Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.08 KB, 52 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Thị Tuyết Mai
MỤC LỤC
Hoàng Thị Thanh Huyền Lớp: Kế hoạch 49A
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Thị Tuyết Mai
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
FDI: Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
ĐTNN: Đầu tư nước ngoài
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
Hoàng Thị Thanh Huyền Lớp: Kế hoạch 49A
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Thị Tuyết Mai
LỜI MỞ ĐẦU
Cho đến nay, Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã được nhìn nhận như là một
trọng những “trụ cột” tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Vai trò của FDI được thể
hiện rất rõ qua việc đóng góp vào các yếu tố quan trọng của tăng trưởng như bổ
sung nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, phát triển
nguồn nhân lực và tạo việc làm,…Ngoài ra, FDI cũng đóng góp tích cực vào tạo
nguồn thu ngân sách và thúc đẩy Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế
giới. Nhờ có sự đóng góp quan trọng của FDI mà Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao trong nhiều năm qua và được biết đến là quốc gia phát triển năng
động, đổi mới, thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.
Yên Bái là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản và tiềm năng về du lịch
phong phú, nhưng sự khai thác và đầu tư trên địa bàn thực sự chưa tương xứng. Do
đó, em lựa chọn đề tài :”Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006-2010” để làm rõ hơn thực trạng
nguồn vốn FDI tại tỉnh giai đoạn 2006-2010 và đưa ra định hướng thu hút FDI cho
những năm tiếp sau.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của TS Vũ Thị Tuyết Mai – Giảng viên
Khoa Kế hoạch và Phát triển đã tận tình chỉ bảo giúp em hoàn thành đề tài này.
Hoàng Thị Thanh Huyền Lớp: Kế hoạch 49A
3
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Thị Tuyết Mai


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI
VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ NƯỚC TA
1. Tổng quan về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1 Khái niệm và bản chất của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.
1.1.1 Khái niệm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.
Từ khi ra đời cho đến nay, vốn đầu tư trực tiếp nước được nhiều tổ chức đưa ra
với nội dung không hoàn toàn giống nhau, cụ thể như:
Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế ( International Monetary Fund, IMF ), đầu tư trực
tiếp nước ngoài ( Foreign Direct Investment, FDI ) là một công cuộc đầu tư ra khỏi
biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp ( direct investor ) đạt được một
phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ( direct
investment enterprise ) trong một quốc gia khác. Quyền sở hữu này tối thiểu phải là
10% tổng số cổ phiếu mới được công nhận là FDI. Như vậy, FDI sẽ tạo thành một
mối quan hệ lâu dài giữa một công ty chủ quản ( người đầu tư trực tiếp ) và một
công ty phụ thuộc ( doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ) đặt tại một quốc gia khác với
quốc gia của công ty chủ quản. Công ty chủ quản không nhất thiết phải kiểm soát
toàn bộ hoạt động của công ty phụ thuộc ( trong trường hợp công ty chủ quản
không chiếm đa số cổ phiếu của công ty phụ thuộc ) và phần FDI chỉ tính trong
phạm vi tỷ lệ sở hữu của công ty chủ quản đối với công ty phụ thuộc.
Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đưa ra định nghĩa như sau về FDI: Đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư)
có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý
tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính
khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở
nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường
hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi
nhánh công ty".
Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD, đầu tư trực tiếp nước ngoài
là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài

với một doanh nghiệp đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh
hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách: Thành lập hoặc mở
Hoàng Thị Thanh Huyền Lớp: Kế hoạch 49A
4
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Thị Tuyết Mai
rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu
tư; Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có; Tham gia vào một doanh nghiệp mới; Cấp
tín dụng dài hạn (trên 5 năm); Quyền kiểm soát, nắm từ 10% cổ phiếu thường hoặc
quyền biểu quyết trở lên.
Theo Luật đầu tư nước ngoài năm 2005: FDI là hình thức đầu tư do nhà đầu tư
nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc
nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở nước
ngoài theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tóm lại có thể hiểu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct
Investment) là một khoản đầu tư đòi hỏi một mối quan tâm lâu dài và phản ánh lợi
ích dài hạn và quyền kiểm soát (control) của một chủ thể cư trú ở một nền kinh tế
(được gọi là chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc doanh nghiệp mẹ) trong một
doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh tế khác nền kinh tế của chủ đầu tư nước ngoài
(được gọi là doanh nghiệp FDI hay doanh nghiệp chi nhánh hay chi nhánh nước
ngoài). FDI chỉ ra rằng chủ đầu tư phải có một mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với
việc quản lý doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh tế khác. Tiếng nói hiệu quả trong
quản lý phải đi kèm với một mức sở hữu cổ phần nhất định thì mới được coi là FDI.
1.1.2 Bản chất của FDI
Bất cứ hoạt động nào của nền kinh tế thế giới nói riêng, và của tất cả các sự
vật hiện tượng trên trái đất nói chung đều có bản chất riêng của nó. Bản chất là
thuộc tính căn bản, ổn định vốn có bên trong của sự vật hiện tượng. Qua quá trình
hình thành và nghiên cứu, chúng ta đều có thể thấy được bản chất của sự vật hiện
tượng. Hoạt động FDI cũng vậy, qua nghiên cứu chúng ta rút ra : Bản chất của FDI
là sự lan tỏa tư bản hậu công nghiệp vượt qua giới hạn không gian và thời gian và tư
bản hậu công nghiệp chèn ép các tư bản cũ, buộc chúng phải tìm không gian mới để

duy trì sự tồn tại của chúng với tư cách là tư bản. Dòng vốn vào các nước phát triển
có tính chất khác hẳn với dòng vốn vào các nước đang phát triển. Dòng vốn vào các
nước phát triển là dòng vốn hậu công nghiệp nhằm tạo nên các tạo phẩm phi vật
thể, hay các sản phẩm vật thể chứa đựng các tạo phẩm phi vật thể ở tầng mức cao,
dòng vốn vào các nước đang phát triển là dòng tư bản công nghiệp để tạo nên các
tạo phẩm vật thể. Việc sản xuất ra các tạo phẩm phi vật thể mang tính thương mại là
công việc của mỗi doanh nghiệp và doanh nghiệp đó phải tự mình thực hiện phần
chủ yếu, không thể giao cho người khác. Vì thế khi một doanh nghiệp muốn tạo
phẩm phi vật thể đó hiện diện ở nước nào thì họ phải tiến hành đầu tư trực tiếp vào
Hoàng Thị Thanh Huyền Lớp: Kế hoạch 49A
5
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Thị Tuyết Mai
nước đó. Dưới góc độ này, chúng ta biết được những yếu tố mới của đầu tư trực tiếp
của nước ngoài, biết được sự vận động hai chiều của đầu tư.
1.2 Đặc điểm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động phổ biến trên thị trường thế giới. Tùy
vào luật pháp của từng quốc gia, điều kiện riêng biệt của các quốc gia mà FDI có
những đặc điểm khác nhau. Nhưng trên cơ bản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có
những đặc điểm chung như sau:
- Tìm kiếm lợi nhuận: FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là
tìm kiếm lợi nhuận. Các nước nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triển cần lưu
ý điều này khi tiến hành thu hút FDI, phải xây dựng cho mình một hành lang pháp
lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụ cho
mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ
cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư.
- Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn
pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giành
quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Luật các nước
thường quy định không giống nhau về vấn đề này.
- Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ sẽ quy định quyền, nghĩa vụ

của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa vào tỷ lệ này.
- Thu nhập của chủ đầu tư được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp mà họ bỏ ra vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không
phải lợi tức.
- Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu
trách nhiệm về lỗ lãi. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền lựa chọn lĩnh vực đầu tư,
hình thức đầu tư, thị trường đầu tư, quy mô đầu tư cũng như công nghệ cho mình,
do đó sẽ tự đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ.
- FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư.
Thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận công nghệ, kĩ thuật tiên
tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý.
1.3 Phân loại FDI
Hoạt động FDI diễn ra với nhiều hình thức đa dạng, mỗi hình thức có một ưu
thế và đặc điểm riêng. Mỗi một hình thức của hoạt động FDI lại khiến cho nhà đầu
tư và nước nhận được FDI những lợi ích và những thiệt hại riêng tùy theo đặc điểm
Hoàng Thị Thanh Huyền Lớp: Kế hoạch 49A
6
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Thị Tuyết Mai
cụ thể của hình thức đầu tư. Chính vì vậy chúng ta cần phân loại hoạt động FDI để
hiểu rõ những tác động của nó đối với nền kinh tế, dựa vào đó để nâng cao lợi ích
và kiềm chế sự thiệt hại của các nguồn tài nguyên. Theo xu thế trên thế giới hiện
nay, hoạt động FDI được phân chia như sau:
• Phân loại theo dạng:
- Đầu tư mới ( Greenfield Investment )
Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài được sử dụng để xây dựng các doanh
nghiệp mới hoặc phát triển thêm các doanh nghiệp có sẵn trong nước. Đây là
phương thức các quốc gia nhận FDI thích nhất vì tạo được thêm công ăn việc làm
cho người trong nước, nâng cao sản lượng, chuyển giao kỹ thuật cao cấp, đồng thời
tạo ra được mối liên hệ trao đổi với thị trường thế giới.
Những mặt yếu của đầu tư mới là có thể “bóp nghẹt” sản xuất trong nước vì

nhờ khả năng cạnh tranh cao hơn về mặt kỹ thuật và hiệu quả kinh tế, đồng thời làm
khô cạn tài nguyên trong nước. Ngoài ra, một phần lợi nhuận quan trọng sẽ chảy
ngược về công ty mẹ.
- Sáp nhập và tiếp thu ( Mergers and acquisitions )
Xảy ra khi tài sản của một doanh nghiệp trong nước được chuyển giao cho
một doanh nghiệp nước ngoài. Hình thức chuyển giao có thể là một sự sáp nhập
( Merge) giữa một công ty trong nước và một công ty nước ngoài để tạo thành một
doanh nghiệp với một tư cách pháp nhân mới. Doanh nghiệp mới này bắt đầu có
tính cách đa quốc gia. Trường hợp sáp nhập với công ty nước ngoài, phần FDI được
tính là phần tài trợ mà công ty trong nước được nhận từ bộ phận công ty nước ngoài
rót vào.
Hình thức chuyển giao thứ hai là bán đứt công ty trong nước cho công ty nước
ngoài. Trường hợp này, FDI được tính là những khoản đầu tư từ công ty mẹ qua cho
công ty con trong nước.
Theo nhiều ý kiến, FDI qua hình thức sáp nhập và chuyển nhượng không có
lợi nhiều cho quốc gia sở tại bằng đầu tư mới. Lý do thứ nhất là thông thường, tiền
doanh nghiệp trong nước hưởng khi bán cơ sở được trả bằng cổ phiếu của công ty
nước ngoài, do đó không có tác dụng xoay vòng thúc đẩy kinh tế trong nước ngay
lập tức. Thứ hai, là toàn bộ lợi nhuận sẽ chuyển về công ty mẹ. Quốc gia sở tại chỉ
được hưởng phần tạo công ăn việc làm cho dân, một ít nghĩa vụ thuế má và tạo việc
làm cho các kỹ nghệ ngoại vi ( externalities).
Hoàng Thị Thanh Huyền Lớp: Kế hoạch 49A
7
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Thị Tuyết Mai
- FDI hàng ngang ( Horizontal FDI )
Công ty nước ngoài đầu tư trực tiếp cùng ngành nghề.
Ví dụ: công ty Intel đầu tư nhà máy sản xuất chíp điện tử giống ở bên Mỹ.
- FDI hàng dọc ( Vertical FDI )
Đây là trường hợp công ty nước ngoài đầu tư nhằm cung cấp hàng hóa cho
công ty trong nước ( backward vertical FDI ) hay bán các sản phẩm công ty trong

nước làm ra ( forward vertical FDI ).
• Phân loại theo mục đích
- Tìm tài nguyên và lao động rẻ tiền
Đây là dạng FDI tiêu biểu nhất nhằm vào các quốc gia đang phát triển như
Trung Đông, Châu Phi, Đông Âu và các nước Đông Nam Á mà Việt Nam là một
trong những mục tiêu quan trọng.
Tài nguyên thiên nhiên và lao động rẻ tiền là những “mặt hàng” các công ty
nước ngoài rất “mê” ở các quốc gia đang phát triển với mức sinh hoạt còn thấp.
- Tìm thị trường tiêu thụ
Là những đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm vào việc mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm của công ty chủ quản. Điển hình nhất là đầu tư FDI của công ty Coca-
Cola và Pepsi-Cola vào Trung Quốc, Ấn Độ hay Việt Nam.
- Tìm hiệu quả kinh doanh
Đây là một dạng FDI thường thấy ở các quốc gia đã phát triển, chẳng hạn như
trong cộng đồng các quốc gia Châu Âu. Lúc này, nguồn đầu tư FDI nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế và trao đổi khoa học kỹ thuật lẫn nhau.
2. Hình thức FDI ở Việt Nam
- Hình thức doanh nghiệp liên doanh: Doanh nghiệp liên doanh là doanh
nghiệp được thành lập giữa một bên là một thành viên của nước nhận đầu tư với
một bên là các chủ đầu tư ở nước khác tham gia. Một doanh nghiệp liên doanh có
thể gồm hai hoặc nhiều bên tham gia liên doanh.
- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài: là doanh nghiệp thuộc sở hữu
của Nhà đầu tư nước ngoài do Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự
quản lí và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp 100%vốn đầu
tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam được hợp tác với nhau và/hoặc với
nhà đầu tư nước ngoài để thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài mới
Hoàng Thị Thanh Huyền Lớp: Kế hoạch 49A
8
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Thị Tuyết Mai
tại Việt Nam. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình

thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân tại Việt Nam, được thành
lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.
- Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: đây là hình thức đầu tư trực tiếp
trong đó hợp đồng hợp tác kinh doanh đuợc ký kết giữa hai bên hay nhiều bên để
tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh ở nuớc nhận đầu tư trong đó quy
định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên tham gia mà không
cần lập thêm xí nghiệp liên doanh hoặc pháp nhân mới. Hình thức này không làm
hình thành một công ty hay một xí nghiệp mới. Mỗi bên vẫn hoạt động với tư cách
pháp nhân độc lập của mình và thực hiện các nghĩa vụ của mình truớc nước nhà.
Ngoài ba hình thức cơ bản trên, theo nhu cầu đầu tư về hạ tầng, các công trình xây
dựng còn có hình thức:
- Hợp đồng xây dựng - chuyển giao – kinh doanh: là phuơng thức đầu tư
dựa trên văn bản ký kết giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước chủ
nhà và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng.
Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình cho nuớc chủ
nhà. Nuớc chủ nhà có thể dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó
trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
- Hợp đồng xây dựng – kinh doanh - chuyển giao (BOT): là một phuơng thức
đầu tư trực tiếp được thực hiện trên cơ sở văn bản đuợc ký kết giữa nhà đầu tư nuớc
ngoài (có thể là tổ chức, cá nhân nước ngoài ) với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
để xây dựng kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định,
hết thời hạn nhà đầu tư nuớc ngoài chuyển giao cho nuớc chủ nhà.
- Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT): là một phuơng thức đầu tư nuớc
ngoài trên cơ sở văn bản ký kết giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước
chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi
xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình cho nước chủ nhà tạo
điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án khác để thu hồi vốn đầu tư
và lợi nhuận hợp lý.
3. Hình thức thu hút và nhân tố tác động đến thu hút FDI vào Việt Nam
3.1 Hình thức thu hút FDI vào Việt Nam:

Các hình thức thu hút FDI tốt nhất bao gồm những chính sách khung, giúp
tăng cường khả năng sản xuất của nền kinh tế quốc gia hay địa phương, cải thiện
Hoàng Thị Thanh Huyền Lớp: Kế hoạch 49A
9
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Thị Tuyết Mai
hiệu quả làm việc của chính quyền, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, cũng như tăng
cường khả năng sáng tạo.
Chính sách công khuyến khích tăng năng suất và tăng trưởng kinh tế thực có
sức thu hút đối với đầu tư nước ngoài. Các chính sách này bao gồm một chế độ
pháp lý và quy định minh bạch, đáng tin cậy; lực lượng lao động chuyên môn, lành
nghề; cơ sở hạ tầng giao thông và viễn thông tốt và một môi trường khuyến khích
sáng tạo. Việc nâng cấp đường sá và các cảng biển kể cả các cửa khẩu biên giới trên
bộ cùng với việc nhấn mạnh hơn nữa vào giáo dục khoa học và kỹ thuật tại các
trường phổ thông công lập có thể cải thiện sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước
ngoài. Cụ thể những chính sách ưu tiên để thu hút FDI đuợc thể hiện khá cụ thể qua
phần “Nhân tố tác động đến thu hút FDI vào Việt Nam” dưới đây.
3.2 Nhân tố tác động đến thu hút FDI vào Việt Nam
3.2.1 Sự ổn định về kinh tế và chính trị - xã hội và luật pháp đầu tư
Một đất nước hay chế độ xã hội nào mà nền kinh tế không ổn định sẽ không
là miền đất hứa cho các nhà đầu tư, vì do không ổn định nên vốn đầu tư sẽ không
được sử dụng như đúng mục đích của nhà đầu tư, lợi ích thu về có thể ít hoặc dẫn
đến thua lỗ. Nếu chính trị và xã hội không ổn định, điều này dẫn đến sự e ngại của
các nhà đầu tư khi quyết định cấp vốn đầu tư. Vì bất ổn chính trị xã hội có thể dẫn
đến sự thay đổi về bộ máy cầm quyền, lúc đấy nguồn vốn của các nhà đầu tư sẽ ra
sao, liệu chính phủ mới hay chế độ cầm quyền mới có tạo những điều kiện tốt cho
nhà đầu tư hay ngược lại. Sự mất ổn định như vậy là điều không một nhà đầu tư nào
mong đợi. Còn về luật pháp, nếu luật pháp của nước nhận đầu tư minh bạch, rõ rang
và quan trọng là có những điều kiện thuận lợi ủng hộ và khuyến khích FDI, thì sẽ
thu hút được các nhà đầu tư. Vì vậy sự ổn định về kinh tế và chính trị - xã hội và
luật pháp đầu tư là điều kiện tiên quyết nhằm giảm thiểu những rủi ro kinh tế chính

trị của vốn FDI vượt khỏi sự kiểm soát của chủ đầu tư nước ngoài (ĐTNN). Những
bất ổn định kinh tế chính trị không chỉ làm cho dòng vốn này bị chững lại, thu hẹp,
mà còn làm cho dòng vốn từ trong nước chảy ngược ra ngoài, tìm đến những nơi
"trú ẩn" mới an toàn và hấp dẫn hơn.
Điều kiện này không chỉ bao gồm các yêu cầu về duy trì sự ổn định phát triển
kinh tế và trật tự xã hội cần thiết cho sự vận hành bình thường của đất nước, sự
hoàn chỉnh hữu hiệu và tính có thể dự báo được của hệ thống pháp luật đầu tư theo
xu hướng ngày càng tiếp cận tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, mà còn phải duy trì
được dư luận và tâm lý xã hội chung thuận lợi và ủng hộ các nhà ĐTNN. Bất kỳ sự
Hoàng Thị Thanh Huyền Lớp: Kế hoạch 49A
10
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Thị Tuyết Mai
bất ổn định chính trị nào, các xung đột khu vực, nội chiến hay sự hoài nghi, tẩy
chay, thiếu thiện cảm và "gây khó dễ" của giới lãnh đạo và nhân dân đối với vốn
ĐTNN, đều là những nhân tố nhạy cảm tác động tiêu cực đến tâm lý và hành động
thực tế của các chủ ĐTNN, cũng như làm chậm lại các cải cách chính sách cần thiết
đối với việc thu hút FDI của nước chủ nhà.
Hệ thống pháp luật đầu tư của nước sở tại phải đảm bảo sự an toàn về vốn và
cuộc sống cá nhân cho nhà đầu tư khi hoạt động của họ không làm phương hại đến
an ninh quốc gia, bảo đảm pháp lý đối với tài sản tư nhân và môi trường cạnh tranh
lành mạnh, đảm bảo việc di chuyển lợi nhuận về nước cho các nhà đầu tư được dễ
dàng, thuận lợi nhất cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nội dung của hệ
thống pháp luật càng đồng bộ, chặt chẽ, tiên tiến, nhưng cởi mở, phù hợp với luật
pháp và thông lệ quốc tế thì khả năng hấp dẫn của FDI càng cao.
3.2.2 Sự mềm dẻo, hấp dẫn của hệ thống chính sách khuyến khích ĐTNN
Các nước nhận ĐTNN, trong hệ thống chính sách có các điều kiện thuận lợi
hay khuyến khích ĐTNN thì sẽ thu hút được rất nhiều nguồn vốn. Vì có như thế các
nhà đầu tư mới sẵn sàng đầu tư , đó là điều hiển nhiên. Nhưng nếu quá thông thoáng
thì các nước nhận ĐTNN sẽ bị thiệt hại rất nhiều về tài nguyên cũng như nguồn lao
động, vì vậy cũng cần sự mềm dẻo, dựa vào tình hình chung của đất nước mà đưa ra

các chính sách thích hợp nhất, thông thoáng nhất mức có thể nhưng vẫn bảo vệ
được tối đa các nguồn lực của đất nước.
Chính sách thương mại cần thông thoáng theo hướng tự do hóa để bảo đảm
khả năng xuất - nhập khẩu các máy móc thiết bị, nguyên liệu sản xuất, cũng như sản
phẩm, tức bảo đảm sự thuận lợi, kết nối liên tục các công đoạn hoạt động đầu tư của
các nhà ĐTNN.
Chính sách tiền tệ phải giải quyết được các vấn đề chống lạm phát và ổn định
tiền tệ. Chính sách lãi suất và tỷ giá tác động trực tiếp đến dòng chảy của FDI với tư
cách là những yếu tố quyết định giá trị đầu tư và mức lợi nhuận thu được tại một thị
trường xác định. Việc xem xét sự vận động của vốn nước ngoài ở các nước trên thế
giới cho thấy, dòng vốn đầu tư dài hạn, nhất là FDI đổ vào một nước thường tỷ lệ
thuận với sự gia tăng lòng tin của các chủ đầu tư, đồng thời lại tỷ lệ nghịch với độ
chênh lệch lãi suất trong - ngoài nước, trong - ngoài khu vực. Nếu độ chênh lệch lãi
suất đó càng cao, tư bản nước ngoài càng ưa đầu tư theo kiểu cho vay ngắn hạn, ít
chịu rủi ro và hưởng lãi ngay trên chỉ số chênh lệch lãi đó. Hơn nữa, khi mức lãi
suất trong nước cao hơn mức lãi suất quốc tế, thì sức hút với dòng vốn chảy vào
Hoàng Thị Thanh Huyền Lớp: Kế hoạch 49A
11
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Thị Tuyết Mai
càng mạnh. Tuy nhiên, đồng nghĩa với lãi suất cao là chi phí trong đầu tư cao, làm
giảm đi lợi nhuận của các nhà đầu tư. Một tỷ giá hối đoái linh hoạt, phù hợp với
tình hình phát triển kinh tế ở từng giai đoạn thì khả năng thu lợi nhuận từ xuất khẩu
càng lớn, sức hấp dẫn với vốn nước ngoài càng lớn. Một nước có mức tăng trưởng
xuất khẩu cao sẽ làm yên lòng các nhà đầu tư vì khả năng trả nợ của nước đó được
bảo đảm hơn, độ mạo hiểm trong đầu tư sẽ giảm xuống. Các mức ưu đãi tài chính -
tiền tệ dành cho vốn ĐTNN trước hết phải bảo đảm cho các chủ đầu tư tìm kiếm
được lợi nhuận cao nhất trong điều kiện kinh doanh chung của khu vực, của mỗi
nước để khuyến khích họ đầu tư vào trong nước và vào những nơi mà Chính phủ
muốn khuyến khích đầu tư. Những ưu đãi về thuế chiếm vị trí quan trọng hàng đầu
trong số các ưu đãi tài chính giành cho ĐTNN. Mức ưu đãi thuế cao hơn luôn được

giành cho các dự án đầu tư có tỷ lệ vốn nước ngoài cao, qui mô lớn, dài hạn, hướng
về thị trường nước ngoài, sử dụng nhiều nguyên vật liệu và lao động trong nước, tái
đầu tư lợi nhuận và có mức độ "nội địa hóa" sản phẩm và công nghệ cao hơn. Hệ
thống thuế thi hành sẽ càng hiệu quả nếu càng rõ ràng, đơn giản, dễ áp dụng và mức
thuế không được quá cao (so với lãi suất, lợi nhuận bình quân, so với mức thuế
chung của khu vực và quốc tế ). Các thủ tục thuế, cũng như các thủ tục quản lý
ĐTNN khác, phải được tinh giản hợp lý, tránh vòng vèo nhiều khâu trung gian, phải
công khai và thuận lợi cho đối tượng chịu quản lý và nộp thuế. Tự do hóa đầu tư
càng cao càng thu hút được nhiều vốn nước ngoài. Sự hỗ trợ tín dụng (ở nhiều
nước, Chính phủ đã lập ra các Quĩ hỗ trợ ĐTNN để hỗ trợ tín dụng cho các nhà đầu
tư, nhất là cho những dự án thuộc diện khuyến khích đầu tư), cùng với các dịch vụ
tài chính, bảo lãnh của Chính phủ, của các cơ quan tín dụng xuất khẩu và của các tổ
chức tài chính đa phương như Ngân hàng thế giới (WB) đã, đang và sẽ đóng vai trò
to lớn làm tăng dòng vốn nước ngoài, nhất là FDI tư nhân vào các nước và khu vực,
(trong đó có Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng), đặc biệt vào lĩnh vực hạ tầng.
Như vậy, một khi các rủi ro giảm xuống, tỷ lệ lợi nhuận tăng lên, thì các luồng vốn
nước ngoài sẽ đổ vào nhiều và ổn định ngay cả khi tốc độ tăng trưởng chung của
nước đó chậm lại. Ngược lại, tư bản nước ngoài sẽ thận trọng hơn, thậm chí bỏ chạy
nếu nước tiếp nhận đầu tư có "độ tin cậy thấp về tín dụng" - một chỉ số tổng hợp của
các yếu tố như: Rủi ro chính trị cao, phát triển kinh tế chậm, xuất khẩu kém, nợ cao
và bất ổn định kinh tế vĩ mô. Khi đó, dù những ưu đãi tài chính rất cao được đưa ra
cũng khó hấp dẫn được các nhà ĐTNN vốn năng động, thận trọng, luôn mong muốn
và thường có nhiều cơ hội lựa chọn thị trường đầu tư như ý trên toàn thế giới.
Hoàng Thị Thanh Huyền Lớp: Kế hoạch 49A
12
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Thị Tuyết Mai
3.2.3 Sự phát triển của cơ sở hạ tầng
Ngoại trừ đối với các nhà ĐTNN chuyên kinh doanh trong lĩnh vực hạ tầng,
còn sự phát triển của cơ sở hạ tầng kinh tế của một quốc gia và một địa phương
luôn là điều kiện vật chất hàng đầu để các chủ đầu tư có thể nhanh chóng thông qua

các quyết định và triển khai trên thực tế các dự án đầu tư đã cam kết. Một tổng thể
hạ tầng phát triển phải bao gồm một hệ thống giao thông vận tải đồng bộ và hiện đại
với các cầu, cảng, đường sá, kho bãi và các phương tiện vận tải đủ sức bao phủ
quốc gia và đủ tầm hoạt động quốc tế; một hệ thống bưu điện thông tin liên lạc viễn
thông với các phương tiện nghe - nhìn hiện đại, có thể nối mạng thống nhất toàn
quốc và liên thông với toàn cầu; hệ thống điện nước dồi dào và phân bổ tiện lợi cho
các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống và một hệ thống mạng lưới
cung cấp các loại dịch vụ khác (y tế, giáo dục, giải trí, các dịch vụ hải quan, tài
chính, thương mại, quảng cáo, kỹ thuật, v.v ) phát triển rộng khắp, đa dạng và có
chất lượng cao. Tóm lại, hệ thống kết cấu hạ tầng đó phải giúp cho các chủ ĐTNN
tiện nghi và sự thoải mái dễ chịu như ở nhà họ, và giúp họ giảm được chi phí sản
xuất về giao thông vận tải, trong khi không hề bị cản trở trong việc duy trì và phát
triển các quan hệ làm ăn bình thường với các đối tác của họ trong cả nước, cũng
như khắp toàn cầu. Trong các điều kiện và chính sách hạ tầng phục vụ FDI, chính
sách đất đai và bất động sản có sức chi phối mạnh mẽ đến luồng FDI đổ vào một
nước. Càng tạo cho các chủ ĐTNN sự an tâm về sở hữu và quyền chủ động định
đoạt sử dụng mua bán đất đai, bất động sản mà họ có được bằng nguồn vốn đầu tư
của mình như một đối tượng kinh doanh thì họ càng mở rộng hầu bao đầu tư lớn và
lâu dài hơn vào các dự án trên lãnh thổ nước và địa phương tiếp nhận đầu tư. Dịch
vụ thông tin và tư vấn đầu tư đóng vai trò rất quan trọng đối với cả những nước thu
hút vốn nước ngoài lẫn đối với các chủ ĐTNN. Nội dung hoạt động dịch vụ này rất
phong phú và ngày càng mở rộng, bao gồm từ việc cung cấp thông tin cập nhật, có
hệ thống, đáng tin cậy về môi trường đầu tư của cả nước và địa phương tiếp nhận
đầu tư cũng như về các chủ ĐTNN cho các đối tác tiềm năng rộng rãi trong nước và
trên toàn thế giới (trong đó các chủ đầu tư lớn luôn được chú ý săn sóc đặc biệt); hỗ
trợ các đối tác đầu tư trong và ngoài nước tiếp xúc và lựa chọn các đối tác thích
hợp, tin cậy; đến giúp đỡ các bên làm thủ tục ký kết các hợp đồng kinh doanh,
thành lập các liên doanh, cả các dịch vụ tư vấn kỹ thuật và thông tin cần thiết khác
liên quan đến đánh giá các quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh. Việc phát
triển hệ thống cơ sở hạ tầng không chỉ là điều kiện cần để khai tăng sự hấp dẫn của

Hoàng Thị Thanh Huyền Lớp: Kế hoạch 49A
13
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Thị Tuyết Mai
môi trường đầu tư của mình, mà đó còn là cơ hội để nước và địa phương tiếp nhận
đầu tư có thể và có khả năng thu lợi đầy đủ hơn từ dòng vốn nước ngoài đã thu hút
được (thông qua tăng thu nhập từ dịch vụ vận tải, thương mại, tài chính, tư vấn
thông tin phục vụ các dự án đầu tư đang và sẽ triển khai).
3.2.4 Sự phát triển của đội ngũ lao động, của trình độ khoa học và công
nghệ và hệ thống doanh nghiệp trong nước và trên địa bàn
Đội ngũ nhân lực có kỹ thuật cao là điều kiện hàng đầu để một nước và địa
phương vượt qua được những hạn chế về tài nguyên thiên nhiên và trở nên hấp dẫn
các nhà ĐTNN. Việc thiếu các nhân lực kỹ thuật lành nghề, các nhà lãnh đạo, quản
lý cao cấp, các nhà doanh nghiệp tài ba và sự lạc hậu về trình độ khoa học công
nghệ trong nước sẽ khó lòng đáp ứng được các yêu cầu của nhà đầu tư , làm chậm
và thu hẹp lại dòng vốn nước ngoài chảy vào trong nước và địa phương.
Một hệ thống doanh nghiệp trong nước phát triển, đủ sức hấp thu công nghệ
chuyển giao, và là đối tác ngày càng bình đẳng với các ĐTNN, là điều kiện cần thiết
để nước và địa phương tiếp nhận đầu tư có thể thu hút được nhiều hơn và hiệu quả
hơn luồng vốn nước ngoài. Hệ thống các doanh nghiệp đó phải bao gồm cả những
doanh nghiệp sản xuất lẫn dịch vụ ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề và thành thạo
các nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, đủ sức giữ được thị phần thích đáng tại thị
trường trong nước và ngày càng có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Mạng
lưới các doanh nghiệp dịch vụ về tài chính - ngân hàng có vai trò quan trọng trong
hệ thống đó, nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi cho việc huy động và lưu chuyển
vốn trong nước và quốc tế. Càng tự do hóa tài chính và đầu tư sẽ càng tạo điều kiện
thu hút các nhà đầu tư lớn.
3.2.5 Sự phát triển của nền hành chính quốc gia và hiệu quả của các dự án
FDI đã triển khai
Lực cản lớn nhất làm nản lòng các nhà đầu tư là thủ tục hành chính rườm rà,
phiền phức gây tốn kém về thời gian và chi phí, làm mất cơ hội đầu tư. Bộ máy

hành chính hiệu quả quyết định sự thành công không chỉ thu hút vốn nước ngoài mà
còn của toàn bộ quá trình huy động, sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của mỗi quốc
gia cũng như mỗi địa phương. Bộ máy đó phải thống nhất, gọn nhẹ, sáng suốt và
nhạy bén về chính sách, với những thủ tục hành chính, những qui định pháp lý có
tính chất tối thiểu, đơn giản, công khai và nhất quán, được thực hiện bởi những con
người có trình độ chuyên môn cao, được giáo dục tốt và có kỷ luật, tôn trọng pháp
luật. Vì mục tiêu của FDI là nhằm thu lợi nhuận cao, do vậy, nếu các dự án FDI đã
Hoàng Thị Thanh Huyền Lớp: Kế hoạch 49A
14
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Thị Tuyết Mai
được triển khai đạt kết quả tỷ suất lợi nhuận cao sẽ khuyến khích và củng cố niềm
tin cho các nhà ĐTNN tiếp tục đầu tư để tái sản xuất mở rộng, đồng thời nêu gương
có sức thuyết phục các nhà ĐTNN khác yên tâm bỏ vốn. Điều này sẽ giúp cho
nguồn vốn FDI tiếp tục tăng. Ngược lại lỗ sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư.
Tóm lại FDI đã, đang và sẽ tìm đến quốc gia và địa phương nào có được 5 yếu
tố nêu trên. Đặc biệt, việc quốc gia đó tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và
quốc tế, cũng như tuân thủ nghiêm túc các công ước, qui định về luật pháp đầu tư
và thông lệ đối xử quốc tế sẽ là những yếu tố đảm bảo lòng tin và hấp dẫn các
dòng FDI thậm chí còn mạnh hơn việc đưa ra các ưu đãi tài chính cao nghĩa là
dòng FDI chỉ ưa tìm đến những nơi đầu tư an toàn, đồng vốn được sử dụng có hiệu
quả, quay vòng nhanh và ít rủi ro.
4. Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế
xã hội và sự cần thiết khách quan phải thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào tỉnh Yên Bái
4.1 Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinh
tế xã hội nước ta
4.1.1 Những mặt tích cực
• Về kinh tế:
- Bổ sung cho nguồn vốn trong nước: một nền kinh tế tăng trưởng nhanh thì
phải cần nhiều vốn, nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ thu hút vốn từ

nước ngoài, trong đó có vốn FDI.
- FDI giúp đẩy mạnh xuất khẩu: các công trình FDI thường nhắm vào các
mặt mạnh của nền kinh tế có giá trị xuất khẩu cao, đồng thời trong trường hợp tận
dụng nguồn lao động rẻ tiền, các sản phẩm thường được tái xuất cảng ra ngoài, giúp
đẩy mạnh sự xuất khẩu của quốc gia tiếp nhận FDI.
- FDI giúp tăng ngân sách nhà nước: đối với nhiều nước đang phát triển
hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các doanh nghiệp FDI nộp là nguồn thu
ngân sách quan trọng.
- Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý: vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn
có thể huy động bằng chính sách “thắt lưng buộc bụng” . Thu hút FDI từ các công
ty đa quốc gia sẽ giúp quốc gia tiếp thu công nghệ, bí quyết kinh doanh mà các
công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm, bằng những khoản chi phí lớn.
Mặt khác nó còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước.
Hoàng Thị Thanh Huyền Lớp: Kế hoạch 49A
15
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Thị Tuyết Mai
• Về mặt xã hội
- ĐTNN góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao
động, cải thiện nguồn nhân lực.
Thông qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp có vốn
ĐTNN, giúp hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao
và có tác phong công nghiệp hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các
phương thức lao động tiên tiến.
Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN cũng đã thúc đẩy các doanh
nghiệp trong nước không ngừng đổi mới công nghệ, phương thức quản lý để nâng
cao hơn chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ trên thị trường
trong nước và quốc tế.
- ĐTNN góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế
với khu vực và thế giới.Tạo điều kiện cho nước tiếp nhận đầu tư mở rộng
quan hệ kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hóa và đa dạng hóa, thúc

đẩy chủ động hội nhập kinh tế thế giới, đẩy nhanh tiến trình tự do hóa
thương mại và đầu tư.
• Về mặt môi trường
Tại Việt Nam, nhìn chung các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tuân thủ các tiêu
chuẩn môi trường Việt Nam và có kết quả môi trường tốt hơn so với số đông các
doanh nghiệp trong nước, vì họ có khả năng tài chính và khả năng tiếp cận với các
kỹ năng quản lý môi trường. ĐTNN đã tác động tích cực tới kêt quả môi trường của
bạn hàng cung cấp đầu vào và các công ty vệ tinh thông qua việc hỗ trợ, tư vấn về
hệ thống quản lý môi trường hoặc các giải pháp xử lý môi trường. thông qua các đối
tác lien doanh, các đối tác Việt Nam có thể học hỏi, được hỗ trợ và tư vấn để cải
thiện kết quả môi trường. doanh nghiệp có vốn ĐTNN có thể trở thành những “mô
hình mẫu” giới thiệu những kiến thức quản lý môi trường hiện đại vào Việt Nam
cùng tinh thần sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường, đồng thời tạo áp lực
để các doanh nghiệp trong nước cải thiện kết quả môi trường của mình. ĐTNN góp
phần tạo điều kiện để sử dụng công nghệ sạch, bảo đảm các tiêu chuẩn về môi
trường nhằm giảm ô nhiễm. ĐTNN tạo điều kiện làm cho nguồn nhân lực trong
nước như đất đai, lao động, tài nguyên… được khai thác và sử dụng có hiệu quả
hơn.
Hoàng Thị Thanh Huyền Lớp: Kế hoạch 49A
16
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Thị Tuyết Mai
4.1.2 Những mặt hạn chế
Tuy đạt được kết quả quan trọng nhưng hoạt động FDI tại Việt Nam còn
những mặt hạn chế như kết quả thu hút ĐTNN chưa tương xứng với tiềm năng của
đất nước và yêu cầu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Vốn FDI thực hiện tuy
đã tăng dần qua từng năm nhưng nhìn chung việc giải ngân vốn này vẫn còn chậm,
tỷ lệ vốn thực hiện trên tổng vốn đăng ký còn thấp, đặc biệt là trong hai năm trở lại
đây khi “làn song đầu tư thứ hai” đang vào Việt Nam; chưa thu hút được nhiều đầu
tư từ các nước công nghiệp phát triển, công nghệ nguồn; phần lớn vốn ĐTNN vào
Việt Nam là từ các nước châu Á; đầu tư từ Hoa Kỳ và các nước EU tuy có tăng

nhưng vẫn chậm so với tốc độ tăng trưởng thương mại hai chiều và chưa tương
xứng với tiềm năng của mỗi bên; cơ cấu phân bố vốn ĐTNN theo ngành còn có
những bất hợp lý, mới tập trung vào những ngành dễ thu lợi nhuận, thu hồi vốn
nhanh. ĐTNN cũng tập trung vào các ngành kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía
Nam; trong khi các khu vực có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn như vùng núi phía
Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng song Cửu Long còn thấp.
Về mặt xã hội tình trạng tranh chấp lao động trong các doanh nghiệp ĐTNN
có xu hướng gia tăng, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, tác
động tới tâm lý nhà đầu tư, cũng như ảnh hưởng tới môi trường đầu tư kinh
doanh…
Với những kết quả nêu trên, vị trí vai trò và những đóng góp tích cực của khu
vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã được khẳng định là một trong những kênh
quan trọng thu hút vốn cho đầu tư phát triển , góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao tỷ trọng xuất khẩu, góp phần
giải quyết việc làm và đóng góp quan trọng cho ngân sách nhà nước. Quá trình thu
hút và sử dụng nguồn vốn FDI trong suốt 20 năm qua đã khẳng định đường lối của
Đảng và nhà nước về vai trò của nguồn vốn này cùng với vai trò quyết định của
nguồn vốn trong nước đã được thực thi hiệu quả và sẽ tiếp tục được thực hiện trong
giai đoạn tới nhằm thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất
nước ta.
4.2 Sự cần thiết khách quan phải thu hút FDI vào tỉnh Yên Bái
Năm 1996, Nhà nước ta ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và ban
hành Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi, bổ sung năm 2000. luật đầu tư nước ngoài đã
chính thức thể hiện quan điểm mở cửa, hội nhập nền kinh tế Việt Nam với nền kinh
tế khu vực và thế giới. Kể từ thời điểm này, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt
Hoàng Thị Thanh Huyền Lớp: Kế hoạch 49A
17
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Thị Tuyết Mai
Nam đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ, đóng góp một nguồn vốn đầu tư quan
trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại

hóa, mở ra nhiều ngành nghề và sản phẩm mới; góp phần nâng cao năng lực quản lý
và chuyển giao công nghệ tiên tiến trên thế giới; mở rộng thị trường xuất khẩu và
tạo them nhiều việc làm mới và là một bộ phận không thể thiếu được của nền kinh
tế.
Thực tiễn trong những năm qua đã chỉ rõ đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh
Yên Bái cũng đã có những đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Để góp
phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất, giải quyết công
ăn việc làm cho người lao động ở địa phương. Một trong những kết quả quan trọng
mà đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đem lại là tỉnh Yên Bái tiếp nhận được các kỹ
thuật tiên tiến trong một số ngành kinh tế. Đồng thời việc tăng cường thu hút đầu tư
nước ngoài hướng về xuất khẩu đã tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp
trong tỉnh tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao năng lực xuất khẩu của
địa phương. Thực tế trong những năm qua đã chỉ rõ đầu tư nước ngoài đã có những
đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh song chưa nhiều. Do đó cần tăng
cường thu hút đầu tư nước ngoài để giải quyết công ăn việc làm cho người lao
động, tiếp nhận được các kỹ thuật tiên tiến, nâng cao năng lực sản xuất của địa
phương.
Hoàng Thị Thanh Huyền Lớp: Kế hoạch 49A
18
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Thị Tuyết Mai
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
1. Khái quát về tỉnh Yên Bái
Yên Bái là một tỉnh miền núi mới được thành lập lại từ tháng 10/1991 ( được
tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn cũ ), cách thủ đo Hà Nội gần 200km về phía Tây
Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai, Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía đông giáp tỉnh
Tuyên Quang và phía tây giáp tỉnh Sơn La. Tổng chiều dài ranh giới giáp các tỉnh là
710km, trong đó giáp Lào Cai 252km, giáp Sơn La 205 km.
1.1 Đặc điểm tự nhiên.
- Khí hậu: Khí hậu tỉnh Yên Bái có thể chia thành hai vùng khí hậu lớn, song

do địa hình phức tạp nên trong mỗi vùng lớn, lại có tiểu vùng với những đặc điểm
khác biệt nhau. Vùng phía tây khí hậu mang tính chất Á nhiệt đới và ôn đới.
- Vị trí địa lý: Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là 1 trong 13
tỉnh vùng núi phía Bắc, nằm giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh
Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên
Quang và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Yên Bái có 9 đơn vị hành chính (1 thành phố,
1 thị xã và 7 huyện) với tổng số 180 xã, phường, thị trấn (159 xã và 21 phường, thị
trấn); trong đó có 70 xã vùng cao và 62 xã đặc biệt khó khăn được đầu tư theo các
chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, có 2 huyện vùng cao Trạm
Tấu, Mù Cang Chải (đồng bào Mông chiếm trên 80%) nằm trong 61 huyện nghèo,
đặc biệt khó khăn của cả nước Yên Bái là đầu mối và trung độ của các tuyến giao
thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ từ Hải Phòng, Hà Nội lên cửa khẩu Lào
Cai, là một lợi thế trong việc giao lưu với các tỉnh bạn, với các thị trường lớn trong
và ngoài nước.
- Điều kiện địa hình: Yên Bái nằm ở vùng núi phía Bắc, có đặc điểm địa hình
cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc và được kiến tạo bởi 3 dãy núi lớn đều có hướng
chạy Tây Bắc – Đông Nam: phía Tây có dãy Hoàng Liên Sơn – Pú Luông nằm kẹp
giữa sông Hồng và sông Đà, tiếp đến là dãy núi cổ Con Voi nằm kẹp giữa sông
Hồng và sông Chảy, phía Đông có dãy núi đá vôi nằm kẹp giữa sông Chảy và sông
Lô. Địa hình khá phức tạp nhưng có thể chia thành 2 vùng lớn: vùng cao và vùng
thấp. Vùng cao có độ cao trung bình 600 m trở lên, chiếm 67,56% diện tích toàn
tỉnh. Vùng này dân cư thưa thớt, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng sản, có
Hoàng Thị Thanh Huyền Lớp: Kế hoạch 49A
19
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Thị Tuyết Mai
khả năng huy động vào phát triển kinh tế - xã hội. Vùng thấp có độ cao dưới 600 m,
chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, thung lũng bồn địa, chiếm 32,44 % diện tích tự
nhiên toàn tỉnh.
1.2 Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 689.949,05 ha. Trong

đó diện tích nhóm đất nông nghiệp là 549.104,31 ha, chiếm 79,59% diện tích đất tự
nhiên; diện tích nhóm đất phi nông nghiệp là 47.906,46 ha chiếm 6,94%; diện tích
đất chưa sử dụng là 92.938,28 ha chiếm 13,47%. Trong tổng diện tích đất nông
nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp là 77.618,58 ha; đất lâm nghiệp 469.968,24ha;
đất nuôi trồng thủy sản 1.420,04ha, còn lại là đất nông nghiệp khác. Trong tổng
diện tích đất phi nông nghiệp thì đất ở 4.482,82 ha; đất chuyên dùng 31.604,98 ha,
còn lại là đất sử dụng vào mục đích khác. Trong tổng diện tích đất chưa sử dụng thì
đất bằng chưa sử dụng là 949,00 ha; đất đồi núi chưa sử dụng là 85.936,52 ha, còn
lại là núi đá không có rừng cây.
Đất Yên Bái chủ yếu là đất xám (chiếm 82,37%), còn lại là đất mùn alít, đất
phù sa, đất glây, đất đỏ…
- Tài nguyên rừng: Tính đến tháng 6 năm 2009, diện tích đất có rừng toàn tỉnh
Yên Bái đạt 400.284,6 ha, trong đó: rừng tự nhiên 231.901,6 ha, rừng trồng
168.382,7 ha; đạt độ che phủ trên 56%.
Yên Bái có nhiều loại rừng khác nhau như: rừng nhiệt đới, á nhiệt đới, và núi
cao. Trong khu vực rừng á nhiệt đới của tỉnh có nhiều loại cây lá kim (như: pơmu,
thông nàng, thông tre lá lớn, sa mộc, sam mộc) xen lẫn cây lá rộng thuộc họ sồi dẻ,
đỗ quyên. Ở độ cao trên 2000m, rừng hỗn giao giảm dần, pơmu mọc thành rừng kín
cao tới 40-50m, đường kính thân có cây tới 1,5m. Bên cạnh các loại gỗ quý (nghiến,
trúc, lát hoa, chò chỉ, pơmu, cây thuốc quý (đẳng sâm, sơn tra, hò thủ ô, hoài sơn, sa
nhân), động vật hiếm (hổ, báo, cầy hương, lợn rừng, chó sói, sơn dương, gấu, hươu,
vượn, khỉ, trăn, tê tê, đàng đẵng, ếch dát, gà lôi, nộc cốc, phượng hoàng đất) cùng
nhiều khu rừng cho lâm, đặc sản (cọ, măng, song, móc, nấm hương, mộc nhĩ, trẩu,
quế, chè).
- Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản Yên Bái khá đa dạng, hiện
đã điều tra 257 điểm mỏ khoáng sản, xếp vào các nhóm khoáng sản năng lượng,
khoáng sản vật liệu xây dựng, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản kim loại và
nhóm nước khoáng. Nhóm khoáng sản năng lượng gồm các loại than nâu, than
Hoàng Thị Thanh Huyền Lớp: Kế hoạch 49A
20

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Thị Tuyết Mai
Antraxit, đá chứa dầu, than bùn…; loại than nâu và than lửa dài tập trung ở ven
sông Hồng, sông Chảy và các thung lũng bồn địa như Phù Nham (Văn Chấn).
Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng gồm đá vôi, đá ốp lát, sét gạch ngói, cát sỏi…
được phân bố rộng rãi trên khắp địa bàn tỉnh. Nhóm khoáng chất công nghiệp gồm
đầy đủ các nguyên liệu công nghiệp từ nguyên liệu phân bón, nguyên liệu hoá chất,
nguyên liệu kỹ thuật, đặc biệt là đá quý và bán đá quý được phân bố chủ yếu ở Lục
Yên và Yên Bình. Nhóm khoáng sản kim loại có đủ các loại từ kim loại đen (sắt)
đến kim loại nâu (đồng, chì, kẽm) và kim loại quý (vàng), đất hiếm phân bố chủ yếu
ở hữu ngạn sông Hồng. Nhóm nước khoáng được phân bố chủ yếu ở vùng phía tây
của tỉnh (Văn Chấn, Trạm Tấu), bước đầu được sử dụng tắm chữa bệnh.
1.3 Kết cấu hạ tầng:
- Về giao thông: 


 !"#$"
%&"'
(
)*+),-
$".*"-

/01
%*23

$"-

"
45%67+

8*09-":"-



;<,=>-

!?@"A
- Về thủy lợi: Toàn tỉnh có 3.147 công trình thủy lợi (975 công trình thủy lợi
do nhà nước đầu tư, 2.172 công trình từ vốn của nhân dân và một phần vốn ngân
sách nhà nước) trong đó gồm 186 hồ chứa (12 hồ chứa từ 1-5 triệu m
3
,174 hồ chứa
dưới 1 triệu m
3.)
tưới cho 4.324 ha, 15 trạm bơm tưới cho 346 ha, có công suất 270
đến 410m
3
/h, 2.946 dạng đập dâng kênh dẫn tưới cho 14.214 ha, đa số đập có chiều
cao dưới 10m. * Nước sinh hoạt:
- Hệ thống cơ sở vật chất ngành bưu chính viễn thông liên tục được đầu tư
nâng cấp, đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin liên lạc của mọi tổ chức, cá nhân có
nhu cầu, đồng thời phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế – xã hội của
tỉnh. Mạng lưới thông tin nội bộ 100% đã được số hóa, 9/9 huyện, thị, thành phố có
tuyến viba và tổng đài điện tử tự động.
- Giáo dục: Năm học 2009 - 2010: Toàn tỉnh có 593 trường học trong đó có
173 trường mầm non với 1.383 lớp, 1143 phòng học, 35.538 học sinh; 170 trường
tiểu học với 2.806 lớp, 2.636 phòng học, 64.403 học sinh; 186 trường trung học cơ
sở với 1.550 lớp, 1.354 phòng học, 47.733 học sinh; 25 trường trung học phổ thông
Hoàng Thị Thanh Huyền Lớp: Kế hoạch 49A
21
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Thị Tuyết Mai
với 581 lớp, 429 phòng học, 20.030 học sinh; 1 trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng

nghiệp với 2.513 học sinh, 10 trung tâm giáo dục thường xuyên với 330 lớp, 6.391
học sinh; 8 trường chuyên nghiệp (3 trường cao đẳng, 4 trường trung học chuyên
nghiệp, 1 trường trung cấp nghề) với 131 lớp, 5.996 học sinh.
Phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. Số xã, phường phổ cập giáo dục tiểu học đúng
độ tuổi là 166/180 xã, phường, thị trấn, đạt 92,22%. Các đơn vị đạt chuẩn phổ cập
giáo dục tiểu học đúng độ tuổi là 5 (Yên Bái, Nghĩa Lộ, Trấn Yên, Văn Chấn, Yên
Bình, Lục Yên, Văn Yên). Số trường đạt chuẩn quốc gia là 83 (tăng 39 trường so
với năm 2008 – 2009). Nhìn chung, cơ sở vật chất các trường học tại các trung tâm
đô thị đã được đáp ứng được điều kiện đảm bảo dạy và học, tuy nhiên một số
trường học trú cơ sở vật chất vẫn chưa đảm bảo các điều kiện học, ăn, ngủ cho học
sinh theo quy định chung
- Y tế: Tính đến tháng 6/2010, toàn tỉnh hiện có 34 cơ sở y tế, trong đó có 17
đơn vị tuyến tỉnh, 9 trung tâm Y tế các huyện/thị xã/thành phố, 8 bệnh viên đa khoa
cấp huyện. Ngoài ra còn có 19 phòng khám đa khoa khuc vực và 180 trạm y tế xã,
phường. Tổng số giường bệnh là 2.537 (tuyến tỉnh có 779 giường bệnh, tuyến
huyện là 735 giường, xã là 993 giường, tư nhân là 30 giường). Tỷ lệ giường
bệnh/10.000 dân là 33,35/10.000 dân. Tổng số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế là 141
xã. Tổng số cán bộ y tế là 3.100 người. Tỷ lệ bác sỹ: 7 bác sỹ/10.000 dân.
Hệ thống các trang thiết bị ngành y tế tại các bệnh viện đã được đầu tư nâng cấp,
song còn thiếu các dịch vụ khám chữa bệnh, chất lượng cao, thiếu cán bộ có khả năng
vận hành các trang thiết bị y tế hiện đại. Các trạm y tế xã còn thiếu cả đội ngũ cán bộ y
tế và các trang thiết bị cần thiết phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân.
1.4 Nguồn nhân lực
Theo kết quả tổng hợp sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, tổng dân
số toàn tỉnh là 752.868 người. Mật độ dân số bình là 109 người/km
2
, tập trung ở
một số khu đô thị như thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và các thị trấn huyện
lỵ.
Theo số liệu điều tra, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có tới 30 dân tộc sinh sống,

trong đó có 7 dân tộc có dân số trên 10.000 người. 2 dân tộc có từ 2.000 - 5.000
người, 3 dân tộc có từ 500 -2.000 người. Trong đó người Kinh chiếm 49,6%, người
Tày chiếm 18,58%, người Dao chiếm 10,31%, người HMông chiếm 8,9%
người Thái chiếm 6,7%, người Cao Lan chiếm 1%, còn lại là các dân tộc khác.
Hoàng Thị Thanh Huyền Lớp: Kế hoạch 49A
22
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Thị Tuyết Mai
- Năm 2010 lao động trong độ tuổi là 527.490 người, dự tính năm 2015 là
568.530 người, năm 2020 là 603.430 người. Trình độ lao động nhìn chung còn thấp,
lao động có trình độ đại học ít chiếm khoảng 4,5%. Phấn đấu hàng năm có 50%
công chức sự nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ
năng, phương pháp thực hiện công vụ và 20% cán bộ cơ sở cấp xã được đào tạo.
2. Thực trạng thu hút FDI vào tỉnh Yên Bái
Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc nằm sâu trong nội địa, cách thủ đô Hà
Nội 180km, cách biên giới Lào Cai 150km, cách Cảng Hải Phòng 260km, không có
nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, dân số có gần 50% là
đồng bào các dân tộc thiểu số, kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí thấp, không
đồng đều. Do vậy, trong thời gian qua, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Yên Bái còn rất nhiều khiêm tốn về số doanh nghiệp và tổng vốn đầu tư.
Nhận thức được vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong sự phát triển
kinh tế của cả nước nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng. Trong những năm qua tỉnh
Yên Bái đã tiến hành nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư như tổ chức Hội nghị xúc tiến
đầu tư tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; phối hợp với các Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam tổ chức Hội nghị gặp gỡ các nhà đầu tư nước ngoài và
tiếp tục giới thiệu tiềm năng thế mạnh của tỉnh Yên Bái trên tạp chí Vietnam
business forum; trang thong tin điện tử Kinh tế Việt Nam. Chủ động phối hợp với
Bộ ngoại giao, thông qua tham tán Thương mại Việt Nam tại các nước Nhật Bản,
Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ và các nước Châu Âu giới thiệu về tỉnh Yên Bái; Xây
dựng và ban hành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh
Yên Bái giai đoạn 2006-2010. ban hành chính sách thu hút đầu tư và tiến hành

nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư như xây dựng sách danh mục và lựa chọn dự án có
tính khả thi cao, tiến hành xây dựng thông tin về các dự án (project profiles) phục
vụ công tác xúc tiến đầu tư.
2.1 Về địa bàn đầu tư:
Yên Bái có diện tích tự nhiên 6.882,9 km², nằm trải dọc đôi bờ sông Hồng.
Địa hình Yên Bái có độ dốc lớn, cao dần từ đông sang tây, từ nam lên bắc, độ cao
trung bình 600 mét so với mực nước biển và có thể chia làm hai vùng: vùng thấp ở
tả ngạn sông Hồng và lưu vực sông Chảy mang nhiều đặc điểm của vùng trung du;
vùng cao thuộc hữu ngạn sông Hồng và cao nguyên nằm giữa sông Hồng và sông
Đà có nhiều dãy núi. Tuy nhiên sự khác biệt nhau về địa hình không lớn nên việc
lựa chọn địa bàn đầu tư của các nhà đầu tư không phụ thuộc vào địa hình. Bên cạnh
đó, Yên Bái được biết đến là tỉnh có nhiều khoáng sản tự nhiên với giá trị sử dụng
Hoàng Thị Thanh Huyền Lớp: Kế hoạch 49A
23
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Thị Tuyết Mai
lớn. Lượng khoáng sản này tập trung chủ yếu ở huyện Lục Yên. Để minh chứng cho
điều này, có thể nhìn vào bảng sau:
Bảng 1: Sự phân bố khoáng sản ở tỉnh Yên Bái
Huyện, thành phố thị
xã trực thuộc tỉnh
Khoáng Sản , Lợi ích và trữ lượng
Thành phố Yên Bái - Cao lanh: Tổng trữ lượng đánh giá ở cấp B + C
1
+ C
2
là 1,1 triệu tấn, chất lượng
AL
2
O
3

= 29-34% ; Fe
2
O
3
-
= 0,8-4,2 %. độ trắng đạt 40-70% đạt tiêu chuẩn làm bột độn
giấy và sứ cách điện
- Phenfat
Thị xã Nghĩa Lộ
Huyện Lục Yên
-
Than nâu ( xã Hồng Quang ): có quy mô nhỏ, chất lượng kém, không có triển
vọng.
-
Vàng : đang được điều tra đánh giá.
-
Pirit: Có ở Tân Lĩnh có trữ lượng khoảng 25.000 tấn, cấp C
1
hàm lượng S >33%.
-
Đá quý
-
Nguyên liệu mài: Phân bố ở phần Đông Bắc hai bờ sông Chảy thuộc vùng đá biến
chất cổ gồm: Nazac, SiLimanit – gramat.
-
Đá vôi và đá hoa : chất lượng tốt, có khả năng khai thác làm vật liệu xây dựng,
sản xuất xi măng và đá vôi nghiền công nghiệp và phục vụ xuất khẩu tốt.
-
Phôtforit :trữ lượng khoảng 10.000 tấn.
Huyện Mù Cang

Chải
- Chì- kẽm
Huyện Trấn Yên
-
Sắt (Làng Mỵ Hưng Khánh)
-
Đồng :đang được tiếp tục khảo sát.
-
Thạch Anh :điểm quặng có quy mô nhỏ, chủ yếu là quặng lăn, chất lượng yêu
cầu cho sản xuất sứ và kính.
-
Đá vôi và đá hoa
Huyện Trạm Tấu Chì- kẽm
Huyện Văn Chấn
-
Than đá : ít có khả năng khai thác sử dụng do chất lượng kém.
-
Than bùn: Có ở xã Phù Nham. trữ lượng 103.832 tấn, trong than chứa mùn, đạm,
fotfo, kaly cao. có khả năng khai thác làm phân vi sinh tốt
-
Đồng
-
Chì- kẽm-
-
Vàng
-
Đá vôi và đá hoa
Huyện Văn Yên
-
Than nâu ( Xã Hoàng Thắng )

-
Sắt (Đại Sơn) có trữ liệu trên 20 triệu tấn.
-
Đồng
-
Vàng
-
Đất hiếm: có ở xã An Phú: trữ lượng đánh giá ở C
1
+ C
2
là 17,84 tấn TR
2
O
3-
-
Grafit: mỏ Bắc Mậu A, có trữ lượng 141.799 tấn. Mỏ Yên Thái, Yên Hưng có trữ
lượng 1,32 triệu tấn.
-
Đá vôi và đá hoa
Huyện Yên Bình
-
Chì- kẽm
-
Pirit: Mỹ Gia
-
Barit: Có ở núi Hang Hổ, Đại Minh. chưa điều tra đánh giá.
-
Cao lanh
-

Phenfat : Mỏ Quyết Tiến (xã Đại Minh - Yên Bình ) trữ lượng cấp C
1
+ C
2

128.000 tấn, có khả năng khai thác cho sản xuất
-
Đá quý ( Tân Hương )
-
Đá vôi và đá hoa
Nguồn: www.gov.vn
Hoàng Thị Thanh Huyền Lớp: Kế hoạch 49A
24
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Thị Tuyết Mai

Theo như bảng 1 thấy rằng huyện Lục Yên là địa phương có tài nguyên
khoáng sản đá dồi dào. Rất có triển vọng cho sự đầu tư của các nhà đầu tư nước
ngoài. Đá vôi trắng ở đây nhất nhì khu vực Đông-Nam Á bởi độ trắng mịn, trữ
lượng lớn. Đây là một tiềm năng cần quản lý, khai thác để phục vụ phát triển công
nghiệp của huyện. Thiên nhiên ưu đãi cho Lục Yên một tiềm năng khoáng sản đa
dạng với trữ lượng lớn, có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là đá hoa trắng. Tại các xã
Tân Lĩnh, Yên Thế, Liễu Đô, Minh Tiến, An Phú, đá hoa trắng có thể khai thác, chế
biến thành đá ốp lát có trữ lượng khoảng trên 270 triệu m3, đá vôi có hàm lượng
Canxi cao trữ lượng khoảng 135 triệu m3, rồi còn Photphorit, Pirit ở Tân Lĩnh, đá
quí và đá bán quí, than nâu Hồng Quang… đây là một tiềm năng, thế mạnh của Lục
Yên cần được khai thác để phát triển kinh tế của huyện.
Qua khảo sát và phân tích nhiều mẫu đá tại nhiều điểm, về cơ bản các nhà
chuyên môn đã thống nhất: Đá hoa trắng Lục Yên có nhiều ưu điểm: Về thành phần
thạch học, đá có màu trắng, trắng xám, trắng đục, trắng sữa, trắng trong, hạt vừa và
nhỏ, độ trắng cao, ít có khoáng vật phụ và tạp chất sét, phân lớp dầy thường ở dạng

khối. Về thành phần hoá học: hàm lượng CaO trung bình là 55,58%, MgO là 0,22%,
SiO2 là 0,27%, Al2O3 là 0,016%, Fe là 0,015%, độ trắng trung bình là 94,31%. Với
đặc điểm cấu tạo trên đá hoa trắng Lục Yên chủ yếu chế biến sâu thành đá ốp lát và
tận dụng để chế biến thành bột Cacbonnat Canxi.
Thực tế cho thấy đã và đang có nhiều nhà đầu tư tiến hành khai thác và chế
biến khoáng sản tại huyện Lục Yên với quy mô lớn.Tới tháng 6/2010, Lục Yên có
38 cơ sở, doanh nghiệp đăng ký hoạt động thăm dò, chế biến khoáng sản (chủ yếu
là đá vôi trắng). Đáng chú ý, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 46,47% so với năm 2008, trong đó giá trị
xuất khẩu các sản phẩm từ đá vôi trắng hàng năm trên 3 triệu USD, chủ yếu xuất
sang thị trường Ấn Độ, Đài Loan, Trung Quốc Như là Công ty TNHH Đá cẩm
thạch R.K Việt Nam, Công ty TNHH Hùng Đại Sơn, Công ty cổ phần
FRANXIPAN… Nổi bật nhất là Công ty TNHH Đá cẩm thạch R.K Việt Nam, một
công ty hoạt động khá hiệu quả trong thời gian qua, và đóng góp không nhỏ vào nền
kinh tế của tỉnh.
Hoàng Thị Thanh Huyền Lớp: Kế hoạch 49A
25

×