Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Phân tích thống kê tình hình sử dụng lao động tại công ty TNHH đầu tư và du lịch Tường Vi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.64 KB, 43 trang )

Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ LAO ĐỘNG TẠI
DOANH NGHIỆP.
1.1: Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài:
Sau năm năm hội nhập với nền kinh tế thế giới , kinh tế Việt Nam đã đạt được
những thành tựu rất đáng khích lệ. Hội nhập vào nền kinh tế thế giới đã mở ra
những cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam nhưng đồng thời cũng tạo ra
không ít những khó khăn nhất là đối với những doanh nghiệp còn non trẻ, ít kinh
nghiệm. Vì vậy các doanh nghiệp phải không ngừng mở rộng đầu tư sản xuất, mua
sắm dây chuyền thiết bị hiện đại, nâng cao trình độ tay nghề lao động, đa dạng hóa
nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành để đủ sức cạnh tranh
trên thị trường trong nước cũng quốc tế.
Như chúng ta đã biết, để sản xuất kinh doanh cần có các yếu tố như: vốn, lao
động, công nghệ. Trong các yếu tố đó lao động đóng vai trò rất quan trọng là khâu
cơ bản của quá trình sản xuất, nếu không có lao động thì không có sản xuất. Do đó
ta thấy rằng lao động có vai trò đảm bảo sự hình thành, tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp dù có công nghệ sản xuất hiện đại đến đâu nhưng nếu trình
độ lao động kém không đáp ứng được yêu cầu công việc thì chắc chắn doanh
nghiệp đó sẽ không đạt kết quả tốt. Tuy nhiên để tận dụng hết khả năng của người
lao động doanh nghiệp phải biết nắm bắt các thông tin về số lượng, chất lượng lao
động một cách thường xuyên, đầy đủ và chính xác. Chính vì vậy mà việc sử dụng
các công cụ thống kê và các phương pháp của thống kê để từ đó thu thập, xử lý và
phân tích đánh giá tình hình sử dụng lao động, đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu
quả sử dụng lao động tại doanh nghiệp là rất cần thiết và quan trọng.
Căn cứ vào kết quả khảo sát ban đầu tại công ty em thấy công tác phân tích
thống kê tình hình sử dụng lao động còn tồn tại những vấn đề bất cập cần phải
nghiên cứu.
Hồ Thị Hợp Lớp K5HK1A
1
Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp


1.2. Xác lập và tuyên bố đề tài nghiên cứu:
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH đầu tư và du lịch Tường Vi, được
tiếp cận và tìm hiểu thực tế công tác quản lý sử dụng lao động kết hợp với lý luận
thực tiễn về tầm quan trọng của lao động và những kiến thức đã đươc trang bị trong
quá trình học tập em đã chọn và nghiên cứu đề tài “Phân tích thống kê tình hình
sử dụng lao động tại công ty TNHH đầu tư và du lịch Tường Vi” cho chuyên đề
tốt nghiệp của em.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu:
- Hệ thống hóa lý luận về lao động và các phương pháp thống kê tình hình sử dụng
lao động của công ty.
- Vận dụng các phương pháp thống kê để phân tích thực trạng tình hình sử dụng lao
động tại công ty TNHH đầu tư và du lịch Tường Vi.
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại
công ty TNHH đầu tư và du lịch Tường Vi.
1.4. Phạm vi nghiên cứu:
Trong chuyên đề này em tập trung nghiên cứu tình hình sử dụng lao động
thông qua nghiên cứu về số lượng lao động, cơ cấu lao động, chất lượng lao động,
thời gian lao động, năng suất lao động, mối quan hệ năng suất lao động và kết quả
sản xuất, giữa năng suất lao động và tiền lương tại công ty TNHH đầu tư và du lịch
Tường Vi.
1.5. Một số vấn đề lý luận cơ bản về lao động và nội dung nghiên cứu
thống kê tình hình sử dụng lao động.
1.5.1. Một số lý luận cơ bản về lao động.
1.5.1.1.Khái niệm, vai trò của lao động trong doanh nghiệp.
1.5.1.1.1.Khái niệm về lao động.
Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi
những vật thể tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của mình hay của xã hội. Lao động,
một mặt là bộ phận của nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu vào không thể thiếu
Hồ Thị Hợp Lớp K5HK1A
2

Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
được trong qúa trình sản xuất. Lao động là một trong bốn yếu tố tác động tới tăng
trưởng kinh tế và nó là yếu tố quyết định nhất, bởi vì tất cả mọi của cải vật chất và
tinh thần của xã hội đều do con người tạo ra, trong đó lao động đóng vai trò trực
tiếp sản xuất ra của cải đó. Như vậy lao động là hoạt động không thể thiếu được đối
với con người. Số lao động trong doanh nghiệp là số lao động đủ những tiêu chuẩn
cần thiết, đã được đăng ký vào sổ lao động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất
định. Số lao động đó gọi là lao động trong danh sách. Lao động trong danh sách của
doanh nghiệp là những người lao động đã được ghi tên vào danh sách lao động của
doanh nghiệp, do doanh nghiệp trực tiếp quản lý, sử dụng sức lao động và trả lương.
Theo khái niệm trên, lao động trong danh sách của doanh nghiệp gồm tất cả
những người làm việc trong doanh nghiệp, loại trừ những người chỉ nhận nguyên,
nhiên vật liệu của doanh nghiệp cung cấp và làm việc tại gia đình họ(lao động tại
gia). Những người làm việc tại doanh nghiệp nhưng không ghi tên vào danh sách
lao động của doanh nghiệp như: sinh viên thực tập, lao động thuê mướn tạm thời
trong ngày, thì không được tính vào số lượng lao động của doanh nghiệp.
1.5.1.1.2. Vai trò của lao động:
Lao động là yếu tố sản xuất tích cực và quyết định của quá trình sản xuất,
nhờ có lao động mà con người ngày càng được hoàn thiện, thế giới tự nhiên được
cải tạo, xã hội loài người mới tồn tại và phát triển.
Lao động đóng vai trò quan trọng nhất trong sản xuất kinh doanh, nó đảm
bảo sự hình thành tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn đạt
hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải nâng cao năng suất lao
động. Ngoài ra lao động còn là nhân tố giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh
tranh.
Lao động tồn tại và phát triển là tất yếu khách quan của quá trình phân công
lao động xã hội. Đối với doanh nghiệp lao động là chủ thể quyết định mọi công việc
hoạt động kinh doanh, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp kinh doanh trong
nền kinh tế thị trường.
Hồ Thị Hợp Lớp K5HK1A

3
Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
1.5.1.2. Phân loại lao động trong doanh nghiệp.
Phân loại lao động của doanh nghiệp có thể dựa vào một số tiêu thức sau:
* Phân loại lao động theo tính chất ổn định:
- Lao động thường xuyên: Là số lao động được tuyển dụng làm những công việc lâu
dài, bao gồm lao động chính thức trong biên chế, lao độngt heo hợp đồng dài hạn,
kể cả những lao động đang trong thời gian tập sự nhưng sẽ được sử dụng thường
xuyên lâu dài.
- Lao động tạm thời: Là số lao động làm những công việc có tính chất thời vụ, hoặc
do yêu cầu đột xuất. Số lao động hợp đồng công nhật hoặc khoán gọn cũng thuộc
phạm trù lao động tạm thời.
* Phân loại lao động theo tác dụng của lao động đối với quá trình sản xuất:
- Lao động trực tiếp, gồm công nhân và học nghề:
+ Công nhân:Là người trực tiếp sản xuất hoặc tham gia vào quá trình sản xuất của
doanh nghiệp.
+Học nghề: Là những người học tập kỹ thuật sản xuất của một nghề dưới sự hướng
dẫn của công nhân lành nghề. Lao động của họ cũng góp phần trực tiếp vào việc tạo
ra sản phẩm của doanh nghiệp.
- Lao động gián tiếp gồm có:
+ Lao động quản lý kỹ thuật: Là những người làm công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ
chức và hướng dẫn kỹ thuật trong DN, gồm có: Giám đốc, phó giám đốc phụ trách
kỹ thuật, quản đốc, phó quản đốc phân xưởng, trưởng phó phòng kỹ thật, kỹ sư….
+ Lao động quản lý kinh tế: Giám đốc, phó giám đốc kinh doanh, kế toán trưởng,
các trưởng phó phòng ban, các chuyên viên và các nhân viên làm công tác quản lý
kinh tế ở các phòng ban như kế hoạch, thống kê, tài vụ, lao động, tiền lương…
+ Lao động quản lý hành chính: Là những người làm công tác hành chính, văn
thư, đánh máy, điện thoại………
* Phân loại lao động theo độ tuổi:
Hồ Thị Hợp Lớp K5HK1A

4
Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
Việc phân loại này rất quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp nắm được số lao
động sắp về hưu để tiến hành tuyển chọn lao động mới thay thế và tiến hành đào tạo
nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động trẻ.
* Phân loại lao động theo giới tính:
Phân loại lao động theo giới tính giúp doanh nghiệp xác định được cơ cấu
giới tính lao động trong doanh nghiệp mình để có kế hoạch sắp xếp việc làm hợp lý
nhất.
* Phân loại lao động theo bậc thợ:
Phân loại lao động theo bậc thợ giúp doanh nghiệp biết được trình độ người
lao động để có những chính sách đào tạo và khuyến khích người lao đông nâng cao
trình độ tay nghề. Trên cơ sở phân loại để đánh giá chất lượng lao động trong DN.
1.5.1.3. Các chỉ tiêu thống kê lao động.
1.5.1.3.1. Các chỉ tiêu thống kê số lượng lao động.
Đây là chỉ tiêu tuyệt đối cho ta biết số lượng lao động trong doanh nghiệp là
bao nhiêu, ngoài ra chỉ tiêu này dùng để so sánh với các chỉ tiêu thời kỳ khác.
Theo chế độ báo cáo thống kê hiện hành của doanh nghiệp cần lập báo cáo 6
tháng, năm về tình hình lao động và thu nhập của người lao động. Trong đó bao
gồm các chỉ tiêu phản ánh số lượng lao động sau:
- Số lao động có đến cuối kỳ báo cáo: Là toàn bộ số lao động có đến cuối kỳ báo
cáo, là chỉ tiêu thời điểm phản ánh số lượng lao động hiện có ở tại ngày cuối kỳ báo
cáo(cuối quý, cuối năm), chỉ tiêu này bao gồm số lao động thực tế đang công tác và
số lao động vắng mặt trong ngày vì lý do: Nghỉ phép, ốm đau, thai sản….
- Số lao động bình quân trong kỳ báo cáo: Là chỉ tiêu phản ánh mức độ điển hình về
số lao động trong một thời kỳ nhất định tháng, quý hoặc năm. Số lao động bình
quân có thể tính bằng nhiều phương pháp như sau:
* Trường hợp khi có số lượng lao động đầu kỳ, cuối kỳ
T
ĐK +

T
CK
T =
2
Hồ Thị Hợp Lớp K5HK1A
5
Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
Trong đó:
T : Số lao động bình quân.
T
ĐK:
Số lao động đầu kỳ nghiên cứu
T
CK:
Số lao động cuối kỳ nghiên cứu
* Trường hợp khi có số lượng lao động tại các thời điểm:
- Khoảng cách thời gian bằng nhau:
T
1/2
+ T
2
+… +T
n-1
+ T
n/2
T =
n - 1
Trong đó:
T
i

: Số lao động có tại các thời điểm trong kỳ nghiên cứu (i = 1,n)
n: Là tổng số các thời điểm thống kê.
- Khoảng cách thời gian không bằng nhau :
n
∑ T
i
n
i
i=1
T =
n
∑ n
i
i=1
Trong đó:
T
i
: Số lao động có trong ngày i của kỳ nghiên cứu(i = 1,n)
n
i
: Số ngày của thời kỳ i
* Trường hợp có tất cả số lao động của các ngày trong kỳ:
n
∑ T
i
T = i=1
n

Hồ Thị Hợp Lớp K5HK1A
6

Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
Trong đó:
T
i
: Số lượng lao động có trong ngày i của kỳ nghiên cứu(i=1,n)
n: Số ngày theo lịch trong kỳ.
1.5.1.3.2. Nhóm chỉ tiêu thống kê chất lượng lao động.
Muốn phản ánh chất lượng lao động cần sử dụng các chỉ tiêu sau:
- Thâm niên nghề bình quân(TN)
∑ MN
i
T
i
TN =
∑ T
i
MN
i:
Mức

thâm niên công tác thứ i của lao động (i= 1,n)
T
i:
Số lao động có mức thâm niên MN
i.
∑T
i
: Tổng số lao động tham gia tính thâm niên nghề.
Thâm niên nghề có thể tính cho từng bộ phận thuộc lao động làm công ăn lương.
Thâm niên nghề bình quân của từng bộ phận lao động tăng lên phản ánh trình độ

chuyên môn và trình độ thành thạo tay nghề tăng lên. Nhưng đồng thời tuổi nghề
lao động cũng tăng lên. Vì vậy chỉ tiêu này có hiệu quả quan sát ở một giới hạn nhất
định.
- Bậc thợ bình quân:(BT)
∑ B
i
T
i
BT =
∑ T
i
Trong đó: B
i
: Bậc thợ thứ i (i=1,n)
T
i:
Số lao động ứng với bậc B
i

∑ T
i
: Tổng số lao động tham gia tính bậc thợ bình quân
Bậc thợ bình quân có thể tính cho một tổ lao động, một phân xưởng, một ngành thợ
của công nhân sản xuất. Chỉ tiêu cũng có thể áp dụng tính cho các bộ phận lao động
quản lý, lao động kỹ thuật….thuộc lực lượng lao động làm công ăn lương của
doanh nghiệp công nghiệp. Bậc thợ bình quân phản ánh trình độ chuyên môn kỹ
thuật và tay nghề của lao động tại thời điểm nghiên cứu.
Hồ Thị Hợp Lớp K5HK1A
7
Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp

1.5.1.3.3. Nhóm chỉ tiêu thống kê thời gian lao động.
Trong quản lý lao động thì quản lý lao động về thời gian là một việc làm cần
thiết không thể thiếu vì thời gian lao động là thước đo lao động hao phí trong quá
trình sản xuất
- Số ngày làm việc thực tế bình quân một lao động : (N)
N
N =

T
Trong đó:
N: Tổng số ngày làm việc trong kỳ hoặc số ngày làm theo chế độ và làm thêm ngoài
chế độ lao động
T : Số lao động bình quân trong kỳ nghiên cứu.
- Số giờ làm việc bình quân trong một ngày : ( G)

∑ G
i
G =
N
Trong đó: ∑ G
i
: Tổng số giờ làm việc thực tế.
N: Số ngày làm việc trong kỳ.
Chỉ tiêu này đánh giá mức độ làm việc trong ngày. Thống kê sử dụng chỉ tiêu
này để đánh giá tình hình sử dụng thời gian lao động trong doanh nghiệp.
- Số giờ làm thêm: Là tổng số giờ làm việc ngoài thời gian theo quy định của chế độ
lao động như làm ca đêm, làm vào các dịp lễ tết, thứ bảy, chủ nhật.
1.5.1.3.4. Nhóm chỉ tiêu thống kê hiệu quả lao động.
* Khái niệm:
Trong phạm vi doanh nghiệp ta có khái niệm về năng suất lao động như sau:

“ Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hay mức hiệu quả lao động.
Đây là một chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất kinh
Hồ Thị Hợp Lớp K5HK1A
8
Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
doanh với chi phí lao động cho sản xuất kinh doanh với kết quả sản xuất kinh
doanh”.
* Ý nghĩa của năng suất lao động;
Đối với doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng, nó cho phép cùng một lượng lao động hao phí nhất định nhưng tạo ra kết quả
cao hơn. Chỉ tiêu naỳ phản ánh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị
trường. Tăng năng suất lao động là nhân tố cơ bản tăng kết quả sản xuất, tăng tiền
lương, hạ giá thành sản phẩm, thể hiện trình độ quản lý và bố trí công việc của
doanh nghiệp.
* Phương pháp xác định năng suất lao động.
- Năng suất lao động dạng thuận(W)
Q
W =
T
- Năng suất lao động dạng ngịch( hao phí bình quân cho 1 đơn vị kết quả sản
xuất)
1 T
J = =
W Q
Q: Là kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Q có thể tính bằng sản phẩm
hiện vật( Khối lượng sản phẩm Q, Doanh thu M, Giá thị sản xuất GO, giá trị gia
tăng VA, lợi nhuận P)
T: Là số lao động hao phí để tạo ra Q, T tính bằng số người.
- Mức năng suất lao động bình quân 1 lao động ( W)
∑ Q

W =
∑ T
Hồ Thị Hợp Lớp K5HK1A
9
Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
- Mức năng suất lao động bình quân 1 ngày làm việc / một lao động
Q
W
n
=
N
- Mức năng suất lao động bình quân 1 giờ / 1 lao động
Q
W
g
=
G
Trong đó:
T: Số lao động
G: Tổng số giờ làm việc thực tế trong kỳ
N: Số ngày làm việc thực tế trong kỳ.
Đối với chỉ tiêu năng suất lao động dạng nghịch có thể tính bằng cách lấy nghịch
đảo chỉ tiêu năng suất dạng thuận.
1.5.2. Nội dung phân tích thống kê tình hình sử dụng lao động.
1.5.2.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ của nghiên cứu thống kê lao động
* Ý nghĩa của việc nghiên cứu thống kê lao động: Nghiên cứu thống kê lao động có
ý nghía rất lớn vì thông qua thống kê lao động mỗi doanh nghiệp sẽ nắm bắt được
số lượng, chất lượng lao động, biết được những khả năng, tiềm năng của lao động,
nhờ vậy mà có những giải pháp tối ưu trong việc sử dụng lao động.
* Nhiệm vụ của thống kê lao động:

- Nhiệm vụ chung: Cung cấp tình hình thực hiện các kế hoạch về lao động cho các
chủ thể quản lý kinh doanh, làm căn cứ cho việc đưa ra các chủ trương, biện pháp
sử dụng lao động hợp lý và hiệu quả cao nhất.
- Các nhiệm vụ cụ thể:
+ Cung cấp các thông tin về số lượng lao động, cơ cấu lao động, thời gian lao
động lao động và chất lượng lao động
+ Thống kê hao phí lao động.
Hồ Thị Hợp Lớp K5HK1A
10
Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
+ Tính năng suất lao động và phân tích tình hình biến động của năng suất lao
động, mối quan hệ giữa năng suất lao động và kết quả kinh doanh.
+ Thống kê tổng hợp mối quan hệ tình hình sử dụng lao động và tiền lương người
lao động.
1.5.2.2. Nội dung phân tích thống kê tình hình sử dụng lao động
Dựa trên tình hình thực tế về sử dụng lao động tại công ty TNHH đầu tư và
du lịch Tường Vi và những số liệu đã thu thập được trong quá trình thực tập em sẽ
phân tích những nội dung sau:
* Phân tích số lượng lao động: Để biết được số lượng lao động tăng hay giảm là bao
nhiêu phần trăm tương ứng là bao nhiêu lao động,
* Phân tích cơ cấu lao động: Để biết được cơ cấu lao động về tính chất, về giới tính
như thế nào.
* Phân tích chất lượng lao động: Từ đó thấy được chất lượng của lao động tăng
giảm như thế nào để có thể biết được công ty đã chú trọng nâng cao chất lượng lao
động hay chưa.
* Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động: Để biết được mức độ sử dụng thời
gian lao động của công ty có phù hợp hay không.
* Phân tích hiệu quả sử dụng lao động: Để thấy được sự tăng giảm của năng suất
lao động từ đó biết được công ty có quản lý và sử dụng lao động tốt hay không.
Phân tích hiệu quả sử dụng lao động bao gồm:

- Phân tích chung về năng suất lao động.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của một lao động.
- Phân tích mối quan hệ giữa năng suất lao động và kết quả kinh doanh để biết được
năng suất lao động ảnh hưởng như thế nào đến kết quả kinh doanh.
- Phân tích mối quan hệ giữa tình hình sử dụng lao động và tiền lương của lao động,
từ đó biết được mối tương quan của tốc độ phát triển tổng tiền lương với tốc độ phát
triển của tiền lương bình quân và tốc độ phát triển số lượng lao động có hợp lý
không.
Hồ Thị Hợp Lớp K5HK1A
11
Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ
PHÂN TÍCH THỐNG KÊ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO
ĐỘNG TẠI CÔNG TY.
2.1. Phương pháp nghiên cứu.
2.1.1.Phương pháp thu thập dữ liệu:
* Phương pháp trực tiếp:
Theo phương pháp này, người điều tra phải trực tiếp tiếp xúc với đối tượng
điều tra, trực tiếp tiến hành hoặc giám sát việc cân đo, đong đếm và sau đó ghi chép
những thông tin thu được vào phiếu điều tra. Phương pháp này thường được thực
hiện thực hiện gắn liền với quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng. Tài liệu
ghi chép ban đầu thu được qua phương pháp thu thập số liệu trực tiếp có độ chính
xác khá cao nhưng lại đòi hỏi nhiều nhân lực và thời gian. Mặt khác trong thực tế
có rất nhiều hiện tượng không cho phép quan sát, cân đó trực tiếp quá trình phát
sinh phát triển của nó được như nghiên cứu thu chi, những nội dung chủ yếu trong
các cuộc điều tra dân số. Vì vậy, phạm vi áp dụng của các phương pháp này còn rất
hạn chế.
* Phương pháp phỏng vấn:
Là phương pháp điều tra thống kê được sử dụng nhiều nhất, theo đó việc ghi
chép thu thập tài liệu ban đầu được thực hiện thông qua quá trình hỏi – đáp giữa

thông tin điều tra và người cung cấp thông tin. Trong điều tra thống kê, phỏng vấn
không phải là một cuộc nói chuyện, hỏi đáp thông thường, cũng không phải là một
cuộc phỏng vấn lấy tin của các nhà báo… Phỏng vấn trong thống kê phải tuân theo
mục tiêu nghiên cứu, theo đối tượng, khách thể, nội dung nghiên cứu đã được xác
định rõ ràng trong chương trình, phương án điều tra. Thông tin thu được qua phỏng
vấn thường có độ tin cậy cao, dễ tổng hợp, lại tập trung vào những nội dung chủ
yếu nhờ có bảng câu hỏi hoặc phiếu điều tra. Do đó phỏng vấn thường được sử
dụng rộng rãi trong điều tra thống kê.
Hồ Thị Hợp Lớp K5HK1A
12
Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
+ Phỏng vấn trực tiếp:
Đây là phương pháp ghi chép, thu thập tài liệu ban đầu được thực hiện thong
qua quá trình hỏi, đáp trực tiếp giữa điều tra viên và người được phỏng vấn và ghi
chép thông tin mà người được phỏng vấn cung cấp vào phiếu điều tra.
Phương pháp này thu được nhiều thông tin nói lên nhận thức thái độ của cá
nhân họ đối với vấn đề được hỏi. phương pháp này có ưu điểm mất ít thời gian và
có được ngay thông tin. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có thể tiến hành với số ít
đối tượng nên thông tin thu thập được không chính xác. Nếu phỏng vấn nhiều người
thì mất nhiều thời gian mặt khác thông tin thu được cũng khó thống kê và xử lý.
+ Phương pháp gián tiếp:
Đây là phương pháp thu thập tài liệu ban đầu được thực hiện bằng cách
người được hỏi nhận phiếu điều tra, tự mình trả lời vào phiếu rồi gửi lại cơ quan
điều tra.
Trong bài chuyên đề này em đã sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp
đồng thời trong thời gian đầu thực tập để thu thập dữ liệu em đã phát phiếu điều tra
tới các cán bộ công nhân viên trong công ty từ đó thu thập được những thông tin
cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài của mình. Bên cạnh đó thông qua các công trình
nghiên cứu, qua sổ sách báo cáo tài chính của công ty, báo cáo thống kê định kỳ về
lao động, tiền lương của người lao động để đánh giá tình hình sử dụng lao động tại

công ty.
2.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu;
Sử dụng một số phương pháp thống kê trong phân tích:
2.1.2.1. Phương pháp phân tổ:
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành
phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và các tiểu tổ có tính
chất khác nhau.
Phương pháp phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp
thống kê. Muốn hệ thống hoá một cách khoa học các tài liệu điều tra, muốn tổng
Hồ Thị Hợp Lớp K5HK1A
13
Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
hợp theo những chỉ tiêu đã nêu ra thì ta cần phải căn cứ vào từng chỉ tiêu mà sắp
xếp các đơn vị vào từng tổ, sau đó mới tính đặc trưng chung cho cả tổng thể.
Phương pháp phân tổ thống kê là một trong những phương pháp quan trọng
của phân tích thống kê, đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích
thống kê khác. Phân tổ có vai trò rất quan trọng trong phân tích thống kê lao động.
Đặc biệt là được dùng để phân loại lao động và phân tích cơ cấu lao động: Cơ cấu
lao động theo tính chất, cơ cấu lao động theo giới tính, cơ cấu lao động theo thâm
niên nghề…
2.1.2.2. Phương pháp bảng thống kê và đồ thị thống kê.
Bảng thống kê:
Bảng thống kê là một hình thức trình bày các tài liệu thống kê một cách có
hệ thống, hợp lý và rõ ràng nhằm nêu lên các đặc trưng về mặt lượng của hiện
tượng nghiên cứu.
Tất cả các bảng thống kê bao giờ cũng có những con số của từng bộ phận và
chúng có liên hệ mật thiết với nhau.
Sau khi tổng hợp tài liệu điều tra thống kê, muốn phát huy tác dụng của nó
đối với giai đoạn phân tích thống kê, cần thiết phải trình bày kết quả tổng hợp theo
một hình thức thuận lợi nhất cho việc sử dụng sau này. Có thể trình bày các kết quả

tổng hợp bằng các hình thức: Bảng thống kê, bài viết….
Bảng thống kê có nhiều tác dụng quan trọng trong mội công tác nghiên cứu
kinh tế nói chung và trong phân tích thống kê nói riêng. Các tài liệu trong bảng
thống kê đã được sắp xếp lại một cách khoa học, nên có thể rút ra tiến hành mọi
việc so sánh đôí chiếu, phân tích theo các phương pháp khác nhau, nhằm nêu lên
sâu sắc bản chất của hiện tượng nghiên cứu.
Đồ thị thống kê:
Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có
tính chất qui ước các tài liệu thống kê.
Đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ đường nét và màu
sắc. Để trình bày và phân tích các đặc điểm số lượng của hiện tượng vì vậy người
Hồ Thị Hợp Lớp K5HK1A
14
Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
xem không cần mất công đọc con số mà vẫn nhận thức được vấn đề chủ yếu một
cách dễ dàng. Đồ thị thống kê không trình bày chi tiết tỉ mỉ các đặc trưng số lượng
của hiện tượng mà chỉ nêu lên khái quát các đặc điểm chủ yếu về bản chất và xu
hướng phát triển cơ bản của hiện tượng. Vì vậy đồ thị thống kê có tính chất quần
chúng làm cho người hiểu biết ít về thống kê vẫn lĩnh hội được vấn đề một cách
nhanh chóng.
2.1.2.3. Phương pháp số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình:
* Phương pháp số tuyệt đối.
Số tuyệt đối trong thống kê biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng
nghiên cứu trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
Số tuyệt đối có ý nghĩa rất quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Qua các số
tuyệt đối mà ta biết được chính xác và khách quan, có sức thuyết phục không thể
phủ nhận. Số tuyệt đối là cơ sở đầu tiên để tiến hành phân tích thống kê, đồng thời
còn là cơ sở để tính các mức độ khác.
Số tuyệt đối là căn cứ không thể thiếu được trong việc xây dựng các kế
hoạch kinh tế quốc dân và chỉ đạo thực hiện kế hoạch.

Do ý nghĩa quan trọng như vậy nên thống kê học coi số tuyệt đối là loại chỉ
tiêu cơ bản nhất.
* Phương pháp số tương đối:
Số tương đối trong thống kê biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ nào
đó của hiện tượng nghiên cứu. Đó có thể là kết quả của việc so sánh giữa hai mức
độ cùng loại nhưng khác nhau về điều kiện thời gian hoặc không gian, hoặc giữa hai
mức độ khác loại nhưng có lien quan với nhau. Trong hai mức độ này, một được
chọn làm gốc để so sánh.
Trong phân tích thống kê, các số tương đối được sử dụng rộng rãi để nêu lên kết
cấu, quan hệ so sánh, trình độ phát triển, trình độ phổ biến… của hiện tượng nghiên
cứu trong điều kiện lịch sử nhất định.
Ngoài ra người ta còn dùng các số tương đối để nêu rõ tình hình thực tế trong
khi cần đảm bảo được tính chất bí mật của các số tuyệt đối.
Hồ Thị Hợp Lớp K5HK1A
15
Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
* Phương pháp số trung bình:
Số trung bình trong thống kê là mức độ biểu hiện trị số đại diện theo một tiêu
thức nào đó của một tổng thể bao gồm nhiều đơn vị cùng loại.
Số trung bình có tính chất tổng hợp và khái quát cao, chỉ dùng một trị số để nêu
lên mức độ chung nhất, phổ biến nhất của tiêu thức, không kể đến sự chênh lệch
thực tế giữa các đơn vị.
Số trung bình chỉ biểu hiện đặc điểm chung của cả tổng thể nghiên cứu, do vậy
các nét riêng biệt có tính chất ngẫu nhiên của từng đơn vị cá biệt bị loại trừ đi. Có
nghĩa là số trung bình có đặc điểm san bằng mọi chênh lệch giữa các đơn vị về trị
số của các tiêu thức nghiên cứu.
Số trung bình còn giúp ta nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua thời
gian, xu hướng phát triển của hiện tượng số lớn, nghĩa là của đại bộ phận các đơn vị
trong khi từng đơn vị cá biệt không cho thấy rõ các điều đó.
2.1.2.3.Phương pháp dãy số thời gian:

Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ
tự thời gian.
Phương pháp dãy số thời gian là phương pháp chủ yếu được sử dụng để
nghiên cứu sự biến động vủa hiện tượng theo thời gian. Phương pháp này không
những làm rõ xu hướng, tính quy luật của hiện tượng làm cơ sở dự đoán các mức độ
tương lai của hiện tượng mà còn giúp nghiên cứu các đặc điểm về sự biến động của
hiện tượng theo thời gian.
*Một số chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian
- Mức độ trung bình qua thời gian: Cho thấy được mức độ đại diện của hiện tượng
trong suốt thời gian nghiên cứu.
- Lương tăng hoăc giảm tuyệt đối phản ánh sự thay đổi của quy mô, hiện tượng
theo thời gian.
- Tốc độ phát triển
- Tốc độ tăng hoặc giảm
- Giá trị của 1% tăng hoặc giảm
Hồ Thị Hợp Lớp K5HK1A
16
Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
2.1.2.4. Phương pháp chỉ số:
Chỉ số trong thống kê là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức
độ của một hiện tượng nghiên cứu.
Chỉ số là một phương pháp rất quan trọng trong thống kê. Nó được dùng để
nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua thời gian, không gian, nêu nhiệm vụ kế
hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch, phân tích sự biến động của toàn bộ hiện
tượng do ảnh hưởng biến động của các nhân tố. Từ đó đưa ra những giải pháp hạn
chế những nhân tố ảnh hưởng không tốt tới tổng thể và giữ vững phát huy những
nhân tố ảnh hưởng tích cực đến tổng thể.
2.2. Tổng quan về công ty và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến tình
hình sử dụng lao động tại công ty TNHH đầu tư và du lịch Tường Vi.
2.2.1. Tổng quan về công ty TNHH đầu tư và du lịch Tường Vi.

2.2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty TNHH Đầu tư và du lịch Tường Vi là công ty trách nhiệm hữu hạn
được thành lập ngày 11 tháng 12 năm 2007 theo giấy phép kinh doanh số
0102033050. Là công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập dựa trên sự góp vốn
của hai thành viên, trải qua một thời gian phát triển với nhiều khó khăn thử thách
hiện nay công ty cũng đã tìm cho mình một chỗ đứng trên thị trường và đạt được
nhũng thành công nhất định.
- Vốn điều lệ khi thành lập là: 3.227.000.000 VNĐ.
- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DU LỊCH TƯỜNG VI
- Tên giao dịch: TƯỜNG VI INVESTMENT AND TOURISM COMPANY
LIMITEDU
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 27 - 29 phố Lê Hồng Phong, Phường Điện Biên, Quận
Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Hồ Thị Hợp Lớp K5HK1A
17
Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
2.2.1.2. Nhiệm vụ, chức năng và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty.
*Nhiệm vụ, chức năng :
+ Sản xuất, mua bán các sản phẩm hàng dệt may, nguyên phụ liệu phục vụ
ngành dệt may.
+ Sản xuất, mua bán và xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, hàng mây,
tre đan và đồ gỗ các loại (trừ các loại gỗ nhà nước cấm)
+ Kinh doanh lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ khách du lịch
khác(không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường).
+ Dịch vụ vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng ô tô theo hợp đồng.
* Đặc điểm sản xuất kinh doanh:
Lĩnh vực kinh doanh của công ty khá đa dạng bao gồm sản xuất mua bán
hàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan, dịch vụ du lịch, dịch vụ vận tải
vì vậy sản phẩm của công ty cũng khá đa dạng có cả sản phẩm hữu hình và sản

phẩm vô hình.
- Sản phẩm hữu hình: Hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ, mây tre đan và đồ gỗ các
loại.
- Sản phẩm vô hình: Dịch vụ du lịch, dịch vụ vận tải hành khách và hàng hoá.
Hồ Thị Hợp Lớp K5HK1A
18
Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
2.2.1.4.Kết quả kinh doanh của công ty trong hai năm 2009, 2010.
Theo baó cáo tài chính của công ty TNHH đầu tư và du lịch Tường Vi trong
hai năm 2009- 2010, ta có kết quả sản xuất kinh doanh của công ty như sau:
Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH đầu tư và
du lịch Tường Vi năm 2009- 2010.
ST
T
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
So sánh
Sốtiền(Trđ)
Tỉ
lệ(%)
1 Tổng doanh thu(triệu đồng) 10.135,7 14.738,2 4.602,5 45,408
- Doanh thu bán hàng &ccdv(trđ) 9.291,02 13.569,65 4.278,63 46,05
- Doanh thu tài chính(triệu đồng) 714 977,5 263,5 36,9
- Doanh thu khác(triệu đồng) 130,68 191,05 60,37 46,19
2 Tổng chi phí (triệu đồng) 7.889,42 11.101,27 3.211,85 40,71
3 Lợi nhuận trước thuế (triệu đồng) 2.246,28 3.636,93 1.390,65 61,9
4 Thuế thu nhập DN(25%)(trđ) 561,57 909,2325 347,6625 61,9
5 Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng) 1.684,71 2.727,6975 1.042,9875 61,9
Nhận xét:
Theo báo cáo trên ta thấy: Nhìn chung công ty TNHH đầu tư và du lịch
Tường Vi mặc dù thành lập chưa lâu nhưng có kết quả kinh doanh khá tốt. Doanh

thu năm 2010 tăng so với năm 2009 do đó lợi nhuận của công ty cũng tăng, điều đó
đã chứng tỏ rằng công ty đã có những chính sách kinh doanh hiệu quả, cụ thể là:
- Tổng doanh thu của công ty năm 2010 so với năm 2009 tăng 45,08 % tương ứng
với 4.602,5 triệu đồng là do các yếu tố sau: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ tăng 46,05% tương ứng với 4.278,63 triệu đồng. Doanh thu tài chính tăng 36,9%
tương ứng với 263,5 triệu đồng, doanh thu khác tăng 46,19% tương ứng với 60,37
triệu đồng.
- Tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế đối với ngân sách nhà nước của công ty nhìn
chung là tốt, công ty đã góp một phần nhỏ vào ngân sách nhà nước, năm 2010 công
ty đã nộp 909,2325 triệu đồng tăng 61,9 % so với năm 2009 tương ứng với
347,6625 triệu đồng.
Hồ Thị Hợp Lớp K5HK1A
19
Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
- Lợi nhuận sau thuế năm 2010 là 2.727,6975 triệu đồng tăng so với năm 2009 là
1042,9875 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 61,9%.
2.2.2. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến lao động tại công ty TNHH
đấu tư và du lịch Tường Vi.
2.2.2.1. Môi trường bên trong
* Lao động trong công ty:
Hiện tại Công ty TNHH đầu tư và du lịch Tường Vi đang sở hữu một lực
lượng lao động có trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu công
việc của công ty đưa ra. Đây chính là thế mạnh cạnh tranh của công ty trên thị
trường. Nhưng trong tương lai nếu công ty muốn tiếp tục phát triển và mở rộng hơn
nữa thì phải chú trọng đến việc đào tạo cán bộ công nhân viên và không ngừng thu
hút nhân tài về làm việc cho công ty mình.
* Công tác quản lý trong công ty:
Công tác quản lý giám sát người lao động là một công việc rất quan trọng có
ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Nếu làm tốt công tác quản
lý lao động sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong công ty. Một

trong những yếu tố quyết đinh sự thành bại của công ty đó là trình độ và kinh
nghiệm của nhà quản lý. Nguồn lực lao động của công ty dù có lớn mạnh đến đâu
nhưng việc quản lý và phân công lao động không phù hợp thì nguồn lực lao động ấy
sẽ không được sử dụng một cách có hiệu quả.
* Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty:
Do công ty sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng, nhiều lĩnh vực khác nhau
nên lực lượng lao động cũng hơi phức tạp và có phần ảnh hưởng đến tình hình quản
lý và sử dụng lao động.
2.2.2.2. Môi trường bên ngoài.
* Khoa học kỹ thuật:
Hồ Thị Hợp Lớp K5HK1A
20
Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
Ngày nay với sự phát triển như vũ bảo của khoa học – kỹ thuật đã đạt được
những thành tựu to lớn trong các lĩnh vực như tin học, máy móc, trang thiết bị tự
động hóa….hàng loạt các ứng dụng trong các lĩnh vực ra đời đặt các doanh nghiệp
nói chung và công ty TNHH đầu tư và du lịch Tường Vi nói riêng trước nguy cơ tụt
hậu về khoa học kỹ thuật so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Từ đó
giảm sức cạnh tranh, giảm doanh thu, lợi nhuận so với các doanh nghiệp nước
ngoài.
*Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành:
Hiện nay, trên thị trường các công ty may mặc, du lịch và vận tải đang chiếm
số lượng rất lớn nên sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt. Điều đó làm ảnh
hưởng đến thị trường của công ty nhưng công ty có được nhiều ưu thế hơn các công
ty khác về uy tín, chất lượng sản phẩm, dịch vụ luôn làm hài lòng khách hàng. Vì
vậy công ty đã và đang nỗ lực hết mình để tìm chỗ đứng và khẳng định vị trí trên thị
trường.
* Các chính sách, quy định của nhà nước:
Nhà nước quản lý điều tiết các doanh nghiệp bằng hệ thống luật pháp. Vì vậy
các doanh nghiệp cần phải biết nắm vững và tuân thủ các chính sách, luật pháp của

nhà nước đưa ra. Công ty TNHH đàu tư và du lịch Tường Vi luôn thực hiện và chấp
hành luật lao động một cách đày đủ nghiêm túc như đóng bảo hiểm cho công nhân
viên, đảm bảo quyền lợi cho người lao động….
* Ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước:
Kinh tế Việt Nam trong mấy năm gần đây đã đạt được tốc độ tăng trưởng rất
tốt, nhưng đi cùng với nó hiện tượng lạm phát ngày cành gia tăng, giá cả các mặt
hàng đều đồng loạt lên giá, đồng tiền mất giá trầm trọng ảnh hưởng rất lớn đến đời
sống của người lao động, làm tâm lý của ngươi lao động rất hoang mang. Vì thế đã
ảnh hưởng rất lớn đến tình hình quản lý và sử dụng lao động của công ty.
* Nền kinh té thế giới:
Năm 2009 – 2010 nền kinh tế thế giới đã bắt đầu hồi phục trở lại sau cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới toàn cầu. Công ty TNHH đầu tư và du lịch Tường Vi
Hồ Thị Hợp Lớp K5HK1A
21
Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
đã có những chính sách phát triển đúng hướng nhất là chính sách bố trí, sắp xếp và
cơ cấu lại lực lượng lao động nhằm né tránh phần nào tác động của cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới. Vì vậy mà trong hai năm này hiệu quả sản xuất kinh doanh
của công ty đã tăng lên rõ rệt.
2.3. Kết quả phân tích thực trạng tình hình sử dụng lao động tại công ty
TNHH đầu tư và du lịch Tường Vi.
2.3.1. Phân tích số lượng lao động.
Bảng 2: Số lao động bình quân
Chỉ tiêu
Năm
Lao
động
bình
quân
(Người)

Lượng tăng giảm
tuyệt đối
Tốc độ phát triển Tốc độ tăng,giảm
Liên
hoàn(α)
(Người)
Định
gốc
(người)
Liên
hoàn
t
i
(%)
Định
gốc
T
i
(%)
a
i
(%)
b
i
(%)
2007 69 0 0 100 100 0 0
2008 77 8 8 111,59 111,59 11,59 11,59
2009 82 5 13 106,5 118,84 6,5 18,84
2010 93 11 24 113,4 134,78 13,4 34,78
Từ bảng số liệu trên ta thấy, số lao động bình quân của doanh nghiệp tăng

lên qua các năm chứng tỏ quy mô sản xuất của doanh nghiệp ngày càng được mở
rộng. Năm 2007 khi mới thành lập chỉ với 69 lao động, nhưng đến năm 2010 số lao
động đã là 93 người tăng 24 người tăng 34,78%. Lượng lao động tăng nhiều nhât là
năm 2010 so với năm 2009 tăng 13,4% tương ứng với 11 người do công ty đầu tư
mở rộng hơn nữa quy mô của lĩnh vực may mặc và du lịch. Năm 2009 có tốc độ
tăng nhỏ nhất là 6,5%(so với năm 2008) tương ứng với 5 lao động.
2.3.2. Phân tích cơ cấu lao động:
2.3.2.1. Phân tích cơ cấu lao động theo tính chất:\
Bảng 3 : Phân tích cơ cấu lao động theo tính chất:
STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So sánh
Hồ Thị Hợp Lớp K5HK1A
22
Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
Số
người
(Người)
Tỉ
trọng
(%)
Số người
(Người)
Tỉ
trọng
(%)
Số
Người
(Người)
Tỉ
trọng
(%)

Tỉ lệ
(%)
1 Số lao động
trực tiếp
63 76,83 72 77,42 9 0,59 14,28
2 Số lao động
gián tiếp
19 23,17 21 22,58 2 -0,59 10,53
3 Tổng số lao
động
82 100 93 100 11 0 13,4
Nhận xét:
Qua số liệu ở bảng trên ta thấy: Số lượng lao động trực tiếp của công ty luôn
chiếm tỉ trọng rất lớn so với tổng thể. Năm 2009 số lao động trực tiếp là 63 chiếm tỉ
trọng là 76,83% trong tổng thể, lao động gián tiếp là 19 người chiếm tỉ trọng
23,17% trong tổng thể. Năm 2010 số lượng lao động trực tiếp là 72 người chiếm tỉ
trọng 77,42% trong tổng thể lao động, tăng 14,28% so với năm 2009 tương ứng với
9 người. Lao động gián tiếp cũng tăng lên 21 người người chiểm tỉ trọng 22,85%
trong tổng thể lao động, tăng 10,53% so với năm 2009 tương ứng với 2 lao động.
Vậy qua hai năm 2009, 2010 số lao động của công ty đã tăng lên đáng kể lao
động trực tiếp tăng nhiều hơn lao động gián tiếp do công ty mở rộng quy mô lĩnh
vực may mặc, vận tải nên cần nhiều lao động trực tiếp có tay nghề cao. Trong đó số
lao động trực tiếp tăng 9 người, tỉ trọng tăng 0,59%, tỷ lệ tăng 14,28%. Số lao động
gián tiếp cũng tăng lên cụ thể là tăng 2 người nhưng tỉ trọng lại giảm 0,59%, tỉ lệ
tăng 10,53%. Như vậy tổng số lao động tăng là 11 người, tỉ lệ tăng là 13,4%.
2.3.2.2.Phân tích cơ cấu lao động theo giới tính:
Bảng 4: Phân tích cơ cấu lao động theo giới tính:
STT Giới
tính
Năm 2009 Năm 2010 So sánh

Số
người
Tỉ trọng
(%)
Số người
(Người)
Tỉ trọng
(%)
Số người
(Người)
Tỉ
trọng
Tỉ lệ
(%)
Hồ Thị Hợp Lớp K5HK1A
23
Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
(Người) (%)
1 Nữ 49 59,75 57 61,3 8 1,55 16,33
2 Nam 33 40,25 36 38,7 3 -1,55 9,09
3 Tổng 82 100 93 100 11 0 13,4
Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Số lao động nữ chiếm tỷ trọng lớn hơn số lao
động nam, cụ thể lao động nữ năm 2009 chiếm tỉ trọng từ 59,75% đến năm 2010 tỉ
trọng tăng lên 61,3%(năm 2010) trong tổng số lao động, tăng 16,33% tương ứng với
8 người. Trong khi đó tỉ trọng nam giới năm 2009 chiếm tỉ trọng 40,25% nhưng đến
năm 2010 giảm xuống chiếm tỉ trọng 38,7% trong tổng số lao động
Nguyên nhân gây ra sự chênh lệch này là do đặc thù ngành nghề kinh doanh
của công ty chủ yếu là sản xuất mua bán hàng may mặc, hàng mây tre đan, du lịch
nên lao động nữ sẽ phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của công việc hơn vì vậy mà

công ty cần số lượng lao động nữ giới nhiều hơn nam giới.
2.3.3. Phân tích chất lượng lao động.
2.3.3.1. Phân tích chất lượng lao động của lao động trực tiếp sản xuất:
Bảng 5: Phân tích chất lượng lao động của lao động trực tiếp sản xuất:
STT Bậc thợ Năm 2009 Năm 2010
Số người
(Người)
Tỉ trọng
(%)
Số người
(Người)
Tỉ trọng
(%)
1 3/7 17 26,98 21 29,167
2 4/7 12 19,05 16 22,22
3 5/7 11 17,46 13 18,055
4 6/7 11 17,46 9 12,5
5 7/7 4 6,35 6 8,33
6 Bậc khác 8 12,7 7 9,72
Tổng 63 100 72 100
Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Công ty TNHH đầu tư và du lịch Tường Vi có
lực lượng lao động khá phong phú được thể hiện rất rõ qua các bậc thợ cụ thể sau:
Năm 2009 số lao động ở bậc thợ 3/7 là 17 người chiếm tỉ trọng 26,98%, bậc
thợ 4/7 là 12 người chiếm tỉ trọng 19,05%, bậc thợ 5/7, 6/7 đều là 11 người chiếm tỉ
Hồ Thị Hợp Lớp K5HK1A
24
Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
trọng 17,46%, bậc thợ 7/7 là 4 người chiếm tỉ trọng 6,35% trong tổng số lao động.
Còn bậc thợ khác là 8 người chiếm tỉ trọng 12,7%.

Năm 2010 số lượng lao động ở bậc thợ 3/7 tăng lên là 21 người chiếm tỉ
trọng lớn nhất 29,167% trong tổng số lao động. Ở bậc 4/7 cung tăng lên 16 người
chiếm tỉ trọng 22,22%, bậc 5/7 tăng lên 13 người chiếm tỉ trọng là 18,055%, bậc 6/7
giảm xuống còn 9 người chiếm tỉ trọng 12,5%, bậc 7/7 tăng lên là 6 người chiếm
8,33%, các bậc thợ khác giảm xuống còn 7 người chiếm 9,72%.
2.3.3.2.Phân tích chất lượng lao động theo chuyên môn.
Bảng 6: Phân tích chất lượng lao động theo chuyên môn:
ST
T
Trình độ

chuyên môn
Năm 2009 Năm 2010 So Sánh
Số người
(Người)
Tỷ trọng
(%)
Số người
(Người)
Tỷ
trọng
(%)
Sốngười
(Người)
Tỷ
trọng
(%)
Tỷ lệ
(%)
1 Đại học,cđ 11 13,4 15 16,13 4 2,73 36,36

2 Trung cấp 13 15,85 18 19,35 5 3,5 15,85
3 Công nhân 58 70,75 60 64,52 2 -6,23 3,45
Tổng 82 100 93 100 11 0 13,4
Nhận xét:
Theo bảng số liệu ta thấy: Qua hai năm 2009 - 2010 có sự thay đổi về kết
cấu trình độ của người lao, điều đó chứng tỏ công ty rất quan tâm đến trình độ và
chất lượng của người lao động, cụ thể như sau:
- Trình độ đại học, cao đẳng của công ty chiếm tỷ trọng còn khiêm tốn. Năm 2009
công ty có 11 người có trình độc ĐH, CĐ chiếm tỷ trọng 13,4%. Đến năm 2010 số
người có trình độ đại học tăng thêm 4 người so với năm 2009 chiếm tỷ trọng
16,13% tăng 2,73%, tỷ lệ tăng 36,36%, xu hướng sẽ còn tăng nhiều hơn nữa do
công ty đầu tư máy móc thiết bị mở rộng sản xuất nên cần tuyển thêm lao động có
trình độ chất xám cao.
Hồ Thị Hợp Lớp K5HK1A
25

×