Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Kế toán tiền lương tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.34 KB, 55 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KẾ TOÁN
**********
CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
Tên đề tài:
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Họ tên sinh viên : Từ Quang Hà
Lớp: : Kế toán tổng hợp 17M
Giáo viên hướng dẫn: : Thạc sỹ Hà Phương Dung
Hµ Néi - 2010
MỤC LỤC
Tổng số lao động 11
Phân loại theo trình độ 11
Phân loại theo giới tính 11
Điều 2: Tiêu chuẩn và đối tượng tuyển dụng
Là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 16
Có độ tuổi từ 18 đến 35. Không hạn chế độ tuổi đối với chuyên gia giỏi; 16
Có đơn xin tuyển dụng; 17
Có lý lịch rõ ràng; 17
Có cam kết làm việc lâu dài tại Công ty; 17
Có bằng cấp nghề nghiệp phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty,
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, vi tính phù hợp với chức danh
Công ty đang cần tuyển dụng; 17
Có sức khoẻ, không mắc bệnh truyền nhiễm; 17
Có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao; 17
Không phải là người đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang
thi hành án hình sự 17
Điều 3: Quy trình tuyển dụng
3.1.1Bộ phận hành chính - kế toán có trách nhiệm thông báo việc tuyển dụng lao động
trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thông báo trước ngày thi tuyển 30 ngày,


chủ yếu trên mạng internet hoặc thông báo rộng rãi cho toàn thể CBCNV Công ty; 17
3.1.2Nội dung thông báo gồm: Giới thiệu sơ lược về Công ty; Giới thiệu chung về vị
trí, nhiệm vụ của chức danh cần được tuyển chọn; Các điều kiện, yêu cầu về trình độ
chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng; Số lượng cần tuyển cho từng chức danh; Nêu rõ
địa điểm mà chức danh đó sẽ làm việc; Thời hạn nhận hồ sơ; Địa điểm nhận hồ sơ;
Hướng dẫn về hồ sơ xin dự tuyển theo quy định; Các quy định về ưu tiên trong thi
tuyển; Số điện thoại để liên hệ giải đáp; 17
3.1.3Hồ sơ xin dự tuyển bao gồm: 17
3.2.1Hồ sơ được thu nhận và tập trung về Bộ phận hành chính - kế toán của Công ty;
18
3.2.2Sơ tuyển: Sau khi tập hợp đầy đủ hồ sơ của người xin việc, Bộ phận hành chính -
kế toán căn cứ vào tiêu chuẩn tuyển dụng chung, tiêu chuẩn tuyển dụng của từng chức
danh và nguyện vọng của thí sinh để phân loại hồ sơ và lập danh sách các thí sinh có
hồ sơ đạt tiêu chuẩn trình Tổng Giám đốc phê duyệt; 18
3.2.3Bộ phận hành chính - kế toán có trách nhiệm thông báo cho những người đủ điều
kiện dự tuyển địa điểm, thời gian, nội dung và hình thức thi tuyển 18
3.4.1Thành lập Hội đồng thi tuyển do Tổng Giám đốc Công ty là Chủ tịch, thành viên
là các cán bộ, chuyên viên kỹ thuật, nghiệp vụ có trình độ trong Công ty hoặc mời các
chuyên gia bên ngoài khi cần thiết 19
3.4.2.Tổ chức các vòng kiểm tra: 19
3.4.3Điểm ưu tiên: 19
Sau khi cộng điểm kiểm tra và điểm ưu tiên (tổng điểm ưu tiên cho một người không
quá 2 điểm), những người dự kiểm tra sẽ được xét tuyển theo thứ tự tổng điểm đạt
được từ cao đến thấp của chức danh dự tuyển 20
3.5 Chuẩn bị thử việc 20
Chuyên đề tốt nghiệp
3.6 Các trường hợp tuyển dụng đặc biệt sẽ do Ban Lãnh đạo Công ty xem xét và tổng số
trường hợp đặc biệt không quá 10% tổng số người cần tuyển dụng. Phải có công việc cụ
thể rõ ràng trong Công ty phù hợp với năng lực của những người thuộc trường hợp đặc
biệt; 20

3.7 Bộ phận hành chính - kế toán có trách nhiệm hướng dẫn cho nhân viên mới về chức
năng, nhiệm vụ, nội quy, quy chế của Công ty; mối quan hệ giữa các bộ phận trong
Công ty. Giới thiệu chung về Công ty, thông báo cụ thể công việc hoặc chức danh và
người phụ trách trực tiếp của lao động mới; 20
3.8 Các nhân viên mới phải qua thời gian thử việc. Thời gian thử việc không quá 60
ngày đối với các chức danh Kinh tế viên, Chuyên viên, Kỹ sư và không quá 30 ngày đối
với các chức danh lao động khác; 21
6.9 Sau thời gian thử việc, các nhân viên mới sẽ phải thực hiện một số quy định sau: 21
3.10 Giám đốc các bộ phận có nhân viên thử việc lập báo cáo đối chiếu với những tiêu
thức mà nhân viên Công ty phải đảm bảo và ý kiến đề nghị về việc ký kết hợp đồng lao
động; 21
3.11 Bộ phận hành chính - kế toán tập hợp các loại văn bản trên và lập một báo cáo độc
lập đánh giá kết quả thời gian thử việc, việc thực hiện các quy định của Công ty của
nhân viên thử việc và ý kiến đề nghị của Giám đốc Bộ phận hành chính - kế toán về việc
ký kết hợp đồng lao động; 21
3.12 Căn cứ ý kiến phê duyệt của Tổng Giám đốc, Bộ phận hành chính - kế toán lập hợp
đồng lao động quy định rõ ràng chặt chẽ quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi bên sau đó cùng
các bộ phận liên quan thực hiện các thủ tục cần thiết và phân công công việc chính thức
cho lao động mới; 21
3.13 Người lao động được tuyển dụng sẽ được hưởng lương theo chức danh công việc
theo Quy chế trả lương của Công ty 21
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 351 - QUỸ DỰ PHÒNG TRỢ CẤP MẤT VIỆC LÀM
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại ngày nay với cơ thế thị trường mở cửa thì tiền lương là một
vấn đề rất quan trọng. Đó là khoản thù lao cho công lao động của người lao
động.
Lao động là hoạt động chân tay và trí óc của con người nhằm tác động
biến đổi các vật tự nhiên thành những vật phẩm có ích đáp ứng nhu cầu của
con người. Trong Doanh nghiệp lao động là yếu tố cơ bản quyết định quá

trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn làm cho quá trình sản xuất
Từ Quang Hà Lớp: Kế toán tổng hợp 17M
3
Chuyên đề tốt nghiệp
kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục, thường xuyên chúng ta
phải tái tạo sức lao động hay ta phải trả thù lao cho người lao động trong thời
gian họ tham gia sản xuất kinh doanh.
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao
động tương ứng với thời gian, chất lượng và kết quả lao động mà họ đã cống
hiến. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, ngoài ra
người lao động còn được hưởng một số nguồn thu nhập khác như: Trợ cấp,
BHXH, tiền thưởng… Đối với doanh nghiệp thì chi phí tiền lương là một bộ
phận chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản
xuất ra. Tổ chức sử dụng lao động hợp lý, hạch toán tốt lao động và tính đúng
thù lao của người lao động, thanh toán tiền lương và các khoản liên quan kịp
thời sẽ kích thích người lao động quan tâm đến thời gian và chất lượng lao động
từ đó nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng
lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Từ đó thấy kế toán tiền lương là các khoản trích theo lương trong
doanh nghiệp cũng rất quan trọng. Do vậy em chọn đề tài “Kế toán tiền lương
và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng
Long” làm chuyên đề báo cáo thực tập tốt nghiệp. Dưới sự chỉ dẫn tận tình
của giáo viên hướng dẫn thực tập: Thạc sỹ Hoàng Phương Dung em sẽ tìm
hiểu về chế độ hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty
TNHH Kiểm toán và Tư Vấn Thăng Long. Do trình độ và thời gian có hạn
nên trong báo cáo thực tập này không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn
chế vì vậy em mong được sự chỉ bảo và giúp đỡ của Cô Hoàng Phương Dung.
Em xin trân thành cảm ơn Cô đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này.
Từ Quang Hà Lớp: Kế toán tổng hợp 17M
4

Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM TIỀN LƯƠNG, QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN
VÀ TƯ VẤN THĂNG LONG
1.1 Đặc điểm lao động tại công ty
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán và
Tư vấn Thăng Long
Từ Quang Hà Lớp: Kế toán tổng hợp 17M
5
Chuyên đề tốt nghiệp
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long (trước đây là Công
ty Cổ phần Kiểm toán Thăng Long) là một tổ chức độc lập hoạt động hợp
pháp trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn tài chính, kế toán, thuế chuyên
nghiệp ở Việt Nam. Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp Giấy
phép đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0103002379 ngày 18/06/2003 và
Giấy phép đăng ký kinh doanh chuyển đổi sang công ty TNHH số
0102030380 ngày 02 tháng 04 năm 2007, thay đổi lần 1 ngày 19/09/2007
Vốn điều lệ của công ty: 2.000.000.000 đồng.
Trụ sở chính tại Hà Nội
Địa chỉ: Số 23/61 đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Điện thoại: (04) 62510008 - 62751908
Fax: (04) 62511327
Năm 2004, ngoài trụ sở chính ở Hà Nội, công ty chỉ có một chi nhánh
tại thành phố Lạng Sơn thì đến năm 2005, công ty mở thêm 2 văn phòng tại
thành phố Thanh Hoá và Hồ Chí Minh. Theo đó, trong năm 2006 - 2007 công
ty mở thêm các văn phòng đại diện tại Hưng Yên, Hải Dương, Lào Cai, Lai
Châu, Sơn La, Cao Bằng và Bắc Cạn. Đến nay công ty có thêm các văn
phòng đại diện tại Hải Phòng, Ninh Bình, Yên Bái…
Ra đời trong bối cảnh ngành kiểm toán đốc lập còn non trẻ, xã hội chưa

hiểu nhiều về kiểm toán độc lập, hành lang pháp lý về lĩnh vực này chưa được
ban hành, nên những ngày đầu các kiểm toán viên của công ty đảm nhận chủ
yếu các dịch vụ tư vấn về tài chính, kế toán cho doanh nghiệp dân doanh và
các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh ấy, phương châm hoạt
dộng của công ty là: phục vụ là chính. Ngày 30 tháng 3 năm 2005, Chính phủ
ban hành Nghị định số 105 về kiểm toán độc lập, theo đó quy định mang tính
bắt buộc các đối tượng kiểm toán, do đó đã mở ra cơ hội cho hoạt động của
các doanh nghiệp kiểm toán nói chung và công ty TNHH Kiểm toán và Tư
Từ Quang Hà Lớp: Kế toán tổng hợp 17M
6
Chuyên đề tốt nghiệp
vấn Thăng Long nói riêng.
Tính cho đến nay, Công ty là một trong 112 công ty được Hội Kiểm
toán viên hành nghề Việt Nam công nhận là doanh nghiệp kiểm toán đủ điều
kiện kiểm toán năm 2008 và 2009; là một trong những công ty được Bộ Tài
Chính công nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp;
là một trong những tổ chức kiểm toán độc lập được Uỷ ban Chứng khoán Nhà
nước chấp thuận kiểm toán cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ
chức kinh doanh chứng khoán.
Trình độ của nhân viên chính là tài sản của công ty. Nếu như trước đây
từ những ngày đầu thành lập công ty chỉ có 35 cán bộ công nhân viên thì đến
nay công ty đã có hơn 100 nhân viên. Toàn bộ nhân viên của công ty đều có
trình độ Đại học và trên Đại học thuộc các chuyên ngành kinh tế, tài chính,
kiểm toán, luật, được đào tạo tại Việt Nam và nước ngoài trong đó có 08
Kiểm toán viên cấp nhà nước được Bộ Tài chính cấp chứng chỉ Kiểm toán
viên (CPA), có từ 5 đến 15 năm kinh nghiệm làm việc tại các Công ty Kiểm
toán có uy tín ở Việt Nam và Hãng kiểm toán Quốc tế hoạt động tại Việt
Nam. Các kiểm toán viên của công ty hàng năm được đào tạo lại qua các khoá
học nâng cao và thường xuyên cập nhật các chế độ kế toán tài chính, kiểm
toán, thuế, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên, đảm bảo đủ điều

kiện hành nghề theo qui định của Nhà nước.
Tuyên ngôn của công ty là: Trí tuệ tạo ra tài sản, uy tín tạo nên sự khác
biệt. Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn Thăng Long hoạt động theo nguyên
tắc độc lập, khách quan và bí mật số liệu của khách hàng, với phương châm
coi uy tín và chất lượng dịch vụ là hàng đầu. Công ty không chỉ dừng lại ở
mức độ xác nhận sự trung thực, hợp lý cho báo cáo tài chính, báo cáo quyết
toán vốn đầu tư hoàn thành cho khách hàng mà còn tư vấn cho khách hàng
trong công tác quản lý, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống chứng
Từ Quang Hà Lớp: Kế toán tổng hợp 17M
7
Chuyên đề tốt nghiệp
từ kế toán, hạch toán kế toán, sổ sách và báo cáo tài chính kế toán, tối ưu lợi
ích của doanh nghiệp.
Năm 2008 Công ty được Bộ Công thương trao giải thưởng doanh
nghiệp có chất lượng dịch vụ tốt nhất. Mục tiêu trong tương lai của Công ty là
phấn đấu trở thành một trong 10 công ty kiểm toán độc lập hàng đầu ở Việt
Nam có doanh thu cao, qui mô hoạt động lớn, uy tín và chất lượng dịch vụ
chuyên ngành kiểm toán tốt nhất Việt Nam.
1.1.2 Ngành nghề kinh doanh chính
Trong những năm đầu hoạt động công ty chỉ cung cấp bốn loại hình
dịch vụ chủ yếu : dịch vụ kiểm toán; dịch vụ kế toán; tư vấn thuế, tài chính;
dịch vụ đào toạ và bồi dưỡng kiến thức về kế toán , kiểm toán, thuế. Trong đó
dịch vụ kiểm toán chiếm tỉ trọng lớn nhất về cả số lượng khách hàng và doanh
thu. Cho đến nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường để đáp ứng
nhu cầu thực tế và đa dạng lĩnh vực hoạt động của mình công ty đã mở rộng
nhiều loại hình dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng:
• Lĩnh vực kiểm toán
Hiện nay công ty thực hiện các dịch vụ kiểm toán độc lập theo các
chuẩn mực kiểm toán hiện hành tại Việt Nam bao gồm các loại hình sau:
Kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán báo cáo quyết toán chi phí đầu tư,

kiểm toán quyết toán vốn đầu tư, kiểm toán báo cáo quyết toán các dự án do
tổ chức quốc tế tài trợ, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ Riêng kiểm
toán vốn đầu tư Công ty được hội hành nghề kiểm toán Việt Nam đánh giá rất
cao vì là Công ty đầu tiên trong hội có quy trình kiểm toán riêng cho kiểm
toán vốn đầu tư, tỷ lệ doanh thu chiếm trên 50% doanh thu của toàn công ty.
• Lĩnh vực tư vấn tài chính, kế toán, thuế
Các dịch vụ tư vấn của công ty sẽ cung cấp những giải pháp tốt nhất,
Từ Quang Hà Lớp: Kế toán tổng hợp 17M
8
Chuyên đề tốt nghiệp
giúp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán, trợ giúp lập tờ
khai thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân nâng
cao hiệu quả kinh doanh và chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giảm chi phí hoạt
động, không ngừng tăng doanh số cho công ty khách hàng.
• Dịch vụ kế toán
Công ty đã và đang cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ trong lĩnh
vực kế toán như: tư vấn hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phức tạp,
kiểm tra xử lí các tồn đọng trong công tác kế toán; kiểm tra chứng từ, ghi sổ
sách; lập báo cáo tài chính; tư vấn lựa chọn hình thức sổ và tổ chức bộ máy kế
toán, tuyển chọn nhân viên kế toán và kế toán trưởng, cung cấp phần mềm kế
toán và quản lí
• Dịch vụ đánh giá tài sản – xác định giá trị doanh nghiệp – Tư vấn
cổ phần hoá
Công ty cung cấp cho khách hàng các dịch vụ xác định giá trị tài sản
doanh nghiệp phục vụ cho việc chuyển đổi hình thức sở hữu công ty, tham gia
thị trường chứng khoán, góp vốn liên doanh, hợp danh tư vấn cổ phần hoá,
bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp.
• Dịch vụ chuyển đổi báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Quốc
tế
Phục vụ cho mục tiêu hợp nhất báo cáo tài chính, kết quả hoạt động với

công ty mẹ công ty Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long cung cấp các dịch vụ
chuyển đổi và soát xét các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
• Dịch vụ đào tạo
Công ty tổ chức các khoá học về kế toán và kiểm toán phù hợp với các
nguyên tắc và chuẩn mực kế toán và chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Quốc
tế. Bên cạnh đó còn tổ chức các khoá đào tạo về kiểm toán nội bộ cho các
Từ Quang Hà Lớp: Kế toán tổng hợp 17M
9
Chuyên đề tốt nghiệp
doanh nghiệp, đào tạo nghiệp vụ nâng cao cho sinh viên các trường Đại học,
Cao đẳng.
• Các dịch vụ hỗ trợ trong quá trình kiểm toán
Cung cấp các tài liệu, thông tin, các thay đổi, sửa đổi, bổ sung về chế
độ kế toán Việt Nam, về chính sách cổ phần hoá, chính sách tài chính, thuế,
kế toán liên quan trực tiếp đến ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
• Các dịch vụ tư vấn khác
1.1.3 Đặc điểm về lao động trong Công ty
Hầu hết nhân viên trong Công ty đều có bằng đại học trở lên và tốt
nghiệp ở những trường có danh tiếng như: Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Đại
học Xây Dựng, Học viện Tài Chính, Đại học Quốc Gia, Đại học Ngoại
Thương…. Chỉ trừ một số nhân viên làm bảo vệ và lái xe là trình độ phổ
thông. Thêm vào đó, Công ty còn có đội ngũ Kiểm toán viên có trình độ cao
và giàu kinh nghiệm gắn bó với Công ty ngay từ buổi đầu thành lập. Số lượng
Kiểm toán viên ngày một tăng cao: năm 2008 tăng 125% so với năm 2007,
năm 2009 tăng 200% so với năm 2007. Theo như được biết số lượng Kiểm
toán viên tăng lên là do chính các nhân viên trong CT thi được. Nhờ sự đoàn
kết, gắn bó, trung thành và am hiểu đối với CT mà các Kiểm toán viên ngày
càng tìm được nhiều khách hàng và đồng nghĩa với việc có nhiều hợp đồng
cho CT. Cùng với đà phát triển như vậy, số lượng nhân viên có chất lượng
cao ngày một tăng lên.

Do tích chất và đặc thù của công việc Kiểm toán nên tỉ lệ nhân viên nam
luôn chiếm 2/3 tổng số nhân viên của CT là rất phù hợp. Tỉ lệ nhân viên nam
tăng mạnh hơn so với nhân viên nữ: năm 2008 tăng 108% so với năm 2007
(đối với nữ), trong khi đó nam là 118%. Năm 2009 thì tăng 120% so với năm
2007 (đối với nữ), còn nam là 142%. Phù hợp với đặc thù kinh doanh, bởi lẽ
Từ Quang Hà Lớp: Kế toán tổng hợp 17M
10
Chuyên đề tốt nghiệp
ngành Kiểm toán là thường xuyên phải đi công tác xa nhà, áp lực công việc
lớn, công việc đòi hỏi phải năng động, sáng tạo… những đặc điểm trên phù
hợp đối với nam giới. Vì thế, đây cũng là một trong những chính sách tuyển
dụng của Công ty là hạn chế tuyển nhân viên nữ cho các vị trí như: trợ lý
Kiểm toán, kỹ thuật viên, trợ lý Giám đốc bộ phận (ngoại trừ một số trường
hợp đặc biệt như có trình độ cao và có kinh nghiệm lâu năm, đồng thời có bản
cam kết với công ty về việc sẵn sàng đi công tác, có khả năng chịu áp lực
công việc…).
1.1.4 Phân loại lao động
Stt chỉ tiêu
Năm 2009/2007 2008/2007
2007 % 2008 % 2009 % Cl % Cl %
1 Tổng số lao động 75 86 101 26 135 11 115
2 Phân loại theo trình độ
Bằng Kiểm toán viên 4 5,3 5 5.8 8 7,9 4 200 1 125
Bằng đại học 67 89.4 77 89,5 88 87 21 131 10 115
Lao động phổ thông 4 5,3 4 4,7 5 5,1 1 125 0 100
3 Phân loại theo giới tính
Nam 50 66,67 59 68,6 71 70,3 21 142 9 118
Nữ 25 33,33 27 31,4 30 29,7 5 120 2 108
Ta thấy nguồn nhân lực của Công ty phát triển phù hợp với sự lớn
mạnh của Công ty và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế Đất nước.

Năm 2004 Công ty mới chỉ có 35 các bộ công nhân viên và bây giờ đã có 105
nhân viên. Trong đó, năm 2008 tăng 115% so với năm 2007, năm 2009 tăng
135% so với năm 2007. Trình độ của lao động cũng ngày được nâng cao, nếu
như năm 2007 Công ty mới chỉ có 4 Kiểm toán viên thì năm 2008 là 5 Kiểm
toán viên và đến năm 2009 đã là 8 kiểm toán viên, tăng 125% và 200% so với
Từ Quang Hà Lớp: Kế toán tổng hợp 17M
11
Chuyên đề tốt nghiệp
năm 2007. Lao động có bằng đại học cũng tăng nhanh từ 67 lao động năm
2007 lên 77 lao động năm 2008 và 88 lao động năm 2009. Tỷ lệ lao động nam
so với lao động nữ phát triển theo hướng nam tăng, nữ giảm. Năm 2007 tỷ lệ
nam chiếm 66,67%, tỷ lệ nữ chiếm 33,33%, năm 2008 tỷ lệ nam chiếm
68,6%, tỷ lệ nữ chiếm 31,4%. Đến năm 2009 tỷ lệ nam đã là 70,3%, tỷ lệ nữ
chỉ còn chiếm 29,7%. Đây cũng là xu hướng tất yếu của các công ty kiểm
toán, vì đặc thù công việc là phải đi công tác thường xuyên, nhiều nơi trên cả
nước.
1.2 Chế độ trả lương tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng
Long
Căn cứ và0 Quy chế tài chính của Công ty, căn cứ vào Quy chế làm việc ban
điều hành, căn cứ tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty hàng năm
Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long sẽ ra
Quyết định quy định mức lương cụ thể cho từng chức danh và nhân viên
trong Công ty.
Ngày 29 tháng 01 năm 2010 Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán và
Tư vấn Thăng Long đã ra 05 quyết định quy định mức lương và các khoản
phụ cấp theo lương cho từng bộ phận trong công ty. Cụ thể như sau:
- Quyết định số 06/2010/QĐ - CT ngày 29/01/2009 điều chỉnh lương và thu
nhập theo lương của cán bộ, nhân viên thuộc Văn phòng Tổng Giám đốc
và Bộ phận Hành chính – Kế toán từ ngày 01/01/2010.
- Quyết định số 07/2010/QĐ - CT ngày 29/01/2009 điều chỉnh lương và thu

nhập theo lương của cán bộ, nhân viên thuộc Bộ phận kiểm toán Khu vực
Tây Bắc từ ngày 01/01/2010.
- Quyết định số 08/2010/QĐ - CT ngày 29/01/2009 điều chỉnh lương và thu
nhập theo lương của cán bộ, nhân viên thuộc Bộ phận kiểm toán Tài chính
Từ Quang Hà Lớp: Kế toán tổng hợp 17M
12
Chuyên đề tốt nghiệp
– Định giá từ ngày 01/01/2010.
- Quyết định số 09/2010/QĐ - CT ngày 29/01/2009 điều chỉnh lương và thu
nhập theo lương của cán bộ, nhân viên thuộc Bộ phận kiểm toán Vốn đầu
tư từ ngày 01/01/2010.
- Quyết định số 10/2010/QĐ - CT ngày 29/01/2009 điều chỉnh lương và thu
nhập theo lương của cán bộ, nhân viên thuộc Bộ phận Đào tạo và Kiểm
soát chất lượng từ ngày 01/01/2010.
Theo Quyết định số 06/2010/QĐ - CT ngày 29/01/2009 thì lương của cán bộ,
nhân viên thuộc Văn phòng Tổng Giám đốc và Bộ phận Hành chính – Kế
toán được khoán gọn cho từng người. Ví dụ lương 1 tháng của Tổng Giám
đốc là 30.000.000 đồng, Trợ lý Tổng Giám đốc là 10.000.000 đồng, Kế toán
trưởng là 8.000.000 đồng, Trưởng phòng hành chính là 7.000.000 đồng….
Theo các Quyết định số 07, 08, 09, 10/2010/QĐ - CT ngày 29/01/2009 thì
lương của Giám đốc bộ phận được khoán gọn 20.000.000 triệu đồng/tháng.
Các nhân viên khác lương và các khoản phụ cấp theo lương được tính như
sau:
- Lương và các khoản phụ
cấp theo lương
=
Lương
cố định
+ Phụ cấp +
Lương doanh

thu
Lương cố định =
Lương
hệ số 1
x
Hệ số
lương
Lương hệ số 1 của Công ty áp dụng cho năm 2009, 2010 là 2.500.000 đồng.
- Phụ cấp bao gồm: Phụ cấp trách nhiệm (chỉ áp dụng cho Trợ lý Giám đốc
bộ phận) với hệ số là 0,2 hoặc 0,3, phụ cấp điện thoại (áp dụng cho các
trưởng nhóm trở lên), phụ cấp ăn trưa (20.000 đồng), phụ cấp cấp công
tác 1 (phụ cấp cho những ngày đi công tác ở khách hàng cách trụ sở của
Từ Quang Hà Lớp: Kế toán tổng hợp 17M
13
Chuyên đề tốt nghiệp
Công ty không quá 30 km là 25.000 đồng).
- Lương doanh thu là khoản thu nhập được trích trên tỷ lệ doanh thu của
những người trực tiếp thực hiện hợp đồng và được quy định như sau:
Hợp đồng Tỷ lệ trích
Hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính, hợp đồng kiểm toán vốn
đầu tư có giá trị hợp đồng trước thuế lớn hơn 20.000.000 đồng,
hợp đồng định giá tài sản
9%
Hợp đồng xác định giá trị doanh nghiệp hoặc hợp đồng kiểm
toán vốn đầu tư có giá trị hợp đồng trướcc thuế nhỏ hơn
10.000.000 đồng
15%
Hợp đồng kiểm toán vốn đầu tư có giá trị hợp đồng trước thuế từ
10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng
12%

Hợp đồng ghi sổ kế toán 20%
Các trưởng nhóm kiểm toán sẽ chủ động phân phối lương doanh thu
cho từng người trong nhóm theo mức độ đóng góp của từng thành viên trong
nhóm theo trình độ, thời gian và trách nhiệm. Ngoài ra đối với Kiểm toán
viên là người trực tiếp ký báo cáo còn được hưởng 5% giá trị thực thu trên
báo cáo kiểm toán.
1.3 Chế độ trích các khoản phải nộp theo lương( BHXH, BHYT, KPCĐ
và quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm)
1.3.1 Chế độ trích BHXH, BHYT, BHTN
Năm 2010, Công ty trích BHXH, BHYT, BHTN theo công văn số
1540/BHXH – TP ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bảo hiểm xã hội Thành
phố Hà Nội về việc mức đóng BHXH, BHYT, BHTN năm 2010. Theo đó kể
từ ngày 01/01/2010 mức đóng BHXH, BHYT, BHTN như sau:
Từ Quang Hà Lớp: Kế toán tổng hợp 17M
14
Chuyên đề tốt nghiệp
STT Chỉ tiêu
Người lao
động (%)
Người sử dung
lao (%) động
Cộng
(%)
1 Bảo hiểm xã hội 6 16 22
2 Bảo hiểm y tế 1,5 3 4,5
3 Bảo hiểm thất nghiệp 1 1 2
Tổng cộng 8,5 20 28,5
1.3.2 Chế độ trích KPCĐ
Kinh phí công đoàn được trích vào chi phí quản lý doanh nghiệp bằng
2% trên tổng quỹ lương , trong đó 1 % nộp lên Công đoàn cấp trên, 1% để lại

Công đoàn Công ty sử dụng.
1.3.3 Chế độ trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm Công ty trích theo quy định tại
Thông tư số 82/2003/TT - BTC ngày 14 tháng 8 năm 2003 theo đó tỷ lệ trích
quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm là 3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng
bảo hiểm xã hội và được trích vào chi phí quản lý doanh nghiệp
1.4 Đặc điểm quản lý tiền lương, các khoản trích theo lương tại công ty
1.4.1 Quy chế tuyển dụng lao động, điều chỉnh lao động và bổ nhiệm cán
bộ tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long
Công ty xây dựng riêng quy chế tuyển dụng và đào tạo (Trích Chương I
quy chế tuyển dụng đào tạo của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng
Long ban hàng theo Quyết định số 05/2008/TGT ngày 10 tháng 12 năm 2008)
như sau:
Điều 1: Chính sách tuyển dụng
Từ Quang Hà Lớp: Kế toán tổng hợp 17M
15
Chuyên đề tốt nghiệp
1.1Căn cứ nhu cầu nhân lực hàng năm đã được duyệt của các Bộ phận, Bộ
phận hành chính - kế toán lập kế hoạch tuyển dụng và trình Tổng
Giám đốc phê duyệt. Kế hoạch tuyển dụng phải cụ thể, chi tiết, các
tiêu chuẩn tuyển chọn phải phù hợp với yêu cầu nhân sự của từng bộ
phận. Không được sử dụng một tiêu chuẩn tuyển chọn chung cho
nhân viên của tất cả các bộ phận;
1.2 Việc tuyển dụng lao động của Công ty thực hiện theo chế độ thi tuyển.
Trường hợp đặc biệt có thể xét tuyển trực tiếp theo nhu cầu cấp bách
của Công ty và do Tổng Giám đốc quyết định;
1.3 Tổng Giám đốc Công ty ra quyết định thành lập Hội đồng Thi tuyển để
tổ chức thi tuyển và thông báo kết quả. Thành phần của Hội đồng Thi
tuyển bao gồm: Tổng Giám đốc, Giám đốc Bộ phận hành chính - kế
toán và Giám đốc các bộ phận có liên quan;

1.4 Người lao động trước khi dự tuyển vào làm việc tại Công ty phải viết
đơn tự nguyện và cam kết chấp hành sự phân công lao động, bố trí
công việc gì thì hưởng lương theo công việc đó;
1.5 Mọi đối tượng có nhu cầu được tuyển dụng vào Công ty đều phải qua
các trường, các lớp đào tạo phù hợp với yêu cầu của công việc.
Điều 2: Tiêu chuẩn và đối tượng tuyển dụng
2.1. Căn cứ kế hoạch tuyển dụng của Bộ phận hành chính - kế toán đề
xuất, Lãnh đạo Công ty quyết định chỉ tiêu tuyển dụng, chế độ tuyển
dụng. Quyết định này sẽ quy định rõ nhiệm vụ của từng bộ phận và sự
phối hợp giữa các bộ phận để triển khai thực hiện;
2.2. Người xin dự tuyển vào Công ty phải có đủ các điều kiện chung sau
đây:
- Là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Có độ tuổi từ 18 đến 35. Không hạn chế độ tuổi đối với chuyên
Từ Quang Hà Lớp: Kế toán tổng hợp 17M
16
Chuyên đề tốt nghiệp
gia giỏi;
- Có đơn xin tuyển dụng;
- Có lý lịch rõ ràng;
- Có cam kết làm việc lâu dài tại Công ty;
- Có bằng cấp nghề nghiệp phù hợp với hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại
ngữ, vi tính phù hợp với chức danh Công ty đang cần tuyển dụng;
- Có sức khoẻ, không mắc bệnh truyền nhiễm;
- Có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Không phải là người đang trong thời gian bị truy cứu trách
nhiệm hình sự hoặc đang thi hành án hình sự.
Điều 3: Quy trình tuyển dụng
3.1 Thông báo tuyển lao động:

3.1.1 Bộ phận hành chính - kế toán có trách nhiệm thông báo việc
tuyển dụng lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thông báo trước ngày thi tuyển 30 ngày, chủ yếu trên mạng
internet hoặc thông báo rộng rãi cho toàn thể CBCNV Công ty;
3.1.2 Nội dung thông báo gồm: Giới thiệu sơ lược về Công ty; Giới
thiệu chung về vị trí, nhiệm vụ của chức danh cần được tuyển
chọn; Các điều kiện, yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh
nghiệm, kỹ năng; Số lượng cần tuyển cho từng chức danh; Nêu
rõ địa điểm mà chức danh đó sẽ làm việc; Thời hạn nhận hồ sơ;
Địa điểm nhận hồ sơ; Hướng dẫn về hồ sơ xin dự tuyển theo quy
định; Các quy định về ưu tiên trong thi tuyển; Số điện thoại để
liên hệ giải đáp;
3.1.3 Hồ sơ xin dự tuyển bao gồm:
Từ Quang Hà Lớp: Kế toán tổng hợp 17M
17
Chuyên đề tốt nghiệp
- Đơn xin tuyển dụng.
- Bản sao Giấy khai sinh.
- Các văn bằng, chứng chỉ chuyên môn, ngành nghề, ngoại
ngữ, vi tính
- Lý lịch học sinh, giấy chứng nhận kết quả học tập (nếu là
học sinh mới ra trường).
- 02 phong bì ghi rõ địa chỉ, số điện thoại liên hệ (nếu có) của
người xin dự tuyển.
- Sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định có xác nhận của chính
quyền nơi cư trú.
3.2 Thu nhận hồ sơ và sơ tuyển:
3.2.1 Hồ sơ được thu nhận và tập trung về Bộ phận hành chính -
kế toán của Công ty;
3.2.2 Sơ tuyển: Sau khi tập hợp đầy đủ hồ sơ của người xin việc,

Bộ phận hành chính - kế toán căn cứ vào tiêu chuẩn tuyển
dụng chung, tiêu chuẩn tuyển dụng của từng chức danh và
nguyện vọng của thí sinh để phân loại hồ sơ và lập danh sách
các thí sinh có hồ sơ đạt tiêu chuẩn trình Tổng Giám đốc phê
duyệt;
3.2.3 Bộ phận hành chính - kế toán có trách nhiệm thông báo cho
những người đủ điều kiện dự tuyển địa điểm, thời gian, nội
dung và hình thức thi tuyển.
3.3 Chuẩn bị thi tuyển:
3.3.1 Bộ phận hành chính - kế toán phối hợp với các bộ phận có liên
quan chuẩn bị các công việc cần thiết phục vụ công tác thi tuyển
bao gồm: Ra đề thi, tổ chức thi và hỏi thi;
Từ Quang Hà Lớp: Kế toán tổng hợp 17M
18
Chuyên đề tốt nghiệp
3.3.2 Ra đề thi: Đề thi viết do nhiều người đề xuất, sau đó được tuyển
chọn. Tổ chức rút ngẫu nhiên các đề thi đã được chọn, niêm
phong, bảo mật. Đề thi được bóc niêm phong công khai đúng vào
thời điểm thi và nhân bản bằng máy photocoppy tại chỗ để bảo
mật an toàn đề thi;
3.3.3 Tổ chức thi viết trước, thi vấn đáp sau. Ngay sau khi hỏi vấn đáp,
cán bộ hỏi thi phải ghi ngay nhận xét (hoặc cho điểm) vào mẫu
biểu đã được chuẩn bị theo yêu cầu đánh giá kèm theo. Kiểm tra
qua thi viết về chuyên môn, ngành nghề; Bài thi viết phải được
dọc phách trước khi chấm điểm.
3.4 Tổ chức thi tuyển:
3.4.1 Thành lập Hội đồng thi tuyển do Tổng Giám đốc Công ty là
Chủ tịch, thành viên là các cán bộ, chuyên viên kỹ thuật,
nghiệp vụ có trình độ trong Công ty hoặc mời các chuyên gia
bên ngoài khi cần thiết.

3.4.2. Tổ chức các vòng kiểm tra:
Tuỳ theo từng đợt tuyển dụng, Hội đồng thi tuyển quyết định tổ
chức từ 1 đến 3 vòng kiểm tra cho phù hợp; Kết quả các vòng
kiểm tra đều phải thông báo công khai và gửi giấy mời cho từng
cá nhân dự thi được trúng tuyển vào vòng trong;
3.4.3 Điểm ưu tiên:
Các đối tượng sau đây được cộng điểm ưu tiên:
- Con thương binh, con liệt sỹ, con anh hùng lao động, cháu nội
hoặc ngoại bà mẹ Việt Nam anh hùng: Cộng thêm 1 điểm;
- Con, anh chị em ruột, vợ chồng của cán bộ trong Công ty:
Cộng thêm 1 điểm;
- Được đào tạo ở nước ngoài đúng chuyên ngành theo chức
Từ Quang Hà Lớp: Kế toán tổng hợp 17M
19
Chuyên đề tốt nghiệp
danh đăng ký: Cộng thêm 1 điểm;
- Đã làm việc ít nhất là 03 năm đúng chuyên môn đang cần
tuyển dụng: Cộng thêm 1 điểm.
Sau khi cộng điểm kiểm tra và điểm ưu tiên (tổng điểm ưu tiên cho một
người không quá 2 điểm), những người dự kiểm tra sẽ được xét tuyển theo
thứ tự tổng điểm đạt được từ cao đến thấp của chức danh dự tuyển.
3.5 Chuẩn bị thử việc
3.5.1 Số người được chọn sau khi thi tuyển sẽ được tới cơ sở y tế có
chức năng để kiểm tra tổng hợp về sức khoẻ. Nếu được tuyển
dụng, hồ sơ sức khoẻ này sẽ được lưu để theo dõi sức khỏe của
cán bộ nhân viên Công ty;
3.5.2 Hồ sơ cá nhân của những người được tuyển dụng sẽ được cán
bộ có trách nhiệm của Công ty kiểm tra;
3.5.3 Nếu sức khoẻ có những bệnh tật không đảm bảo công tác bình
thường hoặc cho nghề nghiệp, chức danh được tuyển hoặc hồ

sơ cá nhân có sự gian lận, không đủ, không đúng sẽ bị từ chối
tuyển dụng. Người giữ vị trí tiếp theo trong số đã qua thi tuyển
sẽ được gọi để chuẩn bị tuyển dụng;
3.6 Các trường hợp tuyển dụng đặc biệt sẽ do Ban Lãnh đạo Công ty xem
xét và tổng số trường hợp đặc biệt không quá 10% tổng số người cần
tuyển dụng. Phải có công việc cụ thể rõ ràng trong Công ty phù hợp
với năng lực của những người thuộc trường hợp đặc biệt;
3.7 Bộ phận hành chính - kế toán có trách nhiệm hướng dẫn cho nhân
viên mới về chức năng, nhiệm vụ, nội quy, quy chế của Công ty; mối
quan hệ giữa các bộ phận trong Công ty. Giới thiệu chung về Công
ty, thông báo cụ thể công việc hoặc chức danh và người phụ trách
trực tiếp của lao động mới;
Từ Quang Hà Lớp: Kế toán tổng hợp 17M
20
Chuyên đề tốt nghiệp
3.8 Các nhân viên mới phải qua thời gian thử việc. Thời gian thử việc
không quá 60 ngày đối với các chức danh Kinh tế viên, Chuyên viên,
Kỹ sư và không quá 30 ngày đối với các chức danh lao động khác;
6.9 Sau thời gian thử việc, các nhân viên mới sẽ phải thực hiện một số
quy định sau:
6.1 Làm đơn khẳng định những yếu tố của bản thân đối với công
việc và đối với Công ty; thể hiện mong muốn được ký hợp đồng
lao động có thời hạn với Công ty;
6.2 Lập báo cáo kết quả công việc sau thời gian thử việc; Đề xuất ý
kiến đóng góp cho Công ty về tìm kiếm doanh lợi, về cách giảm
chi phí, về sắp xếp tổ chức và các ý kiến đóng góp khác;
3.10 Giám đốc các bộ phận có nhân viên thử việc lập báo cáo đối chiếu
với những tiêu thức mà nhân viên Công ty phải đảm bảo và ý kiến
đề nghị về việc ký kết hợp đồng lao động;
3.11 Bộ phận hành chính - kế toán tập hợp các loại văn bản trên và lập

một báo cáo độc lập đánh giá kết quả thời gian thử việc, việc thực
hiện các quy định của Công ty của nhân viên thử việc và ý kiến đề
nghị của Giám đốc Bộ phận hành chính - kế toán về việc ký kết hợp
đồng lao động;
3.12 Căn cứ ý kiến phê duyệt của Tổng Giám đốc, Bộ phận hành chính -
kế toán lập hợp đồng lao động quy định rõ ràng chặt chẽ quyền lợi,
nghĩa vụ của mỗi bên sau đó cùng các bộ phận liên quan thực hiện
các thủ tục cần thiết và phân công công việc chính thức cho lao
động mới;
3.13 Người lao động được tuyển dụng sẽ được hưởng lương theo chức
danh công việc theo Quy chế trả lương của Công ty.
Điều 4: Tuyển dụng lao động thời vụ
Từ Quang Hà Lớp: Kế toán tổng hợp 17M
21
Chuyên đề tốt nghiệp
Đối với lao động thời vụ, việc tuyển dụng lao động sẽ do Tổng Giám
đốc Công ty hay người được Tổng Giám đốc Công ty uỷ quyền quyết
định ký kết.
1.4.2 Xây dựng phương pháp tính lương, định mức, đơn giá tiền lương
Quỹ lương của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long hàng
năm được Hội đồng thành viên xác định vào khoảng 40% doanh thu kế hoạch
của năm và được chia thành hai phần lương cố định và lương theo doanh thu.
Lương cố định và lương doanh thu được quy định và tính như đã trình bày tại
Mục 1.2 “Chế độ trả lương tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng
Long”
1.4.3 Thực hiện quy trình trích lương
Quy trình trích lương tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng
Long được xác định như sau:
1.4.3.1 Tính lương cố định:
Căn cứ vào Quyết định lương năm 2010 của Tổng Giám đốc Công ty, kế

toán xác định được lương cố định của người lao động. Căn cứ vào bảng chấm
công, kế toán tính ra lương cố định của người lao động được hưởng trong
tháng.
VD: Lương tháng 3 năm 2010 của Ông Nguyễn Tiến Thành là Trợ lý
Giám đốc bộ phận Kiểm toán Tài chính - Định giá được tính như sau:
Theo Quyết định số 08/2010/QĐ - CT ngày 29/01/2009 hệ số lương của
Ông Thành là 2,4. Lương cố định của Ông Thành theo quy chế làm đủ số
ngày công là: 2,4x2.500.000 = 6.000.000 đồng. Theo Bảng chấm công tháng
3 năm 2010 số ngày công trong tháng 3 của Ông thành là 29 lương ngày công
của Ông Thành theo số ngày thực tế làm việc là 6.000.000/26x29 = 6.692.308
đồng (26 là số ngày công làm việc theo quy định trong tháng, Công ty cho
Từ Quang Hà Lớp: Kế toán tổng hợp 17M
22
Chuyên đề tốt nghiệp
nhân viên nghỉ chiều thứ 7 và ngày chủ nhật).
1.4.3.2 Tính lương doanh thu
Lương doanh thu được trích trên tỷ lệ doanh thu của từng hợp đồng
(trình bày tại Mục 1.2) trưởng nhóm chia lương doanh thu cho mỗi thành viên
trong nhóm theo từng hợp đồng thực hiện. Kế toán tiền lương sẽ kiểm tra lại
cách tính lương doanh thu của trưởng nhóm căn cứ vào lượng tiền về và tỷ lệ
trích theo quy định tại quy chế (chỉ được tính lương doanh thu khi thực hiện
xong hợp đồng và khách hàng đã thanh toán tiền của hợp đồng đó). Lương
doanh thu tháng 3 của Ông Thành là 4.770.000 đồng
1.4.3.3 Tính các khoản phụ cấp
- Phụ cấp điện thoại và phụ cấp trách nhiệm: Tính theo quy chế lương và
không thay đổi qua các tháng trong năm, không phụ thuộc vào thời gian làm
việc thực tế.
Theo quy chế lương phụ cấp trách nhiệm của Ông Thành là 750.000
đồng, phụ cấp điện thoại là 200.000 đồng, tổng phụ cấp trách nhiệm và phụ
cấp điện thoại của Ông Thành trong tháng 3 là 950.000 đồng.

- Phụ cấp ăn trưa và phụ cấp công tác phí: Phụ cấp ăn trưa được tính theo
số ngày công làm việc thực tế x 20.000 đồng/ngày. Phụ cấp công tác phí được
tính theo số ngày đi công tác 1x25.000 đồng/ngày.
Phụ cấp ăn trưa của Ông Thành tháng 3 là 29 x 20.000 = 580.000 đồng.
Tháng 3 Ông Thành đi công tác 1 là 10 ngày, phụ cấp công tác phí là 10 x
25.000 = 250.000 đồng.
- Phụ cấp làm thêm giờ: Theo quy định của Công ty 1 giờ làm thêm bằng
2 giờ làm việc bình thường, một ngày công tính bằng 8 giờ làm việc. Theo
phiếu đăng ký làm thêm giờ đã được duyệt, trong tháng 3 Ông Thành làm
thêm 36 giờ, ngày công làm thêm giờ sẽ là: 36 x 2/8 = 9 ngày công. Phụ cấp
Từ Quang Hà Lớp: Kế toán tổng hợp 17M
23
Chuyên đề tốt nghiệp
làm thêm của Ông Thành là: 9/26 x 6.000.000 = 2.076.923 đồng
Tổng lương và phụ cấp tháng 3 của Ông Thành là: 6.692.308 +
4.770.000 + 950.000 + 580.000 + 250.000 + 2.076.923 = 14.739.231 đồng
1.4.4 Thực hiện quy trình chi trả lương
Việc chi trả lương của Công ty được thực hiện vào ngày 05 và 20 hàng
tháng do thủ quỹ trực tiếp chi trả cho người lao động. Ngày 20 hàng tháng là
ngày chi tạm ứng lương của tháng (số lương tạm ứng không quá 50% lương
cố định) sau khi người lao động ký vào bảng tạm ứng lương, thủ quỹ sẽ phát
tạm lương cho người lao động. Ngày 05 là ngày chi trả lương của tháng trước
đó (thu nhập còn lại của người lao động sau khi đã trừ tạm ứng lương và các
khoản giảm trừ theo lương, tiền phạt do vi pham quy chế…). Tại Công ty
TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long, mỗi người có một sổ lương riêng,
sau khi ký vào sổ lương, thủ quỹ sẽ chi trả lương cho người lao động.
1.4.5 Thực hiện chi trả chế độ BHXH
Những người ốm đau phải nằm viện có đóng BHYT được cơ quan bảo
hiểm chi trả 100% viện phí. Phụ nữ nghỉ thai sản được hưởng 4 tháng nguyên
lương đóng BHXH, và 02 tháng phụ cấp bằng mức lương tối thiểu do Cơ

quan bảo hiểm trả thông qua Công ty.
1.4.6 Thực hiện kiểm soát quỹ lương, chi phí tiền lương
Việc kiểm soát quỹ lương, chi phí tiền lương tại Công ty TNHH Kiểm
toán và Tư vấn Thăng Long tiến hành rất chặt chẽ. Căn cứ vào quỹ lương kế
hoạch (khoảng 40% doanh thu) Công ty xây dựng quy chế lương cho từng bộ
phận và chi tiết cho từng cán bộ nhân viên theo mức lương cố định. Bảng
lương và các chứng từ liên quan đến tiền lương được kiểm soát chặt chẽ qua
phòng Hành chính, Kế toán và cuối cùng là Tổng Giám đốc Công ty.
Từ Quang Hà Lớp: Kế toán tổng hợp 17M
24
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN
THĂNG LONG
2.1 Kế toán tiền lương tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư
vấn Thăng Long
2.1.1 Chứng từ sử dụng
- Sổ theo dõi thời gian làm việc: Sổ này theo dõi ngày giờ, thời gian đi
đến của từng cán bộ, công nhân viên trong công ty và do lễ tân của công ty
thực hiện. Thời gian làm việc mùa đông tại công ty sáng từ 8h đến 12h, chiều
từ 1h đến 5h. Thời gian làm việc mùa hè sáng từ 7h30 đến 12h, chiều từ 1h30
đến 5h. Nhân viên nào đi muộn từ 5 đến 10 phút trừ 20.000 đồng, muộn từ 10
đến 15 phát trừ 50.000 đồng, muộn từ 15 phút trở lên phạt 100.000 đồng.
Cuối tháng lễ tân sẽ tổng hợp thời gian đi muộn của từng người và từ đó kế
toán tiền lương tính trừ vào lương các trường hợp đi làm muộn.
- Bảng chấm công: Bảng chấm công do lễ tân lập, theo dõi ngày công
làm việc trong tháng, ngày đi công tác 1, ngày đi công tác 2, ngày nghỉ phép,
ngày nghỉ ốm… của từng cán bộ công nhân viên trong công ty. Cuối mỗi
tháng lễ tân và Trưởng phòng hành chính sẽ chốt số ngày công làm việc thực

tế, ngày đi công tác 1 rồi chuyển sang phòng kế toán cho kế toán tiền lương.
Căn cứ vào bảng chấm công, kế toán tiền lương tính ra lương cố định, phụ
cấp ăn trưa, phụ cấp công tác phí.
- Phiếu đăng ký làm thêm giờ: Phiếu này do nhân viên có nhu cầu làm
thêm giờ lập, trong đó ghi rõ mục đích làm thêm về việc gì, thực hiện hợp đồng
nào rồi gửi về phòng hành chính, phòng hành tập hợp các phiếu rồi gửi về văn
phòng Tổng Giám đốc để Tổng Giám đốc phê duyệt. Căn cứ phiếu đăng ký làm
Từ Quang Hà Lớp: Kế toán tổng hợp 17M
25

×