Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Kế toán bán hàng cơ vật liệu điện tại Công Ty Cổ Phần Kỹ Thương CSC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.43 KB, 40 trang )

Đại học Thương Mại 1 Khoa Kế Toán- kiểm Toán
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP
THƯƠNG MẠI.
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của việc nghiên cứu kế toán bán hàng trong doanh
nghiệp thương mại.
Đối với Doanh nghiệp thương mại thì bán hàng là khâu cuối cùng và quan trọng
nhất của việc luân chuyển vốn. Vốn của nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số
vốn kinh doanh và thường được theo dõi chặt chẽ. Xét từ góc độ kinh tế, bán hàng là
quá trình doanh nghiệp xuất giao hàng hóa, sản phẩm cho khách hàng và thu được một
khoản tiền có giá trị tương đương với số hàng hóa, sản phẩm đó. Quá trình bán hàng
hoàn tất khi hàng hóa đã giao cho khách và đã thu được tiền hoặc khi khách hàng chấp
nhận thanh toán. Khoản tiền hay khoản nợ này gọi là doanh thu bán hàng, doanh thu
này là cơ sở để doanh nghiệp xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Từ đó vốn được
thu hồi nhanh đồng thời tạo ra lợi nhuận. Lúc này doanh nghiệp có điều kiện phân phối
lợi ích giữa doanh nghiệp với nhà nước, giữa doanh nghiệp với người lao động và giữa
doanh nghiệp với chủ doanh nghiệp. Hay nói cách khác là sự phối hợp hài hoà 3 lợi
ích:
- Lợi ích của nhà nước thông qua thuế phí và lệ phí
- Lợi ích của doanh nghiệp thông qua lợi nhuận
- Lợi ích của người lao động thông qua lương và ưu đãi
Qua 3 tuần thực tế điều tra phỏng vấn tại công ty CP Kỹ Thương CSC
( phát ra 5 phiếu thu về 5 phiếu) cho thấy yêu cầu thực tế đối với kế toán bán hàng
trong doanh nghiệp đòi hỏi sự ghi chép và xử lý số liệu chính xác, khoa học tình hình
bán hàng, thanh toán công nợ, chi phí bán hàng rõ ràng.
1.2. Xác lập và tuyên bố đề tài:
Tổ chức công tác kế toán bán hàng là mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh
nghiệp thương mại.
Công Ty cổ phần Kỹ Thương hoạt động trong lĩnh vực : Buôn bán thiết bị cơ, vật liệu
điện, máy phát điện, thiết bị điện tử tin học… Để thu được lợi nhuận cao thì ngoài
Chuyên đề tốt nghiệp Bùi Thị Lừng-K5HK1E


Đại học Thương Mại 2 Khoa Kế Toán- kiểm Toán
chất lượng sản phẩm ra thì khâu bán hàng và dịch vụ sau bán hàng là một phần không
thể thiếu trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm
quan trọng của kế toán bán hàng vận dụng lý luận đã được học tập tại trường kết hợp
với thực tế thu nhận được từ kế toán bán hàng tại công ty Cổ Phần Kỹ Thương CSC,
em đã chọn đề tài “ Kế toán bán hàng cơ vật liệu điện tại Công Ty Cổ Phần Kỹ
Thương CSC” để nghiên cứu và viết chuyên đề tốt nghiệp của mình.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là thông qua quá trình nghiên cứu lý thuyết và
thực tiễn về kế toán bán hàng có thể đưa ra đánh giá thực tế về công tác tổ chức kế
toán bán hàng tại công ty. Từ đó thấy được vai trò, sự ảnh hưởng của công tác kế toán
bán hàng tới kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, để thấy được mặt mạnh, mặt
hạn chế của công tác kế toán bán hàng của công ty. Từ đó, phát huy những mặt mạnh,
còn những mặt hạn chế có biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của công ty. Đồng thời sẽ giúp cho những nhà quản lý có nguồn thông tin quan
trọng, chính xác, là cơ sở để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn và hợp lý giúp
doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh.
Qua thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài, em cũng hiểu rõ được về tầm quan
trọng của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại nói chung và công ty Cổ
phần Kỹ Thương CSC nói riêng. Nhờ đó em thấy trách nhiệm và nghĩa vụ của một kế
toán viên sau này.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian thực hiện chuyên đề: Từ 09/5/2011 đến 18/6/2011.
Phạm vi không gian: Tại Công Ty Cổ Phần Kỹ Thương CSC.
Nội dung nghiên cứu: Kế toán bán hàng cơ vật liệu điện tại Công Ty Cổ Phần Kỹ
Thương CSC.
1.5. Các khái niệm và phân định nội dung
1.5.1. Các khái niệm
Khái niệm bán hàng: Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp thương mại. Nó chính là quá trình chuyển giao quyền sở hữu

Chuyên đề tốt nghiệp Bùi Thị Lừng-K5HK1E
Đại học Thương Mại 3 Khoa Kế Toán- kiểm Toán
về hàng hoá từ tay người bán sang người mua để nhận quyền sở hữu về tiền tệ hoặc
quyền được đòi tiền người mua.
Khái niệm doanh thu:
 Doanh thu bán hàng: Là tổng giá trị được thực hiện do việc bán hàng hoá, sản
phẩm, lao vụ, dịch vụ cho khách hàng. Tổng số doanh thu bán hàng là số tiền ghi trên
hoá đơn bán hàng, trên hợp đồng cung cấp lao vụ, dịch vụ.
 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cung cấp dịch vụ: là số chênh lệch giữa
tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với các khoản giảm trừ doanh thu.
 Trong đó các khoản điều chỉnh giảm trừ doanh thu bao gồm:
Giảm giá hàng bán: Là số tiền giảm trừ cho khách hàng ngoài hoá đơn hay hợp đồng
cung cấp dịch vụ do các nguyên nhân đặc biệt như : hàng kém phẩm chất, không đúng
quy cách, giao hàng không đúng thời gian địa điểm trong hợp đồng…Ngoài ra tính vào
khoản giảm giá hàng bán còn bao gồm khoản thưởng khách hàng do trong một khoảng
thời gian nhất định đã mua một khối lượng lớn hàng hoá.
Hàng bán bị trả lại: Là số hàng đã được coi là tiêu thụ đã chuyển quyền sở hữu, đã
thu tiền hay được người mua chấp nhận nợ, nhưng bị người mua trả lại do người bán
không tôn trọng hợp đồng kinh tế đã kí kết như: hàng không đúng phẩm chất, yêu cầu
kỹ thuật, không đúng chủng loại.
Chiết khấu thương mại: Là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh
toán cho khách hàng do việc người mua đã mua hàng với khối lương lớn hàng hoá theo
thoả thuận, chiết khấu thương mại được ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc các cam kết
mua hàng.
Chiết khấu thanh toán: Là số tiền người bán giảm trừ cho người mua tính trên tổng
số tiền phải trả do người mua thanh toán tiền hàng trước thời hạn thanh toán đã thoả
thuận trên hợp đồng kinh tế. Khoản tiền này được hạch toán vào chi phí hoạt động tài
chính của doanh nghiệp.
Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán bao gồm trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho
đã bán.

Đặc điểm của quá trình bán hàng trong doanh nghiệp thương mại
Chuyên đề tốt nghiệp Bùi Thị Lừng-K5HK1E
Đại học Thương Mại 4 Khoa Kế Toán- kiểm Toán
1.5.2. Đặc điểm của quá trình bán hàng
a. Các phương thức bán hàng trong doanh nghiệp thương mại
 Phương thức bán buôn: Là phương thức bán hàng cho các doanh nghiệp, các
doanh nghiệp sản xuất để thực hiện bán ra hoặc để gia công, chế biến ra.
Đặc điểm:
- Hàng hóa vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông, chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng.
- Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá chưa được thực hiện.
- Hàng được bán theo lô hàng hoặc bán với số lượng lớn.
- Giá bán biến động tuỳ thuộc vào khối lượng hàng bán và phương thức thanh toán.
Phương thức bán buôn qua kho: Là phương thức bán buôn hàng hoá mà trong đó
hàng bán phải được xuất từ bảo quản của doanh nghiệp. Bán buôn qua kho được thực
hiện theo hai hình thức:
Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: Bên mua cử đại diện đến kho
của bên bán để nhận hàng. Doanh nghiệp xuất kho hàng hoá, giao trực tiếp cho đại
diện bên mua. Sau khi đại diện bên mua nhận đủ hàng, thanh toán tiền hàng hoặc chấp
nhận thanh toán, hàng hoá được xác định là tiêu thụ.
Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng: Căn cứ vào hợp đồng đã ký kết hoặc
theo đơn đặt hàng, doanh nghiệp xuất kho hàng hoá dùng phương tiện vận tải của mình
hoặc thuê ngoài chuyển hàng đến kho bên mua hoặc một địa điểm nào đó bên mua quy
định trong hợp đồng. Hàng hoá chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp,
chỉ khi nào được bên mua kiểm nhận, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
Phương thức bán buôn vận chuyển thẳng: doanh nghiệp sau khi mua hàng, nhận
hàng mua, không đưa về nhập kho. Có hai phương thức bán buôn:
Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp (hình thức giao tay
ba): doanh nghiệp sau khi mua hàng, giao trực tiếp cho đại diện bên mua tại kho người
bán. Sau khi giao nhận, đại diện bên mua ký nhận đủ hàng bên mua đã thanh toán tiền
hàng hoặc chấp nhận thanh toán, hàng hoá được xác định là tiêu thụ.

Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng: Doanh nghiệp sau khi mua
hàng, nhận hàng mua, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài vận chuyển
Chuyên đề tốt nghiệp Bùi Thị Lừng-K5HK1E
Đại học Thương Mại 5 Khoa Kế Toán- kiểm Toán
hàng đến giao cho bên mua ở địa điểm đã được thoả thuận. Hàng hoá chuyển bán vẫn
thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Khi nhận được tiền của bên mua thanh toán
hoặc giấy báo của bên mua đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán thì hàng hoá
chuyển đi mới được xác định là tiêu thụ
 Phương thức bán lẻ: Là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc
các tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội
bộ.
Đặc điểm:
- Hàng hoá đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng
- Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá đã được thực hiện.
- Bán đơn chiếc hoặc số lượng nhỏ, giá bán thường ổn định.
Bán lẻ có thể được thực hiện dưới các hình thức sau:
Bán lẻ thu tiền tập trung: Nghiệp vụ thu tiền của người mua và nghiệp vụ giao hàng
cho người mua tách rời nhau. Mỗi quầy hàng có một nhân viên thu tiền làm nhiệm vụ
thu tiền của khách, viết hoá đơn cho khách để khách đến nhận hàng ở quầy hàng do
nhân viên giao bán. Hết ngày (hết ca) bán hàng nhân viên bán hàng căn cứ vào hóa
đơn để xác định số lượng hàng hoá đã bán trong ngày, trong ca và lập báo cáo bán
hàng.
Bán lẻ thu tiền trực tiếp: Nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền hàng của khách và
giao hàng cho khách. Hết ngày (hết ca) bán hàng nhân viên bán hàng làm giấy nộp tiền
và nộp tiền cho thủ quỹ đồng thời kiểm kê hàng hoá tồn quầy để xác định số lượng
hàng đã bán trong ngày trong ca và lập báo cáo bán hàng.
Bán lẻ tự phục vụ (tự chọn): Khách hàng tự chọn lấy hàng mang đến bàn tính tiền và
thanh toán tiền hàng. Nhân viên thu tiền kiểm hàng, tính tiền lập hoá đơn bán hàng và
thu tiền của khách hàng.
Bán hàng tự động: Các doanh nghiệp thương mại sử dụng các máy bán hàng tự động

chuyên dùng cho một hoặc một vài loại hàng hoá nào đó đặt ở các nơi công cộng.
Khách hàng sau khi bỏ tiền vào máy, máy sẽ tự động đẩy hàng ra cho người mua
Chuyên đề tốt nghiệp Bùi Thị Lừng-K5HK1E
Đại học Thương Mại 6 Khoa Kế Toán- kiểm Toán
 Phương thức bán hàng đại lý: Doanh nghiệp thương mại giao hàng cho cơ sở đại
lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng. Bên nhận đại lý, ký gửi sẽ trực tiếp bán
hàng, thanh toán tiền hàng và được hưởng hoa hồng đại lý bán. Số hàng chuyển giao
cho các cơ sở đại lý, ký gửi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại cho
đến khi doanh nghiệp thương mại được cơ sở đại lý, ký gửi thanh toán tiền hoặc chấp
nhận thanh toán hoặc thông báo về số hàng đã bán, doanh nghiệp mới mất quyền sở
hữu về số hàng này.
 Phương thức bán hàng trả góp: Người mua trả tiền mua hàng thành nhiều lần.
Ngoài số tiền thu theo giá bán thông thường, doanh nghiệp còn thu thêm của người
mua một khoản lãi do trả chậm.
b. Các phương thức thanh toán trong quá trình bán hàng
 Phương thức thanh toán trực tiếp.
Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ được chuyển từ người
mua sang người bán sau khi quyền chuyển sở hữu về hàng hóa bị chuyển giao.Thanh
toán trực tiếp có thể bằng tiền mặt, séc hoặc có thể bằng hàng hoá( nếu bán theo
phương thức hàng đổi hàng). Theo phương thức thanh toán này thì sự vận động của
hàng hoá gắn liền với sự vận động của tiền tệ.
- Phương thức thanh toán trả chậm.
Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ sẽ được chuyển giao
sau một khoảng thời gian so với thời điểm chuyển quyền sở hữu về hàng hoá. Từ
phương thức thanh toán này hình thành nên khoản nợ phải thu của khách hàng.
- Theo phương thức thanh toán này thì sự vận động của hàng hoá, sự vận động của
tiền tệ có khoảng cách về không gian và thời gian.
C. Trình tự hạch toán.
Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
 Kế toán bán buôn hàng hóa:

+) Khi xuất kho bán hàng hóa, căn cứ vào hóa đơn GTGT, Kế toán ghi nhận doanh
thu: Nợ TK tiền mặt (111), tiền gửi ngân hàng (112), hoặc phải thu khách hàng (131)
theo giá thanh toán của hàng hóa, đồng thời ghi Có TK doanh thu bán hàng (511) theo
Chuyên đề tốt nghiệp Bùi Thị Lừng-K5HK1E
Đại học Thương Mại 7 Khoa Kế Toán- kiểm Toán
giá chưa có thuế GTGT và ghi có TK thuế GTGT phải nộp( 3331). Lúc này kế toán ghi
nhận giá vốn hàng bán. Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán ghi Nợ TK giá vốn hàng
bán (632), ghi Có TK hàng hóa (156) theo giá trị thực tế hàng xuất kho.
+) Trong trường hợp xuất hàng gửi bán, căn cứ vào PXK, kế toán phản ánh gía trị thực
tế của hàng gửi bán: Nợ TK hàng gửi đi bán (157), ghi có TK hàng hóa (156) theo giá
thực tế xuất kho.
Khi hàng hóa được xác định là tiêu thụ thì kế toán ghi nhận doanh thu như ở trên
đồng thời phản ánh giá vốn hàng bán: ghi Nợ TK(632), ghi Có TK hàng gửi bán (157)
theo giá trị thực tế xuất kho.
-Chiết khấu thanh toán: Khi thanh toán có phát sinh khoản chiết khấu thanh toán cho
khách hàng do thanh toán tiền sớm trước thời hạn ghi trong hợp đồng, phù hợp chính
sách thanh toán mà doanh nghiệp đã quy định thì kế toán ghi Nợ TK chi phí tài chính
(635) theo số đã chiết khấu cho khách hàng, ghi Nợ TK tiền mặt (111), tiền gửi ngân
hàng (112), ghi có TK phải thu khách hàng (131) theo tổng số phải thu.
- Chiết khấu thương mại: Khi bán buôn có phát sinh CKTM giamr trừ cho khách thì
kế toán ghi Nợ TK CKTM (5211) theo số chiết khấu cho khách hàng, ghi Nợ TK thuế
GTGT phải nộp (3331) tính trên khoản chiết khấu đồng thời ghi Có TK tiền mặt (111),
tiền gửi ngân hàng (112), hoặc phải thu khách hàng (131) theo tổng số giảm trừ.
- Giảm giá hàng bán: Khi có chứng từ xác định khoản giảm giá hàng bán cho người
mua về số lượng hàng đã bán do kém chất lượng, phẩm chất, sai quy cách, hợp đồng
thì kế toán ghi Nợ Tk giảm giá hàng bán (5213) theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi
Nợ TK thuế GTGT phải nộp (3331) tính trên trị giá hàng bị giảm giá, ghi Có TK tiền
mặt, tiền gửi hoặc phải thu khách hàng.
-Hàng bán bị trả lại: khi phát sinh hàng bán bị trả lại kế toán phản ánh doanh thu
hàng bán bị trả lại, ghi Nợ TK hàng bán bị trả lại (5212) theo giá bán hàng bị trả lại,

ghi Nợ Tk thuế GTGT phải nộp (3331) tính trên giá trị hàng bán bị trả lại, ghi có TK
tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải thu khách hàng theo giá thanh toán của hàng bị trả
lại.
Khi đơn vị chuyển hàng về nhập kho, kế toán ghi Nợ TK hàng hóa (156), ghi có TK
giá vốn hàng bán theo giá trị thực của hàng bị trả lại .
-Kế toán hàng thừa thiếu trong quá trình bán:
Chuyên đề tốt nghiệp Bùi Thị Lừng-K5HK1E
Đại học Thương Mại 8 Khoa Kế Toán- kiểm Toán
-Khi phát sinh hàng thiếu trong quá trình gửi bán chưa rõ nguyên nhân kế toán chỉ
phản ánh doanh thu theo số tiền bên mua chấp nhận thanh toán, kế toán ghi Nợ Tk
hàng thiếu chưa xác định nguyên nhân(1381), đồng thời ghi giảm TK hàng gửi bán
theo giá trị thiếu.
-Khi phát sinh hàng thừa trong quá trình gửi bán chưa xác định nguyên nhân, kế toán
chỉ phản ánh doanh thu theo hóa đơn bên mua đã chấp nhận thanh toán , ghi Nợ TK
hàng gửi bán (157), ghi Có TK hàng thừa chưa xác định nguyên nhân (3381) theo trị
giá hàng thừa.
 Kế toán bán lẻ hàng hóa:
Hàng ngày hoặc định kỳ, khi nhận được bảng kê bán lẻ hàng hóa của mậu dịch viên
- Trường hợp mậu dịch viên thực nộp số tiền phù hợp với doanh số bán ra thì kế toán
ghi Nợ TK tiền mặt (111) theo tổng giá thanh toán, ghi có TK doanh thu( 511) theo giá
bán chưa có thuế GTGT, ghi Có TK thuế GTGT phải nộp (3331) tính trên giá bán.
-Trường hợp số tiền mậu dịch viên thực nộp nhỏ hơn doanh số ghi trên bảng kê bán lẻ
hàng hóa thì mậu dịc viên phải bồi thường, kế toán ghi Nợ TK tiền mặt (111), ghi Nợ
TK phải thu khác (1388) số tiền mậu dịch viên nộp thiếu, ghi Có Tk doanh thu theo giá
bán chưa có thuế GTGT, ghi có TK thuế GTGT phải nộp.
-Trường hợp số tiền mậu dịch viên thực nộp lớn hơn doanh số ghi trên bảng kê bán lẻ
hàng hóa thì khoản thừa được hạch toán vào khoản thu nhập khác của doing nghiệp, kế
toán ghi Nợ TK tiền mặt (111) theo số tiền mậu dịch viên thực nộp, ghi Có TK doanh
thu theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi có TK thuế GTGT phải nộp, ghi có TK thu
nhập khác(711) theo số tiền thừa.

Kế toán xác định giá vốn hàng bán trong kỳ. Ghi Nợ TK giá vốn hàng bán (632), ghi
có TK hàng hóa (156).
 Kế toán nghiệp vụ bán đại lý
- Đối với đơn vị giao đại lý:
Khi xuất kho giao hàng cho đơn vị nhận đại lý kế toán ghi Nợ TK hàng gửi bán,
ghi có TK hàng hóa.
Khi hàng hóa gửi bán được bán, kế toán phản ánh doanh thu, giá vốn tương tự như
trường hợp bán buôn,
Kế toán phản ánh số tiền hoa hồng phải trả cho bên nhận đại lý ghi Nợ TK chi phí
bán hàng (6421) theo số hoa hồng đại lý chưa có thuế GTGT, ghi Nợ TK thuế GTGT
đầu vào(133), ghi có Tk tiền mặt, tiền gửi ngân hàng theo tổng giá thanh toán.
Chuyên đề tốt nghiệp Bùi Thị Lừng-K5HK1E
Đại học Thương Mại 9 Khoa Kế Toán- kiểm Toán
-Đối với bên nhận đại lý:
Khi nhận được hàng hóa do cơ sở giao đại lý chuyển đên, căn cứ vào biên bản giao
nhận ghi Nợ TK hàng hóa nhậ bán hộ (003).
Khi hàng hóa bán được căn cứ vào hóa đơn GTGT hoặ hóa đơn bán hàng và các
chứng từ liên quan, kế toán pản ánh số tiền phải trả bên giao đại lý: Ghi Nợ TK tiền
mặt, tiền gửi howacj phải thu kách hàng đồng thời gh có TK phải trả người bán (331.
Khi tính hoa hồng đại lý, kế toán ghi Nợ TK tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, ghi có TK
doanh thu bán hàng à cung cấp dịch vụ (5113) theo số hoa hồng đại lý chưa có thuế
GTGT, ghi có TK thuế GTGT phải nộp (3331)
 Kế toán bán hàng trả chậm trả góp:
Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo số tiền trả ngay chưa có thuế GTGT:
Ghi Nợ TK phải thu khách hàng số tiền cần phải thu, ghi Nợ TK tiền mặt, tiền gửi
ngân hàng số tiền trả lần đầu, ghi có TK doanh thu (511) theo giá bán trả tiền ngay
chưa có thuế, ghi Có TK thuế GTGT phải nộp (3331), ghi Có TK doanh thu chưa thực
hiện(3387) phần lãi trả góp.
Kế toán xác định giá vốn hàng hóa đã bán trả góp, ghi Nợ TK giá vốn, ghi Có TK hàng
hóa theo trị giá vốn hàng xuất bán. Định ký thu nợ của khách hàng kế toán ghi Nợ Tk

tiền mặt, tiền gửi, ghi Có TK phải thu khách hàng. Đồng thời ghi nhận lãi trả góp cho
từng kỳ vào doanh thu hoạt động tài chính: Ghi Nợ TK doanh thu chưa thực
hiện(3387), ghi Có TK doanh thu tài chính(515) theo số lãi từng kỳ.
- Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp kế toán hạch toán
tương tự như đối với trường hợp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nhưng
kế toán không sử dụng tài khoản 133 và tài khoản 3331, thay vào đó các khoản thuế
đầu vào khi phát sinh các khoản chi phí sẽ được hạch toán luôn vào chi phí đó, còn các
khoản thuế GTGT đầu ra sẽ được ghi nhận luôn vào doanh thu bán hàng.
1.5.3. Phân định nội dung kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại
1.5.3.1. Nội dung chuẩn mực kế toán việt Nam có liên quan đến kế toán bán hàng
- Nội dung chuẩn mực 01” chuẩn mực chung”
Chuẩn mực được ban hành và công bố theo quyết định số 165/QĐ-BTC, ngày
31/12/2002 của bộ trưởng bộ tài chính.
Chuyên đề tốt nghiệp Bùi Thị Lừng-K5HK1E
Đại học Thương Mại 10 Khoa Kế Toán- kiểm Toán
Các nguyên tắc kế toán cơ bản:
Cở sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài
sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán
vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền
hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài
chính của doanh nghiệp trong quá khứ hiện tại và tương lai.
Nguyên tắc phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi
ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên
quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí liên quan đến doanh thu gồm chi phí của
kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan
đến doanh thu của kỳ đó.
- Nội dung chuẩn mực kế toán số 02” Hàng tồn kho”
Chuẩn mực ban hành và công bố theo quyết định sô 149/2001/QĐ-BTC ngày
31/12/2011 của bộ trưởng bộ tài chính.
Việc tính giá hàng tồn kho trong kế toán bán hàng được cáp dụng một trong các

phuơng pháp sau:
Phương pháp tính giá theo giá đích danh: Phương pháp này áp dụng đối với doanh
nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được. Theo phương pháp
này hàng hóa xuất bán thuộc lần mua nào thì lấy đơn giá của lần mua đó để xác định
giá trị hàng xuất kho.
Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp này, giá trị của từng loại hàng
tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và
gía trị từng loại hàng tồn kho được mua howacj xuất trong kỳ. Giá trung bình được
tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của
doanh nghiệp.
Phuơng pháp nhập trước xuất trước: Phương pháp áp dụng trên giả định là hàng hóa
được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối
kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất vào gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương
pháp này giá trị của hàng hóa xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời
Chuyên đề tốt nghiệp Bùi Thị Lừng-K5HK1E
Đại học Thương Mại 11 Khoa Kế Toán- kiểm Toán
điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập
kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
Phương pháp nhập sau xuất trước: Phương pháp này áp dụng trên giả định là hàng
tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, tồn kho còn lại cuối kỳ là
tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất
kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn
kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.
Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo quy định của chẩn mực 02:
Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho
nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá
hàng tồn kho phải lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị
thuần có thể thực hiện của chúng. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực
hiện trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho.
- Nội dung chuẩn mực kế toán số 14” Doanh thu và thu nhập khác”

Điều kiện ghi nhận doanh thu:
Doanh thu được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn tất cả 5 điều kiện sau:
- Đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm, hàng
hoá cho người mua.
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý như chủ sở hữu hoặc quyền kiểm
soát hàng hoá.
- Doanh thu được xác định một cách tương đối chắc chắn.
- Doanh nghiệp đó thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
-Kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại theo quy định trong chế độ kế
toán( Quyết định số 48/2006/BTC ngày 14/9/2006).
Chứng từ sử dụng:
+ Hóa đơn giá trị gia tăng: Là hóa đơn dùng cho các đơn vị tính thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ thuế. Hóa đơn do người bán lập khi bán hàng hóa hoặc cung cấp
dịch vụ. Mỗi hóa đơn được lập cho các loại hàng hóa, dịch vụ có cùng mức thuế suất.
Chuyên đề tốt nghiệp Bùi Thị Lừng-K5HK1E
Đại học Thương Mại 12 Khoa Kế Toán- kiểm Toán
Hóa đơn GTGT được lập thành 3 liên( Liên 1 lưu vào sổ gốc, liên 2 giao cho khách
hàng, liên 3 dùng làm chứng từ kế toán).
+ Hóa đơn bán hàng thông thường: Là hóa đơn dùng cho các doanh nghiệp nộp thuế
GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng
thuộc diện không chịu thuế GTGT.
+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ: Là loại chứng từ dùng để theo dõi số
lượng hàng hóa di chuyển từ kho này sang kho khác trong nội bộ doanh nghiệp. Đây là
căn cứ để thủ kho ghi vào thẻ kho, kế toán ghi sổ chi tiết hàng hóa. Phiếu này do bộ
phận cung ứng lập thành 3 liên: Liên 1 lưu vào sổ gốc, liên 2 chuyển cho thủ kho để
ghi thẻ kho sau đó chuyển lên phòng kế toán, liên 3 giao cho khách hàng.
+ Bảng kê bán lẻ hàng hóa.
+ Hóa đơn khước phí vận chuyển.
+ Hóa đơn thuê kho, bãi, bốc dỡ hàng hóa trong quá trình bán hàng.

+ Các chứng từ thanh toán: phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có….
1.5.3.2. Tài khoản sử dụng.
Để phản ánh doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng, kế
toán sử dụng các tài khoản:TK 632, TK511, TK512, TK531, TK532, TK515 và các tài
khoản liên quan khác như: TK111, 112, 131, 3331, 3387, 911
Trong đó:
TK 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”: Dùng để phản ánh doanh thu
của khối lượng hàng đã bán, dịch vụ đã cung cấp không phân biệt đã thu được tiền hay
chưa thu được tiền.
Kết cấu tài khoản.
Bên nợ:
- Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế
của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, đã cung cấp cho khách hàng và được xác định là đã
bán trong kỳ kế toán
- Số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực
tiếp.
Chuyên đề tốt nghiệp Bùi Thị Lừng-K5HK1E
Đại học Thương Mại 13 Khoa Kế Toán- kiểm Toán
- Các khoản giảm trừ doanh thu: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán
bị trả lại kết chuyển cuối kỳ.
- Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 để xác định kết quả kinh
doanh.
Bên có:
- Phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế phát sinh trong kỳ.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 511 có 4 tài khoản cấp 2:
TK 5111 “ Doanh thu bán hàng hóa”
TK 5112 “ Doanh thu bán thành phẩm”
TK 5113 “ Doanh thu cung cấp dịch vụ”
TK 5118 “ Doanh thu khác”

TK 632 ‘Giá vốn hàng bán”: Phán ánh trị giá vốn của hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ.
Kết cấu tài khoản 632
Bên nợ
- Trị giá vốn của hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ
- Các khoản hao hụt, mất mát của hàng hóa tính vào gía vốn
- Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Bên có
- Kết chuyển trị giá vốn của hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ để xác định kết quả kinh
doanh
- Hoàn nhập chênh lệch dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Trị giá vốn của hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ nhưng bị khách hàng trả lại
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ
Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số các tài khoản sau: TK521, TK156, TK157,
TK111, TK112, TK138, TK 642.
1.5.3.3. Tổ chức sổ kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp Bùi Thị Lừng-K5HK1E
Đại học Thương Mại 14 Khoa Kế Toán- kiểm Toán
Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo quyết định 48/ 2006/
QĐ- BTC có các hình thức kế toán sau:
- Hình thức nhật ký chung: Là hình thức ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào
sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian, đồng thời phản ánh theo quan hệ đối ứng tài
khoản có liên quan để phục vụ cho việc ghi sổ cái. Theo hình thức này kế toán bán
hàng thực hiện các loại sổ sau:
+ Sổ nhật ký chung: Dùng để tập hợp các nghiệp vụ kinh tế pháp sinh
+ Sổ nhật ký bán hàng: Dùng để tập hợp các nghiệp vụ bán hàng
+ Sổ nhật ký thu tiền: Dùng để tập hợp các nghiệp vụ thu tiền của doanh nghiệp bao
gồm cả tiền mặt và tiền gửi ngân hàng
+ Sổ cái: Kế toán mở cho các tài khoản 511, 521, 632, 156, 111, 112,131…
+ Sổ chi tiết: Kế toán mở sổ chi tiết theo dõi doanh thu, sổ chi tiết công nợ.
(Trình tự ghi sổ: Sơ đồ 1.1)

Hình thức chứng từ ghi sổ: Căn cứ vào các chứng từ ban đầu để ghi sổ kế toán tổng
hợp là chứng từ ghi sổ. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp được ghi theo trình tự thời gian
trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái.
Kế toán bán hàng sử dụng các loại sổ sau:
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
+ Sổ cái các tài khoản 511, 521, 632, 156, 111, 112, 131
+ Sổ chi tiết bán hàng
+ Sổ chi tiết thanh toán với người mua.
(Hình thức ghi sổ: Sơ đồ 1.2)
Hình thức nhật ký sổ cái: Là hình thức phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
vào nhật ký sổ cái theo trình tự thời gian và hệ thống hóa nội dung kinh tế. Số liệu trên
nhật ký sổ cái dùng để lập báo cáo tài chính
Kế toán bán hàng sử dụng các sổ sau:
Chuyên đề tốt nghiệp Bùi Thị Lừng-K5HK1E
Đại học Thương Mại 15 Khoa Kế Toán- kiểm Toán
+ Sổ nhật ký sổ cái
+ Sổ chi tiết bán hàng
+ Sổ chi tiết thanh toán với người mua
(Trình tự ghi sổ: Sơ đồ 1.3)
- Hình thức kế toán trên máy vi tính: Là công việc kế toán được thực hiện trên một
chương trình phần mền kế toán trên máy vi tính. Phần mền kế toán được thiết kế theo
nguyên tắc của một trong các hình thức kế toán trên. Phần mền kế toán được thiết kế
theo hình thức kế toán nào thì sẽ có các loại sổ kế toán theo hình thức kế toán đó,
nhưng không bắt buộc hoàn toàn giống mẫu sổ kế taons ghi bằng tay. Theo quy trình
của phần mền kế toán, các thông tin trên chứng từ kế toán được tự động cập nhật vào
các sổ kế toán tổng hợp.
Trình tự ghi sổ( Sơ đồ 1.4)
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG CƠ
VẬT LIỆU ĐIỆN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG CSC.

2.1. Phương pháp hệ nghiên cứu về kế toán bán hàng cơ vật liệu điện tại công
ty CP Kỹ Thương CSC.
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu:
- Với mục đích: Thu thập thông tin về kế toán chi tiết tại phòng kế toán.
Đối tượng phát phiếu điều tra trắc nghiệm là các nhân viên phòng kế toán và một số
nhân viên trong công ty.
Chuyên đề tốt nghiệp Bùi Thị Lừng-K5HK1E
Đại học Thương Mại 16 Khoa Kế Toán- kiểm Toán
- Nội dung của phiếu điều trắc nghiệm: Tìm hiểu về công tác kế toán tại công ty như
mô hình bộ máy kế toán, hình thức tổ chức kế toán, chế độ kế toán công ty đang áp
dụng…
- Kết quả thu thập được: Sau khi phát ra 5 phiếu, đã thu hồi được cả 5 phiếu hợp lệ,
các phiếu được cung cấp tại Phụ lục 01.
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu.
- Mục đích: Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu là phương pháp được thiết kế để thu
thập thông tin, dữ liệu chuyên sâu về kế toán bán hàng tại doanh nghiệp.
- Đối tượng phỏng vấn: Ban lãnh đạo công ty, Nhân viên phòng kế toán qua đó thấy
được những tồn tại, yếu kém để đưa ra biện pháp giải quyết phù hợp.
- Kết quả thu được là những câu trả lời của các chuyên gia về quy trình kế toán, các
nghiệp vụ kế toán bán hàng tại công ty .
2.1.3. Phương pháp quan sát thực tế.
- Mục đích: Quan sát cách thức làm việc của các nhân viên trong phòng kế toán xem
có đúng như quy trình kế toán mà các thành viên được phỏng vấn đã trả lời hay không.
- Đối tượng quan sát là cách thức làm việc và ghi chép của các nhân viên phòng kế
toán.
- Nội dung: Trực tiếp phụ giúp nhân viên kế toán bán hàng trong công tác kế toán bán
hàng trong thời gian thực tập.
Kết quả thu thập được là những đánh giá của mình về công tác kế toán bán hàng,
chứng từ, tài khoản sử dụng trong kế toán bán hàng.
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

- Mục đích: Nghiên cứu về nội dung kế toán theo quy định của chế độ, chứng từ, tài
khoản và cách thức ghi sổ của công tác kế toán tại công ty.
Đối tượng nghiên cứu là các tài khoản, chứng từ, sổ ghi chép, các báo cáo của công ty
về kế toán bán hàng bánh ngọt tại công ty.
- Nội dung: Tham khảo báo cáo tài chính, một số luận văn và các công trình nghiên
cứu năm trước, thông tin từ các báo kinh tế, mạng internet và tài liệu về bán hàng của
công ty.
Chuyên đề tốt nghiệp Bùi Thị Lừng-K5HK1E
i hc Thng Mi 17 Khoa K Toỏn- kim Toỏn
2.2. ỏnh giỏ tng quan tỡnh hỡnh nh hng cỏc nhõn t mụi trng n vn
nghiờn cu;
2.2.1. c im t chc kinh doanh:
Tờn Cụng ty: Cụng ty CP K Thng CSC.
Tờn giao dch: CSC TECHNKCAL AND TRADE JOINT STOCK COMPANY
Vit tt: CSC.,JCS
a ch: S 1, Ngỏch 41, Ngừ 12, Trn Quc Hon, Dch Vng Hu, Cu Giy, HN
T: 0437.930.475
Fax : (043)930467
Vn iu l: 12.400.000.000, ( Mi hai t bn trm triu ng chn).
Nhõn lc: 24 ngi.
Lnh vc hot ng:
Buụn bỏn thit b c in, vt liu in nh: R le cho t bự, aptomat10-40A, Mỏy ct
ACB 4 pha, 3200A, loi drowout, Mỏy ct ACB 3 pha, 4000A, loi fix, Mỏy ct ACB
4 pha, 4000A, loi o in tr t, Am pe kỡm 2000A, bn th cụng t 12 v trớ, bn
th cụng t 3 v trớ, mỏy o x Elitel 1500,mỏy phỏt in, cỏc h thng an ton nh: Rũ
ga, bỏo chỏy,chng trm, chng sột, thụng giú, iu hũa khụng khớ, cp thoỏt nc
S t chc b mỏy qun lý ca Cụng ty(S 2.1)
+ Giỏm c cụng ty: L ngi ng u cụng ty, cú vai trũ lónh o cao nht v a ra
mi quyt nh trong kinh doanh. ng thi giỏm c cng l ngi chu trỏch nhim
cao nht trc cụng ty, trc phỏp lut v mi quyt nh trong kinh doanh ca mỡnh.

+ Phó Giám đốc: Là ngời tham mu cho Giám đốc những chiến lợc, những kế hoạch
kinh doanh. Ngoài ra P.Giám đốc còn trực tiếp chỉ đạo, điều hành các phòng ban tạo
thành mạng lới liên kết thông suốt có khoa học, đạt hiệu quả cao trong công ty, giúp
cho việc quản lý kinh doanh trong công ty tốt hơn. Mặt khác P.Giám đốc có quyền đại
diện cho công ty trớc cơ quan nhà nớc khi đợc uỷ quyền và phải chịu trách nhiệm về
mọi hoạt động của mình trớc Giám đốc và các thành viên trong công ty.
Cỏc phũng chc nng:
Chuyờn tt nghip Bựi Th Lng-K5HK1E
Đại học Thương Mại 18 Khoa Kế Toán- kiểm Toán
+ Phòng kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán trong công
ty, đảm bảo chính xác, kịp thời, trung thực và có hiệu quả cao. Ngoài ra phòng kế toán
còn phải quản lý tài chính, theo dõi tình hình sử dụng vốn, tình hình thu, chi, tính toán
lãi gộp, thống kê lợi nhuận, báo cáo chi tiết tình hình tài chính của doanh nghiệp, phân
tích tài chính để phản ánh kinh doanh.
+ Phòng kế hoạch: Tham gia cùng ban giám đốc kế hoạch có các dự án đầu tư dài hạn
hoặc ngắn hạn trong việc phát triển công ty, và có trách nhiệm điều hành mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty, xây dựng kế hoạch định hướng kinh doanh và
thường xuyên theo dõi chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch đề ra trong năm.
+ Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ theo dõi quá trình kinh doanh của công ty, nắm bắt
nhu cầu thị trường từ đó có những chính sách kinh doanh phù hợp. Ngoài ra phòng
kinh doanh cón phải nghiên cứu, quản lý nguồn hàng và thực hiện tốt việc ký kết hợp
đồng với các bạn hàng để đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho công ty.
+ Phòng kỹ thuật: Quản lý máy móc thiết bị sản xuất, chế biến. Thi công lắp đặt, sửa
chữa, bảo hành bảo trì các mặt hàng của công ty đối với cả trong dân dụng và công
nghiệp. Quản lý thực hiện bảo quản tốt các mặt hàng kỹ thuật và thực hiện chức năng
dịch vụ với các mặt hàng của công ty.
2.2.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
Căn cứ váo đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty và địa bàn hoạt động,
trình độ quả lý nên công ty đã lựa chọn hình thức kế toán tập trung. Toàn bộ công tác
kế toán được tiến hành tại phòng kế toán tài chính, công việc được chia thành từng

phần hành cụ thể và cùng chịu sự chỉ đạo trung của kế toán trưởng, phòng kế toán tài
chính của công ty bao gồm 3 thành viên: Một kế toán trưởng và hai kế toán viên có
chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và nhiệt tình công tác, trong phòng có sự phân công
công tác cho từng kế toán viên, mỗi người đảm nhiệm từ ba nhiệm vụ trở lên phù hợp
với năng lực của từng người.
Chuyên đề tốt nghiệp Bùi Thị Lừng-K5HK1E
i hc Thng Mi 19 Khoa K Toỏn- kim Toỏn
Phũng k toỏn t chc mi cụng vic k toỏn, thc hnh y v cú cht
lng t khõu u tiờn l thu thp, x lý chng t, ghi s k toỏn n khõu cui cựng
v lp bỏo cỏo ti chớnh.
Mụ hỡnh t chc b mỏy k toỏn ca cụng ty (s 2.2)
+) Đứng đầu bộ máy là Kế toán trởng: Là ngời chịu trách nhiệm điều hành, theo dõi,
quản lý chung trong công việc của từng nhân viên và là ngời giúp việc cho giám đốc
trong phạm vi hoạt động tài chính kế toán của công ty và tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn
bộ công tác kế toán, thống kê theo đúng quy định, từng bớc hoàn thiện hạch toán kinh
tế của công ty. Ngoài kế toán trởng còn có hai kế toán viên:
+) Kế toán thanh toán: Theo dõi tình hình thu, chi chung của toàn công ty, giám sát
các khoản công nợ phải thu, phải trả của công ty trong quá trình kinh doanh đối với bạn
hàng, khách hàng và đối với nhà nớc. Xác định tình hình bán hàng của các thành viên
phòng kinh doanh để từ đó tính mức thởng cho từng nhân viên kinh doanh và đa ra kết
quả bán hàngcuối tháng, cuối quý. Theo dõi, các khoản tiền gửi, tiền vay ngân hàng,
liên hệ trực tiếp với ngân hàng để dùng tiền đi đến của công ty tại ngân hàng đợc đảm
bảo đúng chế độ Nhà nớc.
- Tính toán lơng hàng tháng, trích BHXH.
- Trực tiếp kiểm tra về tính pháp lý của mọi chứng từ sổ sách để thực hiện quyết toán
theo đúng tiến độ.
- Là ngời chịu trách nhiệm thanh toán công nợ, tiền hàng và các khoản công khác.
- Hàng tháng phải đi đối chiếu thanh toán với khách hàng và đôn đốc khách hàng trả
nợ.
- Phân tích các khoản nợ của khách hàng nh các khoản phải thu và các khoản phải trả.

Lập báo cáo công nợ theo định kỳ và theo yêu cầu quản lý.
+) Kế toán theo theo dõi TSCĐ-Vật T: Trực tiếp theo dõi nguồn tài sản hình thành, theo
dõi khấu hao hàng năm. Tổng hợp mọi hoạt động kinh tế tài chính của công ty.Tình
hình mua và bán hàng, Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn trong ngày, kiểm tra đối
chiếu, theo dõi kho hàng và giá thành, phải đảm bảo độ chính xác cao trong từng đơn
đặt hàng. Cùng với nhiệm vụ thống kê, và một số kế toán khác.
Chuyờn tt nghip Bựi Th Lng-K5HK1E
i hc Thng Mi 20 Khoa K Toỏn- kim Toỏn
Chớnh sỏch k toỏn ỏp dng : Cụng ty ỏp dng hỡnh thc ghi s k toỏn theo hỡnh thc
nht ký chung.
Ch k toỏn ỏp dng: p dng theo quyt nh 48/2006/Q- BTC cho cỏc doanh
nghip nh v va.
Niờn k toỏn: Nm ti chớnh t ngy 01/01 n 31/12 theo nm dng lch.
n v tin t s dng: VN.
Phng phỏp hch toỏn hng tn kho: Kờ khai thng xuyờn
Phng phỏp tớnh giỏ vn hng bỏn: Phng phỏp giỏ thc t ớch danh. Tc l Xuất
kho vật t của lần nhập nào thì sẽ đợc tính gá theo giá trị của lần nhập đó cho giá xuất.
Phng phỏp tớnh thu GTGT: Theo phng phỏp khu tr.
2.2.3. c im hng húa v tiờu th hng húa ti Doanh nghip
Mt trong cỏc yu t u vo quan trng m bo cho quỏ trỡnh lu chuyn
hng hoỏ c din ra mt cỏch liờn tc v cú hiu qu cao ú l hng hoỏ. Vỡ vy,
vic thu mua hng hoỏ kinh doanh c cụng ty ht sc quan tõm, t vic la chn
ngun cung cp hng hoỏ, vn chuyn hng hoỏ v nhp kho, giỏ c cho n vic bo
qun hng hoỏ ti kho.
Cỏc mt hng kinh doanh ch yu ti Cụng ty bao gm:
Buụn bỏn thit b c in, vt liu in, mỏy phỏt in: : R le cho t bự,
aptomat10-40A, mỏy ct ACB 4 pha, 3200A, loi drowout, Mỏy ct ACB 3 pha,
4000A, loi fix, Mỏy ct ACB 4 pha, 4000A, loi o in tr t, Am pe kỡm 2000A,
bn th cụng t 12 v trớ, bn th cụng t 3 v trớ, mỏy o x Elitel 1500, ng h vn
nng 1009, chn lu 40 W, n ỏp, dõy in, cu o in tr p333, cụng tc git dõy,

bin ỏp 1 pha, o in tr t, iu khin, t phõn phi h th Hng hoỏ ny c
cung cp bi nh cung cp trong nc, nhng ch yu l c nhp khu t cỏc nc.
2.3. ỏnh giỏ tng quan s nh hng ca cỏc nhõn t n k toỏn bỏn hng
ti Cụng ty CP K Thng CSC.
2.3.1. Nhõn t v mụ
-Chun mc k toỏn: T nm 2001 n nay B trng B ti chớnh ó ban hnh v
cụng b 26 Chun mc k toỏn Vit Nam v cỏc Thụng t hng dn k toỏn thc
Chuyờn tt nghip Bựi Th Lng-K5HK1E
Đại học Thương Mại 21 Khoa Kế Toán- kiểm Toán
hiện các chuẩn mực đó. Chuẩn mực kế toán có ảnh hưởng trực tiếp đến nghiệp vụ kế
toán bán hàng mà bắt buộc các DNTM phải tuân theo.
-Chế độ kế toán:Chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hành đồng bộ cả chế độ chứng
từ, sổ kế toán, tài khoản kế toán và báo cáo tài chính tạo điều kiện thuận lợi giúp cho
kế toán nói chung và kế toán bán hàng nói riêng phản ánh các nghiệp vụ một cách
khoa học và hợp lý nhất.
-Trình độ phát triển của KHCN cũng ảnh hưởng đáng kể đến công tác kế toán bán
hàng của DN điển hình là việc sử dụng các phần mềm kế toán giúp công việc kế toán
của DN được thực hiện một cách nhanh chóng, khoa học và chính xác hơn giúp các
nhà quản trị đưa ra các quyết định phù hợp và kịp thời.
2.3.2. Nhân tố vi mô
Một số nhân tố vi mô ảnh hưởng đáng kể đến công tác kế toán bán hàng như: Bộ máy kế
toán,hình thức kế toán,chính sách kinh doanh,nguồn nhân lực.Cụ thể:
+) Bộ máy kế toán:Nếu bộ máy kế toán của DN được tổ chức một cách khoa học và
hợp lý thì công việc của các kế toán viên không bị chồng chéo, khi đó tiết kiệm được
thời gian, chi phí,…
+) Hình thức kế toán: Nếu các DN có sự lựa chọn hình thức kế toán phù hợp sẽ giúp
làm giảm bớt các công việc kế toán không cần thiết, tránh được sự trùng lặp dẫn đến
những sai sót, nhầm lẫn trong quá trình hạch toán kế toán.
+)Chính sách kinh doanh: Trong quá trình bán hàng, DN cần hạn chế phát sinh các
trường hợp giảm giá hàng bán hay hàng bán bị trả lại làm đơn giản hóa công tác kế

toán bán hàng. Ngoài ra, DN cũng cần có những chính sách ưu đãi dành cho khách
hàng như chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán để nhằm thu hút khách hàng.
Khoản chiết khấu này kế toán phải tính toán sao cho vừa đảm bảo lợi nhuận của mình
lại vừa làm thỏa mãn lợi ích của khách hàng.
+)Nguồn nhân lực: Đây là nhân tố quan trọng đối với bất kỳ một DN nào. Đội ngũ lao
động cán bộ trong công ty đều là những người có trình độ năng lực kỹ thuật cao trong
đó số người đạt trình độ đại học ở phòng kế toán là chiếm 100%. Với nguồn nhân lực
chất lượng như trên thì việc công tác quản lý kế toán đặc biệt là hạch toán kế toán bán
Chuyên đề tốt nghiệp Bùi Thị Lừng-K5HK1E
Đại học Thương Mại 22 Khoa Kế Toán- kiểm Toán
hàng càng chính xác hơn. Nhân viên trong phòng kế toán luôn luôn cập nhật những
thay đổi trong quy định, chế độ và chính sách do đó tránh được sai sót trong công tác
quản lý kế toán.
2.4. Thực trạng kế toán bán hàng cơ vật liệu điện tại công ty CP Kỹ Thương CSC.
2.4.1. Chứng từ kế toán sử dụng
Phiếu xuất kho:
Dùng làm căn cứ cho thủ kho xuất hàng và lập hóa đơn cho khách hàng. Trên phiếu
xuất kho chỉ ghi số lượng hàng bán, không ghi số tiền. Số lượng trên PXK và trên hóa
đơn GTGT phải trùng nhau để thuận lợi cho việc kiểm tra đối chiếu.
Hóa đơn GTGT:
Khi bán hàng thì kế toán lập hóa đơn GTGT căn cứ vào hợp đồng kinh tế và PXK.
Trên hóa đơn GTGT ghi: Tên hàng hóa, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền. Có
dòng ghi tổng tiền hàng, một dòng ghi tiền thuế GTGT. Dòng tổng tiền thanh toán ghi
bằng cả chữ và số. Hóa đơn GTGT được lập thành ba liên, viết 1 lần qua giấy than:
+ Liên 1 màu tím được lưu lại quyển gốc.
+ Liên 2 màu đỏ dùng giao cho khách hàng.
+ Liên 3 màu xanh được dùng làm chứng từ kế toán, lưu giữ lại công ty.
Hóa đơn bán hàng kiêm phiếu giao hàng:
Là hóa đơn bán hàng do công ty lập kiêm luôn phiếu giáo hàng cho khách hàng. Loại
hóa đơn này dùng khi người mua không lấy hóa đơn GTGT( hóa đơn đỏ), thì kế toán

lập hóa đơn này giao cho khách.
Phiếu thu:
Kế toán lập nhằm xác định số tiền mặt thực tế nhập quỹ. Làm căn cứ để thủ quỹ thu
tiền, ghi sổ quỹ, hạch toán các khoản liên quan.
Sổ phụ ngân hàng, Giấy báo có của ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Thăng
Long:
Là chứng từ được gửi từ ngân hàng để xác nhận khoản tiền thanh toán của khách hàng
đã chuyển vào tài khoản của Công Ty.
Phiếu Chi:
Kế toán lập để xác định số tiền mặt thực tế khi chi phát sinh các khoản phải chi liên
quan đến bán hàng. Là căn cứ để xác định chi phí bán hàng.
Trình tự luân chuyển chứng từ:
Chuyên đề tốt nghiệp Bùi Thị Lừng-K5HK1E
Đại học Thương Mại 23 Khoa Kế Toán- kiểm Toán
Tùy theo phương thức bán hàng mà kế toán sử dụng một trong số các chứng từ
trên. Khi phát sinh các nghiệp vụ bán hàng, chứng từ được lập để phản ánh nội dung
kinh tế của các nghiệp vụ tại thời điểm phát sinh. Các chứng từ sẽ được kiểm tra về
mặt nội dung, quy cách theo quy định của công ty. Nếu chứng từ hợp lý sẽ được
chuyển đến phòng kế toán và các bộ phận khác có liên quan. Kế toán có trách nhiệm
ghi sổ kế toán theo hình thức NKC và chứng từ đó được lưu lại công ty.
2.4.2. Tài khoản kế toán sử dụng và trình tự hạch toán
Tài khoản kế toán sử dụng trong quá trình bán hàng:
 Tài khoản 511” Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”: Kế toán mở sổ chi tiết
TK 511 để theo dõi tình hình tiêu thụ cho từng mặt hàng, nhóm hàng.
 Tài khoản 131” Phải thu khách hàng” Theo dõi các khoản phải thu của khách hàng,
tình hình các khoản nợ và thanh toán của khách hàng được mở trên sổ chi tiết TK 131.
 Tài khoản 156” hàng hóa” được theo dõi chi tiết cho từng loại mặt hàng
 Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số TK như: Tk 111” Tiền Mặt”, TK112” bánTiền
gửi ngân hàng”, TK 3331” Thuế GTGT đầu ra phải nộp”,……
2.4.3. Trình tự hạch toán

Sau khi lập hóa đơn GTGT và PXK của hàng bán, kế toán căn cứ vào các chứng
từ này ghi tăng tiền: Nợ TK tiền mặt, tiền gửi( 111, 112), hoặc ghi tăng khoản phải thu
khách hàng: Nợ TK phải thu khách hàng (131) theo tổng giá thanh toán, ghi tăng
doanh thu bán hàng: Có TK doanh thu bán hàng (511), theo giá bán chưa thuế và ghi
tăng thuế GTGT đầu ra phải nộp vào ngân sách nhà nước: Có TK thuế GTGT đầu ra
phải nộp(3331).
Đồng thời kế toán ghi tăng giá vốn hàng bán: Nợ TK giá vốn hàng bán (632), ghi hàng
hóa (156), theo trị giá xuất kho. Xuất kho vật tư của lần nhập nào thì sẽ được tính giá
theo giá trị của lần nhập đó cho giá xuất.
Nếu trong quá trình bán hàng phát sinh chi phí liên quan mà công ty phải chịu thì
kế toán căn cứ vào phiếu chi và các chứng từ hợp lệ khác để hạch toán tăng chi phí bán
hàng: Nợ tài khoản chi phí bán hàng(6421), ghi tăng thuế GTGT đầu vào được khấu
trừ (133), đồng thời ghi tăng các khoản phải thanh toán: Có tài khoản phải trả người
bán(331), nếu công ty còn nợ ghi giảm khoản tiền nếu thanh toán. Có TK tiền
mặt( 111) nếu thanh toán bằng tiền mặt, hoặc có TK tiền gửi ngân hàng( 112), nếu
thanh toán bằng chuyển khoản.
VD1:
Chuyên đề tốt nghiệp Bùi Thị Lừng-K5HK1E
Đại học Thương Mại 24 Khoa Kế Toán- kiểm Toán
Ngày 14/12/2010 CT cổ phần Kỹ Thương CSC bán cho Công ty TNHH VAUDE
Việt Nam – Lam Sơn - Bỉm sơn -Thanh Hóa, 2 bộ gương KF 5070 VA 1.400.000đ, 1
Bộ quạt thông gió 1.550.000, 1 Lô dây điện, ống luồn dây, công tắc 4.800.000đ, thuế
GTGT của các loại hàng hóa này là 10%, giá vốn của 2 bộ gương KF 5070 VA
870.000đ, 1 Bộ quạt thông gió 1.000.000đ, 1 Lô dây điện, ống luồn dây, công tắc
3.750.000đ, Kế toán lập hóa đơn GTGT số 0081753( biểu 2.3), căn cứ hóa đơn trên lập
PXK số 0081753(biểu 2.4). Dựa váo hóa đơn và PXK kế toán ghi:
Nợ TK 131(VauDu): 8.525.000
Có TK511(Gương KF 5070 VA): 1.400.000đ
Có TK511(Dây điện, ống luồn dây, công tắc): 4.800.000đ
Có TK 511(Quạt thông gió): 1.550.000

Có TK 3331: 775.000
Đồng thời kế toán ghi nhận giá vốn hàng bán
Nợ TK 632: 5.620.000
Có TK 156: 5.620.000
Ngày 25/12/2010, căn cứ vào giấy báo có của ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng
Long Biểu (2.5) kế toán ghi:
Nợ TK 112: 8.525.000đ
Có TK 131: 8.525.000đ
VD2: Ngày 24/12/2010 xuất bán cho công ty mạng lưới Viettel một chiếc máy cắt
ACB 4 pha, 4000 A, loại DROW với giá bán 259.000.000/ chiếc, thuế suất 10 %, giá
vốn 1 chiếc máy cắt ACB 4 pha, 4000 A, loại DROW là 251.000.000 đ/ chiếc
- Một máy cắt ACB 3 pha, 4000 A, loại FIX với giá bán 170.000.000đ/ chiếc, thuế
GTGT là 10 %, giá vốn của 1 chiếc máy cắt ACB 3 pha, 4000 A, loại FIX
160.000.000đ/ chiếc
Chuyên đề tốt nghiệp Bùi Thị Lừng-K5HK1E
Đại học Thương Mại 25 Khoa Kế Toán- kiểm Toán
- Một máy cắt ACB loại 4 pha, 3200 A, loại DROMART với giá bán là
191.000.000đ/ chiếc, thuế suất 10%. Giá vốn của 1 chiếc máy cắt ACB loại 4 pha,
3200 A, loại DROMART là 182.000.000đ/ chiếc. Khi đồng ý bán hàng cho khách kế
toán viết hóa đơn GTGT số 0081767 ( Biểu 2.6). Căn cứ vào hóa đơn GTGT trên thủ
kho lập PXK số 0081767(Biểu 2.7). Dựa theo PXK kế toán ghi:
Nợ TK131( công ty Viettel): 682.000.000đ
Có TK 511(máy cắt ACB 4 pha, 4000 A, loại DROW): 259.000.000đ
Có TK 511(chiếc máy cắt ACB 3 pha, 4000 A, loại FIX): 170.000.000đ
Có TK511(máy cắt ACB loại 4 pha, 3200 A, loại DROMART): 191.000.000đ
Có TK 3331: 62.000.000đ
Đồng thời kế toán phản ánh giá vốn hàng bán
Nợ TK 632: 593.000.000
Có TK156: 593.000.000
Ngày 28/12, căn cứ vào giấy báo có của ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long

(Biểu2.8) kế toán ghi:
Nợ TK 1121: 682.000.000
Có TK 131( công ty Viettel): 682.000.000
Cũng trong ngày 24/12/2010 chi trả tiền vận chuyển hàng đến cho Công ty viettel là
3.520.000, thuế suất 10% kế toán viết phiếu chi sô 44/10( Biểu 2.9), căn cứ vào phiếu
chi số 44/10 kế toán hạch toán khoản chi phí bán hàng
Nợ TK 6421: 3.200.000đ
Nợ TK 133: 320.000đ
Có TK 111: 3.520.000đ
VD3:
Chuyên đề tốt nghiệp Bùi Thị Lừng-K5HK1E

×