Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoà cùng với xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá, hội nhập và hợp tác kinh tế
đang nổi trội, với sự phát triển mạnh của kinh tế thị trường, với tính phụ thuộc lẫn
nhau về kinh tế và thương mại giữa các quốc gia ngày càng sâu sắc, Việt nam đã và
đang không ngừng cố gắng đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước đưa nền kinh tế hoà nhập vào sự năng động của khu vực Đông Nam Á, hay nói
rộng hơn là khu vực vành đai Châu Á - Thái Bình Dương.
Trong cơ chế thị trường, hiệu quả kinh doanh là yếu tố mang tính quyết định sự
thành bại của doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm được các lợi thế, năng
lực của mình để các sản phẩm, dịch vụ cung cấp ra thị trường được nổi bật, nổi trội so
với các đối thủ trong cùng lĩnh vực, ngành kinh doanh để nâng cao hiệu quả kinh
doanh của mình.
Thứ nhất trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hiện nay
không thể thiếu công nghệ khoa học kỹ thuật.Với đặc điểm là một nước nông nghiệp
lạc hậu để thực hiện được quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì cần rất
nhiều máy móc thiết bị khoa học kỹ thuật, để thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển.
Điều đó đặt ra cho các doanh nghiệp nhập khẩu máy móc thiết bị phải nỗ lực hơn nữa
nhằm mang về cho đất nước những công nghệ tiên tiến của thế giới. Vì vậy nâng cao
hiệu quả trong lĩnh vực nhập khẩu máy là một việc làm vô cùng cần thiết và cấp bách
hiện nay nhằm đem về những công nghệ tốt nhất, hiện đại nhất với thời gian và chi phí
ít nhất, đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
cũng như góp phần phát triển kinh tế nói chung. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải
hết sức nhạy bén trong mọi vấn đề của sản xuất kinh doanh, phải không ngừng nâng
cao hiệu quả kinh doanh thông qua việc đảm bảo chi phí cá biệt ở mức thấp nhất, có
như vậy doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển được …
Thứ hai nâng cao hiệu quả trong hoạt động nhập khẩu máy làm giảm các thất
thoát trong quá trình nhập khẩu như ngoại tệ, và đảm bảo các máy và thiết bị được
nhập về là tốt nhất phục vụ cho quá trình sản xuất được hiệu quả cao nhất.
Thứ ba là trong một môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, doanh nghiệp
muốn tồn tại và phát triển được thì phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình để có
thể tiết kiệm được chi phí, thời gian cũng như đạt được lợi nhuận cao nhất. Đối với
doanh nghiệp nhập khẩu máy thì việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu sẽ giúp cho doanh
nghiệp hoạt động hiệu quả hơn khi nguồn lực khan hiếm .
Xuất phát từ thực tế đó em đã tiến hành thực hiện đề tài : “Nâng cao hiệu quả
hoạt động nhập khẩu máy của công ty Cổ Phần Xuất Nhập Máy Sao Việt”.
Vì thời gian thực tập ngắn và bản thân em còn có nhiều hạn chế nên đề tài
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ của
thầy cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
2. Tổng quan của các công trình liên quan.
Cho đến nay vấn đề nâng cao hiệu quả trong hoạt động nhập khẩu của doanh
nghiệp đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, sách luận văn, khóa luận đề cập tới, cụ
thể như :
- Nguyễn Thùy Linh (2009), “Thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả nhập
khẩu máy móc, thiết bị của Công ty COALIMEX”, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Kinh
Tế Quốc Dân. Luận văn đã đi sâu vào nghiên cứu một số lí luận cơ bản về hiệu quả
hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng hiệu quả
nhập khẩu máy móc, thiết bị của Công ty COALIMEX để rút ra những thành tựu và
những mặt hạn chế từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu máy móc,
thiết bị của công ty. Tuy nhiên, các giải pháp mà tác giả đưa ra chưa có tính cụ thể để
áp dụng cho Công ty. Các giải pháp đưa ra còn mang tính chung chung, chưa dựa trên
tình hình cụ thể của Công ty COALIMEX.
- Lê Thị Huyền Trang (2011),“ Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu máy
vi tính và phụ kiện máy vi tính từ thị trường Đông Nam Á của công ty cổ phần hệ
thống thông tin FPT”, Luận văn tốt nghiệp, Khoa Thương mại quốc tế- Đại Học
Thương Mại. Có thể nói đây là một đề tài hay về nâng cao hiệu quả hoạt động nhập
khẩu. Về nội dung đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt động nhập khẩu máy vi
tính và phụ kiện máy vi tính của Công ty Cổ phần hệ thống thông tin FPT. Trong đó,
đề tài trước hết đi sâu vào một số lý thuyết cơ bản về hiệu quả hoạt động kinh doanh,
thực trạng hiệu quả hoạt động nhập khẩu máy vi tính và phụ kiện máy vi tính của công
ty cổ phần hệ thống thông tin FPT từ thị trường Đông Nam Á, và các giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty. Tuy nhiên, luận văn mới
chỉ đưa ra những luận điểm về hiệu quả nhập khẩu cũng như giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu máy vi tính và thiết bị máy vi tính của công ty
trong giai đoạn nền kinh tế phát triển ổn định, thị trường cố định, chưa đi sâu vào
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng khi nền kinh tế có biến động mạnh và thị trường mổ
rộng.
- Lê Thị Hồng Khánh (2010), “Nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại
Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Viễn Đông”, Luận văn tốt
nghiệp, khoa thương mại quốc tế- Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. Luận văn đã đi sâu
nghiên cứu hoạt động nhập khẩu hàng hóa tại Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất
và thương mại Viễn Đông. Từ đó tìm ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
nhập khẩu hàng hóa của công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Viễn
Đông. Tuy nhiên đề tài chỉ nêu các biện pháp vi mô chung của ngành chứ không đi tìm
hiểu về các giải pháp thị trường, giải pháp phát triển thương mại để nâng cao hiệu quả
nhập khẩu hàng hóa của công ty.
Các tài liệu trên mới chỉ đề cập đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, nâng cao
hiệu quả nói chung, vai trò và thực trạng của hoạt động nhập khẩu máy móc và việc
nâng cao hiệu quả nhập khẩu máy của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy Sao Việt
thông qua một khía cạnh là xây dựng chiến lược quản trị marketing mà chưa đề cập
một cách đầy đủ, chi tiết tới việc nâng cao hiệu quả trong hoạt động nhập khẩu máy
móc của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu máy Sao Việt. Trong bối cảnh nền kinh tế
hiện nay, khi mà nhu cầu nhập khẩu máy móc phục vụ sản xuất trong nước ngày một
gia tăng, thì nầng cao hiệu quả nhập khẩu máy trở thành vấn đề được quan tâm hàng
đầu
3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu thực tế, em nhận thấy một số vấn đề đặt
ra như sau:
Hiệu quả là gì? Nâng cao hiệu quả có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp
nhập khẩu.
Thực trạng hoạt động nhập khẩu máy tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu máy
Sao Việt.
Kết quả mà Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu máy Sao Việt đạt được và những
mặt còn tồn tại, nguyên nhân.
Những việc cần làm nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm xe máy của Công ty Cổ
phần xuất nhập khẩu máy Sao Việt.
Trên thực tế, đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu máy của công ty
cổ phần xuất nhập khẩu máy Sao Việt ” có tính cấp thiết về cả lý luận và thực tiến.
- Về lý luận: hiệu quả hoạt động nhập khẩu máy có vai trò quan trọng đối với
một DN, nó có vai trò quyết định đối với một Công ty thương mại. Hoạt động nhập
khẩu máy của doanh nghiệp thành công hay thất bại phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ
quan như: khả năng tổ chức, điều hành, nguồn lực, cơ sở vật chất…. Nâng cao hiệu
quả nhập khẩu máy không những công ty có thể tăng thêm lợi nhuận, mà còn tạo được
uy tín trên thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của công ty trong điều kiện nền kinh tế
thị trường ngày càng khó khăn.
- Về thực tiễn:
Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay công nghệ khoa học kỹ thuật
hiện đại đã giúp cho quá trình phát triển đất nước ngày càng nhanh hơn. Để có thể theo
kịp đà tiến của các nước khác trên thế giới thì chỉ có cách là đưa công nghệ cao vào
trong nước, giúp cho quá trình sản xuất diễn ra nhanh hơn hiệu quả và tiết kiệm được
thời gian cũng như chi phi, góp phần đưa đất nươc phát triển theo hướng công nhiệp
hóa - hiện đại hóa đất nươc.
Nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu máy luôn là điều mà các doanh nghiệp
nhập khẩu máy hướng tới, việc gia tăng lợi nhuận trong hoàn cảnh thị trường ngày
càng cạnh tranh gay gắt là một việc rất khó khăn. Trong khi đó Công ty Cổ phần xuất
nhập khẩu máy Sao Việt là công ty cổ phần được chuyển đổi đăng ký kinh doanh từ
năm 2007. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, Công ty sẽ phải đối
mặt với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp trên thế
giới. Những năm gần đây, doanh thu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu máy Sao
Việt liên tục giảm, đặc biệt là việc nhập khẩu máy của công ty gặp nhiều khó khăn. Vì
vậy việc nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu máy của công ty là rất quan trọng và
có tính cấp thiết cao
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này trong quá trình phát triển nền
kinh tế đất nước cũng như sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nên em đã
chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả trong hoạt động nhập khẩu máy của công ty cổ
phần xuất nhập khẩu máy Sao Việt” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
4. Mục tiêu đối tượng nghiên cứu
Mục tiêu:
- Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả, hiệu quả hoạt
động nhập khẩu dựa trên thực trạng nhập khẩu máy của Công ty Cổ phần xuất nhập
khẩu Máy Sao Việt để tìm ra những giải pháp có tính khoa học và thiết thực nhằm
nâng cao hiệu quả trong hoạt động nhập khẩu máy của công ty trong tiến trình hội
nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ.
- Bên cạnh đó cũng đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt
động nhập khẩu của các công ty nói chung góp phần mang lại lợi ích cho nền kinh tế
và cả xã hội của đất nước thúc đẩy nền kinh tế phát triển hơn
Để đạt được các mục tiêu trên, thì nhiệm vụ của đề tài là :
- Hệ thống hóa lý luận về nhập khẩu, hiệu quả hoạt động nhập khẩu cũng như
sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.
- Phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu, hiệu quả hoạt động nhập khẩu và
thực trạng nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động nhập
khẩu máy của công ty trong thời gian tới.
Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu nâng cao hiệu qua trong hoạt động nhập khẩu máy
và thực trạng hiệu quả hoạt động nhập khẩu Máy của công ty cổ phần xuất nhập khẩu
máy Sao Việt trong tiến trình hội nhập, thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả
trong hoat động nhập khẩu máy của công ty.Từ đó đưa ra các giải pháp cho hoạt động
nhập khẩu nói chung của các doanh nghiệp khác.
5. phương pháp nghiên cứu
Khóa Luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích,
tổng hợp, kết hợp với so sánh và phân tích thống kê thông qua các bảng biểu số liệu.
- Phương pháp thu thập dữ liệu.
Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá
trình nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội. Việc thu thập dữ liệu sẽ giúp cho người
nghiên cứu nắm được vấn đề nghiên cứu, có phương pháp luận hay luận cứ chặt chẽ
hơn, có thêm kiến thức sâu rộng về lĩnh vực đang nghiên cứu,…Người nghiên cứu có
thể thu thập các tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp.
Thu thập dữ liệu sơ cấp: quá trình nghiên cứu thực trạng hiệu quả hoạt động
nhập khẩu máy của công ty cổ phần máy Sao Việt, đã thu thập các số liệu sơ cấp từ
phiếu điều tra trắc nghiệm và phỏng vấn chuyên gia với các câu hỏi xoay quanh các
vấn đề như quy mô nhập khẩu của công ty, những nhân tố nào ảnh hưởng tới hiệu quả
hoạt động nhập khẩu của công ty,…
Thu thập tài liệu thứ cấp: việc nghiên cứu thông thường bắt đầu từ việc thu thập thông
tin thứ cấp. Nguồn tài liệu này bao gồm:
+ Nguồn tài liệu bên trong: báo cáo về lỗ, lãi, báo cáo về hoạt động kinh doanh
của công ty, báo cáo của các cuộc nghiên cứu trước.
+ Nguồn tài liệu bên ngoài doanh nghiệp: các ấn phẩm của các cơ quan nhà
nước, sách báo thường kỳ, sách chuyên nghành, thông tin thống kê, báo cáo khoa học,
…
Trong đề tài này các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính, báo cáo tổng
kết của công ty, báo kinh tế, đầu tư, mạng internet,
- Phương pháp tổng hợp phân tích dữ liệu.
+ Phương pháp so sánh
Phương pháp được sử dụng để so sánh dữ liệu giữa các thời kỳ khác nhau
hoặc so sánh hoạt động nhập khẩu máy của công ty với các đối thủ cạnh tranh để
đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu máy của công ty trong giai đoạn hiện nay.
+ Phương pháp chỉ số
Các chỉ số được sử dụng để đánh giá sự tăng lên hoặc giảm xuống, tỷ trọng,
doanh thu, lợi nhuận… của công ty qua đó đánh giá được hiệu quả nhập hoạt động
nhập khẩu máy của công ty và dự báo tình hình phát triển trong tương lai.
- Phương pháp khác.
Phương pháp chủ yếu sử dụng các phần mền chuyên dụng bằng máy vi tính và
công nghệ thông tin, đồ thị, biểu đồ để từ đó có thể phân tích, đánh giá thực trạng và
dự báo tương lai về hiệu quả hoạt động nhập khẩu máy của công ty.
6. kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính
của đề tài này gồm 3 chương:
Chương 1: Một số lí luận cơ bản về nâng cao hiệu quả hoạt động nhập
khẩu máy của các doanh nghiệp thương mại.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động nhập khẩu máy của công ty
cổ phần xuất nhập khẩu máy Sao Việt
Chương 3: Đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
nhập khẩu máy của công ty cổ phần xuất nhập khẩu máy Sao Việt.
Chương 1
Một số lí luận cơ bản về nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu
máy của các doanh nghiệp thương mại.
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm về hiệu quả.
a) Khái niệm hiệu quả kinh doanh.
Theo cách hiểu thông thường, hiệu quả kinh doanh biểu hiện mối tương quan
giữa chi phí đầu vào và kết quả nhận được ở đầu ra của một quá trình Nếu gọi H
là hiệu quả kinh doanh:
Hiệu quả kinh doanh (H) = kết quả đầu ra/ chi phí đầu vào
Công thức này thể hiện hiệu quả của việc bỏ ra một số vốn để thu được kết quả
cao hơn tức là đã có một sự xuất hiện của giá trị gia tăng với điều kiện H>1, H càng
lớn càng chứng tỏ quá trình đạt hiệu quả càng cao. Để tăng hiệu quả (H), chúng ta có
thể sử dụng những biện pháp như: giảm đầu vào, đầu ra không đổi; hoặc giữ đầu vào
không đổi, tăng đầu ra; hoặc giảm đầu vào, tăng đầu ra,
Chúng ta có thể cải tiến quản lý điều hành nhằm sử dụng hợp lý hơn các nguồn
lực, giảm tổn thất, để tăng cường giá trị đầu ra. Nhưng nếu quá trình sản xuất, kinh
doanh đã hợp lý thì việc áp dụng các biện pháp trên sẽ bất hợp lý. Bởi ta không thể
giảm đầu vào mà không làm giảm giá trị đầu ra và ngược lại. Thậm chí trong thực tế,
ngay cả khi quá trình sản xuất, kinh doanh của chúng ta là còn bất hợp lý nhưng khi
chúng ta áp dụng những biện pháp trên có thể làm cho hiệu quả giảm xuống. Chính vì
vậy, để có được một hiệu quả không ngừng tăng lên đòi hỏi chúng ta chẳng những
không giảm mà còn phải tăng chất lượng đầu vào lên. Với nguyên vật liệu tốt hơn, lao
động có tay nghề cao hơn, máy móc công nghệ hiện đại hơn, ta sẽ giảm đi lượng hao
phí nguyên vật liệu, hao phí lao động, hao phí năng lượng, thiết bị trên từng đơn vị sản
phẩm, phế phẩm giảm đó là điều kiện để có những sản phẩm với số lượng, chất lượng
cao, giá thành hạ. Như vậy để tăng hiệu quả kinh doanh chỉ có con đường duy nhất là
không ngừng đầu tư vào công nghệ, nguồn nhân lực, quản lý,… Qua đó giá trị đầu ra
ngày càng tăng, đồng thời càng nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, của DN trên
thương trường.
Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của hoạt
động sản xuất kinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế trong
hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh
doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên
nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp – mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
b) khái niệm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp.
Về cơ bản dưới góc độ kinh tế đơn thuần hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cũng
như hiệu quả kinh doanh nói chung. Có thế nói rằng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
của doanh nghiệp chính là trình độ sử dụng các nguồn lực để nhập khẩu và trình độ tổ
chức quản lý của doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu xã hội ở trình độ cao nhất
với chi phí nhất định trong quá trình nhập khẩu. Hoạt động nhập khẩu thường dùng
ngoại tệ để nhập khẩu các máy móc, thiết bị hàng hóa… góp phần cân đối nền kinh tế .
Với đặc điểm này, hiệu quả hoạt động nhập khẩu đã phản ánh cả hiệu quả kinh tế xã
hội, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội.
Với doanh nghiệp, hoạt động nhập khẩu đạt hiệu quả khi kết quả thu về là lớn
nhất với chi phí bỏ ra thấp nhấp. Đồng thời hiệu quả hoạt động nhập khẩu còn thể hiện
trình độ cũng như khả năng sử dụng các nguồn lực sẵn có phục vụ cho hoạt động nhập
khẩu đó.
Trên góc độ toàn xã hội, chỉ đạt được hiệu quả khi nó góp phần nâng cao hiệu
quả xã hội, làm tăng chất lượng hàng hóa và hạ giá thành sản phẩm.
Hiệu quả hoạt động là một phạm trù phức tạp nó chịu tác động của nhiều yếu tố
và bao hàm nhiều nội dung hơn. Hoạt động nhập khẩu có hiệu quả đồng thời phải
mang lại lợi ích cho doanh nghiệp tiến hành hoạt động và đảm bảo mang lại lợi cho
nền kinh tế và toàn xã hội.
1.1.2 Khái niệm hoạt động nhập khẩu máy
Nhập khẩu là một mặt của hoạt động ngoại thương là một quốc gia hay một tổ
chức kinh tế quốc tế này mua hàng hoá dịch vụ kèm theo của một quốc gia hay một tổ
chức kinh tế quốc tế khác. Qua đó mang lại những lợi ích riêng cho quốc gia hay tổ
chức mình, quốc gia nhập khẩu nhận được hàng hóa còn quốc gia kia thì nhận được
ngoại tệ.
Nhập khẩu nhằm bổ sung hàng hoá khi một quốc gia nào đó không tự sản xuất
được hoặc không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng thì có thể mua lại từ các nước khác
mà có lợi thế về sản phẩm hàng hóa đó.
Nhập khẩu máy là một hình thức của hoạt động nhập khẩu. mà ở đó hàng hóa
được nhập khẩu là các máy móc thiết bị, phục vụ cho sản xuất. Hoạt động nhập khẩu
máy là nhằm đưa các công nghệ khoa học kỹ thuật vào trong nước để cho quá trình
sản xuất được hiệu quả hơn.
1.2 Một số lý thuyết về nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu máy của các
doanh nghiệp thương mại.
1.2.1 Vai trò của hiệu quả hoạt động nhập khẩu máy
Thương mại quốc tế chỉ ra và xác định cho một nước biết đâu là lợi thế của
mình, chỉ ra đúng đắn nên đầu tư vốn vào đâu, đầu tư vào lĩnh vực nào có lợi nhất.
Nhập khẩu là trong những nhiệm vụ quan trọng của thương mại quốc tế, do đó vai trò
của nhập khẩu ngày càng trở lên quan trọng và cụ thể. Nhất là trong điều kiện đất nước
đang phát triển theo hướng CNH-HĐH, thì nhập khẩu máy nhằm đưa công nghệ , khoa
học kỹ thuật vào trong nước có một vai trò lớn tới sự phát triển của đất nước.
- Thúc đẩy mạnh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật chuyển dịch cơ
cấu theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
- Nhập khẩu máy chất lượng cao về tạo động lực cho hoạt động sản xuất
trong nước được diễn ra nhanh hơn hiệu quả hơn giảm được nhiều thất thoát trong quá
trình sản xuất mà trước khi chưa có máy móc tham gia vào. Đảm bảo cho đầu vào sản
xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động, góp phần cải thiện và nâng cao mức
sống của người lao động.
- Nhập khẩu máy về giải quyết được những nhu cầu đặc biệt, hàng hóa hiếm
hoặc hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao mà nước ta chưa sản xuất được. Xóa bỏ
tình trạng độc quyền, phá vỡ triệt để tình trạng tự cung tự cấp của nền kinh tế đóng.
- Nhập khẩu máy về giải quyết được những nhu cầu đặc biệt, hàng hóa hiếm
hoặc hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao mà nước ta chưa sản xuất được.
- Là cầu nối thông suốt nền kinh tế thị trường trong và ngoài nước với nhau,
tạo điều kiện cho phân công lao động và hợp tác quốc tế phát huy được lợi thế so sánh
của đất nước, trên cơ sở chuyên môn hóa.
1.2.2 Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu máy
Nhập khẩu là một hoạt động kinh doanh quốc tế, nó mang những đặc trưng rất
riêng so với kinh doanh nội địa. Những đặc điểm riêng này có tác động và ảnh hưởng
rất lớn tới hoạt động nhập khẩu của công ty. Các đặc điểm có thể kể đến như:
- Về thị trường: Công ty có thể lựa chọn cho mình nhà cung cấp máy nước
ngoài một cách hợp lý nhất. Bất kỳ quốc gia nào cung cấp máy móc đều có thể là thị
trường của công ty. Mỗi quốc gia đều có những lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối
khác nhau họ hoàn toàn có thể sản xuất hàng hóa có lợi thế nhất từ đó cung cấp cho
các nhà tiêu dùng những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh nhất. Trong một thị trường
rộng lớn, phong phú và đa dạng như vậy, để chọn được thị trường hiệu quả hợp lý, các
nhà nhập khẩu phải phân tích, so sánh để có lựa chọn đúng đắn nhất.Trong hoạt động
kinh doanh, mục tiêu lợi nhuận luôn được chú trọng. Để đạt được mục đích đó, các
nhà nhập khẩu cần cân nhắc tới những lợi ích đạt được cũng như các chi phí bỏ ra khi
kinh doanh trên một thị trường nhất định.
- Về cách thức thanh toán: nhập khẩu cũng như hoạt động ngoại thương, có
rất nhiều phương thức thanh toán như: chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ… với
nhiều công cụ thanh toán như: tiền mặt, séc, kỳ phiếu… Trong thanh toán nhập khẩu,
các bên thường qui định các điều khoản thanh toán rất cụ thể tỉ mỉ.
- Về hệ thống pháp lý: Hoạt động nhập khẩu chịu sự chi phối của nhiều hệ
thống pháp luật khác nhau. Do chủ thể của hoạt động nhập khẩu máy là đến từ các
quốc gia khác nhau, nên hoạt động nhập khẩu còn chịu sự chi phối của luật của nước
cung cấp,luật quốc tế …các luật này nhiều khi có sự xung đột nhau. Nó đòi hỏi công ty
phải lắm rõ được điều này, để lựa chọn được nguồn luật điều chỉnh hợp đồng, tránh
được các phát sinh không cần thiết.
Xuất phát từ đặc điểm hoạt động vươn ra ngoài biên giới mà hoạt động nhập
khẩu máy mang những đặc điểm riêng nêu trên. Những đặc điểm này một mặt mang
lại cho các bên tham gia hoạt động nhập khẩu cả những cơ hội lớn cũng như những rủi
ro đáng kể.
1.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các doanh nghiệp thương mại
a) Các chỉ tiêu tổng hợp:
Lợi nhuận: Là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế mang tính tổng hợp, phản ánh toàn
bộ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Công thức tính:
LNNK = DTNK – CFNK
Trong đó : LNNK là lợi nhuận nhập khẩu
DTNK là Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu, thường là
doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong mỗi kỳ kinh doanh.
CFNK là chi phí cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu, được tính
bằng các khoản chi phí như: giá mua hàng hóa, giá vận chuyển, bảo hiểm lưu kho, bảo
quản, chi phí trả lương nhân viên, các khoản thuế phải nộp, các tổn thât trong kỳ liên
quan nhập khẩu.
Trong kinh doanh, lợi nhuận các doanh nghiệp thu được sau mỗi kì kinh doanh
là rất khác nhau, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Lợi nhuận có thể mang giá trị dương,
nhưng cũng có thể mang giá trị âm. Khi Lợi nhuận mang giá trị âm điều đó thể hiện
doanh nghiệp đang thua lỗ hoạt động không hiệu quả, khi lợi nhuận mang giá trị
dương thì có nghĩa là doanh nghiệp đang hoạt động có lãi, hoạt động hiệu quả.
Về mặt ý nghĩa, lợi nhuận là cơ sở để doanh nghiệp duy trì hoạt động, đồng thời
tái sản xuất kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp. Lợi nhuận tối đa hóa lợi nhuận
cũng là mục tiêu cuối cùng của mỗi doanh nghiệp hướng tới, khi lợi nhuận tăng lên có
nghĩa là việc hoạt động của công ty có hiệu quả hơn.
Mặc dù là chỉ tiêu quan trọng nhưng nhập khẩu lại không phản ánh được hết
hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp. Lợi nhuận chỉ phản ánh
sự chênh lệch về lượng giưa doanh thu và chi phi hoạt động nhập khẩu mà không phản
ánh được quá trình sinh ra nó. Do đó để đánh giá chính xác và hiệu quả người ta
thường so sánh lợi nhuận với doanh thu, chi phí và nguồn vốn phục vụ nhập khẩu.
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu nhập khẩu : Là một chỉ tiêu tổng hợp,
phản ánh mối liên hệ giữa lợi nhuận đạt được và doanh thu thu về.
Công thức tính tỷ suất lợi nhuận
Ddt =
%100×
DTNK
LNNK
Trong đó :
Ddt : tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu thu về từ hoạt động nhập khẩu, được tính
bằng tỷ lệ %
LNNK, DTNK: Lợi nhuận và doanh thu nhập khẩu được tính như trong chỉ
tiêu lợi nhuận ở trên.
Chỉ tiêu này cho biết, trong một đồng doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập
khẩu có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua chỉ tiêu này, có thể thấy xu hướng biến đổi của
lợi nhuận khi doanh thu tăng lên, trên cơ sở đó có những biện pháp phù hợp để nâng
cao mức doanh lợi của doanh thu nhằm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu: là một chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh
mối liên hệ giữa lợi nhuận đạt được và chi phí bỏ ra.
Công thức tính tỷ suất lợi nhuận:
Dcf =
%100×
CFNK
LNNK
Trong đó:
Dcf : tỷ suất lợi nhuận theo chi phí bỏ ra cho hoạt động nhập khẩu, đươc tính
bằng tỷ lệ %
LNNK, CFNK : Lợi nhuận và chi phí nhập khẩu , được tính như trong chỉ tiêu
lợi nhuận ở trên.
Nó phản ánh một đồng chi phí bỏ ra cho hoạt động nhập khẩu mang lại bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí càng cao, hiệu quả kinh doanh
càng cao.
b) Các chỉ tiêu bộ phận:
Hiểu quả sử dụng vốn lưu động: phản ánh khả năng sinh lời của đồng vốn.
Công thức tính hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Hvld =
VLDNK
LNNK
Hvld : hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhập khẩu.
LNNK: Như chỉ tiêu lợi nhuận ở trên.
VLĐNK: Vốn lưu động nhập khẩu, là các khoản vốn lưu động được sử dụng
cho hoạt động nhập khẩu như: các khoản tiền mặt dùng cho nhập hàng, các khoản vay,
các khoản tạm ứng… cho hoạt động nhập khẩu. Hiệu quả sử dụng vốn càng cao thì
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng hiệu quả hơn.
Số vòng quay của vốn lưu động nhập khẩu: phản ánh khả năng vòng quay
của vốn lưu động.
Công thức tính số vòng quay vốn lưu động nhập.
Svq =
VLDNK
DTNK
Trong đó:
Svq: số vòng quay vốn lưu động trong một kỳ kinh doanh,được tính bằng đơn
vị vòng quay
DTNK : như chỉ tiêu lợi nhuận ở trên.
VLĐNK: như chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở trên.
Chỉ tiêu cho biết vốn lưu động nhập khẩu quay được bao nhiêu vòng quay trong một
kỳ kinh doanh. Số vòng quay vốn lưu động càng lớn thì càng thể hiện doanh nghiệp sử
dụng càng hiệu quả vốn lưu động và ngược lại. Nâng cao hiệu quả thì số vòng quay
vốn phải tăng lên, nó chỉ ra hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp.
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: Phản ánh mối liên hệ giữa doanh thu thu
được và vốn lưu động bỏ ra cho hoạt động nhập khẩu.
Công thức tính hệ số đảm nhiệm vốn lựu động:
Hdn =
DTNK
VLDNK
Trong đó:
Hdn :hệ số đảm nhiệm vốn lưu động nhập khẩu.
DTNK, VLĐNK: doanh thu và vốn lưu động bỏ ra cho hoạt động nhập khẩu,
được tính như trong chỉ tiêu lợi nhuận và chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở
trên.
Chỉ tiêu này cho biết để thu được một đồng doanh thu cần bao nhiêu đồng vốn
lưu động, chỉ tiêu này càng thấp, có nghĩa là để thu được một đồng doanh thu càng
phải sử dụng ít đồng vốn nhập khẩu, điều đó phản ánh hiệu quả kinh doanh càng cao
và ngược lại.
Thời hạn thu hồi vốn nhập khẩu: Phản ánh khoảng thời gian mà mà vốn đầu
tư dần dần thu hồi sau mỗi kỳ kinh doanh.
Công thức tính:
Tvld =
LNNK
VNK
Tvnd : thời hạn thu hồi vốn nhập khẩu, được tính bằng số kỳ kinh doanh.
VNK: Vốn đầu tư cho hoạt động nhập khẩu, bao gồm cả vốn cố định và vốn lưu
động. Vốn nhập khẩu được tính bằng các đơn vị tiền tệ như : triệu đồng, tỷ đồng, triệu
usd , tỷ usd ….
LNNK: như chỉ tiêu lợi nhuận ở trên.
Chỉ tiêu này phản ánh để thu hồi vốn đầu tư cho hoạt động nhập khẩu cần bao
nhiêu kỳ kinh doanh. Chỉ tiêu này càng nhỏ có nghĩa là số vốn đầu tư cho hoạt động
nhập khẩu sau ít kỳ kinh doanh có thể thu hồi lại được. Điều đó thể hiện việc sử dụng
vốn nhập khẩu đạt hiệu quả tốt.
Năng suất lao động nhập khẩu, hay doanh thu bình quân: phản ánh kết quả
làm việc của lao động
Công thức tính:
Wld =
SLĐ
DTNK
Wld : Năng suất lao động nhập khẩu hay doanh thu bình quân, được tính bằng
các đơn vị như : triệu đồng/ người, tỷ đồng/ người, triệu usd/ người…
DTNK: như chỉ tiêu lợi nhuận ở trên.
SLĐ: Số lượng lao động tham gia hoạt động nhập khẩu trong doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này cho biết rằng năng suất lao động bình quân của một lao động trong
công ty. Nói cách khác, nó phản ánh một lao động mang lại bao nhiêu đồng doanh thu
cho hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn càng thể hiện chất lượng
nguồn nhân lực của công ty. Điều đó thể hiện doanh nghiệp đang sử dụng một nguồn
nhân lực hiệu quả.
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nhập khẩu của các doanh
nghiệp thương mại.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.
Trong đó bao gồm các yếu tố từ môi trường cạnh tranh, từ nền kinh tế nói
chung.Nhưng cũng có những yếu tố xuất phát từ bản thân doanh nghiệp.
a) Các nhân tố từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp
Môi trương bên ngoài doanh nghiệp chính là môi trường khách quan doanh
nghiệp không thể can thiệp, điều chỉnh hay tác động tới nó theo ý muốn chủ quan của
bản thân. Có thể nói, đó chính là môi trường diễn ra các hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Môi trường này có tác động rất lớn tới hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp dưới các góc độ về văn hóa pháp lý kinh tế.
Môi trường văn hóa:
Đây là yếu tố có tác động khá lớn tới hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu
của doanh nghiệp. Các yếu tố của môi trường văn hóa có tác động tới hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp, có thể kể đến như: ngôn ngư, thói quen, phong cách tiêu
dùng các nét đặc trưng về truyền thống tôn giáo. Ngôn ngữ bất đồng có thể gây hiểu
lầm giữa các bên tham gia ký hợp đồng. Sự hiểu lầm đó dù nghiêm trọng hay không
cũng có tác động tới hiệu quả của hoạt động nhập khẩu. Điều này làm tăng chi phí
hoạt động nhập khẩu làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Môi trường pháp lý.
Trong hoạt động nhập khẩu, môi trường pháp lý bao gồm, các qui định của
pháp luật bên nhập khẩu, bên xuất khẩu, các qui định quốc tế hay các tập quán thương
mại quốc tế. Với những qui đình này, doanh nghiệp có thể thực hiện một cách nghiêm
túc mà không thể tác động để thay đổi nó.
Các chính sách qui định một cách rõ ràng, minh bạch nhất quán sẽ tạo điều kiện
cho doanh nghiệp thực hiện dễ dàng các nghiệp vụ ngoại thương. Một vấn đề thường
gặp phải về vấn đề pháp lý trong hoạt động nhập khẩu, đó là sự mâu thuẫn giữa các
nguồn luật điều chỉnh mối quan hệ mua bán hàng hóa. Trong trương hợp đó sự mâu
thuẫn đối kháng có thể gây lên những tranh chấp ko đáng có tác động làm giảm hiệu
quả của hoạt động nhập khẩu. Ngoài ra các chính sách đối ngoại giữa các nước xuất và
nhập khẩu cũng tác động khác nhau tới hiệu quả hoạt động nhập khẩu. Các biện pháp
được áp dụng như cấm hay hạn chế nhập khẩu, các ưu đãi thuế quan, hạn ngạch thủ
tục hải quan,… đều ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh
nghiệp. bên cạnh đó sự ổn định về môi trường chính trị cũng có những tác động tích
cực tới hoạt động này.
Môi trường pháp lý có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động kinh doanh
nhập khẩu qua các yếu tố: hạn ngạch thuế nhập khẩu, các qui định về chính sách, thủ
tục hải quan….
Môi trường kinh tế
Cùng với môi trường văn hóa và pháp lý, môi trường kinh tế có tác động trực
tiếp và mạnh mẽ tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố thuộc môi
trường kinh tế, có tác động tới hiệu quả hoạt động nhập khẩu một cách rõ ràng có thể
kể đến như: các quan hệ kinh tế quốc tế, sự biến động của thị trường trong và ngoài
nước, sự biến động của tỷ giá hối đoái….
Về các quan hệ kinh tế quốc tế: chúng có tác dụng ngày càng to lớn và rõ ràng,
tới hiệu quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp. Với sự phát triển của xu hướng
toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, các quan hệ kinh tế quốc tế, ngày càng gia tăng
cả về số lượng và chất lượng. Các tổ chức kinh tế quốc tế ngày càng nhiều như: WTO,
ASEAN, AFTA,APEC…các quốc gia là thành viên,ngày càng có nhiều cơ hội phát
triển với lợi ích thiết thực. Các nhà sản xuất kinh doanh có cơ hội được mở rộng thị
trường, các nhà nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài có cơ hội tiếp xúc với các nhà sản
xuất và cung ứng sản phẩm hơn. Tất cả những điều đó đều có tác động rất lớn tới hiệu
quả hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp.
Sự biến động của thị trường trong và ngoài nước, có tác động trực tiếp tới hoạt
động nhập khẩu của doanh nghiệp. Được coi như chiếc cầu nối giữa thị trường trong
và ngoài nước, hoạt động nhập khẩu chịu sự tác động của hai đầu cầu này. Khi nhu
cầu trong nước tăng điều đó có thể thúc đẩy hoạt động nhập khẩu diễn ra nhanh hơn.
Sự biến
Sự biến động của tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp tới doanh thu và chi phí
nhập khẩu. Trong trường hợp tỷ giá tăng, nội tệ mất giá, nhà nhập khẩu phải bỏ ra một
lượng ngoại tệ lớn để nhập khẩu hàng hóa về. Như vây, dù tỷ giá hối đoái biến động
theo chiều hướng nào cũng tác động và ảnh hưởng một cách trực tiếp tới hiệu quả
nhập khẩu của doanh nghiệp.
b) Các nhân tố bên trong doanh nghiệp.
Môi trường bên trong doanh nghiệp là môi trường do doanh nghiệp tạo lên, đây
cũng là nơi doanh nghiệp có tác động làm thay đổi theo ý muốn chủ quan, theo hướng
có lợi cho mình.
Nguồn nhân lực
Nhân lực được coi là nhân tố quan trọng nhất thuộc về bên trong doanh nghiệp.
Người lao động chính là chủ thể thực hiện tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, duy
trì và điều hành các hoạt động đó. Khi nhân lực công ty có trình độ và chuyên môn sẽ
làm cho các giao dịch thương mại, công tác đàm phán ký kết hợp đồng cho công ty
diễn ra nhanh hơn, chính xác và đạt hiệu quả. Tất cả những điều đó giúp doanh nghiệp
tiết kiệm thời gian, chi phí công sức góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Mặt khác khi hoạt động nhập khẩu được nâng cao hiệu quả thì doanh nghiệp
sẽ có cơ hội đầu tư để hoàn thiện và nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực của mình.
Trình độ tổ chức quản lý
Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp chính là khả năng sắp xếp thành hệ
thống, quản lý các nguồn lực của doanh nghiệp để tiến hành các hoạt động kinh doanh.
Trong kinh doanh nhập khẩu trình độ quản lý của doanh nghiệp không chỉ thể hiện ở
việc sắp xếp các nguồn lực của mình như thế nào, mà còn thể hiện khá rõ ở công tác
lập kế hoạch, xây dựng chiến lược nhập khẩu một cách khoa học hợp lý. Trình độ
quản lý của doanh nghiệp càng cao thì khả năng tổ chức kế hoạch nhập khẩu hàng hóa
càng chính xác kịp thời.
Nguồn vốn và khả năng huy động vốn
Nguồn vốn là điều kiên đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp có thể diễn
ra liên tục và ổn định. Nguồn vốn là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện các giao dịch
nhập khẩu hàng hóa, là yếu tố đảm bảo cho doanh nghiệp có khả năng thực hiện các
nghĩa vụ thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu.
Nguồn vốn cũng như khả năng huy động vốn có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng
duy trì và thực hiện các đơn hàng có giá trị lớn, giúp doanh nghiệp có thể hoạt động ổn
định, tìm kiếm lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Hệ thống thông tin của doanh nghiệp
Thông tin có vai trò quan trọng trong tất cả các hoạt động kinh tế cũng như tất
cả các hoạt động xã hội. Với doanh nghiệp nhập khẩu, thông tin cho phép doanh
nghiệp lắm bắt được chính xác cơ hội kinh doanh, theo dõi sự biến đổi của nhu cầu thị
trường trong nước và thị trường nhập khẩu để có những thay đổi, hoạt động có hiệu
quả. Thông tin kịp thời, nhanh nhạy và chính xác là điều kiện để doanh nghiệp nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.
Cơ sở vật chất kỹ thuật
Là yếu tố đảm bảo cho hoạt động nhập khẩu diễn ra một cách hiệu quả. Cơ sở
vật chất kỹ thuật đảm bảo cho phép doanh nghiệp tiết kiệm chi phí thời gian với đối
tác cung cấp hàng. Hệ thống kho bãi, nhà xưởng đảm bảo cho phép doanh nghiệp tiết
kiệm chi phí cho công tác lưu kho bảo quản hàng hóa.
Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thể hiện ở khả năng áp dụng các kỹ thuật mới, tiên
tiến vào hoạt động kinh doanh của mình. Điều này cho phép doanh nghiệp mua được
những hàng hóa đảm bảo chất lượng, làm tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trương
tiêu thụ, góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3 Nội dung và nguyên lý giải quyết nâng cao hiệu quả hoạt động nhập
khẩu máy của các doanh nghiệp thương mại.
1.3.1 Nội dung hiệu quả hoạt động nhập khẩu máy của các doanh nghiệp thương
mại.
a) Xác định các mục tiêu hiệu quả hoạt động nhập khẩu.
- Mục tiêu hàng đầu để nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu cần đạt được
là phải nhập khẩu về những máy móc thiết bị có chất lượng dịch vụ cao nhất, tiến độ
thực hiện nhanh nhất; uy tín là nền tảng hàng đầu. Vì vậy doanh nghiệp cần xây dựng
cho mình các chính sách các chiến lược để phát triển công ty. Như các chính sách về
quản lý nguồn nhân lực, chính sách thu hút các nhà đầu tư , chính sách huy động vốn.
Qua đó hiệu quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được hiệu quả hơn.
- Không ngừng nâng cao năng lực và trình độ cho cán bộ công nhân viên, đầu
tư máy móc thiết bị thi công đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng .
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là rất quyết
liệt, sự cạnh tranh đó không chỉ với các doanh nghiệp trong nước mà cả với các doanh
nghiệp nước ngoài
- Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn trong DN. Việc đảm bảo đầy
đủ, kịp thời và sử dụng có hiệu quả vốn sẽ là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả
hoạt động nhập khẩu của công ty. Để có thể nâng cao hoạt động nhập khẩu máy của
doanh nghiệp thì nguồn vốn là cần thiết, nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động nhập khẩu
của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên và mở rộng thị trường nhập khẩu của mình
hơn để nhập khẩu về các sản phẩm tốt đáp ứng được nhu cầu trong nước cũng như góp
phần phát triển kinh tế xã hội. …
b) Các hình thức nhập khẩu
Nhập khẩu trực tiếp
Là hình thức nhập khẩu mà 2 bên mua và bán trực tiếp giao dịch với nhau, hàng
hóa được nhà nhập khẩu mua trực tiếp từ nhà sản xuất, cung ứng nước ngoài mà
không qua trung gian. Theo đó bên xuất khẩu trực tiếp giao hàng cho bên nhập
khẩu.Nhà nhập khẩu sẽ tự bỏ vốn để kinh doanh nhập khẩu, tự thực hiện công việc tự
tìm đối tác, đàm phán ký kết hợp đồng, tự chịu chi phí cho giao dịch, nghiên cứu thị
trường, lưu kho… Nhập khẩu chứa đựng rủi ro cao hơn các hình thức nhập khẩu khác,
nhưng lại mang lại lợi nhuận cao hơn cho các doanh nghiệp.
Nhập khẩu ủy thác (nhập khẩu qua trung gian)
Là hình thức nhập khẩu qua trung gian thương mại. Theo hình thức này, bên
nhập khẩu ủy thác cho một trung gian thương mại. Trung gian này sẽ liên hệ với nhà
xuất khẩu, thực hiện các nghiệp vụ nhập khẩu thông thường để nhập khẩu về theo hợp
đồng ủy thác với nhà nhập khẩu về. Khi hoàn thành hợp đồng nhà nhập khẩu sẽ phải
trả cho trung gian một khoản tiền gọi là phí ủy thác. Ngoài hai hình thức nhập khẩu
trên công ty còn nhập khẩu một số hình thức khác như : nhập khẩu liên doanh, nhập
khẩu tái xuất đổi hàng.
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu được tổ chức thực hiện với nhiều nghiệp vụ
khác nhau, từ nghiên cứu điều tra thị trường trong nước, tìm kiếm thị trường cung ứng
nước ngoài… Đến việc thực hiện hợp đồng, bán hàng nhập khẩu ở thị trường trong
nước. Các khâu, nghiệp vụ này phải đặt trong mối quan hệ hữu quan nhằm đạt được
hiệu quả cao nhất phục vụ kịp thời nhu cầu trong nước.
1.3.2 Các chính sách và công cụ nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu máy
của doanh nghiệp thương mại.
Chính sách quản lý nguồn lực của doanh nghiệp.
Để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của mình, thì nguồn lực của công
ty có một vai trò rất lớn giúp cho công việc kinh doanh của DN hiệu quả.
- Đối với cán bộ công nhân viên của DN.
DN có các chế độ ưu đãi khác nhau đối với công nhân, nhân viên của công ty :
mức lương trả cho công nhân nhân viên của công ty cũng khác nhau nó phù hợp với
trình độ cũng như năng lực của từng người. Do đó DN giữ lại được các nhân viên có
năng lực trình độ gắn bó với công ty, và cũng giảm được chi phí đào tạo khi tuyển
nhân viên mới cho DN.
DN không ngừng đào tạo cũng như bồi dưỡng thêm cho cán bộ công nhân viên
của DN những nghiệp vụ về thì trường, về nhập khẩu để cho hoạt động nhập khẩu
được thực hiện một cách nhanh và tốt nhất.
- Đối với nguồn lực về vốn : doanh nghiệp có các chính sách huy động vốn từ
các ngân hàng và từ các đối tác đặt hàng trong nước để có vốn đi thực hiện các hợp
đồng giao dịch với các nhà cung ứng.
Các chính sách hướng tới khách hàng
Với DN xác định rõ uy tín tạo lên niềm tin nơi khách hàng, chính vì thế mà DN
luôn đảm bảo chất lượng cũng như thông số kỹ thuật một cách chính xác, để khách
hàng tin tưởng và sẽ quay trở lại công ty. Điều đó giúp cho DN giữ được khách hàng
và sẽ thu hút được nhiều khách hàng cũng như nhiều đơn đặt hàng hơn trong tương lai
Ngoài ra các DN còn có các chính sách quản lý thị trường nhập khẩu cũng như
thị trường phân phối. Đối với thị trường nhập khẩu công ty tìm cho mình các nhà cung
cấp máy móc thiết bị hàng đầu, như Hàn Quốc, Trung Quốc ngoài ra công ty còn mở
rộng ra các thị trường mới như Mỹ, Nhật, EU…điều đó giúp cho DN có thể lựa chọn
được cho mình các nhà cung cấp, để từ đó mang về trong nước những sản phẩm có
chất lượng giúp phát triển đất nước.
Chương 2
Thực trạng hiệu quả trong hoạt động nhập khẩu máy của công ty
cổ phần xuất nhập khẩu máy Sao Việt
2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
nhập khẩu máy của công ty cổ phần xuất nhập khẩu máy Sao Việt.
2.1.1 Khái quát tình hình hoạt động nhập khẩu máy của công ty cổ phần xuất
nhập khẩu máy Sao Việt.
a) Giới thiệu chung về công ty.
Công ty Sao Việt ( VIET STAR Co., Ltd) thành lập năm 1992, đến năm 2007
được đổi tên và chuyển đổi đăng ký kinh doanh thành Công ty cổ phần xuất nhập khẩu
máy Sao Việt ( VIET STAR IMEX).
Các cổ đông sáng lập công ty:
o Ông Nguyễn Hà Hồng Điệp
o Ông Hà Minh Hạnh
o Ông Vũ Ngọc Hùng
Công ty cổ phần XNK Máy Sao Việt: P417B2 Ngọc Khánh – Ba Đình- Hà Nội
Văn phòng: 461 Đội Cấn – Ba Đình – Hà Nội
Số đăng ký kinh doanh của công ty: 0103015777 Vốn điều lệ: 4.500 triệu VNĐ
Giám đốc : Nguyễn Hà Hồng Điệp
Điện thoại: 04.37667329. Fax: 04.37667326
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu máy Sao Việt có chức năng và nhiệm vụ chủ
yếu là : kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị máy công trình, oto tải ben, tải thùng, đầu
kéo các loại, xe lu máy xúc, máy ủi, xe chuyển trộn bê tông, xe tưới nước rửa đường,
xe ép rác, xe estec cấp lẻ xăng dầu, xe ca, cẩu bánh lốp, bánh xích…
Thời gian qua, công ty là đơn vị thương mại trong việc cung cấp thiết bị máy
công tình của các hãng KOMATSU, CIFA, XCMG, DONGFENG tại Việt Nam
Trong thời gian qua Công ty Sao Việt đã cung cấp một số lượng lớn thiết bị
máy móc công trình cho các đơn vị, tỉnh thành trên cả nước và xe tải ben tự đổ, xe
chuyển trộn bê tông (hơn 200 xe ben nhãn hiệu CNHTC – SINOTRUCK) cho vùng
than Quảng Ninh và các tỉnh thành tại miền Bắc.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Nguồn: phòng hành chính công ty.
Hội đồng quản trị: Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển của công ty, quản
lý cơ cấu tổ chức của công ty…
Giám đốc: Người điều hành chung công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về
các hoạt động của công ty. Là người thay mặt công ty tham gia ký kết các hợp đồng,
cam kết của công ty với doanh nghiệp khác, với nhà nước. Đồng thời chịu trách nhiệm
trước các cổ đông về tình hình kinh doanh của công ty.
HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
Cửa Hàng Phụ
Tùng
Phòng Hành
Chính
Phòng Kinh
Doanh
Phòng Marketing
Phòng Kỹ Thuật
Cửa Hàng Kinh
Doanh Lốp và
Thiết Bị
Đội Quản Lý Kho
Bãi 1
Đội Quản Lý Kho
Bãi 2
Đội Quản Lý Bảo
Hành
Phòng Công Trình
Phòng Tài Vụ
Các phòng ban của công ty thực hiện các chức năng của mình, mỗi phòng có
các chức năng nhiệm vụ riêng để phát triển công ty, giúp đỡ giám đốc điều hành và
giải quyêt các lĩnh vực của công ty: như Phòng kinh doanh thực hiện các chức năng
nhiệm vụ: thực hiện các hoạt động tìm kiếm khách hàng, thỏa thuận các điều kiện giao
b) Tình hình hoạt động nhập khẩu của công ty .
Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Máy Sao Việt có chức năng nhiệm vụ chủ
yếu là: Kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị máy công trình, ô tô tải ben, tải thùng, đầu
kéo các loại, xe lu, máy xúc, máy ủi, xe chuyển trộn bê tông, xe tưới nước rửa đường,
xe ép rác, xe stec cấp lẻ xăng dầu, xe ca, cẩu bánh lốp, bánh xích…
Trong những năm gần đây công ty đã chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh
của mình. Hiện nay công ty có quan hệ nhập khẩu từ các nhà sản xuất, cung cấp sản
phẩm nổi tiếng trên thế giới ở Trung Quốc, Hàn Quốc,… Từ khi thành lập công ty có
rất ít khách hàng, cho tới nay số lượng khách hàng của công ty đã tăng lên nhiều.
Tháng 7- 2006 Công ty được ký kết là đại lý, Nhà phân phối và là đơn vị bảo
hành ủy nhiệm của Tập đoàn xe tải hạng nặng quốc gia Trung Quốc ( China National
Heavy Duty Truck - SINOTRUCK ).
Tháng 11- 2007 Công ty được ký kết là đại lý, Nhà phân phối và là đơn vị bảo
hành ủy nhiệm của Tập đoàn xe cẩu chuyên dụng ZOOMLIOM - PUYUAN Trung
Quốc, công ty đã tổ chức thành công tại hội chợ triển lãm CON - BUILT 2007
Danh sách tên ngành nghề kinh doanh
Bảng2.1: ngành nghề kinh doanh của công ty
TT Tên ngành nghề
1 Mua bán máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp, xây dựng phương tiện vận tải và phụ tùng thay thế, săm lốp ô tô.
2 Đại lý mua, bán và ký gửi hàng hóa.
3 Mua, bán, lắp ráp và sửa chữa ô tô, thiết bị thi công công trình.
4 Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, kỹ thuật ( không bao gồm
dịch vụ thiết kế công trình).
5 Vận tải hàng hóa bằng ô tô theo tuyến hợp đồng.
6 Dạy nghề sửa chữa ô tô, xe máy ở trình độ sơ cấp.
7 Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.
Nguồn: phòng kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh của công ty trong thời gian qua có xu hướng mở rộng
ra các ngành nghề mới nhưng chủ yếu vẫn xoay quanh việc nhập khẩu máy từ nước
ngoài về bán cho các doanh nghiệp, các ngành nghề mới như dạy nghề sửa chữa ô tô
xe máy ở trình độ sơ cấp , kinh doanh phương tiện thiết bị phòng chống cháy nổ.
2.1.2 Đánh giá khái quát các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả nhập khẩu khẩu
của công ty.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty, bao
gồm các yếu tố từ bên ngoài và bên trong công ty.
a) Nhân tố từ môi trường bên ngoài công ty.
Môi trương bên ngoài công ty chính là môi trường khách quan công ty không
thể can thiệp, điều chỉnh hay tác động tới nó theo ý muốn chủ quan của bản thân. Có
thể nói, đó chính là môi trường diễn ra các hoạt động kinh doanh của công ty. Môi
trường này có tác động rất lớn tới hiệu quả kinh doanh của công ty dưới các góc độ về
văn hóa, pháp lý, kinh tế.
Môi trường văn hóa: do đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty là nhập
khẩu, văn hóa giữa các nước có sự khác nhau về ngôn ngữ, phong tục, tập quán … gây
ra khó khăn cho công ty khi ký kết hợp đồng, và làm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động
nhập khẩu của công ty.
Môi trường pháp lý: cũng như môi trường văn hóa, ở mỗi quốc gia nhập khẩu
thì có các điều luật qui định về xuất nhập khẩu khác nhau, có thể gây ảnh hưởng xấu
tới quá trình nhập khẩu của công ty. Vì thề mà công ty khi muốn xâm nhập vào một
thị trường mới nào đó cần phải tìm hiểu về hệ thống pháp luật của thị trường đó để có
thể thực hiện hoạt động nhập khẩu của mình đạt hiệu quả cao. Điều này làm cho công
ty thêm các khoản chi phí, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Môi trường kinh tế : Cùng với môi trường văn hóa và pháp lý, môi trường kinh
tế có tác động trực tiếp và mạnh mẽ tới hiệu quả kinh doanh của công ty. Các nhân tố
thuộc môi trường kinh tế, có tác động tới hiệu quả hoạt động nhập khẩu một cách rõ
ràng có thể kể đến như: các quan hệ kinh tế quốc tế, sự phát triển của nền sản xuất
trong và ngoài nước, sự biến động của thị trường trong và ngoài nước, sự biến động
của tỷ giá hối đoái, sự phát triển của cơ sở hạ tầng, hệ thống tài chính ngân hàng.
b) Nhân tố bên trong công ty.
Môi trường bên trong công ty do công ty tạo lên, có thể thay đổi theo chủ quan
của công ty, theo hướng có lợi cho mình.
Nguồn nhân lực của công ty: nguồn nhân lực của công ty ảnh hưởng lớn đến
hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty. Hiện tại đội ngũ nhân viên của công ty đa
số kinh nghiệm còn hạn chế trình độ kỹ thuật chưa cao gây ảnh hưởng tới hiệu quả
hoạt động của công ty.
Nguồn vốn có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thanh toán cũng như việc thực
hiện các hợp đồng mới của công ty, hiện tại công ty đang phát triển nguồn vốn của
công ty và thực hiện huy động vốn của công ty để phục vu cho hoạt động nhập khẩu
máy của công ty được diễn ra và thu lại hiệu quả cao nhất.
Trình độ tổ chức quản lý của công ty chính là khả năng sắp xếp thành hệ thống,
quản lý các nguồn lực của công ty để tiến hành các hoạt động kinh doanh. Trong kinh
doanh nhập khẩu trình độ quản lý của công ty không chỉ thể hiện ở việc sắp xếp các
nguồn lực của mình như thế nào, mà còn thể hiện khá rõ ở công tác lập kế hoạch, xây
dựng chiến lược nhập khẩu một cách khoa học hợp lý. Trình độ quản lý của công ty
càng cao thì khả năng tổ chức kế hoạch nhập khẩu hàng hóa càng chính xác kịp thời.
Hệ thống thông tin và cơ sở vật chất kỹ thuật: đây là các yếu tố ảnh hưởng trực
tiếp tới hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty, công ty khi không có thông tin về
thị trường nhập khẩu sẽ dẫn đến tình trạng dễ bị thất bại và hiệu quả không cao. Cơ sở
vật chất kỹ thuật của công ty đảm bảo cho hoạt động nhập khẩu máy của công ty được
đảm bảo, đó là các điều kiện về kho bãi lưu trữ … cho phép doanh nghiệp tiếp tục mở
rộng quy mô làm cho hiệu quả hoạt động nhập khẩu được nâng lên.
2.2 Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động nhập khẩu máy của công ty cổ
phần nhập khẩu máy Sao Việt qua số liệu sơ cấp và thứ cấp.
2.2.1 Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động nhập khẩu máy của công ty cổ
phần xuất nhập khẩu máy Sao Việt qua số liệu sơ cấp.
Trong thời gian thực tập ở công ty em đã có cơ hội làm việc và tiếp xúc với
nhân viên và quản lý của công ty. Em tiến hành phát phiếu điều tra cho 10 nhân viên
Nguồn: từ phiếu điều tra.
Theo số liệu thống kê ở trên, khi được hỏi về nhận định thực lực doanh nghiệp
trên thị trường hiện nay thì đa số nhân viên công ty đều đánh giá là non trẻ và chưa có
nhiều kinh nghiệm (75%). Điều này dễ hiểu do công ty hoạt động chủ yếu là nhập
khẩu máy. Đây là một hoạt động kinh doanh diễn ra ở ngoài nước, các ký kết hợp
đồng từ 2 phía không cùng ngôn ngữ. Với lại đến năm 2007 công ty đổi tên và chuyển
đổi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp mới thực sự đi sâu vào hoạt động nhập khẩu
máy. Do đó với 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhập khẩu máy của công ty, điều
này ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của công ty trong lĩnh vực này với các doanh
STT Đối
tượng
Nội dung Đánh giá
(%)
1
Nhân viên Hình thức nhập
khẩu
Nhập khẩu gián tiếp 20
Nhập khẩu gián tiếp 75
Cả 2 5
2
Nhân viên
Tình hình kinh
doanh của doanh
nghiệp
Rất tốt 33
Tốt 45
Bình thường 18
Kém 4
Rất kém 0
3
Nhân viên Thực lực doanh
nghiệp
Mạnh , có kinh nghiệm 31
Non trẻ,chưa nhiều kinh
nghiệm
68
Yếu, chưa có kinh
nghiệm
1
4
Nhân viên
Cơ cấu hàng hóa
nhập khẩu
Đa dạng , phong phú 65
Bình thường 25
Ít và chưa phong phú 10
5
Nhân viên
Số lượng máy
nhập khẩu
Nhiều, số lượng lớn 54
It, số lượng vừa phải 40
Không nhập 6
6
Nhân viên
Tình hình tiêu
thụ, phân phối
máy
Tốt, tiêu thụ nhanh 85
Bình thường 10
Kém, hàng tồn kho nhiều 5
7
Nhân viên
Chế độ ưu đãi
Rất tốt 25
Tốt 30
Bình thường 40
Kém 5
8
Nhân viên Chi phí chủ yếu
cho 1 lần nhập
khẩu
Chi phí mua hàng 54
Chi phí vận chuyển 26
Chi phí cơ sở vật chất 10
Chi phí bảo quản và lưu
trữ
5
Chi phí khác 5
nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp nước ngoài từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả
hoạt động kinh doanh của công ty.
Còn về phía cơ cấu hàng hóa, nhìn chung những người được hỏi đều đánh giá
mặt hàng được bán tại các cửa hàng đa dạng và phong phú đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng.Ví dụ như công ty nhập khẩu về các loại máy móc công trình với nhiều
chủng loại mẫu mã khác nhau về phục vụ cho nhu cầu của đơn vị khách hành trong
nước được đảm bảo phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước.
Bên cạnh đó, khi được hỏi về số lượng máy nhập khẩu và tình hình tiêu thụ
phân phối máy trong thời gian vừa qua thì đa số ý kiến được hỏi đều nhận định là
nhiều với số lượng lớn và tiêu thụ phân phối nhanh. Điều đó cho thấy rằng công ty
đang hoạt động có hiệu quả khi số lượng máy nhập khẩu về có tỷ lệ tồn kho ít (5%).
Khi được hỏi về chế độ ưu đãi nhân viên của công ty thì đa số các phiếu trả lời
đều đánh giá ở mức bình thường chiếm khoảng 40%. Điều đó ảnh hưởng đến tâm lý
làm việc của các nhân viên. Vì vậy để trong thời gian tới công ty cần có các chính sách
ưu đãi tới nhân viên giúp họ cống hiến nhiều hơn cho công ty.
Cuối cùng, khi được hỏi về ý kiến đóng góp để xây dựng doanh nghiệp trong
việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu trong thời gian tới thì hầu hết các ý kiến đều nhấn
mạnh vào việc quảng bá hình ảnh thương hiệu của công ty sao cho gần gũi hơn với
khách hành . Bên cạnh đó, cũng có những ý kiến về việc cần mở rộng qui mô thị
trường hơn, ra các thị trường mới tiềm năng hơn, từ đó việc phân phối tiêu thụ máy
móc của công ty dễ dàng hơn và hoạt động hiệu quả hơn.
2.2.2 Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động nhập khẩu máy của công ty cổ
phần xuất nhập khẩu máy Sao Việt qua số liệu thứ cấp.
Nhìn một cách tổng quát, trong thời gian qua hoạt động nhập khẩu máy của
công ty diễn ra tương đối đều, đạt hiệu quả nhưng không cao. Điều này được thể hiện
qua các chỉ tiêu đánh giá sau:
a) Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tổng hợp.
kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty trong thời gian qua được
thể hiện ở bảng sau: