Chuyờn thc tp tt nghip GVHD: H Chớ Dng
trờng đại học kinh tế quốc dân
khoa marketing
ơ
chuyên đề
thực tập tốt nghiệp
Đề tài:
xây dựng chiến lợc marketing cho sản phẩm
rợu brandy của công ty cổ phần cồn rợu hà nội
Sinh viên thực hiện : trần trung đức
Mã sinh viên : cq500582
Lớp : marketing 50b
Khoá : 50
Hệ : chính quy
Giáo viên hớng dẫn: ths. hồ chí dũng
SV: Trn Trung c Lp: Marketing 50B
Hà Nội - 2012
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Hồ Chí Dũng
MỤC LỤC
SV: Trần Trung Đức Lớp: Marketing 50B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Hồ Chí Dũng
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG:
SV: Trần Trung Đức Lớp: Marketing 50B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Hồ Chí Dũng
LỜI NÓI ĐẦU
Từ xa xưa, Trước khi người Pháp đến Việt Nam trong cuộc xâm lăng và
đô hộ các thuộc địa, người Việt nói chung rất phổ biến tập quán uống rượu,
đặc biệt trong các ngày lễ, tết vốn vô tửu bất thành lễ. Thời đó, người Việt
thường tự nấu rượu và uống rượu. Năm 1858, khi những người Pháp đầu tiên
đặt chân đến Việt Nam, vẫn chưa có sản xuất rượu ở quy mô công nghiệp.
Đến năm 1898, từ nhu cầu tiêu thụ rượu rất lớn, Công ty rượu Đông Dương
(Société françaises des Distilleries de l’Indochine, thường được dân gian gọi
là Công ty Fontaine vì công ty này do A.Fontaine được thành lập, tạo nên
ngành chế biến rượu công nghiệp tại Việt Nam. Theo quá trình phát triển của
đất nước, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu thưởng thức
các loại đồ uống có cồn cao cấp ngày càng cao. Thị trường rượu Việt Nam
nhanh chóng có những biến đổi rõ rệt. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều
các loại rượu khác nhau đến từ các công ty trong nước, công ty nước ngoài,
công ty liên doanh, nhiều thương hiệu quốc tế đã có mặt ở Việt Nam như:
Vodka Hà Nôi, Vodka Men, XO, Johny Walker, Cognac…Các sản phẩm
rượu hướng tới khách hàng có thu nhập cao đang được các doanh nghiệp khai
thác do đây là thị trường đầy tiềm năng và hứa hẹn sẽ phát triển trong tương
lai. Đứng trước xu hướng đó, công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội-Halico đã đưa
ra sản phẩm rượu với thương hiệu Brandy Bluestar. Đây là sản phẩm rượu
Brandy đầu tiên do công ty sản xuất và đang có kế hoạch đưa vào thị trường.
Do đây là sản phẩm xuất hiện sau các tên tuổi Brandy có tiếng từ trước, nên
việc bắt đầu với một chiến lược marketing chi tiết và hiệu quả sẽ tăng khả
năng cạnh tranh với các sản phẩm rượu cao cấp khác. Đó là lí do tôi chọn đề
tài: “Xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm rượu Brandy Bluestar
của Công ty cổ phần cồn rươu Hà Nội - HALICO”
SV: Trần Trung Đức Lớp: Marketing 50B
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Hồ Chí Dũng
Để hoàn thành đề tài này em xin chân thành cảm ơn thầy Hồ Chí Dũng.
Thầy đã rất nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình viết đề tài. Đồng
thời em cũng xin cảm ơn các cán bộ, nhân viên trong công ty cổ phần cồn
rượu Hà Nội - Hailico đã tạo điều kiện cho em tìm hiểu về công ty và thu thập
tài liệu trong thời gian thực tập.
SV: Trần Trung Đức Lớp: Marketing 50B
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Hồ Chí Dũng
A – Giới thiệu về Halico
1. Giới thiệu về công ty cổ phần cồn rượu Halico
Công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội là một công ty Cổ phần được thành
lập dưới hình thức chuyển đổi từ Công ty TNHHNN Một thành viên Rượu Hà
Nội theo quyết định số 1626/QĐ-BCN ngày 16 tháng 11 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Công nghiệp về việc chuyển công ty TNHHNN Một thành viên
Rượu Hà Nội thành công ty cổ phần Rượu Hà Nội. Công ty cổ phần Rượu Hà
Nội chính thức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần từ ngày 06/12/2006.
Tên doanh nghiệp phát hành: Công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội
Tên giao dịch: HANOI LIQUOR JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: HALICO
Giấy chứng nhận ĐKKD số: 0103014424 do Sở KH&ĐT - Tp. Hà Nội cấp
ngày 06/12/2006, thay đổi lần 01 ngày 19/08/2008.
Địa chỉ: 94 Lò Đúc, Phường Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Điện thoại: (84-4) 3 976 3763
Fax: (84-4) 3 821 2662
Email:
Website:
1.1. Giới thiệu về lịch sử công ty:
- Năm 1898: Nhà máy Rượu Hà Nội được thành lập tại số 94 Lò Đúc.
Đây là nhà máy lớn nhất trong 5 nhà máy được Công ty Fontaine của Pháp
xây dựng ở Đông Dương.
SV: Trần Trung Đức Lớp: Marketing 50B
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Hồ Chí Dũng
- 21/11/1955: Chính phủ ban quyết định phục hồi Nhà máy Rượu Hà
Nội để sản xuất cồn phục vụ y tế, quốc phòng và dân sinh.
- 19/5/1956: Nhà máy được khánh thành và đưa vào sản xuất theo tiêu
chí "Tham gia quản lý lao động, cải tiến kỹ thuật".
- 1957-1958: Nhà máy nỗ lực nâng cao sản lượng hàng hoá, tổ chức
tìm kiếm, tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt thành công các tổ máy như lò hơi Mạo
Khê, máy cất Hải Dương.
- Năm 1958: Nghe theo lời Bác Hồ dạy, đồng chí Lê Thanh Nghị,
Giám đốc Chung Hường đã cho tiến hành nghiên cứu và ứng dụng thành công
nguyên liệu thay thế cho gạo với mục tiêu tiết kiệm gạo cho dân đủ ăn,và tinh
chế rượu, giảm độc tố có hại cho sức khoẻ.
- 19/5/1959: Bác Hồ về thăm nhà máy lần 1, khuyến khích CBCNV
SV: Trần Trung Đức Lớp: Marketing 50B
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Hồ Chí Dũng
hăng hái nghiên cứu, thi đua sản xuất.
- 1960-1961: Nhà máy thực hiện "cuộc cách mạng kỹ thuật" với sự hỗ
trợ của các chuyên gia đầu nghành sinh học người Đức, Trung Quốc. Thay
thế việc sản xuất rượu từ phương pháp Alylo sang phương pháp Mycomalte
để tăng hiệu suất thu hồi sản phẩm và đa dạng nguồn nguyên liệu
- Năm 1964: Nhà máy hỗ trợ đào tạo nghiệp vụ, kỹ thuật sản xuất rượu
cho các tỉnh.
- Năm 1965: Nhà máy Rượu Hà Nội giúp Nhà máy Đồng Xuân đi vào
sản xuất.
- 1965-1968: Chiến tranh leo thang, Nhà máy thành lập đại đội tự vệ,
bảo vệ an toàn nhà máy cùng các thiết bị, máy móc, con người.
- Năm 1970: Công ty thực hiện "3 cải tiến" về quản lý xí nghiệp, kỹ
thuật công nghệ, sản xuất. Trong năm, Nhà máy di dời nồi hơi KTL từ nhà
máy Dệt kim Đông Xuân, trọng lượng 40 tấn, siêu trường, siêu trọng về lắp
đặt thành công, nâng cao năng suất hoạt động
- 20/12/1972: Bom oanh tạc Hà Nội, vợ chồng anh Minh, kỹ sư học từ
Đức về đã hi sinh. Dân quân, cán bộ nhà máy vẫn kiên cường bám trụ tại nhà
máy, vừa tiến hành sản xuất, vừa chiến đấu bảo vệ nhà máy.
- 1970-1979: Nhà máy liên tục được tặng bằng khen "Đơn vị quyết
thắng".
- Năm 1973: Sau khi kí hiệp định Paris về Việt Nam, đón chào chuyến
thăm Việt Nam của Tiến sĩ Kissinger (cố vấn đặc biệt của tổng thống Mĩ
SV: Trần Trung Đức Lớp: Marketing 50B
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Hồ Chí Dũng
Nixon), công ty đã hoàn thành xuất sắc việc sản xuất Nếp mới đặc biệt có
dung tích 650 ml phục vụ cho bàn tiệc ngoại giao của Bộ Ngoại giao Việt
Nam.
- 1978-1985: Công ty tiến hành nghiên cứu và xây dựng thành công
tháp tinh chế rượu theo hệ thống tháp "Sodecial" của Pháp. Hệ thống mới đảm
bảo chất lượng rượu tinh chế đạt tiêu chuẩn cao.
- 02/02/1990: Công ty ký hợp đồng với hãng Novo Nordit của Đan
Mạch nhập Enzyme, đổi mới hệ thống lên men rượu theo quy chuẩn quốc tế.
- Năm 1993: Công ty thành lập Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Năm 1998: Chương trình Inox hóa, với sự thay thế bể pha chế, hệ
thống màng lọc, hệ thống rửa chiết hiện đại đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh
sản phẩm.
SV: Trần Trung Đức Lớp: Marketing 50B
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Hồ Chí Dũng
- Năm 2006: Công Ty TNHHNN Một thành viên Rượu Hà Nội theo
quyết định số 1626/QĐ-BCN ngày 16 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ
Công nghiệp về việc chuyển công ty TNHHNN Một thành viên Rượu Hà Nội
thành công ty cổ phần Rượu Hà Nội . Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội
chính thức hoạt động dưới hình thức cổ phần từ ngày 06/12/2006.
- Năm 2007: Công ty mở chi nhánh tại thành phố Đà Nẵng.
- Năm 2008: Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội được nâng hạng trở thành
Doanh nghiệp loại 1, chứng chỉ ISO 9001:2000 . Công ty vinh dự được nhận
cờ thi đua của Chính Phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho
doanh nghiệp dẫn đầu phong trào thi đua toàn quốc cùng nhiều giải thưởng
danh giá khác
- Năm 2009: Công ty thành lập các chi nhánh Cần Thơ, Nha Trang, văn
phòng đại diện tại Lào. Nhà máy mới tại Yên Phong cũng bắt đầu đi vào hoạt
SV: Trần Trung Đức Lớp: Marketing 50B
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Hồ Chí Dũng
động với công suất gần 50 triệu lít rượu/ năm. Công ty chuẩn bị niêm yết tại
Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2010.
- Qua hơn 111 năm xây dựng và phát triển, Halico ngày nay đã là
doanh nghiệp sản xuất rượu lớn nhất Việt Nam, với thương hiệu HALICO uy
tín, chất lượng. Các sản phẩm của Công ty có chất lượng cao, đã đạt được
nhiều Huy chương vàng về chât lượng trong nước và quốc tế.
- Chính sách chất lượng của Công ty là thỏa mãn mọi yêu cầu về chất
lượng, đảm bảo yêu cầu về an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Mọi sản
phẩm của Công ty đều được cấp Giấy chứng nhận hợp chuẩn và nhãn hiệu
độc quyền được kiểm định chặt chẽ theo đúng quá trình sản xuất và hệ thống
tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
- Với hệ thống Đại lý phân phối phủ khắp mọi miền đất nước và nhiều
nước trên thế giới: Đông Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan Sản phẩm của
Công ty có thể đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng mọi lúc mọi nơi.
- Trong thời gian qua và trong tương lai, HALICO không ngừng đầu
tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến nhất, kết hợp giữa
những tiến bộ khoa học hiện đại với những bí quyêt công nghệ cổ truyền để
cung cấp cho khách hàng trong và ngoài nước những sản phẩm chất lượng
cao, ấn tượng, mang hương vị đậm đà " Men say hồn Việt ".
-
SV: Trần Trung Đức Lớp: Marketing 50B
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Hồ Chí Dũng
1.2. Ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất cồn, rượu và các loại đồ uống có cồn, không có cồn.
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu cồn, rượu và các loại đồ uống có cồn,
không có cồn, thiết bị vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất rượu, cồn và
các mặt hàng tiêu dùng, công nghiệp, thực phẩm.
- Tư vấn, chuyển giao công nghệ, cung cấp thiết bị, dây truyền sản xuất
rượu cồn.
- Sản xuất kinh doanh các loại bao bì và các sản phẩm lương thực, thực
phẩm
- Kinh doanh vận tải hàng hóa
- Kinh doanh khách sạn, nhà ở và dịch vụ cho thuê nhà ở, văn phòng,
cửa hàng (không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ
trường).
1.3. Tầm nhìn thương hiệu Halico:
- Tư tưởng cốt lõi: Là thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất
rượu, mang đậm nét truyền thống và là niềm tự hào dân tộc. Đặc biệt là sản
phẩm Vodka Hà Nội tôn vinh niềm tự hào trong mỗi người và mọi người
Việt Nam.
- Mục tiêu cốt lõi:
o Với người tiêu dùng: sản phẩm của Halico giúp nâng cao thể chất,
tinh thần và làm họ tự hào sau một ngày làm việc mệt mỏi
o Với khách hàng: sản phẩm của Halico là một hoạt động kinh doanh
lớn đối với họ và họ muốn làm đối tác lâu dài với Halico bởi thương hiệu
Halico luôn là một thương hiệu uy tín và đem đến sự an tâm.
o Với chính phủ: Halico là nhà cung cấp những sản phẩm nguyên chất
chất lượng cao tại Việt Nam, giảm nguy hại cho sức khỏe và làm tăng doanh
thu thuế. Các sản phẩm của Halico là niềm tự hào của quốc gia và là một
SV: Trần Trung Đức Lớp: Marketing 50B
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Hồ Chí Dũng
thương hiệu để giới thiệu đến với khách du lịch trên toàn thế giới tìm đến để
thương thức “Men say hồn Việt.”
o Với nhà đầu tư: là thương hiệu mang đến doanh thu cao, tạo niềm tin
lớn trong các nhà đầu tư
o Với cán bộ nhân viên: luôn tự hào khi được làm việc ở Halico. Công ty
đem đến cho họ sự phát triển không ngừng cả về điều kiện sống lẫn sự nghiệp cá
nhân.
- Tầm nhìn tương lai: Trở thành thương hiệu lớn nhất Việt Nam
1.4. Các thành tựu đạt được:
- HALICO nhận chứng chỉ ISO 9001: 2000/ ISO 9001:2001
- Lễ trao giải thưởng doanh nhân thành đạt
- Top 500 Các thương hiệu hàng đầu Việt Nam
- Giải thưởng Hà Nội vàng Rượu Sâmpanh năm 2002
- Huy chương vàng Vang Hà Nội năm 1998
- Huy chương vàng Rượu Nếp Mới năm 1997
- Huy chương vàng Rượu Lúa Mới Hội chợ Quốc tế Leipzig, Đức, năm
1969
- Giải khuyến khích Rượu Sâmpanh năm 2002, 2003
- Huy chương đồng Rượu Vang chát HN năm 2002
- Hàng Việt Nam chất lượng cao các năm 2001, 2002, 2003
2. Giới thiệu về sản phẩm rươu Brandy
2.1. Rượu Brandy nói chung:
Trong đời sống của các dân tộc, các quốc gia, rượu không chỉ là một
phần nghi lễ văn hóa, xã giao mà còn là một thứ ẩm thực tinh tế của
những tao nhân, mặc khách. Nếu như người châu Á có những dòng rượu
truyền thống lâu đời làm từ ngũ cốc thì ở châu Âu lại có những thương
hiệu rượu nổi tiếng toàn cầu thuộc dòng Brandy.
SV: Trần Trung Đức Lớp: Marketing 50B
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Hồ Chí Dũng
Brandy là tên chung của các loại rượu mạnh cất từ nguyên liệu rượu nho
rồi ủ lâu trong thùng gỗ sồi hoặc gỗ cao su, tùy theo từng vùng, từng
quốc gia. Ngoài nho ra, Brandy còn được sản xuất từ các loại trái cây
khác. Khi đó nó thường được thêm tên của các loại trái cây sau từ
Brandy, ví dụ Brandy táo, mận… Brandy chỉ là một thuật ngữ chung, vì
thế nó có thể được sản xuất ở bất kỳ nơi nào. Các nước trồng nho đều
sản xuất Brandy. Đặc biệt, ở châu Âu, Brandy là đồ uống lâu đời của
nhiều nước và đã đi vào huyền thoại, có cả các vị thần được thờ phụng
để bảo trợ cho các vườn nho và rượu làm từ nho.
Rượu Brandy là loại rượu mạnh được làm từ nước ép quả hoặc
thịt quả và vỏ quả lên men. Độ cồn của rượu Brandy luôn trong khoảng
từ 40 – 60% Vol Etanol. Công nghệ sản xuất rượu Brandy đã có từ rất
lâu đời ở các nước châu Âu có khí hậu ôn đới, mỗi quốc gia có một loại
rượu Brandy nổi tiếng đặc trưng của riêng mình. Nó đặc trưng bởi
nguyên liệu sản xuất, nguồn nước, tiểu vùng khí hậu và đặc biệt là công
nghệ sản xuất.
Cho đến nay Việt Nam vẫn chưa có một công trình nghiên cứu
nào về công nghệ sản xuất rượu Brandy từ nguyên liệu quả được công
bố. Ở một số vùng trồng cây ăn quả tập trung như Ninh Thuận, Bắc
Cạn, Thanh Hà, Mộc Châu .v.v. mốt số gia đình đã sản xuất rượu
Brandy chưng cất từ dịch quả lên men. Nhìn chung chất lượng rượu
Brandy của các cơ sở này chưa cao, kỹ thuật lên men, chưng cất và
tàng trữ chưa được quan tâm. Rượu sau cất còn chứa nhiều tạp chất và
thiếu hương đặc trưng của sản phẩm, chất lượng rượu không ổn định.
Đây cũng là nguyên nhân chính làm cho các sản phẩm rượu này không
có sức cạnh tranh trên thị trường.
SV: Trần Trung Đức Lớp: Marketing 50B
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Hồ Chí Dũng
Brandy có thể chia làm 3 nhóm chính
Brandy nho: Được chế biến từ nước nho lên men, nước nho ép chứ
không có thịt hay vỏ quả nho. Loại rượu này thường có thời gian lưu trữ khá
dài trong thùng gỗ sồi để lên màu thêm mùi vị và trở nên ngon hơn.
Brandy từ bã nho: (Loại Grappa của Italia và Marc của Pháp là hai
điển hình của loại brandy này) là loại brandy được làm từ thịt quả, vỏ, thân và
phần còn lại của quả nho sau khi đã ép lấy nước, do đó có vị gắt nên phải thời
gian ủ khá dài. Brandy táo thường có thời gian lưu trữ trong thùng gỗ tối thiểu
nên có hương vị nồng đậm và có mùi vị đặc trưng của loại nho được chế biến
đã bị mất đi ở brandy ủ lâu năm trong thùng gỗ.
Brandy hoa quả: là tên gọi chung cho tất cả các loại brandy lên men
từ các loại trái cây nói chung trừ nho. Brandy hoa quả, trừ loại làm từ dâu,
thường là làm từ các loại quả dùng để lên men rượu. Dâu không đủ độ ngọt để
làm ra vang có đủ nồng độ cồn cần thiết để chưng cất và vì vậy thường được
ngâm trong rượu mạnh để chiết lấy vị dâu và hương thơm.
Mỗi loại brandy mang đặc trưng của từng vùng. Vì thế người ta đặt
tên cho loại brandy theo tên của vùng đó. Ví dụ: Cognac là tên một thị trấn ở
Pháp, đồng thời là tên loại brandy của vùng. Những vùng sản xuất brandy nổi
tiếng, đặc biệt ở Châu Âu thường rất khác với các vùng khác ở loại nho trồng
ở đó.
Brandy của Pháp gồm hai loại nổi tiếng nhất là Cognac và Armagnac
Cognac là loại brandy tốt nhất trên thế giới, là brandy chuẩn của các loại
brandy. Vùng Cognac nằm ở phía Tây bờ biển Atlantic của Pháp, phía Bắc
của Bordeaux, trong vùng Charente và Charente- Maritime. Vùng được chia
thành 6 tiểu vùng: Grande Champagne, Petite Champagne, Bois Ordinaries,
Borderies, Fins Bois and Bons Bois. Chất lượng của Cognac không chỉ đặc
biệt ở từ quá trình chưng cất rượu mà còn từ sự kết hợp lớp đất trồng tốt, khí
SV: Trần Trung Đức Lớp: Marketing 50B
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Hồ Chí Dũng
hậu và các điều kiện tự nhiên khác. Loại nho được dùng để sản xuất Cognac
là Ugni Blanc, Folle Blanche và Colombard. Nho được hái, ép, lên men. Sau
đó cho vào bình chưng cất đậy nút, để vỏ và cuống. Qua hai lần cất, độ rượu
đạt 70%, được cho vào thùng chứa làm bằng gỗ cây cao su lấy từ rừng
Limousin hoặc Troncais. Các thùng gỗ này phải để ngoài trời khoảng 4 năm
để chất tannin trong gỗ giảm bớt. Thời gian cho rượu Cognac trưởng thành
dài hay ngắn tuỳ theo chất lượng yêu cầu của Cognac sản phẩm. Tối thiểu là
18 tháng, tối đa thì vô kể, có khi tới 50 -70 năm. Loại Cognac lâu năm nhất,
quý nhất được để ở các vị trí đặc biệt trong hầm gọi là “thiên các” (lầu trời -
paradis).
Cuối cùng Cognac được đem ra hoà trộn và đóng chai. Bất cứ loại
Cognac nào cũng được hoà trộn bởi các loại Cognac năm tuổi khác nhau, vụ
nho khác nhau, loại nho khác nhau. Bởi vì không có gì xác định rõ được tuổi
của Cognac, ngành công nghiệp này đã sử dụng một số từ ngữ để phân loại
Cognac. Cần chú ý rằng các từ ngữ này không mang tính pháp lý chuẩn xác.
V.S - Very Superior: Loại cao cấp, chất lượng rất tốt
V.S.P - Very Superior Pale: ít nhất 2 năm tuổi trong thùng gỗ
V.S.O.P - Very Superior Old Pale: Loại vang trộn ít tuổi nhất trong đó
phải ít nhất 4 năm tuổi, loại vang trộn còn lại khoảng 10 đến 15 năm.
X.O - Extra Old hay Luxury: Loại vang trộn trong đó ít nhất phải 6 năm
tuổi, loại vang trộn còn lại khoảng 20 năm hoặc hơn nữa. Tất cả các nhà sản
xuất Cognac đều giữ một danh sách các vụ nho sản xuất các loại vang trộn
trong đó để theo dõi. Loại Cognac đến tuổi được đem ra khỏi các thùng gỗ
đúng hạn và chứa trong các bình thuỷ tinh lớn để tránh bay hơi và hạn chế sự
ngấm gỗ quá mức và se mùi. Cognac Luxury là Cognac thuộc loại tốt nhất
của mỗi nhà sản xuất
SV: Trần Trung Đức Lớp: Marketing 50B
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Hồ Chí Dũng
Armagnac là loại Brandy cao tuổi nhất ở Pháp. Theo các tài liệu còn lưu
lại thì Armagnac được chưng cất từ đầu thế kỷ 15. Vùng Armagnac nằm ở
trung tâm tỉnh Gascony cổ kính ở cực Tây Nam nước Pháp. Cũng giống như
Cognac, có các tiểu vùng: Thượng Armagnac, Hạ Armagnac và Tenareze.
Phần lớn các loại Armagnac đều là pha trộn, song không giống Cognac,
người ta vẫn có thể tìm thấy loại Armagnac làm từ một vụ nho duy nhất hoặc
một vườn nho đồng nhất. Người ta cũng phân loại Armagnac tương tự như
Cognac. Tuy nhiên Armagnac pha trộn thường có tỷ lệ vang lâu năm nhiều
hơn Cognac, có chất lượng cao hơn đủ thuyết phục những khách hàng khó
tính nhất.
Armagnac ba sao (Three Star): Armagnac ba năm tuổi
V.S.O.P: ít nhất 4 năm tuổi trong thùng gỗ
Extra, Napoleon, X.O: Loại 5 năm tuổi trong thùng gỗ
Hors d’age: Loại đã ít nhất 25 năm tuổi
Ngoài ra có một số nhãn hiệu nổi danh: Bisquit Dubouche, Camus,
Courvoisier, Delamain, Hennessy, Martell, Otard, Polignac-Unioop,
Remy Martin…
2.2. Brandy do Halico sản xuất:
Nắm bắt được tính thực tế khả năng tiêu dùng đồng thời xu thế phát
triển của thị trường halico cũng đưa ra sản phẩm Brandy Bluestar. Được
sản xuất dựa trên nguyên tắc chung của sản xuất dòng brandy. Qua quá
trình nghiên cứu dựa trên các cơ sở khoa học của kỹ sư của công ty, dự
án phát triển loại rượu Brandy riêng của công ty cổ phần cồn rượu
Halico được thông qua bởi ban lãnh đạo công ty, và Halico đã quyết định
đưa ra sản phẩm mới là Brandy Bluestar.
SV: Trần Trung Đức Lớp: Marketing 50B
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Hồ Chí Dũng
2.2.1. Rượu Brandy Bluestar
Bandy Bluestar là loại Brandy hoa quả: lên men từ các loại trái cây
nhiệt đới. Được sản xuất theo công nghệ sản xuất rượu Brandy truyền
thống của Châu Âu: quả vải và quả mận lựa chọn kỹ, sơ chế (rửa sạch,
tách vỏ bỏ hạt), ép lấy dịch quả, tiến hành lên men ở điều kiện nhiệt độ
thấp để giảm thiểu sự phát triển của các vi sinh vật không mong muốn,
hạn chế sự tạo thành metanol một chất độc hại cho con người, tạo ra
các este thơm. Rượu thu được tàng trữ trong các thùng gỗ sồi, ở điều
kiện nhiệt độ<20o C, thời gian tàng trữ ít nhất là 6 tháng, sản phẩm sau
tàng trữ được hoàn thiện, lọc trong và đóng chai.
SV: Trần Trung Đức Lớp: Marketing 50B
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Hồ Chí Dũng
Quy trình làm rượu Brandy Bluestar:
SV: Trần Trung Đức Lớp: Marketing 50B
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Hồ Chí Dũng
2.2.2. Các chỉ tiêu cảm quan:
Bảng 1: Chất lượng rượu trên các chỉ tiêu hóa lý:
Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích
Trạng thái Sản phẩm trong, không
cặn lắng và lơ lửng
Màu sắ Màu nâu vàng
Mùi Mùi đặc trưng của rượu
Brandy
Vị Vị đặc trưng
Hàm lượng acetaldehyde mg/l 98,80
Hàm lượng este mg/l 209,47
Hàm lượng Iso-Propanol mg/l 0,0
Hàm lượng Iso-Amylic mg/l 821,41
Hàm lượng Iso-Butanol mg/l 0,0
Hàm lượng metanol mg/l 431,6127
Hàm lượng furfurol mg/l 0,0
Hàm lượng cồn %V 39,5
Từ kết quả phân tích hóa lý của rượu Brandy Bluestar cho thấy mẫu
Brandy Bluestar là phù hợp với sản phẩm brandy hiện đang được tiêu
thụ phổ biến trên thị trường.
Sản phầm được giử sang phân tích tại trường đại học Hohenheim –
Cộng Hòa Liên bang Đức phân tích, kết quả cho thấy sản phẩm có chất
lượng hóa lý tốt, cảm quan sản phẩm đặc trưng, đủ tiêu chuẩn để sản
xuất rượu Brandy. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn Châu Âu EU Regulation
110/2008.
Chất lượng rượu trên các chỉ tiêu cảm quan
Kết quả cảm quan được thực hiện tại Hội đồng cảm quan Công ty Cổ
phần Cồn rượu Hà Nội. Hội đồng gồm 20 thành viên, gồm các cán bộ
cảm quan của Công ty Cô phần Cồn rượu Hà Nội và một số chuyên gia
thử nếm của Việt Nam. Qua 3 lần thử rượu, toàn hội đồng cảm quan đều
đánh giá mẫu rượu Brandy Bluestar là một sản phẩm mới, có hương vị
SV: Trần Trung Đức Lớp: Marketing 50B
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Hồ Chí Dũng
hài hòa đặc trưng và được đánh giá là sản phẩm có chất lượng tốt, tương
đương với rượu brandy S
T
– Rémy XO Napoléon của Pháp, sản phẩm
được đưa ra thị trường sẽ được mọi người đón nhận.
B – Chiến lược marketing cho rượu Brandy
1. Xác định mục tiêu chiến lược marketing
1.1. Mục tiêu thương hiệu
Halico quyết định đưa ra sản phẩm rượu Brandy Bluestar với mục tiêu
SV: Trần Trung Đức Lớp: Marketing 50B
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Hồ Chí Dũng
xây dựng một thượng hiệu rượu mạnh có phân khúc cao trên thị trường. Là
một sản phẩm được biết đến như một loại rượu đẳng cấp, lịch lãm, và chất
lượng, và sản phẩm của Việt Nam.
1.2. Vị trí của Halico trên thị trường
Thương hiệu của halico được trải nghiệm trên 100 năm từ thời thực dân
Pháp đô hộ. Là nhà máy công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam và lớn nhất tại
Đông Nam Á thời đó. Qua 100 năm không ngừng phát triển HALICO đã đạt
được nhiều thành tựu và được nhiều giải thưởng uy tín do nhà nước và nhiều
tổ chức lớn trao tăng. Các giải thưởng như là: chứng chỉ ISO 9001: 2000/ ISO
9001:2001; giải thưởng doanh nhân thành đạt; Top 500 Các thương hiệu hàng
đầu Việt Nam; giải thưởng Hà Nội vàng Rượu Sâmpanh năm 2002; Huy
chương vàng Vang Hà Nội năm 1998; Huy chương vàng Rượu Nếp Mới năm
1997; Huy chương vàng Rượu Lúa Mới Hội chợ Quốc tế Leipzig, Đức, năm
1969; Giải khuyến khích Rượu Sâmpanh năm 2002, 2003; Huy chương đồng
Rượu Vang chát HN năm 2002; Hàng Việt Nam chất lượng cao các năm
2001, 2002, 2003. Halico là một doanh nghiệp với các chỉ số cơ bản tốt. Năm
2008, lợi nhuận sau thuế của Halico đạt 162 tỉ đồng, năm 2009: 220 tỉ đồng,
năm ngoái 129 tỉ đồng và quý 1 năm nay là 48,7 tỉ đồng. Từ năm 2008,
Halico đã bốn lần tăng vốn từ 48,5 lên 200 tỉ đồng hiện tại. Những năm qua,
một phần không nhỏ lợi nhuận được trích cho quỹ đầu tư phát triển, nâng giá
trị quỹ này lên 275 tỉ đồng, cao hơn cả vốn điều lệ.
Cho đến nay, HALICO vẫn đang là công ty hàng đầu sản xuất rượu tại
VN. HALICO có 18 sản phẩm khác nhau bao gồm rượu, cồn khô, và nước
đóng chai. Riêng về rượu Halico tự hào với những sản phẩm: Vodka Hà Nội,
Vodka Nhãn xanh, Rượu Hà Nội, Rượu 94 Lò Đúc, Vodka Nhãn đỏ, Lúa
mới, Vodka BlueBird, Vina, Ba Kích, Halico Rice wine, Bluestar, rượ cafe,
rượu chanh, rượu anh đào, rượu nếp cẩm, rượu Thanh Mai… Với hương vị
SV: Trần Trung Đức Lớp: Marketing 50B
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Hồ Chí Dũng
độc đáo, tại hội nghị APEC năm 2006, rượu Vodka của Công ty Cổ phần Cồn
Rượu Hà Nội (Halico) đã được chọn làm đồ uống chính thức trong tiệc chiêu
đãi các nguyên thủ quốc gia. Bên cạnh đó, các nhãn hiệu như: Lúa Mới, Nếp
Mới, Thanh Mai, Vodka Hà Nội của Halico cũng đã khẳng định được tên tuổi
đối với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
1.3. Quy mô thị trường:
Ngành Bia Rượu Nước giải khát là ngành kinh tế quang trọng trong
nền kinh tế quốc dân và trong ngành công nghiệp nước ta. Giá trị sản xuất
công nghiệp của ngành năm 2011 đạt 26.754 tỷ đồng chiếm 21,66% giá trị
sản xuất công nghiệp của ngành thực phẩm đồ uống và 4,69% giá trị sản xuất
của ngành công nghiệp. Giá trị tăng thêm của ngành năm 2011 chiếm
2,68%GDP cả nước.
Năm 2010, Việt Nam sản xuất và tiêu thụ 360-365 triệu lít rượu, bình
quân 4,0-4,2 lít/người/năm. Từ các số liệu thu thập bởi Tổng cục thống kê từ
nhiều năm trước đó, Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp của
Bộ Công Thương đã tổng hợp, dự báo nhu cầu và đưa ra những hướng quy
hoạch tổng thể phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát như sau:
Đến năm 2015, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 490-510 triệu lít rượu,
bình quân 5-5,5 lít/người/năm. Tiếp theo, đến năm 2020, Việt Nam sẽ sản
xuất và tiêu thụ 610-640 triệu lít rượu, bình quân 6,7-7,3 lít/người/năm.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành giai đoạn
2011-2015 là 11,7%-12,3%/năm, giai đoạn 2016-2020 là 8,4-8,9%/năm và
giai đoạn 2021-2025 là 6,1-6,6% năm.
Ngành rượu nước ta còn chậm phát triển so với nhu cầu nên lượng rượu
nhập khẩu tương đối lớn. Tuy vậy, lương rượu dân nấu tiêu thụ tại chỗ vẫn
chiếm tỷ trọng áp đảo. Dự báo trong giai đoạn tới, nhu cầu rượu công nghiệp
có chất lượng đảm bảo và giá rẻ sẽ tăng nhanh. Đây là cơ hội cho các doanh
SV: Trần Trung Đức Lớp: Marketing 50B
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Hồ Chí Dũng
nghiệp trong nước phát triển nhanh và xây dựng thương hiệu cho riêng mình
để có thể cạnh tranh trong tương lai.
Cần tìm các đối tác chiến lược để hợp tác sản xuất một số loại rượu chất
lượng cao phục vụ nhu cầu ngày càng cao của xã hội, đặc biệt là rượu vang
nho.
Bảng 2: Chi tiết về tốc độ tăng trưởng theo từng giai đoạn
Chuyên
ngành
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp (% năm)
2006 -2012 2011-2015 2016-2020 2021-2025
Rượu 16,2 12,2-12,7 7,8-8,3 5-5,5
(Nguồn: kết quả nghiên cứu tính toán của Viện nghiên cứu chính sách, chiến lược)
Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành đạt 30 ngàn tỷ đồng theo giá 94
vào năm 2010, đạt 53-54 ngàn tỷ đồng năm 2015, 81-82 ngàn tỷ đồng năm
2020 và 110-111 ngàn tỷ đồng năm 2025
Giá trị sản xuất công nghiệp: Trong thời gian này, giá trị sản xuất công
nghiệp rượu được dự báo sẽ có những tăng trưởng ổn định
Bảng 3: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định 94 (tỷ đồng)
Chuyên
ngành
Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định 94 (tỷ đồng)
2005 2010 2015 2020 2025
Rượu 792 1.672 3.012 4.431 5.743
(Nguồn: kết quả nghiên cứu tính toán của Viện nghiên cứu chính sách, chiến lược)
Cơ cấu nội bộ ngành có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng
ngành bia và tăng dần tỷ trọng ngành nước giải khát, ngành rượu có vị trí gần
như không thay đổi trong cơ cấu toàn ngành.
Về sản phẩm
Sản phẩm rượu tại thị trường Việt nam chia theo các loại rượu: rượu
trắng, rượu champagne các loại, rượu vang, đồ uống lên men không qua
chưng cất, rượu dân nâu. Dựa vào sự phát triển chung của nền kinh tế và xã
SV: Trần Trung Đức Lớp: Marketing 50B
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Hồ Chí Dũng
hội, cụ thể là tốc độ tăng GDP, tốc độ tăng dân số, thói quen tiêu dùng vầ tốc
độ hội nhập của kinh tế và xã hội Việt Nam với các nước trong khu vực thế
giới, chính sách của Chính phủ và Nhà nước đối với ngành .v.v. Nhóm nghiên
cứu của Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp thuộc Bộ Công
Thương đã dự báo xu hướng tiêu dùng, nhu câu cầu tiêu thụ sản phẩm rượu
của Việt Nam đến năm 2015 và 2025, từ đó có được định hướng phát triển
ngành rượu như sau:
Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng các sản phẩm (%/năm)
Chuyên ngành
Tốc độ tăng sản lượng các sản phẩm (%/năm)
2006-2010 2011-2015 2016-2020 2021-2025
Sản lượng rượu 8,84 5,52 3,39 1,32
Rượu trắng có độ cồn từ 25
o
trở lên
30,00 17,00 9,00 4,00
Rượu mầu có độ cồn từ 25
o
trở lên
18,00 15,00 8,00 4,00
Rưựou champagne các loại 16,00 13,00 14,00 14,00
Rượu vang từ quả tươi (rượu
vang nho)
5,00 8,00 10,00 14,00
Đồ uống lên men không qua
chưng cất (như rượu lê,…)
40,00 17,00 13,00 14,00
Rượu dân nấu 6,50 1,80 - -3,00
(Nguồn: kết quả nghiên cứu tính toán của Viện nghiên cứu chính sách, chiến lược)
Theo bản dự báo này, các sản phẩm rượu mạnh sản xuất công nghiệp sẽ
tăng nhanh trong giai đoạn đầu và giảm tốc độ tăng trưởng dần theo thời gian.
Riêng rượu vang và đồ uống lên men sẽ tăng nhanh cũng như sự hoàn thiện
về công nghệ và phát triển vùng nguyên liệu. Sản lượng rượu dân tự nấu sẽ
tăng trưởng chậm dần tiến tới giảm cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự
đòi hỏi ngày càng cao về vệ sinh an toàn thực phẩm của người tiêu dùng.
Bảng 5: Sản lượng sản phẩm (triệu lít/năm)
Chuyên ngành Sản lượng các sản phẩm (triệu lít/năm)
SV: Trần Trung Đức Lớp: Marketing 50B
25