Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín Chi nhánh Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.13 KB, 67 trang )

Chuyên đề thực tập

Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BỘ MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ
********

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài: "Đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại
Ngân hàng TMCP Sài gịn thương tín
Chi nhánh Thăng Long"
Giáo viên hướng dẫn:

TS. Nguyễn Anh Minh

Sinh viên thực hiện:

Hồng Anh Thư

Lớp:

Quản trị KDQT 49B

Khóa:

49

Hệ:


Chính quy

Mã SV:

CQ492747

Hà Nợi, tháng 12/2010

Hoàng Anh Thư- Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B


Chuyên đề thực tập

Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế

LỜI CAM ĐOAN
Sau thời gian thực tập tại Chi nhánh Thăng Long- Ngân hàng TMCP
Sài gịn Thương tín, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập với đề tài: "Đẩy
mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Sài gịn
thương tín Chi nhánh Thăng Long".
Em xin cam đoan chun đề này là cơng trình nghiên cứu của riêng
em dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Anh Minh trong thời gian em thực tập
tại Chi nhánh Thăng Long- Ngân hàng TMCP Sài gịn Thương tín.
Nếu có bất cứ sự sao chép nào từ các luận văn khác em xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 12 năm 2010
Sinh viên thực hiện
HỒNG ANH THƯ

2

Hồng Anh Thư- Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B


Chuyên đề thực tập

Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS Nguyễn Anh Minh đã
chỉ bảo và hướng dẫn tận tình trong quá trình em nghiên cứu chuyên đề để giúp
em hoàn thành chuyên đề thực tập của mình.
Em cũng xin được cảm ơn ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Sài gịn
Thương tín- Chi nhánh Thăng Long, các anh chị trong công ty, đặc biệt là
các anh chị cán bộ Phịng Tín dụng đã hướng dẫn em trong suốt thời gian
thực tập tại chi nhánh và nhiệt tình giúp em hồn thành đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Thương
Mại & Kinh Tế Quốc Tế đã giúp em có những kiến thức tổng hợp, làm nền
tảng cơ sở để em hoàn thành được chuyên đề thực tập của mình.
Hà Nội, tháng 12 năm 2010
Sinh viên thực hiện
HỒNG ANH THƯ

Hoàng Anh Thư- Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B


Chuyên đề thực tập

Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế

MỤC LỤC


Hoàng Anh Thư- Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B


Chuyên đề thực tập

Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Hoàng Anh Thư- Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B


Chuyên đề thực tập

Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hồng Anh Thư- Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B


Chuyên đề thực tập

Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NHTM:


Ngân hàng thương mại

NHTMCP:

Ngân hàng thương mại cổ phần

NHNN:

Ngân hàng Nhà nước

TCTD:

Tổ chức tín dụng

XNK:

Xuất nhập khẩu

Hoàng Anh Thư- Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B


Chuyên đề thực tập

Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong điều kiện hội nhập quốc tế và thương mại toàn cầu như hiện nay, các
quan hệ thương mại quốc tế và hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng trở nên phổ

biến và phát triển mạnh mẽ. So với các hoạt động thương mại nội địa, thì hoạt động
xuất nhập khẩu mang lại cho các nhà xuất nhập khẩu rất nhiều lợi ích. Khơng
những vậy, hoạt động xuất nhập khẩu cịn đem lại nguồn thu to lớn cho nên kinh tế
quốc dân, việc làm và thu nhập quốc dân gia tăng, các công nghệ hiện đại được
phát triển và du nhập để phục vụ nền kinh tế đất nước.
Bên cạnh những lợi ích đó thì việc tham gia vào một thị trường quốc tế với
sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các nhà xuất nhập khẩu cần có những sự hỗ trợ lớn về
mặt tài chính cũng như kỹ thuật để hạn chế rủi ro và đủ khả năng tiến hành các giao
dịch quốc tế. Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu khơng chỉ đem lại lợi ích cho các
nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, mà cịn đem lại lợi ích to lớn cho các ngân hàng
kinh doanh dịch vụ này, đó là nguồn thu nhập từ lãi vay và phí dịch vụ.
Tuy vậy, hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu là một hoạt động phức tạp và chứa
đựng nhiều rủi ro. Nó chịu tác động từ chích sách kinh tế trong nước, các điều luật
quốc tế và thay đổi theo sự biến động của thị trường thế giới. Do đó, việc nghiên
cứu để hoàn thiện hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu là một vấn đề quan trọng cần
được các ngân hàng thương mại chú trọng quan tâm.
Chi nhánh Thăng Long của ngân hàng TMCP Sacombank được thành lập từ
tháng 8 năm 2007. Từ đó đến nay, qua 3 năm hoạt động, chi nhánh đã có những
biến chuyển tích cực trong hoạt động kinh doanh dịch vụ nói chung và hoạt động
1
Hoàng Anh Thư- Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B


Chuyên đề thực tập

Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế

tài trợ xuất nhập khẩu nói riêng. Tuy vậy, trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu,
Sacombank Thăng Long còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc xuất phát từ các
nguyên nhân khách quan và chủ quan, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt

động. Vì vậy, nghiên cứu hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Sacombank Thăng
Long để đánh giá thực trạng hoạt động cũng như đề xuất ra một số giải pháp để đẩy
mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu là cần thiết, sẽ góp phần đưa chi nhánh trở
thành một đơn vị hoạt động có hiệu quả cao.
Từ thực tiễn trên, tác giả xin lựa chọn nghiên cứu đề tài "Đẩy mạnh hoạt
động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín Chi
nhánh Thăng Long" để nghiên cứu trong chuyên đề thực tập của mình.
2. Mục dích nghiên cứu
Mục đích chủ yếu của chuyên đề là nhằm phân tích, đánh giá thực trạng hoạt
động tài trợ xuất nhập khẩu của Sacombank Thăng Long, từ đó tổng kết đánh giá
những thành tựu và những hạn chế cần khắc phục. Đồng thời, nêu một số giải pháp
và kiến nghị nhằm góp phần đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại
Sacombank Thăng Long.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại
ngân hàng thương mại, cụ thể là Sacombank Thăng Long. Về thời gian nghiên cứu
là trong giai đoạn 2007- 2009 và đề xuất giải pháp đến năm 2015.
4. Kết cấu của chuyên đề
Ngoài các phần Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Danh
mục bảng biểu, kết cấu của chuyên đề gồm ba chương:
Chương 1. Giới thiệu Ngân hàng TMCP Sài gịn thương tín (Sacombank) chi
nhánh Thăng Long
2
Hoàng Anh Thư- Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B


Chuyên đề thực tập

Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế


Chương 2. Thực trạng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Sacombank Chi
nhánh Thăng Long giai đoạn 2010-2015
Chương 3. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân
hàng TMCP Sài gịn thương tín Chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2010-2015

3
Hoàng Anh Thư- Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B


Chuyên đề thực tập

Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG TMCP
SÀI GỊN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK)
CHI NHÁNH THĂNG LONG

1.1. Lịch sử hình thành của Sacombank Thăng Long
Sacombank thành lập ngày 21/12/1991, từ việc sáp nhập Ngân hàng Phát
triển kinh tế Gò Vấp và 03 tổ chức tín dụng. Ngân hàng ra đời trong giai đoạn đất
nước khó khăn, vốn điều lệ ban đầu 3 tỷ đồng và là mơ hình NHTMCP đầu tiên tại
TP.HCM. Năm 1993, Sacombank mở chi nhánh đầu tiên tại Hà Nội (1993). Năm
1997 Sacombank là ngân hàng phát hành cổ phiếu đại chúng đầu tiên, tăng vốn
điều lệ lên 71 tỷ đồng và năm 1999 khánh thành trụ sở tại 278 Nam Kỳ Khởi
Nghĩa, Quận 3, TP HCM. Trong giai đoạn 2001- 2005, Sacombank đã thu hút được
3 cổ đông chiến lược nước ngồi là Tập đồn DC, Cơng ty tài chính quốc tế và
ngân hàng ANZ. Năm 2004, Sacombank đã ký kết hợp đồng triển khai hệ thống
Corebanking T-24 với công ty Temenos.
Qua 18 năm hoạt động, Sacombank đã đạt được nhiều thành quả lớn lao. Từ
vốn điều lệ bạn đầu 3 tỷ đồng và 100 cán bộ nhân viên, đến nay đã đạt 6.700 tỷ

đồng vốn điều lệ, vốn tự có trên 9.249 tỷ đồng và 7.000 cán bộ nhân viên, ngoài
320 điểm giao dịch trong nước, Sacombank cũng đã vươn ra phủ kín mạng lưới tại
khu vực Đơng Dương. Bên cạnh nhiều lĩnh vực tiên phong như hoạt độc đáo của
các Chi nhánh đặc thù- Chi nhánh 8 Tháng 3, Chi nhánh Hoa Việt….thì các cơng ty
trực thuộc của Sacombank đều đã đạt được sự thành công đồng đều và đứng trong
nhóm dẫn đầu các lĩnh vực đó tại Việt Nam (th tài chính, chứng khốn, quản lý
nợ và khai thác tài sản, kiều hối, vàng bạc đá quý…) và Sacombank hiện đang nỗ
4
Hoàng Anh Thư- Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B


Chuyên đề thực tập

Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế

lực phấn đấu với vai trò đơn vị hạt nhân của Tập đoàn Sacombank với 13 đơn vị
thành viên hoạt động trong cả lĩnh vực tài chính và phi tài chính.
Nằm trong chiến lược phát triển chung của Sacombank, ngày 8/8/2007, Ngân
hàng Sài Gịn Thương Tín (Sacombank) chính thức khai trương chi nhánh Thăng
Long tại 60A Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội. Nhiệm vụ chủ yếu của Sacombank
Thăng Long là mở rộng phạm vi hoạt động của Sacombank, phục vụ các chương
trình kinh tế- xã hội và đẩy mạnh hoạt động dịch vụ phục vụ chủ yếu cho các doanh
nghiệp tại khu vực miền Bắc.
Thành lập vào tháng 8 năm 2007, trải qua 3 năm hoạt động, Sacombank
Thăng Long trong những bước đầu phát triển đã phải đối mặt với ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu nhưng vẫn vượt qua và phát triển bền vững
cho đến nay, từng bước khẳng định vị trí của mình trong số các chi nhánh ngân
hàng của Sacombank.
Mục tiêu của Sacombank Thăng Long là trở thành đơn vị dẫn đầu về hoạt
động thanh toán quốc tế tại khu vực miền Bắc.

Nội dung hoạt động kinh doanh của Sacombank Chi nhánh Thăng Long:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, hối phiếu và các giấy tờ có giá
- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức
- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, dịch vụ thanh toán quốc tế
- Tài trợ và bảo lãnh các hoạt động xuất nhập khẩu
- Giao dịch hối đoái kỳ hạn và chuyển đổi
- Các dịch vụ khác
5
Hoàng Anh Thư- Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B


Chuyên đề thực tập

Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế

1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Sacombank Thăng Long
1.2.1. Cơ cấu tổ chức của Sacombank Thăng Long
Ngay từ những ngày đầu hoạt động, để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, bộ
máy của Sacombank Thăng Long cần được tổ chức sao cho vừa gọn nhẹ, vừa phải
đảm phải hiệu quả cao phù hợp với hoạt động của chi nhánh. Do đó, cơ cấu tổ chức
của Sacombank Thăng Long gồm có Ban giám đốc điều hành, phịng tín dụng,
phịng thanh tốn tốn quốc tế, phịng kế tốn, phịng ngân quỹ, phịng khách hàng
và phịng hành chính.
BAN GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
PHỊNG HÀNH CHÍNH
PHỊNG KẾ TỐN
PHỊNG TÍN DỤNG
PHỊNG TTQT

PHỊNG NGÂN QUỸ
PHỊNG KHÁCH HÀNG

Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sacombank Thăng Long
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
a. Ban giám đốc
Giám đốc là người có trách nhiệm và quyền hạn cao nhất chi nhánh, thực
hiện công tác tổ chức và điều hành mọi hoạt động của chi nhánh theo đúng chức

6
Hoàng Anh Thư- Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B


Chuyên đề thực tập

Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế

năng nhiệm vụ đã đã quy định của hội sở Trung ương. Giám đốc là người chịu
trách nhiệm trước Tổng giám đốc Sacombank và trước pháp luật.
Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc, được ủy quyền ký thay Giám
đốc các văn bản giao dịch, giấy tờ liên quan đến các lĩnh vực được phân cơng phụ
trách. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật.
b. Nhiệm vụ của các phòng
* Nhiệm vụ của phịng hành chính:
- Thực hiện cơng tác văn thư
- Thực hiện công tác lễ tân, quản trị
- Thực hiện công tác quản lý lao vụ, bảo vệ
* Nhiệm vụ của phịng kế tốn:
- Thực hiện hạch tốn kế tốn đảm bảo phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời
các hoạt động kinh doanh của chi nhánh

- Tổng hợp, lưu trữ chứng từ kế toán, cấn đối kế toán ngày, tháng, năm và các
báo cáo quyết toán, kiểm toán nội bộ
- Thực hiện báo cáo kế toán đối với ngân hàng
* Nhiệm vụ của phịng tín dụng:
- Thực hiện cơng tác tín dụng theo chế độ tín dụng hiện hành
- Thực hiện công tác bảo lãnh khi được giám đốc ủy quyền
- Thực hiện việc bác cáo thống kê theo chuyên đề định kỳ hoặc đột xuất về
hoạt động tín dụng, bảo lãnh theo quy định của Ngân hàng
- Phối hợp cùng phịng kế tốn để theo dõi nợ và lãi của các khoản vay

7
Hoàng Anh Thư- Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B


Chuyên đề thực tập

Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế

- Phối hợp cùng phịng thanh tốn quốc tế về các giao dịch nước ngồi, xác
định nguồn thanh tốn, điều kiện tín dụng của các giao dịch qua hợp đồng
kinh tế, thực hiện tài trợ xuất nhập khẩu, duy trì và tiếp cận khách hàng có
nhu cầu xuất nhập khẩu.
* Nhiệm vụ của phịng thanh tốn quốc tế:
- Thực hiện cơng tác thanh tốn hàng xuất khẩu, nhập khẩu
- Thực hiện công tác quan hệ quốc tế
- Thực hiện công tác dịch thuật và thông dịch
- Thực hiện công tác mật mã
* Nhiệm vụ của phòng ngân quỹ:
- Thực hiện công tác thu, chi đồng Việt Nam và ngoại tệ
- Thực hiện công tác thu tiết kiệm

- Thực hiện công tác kiểm ngân
- Thực hiện công tác thu chi kịp thời, chính xác và quản lý chặt chẽ tiền mặt
và các giấy tờ có giá trị.
* Nhiệm vụ của phịng khách hàng:
- Nghiên cứu, xác định thị phần của chi nhánh để tham mưu cho giám đốc xây
dựng chiến lược khách hàng.
- Xây dựng chính sách chung và với từng nhóm khách hàng.
- Nắm bắt, phát hiện nhu cầu về tín dụng, dịch vụ ngân hàng của khách hàng
để tham mưu cho giám đốc nhằm đưa ra các sản phẩm phù hợp.
- Xử lý thông tin phản hồi của khách hàng để nghiên cứu hoàn thiện các sản
phẩm và dịch vụ ngân hàng.
8
Hoàng Anh Thư- Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B


Chuyên đề thực tập

Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế

- Duy trì quan hệ thường xuyên với khách hàng, thực hiện cơng tác chăm sóc
khách hàng, tổ chức thực hiện cơng tác marketing đối với các khách hàng.
1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank Thăng Long trong thời
gian qua
1.3.1. Về tình hình huy động vốn
Đến 31/12/2009, vốn huy động của chi nhánh đạt 852.341 tỷ đồng, tăng
31.6% so với năm 2008. Trong đó vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm từ cá nhân
chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 68.9% vào năm 2007, 71% vào năm 2008 và năm 2009
chiếm 72 %. Bảng 1.1 và 1.2 trình bày tình hình huy động vốn theo loại tiền gửi và
theo loại hình doanh nghiệp.


Bàng 1.1. Tình hình huy động vốn theo loại tiền gửi
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu

2007

2008

2009

Tiền gửi không kỳ hạn

28,865

92,558

115,462

Tiền gửi có kỳ hạn

18,848

60,671

72.867

Tiền gửi tiết kiệm

128,260


459,867

614,061

9,602

32,142

41,360

512

2,463

8,651

186,087

647,701

852,341

Tiền gửi ký quỹ
Tiền gửi vốn chun dùng
Tổng cộng

Nguồn: Phịng Tín dụng- Sacombank Thăng Long

9
Hoàng Anh Thư- Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B



Chuyên đề thực tập

Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế

Bảng 1.2. Tình hình huy động vốn theo loại hình doanh nghiệp
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu

2007

2008

2009

Doanh nghiệp nhà nước

1,331

1,337

1,787

Công ty tư nhân trong nước

1,401

1,554


1,984

120

154

210

4,509

8,583

11,334

150

122

113

7,511

11,750

15,428

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Cá nhân
Khác
Tổng cộng


Nguồn: Phịng Tín dụng- Sacombank Thăng Long
1.3.2. Về sử dụng nguồn vốn
Đến 31/12/2009, tổng số cho vay của Sacombank Thăng Long là 839.330 tỷ
đồng, tăng 36.6% so với năm 2008. Trong đó tỷ trọng cho vay các tổ chức kinh tế
và cá nhân trong nước chiếm phần lớn, năm 2007 chiếm 97.16%, năm 2008 chiếm
98.57%, và năm 2009 chiếm 98.77%. Tỷ lệ nợ khoanh và nợ chờ xử lý năm 2009
chỉ còn 0.033%, giảm 0.01% so với năm 2008, và giảm 0.06% so với năm 2007.
Bảng 1.3 cung cấp số liệu về tình hình cho vay vào thời điểm cuối năm của
Sacombank Thăng Long.

10
Hoàng Anh Thư- Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B


Chuyên đề thực tập

Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế

Bảng 1.3. Tình hình cho vay của Sacombank Thăng Long
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu

2007

2008

2009

Cho vay các tổ chức KT, cá nhân trong nước


165,306

605,865

829,330

Cho vay chiết khấu

512

742

864

Cho thuê tài chính

2,843

5,430

6,214

Cho vay cá nhân và tổ chức nước ngoài

1.320

2,348

2,962


162

267

281

170,143

614,652

839,651

Nợ khoanh và nợ chờ xử lý
Tổng cộng
Nguồn: Phịng Tín dụng- Sacombank Thăng Long
1.3.3. Về nghiệp vụ thanh toán quốc tế

Tổng doanh số thanh tốn quốc tế của Sacombank Thăng Long tính đến thời
điểm 31/12/2009 là 58.812 ngàn USD, tăng 6.8% so với năm 2008. Trong đó,
doanh số thanh tốn hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2007 chiếm
51.8%, năm 2008 chiếm 54.3% và năm 2009 chiếm 56.5%. Trong cả 3 năm liên
tiếp, Sacombank Thăng Long khơng nhận thanh tốn L/C trả chậm nào. Số hồ sơ
chiết khấu cũng rất nhỏ. Năm 2009, số hồ sơ chiết khấu chỉ chiếm 1.2% trên tổng
số hồ sơ xuất nhập khẩu. Tổng số hồ sơ xuất nhập khẩu năm 2009 là 660 hồ sơ,
tăng 14% so với năm 2008. (Xem bảng 1.4).

11
Hoàng Anh Thư- Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B



Chuyên đề thực tập

Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế

Bảng 1.4. Tình hình hoạt động thanh tốn quốc tế vào thời điểm cuối năm của
Sacombank Thăng Long
Đơn vị: Ngàn USD, Bộ
Chỉ tiêu
Xuất khẩu (A)
- Tổng số hồ sơ
- Doanh số thanh toán (1)
- L/C trả ngay
- L/C trả chậm
- Nhờ thu
- TT
Nhập khẩu (B)
- Tổng số hồ sơ
- Doanh số thanh toán (2)
- L/C trả ngay
- L/C trả chậm
- Nhờ thu
- TT
Chiết khấu (C)
- Tổng số hồ sơ
- Doanh số trong tháng (3)
Dịch vụ khác (D)
- Nhận tiền từ NN (4)
o Kiều hối qua ngân
hàng

o Kiều hối qua các công
ty
- Chuyển tiền ra NN (5)
o TT
o Bankdraft
Tổng doanh số TTQT (1+2+3+4)

2007

2008

2009

95
6,230
964
101,6
3,450

202
13,007
2,012
219,5
7,901

223
11,447
2,058
461
8,927


120
12,970
7,389
1,312
861
3,385

377
29,940
16,778
2,738
1,674
8,767

437
33,234
20,637
1,944
1,708
8,943

2
1,562

4
3,201

8
5,155


5,610
586

11,541
1,937

13,273
1,705

4,230

9,639

11,567

218
261
25,028

576
575
2
55,065

858
856
3
58,812


Nguồn: Phịng Thanh tốn quốc tế- Sacombank Thăng Long

12
Hồng Anh Thư- Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B


Chuyên đề thực tập

Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế

1.3.4. Về nghiệp vụ bảo lãnh
Bảng 1.5 cho thấy đến hết năm 2009, phí dịch vụ thu được từ hoạt động bảo
lãnh của Sacombank Thăng Long là 1.017 tỷ đồng, tăng 119,18% so với năm 2008.
Trong đó, bảo lãnh nội địa chiếm tỷ trọng lớn, năm 2007 chiếm 90.9%, năm 2008
chiếm 90.8% và năm 2009 chiếm 97% tổng doanh số bảo lãnh.
Bảng 1.5. Tình hình hoạt động bảo lãnh tại Sacombank Thăng Long
Đơn vị: Ngàn USD, Triệu đồng, Bộ
Chỉ tiêu

2007

2008

2009

2

7

6


1,213

2,746

1,346

12,126

27,080

43,870

Dự thầu

1,564

3,331

2,998

Thực hiện hợp đồng

3,461

6,343

7,295

Thanh toán


2,555

4,558

28,616

Vay vốn

108

210

251

Bảo lãnh khác

963

2,083

4,709

13,339

29,826

45,216

221


464

1,017

Bảo lãnh L/C (A)
Tổng số hồ sơ (Cái)
Doanh số (Ngàn USD) (1)
Bảo lãnh nội địa (B)
Doanh số (Triệu đồng) (2)

Tổng doanh số (1+2)
Phí dịch vụ thu được (Triệu đồng)

Nguồn: Phịng Tín dụng- Sacombank Thăng Long

13
Hoàng Anh Thư- Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B


Chuyên đề thực tập

Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế

1.3.5. Về nghiệp vụ thẻ
Đến hết năm 2009, phí dịch vụ thu được từ nghiệp vụ thẻ là 1.164 tỷ đồng,
tăng 19.15% so với năm 2008. Số thẻ thanh toán nội địa chiếm tỷ trọng, năm 2009
chiếm 65.7% tổng số thẻ, tuy nhiên tỷ lệ thẻ hoạt động thấp hơn so với các loại thẻ
khác. (Xem bảng 1.6).
Bảng 1.6. Tình hình nghiệp vụ thẻ của Sacombank Thăng Long

Đơn vị: Triệu đồng, Cái
Chỉ tiêu

2007

2008

2009

2

8

10

14

42

53

-

-

15

Phí dịch vụ thu được (1)

0.04


0.2

0.3

Tỷ lệ thẻ hoạt động

100%

100%

100%

42

162

190

Dư nợ

560

2,123

2,521

Nợ quá hạn

69


263

312

Phí dịch vụ thu được (2)

161

648

773

100%

100%

100%

377

1108

1340

40

128

157


100%

99.8%

99.9%

108

440

500

51

201

234

100%

100%

100%

252.04

977.2

1,164.3


Thẻ tín dụng nội địa
Dư nợ
Nợ quá hạn

Thẻ tín dụng quốc tế

Tỷ lệ thẻ hoạt động
Thẻ thanh tốn nội địa
Phí dịch vụ thu được (3)
Tỷ lệ thẻ hoạt động
Thẻ thanh toán quốc tế
Phí dịch vụ thu được (4)
Tỷ lệ thẻ hoạt động
Tổng phí dịch vụ thu được (1+2+3+4)

Nguồn: Phịng Tín dụng- Sacombank Thăng Long
14
Hoàng Anh Thư- Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B


Chuyên đề thực tập

Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế

Sacombank Thăng Long đã hưởng ứng nhiều chương trình ưu đãi cho các
khách hàng sử dụng thẻ của Sacombank. Khách hàng sử dụng thẻ VIP có dịch vụ
bảo mật thơng tin hàng đầu của chip EMV, được hưởng các chế độ bảo hiểm và ưu
đãi đặc biệt, tiện dụng tối đa trong việc thanh toán nội địa cũng như quốc tế.
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ XNK của Sacombank

Thăng Long
1.4.1. Những nhân tố khách quan
1.4.1.1. Chính sách ngoại thương của Chính phủ
Để tài trợ ngoại thương nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu,
Chính phủ thường ban hành các chính sách ngoại thương sao cho phù hợp với tình
hình kinh tế trên thế giới và quốc gia, đồng thời định hướng cho các hoạt động xuất
nhập khẩu. Các chính sách này có tác động không nhỏ tới hoạt động tài trợ xuất
nhập khẩu của ngân hàng thương mại.
Chính sách ngoại thương của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay bao gồm
các chính sách mặt hàng, chính sách thị trường, chính sách thuế, chính sách tỷ giá,
chính sách hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ giá, chính sách tự do hóa và bảo bộ mậu dịch…
Chính sách ngoại thương của Chính phủ sẽ tác động đến quy mơ và hiệu quả
của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. Chính sách ngoại thương của Chính phủ sẽ
định hướng các vấn đề như mở rộng xuất khẩu, thu hẹp nhập khẩu, hay cơ cấu các
mặt hàng trong xuất nhập khẩu như thế nào… Định hướng này sẽ tác động tới hoạt
động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, cụ thể như xuất khẩu được khuyến
khích, nhập khẩu bị hạn chế thì các doanh nghiệp có thể sẽ có nhu cầu về tín dụng
tài trợ xuất khẩu lớn hơn, nhu cầu tín dụng tài trợ nhập khẩu thu hẹp, ảnh hưởng
đến quy mơ của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của các NHTM.
Chính sách tỷ giá trong những năm qua đưa ra những thông điệp không rõ
ràng cho các nhà xuất khẩu. Cho tới nay, định giá cao đồng VND trong thực tế vẫn
15
Hoàng Anh Thư- Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B


Chuyên đề thực tập

Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế

là một trong những rào cản đối với việc mở rộng xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù,

các chính sách hỗ trợ xuất khẩu đã khá phong phú, nhưng theo ý kiến của nhiều
chuyên gia, quan điểm khuyến khích xuất khẩu thể hiện trong văn bản pháp luật
vẫn chưa đồng bộ và khơng thực tế. Thậm chí, có những ý kiến gay gắt cho rằng,
mơ hình tăng trưởng của Việt Nam dường như khơng dựa vào xuất khẩu, nếu nhìn
trên cách thức điều hành và thực thi chính sách gần đây. Do vậy, trong hoạt động
tài trợ XNK của mình, Sacombank Thăng Long cũng khó khăn trong việc thực hiện
theo các chính sách ngoại thương và định hướng xuất nhập khẩu của Chính phủ. Số
doanh nghiệp xuất khẩu nơng sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong số khách hàng tài
trợ xuất khẩu của ngân hàng. Trong khi đó, các mặt hàng nhập khẩu phần lớn lại là
sắt thép, các sản phẩm điện tử, hàng tiêu dùng… Hiện nay, Sacombank Thăng
Long đang tích cực nghiên cứu các chính sách ngoại thương để xây dựng các sản
phẩm tài trợ xuất nhập khẩu phù hợp với định hướng của Chính phủ trong bối cảnh
các mơi trường kinh tế, chính trị- pháp luật, văn hóa- xã hội... cịn nhiều biến động
như hiện nay.
1.4.1.2. Mơi trường kinh tế, chính trị- pháp luật, văn hóa- xã hội trong và
ngồi nước
Mơi trường kinh tế bao gồm các yếu tố như lạm phát, tỷ giá, thu nhập quốc
dân, các chính sách tài chính và tiền tế… Mơi trường kinh tế của khu vực và các
quốc gia nơi ngân hàng hoạt động sẽ ảnh hưởng lớn tới quy mô và hiệu quả tín
dụng nói chung và tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu nói riêng. Một nền kinh tế ổn
định thì quy mơ tín dụng lớn và hiệu quả tín dụng cao. Nếu nền kinh tế bất ổn, lạm
phát cao và khủng hoảng kinh tế thì rủi ro trong tín dụng sẽ rất lớn.
Giai đoạn 2007-2009 là giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc
khủng hoảng kinh tế. Xuất nhập khẩu bị đình trệ, lượng tiêu thụ giảm mạnh khiến
cho khơng ít doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp khó khăn về tài chính. Phần lớn
khách hàng tài trợ XNK của Sacombank là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, có nhu
16
Hồng Anh Thư- Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B



Chuyên đề thực tập

Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế

cầu tín dụng lớn, do vậy, nợ của khách hàng thanh tốn chậm, hoặc khơng thu hồi
được. Điều này đã ảnh hưởng đến doanh số thu nợ của Sacombank. Năm 2009,
doanh số thu nợ trên dư nợ của Sacombank Thăng Long là 98.7%, giảm so với năm
2008 là 99%.
Như vậy, Sacombank Thăng Long cần cân nhắc đến khả năng thanh tốn của
các doanh nghiệp trong mơi trường kinh tế biến động xấu để điều chỉnh hoạt động
tài trợ của mình cho phù hợp.
Mơi trường chính trị- pháp luật bao gồm các yếu tố như sự ổn định chính trị,
hệ thống luật pháp, sự hồn thiện và tính hiệu lực trong thi hành luật pháp… Nền
kinh tế quốc gia sẽ không thể hoạt động có hiệu quả nếu khơng có một mơi trường
pháp lý hồn chỉnh và có hiệu lực. Luật pháp là cơ sở để giải quyết các tranh chấp
phát sinh, có vai trị rất quan trọng trong các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các hoạt
động kinh tế quốc tế. Khi các chủ thể tham gia vào các quan hệ tín dụng hiểu biết
và tuân thủ luật pháp thì quan hệ tín dụng sẽ ngày càng được mở rộng, rủi ro được
giảm thiểu tối đa và đem lại lợi ích cho tất cả các bên.
Tuy nhiên, các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tài trợ XNK hiện
nay và việc thực thi trong thực tế đã và đang gây trở ngại không nhỏ tới hoạt động
này của Sacombank Thăng Long. Trong năm 2009, tổng số vụ phát sinh vướng
mắc liên quan đến xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất lên tới 76%, trong đó
đều có nguyên nhân là vướng mắc trong các thủ tục chuyển quyền sở hữu đất đai.
Môi trường văn hóa- xã hội bao gồm các yếu tố như quy mơ dân số, thu thập,
văn hóa, tơn giáo, ổn định xã hội… Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu không chỉ
chịu ảnh hưởng của mơi trường văn hóa- xã hội trên phương diện quốc gia mà còn
trên phương diện quốc tế. Mơi trường văn hóa- xã hội sẽ ảnh hưởng tới vấn đề
marketing và duy trì quan hệ khách hàng trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu.
Hoạt động marketing cho tài trợ xuất nhập khẩu cần phải quan tâm tới các nhóm

khách hàng với nhu cầu khác nhau, ở những nền văn hóa khác nhau. Sacombank
17
Hồng Anh Thư- Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B


Chuyên đề thực tập

Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế

Thăng Long nằm trong hệ thống của Ngân hàng Sacombank, hiện nay đang mở
rộng các văn phòng đại diện ở Trung Quốc, các chi nhánh ở Lào và Campuchia. Vì
vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của mơi trường văn hóa- xã hội sẽ góp phần giúp
Sacombank Thăng Long tiếp cận gần gũi với khách hàng nước ngồi, đồng thời
góp phần đạt được mối quan hệ tốt đẹp với các ngân hàng đại lý ở nhiều quốc gia
trên thế giới.
Ngoài các nhân tố mơi trường kể trên, hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập
khẩu cịn chịu ảnh hưởng của mơi trường tự nhiên, nhất là trong tài trợ xuất nhập
khẩu hàng nông sản. Nông nghiệp là đối tượng chịu nhiều tác động rủi ro như thiên
tai, hạn hán, mất mùa… Trong khi đó, bảo hiểm nơng nghiệp ở Việt Nam chưa
phát triển, điều này khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản và Ngân hàng
tài trợ chịu nhiều rủi ro.
1.4.1.3. Năng lực của doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Năng lực của doanh nghiệp là những khả năng mà doanh nghiệp có trên các
khía cạnh như về tài chính, cơng nghệ, kỹ thuật, nhân sự, quản trị... Tùy vào từng
năng lực của doanh nghiệp mà có tác động khác nhau tới hoạt động tài trợ xuất
nhập khẩu của ngân hàng, cụ thể là quyết định tài trợ của ngân hàng cho doanh
nghiệp.
Về năng lực tài chính của doanh nghiệp: Năng lực tài chính của doanh
nghiệp được thể hiện qua các hệ số vốn tự có, hệ số nợ, khả năng sinh lời... Qua đó,
ngân hàng có thể đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp và xem xét cân

nhắc có nên cấp tín dụng cho doanh nghiệp hay khơng, hạn mức tín dụng sẽ là cao
hay thấp.
Về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, có khả năng tạo ra
năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần, tạo ra thu
18
Hoàng Anh Thư- Quản trị Kinh doanh Quốc tế 49B


×