Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Nâng cao chất lượng thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch Tôn Đức Thắng – VPBank Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.36 KB, 54 trang )

trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
khoa khoa häc qu¶n lý

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
§Ò tµi:
Nâng cao chất lượng thẩm định tình hình tài chính doanh
nghiệp trong hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch Tôn Đức
Thắng – VPBank Hà Nội
Hµ Néi - 05/2011

trờng đại học kinh tế quốc dân
khoa khoa học quản lý

CHUYấN THC TP TT NGHIP
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Trọng Quân
Lớp : Quản lý kinh tế 49B
Chuyên ngành : Quản lý kinh tế
Giáo viên hớng dẫn : THS. Bùi Thị Hồng Việt

Hµ Néi - 05/2011

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Sinh viên : NGUYỄN TRỌNG QUÂN
Lớp : Quản lý kinh tế 49B
Khoa : Khoa học quản lý
Trường : Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Em xin cam đoan nội dung chuyên đề em viết là hoàn toàn do quá trình
học tập, tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng
dẫn không hề có sự sao chép với các chuyên đề khác. Nếu sai sự thật em xin
hoàn toàn chịu sự kỷ luật của khoa và nhà trường.


Ngày 09 tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Trọng Quân
Nguyễn Trọng Quân Lớp: QLKT 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
Với bất cứ một quốc gia nào, một nền kinh tế nào thì vốn là yếu tố quan trọng nhất
để giúp phát triển và tăng trưởng kinh tế. Dòng vốn chảy vào nền kinh tế càng lớn thì tiềm
năng phát triển sẽ càng lớn. Và Việt Nam đang làm rất tốt vấn đề thu hút vốn đầu tư của cả
trong và ngoài nước, góp phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước, nâng cao vị thế
của Việt Nam trong khu vực cũng như trên trường quốc tế 1
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 45
Đơn vị : PGD Tôn Đức Thắng- VPBank Hà Nội 45
Địa chỉ : 214 Tôn Đức Thắng- Đống Đa- Hà Nội 45
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2011 46
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 46
Họ tên sinh viên : Nguyễn Trọng Quân 46
Mã sin viên : CQ492245 46
Lớp : QLKT B 47
Khoa : Khoa học quản lý 47
Khóa : 49 47
Giảng viên hướng dẫn : Bùi Thị Hồng Việt 47







47

47
Xác nhận của giảng viên 47
47
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN 47
Họ tên sinh viên : Nguyễn Trọng Quân 48
Mã sinh viên : CQ492245 48
Lớp : QLKT B 48
Khoa : Khoa học quản lý 48
Khóa : 49 48
Giảng viên phản biện : 48







48
48
48
Xác nhận của giảng viên 48
48
48
Nguyễn Trọng Quân Lớp: QLKT 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Trọng Quân Lớp: QLKT 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT
NHTM : Ngân hàng thương mại
TCDN : Tài chính doanh nghiệp

PGD : Phòng giao dịch
NHNN : Ngân hàng nhà nước
TSĐB : Tài sản đảm bảo
BCTC : Báo cáo tài chính
HĐTD : Hợp đồng tín dụng
TSLĐ : Tài sản lưu động
TSCĐ : Tài sản cố định
VCSH : Vốn chủ sở hữu
HTK : Hàng tồn kho
Nguyễn Trọng Quân Lớp: QLKT 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Với bất cứ một quốc gia nào, một nền kinh tế nào thì vốn là yếu tố
quan trọng nhất để giúp phát triển và tăng trưởng kinh tế. Dòng vốn chảy
vào nền kinh tế càng lớn thì tiềm năng phát triển sẽ càng lớn. Và Việt
Nam đang làm rất tốt vấn đề thu hút vốn đầu tư của cả trong và ngoài
nước, góp phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước, nâng cao vị thế
của Việt Nam trong khu vực cũng như trên trường quốc tế.
Từ một nước chưa đủ tiêu dùng, lệ thuộc vào nước ngoài, Việt Nam
đang vươn lên ngày càng mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới. Thị trường Việt
Nam luôn được các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài đánh giá là
vô cùng tiềm năng. Theo đà phát triển của xã hội, với xu thế ngày càng mở
rộng sâu vào kinh tế thế giới, ngày càng có nhiều doanh nghiệp được thành
lập và đi vào hoạt động. Các doanh nghiệp nước ngoài cũng đầu tư ngày càng
nhiều vào Việt Nam khiến cho môi trường cạnh tranh ngày càng nóng.
Theo dự tính trong tương lai, nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất và tái đầu
tư của các doanh nghiệp sẽ ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu vốn ngày
càng tăng như vậy, các NHTM ngày càng được coi trọng trong việc cung cấp
tín dụng cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại hoạt động với
những ngành nghề không giống nhau, nhu cầu vốn không giống nhau, không

những vậy tình hình hoạt động của họ cũng khác nhau, có doanh nghiệp làm
ăn rất tốt và luôn đạt lợi nhuận cao, có doanh nghiệp làm ăn lỗ và bị phá sản.
Với các doanh nghiệp có nguy cơ phá sản nhưng có nhu cầu vay vốn để tiếp
tục hoạt động sẽ là một rủi ro lớn cho ngân hàng nếu cho doanh nghiệp đó
vay. Do vậy công tác thẩm định tình hình TCDN được đặt ra để giảm thiểu rủi
ro, nâng cao chất lượng hoạt động đã được ngân hàng VPBANK đặt ra như
một việc tất yếu.
Chính vì lý do đó, em đã chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng thẩm định
tình hình TCDN trong hoạt động tín dụng tại PGD Tôn Đức Thắng-
VPBank Hà Nội” với mục đích nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn
cũng như đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng thẩm
định TCDN tại PGD.
Do trình độ lý luận và thực tiễn còn hạn chế nên không tránh khỏi những
sai sót, em mong có sự góp ý của các thầy cô, các anh chị trong PGD Tôn
Đức Thắng để chuyên đề được hoàn thiện và đầy đủ hơn.
Nguyễn Trọng Quân Lớp: QLKT 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM
ĐỊNH TÌNH HÌNH TCDN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Thẩm định tình hình TCDN trong hoạt động tín dụng của NHTM
1.1.1. Khái niệm thẩm định tình hình TCDN
Thẩm định tình hình TCDN trong hoạt động tín dụng của NHTM là rà
soát, đánh giá lại, đánh giá một cách khách quan, khoa học và toàn diện mọi
khía cạnh tình hình TCDN trên giác độ của ngân hàng nhằm đưa ra quyết
định cho vay đối với doanh nghiệp, đảm bảo an toàn và sinh lợi cho ngân
hàng. Trong quá trình thẩm định tình hình TCDN, nhiều khi phải tính toán,
phân tích lại các chỉ tiêu phản ánh tình hình TCDN, ví dụ như các chỉ tiêu về
doanh thu, lợi nhuận ròng, hay chỉ tiêu về tính thanh khoản của doanh nghiệp,

sau đó NHTM mới có thể đưa ra quyết định có cho vay hay không.
1.1.2. Tầm quan trọng của thẩm định tình hình TCDN
Từ khái niệm thẩm định tình hình TCDN trong hoạt động tín dụng của
NHTM ta có thể thấy được tầm quan trọng của công việc này. Hoạt động tín
dụng là hoạt động mang lại nguồn lợi lớn nhất cho ngân hàng song cũng chứa
đựng nhiều rủi ro nhất. Rủi ro tín dụng có thể xảy ra bất cứ lúc nào, gây tổn
thất cho ngân hàng do khách hàng không trả đúng hạn, không trả đủ vốn và
lãi hoặc khách hàng không có khả năng trả nợ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng như là thiên tai, dịch
bệnh, những thay đổi trong chính sách điều chỉnh kinh tế vĩ mô của nhà nước
hoặc do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, tất cả đều làm cho ngân
hàng không có khả năng thu hồi vốn. Việc quan trọng là thực hiện những biện
pháp nào để có thể hạn chế được thấp nhất rủi ro tín dụng xảy ra. Có nhiề biện
pháp được sử dụng như là đa dạng hóa các loại hình tín dụng, đa dạng hóa
khách hàng, giám sát khách hàng, các yêu cầu về tài sản đảm bảo, Biện
pháp có thể nói là quan trọng nhất đó là thẩm định kỹ lưỡng khách hàng
trước khi đưa ra các quyết định cho vay. Khách hàng quan trọng nhất của các
Nguyễn Trọng Quân Lớp: QLKT 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
NHTM đó là các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước, do đó thẩm định tình
hình TCDN là rất cần thiết. Nếu việc thẩm định không chính xác sẽ rất dễ xảy
ra rủi ro cho ngân hàng, giảm uy tín, và thậm chí đưa ngân hàng đến bờ vực
phá sản.
1.2. Chất lượng thẩm định tình hình TCDN trong hoạt động tín dụng của
NHTM
1.2.1. Khái niệm chất lượng thẩm định tình hình TCDN
Chất lượng là một khái niệm gây nhiều tranh cãi. Tùy vào đối tượng,
hoàn cảnh, từ “chất lượng” sẽ có ý nghĩa khác nhau. Người sản xuất coi chất
lượng là điều họ phải làm để đáp ứng các quy định và yêu cầu do khách hàng
đặt ra, được khách hàng chấp thuận. Chất lượng được so sánh với chất lượng

của đối thủ cạnh tranh và đi kèm chi phí với giá cả. Người tiêu dùng coi loại
hàng hóa mà họ tiêu dùng là có chất lượng khi nó thỏa mãn tốt nhất nhu cầu
của họ, bên cạnh đó còn phải có chi phí có thể chấp nhận được khi so sánh
với hàng hóa của người sản xuất khác. Mỗi nền văn hóa, tổ chức khác nhau
lại có khái niệm chất lượng khác nhau.
Tuy nhiên, chất lượng không phải là một khái niệm quá trừu tượng đến
mức người ta không thể diễn giải một cách thống nhất. Tổ chức quốc tế về
tiêu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS 9000:2000 đã đưa ra định nghĩa: “
chất lượng là tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình
để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên liên quan”.
Theo từ điển thuật ngữ kinh tế, nhà xuất bản từ điển Bách Khoa Hà Nội,
xuất bản năm 2001 thì: “ Chất lượng là toàn bộ các đặc tính của một hàng
hóa hoặc dịch vụ đáp ứng được yêu cầu của người mua. Vật liệu, kiểu dáng
và kỹ thuật chế biến là những đặc điểm quan trọng của chất lượng sản phẩm,
ảnh hưởng đến việc tiêu dùng sản phẩm đó”.
Từ các khái niệm trên, đứng trên giác độ NHTM, có thể hiểu chất lượng
thẩm định tình hình TCDN trong hoạt động tín dụng của NHTM như sau: “
Chất lượng thẩm định tình hình TCDN trong hoạt động tín dụng của NHTM
là tập hợp các đặc tính của thẩm định đáp ứng được các yêu cầu và mục đích
của ngân hàng, đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời của ngân hàng”.
Nguyễn Trọng Quân Lớp: QLKT 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Để có thể hiểu rõ hơn về chất lượng thẩm định tình hình TCDN trong
hoạt động tín dụng của NHTM, cần phải xem xét đến các chỉ tiêu phản ánh
nó.
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tình hình TCDN trong
hoạt động tín dụng của NHTM.
Đứng trên giác độ ngân hàng, chúng ta phải xem xét một số chỉ tiêu
quan trọng, cụ thể như sau:
Thứ nhất, mức độ chính xác của kết quả thẩm định: Chất lượng thẩm

định tình hình TCDN trước hết thể hiện ở mức độ chính xác của kết quả thẩm
định. Nó được xem xét ở việc ngân hàng có đánh giá chính xác, toàn diện tình
hình tài chính của doanh nghiệp ( thông qua các báo cáo tài chính, các tỷ số
tài chính và hệ số xếp hạng tín dụng) hay không. Các đánh giá đó có vai trò
như thế nào trong việc ngân hàng ra các quyết định cho vay đối với doanh
nghiệp. Việc đó có đem lại nguồn lợi cho ngân hàng hay không, hay nói cách
khác là những doanh nghiệp đó có thể trả đủ cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng hay
không.
Thứ hai, thời gian và chi phí thẩm định: kết quả thẩm định dù chính xác
đến đâu nhưng nếu thời gian thẩm định kéo dài và chi phí thẩm định lớn ( xét
trong từng điều kiện của khoản vay) thì cũng không thể coi chất lượng thẩm
định là tốt. Điều đó gây tốn kém cho ngân hàng, làm giảm lợi nhuận. Mặt
khác trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt, nếu
chậm trễ thì sẽ mất cơ hội cho vay, giảm sút uy tín ngân hàng.
Thứ ba, nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn: Thẩm định tình hình tài
chính doanh nghiệp đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp, nên trường
hợp ngân hàng có mức nợ quá hạn lớn và tỷ lệ nợ quá hạn cao một phần
nói lên rằng chất lượng thẩm định của ngân hàng còn thấp và ngược lại,
nếu mức nợ quá hạn nhỏ, tỷ lệ nợ quá hạn thấp thì chất lượng thẩm định
của ngân hàng tốt.
Ngoài các chỉ tiêu trên, các chỉ tiêu về dư nợ cuối kỳ; doanh số cho vay
trong kỳ; khả năng sinh lời cũng phản ánh phần nào chất lượng thẩm định tình
hình TCDN của ngân hàng. Nếu dư nợ cuối kỳ tăng, doanh số cho vay lớn,
Nguyễn Trọng Quân Lớp: QLKT 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
khả năng sinh lời cao thì chất lượng thẩm định của ngân hàng là tốt. Ngược
lại, nếu dư nợ cuối kỳ không tăng hoặc quá chậm, lợi nhuận từ hoạt động tín
dụng thấp cho thấy chất lượng thẩm định của ngân hàng thấp.
Như vậy, đứng trên giác độ ngân hàng, chất lượng thẩm định tình hình
TCDN trong hoạt động tín dụng của NHTM được phản ánh qua nhiều chỉ

tiêu, đòi hỏi khi đánh giá cần sử dụng tổng hợp các loại chỉ tiêu đó. Thẩm
định tình hình TCDN được coi là tốt khi các nhận xét, đánh giá của cán bộ tín
dụng đưa ra một cách chính xác, khách quan, thời gian thẩm định ngắn và chi
phí nhỏ. Qua đó có thể giúp ngân hàng đưa ra quyết định cho vay một cách
đúng đắn, bảo đảm tính an toàn và tăng doanh thu cho ngân hàng. Ngược lại,
chất lượng thẩm định bị coi là thấp khi kết quả thẩm định không chính xác,
thời gian dài và chi phí thẩm định lớn. Khi đó kết quả thẩm định sẽ được
không được sử dụng hoặc không phải là căn cứ để ngân hàng quyết định cho
vay đối với doanh nghiệp.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tình hình
TCDN trong hoạt động tín dụng của NHTM
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tình hình TCDN
trong hoạt động tín dụng của NHTM, sau đây là một số nhân tố chủ yếu:
1.3.1. Nhân tố thuộc về NHTM
- Quy trình thẩm định của ngân hàng: Quy trình thẩm định là tổng hợp các
nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc thẩm định. Cán bộ tín dụng
khi thẩm định phải tuân thủ chặt chẽ quy trình thẩm định. Vì vậy, quy trình
thẩm định có ảnh hưởng lớn tới kết quả thẩm định. Nếu nội dung và quy trình
thẩm định chi tiết, cụ thể sẽ giúp cán bộ tín dụng định hướng được là phải tập
trung, nghiên cứu những thông tin cần thiết gì, đi sâu vào những chi tiết quan
trọng nào. Bên cạnh đó, quy trình thẩm định giúp cán bộ tín không bỏ sót
thông tin, đánh giá toàn diện trên các mặt và tránh lãng phí nguồn lực. Một
quy trình thẩm định khoa học, toàn diện thì cán bộ tín dụng mới đánh giá
chính xác tình hình TCDN và giúp ngân hàng đưa ra quyết đinh cho vay đối
với doanh nghiệp một cách hợp lý.
Nguyễn Trọng Quân Lớp: QLKT 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Thông tin và chất lượng thông tin: Thông tin là đầu vào của thẩm định.
Thông tin sử dụng trong thẩm định bao gồm từ nhiều nguồn khác nhau như
thông tin trong hồ sơ do khách hàng cung cấp, thông tin do ngân hàng lưu trữ,

thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của NHNN, cán bộ tín dụng chỉ có
thể đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp khi số lượng
thông tin được đảm bảo. Nếu thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác
hoặc không kịp thời, chất lượng thẩm định có thể bị thấp do nó không phản
ánh đúng thực tế tình hình TCDN.
- Trình độ và tư cách đạo đức của cán bộ thẩm định: Việc thẩm định tình hình
TCDN do cán bộ tín dụng trực tiếp thực hiện, vì vậy trình độ và tư cách đạo
đức của cán bộ tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thẩm định.
Những đánh giá của cán bộ tín dụng có ý nghĩa quan trọng vì nó ảnh hưởng
đến việc cho vay của ngân hàng và mức độ an toàn của khoản cho vay đó.
Các doanh nghiệp có nhiều quy mô khác nhau, khi xin cấp tín dụng sẽ xin ở
các mức độ khác nhau, do đó nếu cán bộ tín dụng không có đủ trình độ, năng
lực chuyên môn, không có kinh nghiệm trong thẩm định có thể đưa ra những
đánh giá không chính xác, sai lệch, dẫn đến các quyết định tín dụng sai lầm.
Ngoài ra, ý thức trách nhiệm và đạo đức của cán bộ tín dụng cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng thẩm định, vì thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp
cán bộ tín dụng đã thông đồng với khách hàng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
ngân hàng, nhiều khoản lên tới hàng tỷ đồng. Cán bộ tín dụng thiếu trách
nhiệm, buông lỏng quản lý nên trong quá trình thẩm định, xét duyệt cho vay,
họ đã không tuân thủ các quy định hiện hành, dễ dãi và tạo khe hở cho khách
hàng lợi dụng. Điều này dẫn đến kết quả thẩm định không chính xác, khách
hàng có nguy cơ trốn nợ hoặc không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.
- Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định: Điều kiện làm
việc, các cơ sở vật chất phục vụ công tác thẩm định cũng ảnh hưởng không
nhỏ tới chất lượng thẩm định. Nếu điều kiện làm việc tốt, trang thiết bị đầy đủ
chức năng sẽ tạo tâm lý thoải mái cho cán bộ tín dụng và phần nào tiết kiệm
thời gian thẩm định. Với sự phát triển như vũ bão của nghành công nghệ
thông tin, nhiều phần mềm đã được tạo ra, ứng dụng trong quá trình thẩm
định đã giúp ngân hàng giảm đáng kể thời gian thẩm định và những sai sót
trong thẩm định, từ đó giúp tăng doanh thu cho ngân hàng.

Nguyễn Trọng Quân Lớp: QLKT 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Ngoài những nhân tố trên, sự phối hợp giữa các bộ phận có liên quan
trong ngân hàng, sự kiểm xoát của ngân hàng, cũng có ảnh hưởng ít nhiều
đến chất lượng thẩm định tình hình TCDN trong hoạt động tín dụng của
NHTM.
1.3.2. Các nhân tố thuộc về khách hàng
- Niềm tin của khách hàng: Khách hàng là đối tượng cho vay của ngân hàng.
Khi tín nhiệm ngân hàng đó, khách hàng sẽ tìm đến để gửi tiền hoặc vay vốn.
Nếu niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng lớn, khi đó cán bộ tín dụng
có thể yên tâm hơn trong quá trình thẩm định, điều này sẽ ảnh hưởng đến
quyết đinh cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên các cán bộ tín dụng không được
lợi dụng niềm tin của khách hàng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của ngân
hàng cũng như của khách hàng.
- Các báo cáo tài chính và các thông tin liên quan đến doanh nghiệp: Những
báo cáo và thông tin đó là cơ sở để cán bộ tín dụng phân tích, thẩm định trước
khi đưa ra quyết định cho vay. Do đó, tính trung thực của bộ hồ sơ mà doanh
nghiệp cung cấp cho ngân hàng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thẩm
định. Công tác thẩm định sẽ gặp khó khăn trong trường hợp doanh nghiệp che
dấu, không thực sự hợp tác, báo cáo tài chính sai thực tế hoặc cố tình lừa đảo
ngân hàng. Trong trường hợp cán bộ tín dụng không chính xác được tình
hình TCDN bằng việc kết hợp kinh nghiệm bản thân và các nguồn thông tin
khác có thể dẫn đến đánh giá sai lầm và gây thiệt hại cho ngân hàng.
- Khả năng, trình độ và kinh nghiệm quản lý của ban lãnh đạo doanh nghiệp:
Nếu ban lãnh đạo doanh nghiệp có trình độ quản lý yếu kém và thiếu kinh
nghiệm có thể làm cho doanh nghiệp hoạt động không hiểu quả, điều này làm
cho các đánh giá của cán bộ tín dụng không chính xác, có thể dẫn đến khả
năng không trả được nợ cho ngân hàng.
- Tính khả thi của phương án kinh doanh của doanh nghiệp: Phương án kinh
doanh của doanh nghiệp khi cung cấp cho ngân hàng để xin cấp tín dụng nếu

khả thi, số liệu rõ ràng, thì thời gian thẩm định của cán bộ tín dụng có thể
được rút ngắn, qua đó nâng cao chất lượng thẩm định. Và ngược lại, nếu số
liệu của phương án quá nhiều nhưng rối rắm, gây tâm lý lo ngại cho cán bộ
tín dụng, có thể khiến cán bộ tín dụng có thể bị nhầm lẫn số liệu, quyết định
Nguyễn Trọng Quân Lớp: QLKT 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
cho vay có thể bị thay đổi, ảnh hưởng đến cả ngân hàng và doanh nghiệp.
1.3.3. Các nhân tố khác.
- Môi trường pháp lý: Ngân hàng và doanh nghiệp đều hoạt động trong một
môi trường pháp lý nhất định. Đây là hệ thống các văn bản pháp luật điều
chỉnh hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp. Nếu hệ thống văn bản pháp
luật bị chồng chéo, không đồng bộ, không toàn diện và kém hiệu lực có thể
dẫn đến hiện tượng không minh bạch trong công bố thông tin, gây quan liêu,
tham nhũng, thông tin không được phán ánh thực tế tình hình hoạt động của
doanh nghiệp nói chung và tình hình TCDN nói riếng, từ đó ảnh hưởng gián
tiếp tới chất lượng thẩm định. Bên cạnh đó, sự thay đổi trong chính sách điều
chỉnh kinh tế vĩ mô của nhà nước cũng dẫn đến những thay đổi trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm cho những dự đoán của cán
bộ tín dụng có thể bị sai lệch so với thực tế, ảnh hưởng đến chất lượng thẩm
định.
- Hệ thống cung cấp thông tin kinh tế: Để thẩm định tình hình TCDN có chất
lượng đòi hỏi phải có thông tin từ nhiều nguồn và có sự trao đổi thông tin
giữa các nguồn đó. Bởi vậy, cần có sự liên hệ chặt chẽ giữa các cơ quan quản
lý nhà nước như thuế, hải quan, ngân hàng nhà nước, với các tổ chức xếp
hạng tín dụng doanh nghiệp và ngân hàng để có lượng thông tin đầy đủ và xác
thực hơn trong quá trình thẩm định.
Ngoài ra, các nhân tố khác như trình độ phát triển của nền kinh tế, khả năng
quản lý vĩ mô của nhà nước, các yếu tố tự nhiên, cũng ảnh hưởng tới chất
lượng thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của
NHTM. Vì vậy, khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng

của NHTM cần phải xem xét sự tác động tổng hợp của các yếu tố nói trên lên
chất lượng thẩm định, đồng thời cũng phải tìm ra nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất
lên công tác đó, vấn đề này sẽ tùy thuộc vào từng ngân hàng cụ thể.
Những vấn đề lý thuyết trên đây về chất lượng thẩm định tình hình
TCDN trong hoạt động tín dụng của NHTM sẽ được vận dụng để nghiên cứu
thực trạng chất lượng thẩm định tình tình TCDN trong hoạt động tín dụng của
VPBank.
CHƯƠNG II
Nguyễn Trọng Quân Lớp: QLKT 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
PHÒNG GIAO DỊCH TÔN ĐỨC THẮNG VPBANK
CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1. Tổng quan về PGD Tôn Đức Thắng- VPBank Hà Nội
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của PGD Tôn Đức Thắng-VPBank
Hà Nội
Ngân hàng VPBank là tên giao dịch quốc tế của Ngân hàng Việt Nam
Thịnh Vượng. VPBank được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH-
CP của Thống đốc NHNN Việt Nam cấp ngày 12/08/1993 với thời hạn 99
năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04/09/1993 với tên ban đầu là
ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam theo giấy
phép thành lập số 1535/QĐ-UB. Đến năm 2010, ngân hàng chính thức lấy tên
mới là Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng để phù hợp với hoàn cảnh mới, tạo
sự mới mẻ trong quá trình hoạt động sau này.
Hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: Huy động vốn ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn đối với các tổ chức dân cư. Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn
và dài hạn đối với các tổ chức và dân cư từ nguồn vốn của ngân hàng; kinh
doanh ngoại hối, chiết khấu thương phiếu, hối phiếu và các chứng từ có giá
khác; cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân

hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam.
Vốn điều lệ của Ngân hàng hoạt động ban đầu chỉ có 20 tỷ đồng, nhưng đã
tăng lên mạnh mẽ trong những năm sau đó, và hiện nay vốn điều lệ của ngân
hàng đã lên tới 4000 tỷ đồng (tháng 12/2010). Hiện nay VPBank đã có trên
150 chi nhánh và PGD hoạt động tại hầu hết các tỉnh thành của cả nước.
VPBank là một ngân hàng kiên trì thực hiện chiến lược bán lẻ, và phấn đấu sẽ
trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực phía bắc, không những vậy sẽ
trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng mạnh trong tương lai không xa.
Địa chỉ : Hội sở chính: số 8- Lê Thái Tổ- Hoàn Kiếm- Hà Nội.
PGD Tôn Đức Thắng được thành lập ngày 08/05/2007. PGD Tôn Đức
Nguyễn Trọng Quân Lớp: QLKT 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Thắng là một PGD vừa và nhỏ và mới được thành lập được vài năm nay.
PGD nằm tên đường Tôn Đức Thắng có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc
tiếp cận với khách hàng là dân cư và các tổ chức kinh tế cũng như địa bàn lân
cận. Song do quy mô nhỏ mà PGD vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn vay
của khách hàng lớn và hoạt động tín dụng chủ yếu vẫn là cho vay đối với các
khách hàng truyền thống trên địa bàn, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp
vừa và nhỏ. Do vậy, chất lượng thẩm định tình hình TCDN được đánh giá là
quan trọng trong hoạt động tín dụng của PGD để có thể giúp PGD có những
quyết định cho vay xứng đáng và chính xác, góp phần nâng cao vị thế của
mình trên địa bàn cũng như đóng góp chung vào sự lớn mạnh của toàn hệ
thống ngân hàng VPBank.
Địa chỉ PGD: 214 Tôn Đức Thắng- Đống Đa- Hà Nội.
2.1.2. Quyền hạn và nghĩa vụ của PGD Tôn Đức Thắng Hà Nội
* Quyền tổ chức quản lý kinh doanh:
- Trong khuôn khổ các quy định của NHNN và ngân hàng VPBank dưới sự
quản lý trực tiếp của chi nhánh Hà Nội, PGD có quyền chủ động trong thực
hiện tổ chức quản lý kinh doanh nhằm mục tiêu kinh doanh và nhiệm vụ do
chi nhánh cấp trên giao hoặc ủy nhiệm phù hợp với quy định của pháp luật.

- Hợp tác với khách hàng trong quan hệ kinh tế, dân sự theo quy định của
pháp luật. Khởi kiện các tranh chấp kinh tế, dân sự liên quan đến hợp đồng
cho vay và ghi nợ cũng như các hợp đồng khác của PGD.
- Ký kết các văn bản thỏa thuận, các hợp đồng kinh tế dân sự phục vụ mục
đích kinh doanh trong phạm vi hoạt động của PGD.
- Yêu cầu khách hàng vay vốn cung cấp tài liệu thông tin về tình hình sản
xuất kinh doanh và tài chính để xem xét cấp tín dụng, kiểm tra tình hình sử
dụng vốn vay của khách hàng.
- Từ chối các quan hệ tín dụng, các quan hệ kinh doanh khách hàng với khách
hàng nếu thấy quan hệ này trái với các quy định của pháp luật hoặc không
đem lại hiệu quả kinh tế hoặc không có khả năng thu hồi vốn cho PGD.
- Trích lập và sử dụng các quỹ để phục vụ các yêu cầu kinh doanh theo yêu
Nguyễn Trọng Quân Lớp: QLKT 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
cầu của ngân hàng VPBank.
- Phối hợp và hợp tác với các đơn vị thành viên của ngân hàng VPBank trong
hoạt động huy động vốn, cho vay, thanh toán và các hoạt động khác.
* Nghĩa vụ tổ chức quản lý kinh doanh:
- Thực hiện nghiêm túc các kế hoạch kinh doanh được giao và định hướng
PGD đã được ngân hàng VPBank phê duyệt. Triển khai thực hiện nghiêm túc
các văn bản chế độ do ngân hàng VPBank ban hành trong các hoạt động kinh
doanh.
- Chịu sự kiểm tra, giám sát toàn diện của Chi nhánh Hà Nội và ngân hàng
VPBank. Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn vốn và các nguồn
lực khác được giao để thực hiện các mục tiêu kinh doanh và nhiệm vụ được
cấp trên giao, chịu trách nhiệm về tính chính xác của các báo cáo.
- Có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ và quy định về quản lý vốn, tài sản chế
độ kế toán, kiểm toán và các chế độ khác do nhà nước quy định.
2.1.3. Các hoạt động cơ bản của PGD Tôn Đức Thắng.
- Cho vay bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh ( không quá 12 tháng)

- Cho vay trung, dài hạn để mua sắm, đổi mới, nâng cấp, cải tạo tài sản cố
định.
- Cho vay trả góp mua nhà, sửa chữa nhà cửa, mua ô tô, xe máy, mua sắm các
tài sản hoặc phục vụ nhiều mục đích tiêu dùng khác.
- Cho vay hỗ trợ xuất nhập khẩu với lãi suất ưu đãi.
- Cho vay thi công các công trình đầu tư xây dựng cơ bản dựa trên cam kết
đảm bảo thanh toán của chủ đầu tư.
- Cho vay cầm cố bằng chứng khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán.
- Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán, cho vay mua cổ phiếu của các
công ty cổ phần, mua bán các giấy tờ có giá.
- Tham gia cho vay đồng tài trợ cùng với các tổ chức tín dung khác.
- Cung cấp dịch vụ tư vấn và bảo hiểm nhân thọ
Nguyễn Trọng Quân Lớp: QLKT 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Huy động vốn từ khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế
dưới nhiều hình thức phong phú. Thực hiện bảo lãnh cho khách hàng
- Mở LC nhập khẩu và các dịch vụ thanh toán hàng nhập khẩu.
- Dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union và các dịch vụ ngân quỹ khác.
- Dịch vụ tư vấn bất động sản: Đây là dịch vụ mới của VPBank triển khai cho
khách hàng nhằm giúp cho khách hàng có các phương án tốt nhất để lựa chọn
khi có nhu cầu mua hoặc bán hoặc hoàn thiện các thủ tục về nhà đất. Có thể
kể đến các thông tin cho khách hàng về việc cho thuê nhà, xưởng, văn phòng,
tư vấn pháp lý, tư vấn tài chính, hợp thức hóa giấy tờ, sang nhượng nhà,
2.1.4. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
* Bộ máy tổ chức của PGD: bao gồm: Giám đốc và hai bộ phận phòng ban
(bộ phận giao dịch- kho quỹ và bộ phận tín dụng)
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của PGD Tôn Đức Thắng
Cơ cấu nhân sự được điều phối bởi chi nhánh Hà Nội. PGD Tôn Đức Thắng
hiện nay có 14 cán bộ nhân viên, có độ tuổi trung bình là 26. Có 5 cán bộ có
trình độ trên đại học, còn lại có trình độ đại học.

*Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
- Chức năng và nhiệm vụ của Giám đốc PGD: Giám đốc là người đại diện
theo ủy quyền và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động của PGD, thực
Nguyễn Trọng Quân Lớp: QLKT 49B
Giám đốc
PGD
Bộ phận
tín dụng
Bộ phận
giao
dịch và
kho quỹ
(Kế toán
nội bộ
PGD)
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hiện công tác quản lý hoạt động tại PGD trong phạm vi phân cấp quản lý, phù
hợp với các quy chế của ngân hàng VPBank. Giám đốc phải chịu trách nhiệm
trước Tổng Giám Đốc, pháp luật về hoạt động kinh doanh, về các mục tiêu
nhiệm vụ, về kết quả kinh doanh của PGD.
- Chức năng và nhiệm vụ của phòng tín dụng:
+ Thiết lập, duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng, tiếp thị tất cả
các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đối với khách hàng, trực tiếp nhận các
thông tin phản hồi từ khách hàng. Nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ và hợp
pháp của hồ sơ chuyển đến ban phòng có liên quan để thực hiện theo chức
năng.
+ Phân tích doanh nghiệp, khách hàng theo quy định nghiệp vụ.
+ Đánh giá TSĐB nợ vay, tổng hợp các ý kiến tham gia của các đơn vị chức
năng có liên quan. Sau đó quyết định trong hạn mức được giao hoặc trình
duyệt các khoản vay bảo lãnh tài trợ thương mại.

+ Quản lý hậu giải ngân ( kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện vay vốn của
khách hàng), giám sát liên tục các khách hàng vay về tình hình sử dụng vốn
vay, thường xuyên trao đổi với khách hàng để nắm vững trình trạng khách
hàng. Đồng thời phải xử lý, đôn đốc, thu nợ, gia hạn nợ đúng quy định.
+ Thực hiện thẩm định các dự án cho vay và giám sát chất lượng khách hàng,
xếp loại rủi ro tín dụng của khách hàng và đánh giá xếp hạng khách hàng theo
mẫu quy định. Quản lý danh mục tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng. Ngoài ra
phải phân tích tình hình kinh tế và tham gia xây dựng các chính sách tín dụng.
- Chức năng nhiệm vụ của Phòng giao dịch- Kho quỹ:
+ Thực hiện việc giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ xin vay đã được phê
duyệt. Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi, chuyển tiền, rút tiền của
khách hàng, cung cấp dịch vụ thẻ cho khách hàng.
+ Thực hiện giao dịch thu đổi mua bán ngoại tệ giao ngay trong quyền hạn
được cho phép. Giới thiệu sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng, tiếp nhận
hồ sơ, thông tin phản hồi từ khách hàng.
Công tác kho quỹ được thực hiện bởi kế toán nội bộ, thực hiện các nhiệm vụ
Nguyễn Trọng Quân Lớp: QLKT 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tiền tệ, kho quỹ. Quản lý thu chi tiền mặt, quản lý vàng bạc, kim loại quý,
quản lý chứng chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, thực hiện xuất nhập
tiền mặt để đảm bảo thanh toán tiền mặt cho PGD. Lập và phân tích các báo
cáo tài chính, kế toán ( Bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo
cáo kết quả kinh doanh, ) của PGD. Thực hiện kế toán thu chi nội bộ.
2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD trong thời gian vừa qua.
2.1.5.1. Hoạt động huy động vốn.
Huy động vốn là hoạt động mang tính truyền thống của mọi ngân hàng, đóng
vai trò ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của ngân hàng. Nguồn vốn huy
động được giúp ngân hàng thực hiện được nhiệm vụ là nhà cung cấp vốn cho
nền kinh tế. Nó giúp ban giám đốc quản lý sử dụng vốn một cách hợp lý, đảm
bảo vốn vay thanh toán an toàn và hiệu quả. PGD Tôn Đức Thắng luôn quan

tâm chú trọng đến công tác huy động vốn.
Tình hình huy động vốn của PGD Đơn vị: Triệu đồng
( theo bảng cân đối kế toán 2009, 2010 PGD Tôn Đức Thắng)
Từ bảng trên cho thấy PGD Tôn Đức Thắng có tốc độ tăng trưởng nguồn tiền
gửi khá nhanh. Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn huy động được tăng dần trong
Nguyễn Trọng Quân Lớp: QLKT 49B
Huy động vốn 31/12/2009 31/12/2010
Tiền gửi
không kỳ hạn
4,256 4,875
Tiền gửi có kỳ
hạn
102,478 160,549
Tổng tiền gửi 106,734 165,424
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
từng năm và chiếm tỷ trọng lớn so với tổng nguồn tiền huy động được. Đây
nguồn vốn rất có lợi thế, nó đóng vai trò là một nguồn vốn đối ứng ổn định,
chi phí trả lãi thấp. Do kỳ hạn của nguồn vốn này được xác định từ đầu, nên
nó giúp ban lãnh đạo đưa ra quyết định về quy mô hoạt động tín dụng và sử
dụng hiệu quả nguồn tiền gửi huy động được. Ngân hàng áp dụng mức lãi
suất huy động tương đối cao, áp dụng lãi suất thực dương với nhiều mức lãi
suất tương ứng với các kỳ hạn tiền gửi khác nhau, kể cả lãi suất thỏa thuận
đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Trong năm 2008 và 2009,
VPBank đã áp dụng trên toàn hệ thống dịch vụ SMS Banking và hàng loạt các
kênh khác như Internet Banking, Mobile Banking giúp khách hàng có thể truy
vấn số dư tài khoản, tình hình giao dịch và thông tin lãi suất, tỷ giá ngoại tệ
thông qua điện thoại, Internet mà không cần phải tới ngân hàng. Điều này đã
tiết kiệm rất nhiều thời gian cho khách hàng, giảm được chi phí giao dịch.
Những thành quả đạt được đó còn phải kể tới những chính sách của PGD luôn
cố gắng mang lại cho khách hàng những dịch vụ uy tín, tiện ích, phục vụ

khách hàng chu đáo, nhanh chóng, với mục tiêu hàng đầu là không ngừng
tăng trưởng nguồn tiền gửi hàng năm.
2.1.5.2. Hoạt động tín dụng.
Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại doanh thu chủ yếu cho PGD, là một
nghiệp vụ có thế mạnh của PGD. PGD đã tích cực trong việc tìm kiếm, thu
hút khách hàng bằng nhiều chính sách khách hàng hấp dẫn.
Bảng 2.1. Tình hình tín dụng của PGD trong năm 2009 và 2010
Tổng dư nợ theo kỳ hạn Năm 2009 Năm 2010
Cho vay ngắn hạn 28,258 40,790
Cho vay trung hạn 65,497 80,167
Cho vay dài hạn 14,650 30,230
Tộng cộng 108,405 151,187
( Theo bảng cân đối kế toán năm 2009, 2010 của PGD Tôn Đức Thắng)
Dư nợ tín dụng của PGD tăng trưởng liên tục với mức tăng rất mạnh, bất
Nguyễn Trọng Quân Lớp: QLKT 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chấp tình hình khó khăn của nền kinh tế, tỷ lệ nợ xấu của PGD trong các năm
hầu như xấp xỉ bằng không. Điều này thể hiện PGD đã thực hiện hoạt động
cho vay có hiệu quả, giúp tăng lợi nhuận cho PGD. Dựa vào bảng trên, ta thấy
được lượng tiền cho vay tùy thuộc lớn vào khách hàng. Nhu cầu vốn ngắn hạn
tăng bởi nhu cầu vốn lưu động trên địa bàn tăng, do giá cả các mặt hàng liên
tục biến động. Đồng thời nó cũng là mảng vốn cho vay chiến lược đối với các
khách hàng là cá nhân, tổ chức mua ô tô, đi du học. Số hợp đồng tín
dụng( HĐTD) của PGD đối với các loại khách hàng trên lên tới gần 300 hợp
đồng.
Do hạn chế về quy mô, chỉ là một chi nhánh cấp 2 nên PGD ít có cơ hội
tiếp cận với các khoản vay lớn, khách hàng là các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, khách hàng thuộc khu vực tư nhân chưa đa dạng, do chính sách
cho vay còn chặt chẽ của VPBank. Ví dụ có một khách hàng là giám đốc một
doanh nghiệp tư nhân, muốn vay 50 tỷ đồng để trả tiền cho các hợp đồng kinh

doanh. Mỗi hợp đồng kinh doanh của anh ta là một triệu đô la, tương đương
khoảng 20 tỷ đồng. Tuy nhiên do theo quy định là vốn hoạt động của doanh
nghiệp của anh ta phải là 100 tỷ đồng, doanh nghiệp của anh ta không đáp
ứng được nên đã không được cấp tín dụng. Mặc dù đây là một khách hàng rất
tiềm năng nhưng quy định chặt chẽ của ngân hàng nên đã chưa tạo được thêm
lợi nhuận cho PGD. Đồng thời hoạt động tín dụng còn nhiều hạn chế chủ yếu
ở hoạt động cho vay, còn hoạt động tín dụng khác như bảo lãnh, mở LC,
thanh toán quốc tế, chiết khấu các loại giấy tờ có giá, mở thẻ ngân hàng,
chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Để có thể hoạt động hiệu quả, đạt được các chỉ tiêu
được giao, PGD luôn bám sát chủ trương chiến lược phát triển kinh tế của nhà
nước và ngân hàng VPBank. Vì vậy hoạt động tín dụng của PGD luôn được
chú trọng với các sản phẩm như: các loại cho vay tín dụng, trả góp; các sản
phẩm cho vay phục vụ cho các doanh nghiệp,
Thị trường mục tiêu của PGD là các loại doanh nghiệp vừa và nhỏ; các
cá nhân, hộ gia đình có hoạt động sản xuất kinh doanh và cá nhân có thu nhập
khá trong địa bàn, khu vực lân cận.
Bên cạnh hoạt động chính huy động vốn và cho vay, PGD cũng triển
khai các hoạt động khác như thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh,
Nguyễn Trọng Quân Lớp: QLKT 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
mở LC, giúp đa dạng hóa sản phẩm hoạt động, đồng thời giúp tăng thu nhập
cho PGD. Thu nhập ròng từ các hoạt động dịch vụ PGD năm 2009 chiếm
khoảng 4% tổng thu nhập của PGD. Đáng chú ý là một số hoạt động có mức
tăng trưởng cao như: Doanh số chi trả Western Union năm 2008 tăng 25% so
với cùng kỳ năm trước. Trong 2009, trung tâm thẻ đã cho ra đời sản phẩm thẻ
ATM nhận diện - là thẻ ghi nợ nội địa giống như thẻ Autolink kết hợp với
chức năng nhận diện chủ thẻ. Thẻ mới này sẽ đáp ứng được nhu cầu của các
cơ quan đơn vị muốn kết hợp chức năng giữa thẻ ATM với chức năng thẻ
nhận diện (thay cho thẻ sinh viên, thẻ nhân viên, ).
2.1.5.3. Nợ quá hạn và nợ xấu.

Tình hình nợ quá hạn của PGD ĐV: Triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009
Tổng dư nợ 62,769 93,239
Nợ đủ TC 61,519 91,989
Nợ cần chú ý 0 0
Nợ dưới tiêu chuẩn 1,250 1,250
Nợ nghi ngờ 0 0
Nợ có khả năng mất vốn 0 0
Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ 2.5% 1.7%
Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ 2.8% 1%
(nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2008, 2009 của PGD Tôn Đức Thắng)
Qua bảng trên, so sánh với số liệu của toàn hệ thống VPBank, tỷ lệ nợ quá
hạn, nợ xấu của PGD Tôn Đức Thắng thấp hơn toàn hệ thống ( năm 2008 tỷ
lệ nợ xấu của VPBank là 3,41% và năm 2009 là 1,63%). Do PGD mới được
thành lập một vài năm nên số lượng khách hàng trên địa bàn chưa đáng kể.
Do vậy mức tỷ lệ nợ xấu 1% phản ánh chất lượng tương đối tốt của PGD. Nợ
xấu của PGD chủ yếu rơi vào nhóm các khoản cho vay trung và dài hạn. Đây
là các khoản cho vay tài trợ tài sản, cho vay mua sắm và trả góp. Vì nguồn tài
trợ chủ yếu là từ thu nhập, doanh thu của khách hàng. Vì vậy cán bộ tín dụng
luôn phải theo dõi tình hình tài chính của khách hàng.
Nguyễn Trọng Quân Lớp: QLKT 49B

×