Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của khách sạn quốc tế Bảo Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.37 KB, 39 trang )

Trường Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Kinh doanh khách sạn luôn là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu
của ngành dịch vụ. Ngày nay cùng với sự hòa nhập kinh tế của đất nuớc với thế giới
là sự phát triển của ngành thì kinh doanh khách sạn du lịch trở nên khó khăn hơn,
do sự cạnh tranh. Sự cạnh tranh này là cạnh tranh tự do, mỗi khách sạn đều có
những ưu điểm và lợi thế khác nhau nên khách sạn nào phát huy đuợc điểm mạnh
của mình thì sẽ có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Nguợc lại khách sạn nào
kkông phát huy đuợc điểm mạnh, không mang tính sáng tạo thì nó sẽ bị đào thải và
bị thay thế bời những khách sạn khác tốt hơn. Do đó để tồn tại các khách sạn luôn
luôn phải nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố về vốn, lao động, cơ sở vật chất kỹ
thuật…
Một trong những nguồn lực quan trọng nhất của tất cả các doanh
nghiệp đó là nguồn nhân lực – nguồn lực con người. Chất lượng của đội ngũ lao
động có ảnh hưởng lớn tới năng lực cạnh tranh cũng như hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp trên thị trường. Nền kinh tế thị trường trên thế giới cũng
như ở Việt Nam diễn ra ngày càng gay gắt và phức tạp hơn. Việc Việt Nam gia nhập
WTO đã tạo ra nhiều cơ hội mới đồng thời cũng có không ít những khó khăn, thử
thách đối với doanh nghiệp trong nước trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp
nước ngoài lớn mạnh. Để có thể tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần phải có
một đội ngũ lao động có chất lượng bổ sung nguồn lực theo yêu cầu của doanh
nghiệp, giúp doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu kinh doanh hiệu quả nhất góp
phần tạo nên năng lực cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp. Công việc đầu tiên
để có được đội ngũ lao động giỏi là việc tuyển dụng, sử dụng lao động là cơ sở để
có đội ngũ lao động có chất lượng.
Khách sạn quốc tế Bảo Sơn là một khách sạn bốn sao, kinh doanh chủ
yếu trong lĩnh vực lưu trú, ăn uống và vui chơi giải trí. Trong quá trình hoạt động
khách sạn đã đạt được rất nhiều thành công trên lĩnh vực kinh doanh khách sạn một
SV: Mai Thị Phương Lớp: K5HQ1B
1


Trường Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
phần lớn là do đội ngũ lao động của khách sạn. Trong thời kỳ hiện nay nền kinh tế
Việt Nam đang phải đối mặt với những vấn đề lạm phát, suy thoái kinh tế toàn thế
giới, số lượng lao động tăng nhanh, các vấn đề về dân số… Thực tế cho thấy có rất
nhiều khách sạn và các doanh nghiệp đang trải qua một thời kỳ khó khăn trong việc
sử dụng nguồn lao động. Đã có nhiều biện pháp đưa ra để giải quyết vấn đề này,
biện pháp đuợc sử dụng khá nhiều là cắt giảm lao động trong doanh nghiệp để giảm
bớt chi phí về tiền lương, phụ cấp cho nhân viên. Ở khách sạn Bảo Sơn việc cắt
giảm lao động gặp khó khăn bởi tổng số lao động là 200 nhân viên, với số lượng
nhân viên khiêm tốn thì khách sạn đã tập tung vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng
lao động trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên khách sạn vẫn
gặp một số mặt hạn chế làm giảm sút hiệu quả sử dụng lao động như vẫn chưa có
những lao động làm đúng ngành nghề, đa số nguồn lao động trong khách sạn trong
khách sạn trước khi tuyển dụng chưa có trình độ về nghiệp vụ, ngoại ngữ… Việc bố
trí, sắp xếp đội ngũ lao động của công ty nhiều bộ phận chưa đạt được hiệu quả cao.
Một số nhân viên tính chuyên nghiệp trong công việc chưa cao, thái độ phục vụ
khách chưa nhiệt tình… Vì vậy, vấn đề cấp thiết trong công ty cổ phần đầu tư xây
dựng và du lịch Bảo Sơn trong thời gian tới là phải tìm ra những biện pháp để nâng
cao hiệu quả đội ngũ lao động giúp công ty sử dụng đội ngũ lao động có hiệu quả
hơn và phát triển hơn nữa.
Do tính cấp thiết đã nêu ở trên, em chọn đề tài “nâng cao hiệu quả sử dụng
lao động của khách sạn quốc tế Bảo Sơn” làm chuyên đề tốt nghiệp.
1.2 . Xác lập và tuyên bố vấn đề
Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề hiệu quả sử dụng lao động trong
kinh doanh các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí tại khách sạn Bảo Sơn
trong những năm gần đây .Từ đó đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng
lao độngtại khách sạn Bảo Sơn trong những năm tới.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của khách sạn Bảo
Sơn. Để đạt được mục tiêu trên, đề tài có các nhiệm vụ sau :

SV: Mai Thị Phương Lớp: K5HQ1B
2
Trường Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
• Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản vê hiệu quả sử dụng lao động trong
khách sạn.
• Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng lao động của khách sạn Bảo Sơn.
• Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công
ty.
1.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
• Về nội dung : Tập trung nghiên cứu chủ yếu vấn đề quản lý sử dụng lao động
và hiệu quả sử dụng lao động tại khách sạn quốc tế Bảo Sơn trên cả hai phương tiện
lý luận và thực tiễn.
- Về không gian : Nghiên cứu tại khách sạn Bảo Sơn.
Về thời gian : Nghiên cứu dữ liệu, tài liệu về hiệu quả sử dụng lao động trong
3 năm gần đây 2008-2010 và đề xuất giải pháp cho các năm tiếp theo.
1.5. Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nâng cao hiệu
quả sử dụng lao động
1.5.1. Một số khái niệm
• Hiệu quả kinh tế là một phạm trù khách quan phản ánh trình độ và năng lực
quản lý sử dụng các nguồn lực đảm bảo thực hiện những nhiệm vụ kinh tế xã hội
đặt ra trong từng thời kỳ với chi phí nhỏ nhất.
• Hiệu quả sử dụng lao động là tương quan so sánh giữa kết quả kinh tế đạt
được với chi phí sử dụng lao động bỏ ra để đạt được kết quả đó.
1.5.2. Phân định nội dung
• Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng lao động
Lao động trong kinh doanh khách sạn là một bộ phận lao động cần thiết được
phân công để thực hiện việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm dịch vụ trong quá
trình kinh doanh khách sạn đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Hiệu quả sử dụng lao động là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng lao
động trong quá trình kinh doanh khách sạn. Vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng lao

động trong kinh doanh khách sạn là việc nâng cao trình độ sử dụng lao động sao
cho phát huy tối đa được những mặt mạnh, lợi thế của người lao động trong khách
SV: Mai Thị Phương Lớp: K5HQ1B
3
Trường Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
sạn, đồng thời khắc phục và hạn chế những mặt yếu của nguồn lao động trong
khách sạn để đem lại kết quả tối ưu trong quá trình kinh doanh khách sạn.
Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng với khách sạn là do lao động đóng vai
trò quan trọng trong qúa trình kinh doanh khách sạn, lao động là đối tượng tiếp xúc
trực tiếp với khách hàng, chất lượng của sản phẩm cung cấp cho khách hàng phụ
thuộc rất lớn vào trình độ cũng như khả năng của nhân viên, vì vậy nâng cao hiệu
quả sử dụng lao động sẽ giúp khách sạn phát huy tối đa nguồn lực lao động, đồng
thời tạo nên uy tín, nâng cao chất lượng sản phẩm của khách sạn trong suy nghĩ của
khách hàng, từ đó tăng doanh thu và giảm bớt chi phí của khách sạn.
Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong kinh doanh khách sạn giúp ch
khách sạnh tiết kiệm được chi phí bởi chất lượng lao độn được nâng cao số lượng
lao động được cắt giảm nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu trong quá trình kinh
doanh khách sạn. Đồng thời sẽ giảm được một phần chi phí bỏ ra để giải quyết sai
sót của người lao động trong quá trình phục vụ khách hàng từ đó nâng cao lợi nhuận
cho khách sạn.
Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động giúp cho khách sạn giảm bớt được thời
gian khách hàng chờ đợi để được tiêu dùng dịch vụ. làm cho khách hàng đánh giá
cao chất lượng dịch vụ mà khách sạn đang cung cấp. Thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng, từ đó tăng khả năng cạnh tranh của khách sạn trên thị trường.
Ngoài ra, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động góp phần tạo điều kiện cho
chính sách đãi ngộ người lao động trong kinh doanh khách sạn thỏa đáng hơn do
hiệu quả công vệc được nâng cao, tăng doanh thu, giảm chi phí từ đó đem lại lợi
nhuận nhiều hơn cho khách sạn, kéo theo các chính sách đãi ngộ, tiền lương, tiền
thưởng cho người lao động cũng được cải thiện.
• Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

Hiệu quả sử dụng lao động được đánh giá qua một số hệ thống chỉ tiêu nhất
định. Dựa trên tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả,tiêu chuẩn này bị lệ thuộc bởi các mục
tiêu hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Để tồn tại và phát triển trong điều kiện kinh doanh ngày càng gay gắt như hiện
SV: Mai Thị Phương Lớp: K5HQ1B
4
Trường Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
nay đòi hỏi các doanh nghiệp các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn quan điểm
không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trên cơ sở ngày càng tăng doanh
thu trong khi phải biết tiết kiệm lao động hợp lý. Nâng cao hiệu quả sử dụng lao
đọng phải đạt được không chỉ là lợi ích trước mắt mà phải mang lợi ích lâu dài
trong tương lai.
Khi đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp kinh doanh khách
sạn chúng ta phải xét đến các yếu tố đầu tư mang tính chiến lược như: các yếu tố
nâng cao năng suất lao động, chất lượng phục vụ cho khách hàng nhằm tăng doanh
thu cho khách sạn.
Hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp là trình độ sử dụng nguồn nhân
lực trong quá trinh kinh doanh hướng đến thực hiện mục của kinh doanh
Mục tiêu của kinh doanh có nhiều loại:doanh thu,thị phần,lợi nhuận….trong
tất cả các mục tiêu trên đều hướng đến thực hiện mục tiêu lợi nhuận.
Do đó có thể nói:tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng lao động là đánh giá
được mục tiêu kinh doanh với việc quản lý sử dụng lao động hợp lý với chi phí sử
dụng lao động thấp.
• Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
Hiện nay vấn đề quản lý sử dụng lao động đối với các doanh nghiệp đang
được quan tâm hàng đầu. Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong doanh
nghiệp ta sử dụng các chỉ tiêu cơ bản như sau:
+ Năng suất lao động là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng lao động
sống trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, nó cũng là một chỉ tiêu hiệu quả
kinh tế phản ánh mối tương quan giữa kết quả đạt được với các chi phí bỏ ra để đạt

được kết qủa đó.
Năng suất lao động được biểu hiện bằng doanh thu bình quân của một nhân
viên trong một đơn vị thời gian.
SV: Mai Thị Phương Lớp: K5HQ1B
5
Trường Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
Công thức xác định:
W
=

M

NV
Trong đó:
W: Năng suất lao động của một nhân viên
M: Doanh thu thuần đạt được trong kỳ
NV: Số nhân viên kinh doanh bình quân trong kỳ
Số nhân viên kinh doanh bình quân trong kỳ được xác định bằng công thức
sau:
NV
1
/2 + NV
2
+ NV
3
+ NV
4
+ NV
5
/2

4
NV
1
: Số nhân viên trong quý I
NV
2
: Số nhân viên trong quý II
NV
3
: Số nhân viên trong quý III
NV
4
: Số nhân viên trong quý IV
NV
5
: Số nhân viên cuối quý IV
Chỉ tiêu năng suất lao động phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh của
một lao động. Một lao động trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Nó được
biểu hiện bằng doanh thu bình quân của một lao động đạt được trong kỳ.
+ Mức lợi nhuận bình quân của người lao động tạo ra trong một thời kỳ.
Công thức : = L/R
SV: Mai Thị Phương Lớp: K5HQ1B
6
Trường Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
Trong đó : : Mức lợi nhuận bình quân của người lao động tạo ra trong
một thời kỳ
L : Lợi nhuận thuần trong kỳ
R : Số lao động bình quân trong kỳ
+ Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương:
Xác định bởi 2 chỉ tiêu:

=D/P
hay
=L/P
Trong đó : là hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương trong kỳ với kết quả là
doanh thu
:là hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương trong kỳ với kết quả là
lợi nhuận.
P:là tổng quỹ tiền lương trong kỳ
Hai chỉ tiêu này phản ánh doanh nghiệp bỏ ra một đồng chi phí tiền lương
trong kỳ thì đạt được bao nhiêu đồng doanh thu,bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu
này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp càng cao
• Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động
Nhân tố chủ quan:
Đây là nhân tố phụ thuộc phạm vi của doanh nghiệp, nên doanh nghiệp có thể
tự điều chỉnh nhằm dảm bảo hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Gồm bốn nhân tố chủ
quan: lao động, công cụ lao động, đối tượng lao động và tổ chức quản lý lao động
Lao động: có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng lao động. sức lao động
thể hiện ở cường độ làm việc, khả năng chịu áp lực công việc và mức độ hoàn thành
công việc. Lao động được hình thành trong quá trình người lao động tham gia học
tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cũng như được hình thành trong quá trình làm
việc tại khách sạn. Lao động không hoàn toàn là sức khỏe mà là khả năng hoàn
thành công việc, năng suất lao động trong quá trình tác nghiệp.
SV: Mai Thị Phương Lớp: K5HQ1B
7
Trường Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
Công cụ lao động: được hiểu là các cơ cơ sở vật chất trong khách sạn. Với cơ
sở vật chất kỹ thuật được trang bị đầy đủ sẽ giúp cho người lao động hoàn thành tốt
công việc và nâng cao hiệu quả lao động, ngược lại sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất
lao động.
Đối tượng lao động: do tính chuyên môn hóa trong quá trình kinh doanh khách

sạn mà tùy theo đối tượng phục vụ như thế nào mà người lao động sẽ có hiệu quả
công việc khác nhau. Đối tượng khách phục vụ giữa các bộ phận là khác nhau như
bộ phận nhà hàng, buồng, lễ tân. Đồng thời trong cùng một bộ phận thì đối tượng
phục vụ cũng khác nhau như tại bộ phận nhà hàng thì có khách đến từ chấu Á, châu
Âu… với những đặc tính tiêu dùng hoàn toàn khác nhau. Như vậy để đáp ứng tốt
nhu cầu khách hàng đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn luôn chú trọng đến công tác
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để đạt hiệu quả công việc cao
nhất.
Tổ chức quản lý: phân công lao động hợp lý từng bộ phận đi cùng với chất
lượng mỗi lao động phù hợp với đòi hỏi chất lượng mỗi công việc, mỗi chức danh.
Để sử dụng lao động có hệu quả các nhà quản lý phải bố trí đúng người, đúng việc
và đúng thời điểm cần thiết. Phân công lao động hợp lý tức là đối với những công
việc phức, những công việc hay áp dụng các máy móc phức tạp cần những lao động
có trình độ, còn những lao động chân tay đơn giản không cần sự trợ giúp của máy
móc thì chỉ cần lao động có trình độ thấp và trung bình. Việc phân công lao động
hợp lý sẽ giúp khách sạn tránh được tình trạng lãng phí lao động, tiết kiệm chi phí
lao động và ngược lại nếu không sẽ dẫn đến lãng phí lao động, sử dụng lao động
không hiệu quả, giảm năng suất lao động.
• Nhân tố khách quan: đây là nhân tố chịu sự tác động ngoài phạm vi doanh
nghiệp song nó cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp nói chung là không tránh khỏi mà chỉ có thể giảm bớt những
ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp đó là các ảnh hưởng: giá cả, tính thời vụ, chính
sách nhà nước, sự cạnh tranh của thị trường.
- Giá cả: là một nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động
của doanh nghiệp. Giá cả hàng hóa dịch vụ ảnh hưởng đến doanh thu do nó tác
SV: Mai Thị Phương Lớp: K5HQ1B
8
Trường Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
động đến cả dầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh nên sẽ ảnh hưởng
đến thu nhập của người lao động trong khách sạn. Giá cả biến động theo thời vụ du

lịch, vì vậy nó có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động của khách sạn. Do giá
cả ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của khách sạn, đồng thời do đặc điểm của kinh
doanh khách sạn là sử dụng nhiều lao động trực tiếp nên chỉ cần một sự biến động
nhỏ về giá cả của lao động sẽ gây ảnh hưởng đến doanh thu cũng như lợi nhuận mà
khách sạn sẽ đạt được trong thời gian tới. Vì thế yếu tố này khách sạn cần nắm bắt
được tình hình thực tế của giá cả lao động trên thị trường nhằm có những thay đổi
phù hợp tránh tình trạng chênh lệch giá cả lao động quá cao so với thị trường.
- Tính thời vụ: trong kinh doanh khách sạn du lịch đặc thù tính thời vụ rõ rệt
nên nhu cầu sử dụng lao động giữa các thời điểm khác nhau trong những năm
thường không ổn định. Vào mùa du lịch thì nhu cầu sử dụng lao động của doanh
nghiệp rất lớn và ngược lại khi trái vụ nhu cầu lại giảm xuống. Tính mùa vụ trong
kinh doanh khách sạn có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng lao động. Vì vậy vấn
đề kéo dài thời điểm chính vụ hay việc phát triển các dịch vụ có thể đáp ứng nhu
cầu của khách hàng tại thời điểm ngoài vụ là hết sức quan trọng trong thời kỳ hiện
nay.
- Các chính sách nhà nước: các chủ trương đường lối nhà nước tác động không
nhỏ đến hiệu quả sử dụng lao động của các doanh nghiệp nói chung đặc biệt là các
doanh nghiệp kinh doanh khách sạn du lịch. Sự tác động này thông qua nhiều kênh
như: chế độ thuế, lãi suất ngân hàng, chính sách đầu tư… Ngoài ra kinh doanh
khách sạn còn phụ thuộc rất nhiều vào chính sách mở cửa của nền kinh tế để đón
nhận sự đầu tư nước ngoài và thu hút khách du lịch.
- Khách hàng:Hiện nay kinh doanh khách sạn du lịch đang rất phát triển và
được nhiều doanh nhân tập trung vào.Vì vậy khách hàng là yếu tố rất quan trọng
trong kinh doanh khách sạn. Khách hàng đó là người ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự
tồn tại và phát triển của khách sạn.Tuỳ theo nhu cầu và sự hài lòng khi mua sản
phẩm của khách hàng mà khách sạn kinh doanh những dịch vụ phù hợp qua đó
điều phối đội ngũ lao động cho phù hợp với từng dịch vụ, ngành hàng và năng suất
lao động đạt được.
SV: Mai Thị Phương Lớp: K5HQ1B
9

Trường Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
Sự cạnh tranh trên thị trường: hiện nay sự cạnh tranh trong ngành kinh doanh
khách sạn đang rất phát triển, các khách sạn muốn tồn tại và phát triển trên thì
trường thì phải tạo lợi thế cạnh tranh cho khách sạn. Một khách sạn có đội ngủ lao
động có hiệu quả lao động cao có năng suất lao động luôn luôn được nâng cao trong
các kỳ kinh doanh sẽ giúp cho khách sạn có được lợi thế trong quá trình hoạt động
trên thị trường và nguợc lại. Lợi thế về người lao động là lợi thế mà các doanh
nghiệp kinh doanh nghiệp khác khó bắt trước cũng như làm nhái lại. Chính vì vậy
việc nâng cao tay nghề cho người lao động còn phải đi kèm với vấn đề có một chính
sách đãi ngộ lao động sao cho hợp lý, giữ chân được nguời lao động tại khách sạn.

SV: Mai Thị Phương Lớp: K5HQ1B
10
Trường Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC
TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA KHÁCH SẠN QUỐC
TẾ BẢO SƠN
2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
* Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
• Phương pháp phiếu điều tra trắc nghiệm
Phiếu điều tra trắc nghiệm là một tập hợp câu hỏi bao gồm các câu hỏi đóng,
câu hỏi lựa chọn, câu hỏi mở…để thu thập những thông tin phục vụ cho việc nghiên
cứu một vấn đề nào đó. Phương pháp này được sử dụng rất phổ biến bởi đơn giản,
dễ làm, thông tin thu thập khá đầy đủ và dễ xử lý.
Để thu thập dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này em đã thiết kế
một phiếu điều tra trắc nghiệm bao gồm hai phần: Phần 1 là những thông tin chung;
phần 2 là những câu hỏi về công tác nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của khách
sạn quốc tế Bảo Sơn.

(mẫu phiếu điều tra ở phụ lục 1)
Em tiến hành phát ra 8 phiếu điều tra cho các trưởng phòng của công ty
nhằm thu được những thông tin chính xác nhất. Sau đó sẽ tổng hợp, đánh giá và
phân tích để rút ra những kết luận về hiệu quả sử dụng lao động tai khách sạn.
* Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là những thông tin có được tổng hợp từ những nguồn khác nhau
như: Báo, sách, tạp chí, tài liệu nghiên cứu của chính phủ, tìm kiếm trên mạng, báo cáo
nghiên cứu thương mại, các dữ liệu thu thập được từ các công ty, các tổ chức….
Để thực hiện đề tài này các thông tin thứ cấp cần phải thu thập bao gồm:
thông tin về kết quả kinh doanh của công ty, thông tin về cơ cấu tổ chức nhân sự,
tiền lương, số lượng, chất lượng lao động của công ty quản lý sử dụng lao động….
Những thông tin này có thể thu thập từ các tài liệu ở phòng kế toán, phòng nhân sự,
phòng kinh doanh…
2.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
SV: Mai Thị Phương Lớp: K5HQ1B
11
Trường Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
Với các thông tin, các dữ liệu thu thập được để làm rõ vấn đề nghiên cứu
trong đề tài này em sử dụng các phương pháp sau:
• Đối với dữ liệu sơ cấp thu thập được từ phiếu điều tra trắc nghiệm , em sử
dụng phương pháp tổng hợp, phân tích để làm nổi bật ý nghĩa của các con số.
• Đối với dữ liệu thứ cấp, em sử dụng phương pháp so sánh gồm so sánh
tương đối và so sánh tuyệt đối, phương pháp lập bảng biểu thống kê…để so sánh số
liệu giữa các năm nhằm làm rõ thực trạng về tình hình sử dụng lao động, những
thành công và những hạn chế.
2.2. Đánh giá tổng quan tình hình và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả lao
động của khách sạn quốc tế Bảo Sơn
2.2.1 Tổng quan về khách sạn quốc tế bảo Sơn.
a.Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần tập đoàn Đầu tư xây dựng và Du lịch bảo sơn tiền thân là

doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi theo quyết định số: 2085/ QĐ cấp ngày
16/01/1991 do UBND thành phố Hà Nội và được trọng tài kinh tế Hà Nội ( nay là
sở kế hoạch đầu tư) cấp giấy chứng nhận kinh doanh số: 040342 ngày 09/01/1992
thành công ty TNHH Dịch Vụ Đầu Tư và du lịch Nghi Tàm ( tên giao dịch quốc tế
là RESTOVTEX.Ltd).
Mùa xuân năm 1992, .khach sạn bảo sơn vào xây dựng trên diện tích khuôn
viên là 5004 m
2
trên mặt đường Láng Trung nay là số 50 đường Nguyễn Chí Thanh
– phường Láng Thượng – quận Đống Đa – Hà Nội.
Khách sạn chính thức khai trương và mở cửa đón khách vào tháng 12/1995
với tên giao dịch chính thức là:
Bảo Sơn International hotel
50 Nguyễn Chí Thanh – Hà Nội – Việt Nam
Tel: (844) 8353536
Fax: (844) 8355678
Email:
Website: www.Baosonhotels.com
* Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu:
SV: Mai Thị Phương Lớp: K5HQ1B
12
Trường Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
-kinh doanh bất động sản
xuất nhập khẩu y tế
- Kinh doanh lưu trú, ăn uống
- Kinh doanh lữ hành
- Kinh doanh giải trí và một số dịch vụ khác: thu đổi ngoại tệ…
b . Cơ cấu tổ chức của khách sạn.
Khách sạn sử dụng cơ cấu tổ chức theo chức năng, công ty được chia thành
các phòng ban, mỗi phòng ban có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng có mối

quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc tạo thuận lợi cho
Bảng1: Cơ cấu tổ chức của khách sạn quốc tế Bảo Sơn
(nguồn: phòng nhân sự)
SV: Mai Thị Phương Lớp: K5HQ1B
Giám Đốc
P
h
ò
n
g
N
h
â
n
S

Phòng
Kinh doanh
Phòng Kế toán
-
tài chính
Phòng Công
tr ình
bộ phận dịch
vụ
Phó GĐ tài chínhPhó GĐ kinh doanh
13
Trường Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
c. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2008 – 2010
Bảng 2 . Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn bảo sơn trong 3 năm 2008 - 2010

(Đơn vị tính: VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
So sánh
2009/2008 2010/2009
CL TL (%) CL TL (%)
1. Doanh thu thuần 2.144.986.310 3.525.384.694 6.585.924.900 1.380.398.384 64.35 3.060.540.206 86.81
2. Giá vốn hàng bán 1.213.544.841 1.378.013.542 3.902.185.642 164.468.701 13.55 2.524.172.100 183.17
3. Lợi nhuận gộp 931.441.469 2.147.371.152 2.683.739.258 1.215.929.683 130.22 536.368.106 24.98
4. Doanh thu hoạt động tài chính 8.308.092 16.480.619 25.121.756 8.172.527 98.36 8.641.137 52.43
5. Chi phí tài chính 4.442.851 10. 475.667 12.899.325 6.032.816 135.78 2.423.658 23.13
6. Chi phí quản lý kinh doanh 501.268.239 610.899.120 834. 826.471 109.630.881 21.87 223.927.351 36.66
7. Lợi nhuận thuần 434.038.471 1.542.476.984 1.861.135.218 1.108.438.513 255.37 318.658.234 20.66
8. Thu nhập khác 0 4.800.000 17.253. 400 4.800.000 - 12.453.400 259.44
9. Chi phí khác 0 0 0 0 - 0 -
10. Lợi nhuận khác 0 4.800.000 17.253.400 4.800.000 - 12.453.400 259.44
11. Lợi nhuận trước thuế 434.038.471 1.547.276.984 1.878.388.618 1.113.238.513 256.48 331.111.634 17.63
12.Thuế thu nhập doanh nghiệp 121.530.770 433.237.530 525.948.810 311.706.760 256.48 92.711.280 17.63
13.Lợi nhuận sau thuế 312.507.701 1.114.039.454 1.352.439.808 801.531.753 256.48 238.400.354 17.63
(nguồn: phòng kế toán tài chính)
SV: Mai Thị Phương Lớp: K5HQ1B
14
Trường Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
Nhận xét:
Qua bảng trên ta có thể thấy công ty có kết quả hoạt động kinh doanh rất tốt
thể hiện ở chỗ doanh thu và lợi nhuận mỗi năm đều tăng, năm sau cao hơn năm
trước. Cụ thể doanh thu thuần năm 2008 đạt 2.144.986.310 VNĐ; đến năm 2009 đạt
3.525.384.694 VNĐ tăng 64.35% so với năm 2008; năm 2010 đạt 6.585.924.900
VNĐ, tăng 86.81% so với năm 2009. Về lợi nhuận sau thuế năm 2009 đạt
312.507.701 VNĐ nhưng đến năm 2009 có một bước nhảy vọt đạt 1.114.039.454
VNĐ tăng 256.48% so với năm 2008. Đến năm 2010 con số này chỉ tăng có 17.63%

so với năm 2009 đạt 1.352.439.808 VNĐ.
Tuy đạt kết quả kinh doanh khá tốt nhưng công ty cũng vẫn có một số chỉ tiêu
không tốt ví dụ như chi phí quản lý doanh nghiệp hàng năm là rất lớn làm ảnh
hưởng tới lợi nhuận của công ty. Công ty cần có tính toán hợp lý để tiết kiệm chi
phí hay là chi cho đúng việc (ví dụ như sử dụng nguồn lao động hợp lý, đãi ngộ
nhân sự…) đầu tư cho nguồn lực con người có thể không đem lại lợi nhuận trước
mắt nhưng sẽ đem lại lợi nhuận về lâu dài.
d. Tổng quan về tình hình quản lý sử dụng lao động của khách sạn quốc tế Bảo Sơn
Bảng 3: Cơ cấu lao động Của khách sạn quốc tế Bảo Sơn
Bộ phận Số
lượng
Giới tính
Tuổi
TB
Trình độ học vấn

Nam Nữ

Đại học Cao đẳng
Trung cấp
Phổ
thông
Giám đốc 1 1 39 1
Phòng nhân sự 3 3 28 3
Phòng kế toán 11 3 8 27 10 1
Phòng Marketing 13 1 12 25 12 1
Phòng kỹ thuật 16 16 29 1 15
Bảo vệ 13 13 26 1 12
Lễ tân 17 5 12 25 14 3
Buồng giặt là 35 4 31 35 1 30 4

Bàn,bar,bếp 45 19 26 24 7 38
Vui chơi giải trí 28 10 18 22 6 22
Bộ phận khác 18 8 10 26 2 14 2
Tổng 200 80 120 58 136 6
SV: Mai Thị Phương Lớp: K5HQ1B
15
Trường Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp

Từ khi thành lập khách sạn đến nay tổng nhân viên của khách sạn có 200
nhân viên trong đó nhân viên nam chiếm 40%, nhân viên nữchiếm 60%. Mức độ
tuổi của nhân viên từ 22-39 tuổi.Trong đó trình độ đại hoc chiếm 29%,cao đẳng
trung cấp chiếm 68%,lao động phổ thông chiếm 3%. Nhân viên của khách sạn tùy
theo trình độ được phân bố vào các phòng ban khác nhau
e/ Đánh giá khái quát ảnh hưởng sử dụng lao động và hiệu quả sử dụng lao
động tại khách sạn quốc tế Bảo Sơn.
- Năng suất lao động trong năm(2009-2010) nói chung là tăng nhưng mức độ
tăng không đáng kể cụ thể năm 2009 năng suất lao động đạt 217,27trđ nhưng năm
2010 năng suất lao động đạt 233,657trđ tăng lên 16,387trđ tương ứng 3,63%.Nhìn
chung năng suất lao động tăng không đáng kể nên cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử
dụng lao động tại khách sạn.
- Lợi nhuận trong 2 năm 2009,2010 tăng nhưng mức độ tăng không đáng kể
cụ thể năm 2009 lợi nhuận thu được là 4300,981trđ năm 2010 lợi nhuận đạt được là
5171,32trđ.Qua 1 năm mà lợi nhuận tăng lên chỉ là 1170,339trđ từ đó có thể thấy
chất lượng dịch vụ tại khách sạn không tốt, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng lao
động. Vì vậy cần nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, để khác sạn tăng doanh thu
đem lại lợi nhuận cao.
- Mức thu nhập bình quân một lao động trực tiếp trong lĩnh vực kinh doanh
năm 2010 so với năm 2009 tăng do lợi nhuận tăng nhưng mức độ tăng không đáng
kể.
- Về số lượng nhân viên: Đánh giá nhân viên về tình hình hiệu quả sử dụng lao

động tại khác sạn nhìn chung đền khá và trung bình. Mức khá chiếm 48% trong
tổng số phiếu, mức trung bình chiếm 30%, còn lại 22% chia đều ở mức tốt và yếu.
Điều này thể hiện sự nhìn nhận không đồng đều về hiệu quả sử dụng lao động của
khách sạn.
- Chính sách tiền lương, tiền thưỏng: Đây là chỉ tiêu đựoc nhân viên trong
khách sạn đánh giá, mức khá chiếm 50%, còn lại là tốt và trung bình. Thực tế cho
thấy nhân viên trong khách sạn Bảo Sơn được trả tiền thưởng theo doanh thu khá
đều và công bằn, vì vậy chỉ tiêu này ảnh rất nhiều đến hiệu quả sử dụng lao động tại
SV: Mai Thị Phương Lớp: K5HQ1B
16
Trường Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
khách sạn.
2.2.2 Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hiệu quả sử
dụng lao động của khách sạn
Bảng 4: Sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường.
Nhân tố Ảnh hưởng Tác động
Tích cực Tiêu cực Mạnh Yếu
1. Môi trường bên ngoài
Chính trị và pháp luật 8/8 8/8
Môi trường tự nhiên 8/8 8/8
Kỹ thuật và công nghệ 6/8 2/8 4/8 4/8
Kinh tế 8/8 8/8
Văn hóa - xã hội 7/8 1/8 8/8
2. Môi trường ngành
Khách hàng 8/8 8/8
Người cung ứng 6/8 3/8 5/8
Đối thủ cạnh tranh 8/8 8/8
3. Môi trường bên trong
Số lượng và chất lượng lao động 5/8 3/8 4/8 4/8
Quy mô của khách sạn 3/8 5/8 4/8 4/8

Đãi ngộ lao động 4/8 4/8 4/8 4/8
Trình độ LĐ và trang thiết bị quản lý 4/8 4/8 4/8 4/8
Đào tạo lao động 5/8 3/8 5/8 3/8
a. Môi trường bên ngoài :
 Môi trường chính trị, pháp luật
Khi một quốc gia có tình hình chính trị ổn định, kinh tế phát triển sẽ tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, có cơ hội mở rộng quy mô.
Đồng thời mở cơ hội cho Công ty hướng đến thị trường quốc tế trong thới gian tới,
SV: Mai Thị Phương Lớp: K5HQ1B
17
Trường Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
tằng thị trường và quy mô kinh doanh cũng đồng nghĩa Công ty phải có sự sắp xếp
lại nhân sự và việc sử dụng lao động của mình.
Những quy định của pháp luật về luật lao động cũng ảnh hưởng đến hiệu quả
sử dụng lao động. Các doanh nghiệp cần phải tuân thủ và chấp hành đúng các quy
định này trong vấn đề quản lý nhân viên.
 Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp và người lao
động. Trong tình trạng khủng hoảng kinh tế, lạm phát gia tăng làm cho tỷ lệ thất
nghiệp cũng gia tăng. Các doanh nghiệp cũng sẽ phải đối mặt với vấn đề sa thải
nhân viên có năng lực kém để có thể vượt qua khủng hoảng. Ngoài ra, các nhân tố
môi trường văn hóa xã hội, khoa học công nghệ cũng có những tác động nhất định
đến hoạt động kinh doanh cũng như đến hiệu quả sử dụng lao động của Công ty.
 Môi trường văn hóa, xã hội
Mỗi một địa phương, dân tộc đều có phong tục tập quán và nền văn hóa
khác nhau Thêm vào đó ở những nơi có nền văn hóa phát triển sẽ góp phần nâng
cao chất lượng của các ứng viên tham gia cũng như đến hiệu quả sử dụng lao động
của Công ty.
* Môi trường ngành:
- Khách hàng : Hiện nay kinh doanh khách sạn du lịch đang rất phát

triển,khách hàng là yếu tố quan trọng. Vì vậy số lượng và sự bố trí, sử dụng nhân
viên phải có sự thay đổi.
- Giá cả: Hiện nay, sự tăng giá của các mặt hàng trên thị trường đã được nhà
nước kiểm soát, chính vì vậy mà giá cũng có xu hướng ít biến động hơn so với thời
gian trước đó. Điều này tạo điều kiện cho khách sạn Bảo Sơn có thể nâng cao hiệu
quả sử dụng lao động.
- Tính thời vụ trong kinh doanh khách sạn: Tính thời vụ có ảnh hưởng đến nhu
cầu lao động của khách sạn trong thời điểm đó, trong thời điểm chính vụ thì nhu cầu
lao động cao và ngược lại. Hiện nay do tính đa dạng của các chương trình du lịch
mà vấn đề tính thời vụ đã được hạn chế rất nhiều, nó tạo điều kiện cho khách sạn
Bảo Sơn có được lượng khách đều trong cả năm, từ đó nâng cao hiệu quả lao động
trong khách sạn.
- Đối thủ cạnh tranh : : Trên địa bàn Hà Nội hiện nay có rất nhiều khách
sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, 5 sao như: Hacinco, Thương Mại, Asean, Daewoo,
SV: Mai Thị Phương Lớp: K5HQ1B
18
Trường Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
Melia… Các khách sạn này có thể cùng hướng đến thị trường khách như khách sạn
Bảo Sơn. Chính vì thế sự cạnh tranh rất gay gắt để tranh giành khách trên thị
trường. Vì vậy công tác quảng cáo marketing cần phải trú trọng.
b. Môi trường bên trong
- Đội ngũ lao động trong khách sạn Bảo Sơn: có ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả sử dụng lao động.Nhìn chung lao động trong khách sạn Bảo Sơn đã được
qua các trường đào tạo nhất định.
- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật:Nhìn chung cơ sở vật chất dần dần đã
được nâng cấp va thay mới nhưng vẫn còn chưa đồng bộ. Vì vậy nó cũng ảnh
hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động của khách sạn.
- Đối tượng lao động:Đối tượng lao động của khách sạn bao gồm các dịch
vụ ăn uống,vui chơi giải trí,spa,matsa, casino,phòng ở…… khách chủ yếu của
khách sạn Bảo Sơn hiện nay là khách Trung Quốc, Nhật, Hàn… và một lượng nhỏ

khách tới từ Châu Âu như Anh, Pháp. Đối tượng khách khác nhau nên yêu cầu của
họ về chất lượng phục và chất lượng sản phẩm khác nhau, đồng thời mức tiêu thụ
của khách cũng khác nhau.
-Các yếu tố quản lý lao động trong kinh doanh khách sạn: Cơ cấu lao
động gọn nhẹ và thông thoáng sẽ tạo điều kiện cho năng suất lao động được nâng
cao và ngược lại.
2.3. Kết quả điều tra trắc nghiệm và tổng hợp đánh giá về hiệu quả sử
dụng lao động của khách sạn quốc tế Bảo Sơn.
2.3.1 Khái quát về tình hình lao động ở khách sạn Bảo Sơn.
Tổng số lao động năm 2008 của công ty là khoảng 150 người. Đến năm
2009 tăng lên tới 172 người tương ứng tăng 14.7%so với năm 2008. Tuy nhiên năm
2010 lại tăng lên tới 200 nhân viên.
Bảng 5: Cơ cấu sử dụng lao động của khách sạn trong 3 năm 2008 - 2010
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
So sánh
2010/2009 2009/2008
SL TT(%) SL TT(%) SL TT(%) CL TL(%) CL TL(%)
Tổng số

150 100 172 100 200 100 28 8.72 22 14.7
1. Theo tính chất của lao động
SV: Mai Thị Phương Lớp: K5HQ1B
19
Trường Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
LĐ trực
tiếp
115 76.67 128 74.42 149 72.72 21 6.25 13 11.30
LĐ gián
tiếp

35 23.33 44 25.58 51 27.27 7 15.90 9 25.71
2. Phân theo độ tuổi lao động
Dưới 25
tuổi
23 15.33 31 18.02 33 17.65 2 6.45 8 34.78
Từ 25-40
tuổi
100 66.67 113 65.70 137 66.31 24 9.73 13 1.13
Trên 40
tuổi
27 18 28 16.28 30 16.04 2 7.14 1 3.70
3. Theo giới tính
Nữ
98 65.33 114 66.28 139 69,5 25 2.63 16 16.32
Nam
52 34.67 58 33.72 61 34.26 3 5.17 6 11.53
4. Theo trình độ lao động
ĐH và trên
ĐH
55 36.67 58 33.72 62 35.28 4 6.89 3 5.45
Cao đẳng
33 22 37 21.52 54 21.91 4 10.81 4 12.12
Trung cấp
49 32.67 63 36.63 68 36.36 5 7.93 4 28.57
Lao động
phổ thông
13 8.66 14 8.13 16 8.55 2 14.28 1 7.69
(nguồn: phòng nhân sự)
Qua bảng số liệu trên ta có một số nhận xét về cơ cấu lao động của công
ty như sau:

 Xét theo tính chất lao động:
- Lao động trực tiếp: Lực lượng lao động trực tiếp luôn chiếm số lượng và tỷ
trọng lớn trong công ty. Năm 2008 số lao động trực tiếp là 150 người, chiếm
76.67% tổng số lao động, năm 2009 tăng 13 người tương ứng tăng 11.3% . Đến
năm 2010 tăng 21 người tương ứng 10,3% . Điều đó chứng tỏ lao động hàng năm
của công ty vẫn tăng đều
- Lao động gián tiếp: Tuy chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số lao động của
công ty nhưng qua các năm số lượng và tỷ trọng cũng tăng khá đểu. Năm 2008 số
lượng là 35 người chiếm 23.33%, năm 2009 là 44 người chiếm 25.58%, năm 2010
là 51 người chiếm 27.27%.
 Xét theo độ tuổi lao động:
SV: Mai Thị Phương Lớp: K5HQ1B
20
Trường Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
- Dưới 25 tuổi: Số lượng lao động ở độ tuổi này chiếm tỷ trọng không lớn
trong tổng số lao động của công ty. Từ năm 2008 đến năm 2010 tăng từ 23 lên 33
người.
- Từ 25 – 40 tuổi: Chiếm đa số lực lượng lao động của công ty, điều này cũng
dễ hiểu bởi vì công ty chú trọng sử dụng lao động vừa trẻ, có trình độ lại vừa có
kinh nghiệm làm việc. Năm 2008 số lượng là 100 người chiếm 66.67% tỷ trọng;
năm 2009 là 113 người chiếm tỷ trọng 65.70% tăng 1.13% so với năm 2008. Năm
2010 chỉ tăng thêm 24 người tương ứng tăng 12.4% .
- Trên 40 tuổi: Số lượng lao động này chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong công
ty, chỉ chiếm khoảng trên dưới 18% tổng số lao dộng của công ty. Công ty sử dụng
lao động trên 40 tuổi chủ yếu để khai thác kinh nghiệm của họ cũng như để làm tấm
gương cho các lao động trẻ noi theo.
 Xét theo giới tính:
- Lao động nữ: Theo bảng số liệu trên ta có thể thấy số lượng lao động nữ
nhiều hơn số lượng lao động nam điều này cũng phù hợp với tính chất công việc
của công ty. Năm 2008 số lao động nữ là 98 người chiếm 65.33% tỷ trọng, năm

2009 con số này tăng lên 114 người tương ứng tăng 66.28% . năm 2010 số lao động
nữ đạt 139 người chiếm 69,5%.
- Lao động nam: Lao động nam chiếm một tỷ trọng nhỏ trong công ty. Năm
2008 số lao động nam là 52 người chiếm 34.67%, năm 2009 là 58 người chiếm
33.72%, năm 2010 là 61 người chiếm 34.26%. Ta thấy số lượng lao động nam qua 3
năm tăng cả về số lượng và tỷ trọng tuy nhiên vẫn tăng ở một số lượng rất nhỏ
 Xét theo trình độ lao động:
- Lao động có trình độ đại học và trên đại học: Năm 2008 là 55 người chiếm tỷ
trọng nhỏ 36.67%. Tuy nhiên đến năm 2009 số lượng tăng lên rất ít với 58 người
tương ứng tăng 33.72%. Từ đó ta thấy công ty chưa chú trọng tới việc sử dụng lao
động có trình độ cao để hiện đại hóa lực lượng lao động của mình.
- Lao động có trình độ Cao đẳng: Số lao động này cũng tăng đều qua các năm
về số lượng. Năm 2008 có 33 người chiếm 22%; năm 2009 có 37 người chiếm
21.52%. Năm 2010 có 54 người tỷ trọng tăng 13% so với năm 2009.
- Lao động có trình độ trung cấp: Đây là lực lượng lao động có số lượng khá
lớn trong công ty. Năm 2008 có 49 người chiếm 32.67%, năm 2009 tăng 4 người
SV: Mai Thị Phương Lớp: K5HQ1B
21
Trường Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
tương ứng tăng 28.57% so với năm 2008. Năm 2010 tăng thêm 5 người nữa tương
ứng tăng 7.93% .vì công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nên cần nhiều nhân lưc
ở trình độ này là hợp lý
- Lao động phổ thông: năm 2008 có 13 lao động chiếm tỷ trọng 8.66%, năm
2009 tăng lên tới 14 người, tỷ trọng tăng 7.69% so với năm 2008. Năm 2010 lao
động phổ thông là 16 người, chiếm tỷ trọng 8.55%.
2.3.2. Kết quả điều tra về hiệu quả sử dụng lao động của khách sạn quốc tế
Bảo Sơn.
Em đã tiến hành phát 8 phiếu điều tra cho trưởng phòng,giám đốc của các bộ
phận trong khách sạn và thu về 8 phiếu (cả 8 phiếu đều hợp lệ) cho kết quả như
sau:

SV: Mai Thị Phương Lớp: K5HQ1B
22
Trường Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
. Bố trí sử dụng lao động
phương án hợp lý chưa hợp lý
lựa chọn 1/8 7/8
t ỷ l ệ(%) 20 80
. Đãi ngộ tài chính nhân lực
phương án tốt Trung bình chưa tốt
lựa chọn 0/8 8/8 0/8
tỷ lệ(i%) 0 100 0
. Đãi ngộ phi tài chính
phương án tốt Trung bình chưa tốt
lựa chọn 0/8 8/8 0/5
tỷ lệ(%) 0 100 0
Nhận x ét:
Với bảng điều tra thì cách bố trí sử dụng lao động là chưa được hợp lý
chiếm 80%.chỉ có 20% cho rằng là hợp lý nên ảnh hưởng đến quá trình phát triển
của công ty, đây là yếu tố rất quan trọng bởi nếu bố trí sử dụng người không hợp
với khả năng của họ sẽ làm chậm quy trình và hiệu quả của công việc.Về đãi ngộ tài
chính và phi tài chính thì đa số được đánh giá ở mức trung bình.
Nhận xét:
Với điều kiện làm việc ở môi trường bình thường sẽ làm nhân viên cảm
thấy không yêu nghề,và cũng không phát huy được tính sáng tạo trong công việc.
Do điều kiện vật chất có hạn ,nhân viên muốn phát triển về hoạt động kinh doanh
thì điều quan trọng là phải có cơ sở vật chất,các chính sách làm việc hợp lý thì họ
mới phát huy được tính chủ động của mình. Về văn hoá,tinh thần cũng đóng vai trò
khá quan trọng trong một công ty,khi đã có tinh thần làm việc vì mục đích lợi
nhuận,họ sẽ hăng say, đam mê công viêc. Tuy nhiên theo như phiếu điều tra ta thấy
văn hoá,tinh thần doanh nghiệp vẫn ở mức bình thường vì thế công ty cần phải tăng

cường,tạo điều kiện,tổ chức giao lưu học hỏi giữa các nhân viên với nhau. Bên cạnh
đó , ý thức chấp hanh nội quy của công ty cũng rất quan trọng,vì khi đã có ý thức họ
SV: Mai Thị Phương Lớp: K5HQ1B
23
Trường Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
sẽ chú tâm vào công việc như vậy công ty sẽ phát triển bền vững. Với phiếu điều tra
trên ta cũng thấy ý thức chấp hành kỷ luật ở công ty vẫn là trung bình.Chứng tỏ
công ty vẫn chưa nghiêm khắc trong việc khen thưỏng kỷ luật vì thế dẫn đến tình
trạng ý thức trách nhiệm kém.
2.3.3. Phân tích, đánh giá về hiệu quả sử dụng lao động tại khách sạn
quốc tế Bảo Sơn.
Dựa theo những tài liệu khách sạn đã cung cấp trong quá trình thực tập và
phiếu điều tra trắc nghiệm em đã thu đươc những kết quả như sau :
Thông qua Bảng 1 về cơ cấu tổ chức của khách sạn có thể thấymô hình cơ
cấu tổ chức theo kiểu chức năng từ trên xuốn dưới, loại hình này vẫn còn phù hợp
với sản xuất kinh doanh và quy mô của khách sạn sắp tới, cómức độ tập trung cao,
quyết định do giám đốc đưa ra. Điều nay giúp cho Giám đốc kiểm soát được mọi
hoạt động của khách sạn.
Lợi nhuận của khách sạn qua 3 năm cũng tăng lên nhưng không đáng kể ta có
thấy qua Bảng 2. Bảng 3 cho thấy cơ cấu lao động ở các phòng ban chưa được hợp
lý( kết quả điều tra, phỏng vấn) Việc tuyển dụng thêm nhân viên và điều động nhân
viên vào các phòng ban cho hợp lý.
Cụ thể ta có bảng kết quả hiệu quả sử dụng lao động theo từng lĩnh vực kinh
doanh
Bảng 6:Hiệu quả sử dụng lao động theo từng lĩnh vực kinh doanh.
STT Các chỉ tiêu Đ
ơn vị
tính
Năm 2009 Năm 2010 So Sánh2010/2009
+/- %

1 Doanh thu thuần trong
lĩnh vực lưu trú
Trđ 5.455,521 6.471,200 1015,68 18,62
Doanh thu thuần trong
lĩnh vực ăn uống
Trđ 5.254,841 5.454,098 199,257 3,79
Doanh thu thuần
trong các lĩnh vực
khác
Trđ 1.183,491 1.830,996 647,505 54,71
2
Chi phí kinh doanh
trong lĩnh vực lưu trú.
Trđ 3.264,936 3.946,573 681,638 3,37
Chi phí kinh doanh
trong lĩnh vực ăn uống.
Trđ 3447,163 3696,357 249,192 6,55
SV: Mai Thị Phương Lớp: K5HQ1B
24
Trường Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
Chi phí kinh doanh
trong lĩnh vực khác.
Trđ 880,773 942.044 64,264 58,9
3 Lợi nhuận lưu trú Trđ 2.190,585 2.524,627 334,042 15,25
Lợi nhuận ăn uống Trđ 1.807,678 1.757,741 (49,935) (2,76)
Lợi nhuận khác Trđ 302,718 888,952 583,243 192,66
4 Số lao động trực tiếp
bình quân trong lĩnh
vực lưu trú
Người 22 24 2 9,09

Số lao động trực tiếp
bình quân trong lĩnh
vực ăn uống
Người 24 25 1 4,17
Số lao động trực tiếp
bình quân trong lĩnh
vực khác
Người 14 18 4 28,57
5 Năng suất lao động
trực tiếp bình quân lĩnh
vực lưu trú
Trđ 247,99 269,63 21,64 8,73
Năng suất lao động
trực tiếp bình quân lĩnh
vực
Trđ 218,95 218,16 (0,79) (0,36)
Năng suất lao động
trực tiếp bình quân
lĩnh vực
Trđ 84,54 101,22 17,82 20,32
6 Mức thu nhập bình
quân 1 lao động trực
tiếp lĩnh vực lưu trú
Trđ 99,57 105,19 5,62 5,64
Mức thu nhập bình
quân 1 lao động trực
tiếp lĩnh vực ăn uống
Trđ 75,32 70,31 (5,01) (6,65)
Mức thu nhập bình
quân 1 lao động trực

tiếp lĩnh vực khác.
Trđ 21,62 49,22 27,6 127,66
(Nguồn: Phòng kế toán khách sạn Bảo Sơn )
Qua bảng phân tích trên ta thấy:
•Hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận kinh doanh lưu trú:
- Năng suất lao động bình quân của một lao động trực tiếp ở lĩnh vực lưu trú
năm 2010 so với năm 2009 tăng 8,73% tưng ứng với 21,64 trđ. Nguyên nhân là do
doanh thu lưu trú của khách sạn tăng nhanh hơn tốc độ tăng của số lao động trực tiếp
bình quân ở lĩnh vực lưu trú.
- Mức thu nhập bình quân 1 lao động trực tiếp năm 2010 so với năm 2009 tăng
SV: Mai Thị Phương Lớp: K5HQ1B
25

×