Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Giải pháp đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty Cổ phần giao nhận vận tải và thương mại Vinalink chi nhánh Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.28 KB, 58 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1
Sv: Lê Quỳnh Trang Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 49A
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
TS. Mai Thế Cường. Trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện
chuyên đề thực tập tốt nghiệp, em đã luôn nhận được sự chỉ bảo,
hướng dẫn tận tình của thầy để hoàn thành được đề tài nghiên cứu
của mình.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa
Thương Mại & Kinh Tế Quốc Tế đã dạy bảo em trong suốt
bốn năm học Đại học, giúp em tiếp thu các kiến thức nền tảng
quan trọng.
Em cũng xin được cảm ơn ban lãnh đạo Vinalink Chi
nhánh Hà Nội, các anh các chị trong công ty, đặc biệt là các
anh chị cán bộ Phòng giao nhận hàng không đã hướng dẫn
em trong suốt thời gian thực tập tại công ty và nhiệt tình giúp
em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày12 tháng 5 năm
2011
Sinh viên thực hiện

LÊ QUỲNH
TRANG
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sv: Lê Quỳnh Trang Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 49A
LỜI CAM ĐOAN
Sau thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần giao nhận
vận tải và thương mại Vinalink chi nhánh Hà Nội, em đã
hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình với đề
tài: “Giải pháp đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất


nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty Cổ phần
giao nhận vận tải và thương mại Vinalink chi nhánh Hà
Nội”
Em xin cam đoan chuyên đề thực tập tốt nghiệp này là
công trình nghiên cứu của riêng em dưới sự hướng dẫn của
TS.Mai Thế Cường trong thời gian em thực tập tại công ty
Vinalink.
Nếu có bất kỳ sự sao chép nào từ các luận văn khác em
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm
2011
Sinh viên thực hiện
LÊ QUỲNH TRANG
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sv: Lê Quỳnh Trang Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 49A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Ý nghĩa
FIATA Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận
IATA Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế
VIFFAS Hiệp hội giao nhận
LCL Less container load – Hàng lẻ
FCL Full container load – Hàng nguyên
EXW Giao tại xưởng

FOB Giao hàng trên tàu
DDP Giao hàng đã nộp thuế
DDU Giao hàng chưa nộp thuế
DANH MỤC BẢNG
Sv: Lê Quỳnh Trang Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 49A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Số bảng Tên bảng Trang
Bảng 1.1 Kết quả kinh doanh của Vinalink chi nhánh Hà Nội
2007 - 2010
14
Bảng 2.1 Tình hình kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng không ở
VINALINK chi nhánh Hà Nội.
27
Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu kinh tế về dịch vụ giao nhận hàng không ở
Vinalink Hà Nội đến 2015
41
DANH MỤC HÌNH
Số hình Tên hình Trang
Hình 1.1 Bộ máy tổ chức của công ty Vinalink 7
Hình 1.2 Cơ cấu tổ chức của Vinalink Hà Nội 8
Hình 1.3 Hiệu quả kinh doanh của Vinalink chi nhánh Hà Nội
2007 - 2010
14
Hình 3.1 Giá trị sản lượng dự toán của ngành giao nhận vận tải
hàng hoá quốc tế tại Việt Nam
39
Sv: Lê Quỳnh Trang Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 49A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của đề tài

Vận tải hàng không là một ngành vận tải còn rất non trẻ so với các ngành
vận tải khác. Tuy chỉ mới phát triển từ những năm đầu thế kỷ XX song vận tải
hàng không đã phát triển hết sức nhanh chóng do sự tiến bộ vượt bậc của
khoa học công nghệ. Vận tải hàng không đã trở thành một ngành có vai trò vô
cùng quan trọng đối với nền kinh tế thế giới nói chung và đối với buôn bán
quốc tế nói riêng. Do máy bay có ưu thế tuyệt đối về tốc độ so với các
phương tiện vận tải khác nên vận tải hàng không có vị trí số một trong việc
vận chuyển những mặt hàng nhạy cảm với thời gian, hàng có giá trị cao, thư
từ, chứng từ, hàng cứu trợ khẩn cấp…
Trong những năm gần đây, với chính sách mở cửa và đổi mới nền kinh tế.
Đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO
(11/01/2007), ngành vận tải nói chung và vận tải hàng không nói riêng đã có
những bước tiến lớn kéo theo sự phát triển của dịch vụ giao nhận hàng hóa.
Tuy nhiên, điều kiện thị trường dịch vụ Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng
được hết nhu cầu về giao nhận mà giao nhận lại là một mắt xích quan trọng
trong buôn bán quốc tế.
Nắm bắt được thực tế đó, Công ty Cổ phần giao nhận vận tải và thương
mại Vinalink chi nhánh Hà Nội đã và đang từng bước củng cố, phát triển dịch
vụ giao nhận đặc biệt là giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng
đường hàng không để có thể đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của khách hàng,
cạnh tranh để tồn tại, góp phần phát triển thị trường giao nhận vận tải hàng
hóa quốc tế ở Việt Nam.
Nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ giao nhận hàng không đối
với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của Vinalink nói riêng, qua một

Sv: Lê Quỳnh Trang 1 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 49A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thời gian trực tiếp tìm hiểu hoạt động kinh doanh nghiệp vụ giao nhận hàng
không ở Vinalink chi nhánh Hà Nội, em đã chọn đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh
dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng

không tại Công ty Cổ phần giao nhận vận tải và thương mại Vinalink chi
nhánh Hà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu
Chuyên đề đi sâu vào phân tích thực trạng dịch vụ giao nhận hàng hóa
xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường hàng không ở Công ty Cổ phần giao
nhận vận tải và thương mại Vinalink chi nhánh Hà Nội, để từ đó có thể đề
xuất một số giải pháp đẩy mạnh dịch vụ này.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
chuyên chở bằng đường hàng không ở Công ty Cổ phần giao nhận vận tải và
thương mại Vinalink chi nhánh Hà Nội.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là tình hình hoạt động của dịch vụ giao nhận hàng
hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường hàng không của chi nhánh trong
4 năm 2007 - 2010.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu của chuyên đề là phân tích, tổng hợp, thống
kê, khái quát các vấn đề kiên quan đến dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu chuyên chở bằng đường hàng không.
6. Kết cấu bài viết
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng, hình, danh mục tài liệu
tham khảo, mục lục, bài viết gồm có 3 chương:
Chương 1: Khái quát về Công ty cổ phần giao nhận vận tải và thương mại
Vinalink và chi nhánh Hà Nội.
Sv: Lê Quỳnh Trang 2 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 49A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương 2: Thực trạng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng
đường hàng không ở Công ty Vinalink chi nhánh Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
bằng đường hàng không ở Công ty Vinalink chi nhánh Hà Nội.

Sv: Lê Quỳnh Trang 3 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 49A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI
VÀ THƯƠNG MẠI VINALINK VÀ CHI NHÁNH HÀ NỘI
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Công ty cổ phần Giao nhận Vận tải và Thương mại Vinalink được thành
lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại trên cơ sở cổ phần hoá một
phần Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương TP Hồ Chí Minh (Vinatrans)
và chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 01/09/1999.
Kế thừa 25 năm kinh nghiệm của một doanh nghiệp Giao nhận Kho vận
hàng đầu Việt Nam, Công ty Vinalink đã nhanh chóng phát huy ưu thế chủ
động của mô hình mới trong việc phát triển liên tục, có tăng trưởng cao đều
đặn hằng năm cả về quy mô và phạm vi hoạt động, chất lượng dịch vụ. Vốn
điều lệ tăng lên từ 8 tỷ khi thành lập lên 90 tỷ vào đầu năm 2007, trong đó
hơn một nửa số vốn tăng thêm là do tích lũy từ lợi nhuận kinh doanh.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể chia thành các giai
đoạn:
- Từ năm 1978 đến năm 1999:
Công ty Vietrans Saigon (nay là Vinatrans) nhận bàn giao và đưa vào
khai thác khu kho hàng tại 145 Nguyễn Tất Thành, phường 13, Quận 4,
TP.HCM. Sau đó, đến năm 1981, Vinatrans đã nhận bàn giao và đưa vào khai
thác khu kho và văn phòng 147 Nguyễn Tất Thành, TP.HCM.
Công ty Vietrans Saigon (nay là Vinatrans), thành lập phòng Đại lý
Hapag-Lloyd với tên giao dịch Vinalink, nhiệm vụ chủ yếu là làm đại lý cho
hãng tàu Hapag-Lloyd (Đức).
Công ty Vinatrans đăng ký và được Cục Sở hữu Công nghiệp cấp Giấy
chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá cho các tên giao dịch thương mại của
công ty, trong đó có các tên Vinalink, Vinaconsol. Các giấy chứng nhận đăng
Sv: Lê Quỳnh Trang 4 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 49A

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
ký nhãn hiệu hàng hoá này đã được chuyển nhượng cho Công ty cổ phần
Vinalink và đã được đăng ký có hiệu lực đến năm 2015.
Ngày 24/6/1999 Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành Quyết định số
0776/1999/QĐ-BTM phê duyệt phương án cổ phần hoá một bộ phận doanh
nghiệp nhà nước Vinatrans, chuyển xí nghiệp Đại lý vận tải và gom hàng
thành Công ty cổ phần Giao nhận vận tải và thương mại, tên giao dịch là
Vinalink.
Ngày 16/7/1999 Đại hội đồng Cổ đông thành lập công ty họp thông qua
điều lệ, cơ cấu tổ chức bộ máy, bầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát… và
được lấy làm ngày thành lập công ty. Đến ngày 1/9/1999 Công ty chính thức
hoạt động theo tư cách pháp nhân đã đăng ký với Sở kế hoạch và Đầu tư
TP.HCM.
- Từ năm 2000 đến nay:
Ngày 7/3/2000, Vinalink gia nhập Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam
VIFFAS. Ngày 5/4/2000 Vinalink trở thành hội viên Phòng thương mại và
Công nghiệp Việt Nam VCCI. Ngày 24/6/2000 Tổ chức đánh giá quốc tế
DNV (Na Uy) chứng nhận Vinalink thực hiện hệ thống quản trị chất lượng
theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002, nay là ISO 9001: 2000.
Ngày 13/5/2002, công ty tăng vốn điều lệ lên gấp 3 lần, vốn điều lệ mới
là 24 tỷ VND.
Tháng 6/2003, Vinalink góp vốn trở thành 1 trong 3 bên phía Việt nam
trong Công ty Liên doanh Vận tải Việt –Nhật (Konoike Vina). Tháng 8/2003,
Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho công ty, Chủ tịch nước thưởng
Huân chương Lao động hạng ba cho Giám đốc công ty.
Đến năm 2004, văn phòng công ty tại Khu công nghiệp Việt Nam-
Singapore (Bình Dương) chính thức hoạt động. Trong năm này, công ty kỷ
niệm 5 năm hoạt động và đón nhận Huân chương Lao động hạng ba do Chủ
Sv: Lê Quỳnh Trang 5 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 49A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

tịch nước thưởng về những thành tích xuất sắc trong 5 năm 1999-2003. Ngày
11/10/2004, Tổng cục Hải quan cấp giấy phép thành lập Kho ngoại quan
Vinalink tại 145 Nguyễn Tất Thành. Tháng 12 Kho ngoại quan Vinalink tiếp
nhận lô hàng đầu tiên của khách hàng Schneider Electric Overseas Asian
Pte.Ltd.
Sang năm 2005, Chi nhánh công ty tại Hà Nội chính thức hoạt động tại số
2 Bích Câu, Quận Đống Đa. Từ đầu năm 2006 chuyển về tầng 11 cao ốc 14
Láng Hạ, Quận Ba Đình. Tại đây, công ty TNHH RCL (Việt Nam) - Công ty
liên doanh giữa Vinalink (45% vốn), SGN và hãng tàu RCL (Singapore)
chính thức hoạt động. Ngày 15/9/2005 Bộ Giao thông vận tải cấp phép kinh
doanh vận tải đa phương thức cho Vinalink.
Kế thừa kinh nghiệm từ Vinalink Thành phố Hồ Chí Minh, chi nhánh
Vinalink Hà Nội được thành lập và hoạt động rất hiệu quả, đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao về dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế ở khu vực phía Bắc.
Hiện nay, chi nhánh Vinalink Hà Nội cung ứng đầy đủ các dịch vụ:
+ Giao nhận đường biển
+ Giao nhận đường hàng không
+ Dịch vụ logistics, giao nhận nội địa
+ Dịch vụ kho ngoại quan và lưu kho bảo quản hàng hóa
+ Đại lý tàu biển
+ Tổng đại lý bán cước
+ Đại lý bán vé máy bay
Dịch vụ giao nhận của chi nhánh không ngừng được phát triển và cải
tiến, đặc biệt trong lĩnh vực giao nhận đường biển và giao nhận đường hàng
không là hai thế mạnh của chi nhánh.
Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm với các hệ thống
đại lý tàu biển, đại lý hàng không năng động rộng lớn toàn cầu, Vinalink Hà
Sv: Lê Quỳnh Trang 6 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 49A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nội sẵn sàng cung cấp cho khách hàng những dịch vụ chất lượng cao, hiệu

quả luôn gắn với bảo hiểm trách nhiệm người vận tải với chi phí hợp lý, tiết
kiệm thời gian, thỏa mãn những nhu cầu cao nhất của khách hàng.
1.2. MÔ HÌNH TỔ CHỨC
Vị trí của chi nhánh Hà Nội trong bộ máy tổ chức của công ty Vinalink
Hình 1.1: Bộ máy tổ chức của công ty Vinalink
Sv: Lê Quỳnh Trang 7 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 49A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức của Vinalink Hà Nội
- Ban giám đốc: bao gồm 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc. Ban giám đốc
quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày
của chi nhánh; ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật và sự phê
duyệt của Hội đồng quản trị; Quyết định lương và phụ cấp đối với người lao
động trong chi nhánh, trên cơ sở thàng bảng lương chức danh do Hội đồng
quản trị duyệt; Thay mặt Công ty ký kết hợp đồng kinh tế với các tổ chức và
cá nhân trong và ngoài nước; Hàng tháng báo cáo Hội đồng quản trị tình hình
hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
- Phòng Kế toán – Hành chính – Nhân sự:
+Quản lý thu chi nghiệp vụ: đảm bảo thu thống nhất và quản lý, kiểm
soát chi theo từng phòng ban.
+Theo dõi tình hình công nợ.
+Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính kế toán và nguồn
vốn phục vụ mục đích kinh doanh.
+Tính toán hiệu quả kinh tế cho các phương án kinh doanh của chi
nhánh trong từng thời kỳ.
Sv: Lê Quỳnh Trang 8 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 49A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+Tập hợp số liệu và thống kê về tình hình kết quả kinh doanh của chi
nhánh, thực hiện các báo cáo định kỳ hằng tuần, tháng, quý, năm.
+Theo dõi tình hình nhân sự của chi nhánh.
+ Quản lý con dấu, công văn, giấy tờ, sổ sách hành chính.

- Phòng công nghệ thông tin: chịu trách nhiệm và quản lý hệ thống thông
tin của cả chi nhánh.
- Phòng xuất hàng không:
+ Thực hiện chức năng pricing (pricing: tạo mối quan hệ với hãng hàng
không để giải quyết về giá, trực tiếp làm giá với các hãng tàu, cập nhật giá
bán cho các bộ phận nội bộ trong chi nhánh, hỏi và cung cấp giá cho đại lý
nước ngoài theo từng nghiệp vụ), và cập nhật hệ thống giá (air tariffs) từ các
hãng hàng không cho bộ phận bán hàng, hỗ trợ bộ phận bán hàng khai thác
dịch vụ.
+ Cung cấp thông tin cho bộ phận hiện trường, kế toán nghiệp vụ quy
trình chuyên chở và đóng gói hàng air xuất.
+ Gom hàng lẻ xuất khẩu.
+ Giao dịch trực tiếp với đại lý nước ngoài về các vấn đề phát sinh liên
quan đến hàng air xuất.
+ Làm đại lý bán cước và hợp đồng vận chuyển với nhiều hãng hàng
không lớn trên thế giới cam kết tại Việt Nam.
- Phòng nhập hàng không:
+ Thực hiện chức năng pricing, và cập nhật hệ thống giá (air tariffs) từ các
đại lý nước ngoài cho bộ phận bán hàng, hỗ trợ bộ phận bán hàng khai thác
dịch vụ.
+ Cung cấp thông tin cho bộ phận hiện trường, kế toán nghiệp vụ quy trình
chuyên chở và đóng gói hàng air nhập.
+ Chia lẻ hàng nhập khẩu.
Sv: Lê Quỳnh Trang 9 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 49A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Giao dịch trực tiếp với đại lý nước ngoài về các vấn đề phát sinh liên
quan đến hàng air nhập.
- Phòng xuất đường biển:
+ Cung cấp cho khách hàng dịch vụ gửi hàng xuất khẩu bằng đường biển
từ Việt Nam đi mọi nơi trên thế giới (LCL/FCL).

+ Cung cấp dịch vụ hàng nguyên container (LCL/FCL) với giá cạnh
tranh và có hỗ trợ phí lưu kho.
+ Giao hàng với các điều kiện EXW hoặc DDU/DDP.
+ Lập bộ chứng từ hoàn chỉnh, và thông tin đến khách hàng, đại lý nước
ngoài,…
- Phòng nhập đường biển:
+ Cung cấp dịch vụ hàng nhập từ các nơi trên thế giới về Việt Nam
(LCL/FCL).
+ Nhận hàng với các điều kiện EXW hoặc DDU/DDP.

+
Nhận và xử lý toàn bộ thông tin từ đại lý nước ngoài, hãng tàu, hoặc các
công ty giao nhận khác chuyển sang…
- Phòng Logistics:
+ Cung cấp thủ tục hải quan và các dịch vụ khác.
+ Cung cấp dịch vụ đại lý hàng hải trọn gói với tàu container định tuyến.
+ Cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức.
+ Thực hiện dịch vụ kho ngoại quan.
+ Tư vấn về mua bảo hiểm hàng hoá.
+ Nhận uỷ thác xuất nhập khẩu với mức phí hợp lý và theo quy định của
pháp luật, gia công đồ gỗ, hàng bằng vỏ sò, đồ gia dụng bằng nylon-PVC,
hàng dệt may,…
+ Vận chuyển, phân phối hàng dự án, triển lãm.
Sv: Lê Quỳnh Trang 10 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 49A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Điều hành đội xe vận tải container và xe vận tải nhẹ cung cấp dịch vụ vận
chuyển nội địa bằng đường bộ,…
- Phòng dự án:
+ Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc chi nhánh trong việc xây dựng quản
lý, theo dõi và triển khai thực hiện dự án.

+ Đề xuất các vấn đề liên quan đến tìm kiếm những khách hàng mới, tiềm
năng; các vấn đề liên quan đến những lô hàng lớn, không thể đi được bằng
nguyên container, phải đi bằng tàu riêng.
+ Phối hợp với phòng Tài chính- Kế toán lập tiến độ nhu cầu vốn các dự án,
đề xuất cho Giám đốc xét duyệt, thanh toán.
+ Lưu trữ hồ sơ, chứng từ liên quan đến các dự án.
+ Theo dõi, đôn đốc, giám sát việc khảo sát, thiết kế thi công công trình
thuộc dự án.
+ Liên hệ các công ty có tàu rỗi để làm các dự án lớn, chủ yếu là vận
chuyển nguyên vật liệu cho các công trình xây dựng cần số nguyên vật liệu,
hàng quá khổ quá tải bao gồm cả nội địa và quốc tế.
1.3. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA VINALINK CHI NHÁNH HÀ
NỘI
1.3.1. Chức năng
Theo điều lệ của công ty Vinalink, chi nhánh Hà Nội có các chức năng
sau :
Phối hợp với các tổ chức khác ở trong và ngoài nước để tổ chức chuyên
chở, giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, hàng ngoại giao, hàng quá cảnh,
hàng hội chợ triển lãm, hàng tư nhân, tài liệu, chứng từ liên quan, chứng từ
phát nhanh.
Nhận ủy thác dịch vụ về giao nhận, kho vận, thuê và cho thuê kho bãi,
lưu cước các phương tiện vận tải (ô tô, tàu biển, máy bay, container ) bằng
Sv: Lê Quỳnh Trang 11 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 49A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
các hợp đồng trọn gói "từ cửa tới cửa" (door to door) và thực hiện các dịch vụ
khác liên quan đến hàng hoá nói trên, như việc gom hàng, chia hàng lẻ, làm
thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hoá và
giao hàng hoá đó cho người chuyên chở để chuyển tiếp đến nơi quy định.
Thực hiện các dịch vụ tư vấn về vấn đề giao nhận, vận tải kho hàng và
các vấn đề khác có liên quan theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân trong và

ngoài nước.
Nhận ủy thác xuất nhập khẩu hoặc kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp
hàng hoá trên cơ sở giấy phép xuất nhập khẩu của Bộ Công thương cấp cho
công ty.
Tiến hành làm các dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hoá xuất nhập
khẩu, hàng hoá quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam và ngược lại bằng các phương
tiện chuyên chở của mình hoặc thông qua phương tiện của người khác.
Thực hiện kinh doanh vận tải công cộng phù hợp với các quy định hiện
hành của nhà nước.
Làm đại lý cho các hãng tàu nước ngoài và làm công tác phục vụ cho tàu
biển của nước ngoài vào cảng Việt Nam.
Liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước trong lĩnh vực
vận chuyển, giao nhận, kho bãi, thuê tàu
1.3.2. Nhiệm vụ
Với các chức năng trên, Vinalink Hà Nội phải thực hiện những nhiệm vụ
chủ yếu sau :
+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh của
chi nhánh theo quy chế hiện hành nhằm thực hiện mục đích và chức năng đã
nêu của chi nhánh.
Sv: Lê Quỳnh Trang 12 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 49A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Bảo đảm việc bảo toàn và bổ sung vốn trên cơ sở tự tạo nguồn vốn,
bảo đảm trang trải về tài chính, sử dụng hợp lý theo đúng chế độ, sử dụng có
hiệu quả các nguồn vốn, làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách đối với nhà nước.
+ Thông qua các liên doanh, liên kết trong và ngoài nước để thực hiện
việc giao nhận, chuyên chở hàng hoá bằng các phương thức tiên tiến, hợp lý,
an toàn trên các luồng, các tuyến vận tải, cải tiến việc chuyên chở, chuyển tải,
lưu kho, lưu bãi giao nhận hàng hoá và đảm bảo, bảo quản hàng hoá an toàn
trong phạm vi trách nhiệm của chi nhánh.
+ Nghiên cứu tình hình thị trường kinh doanh dịch vụ giao nhận, kho

vận, kiến nghị cải tiến biểu cước, giá cước của các tổ chức vận tải có liên
quan theo quy chế hiện hành, đề ra các biện pháp thích hợp để đảm bảo quyền
lợi của các bên khi ký hợp đồng nhằm thu hút khách hàng, củng cố và nâng
cao uy tín của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế.
+ Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ quản lý tài chính, tài sản các chế độ
chính sách cán bộ và quyền lợi của người lao động theo cơ chế tự chủ, gắn
việc trả lương với hiệu quả lao động bằng các hình thức lương khoán, chăm lo
đời sống, đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ quản lý, nghiệm vụ
chuyên môn, ngoại ngữ cho cán bộ công nhân của chi nhánh để đáp ứng được
yêu cầu, nhiệm vụ kinh doanh ngày càng cao.
+ Chi nhánh cũng đảm nhiệm vai trò là cầu nối và đại diện cho công ty
trong các quan hệ giao dịch với các đối tác kinh doanh, các cơ quan quản lý
nhà nước Trung ương và khu vực Hà Nội.
Sv: Lê Quỳnh Trang 13 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 49A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.4. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH TỪ NĂM 2007 - 2010
Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh của Vinalink chi nhánh Hà Nội
2007 - 2010
Đơn vị: triệu VND
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010
Doanh thu 67233 71988 117617 113002
Nộp ngân sách 1221 1221 1690 1113
Lợi nhuận 6.801 9737 11331 11886
LN/DT (%) 10,11 13.52 9,63 10,52
(Nguồn: Phòng Kế toán- Hành chính – VINALINK chi nhánh Hà Nội)
Với các số liệu ở Bảng 2.1, ta có hình sau:
Hình 1.3: Hiệu quả kinh doanh của Vinalink chi nhánh
Hà Nội
2007 - 2010
(Nguồn: Phòng Kế toán- Hành chính – VINALINK chi nhánh Hà Nội)

Từ kết quả ở bảng 2.1 và hình 2.3 trên, ta có thể thấy rằng từ năm 2007 -
2010, lợi nhuận thu được của chi nhánh trung bình chiếm gần 11% doanh thu.
Sv: Lê Quỳnh Trang 14 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 49A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Đây là một con số không nhỏ. Đạt được điều đó chi nhánh đã phải liên tục
kiện toàn bộ máy quản lý, đồng thời quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực
nhằm đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh, thêm vào đó chi nhánh luôn
thực hiện đúng kế hoạch về sửa chữa, xây mới kho xưởng, xí nghiệp bằng
nguồn vốn tự có của công ty theo định kỳ.
Về tình hình thu nhập của công nhân viên - cán bộ trong chi nhánh nhìn
chung là ổn định. Thu nhập bình quân đầu người/tháng là 5,5 đến 6 triệu đồng.
So với một số công ty cùng ngành khác, mức thu nhập như vậy là khá cao.
CHƯƠNG 2:
Sv: Lê Quỳnh Trang 15 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 49A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
THỰC TRẠNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT
NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY
VINALINK CHI NHÁNH HÀ NỘI
Là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực giao nhận, với đội
ngũ nhân viên chuyên nghiệp và một hệ thống đại lý hàng không năng động,
các dịch vụ chi nhánh cung cấp thuộc hoạt động giao nhận hàng không bao
gồm:
+ Đại lý bán cước và hoạt động vận chuyển với nhiều hãng hàng không
lớn trên thế giới với tần suất bay cao, trọng tải lớn, bay đến hầu hết mọi nơi
trên thế giới như các hàng hàng không: Singapore Airline, Thai Airway,
Malaysia Airline, Japan Airline, China Airline, Eva Air, Korean Airline, Air
France, Cargolux…
+ Ngoài cách thức vận chuyển hàng hóa thông thường bằng đường hàng
không, chi nhánh còn thực hiện dịch vụ vận chuyển đa phương thức kết hợp
đường biển với đường hàng không, đường hàng không với đường hàng

không, trung chuyển qua Singapore và Dubai, giúp giảm chi phí, dịch vụ vận
chuyển nhanh, hiệu quả nhất.
+ Đảm nhận các dịch vụ đa dạng từ kho chủ hàng đến sân bay hoặc kho
người nhận gồm có: gom hàng lẻ và chia hàng lẻ nhập khẩu; dịch vụ trọn gói
từ đóng gói hàng hóa, bốc xếp, vận chuyển nội địa, khai hải quan, vận chuyển
quốc tế; dịch vụ hỗ trợ như bảo hiểm hàng hóa, cung cấp giấy chứng nhận
xuất xứ, giấy kiểm dịch động thực vật, đóng kiện gỗ…
2.1. QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
BẰNG ĐƯỢNG HÀNG KHÔNG Ở VINALINK CHI NHÁNH HÀ NỘI
Sv: Lê Quỳnh Trang 16 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 49A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.1.1. Quy trình làm hàng xuất
A- Hàng sales (hàng sales là hàng hóa trong một hợp đồng thương mại mà
nhân viên kinh doanh ký kết được)
A1.Khách hàng trực tiếp
a.Nhận đặt chỗ từ khách hàng
- Nhận đặt chỗ từ khách hàng bằng email hoặc điện thoại (yêu cầu khách
hàng cung cấp thông tin về tên, địa chỉ, người liên hệ của người chủ hàng,
người nhận hàng, tên hàng, số lượng, trọng lượng, ngày ra hàng…).
- Nếu là hàng sales của người đại diện bán hàng thì yêu cầu họ cung cấp
giấy chỉ dẫn gửi hàng. (Gửi một liên cho nhân viên hiện trường làm hải quan,
1 liên chứng từ giữ).
- Kiểm tra giá cả, các phụ phí, FOB charge (nếu có) và các chi phí khác
nếu phát sinh.
- Đàm phán với khách hàng để thống nhất giá.
- Xác định đại lý cần gửi hàng.
- Hỏi rõ khách hàng xem cước là cước gì, điều kiện giao hàng, trả trước
hay trả sau, những dịch vụ khách hàng muốn làm: hải quan, vận chuyển nội
địa…
b. Đặt chỗ với hãng hàng không.

- Kiểm tra bảng giá để lựa chọn hàng hàng không có giá tốt, đảm bảo về
thời gian và chú ý nếu hàng có kích thước lớn thì phải kiểm tra lại với hãng
hàng không.
- Xin giá.
- Đặt chỗ.
- Nhận sự xác nhận đặt hàng từ hãng hàng không (lưu ý phải thúc hãng
hàng không để có được thông tin sớm nhất).
c. Thông báo về lịch trình chuyến bay cho khách hàng.
Sv: Lê Quỳnh Trang 17 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 49A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Fax/Email xác nhận việc đặt hàng cho khách hàng sau khi đã nhận
được xác nhận đặt hàng với hãng hàng không - Hỏi chính xác số kiện, thời
gian lên hàng, các thủ tục hải quan khách hàng tự làm hay Vinalink làm.
- Thông báo với khách hàng về số điện thoại của nhân viên hiện trường
làm hải quan để tiện liên lạc.
d. Thông báo với bộ phận Logistics.
- Báo lịch trình của lô hàng cho nhân viên hiện trường làm hải quan
thông qua kế hoạch xuất khẩu.
- Thông tin về khách hàng, số điện thoại để nhân viên hiện trường làm
hải quan liên lạc lấy hàng.
- Gửi mail cho nhân viên xác nhận đặt chỗ của hãng hàng không, địa chỉ
đại lý mà mình ký gửi.
e. Nhận thông tin từ nhân viên hiện trường làm hải quan sau khi khách
hàng đã lên hàng.
- Nhận fax phiếu cân, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói (có thể nhận
từ khách hàng hoặc từ nhân viên hiện trường làm hải quan) và các giấy tờ
khác (nếu có).
f. Phát hành và fax vận đơn phụ cho khách hàng
- Phát hành vận đơn phụ cho khách hàng.
- Chú ý cước là gì để thể hiện trên vận đơn phụ.

g. Gửi thông báo lại cho đại lý.
Thông báo này bao gồm:
Vận đơn chính.
Vận đơn phụ.
Bản kê khai.
Giấy báo có/ Giấy báo nợ ( nếu là cước trả sau).
Hóa đơn thương mại (nếu có).
Sv: Lê Quỳnh Trang 18 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 49A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phiếu đóng gói (nếu có).
Giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có).
Và các chứng từ khác (nếu có).
h. Mô tả hàng.
- Việc mô tả hàng phải được tiến hành ngay để khi có phát sinh tìm cách
xử lý ngay.
- Lô hàng chỉ kết thúc khi người nhận hàng nhận được hàng
i. Thanh toán.
Sau khi hàng đi phải tiến hành xác nhận các khoản thu chi.
- Yêu cầu nhân viên hiện trường làm hải quan gửi bảng kê chi phí làm
hàng.
- Lên hóa đơn thu khách .
- Cuối tháng chuyển giấy báo nợ gốc (nếu là cước trả sau) tới bộ phận kế
toán.
- Nhập các thông tin vào báo cáo.
k. Lưu trữ chứng từ
- Chứng từ lưu gồm: vận đơn chủ gốc, vận đơn phụ, giấy báo nợ (cước
trả sau), hoá đơn có chữ ký người nhận (cước trả trước), giấy đặt chỗ của
Vinalink, giấy xác nhận đặt hàng, phiếu cân và chứng từ khác nếu cần.
A2. Hàng của người giao nhận
a. Nhận thông tin từ khách hàng

- Lấy các thông tin về tên hàng, số lượng, khối lượng, địa chỉ, ngày ra
hàng.
- Kiểm tra giá và chào giá.
b. Đặt chỗ với hãng hàng không
- Sau khi có thông tin đầy đủ về hàng kiểm tra giá và xin giá với hãng
hàng không.
Sv: Lê Quỳnh Trang 19 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 49A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Đặt chỗ (luôn thúc để có được xác nhận sớm nhất).
- Nhận giấy xác nhận đặt hàng.
c. Thông báo cho khách hàng
- Fax cho khách hàng lịch trình bay và giá phải được thể hiện trên giấy
xác nhận đặt hàng với khách hàng.
- Hỏi chính xác thời gian hàng lên và cho khách hàng số điện thoại liên
lạc của nhân viên hiện trường làm hải quan.
- Đối với hàng của người giao nhận cước luôn là trả trước, nếu là cước
trả sau thì phải dùng đại lý của mình.
d. Thông báo với bộ phận Logistics
- Thông báo cho nhân viên hiện trường làm hải quan về lô hàng, những
thông tin như số kiện, địa chỉ, thời gian lên hàng, số điện thoại của người lên
làm hàng.
e. Nhận thông tin từ nhân viên hiện trường làm hải quan sau khi khách
hàng đã lên hàng
- Nhận fax phiếu cân.
- Kiểm tra lại vận đơn (nếu cần).
- Chú ý số cân để tính giá lợi nhất.
f. Kiểm tra thông tin về hàng hóa
- Công việc kiểm tra thông tin hàng hóa phải được thực hiện hàng ngày
để ngay khi có vấn đề phát sinh có thể giải quyết kịp thời.
- Kết thúc một lô hàng chỉ khi hàng được giao cho người nhận hàng.

g. Thanh toán
Sau khi hàng đi phải tiến hành xác nhận các khoản thu chi.
- Yêu cầu nhân viên hiện trường làm hải quan gửi bảng kê chi phí làm hàng.
- Lên hoá đơn thu khách hàng .
- Nhập các thông tin vào báo cáo.
Sv: Lê Quỳnh Trang 20 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế 49A

×