Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Nam Hà Việt – Chi nhánh Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.92 KB, 45 trang )

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Đỗ Thị Diên
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vốn kinh doanh là một trong các yếu tố không thể thiếu đối với sự hình thành, tồn tại
và phát triền của mọi doanh nghiệp. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh dù dưới
bất kỳ hình thức nào thì doanh nghiệp cũng phải có một lượng vốn nhất định. Vấn đề đặt ra
là muốn tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp cần có những biện pháp gì để tổ chức quản lý
và sử dụng vốn một cách hiệu quả.
Công ty cổ phần Nam Hà Việt là nhà sản xuất vật liệu hàn hàng đầu Việt Nam, đồng
thời là nhà phân phối trọn gói ngành hàn và cơ khí như: que hàn, dây hàn, máy hàn, dụng
cụ điện cầm tay, đá cắt đá mài… Trải qua gần 10 năm hoạt động, công ty đã nắm bắt cơ
hội, vượt qua thách thức và đã đạt những thành công nhất định. Tuy nhiên, trong giai đoạn
khó khăn hiện nay, nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng, đã
ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động kinh doanh của không chỉ các công ty nước ngoài mà còn
tới cả các công ty trong nước, và Nam Hà Việt cũng không phải là một ngoại lệ. Nhìn nhận
được những khó khăn, thách thức phía trước, công ty đã không ngừng nâng cao hiệu quả
cạnh tranh của mình bằng các biện pháp kinh doanh khác nhau như cải tiến, nâng cao chất
lượng sản phẩm, quảng bá hình ảnh công ty để giữ vững và gia tăng vị thế trên thị trường
vật liệu hàn. Bên cạnh đó công ty cũng luôn coi trọng đến vấn đề tổ chức quản lý và nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh vì nó là một trong những nhân tố quyết định đến khả
năng cạnh tranh và vị thế của công ty trong tương lai.
Với mong muốn giúp công ty có thể có biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh em đã lựa chọn đề tài: “Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Nam
Hà Việt – Chi nhánh Hà Nội”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Để đề tài của mình được bám sát và logic, em xin đề ra những mục tiêu cho đề tài
như sau:
- Nghiên cứu về mặt lý thuyết: xây dựng cơ sở lý luận cơ bản về vốn kinh doanh,
hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
- Nghiên cứu những lý luận liên quan đến thực trạng của đề tài:
+ Phác họa đôi nét về công ty cổ phần Nam Hà Việt


+ Tìm hiểu về tình hình sử dụng vốn kinh doanh của công ty
+ Phân tích và đánh giá thực trạng tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh tại công ty cổ phần Nam Hà Việt.
SVTT: Vũ Thị Hòa – 14D SB
1
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Đỗ Thị Diên
+ Đưa ra những thành công và hạn chế trong hoạt động sử dụng vốn kinh doanh
của công ty.
- Đề xuất, kiến nghị để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ
phần Nam Hà Việt.
3. Đối tương và phạm vi nghiên cứu
Do những hạn chế về thời gian, kinh phí và địa lý nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tổ chức quản lý và sử dụng vốn tại công ty cổ
phần Nam Hà Việt.
- Phạm vi không gian: Công ty cổ phần Nam Hà Việt – Chi nhánh Hà Nội, địa chỉ:
1261 Giải Phóng – Thịnh Liệt – Hoàng Mai – Hà Nôi.
- Phạm vi thời gian:
+ Các số liệu sử dụng trong đề tài chủ yếu dựa vào số liệu tình hình hoạt động
kinh doanh, các báo cáo tài chính của công ty trong vòng 3 năm trở lại đây gồm: 2009,
2010, 2011.
+ Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 19/03/2012 đến ngày 19/05/2012.
+ Các đề xuất giải pháp đưa ra trong đề tài có khả năng áp dụng trong 5 năm tới
(từ 2012- 2017).
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dử dụng tổng hợp nhiều phương pháp: Phương pháp thống kê,
phương pháp phân tích tổng hợp, đánh giá dựa trên các tài liệu thu thập…kết hợp với suy
luận để làm sáng tỏ đề tài.
5. Kết cấu chuyên đề
Ngoài mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận tốt nghiệp được kết cấu bởi 3 chương:
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh

doanh trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng về hiệu quả sư dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Nam
Hà Việt – Chi nhánh Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh tại công ty cổ phần Nam Hà Việt – Chi Nhánh Hà Nội.
SVTT: Vũ Thị Hòa – 14D SB
2
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Đỗ Thị Diên
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. .Khái niệm vốn kinh doanh
Vốn là yếu tố cơ bản và là tiền đề không thể thiếu của quá trình sản xuất kinh doanh.
Muốn tiến hành bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có vốn kinh
doanh. Vốn được dung để mua sắm các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như: Sức lao
động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
Vốn kinh doanh thường xuyên vận động và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau
trong các khâu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó có thể là tiền, máy móc thiết bị, nhà
xưởng, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, khi kết thúc một vòng luân chuyển
thì vốn kinh doanh lại trở về hình thái tiền tệ. Như vậy, với số vốn ban đầu, nó không chỉ
được bảo tồn mà còn được tăng lên do hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi.
Như vậy, có thể hiểu vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của
toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, là giá trị
ứng ra ban đầu cho các quá trình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp nhằm mục đích sinh
lời.
1.1.2. Khái niệm vốn cố định
Vốn cố định là lượng vốn đầu tư ứng trước để hình thành nên TSCĐ của doanh
nghiệp. Quy mô của vốn cố định sẽ quyết định đến lượng TSCĐ được hình thành và ngược
lại, đặc điểm hoạt động của TSCĐ sẽ chi phối đặc điểm luân chuyển của vốn cố định.

1.1.3. Khái niệm vốn lưu động
Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn bằng tiền được ứng ra để hình thành các tài
sản lưu động sản xuất, tài sản lưu động lưu thông và một phần đê trả tiền công cho người
lao động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường
xuyên, liên tục.
1.1.4. Hiệu quả sửa dụng vốn kinh doanh
Vốn là điều kiện cần cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh
nghiệp, nhưng chưa đủ để đạt được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp bởi lẽ trong
nền kinh tế thị trường mục đích cao nhất của mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chính
là lợi nhuận. Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải khai thác và sử dụng triệt để
SVTT: Vũ Thị Hòa – 14D SB
3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Đỗ Thị Diên
mọi nguồn lực sẵn có của mình, trong đó sử dụng có hiệu quả nguồn vốn là yêu cầu bắt
buộc đối với mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Vậy ta có thể hiểu: hiệu quả sử dụng vốn là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai
thác, sử dụng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục tiêu
sinh lợi tối đa với chi phí hợp lý.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp. Nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn không những đảm bảo cho doanh nghiệp an toàn về mặt tài chính,
hạn chế rủi ro, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên, mở rộng sản xuất kinh doanh,
tăng lợi nhuận mà còn giúp doanh nghiệp tăng uy tín, nâng cao khả năng cạnh tranh và vị
thế của doanh nghiệp trên thương trường. Có thể nói rằng hiệu quả sử dụng vốn thực chất
là thước đo trình độ sử dụng nguồn nhân lực, tài chính của doanh nghiệp, đó là vấn đề cơ
bản gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
1 2. Một số lý thuyết về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
1.2.1. Đặc điểm vốn kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay mọi vận hành kinh tế đều là tiền tệ, do đó đểcó
được các tài sản như là nhà cửa, nhà kho, hàng hóa… doanh nghiệp phải có một lượng
tiền nhất định gọi là vốn kinh doanh. Vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp là một loại

tiền tệ đặc biệt. Mục tiêu của nó là để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, vì vậy vốn kinh
doanh phải có trước khi diễn ra hoạt động kinh doanh, nó là giá trị tài sản bỏ ra lúc đầu,
thường được biểu hiện bằng tiền dung trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích
sinh lời. Vốn kinh doanh sau khi ứng ra được sử dụng vào kinh doanh và sau một chu kỳ
hoạt động phải được thu về để ứng cho kỳ hoạt động sau. Vốn kinh doanh không thể bị
mất đi như một số quỹ khác trong doanh nghiệp, mất vốn kinh doanh đồng nghĩa với nguy
cơ phá sản. Cần có sự phân biệt giữa tiền và vốn. Muốn có vốn thì phải có tiền, song tiền
thậm chí có khoản tiền rất lớn cũng không phải là vốn. Tiền chỉ được gọi là vốn khi nó
thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau:
Một là : Tiền phải đại diện cho một lượng hàng hóa nhất định, nói cách khác tiền
phải được đảm bảo bằng một lượng tài sản có được.
Hai là: Tiền phải được tích tụ tập trung đến một lượng nhất định. Sự tích tụ và tập
trung một lượng tiền đến một mức nào đó mới làm cho nó có đủ sức để đầu tư cho một dự
án kinh doanh cho dù là nhỏ nhất, vì thế một doanh nghiệp muốn khởi nghiệp nhất thiết
phải có một lượng vốn pháp định đủ lớn.
Ba là : Khi đã có đủ số lượng tiền phảo được vận động nhằm mục đích sinh lời, các
vận động và phương thức vận động của tiền lại do phương thức kinh doanh quyết định.
SVTT: Vũ Thị Hòa – 14D SB
4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Đỗ Thị Diên
Từ đó ta có thể thấy được đặc điểm của vốn kinh doanh đó là: lượng tiền này không
bỗng dưng mà doanh nghiệp tự có mà doanh nghiệp phải tự tìm các biện pháp khai thác
các nguồn tiền nhàn rỗi thành một món lớn để đầu tư kinh doanh với mục đích sinh lời.
1.2.2. Phân loại vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau cụ thể như
sau.
1.2.2.1. Căn cứ vào nguồn hình thành vốn
Về cơ bản, vốn kinh doanh được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
 Vốn chủ sở hữu: Là phần vôn thuộc chủ sở hữu của doanh nghiệp
nó bao gồm vốn do chủ doanh nghiệp tự bỏ ra và phần vốn bổ sung được hình thành

từ kết quả kinh doanh.
Vốn chủ sở hữu tại một thời điểm = Giá trị tổng tài sản – Tổng nợ phải trả
Trong đó, vốn chủ sở hữu này sẽ bao gồm các khoản:
- Với doanh nghiệp nhà nước thì đó là nguồn vốn do NSNN cấp ban đầu và cấp bổ
sung, còn với doanh nghiệp tư nhân thì nguồn vốn này do chủ doanh nghiệp bỏ ra khi
thành lập doanh nghiệp. Đối với Công ty cổ phần hoặc liên doanh thì nó sẽ bao gồm phần
đóng góp của các chủ đầu tư hoặc các cổ đông.
- Phần lợi nhuận để tái đầu tư sau các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
 Nợ phải trả: Bao gồm các khoản đi vay của các cá nhân hay tổ chức
tín dụng dưới mọi hình thức hoặc do phát hành trái phiếu, các khoản phải trả người
bán, trả cho Nhà nước, khoản người mua ứng trước, phải trả cho lao động trong doanh
nghiệp.
1.2.2.2. Căn cứ vào đặc điểm lưu chuyển vốn
Dựa vào tiêu thức này, vốn kinh doanh được chia thành hai loại: Vốn cố định và vốn
lưu động.
 Vốn cố định của doanh nghiệp
Vốn cố định: Là lượng vốn đầu tư ứng trước để hình thành nên TSCĐ của doanh
nghiệp. Quy mô của vốn cố định sẽ quyết định đến lượng TSCĐ được hình thành và ngược
lại, đặc điểm hoạt động của TSCĐ sẽ chi phối đặc điểm luân chuyển của vốn cố định. Từ
mối liên hệ này, ta có thể khái quát những đặc thù của vốn cố định như sau:
- Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, điều này do đặc điểm
của TSCĐ được sử dụng lâu dài, trong nhiều chu kỳ sản xuất quyết định.
SVTT: Vũ Thị Hòa – 14D SB
5
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Đỗ Thị Diên
- Vốn cố định được luân chuyển giá trị dần dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất,
khi tham gia các chu kỳ sản xuất một bộ phận vốn cố định được luân chuyển và cấu thành
chi phí sản xuất sản phẩm (dưới hình thức chi phí khấu hao) tương ứng với phần hao mòn
của TSCĐ, một phần được cố định trong nó. Vốn cố định được tách thành hai bộ phận:

+ Bộ phận thứ nhất tương ứng với giá trị hao mòn của tài sản cố định được chuyển
vào giá trị sản phảm dướ hình thức chi phí khấu hao và được tích lũy thành quỹ khấu hao
sau khi sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ. Quỹ khấu hao dùng để tái sản xuất TSCĐ. Trên
thực tế khi chưa có nhu cầu đầu tư mua sắm TSCĐ các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng
linh hoạt quỹ này để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình.
+ Bộ phận thứ hai tức là phần còn lại của vốn TSCĐ ngày càng giảm trong những
chu kỳ sản xuất tiếp theo.
- Vốn cố định hoàn thành một vòng luân chuyển sau nhiều chu kỳ kinh doanh.
Trong các doanh nghiệp, vốn cố định là một bộ phận quan trọng và chiếm tỷ trọng
tương đối lớn trong toàn bộ vốn đầu tư nói riêng, vốn sản xuất kinh doanh nói chung. Quy
mô của vốn cố định và trình độ quản lý sử dụng nó là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến
trình độ trang bị kỹ thuật của sản xuất kinh doanh. Do ở một vị trí then chốt và đặc điểm
luân chuyển của nó lại tuân theo tính quy luật riêng, nên việc quản lý vốn cố định có ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
 Vốn lưu động của doanh nghiệp:
Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn bằng tiền được ứng ra để hình thành các tài
sản lưu động sản xuất, tài sản lưu động lưu thông và một phần đê trả tiền công cho người
lao động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường
xuyên, liên tục.
Tài sản lưu động sản xuất bao gồm ở khâu dự trữ sản xuất như: Nguyên liệu, vật liệu,
công cụ, dụng cụ…TSLĐ ở khâu sản xuất như sản phảm đang chế tạo, bán thành phẩm.
Các TSLĐ ở khâu lưu thông bao gồm các sản phẩm, thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn
bằng tiền, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản chi phí chờ kết chuyển, chi phí tả
trước…Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn
vận động thay thế và đổi chỗ cho nhau đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
diễn ra liên tục và thuận lợi.
Khác với TSCĐ, trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSLĐ của doanh nghiệp luôn
luôn thay đổi hình thái biểu hiện để tạo ra sản phẩm, hàng hóa. Do đó, phù hợp với các đặc
điểm của TSLĐ, vốn lưu động của doanh nghiệp cũng không ngừng vận động qua các giai
đoạn của chu kỳ kinh doanh: Dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông. Quá trình này được

SVTT: Vũ Thị Hòa – 14D SB
6
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Đỗ Thị Diên
diễn ra liên tục và thường xuyên lặp đi lặp lại theo chu kỳ và được gọi là quá trình tuần
hoàn chu chuyển của vốn lưu động.
Trong quá trình vận động, vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một
lần, qua mỗi giai đoanh của chu kỳ kinh doanh, vốn lưu động lại thay đổi hình thái biểu
hiện, từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sang hình thái vốn vật tư hàng hóa dự trữ.
Qua giai đoạn sản xuất, vật tư được đưa vào chế tạo thành các bán thành phẩm, sau khi sản
phẩm được tiêu thụ, vốn lưu động lại trở về hình thái tiền tệ như thời điểm xuất phát ban
đầu của nó. Sau mỗi chu kỳ tái sản xuất, vốn lưu động mới hoàn thành một vòng chu
chuyển.
Trong các doanh nghiệp quá trình sản xuất kinh doanh luôn diễn ra một cách thường
xuyên, liên tục cho nên có thể thấy trong cùng một lúc, vốn lưu động của doanh nghiệp
được phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và tồn tại dưới nhiều hình thức khác
nhau. Muốn cho quá trình sản xuất được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ vốn lưu động
đầu tư vào các hình thái khác nhau nó đảm bảo cho việc chuyển hóa hình thía của vốn
trong quá trình luân chuyển được thuận lợi.
1.2.2.3. Căn cứ vào thời gian huy động vốn
Theo tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp ra thành hai loại: Nguồn
vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.
- Nguồn vốn thường xuyên: Là nguồn vốn có tính chất lâu dài và ổn định mà doanh
nghiệp có thể sử dụng, nguồn này được dùng cho việc hình thành tài sản lưu động thường
xuyên cần thiết cho doanh nghiệp, nguồn vốn thường xuyên bao gồm nguồn vốn riêng và
các khoản vay dài hạn.
- Nguồn vốn tạm thời: Là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn doanh nghiệp sử dụng
đáp ứng nhu cầu tạm thời, bất thường phát sinh trong doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao
gồm các khoản vay ngắn hạn và nợ ngắn hạn.
Tài sản = Tài sản lưu động + Tài sản cố định
Nguồn vốn = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu

Trong đó:
Vốn tạm thời = Nợ ngắn hạn
Vốn thường xuyên = Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu
Việc phân loại nguồn vốn theo cách này giúp cho người quản lý doanh nghiệp xem
xét huy động các nguồn vốn một cách phù hợp với thời gian sử dụng, đáp ứng đầy đủ, kịp
thời vốn sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
SVTT: Vũ Thị Hòa – 14D SB
7
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Đỗ Thị Diên
Ngoài ra ta có thể phân loại vốn kinh doanh theo các tiêu chí khác như: căn cứ vào
phạm vi huy động vốn.
1.2.3. Nguyên tắc huy động vốn
Trong quá trình tìm nguồn huy động vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh
doanh, các doanh nghiệp cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Phải dựa trên cơ sở hệ thống pháp lý, chế độ chính sách của Nhà nước hiện hành.
Nguyên tắc này vừa thể hiện sự tôn trọng pháp luật của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp
nghiên cứu thêm các chính sách phù hợp, thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh và
huy động vốn.
- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn cớ chi phí thấp nhất. Trong nền kinh tế thị
trường thường xuất hiện nhiều phương thức, lãi suất huy động cũng như phương thức
thanh toán khác nhau. Các hình thức huy động này nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn
hay dài hạn trong doanh nghiệp, phục vụ cho chương trình, dự án đầu tư theo chiều sâu hay
chiều rộng. Tùy theo từng thời điểm, tính chất đầu tư mà các doanh nghiệp tìm nguồn huy
động vốn hợp lý với chi phí thấp nhất.
Ngoài những nguyên tác nêu trên, khi huy động vốn các doanh nghiệp cũng cần lưu ý
một số yêu cầu khác như điều kiện để vay vốn ngân hàng, điều kiện để phát hành trái
phiếu, cổ phiếu. Vốn huy động phải đảm bảo sử dụng có mục đích, có hiệu quả và phải
đảm bảo khả năng thanh toán sau này.
1.2.4. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, ta có thể căn cứ vào

hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
1.2.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
 Vòng quay hàng tồn kho:
Số vòng quay hàng tồn kho
=
=
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ.
Chỉ tiêu này phản ánh số vòng luân chuyển hàng tồn kho trong một thời kỳ nhất định. Số
vòng luân chuyển càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt, bởi lẽ doanh
nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp mà vẫn đạt doanh số cao.
SVTT: Vũ Thị Hòa – 14D SB
8
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Đỗ Thị Diên
 Vòng quay các khoản phải thu:
Vòng quay các khoản phải thu
=
=
Doanh thu
Số dư bình quân các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành
tiền mặt của doanh nghiệp. Vòng quay càng lớn, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản thu là
tốt.
 Kỳ thu tiền trung bình:
Kỳ thu tiền trung bình =
360
Vòng quay các khoản phải thu
=
Số dư bình quân các khoản phải thu x 360

Doanh thu
Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu (số
ngày của một vòng quay các khoản phải thu). Vòng quay các khoản phải thu càng lớp thì
kỳ thu tiền càng nhỏ.
 Vòng quay vốn lưu động:
Vòng quay vốn lưu động =
Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân
Vòng quay vốn lưu động phản ánh trong kỳ vốn lưu động quay được mấy vòng. Nếu
số vòng quay càng nhiều chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
 Mức đảm nhiệm vốn lưu động:
Mức đảm nhiệm vốn lưu động
=
=
Vốn lưu động bình quân
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu vốn lưu động.
Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động:
Tỷ suất sinh lợi trên vốn lưu động
=
=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn lưu động bình quân
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh một đồng vốn
lưu động mang vào sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ
suất này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng tốt và ngược lại.
1.2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
SVTT: Vũ Thị Hòa – 14D SB
9

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Đỗ Thị Diên
 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định:
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
=
=
Doanh thu thuần
TSCĐ sử dụng bình quân trong kỳ
TSCĐ sử dụng bình quân trong kỳ là bình quân số học của nguyên giá TSCĐ đầu kỳ
và cuối kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh
thu. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ càng cao.
 Hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Hiệu suất sử dụng vốn cố định
=
=
Doanh thu thuần
Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định có thể đảm bảo tạo ra được bao nhiêu
đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định ngày càng
cao.
 Hệ số hao mòn TSCĐ:
Hệ số hao mòn TSCĐ
=
=
Số tiền khấu hao lũy kế
NG TSCĐ ở thời điểm đánh giá
 Hàm lượng vốn cố định:
Hàm lượng vốn cố định
=
=
Vốn cố định bình quân trong kỳ

Doanh thu thuần trong kỳ
Là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định. Nó phản ánh để
tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng vốn cố định. Chỉ tiêu này càng nhỏ
chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao.
 Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định:
Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định
=
=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn cố định bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ.
Chỉ tiêu này càng lớn, hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao.
1.2.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp có ý nghĩa then chốt và quyết định đối với
sự tồn tại và phát triền của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp phản ánh kết quả tổng hợp quá trình sử dụng toàn bộ vốn, tài sản. Các chỉ tiêu này
phản ánh chất lượng và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm:
SVTT: Vũ Thị Hòa – 14D SB
10
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Đỗ Thị Diên
 Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh:
Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh
=
=
Doanh thu thuần
Vốn kinh doanh bình quân
Hiệu quả sử dụng tổng vốn cho biết một đồng vốn được doanh nghiệp đầu tư vào tài
sản đem lại mấy đồng doanh thu thuần. Hiêu suất sử dụng vốn càng lớn, trong khi các điều
kiện khác không đổi có nghĩa là hiệu quả quản lý toàn bộ tài sản càng cao.
 Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh:

Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh
=
=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn kinh doanh bình quân
Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng lợi nhuận được tạo ra khi bỏ ra một đồng vốn
chủ sở hữu. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ việc sử dụng vốn chủ sở hữu càng hiệu quả.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
1.3.1. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp
1.3.1.1. Nhân tố con người
Đây là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, con người được đề cập
đến ở đây là toàn bộ lực lượng lao động trong doanh nghiệp bao gồm các nhà quản lý
doanh nghiệp và những người trực tiếp sử dụng vốn. Trong quá trình sản xuất kinh doanh,
nếu nhà quản lý không có phương án sản xuất kinh doanh hữu hiệu, không bố trí hợp lý
các khâu, các giai đoạn sản xuất, sẽ gây lãng phí về nhân lực, vốn, nguyên vật liệu…Điều
này sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung, hiệu quả sử dụng vốn nói
riêng. Trong quản lý tài chính, nhà quản lý doanh nghiệp phải xác định nhu cầu vốn kinh
doanh, phải bố trí cơ cấu hợp lý, không để vốn bị ứ đọng, dư thừa, phải huy động đủ vốn
cho sản xuất. Nếu vốn không đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất thì quá trình sản xuất kinh
doanh bị ảnh hưởng. Nếu cơ cấu vốn không hợp lý, vốn đầu tư lớn vào các tài sản không
sử dụng hoặc ít sử dụng, vốn trong quá trình thanh toán bị chiếm dụng sẽ tăng chi phí sản
xuất, làm giảm lợi nhuận, giảm hiệu quả sử dụng vốn.
1.3.1.2. Cơ cấu vốn
Cơ cấu vốn thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa các yếu tố cấu thành vốn trong tổng vốn sử
dụng. Cơ cấu vốn được xem xét theo nguồn vốn và các tiêu chí khác nhau.
Do chịu sự ảnh hưởng của nhân tố khác nên cơ cấu vốn trong doanh nghiệp khác
nhau. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến cơ cấu vốn bao gồm các nhân tố sau:
- Sự ổn định của doanh thu và lợi nhuận: Ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô của vốn
huy động. Khi doanh thu ổn định sẽ có nguồn để lập quỹ trả nợ đến hạn, khi kết quả kinh
SVTT: Vũ Thị Hòa – 14D SB

11
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Đỗ Thị Diên
doanh có lãi sẽ có nguồn để trả lãi vay. Trong trường hợp này tỷ trọng của vốn huy động
trong tổng số vốn của doanh nghiệp sẽ cao và ngược lại .
- Cơ cấu tài sản: Tài sản cố định là loại tài sản có thời gian thu hồi dài, do đó nó phải
được đầu tư bằng nguồn vốn dài hạn, ngược lại, tài sản lưu động sẽ được đầu tư vào một
phần của vốn dài hạn, còn chủ yếu là vốn ngắn hạn .
- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành: Những doanh nghiệp nào có chu kỳ kinh
doanh dài, vòng quay vốn chậm thì cơ cấu vốn nghiêng về vốn chủ sở hữu, ngược lại
những doanh nghiệp thuộc ngành dịch vụ, bán buôn… thì vốn tài trợ từ các khoản nợ sẽ
chiếm tỷ trọng cao.
- Mức độ chấp nhận rủi do của người lãnh đạo: Trong kinh doanh phải chấp nhận rủi
do, nhưng điều đó lại đồng nghĩa với cơ hội để gia tăng lợi nhuận. Tăng tỷ trọng của vốn
vay nợ, sẽ tăng mức độ mạo hiểm.
- Doanh lợi vốn và lãi suất huy động: Khi doanh lợi vốn cao hơn lãi suất vốn vay sẽ
lựa chọn hình thức tài trợ bằng vốn vay. Ngược lại khi doanh lợi vốn nhỏ hơn lãi suất vốn
vay thì cấu trúc lại nghiêng về vốn chủ sở hữu.
- Thái độ của người cho vay: Thông thường người cho vay thích cơ cấu nghiêng về
vốn của chủ sở hữu, với cấu trúc này thì doanh nghiệp có khả năng trả nợ đúng hạn, có sự
an toàn về đồng vốn mà họ bỏ ra cho vay.
Cơ cấu vốn có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến chi phí
vốn, đến khả năng kinh doanh và do đó ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của đồng vốn.
Chính vì vậy mà cơ cấu vốn là nhân tố tuy chủ yếu tác động gián tiếp song rất quan trọng
đối với hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Giải quyết tốt vấn đề cơ cấu vốn hợp lý chính là thực hiện tốt các mặt:
- Đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa vốn cố định tích cực (vốn đầu tư vào tài sản cố định
tham gia trực tiếp vào sản xuất kinh doanh như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải ) và
vốn cố định không tích cực (kho tàng, nhà xưởng, trụ sở văn phòng )
- Một cơ cấu vốn hợp lý sẽ thúc đẩy đồng vốn vận động nhanh giữa các cao độ của
quá trình sản xuất kinh doanh, không bị ứ đọng hay sử dụng sai mục đích.

1.3.1.3. Nhân tố chi phí vốn
Vốn là nhân tố cần thiết của quá trình sản xuất. Cũng như bất kỳ yếu tố nào khác, để
sử dụng vốn, doanh nghiệp cần bỏ ra một chi phí nhất định. Có thể hiểu chi phí vốn là chi
phí cơ hội của việc sử dụng vốn và chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho việc huy động
vốn như: Lãi, chi phí phát hành cổ phiếu…
SVTT: Vũ Thị Hòa – 14D SB
12
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Đỗ Thị Diên
Khi nói đến chi phí vốn thì mới thực sự thấy được sự quan trọng của một cơ cấu vốn
hợp lý. Cơ cấu vốn lưu động, vốn cố định phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vốn. Vốn sẽ được lưu thông, quay
vòng một cách hợp lý, giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong sử dụng vốn kinh doanh.
Ngược lại khi cơ cấu vốn không hợp lý sẽ dẫn đến có phần vốn bị ứ đọng. Chi phí cơ hội
trong việc sử dụng vốn sẽ bị lãng phí.
1.3.1.4. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành sản xuất kinh doanh
Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng không nhỏ
tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Mỗi ngành sản xuất kinh doanh có những đặc
điểm khác nhau về kinh tế kỹ thuật như: tính chất ngành nghề, tính thời vụ và chu kỳ sản
xuất kinh doanh.
Ảnh hưởng của tính chất ngành nghề đến hiệu quả sử dụng vốn thể hiện ở quy mô, cơ
cấu vốn kinh doanh. Quy mô, cơ cấu vốn khác nhau sẽ ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển
vốn, tới phương pháp đầu tư, thể thức thanh toán, chi trả…do đó ảnh hưởng tới doanh thu
và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Ảnh hưởng của tính thời vụ và chu kỳ sản xuất thể hiện ở nhu cầu vốn và doanh thu
tiêu thụ sản phẩm. Những doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất có tính thời vụ thì
nhu cầu vốn lưu động giữa các quý trong năm thường biến động lớn, doanh thu bán hàng
không được đều, tình hình thanh toán, chi trả cũng gặp khó khăn, ảnh hưởng tới chu kỳ thu
tiền bình quân, tới hệ số vòng quay vốn…do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn thì nhu cầu vốn
trong năm thường không có biến động lớn, doanh nghiệp lại thường xuyên thu được tiền

bán hàng, điều đó giúp doanh nghiệp dễ dàng đảm bảo cân đối thu chi bằng tiền và đảm
bảo nguồn vốn trong kinh doanh, vốn được quay nhiều vòng trong năm. Ngược lại những
doanh nghiệp sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài phải ứng ra một
lượng vốn lưu động tương đối lớn, vốn thu hồi chậm và quay vòng ít.
1.3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
1.3.2.1. Chính sách kinh tế của Nhà nước đối với doanh nghiệp
Để tạo ra môi trường kinh tế ổn định, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, nhà nước
điều hành và quản lý nền kinh tế vĩ mô bằng các chính sách kinh tế vĩ mô. Với bất kỳ sự
thay đổi nào trong chế độ chính sách hiện hành sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng. Sự nhất quán trong chủ
trương đường lối cơ bản của Nhà nước luôn là yếu tố tạo điều kiện cho doanh nghiệp
hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh và có điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
SVTT: Vũ Thị Hòa – 14D SB
13
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Đỗ Thị Diên
Hệ thống tài chính tiền tệ, vấn đề lạm phát, thất nghiệp và các chính sách tài khóa của
chính phủ có tác động lớn đến quá trình ra quyết định kinh doanh và kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chính sách lãi suất: Lãi suất tin dụng là một công cụ chủ yếu để điều hành lượng
cung tiền tệ, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động vốn và kinh doanh của doanh
nghiệp. Khi lãi suất tăng làm chi phí vốn tăng, nếu doanh nghiệp không có vốn cơ cấu hợp
lý, kinh doanh không hiệu quả thì hiệu quả sử dụng vốn nhất là phần vốn vay sẽ bị giảm
sút. Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất là vấn đề quan trọng khi quyết định thực hiện
một hoạt động đầu tư hay một phương án sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp phải tính
toán xem liệu hoạt động đầu tư hay phương án sản xuất có đảm bảo được doanh lợi vốn lãi
suất tiền vay hay không, nếu nhỏ hơn thì có nghĩa là không hiệu quả, doanh nghiệp sẽ thu
hồi vốn. Đối với hoạt động đầu tư hay phương án sản xuất có sử dụng vốn đầu tư cũng
phải tính đến chi phí vốn, nếu có hiệu quả thì mới nên thực hiện.
- Chính sách thuế: Thuế là công cụ quan trọng của Nhà nước để điều tiết kinh tế vĩ
mô nói chung và điều tiết hoạt động của doanh nghiệp nói riêng. Chính sách thuế của Nhà

nước có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bởi vì mức
thuế cao hay thấp sẽ làm cho phần lợi nhuận sau thuế nhiều hay ít, do đó ảnh hưởng trực
tiếp đến thu nhập và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Sự hoạt động của thị trường tài chính và hệ thống các hệ thống tài chính trung gian
là một nhân tố đáng kể tác động đến hoạt động của doanh nghiệp nói chung và hoạt động
tài chính nói riêng. Một thị trường tài chính và hệ thống các tổ chức tài chính trung gian
phát triển đầy đủ và đa dạng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm kiếm nguồn vốn có chi
phí rẻ, đồng thời doanh nghiệp có thể đa dạng các hình thức đầu tư và có cơ cấu vốn hợp lý
và mang lại hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng vốn trong doanh nghiệp.
1.3.2.2. Sự ổn định của nền kinh tế
Sự ổn định hay không ổn định của nền kinh tế, của thị trường có ảnh hưởng trực tiếp
tới mức doanh thu của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu về vốn kinh doanh.
Những biến động của nền kinh tế có thể gây nên những rủi ro trong kinh doanh mà các nhà
quản trị tài chính phải lường trước, những rủi ro đó có ảnh hưởng tới các khoản chi phí về
đầu tư, chi phí trả lãi hay thuê nhà xưởng, máy móc thiết bị hay tìm nguồn tài trợ.
Nền kinh tế ổn định và tăng trưởng với một tốc độ nào đó thì doanh nghiệp muốn duy
trì và giữ vững vị trí của mình, cũng phải phấn đấu để phát triển với nhịp độ tương đương.
Khi doanh thu tăng lên, sẽ đưa đến việc gia tăng tài sản, các nguồn phải thu và các loại tài
SVTT: Vũ Thị Hòa – 14D SB
14
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Đỗ Thị Diên
sản khác. Khi đó, các nhà quản trị tài chính phải tìm nguồn tài trợ cho sự mở rộng sản xuất,
sự tăng tài sản đó.
Trên đây là những nhân tố chủ yếu tác động đến công tác tổ chức sản xuất kinh
doanh và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu, xem xét một
cách kỹ lưỡng, thận trọng để phát huy những lợi thế và điều kiện thuận lợi, hạn chế đến
mức thấp nhất những hậu quả xấu có thể xảy ra, đảm bảo việc tổ chức huy động vốn kịp
thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
SVTT: Vũ Thị Hòa – 14D SB
15

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Đỗ Thị Diên
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN NAM HÀ VIỆT – CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1. Khái quát về công ty Nam Hà Việt
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Nam Hà Việt
Công ty Cổ Phần Nam Hà Việt (viết tắt là NAHAVI) thành lập ngày 25/07/2003, qua
5năm phấn đấu, NAHAVI đã vinh dự đứng trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất
Việt Nam năm 2008 với trên 400 nhân viên và gần 7000 khách hàng trải khắp 64 tỉnh
thành của Việt Nam.Với mạng lưới phân phối chủ yếu qua các đại lý và các chi nhánh là
công ty con của công ty NAHAVI như ở thành phố Nha trang có công ty cổ phần Nam Hà
Việt – Chi Nhánh Nha Trang, ở Đà Nẵng có công ty cổ phần Nam Hà Việt - Chi Nhánh
Đà Nẵng, ở Tấy Nguyên có công ty cổ phần Nam Hà Việt - Chi Nhánh Tây Nguyên, và ở
Hà Nội có công ty cổ phần Nam Hà Việt – Chi Nhánh Hà Nội.
Công ty cổ phần Nam Hà Việt được thành lập với nguồn vốn đóng góp chủ yếu của
các ông bà sau:
Ông Lê Quốc Khánh : Giám Đốc
Ông Tống Văn Dũng: Chủ Tịch hội đồng quản trị
Bà Nguyễn Thị Bích Thuỷ: Kế Toán trưởng
Sau một thời gian phấn đấu tìm hiểu và phát triển thi trường công ty cổ phần Nam Hà
Việt hội đồng quản trị công ty đã họp bàn về việc mở rộng thị trường ra ngoài bắc bằng
việc hình thành Công ty cổ phần Nam Hà Việt – Chi Nhánh Hà Nội.
Quyết định thành lập ký ngày 03 tháng 03 năm 2006.
Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0113023055, do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành Phố
Hà Nội cấp ngày 21 tháng 03 năm 2006.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Chức năng kinh doanh chủ yếu của công ty bao gồm:
- Sản xuất que hàn điện, dây hàn CO2, dây hàn hồ quang chìm.
- Phân phối vật tư trọn gói ngành hàn và cơ khí như: Que hàn, dây
hàn, máy hàn, dịch vụ điện cầm tay, đá cắt đá mài.

- Mua bán sắt thép, ống thép, kim loại màu, hóa chất (trừ hóa chất nhà
nước cấm), nhựa, vật tư ngành nhữa, phế liệu (không bao gồm kinh doanh
SVTT: Vũ Thị Hòa – 14D SB
16
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Đỗ Thị Diên
các loại phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường, không mua bán phế
liệu tại trụ sở).
- Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ôtô.
- Dịch vụ giao nhận hàng hóa.
- Mua bấn nguyên vật liệu, trang trí nội thất.
Mặc dù công ty đăng ký kinh doanh trên nhiều lĩnh vực nhưng nhiệm vụ chính của
công ty vẫn là nhà sản xuất vật liệu hàn hàng đầuViệt Nam, đồng thời là nhà phân phối vật
tư trọn gói ngành hàn và cơ khí.
2.1.3. Đặc điểm về bộ máy tổ chức quản lý của công ty
Công ty CP Nam Hà Việt tổ chức bộ máy quản trị theo kiểu trực tuyến chức năng,
nghĩa là phòng ban tham mưu trực tuyến cho giám đốc theo từng chức năng nhiệm vụ của
mình. Cơ cấu tổ chức của công ty được trình bày trên sơ đồ 2.1
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần Nam Hà Việt
(Nguồn: www.nahavi.com)
Chức năng của từng bộ phận:
● Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan
quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
SVTT: Vũ Thị Hòa – 14D SB
17
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Đỗ Thị Diên
● Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của công ty do đại hội đồng cổ đông công ty
bầu ra. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm
quyền của đại hội đồng cổ đông.
● Ban kiểm soát: ban kiểm soát công ty gồm 3 thành viên do đại hội đồng cổ
đông bầu ra có nhiệm kỳ như nhiệm kỳ của hội đồng quản trị trong đó có 1 thành viên có

chuyên môn về kế toán, trưởng ban kiểm soát là cổ đông của công ty.
● Giám đốc: là người đứng đầu ban giám đốc, giám đốc do HĐQT bổ nhiệm và miễn
nhiệm. Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty.
● Phòng giám đốc hành chính – nhân sự: có nhiệm vụ tổ chức quản lý lao động, nắm
bắt trình độ năng lực cán bộ công nhân viên trong. Công ty từ đó giúp cho việc phân công
lao động hợp lý, đưa ra kế hoạch tiền lương được tốt nhất, hợp lý nhất.
● Phòng giám đốc tài chính: đây là bộ phận có chức năng điều hành, quản lý tài
chính kế toán của công ty, hướng dẫn, kiểm soát việc thực hiện chế độ kế toán của các đơn
vị trực thuộc. Và định kỳ báo cáo tình hình tài chính kế toán lên các cấp lãnh đạo của công
ty xem xét và quyết đinh, nhằm bảo vệ tài sản và sử dụng hợp lý các nguồn lực tài chính
của công ty phục vụ cho việc kinh doanh tối đa hóa lợi nhuận.
● Giúp giám đốc công ty hoạch định các kế hoạch sản xuất kinh doanh, phân tích các
chỉ tiêu kinh tế để đưa ra các biện pháp quản lý kinh doanh tối ưu. Giúp giám dốc dự thảo
và ký kết các hợp đồng kinh tế triển khai giám sát công tác thanh toán quốc tế, tổ chức
thanh toán các hợp đồng kinh tế đã hoàn thành. Chủ động tìm thị trường xuất nhập khẩu,
thực hiện giám định và kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu.
● Nhà máy: có nhiệm vụ lập kế hoạch toàn Công ty, tìm hiểu nhu cầu thị trường, tổ
chức khai thác nguồn hàng. Điều hành, quản lý hoạt động của các chi nhánh, các phân
xưởng. Lên kế hoạch thu mua vật tư .
● Phòng giám đốc kinh doanh: có nhiệm vụ lập kế hoạch chiến lược kinh doanh của
công ty và các kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn cụ thể trì lên tổng giám đốc xem xét và
quyết định. Bên cạnh đấy, phòng còn chỉ đạo nghiệp vụ kinh doanh cho toàn Công ty và
các đơn vị trực thuộc dưới sự chỉ đạo và tinh thần của các cấp lãnh đạo.
● Các chi nhánh (đơn vị trực thuộc): độc lập với nhau về mọi mặt nhưng vẫn phải
tuân thủ các quy định sản xuất kinh doanh của công ty và phải tuân theo quy định của pháp
luật. Giám đốc các chi nhánh là do tổng giám đốc bổ nhiệm. Họ đều chịu sự chỉ đạo,
SVTT: Vũ Thị Hòa – 14D SB
18
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Đỗ Thị Diên
hướng dẫn và kế hoạch sản xuất của công ty và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và

pháp luật về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại chi nhánh.
2.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
2.2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Triển khai phưong pháp phỏng vấn:
- Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện
- Đối tượng chọn phỏng vấn: nhà quản trị và nhân viên công ty
- Tổng người được hỏi: 5 người bao gồm: giám đốc chi nhánh Hà Nội, trưởng phòng
kinh doanh, kế toán trưởng, nhân viên phòng tài chính, kế toán viên.
- Thời gian phỏng vấn: 19/3/2012 – 7/4/2012
2.2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Số liệu được lấy trên mạng, báo, tạp trí; trên các báo cáo có liên quan của doanh
nghiệp như các báo cáo tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh…
2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
2.2.2.1. Phương pháp xử lý dữ liệu sơ cấp
Tập hợp các thông tin từ cuộc phỏng vấn, lập tỷ lệ số phiếu cho từng câu hỏi, lập
bảng biểu để so sánh.
Đây là phương pháp được sử dụng nhằm thu thập thông tin từ phía các nhà lãnh đạo
của công ty qua các cuộc trao đổi trực tiếp. Qua đây có thể tìm hiểu thêm về kế hoạch,
chiến lược phát triển và những nhận định chung về tình hình hoạt động kinh doanh của
công ty.
2.2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp
- Tập hợp theo bảng biểu các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của 3 năm rồi so
sánh giữa các năm và đưa ra nhận xét.
- So sánh giữa các chỉ tiêu trong các báo cáo có liên quan để đưa ra nhận xét.
2.3. Phân tích và đánh giá tình thực trạng tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng
vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Nam Hà Việt – chi nhánh Hà Nội
2.3.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
Có thể nói giai đoạn 2009 – 2011 là giai đoạn khó khăn cho công ty Nam Hà Việt nói
riêng cũng như cho các công ty trong nước và ngoài nước nói chung. Trong giai đoạn này,

tình hình kinh tế thế giới đi xuống, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng của người dân giảm xút
mạnh, đặc biệt lĩnh vực bất động sản đóng băng khiến cho không ít công ty rơi vào tình
SVTT: Vũ Thị Hòa – 14D SB
19
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Đỗ Thị Diên
trạng khó khăn và tuyên bố phá sản. Đây vừa là khó khăn, vừa cơ hội cho những công ty
có kế hoạch đúng hướng, có cách thức tổ chức, quản lý hiệu quả vượt lên khẳng định mình.
Đứng trước tình hình thị trường như vậy, công ty Nam Hà Việt đã không ngừng cố gắng
phấn đấu để giữ vững vị thế cũng như nâng cao khả cao khả năng cạnh tranh của mình,
tranh thủ thời cơ do mình tạo ra. Như vậy để có thể hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh
doanh và đảm bảo có lãi buộc công ty phải có cách thức tổ chức và sử dụng vốn sản xuất
kinh doanh của mình sao cho hiệu quả nhất.
Trước tiên ta xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần
đây.
SVTT: Vũ Thị Hòa – 14D SB
20
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Đỗ Thị Diên
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP Nam Hà Việt – CN Hà Nội năm 2009 – 2011
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 CL 2010/2009 Năm 2011 CL 2011/2010
Tổng doanh thu 87.999.475.348 97.703.764.466 9.704.289.120 31.455.193.398 -66.248.571.068
Doanh thu thuần 87.715.301.731 95.158.000.069 7.442.698.330 31.439.397.389 -63.718.602.680
Giá vốn hàng bán 79.276.105.575 83.172.976.658 3.896.871080 26.034.799.465 -57.138.177.193
Lợi nhuận gộp 8.439.196.156 11.985.023.411 3.545.827.254 5.404.597.924 -6.580.425.487
Doanh thu hoạt động tài chính 109.939.112 1.179.930.729 1.069.991.617 236.152.252 -943.778.477
Chi phí hoạt động tài chính 889.955.167 1.559.538.785 669583618 1.350.427.210 -209.111.575
Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.008.180.101 9.977.459.376 3.969.279.275 3.832.041.974 -6.145.417.402
Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 1.651.000.000 1.627.955.979 -23.044.021 458.280.992 -1.169.674.987
Lợi nhuận khác 93.044.021 93.004.021 465.228.599 372.184.578
Tổng lợi nhuận trước thuế 1.651.000.000 1.721.000.000 70.000.000 923.509.591 -797.490.409

Lợi nhuận sau thuế 1.238.250.000 1.290.750.000 52.500.000 692.632.193,3 -598.117.806,7
(Nguồn: Số liệu phòng tài chính kế toán cung cấp)
SVTT: Vũ Thị Hòa – 14D SB
21
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Đỗ Thị Diên
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Doanh thu năm 2010 tăng 9.704.289.120VNĐ
(11.03%) so với năm 2009; Doanh thu năm 2011 giảm 66.248.571.068VNĐ (67,81%) so
với năm 2010. Nguyên nhân của việc doanh thu năm 2011 giảm so với năm 2010 là do thị
trường xây dựng trong những năm gần đây chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố có tác động
tiêu cực, gây khó khăn cho việc huy động vốn.
Năm 2011, Lợi nhuận sau thuế đạt 692.632.193,3 VNĐ, giảm 598.117.806,7VNĐ
(46,34%) so với năm 2010. Nguyên nhân là do tổng doanh thu năm 2011 của công ty bị sụt
giảm mạnh làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận.
2.3.2. Tình hình tài chính của công ty
Từ khi bước vào hoạt động theo cơchế thị trường, hạch toán kế toán độc lập công ty
phải tự tạo lợi nhuận hoạt động kinh doanh của công ty, các khoản vay ngắn hạn Ngân
hàng để đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và bổ sung bằng các nguồn tài chính
bên ngoài khác.
Bằng hình thức trả chậm một số khoản nợ trong thời gian cho phép của các bạn hàng,
các nhà đầu tư phụ, công ty có thể tranh thủ được nguồn vốn này để phục vụ quá trình sản
xuất kinh doanh tiếp theo đó là một cách chiếm dụng vốn của đơn vị khác mà chúng ta có
thể thấy ở bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào đó.
Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vật liệu với đặc trưng cơ bản là vốn sản
xuất bỏ ra cũng không nhỏ thời gian sản xuất trung bình, đồng thời lại chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố (thị trường…) nên trường hợp đồng vốn bị gặp rủi ro trong quá trình sản xuất
rất có thể xảy ra. Do đó, việc quản lý chặt chẽ và sử dụng vốn một cách hợp lý, hiệu quả
luôn là nhiệm vụ hàng đầu của công tác tài chính trong công ty.
Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán các năm 2009 – 2011
Đơn vị tính: VNĐ
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

A TÀI SẢN NGẮN HẠN
23.305.734.594 25.508.282.333 19.457.921.223
I
Tiền và các khoản tương
đương tiền
2.927.006.525 994.681.712 261.778.189
III Các khoản phải thu
9.226.231.575 9.274.326.861 6.481.933.831
IV
Hàng tồn kho
11.186.609.050 14.991.098.788 12.624.651.068
V
Tài sản ngắn hạn khác
-34.166.554 248.174.972 89.558.135
B TÀI SẢN DÀI HẠN
698.994.869 1.401.623.611 267.171.231
I Các khoản phải thu dài hạn
0 0 0
II Tài sản cố định
698.994.869 1.401.623.611 267.171.231
SVTT: Vũ Thị Hòa – 14D SB
22
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Đỗ Thị Diên
IV
Các khoản đầu tư tài chính
dài hạn
0 0 0
V Tài sản khác
0 0 0
Tổng cộng tài sản

23.956.650.631 26.909.905.944 19.725.092.454
A NỢ PHẢI TRẢ
21.384.469.889 21.432.129.092 18.395.386.977
I Nợ ngắn hạn
4.732.291.586 21.432.129.092 18.395.386.977
II Nợ dài hạn
16.652.178.303 0 0
B VỐN CHỦ SỞ HỮU
2.572.180.742 5.477.776.852 1.329.705.477
I Vốn chủ sở hữu
2.591.980.742 5.477.776.852 1.329.705.477
II Nguồn kinh phí và quỹ khác
-19.800.000 0 0
Tổng cộng nguồn vốn
23.956.650.631 26.909.905.944 19.725.092.454
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty CP Nam Hà Việt năm 2009 – 2011)
- Tổng tài sản năm 2011 giảm 7.184.813.490VNĐ so với năm 2010, chủ yếu do giảm
tài sản ngắn hạn (Tiền và các khoản tương đương tiền giảm: 732.903.523VNĐ, Hàng tồn
kho giảm: 2.366.447.720VNĐ) và giảm tài sản dài hạn (chủ yếu do giảm tài sản cố định ).
- Năm 2011, nợ phải trả giảm 3.036.742.115VNĐ (14,17%) so với năm 2010, cụ thể
là giảm nợ ngắn hạn.
- Do DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên tài sản cố định của doanh nghiệp
chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng nguồn vốn: năm 2010 là 5,21%; năm 2007 là 1,35%, chủ yếu
là nhà kho, cửa hàng, văn phòng, phương tiện vận chuyển phục vụ kinh doanh. Cơ cấu vốn
phù hợp với cơ cấu vốn chung của ngành, toàn bộ tài sản cố định được đầu tư từ vốn của
doanh nghiệp.
2.3.3. Cơ cấu vốn đầu tư vào các loại tài sản
Bảng 2.3: Cơ cấu tài sản lưu động của công ty
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
1. Tiền
2.927.006.525 12,56 994.681.712 4 261.778.189
1,35
2. Các khoản phải thu
9.226.231.575 39,59 9.274.326.861 36,36 6.481.933.831
33,31
3. Hàng tồn kho
11.186.609.050 48 14.991.098.788 58,77 12.624.651.068
64,88
4. TSLĐ khác
-34.166.554 -0,15 248.174.972 0,96 89.558.135
0,46
Tổng cộng TSLĐ
23.305.734.594 100 25.508.282.333 100 19.457.921.223
100
(Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011
Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
Qua bảng trên ta thấy vốn lưu động của công ty tăng giảm không đồng đều, năm

2010 tăng so với năm 2009 nhưng năm 20011 lại giảm so với năm 2010. Do đặc điểm kinh
doanh nên tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng vốn lưu động chiếm một tỷ lệ cao (năm
SVTT: Vũ Thị Hòa – 14D SB
23
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Đỗ Thị Diên
2009: 39,59%; năm 2010: 36,36%; năm 2011: 33,31%). Giá trị các khoản phải thu giảm
dần qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động. Điều này cho thấy
vốn của công ty bị chiếm dụng nhiều, đồng thời cũng phản ánh tình hình thu hồi nợ của
công ty chưa tốt làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu quả sử dụng
vốn nói chung. Công ty cần có giải pháp quản lý các khoản phải thu để thu hồi vốn phục
vụ sản xuất kinh doanh.
Qua bảng số liệu, ta cũng thấy hàng tồn kho năm 2011 là 12.624.651.068VNĐ,
chiếm tỷ trọng 64,88% tổng tài sản ngắn hạn. So với năm 2010, chỉ tiêu này thấp hơn
nhưng do tình hình kinh doanh trong năm 2011 của công ty không cao nên hàng tồn kho
chiếm tỷ trọng chủ yếu trên tổng TSLĐ. Do đặc thù kinh doanh vật liệu xây dựng nên dự
trữ hàng tồn kho là tất yếu, tuy nhiên với lượng hàng tồn kho quá cao như trên, trong khi
phải vay vốn để đáp ứng nhu cầu dự trữ hàng thì sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro khi giá vật liệu
biến động đột ngột theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp
hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung
Tiền và tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn lưu động, tăng giảm
theo nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng 2.4: Cơ cấu đầu tư vào tài sản dài hạn của công ty
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền

Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Phải thu dài hạn 0 0 0 0 0
Phải thu dài hạn KH 0 0 0 0 0
Phải thu dài hạn khác 0 0 0 0 0
Tài sản cố định 698.994.869 100 1.401.623.611 100 267.171.231 100
Tài sản cố định hữu hình 698.994.869 100 1.401.623.611 100 267.171.231 100
Nguyên giá 1.110.547.022 158,9 2.113.028.150 150,8 1.031.209.968 386
Hao mòn luỹ kế -411.552.153 -58,9 -711.404.539 -50,8 -764.038.737 -286
Tài sản cố định vô hình 0 0 0 0 0 0
Nguyên giá 0 0 0 0 0 0
Hao mòn luỹ kế 0 0 0 0 0 0
Chi phí XDCB dở dang 0 0 0 0 0 0
Đầu tư tài chính dài hạn 0 0 0 0 0 0
Đầu tư dài hạn khác 0 0 0 0 0 0
Cộng tài sản dài hạn 698.994.869 100 1.401.623.611 100 267.171.231 100
(Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011
Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
SVTT: Vũ Thị Hòa – 14D SB
24
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Đỗ Thị Diên
Nhìn vào bảng 2.5 ta nhận thấy: Tài sản cố định chiếm tỷ trọng 100% trong tổng vốn
dài hạn trong năm các năm 2009, 2010, 2011. Công ty không có các khoản phải thu dài
hạn, điều này cho thấy công tác quản lý công nợ của công ty là khá tốt.
2.3.4. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn

Bảng 2.5: Cơ cấu phân bố tài sản – nguồn vốn của công ty
Đơn vị tính: VNĐ
Năm Tài sản Nguồn vốn
Tài sản NH Tài sản DH Nguồn vốn NH Nguồn vốn DH
Số tiền Tỷ
trọng %
Số tiền Tỷ
trọng %
Số tiền Tỷ
trọng
%
Số tiền Tỷ
trọng
%
2009 23.305.734.594 97,28 698.994.869 2,92 21.956.650.631 91,65 2.572.180.742 8,35
2010 25.508.282.333 94,79 1.401.623.611 5,21 21.432.129.092 79,64 5.477.776.852 20,36
2011 19.457.921.223 98,65 267.171.231 1,35 18.395.386.977 93,26 1.329.750.477 6,74
(Báo cáo tài chính của công ty năm 209, 2010, 2011
Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
Do đặc thù kinh doanh thương mại nên tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so
với tài sản dài hạn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Nhìn chung, tài sản dài hạn được
tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vốn dài hạn; tài sản ngắn hạn được tài trợ chủ yếu bằng
nguồn vốn ngắn hạn và một phần bằng nguồn vốn dài hạn. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên
tổng tài sản qua 3 năm đều lớn hơn tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn trên tổng nguồn vốn, điều
này chứng tỏ tài sản lưu động đủ đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cho doanh
nghiệp. Tài sản ngắn hạn có xu hướng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng giá trị tài
sản (tỷ lệ này qua các năm 2009, 2010, 2011 lần lượt là: 97,28%, 94,79%, 98,65%). Điều
này cho thấy cơ cấu vốn thay đổi theo hướng hợp lý hơn qua các năm và phù hợp với đặc
điểm kinh doanh thương mại của công ty. Tuy nhiên, nếu phải thu khách hàng và hàng tồn
kho chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản ngắn hạn và chậm luân chuyển sẽ trực tiếp

ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản, cụ thể là khả năng thanh toán, làm giảm vòng quay
vốn lưu động nói riêng và vòng quay vốn kinh doanh nói chung (VD: năm 2011, phải thu
chiếm 33,31%, hàng tồn kho chiếm 64,88% nhưng do thị trường vật liệu hàn năm 2011
biến động mạnh theo hướng bất lợi cho hoạt động kinh doanh nên hàng tồn kho chậm tiêu
thụ-giá vốn mua vào cao hơn giá bán gây lỗ khi tiêu thụ; bên cạnh đó công tác thu hồi công
nợ chậm và kém hiệu quả làm doanh nghiệp gặp một số khó khăn nhất định trong việc
thanh toán các khoản nợ, cụ thể là nợ ngân hàng và nợ nhà cung cấp; đồng thời làm giảm
vòng quay vốn lưu động năm 2011…). Thực tế, xu hướng chuyển dịch tỷ trọng tài sản
SVTT: Vũ Thị Hòa – 14D SB
25

×