Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

khóa luận tốt nghiệp Tư tưởng giáo dục của khổng tử và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp đào tạo con người ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.16 KB, 13 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt mà thế hệ đi trước truyền lại cho
thế hệ đi sau những kinh nghiệm tham gia vào đời sống sản xuất và hoạt động.
Giáo dục xuất hiện cùng với sự xuất hiện của loài người và chỉ có trong đời sống
con người. Trải qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử, cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của xã hội, giáo dục đã khẳng định vai trò ưu việt của mình với việc hoàn
thiện nhân cách con người.
Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển
mạnh mẽ thì giáo dục càng cần thiết hơn bao giờ hết. Đó là phương tiện hữu hiệu
nhất tạo nên nguồn lực con người, vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và
nhà nước ta đã xác định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nền tảng thúc đẩy
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Giáo dục là yếu tố truyền thống mà điểm khởi đầu và kết thúc đều là con
người. Thực tế cho thấy, không có con người trừu tượng, phi lịch sử mà chỉ có con
người hiện thực, chịu sự tác động của nhiều yếu tố: gia đình và xã hội, truyền thống
và hiện đại, dân tộc và quốc tế. Trong đó, yếu tố truyền thống đóng vai trò cơ sở,
nền tảng hình thành những yếu tố hiện đại.
Quá trình hình thành phát triển giáo dục nhân loại, có rất nhiều nhà giáo dục
tài ba lỗi lạc với những quan điểm đã trở thành chân lý thời đại. Khổng Tử là một
trong những nhà giáo dục vĩ đại ấy. Thời Xuân thu - Chiến quốc (770-221 trước
công nguyên) là thời kỳ “bách gia tranh minh”. Nhiều vấn đề cơ bản về tự nhiên, xã
hội, nhân sinh được “bách gia chư tử” bàn luận và đấu tranh kịch liệt để tranh giành
ảnh hưởng với nhau nhưng không một học phái nào đề cao đúng mức và đạt được
thành tựu vầ mặt giáo dục bằng Khổng Tử. Một đời Khổng Tử đề cao việc học và
chính ông cũng là tấm gương học tập không mệt mỏi. Ồng cho rằng phàm là con
người ai ai cũng phải học, vua phải học để làm vua, quan phải học để làm quan, dân
phải học để làm dân. Quan điểm giáo dục của Khổng Tử hướng người ta vươn tới
cái “nhân, lễ, trí, dũng”. Để đạt được lý tưởng cao đẹp này, mỗi chúng ta phải được
giáo dục, có giáo dục và tự giáo dục. Nghĩa là “dạy và học là việc suốt đời”(Lễ Kí
1




– Học kí biên). Đây là đóng góp hết sức căn bản của Khổng Tử , ngay cả trong thời
đại ngày nay, khi mà cánh cửa của nền kinh tế tri thức đang mở ra, hướng nhân loại
vào kỷ nguyên tin học, kỷ nguyên khoa học kỹ thuật, khi mà việc học tập thường
xuyên, suốt đời đã trở thành hiện thực.
Tư tưởng đạo Khổng, một bộ phận của Nho giáo truyền thống, có sức sống
dai dẳng và ảnh hưởng không nhỏ đến con người, xã hội Việt Nam. Khổng học là
một học thuyết chính trị - xã hội luôn lấy đức làm trọng, là công cụ quản lý xã hội
của giai cấp thống trị Trung Quốc. Với rất nhiều giáo lý phù hợp với xã hội Việt
Nam, Khổng học từng bước được giai cấp thống trị Việt Nam tiếp nhận và đề cao,
đặc biệt trong quản lý đất nước, đào tạo con người .
Thời gian vừa qua, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong sự
nghiệp giáo dục và đào tạo con người, bên cạnh đó còn bộc lộ nhiều hạn chế đáng
lo ngại. Chẳng hạn, sự tụt hậu về tri thức, khoa học công nghệ; đặc biệt là sự tha
hóa đạo đức, lối sống… Nếu đặt nền giáo dục trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhìn
tình hình một cách khách quan và có trách nhiệm thì không thể nhắm mắt làm ngơ
trước sự tụt hậu ngày càng xa của nền giáo dục Việt Nam so với các nước xung
quanh và so với yêu cầu phát triển của xã hội. Nền giáo dục, đào tạo nước ta còn
đang đứng trước nhiều khó khăn và yếu kém, đó là: “…chất lượng giáo dục còn
thấp; nội dung phương pháp dạy và học còn lạc hậu; các hiện tượng tiêu cực trong
giáo dục còn nhiều; cơ cấu giáo dục và đào tạo còn mất cân đối…” (Hội nghị lần
thứ 6 Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khóa IX ). Những hạn chế này có nhiều
nguyên nhân, nhưng trong đó có nguyên nhân từ việc chúng ta quá đề cao và hướng
theo các giá trị hiện đại, mà bỏ quên hay kế thừa chưa hiệu quả các giá trị truyền
thống, cũng như các tinh hóa văn hóa nhân loại, trong đó có tư tưởng giáo dục của
Khổng Tử.
Mặc dù nhiều nội dung học tập và tu dưỡng của Khổng Tử không còn phù
hợp với thời đại ngày nay nhưng tư tưởng giáo dục của Khổng Tử vẫn còn những
giá trị thiết thực, có ý nghĩa đối với sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay. Nếu

chúng ta biết kế thừa có chọn lọc những nhân tố có giá trị trong tư tưởng giáo dục
của Khổng Tử thì sẽ có được nhiều bài học kinh nghiệm quý giá, góp phần giải
quyết những vấn đề đặt ra trong sự nghiệp đào tạo con người hiện nay.
2


Vì vậy, hướng tới mục tiêu xây dựng và bảo vệ đất nước thời kỳ đổi mới:
công nghiệp hóa - hiện đại hóa, xem xét mối quan hệ giữa quan niệm giáo dục của
Khổng Tử với sự nghiệp giáo dục đào tạo con người ở Việt Nam hiện nay là việc
làm cần thiết.
Do tính cấp thiết của đề tài, do tính giới hạn của thời gian cũng như là sự vô
cùng trong nội dung nghiên cứu về giáo dục nên trong đề tài này em chỉ tập trung
vào thời kỳ phát triển của triết học cổ đại Trung Quốc mà trọng tâm nghiên cứu là
quan niệm của Khổng Tử về giáo dục, từ đó đi vào nghiên cứu những ảnh hưởng
của nó trong tình hình thực tiễn nước ta hiện nay. Vì vậy, em quyết định chọn đề
tài: “Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp đào tạo
con người ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài khóa luận của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Tư tưởng về giáo dục trong triết học Khổng Tử là một trong những tư tưởng
lớn của triết học nhân loại, đã có nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng triết học
đó.
Đề cập đến những vấn đề này gồm các tài liệu như: cuốn sách “Khổng Tử”
của tác giả Nguyễn Hiến Lê. Đây là một trong những cuốn sách chuyên biệt về
Khổng Tử. Trong tác phẩm, tác giả đã trình bày một cách khúc triết về thân thế, sự
nghiệp giáo dục và một số quan điểm chính của Khổng Tử trên cơ sở của bộ Luận
ngữ. Ngoài ra còn có các tài liệu như “Lịch sử triết học phương Đông” (tập1) của
Nguyễn Đăng Thục và cuốn “Đại cương triết học Trung Quốc” của Doãn Chính
(chủ biên), đây cũng là tài liệu giới thiệu chung về những tư tưởng triết học của
Khổng Tử .
Ở khía cạnh khác, nghiên cứu những ảnh hưởng của những tư tưởng triết học

về giáo dục của Khổng Tử phần lớn dựa vào các tài liệu chính như: “Hồ Chí Minh
về vấn đề giáo dục”, “Văn kiện của Đảng”, “Luật giáo dục” đây là một tài liệu quan
trọng bàn về việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Đó là những tài liệu
chính mà các tác giả có đề cập về vấn đề giáo dục con người.
Ngoài ra, còn nhiều tài liệu khác liên quan đễn nội dung của đề tài. Như vậy,
vấn đề đề tài đặt ra không mới nhưng em vẫn muốn khai thác dưới một góc nhìn,
quan điểm mới của riêng mình.
3


3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1.Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nhằm nghiên cứu quan điểm triết học về giáo dục của
Khổng Tử, đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của những tư tưởng đó. Thấy
được những ảnh hưởng của nó đối với nước ta hiện nay.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài có những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Làm rõ những quan điểm triết học về giáo dục của Khổng Tử
- Đánh giá giá trị và hạn chế cuẩ những quan điểm đố
- Tìm hiểu những kinh nghiệm có thể kế thừa, phát huy từ tư tưởng của Khổng
Tử đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
4.1.Phạm vi nghiên cứu
Trong triết học của mình, Khổng Tử cũng đã đề cập đến mọi lĩnh vực, thể hiện
quan điểm của ông về thế giới, về chính trị xã hội, về luân lý đạo đức và cuộc sống
con người. Nhưng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài em chỉ đề cập đến tư tưởng
giáo dục của Khổng Tử, ý nghĩa của những tư tưởng đó đối với sự nghiệp đào tạo
con người ở nước ta hiện nay.
4.2.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác Lênin, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật

lịch sử, gắn lý luận với thực tiễn cùng với một số phương pháp khác như tổng hợp,
phân tích, đánh giá…
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài
Đè tài trình bày tương đối có hệ thống và đánh giá khách quan những quan
niệm về giáo dục của Khổng Tử, trên cơ sở đó góp phần làm rõ hơn ý nghĩa của
những tư tưởng này đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo con người ở nước ta hiện
nay.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
được kết cấu thành 2 chương, 4 tiết.
Chương 1: Tư tưởng giáo dục trong triết học của Khổng Tử

4


1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng giáo dục của Khổng Tử
1.2. Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử
Chương 2: Ý nghĩa cùa tư tưởng giáo dục trong triết học của Khổng Tử đối với sự
nghiệp đào tạo con người ở Việt Nam hiện nay
2.1. Thực trạng nền giáo dục Việt Nam hiện nay
2.2. Ý nghĩa của tư tưởng giáo dục của Khổng Tử đối với nền giáo dục Việt Nam
hiện nay

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC TRONG TRIẾT HỌC CỦA
KHỔNG TỬ
1.1.Cơ sở hình thành tư tưởng giáo dục của Khổng Tử
1.1.1. Hoàn cảnh kinh tế - xã hội Trung Quốc cổ đại với việc hình thành
tư tưởng giáo dục của Khổng Tử
Khổng Tử sống trong thời Xuân thu - Chiến quốc, thời kỳ xã hội Trung Quốc

đang có những chuyển biến hết sức căn bản. Chế độ chiếm hữu nô lệ theo kiểu
phương Đông mà đỉnh cao là chế độ “tông pháp” nhà Chu đang suy tàn, chế độ
phong kiến sơ kỳ đang hình thành. Thời kỳ Xuân thu được đánh dấu bằng sự kiện
Chu Bình Vương dời đô về phía Đông đến Lạc Ấp (năm 771 trước Công nguyên).
Về kinh tế: sự cải tiến về công cụ lao động (sự ra đời của đồ sắt) cùng với những
sáng kiến mới trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đã phần nào cải thiện được sức
lao động, làm cho năng suất lao động tăng nhanh.
Tiền tệ xuất hiện càng làm thúc đẩy sự phát triển của ngành thương nghiệp,
từ đó hình thành nên các thành thị buôn bán nhộn nhịp… dẫn đến cơ cấu giai cấp
trong xã hội thời kỳ này đang dần bị thay đổi.
Về chính trị: Giai đoạn này chế độ “phong hầu kiến địa” của nhà Chu bị phá
vỡ, làm cho mối quan hệ về kinh tế, chính trị, quân sự giữa thiên tử và các nước
chư hầu không còn được tôn trọng như trước đây nữa. Cùng với nó là nạn đàn áp,
áp bức bóc lột nhân dân lao động của bọn quý tộc ngày càng nổi lên khắp nới làm
cho đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. sử đầy biến động của thời kỳ Xuân thu 5


Chiến quốc đòi hỏi các nhà tư tưởng phải có những tìm hiểu, nghiên cứu để đưa ra
những câu trả lời, đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn
xã hội lúc bấy giờ.
Chính trong thời kỳ lịch sử có những biến động toàn diện và sâu sắc đó làm
nảy sinh ra hàng loạt các nhà tư tưởng nổi tiếng góp phần vào sự phát triển của nền
triết học Trung Quốc, trong đó có Khổng Tử với quan niệm về giáo dục nhằm mục
đích là dạy con người cho đến bậc “Nhân”.
1.1.2. Khổng Tử và triết học Nho gia
Nho gia, Nho giáo là những thuật ngữ bắt nguồn từ chữ “nho”. Theo Hán tự
“nho” là chữ “nhân”(người) đứng cạnh chữ “nhu” (cần, chờ đợi). Nho gia còn gọi
là nhà nho, người đã đọc thấu sách thánh hiền được thiên hạ cần để dạy bảo người
đời ăn ở cho hợp luân thường đạo lý. Đến đời mình, Khổng Tử đã hệ thống hóa
những tư tưởng và tri thức trước đây thành học thuyết, gọi là Nho gia hay Nho học.

Khổng Tử (551- 479 trước Công nguyên) tên Khâu, tự Trọng Ni, người làng
Xương Bình, huyện Khúc Phụ ( tỉnh Sơn Đông ngày nay). chứng kiến cảnh loạn lạc
triền miên của xã hội Trung Hoa, Khổng Tử đã đưa ra quan niệm về giáo dục của
mình với mong muốn là làm ổn định và khôi phục lại trật tự lễ nghĩa tông pháp của
nhà Chu
Nhìn một cách tổng thể, mục tiêu giáo dục của Khổng Tử là bồi dưỡng
người “nhân”, “quân tử” để ra làm quan, điều hòa mâu thuẫn giai cấp, “khôi phục
lễ” phục vụ cho mục đích chính trị. Về mặt quan điểm giáo dục, phương pháp dạy
học của Khổng Tử có nhiều tư tưởng tiến bộ. Những tư tưởng đó đã ảnh hưởng tích
cực đến sự phát triển của học thuyết giáo dục cũng như sự nghiệp giáo dục Trung
Quốc và các nước khác sau này. Các nhà Nho làm nghề dạy học đã kế thừa tư
tưởng của Khổng Tử để phát triển nền giáo dục. Vì thế, có thể khẳng định rằng
Khổng Tử thật sự là một nhà giáo dục kiệt xuất đương thời.
1.2.Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử
Khổng Tử rất coi trọng giáo dục.Tuy còn nhiều hạn chế nhưng có thể nói Khổng
Tử là người đầu tiên đã xây dựng được một hệ thống tư tưởng giáo dục khá hoàn
chỉnh cả về mục đích, đối tượng, nội dung và phương pháp.
1.1. Vai trò, đối tượng, mục đích giáo dục
6


1.1.1.Vai trò
Khổng Tử cho rằng giáo dục có ý nghĩa tối quan trọng đối với mọi người trong xã
hội nói chung và từng cá nhân nói riêng.
Vì vậy, nếu mọi người được giáo dục tốt về nhân, lễ, trí, dũng thì nó sẽ có
tác dụng chi phối và điều hòa tốt các mối quan hệ xã hội của mỗi con người, làm
cho xã hội ổn định về mọi mặt.
1.1.2.Đối tượng giáo dục
Khổng Tử chủ trương dạy cho tất cả mọi người không phân biệt đẳng cấp,
giàu nghèo, chủng tộc. Mặt khác Khổng Tử lại cho rằng có những hạng người

khác nhau, có những hạng người được chia theo địa vị xã hội và nhân cách con
người (quân tử, kẻ sĩ và tiểu nhân), có những hạng người lại được phân biệt bằng
năng lực nhận thức (thượng trí, trung nhân, hạ ngu). Tùy theo từng đối tượng khác
nhau mà dạy cho họ biết ở những mức độ khác nhau.
Như vậy có thể nói, đối tượng giáo dục của Khổng Tử, một mặt, mang tính
chất bình đẳng và hết sức tiến bộ, nhưng mặt khác, nó không vượt qua được hạn
chế bởi tầm nhìn lịch sử và bởi tính chất hết sức nghiệt ngã của chế độ phong kiến.
1.1.3.Mục đích giáo dục
Theo Khổng Tử giáo dục có ba mục đích chính là: học để hành đạo giúp đời;
học để rèn luyện phẩm chất đạo đức, hoàn thành nhân cách; học để tìm tòi chân lý.
Mục đích cơ bản thứ hai của việc học, theo Khổng Tử là hoàn thành nhân
cách.
Khổng Tử còn đưa ra mục đích của giáo dục là đi tìm tòi chân lý trong giáo
dục chứ không phải học chỉ để cầu danh cầu lợi.
Đây là ba mục đích tương đối tiến bộ. Trong quá trình giáo dục, nếu ba mục
đích này được thống nhất với nhau thì có thể nói đây là một quan điểm triết học về
giáo dục có tính thực tiễn ở mọi thời đại.
1.2.2. Nội dung giáo dục của Khổng Tử
Ông chủ trương lấy giáo dục để phát triển nhân cách của mọi người và lấy
nhân cách làm gương mẫu để trị dân.

7


Theo Khổng tử, con người không có “đạo” mới dẫn đến chuyện tranh giành
quyền lực, địa vị, đất đai, chém giết lẫn nhau làm cho kỷ cương phép tắc đảo lộn,
làm cho xã hội rối loạn. Để cho xã hội trở lại thanh bình, theo Khổng Tử phải làm
cho con người có “đạo”, làm theo “đạo”. Trong đó, nội dung giáo dục cốt lõi nhất,
quan trọng nhất là Nhân, Lễ và Chính danh định phận.
Nhân trong tư tưởng Khổng Tử đó là yêu người. Theo Khổng Tử, chỉ có

người nhân mới có thể có được cuộc sống an vui lâu dài với lòng nhân của mình và
dẫu có ở vào hoàn cảnh nào, cũng có thể yên ổn, thanh thản.
Nội dung quan trọng nhất của Lễ mà Khổng Tử giáo dục học trò là pháp điển
của chế độ phong kiến. Khổng giáo dùng lễ cốt để tạo ra một thứ không khí lễ
nghĩa, khiến người ta có cái đạo đức, tập quán làm điều lành, điều phải một cách tự
nhiên. Giáo dục lễ còn giữ cho tình cảm hợp đạo trung, làm tiêu chuẩn cho hành vi.
Một nội dung quan trọng nữa trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử là tư
tưởng “Chính danh định phận”. Mỗi người phải tu thân, tề gia rồi mới trị quốc bình
thiên hạ. Thực hiện chính danh từ gia đình làm cơ sở cho chính danh toàn xã hội.
Tóm lại, nét nổi bật trong nội dung giáo dục của Khổng Tử là chú trọng những vấn
đề thiết thực của đời sống.
Tuy nhiên, giáo dục của Khổng Tử quá thiên về tinh thần, đạo đức, văn
chương, chính trị mà bỏ qua lĩnh vực sản xuất vật chất, rơi vào duy tâm phiến diện.
1.2.3. Phương pháp giáo dục con người
Trong quá trình dạy học rất nhiều năm của mình, Khổng Tử đã sử dụng rất
nhiều phương pháp, nhưng có một số phương pháp cơ bản như sau:
- Phương pháp dạy tùy đối tượng
- Phương pháp kết hợp học với suy nghĩ
- Phương pháp kết hợp học với tập
- Phương pháp học kết hợp với hành
- Phương pháp nêu gương

1.2.4. Những giá trị và hạn chế trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử

8


Mặc dù tư tưởng giáo dục của Khổng Tử có ảnh hưởng lớn đối với sự phát
triển của Trung Quốc và nhiều nước châu Á khác, những ảnh hưởng đó không đơn
thuần mang tính tích cực mà bên cạnh đó có những hạn chế.

Về mục đích giáo dục: nhằm đào tạo những con người phù hợp với địa vị xã hội mà
mình có.
Về đối tượng giáo dục: với tư tưởng “hữu giáo vô loại”, có thể nói, Khổng Tử là
người đầu tiên chủ trương “bình dân” trong giáo dục. Tuy nhiên trong giáo dục
Khổng Tử lại phân biệt từng loại người khác nhau, từng trình độ khác nhau, đó là
tư tưởng phân chia đẳng cấp.
Về nội dung giáo dục: : nội dung chủ yếu mà Khổng Tử muốn truyền dạy cho mọi
người là giáo dục “đạo làm người”.
Về phương pháp giáo dục: Nhìn chung, trong phương pháp giáo dục của Khổng Tử
chứa đựng rất nhiều điểm tích cực và tiến bộ.
Tóm lại: Tư tưởng về giáo dục - đào tạo của Khổng Tử, do hạn chế của thời đại lịch
sử không tránh khỏi những khiếm khuyết nhưng xứng đáng là những đóng góp lớn
lao cho giáo dục.
CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC TRONG TRIẾT HỌC
KHỔNG TỬ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO CON NGƯỜI Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
2.1.Thực trạng nền giáo dục Việt Nam hiện nay
2.1.1. Thực trạng
2.1.1.1. Thành tựu
Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống giáo dục đầy đủ các cấp học ở mọi
vùng, miền với nhiều loại hình trường lớp với số lượng học sinh đến trường ở các
cấp ngày một tăng.
Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách công bằng trong tiếp cận giáo dục
thông qua các chương trình hỗ trợ, cho vay vốn đối với học sinh nghèo, học sinh ở
vùng sâu, vùng xa, trẻ em bị khuyết tật., đặc biệt đối với trẻ dân tộc thiểu số, trẻ ở
vùng khó khăn.

9



Công tác phổ cập giáo dục ở tiểu học và trung học cơ sở đã có những bước
tiến dài góp phần giảm tỷ lệ mù chữ trong độ tuổi trên cả nước.
Nhờ những thành tựu của giáo dục và các lĩnh vực xã hội khác mà chỉ số
phát triển con người (HDI) của nước ta theo bảng xếp loại của Chương trình phát
triển Liên hợp quốc trong những năm gần đây có những tiến bộ đáng kể.
2.1.1.2. Hạn chế
Nền giáo dục nước ta vẫn còn nhiều bất cập, yếu kém, chưa đáp ứng được
yêu cầu của xã hội trong thời kỳ hội nhập.
Chất lượng giáo dục và đào tạo còn thấp, nhiều vấn đề hạn chế, yếu kém
chậm được khắc phục. Hệ thống giáo dục hiện nay thiếu đồng bộ, thiếu tính liên
thông giữa các cấp học và các trình độ đào tạo. Chất lượng đào tạo ở tất cả các cấp
học còn thấp, chương trình giáo dục, nhất là giáo dục ở bậc đại học còn hạn chế,
chưa đạt được mục tiêu của giáo dục và đào tạo. Khả năng chủ động, sáng tạo của
học sinh, sinh viên ít được bồi dưỡng, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên
còn yếu.
Những năm gần đây đã có một số chuyển biến tích cực nhưng vì chưa động
tới các vấn đề cốt lõi - nơi sức ỳ đã bám rễ trong nhiều năm - nên chưa tạo đủ xung
lực cho một cuộc lột xác của giáo dục hiện đang là đòi hỏi cấp bách của xã hội.
2.1.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong giáo dục ở Việt Nam
- Quan niệm, tư duy về giáo dục xơ cứng, cũ kỹ
- Chưa bình đẳng về cơ hội học tập thành công
- Khó khắc phục năng lực yếu kém của bộ máy tham mưu, quản lý và điều
hành
2.2.Ý nghĩa của tư tưởng giáo dục của Khổng Tử với nền giáo dục Việt
Nam hiện nay
2.2.1. Ý nghĩa của tư tưởng giáo dục của Khổng Tử
Tuy Khổng Tử không đề cao đúng mực vị trí của việc học tập khoa học tự
nhiên, kĩ thuật và hầu như chỉ hướng giáo dục - đào tạo vào mục đích làm quan
(nay là làm cán bộ quản lý) chứ không mở rộng ra nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh
vực phục vụ nhưng tư tưởng khuyến học, trọng học của ông có một ý nghĩa động

viên lớn lao để xây dựng một xã hội học tập, xã hội coi trọng tri thức, coi tri thức
là một trong những động lực phát triển xã hội.

10


Tư tưởng coi trọng nội dung giáo dục đạo đức, tư cách con người, coi đó là
nền tảng của trí, dũng và thái độ tích cực đem những điều học được ra áp dụng để
cải tạo xã hội của Khổng Tử - thực chất là coi trọng cái sở dụng của học vấn, coi
trọng đạo đức, tư cách công dân - có tác dụng xây dựng xã hội ổn định và phát triển
bền vững là một tư tưởng đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Phương pháp dạy - học của Khổng Tử đến nay vẫn còn thể hiện những nhân
tố tích cực. Để truyền dạy một cách có hiệu quả Khổng Tử đã đề xuất một hệ thống
phương pháp giáo dục khá chặt chẽ với những kiến giải sinh động và sâu sắc.
2.2.2. Những kinh nghiệm có thể kế thừa, phát huy từ tư tưởng giáo dục
của Khổng Tử trong nền giáo dục của Việt Nam hiện nay
Không có một dân tộc nào có thể phát triển được khi họ xem thường truyền
thống. Chính truyền thống của một dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại sẽ tạo tiền
đề để cho quá trình phát triển của dân tộc ấy trong tương lai. Để phát triển giáo dục
trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam không thể không kế thừa những yếu tố truyền
thống. Tư tưởng đạo Khổng, một bộ phận của Nho giáo truyền thống, có sức sống
dai dẳng và ảnh hưởng không nhỏ đến con người, xã hội Việt Nam. Vì vậy, ngày
nay muốn phát triển giáo dục thì chúng ta không thể bỏ qua những giá trị tích cực
trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử (tuy nhiên cũng phải kế thừa trên cơ sở lọc
bỏ những gì không còn phù hợp).
Bài học kinh nghiệm cho sự nghiệp giáo dục đào tạo con người ở nước ta
hiện nay.
 Xây dựng con người phải lấy đạo đức làm gốc.
 Vấn đề tu thân
 Tính tích cực chính trị

 Đề cao vai trò của gia đình và giáo dục gia đình
 Giáo dục - đào tạo là cái “gốc” để xây dựng con người
Tuy nhiên cần khắc phục nhiều điểm hạn chế trong tư tưởng giáo dục của
Khổng Tử để xây dựng một nền giáo dục toàn diện và phát triển hơn
Thời đại ngày nay đã khác xa so với thời mà học thuyết Khổng Tử ra đời và
phát triển, do vậy bên cạnh những giá trị tích cực cần được kế thừa và phát huy, thì
vẫn còn không ít những tư tưởng lạc hậu, không còn phù hợp thậm chí có thể trở
thành lực cản đối với sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Đó là lý do
11


tại sao chúng ta phải có một cái nhìn biện chứng trong việc nghiên cứu tư tưởng
giáo dục của Khổng Tử.

PHẦN KẾT LUẬN
Trong lịch sử tư tưởng của nhân loại, khi nói đến vấn đề con người và giáo
dục con người, không ai quên tư tưởng giáo dục của Khổng Tử. Mặc dù ra đời ở
Trung Hoa cổ đại nhưng tầm ảnh hưởng của những tư tưởng ấy vượt xa ra khỏi
phạm vi của một dân tộc, để lại những bài học quý giá về giáo dục - đào tạo con
người.
Việc Khổng học quan tâm đến con người và sự nghiệp giáo dục - đào tạo con
người không phải xuất phát từ ý muốn chủ quan của ông mà nó phản ánh những tất
yếu của điều kiện lịch sử khách quan. Thời đại lịch sử mà Khổng học ra đời, hình
thành và phát triển là thời kỳ có những chuyển biến xã hội hết sức căn bản và lớn
lao về mọi mặt. Trong thời kỳ đó, chiến tranh xảy ra liên miên, đời sống nhân dân
hết sức khổ cực, “vương đạo suy vi”, nhân luân xáo trộn, …Thực tiễn đó đặt ra cho
các nhà triết học nhiều vấn đề thực tiễn cấp bách cần phải giải quyết để lập lại trật
tự xã hội và xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
Ở Việt Nam hiện nay, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, thực
hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã

hội công bằng, dân chủ, văn minh thì sự nghiệp giáo dục đào tạo, xây dựng con
người mới trở thành một nhiệm vụ trọng tâm và có ý nghĩa chiến lược. Tuy nhiên,
do tác động của nền kinh tế thị trường, cũng như xu hướng hội nhập quốc tế đã làm
nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực ảnh hưởng lớn tới mục tiêu giáo dục đào tạo con
người như: vấn đề suy thoái đạo đức, lối sống ở một bộ phận nhân dân; vấn đề yếu
kém của hệ thống giáo dục,… Do đó, để hoàn thành mục tiêu giáo dục đào tạo con
người đòi hỏi chúng ta phải tìm ra những biện pháp để khắc phục những hạn chế
trên nhằm đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục đào tạo con người.
Từ những điểm tích cực trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử soi vào trong
thực trạng và yêu cầu của việc giáo dục đào tạo con người hiện nay ở nước ta thì có
thể khẳng định rằng tư tưởng giáo dục của Khổng Tử vẫn còn nhiều ý nghĩa thực

12


tiễn sâu sắc. Vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta cần phải có sự đánh giá và kế thừa một
cách khoa học để thu được kết quả cao nhất. Hồ Chí Minh đã từng nói: “Tuy
Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết Khổng Tử có nhiều điều không
đúng song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học. Chỉ có những người cách
mạng chân chính mới thu hái được những hiểu biết quý báu của các đời trước để
lại. Lênin dạy chúng ta như vậy” [8].
Thời đại của chúng ta ngày nay đã khác xa so với thời kì mà Khổng học ra
đời và phát triển, vì vậy, khi kế thừa, tiếp thu những nội dung trong tư tưởng của
Khổng Tử về giáo dục chúng ta cần có cái nhìn và thái độ biện chứng, đối với
những gì còn có ý nghĩa tích cực, chúng ta cần kế thừa, tiếp thu; còn những gì đã
trở nên lỗi thời, lạc hậu cần kiên quyết gạt bỏ. Trên hết, chúng ta phải thấy được
rằng, trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử vẫn còn nhiều bài học có ý nghĩa thiết
thực trong việc giáo dục đào tạo con người - nhân tố quyết định sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do đó, việc nghiên cứu tư tưởng giáo dục của Khổng Tử
để từ đó thấy được ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo con người ở

Việt Nam hiện nay là một việc làm hết sức cần thiết.

13



×