Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex - Vinatra., JSC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 107 trang )

Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Mai Thế Cường
LỜI CAM ĐOAN
Sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex
(Vinatra., JSC), em đã hoàn thành chuyên đề thực tập cuối khóa với đề tài: “Giải
pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại công ty cổ phần kinh
doanh Vinaconex - Vinatra., JSC”
Em xin cam đoan chuyên đề này là công trình nghiên cứu của riêng em dưới
sự hướng dẫn của TS. Mai Thế Cường trong thời gian em thực tập tại công ty cổ
phần kinh doanh Vinaconex (Vinatra., JSC).
Nếu có bất cứ sự sao chép nào từ các luận văn khác em xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 05 năm 2011
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN THỊ THẾ
SVTH: Nguyễn Thị Thế
Lớp: QTKD Quốc tế 49B
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Mai Thế Cường
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Mai Thế Cường.
Trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện chuyên đề em đã luôn nhận được sự chỉ bảo,
hướng dẫn tận tình của thầy, đặc biệt là sự động viên về mặt tinh thần của thầy đã giúp em
vững tâm và vượt qua được những giai đoạn khó khăn để có thể hoàn thành tốt được đề tài
nghiên cứu của mình.
Em cũng xin được cảm ơn ban lãnh đạo công ty cổ phần kinh doanh
Vinaconex (Vinatra., JSC), các cô chú, các anh chị trong công ty đã hướng dẫn em
trong suốt thời gian thực tập tại công ty và nhiệt tình giúp em để em có thể hoàn
thành đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Thương Mại &
Kinh Tế Quốc Tế đã tận tình dạy bảo em trong suốt bốn năm học Đại học, không


chỉ tiếp thu kiến thức chuyên môn mà em còn học được những bài học bổ ích về
cuộc sống.
Hà Nội, tháng 05 năm 2011
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN THỊ THẾ
SVTH: Nguyễn Thị Thế
Lớp: QTKD Quốc tế 49B
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Mai Thế Cường
MỤC LỤC
SVTH: Nguyễn Thị Thế
Lớp: QTKD Quốc tế 49B
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Mai Thế Cường
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
SVTH: Nguyễn Thị Thế
Lớp: QTKD Quốc tế 49B
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Mai Thế Cường
DANH MỤC CÁC HÌNH
SVTH: Nguyễn Thị Thế
Lớp: QTKD Quốc tế 49B
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Mai Thế Cường
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Từ đầy đủ
1 DN Doanh nghiệp
2 CN Công nghiệp
3 CTCP Công ty cổ phần
4 TNHH Trách nhiệm hữu hạn

5 CTTNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn
6 NH Ngân hàng
7 TM Thương mại
8 WTO World Trade Organization
(Tổ chức Thương mại Thế giới)
9 KD Kinh doanh
10 SX Sản xuất
11 XK Xuất khẩu
12 NK Nhập khẩu
13 CNH - HĐH Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá
14 USD United States Dollar
(Đô la Mỹ)
15 QĐ – BXD Quyết định – Bộ Xây dựng
16 BXD Bộ Xây dựng
17 JSC Joint Stock Company
18 VINACONEX Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt
Nam
19 L/C Letter of Credit
Thư tín dụng
20 CB - CNV Cán bộ - Công nhân viên
SVTH: Nguyễn Thị Thế
Lớp: QTKD Quốc tế 49B
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Mai Thế Cường
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khu vực hoá, toàn cầu hoá đang là xu thế chung của nền kinh tế thế giới hiện
nay, trong xu thế đó thì hoạt động xuất nhập khẩu được xem là một trong những
biện pháp hữu hiệu nhất để thúc đẩy tăng trưởng của mỗi quốc gia. Nền kinh tế của
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó, Việt Nam đã và đang nỗ lực hết

mình để đưa nền kinh tế trong nước ngày một hòa nhập một cách chủ động, linh
hoạt và có hiệu quả cao vào đời sống kinh tế quốc tế.
Trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước đối với việc phát
triển của ngành xây dựng, việc đầu tư mua sắm vật tư, thiết bị, máy móc phục vụ
cho ngành xây dựng là hết sức cần thiết và ngày càng được coi trọng. Đây là những
vật tư thiết bị, máy móc không thể thiếu được đối với ngành xây dựng trong việc
xây dựng các công trình mà Việt Nam chưa sản xuất được mà phải nhập khẩu từ
nước ngoài, hoặc nếu sản xuất được thì chưa đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn
kỹ thuật, chất lượng thấp,… Từ khi thành lập đến nay, công ty cổ phần kinh doanh
Vinaconex (Vinatra., JSC) đã tiến hành nhập khẩu một khối lượng lớn máy móc,
thiết bị, bao gồm nhiều chủng loại khác nhau, được sản xuất từ nhiều quốc gia khác
nhau và với trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến. Điều đó đã trực tiếp góp phần
thúc đẩy và hoàn thiện các công trình xây dựng trong nước kể cả về số lượng và
chất lượng các công trình. Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm và thành tựu đã đạt
được thì cũng còn tồn tại không ít hạn chế và yếu kém trong quá trình kinh doanh
nhập khẩu máy móc, thiết bị của công ty. Thật ra, để tiến hành trang bị các loại vật
tư, thiết bị. máy móc cần thiết để phục vụ cho ngành xây dựng, ngoài hoạt động
nhập khẩu ra còn có thể áp dụng nhiều loại hình khác nhau như: đầu tư nước ngoài,
liên doanh,… Tuy nhiên, với đặc điểm cụ thể và tình hình thực tế cho đến nay,
Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam nói chung và công ty
cổ phần kinh doanh Vinaconex (Vinatra., JSC) nói riêng áp dụng loại hình nhập
khẩu là chủ yếu. Việc nhập khẩu này có thể thông qua phương thức mua bán thông
thường, phương thức giao dịch qua trung gian, phương thức hàng đổi hàng, phương
thức đấu thầu (đấu giá),… Tuy nhiên, việc vận dụng các phương pháp này trong
thực tế của công ty lại có những đặc điểm riêng và từ đó nó sẽ có những ảnh hưởng
nhất định đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty.
SVTH: Nguyễn Thị Thế
Lớp: QTKD Quốc tế 49B
1
1

Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Mai Thế Cường
Chính vì thế, vấn đề đặt ra là làm thế nào để quá trình nhập khẩu máy móc,
thiết bị đạt hiệu quả tối ưu, có nghĩa là nhập đúng được vật tư, thiết bị thích hợp,
đúng yêu cầu và tiết kiệm được chi phí cho công ty. Để từ đó, hoạt động kinh doanh
nhập khẩu máy móc, thiết bị tại công ty đạt hiệu quả kinh doanh và có lợi nhuận cao
nhất? Đây là vấn đề cấp thiết đặt ra đối với công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex
(Vinatra., JSC). Chính vì vậy mà em đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện
hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại công ty cổ phần kinh doanh
Vinaconex – Vinatra., JSC” để nghiên cứu nhằm góp phần vào việc trả lời cho câu
hỏi nói trên.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm đề xuất những giải pháp cụ thể và
thiết thực để hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại công ty Cổ phần
kinh doanh Vinaconex (Vinatra., JSC). Từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của công ty.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan về công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex (Vinatra., JSC), tình
hình chung về các hoạt động của công ty và việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu
máy móc, thiết bị của công ty.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động nhập khẩu và hoạt động kinh
doanh nhập khẩu máy móc, thiết bị của công ty Cổ phần kinh doanh Vinaconex
(Vinatra., JSC).
- Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc,
thiết bị của công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex (Vinatra., JSC).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động nhập khẩu và kinh doanh nhập khẩu máy móc, thiết bị tại công ty
Cổ phần kinh doanh Vinaconex (Vinatra., JSC).

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Thị trường nhập khẩu và thị trường tiêu thụ sản phẩm
của công ty Cổ phần kinh doanh Vinaconex (Vinatra,. JSC).
SVTH: Nguyễn Thị Thế
Lớp: QTKD Quốc tế 49B
2
2
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Mai Thế Cường
Phạm vi thời gian: Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010 và kế hoạch đến
năm 2020.
4. Kết cấu của chuyên đề
Ngoài danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng số liệu và hình vẽ, lời mở
đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề này được kết cấu
gồm 3 phần như sau:
Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex
(Vinatra., JSC)
Chương 2: Thực trạng hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết
bị tại công ty Cổ phần kinh doanh Vinaconex (Vinatra., JSC)
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị
tại công ty Cổ phần kinh doanh Vinaconex (Vinatra., JSC)
SVTH: Nguyễn Thị Thế
Lớp: QTKD Quốc tế 49B
3
3
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Mai Thế Cường
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KINH
DOANH VINACONEX (VINATRA., JSC)
Đi cùng với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, việc phân công lao động xã hội

và chuyên môn hoá sản xuất ngày càng sâu rộng và nhu cầu về hàng hoá dịch vụ
ngày càng tăng, đã khiến cho sự phụ thuộc giữa các quốc gia ngày càng chặt chẽ
hơn. Các hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung, đặc biệt là hoạt động nhập khẩu
nói riêng đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển của nền kinh
tế quốc dân. Việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu trở thành mối quan tâm không
chỉ của các doanh nghiệp, mà ngay cả Chính phủ các nước cũng rất lưu tâm đến
lĩnh vực này.
Chương 1 của chuyên đề thực tập tốt nghiệp này được xây dựng trên cơ sở
giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex (Vinatra., JSC), tình
hình chung về các hoạt động của công ty. Thông qua đó làm cơ sở cho việc phân
tích thực trạng hoạt động nhập khẩu cụ thể của công ty cổ phần kinh doanh
Vinaconex (Vinatra., JSC) trong chương 2 của chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Sau
đây là nội dung chính của chương 1:
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần kinh doanh
Vinaconex (Vinatra., JSC)
1.1.1. Sự hình thành của công ty
 Các thông tin chung về công ty:
Tên công ty: Công ty Cổ phần kinh doanh Vinaconex
Tên giao dịch: Vinaconex Trading Joint Stock Company
Tên viết tắt: VINATRA., JSC
Trụ sở chính: Tầng 5 toà nhà VIMECO, lô E9 đường Phạm Hùng, phường
Trung Hoà, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
SVTH: Nguyễn Thị Thế
Lớp: QTKD Quốc tế 49B
4
4
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Mai Thế Cường
 Ngành nghề kinh doanh chính:
Thế mạnh của công ty là kinh doanh xuất khẩu lao động; xuất nhập khẩu vật

liệu, máy móc, thiết bị phục vụ cho ngành xây dựng, giao thông, cơ khí, nông
nghiệp; vật tư thiết bị ngành nước và môi trường; dây chuyền thiết bị, máy móc,
phụ tùng phục vụ cho sản xuất; máy móc thiết bị phục vụ cho nghiên cứu khoa học;
hàng tiêu dùng; hàng thủ công mỹ nghệ; bên cạnh đó, công ty còn hoạt động trên
các lĩnh vực sau:
- Kinh doanh xuất nhập khẩu phương tiện vận tải, xe máy, hàng nông lâm
thuỷ sản, tư liệu sản xuất, vật tư, nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất;
- Kinh doanh phát triển nhà;
- Đại lý cho các hãng, các tổ chức sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước
kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng;
- Tư vấn du học;
- Kinh doanh máy móc, thiết bị viễn thông;
- Kinh doanh máy móc, trang thiết bị y tế;
- Sản xuất bao bì;
- Kinh doanh thiết bị, vật tư ngành điện;
- Kinh doanh xuất khẩu nguyên liệu: Bột tỏi, bột cây vàng đắng.
 Hình thức sở hữu vốn:
Công ty hoạt động dưới danh nghĩa cổ phần hoá, vốn chủ sở hữu Nhà nước
chiếm đa số và được thể hiện như sau:
Vốn điều lệ của công ty do các cổ đông tự nguyện tham gia đóng góp, bằng
nguồn vốn hợp pháp của mình, vốn này có thể được đóng bằng đồng Việt Nam,
ngoại tệ, bằng hiện vật hoặc được quy đổi theo một đơn vị thống nhất là Việt Nam
đồng (VNĐ).
SVTH: Nguyễn Thị Thế
Lớp: QTKD Quốc tế 49B
5
5
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Mai Thế Cường
Vốn điều lệ công ty tại thời điểm thành lập được xác định là: 10.000.000.000

(mười tỷ đồng chẵn) trong đó cơ cấu vốn phân chia theo chủ sở hữu vốn được thể
hiện như sau:
- Giá trị cổ phần phát hành: 10.000.000.000 (mười tỷ đồng chẵn).
- Vốn thuộc chủ sở hữu Nhà nước: 5.100.000.000 (năm tỷ một trăm triệu
đồng), chiếm 51% vốn điều lệ, bằng 51% giá trị của cổ phần phát hành do công ty
Cổ phần Nhân lực và Thương mại Vinaconex nắm giữ (theo chủ trương tái cấu trúc
các đơn vị thành viên của công ty Cổ phần Vinaconex trong giai đoạn từ 2008 -
2012).
- Vốn cho người lao động trong công ty: 2.880.000.000 đồng (hai tỷ tám
trăm tám mươi triệu đồng chẵn), bằng 28,8% vốn điều lệ, bằng 28,8% giá trị của cổ
phần phát hành.
- Vốn thuộc sở hữu cổ đông là pháp nhân và các thể nhân khác là:
2.020.000.000 đồng (hai tỷ không trăm hai mươi triệu đồng chẵn), chiếm 20,2%
vốn điều lệ, bằng 20,2% giá trị của cổ phần phát hành.
Cổ phần Nhà nước là cổ phần chi phối, việc tăng, giảm vốn điều lệ do đại hội
đồng cổ đông quyết định và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp nhận. Thủ
tục xác nhận vốn điều lệ được thực hiện tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Vốn
này chỉ được sử dụng cho các hoạt động kinh doanh như: mua sắm tài sản cố định,
máy móc trang thiết bị mở rộng quy mô hoạt động của công ty, phát triển kỹ thuật
nghiệp vụ, mua cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn và liên doanh. Các dự trữ cần thiết về
động sản và bất động sản, kinh doanh theo nội dung hoạt động của công ty.
1.1.2. Quá trình phát triển của công ty
Công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex (Vinatra., JSC) tiền thân là Trung
tâm kinh doanh Vinaconex được chuyển đổi (cổ phần hoá) từ doanh nghiệp Nhà
nước theo Quyết định số 1435/QĐ-BXD ngày 30 tháng 10 năm 2003 của Bộ Xây
dựng.
Là một trong sáu đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ của
Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex., JSC);
SVTH: Nguyễn Thị Thế
Lớp: QTKD Quốc tế 49B

6
6
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Mai Thế Cường
những hoạt động của công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex - Vinatra., JSC có tác
dụng hỗ trợ cho các lĩnh vực kinh doanh chính của Vinaconex. Hoạt động xuất nhập
khẩu của Vinatra., JSC bắt đầu từ dịch vụ mua bán xe máy và hàng hoá cho người
lao động nước ngoài trở về nước được mua theo tiêu chuẩn miễn thuế. Sau một thời
gian hoạt động, công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex - Vinatra,. JSC đã từng
bước dịch chuyển sang nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ ngành xây dựng; xuất
nhập khẩu vật liệu xây dựng, làm đại lý xuất nhập khẩu máy móc thiết bị cho ngành
xây dựng và các ngành kinh tế khác. Những năm gần đây, Vinatra., JSC cùng với
các thành viên khác trong Tổng công ty đã thực hiện tốt việc nhập khẩu thiết bị toàn
bộ cho các dây chuyền đồng bộ. Bên cạnh đó, trong hoạt động xuất nhập khẩu, công
ty cổ phần kinh doanh Vinaconex – Vinatra., JSC không chỉ giới hạn ở việc nhập
khẩu máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng phục vụ ngành xây dựng mà đã mở rộng
hoạt động xuất nhập khẩu sang tất cả các loại hàng hoá phục vụ cho sản xuất và tiêu
dùng mà thị trường có yêu cầu.
Trong buổi đầu hoạt động xuất nhập khẩu, công ty cổ phần kinh doanh
Vinaconex - Vinatra,. JSC gặp nhiều khó khăn vì chưa có kinh nghiệm, thiếu vốn,
cạnh tranh ngày càng cao, nhưng do nỗ lực, tranh thủ học tập kinh nghiệm các đơn
vị chuyên ngành trong nước, khai thác mối quan hệ hợp tác với nước ngoài, tranh
thủ mọi điều kiện cho phép, sớm nắm bắt được thị trường nên hoạt động của công
ty ngày càng ổn định và phong phú, số bạn hàng ngày càng tăng, hoạt động xuất
nhập khẩu đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể trong tổng doanh số chung của toàn
Tổng công ty. Có thể nói, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá không những nâng
cao năng lực sản xuất, năng lực thi công của Tổng công ty mà còn góp phần đáng
kể vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
1.2. Cấu trúc tổ chức và văn hoá doanh nghiệp của công ty cổ phần kinh
doanh Vinaconex – Vinatra., JSC

1.2.1. Cấu trúc tổ chức và chức năng – nhiệm vụ của các phòng ban
SVTH: Nguyễn Thị Thế
Lớp: QTKD Quốc tế 49B
7
7
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Mai Thế Cường
 Cấu trúc tổ chức:
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị của Công ty cổ phần kinh doanh
Vinaconex – Vinatra., JSC
 Chức năng – nhiệm vụ của các phòng, ban:
• Đại hội cổ đông:
Đại hội cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông có quyền dự họp và quyền biểu
quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội cổ đông thông qua các
quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại các cuộc họp, hoặc lấy ý
kiến bằng văn bản.
SVTH: Nguyễn Thị Thế
Lớp: QTKD Quốc tế 49B
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Ban kiểm soát GIÁM ĐỐC
Phòng
Thiết bị vật tư
Phòng
Dự án đầu tư
Các Phó giám đốc
Phòng
Kế toán Hành chính
Phòng
Xuất khẩu lao động
8

8
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Mai Thế Cường
• Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có quyền nhân danh công ty
quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty (trừ những vấn
đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông). Hội đồng quản trị có nhiệm vụ chủ yếu
như sau:
- Quyết định chiến lược phát triển của công ty;
- Quyết định các dự án đầu tư theo sự phân cấp;
- Định hướng phát triển thị trường;
- Xây dựng và ban hành quy chế quản lý;
- Chuẩn bị các chương trình, nội dung đại hội cổ đông và các nhiệm vụ khác
theo quy định của điều lệ của công ty.
Công ty được điều hành bởi Giám đốc và các Phó giám đốc do Hội đồng
quản trị bổ nhiệm và có bốn phòng, ban chuyên môn: Phòng Kế toán Hành chính,
Phòng Vật tư Thiết bị, Phòng Dự án và Phòng Xuất khẩu lao động. Các phòng có
trưởng phòng và các phó phòng cùng với các cán bộ theo phương án tổ chức và
chức năng nhiệm vụ đã được Hội đồng quản trị phê duyệt.
• Chức năng, nhiệm vụ của Giám đốc:
Giám đốc chịu trách nhiệm cao nhất trong tổ chức, điều hành mọi hoạt động
sản xuất, kinh doanh của công ty, thực hiện xây dựng kế hoạch, phương án kinh
doanh hàng năm, dự án đầu tư được Hội đồng quản trị phê duyệt. Thay mặt Hội
đồng quản trị quản lý vốn, tài sản của công ty, chịu trách nhiệm bảo toàn và phát
triển vốn theo đúng thẩm quyền. Đồng thời, đề xuất và trình Hội đồng quản trị
quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, mức lương, phụ cấp của
các chức danh thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
• Chức năng, nhiệm vụ của các Phó giám đốc:
Hiện nay, công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex - Vinatra., JSC đang có 02
Phó giám đốc, các Phó giám đốc thực hiện các quyền hạn và trách nhiệm của Giám

đốc đối với từng vụ việc cụ thể trong các trường hợp được Giám đốc uỷ quyền; Tổ
SVTH: Nguyễn Thị Thế
Lớp: QTKD Quốc tế 49B
9
9
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Mai Thế Cường
chức, điều hành và quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo sự phân công
của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả hoạt động.
Bên cạnh đó, đề xuất các vấn đề về tổ chức nhân sự, tiền lương của các bộ
phận do mình phụ trách để Giám đốc quyết định và thay mặt Giám đốc cung cấp
thông tin cho các cổ đông, trực tiếp hoặc phân công cho các nhân viên của mình
phụ trách tiếp xúc với báo giới theo lịch phân công công việc của Giám đốc. Phó
giám đốc phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc cung cấp thông tin trung
thực.
• Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát có nhiệm vụ :
- Kiểm tra hợp lý, hợp pháp của quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh;
- Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty;
- Thông báo về kết quả điều tra hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
cho Đại hội đồng cổ đông và các nhiệm vụ khác theo điều lệ mà công ty quy định.
• Chức năng, nhiệm vụ chính của các phòng, ban:
- Phòng Kế toán – Tổng hợp:
Quản lý hành chính và nhân sự, quản lý thu chi tài chính, kinh doanh tài
chính.
- Phòng Thiết bị Vật tư:
Kinh doanh nhập khẩu các loại vật tư, máy móc, thiết bị, vật liệu xây dựng,
đồ gia dụng, đồ gỗ nội ngoại thất; kinh doanh xuất khẩu các loại vật liệu xây dựng,
hàng gia công cơ khí, hàng nông thổ sản, đồ gỗ nội ngoại thất và thực hiện các dịch
vụ sau bán hàng đối với thiết bị, máy móc và vật tư nhập khẩu.

- Phòng Dự án Đầu tư:
Tham gia đấu thầu và thực hiện các dự án cung cấp dây chuyền thiết bị đồng
bộ, các trang thiết bị đặc chủng, chuyên ngành; kinh doanh bất động sản, nghiên
cứu đầu tư sản xuất.
SVTH: Nguyễn Thị Thế
Lớp: QTKD Quốc tế 49B
10
10
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Mai Thế Cường
- Phòng xuất khẩu lao động:
Xuất khẩu lao động và chuyên gia; tư vấn du học nước ngoài, và đào tạo dạy
nghề, giáo dục hướng nghiệp.
1.2.2. Văn hoá doanh nghiệp trong công ty
Là một trong sáu đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ của
Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex., JSC);
những hoạt động của công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex - Vinatra,. JSC có tác
dụng hỗ trợ cho các lĩnh vực kinh doanh chính của Tổng công ty Vinaconex. Chính
vì thế nên công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex hoạt động dựa trên những sứ
mệnh, và mục tiêu của Tổng công ty, đó là:
 Sứ mệnh:
Xây dựng Vinaconex trở thành tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam trong
lĩnh vực xây dựng và bất động sản, hoạt động có hiệu quả, tăng trưởng bền vững,
quan tâm đến trách nhiệm xã hội và đặc biệt là, đóng góp ngày càng nhiều cho sự
phát triển đất nước.
 Giá trị cơ bản của Vinaconex:
• Con người là nguồn tài sản vô giá, là sức mạnh của VINACONEX;
• Đoàn kết, hợp tác trong công việc, tính kỷ luật cao, tác phong công
nghiệp là giá trị cốt lõi, là truyền thống, và là văn hóa của Tổng công
ty VINACONEX;

• Chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, liên tục được cải tiến, đáp
ứng yêu cầu của khách hàng;
• Lợi nhuận là yêu cầu sống còn của sự tồn tại và tăng trưởng;
• Trách nhiệm với xã hội là mục tiêu hàng đầu của VINACONEX.
 Cam kết của Vinaconex:
• Với khách hàng: đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ, công nghệ
tiên phong, giá cả cạnh tranh.
• Với cổ đông: tối đa hóa giá trị cổ đông.
• Với đối tác: tin cậy, chân thành, và hợp tác cùng phát triển.
• Với người lao động: đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần ngày càng
được cải thiện.
• Với xã hội: bảo vệ môi trường và song hành cùng lợi ích cộng đồng.
SVTH: Nguyễn Thị Thế
Lớp: QTKD Quốc tế 49B
11
11
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Mai Thế Cường
1.3. Tình hình chung về hoạt động của Công ty cổ phần kinh doanh
Vinaconex – Vinatra., JSC
1.3.1. Về hoạt động xuất khẩu
Công ty Vinatra., JSC luôn luôn coi trọng và đẩy mạnh xuất khẩu đặc biệt là
xuất khẩu lao động, coi đó là lĩnh vực kinh tế đối ngoại quan trọng nhằm mục đích
giải quyết việc làm, ổn định tình hình xã hội, tăng thu nhập cho Nhà nước và người
lao động.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước nên công ty đã đặt vị trí xuất
khẩu lao động là rất quan trọng, nó có vai trò rất lớn góp phần vào thành công của
công ty. Ngày nay, Vinatra., JSC là một trong những đơn vị hàng đầu của toàn
Tổng công ty về doanh thu xuất khẩu người lao động. Điều này đã làm cho vị thế
của công ty được nâng cao trên thị trường trong nước cũng như thị trường nước

ngoài.
Hiện nay, theo tính toán thì cả nước ta có khoảng 160 doanh nghiệp xuất
khẩu lao động và tổng lao động của Việt Nam thường xuyên làm việc ở nước ngoài
vào khoảng 46 nghìn người. (Nguồn: Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam).
Do đặc thù của hoạt động xuất khẩu lao động, đặc biệt trong bối cảnh hội
nhập nên các doanh nghiệp tham gia vào các lĩnh vực này luôn có cơ hội khai thác
thị trường nước ngoài, mở rộng hoạt động ra nhiều nước khác trên thế giới.
Đây là lĩnh vực tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, từ đó tạo ra nhiều
thu nhập cho người lao động so với mặt bằng chung thu nhập trong nước. Hoạt
động xuất khẩu lao động góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác, giao lưu hội
nhập quốc tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật,… giữa Việt Nam và các nước khác trên
thế giới.
 Kim ngạch xuất khẩu:
Công tác xuất khẩu lao động của công ty Vinatra., JSC đang có quyết tâm
tăng dần tỷ trọng xuất khẩu trong giá trị tổng kim ngạch. Vì vậy, việc phân tích và
xem xét thực trạng xuất khẩu lao động sẽ cho chúng ta có những đánh giá cụ thể về
thực trạng hoạt động này của công ty. Từ đó có thể tìm ra những giải pháp tốt nhất
góp phần nâng cao và hoàn thiện cho hoạt động này.
Bảng 1.1: Giá trị xuất khẩu lao động của Vinatra., JSC (2005 - 2010)
SVTH: Nguyễn Thị Thế
Lớp: QTKD Quốc tế 49B
12
12
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Mai Thế Cường
Đơn vị tính: USD
Năm
Giá trị kế
hoạch (KH)
Giá trị thực

hiện (TH)
%TH/KH
Mức độ tăng
trưởng giá trị TH
(%)
2005 12.000 11.480 95,67% -
2006 15.000 11.987 79,91% 4,42%
2007 16.000 14.386 89,91% 20,01%
2008 19.500 22.246 114,08% 54,64%
2009 23.000 23.200 100,87% 14,59%
2010 29.000 32.500 112,07% 11,2%
(Nguồn: Phòng Xuất khẩu Lao động – Vinatra., JSC)
Và được thể hiện qua sơ đồ cụ thể như sau:
(Nguồn: Phòng xuất khẩu lao động – Vinatra., JSC)
Hình 1.2: Tỷ lệ phần trăm thực hiện kế hoạch xuất khẩu lao động qua các năm
trong giai đoạn 2005 - 2010
Từ bảng và sơ đồ ở trên ta thấy năm thực hiện kế hoạch tốt nhất là năm 2008,
giá trị kế hoạch đề ra là 19.500 USD, giá trị thực hiện của công ty là 22.246 USD
đạt 114,08% của năm 2008, mức độ tăng trưởng vượt mức hẳn so với năm khác
(54,64% so với năm 2007), nguyên nhân chính là do trong năm 2008, nhu cầu sử
SVTH: Nguyễn Thị Thế
Lớp: QTKD Quốc tế 49B
13
13
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Mai Thế Cường
dụng lao động cho các dự án nước ngoài tương đối lớn. Đến năm 2009, mức độ tăng
trưởng giá trị thực hiện có tăng so với năm 2008 nhưng không cao, đạt 100.87% do
diễn biến thất thường của nền kinh tế thế giới, hậu quả do dịch bẹnh cúm A/H1N1,
ảnh hưởng của thiên tai và một phần khác là do lao động bỏ trốn ra ngoài thực hiện

công việc khác hoặc tự huỷ bỏ hợp đồng dẫn đến công ty phải đóng của một số thị
trường như Malaysia, chuyển hướng sang thị trường khác như: Nhật Bản, Hàn Quốc,…
 Cơ cấu xuất khẩu:
Công ty cung cấp nhân lực cho các nước, bao gồm: cán bộ quản lý, kỹ sư,
công nhân các ngành nghề, lao động phổ thông. Cụ thể là nhu cầu về loại lao động,
số lượng lao động,… đặc điểm về sử dụng lao động của thị trường đang nghiên cứu
như ngành nghề, độ tuổi, giới tính,…
Từ những nghiên cứu cơ bản đó, cán bộ làm công tác xuất khẩu lao động
trong công ty sẽ đưa ra các kế hoạch đáp ứng yêu cầu của đối tác tuỳ theo đặc thù
của từng loại công việc. Ví dụ như thị trường Malaysia, nhu cầu sử dụng lao động
chủ yếu trong ngành xây dựng và sản xuất chế tạo nên lao động được tuyển phải là
nam giới có sức khoẻ tốt,… Ngược lại, ở thị trường Đài Loan, nhu cầu sử dụng lao
động là giúp việc gia đình, nội trợ, trông trẻ,… vì vậy cho nên nhu cầu lao động lại
là nữ giới,nhanh nhẹn và khéo léo.
Bảng 1.2: Kết cấu theo nhóm xuất khẩu lao động giai đoạn 2005 – 2009
Đơn vị tính: USD
Nhóm XK
lao động
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng

(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Cán bộ
quản lý,
chuyên gia
580 5,05 560 4,67 970 5,9 1.100 5,94 980 5,9
Công nhân,
lao động
phổ thông
10.900 94,95 11.427 95,33 15.200 94,1 13.450 94,06 13.200 94,1
Tổng 11.480 100 11.987 100 16.170 100 14.550 100 14.180 100
(Nguồn: Phòng xuất khẩu lao động – Vinatra., JSC)
SVTH: Nguyễn Thị Thế
Lớp: QTKD Quốc tế 49B
14
14
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Mai Thế Cường
(Nguồn: Phòng xuất khẩu lao động – Vinatra., JSC)
Hình 1.3: Tỷ trọng theo nhóm xuất khẩu lao động giai đoạn 2005 – 2009
SVTH: Nguyễn Thị Thế
Lớp: QTKD Quốc tế 49B
15

15
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Mai Thế Cường
Qua bảng và hình ở trên ta có thể nhận thấy nhóm công nhân, lao động phổ
thông chiếm tỷ trọng lớn gần như tuyệt đối và tăng trưởng ổn định qua các năm:
năm 2005 là 10.900 USD chiếm tỷ trọng 94,95%, năm 2006 là 11.427 USD chiếm
tỷ trọng 95,33%, năm 2007 là 15.200 USD chiếm tỷ trọng 94,1%, năm 2008 là
13.450 USD chiếm tỷ trọng 94,06%, năm 2009 là 13.200 USD chiếm tỷ trọng
94,1%. Nguyên nhân chính là xuất phát từ đặc điểm thị trường lao động của nước
ta còn ở trình độ thấp, chủ yếu là những lao động phổ thông muốn tạo một nguồn
vốn sau hợp đồng để thực hiện các kế hoạch riêng của cá nhân hoặc gia đình dẫn
đến có rất nhiều hạn chế về mặt kỹ năng thực hiện công việc.
 Cơ cấu thị trường xuất khẩu:
Công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex có lợi thế trong việc phát triển thị
trường mới vì công ty không những hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động
mà còn nhập khẩu máy móc, thiết bị xây dựng,… và công ty đã có những mối quan
hệ hợp tác tốt với nước ngoài, có uy tín trên thương trường, có mạng lưới khách
hàng rộng khắp, vì vậy, dễ nắm bắt được nhu cầu của thị trường xuất khẩu lao
động, từ đó giúp cho công ty tăng cơ hội tìm được những đối tác có tiềm năng lớn.
Công tác tìm kiếm và phát triển thị trường đã giúp công ty đạt được những
kết quả nhất định, ngoài việc duy trì và phát triển được các thị trường, hợp đồng sẵn
có như thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, công ty còn đầu tư mở thêm một số thị
trường mới như: Malaysia, Ailen, Libia, Suzuko, Tech one (Nhật Bản).
Ngoài ra, công tác tổ chức đưa lao động ra nước ngoài là công tác được đánh
giá có tính then chốt trong hoạt động xuất khẩu lao động của công ty cổ phần kinh
doanh Vinaconex. Bởi vì từ việc đào tạo, tuyển chọn, đưa đi đón về và quản lý
người lao động được công ty thực hiện theo một quy trình với tiêu chuẩn ISO 2000.
Những nỗ lực đó của công ty đã thu được những kết quả đáng khích lệ.
SVTH: Nguyễn Thị Thế
Lớp: QTKD Quốc tế 49B

16
16
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Mai Thế Cường
Bảng 1.3: Công tác xuất khẩu lao động của Vinatra., JSC trong
giai đoạn 2005 – 2009
Đơn vị: Người
Năm
Đã tuyển
chọn
Đưa đi Đón về Quản lý
2005 1350 1336 48 2043
2006 2037 1692 400 2079
2007 2000 1278 596 2607
2008 2041 1837 523 2713
2009 1967 1725 501 2823
(Nguồn: Phòng Xuất khẩu lao động – Vinatra,. JSC)
Qua bảng trên ta nhận thấy, năm 2008 có thể coi là một năm thành công của
công tác xuất khẩu lao động, lượng lao động đã tuyển chọn là 2041 người, lượng
lao động đưa đi là 1837 người, lượng lao động đón về là 523 người, lao động quản
lý là 2713 người, trong đó thì lượng lao động lượng lao động đã tuyển chọn và
lượng đưa đi là cao hơn so với các năm khác trong cùng giai đoạn. Mặc dù một số
thị trường như Ailen công ty không đưa được lao động đi xuất khẩu, nhưng bù lại
công ty có một thị trường tiềm năng đầy hứa hẹn là Malaysia, Malaysia đã chiếm
890 lao động xuất khẩu của Vinaconex trong đó 1692 lao động đưa đi. Điều đó thể
hiện thị trường Malaysia đang có nhu cầu rất lớn trong việc tiếp nhận lao động Việt
Nam.
Những tháng đầu năm 2007 là những tháng khó khăn đối với xuất khẩu lao
động Việt Nam nói chung và Vinaconex nói riêng do bệnh dịch, hầu như xuất khẩu
lao động của Vinaconex bị ảnh hưởng và mất một thị trường khá lớn như Đài Loan

và Malaysia,… Lượng lao động đã tuyển chọn là 2000 trong khi đó lượng lao độgn
xuất khẩu chỉ đạt 1278 lao động, đây là một sự chênh lệch đáng kể so với các năm
khác trong cùng thời kỳ.
Với tinh thần trách nhiệm cao, đội ngũ cán bộ làm công tác xuất khẩu lao
động của công ty đã thiết lập rất nhiều mối quan hệ tốt đẹp với đối tác nước ngoài
và tìm được những thị trường ổn định như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Hiện
nay công ty cổ phần kinh donah Vinaconex (Vinatra., JSC) cũng đang tập trung đào
tạo lao động để phục vụ các thị trường tiềm năng này.
SVTH: Nguyễn Thị Thế
Lớp: QTKD Quốc tế 49B
17
17
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Mai Thế Cường
Tuy nhiên, đây là công việc khó khăn do cạnh tranh ngày càng gay gắt và
khốc liệt, chính vì thế mà nó đòi hỏi doanh nghiệp phải có chính sách phù hợp,
mềm dẻo và linh hoạt với thị trường đầy biến động của loại hàng hoá đặc biệt này.
1.3.2. Về hoạt động nhập khẩu
Hoạt động nhập khẩu là hoạt động quan trọng của ngoại thương, tác động
một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trong nước để bổ sung
các hàng hoá mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất nhưng không đáp
ứng được nhu cầu. Nhập khẩu còn để thay thế nghĩa là nhập khẩu về những hàng
hoá mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi nhuận bằng nhập khẩu. Theo đánh giá của
Thời báo Kinh tế Việt Nam: Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển
dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá đất nước đồng thời bổ sung những mặt mất cân
đối của nền kinh tế, bảo đảm phát triển kinh tế cân đối và ổn định nhập khẩu.
Cũng giống như hoạt động xuất khẩu thì hoạt động nhập khẩu của công ty cổ
phần kinh doanh Vinaconex gồm có: Dây chuyền thiết bị đồng bộ, máy móc thiết bị
xây dựng, hàng điện dân dụng trong đó nguyên vật liệu đóng vai trò rất lớn vào thành
công của công ty trong việc khẳng định vị trí của mình trên thị trường quốc tế.

Với tất cả các doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu thiết bị hàng
hoá nói chung thì Tổng công ty cổ phần Vinaconex chiếm 16% tổng giá trị tương
đương 640 tỷ đồng (Nguồn: Phòng Kinh doanh công ty Vinatra., JSC). Được tách
từ Trung tâm kinh doanh Vinaconex và chuyển sang mô hình một công ty cổ phần,
với đội ngũ cán bộ đã được trưởng thành từ thuở còn sơ khai của lĩnh vực xuất khẩu
thì đây là một lĩnh vực mang lại thế mạnh cho công ty. Ngoài những ưu điểm như
có cơ hội khai thác thị trường, tạo ra nhiều thuận lợi, có điều kiện làm quen và tiếp
thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao đời sống, năng suất lao động, thì ngoài ra,
việc xuất nhập khẩu máy móc thiết bị còn là một biện pháp chuyển giao công nghệ,
tăng cường hợp tác các mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.
Xuất nhập khẩu thiết bị hàng hoá còn thúc đẩy các cán bộ công nhân viên
phải tự hoàn thiện lấy chính bản thân mình, thông qua đó góp phần nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, còn đánh giá đúng khả năng và tiềm năng của
công ty cũng như thúc đẩy ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ sản
xuất, từng bước thúc đẩy công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
1.3.3. Tình hình kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
SVTH: Nguyễn Thị Thế
Lớp: QTKD Quốc tế 49B
18
18
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Mai Thế Cường
Từ những cố gắng ngay từ khi thành lập, tập thể cán bộ, công nhân viên
trong công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex - Vinatra., JSC đã không ngừng tự
khẳng định mình và vững vàng tiến bước trên con đường hội nhập và đạt được
những thành tưụ đáng kể.
Tổng doanh thu cũng như doanh thu trong nhập khẩu hàng hoá, xuất khẩu
hàng hoá tăng trưởng đều qua các năm. Điều này cho phép công ty mở rộng thị
trường, xem xét ngành hàng và khai thác triệt để những nguồn lực xuất khẩu nhằm
đẩy mạnh hai hoạt động này nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận cũng như mở rộng

hoạt động của công ty.
Công ty luôn đảm bảo ổn định và kế hoạch doanh thu và ổn định lợi nhuận
qua các năm. Kết quả này đã chứng minh được thành quả của nỗ lực của tập thể cán
bộ công nhân viên trong công ty. Những kết quả trên còn chứng tỏ công ty là địa chỉ
tin cậy trong vai trò là đầu mối xuất nhập khẩu và kinh doanh quan trọng. Đầu mối
nhập khẩu từ nguyên liệu phục vụ sản xuất, kinh doanh cho đến các dây chuyền sản
xuất theo các dự án đầu tư được Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng
Việt Nam (VINACONEX., JSC) phê duyệt cho các đơn vị thành viên. Vai trò và
uy tín của công ty trong Tổng công ty ngày càng được khẳng định. Chính những
thành quả này mà năm nào công ty cũng nhận được bằng khen của Bộ Xây dựng.
Điển hình là năm 2005, công ty được Bộ Tài chính tặng bằng khen trong công tác
xuất khẩu và được Tổng công ty cùng với Bộ Xây dựng đề nghị Thủ tướng Chính
phủ tặng bằng khen.
Nhìn chung, chương 1 đã trình bày các vấn đề tổng quan về công ty cổ phần
kinh doanh Vinaconex (Vinatra., JSC): Sự hình thành và phát triển của công ty;
Cấu trúc tổ chức và văn hoá doanh nghiệp của công ty; Tình hình chung về hoạt
động của công ty trong giai đoạn 2005 – 2010.
Đây là tiền đề, là cơ sở ban đầu cho cơ sở thực tiễn được đưa ra trong
chương 2 của chuyên đề thực tập và việc đưa ra các giải pháp để hoàn thiện hoạt
động nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex
(Vinatra., JSC).
SVTH: Nguyễn Thị Thế
Lớp: QTKD Quốc tế 49B
19
19

×