Ngày nay, rất nhiều tư tưởng của
triết học Khai sáng Pháp đã hòa chung vào cấu trúc tư tưởng đặc trưng của
chủ nghĩa tư bản: quan điểm tự do, bình đẳng, lối sống thị dân, vấn đề giáo
dục, vấn đề quyền con người, v.v Có thể thấy chủ nghĩa tư bản hiện đại đã
kế thừa khá nhiều tư tưởng chính trị và đạo đức của thời kỳ Khai sáng Pháp.
Để hiểu biết sâu sắc về chủ nghĩa tư bản ấy, ngoài việc phân tích tình hình
kinh tế – xã hội của nó, còn cần xem xét cả những lĩnh vực tư tưởng của nó từ
gốc rễ. Đề tài của chúng tôi nhằm giải quyết một phần nhiệm vụ này.
Trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam hiện tại, việc nghiên cứu đạo đức và
lịch sử các tư tưởng đạo đức còn có một ý nghĩa đặc biệt cấp thiết. Sự đảo lộn
của các thang bậc giá trị, sự thay đổi và xuống cấp về mặt đạo đức trong một
bộ phận không nhỏ người dân, là những lý do để các vấn đề đạo đức ngày

6

càng được quan tâm ở nhiều cấp độ. Với việc nghiên cứu những giai đoạn đã
qua trong lịch sử đạo đức, cụ thể ở đây là lịch sử tư tưởng đạo đức trong triết
học Khai sáng Pháp, trên cơ sở kế thừa có phê phán, ta có thể tìm được những
hạt nhân hợp lý góp phần xây dựng và phát triển ý thức đạo đức trong đời
sống tinh thần nước ta hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở Việt Nam, lịch sử nghiên cứu về tư tưởng của các nhà Khai sáng Pháp
đã bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp chính thức đặt
ách đô hộ lên đất nước ta. Mặc dù bị thực dân ngăn chặn bằng nhiều cách,
nhưng những luồng tư tưởng tiến bộ của chính nước Pháp vẫn đến được Việt
Nam và đã lay thức một thế hệ những nhà Nho yêu nước kháng Pháp đương
thời. Thông qua Tân thư, Tân văn của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, các
nhà Nho tiến bộ Việt Nam đã được biết đến tư tưởng dân chủ, tự do, bình
đẳng của Lư Thoa (Rousseau), Mạnh Đức Tư Cưu (Montesquieu), v.v
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, việc nghiên cứu một cách bài bản và
khoa học các trào lưu tư tưởng nói chung và tư tưởng của các nhà Khai sáng
Pháp nói riêng bắt đầu được thật sự chú ý. Mặc dù vậy, cho đến tận ngày nay,
những công trình nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử tư tưởng Khai sáng vẫn
hầu như vắng bóng. Khi bắt tay triển khai đề tài này, chúng tôi chỉ có được
những tài liệu hết sức khái quát – trong đó tư tưởng Khai sáng Pháp chỉ được
đề cập với tư cách một giai đoạn trong tiến trình lịch sử tư tưởng nhân loại.
Tuy nhiên, đó thật sự là những công trình hết sức có ý nghĩa đối với chúng
tôi. Có thể kể đến những tác phẩm sau:
Lịch sử triết học – Triết học thời kỳ tiền Tư bản chủ nghĩa. Triết học
Khai sáng từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX của Viện Hàn lâm khoa học Liên
Xô do Nhà xuất bản Sự thật dịch và xuất bản năm 1962. Tác phẩm này đem

7
lại cái nhìn tổng quát về các trào lưu tư tưởng và các nhà tư tưởng tiêu biểu

của Nga, Pháp và Bắc Mĩ trong thời gian khoảng hai thế kỷ, XVII và XVIII.
Riêng đối với triết học Pháp, các tác giả đặc biệt đề cao triết học Khai sáng
của thế kỷ XVIII, coi đó là “sự chuẩn bị về tư tưởng cho cuộc Cách mạng tư
sản ở Pháp”. Các nhà triết học cùng với những quan điểm cơ bản của họ cũng
được xem xét và đánh giá khá đầy đủ. Mặc dù vậy, do mục đích chính của các
tác giả là nghiên cứu tổng quát về triết học Pháp thế kỷ XVIII, với nội dung
bao trùm là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật chiến đấu của phái Bách
khoa và những khuynh hướng dân chủ tiến bộ với chủ nghĩa duy tâm, những
quan điểm bảo hoàng phong kiến, nên các tư tưởng đạo đức hầu như ít được
đề cập đến.
Lịch sử văn học phương Tây, tập 1, Đỗ Đức Hiểu (chủ biên), nhà xuất
bản Giáo dục xuất bản năm 1963. Trong lời nói đầu, các tác giả cũng đã nói
rõ phần văn học Pháp được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn các trào lưu văn
học khác, do chỗ các tác phẩm văn học Pháp đã được dịch và giới thiệu ở Việt
Nam nhiều hơn. Mặc dù viết về lịch sử văn học, nhưng bởi trong thời kỳ Khai
sáng Pháp, nhà văn và nhà triết học là một, nên các nhà nghiên cứu Việt Nam
cũng đã làm rõ những tư tưởng chủ đạo chi phối thời kỳ văn chương đó và tư
tưởng riêng biệt của các đại biểu văn chương Pháp – tất cả đều là triết gia tiêu
biểu (Voltaire, Diderot và Rousseau). Khi xem xét các tác phẩm cụ thể của
họ, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã xem xét cả khía cạnh đạo đức (bởi trong
văn chương, cái đẹp đích thực bao giờ cũng gắn liền với cái chân và cái
thiện). Công trình này do đó rất có ích đối với chúng tôi.
Về trước tác của chính các nhà tư tưởng Khai sáng Pháp, cho đến nay chỉ
có thể kể đến Candide, chàng ngây thơ của Voltaire do dịch giả Tế Xuyên
dịch, xuất bản tại Sài Gòn năm 1974 và hai tác phẩm mới được phát hành gần
đây Bàn về khế ước xã hội của Rousseau và Bàn về tinh thần pháp luật của

8
Montesquieu, cả hai đều do dịch giả Hoàng Thanh Đạm dịch, Nhà xuất bản
Lý luận chính trị phát hành năm 2004. Trong Lời giới thiệu, Hoàng Thanh

Đạm có nhắc tới các bản dịch hoặc trích dịch trước đó của hai tác phẩm trên.
Để phục vụ cho luận văn này, chúng tôi cho rằng sử dụng hai bản dịch mới là
đủ, bởi chúng đã kế thừa được những thành công của các bản dịch trước đó.
Trên lĩnh vực nghiên cứu đạo đức học và các tư tưởng đạo đức, tình hình
cũng tương tự: từ Cách mạng Tháng Tám trở về trước, rất ít tác phẩm nghiên
cứu theo những phương pháp và cách thức của khoa học “phương Tây”. Ngay
từ thời phong kiến đã có nhiều tác giả viết về đạo đức, ví dụ như những tập
“gia huấn” mà các nhà Nho viết ra để dạy cho con cháu trong nhà hoặc học
trò của mình. Phần lớn các tác phẩm này là những lời khuyên phải sống cho
hợp với tam cương ngũ thường – tức là đạo đức thực tiễn, chứ không phải là
đạo đức học với tư cách một khoa học, hay nghiên cứu về những tư tưởng đạo
đức. Đến đầu thế kỷ XX, lác đác xuất hiện những tác phẩm có tính chất khảo
cứu sâu hơn. Có thể tìm thấy trong đó tác phẩm Nhơn đạo, dịch theo nguyên
văn của Lư Tín – một học giả Trung Hoa, xuất bản năm 1929. Tác phẩm này
bàn về những vấn đề đời người, chính trị, pháp luật, nhân quyền, giáo dục,
đạo đức, tôn giáo, v.v Dù đã có những tác phẩm có tính nghiên cứu như vậy,
nhưng tài liệu trong đó những vấn đề luân lý đạo đức được xem xét như đối
tượng của khoa học vẫn thật sự hiếm hoi.
Sau Cách mạng Tháng Tám, số lượng tài liệu nghiên cứu về đạo đức dần
dần tăng lên. Nhưng trong số đó phần lớn là các giáo trình đạo đức học – tính
chất phổ thông còn rõ hơn tính chất chuyên sâu. Tuy vậy, chúng ta vẫn có
được nhiều tác phẩm có chất lượng rất tốt. Có thể kể đến tác phẩm dịch của
học giả Hoàng Ngọc Hiến – Đạo đức học, của tác giả G.Bandeladze - một nhà
đạo đức học nổi tiếng của Liên Xô, do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm
1985. Trong các phân tích của tác giả, “quan điểm xã hội học được kết hợp

9
với quan điểm tâm lý học” và do vậy, “những nguyên tắc đạo đức mang ý
nghĩa quy luật và được giới thiệu với một căn cứ toàn diện” [2, tr.3]. Tác giả
có sự phân tích sâu sắc về mối quan hệ giữa đạo đức với các hình thái khác

của ý thức xã hội như chính trị, pháp lý, nghệ thuật và qua đó xác định
“những đặc trưng khái quát của đạo đức trên bình diện triết học” [2, tr.9]. Đây
là một trong những sách tham khảo có giá trị, mặc dù do mục đích của nó –
“thử trình bày một hệ thống đạo đức học mácxít”, – tác giả đã không đề cập
đến lịch sử những tư tưởng đạo đức của nhân loại.
Ngoài ra, viện Triết học đã từng tổ chức tập hợp, biên soạn và xuất bản
(trong năm 1972) tác phẩm Bàn về đạo đức của các nhà kinh điển của chủ
nghĩa Mác. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về đạo đức cũng được quan tâm
nghiên cứu và năm 1993 Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã phát hành tác
phẩm Về đạo đức, tập hợp những bài viết và bài nói của Hồ Chí Minh về vấn
đề này. Đó là những tác phẩm tra cứu hữu dụng, góp phần đưa chúng ta tiếp
cận những tư tưởng của Mác, Ăngghen, Lênin và Hồ Chí Minh về đạo đức
thông qua tác phẩm gốc của các ông.
Như vậy, có thể thấy mặc dù hiện nay số lượng tài liệu về đạo đức học
không phải ít, nhưng những công trình nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử tư
tưởng đạo đức của mỗi thời kỳ trong lịch sử nhân loại vẫn hầu như vắng bóng
ở Việt Nam.
Trên thế giới, việc nghiên cứu tư tưởng đạo đức đã được bắt đầu từ rất
sớm. Do những hạn chế của tác giả, luận văn chỉ xin tập trung vào mảng tài
liệu tiếng Pháp về đề tài này.
Ngay từ thế kỷ XIX, ở Pháp đã xuất hiện tác phẩm viết về lịch sử đạo
đức của thời kỳ Khai sáng – tác phẩm Những bài giảng về lịch sử triết học
đạo đức thế kỷ XVIII – của Victor Cousin, nhà duy linh luận nổi tiếng. Tuy
nhiên, theo Lucien Sève, trong Triết học hiện đại Pháp và nguồn gốc của nó

10
từ năm 1789 đến nay, thì triết học của thế kỷ XVIII, triết học Khai sáng, đã bị
những nhà duy linh luận (như V.Cousin) và những tác giả của trào lưu “triết
học của giáo hội Thiên chúa” gạt bỏ không thương tiếc, vì những lý do chính
trị sâu xa. Đến thế kỷ XX, triết học Pháp tập trung phát triển những trường

phái hoàn toàn khác so với những tư tưởng của trào lưu Khai sáng: triết học
cuộc sống của Bergson, triết học hiện sinh, hiện tượng học, chủ nghĩa cấu
trúc, chú giải học, v.v Dường như những tư tưởng Khai sáng chỉ còn được
nghiên cứu với tư cách “đã qua trong lịch sử”. Nhưng, cũng theo Lucien Sève,
tư tưởng Khai sáng, tư tưởng duy vật tuy không được kế thừa ở những tác
phẩm lớn hay những tác giả lớn, nhưng vẫn sống và bắt rễ vững chắc trong
quan điểm của khoa học tự nhiên và trong đời sống nhân dân đông đảo.
Như vậy, ta có thể tìm thấy những tư tưởng đạo đức của các nhà Khai
sáng trong các tác phẩm nghiên cứu về lịch sử của trào lưu này hay về bản
thân các tác giả cụ thể, thậm chí trong những tác phẩm nghiên cứu về Cách
mạng 1789. Trong số những tác phẩm này, có nhiều công trình thuộc về các
tác giả ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Ví dụ như tác phẩm nghiên cứu
về tư tưởng của Helvétius của Kh.Momdjian, do Nhà xuất bản Ngoại văn
Mátxcơva ấn hành năm 1959, hay tác phẩm viết về Diderot “một gương mặt
lớn của chủ nghĩa duy vật chiến đấu trong thế kỷ XVIII” của József Szigeti,
thuộc Viện Hàn lâm khoa học Hungary, in tại Buđapét năm 1962. Đương
nhiên đối với những nhà nghiên cứu Pháp, trào lưu tư tưởng của chính dân tộc
họ luôn luôn là đề tài vô tận cho những trang viết của họ. Ngoài những trước
tác của chính các nhà tư tưởng Khai sáng, những tác phẩm viết về họ luôn
luôn mỗi năm một nhiều thêm. Ở đây chúng tôi chỉ xin nêu ra một vài tác
phẩm mới được xuất bản gần đây.
Những nhà Khai sáng ở Pháp và châu Âu của Dominique Bouquet, Nhà
xuất bản Pocket, Paris 2004. Một cuốn sách nhỏ tổng hợp và khái quát những

11
tư tưởng của các nhà Khai sáng. Không những thế, nó còn chứa đựng một
danh mục rất thuận tiện các sách viết về trào lưu này, mà như tác giả đã viết,
đó mới chỉ là một sự tuyển chọn chứ không phải là toàn bộ, vì “đối với một
đề tài rộng lớn như đề tài về các nhà Khai sáng, cảm hứng luôn luôn là vô
tận” [58, tr.165].

Những nhà Khai sáng, tập trích tư tưởng của những nhà Khai sáng của
François Icher, Nhà xuất bản Martinière, Paris 2004, gần như một sự phổ biến
thêm một lần nữa những tư tưởng Khai sáng cho các thế hệ hiện nay.
Trào lưu Khai sáng là gì? – Jean-Michel Muglioni dịch và phân tích tác
phẩm nổi tiếng của Kant về trào lưu Khai sáng, xuất bản năm 2005.
Riêng về tư tưởng đạo đức của trào lưu Khai sáng, người ta có thể tìm
thấy trong công trình đồ sộ của một tập thể rộng lớn các nhà nghiên cứu nổi
tiếng của Pháp: Từ điển đạo đức học và triết học đạo đức, do Monique Canto-
Sperber chủ biên, xuất bản năm 1996, tái bản năm 2001 ở Paris. Với hơn
1700 trang in và hơn 400 mục từ – mỗi mục từ giống như một bài nghiên cứu
hoàn chỉnh, nội dung phong phú của nó đã đem lại rất nhiều thuận lợi cho
chúng tôi khi triển khai đề tài này.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên, ở những phương diện khác
nhau, đều có những đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu trào lưu tư tưởng
Khai sáng. Nhưng không có công trình nào trong số đó đề cập đến tư tưởng
đạo đức của trào lưu đó như một đối tượng nghiên cứu chủ đạo. Mặt khác, do
những điều kiện hạn chế, chúng tôi không có được những tư liệu tiếng nước
ngoài bàn trực tiếp về vấn đề kể trên. Trong tình hình đó, chúng tôi mong
muốn luận văn của mình có thể đem lại một cái nhìn cụ thể và bao quát, góp
phần làm sáng tỏ một lĩnh vực của giai đoạn tư tưởng quan trọng này.



12
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: làm rõ nội dung tư tưởng đạo đức của triết học Khai sáng
Pháp, qua đó rút ra những kết luận khái quát về tư tưởng đạo đức trong thời
kỳ đầu hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Nhiệm vụ:
- Phân tích bối cảnh lịch sử – xã hội của thời kỳ Khai sáng Pháp và

những tư tưởng đạo đức của các thời kỳ trước đó với tư cách tiền đề của tư
tưởng đạo đức trong triết học Khai sáng Pháp.
- Phân tích những chủ đề cơ bản trong tư tưởng đạo đức của các nhà
Khai sáng Pháp.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tư tưởng đạo đức của các nhà triết
học tiêu biểu của trào lưu Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII. Trong số các nhà
Khai sáng, chúng tôi tập trung chú ý vào bộ tứ tiêu biểu: Montesquieu,
Voltaire, Rousseau và Diderot, cùng với những nhà tư tưởng thuộc phái Bách
khoa. Trong quá trình luận chứng, chúng tôi cũng đề cập đến những nhà triết
học khác mà ở những khía cạnh cụ thể, tư tưởng của họ mang tính tiêu biểu
cho thời đại.

5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên nền tảng chủ nghĩa duy vật về lịch sử, những quan
điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng, từ đó
xem xét những tiền đề phát sinh và tiến trình phát triển của tư tưởng đạo đức
của các nhà triết học Pháp thời kỳ Khai sáng, cũng như những hạn chế mang
tính lịch sử của tư tưởng của họ.

13
Phương pháp nghiên cứu: luận văn sử dụng các phương pháp như phân
tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, đặc biệt là phương pháp logic – lịch sử.

6. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo
đức của một giai đoạn quan trọng trong lịch sử tư tưởng nhân loại – một giai
đoạn mà ở Việt Nam chưa có được những nghiên cứu quy mô. Ngoài ra, luận
văn cũng hy vọng góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng đạo đức –

một mảng đề tài đang còn mỏng ở Việt Nam.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương, 7 tiết.























14
CHƢƠNG 1

NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ CỦA TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC
TRONG TRIẾT HỌC KHAI SÁNG PHÁP

Nghiên cứu về lịch sử tư tưởng đạo đức tất yếu phải xuất phát từ luận
điểm coi đạo đức là một trong những hình thái của ý thức xã hội. Nhưng nếu
chỉ nói như vậy thì chưa đủ. Cần phải xem xét vấn đề một cách biện chứng:
đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt. Tính chất đặc biệt của nó nằm
ở chỗ nó là lĩnh vực hoạt động người có tính độc lập tương đối ở mức độ rất
cao đối với tồn tại xã hội. M.Michalich đã nhận xét: “Đạo đức như là một yếu
tố của ý thức xã hội, hoạt động tương đối độc lập đối với những điều kiện vật
chất đến mức nó chịu ảnh hưởng đáng kể của các hình thái ý thức còn lại, đặc
biệt là sự ảnh hưởng của triết học, khoa học, tín ngưỡng, hoặc nói rộng hơn -
ảnh hưởng của hệ tư tưởng. Bởi vì bản thân cái hình thức này cũng là sự phản
ánh các điều kiện vật chất nên chúng cùng nhau quyết định hình thức đạo đức,
đưa vào đó những yếu tố mới so với các điều kiện hiện có và dẫn đến sự gián
đoạn giữa đạo đức và những điều kiện đó cũng như tính chất không phù hợp
của chúng” [31, tr.34]. Có thể nói, với một dữ kiện lịch sử thông thường, đạo
đức có một “sức ỳ” nào đó – nó không đổi thay nhanh chóng theo sự thay đổi
của các điều kiện vật chất. Chỉ trong những trường hợp đặc biệt, những đổi
thay mang tính bước ngoặt và căn bản, mới có được tác động “nhìn thấy
được” đối với những tư tưởng đạo đức đang hiện diện ở thời điểm đó. Xem
xét tư tưởng đạo đức trong triết học Khai sáng Pháp, ta có thể có được một ví
dụ điển hình cho nhận định trên.
Triết học Khai sáng Pháp nảy nở và phát triển trọn vẹn trong thế kỷ
XVIII. Ở châu Âu, xét về mặt chính trị, có thể nói không quá rằng thế kỷ
XVIII chính là thế kỷ của nước Pháp. Nếu như trong các thế kỷ XV, XVI và

15
XVII, khi chủ nghĩa tư bản đã đi từ những giai đoạn tích lũy nguyên thủy đầu
tiên đến sự dần dần hình thành và bước hẳn lên vũ đài lịch sử với Hà Lan (đất

nước của cuộc Cách mạng tư sản đầu tiên trong lịch sử, diễn ra vào năm
1579) và Anh quốc (đất nước của Cách mạng tư sản 1642-1688), thì đến thế
kỷ XVIII, trung tâm của những cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại
những giai cấp và tầng lớp đặc quyền đặc lợi đã chuyển sang nước Pháp. Đây
chính là thời kỳ mà Ăngghen đã nhắc tới, thời kỳ “nước Pháp đã đập tan chế
độ phong kiến và thiết lập nền thống trị thuần túy của giai cấp tư sản dưới một
dạng cổ điển mà không một nước nào khác ở châu Âu đạt được” [28, tr.384].
Sự kiện nổi bật nhất diễn ra trên nước Pháp trong thế kỷ XVIII, có ý
nghĩa không chỉ trong phạm vi châu Âu mà còn mang tính chất một chuyển
biến lịch sử căn bản, là cuộc Cách mạng tư sản 1789. Để cuộc đại cách mạng
này bùng nổ, trong suốt thế kỷ XVIII đã diễn ra những thay đổi làm lung lay
tận gốc tất cả những nền tảng xã hội cũ ở Pháp. Và tất cả những chuyển biến
dữ dội đó đã ghi những dấu ấn sắc nét lên đời sống tư tưởng, trong đó có lĩnh
vực tư tưởng đạo đức.

1.1. Điều kiện kinh tế – xã hội
Trong suốt thế kỷ XVIII, nước Pháp là nước phát triển thứ hai ở châu
Âu, chỉ sau nước Anh, nhưng vẫn là một nước nông nghiệp với 90% dân số
(trên tổng số 25 triệu người) là nông dân. Hơn nữa, Pháp lại là nước có nền
nông nghiệp lạc hậu hơn nhiều so với Anh quốc. Các phương thức canh tác cũ
kỹ, công cụ sản xuất cổ xưa, năng suất đặc biệt thấp, nạn mất mùa xảy ra
thường xuyên. Thế kỷ XVIII ở Pháp đã xảy ra 16 nạn đói trên phạm vi toàn
quốc, mà theo như lời tác giả Những cấu trúc sinh hoạt thường ngày thì
“những số liệu này lập vào thế kỷ XVIII, tất nhiên là đã được nêu lên với tất
cả sự dè dặt, chỉ có nguy cơ là hơi lạc quan vì đã bỏ qua hàng trăm và hàng

16
trăm trận đói từng vùng” [3, tr.54]. Chúng ta biết rằng nước Pháp ở vào khu
vực mà khí hậu và đất đai thuộc loại thuận lợi nhất ở Tây Âu cho sự phát triển
nông nghiệp.

Tình trạng đó một phần lớn là hậu quả của phương thức sở hữu và canh
tác phong kiến lạc hậu. Đất đai hầu như hoàn toàn nằm trong tay các lãnh
chúa phong kiến, người nông dân nhận đất và trồng cấy trên đó bằng những
phương thức được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Đất đai do đó bị chia
cắt, manh mún, không sinh lợi. Trong thế kỷ XVIII, đã có một vài địa chủ tổ
chức sản xuất theo phương thức tư bản chủ nghĩa trên đất đai của mình. Họ
tập trung đất đai lại, xua đuổi người nông dân từng canh tác nhiều đời trên
mảnh đất đó đi nơi khác, ứng dụng những cải tiến kỹ thuật du nhập từ nước
Anh. Nhưng số những người thực hiện công việc đó còn rất ít, và “ở Pháp,
trước Cách mạng tư sản, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở nông thôn nói
chung còn khá yếu” [30, tr.10].
Tình hình công nghiệp và thương nghiệp có khả quan hơn. Chịu ảnh
hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp đang diễn ra rất sôi nổi ở bên kia eo
biển Măngsơ, công nghiệp Pháp đến cuối thế kỷ XVIII đã khá phát triển, với
nhiều công trường thủ công tập trung và bán tập trung, máy móc được cải
tiến, số lượng công nhân tăng nhanh và có sự chuyên môn hóa cao. Tuy
nhiên, công nghiệp bị kìm hãm bởi phương thức sản xuất phong kiến, bởi
chính quyền chuyên chế với những quy định ngặt nghèo và vô lý về thuế, về
quy mô sản xuất, về sản phẩm, v.v Tình trạng tự cung tự cấp do không có
sức mua của nông dân, những thuế khóa nặng nề và chồng chất, sự không
thống nhất của thị trường trong nước đều góp phần hạn chế sự tăng trưởng
của công nghiệp và thương nghiệp.
Có thể nói, đến thế kỷ XVIII, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã hình
thành và phát triển trong lòng chế độ chuyên chế Pháp. Dù chịu rất nhiều kìm

17
nén và sau này, ngay trước cách mạng tư sản, là sự chống đối quyết liệt, thì
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa cùng với lực lượng đại diện của nó –
giai cấp tư sản – đã thật sự có được vị trí không thể thay thế trong nền kinh tế
Pháp và do đó trong đời sống xã hội Pháp thế kỷ XVIII.

Xã hội Pháp thế kỷ XVIII chia thành ba đẳng cấp. Đó là những đẳng cấp
tăng lữ, quý tộc và “đẳng cấp thứ ba”. Tăng lữ và quý tộc là những đẳng cấp
đặc quyền đặc lợi. Tăng lữ - giáo hội, giáo sĩ, người nắm quyền về đời sống
tinh thần, “nắm phần hồn”, của xã hội. Quý tộc - giới quyền chức tập hợp
quanh nhà vua và địa chủ quý tộc ở các vùng, nắm quyền chính trị thực tế.
Đẳng cấp thứ ba bao gồm toàn bộ thành phần dân cư còn lại: tư sản, nông
dân, người bình dân (plèbe), là đẳng cấp thấp nhất, không có một chút quyền
lực nào, không có được tiếng nói nào trong việc định đoạt đường hướng phát
triển của xã hội - xã hội mà trong đó họ chiếm đa số (khoảng 99% dân cư).
Trong nội bộ các đẳng cấp không có tính đồng nhất. Điều này thể hiện
ngay ở các đẳng cấp đặc quyền. Trong giới tăng lữ, có sự phân biệt giữa tăng
lữ cấp cao – hồng y, các giám mục, những chức sắc tôn giáo xuất thân đại quý
tộc – và tăng lữ “cấp thấp” – các cha xứ, những thầy trợ tế ở các giáo khu
nông thôn. Tầng lớp “cấp thấp” này gần gũi với nhân dân, đặc biệt là với
nông dân, và cũng bị tầng lớp “cấp cao” chèn ép, nên trong những cuộc đấu
tranh vì dân chủ do giai cấp tư sản khởi xướng, người ta cũng thấy những
giáo sĩ “cấp thấp” trong hàng ngũ đấu tranh, ở những hình thức trực tiếp hoặc
gián tiếp. Điển hình của tầng lớp tăng lữ “cấp thấp” trong việc phản kháng lại
chính đẳng cấp tăng lữ, là mục sư Jean Meslier (1664-1729)
2
. Trong giới quý
tộc, sự không đồng nhất thể hiện rõ ràng hơn. Quý tộc cung đình và quý tộc
nông thôn, quý tộc cung kiếm (dòng dõi kỳ cựu) và quý tộc áo dài (xuất thân

2
Jean Meslier là mục sư giáo xứ Êtrêpinhi, vùng Ácđen, sống trong thầm lặng và chết không tên tuổi, nhưng
để lại một tác phẩm - Di chúc - trong đó thể hiện phản ứng dữ dội đối với giáo hội và mang tính duy vật, vô
thần rõ nét.

18

tư sản, dùng tiền mua tước vị quý tộc), giữa họ có những bất đồng về quyền
lợi và cả về địa vị. Tuy nhiên, “giữa những nhóm của hai đẳng cấp trên đều
không có những mâu thuẫn đối kháng. Họ đều có một nét chung (có lẽ chỉ trừ
tăng lữ cấp thấp) là họ thuộc về những đẳng cấp có đặc quyền và thống trị,
bóc lột, bóp nặn và áp bức phần dân cư còn lại trước hết là nông dân” [30,
tr.24-25].
Trong đẳng cấp thứ ba, nổi trội nhất là giai cấp tư sản, đại diện cho
phương thức sản xuất mới hình thành và đang chiếm ưu thế trong xã hội. Giai
cấp tư sản Pháp thế kỷ XVIII, về phương diện kinh tế, là giai cấp nắm hầu
như toàn bộ nguồn của cải của xã hội. Họ có trong tay những công xưởng lớn,
lượng nhân công lớn, sản xuất và kinh doanh những sản phẩm quan trọng
đem lại cho nước Pháp vị thế thứ hai ở châu Âu. Họ đưa về nước những cải
tiến kỹ thuật từ nước Anh, làm cho khoa học và kỹ thuật có điều kiện để phát
triển. Họ không nắm ruộng đất, nhưng toàn bộ ngân hàng và hoạt động tài
chính do họ kiểm soát. Những địa chủ ít ỏi có thể đem lại lợi nhuận từ sản
xuất nông nghiệp cũng chính là những người áp dụng phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa vào trong nông nghiệp và dần dần trở thành những nhà tư bản.
Những địa chủ này tuy có gốc gác quý tộc, nhưng cũng tham gia vào cuộc đấu
tranh của giai cấp tư sản chống lại những đẳng cấp đặc quyền. Các thành phần
thuộc hai đẳng cấp “bên trên”, cho đến trước Cách mạng 1789, hầu như đều
phải phụ thuộc về mặt kinh tế vào giai cấp tư sản. Quý tộc, tăng lữ vốn chỉ
biết thụ hưởng cuộc sống xa hoa và không tham gia vào quá trình sản xuất
của xã hội, dần dần trở thành con nợ của giai cấp tư sản.
Là giai cấp có thế lực lớn nhất về kinh tế, nhưng giai cấp tư sản cũng chỉ
được xếp vào đẳng cấp thứ ba, tức là đẳng cấp thấp nhất, không có một chút
quyền lực nào về mặt chính trị. Tăng lữ, quý tộc phụ thuộc vào họ, nhưng trên
danh nghĩa vẫn “ở phía trên”. Hai đẳng cấp này tìm mọi cách lợi dụng những

19
đặc quyền của mình để bóc lột giai cấp tư sản - hoặc là vay nợ họ với số

lượng lớn, hoặc là tìm ra đủ thứ thuế khóa để trói buộc họ. Mâu thuẫn giữa
giai cấp tư sản và các đẳng cấp đặc quyền lúc đó đã trở thành thứ mâu thuẫn
đối kháng không thể không giải quyết, và nó đã bùng nổ thành Cách mạng tư
sản 1789. Hơn nữa, do các đẳng cấp đặc quyền không chỉ bóc lột giai cấp tư
sản, mà ách thống trị của chúng còn buộc lên cổ tất cả mọi giai cấp và tầng
lớp thuộc đẳng cấp thứ ba, nên lẽ tất nhiên là khi giai cấp tư sản đứng lên
chống lại giai cấp địa chủ phong kiến và đẳng cấp tăng lữ, những giai cấp và
tầng lớp khác của đẳng cấp thứ ba đã tập hợp lại dưới sự lãnh đạo của họ.
Giai cấp tư sản được nhận thức – và tự nhận thức – với tư cách người đại diện
cho quyền lợi của toàn bộ đẳng cấp thứ ba, cũng có nghĩa là người đại diện
cho quyền lợi của đại đa số quần chúng nhân dân trong xã hội. Về vấn đề này,
Mác đã nhận xét rất xác đáng rằng: “Tính chất tiêu cực phổ biến của giới quý
tộc Pháp và của giới thầy tu Pháp đã là điều kiện của tính chất tích cực phổ
biến của giai cấp gần chúng nhất và đối lập với chúng nhất: giai cấp tư sản”
[27, tr.31].
“Tính chất tích cực phổ biến” của giai cấp tư sản Pháp thế kỷ XVIII
được nhận thức rộng rãi không chỉ trong giới trí thức tư sản mà ở cả những
người có xuất thân ngoài tư sản. Trong những nhà tư tưởng tiêu biểu và được
xếp vào trào lưu Khai sáng, chỉ có một số ít là trí thức tư sản, và người vừa là
nhà tư tưởng kiệt xuất vừa là một tư sản thành đạt và giàu có thì chỉ có một –
Voltaire. Các nhà tư tưởng tiêu biểu của trào lưu Khai sáng phần nhiều là quý
tộc và có quan hệ mật thiết với giới tăng lữ (Montesquieu, Holbach là quý tộc
dòng dõi, d’Alembert là con của quý tộc nhưng được nhà thờ nuôi dưỡng,
Bayle, Condillac, La Mettrie đều xuất thân từ giới chức tôn giáo). Trong số
những nhà Khai sáng nổi tiếng, chỉ có một người xuất thân đẳng cấp thứ ba và
không phải là tư sản: Rousseau. Điều này nói lên rằng chiều hướng phát triển

20
của lịch sử đã được giới trí thức nắm bắt rất nhanh chóng, cho dù họ có nguồn
gốc xuất thân khác nhau. Mặc dù tất cả các nhà Khai sáng tiêu biểu đều ra đi

trước khi Cách mạng tư sản 1789 bùng nổ, nhưng những tư tưởng của họ đã
trở thành lý luận chỉ đạo cho cách mạng, cho quá trình lật đổ cái cũ và thiết
lập cái mới, và cả cho quá trình xây dựng chủ nghĩa tư bản ở Pháp cũng như
trên thế giới trong thời gian sau đó.
Còn lại trong đẳng cấp thứ ba là giai cấp nông dân và những tầng lớp
được gọi là “bình dân”. Giai cấp nông dân chiếm 90% dân số của cả nước
Pháp lúc bấy giờ, đa phần là nghèo khổ khốn cùng. La Bruyère, nhà văn cuối
thế kỷ XVII, đã miêu tả về thân phận của người nông dân trong đoạn văn nổi
tiếng của ông như sau: “Người ta thấy một số thú vật dữ tợn, đực và cái, rải
khắp các làng xóm, sạm đen, hốc hác và rám nắng, gắn chặt vào mảnh đất mà
chúng đào xới một cách cực kỳ nhẫn nại; hình như chúng cũng có một giọng
nói, và khi chúng đứng lên, người ta thấy chúng có bộ mặt người; và quả thực
chúng là người. Đêm đến chúng rúc vào hang, sống bằng bánh mì đen, nước
lã và rễ cây; nhờ chúng, những người khác khỏi phải gieo, cày và gặt để
sống” [30, tr.30-31]. Đoạn văn này trong tác phẩm Những tính cách và thói
đời của thế kỷ, được xuất bản lần đầu năm 1688, nhưng từ lúc đó cho đến
trước Cách mạng 1789, tức là trong suốt thế kỷ XVIII, những gì mà La
Bruyère viết về người nông dân vẫn còn nguyên giá trị vạch trần. Còn về
những người bình dân, họ là tầng lớp đặc biệt, kết quả của quá trình đô thị hóa
và sự tích lũy tư bản chủ nghĩa, kết quả của sự phát triển của phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến. Họ bao gồm công nhân,
thợ thủ công, những người không có công ăn việc làm ổn định, những người
bần cùng sống chui rúc trong các khu ổ chuột ở các thành phố lớn. Bình dân
là lớp người ở thang bậc thấp nhất trong xã hội Pháp thế kỷ XVIII. Thời kỳ
này, công nhân chưa trở thành một giai cấp có ý thức giác ngộ riêng biệt. Họ

21
gồm những người xuất thân từ dân nghèo thành thị và nông dân phá sản. Cuộc
sống cực khổ bần cùng của họ cũng như số phận của đại đa số dân cư Pháp
thời đó. Và vì chưa trở thành một giai cấp thật sự, họ tham gia vào các cuộc

đấu tranh chung chống lại phong kiến mà giai cấp tư sản phát động.
Như vậy, trong suốt thế kỷ XVIII, ở Pháp đã diễn ra những chuyển biến
to lớn trong đời sống xã hội. Những phương thức sản xuất cũ và mới đan xen
nhau, những tầng lớp xã hội ngày càng cố kết và phân tách rõ nét, những mâu
thuẫn xã hội ngày một gay gắt cho đến lúc bùng nổ. Cách mạng 1789 diễn ra
như là kết cục không tránh khỏi của những mâu thuẫn ấy, như là đòi hỏi “giải
quyết mâu thuẫn” của sự phát triển lịch sử. Tất cả những đảo lộn trong đời
sống được phản ánh vào các trào lưu tư tưởng, trong đó có tư tưởng đạo đức -
vốn là một hình thái ý thức xã hội ít chịu tác động trực tiếp của các sự kiện
lịch sử. Nhìn nhận một cách tổng quát, có thể thấy những biến động mạnh mẽ
trong suốt thế kỷ XVIII của xã hội Pháp đã tạo ra những hệ quả về mặt đạo
đức: lý tưởng đạo đức phong kiến được gây dựng bền vững trong nhiều thế kỷ
dần dần bị hạ thấp và hoài nghi; ở các nhà Khai sáng, lý tưởng ấy còn bị phê
phán mạnh mẽ. Trong khi đó, cùng với đà phát triển của chủ nghĩa tư bản,
chuẩn mực đạo đức tư sản dần dần trở thành phổ biến. Quan điểm về tự do,
dân chủ, bình đẳng, v.v., hoàn toàn đối lập với những chuẩn mực phong kiến,
được thừa nhận và ngày càng có được sự đồng tình rộng rãi.

1.2. Tiền đề khoa học và văn hóa
Chúng tôi muốn đề cập đến đời sống tinh thần của thế kỷ XVIII ở Pháp.
Bối cảnh đó đóng vai trò nền tảng tinh thần trên đó các nhà Khai sáng xây
dựng những quan điểm về đạo đức của họ. Có thể thấy, về mặt này, thế kỷ
XVIII được khắc họa bởi hai đặc trưng nổi bật: 1) sự phát triển của khoa học

22
tự nhiên, khoa học thực nghiệm và cùng với nó là sự đề cao lý tính; 2) những
đổi thay trong thái độ đối với Nhà thờ và tôn giáo.

1.2.1. Sự phát triển của khoa học tự nhiên và khoa học thực nghiệm,
sự đề cao lý tính

Đây là di sản thật sự mà các thế kỷ XVI, XVII – mà đặc biệt là thế kỷ
XVII – để lại cho thế kỷ XVIII. Nói một cách hình ảnh như các tác giả của
Văn minh phương Tây, thì “cội rễ của những thay đổi này [những thay đổi
mau chóng về khoa học và kỹ thuật] ăn mãi về thời Phục hưng và cải cách và
trước nữa, nhưng mãi vào khoảng năm 1650 cái cây này mới đâm chồi nảy
lộc” [4, tr.424]. Và khi đã đâm chồi, nó lớn rất nhanh. Thế kỷ XVII ở phương
Tây được gọi là “thời đại của lý tính”, vì các khoa học đã phát triển một cách
đặc biệt phi thường. Các hoạt động nghiên cứu khoa học và khoa học thực
nghiệm được khuyến khích, tri thức khoa học được phổ thông hóa (một phần
là do sự phát triển của nghề in từ thời Phục hưng và sự xuất hiện và phát triển
của báo chí từ năm 1609), các viện Hàn lâm khoa học lớn được thành lập, mối
quan hệ giữa các nhà khoa học trên toàn châu Âu được đẩy mạnh, hình thành
một cộng đồng khoa học có tính quốc tế. Trong “thời đại của lý tính” này, các
phát minh khoa học quan trọng liên tiếp ra đời, đặc biệt là ở các ngành toán
học, thiên văn học và cơ học. Những tác phẩm khoa học và triết học đánh dấu
sự chuyển đổi mang tính bước ngoặt sang khuynh hướng duy lý, đặc trưng
của triết học và khoa học cận đại châu Âu – đã lần lượt được xuất bản. Đó là
Organon mới (1626) của Francis Bacon, Phương pháp luận (1637) và Những
suy niệm siêu hình học (1641) của René Descartes, Những nguyên lý toán học
của triết học tự nhiên (1686) của Newton. Tác phẩm của Newton được coi là
cơ sở của khoa học cổ điển, còn Organon mới cùng với Phương pháp luận và
Những suy niệm siêu hình học đã xây dựng nền tảng cho toàn bộ chủ nghĩa

23
duy lý (nghĩa rộng) sau này. Như vậy, cùng với sự phát triển của khoa học tự
nhiên là sự phát triển của quan điểm coi lý tính là phương tiện quan trọng nhất
của con người trong việc cải tạo thế giới và hoàn thiện bản thân. Khuynh
hướng phát triển của khoa học tự nhiên và sự đề cao lý tính đều được thế kỷ
XVIII tiếp nhận.
Trong thế kỷ XVIII, các khoa học tự nhiên và khoa học thực nghiệm tiếp

tục có những phát triển mới. Cùng với sự tiến triển tiếp theo của toán học và
cơ học, sinh học và hóa học đã có những phát hiện lớn đầu tiên. Những khoa
học khác như địa chất học, tâm lý học bắt đầu hình thành.
Ở thế kỷ XVIII, không thể nói đến “khoa học cơ bản” và “khoa học ứng
dụng” với nghĩa hiện đại. Nhưng rõ ràng là những khoa học thực nghiệm và
những nghiên cứu khoa học tự nhiên trong rất nhiều trường hợp chịu sự thúc
đẩy của nhu cầu thực tế và được gợi ý từ những hoạt động thực tiễn, để rồi
sau đó tiếp tục phục vụ cho sự tiến bộ của những hoạt động khai thác tự
nhiên. Các tác giả của Văn minh phương Tây đã nêu ra hàng loạt dẫn chứng:
“Các thợ thủy tinh đã chế ra những kính giúp khoa học thiên văn và sinh vật
học tiến rất xa; những thợ mỏ cuối thời Trung cổ khởi đầu tiến trình đưa đến
địa chất học, khoáng chất học và nhiều môn “địa học” khác; và cũng chính
những người này, vì cần bơm nước từ hầm mỏ ra, đã khởi đầu những suy luận
đưa đến việc phát minh máy hơi nước; những người Hà Lan tiên phong trong
nghề bảo hiểm, là một nghề đặc biệt của thời hiện đại, bắt đầu nghiên cứu hy
vọng sống lâu của con người và đã giúp nhiều cho khoa thống kê ngày nay”
[4, tr.430]. Không thể phủ nhận việc cách mạng công nghiệp Anh diễn ra vào
thế kỷ này đã được thúc đẩy hết sức mạnh mẽ do những cải tiến kỹ thuật xuất
phát từ những nguyên lý khoa học đã được phổ biến và trở thành nền tảng của
phong cách tư duy của thời đại.

24
Như vậy, không chỉ ở Pháp mà trên toàn châu Âu, vai trò của khoa học
tự nhiên và khoa học thực nghiệm ngày càng được đề cao. Từ đó dẫn đến tính
chất duy lý, duy khoa học trong phong cách tư duy của các nhà khoa học và
các nhà triết học. Ở đây chúng ta nên nhìn nhận vấn đề một cách lịch sử – cụ
thể: khuynh hướng duy khoa học trong các nhà khoa học của thời kỳ Khai
sáng không thể coi một cách đơn giản là một hạn chế, là sự bỏ qua hay lãng
quên những thành tố khác của tồn tại người, mà phải được nhìn nhận như đặc
điểm của thời đại đó – nghĩa là bất kỳ nhà khoa học, nhà triết học nào ở vào

thời đại đó tất đều mang đặc điểm đó trong lối tư duy của mình. Lối tư duy
duy lý trở thành đặc trưng của thời đại. Chúng ta hiểu duy lý ở đây theo nghĩa
rộng: không phải là sự đối trọng với duy cảm hay “kinh nghiệm” trong nhận
thức luận, mà là đối trọng với phi duy lý – với tư cách thế giới quan, nhân
sinh quan. Các nhà khoa học và triết học thế kỷ XVIII, chịu ảnh hưởng của
Bacon và Descartes, đặt tất cả những kiến thức đã có dưới “ánh sáng nghiêm
khắc của lý trí”. Sử dụng lý tính khoa học để giải đáp mọi câu hỏi, mọi vấn đề
của tự nhiên và xã hội, các nhà khoa học và triết học thời kỳ này đã thật sự tin
tưởng rằng khoa học, lý tính là khí giới sắc bén nhất, nếu không muốn nói là
duy nhất, của con người trong quá trình chinh phục tự nhiên và hoàn thiện bản
thân.
Các nhà Khai sáng Pháp chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ tinh thần duy lý
của thời đại, đặc biệt là từ những tác giả Descartes và Newton. Trong cái nhìn
của họ, thế giới hiện ra đã hoàn toàn khác bức tranh mà thần học phong kiến
xây dựng nên: lúc này thế giới là tập hợp những sự vật - hiện tượng - quá
trình diễn ra theo những quy luật bất biến mà về nguyên tắc con người có thể
nhận thức được, và đó là xuất phát điểm để khẳng định khả năng của con
người chinh phục thiên nhiên. Trong lĩnh vực nghiên cứu con người cũng vậy,
con người không còn là sự sáng tạo của Chúa theo hình ảnh của Chúa nữa, mà

25
– dường như quay trở về tư tưởng của thời kỳ cổ đại – con người là một bộ
phận của tự nhiên. Nhưng khác với thời Cổ đại, các nhà Khai sáng khẳng định
con người có thể vượt lên trên tự nhiên, do chỗ con người có lý tính, có khả
năng tư duy, khả năng mà không một sinh thể nào khác có được. Thế giới
quan có tính cơ giới đã chi phối các nhà Khai sáng trong quan niệm về con
người (xem tác phẩm Người-máy – có nghĩa là “con người-cỗ máy” – của La
Mettrie). Nhưng các nhà Khai sáng cũng quán triệt cái tinh thần được biểu
hiện trong câu nói của Pascal “con người là cây sậy biết tư duy”
3

. Nền tảng tư
tưởng, thế giới quan mang tính cơ giới luận, tự nhiên chủ nghĩa và duy lý chủ
nghĩa đã có ảnh hưởng rất mạnh đến quan điểm về đạo đức của các nhà Khai
sáng Pháp thế kỷ XVIII. Những luận điểm về nhu cầu tự nhiên, những lời kêu
gọi quay trở lại bản tính tự nhiên sẵn có của con người, sự đề cao giáo dục,
khai sáng, v.v., đều hình thành dưới tầm ảnh hưởng của thế giới quan này. Xét
đến cùng, đó chính là kết quả của sự phát triển khoa học tự nhiên và khoa học
thực nghiệm và của chủ nghĩa duy lý (nghĩa rộng) trong lịch sử.

1.2.2. Thái độ đối với Nhà thờ và tôn giáo
Đây là một trong những tiền đề quan trọng của sự hình thành và phát
triển quan niệm đạo đức của các nhà Khai sáng Pháp. Thái độ đối với Nhà thờ
và tôn giáo, hay nói đúng hơn là sự thay đổi trong thái độ đối với Nhà thờ và
tôn giáo, được chúng tôi xem xét với tư cách một tinh thần chung của thời đại
mà các nhà Khai sáng là đại biểu. Thái độ ấy không chỉ có vai trò như một
nền tảng trên đó nảy sinh những quan niệm đạo đức, mà trong thực tế nó còn
có tác động lớn đến những lĩnh vực khác của đời sống tinh thần của thời đại.

3
Nguyên văn:
“Con người chỉ là một cây sậy, vật yếu nhất của tự nhiên. Nhưng đó lại là cây sậy có tư duy. Toàn bộ vũ
trụ chẳng cần phải cầm vũ khí để nghiền nát nó. Một làn hơi, một giọt nước đủ để giết chết con người. Nhưng
ngay khi vũ trụ đã nghiền nát nó rồi, con người vẫn còn cao quý hơn cái đã giết chết nó, bởi lẽ nó biết là nó
chết và thắng lợi mà vũ trụ có được đối với nó thì vũ trụ chẳng hay biết gì.
Vậy là toàn bộ phẩm giá của chúng ta là nằm ở tư duy” [35, tr.421].

×