Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (971.33 KB, 82 trang )

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CUỐI KHÓA:
Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ Việt Nam
trong điều kiện gia nhập WTO
LỜI ĐẦU
Sau khi bắt đầu chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Việt Nam đã đạt được
những bước tiến quan trọng, ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế
giới và đỉnh cao là sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150
của tổ chức thương mại thế giới WTO vào Ngày 17/11/2006.
Bên cạnh những lợi ích rõ ràng, trở thành thành viên của WTO cũng đồng
nghĩa với việc Việt Nam phải mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ và các
ngành kinh tế nội địa nói chung, ngành bán lẻ nói riêng phải chịu sự cạnh tranh
khốc liệt mà trước đây chưa từng có.
Ngành bán lẻ Việt Nam đang phải đối diện với những người khổng lồ mang
tầm vóc quốc tế. Đó là BigC với đại siêu thị của những núi hàng hóa chất đống,
đó là Parkson của những vị trí đắc địa và phong cách bài trí quyến rũ, hiện đại,
đó là những Unilever, Lotter, Louis Vuiton… và một Wallmart đang ngấp nghé
tấn công thị trường bán lẻ Việt Nam.
Trước tình hình đó, để bảo vệ và phát triển ngành bán lẻ Việt Nam, vấn đề
nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ Việt Nam chưa bao giờ trở nên
cấp thiết hơn lúc này.
Vì vậy, em quyết định chọn đề tài:
“Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ Việt Nam trong điều kiện
gia nhập WTO ”
làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
1
Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu của em gồm 3 phần:
Chương I: Tổng quan về khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ Việt Nam
trong điều kiện gia nhập WTO
Chương II: Thực trạng khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ Việt Nam
sau khi gia nhập WTO
Chương III: Phương hướng và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh


của ngành bán lẻ Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO
Chương I: Tổng quan về khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ Việt Nam
trong điều kiện gia nhập WTO
1. Ngành bán lẻ và tầm quan trọng của ngành bán lẻ đối với nền kinh tế
Việt Nam
1.1. Khái niệm bán lẻ và thị trường bán lẻ
1.1.1. Khái niệm và các hình thức bán lẻ
Về khái niệm hàng hóa, chúng ta cần phân biệt khái niệm hàng hóa tiêu dùng
và hàng hóa tư liệu sản xuất. Hàng tiêu dùng là những hàng hóa phục vụ cho
nhu cầu sống của cá nhân, gia đình. Hàng tư liệu sản xuất là những hàng hóa
phục vụ cho nhu cầu sản xuất, là yếu tố đầu vào của quá trình tái sản xuất.
Về khái niệm bán lẻ, có nhiều khái niệm về bán lẻ hàng hóa. Theo từ điển
American Heritage định nghĩa: “Bán lẻ là bán hàng cho người tiêu dùng,
thường là bán với khối lượng nhỏ và không bán lại” Bán lẻ là hình thức bán
hàng trực tiếp cho người tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân và gia
đình. Bán lẻ hàng hóa là khâu kết thúc quá trình lưu thông, hàng hóa đi vào
lĩnh vực tiêu dùng và giá trị hàng hóa được thực hiện
Theo NAICS, US năm 2002, lĩnh vực thương mại bán lẻ bao gồm những cơ sở
kinh doanh bán lẻ hàng hóa và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho bán hàng. Quá
2
trình bán lẻ là khâu cuối cùng trong phân phối hàng hóa. Các nhà bán lẻ tổ
chức việc bán hàng theo khối lượng nhỏ cho người tiêu dùng.
Theo cuốn sách quản trị Marketing, Phillip Kotler đã định nghĩa: Bán lẻ bao
gồm tất cả cá hoạt động liên quan đến việc bán hàng hóa hay dịch vụ trực tiếp
cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sẻ dụng vào mục đích cá nhân, không
kinh doanh.
Như vậy, qua các khái niệm nêu trên, chúng ta có thể rút ra những điểm chung
của khái niệm về bán lẻ là: hoạt động bán hàng với lượng nhỏ, bán trực tiếp
cho người tiêu dùng cuối cùng. Ngoài ra, đây còn là công đoạn đoạn cuối cùng
trong khâu lưu thông, hàng hóa đến trực tiếp với người mua để tiêu dùng chứ

không phải kinh doanh.
Các nhà bán lẻ thuộc đủ loại quy mô, hình thức và luôn xuất hiện thêm những
kiểu bán lẻ đa dạng. Các chức năng phân phối do các nhà bán lẻ thực hiện có
sự phối hợp theo nhiều cách khác nhau để tạo ra các dạng mới của định chế
bán lẻ. Có thể phân loại những nhà bán lẻ theo một số các tiêu thức sau:
• Theo những mặt hàng mà nhà bán lẻ bán người ta chia ra thành:
cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng bách hoá, siêu thị, cửa hàng tiện dụng, và
cửa hàng cao cấp.
- Cửa hàng chuyên doanh: bán các dòng sản phẩm hẹp và chuyên sâu
- Cửa hàng bách hoá: bày bán những mặt hàng khác nhau, mỗi mặt hàng
là một quầy riêng.
- Siêu thị: là những trung tâm bán lẻ lớn, chi phí thấp, tự phục vụ, giá
thấp, doanh số bán cao.
- Cửa hàng tiện dụng: là cửa hàng bán lẻ nhỏ, bán một số mặt hàng phục
vụ nhu cầu thường xuyên của người tiêu dùng.
• Theo phương pháp hoạt động của nhà bán lẻ chia thành: Bán lẻ qua cửa
hàng và bán lẻ không qua cửa hàng. Bán hàng không qua cửa hàng có nhiều
3
hình thức như: đặt hàng qua thư, máy bán hàng, mua hàng qua máy tính, qua
điện thoại và bán lẻ tại nhà.
• Theo hình thức sở hữu chia ra thành: Bán lẻ độc lập, chuỗi tập đoàn, hợp tác
xã bán lẻ, hợp tác xã tiêu thụ và các đại lí độc quyền kinh tiêu,
- Của hàng độc lập do một cá nhân làm chủ và tự quản lí.
- Chuỗi tập đoàn thường gồm nhiều cửa hàng bán lẻ thuộc cùng một chủ
sở hữu, bán những mặt hàng tương tự như nhau và việc mua bán có sự điều
hành tập trung.
- Hợp tác xã bán lẻ gồm một số các nhà bán lẻ độc lập liên kết lại và
thành lập một tổ chức thu mua và có tổ chức tập trung và điều hành các công
việc bán hàng và quảng cáo thống nhất.
- Hợp tác xã tiêu thụ là tổ chức bán lẻ do chính khách hàng lập ra.

- Các đại lí độc quyền kinh tiêu là những liên kết theo hợp đồng giữa các
bên chủ quyền (nhà sản xuất, nhà bán bán buôn hay tổ chức dịch vụ) và bên
nhận quyền (các nhà bán lẻ) muốn mua quyền sở hữu và quyền kinh doanh sản
phẩm.
• Xét theo lĩnh vực phân phối ta có thể phân chia bán lẻ thành hai hình thức
kênh chính đó là: kênh phân phối truyền thồng và kênh phân phối hiện đại.
Trong đó kênh phân phối truyền thống bao gồm: Các chợ, cửa hàng thực phẩm,
người bán dạo… Đây là kênh phân phối của các cá nhân, tư nhân với hình thức
kinh doanh nhỏ lẻ. Còn kênh phân phối hiện đại thì bao gồm: Các trung tâm
thương mại, các siêu thị, mạng lưới cửa hàng tiện lợi, khu thương mại-dịch vụ,
trung tâm hội chợ- triển lãm… Đây là hình thức bán lẻ hàng hoá theo loại hình
thương mại hiện đại.
1.1.2. Thị trường bán lẻ
Thị trường bán lẻ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán giữa các nhà bán lẻ và
người tiêu dùng.
4
Cung bán lẻ ở đây bao gồm tất cả các cá nhân và tổ chức mua hàng hoá để
bán lại hoặc cho thuê nhằm kiếm lời. Danh mục và chủng loại hàng hoá mà họ
mua sắm rất phong phú và đa dạng.
Cầu bán lẻ ở đây là những người tiêu dùng, họ có rất nhiều các nhu cầu về
hàng hoá và dịch vụ nhằm thoả mãn những mong muốn của mình.
Trên thị trường bán lẻ, các nhà bán lẻ đóng vai trò là người bán. Khi lựa
chọn mua hàng hoá từ nhà sản xuất, họ phải xem những sản phẩm ấy có thu hút
được khách hàng của họ hay không. Và từ đó họ quyết định nên kinh doanh
những mặt hàng nào nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của người tiêu
dùng. Chính vị thế trên thị trường bán lẻ, người tiêu dùng là người chấp nhận
giá còn các nhà bán lẻ là ngưòi quyết định giá bán. Mức giá mà họ đưa ra là
dựa trên cơ sở: Mức giá mua vào, chi phí lưu thông và khả năng thanh toán của
khách hàng.
1.2. Vai trò của hoạt động bán lẻ

Bán lẻ đóng vai trò quan trọng trong kênh phân phối, nó là cầu nối giữa nhà
sản xuất và người tiêu dùng. Nói đến vai trò của bán lẻ cũng chính là ta đang
nói tới vai trò của các nhà bán lẻ, những chủ thể của tác động, nhờ có các nhà
bán lẻ mà bánh xe lưu thông hàng hoá trở lên nhanh nhạy hơn.
- Trước hết là vai trò tối thiểu hóa số làn tiếp xúc giữa nhà sản xuất và khách
hàng từ đó làm tăng hiệu quả của quá trình lưu thông hàng hóa, có thể thấy qua
các sơ đồ lưu chuyển hàng hoá sau :
Sơ đồ 1: lưu chuyển hàng hóa trực tiếp từ nhà sản xuất –khách hàng

5
Nhà sản
xuất
Nhà sản
xuất
Nhà sản
xuất
Khách
hàng
Khách
hàng
Khách
hàng
Hàng hóa được sản xuất ra để đến được tay người tiêu dùng thì nhà sản
xuất phải thực hiện đến chín lần tiếp xúc. Số lần tiếp xúc lớn sẽ gây rất nhiều
những khó khăn như: Vấn đề tập trung được nguồn lực để mở rộng quy mô,
những khó khăn trong quản lý kênh, trong hoạt động xúc tiến bán hàng
Những vấn đề này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của họ.
Sơ đồ 2: Lưu chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất- trung gian- khách hàng
Nhờ tối thiểu hóa số lần tiếp xúc thoả mãn thị trường lên các nhà bán lẻ đã giúp
cho việc lưu thông hàng hoá trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các nhà bán lẻ

còn có những lợi thế về quan hệ tiếp xúc thị trường, kinh nghiệm, sự chuyên
môn hoá và quy mô hoạt động. Chính vì thế trong rất nhiều lĩnh vực để các nhà
bán lẻ phân phối sản phẩm đến tay khách hàng sẽ đem lại cho nhà sản xuất lợi
ích nhiều hơn so với khi tự nó làm lấy. Vì vậy mặc dù lợi nhuận của mình sẽ bị
chia sẻ nhưng các nhà sản xuất vẫn sử dụng các nhà bán lẻ trong kênh phân
phối của mình.
- Thứ hai , hoạt động bán lẻ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc
đem đến lợi ích tối đa cho người tiêu dùng. Khi có các nhà bán lẻ tham gia
phân phối hàng hoá thì khách hàng được hưởng rất nhiều lợi ích như: Họ có thể
mua được hàng hoá một cách nhanh chóng, chủng loại hàng hoá đa dạng, được
hưởng các dịch vụ hậu mãi phong phú…Như vậy sẽ không còn khác biệt về
thời gian, địa điểm và quyền sở hữu giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.
6
Nhà sản
xuất
Nhà sản
xuất
Nhà sản
xuất
Khách
hàng
Khách
hàng
Khách
hàng
Nhà bán
lẻ
Mặc dù vẫn còn có những hạn chế: Thông tin phản hồi từ phía khách hàng đến
nhà sản xuất đôi khi không được phản ánh đúng, nhà sản xuất phải bỏ ra một
khoản chi phí cho các nhà bán lẻ. Tuy nhiên sự có mặt của các nhà bán lẻ như

là một nhu cầu tất yếu, làm cho cung và cầu thị trường thị trường phù hợp nhau
một cách trật tự và có hiệu quả. Giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm đến người
tiêu dùng với đùng mức giá mà họ có thể mua, đúng chủng loại mà họ cần,
đúng thời gian và địa điểm mà họ yêu cầu.
- Thứ ba là vai trò định hướng, kích thích sự phát triển của hoạt động
sản xuất hàng hóa xã hội. Như chúng ta biết, phân phối là khâu quan trọng
trong quá trình tái sản xuất hàng hóa xã hội. Trong khâu này, các nhà bán lẻ
bằng các hoạt động của mình, thực hiện nhiệm vụ đưa hàng hóa đến tay người
tiêu dùng cuối cùng, từ đó quá trình tái sản xuất hàng hóa có thể tiếp diễn một
cách thông suốt. Bởi vì trong nền kinh tế thị trường hướng đến người tiêu
dùng, lượng hàng hóa sản xuất phụ thuộc và nhu cầu và khả năng tiếp cận hàng
hóa của người tiêu dùng. Trong hoạt động của mình, các nhà bán lẻ không chỉ
đơn thuần làm nhiệm vụ phân phối hàng hóa mà song song với đó, họ còn làm
cho hàng hóa trở nên dễ tiếp cận hơn và làm phát sinh những nhu cầu mới cho
người mua. Chính điều này đã làm cho nền sản xuất xã hội ngày càng phát
triển.
1.3. Chức năng của hoạt động bán lẻ
Chức năng của hoạt động bán lẻ có thể phân định trong phạm vi 4 chức năng
chính là khai thác một số nhóm mặt hàng, dịch vụ nhất định; chia những lô
hàng lớn thành những đơn vị nhỏ; lưu trữ sẵn hàng hóa; cuối cùng là trưng bày
hàng hóa và cung cấp dịch vụ cộng thêm.
- Thứ nhất là chức năng khai thác một số nhóm hàng, dịch vụ nhất
định. Cửa hàng bán lẻ cần phải khai thác một số lượng lớn các sản phẩm được
sản xuất bởi nhiều công ty khác nhau. Điều nầy là cần thiết vì nó mang lại cho
khách hàng sự thoải mái trong việc lựa chọn sản phẩm, nhãn hiệu, mùi vị, màu
7
sắc, qui cách bao bì đóng gói và cả các mức giá khác nhau. Chính vì vậy cho
nên các cửa hàng bán lẻ phải rất thận trọng trong việc chọn lưa những nhóm
hàng hóa và dịch vụ thích hợp nhất cho từng cửa hàng, phù hợp với nhu cầu
của người tiêu dùng ở khu vực mà cửa hàng tọa lạc.

Nếu nhiệm vụ chính của các nhà sản xuất là sản xuất ra sản phẩm tốt thì cửa
hàng bán lẻ giúp tiếp thị những sản phẩm nầy đến người tiêu dùng. Chẳng hạn
như Vinamilk sản xuất các sản phẩm sữa, Daso sản xuất xà phòng, Mỹ Hảo sản
xuất ra nước rửa chén, Nam Dương sản xuất nước chấm và Bibica sản xuất
bánh kẹo. Cho dù các nhà sản xuất trên có tự đứng ra tổ chức cửa hàng bán lẻ
để phân phối sản phẩm của mình thì cũng khó lòng để người tiêu dùng có thể
chấp nhận bỏ thời gian đi đến hàng chục cửa hàng khác nhau để mua cho đủ
những thứ mà mình cần dùng trong ngày. Đó là lý do vì sao cửa hàng bán lẻ là
trở thành một điểm mua sắm được người tiêu dùng trên thế giới ưa chuộng.
Tuy tất cả các cửa hàng bán lẻ đều cung cấp rất nhiều mặt hàng và thương hiệu
khác nhau, nhưng mỗi cửa hàng đều có một xu hướng thiên về một nhóm sản
phẩm làm nòng cốt.
- Thứ hai là chức năng chia nhỏ lô hàng lớn thành những đơn vị nhỏ.
Từ retailler bắt nguồn từ tiếng Pháp mang nghĩa là cắt nhỏ, chia nhỏ. Chúng ta
đều biết rằng bán sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng là điều không hề đơn
giản đối với đa số các nhà sản xuất và các nhà bán sỉ. Do vậy các nhà sản xuất
và các nhà bán sỉ ưa thường thích bán từng lô lớn cho những nhà bán lẻ chuyên
nghiệp để họ chia nhỏ ra rồi bán lại cho người tiêu dùng theo qui cách phù hợp
với thói quen mua sắm của người tiêu dùng tại địa phương ấy.
Chẳng hạn như nhà sản xuất nước bia cho nhà phân phối từng xe tải, nhà phân
phối sau đó bán lại cho nhà bán lẻ mỗi lần có thể chỉ vài két, để nhà bán lẻ cuối
cùng bán lại cho người tiêu dùng một vài chai.
- Thứ ba là chức năng lưu trữ hàng hóa. Một trong những chức năng
chính của nhà bán lẻ là lưu trữ hàng hóa nhằm làm cho hàng hóa lúc nào cũng
có sẵn mỗi khi người tiêu dùng cần đến. Người bán lẻ thông thường không
8
thích trữ chỉ một vài mặt hàng với khối lượng lớn, ngược lại họ thích trữ nhiều
mặt hàng với khối lượng càng nhỏ càng tốt. Vì như thế khách hàng luôn luôn
có nhiều sự chọn lựa hơn. Hưởng lợi từ chức năng nầy của người bán lẻ, khách
hàng không phải mua trử nhiều sản phẩm không nhà. Họ chỉ mua đủ dùng vì

sản phẩm lúc nào cũng có sẵn ở cửa hàng bán lẻ.
Không những thế, người bán lẻ còn dự đoán nhu cầu của khách hàng khi lên kế
hoạch dự trữ hàng. Đây là một lợi ích mà người bán lẻ tạo ra cho khách hàng,
khi nhu cầu phát sinh khách hàng luôn dễ dàng tìm thấy thứ mà mình cần.
- Cuối cùng là chức năng trưng bầy hàng hóa và cung cấp dịch vụ cộng
thêm. Bên cạnh những chức năng trên, nhà bán lẻ còn tạo ra mặt bằng trưng
bày hàng hóa rộng lớn có thể trưng bày hàng hóa một cách đa dạng và phong
phú, giúp khách hàng thoải mái xem, thử, chọn lựa trước khi quyết định mua.
Không chỉ chấp nhận thanh toán bằng những loại thẻ tín dụng phổ biến, nhiều
nhà bán lẻ còn phát hành thẻ tín dụng riêng của họ nhằm giúp cho khách hàng
có được một hạn mức tín dụng để mua hàng trước và trả tiền sau.
1.4. Tầm quan trọng của ngành bán lẻ đối với nền kinh tế Việt Nam
Bảng 1.1: Doanh số bán lẻ Việt Nam so với tổng thu nhập quốc dân
9
Nguồn: CBRE (11-2008)
Trong những năm gần đây, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
đã mang đến cho ngành bán lẻ môi trường thuận lợi cho sự phát triển. Cụ thể là
trong giai đoạn từ năm 2006-2010, tổng mức bán lẻ tăng trung bình khoảng
24% hàng năm và rất nhiều các trung tâm thương mại ra đời với những bước
đột phá trong dịch vụ thương mại và cách thức cung cấp hàng hóa đến tay
người tiêu dùng.
Sự phát triển nhanh chóng của ngành bán lẻ đã tạo tiền đề quan trọng để thúc
đẩy sản xuất, tái sản xuất phát triển trên quy mô lớn hơn. Trong một thị trường
đầy tiềm năng như Việt Nam, khi mà nhu cầu về hàng tiêu dùng của người dân
rất lớn và không ngừng gia tăng, các nhà bán lẻ giúp cho người mua có thể tiếp
cận hàng hóa một cách dễ dàng, thuận tiện hơn, làm cho quá trình tái sản xuất
diễn ra thông suốt, doanh nghiệp có thêm động lực sản xuất.
Bên cạnh đó, ngành bán lẻ cũng giúp giải quyết công ăn việc làm cho một
lượng lớn lao động phổ thông, góp phần giảm gánh nặng do thất nghiệp gây ra
cho nền kinh tế. Do đặc điểm bán hàng với lượng nhỏ và cung cấp cho người

tiêu dùng cuối cùng, hoạt động bán lẻ đòi hỏi một mạng lưới bán lẻ rộng khắp
để có sự hiểu biết hơn và dễ tiếp cận hơn với người tiêu dùng. Bởi vây, ngành
bán lẻ đòi hỏi phải có một lượng lao động lớn với những kĩ năng đơn giản.
Điều này giúp giải quyết tốt hơn tình trạng thất nghiệp trong một quốc gia có
10
nền giáo dục chưa được phổ cập rộng rãi và nhận thức một cách đầy đủ như
nước ta.
Thực hiện chức năng đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng, ngành
bán lẻ làm cho người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận và lựa chọn hàng hóa cho
mình, góp phần nâng cao đời sống và mức sinh hoạt cho người dân. Tiêu dùng
nhiều hơn sẽ làm cho sản xuất phát triển, quay ngược trở lại nâng cao thu nhập
cho người dân.
Cuối cùng, hoạt động bán lẻ mang hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam, điều
này không chỉ giúp nâng cao mức sống cho người dân, mà đó còn là cơ hội để
chúng ta có sự hiểu biết về văn hóa, đời sống, công nghệ của các nước tiên tiến
trên thế giới, từ đó tạo ra động lực cho nền kinh tế đất nước hội nhập sâu hơn
và tự ý thức để nâng cao tính cạnh tranh của chính mình. Khi mà hàng hóa
trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh đến từ những quốc gia có nền sản
xuất mạnh hơn, để tồn tại, các nhà sản xuất trong nước buộc phải tự làm mới,
tìm kiếm, phát triển năng lực cạnh tranh của mình. Có thể nói, cùng với việc
mang hàng hóa từ nước ngoài sang để thỏa mãn nhu cầu ngày càng phong phú
của người tiêu dùng, các nhà bán lẻ đã đem đến cơ hội cạnh tranh và phát triển
cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Với những điểm đã phân tích ở trên, chúng ta có thể khảng định rằng hoạt động
bán lẻ đóng góp một vai trò quan trọng không thể thiếu cho sự phát triển của
nền kinh tế Việt Nam trong hiện tại cũng như tương lai.
Tuy nhiên, trong điều kiện gia nhập WTO, Việt Nam theo lộ trình phải mở cửa
thị trường bán lẻ. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà bán lẻ trong nước phải
đối mặt với những đối thủ vốn lớn, có nguồn hàng ổn định và đầy kinh nghiệm
đến từ các quốc gia khác.

Và đặc biệt với một thị trường bán lẻ đầy tiềm năng như Việt Nam, sự cạnh
tranh mà WTO đem lại hứa hẹn sẽ đầy thử thách.
11
2. Sự cần thiết của việc nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ
Việt Nam
2.1. Cam kết về mở cửa thị trường bán lẻ khi gia nhập WTO của Việt
Nam
Theo cam kết, khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ mở cửa tất cả các phân ngành
dịch vụ phân phối theo phân loại của WTO bao gồm: dịch vụ đại lý hoa hồng,
dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ(bao gồm cả hoạt động bán hàng đa cấp) và
dịch vụ nhượng quyền thương mại.
 Cam kết về các hình thức phân phối của doanh nghiệp nước ngoài
đầu tư tại Việt
- Thứ nhất là thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam với điều kiện
phần vốn nước ngoài trong liên doanh không quá 49%(từ ngày 1/1/2008 sẽ
không hạn chế phần vốn nước ngoài trong liên doanh)
- Thứ hai là thành lập doanh nghiệp phân phối 100% vốn nước ngoài
sau 1/1/2009.
 Lộ trình phân phối các sản phẩm theo cam kết của Việt Nam
1. Từ ngày 11/1/2007: được quyền phân phối tất cả các sản phẩm sản xuất
tại Việt Nam và các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam, ngoại trừ:
o Xi măng và clinke;
o Lốp (trừ lốp máy bay);
o Giấy;
o Máy kéo; phương tiện cơ giới;
o Ô tô con và xe máy;
o Sắt thép;
o Thiết bị nghe nhìn;
o Rượu và phân bón.
12

2. Từ ngày 1/1/2009: Bổ sung thêm quyền phân phối thông qua dịch vụ đại
lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ đối với các sản phẩm máy kéo, phương tiện cơ
giới, ô tô con và xe máy;
3. Từ ngày 11/1/2010: Không có bất kỳ hạn chế nào về sản phẩm được phép
phân phối (miễn là các sản phẩm đó được sản xuất tại Việt Nam hoặc được
nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam).
Ví dụ đối với quyền phân phối ô tô nhập khẩu tại Việt Nam của doanh nghiệp
FDI sản xuất, lắp ráp ô tô. Chiếu theo cam kết trên của Việt Nam, doanh
nghiệp chỉ được quyền phân phối ô tô nhập khẩu khi hội tụ hai điều kiện là
doanh nghiệp đó được cấp phép thực hiện hoạt động phân phối và việc phân
phối ô tô nhập khẩu của họ được thực hiện sau ngày 1/1/2009.
 Quy định về việc mở thêm các điểm phân phối cho các doanh nghiệp
nước ngoài
Tuy nhiên, cũng có hạn chế chung trong hoạt động của các doanh nghiệp nước
ngoài khi muốn đầu tư vào thị trường phân phối bán lẻ Việt Nam là họ chỉ
được phép cung cấp dịch vụ bán lẻ thông qua việc lập cơ sở bán lẻ(cửa hàng,
siêu thị… ) và các doanh nghiệp này chỉ được tự động mở một địa điểm bán lẻ.
Việc thành lập các cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở thứ nhất phải được sự cho phép của
cơ quan có thẩm quyền. Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam có quyền xem
xét nhu cầu kinh tế để cho phép hay từ chối yêu cầu lập cơ sở bán lẻ thứ hai trở
đi của các doanh nghiệp phân phối có vốn đầu tư nước ngoài.
Chính quy định này là lý do các doanh nghiệp nước ngoài chưa thể đầu tư ồ ạt
vào thị trường bán lẻ Việt Nam, tạo cơ hội cho các nhà bán lẻ trong nước có cơ
hội tự hoàn thiện và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trong bối cảnh
mới.
 Đối với các hình thức phân phối qua mạng hoặc các hình thức thương
mại điện tử khác
13
Đối với hình thức phân phối qua mạng hoặc dưới các hình thức thương mại
điện tử khác, theo cam kết WTO, đối với các doanh nghiệp phân phối nước

ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam (không thiết lập liên doanh,
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài), Việt Nam chỉ cho phép họ phân phối
qua biên giới các sản phẩm sau:
• Các sản phẩm phục vụ nhu cầu cá nhân;
• Các chương trình phần mềm máy tính hợp pháp phục vụ nhu cầu cá nhân
hoặc vì mục đích thương mại
• Ngoài ra, các hình thức bán hàng qua mạng khác chưa được chính phủ
Việt Nam cam kết
Những cam kết mở cửa thị trường đem đến cho ngành bán lẻ Việt Nam những
tác động trái chiều. Một mặt, kênh bán lẻ truyền thống cũng như hiện đại của
chúng ta đứng trước nguy cơ sụp đổ bởi sự cạnh tranh đến từ các đối thủ quốc
tế. Mặt khác, gia nhập WTO cũng đem đến một luồng gió mới cho thị trường
bán lẻ còn đang sơ khai của Việt Nam. Sự có mặt của các tập đoàn phân phối
đa quốc gia với thế mạnh về tài chính, công nghệ và mạng lưới sẽ đẩy hoạt
động kinh doanh bán lẻ trên cả nước đi vào bước ngoặt mới của cuộc cạnh
tranh.
2.2. Mối đe dọa đến từ các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia
Tính đến cuối năm 2006, thị trường phân phối ở Việt Nam đã có nhiều doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài của các tập đoàn phân phối lớn trên thế giới.
Đó là các tên tuổi như Metro Cash & Carry(Đức), BigC, Parkson, Lotter với
các siêu thị tại TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và đang tiếp
tục triển khai kế hoạch mở rộng thêm các siêu thị vừa và nhỏ tiếp theo trên các
tỉnh thành phố khác.
Với những ưu thế vượt trội về vốn, công nghệ, phương pháp quản lý và kinh
nghiệm kinh doanh trong ngành phân phối ở các nước trên thế giới, các tập
14
đoàn phân phối đa quốc gia đã thực sự trở thành mối đe dọa cho các nhà bán lẻ
trong nước.
Đầu tiên, các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia với quy mô lớn và sức mạnh của vốn
đầu tư đã tạo sức ép cho các nhà sản suất để hạ giá thành sản phẩm của họ khi

đến tay người tiêu dùng. Thực tế cho thấy, với cùng một mặt hàng, cùng một
thời điểm nhưng được bán trong siêu thị của hệ thống siêu thị của chúng ta là
đắt nhất so với Metro, BigC và các cơ sở đường phố. Điều này là do khi ký hợp
đồng với nhà sản xuất, các siêu thị Việt Nam thường quy định sau một thời
gian bán được hàng, siêu thị mới thanh toán cho nhà sản xuất phần hàng bán
được còn lượng hàng không bán được hoặc kém phẩm chất sẽ trả lại cho nhà
sản xuất. Như vậy, các siêu thị trong nước đã đẩy toàn bộ rủi ro trong lĩnh vực
lưu thông lên nhà sản xuất cho nên nhà sản xuất sẽ nâng giá lên cộng với phần
trăm siêu thị được hưởng đã đội giá sản phẩm lên cao.
Khác với các siêu thị trong nước, các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia lại làm theo
một cách khác. Lấy ví dụ cho trường hợp của Metro, Khi ký hợp đồng , nhà
sản xuất được hưởng 4 ưu đãi, thứ nhất là dán lên nhãn hiệu của nhà sản xuất
biểu tượng của Metro để nâng cấp sản phẩm đó lên; thứ hai là họ mua với khối
lượng lớn để chi phí sản xuất giảm xuống; thứ ba là mua ổn định trong thời
gian dài để nhà sản xuất hoạch định kế hoạch sản xuất cho phù hợp; thứ tư là
thanh toán dứt điểm lượng hàng đã mua cho nhà sản xuất. Vì được hưởng 4 ưu
đãi đó nên nhà sản xuất phải chấp nhận điều khoản thứ năm là bán cho Metro
tối thiểu thấp hơn 15% so với giá bán ngoài thị trường. Như vậy là Metro có
được mặt hàng rẻ, khối lượng lớn và ổn định để cung cấp cho người tiêu dùng.
Do đó, khách hàng của Metro là những nhà bán lẻ, những hộ tiêu dùng lớn như
khách sạn, nhà hàng… Khi bán được càng nhiều hàng có nghĩa là nhà sản xuất
cũng tiêu thụ được nhiều hàng nên chi phí sản xuất sẽ giảm đi, giá thành sẽ lại
càng giảm, lãi càng nhiều.
Hơn nữa, với kinh nghiệm và ứng dụng các phương pháp quả lý hiệu quả. Các
tập đoàn bán lẻ đa quốc gia tỏ ra nhậy bén hơn trong việc nắm bắt nhu cầu của
15
người tiêu dùng và phản ứng kịp thời đối với những thay đổi về thị hiếu. Cách
bài trí trong cửa hàng cũng được nghiên cứu kĩ lưỡng nhằm tạo cảm giác thoải
mái và hứng thú mua hàng cho người tiêu dùng, khác hẳn với sự đơn điệu của
các siêu thị nội địa.

Bên cạnh đó, những chiến dịch khuyến mại, quảng cáo, quan hệ khách hàng…
mà các tập đoàn phân phối đa quốc gia tiến hành cũng đã bước đầu tạo nên văn
hóa mua sắm mới cho người tiêu dùng Việt Nam. Ngày nay, người Việt sống ở
đô thị ngày càng quen thuộc hơn với hình thức mua sắm trong các siêu thị lớn,
háo hức trước những đợt khuyến mại được quảng cáo rầm rộ và giữ mối liên hệ
ngày càng được cải thiện với các trung tâm mua sắm lớn.
Chính những giá trị nổi trội mà các nhà bán lẻ quốc tế cung cấp đã làm cho họ
ngày càng trở nên quen thuộc hơn trong mắt người tiêu dùng và làm giảm thị
phần kinh doanh của các nhà bán lẻ nội địa.
2.3. Sự non trẻ của ngành bán lẻ Việt Nam
Hệ thống phân phối tại Việt Nam hiện nay chủ đạo bởi hệ thống phân phối
truyền thống với kênh phân phối chính là chợ và các tiệm bán lẻ rải rác khắp
các địa phương. Điều này đối chọi với hệ thống kinh doanh bán lẻ hiện đại và
chủ yếu là siêu thị như Co.opMart, MaxiMark và các trung tâm bán sỉ lẻ lớn
như Metro, BigC. Tại các đô thị lớn - nơi có sức mua lớn nhất, nhịp sống dần
dần được thay đổi trong các gia đình trẻ bởi thói quen cuối tuần đi siêu thị mua
đồ dùng cho cả gia đình trong một tuần. Thêm nữa, sự chênh lệch về phương
thức kinh doanh, sự đa dạng hàng hóa, giá cả, nhãn hiệu, an toàn thực phẩm
đã nghiêng cán cân lợi thế về phía hệ thống phân phối hiện đại. Với sự phát
triển nhãn tiền thì hệ thống phân phối hiện đại tất nhiên sẽ làm suy yếu kênh
phân phối truyền thống trong thời gian tới.
Đối với các nhà bán lẻ nội địa, việc thu hẹp hệ thống phân phối truyền thống
thay bằng phân phối hiện đại sẽ làm ưu thế cạnh tranh của họ yếu đi do trong
hàng chục năm qua họ đã phát triển các lợi thế cạnh tranh của mình dựa vào hệ
thống chợ và các cửa hàng bán lẻ nhỏ, phân bố rải rác.
16
Bên cạnh đó, hệ thống bán lẻ hiện đại nước ta còn chưa nhiều, lại thiếu tính
chuyên nghiệp và ít vốn, hệ thống hậu cần, nguồn hàng còn rời rạc, thiếu đồng
bộ. Khó khăn với doanh nghiệp và hộ kinh doanh Việt Nam đó là năng lực
cạnh tranh yếu vì đại bọ phận các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, trình độ quản

lý lạc hậu, cơ sở kinh doanh chưa hiện đại, chiến lược kinh doanh chưa được
quan tâm đúng mức
Thêm vào đó, tuy chiếm giữ thị trường bán lẻ Việt Nam từ trước nhưng các
nhà bán lẻ trong nước không chiếm được các vị trí đắc địa trong kinh doanh.
Thực tế cho thấy, hầu hết các siêu thị, trung tâm thương mại nước ngoài đều có
vị trí đẹp nhất, gần khu trung tâm, nơi tập trung dân cư, giao thông thuận tiện
và mặt bằng rộng.
Trong phân phối bán lẻ, mối quan hệ tin tưởng giữa khách hàng và nhà kinh
doanh là vô cùng quan trọng. Đặc biệt, theo xu hướng của thế giới, người tiêu
dùng ngày càng quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm và sự thoải mái trong
quá trình mua sắm của mình. Tuy nhiên, an toàn thực phẩm và sự minh bạch về
giá cả, xuất xứ hàng hóa lại đang là một khâu yếu còn đang tồn tại trong hệ
thống phân phối bán lẻ của chúng ta.
Đối mặt với hoàn cảnh mới, cụ thể là 1/1/2009, nhà nước chính thức cấp phép
kinh doanh cho các doanh nghiệp bán lẻ 100% vốn nước ngoài được hoạt động
trong thị trường Việt Nam, điều quan trọng nhất đối với các nhà bán lẻ nội địa
là phải cải thiện năng lực cạnh tranh của mình để có thể thích ứng với điều kiện
mới mà không phải gánh chịu những cú sốc ngoài ý muốn. Trong khoảng thời
gian gần đây, do nền kinh tế thế giới suy thoái mà sự thiếu ổn định của thị
trường Việt Nam, các công ty phân phối đa quốc gia cũng giảm dần tốc độ
thâm nhập thị trường. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một thị trường đầy tiềm
năng( xếp thứ 14 về thị trường bán lẻ tiềm năng trên thế giới vào năm 2010) và
các nhà bán lẻ cần phải thấy được rằng đây là cơ hội để cải thiện sức cạnh
tranh của mình chứ không phải là dịp để trì hoãn.
3. Cơ hội và thách thức với ngành bán lẻ Việt Nam khi gia nhập WTO
17
3.1. Cơ hội
- Tạo ra một phong cách phục vụ văn minh hiện đại trong hệ thống bán
lẻ Việt nam.
Khi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào hệ thống bán lẻ Việt nam, các

doanh nghiệp chỉ được phép mở một điển bán lẻ, còn từ điểm thứ 2 sẽ được
xem xét trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế. Vì thế hầu hết các doanh nghiệp
có xu hướng đầu tư các siêu thị lớn, đáp ứng cho nhu cầu mua sắm có chất
lượng cao của người tiêu dùng. Đây là các siêu có quy mô lớn, mặt hàng đa
dạng phong phú, áp dụng các phương tiện và kỹ thuật hiện đại trong cung cấp
dịch vụ bán lẻ, phong cách phục vụ mới lạ, tạo nên sự văn minh hiện đại trong
phục vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng phong phú và ngày càng nâng cao của người
tiêu dùng. Qua khảo sát siêu thị Big C ở Hải phòng, Hà nội, thành phố Hồ Chí
Minh, Đồng nai, trong các ngày nghỉ, ngày tết, ngày lễ đã thu hút một lượng
khách hàng lớn đến tham quan và mua sắm.
- Học tập được kinh nghiệm quản lý trong hệ thống bán lẻ hiện đại.
Các siêu thị bán buôn, bán lẻ của các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt nam
như Metro, Big C, Parkson, Lotte là những siêu thị áp dụng các công nghệ
quản lý và kinh doanh hiện đại, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác và cung cấp
nguồn hàng, chương trình quảng cáo khuyến mại, hệ thống logicstics, quản trị
nhân sự, kỹ thuật bán hàng…đây là các vấn đề có tính then chốt trong hoạt
động của siêu thị mà các doanh nghiệp Việt nam còn nhiều hạn chế. Giám đốc
Big C Hải phòng cho rằng hệ thống Big C có phương pháp khai thác nguồn
hàng và cung cấp hàng hóa cũng như các chương trình khuyến mại, bán hàng
rất linh hoạt, hiệu quả, tạo ra các mặt hàng, các dịch vụ khách hàng rất độc đáo
với chi phí thấp và cạnh tranh có tác dụng thu hút khách hàng, tăng doanh số
bán hàng và rất đáng để các siêu thị khác học tập
- Tạo động lực nâng cao khả năng cạnh tranh cho các nhà bán lẻ Việt nam
Trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong dịch vụ bán lẻ nói riêng để
phát triển phải tạo động lực cạnh tranh và cạnh tranh công bằng. Các siêu thị
nước ngoài với các ưu điểm có tính nổi trội là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của
18
các siêu thị, các chuỗi cửa hàng tiện ích của các doanh nghiệp Việt nam. Để
tồn tại, các doanh nghiệp buộc phải tự hoàn thiện mình, nâng cao khả năng
cạnh tranh , đây là động lực để các doanh nghiệp phát triển

- Làm đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ trên thị trường
Các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài thường cung cấp dịch vụ có chất lượng
cao, đáp ứng nhu cầu bậc cao của thị trường. Các doanh nghiệp Việt nam chủ
yếu cung cấp các hình thức bán lẻ truyền thống, các chuỗi cửa hàng tiện ích,
các siêu thị có chất lượng dịch vụ bậc trung. Sự có mặt của các doanh nghiệp
bán lẻ nước ngoài đã làm đa dạng hoá, tạo nên một chuỗi các sản phẩm dịch vụ
phủ đầy các phân khúc thị trường bán lẻ của Việt nam.
- Tăng cơ hội hợp tác kinh doanh
Chỉ tính riêng phương thức 3, để tiếp cận thị trường bán lẻ Việt nam doanh
nghiệp nước ngoài có thể thành lập chi nhánh, thành lập công ty 100% vốn
nước ngoài, có thể góp vốn liên doanh với các doanh nghiệp Việt nam, có thể
mua cổ phần của các doanh nghiệp bán lẻ Việt nam, đồng thời các doanh
nghiệp nước ngoài còn có nhu cầu thuê mặt bằng, nhu cầu về dịch vụ nghiên
cứu thị trường, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hỗ trợ….đây là cơ hội để các doanh
nghiệp Việt nam hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp nước ngoài.
- Nâng cao chất lượng giảm giá thành dịch vụ
Mở cửa thị trường phân phối sẽ tạo nên một sự cạnh tranh rất gay gắt, các
doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đều phải thường xuyên nâng cao khả
năng cạnh tranh của mình. Một trong các giải pháp tạo nên khả năng cạnh tranh
vượt trội là nâng cao chất lượng giảm giá thành dịch vụ, làm chất lượng dịch
vụ khách hàng thường xuyên được cải thiện, giá hàng hóa có tính cạnh tranh.
Khảo sát thực tế tại siêu thị Intimex Hải phòng, Coop Mart Thành phố Hồ Chí
Minh đều cho rằng để cạnh tranh với các siêu thị nước ngoài như Big C, các
siêu thị này đều phải áp dụng các biện pháp nhằm nâng chất lượng dịch vụ tạo
nên sự văn minh, sang trọng trong phong cách phục vụ, giảm các chi phí nhằm
giảm giá hàng hóa nhằm thu hút khách hàng, điều này kích thích tiêu dùng và
tác động tích cực đển dòng vận động của hàng hóa để phát triển sản xuất.
19
- Góp phần xuất khẩu hàng hóa cho Việt nam.
Các doanh nghiệp nước ngoài thường có hệ thống, bán buôn, bán lẻ toàn cầu,

một số hàng hóa Việt nam được xuất khẩu để cung cấp cho hệ thống ở nước
ngoài. Ở Việt nam, Metro đã tham gia xuất khẩu các sản phẩm của Việt nam
cho hệ thống Metro toàn cầu, các doanh nghiệp khác hoạt động xuất khẩu cũng
còn hạn chế.
3.2. Thách thức
- Tạo nên sự cạnh tranh gay gắt đối với các doanh nghiệp bản lẻ trong nước
Tạo nên sự cạnh tranh vừa tác động tích cực, nhưng vừa là tác động tiêu cực
đến các doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Mở cửa thị trường áp lực cạnh tranh
nên các doanh nghiệp trong nước ngày càng tăng cao, yêu cầu các doanh
nghiệp trong nước phải thường xuyên đổi mới, tự hoàn thiện để phát triển
trong môi trường có tính cạnh tranh quốc tế, những doanh nghiệp không đủ
khả năng cạnh tranh sẽ bị loại ra khỏi hệ thống hoặc chuyển sang các lĩnh vực
kinh doanh khác phù hợp hơn.
- Các doanh nghiệp bán lẻ trong nước bị mất dần thị phần
Khi mở cửa thị trường, các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài thường chọn các
phân khúc thị trường hấp dẫn để chiếm lĩnh, thường là các phân khúc thị
trường mà các doanh nghiệp Việt nam chưa có lợi thế. Sự xuất hiện của các
doanh nghiệp nước ngoài làm cho thị trường của các doanh nghiệp Việt nam bị
thu hẹp, gây khó khăn cho sự phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ trong
nước
- Có một sự chuyển dịch nguồn nhân lực chất lượng cao từ các doanh nghiệp
bán lẻ trong nước sang các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài
Các doanh nghiệp nước ngoài thường có các điều kiện làm việc tốt và trả mức
lương hấp dẫn hơn. Khi các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào hệ thống
bán lẻ trong nước sẽ cần nguồn nhân lực trong nước, theo kinh nghiệm của
Trung quốc sẽ có một số cán bộ quản lý, bán hàng, phục vụ có chất lượng cao
được chuyển dịch từ các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh
nghiệp Nhà nước sang các doanh nghiệp nước ngoài. Qua khảo sát tại Coop.
20
Mart, Maximark nhiều cán bộ quản lý và nhân viên bán hàng đã sang làm việc

tại các siêu thị nước ngoài. Sự chuyển dich nguồn nhân lực, nhất là các nhà
quản lý cấp cao có chất lượng sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong
nước.
Chương II: Thực trạng khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ
Việt Nam sau khi gia nhập WTO
1. Thực trạng ngành bán lẻ Việt Nam sau khi gia nhập WTO
1.1. Tổng quan về thị trường bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong giai đoạn
2006-2010
Giai đoạn 2006- 2010 là một khoảng thời gian có đầy biến động đối với thị
trường bán lẻ Việt Nam. Tuy rằng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009
phần nào ảnh hưởng đến mức độ hấp dẫn nhà đầu tư của thị trường bán lẻ Việt
Nam và bằng chứng là chúng ta từ hạng nhất năm 2008 về mức độ hấp dẫn nhà
đầu tư năm 2008 đã rớt xuống hạng 14 năm 2010. Mặc dù vậy, thị trường bán
lẻ Việt Nam vẫn là một thị trường đầy hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Trong khoảng thời gian gần đây, bất chấp sự suy thoái của nền kinh tế thế
giới, Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng của mình và là một trong các
nước có mức tăng trưởng cao nhất thế giới.
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam 2010
Việt Nam 6%
Thái Lan 5.5%
Singapore 4.7%
Indonesia 6%
Philippines 3.6%
Thế giới 3.6%
21
Các nước phát
triển
2.3%
Các nước đang
phát triển

6.3%
Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Jan 2010
Trong khoảng thời gian 2006- 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân của Việt
Nam đạt khoảng 6%, tuy thấp hơn một chút so với mặt bằng các nước đang
phát triển nhưng con số này cũng cho thấy sự hấp dẫn và tiềm năng của thị
trường Việt Nam.
- Việt Nam có một thị trường bán lẻ đầy tiềm năng với tốc độ tăng
trưởng cao, ổn định và thị trường tiêu thụ lớn. Quy mô thị trường bán lẻ VN
năm 2007 khoảng 20 tỉ USD và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân
8%/năm.Kênh bán lẻ hiện đại có tỉ trọng 13%, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng
bình quân hàng năm rất cao - khoảng 30%.Riêng tại TPHCM và Hà Nội, kênh
bán lẻ hiện đại có tỉ trọng khoảng 28% (năm 2008) và dự kiến lên đến 37% vào
năm 2010.
Bảng 2.2: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi, 2000- 2030(%)
Nguồn: Dự báo cơ cấu dân số Việt Nam World Bank
- Với một thị trường tiêu thụ rộng lớn khoảng 86 triệu dân,dân số trẻ
với khoảng 65% dân số trong độ tuổi lao động, hơn một nửa dân số có độ tuổi
22
dưới 30 và thu nhập của người dân ngày càng cao.Mặt khác sức hấp dẫn của thị
trường bán lẻ VN còn do áp lực cạnh tranh giữa các hệ thống bán lẻ chưa nhiều
và VN có đến 65% dân số là người tiêu dùng trẻ, chi tiêu mạnh tay.Tầng lớp
trung lưu với thu nhập 250USD/tháng trở lên đang tăng nhanh. Riêng tầng lớp
trung lưu thu nhập trên 500USD/tháng chiếm trên 1/3 số hộ gia đình ở thành
thị. Chính vì thế, sức hút của thị trường bán lẻ VN tăng nhanh khi năm 2007,
VN xếp hạng 2 trên thế giới sau Ấn Độ, nhưng tháng 6.2008 - theo xếp hạng
của Cty tư vấn Mỹ A.T.Keaney về chỉ số phát triển kinh doanh bán lẻ toàn cầu
thì Việt Nam đã đứng số 1.
Theo Tập đoàn nghiên cứu thị trường RNCOS (Mỹ), tuy ngành bán lẻ Việt
Nam được đánh giá có quy mô nhỏ hơn các thị trường tại nhiều nước phát triển
ở châu Á nhưng Việt Nam đang chứng tỏ được những nền tảng vững chắc bằng

giá trị doanh số bán lẻ tăng trưởng với tốc độ chóng mặt, đạt gần 39 tỷ USD
trong năm 2008.
RNCOS dự báo, đến năm 2012, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của các tập
đoàn bán lẻ trên thế giới. Các trung tâm bán lẻ hiện hữu như Big C, Lotte
Mart… đang tận dụng thời cơ để nâng cao thị phần của mình rộng khắp cả
nước. Từ thực tế này, RNCOS cho rằng, thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ vượt
qua con số 85 tỷ USD doanh thu vào năm 2012.
Mặt khác, Việt Nam có vị trí địa lý gần với một số thị trường quan trọng như
Ấn Độ và Trung Quốc và các thị trường trung bình khác như Lào và
Campuchia. Chính vị trí lý tưởng này hiện nay đã giúp cho Việt Nam thu hút
rất nhiều nhà phân phối và bán lẻ trên thế giới tìm đến mở rộng và phát triển
thị trường.
- Tuy nhiên, dưới sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu,
xếp hạng thị trường bán lẻ hấp dẫn đầu tư của Việt Nam liên tục tụt giảm.
Theo đánh giá Global Retail Development Index của A.T.Kearney, thị trường
bán lẻ Việt Nam đứng thứ nhất năm 2008; số 6 năm 2009 và số 14 năm 2010.
23
Đây thực sự là một sự tụt giảm gây sốc không chỉ với các nhà đầu tư mà còn
đối với các nhà làm chính sách trong nước. Điều đó chứng tỏ, bên cạnh những
tiềm năng và cơ hội lớn được phân tích ở trên, thị trường bán lẻ Việt Nam còn
có những hạn chế ngày càng trở nên rõ rệt làm cản bước nhà đầu tư. Và bằng
chứng là trong những năm gần đây các nhà phân phối lớn nước ngoài không
còn đổ bộ vào thị trường Việt Nam rầm rộ như trước nữa. Thị trường nước ta
còn chứa đựng những yếu tố khiến các nhà đầu tư trong và ngoài nước phải
quan ngại.
+ Thứ nhất, thị trường Việt Nam vẫn còn ở dạng tiềm năng với đa
số dân vẫn ở nhóm thu nhập thấp và quy mô thị trường dù có tăng trưởng
ngoạn mục nhưng vẫn còn ở mức khá khiêm tốn.
+ Thứ hai, tính minh bạch của thị trường còn chưa cao do thị trường
bán lẻ Việt Nam vẫn còn ở giai đoạn sơ khai mới hình thành và chưa có sự tập

trung hóa trong phân phối bán lẻ.
+ Thứ ba, cơ sở hạ tầng nước ta nói chung còn cổ lỗ, yếu kém. Các
nhà bán lẻ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm mặt bằng bán lẻ, vấn đề quy
hoạch đô thị và dịch vụ logistic…
Biểu 2.1: Đóng góp của các kênh mua sắm trên tổng chi tiêu của người
mua sắm
24
Nguồn: Nielsen Shopper trend 2010
- Về cơ cấu thị trường bán lẻ: siêu thị và đại siêu thị có tốc độ tăng
trưởng nhanh, đóng góp của kênh bán lẻ truyền thống trên tổng chi tiêu của
người tiêu dùng có xu hướng giảm rõ rệt.
Trong giai đoạn 2008- 2009, có thể thấy cơ cấu đóng góp của các kênh phấn
phối trên tổng chi tiêu cảu người tiêu dùng có xu hướng dịch chuyển mạnh.
Người tiêu dùng có xu hướng ngày càng sử dụng nhiều kênh phân phối hiện
đại như siêu thị, đại siêu thị, trong khoảng thời gian này, tiêu dùng thông qua
đại siêu thị tăng 150%, siêu thị tăng 100% và cũng chứng kiến sự giảm sút của
các chợ truyền thống trong tổng chi tiêu của người tiêu dùng. Điều này là do
ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đã làm thay đổi phương pháp làm việc,
quan niệm dẫn đến sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Mặt khác cũng là
do sự ưu việt của mạng lưới phân phối hiện đại so với các chợ truyền thống đã
gây nên sự dịch chuyển này. So với các chợ truyền thống, phong cách phục vụ
của siêu thị chuyên nghiệp hơn, hàng hóa đa dạng hơn và an toàn hơn cho
người tiêu dùng do xuất xứ rõ ràng. Điều này phần nào cho thấy, bán lẻ thông
qua các kênh phân phối hiện đại của Việt Nam là một phân khúc thị trường còn
đang sơ khai nhưng đầy tiềm năng cho sự phát triển.
25

×