Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các đối tác chiến lược vào Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 và giải pháp đến 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.07 KB, 73 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
KHOA §ÇU T¦

BẢN THẢO
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
“THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ CÁC ĐỐI TÁC CHIẾN
LƯỢC VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001- 2010 VÀ GIẢI PHÁP ĐẾN 2020.
GVHD : PGS.TS. Phạm Văn Hùng
Sinh viên : Sái Thùy Linh
MSV : CQ491558
Lớp : Kinh tế đầu tư 49B

Sái Thùy Linh Lớp: KTĐT 49B
Chuyên đề tốt nghiệp
MỤC LỤC
Sái Thùy Linh Lớp: KTĐT 49B
Chuyên đề tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sái Thùy Linh Lớp: KTĐT 49B
Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài có hiệu lực năm 1988, dòng vốn đầu tư trực
tiếp bắt đầu chảy vào Việt Nam. Đánh giá tổng quan hơn 20 năm hoạt động thu hút
và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài cho thấy những thành tựu của FDI là không thể
phủ nhận đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh mới
khi Việt Nam đã bước ra khỏi nhóm những nước kém phát triển gia nhập nhóm có
thu nhập trung bình thấp đã đặt ra những yêu cầu mới về thu hút và sử dụng FDI.
Các dự án FDI cần được lựa chọn kỹ lưỡng hơn nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư,
đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.
Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra vẫn còn những “dư địa” và


hậu quả của nó. Luồng vốn FDI giảm mạnh tạo ra sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt
hơn trong thu hút FDI đòi hỏi Việt Nam phải có những thay đổi căn bản rõ nét trong
chiến lược và cách thức thu hút FDI.
Trong khi đó, theo nhiều báo cáo của các tổ chức quốc tế như UNCTAD, WB,
IMF…nhiều nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia( TNCs)
đang muốn chuyển vốn của họ rời khỏi Trung Quốc sau khi đã thành công tại đất
nước này mà mục tiêu là các nước trong ASEAN, các nước Trung và Nam Á. Đây
là cơ hội mới cũng như thách thức mới đối với Việt Nam nhằm thu hút được những
nguồn vốn đầu tư có chất lượng tốt và phù hợp với trình độ phát triển của đất nước.
Chính vì những lý do đó, Việt Nam cần phải có những đối tác lớn hay đối tác
chiến lược để có thể góp phần thúc đẩy tăng trưởng nhanh hơn và bền vững hơn,
phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ tới. Việc xác định
đối tác chiến lược của Việt Nam và làm thế nào để Việt Nam trở thành đối tác chiến
lược với những nhà đầu tư đã được xác định đó là những vấn đề cấp thiết đối với
công tác thu hút đầu tư. Chuyên đề: “ Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các
đối tác chiến lược vào Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 và giải pháp đến 2020”
được viết nhằm xác định đối tác chiến lược trong thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đánh giá thực trạng thu hút đầu tư từ
những đối tác này và đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường thu
hút đầu tư từ các đối tác này.
Sái Thùy Linh Lớp: KTĐT 49B
4
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT FDI
TỪ CÁC ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC
1. Quan niệm về đối tác chiến lược và sự cần thiết phải lựa chọn đối tác
chiến lược trong thu hút FDI
Quan hệ đối tác là quan hệ mang tính chất hai chiều, thể hiện sự hợp tác giữa
các bên trong một hay nhiều lĩnh vực và phù hợp với yêu cầu và lợi ích của các bên
Quan hệ đối tác chiến lược là mối quan hệ đối tác mang tính chiến lược, nghĩa

là tính chất lâu dài, bền vững, có định hướng, dựa trên những điều kiện hợp tác đã
được xác định.
Trong thực tế, quan hệ đối tác chiến lược được thành lập có thể giữa các khu
vực, các nhóm quốc gia, quốc gia, hay các doanh nghiệp. Các quan hệ này có thể
thực hiện trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, quốc phòng an ninh, hợp tác
thương mại và đầu tư.
Đối tác chiến lược trong đầu tư là đối tác đầu tư có thể đáp ứng được các yêu
cầu của các bên còn lại, hợp tác đem lại lợi ích lâu dài và bền vững cho các bên
tham gia.
2. Tiêu chí lựa chọn chiến lược đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay:
Thực tế thu hút và sử dụng FDI cho thấy tuy vốn cam kết đầu tư hàng năm
lớn song tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện còn thấp cũng như nhiều dự án được thực hiện
còn thiếu hiệu quả, lãng phí nguồn lực, công nghệ thấp…Do vậy, việc lựa chọn đối
tác chiến lược cần tập trung vào những đối tác có những điều kiện và nguồn lực phù
hợp với chiến lược phát triển kinh tế đất nước cũng như phù hợp với điều kiện hiện
có và sự phát triển trong tương lai. Trong giai đoạn hiện nay các tiêu chí lựa chọn
đối tác chiến lược tập trung vào những điểm chính sau:
2.1. Các đối tác có sử dụng công nghệ nguồn.
Công nghệ nguồn là các công nghệ cao và phù hợp gắn với quy trình công
nghệ, chuyển giao công nghệ và tạo ra hiệu ứng tràn đối với nền kinh tế, các công
nghệ xanh, sạch không gây ô nhiễm môi trường.
Theo Luật công nghệ cao được thông qua tháng 11/ 2008, công nghệ cao là
công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được
tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất
lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò
Sái Thùy Linh Lớp: KTĐT 49B
5
Chuyên đề tốt nghiệp
quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa
ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.

Các công nghệ cao có thể tạo ra hiệu ứng tràn rất lớn khi nó có khả năng
thúc đẩy các công nghệ hiện có nhờ tích hợp khoa học và kỹ thuật tiên tiến, tạo ra
các tác động lan tỏa đến khả năng phát triển công nghệ trong nước cũng như tạo ra
tác động lan tỏa tới không chỉ tăng trưởng kinh tế mà còn nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, tác động tới môi trường và nhiều yếu tố khác.
Công nghệ sạch là công nghệ mà quá trình sản xuất tuân theo điều kiện
giảm ảnh hưởng ô nhiễm đến môi trường, sử dụng các nguồn nguyên liệu và năng
lượng phù hợp với chi phí hợp lý và kinh tế ( các công nghệ thân thiện với môi
trường).
Công nghệ là một biến số quan trọng trong hàm sản xuất, là nhân tố thúc
đẩy sự gia tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các nhà kinh tế
học hiện đại cũng đã chứng minh tầm quan trọng của công nghệ đối với phát triển
kinh tế của một quốc gia, khu vực cũng như toàn thế giới. Tiến bộ công nghệ là
nhân tố tạo ra tăng trưởng kinh tế trong dài hạn của các quốc gia và là động lực của
tăng trưởng kinh tế. Với vị trí và vai trò quan trọng của công nghệ trong các yếu tố
sản xuất, yêu cầu phát triển công nghệ ngày nay đã trở thành vấn đề mà mọi quốc
gia, khu vực đều quan tâm nhằm ứng dụng chúng trong việc nâng cao tiềm lực kinh
tế và quân sự của mình. Trong khi đó, các công nghệ cao, công nghệ nguồn là các
công nghệ có khả năng tạo ra hiệu ứng tràn lớn, kích thích sự phát triển nhanh
chóng của các công nghệ hiện có và quy trình sản xuất trở thành mục tiêu nghiên
cứu phát triển hay mục tiêu thu hút từ các tổ chưc, tập đoàn kinh tế lớn mạnh sở hữu
chúng. Điều đó giải thích tại sao tiêu chí đầu tiên trong việc xác định đối tác chiến
lược trong thu hút đầu tư vào Việt Nam là các đối tác này phải có những công nghệ
nguồn.
Theo phân loại của các nước OECD các lĩnh vực công nghệ này bao gồm:
- Công nghệ hàng không, vũ trụ
- Công nghệ sinh học
- Công nghệ nano
- Công nghệ tự động hóa.
Đối với Việt Nam hiện nay, các công nghệ được ưu tiên thu hút là các công

nghệ:
Sái Thùy Linh Lớp: KTĐT 49B
6
Chuyên đề tốt nghiệp
- Công nghệ thông tin và truyền thông
- Công nghệ sinh học (CNSH)
- Công nghệ vật liệu tiên tiến
- Công nghệ tự động hoá và cơ điện tử
- Năng lượng nguyên tử và các dạng năng lượng mới
- Công nghệ vũ trụ (CNVT)
Trong chiến lược phát triển công nghệ của mình, bên cạnh việc triển khai
nghiên cứu công nghệ chúng ta cũng đưa ra các chính sách ưu tiên thu hút nhà đầu
tư nước ngoài có những công nghệ tiên tiến để nâng cao tiềm lực khoa học công
nghệ phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
2.2 Đầu tư vào những ngành mang tính chiến lược đối với Việt Nam
trong tương lai.
Các ngành kinh tế chiến lược là những ngành kinh tế trọng điểm nằm trong
kế hoạch ưu tiên phát triển của một quốc gia. Trong từng giai đoạn phát triển, mỗi
quốc gia đều xác định những ngành kinh tế mũi nhọn đáp ứng mục tiêu phát triển
kinh tế trong giai đoạn đó. Các mục tiêu đó có thể là thúc đẩy thương mại quốc tế,
thúc đẩy phát triển và nâng cao trình độ công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế…nhằm hướng tới mục tiêu chung là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết
các vấn đề xã hội, tạo cơ sở tăng trưởng và phát triển kinh tế trong dài hạn.
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam 2001- 2010 định hướng
phát triển ngành nhằm vào:
- Phát triển nhanh các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh
tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, như chế biến nông,
lâm, thủy sản, may mặc, da - giày, điện tử - tin học, một số sản phẩm cơ khí và hàng
tiêu dùng
- Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng: dầu khí, luyện kim,

cơ khí chế tạo, hóa chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng với bước đi hợp lý,
phù hợp điều kiện vốn, công nghệ, thị trường, phát huy được hiệu quả.
- Phát triển mạnh các ngành sản xuất sản phẩm có hàm lượng khoa học và
vốn cao: công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện
tử, tự động hóa. Chú trọng phát triển công nghiệp sản xuất phần mềm tin học thành
ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng vượt trội.
- Phát triển nông nghiệp gắn với sử dụng công nghệ sinh học trong nông
nghiệp, công nghiệp phụ trợ cho nông nghiệp.
Sái Thùy Linh Lớp: KTĐT 49B
7
Chuyên đề tốt nghiệp
- Phát triển ngành dịch vụ du lịch; dịch vụ tài chính, ngân hàng…
Để phục vụ cho các mục tiêu mà chiến lược phát triển đề ra cần phải tập trung
đẩy mạnh việc xây dựng tiềm lực cho các ngành trọng điểm. Trong điều kiện nguồn
vốn trong nước còn hạn hẹp, các doanh nghiệp trong nước còn thiếu những công
nghệ và kỹ năng đối với một số ngành nghề, thu hút các đối tác chiến lược thực hiện
FDI tại Việt Nam sẽ bổ sung nguồn vốn lớn, các kỹ năng quản lý, công nghệ tiên
tiến phục vụ cho phát triển các ngành chiến lược phục vụ cho các mục tiêu đã đề ra
Chiến lược phát triển kinh tế trong từng thời kỳ là khác nhau ở các mục tiêu
cụ thể phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế xã hội toàn cầu cũng như thực trạng và nhu
cầu phát triển của nền kinh tế trong từng thời kỳ. Do đó, các ngành kinh tế chiến
lược là khác nhau trong từng thời kỳ và việc xác định đối tác chiến lược đầu tư vào
những ngành mang tính chiến lược đối với kinh tế Việt Nam trong từng thời kỳ
cũng có sự thay đổi.
2.3 . Tạo cơ hội cho Việt Nam tham gia thị trường toàn cầu/ khu vực,
chuỗi giá trị toàn cầu/ khu vực, mạng sản xuất toàn cầu…
Chuỗi giá trị là tập hợp các hoạt động để đưa sản phẩm từ một khái niệm cho
đến khi đưa vào sử dụng và cả dịch vụ sau bán hàng. Như vậy, chuỗi giá trị bao
gồm các hoạt động như thiết kế mẫu mã, sản xuất, marketing, phân phối và dịch vụ
sau khi bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Những hoạt động này có thể được thực

hiện trong phạm vi một doanh nghiệp hoặc được chia sẻ giữa các doanh nghiệp
khác nhau.
Chuỗi giá trị có thể được thực hiện trong phạm vi một khu vực địa lý hoặc trải
rộng trong phạm vi nhiều quốc gia và trở thành chuỗi giá trị toàn cầu (Global value
chain). Theo cách nhìn này, các doanh nghiệp từ nhiều quốc gia trên thế giới sẽ
đóng vai trò như những mắt xích quan trọng và có thể chi phối sự phát triển của
chuỗi giá trị. Việc phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo quan
điểm chuỗi giá trị chính là một phương pháp hữu hiệu để đánh giá tốt nhất năng lực
cạnh tranh, cũng như vai trò và phạm vi ảnh hưởng của quốc gia trong chuỗi giá trị
toàn cầu.
Xu thế toàn cầu hoá có tác động đến tất cả các nước, đặc biệt là những nước
Sái Thùy Linh Lớp: KTĐT 49B
8
Chuyên đề tốt nghiệp
đang phát triển, và điều đó dẫn đến sự liên kết, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước
ngày càng chặt chẽ, do đó các nước dù giàu hay nghèo, dù lớn hay nhỏ, cũng phải
tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, nếu như không muốn bị đánh bại
trong cuộc chiến toàn cầu của nền kinh tế. Quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân
công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng. Việc tham gia vào mạng sản xuất và
chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. Bản thân Việt
Nam cũng đã xác định được yêu cầu phát triển trong điều kiện hội nhập sâu rộng
vào nền kinh tế thế giới, việc tham gia vào thị trường toàn cầu hay khu vực tham gia
vào chuỗi giá trị toàn cầu và mạng lưới sản xuất toàn cầu không chỉ đem lại giá trị
gia tăng trong mỗi công đoạn của quá trình sản xuất, phân phối mà còn tạo điều
kiện cho nền sản xuất Việt Nam có điều kiện phát triển khi thâm nhập được vào thị
trường thế giới dần nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh.
Thực tế hiện nay, chúng ta đang tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu
trong một số ngành tuy nhiên lại tham gia vào những khâu đem lại giá trị gia tăng
thấp. Ngành gia công may mặc là một ví dụ điển hình. Trong ngành dệt may toàn
cầu, khâu thiết kế kiểu dáng được làm ở các trung tâm thời trang thế giới tại Paris,

London, New York… vải được sản xuất tại Trung Quốc, phụ liệu khác được làm tại
Ấn Đô. Khâu sản xuất sản phẩm cuối cùng được thực hiện ở các nước có chi phí
nhân công thấp như Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia… Sau cùng, sản phẩm
được đưa trở lại thị trường do các công ty thương mại danh tiếng đảm nhận bán ra.
Trong chuỗi giá trị toàn cầu hàng dệt may đó, khâu có lợi nhuận cao nhất là thiết kế
mẫu, cung cấp nguyên phụ liệu và thương mại. Việt Nam chỉ tham gia vào khâu sản
xuất sản phẩm cuối cùng với lượng giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao vị thế của Việt Nam trong các
chuỗi giá trị toàn cầu, tham gia vào những khâu đem lại giá trị gia tăng cao trong
thời gian tới? Các đối tác nào là đối tác sẽ tạo điều kiện để Việt Nam có thể giải
quyết vấn đề này.
2.4 . Vốn lớn và có khả năng cung cấp lâu dài.
Các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài nhằm bổ sung sự thiếu hụt của khả năng tích lũy vốn cho phát triển kinh tế.
Các nhà đầu tư có vốn lớn và khả năng cung cấp lâu dài sẽ là nguồn bổ sung vốn
Sái Thùy Linh Lớp: KTĐT 49B
9
Chuyên đề tốt nghiệp
quan trọng, có tính dài hạn và hạn chế được các rủi ro phát sinh, tạo điều kiện cho
Việt Nam lập kế hoạch định hướng thu hút và sử dụng vốn cho những ngành kinh tế
trọng điểm, các dự án cần quy mô vốn đầu tư lớn. Các nhà đầu tư có vốn lớn cũng
là các nhà đầu tư có uy tín và năng lực quản lý điều hành tốt, có khả năng tài chính
mạnh khi tham gia vào các dự án sẽ có thể đảm bảo được việc chủ động nguồn vốn
đầu tư và nâng cao hiệu quả thực hiện dự án.
Trong điều kiện hiện nay, khi thực tế thu hút và sử dụng cho thấy một bộ
phận không nhỏ các nhà đầu tư cùng với các dự án thực hiện đầu tư trực tiếp hoạt
động sản xuất kinh doanh thiếu hiệu quả, mặc dù đăng ký dự án đầu tư với tổng vốn
đầu tư lớn nhưng không chủ động được nguồn vốn mà phụ thuộc nhiều vào khả
năng huy động từ bên ngoài, thậm chí vay các ngân hàng thương mại trong nước.
Điều đó đặt ra yêu cầu đối với thu hút FDI cũng như thẩm tra và phê duyệt các dự

án đầu tư, đòi hỏi phải có sự chọn lọc các đối tác. Do vậy, đối tác mang tính chiến
lược trong thu hút FDI tại Việt Nam phải đảm bảo là nguồn cung cấp vốn lớn và có
khả năng cung cấp lâu dài.
2.5 . Có khả năng giải quyết việc làm và nâng cao trình độ người lao động.
Thông qua hoạt động đầu tư các doanh nghiệp FDI góp phần giải quyết việc
làm cho người lao động. Các doanh nghiệp FDI trực tiếp tạo việc làm thông qua
việc tuyển dụng lao động ở nước sở tại . Song song đó, doanh nghiệp FDI còn gián
tiếp tạo việc làm thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát
triển của các doanh nghiệp vệ tinh cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khu vực kinh tế
này.
Mức độ tác động của FDI trong việc giải quyết việc làm phụ thuộc trực tiếp
vào các nhân tố như: quy mô đầu tư, lĩnh vực sản xuất, trình độ công nghệ, chính
sách công nghiệp và chính sách thương mại của nước tiếp nhận đầu tư. Bên cạnh
đó, tác động của FDI đến thị trường lao động cũng phụ thuộc vào cơ cấu nền kinh
tế, định hướng phát triển cũng như chất lượng lao động và chính sách lao động của
nước tiếp nhận đầu tư.
Ngoài tác động tạo việc làm cho người lao động FDI còn đóng góp tích cực
vào việc nâng cao chất lượng lao động và phát triển nhân lực ở nước tiếp nhận đầu
tư. FDI làm thay đổi cơ bản năng lực, kỹ năng lao động và quản trị doanh nghiệp
Sái Thùy Linh Lớp: KTĐT 49B
10
Chuyên đề tốt nghiệp
thông qua hoạt động đào tạo và quá trình làm việc của lao động. Làm việc trong các
doanh nghiệp FDI đòi hỏi người lao động phải có kiến thức và khả năng đáp ứng
yêu cầu cao về cường độ và hiệu quả công việc. Cụ thể:
- Người lao động phải có sức khỏe tốt để có thể làm việc với cường độ cao.
- Có trình độ văn hoá cao để đáp ứng những đòi hỏi của trang thiết bị và kỹ
thuật công nghệ hiện đại.
- Có kỷ cương, tác phong công nghiệp nhằm đảm bảo hiệu quả lao động của
cá nhân và tập thể.

Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI luôn đòi hỏi người lao động nỗ lực không
ngừng để hoàn thiện mình thông qua những yêu cầu ngày càng cao đối với công
việc, cơ hội phát triển, cơ hội thăng tiến…. Do vậy, trong các doanh nghiệp FDI
trình độ học vấn và trình độ nghiệp vụ của người lao động tương đối cao so với mặt
bằng chung.
Những yêu cầu trên đòi hỏi phải không ngừng phát triển bản thân cả về thể
lực và trí lực. Bên cạnh đó, để người lao động đáp ứng được các yêu cầu của công
việc các doanh nghiệp FDI thường tiến hành tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng
nghiệp vụ khá chặt chẽ, nhất là các ngành nghề đòi hỏi chất lượng lao động cao. Do
đó, FDI vừa gián tiếp khuyến khích người lao động tăng đầu tư cho phát triển
nguồn nhân lực vừa trực tiếp đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực.
Thêm vào đó, do chi phí thuê lao động nước ngoài cao hơn lao động địa
phương, các doanh nghiệp trong khu vực FDI phải tuyển dụng lao động địa phương.
Để người lao động có thể sử dụng máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại các
doanh nghiệp FDI phải có kế hoạch đào tạo. Thế nên, trong chiến lược phát triển
của các tập đoàn lớn hay các công ty đa quốc gia luôn có kế hoạch đào tạo lao động
địa phương nhằm từng bước thay thế lao động người nước ngoài.
Như vậy, các đối tác chiến lược mà Việt Nam lựa chọn phải là các đối tác
khi đầu tư vào Việt Nam có khả năng tạo ra nhiều việc làm cho người lao động và
nâng cao chất lượng lao động. Khả năng này phụ thuộc vào quy mô đầu tư của nhà
đầu tư, lĩnh vực đầu tư, trình độ công nghệ và năng lực quản lý của nhà đầu tư.
3. Xác định đối tác chiến lược trong thu hút FDI với VN.
Khi xem xét lựa chọn các đối tác chiến lược trong thu hút FDI, chúng ta
thấy rằng các công ty xuyên quốc gia là những công ty có những lợi thế đặc biệt về
công nghệ tiên tiến, trình độ quản lý hiện đại, năng lực cạnh tranh cao, mạng lưới
Sái Thùy Linh Lớp: KTĐT 49B
11
Chuyên đề tốt nghiệp
hoạt động rộng, lượng tài sản sở hữu lớn, doanh thu lớn thương hiệu mạnh…Hiện
nay, các công ty xuyên quốc gia sở hữu tới 80% công nghệ thế giới, 60% đầu tư

quốc tế và 40% thương mại toàn cầu. Những đặc điểm này tạo ra những lợi thế và
sức mạnh lớn cho bản thân TNCs trong các hoạt động của chúng.
Xem xét các nhân tố nào thúc đẩy TNCs đầu tư vào Việt Nam để so sánh sự
tương hợp giữa một bên là nhu cầu thu hút đầu tư và lựa chọn đối tác chiến lược
trong đầu tư của Việt Nam, một bên là các TNCs và khả năng xúc tiến hình thành
mối quan hệ đối tác chiến lược.
3.1 . Các nhân tố thúc đẩy TNCs đầu tư vào Việt Nam
3.1.1 Nhân tố đẩy
Nhân tố đẩy là các nhân tố thuộc bản thân các nhà đầu tư, chúng liên quan đến
tác các động cơ chủ quan thúc đẩy các nhà đầu tư thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài. Các động cơ chính thúc đẩy các nhà đầu tư đầu tư ra nước ngoài đó là:
3.1.1.1 Xâm nhập thị trường quốc gia, khu vực.
Khi các tập đoàn lớn phát triển đến mức độ nhất định, thị trường trong nước
trở nên hạn hẹp và tạo ra cuộc chiến cạnh tranh gay gắt đặt ra yêu cầu mở rộng thị
trường ra khỏi khuôn khổ quốc gia. Tuy nhiên thực hiện sản xuất trong nước và tiến
hành xuất khẩu không còn là phương thức hiệu quả trong việc mở rộng thị trường
và đem lại lợi nhuận đầu tư cao. Điều đó thúc đẩy các công ty và tập đoàn này thực
hiện đầu tư ở nước ngoài bằng hình thức trực tiếp xây dựng cơ sở sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm ngay tại nước tiếp nhận đầu tư.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư còn sử dụng FDI như là một biện pháp hữu hiệu
để vượt qua các rảo cản pháp lý nhằm xâm nhập một thị trường quốc gia hay khu
vực. Chính phủ các nước thường sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại để hạn
chế nhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước. Do vậy, để xâm nhập được các thị
trường này các công ty phải tiến hành đầu tư trực tiếp để sản xuất hàng hóa tại quốc
gia đó hoặc đầu tư thông qua một nước thứ ba có chính sách thương mại thông
thoáng hơn. Mặt khác, FDI của các công ty cung ứng phục vụ khách hàng của họ ở
nước ngoài nhằm thích ứng với thị hiếu của thị trường, đáp ứng nhu cầu của địa
phương và sử dụng các nguồn nguyên liệu địa phương. Các TNCs loại này thường
là các TNCs sản xuất các mặt hàng tiêu dùng hoặc công nghiệp muốn đáp ứng nhu
cầu hiện tại và tương lai, thực hiện chiến lược đầu tư lâu dài.

Sái Thùy Linh Lớp: KTĐT 49B
12
Chuyên đề tốt nghiệp
Hiện nay với việc ngày càng nhiều quốc gia tham gia các hiệp định thương
mại, cam kết mở cửa thị trường thì các rào cản thương mại đang được giảm dần, tự
do hóa thương mại gia tăng, tuy nhiên động cơ thực hiện FDI để xâm nhập thị
trường quốc gia, khu vực vẫn là một trong những động cơ thúc đẩy các nhà đầu tư
nước ngoài đầu tư ra nước ngoài.
3.1.1.2 Tìm kiếm nguồn lực.
Trong khi so sánh với đầu tư trong nước với các nguồn lực đang khan hiếm
dần và chi phí cao đem lại năng suất cận biên thấp. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài
sẽ giúp các nhà đầu tư có thể thu được lợi ích nhiều hơn từ năng suất cận biên cao
hơn.
Các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư thường đến từ các quốc gia phát
triển, nơi mà các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang khan hiếm dần. Việc tiến hành
đầu tư ra nước ngoài giúp các nhà đầu tư có thể tiếp cận được với các nguồn lực:
nguồn nguyên vật liệu thô sẵn có, nguồn nhân lực giá rẻ ở các nước tiếp nhận đầu tư
để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hầu hết các FDI vào các
nước đang phát triển và chuyển đổi là loại tìm kiếm nguồn lực, loại đầu tư này
nhằm khai thác lợi thế so sánh của một nước.
3.1.1.3 Tìm kiếm hiệu quả.
Thay vì đầu tư trong nước phải sử dụng các nguồn nguyên vật liệu và năng
lượng với giá cao, các nhà đầu tư đầu tư ra nước ngoài để tiết kiệm chi phí cho
nguyên vật liệu và năng lượng đầu vào sẵn có hơn ở các nước tiếp nhận. Hơn nữa
việc sản xuất trong nước rồi xuất khẩu sẽ làm tăng chi phí so với thực hiện đầu tư
sản xuất ở nước tiếp nhận do chi phí vận tải lớn.
Các TNCs đầu tư ra nước ngoài cũng nhằm mục đích khai thác lợi thế độc
quyền của mình về vốn, công nghệ, các kỹ thuật quản lý…
Vì động cơ tìm kiếm hiệu quả, các TNCs thực hiện các hoạt động kết nối khu
vực/ toàn cầu để có được các sản phẩm xuyên biên giới tạo nên chuỗi giá trị khu

vực và toàn cầu nhằm khai thác tối đa lợi ích từ chuỗi giá trị đó hoặc chuyên môn
hóa quy trình sản xuất. Khi xem xét chuỗi giá trị toàn cầu chúng ta cũng thấy rằng
chuỗi giá trị toàn cầu đem lại lợi ích lớn hơn cho các quốc gia, các công ty có vị thế
trong chuỗi giá trị đó. Nhằm khai thác tối đa lợi ích từ các chuỗi giá trị đó, các
công ty xuyên quốc gia giữ lại những mắt xích của chuỗi giá trị đem lại giá trị gia
Sái Thùy Linh Lớp: KTĐT 49B
13
Chuyên đề tốt nghiệp
tăng lớn hơn và thực hiện những công đoạn khác ở nước ngoài nhằm khai thác các
nguồn lực sẵn có, giá rẻ ở nước ngoài.
3.1.2 Nhân tố kéo
Nhân tố kéo là các nhân tố thuộc về các nước tiếp nhận đầu tư. Các nhân tố
này là những điều kiện cụ thể khiến cho các nước tiếp nhận đầu tư trở thành địa bàn
hấp dẫn các nhà đầu tư.
3.1.2.1 Mức độ hấp dẫn của chính sách FDI
Sự ổn định chính trị là yếu tố quan trọng khiến các nhà đầu tư cân nhắc khi
quyết định đầu tư vào một nước. Sự ổn định chính trị có liên quan mật thiết đến sự
ổn định luật pháp, chính sách đầu tư, thương mại…liên quan đến khả năng bảo toàn
vốn của các nhà đầu tư.
Các chính sách có ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng thu hút FDI của các nước
tiếp nhận là chính sách tài chính: chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, chính sách thuế ;
các chính sách thương mại, đầu tư như yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa…Các chính sách
này có ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận đầu tư của họ.
3.1.2.2 Các yếu tố kinh tế đáp ứng những động cơ của nhà đầu tư.
Những nước có quy mô thị trường lớn, dân cư có mức thu nhập cao… sẽ có
sức hấp dẫn mạnh đối với một nhà đầu tư nước ngoài đang hy vọng tìm kiếm thị
trường nhằm mở rộng mạng lưới tiêu thụ và doanh số bán hàng quốc tế. Những nơi
có nguồn nguyên liệu thô, lao động lành nghề, giá rẻ…sẽ là nơi thực hiện đầu tư tốt
đối với những nhà đầu tư có động cơ tìm kiếm nguồn lực Tùy vào động cơ khi thực
hiện FDI mà các nhà đầu tư yêu cầu các yếu tố đáp ứng khác nhau. Vì vậy các nước

chủ nhà cần phải nắm được những yếu tố này để cải thiện chúng theo hướng tích
cực nhằm thu hút nhà đầu tư.
Việt Nam là một quốc gia có thị trường nội địa khá lớn với trên 86 triệu dân,
là một thị trường mới nổi ở châu Á. Hiện nay cùng với xu thế toàn cầu hóa, Việt
Nam đang tham gia vào nhiều liên kết quốc gia, khu vực nhất là Việt Nam đã trở
thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới . Đầu tư vào Việt Nam sẽ giúp các
công ty xuyên quốc gia có thể khai thác mở rộng thị trường đối với sản phẩm, dịch
vụ của mình đồng thời tận dụng được các quy chế thương mại, đầu tư mà Việt Nam
phải thực hiện khi tham gia các liên kết quốc gia, khu vực và trở thành doanh
nghiệp mang quốc tịch Việt Nam, các chi nhánh này sẽ có thể khai thác các thị
Sái Thùy Linh Lớp: KTĐT 49B
14
Chuyên đề tốt nghiệp
trường khu vực mà Việt Nam tham gia với những ưu tiên nhất định trong nội bộ
khối. Đó là sức hút lớn đối với các tập đoàn xuyên quốc gia khi họ đang trong giai
đoạn tìm kiếm địa điểm đầu tư.
3.1.2.3 Các yếu tố thuận lợi cho kinh doanh.
Đó là các khuyến khích của nước sở tại đối với hoạt động đầu tư sản xuất kinh
doanh của nhà đầu tư, hỗ trợ thông qua hoạt động xúc tiến đầu tư, ít tiêu cực gây
phiền hà, sách nhiễu đối với nhà đầu tư trong quá trình làm việc…
Sái Thùy Linh Lớp: KTĐT 49B
15
Chuyên đề tốt nghiệp
Chúng ta có thể tổng hợp các yếu tố của nước chủ nhà quyết định đến
FDI thông qua bảng sau:
Bảng 1: Các nhân tố tác động đến thu hút đầu tư của các TNCs
Sái Thùy Linh Lớp: KTĐT 49B
Động cơ đẩu tư
của các TNCs
Các yếu tố kinh tế cơ bản quyết

định FDI
A. Tìm kiếm thị
trường
- Quy mô và tăng trưởng thị
trường
- Thu nhập dân cư
- Tiếp cận các thị trường khu
vực và toàn cầu
- Thị hiếu người tiêu dùng
- Cấu trúc thị trường
B. Tìm kiếm
nguồn lực
- Nguyên vật liệu thô
- Lao động lành nghề
- Lao động phổ thông giá rẻ
- Cơ sở hạ tầng
- Tài sản công nghệ kỹ thuật
mới
C. Tìm kiếm
hiệu quả
- Giá nguồn lực và tài sản ở
mục B
- Giá các yếu tố đầu vào khác
- Thành viên của một hiệp ước
liên kết khu vực cho phép lập ra
mạng lưới liên kết hợp tác khu
vực.
I. Chính sách FDI
- Ổn định kinh tế, chính trị, xã hội.
- Quy chế đăng ký và hoạt động

- Tiêu chuẩn đối xử với nhà đầu tư
nước ngoài.
- Các chính sách về chức năng và
cấu trúc thị trường.
-Hiệp định quốc tế về FDI
- Chính sách tư nhân
- Chính sách thương mại
- Chính sách thuế
16
Chuyên đề tốt nghiệp
3.2 . Sự phù hợp với các tiêu chí lựa chọn đối tác chiến lược
Các công ty xuyên quốc gia (TNCs) là một trong những động lực quan
trọng thúc đẩy toàn cầu hóa và tăng trưởng của nền kinh tế thế giới. Dựa trên sở
hữu những yếu tố có tính chất cốt lõi đối với quá trình sản xuất cũng như năng lực
cạnh tranh, vốn đầu tư, bí quyết công nghệ, các kỹ năng quản trị và mạng lưới hoạt
động toàn cầu, sở hữu các tài sản và làm chủ các khâu có giá trị gia tăng cao trong
chuỗi giá trị toàn cầu, hiện nay, hoạt động của khoảng trên 82.000 TNCs (công ty
mẹ) thông qua trên 900.000 chi nhánh trên thế giới đã và đang thực hiện phần lớn
(khoảng 4/5) đầu tư trực tiếp nước ngoài và khoảng 3/5 trao đổi thương mại toàn
cầu. Mặt khác, TNCs cũng thực hiện chủ yếu các hoạt động nghiên cứu và phát
triển ( R & D), chuyển giao công nghệ giữa các nước. Các hoạt động đầu tư, thương
mại và chuyển giao công nghệ đã tạo ra được nhiều việc làm, góp phần quan trọng
vào phát triển nguồn nhân lực và tăng cường hội nhập giữa các nền văn hóa trên thế
giới.
Đặc trưng trong hoạt động đầu tư của các TNCs
Thứ nhất, nguồn vốn FDI từ các TNCs thường có quy mô lớn . Với những lợi
thế về năng lực tài chính lớn mạnh, có tiềm lực to lớn về vốn, các TNCs luôn tích
cực đầu tư ra nước ngoài nhằm tối đa hóa lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu. Do đó
khi quyết tâm đầu tư vào một quốc gia nào đó với một mục đích kinh doanh nhất
định, họ thường bỏ ra một lượng vốn lớn phục vụ cho mục tiêu của mình.

Thứ hai, hầu hết các TNCs là chủ sở hữu của các công nghệ nguồn, nguồn
FDI từ các TNCs thường kèm theo việc chuyển giao công nghệ tiên tiến và kỹ năng
Sái Thùy Linh Lớp: KTĐT 49B
II. Các yếu tố kinh tế
III. Các yếu tố thuận lợi cho kinh
doanh.
- Khuyến khích đầu tư
- Hoạt động xúc tiến đầu tư: Xây
dựng hình ảnh, tạo đầu tư, các dịch
vụ tạo thuận lợi cho đầu tư.
- Giảm tiêu cực phí.
- Điều kiến sống.
- Dịch vụ trước và sau đầu tư
17
Chuyên đề tốt nghiệp
quản lý hiện đại. Trong chiến lược phát triển của mình, các TNCs luôn đặt vấn đề
công nghệ lên hàng đầu. Đi đầu trong công nghệ cũng có nghĩa là tiến trước đối thủ
cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Vì vậy, đa số các TNCs có công nghệ tiên tiến,
sự phát triển công nghệ đối với mỗi TNC là yếu tố sống còn và hoạt động nghiên
cứu phát triển luôn là hướng ưu tiên trong chính sách của các TNCs trên thế giới.
Khi đầu tư trực tiếp vào một quốc gia, các TNCs cần sử dụng công nghệ của mình
để sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ, do đó cùng với đầu tư trực tiếp là quá trình
chuyển giao công nghệ để các TNCs có thể sử dụng công nghệ của mình có hiệu
quả nhất.
Các TNCs hàng đầu là những tập đoàn sở hữu những công nghệ nguồn hiện
đại nhất trên thế giới
Thứ ba, Các TNCs thường có quan hệ với nhiều thị trường khác nhau trên thế
giới. Thông qua FDI, các TNCs sẽ mang đến cho nước sở tại những quan hệ khách
hàng mới, mở cửa các thị trường tiềm năng mà trước đây nước sở tại chưa có, tạo
điều kiện cho nước sở tại thâm nhập thị trường thế giới, tham gia vào chuỗi giá trị

toàn cầu/khu vực. Các TNCs lớn là các TNCs có vị thế lớn trong các chuỗi giá trị
toàn cầu. Đầu tư trực tiếp của các TNCs này có thể tạo điều kiện cho Việt Nam tận
dụng cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và mạng lưới sản xuất quốc tế.
Thứ tư, Các TNCs thường đầu tư vào nhiều ngành khác nhau. Các TNCs trên
thế giới là các tập đoàn kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực. Với mục tiêu lợi nhuận
và với tiềm lực to lớn về vốn, công nghệ, năng lực quản lý, họ có thể đầu tư vào
những ngành khác nhau trên phạm vi toàn cầu, thậm chí trong một quốc gia.
Các TNCs đầu tư ra nước ngoài thường tập trung đầu tư vào các ngành công
nghiệp, dịch vụ, các ngành công nghệ mới nhằm khai thác tốt lợi thế của nước nhận
đầu tư. Cùng với quá trình các TNCs đầu tư vào sản xuất kinh doanh ở nước tiếp
nhận thì nó cũng góp phần rất lớn vào việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ
cấu vùng, lãnh thổ…theo hướng tiến bộ.
Thứ năm, với lợi thế về tiềm lực tài chính, trình độ công nghệ và kỹ năng quản
lý hiện đại các TNCs có khả năng đầu tư với quy mô lớn, tạo ra nhiều việc làm
đồng thời giúp người lao động có khả năng học hỏi các công nghệ kỹ thuật mới, kỹ
năng quản lý mới
Thông qua việc phân tích các tiêu chí lựa chọn đối tác chiến lược của Việt
Sái Thùy Linh Lớp: KTĐT 49B
18
Chuyên đề tốt nghiệp
Nam hiện nay cũng như nhu cầu đầu tư của các TNCs và các điều kiện của Việt
Nam đáp ứng những nhu cầu đó có thể thấy rằng có sự phù hợp giữa nhu cầu đầu tư
của các công ty xuyên quốc gia và nhu cầu thu hút đầu tư của Việt Nam. Điều đó
tạo điều kiện cho việc hình thành mối quan hệ hợp tác chiến lược trong đầu tư trực
tiếp giữa các công ty xuyên quốc gia và Việt Nam. Trong điều kiện hiện nay có thể
thấy các tập đoàn xuyên quốc gia là những đối tác chiến lược chính mà Việt Nam
cần chọn lựa và có định hướng cũng như các giải pháp cụ thể nhằm thu hút đầu tư
của họ.
3.3. Các TNCs chiến lược theo ngành
Để nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI từ các TNCs Việt Nam cần tập trung

thu hút FDI vào những ngành và lĩnh vực:
- Các ngành mà chúng ta có thể tận dụng được lợi thế của các TNCs : công
nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới,
viễn thông;
- Các ngành mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh : dệt may, da giầy, công
nghiệp chế biến
- những ngành có khả năng sinh lợi cao (du lịch, tài chính ngân hàng, bảo
hiểm và một số ngành dịch vụ khác) để tạo thêm nhiều công ăn việc làm và góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Từng bước mở cửa thị trường, thực hiện đúng lộ trình mở cửa đối với những
ngành và lĩnh vực như trong cam kết gia nhập WTO, tạo động lực thúc đẩy các
ngành kinh tế khác phát triển như: ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, viễn thông.
Theo The Global Fortune 500, thống kê của tạp chí Fortune Hoa Kỳ về 500
tập đoàn hàng đầu thế giới năm 2010 tính theo doanh thu. Các quốc gia có nhiều
TNCs hàng đầu nhất trong danh sách là Hoa Kỳ với 139 công ty, Nhật Bản 71,
Trung Quốc 46, Pháp 39…So với danh sách của năm 2009 số công ty Trung Quốc
được lọt vào danh sách này đã tăng lên từ 37 lên 46 công ty cho thấy sự lớn mạnh
của các TNCs Trung Quốc ngay cả trong giai đoạn hậu khủng hoảng.
Sái Thùy Linh Lớp: KTĐT 49B
19
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 2: Các quốc gia có nhiều tập đoàn hàng đầu nhất
Đánh giá Quốc gia Các công ty
1 Hoa Kỳ 139
2 Nhật Bản 71
3 Trung Quốc 46
4 Pháp 39
5 Đức 37
6 Vương quốc Anh 29
7

Thụy Sĩ
15
8 Hà Lan 13
9 Canada 11
9 Italy 11
Các TNCs hàng đầu của năm 2010 là tập đoàn bán lẻ Hoa Kỳ Wal- Mart,
Royal Dutch Shell…Các TNCs hàng đầu là các TNCs lớn hoạt động trong các lĩnh
vực kinh doanh có khả năng sinh lợi cao như dầu khí, bảo hiểm, quốc tịch Hoa
Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc. Hầu hết các tập đoàn trong top 10 này cũng là những
tập đoàn sử dụng nhiều lao động nhất.
Bảng 3: 10 tập đoàn hàng đầu thế giới theo Fortune Global 500
1
Wal-Mart
Stores
Hoa Kỳ
Bán lẻ
408,214 14,335 2.100.000 (1)
2
Royal
Dutch
shell
Hà Lan †
Dầu khí
285,129 12,518
112000
3
Exxon
Mobil
Hoa Kỳ
Dầu khí

284,650 19,280
90800
4 BP
Vương quốc
Anh Dầu khí
246,138 16,578 97600
Sái Thùy Linh Lớp: KTĐT 49B
20
Chuyên đề tốt nghiệp
5
Toyota
Motor
Nhật Bản
Ô tô
204,106 2,256 320590 (27)
6
Japan
Post
Holdings
Nhật Bản
Đa dạng
202,196 4,849 3251
7 Sinopec
Trung
Quốc
Dầu khí
187,518 5,756 633383 (5)
8 State Grid
Trung
Quốc

Electric
184,496 -343 1533800 (3)
9 AXA
Pháp
Bảo hiểm
175,257 5,012 189927
Nguồn: />( số trong ngoặc đơn biểu thị thứ tự xếp theo tập đoàn có số lao động lớn nhất )
Dựa trên những thông tin xếp hạng của The Fortune Global 500 trong nhiều
năm có thể thấy rằng các TNCs hàng đầu thế giới phần lớn có quốc tịch Hoa Kỳ,
Nhật Bản, Trung Quốc, Canada và EU. Các TNCs Hoa Kỳ là những TNCs hàng
đầu trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, dầu khí, công nghiệp ô tô, công nghệ thông
tin truyền thông, vật liệu điện tử và lĩnh vực bán lẻ với các tập đoàn hàng đầu như:
Exxon mobil, Ford, Microsoft, Apple, Intel, Wal-Mart…Nhật Bản có thế mạnh với
các lĩnh vực công nghiệp ô tô, điện tử, ứng dụng công nghệ vật liệu mới, công nghệ
sinh học…Các TNCs châu Âu là những TNCs có công nghệ hiện đại và không
ngừng nghiên cứu triển khai. Đây là các đối tác mà Việt Nam cần xúc tiến thu hút
đầu tư. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tập trung xây dựng quan hệ đối tác chiến
lược với các tập đoàn quy mô vừa đến từ khu vực Đông Á, các TNCs này tuy không
có tiềm lực về vốn và công nghệ bậc nhất thế giới, song chúng là các TNCs hoạt
động trong các lĩnh vực tạo nhiều việc làm và hướng đến xuất khẩu.
Bảng 4: Các TNCs mục tiêu theo ngành
Ngành mục tiêu Các TNCs mục tiêu
Công nghệ thông Mỹ, Nhật Bản, EU, Intel, IBM, Hewlett-
Sái Thùy Linh Lớp: KTĐT 49B
21
Chuyên đề tốt nghiệp
tin Singapore, Ấn Độ Packard, Motorola, Nidec
Điện tử Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc
Sony, Mashushita,
Samsung Electronis,

Toshiba, Canon
Viễn thông Pháp, Đức
France Telecom, Siemens,
Telstra, NTT
Điện, năng lượng Nhật Bản, Anh BP, EDF, Tokyo Electric.
Hoá chất Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc
Dịch vụ phân
phối, bán lẻ
Mỹ, Đức
Metro, Big C, Wal- mart
Dầu khí Mỹ, EU, Nga
BP, Exxon mobil, Statoil,
ConocoPhilips, Petronas,
Chevron.
Chế biến thực
phẩm
Trung Quốc, Nhật Bản, EU,
Hàn Quốc
Pepsi&Co, Coca-Cola,
Nestles, Unilever
Dệt may, Da giầy
Trung Quốc, Hàn Quốc,
Hồng Kông, Singapore
Xây dựng cơ sở hạ
tầng và hạ tầng
KCN
Nhật Bản, Singapore, Trung
Quốc, Hàn Quốc, Anh
Tập đoàn Cảng biển P&O
(Anh), Sembcorp

(Singapore).
Tài chính, ngân
hàng
EU, Mỹ, Trung Quốc
City Group, HSCB
Holdings, J.P. Morgan
Bảo hiểm EU, Mỹ, Trung Quốc ACE life,
4. Các công cụ, chính sách thu hút FDI từ các đối tác chiến lược
Các công cụ, chính sách thu hút FDI từ các đối tác chiến lược là các TNCs
cần tập trung vào những đặc điểm, xu hướng đầu tư và các vấn đề mà các nhà đầu
tư này quan tâm đối với quốc gia mà họ dự định đầu tư. Do đó, các chính sách thu
hút FDI phải cụ thể hướng vào giải quyết các vấn đề đó nhằm tăng sức hấp dẫn đối
với môi trường đầu tư kinh doanh ở nước sở tại.
Trước tiên cần có những nghiên cứu đánh giá và nắm bắt được xu hướng đầu
tư của các TNCs mục tiêu trên cơ sở đó đưa ra những chính sách thích hợp
Thứ nhất, chính sách tự do hóa FDI : Tự do hóa FDI là chính sách nới lỏng sự
quản lý chặt chẽ của nhà nước trong các hình thức đầu tư, các ngành và lĩnh vực
được phép đầu tư, cơ chế giám sát đầu tư được thực hiện minh bạch và giảm thủ tục
hành chính. Chính sách tự do hóa FDI cũng nằm trong các cam kết thực hiện khi
Sái Thùy Linh Lớp: KTĐT 49B
22
Chuyên đề tốt nghiệp
Việt Nam tham gia các liên kết quốc tế, các hiệp định thương mại và đầu tư đồng
thời với việc nghiên cứu xu hướng đầu tư trực tiếp từ các công ty xuyên quốc gia
thường hướng tới thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và hình thức mua
lại và sáp nhập (M &A). Tự do hóa FDI được thực hiện từng bước sẽ tiến hành mở
cửa dần các lĩnh vực như tài chính, bảo hiểm, ngân hàng và các dịch vụ tài chính
khác, dịch vụ lữ hành và du lịch … tạo ra thị trường lớn cho các tập đoàn hoạt động
trong các lĩnh vực này đầu tư vào Việt Nam. Bên cạnh tự do hóa đầu tư thì cơ chế
quản lý đầu tư cần có những biện pháp nhằm quản lý có hiệu quả các dự án, có khả

năng kiểm soát tốt đầu tư vào các ngành và lĩnh vực ưu tiên phát triển. Cho phép
thực hiện FDI tiềm năng trong các lĩnh vực quan trọng, khuyến khích dòng FDI mới
và năng động. Thu hút đầu tư vào các lĩnh vực đó đòi hỏi phải có chiến lược tự do
hóa thị trường được lên kế hoạch một cách thống nhất và phù hợp
Thứ hai, các chính sách tài chính
+ Chính sách thuế:
Đơn giản hóa hệ thống thuế và cơ chế hành chính sẽ làm giảm các gánh nặng
hành chính cho nhà đầu tư và các cơ quan quản lý thuế
Cung cấp các khuyến khích và ưu đãi về thuế. Các chính sách về thuế áp dụng
thuế suất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thực hiện đầu tư
thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư và đặc biệt ưu đãi đầu tư thời gian miễn
giảm thuế ngày càng được bổ sung, mở rộng theo hướng khuyến khích đầu tư vào
các dự án thuộc danh mục dự án khuyến khích đầu tư, đầu tư vào địa bàn có điều
kiện kinh tế-xã hội khó khăn, vào KCN – KCX, … xác định chi phí tính thuế hợp
lý, cho phép khấu hao nhanh, cho phép chuyển lỗ, hoàn thuế thu nhập do tái đầu tư,
….
+ Chính sách chi viện về tài chính đối với các doanh nghiệp đầu tư nước
ngoài.
Thứ ba, Chính sách phát triển vùng lãnh thổ: Xây dựng cơ sở hạ tầng khu
công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao nhằm tạo ra khu vực thu hút đầu tư
nước ngoài với các yếu tố kinh tế kỹ thuật, các dịch vụ đầy đủ và phù hợp.
Phát triển các vùng công nghiệp trọng điểm, kết nối các địa phương từ nguồn
cung cấp nguyên vật liệu đến sản xuất và phân phối, xây dựng kết cấu hạ tầng giao
Sái Thùy Linh Lớp: KTĐT 49B
23
Chuyên đề tốt nghiệp
thông vận tải, thông tin liên lạc, phát triển công nghiệp phụ trợ và mạng lưới dịch
vụ.
Khuyến khích đầu tư vào những khu vực kém thuận lợi hơn bằng các ưu đãi
tài chính

Thứ tư, Chính sách xúc tiến và hỗ trợ đầu tư.
Xác định nhà đầu tư mục tiêu và xây dựng các chương trình xúc tiến đầu tư
trọng tâm hướng vào các nhà đầu tư đã xác định. Sử dụng các kỹ thuật đầu tư phù
hợp, đổi mới phương thức và kỹ thuật xúc tiến đầu tư và đầu tư cho các hoạt động
xúc tiến. Chính sách về xúc tiến đầu tư đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà
lãnh đạo, các bộ ngành địa phương và cơ quan xúc tiến đầu tư, các cơ quan truyền
thông và các doanh nghiệp.
Thứ năm, hoàn chỉnh hệ thống luật pháp nói chung và pháp luật về quản lý
đầu tư nói riêng, cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư, phân cấp đầu tư và nâng
cao năng lực quản lý đầu tư. Các thủ tục hành chính trong đầu tư như thủ tục đăng
ký đầu tư, thủ tục thẩm tra đối với các dự án thuộc diện thẩm tra đầu tư, thủ tục
đăng ký thành lập doanh nghiệp, liên doanh, liên kết…Thực hiện các cơ chế và dịch
vụ hỗ trợ một cửa.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM TỪ CÁC ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC GIAI
ĐOẠN 2001- 2010
1. Đánh giá tổng quan thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt
Nam
Đánh giá tổng quan thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo
các tiêu chí đầu tư theo ngành, theo hình thức đầu tư, theo địa bàn đầu tư và theo
đối tác là cơ sở để có sự so sánh với thu hút đầu tư từ các đối tác chiến lược là các
TNCs.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2000- 2010 . Từ năm
2001 đến 2004 là thời kỳ hồi phục chậm của hoạt động FDI. Tính đến cuối năm
2004, tổng vốn đăng ký FDI ở Việt Nam là 4547.6 triệu USD và vốn thực hiện
2852.5 triệu USD. Con số này cho thấy, sau nhiều năm luồng vốn FDI vào Việt
Nam bị chững lại, năm 2004 đã có dấu hiệu hồi phục rõ rệt. Những dấu hiệu lạc
Sái Thùy Linh Lớp: KTĐT 49B
24
Chuyên đề tốt nghiệp

quan có thể minh chứng cho xu hướng phục hồi dòng vốn FDI vào Việt Nam, kể từ
sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á.
Từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài đến hết năm 2005, đã có 7279 dự án
FDI được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 66,3 tỷ USD. Hết năm 2005
còn 6030 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký hơn 65 tỷ USD (kể cả tăng
vốn). Tính riêng năm 2006, số dự án cấp mới là 833 dự án , chỉ bằng 86,1% so với
năm 2005, với số lượng vốn đăng ký cấp mới là 7839 triệu USD bằng 166.6% so
với năm 2005. Số lượt dự án tăng vốn năm 2006 là 486 dự án với số vốn tăng thêm
là 2362.3 triệu USD. Năm 2008 đạt kỷ lục trong vốn đăng ký là 71,726 tỷ USD tuy
nhiên vốn đã đưa vào thực hiện chỉ bằng 16%.
Giai đoạn 2006- 2010 dòng FDI vào Việt Nam gia tăng nhanh chóng, kết quả
của việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới cùng với tốc độ tăng
trưởng nhanh chóng của nền kinh tế. Năm 2006, tập đoàn Intel Hoa Kỳ đầu tư vào
Việt Nam với số vốn cho dự án lên tới 605 triệu USD mở đầu cho các dự án lớn vào
Việt Nam. Năm 2008 đạt kỷ lục trong vốn đăng ký là 71,726 tỷ USD.
Tuy nhiên, số vốn đã đưa vào thực hiện còn thấp. Tỷ lệ này thấp trong giai
đoạn 2006- 2010 và thấp hơn các giai đoạn trước do sự gia tăng nhanh chóng trong
vốn đăng ký và các dự án lớn thực hiện trong nhiều năm do vậy vốn giải ngân hàng
năm không lớn như tổng vốn đăng ký.
Bảng 5: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2000- 2009
Nguồn: Tổng cục thống kê
Năm
Số dự án
Vốn đăng ký
(Triệu đô la Mỹ)
Tổng số vốn
thực hiện
(Triệu đô la Mỹ)
Tỷ lệ
VĐK/VTH

2000 391 2838.9 2413.5 85%
2001 555 3142.8 2450.5 78%
2002 808 2998.8 2591.0 86%
2003 791 3191.2 2650.0 83%
2004 811 4547.6 2852.5 63%
2005 970 6839.8 3308.8 48%
2006 987 12004.0 4100.1 34%
2007 1544 21347.8 8030.0 38%
2008 1557 71726.0 11500.0 16%
Sái Thùy Linh Lớp: KTĐT 49B
25

×