Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại chi cục hải quan cửa khẩu Hải Phòng Khu vực I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.33 KB, 68 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn tới toàn bộ các thầy cô giáo trong khoa
Thương mại và Kinh tế quốc tế – Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tận
tình giảng dạy em trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, em xin
gửi lời cảm ơn đến Cô giáo, TS.Ngô Thị Tuyết Mai và CN.Nguyễn Bích
Ngọc đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo em trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành chuyên đề thực tập với đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý thu
thuế xuất nhập khẩu tại chi cục cửa khẩu Hải Phòng Khu vực I”.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các cô, các chú công tác tại
Chi Cục Hải Quan cửa khẩu Hải Phòng Khu Vực I đã tạo điều kiện thuận
lợi để em thực tập, tìm hiểu tài liệu và thực hiện tốt chuyên đề của mình.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2011
Sinh viên
Phạm Thị Kim Anh
SV: Phạm Thị Kim Anh 1 Lớp: Kinh Tế
Quốc Tế 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan chuyên đề thực tập của em được viết dựa trên tham khảo
những tài liệu do các cán bộ của Phòng Thống kê tin học, chi cục hải quan cửa khẩu
Hải Phòng Khu Vực I cung cấp, cùng các nguồn tài liệu em tìm và thu thập từ các
giáo trình, sách tham khảo, các tạp chí và website của các tổ chức, hiệp hội trong và
ngoài nước. Em xin cam đoan bản chuyên đề này không sao chép bất kì luận văn,
luận án hay chuyên đề nào. Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Sinh viên
Phạm Thị Kim anh
SV: Phạm Thị Kim Anh 2 Lớp: Kinh Tế


Quốc Tế 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ 5
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU 6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 7
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Cục Hải Quan
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi Cục Hải Quan HP
Biểu đồ 2.1: Phân luồng hàng hóa kiểm hóa Giai đoạn 2008-2010
Biểu đồ 2.2:Kết quả số thu nộp thuế XNK vào ngân sách nhà nước của cục hải
quan hải phòng sau khi cải cách thủ tục hành chính
SV: Phạm Thị Kim Anh 3 Lớp: Kinh Tế
Quốc Tế 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 :Qui trình kiểm tra thu thuế đối với lô hàng hóa xuất khẩu
Sơ đồ 2.2: Qui trình kiểm tra thu thuế đối với lô hàng hóa nhập khẩu
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1: Các loại chi phí có thể bị cộng vào giá mua bán hàng hóa để xác
định trị giá tính thuế
Bảng 2.2: Các loại chi phí có điều kiện có thể bị cộng vào giá mua bán
hàng hóa để xác định trị giá tính thu
Bảng 2.3: Kim ngạch XNK hàng hóa qua cảng Hải phòng
Bảng 2.4: Số thuế XNK Chi Cục thu nộp Ngân sách Nhà nước

SV: Phạm Thị Kim Anh 4 Lớp: Kinh Tế
Quốc Tế 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Bảng 2.5: Kim ngạch hàng hoá XNK qua Chi cục HQHP KVI tăng trưởng
qua các năm
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
SV: Phạm Thị Kim Anh 5 Lớp: Kinh Tế
Quốc Tế 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc lựa chọn đề tài nghiên cứu
SV: Phạm Thị Kim Anh 6 Lớp: Kinh Tế
Quốc Tế 49B
STT Từ viết tắt Chú giải
Tiếng anh Tiếng việt
1 ASEAN
Association of Southeast
Asia Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
2 AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN
3 BL&XLVP
Đội phòng chống buôn lâu và xử lí vi
phạm
4 CEPT
Common Effective
Preferentical On Tariffs
Chương trình cắt giảm thuế quan có
hiệu lực chung

5 CNTT Công nghệ thông tin
6 CVA Custom value agreement Hiệp định trị giá hải quan
7 DWT Deadweight Tải trọng tổng cộng
8 ĐTGC Đầu tư gia công
9 GDP Gross Dosmetic Product Tổng sản phẩm quốc nội
10 GTT22 Hệ thống dữ liệu thông tin về giá
11 HĐLĐ Hợp đồng lao động
12 HĐND Hội đồng nhân dân
13
HQCK KVI,
II, III
Hải quan cửa khẩu khu vực 1, 2, 3
14 KB&KSHQ Kho bãi và kiểm soát hải quan
15 NSNN Ngân sách nhà nước
16 NK+GTGT Thuế nhập khẩu+ thuế giá trị gia tăng
17 QĐ-TCHQ Quyết đinh-Tổng cục hải quan
18 TCCB Tổ chức cán bộ
19 TCHQ Tổng cục hải quan
20 TEU
Twenty-foot equivalent
units
Đơn vị tương đương 20foot
21 XNK Xuất nhập khẩu
22 XNC Xuất nhập cảnh
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Hội nhập toàn cầu đang là xu thế chung không chỉ đối với các quốc gia phát
triển mà còn cả với các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển. Quá trình hội
nhập luôn mang đến nhiều cơ hội kèm theo là những thách thức tiềm ẩn đòi hỏi sự
sáng suốt giải quyết của các nhà lãnh đạo. Bước vào công cuộc đổi mới đất nước từ

1986 nhưng phải đến tận 1989 chúng ta mới nhận thức một cách đúng đắn về hội
nhập kinh tế quốc tế, về định hướng phát triển cho nền kinh tế với xuất phát điểm
thấp, lạc hậu. Từ đó đến nay, Việt Nam đã là thành viên của 63 tổ chức quốc tế, quan
hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ và có quan hệ với 171 quốc gia và vùng lãnh
thổ. Đây là thành quả từ sự nỗ lực không ngừng của nhân dân cả nước trong công
cuộc đổi mới đất nước do Đảng và Nhà nước lãnh đạo.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc giao thương với các quốc gia
khác đem lại nguồn thu quan trọng cho đất nước. Hải quan là một cơ quan Quản lý
Nhà nước, có chức năng thực hiện các thủ tục và chính sách về xuất nhập khẩu hàng
hóa.Tuy nhiên, không phải lúc nào và đối với mọi quốc gia công tác hải quan đều
diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả tối đa. Việt Nam những ngày đầu mở cửa do thiếu
kinh nghiệm chúng ta đã làm thất thoát một lượng khá lớn nguồn thu từ thuế kèm
theo đó là hệ thống quản lí lỏng lẻo tạo kẽ hở để các đối tượng lách luật. Đặc biệt,
khi Việt Nam cam kết thực hiện Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực (CEPT)
trong khối Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) thì việc quản lí thuế quan
trở nên đặc biệt quan trọng. Dù đã có nhiều sửa đổi trong việc quản lí và quy định
cách xác định thuế quan đặc biệt với hàng hóa nhập khẩu nhưng chúng ta chưa thực
sự có được hệ thống quản lý chặt chẽ và hiệu quả.
Thành phố cảng Hải Phòng là khu vực cửa khẩu trọng yếu quốc gia, hàng năm
lượng hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu thông quan là rất lớn. Hơn 20 năm đổi mới,
cục Hải quan Hải Phòng đã đạt được những thành quả đáng biểu dương trong công
tác quản lí thu thuế xuất nhập khẩu, thu nộp ngân sách tăng không ngừng qua các
năm, liên tục cải cách thủ tục hành chính và phát triển hệ thống hải quan điện tử. Là
một trong chín chi cục trực thuộc cục Hải Quan Hải Phòng, Chi cục cửa khẩu Hải
SV: Phạm Thị Kim Anh 7 Lớp: Kinh Tế
Quốc Tế 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Phòng khu vực I luôn là chi cục dẫn đầu toàn cục về cả số thuế nộp ngân sách cũng
như thành tích trong hoạt động hải quan. Tuy nhiên, Cục Hải Quan Hải Phòng nói

chung và chi cục Hải Quan cửa khẩu Hải Phòng Khu Vực I nói riêng vẫn tồn tại một
số vướng mắc và những vấn đề chưa hoàn thiện trong công tác quản lý thu thuế,
kiểm soát hàng hóa và các thủ tục thông quan.
Do vậy, em lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thu
thuế xuất nhập khẩu tại chi cục hải quan cửa khẩu Hải Phòng Khu vực I” cho
chuyên đề cuối khóa của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Mục đích của đề tài nhằm mang lại cái nhìn tổng quan nhất về công tác thu thuế
xuất nhập khẩu tại chi cục hải quan thành phố Hải Phòng KVI, trên cơ sở đó tìm ra
những giải pháp nhằm cải thiện hơn nữa công tác quản lý thu thu xuất nhập khẩu và đề
ra những định hướng trong tương lai.
Theo đó, nhiệm vụ chính của việc nghiên cứu đề tài là: Thứ nhất, tìm hiểu
tổng quan về chi cục Hải Quan cửa khẩu Hải Phòng Khu Vực I. Thứ hai, phân tích
và đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế ( tại chi cục Hải Quan cửa khẩu
Hải Phòng Khu Vực I. Cuối cùng, đưa ra các kiến nghị giải pháp nhằm tăng cường
hiệu quả công tác này tại chi cục.
3. Đối tượng, phương pháp và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại chi cục
Hải Quan cửa khẩu Hải Phòng Khu Vực I.
- Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, phương
pháp thống kê, phương pháp so sánh và phương pháp tổng hợp.
- Phạm vi nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu những hoạt động kiểm
soát hàng hóa, thu thuế, thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại chi cục Hải Quan
cửa khẩu HP khu vực I giai đoạn 2008 – 2010.
4. Kết cấu đề tài
Đề tài được chia thành ba chương với nội dung như sau:
SV: Phạm Thị Kim Anh 8 Lớp: Kinh Tế
Quốc Tế 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về chi cục cửa khẩu Hải Phòng khu
vực I
Chương 2: Thực trạng công tác quản lí thu thuế xuất nhập khẩu tại
Chi cục cửa khẩu Hải quan Hải Phòng khu vực I
Chương 3: Mục tiêu và giải pháp nhằm tăng hiệu quả công tác quản lí
thu thuế XNK trong tình hình mới
SV: Phạm Thị Kim Anh 9 Lớp: Kinh Tế
Quốc Tế 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CHI CỤC HẢI QUAN CỬA
KHẨU HẢI PHÒNG KHU VỰC I
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi cục hải quan cửa khẩu Hải
Phòng Khu Vực I
1.1.1. Vài nét về tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Hải Phòng
Hải phòng là một trong bốn thành phố trực thuộc Trung
ương với số dân là: 1.841.700 người (theo Tổng cục thống kê),
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt tốc độ tăng trưởng khá cao
trong giai đoạn 2006- 2008 (bình quân tăng 12,76%/năm); từ
năm 2009 đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng chậm hơn do ảnh
hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới,
bình quân trong 5 năm đạt 11,32%; tuy không đạt mục tiêu Đại
hội đề ra (12-13%/năm), song vẫn gấp 1,5 lần mức tăng bình
quân chung của cả nước.
Cảng Hải Phòng là cảng biển đứng thứ nhì cả nước và là cảng biển Quốc tế có
tầm quan trọng đối với thông thương trong khu vực và quốc tế. Hải Phòng phía
Đông là vịnh Bắc Bộ, phía Bắc giáp Quảng Ninh, phía Tây giáp với Hải Dương và
cách Hà nội 102 km về phía Tây Nam. Phía Nam giáp với Thái Bình. Hải Phòng
nằm trên 5 cửa sông lớn đi qua là sông Bạch Đằng, sông Cấm, sông Lạch Tray, sông
Văn Úc và sông Thái Bình. Với mạng lưới sông ngòi tự nhiên này rất thuận lợi về

giao thông thuỷ với các tỉnh thành phía Bắc. Với vị trí tự nhiên như vậy, cảng Hải
Phòng có nhiều lợi thế cho việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, trở thành cửa khẩu
quan trọng của đất nước.
Về đường bộ Hải Phòng có 3 đường quốc lộ liên tỉnh lớn. Đường số 5 nối liền
Hải Phòng - Hải Dương - Hưng Yên - Hà Nội và từ đó lan toả đi các tỉnh thành
trong cả nước. Đường số 5 là con đường huyết mạch, có tầm quan trọng chiến lược
về kinh tế, quân sự đối với cả nước nói chung và miền Bắc nói riêng. Đường số 18
SV: Phạm Thị Kim Anh 10 Lớp: Kinh Tế
Quốc Tế 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
nối liền Hải Phòng với Quảng Ninh, đây cũng là con đường chiến lược quan trọng,
góp phần thúc đẩy tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh phát triển.
Đường số 10 nối liền Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định và thông ra quốc lộ 1A tạo
điều kiện cho thông thương giữa Hải Phòng với các tỉnh miền Duyên Hải phía Bắc
và cả nước.
Ngoài đường bộ, đường thuỷ, Hải Phòng còn có tuyến đường sắt Hải Phòng -
Hà Nội và từ đó lan toả đi các tỉnh thành trong cả nước và quốc tế. Về đường Hàng
không có sân bay Cát Bi. Trước đây sân bay Cát Bi là sân bay quân sự. Từ năm
1995 sân bay Cát Bi đã sửa chữa và nâng cấp để trở thành sân bay dân dụng phục vụ
cho các tuyến bay trong nước và trong tương lai sẽ trở thành sân bay quốc tế. Hệ
thống giao thông gồm đường sắt, đường biển, đường bộ phát triển là yếu tố thúc đẩy
giao thương và vận chuyển hàng hóa giữa Hải Phòng và các địa phương khác.
Hải Phòng là thành phố công nghiệp và du lịch, có số vốn đầu tư nước ngoại
vào thành phố chiếm tỷ trọng tương đối lớn so với cả nước, nhiều dự án đã và đang
được thực hiện như các Xí nghiệp, Công ty liên doanh sản xuất giày dép, công ty sản
xuất xi măng Chinh Phong, khu công nghiệp cao Nomura, khu chế xuất Đình
Vũ v.v.v Cảng Hải Phòng là một mắt xích nằm trong hệ thống cảng biển Quốc tế,
cùng với cảng biển của các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài
Loan, Singapore, Nhật Bản, Nam - Bắc Triều Tiên, Indonexia, Malayxia, Phillipine,

Thái Lan, Campuchia tạo thành một hệ thống cảng biển quan trọng trong khu vực
và Quốc tế.
Ngành công nghiệp đóng, sửa chữa tàu thủy, phương tiện nổi đã có bước
phát triển mạnh, đưa xuống nước thành công nhiều tàu có trọng tải lớn, như tàu hàng
56.200 DWT, tàu dầu 13.500 DWT, tàu công-ten-nơ 1.700 TEU và kho nổi chứa
dầu 150 nghìn DWT. Hoạt động du lịch biển với hai khu vực nổi tiếng là Cát Bà và
Ðồ Sơn ngày càng hấp dẫn, thu hút du khách trong và ngoài nước. Doanh thu du lịch
biển chiếm hơn 42% doanh thu của toàn ngành du lịch. Sản lượng thủy sản năm
SV: Phạm Thị Kim Anh 11 Lớp: Kinh Tế
Quốc Tế 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
2010 ước đạt gần 91.000 tấn, giá trị sản xuất thủy sản năm 2010 ước đạt hơn 1.000
tỷ đồng. Khu Kinh tế ven biển Ðình Vũ - Cát Hải cùng với cảng nước sâu quốc tế
Hải Phòng tại Lạch Huyện đang được tập trung xây dựng, trong tương lai là một
trong những trung tâm kinh tế, giao thương quốc tế hiện đại. Cùng với đó, là các khu
đô thị, kinh tế ven biển khác như Nam Ðình Vũ, Ðồ Sơn, Thủy Nguyên đã được
khởi động xây dựng, tạo sức bật mới cho thành phố cảng (nguồn: haiphonginfo.vn).
Với vị trí như đã nêu ở trên đã tạo ra cho cảng Hải Phòng trở thành cửa ngõ của
miền Bắc, một trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị lớn, có đủ các điều kiện làm nơi
trung chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu cho Miền Bắc.
Thấy rõ được tầm quan trọng của cảng Hải Phòng, Đảng&Nhà nước và lãnh
đạo thành phố Hải Phòng đã không ngừng cải tạo, nâng cấp và xây mới hệ thống
cảng Hải Phòng để cảng Hải Phòng có thể nâng cao hơn nữa năng lực bốc dỡ, vận
chuyển hàng hoá qua cảng. Với đặc điểm vị trí địa lý, kinh tế, chính trị, xã hội của
cảng Hải Phòng trong những năm gần đây Hải Phòng cũng trở thành điểm nóng của
tệ nạn buôn lậu và gian lận thương mại.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Cục Hải quan Hải phòng.
Sơ lược lịch sử ra đời, xây dựng và phát triển của Cục Hải quan TP Hải phòng:
Trước ngày giải phóng thành phố cảng Hải phòng 1 tháng tại thủ đô Hà Nội

Bộ công thương đã ra quyết định số 87/BCT ngày 14/4/1955 thành lập Hải quan
thành phố Hải phòng thuộc sở Hải quan trung ương.
Ngày giải phòng Hải phòng (13/5/1955) cũng là ngày sở Hải quan Hải phòng
triển khai lực lượng với 708 cán bộ kháng chiến và 362 viên chức lưu dung. Nhiệm
vụ của sở Hải quan Hải phòng lúc này là kiểm tra giám sát và quản lý hoạt động
XNK, xuất nhập cảnh theo chế độ mới. Như vậy sở hải quan Hải phòng đã có mặt
đầu tiên trong lịch sử ngành Hải quan Việt nam đồng thời cũng là đơn vị Hải quan
cảng biển quốc tế đầu tiên của cả nước.
SV: Phạm Thị Kim Anh 12 Lớp: Kinh Tế
Quốc Tế 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Năm 1962 sở Hải quan trung ương được đổi tên thành Cục Hải quan thuộc Bộ
Thương Mại, theo đó phân sở hải quan Hải phòng được đổi thành phân Cục Hải
quan với biên chế 82 cán bộ nhân viên được chia thành 5 phòng ban và 3 trạm kiểm
soát.
Năm 1984 Nhà nước phê chuẩn việc thành lập Tổng Cục Hải quan trực thuộc
Hội Đồng Bộ Trưởng, là công cụ chuyên chính nửa vũ trang của Đảng và Nhà nước,
phân cục hải quan được đổi tên thành Hải quan thành phố Hải phòng. Với bộ máy tổ
chức 7 phòng ban và đơn vị Hải quan cửa khẩu trực thuộc làm việc trên địa bàn rộng
lớn quản lý hoạt động XNK, XNC qua cảng Hải phòng đang phát triển mạnh. Biên
chế cán bộ chiến sĩ cũng từ đó mà được tăng cường thêm thông qua qui chế tuyển
dụng.
Triển khai Nghị Định 16/CP ngày 01/3/1994 của Chính phủ, tổ chức bộ máy
ngành Hải quan có bước phát triển, Hải quan Hải phòng được đổi tên thành Cục Hải
quan Hải phòng với bộ máy tổ chức gồm 10 phòng ban, 5 đơn vị Hải quan cửa khẩu
với tổng số 500 cán bộ nhân viên được đào tạo căn bản. Địa bàn hoạt động trước đây
có thời kỳ chỉ mới gồm khu vực cảng chính đến nay địa bàn hoạt động đã tăng lên
đến 20 km đất liền chạy theo chiều dài của cảng Hải phòng đã được mở mang phát
triển. Hiệu quả công tác hàng năm tăng rõ rệt. Ngay sau đó, chi cục Hải Quan cửa

khẩu Hải Phòng KVI tách ra cùng với 8 chi cục khác trực thuộc Cục hải quan HP
với nhiệm vụ và quyền hạn nhất định nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hải quan
thành phố.
Hải quan Hải phòng luôn xác định không ngừng đổi mới công tác để thực hiện
đúng đắn chức năng và hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý Nhà nước về Hải quan, điều
tra chống buôn lậu và gian lận thương mại, thu thuế XNK, thông qua các hoạt động
XNK, XNC qua cảng biển Hải phòng.
1.2. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của cục hải quan và chi cục hải quan
Hải Phòng
SV: Phạm Thị Kim Anh 13 Lớp: Kinh Tế
Quốc Tế 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
1.2.1. Cục Hải Quan Hải Phòng
Chức năng: Cục hải quan Hải Phòng có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục
Hải quan quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan, các
quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan
theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn
• Tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn, triển khai thực hiện các quy định của nhà
nước về hải quan trên địa bàn hoạt động của Cục hải quan, gồm:
 Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu,
chyển cửa khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh , quá cảnh tại
các của khẩu, các địa điểm kiểm tra tập trung và các địa điểm kiểm tra khác theo qui
định của pháp luật
 Thu thập, khai thác, xử lí thông tin nghiệp vụ hải quan theo quy định của pháp luật
và tổng cục trưởng tổng cục hải quan
 Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ động, phòng chống ma túy trong
phạm vi địa bàn hoạt động
• Phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, phòng, chống vận

chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phòng, chống ma túy ngoài phạm vi địa
bàn hoạt động cục Hải quan theo quy định của pháp luật
 Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất
nhập khẩu;
 Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của
pháp luật;
 Áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hàng quyết định hành chính thuộc thẩm quyền
theo quy định của pháp luật
 Thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và
phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của cục
hải quan theo quy địnhc ủa pháp luật
SV: Phạm Thị Kim Anh 14 Lớp: Kinh Tế
Quốc Tế 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
• Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các chi cục hải quan trong việc tổ chức triển
khai nhiệm vụ được giao.
• Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan theo quy
định của pháp luật.
• Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vận chuyển
trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại
đối với các quyết định hành chính của các đơn vị trực thuộc và giải quyết khiếu nại,
tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật
• Kiến nghị những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nước về
hải quan đối với xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách
thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các quy định của Tổng cục Hải quan về
chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục hải
quan những vướng mắc phát sinh, các vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của
Cục hải quan
• Tổ chức thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp

quản lí hải quan hiện đại vào hoạt động của cục hải quan.
• Phối hợp các đơn vị trên địa bàn, cơ quan nhà nước và các tổ chức có liên quan để
thực hiện nhiệm vụ được giao.
• Tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan trên địa bàn.
• Hướng dẫn, giải thích các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy
định của pháp luật.
• Hợp tác quốc tế về hải quan theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy
quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan
• Tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của cục Hải Quan; thực hiện chế
độ báo cáo theo chế độ quy định.
• Quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của cục Hải Quan theo quy
định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài Chính.
SV: Phạm Thị Kim Anh 15 Lớp: Kinh Tế
Quốc Tế 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
• Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế; quản lý, sử dụng phương tiện, trang bị
kỹ thuật và kinh phí hoạt động của cục Hải Quan theo quy định của pháp luật
• Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan giao và theo
quy định của pháp luật
1.2.2. Chi cục cửa khẩu Hải Phòng KVI
Chức năng của chi cục hải quan
Đã được quy định rõ trong quyết định số 1169/QĐ-TCHQ của Tổng cục trưởng tổng
cục hải quan. Quy định có ghi rõ:
• Chi cục hải quan bao gồm (chi cục hải quan cửa khẩu và chi cục hải quan ngoài cửa
khẩu) là đơn vị trực thuộc Cục Hải Quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố có chức năng trực
tiếp thực hiện các quy định quản lí nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và thu khác với
hàng hóa xuất nhập khẩu; phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển
trái phép hàng hóa qua biên giới, phòng, chống ma túy trong phạm vi địa bàn hoạt

động hải quan theo quy định của pháp luật.
• Chi cục Hải quan có tư cách pháp nhân, có trụ sở, có con dấu và tài khoản riêng tại
kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ, quyền hạn: Chi cục hải quan thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy
định của Luật hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan và những
nhiệm vụ quyền hạn cụ thể sau đây:
• Thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy
định của pháp luật.
• Thực hiện kiểm soát hải quan để phòng, chống buôn lậu, chống gian lận thương mại,
vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phòng, chống ma túy trong phạm vi địa
bàn hoạt động của hải quan.
Phối hợp với các lực lượng chức năng khác để thực hiện công tác phòng, chống
buôn lậu, chống gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới,
phòng, chống ma túy trong phạm vi địa bàn hoạt động của hải quan.
SV: Phạm Thị Kim Anh 16 Lớp: Kinh Tế
Quốc Tế 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
• Tiến hành thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật đối hàng hóa
xuất nhập khẩu; thực hiện việc ấn định thuế, theo dõi, thu thuế nợ đọng, cưỡng chế
thuế và phúc tập hồ sơ hải quan, đảm bảo thu đúng thu đủ nộp kịp thời vào ngân
sách nhà nước.
• Thực hiện thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, nhập
khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi
quản lí của chi cục hải quan.
• Tổ chức triển khai thực hiện việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương
pháp quản lí hải quan hiện đại và các hoạt động của Chi cục hải quan
• Thực hiện cập nhật thu thập, phân tích thông tin thu thập nghiệp vụ hải quan theo
quy định của Cục hải quan tỉnh và của Tổng cục hải quan

• Thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật
• Thực hiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật
• Thực hiện việc lập biên bản, ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính,
tạm giữ hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về hải quan và xử lí vi
phạm hành chính về hải quan; giải quyết khiếu nại quyết định hành chính.
• Kiến nghị với các cấp có thẩm quyền những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung về chính
sách quản lí nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập
cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, các quy định,
quy trình thủ tục hải quan và những vấn đề vượt quá thẩm quyền của chi cục Hải
quan.
• Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan trên địa bàn hoạt
động Hải quan để thực hiện nhiệm vụ được giao
• Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan cho
các tổ chức, cá nhận có hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn.
• Thực hiện hợp tác quốc tế về hải quan theo phân cấp của Tổng cục hải quan và Cục
hải quan tỉnh.
• Thực hiện các chế độ báo cáo và cung cấp thông tin về hoạt động của chi cục hải
quan theo quy định của Cục hải quan tỉnh và Tổng cục hải quan
• Thực hiện các nhiệm vụ khác do cục trưởng Cục hải quan tỉnh, thành phố giao.
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
1.3.1. Cục Hải Quan Hải Phòng
SV: Phạm Thị Kim Anh 17 Lớp: Kinh Tế
Quốc Tế 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Bộ máy tổ chức của ngành hải quan Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập
trung, thống nhất, theo ngành dọc từ trung ương đến địa phương.Vì thế cục Hải quan
Hải Phòng cũng được tổ chức từ trên xuống dưới, trong đó đứng đầu là cục trưởng,
rồi đến năm phó cục trưởng và tiếp theo là các phòng ban, chi cục. Mỗi đơn vị đều
có các chức năng, nhiệm vụ cụ thể.

Cục Trưởng: Phụ trách điều hành chịu trách nhiệm chung về toàn bộ các hoạt
động của cục Hải Quan thành phố Hải Phòng trước cấp trên.
Source: VietMarine.Net
Các phó cục trưởng: Có nhiệm vụ tham mưu giúp cho cục trưởng trong công
tác chung, trực tiếp phụ trách các phòng ban và chịu trách nhiệm trước cục trưởng về
công việc được giao.
Trung tâm dữ liệu và công nghệ thông tin: Có nhiệm vụ thực hiện công tác
thống kê nhà nước về Hải Quan, quản lý dữ liệu và phụ trách công tác tin học, tự
động hóa trong toàn cơ quan.
Phòng giá: Có nhiệm vụ thực hiện việc đánh giá đối với các mặt hàng được
nhập về.
Chi cục hải quan quản lí hàng đầu tư gia công: Có chức năng quản lý nhà
nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo các loại hình đầu tư, gia công, nhập
nguyên vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu.
Văn phòng cục: Có chức năng tham mưu tổng hợp giúp cục trưởng quản lý,
chỉ đạo, điều hành các mặt công tác nghiệp vụ và các mặt công tác khác của cục Hải
Quan đảm bảo phục vụ sự chỉ đạo nhanh, kịp thời đối với các đơn vị trực thuộc cục
Hải Quan Hải Phòng.
Phòng tổ chức và đào tạo cán bộ: Với các chức năng quản lý nhân sự, tham
mưu cho lãnh đạo cục về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác thanh tra.
Chi cục hải quan điện tử: Thực hiện các quy định quản lý nhà nước về hải
quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan;quy định về hải quan điện tử
đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được đăng kí làm thủ tục hải quan điện tử tại
SV: Phạm Thị Kim Anh 18 Lớp: Kinh Tế
Quốc Tế 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
chi cục này.
Source: VietMarine.Net
Phòng kiểm tra sau thông quan: Kiểm tra sổ sách và các hành vi gian lận

thương mại trong quá trình thông quan hàng hóa.
Phòng tham mưu chống buôn lậu và xử lí: Có nhiệm vụ phát hiện và ngăn
ngừa, điều tra những hành vi phạm pháp luật nhà nước về Hải Quan.Thụ lý các bộ
hồ sơ có biên bản vi phạm,phạm pháp Hải Quan do các bộ phận khác gửi đến, tham
mưu đề xuất lãnh đạo xử lý theo thẩm quyền.
Đội kiểm soát buôn lậu: Có nhiệm vụ phát hiện, chống tất cả các mặt hàng
gian lận thương mại nhằm mục đích trốn thuế.
Chi cục hải quan Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Khu chế xuất và khu
công nghiệp Hải Phòng: Thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về hải quan
đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, đấu tranh chống buôn
lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép, các đối tượng chịu sự giám sát
quản lý về Hải Quan qua địa bàn phụ trách.
Chi cục hải quan cảng I, cảng II, cảng III: Là đơn vị trực thuộc cục Hải
Quan Hải Phòng, thực hiện chức năng quản lý về Hải Quan đối với các hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận
thương mại và vận chuyển trái phép, các đối tượng chịu sự giám sát quản lý về Hải
Quan qua địa bàn phụ trách.
Biểu đồ 1.1:Cơ cấu tổ chức Cục Hải Quan
SV: Phạm Thị Kim Anh 19 Lớp: Kinh Tế
Quốc Tế 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Nguồn: Tổng cục hải quan
1.3.2.
Chi cục hải quan Hải Phòng KVI
Cục hải quan Hải Phòng trực thuộc Tổng cục Hải quan, Tổng cục hải quan trực
thuộc bộ tài chính, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực I là đơn vị
trực thuộc Cục Hải quan Thành phố Hải Phòng, là một trong mười đơn vị trực thuộc
có số thu Ngân sách Nhà nước lớn nhất. Với số lượng công chức trong các đội công
tác nghiệp vụ như sau: 98 CBCC và HĐLĐ

• Lãnh đạo chi cục gồm 4 đồng chí : chi cục trưởng và 4 phó chi cục trưởng
• Gồm 5 đội công tác thuộc chi cục : đội thủ tục hàng hóa XNK, đội quản lí thuế, đội
giám sát tầu KB&KSHQ, đội giám sát cổng cảng, đội tổng hợp.
1. Nhiệm vụ, chức năng cụ thể của các đội công tác
• Đội thủ tục hàng hóa XNK với 35 CBCC (1 đội trưởng và 3 đội phó) có chức
năng nhiệm vụ được giao là:
 Làm thủ tục hải quan đối với một số loại hình hàng hóa XNK;
 Kiểm tra tính thuế;
 Xác định trị giá tính thuế;
 Kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu;
 Đội quản lí thuế với 14 CBCC( 1 đội trưởng và 1 đội phó) chức năng nhiêm vụ
SV: Phạm Thị Kim Anh 20 Lớp: Kinh Tế
Quốc Tế 49B
Phòng
Tài Vụ-
Quản trị
Chi cục
HQ của
khẩu HP
KVI
Chi cục
HQ quản
lí hàng
ĐTGC
Chi cục
HQ TB
Phòng
TCCB
Phòng
thanh tra

Văn
phòng
Chi cục
HQCK
cảng HP
KV2
Chi cục
HQ
Hưng
Yên
Phòng
chống
BL&XL
VP
Chi cục
KT sau
thông
quan
Đội
KSHQ
Chi cục
HQCK
cảng HP
KVIII
Phòng
giám sát
và quản

Phòng
thuế

XNK
TT dữ
liệu và
CNTT
Chi
cục
CK
cảng
Đình

Chi cục
HQ khu
chế
xuất-
khu CN
CỤC PHÓ A
CỤC PHÓ B
CỤC PHÓ C
CỤC PHÓ D
CỤC TRƯỞNG
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
được giao là:
 Kế toán thuế;
 Thu, nộp tiền thuế vào NSNN;
 Thanh khoản: Hoàn thuế, không thu thuế;
 Theo dõi nợ đọng thuế;
 Phúc tập hồ sơ;
• Đội giám sát tầu KB&KSHQ với 18 CBCC( 1 đội trưởng và 2 đội phó) chức năng
nhiêm vụ được giao là:

 Giám sát xếp dỡ hàng tại tầu và khu vực kho bãi, tại các cảng;
 Tuần tra kiểm soát hải quan tại các cảng xếp dỡ trên địa bàn quản lý( 4 cảng đa năng
và 7 cảng chuyên dùng);
 Giám sát hàng hóa cửa hàng miễn thuế;
• Đội giám sát cổng cảng với 15 CBCC( 1 đội trưởng và 1 đội phó) chức năng nhiêm
vụ được giao là:
 Giám sát hàng hóa qua cổng: Tại 2 cổng cảng( số 3 và 4 cảng Hoàng Diệu);
• Đội tổng hợp gồm 12 CBCC và HĐLĐ(1 đội trưởng và 1 đội phó) có chức năng và
nhiệm vụ được giao là:
 Xây dựng các chương trình kế hoạch hành động của đơn vị;
 Thực hiện công văn, văn thư hành chính của đơn vị;
 Thực hiện công tác văn phòng Đảng của Đảng bộ bộ phận;
 Thực hiện công văn thi đua khen thưởng của đơn vị;
 Tổng hợp báo cáo định kì đột xuất của đơn vị;
 Thực hiện công tác Quản trị hệ thống mạng máy tính tại đơn vị;
 Thực hiện công tác xác nhận nguồn gốc xe oto, xe máy nhập khẩu;
 Thực hiện một mảng công tác xử lí vi phạm hành chính;
 Thực hiện công tác bảo vệ AN TOÀN – AN NINH, phòng chống cháy nổ của đơn vị
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi Cục Hải Quan HP
SV: Phạm Thị Kim Anh 21 Lớp: Kinh Tế
Quốc Tế 49B
CỤC HẢI QUAN
HẢI PHÒNG
CHI CỤC HQ CK CẢNG
HP KVI
PHÓ CHI CỤC
TRƯỞNG
CHI CỤC
TRƯỞNG
ĐỘI GÍAM SÁT TÀU-

KHO BÃI
PHÓ CHI CỤC
TRƯỞNG
PHÓ CHI CỤC
TRƯỞNG
ĐỘI THỦ TỤC XUẤT
NHẬP KHẨU
ĐỘI QUẢN LÝ
THUẾ
ĐỘI TỔNG
HỢP
ĐỘI GIÁM SÁT CỔNG
CẢNG
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai


Nguồn: Tổng cục hải quan
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT
NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU HẢI PHÒNG KHU
VỰC I
2.1. Quản lí đối tượng nộp thuế
Theo các quy định trong luật thuế xuất nhập khẩu, Nghị định 54/CP ngày
28/8/1993; số 94/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính Phủ hướng dẫn chi tiết
thi hành luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu; Thông
tư số 172/1998/TT/BTC ngày 22/12/1998 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành chi
tiết luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu, qui định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa
khẩu, biên giới Việt nam đều là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
 Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các tổ chức kinh tế nước ngoài, của các
hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

SV: Phạm Thị Kim Anh 22 Lớp: Kinh Tế
Quốc Tế 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
 Hàng hoá của các tổ chức kinh tế tại Việt Nam, của các tổ chức kinh tế nước
ngoài tại Việt Nam được phép xuất khẩu vào khu chế xuất tại Việt Nam và
được phép nhập hàng hoá từ khu chế xuất tại Việt Nam vào thị trường nội địa
của Việt Nam;
 Hàng xuất nhập khẩu để làm mẫu, quảng cáo, dự hội chợ triển lãm;
 Hàng Viện trợ hoàn lại và không hoàn lại;
 Hàng vượt quá tiêu chuẩn hành lý được miễn thuế đem theo người của các cá
nhân của nước ngoài và người Việt Nam khi xuất nhập cảnh qua cửa khẩu, biên
giới Việt Nam;
 Hàng là quà biếu, quà tặng vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế của các tổ chức cá
nhân ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hoặc gửi về
cho các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam và ngược lại;
 Hàng xuất nhập khẩu vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế của các tổ chức quốc tế,
cơ quan ngoại giao tại Việt Nam và của các cá nhân người nước ngoài làm việc
tại các tổ chức nói trên hoặc tại các tổ chức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
 Hàng là tài sản di chuyển vượt quá mức tiêu chuẩn miễn thuế của các tổ chức,
cá nhân nước ngoài xuất khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam do hết hạn cư
trú và làm việc tại Việt Nam và của cá nhân người Việt Nam được Chính phủ
Việt Nam cho phép định cư ở nước ngoài;
Trên đây là các trường hợp cụ thể hàng hoá xuất nhập khẩu chịu sự điều chỉnh
của thuế xuất nhập khẩu hiện hành ở nước ta. Tuy nhiên trong một số trường hợp sự
vận động của hàng hoá có tính chất xuất nhập khẩu, nhưng lại không bị sự điều
chỉnh của luật thuế xuất nhập khẩu hiện hành. Cụ thể:
 Hàng vận chuyển quá cảnh, hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam
trên cơ sở các hiệp định đã ký kết giữa hai Chính phủ, hoặc ngành, địa phương
được Thủ tướng Chính phủ cho phép;

 Hàng từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất và hàng hoá từ khu chế xuất
xuất khẩu đi nước ngoài, hoặc hàng hoá từ khu chế xuất này sang khu chế xuất
khác trong lãnh thổ của Việt Nam;
SV: Phạm Thị Kim Anh 23 Lớp: Kinh Tế
Quốc Tế 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
 Hàng hoá chuyển khẩu bao gồm các hình thức: Hàng được chuyển thẳng từ
cảng nước xuất khẩu đến cảng nước nhập khẩu không đến cảng Việt Nam; Hàng
chở đến cảng Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam mà
đi luôn tới cảng nước nhập khẩu, hàng đưa vào kho ngoại quan rồi chuyển đến
nước khác không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam theo quy chế quản lý kho
ngoại quan;
 Hàng viện trợ nhân đạo bao gồm hàng của các tổ chức liên hiệp quốc, viện trợ
nhà nước theo chương trình dự án viện trợ đã được ký kết và theo các khoản
viện trợ đột xuất của các Chính phủ, tổ chức nước ngoài để khắc phục hậu quả
do thiên tai, dịch bệnh;
Nắm rõ quy định về đối tượng nộp thuế, Chi cục hải quan cửa khẩu Hải Phòng
Khu Vực I luôn nhận thức rõ và thực thi sát sao theo quy định, hạn chế tối đa tình
trạng thu nhầm đối tượng, bỏ sót, phân luồng hàng hóa và kiểm soát luồng hàng ra
vào kĩ lưỡng. Với mỗi đối tượng nộp thuế lại có một đặc thù riêng nên ngay trong
quá trình xem xét thủ tục hải quan, công chức hải quan luôn kỹ lưỡng trong vấn đề
phân loại hàng hóa, mọi khúc mắc sẽ do chi cục trưởng giải quyết mau chóng và
chính xác.
2.2. Phương pháp xác định trị giá tính thuế
Để tính thuế số thuế phải nộp đối với một lô hàng XNK cần phải căn cứ vào 4
qui định sau:
 Số lượng hàng: Việc xác định số lượng hàng hoá XNK phải căn cứ vào tờ
khai Hải quan đã được Hải quan xác định số lượng hàng thực XNK.
 Thuế suất: Căn cứ vào biểu thuế XNK đối với từng loại hàng do Bộ Tài Chính

qui định.
 Tỷ giá tính thuế: Căn cứ vào tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố trên báo
nhân dân hàng ngày.
 Giá tính thuế: Giá tính được xác định theo các trường hợp cụ thể
SV: Phạm Thị Kim Anh 24 Lớp: Kinh Tế
Quốc Tế 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Các yếu tố trên luôn được thể hiện rõ ràng trên tờ khai hải quan, tờ khai trị giá tính
thuế.
2.2.1. Đối với hàng hóa nhập khẩu
a. Giai đoạn trước 2007
 Thời điểm xác định trị giá hải quan
Thời điểm xác đinh trị giá hải quan là ngày người khai hải quan đăng ký tờ
khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp trị giá hải quan do cơ
quan hải quan xác định thì thời điểm xác định trị giá hải quan là ngày cơ quan hải
quan xác định trị giá theo quy định tại Nghị định 155/2005/NĐ-CP.
Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng phương pháp xác định thời điểm khai
bảo hải quan xuất hiện một số những khúc mắc nhất định. Thời điểm xác định trị giá
hải quan sẽ quy định tỷ giá tính thuế. Một tờ khai hải quan không phải được thông
qua ngay khi trình lên đơn vị hải quan, có thể mất tới 2-3 ngày hay nhiều hơn nữa,
phụ thuộc vào độ phức tạp của lô hàng. Nhận thức rõ khúc mắc điểm hạn chế này và
nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp, lãnh đạo chi cục ra chỉ đạo cho các công chức
giải quyết nhanh chóng các tờ khai, trong trường hợp lô hàng phức tạp tờ khai được
thông quan trong vòng 3 ngày sẽ vẫn áp dụng với tỷ giá đã khai, còn với tờ khai
được thông quan muộn hơn 3 ngày thì doanh nghiệp phải điều chỉnh tỷ giá theo tỷ
giá ngày được thông quan. Chi cục hải quan cửa khẩu Hải Phòng KVI luôn cố gắng
tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhưng vẫn tuân thủ quy định của chính phủ.
 Xác định trị giá giao dịch theo 6 phương pháp
• Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá

nhập khẩu
Đối với phương pháp này trị giá hàng hóa sẽ được sử dụng để tính thuế nhập
khẩu là giá thực trả hoặc giá sẽ phải trả khi hàng hóa được bán từ nước xuất khẩu
sang nước nhập khẩu ( gọi là giá giao dịch), hay đó sẽ là giá ghi trên hợp đồng mua
bán ngoại thương, trên hóa đơn bán hàng. Mức giá này có thể được điều chỉnh cộng
thêm một số loại chi phí hợp lý.
SV: Phạm Thị Kim Anh 25 Lớp: Kinh Tế
Quốc Tế 49B

×