Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Hoàn thiện công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tân Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.23 KB, 55 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Ths. Hà Sơn Tùng
LỜI MỞ ĐẦU
Để bất cứ một hoạt động tập thể nào được tiến hành và đạt kết quả mong
muốn, cần phải có sự điều hành quản lý. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng
vậy, để đem lại lợi nhuận và tăng trưởng về quy mô cho doanh nghiệp rất cần sự
lãnh đạo quản lý chặt chẽ, khoa học. Đó là trong doanh nghiệp nói chung nhưng để
hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cũng còn đòi hỏi ở mỗi bộ phận đều phải
có kế hoạch hoạt động riêng cố nhiên không xa rời mục tiêu của doanh nghiệp.
Cung ứng và quản lý vật tư là một bộ phận như vậy, công tác này góp một phần rất
quan trọng vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp và có ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả kinh doanh.
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm,
trong cơ cấu giá thành sản phẩm chi phí về nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn. Chất
lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến việc
quản lý và sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu. Mà quản lý và sử dụng tiết kiệm
nguyên vật liệu (NVL) là một trong những biện pháp quan trọng góp phần hạ giá
thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Quản lý và sử dụng tốt NVL là một trong những chính sách của Đảng và Nhà
Nước. Hơn nữa trong bất kỳ doanh nghiệp nào việc quản lý và sử dụng hợp lý NVL
đều rất cần thiết và mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp.
Trong công cuộc phát triển ngày nay, công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tân
Sơn cũng rất chú trọng đến công tác quản trị cung ứng NVL nhằm hạ giá thành,
tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao uy tín của công ty trên thị trường. Công ty đã có
những biện pháp góp phần vào việc nâng cao hiệu quả quản trị cung ứng NVL, song
do những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan nên công tác trên còn gặp
nhiều trở ngại .
Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tân Sơn,
em quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản trị cung ứng nguyên vật
liệu tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tân Sơn”
Báo cáo gồm 3 phần:


Lại Thị Hương
Lớp: QTKDCN- XD 49C
1
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Ths. Hà Sơn Tùng
Phần I: Tổng quan về tình hình phát triển của công ty cổ phần vật liệu xây
dựng Tân Sơn
Phần II: Thực trạng về công tác quản lý và cung ứng nguyên vật liệu ở công ty
cổ phần vật liệu xây dựng Tân Sơn
PhầnIII: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị cung ứng nguyên vật
liệu tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tân Sơn
Bài báo cáo được hoàn thành với sự chỉ dẫn tận tình của Thạc sỹ Hà Sơn
Tùng và tập thể các cô các chú làm việc tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tân
Sơn. Dù đã rất cố gắng để hoàn thành thật tốt bài báo cáo song không thể tránh khỏi
sai sót, nên rất mong nhận được sự góp ý của các thấy cô giáo và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện
Lại Thị Hương
Lại Thị Hương
Lớp: QTKDCN- XD 49C
2
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Ths. Hà Sơn Tùng
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU
XÂY DỰNG TÂN SƠN
1.1 Thông tin chung về công ty CPVLXD Tân Sơn
1.1.1 Tên và địa chỉ công ty
Tên công ty viết bằng tiếng Việt: Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tân Sơn
Tên công ty viết bằng tiếng Anh: Tan Son Building Materials Joint Stock

Company
Tên công ty viết tắt : TSBM, JSC
Địa chỉ: Xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
Điện thoại: 02413501091
Fax: 02413719388
Mã số thuế: 2300280778
Giấy phép kinh doanh số: 2300280778
Đăng ký lần 1 : 26/05/2006
Đăng ký lần 2 : 10/08/2009
Tài khoản ngân hàng: 102010000468370, tại ngân hàng Công Thương Tiên Sơn
Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất kinh doanh các sản phẩm vật liệu xây dựng ,( sản
phẩm chủ yếu là gạch 2 lỗ)và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất các sản
phẩm gốm, sứ, vật liệu xây dựng. Xây dựng các công trình dân dụng, công trình hạ
tầng, kỹ thuật đô thị, san lập mặt bằng và hoàn thiện các công trình xây dựng.
1.1.2 Quy mô của doanh nghiệp
Quý IV năm 2007 với tổng số vốn: 18.389.142.3000
Trong đó Vốn cố định: 11.576.459.529
Vốn lưu động: 6.830.682.771
Các tài sản chủ yếu của doanh nghiệp có tổng giá trị là: 11.576.459.529đ
Bao gồm: + Máy tạo hình: 3.458.785.452đ
Lại Thị Hương
Lớp: QTKDCN- XD 49C
3
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Ths. Hà Sơn Tùng
+ Nhà cáng kính: 1.645.218.316đ
+ Lò nung tuynel: 3.214.147.245đ
+ Kho chứa than, kho chứa đất: 175.060.400đ
+ Hầm sấy Tuynel: 2.889.795.353đ
+ Văn phòng làm việc: 184.452.763đ

1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
CPVLXD Tân Sơn
Tiền thân của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tân Sơn được thành lập năm
2005 do sở kế hoạch và đầu tư Bắc Ninh cấp giấy phép kinh doanh cho công ty cổ
phần vật liệu xây dựng Tân Sơn theo số 2103000172 ngày 26 tháng 5 năm 2005.
Đến ngày 10 tháng 8 năm 2009 công ty được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh lần
2 số 2300280778 do quy định của cơ quan thuế mã số thuế phải trùng với số giấy
phép kinh doanh .Công ty có trụ sở tại thông Lương, xã Tri Phương, huyện Tiên
Du, tỉnh Bắc Ninh.
Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tân Sơn là một công ty cổ phần hoạt động
sản xuất kinh doanh theo quy định pháp luật của nhà nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Là một công ty cổ phần nên nguồn vốn công ty là vốn góp chung
của các cổ đông , cùng nhau phân chia lợi nhuận và cùng nhau chịu lỗ tương ứng
với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm
vi giá trị cổ phần mình sở hữu. Lợi ích của các cổ đông được pháp luật bảo hộ.
Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính và có tư cách pháp
nhân, con dấu riêng.
Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tân Sơn được thành lập từ tháng 5 năm
2006 và dự án đầu tư xây dựng nhà máy trải qua 3 gia đoạn :
- Giai đoạn 1: Tiến hành đền bù và thu hồi đất từ tháng 6 năm 2006 đến tháng
2 năm 2007 với tổng diện tích đền bù là 9.7ha.
- Giai đoạn 2: Từ tháng 2 năm 2007 đến tháng 12 năm 2007: Xây dựng cơ sở
hạ tầng, dây chuyền sản xuất 1 trên diện tích khoảng 5.7ha bao gồm:
+ Khu nhà chế biến tạo hình, nhà bao che hầm sấy và lò nung, nhà phơi mộc,
Lại Thị Hương
Lớp: QTKDCN- XD 49C
4
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Ths. Hà Sơn Tùng
nhà chứa đất, xưởng cơ khí được bố trí khối phù hợp với đường đi công nghệ trong

nhà máy
+ Nhà điều hành, nhà ăn ca được tách riêng biệt để đảm bảo giảm tiếng ồn và
độ bụi
+Hệ thống thoát nước, nhà vệ sinh, nhà để xe
- Giai đoạn 3: Từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 7 năm 2008: Nhà máy cần phải
mở rộng thêm khoảng 4ha để phục vụ cho dây chuyền 2
+ Khu nhà chế biến tạo hình, nhà bao che hàm sấy và lò nung, nhà phơi mộc,
nhà chứa đất
+ Khu nhà ở cho công nhân.
Đến cuối năm 2008 nhà máy hoạt động với 2 dây chuyền, công suất lên tới 60
triệu viên / năm.
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tân Sơn
1.3.1 Cơ cấu bộ máy quản lý công ty
Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý của công ty cổ phần vật liệu xây
dựng Tân Sơn được thể hiện qua sơ đồ sau và được bố trí theo mô hình trực tuyến
– chức năng.
Lại Thị Hương
Lớp: QTKDCN- XD 49C
5
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Ths. Hà Sơn Tùng
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần VLXD Tân Sơn
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - công ty cổ phần VLXD Tân Sơn)
Lại Thị Hương
Lớp: QTKDCN- XD 49C
6
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
PGĐ SẢN XUẤT- KINH DOANH
PHÒNG TỔ CHỨC

HÀNH CHÍNH
PHÒNG
KẾ TOÁN
PHÒNG
KINH DOANH
Phân
xưởng
sản
xuất tạo
hình
Phân
xưởng
sản
xuất
xếp đốt
Phân
xưởng
cơ điện
Bán
hàng
Kho
ngoại
Tổ
chế
biến 1
Tổ
chế
biến 2
Tổ ra


Tổ
xếp
goòng
Tổ
đốt
Tổ
điện
Tổ cơ
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Ths. Hà Sơn Tùng
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
- Giám đốc
Là người đứng đầu và có số vốn góp cổ đông trên 50% số vốn công ty, là
người đại diện pháp nhân của công ty và phải chịu trách nhiệm điều hành mọi
hoạt động của công ty trước pháp luật nhà nước. Giám đốc là người quyết định và
có quyền điều hành cao nhất trong công ty, là người chỉ đạo điều hành mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của nhà máy thông qua phó giám đốc, các bộ phận
phòng ban và phân xưởng sản xuất. Đồng thời trực tiếp phụ trách bộ phận tổ chức
hành chính và kế toán.
- Phó giám đốc sản xuất – kinh doanh
Là người dưới quyền giám đốc , được giám đốc ủy quyền giao dịch với các
nhà thầu, công trình, doanh nghiệp khác, phụ trách về việc bán hàng, tiêu thụ sản
phẩm của công ty. Phó giám đốc còn là người đưa ra những chiến lược marketing,
quảng bá sản phẩm, đưa ra những kế hoạch bán hang hiệu quả nhất để công ty đạt
được những mục tiêu đã đề ra. Ngoài ra, phó giám đốc còn phụ trách việc sản xuất
của công ty, giám sát việc sản xuất từ khâu làm đất đến khi thành gạch, là người
phụ trách và đảm bảo chất lượng sản phẩm để sản phẩm luôn luôn đạt tiêu chuẩn
và tiết kiệm được chi phí sản xuất.Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc
về công việc của mình
- Phòng kinh doanh

+ Lập và quản lý, theo dõi tình hình thực hiện các đơn đặt hàng.
+ Cùng phó giám đốc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
+ Thực hiện các chương trình khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm.
+ Tư vấn cho ban giám đốc các hợp đồng kinh tế.
Phòng kế toán
Thực hiện 3 chức năng: Kế hoạch kế toán, thống kê và lao động tiền lương,
chịu sự điều hành trực tiếp của giám đốc. Phóng kế toán có nhiệm vụ xây dựng
các kế hoạch, biện pháp và kế hoạch pháp lệnh về sản xuất, cung ứng vật tư kế
Lại Thị Hương
Lớp: QTKDCN- XD 49C
7
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Ths. Hà Sơn Tùng
hoạch tài chính, quản lý chặt chẽ nguồn vốn, sử dụng đúng mục đích. Các thông
tin kinh tế, tính toán phải ghi chép đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh trong kỳ của công ty, cung cấp các thông tin về sản xuất, chi phí giá thành
sản phẩm kịp thời, chính xác phục vụ cho việc ra quyết định của giám đốc.
- Phòng tổ chức hành chính
Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc và bố trí nhân công lao động, công tác
nhân sự, tuyển dụng trong phạm vi của công ty, bồi dưỡng khen thưởng, kỷ luật
đối với cán bộ công nhân viên, xây dựng các định mức về lao động tiền lương,
quản lý hồ sơ, hoạt động y tế, hành chính và tổ chức các hoạt động xã hội của
công ty. Ngoài ra phòng hành chính còn phải quyết các chế độ chính sách cho
công nhân viên, tham gia xây dựng, phổ biến nội quy, quy chế của công ty,
nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước
đề ra.
- Tổ chế biến 1
Có nhiệm vụ sản xuất ra gạch mộc( bán thành phẩm) , chịu trách nhiệm từ
khâu đưa đất vào máy cấp liệu đến khi gạch mộc được xếp trong lò cáng kính theo
quy định

- Tổ chế biến 2
Có nhiệm vụ nghiền than, vận chuyển than và gạch mộc ở khâu tạo hình và
vận chuyển lên lò phục vụ cho việc nung sản phẩm.
- Tổ ra lò
Có nhiệm vụ chuyển gạch từ trên goong đến xếp theo quy định trong khu
vực kho thành phẩm, vệ sinh goong ra lò và khu vực kho thành phẩm.
- Tổ xếp goong
Có nhiệm vụ vận chuyển gạch mộc khô từ trong nhà cáng kính lên goong
theo đúng kỹ thuật và quy trình công nghệ.
Lại Thị Hương
Lớp: QTKDCN- XD 49C
8
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Ths. Hà Sơn Tùng
- Tổ đốt
Phụ trách việc vào lò, ra lò phụ trách từ khâu gạch mộc ở trên goong vào
hầm sấy, vào lò tuynel đến khi gạch ra lò.
- Tổ điện
Có nhiệm vụ cung cấp điện trong suốt quá trình sản xuất.
- Tổ cơ
Có nhiệm vụ sửa chữa. bảo dưỡng các thiết bị tạo hình và các thiết bị liên
quan thuộc phân xưởng tạo hình.
- Tổ ủi
Có nhiệm vụ khai thác và van chuyển đất từ vùng nguyên liệu của công ty.
1.4 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty cổ phần vật
liệu xây dựng Tân Sơn
1.4.1 Đặc điểm về sản phẩm của công ty
Sản phẩm chủ yếu của công ty là gạch 2 lỗ tiêu chuẩn, chiếm khoảng 80% sản
lượng sản xuất của công ty do yêu cầu của thị trường về loại sản này này lớn, và
mục tiêu sản phẩm chính của công ty chính là sản phẩm gạch 2 lỗ tiêu chuẩn.

Bảng 1: Bảng thống kê cơ cấu sản xuất sản phẩm năm 2008, 2009
TT
Tên sản
phẩm
Kích
thước(mm)
Trọng
lượng
(kg/viên)
KQTC
Sản lượng
năm 2008
(viên)
Sản lượng
năm 2009
(viên)
1 Gạch 2 lỗ
TC
220*105*60 1,65 1,0 23.900.000 52.500.000
2 Gạch chẻ
250
250*250*18 2,5 1,56 2.700.000 5.700.000
3 Gạch chẻ
300
300*300*20 3,2 3,0 2.300.000 5.500.000
4 Ngói 22
viên/m
2
2,0 2,0 1.400.000 3.100.000
Cộng 30.300.000 66.800.000

Lại Thị Hương
Lớp: QTKDCN- XD 49C
9
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Ths. Hà Sơn Tùng
(Nguồn: Phòng kế toán – công ty cổ phần VLXD Tân Sơn)
Qua bảng thống kê cơ cấu sản phẩm năm 2008, 2009 của công ty cổ phần vật
liệu xây dựng Tân Sơn ta thấy, nhìn chung cơ cấu sản phẩm của công ty không có
thay đổi nhiều mà thay đổi chủ yếu là số lượng sản phẩm , do đó nguyên vật liệu
cung cấp cho quá trình sản xuất cũng tăng lên, tỷ lệ thuận với sự tăng số lượng sản
phẩm sản xuất. Từ cuối năm 2008 công ty đưa vào hoạt động dây chuyền 2, đến
năm 2009 dây chuyền 2 hoạt động ổn định và nhà máy hoạt động với cả 2 dây
chuyền tạo sản lượng gấp đôi năm 2008, nên khối lượng nguyên vật liệu cung cấp
nguyên vật liệu cũng tăng gấp đôi. Mặc dù năm 2008, 3 quý đầu công ty Tân Sơn
chỉ hoạt động với 1 dây chuyền và đến quý 4 năm 2008 mới đưa thêm dây chuyền 2
sản xuất nhưng do mới đi vào hoạt động công ty còn gặp nhiều khó khăn về nhân sự
cũng như dây chuyền sản xuất nên chưa sản suất được hết công suất tối đa của dây
chuyền và sản xuất được 30,3 triệu viên. Đến năm 2009, hoạt đống sản xuất đi vào
ổn định cộng với sự thành thạo của công nhân trong công việc nên năng suất rất
cao, sản xuất được 66,8 triệu viên. Nhìn chung, công ty Tân Sơn luôn đáp ứng đủ
nguyên vật liệu để đảm bảo sản xuất ổn định, sản phẩm có chất lượng cao.
1.4.2 Đặc điểm về khách hàng và thị trường tiêu thụ
Thị trường gạch ngói đất sét nung tại Việt Nam trong vòng 10 năm qua từ khi
dây chuyền sản xuất gạch tuynel đầu tiền đi vào hoạt động đến nay có rất nhiều tiến
bộ và đang trên đà phát triển. Với những ưu điểm về chất lượng tốt, số lượng nhiều,
cải thiện được điều kiện làm việc cho công nhân, giảm mức độ ảnh hưởng đến môi
trường nên dây chuyền sản xuất gạch tuynel được nhiều cơ sở lựa chọn để đầu tư.
Do nhu cầu xây dựng tăng mạnh, những cơ sở sản xuất hiện tại lại chưa đáp ứng đủ
nên thị trường tiêu thụ sản phẩm còn rất nhiều. Huyện Tiên Du có cơ sở hạ tầng tốt,
giao thông thuận lợi là điều kiện quan trọng để công ty phát triển thi trường đến các

tình lân cận, đặc biệt là thị trường Hà Nội. Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tân
Sơn lại nằm trên trục đường 295, gần đường cao tốc Lạng Sơn – Hà Nội, thuộc khu
công nghiệp Tiên Sơn Bắc Ninh nên việc phát triển thị trường càng trở nên thuận
lợi . Thị trường chính mà công ty nhắm đến chính là thị trường trong tỉnh Bắc Ninh
và Hà Nội, ngoài ra còn có các tỉnh lân cận như: Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương.
Lại Thị Hương
Lớp: QTKDCN- XD 49C
10
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Ths. Hà Sơn Tùng
Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tân Sơn mặc dù mới hoạt động được hơn 2
năm nhưng đã tạo dựng được uy tín trên thị trường và đã cung cấp gạch cho một số
công ty xây dựng có uy tín lớn như: Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1,
HUD3, HUD4, công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng & giao thông (Intracom),
công ty cổ phần kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội, công ty xây dựng Bắc
Sơn….
Bảng 2: Tình hình tiêu thụ gạch đối với khách hàng chính của công ty cổ
phần VLXD Tân Sơn năm 2008 - 2009
Đơn vị tính: Viên
STT Tên khách hàng chính
Năm 2008 Năm 2009
1 Công ty CP ĐTXD HUD1 6.300.000 10.500.000
2 Công ty CP ĐTXD HUD3 4.300.000 7.900.000
3 Công ty CP ĐTXD HUD4 0 6.800.000
4 Công ty Intracom 0 6.400.000
5 Công ty xây dựng Bắc Sơn 5.800.000 9.200.000
6 Công ty CP KD phát triển
nhà và đô thị Hà Nội
5.900.000 9.300.000
Tổng 22.300.000 50.100.000

(Nguồn: Phòng kế toán – công ty cổ phần VLXD Tân Sơn)
Qua bảng trên thấy rằng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty có sự biến
đổi lớn qua 2 năm hoạt động. Khách hàng chính của công ty đã tăng thêm và tổng
giá trị bán tăng lên tới 2,25 lần. Con số này đã cho thấy sự tăng trưởng của công ty
Tân Sơn không chỉ về quy mô sản xuất mà cả thị trường tiêu thụ.
Bảng 3: Tình hình tiêu thụ gạch theo từng vùng của công ty CPVLXD Tân Sơn
năm 2008 – 2009
Đơn vị tính: viên
Lại Thị Hương
Lớp: QTKDCN- XD 49C
11
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Ths. Hà Sơn Tùng
Năm
Vùng thị trường
2008 2009
Số lượng % Số lượng %
Hà Nội 14.800.000 48,8% 31.900.000 47,6%
Bắc Ninh 11.600.000 38,3% 23.400.000 35%
Vùng khác 3.900.000 12.9% 11.500.000 17,4%
Tổng 30.300.000 100% 66.800.000 100%
(Nguồn: Phòng kế toán – công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tân Sơn)
Biểu 1: Tình hình tiêu thụ gạch theo từng vùng công ty CPVLXD Tân Sơn năm
2008 – 2009
2008 2009
Qua bảng, biểu trên ta thấy, thị trường Hà Nội luôn đạt mức tiêu thụ cao nhất do ở
đây nhu cầu xây dựng rất cao, đặc biệt thời gian gần đây nhu cầu xây dựng cơ sở hạ
tầng cũng như những khu đô thị đã tăng lên rất nhiều và tỷ trọng tiêu thụ gạch của
công ty Tân Sơn ở thị trường này trong 2 năm 2008, 2009 đều gần 50% và năm
2009 có giảm đi đôi chút. Tiếp đó là thị trường trong tỉnh Bắc Ninh, do thuận lợi về

giao thông và ở Bắc Ninh đang phát triển, xây dựng khá nhiều khu công nghiệp nên
nhu cầu về gạch xây dựng cũng cao, mặc dù tỷ trọng tiêu thụ gạch năm 2009 có
giảm hơn so với năm 2008 với lượng không đáng kể. Ở các tỉnh lân cận như Hưng
Lại Thị Hương
Lớp: QTKDCN- XD 49C
12
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Ths. Hà Sơn Tùng
Yên, Bắc Giang… thì số lượng tiêu thụ về tỷ trọng có tăng hơn so với năm 2008
nhưng nhìn chung vẫn ít ít hơn do nhu cầu xây dựng ít hơn và đội ngũ nhân viên
bán hàng của công ty vẫn chưa chú trọng nhiều đến thị trường này
1.4.3 Đặc điểm về lao động
Đặc điểm về cơ cấu lao động
Mặc dù mơi bắt đầu sản xuất từ năm 2008 nhưng công ty cổ phần vật liệu xây
dựng Tân Sơn cũng đã đạt được những thành quả nhất định, điều đó đã thể hiện
những nỗ lực cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty. Hiện tại, công ty
có 281 công nhân viên làm việc.
Bảng 4: Cơ cấu lao động công ty CPVLXD Tân Sơn năm 2008- 2009
Đơn vị: Người
Cơ cấu lao động Năm 2008 Năm 2009
Tổng số lao động 204 253
Chưa tốt nghiệp phổ thông 110 140
Đã tốt nghiệp phổ thông 67 96
Trình độ cao đẳng, trung cấp 20 20
Trình độ đại học 7 7
Trình độ trên đại học 0 0
Nữ 130 162
Nam 74 91
( Nguồn: Tổ chức hành chính – Công ty cổ phần VLXD Tân Sơn
Biểu 2: Cơ cấu lao động công ty cổ phần VLXD Tân Sơn năm 2008 và 2009

Năm 2008 Năm 2009
Lại Thị Hương
Lớp: QTKDCN- XD 49C
13
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Ths. Hà Sơn Tùng
Từ bảng cơ cấu lao động trên ta nhận thấy, trong 2 năm 2008 và 2009 tổng số
lao động công ty tăng lên đáng kể nhưng chủ yếu là tăng số lao động trực tiếp sản
xuất còn bộ phận văn phòng thì không thay đổi. Cụ thể, năm 2009 tổng số lao động
tăng 1,24 lần so với năm 2008,. Sở dĩ có sự gia tăng lao động đó là do đến cuối năm
2008, công ty hoàn thành việc xây dựng dây chuyền thứ 2 và đưa vào sản xuất và
tuyển thêm công nhân. Nhưng vấn đề tuyển nhân sự của công ty cũng gặp khó khăn
do lượng lao động tại khu vực còn ít. Để sản xuất được cả 2 dây chuyền đã có thời
gian công nhân phải làm việc tăng ca, làm thêm để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Đến
cuối năm 2009, đầu 2010 công ty có những chính sách ưu tiên lao động ở xa như trợ
cấp tiền đi lại về quê, tạo điều kiện ăn ở sinh hoạt nên gần như trình trạng thiếu
công nhân đã được giải quyết. Theo bảng trên thì cơ cấu lao động về số nam nữ
thay đổi khá ít. Số lao động nữ thường gấp 1,8 lần số lao động năm qua cả 3 năm.
Với đặc điểm là công ty sản xuất gạch, không cần trình độ học vấn cao nên số lao
lao động chưa tốt nghiệp trung học phổ thông của công ty chiếm tỷ trọng nhiều
nhất, chiếm hơn 1 nửa trổng số lao động công ty,và công việc chính là lao động sản
xuất trực tiếp ra sản phẩm. Những người có trình độ cao đẳng, trung cấp và đại học
là bộ phận chiểm tỷ trọng nhỏ nhất trong công ty và chủ yếu là bộ phận quản lý,
văn phòng. Những người làm công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu của công
ty Tân Sơn trình độ chuyên môn chưa cao, do đặc điểm của công ty lại chưa có
phòng kế hoạch vật tư nên vấn đề quản lý cung ứng nguyên vật liệu vẫn còn khá
nhiều hạn chế. Ngoài ra, số lượng công nhân sản xuất trực tiếp có trình độ chuyên
môn còn thấp, ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu của công nhân chưa cao nên cũng
Lại Thị Hương
Lớp: QTKDCN- XD 49C

14
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Ths. Hà Sơn Tùng
ảnh hưởng đến công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu của công ty. Công ty cổ
phần vật liệu xây dựng Tân Sơn trả lương cho công nhân sản xuất sản phẩm theo
hình thức khoán theo sản phẩm, và trung bình là khoảng 2.400.000đ/ tháng. Ngoài
ra, các bộ phận khác lương tính theo ngày công và có những khoản thưởng doanh
thu, lương trách nhiệm đối với bộ phận quản lý.
1.4.3 Đặc điểm về quy trình sản xuất, công nghệ
Công ty đã lựa chọn công nghệ sản xuất tuynel tiến tiến, có khả năng sản xuất
các lọa gạch có chất lượng cao. Lò được xây bằng phần lớn vật liệu sản xuất trong
nước, giá thành tương đối thấp nhưng vẫn cao hơn chi phí xây các lò truyền thống.
Tính năng kỹ thuật của lò tuynen:
- Nhiên liệu: dầu, gas, có thể sử dụng than đá;
- Sản phẩm di động, nhiệt cố định, dòng khí chuyển động ngược chiều sản
phẩm.
- Kiểm tra nhiệt độ của lò nung bằng can nhiệt, có thể cài đặt nhiệt theo yêu
cầu;
- Chế độ đốt lò liên tục;
-Khí thải thóat qua ống khói nhờ quạt hút.
Lò nung tuynel thông thường có kich thước dài 94m, lò sấy dài 58- 62m, ống
khói xây cao 25m. Lượng khói thải ra được tận dụng tối đa để sử dụng nhiệt thừa
của khói lò nung đư a đưa sang lò tuynel sấy mộc, nhằm tiết kiệm than. Điều này
khiến cho lượng bụi thải ra rất ít và nhiệt thải ra tới mức tối thiểu. Nhiệt độ của khí
thải khi ra khỏi lò sấy chỉ còn 40 - 500C, không ảnh hưởng tới sức khoẻ của người
lao động.
Quy trình sản xuất được thể hiện qua sơ đồ sau:
Kho than
Kho nguyên liệu
Máy nghiền than Máy ủi

Than nghiền Cấp liệu thùng
Băng tải 1
Lại Thị Hương
Lớp: QTKDCN- XD 49C
15
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Ths. Hà Sơn Tùng
Máy pha than Máy nhào trộn
Băng tải 2
Máy cán thô
Máy nhào lọc Nước bổ sung
Băng tải 3
Máy cán mịn
Băng tải 4
Máy nhào đùn liên hợp
Máy cắt gạch tự động

Băng tải ra gạch
Xếp xe vận chuyển
Sân phơi
Sấy tuynel
Than nghiền mịn Nung tuynel
Phân lọa sản phẩm

Xếp kho thành phẩm
Mô tả sơ bộ qua trình công nghệ
- Khai thác và dự trữ nguyên liệu: Đất sét được khai thác, tập kết trong kho
chứa và tại đây đất được ngâm ủ, phong hóa ít nhất là 3 tháng để đảm bảo các tạp
Lại Thị Hương
Lớp: QTKDCN- XD 49C

16
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Ths. Hà Sơn Tùng
chất hữu cơ phân hủy, tăng tính dẻo, đồng nhất độ ẩm cho đất
- Gia công nguyên liệu và tạo hình sản phẩm: Nguyên liệu tại kho ngoài trời
sau khi đã phong hóa được ủi vào trong kho có mái che, sau đó đưa vào cấp liệu
thùng, qua hệ thống cắt thái, đất được làm nhỏ và tơi sau đó rơi xuống băng tải cao
su lõm 1.
Sau đó phối liệu từ băng tải 1 được đưa vào máy cán thô. Tại đây, đất và than
được ép, phá vỡ cấu trúc ban đầu và được đưa xuống máy nhào trộn có lưới lọc, tại
đây các tạp chất được giữ lại còn các tạp chất được đùn ra khỏi máy,mặt khác nước
được cấp vào máy nhào lọc để điều chỉnh độ ẩm cho phù hợp.
Than cám nghiền mịn được máy pha than tụ động rải ddeuf phễu cấp liệu của
máy nhào lọc để trộn với đất tạo thành phối liệu giảm tối đa nồng độ bụi gây ra, với
lượng than pha khoảng 80 – 100kg/ 1000 viên gạch mộc tiêu chuẩn.
Sau đó phối liệu được đưa sang máy cám mịn bằng băng tải cao su số 2. Tại
đây phối liệu được phá vỡ cấu trúc 1 lần nữa và được đưa sang máy nhào đùn lien
hợp có hút chân không băng tải số 3. Sau khi qua hệ thống nhào trộn của mấy, phối
liệu được đưa vào buồng chân không, nhờ hệ thống bơm chân không, không khí
được hút ra khỏi phế liệu làm tăng độ đặc chắc của gạch mộc, tạo ra cường độ ban
đầu nhất định.
Sau khi qua máy đùn hút chân không, nhờ khuôn tạo hình và máy cắt, các sản
phẩm tạo hình sẽ được tạo hình tùy theo kích thước, hình dáng đã định. Gạch mộc
sau khi được tạo hình được chuyển đi phơi trong nhà kính
- Phơi sản phẩm mộc: Đối với gạch mộc, sau khi tạo hình có độ ẩm từ 20 –
22%, gạch mộc được phơi từ 8 – 12 ngày tùy theo nhiệt độ để giảm xuống độ ẩm 14
– 18 %. Sản phẩm mộc sau khi phơi được vận chuyển tập kết lên goong chuẩn bị
đưa vào lò sấy tuynel.
- Sấy nung sản phẩm trong lò tuynel: Các sản phẩm mộc được đưa vào lò
tuynel nhờ kích tủy lực đặt ở đầu hầm. tác nhân sấy là khí nóng thu hồi từ vùng làm

nguội của lò nung. Sau khi qua lò sấy độ ẩm của gạch còn 0 – 5%, được xe phà,
kích đẩy thủy lực đưa vào lò nung. Nhiên liệu để cung cấp chính là than cám. Than
cám được nghiền mịn, vận chuyển lên nóc lò và cấp qua các lỗ đổ than.
Lại Thị Hương
Lớp: QTKDCN- XD 49C
17
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Ths. Hà Sơn Tùng
- - Ra lò, phân loại sản phẩm: Sản phẩm khi ra lò được công nhân bốc dỡ,
phân loại theo tiêu chuẩn kỹ thuật và tập kết về bãi thành phẩm .
Ảnh hưởng của quy trình sản xuất tới công tác quản trị cung ứng nguyên
vật liệu
Đây là kỹ thuật sản xuất gạch đỏ được coi là tiên tiến nhất hiện nay với ưu
điểm nổi bật là có thể sản xuất gạch trong cả năm, không phụ thuộc nhiều vào
thời tiết. Mọi công đoạn sản xuất đều được thực hiện hoàn toàn trong nhà
xưởng như: nhào đất, ra gạch mộc, sấy khô, nung…nên quá trình cung cấp
nguyên vật liệu phải ổn định, đảm bảo cung cấp đủ nguyên vật liệu để sản xuất
Đồng thời, lò tuynel được đốt liên tục giúp nâng cao chất lượng, cũng như số
lượng sản phẩm. Những đặc điểm về chất lượng, số lượng, thời gian phong
hóa, dự trữ đối với đất cũng như nguyên liệu than cám là căn cứ để công ty
tính toán nguyên vật liệu để cung cấp cho dây chuyền sản xuất trên. Các thiết
bị chế biến tạo hình ở thế hệ mới nhất cho phép hoạt động với tính ổn định
cao, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, tỷ lệ phế phẩm thấp, tiết kiệm chi phí
điện năng.
Đặc điểm về trang thiết bị
Máy móc thiết bị là tài sản chính của công ty do đó việc bảo dưỡng sửa chữa
máy móc được ban lãnh đạo đặc biệt quan tâm. Bộ phận chịu trách nhiệm chính của
công việc này là phân xưởng cơ điện, phân xưởng có trách nhiệm sữa chữa khắc
phục những sai hỏng kịp thời. Ngoài ra còn phải bảo trì, bảo dưỡng máy móc theo
kế hoạch 6 tháng/ lần. Một trách nhiệm quan trọng nữa của phân xưởng cơ điện đó

là phải nghiên cứu để cải tiến máy móc . Những cải tiến đó sẽ giúp cho dây chuyền
hoạt động tốt hơn để tăng năng suất sản xuất sản phẩm cũng như tăng tuổi thọ cho
máy.
2.1.6 Đặc điểm về tài chính
Báo cáo tài chính của Công ty bằng đồng Việt Nam, được thành lập dựa trên
Pháp lệnh kế toán- thống kê của Nhà nước; các quy định hiện hành về kế toán Việt
Lại Thị Hương
Lớp: QTKDCN- XD 49C
18
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Ths. Hà Sơn Tùng
Nam tại quyết định số 1141/TC/QD/CDKT ngày 1/11/1995, Quyết định số
167/2000QD-BTC ngày 25/10/2002, Thông tư số 89/2002/TT_BTC ngày 9/10/2002
của Bộ Tài chính và các chuẩn mực kế toán Việt Nam
Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển đổi theo tỷ giá tương
đương với tỷ giá thực tế tại ngày phát sinh. Tài sản lưu động và công nợ có gốc
ngoại tệ được đánh giá lại với số dư với tỷ giá tương đương với tỷ giá vào ngày lập
bảng cân đối kế toán. Tất cả các chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong kì và các
khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư cuối kỳ của tài sản lưu động và công
nợ gốc ngoại tệ, được ghi nhận vào báo cáo kết quả kinh doanh.
Tài sản cố đinh hữu hình được thể hiện theo nguyên giá đã trừ giá trị hao mòn
luỹ kế; nguyên giá tài sản cố định bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan
trực tiếp đến việc đưa tài sản vào hoạt động. Những chi phí mua săm, cải tiến và
nâng cấp được chuyển thành nguyên giá bổ sung; những chi phí bảo trì, sửa chữa
được tính vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Khi tài sản được bán hay
thanh lý, nguyên giá và kháu hao luỹ kế được loại và kết quả thanh lý được ghi
nhận vào báo cáo kết quả kinh doanh theo quy định hiện hành.
Bảng 5: Tình hình tài chính công ty CPVLXD Tân Sơn năm 2008 - 2009
Đơn vị: 1000đ
Lại Thị Hương

Lớp: QTKDCN- XD 49C
Năm
Chỉ tiêu
2008 2009
Doanh thu thuần
23.310.153 50.010.912
Lợi nhuận trước
thuế
8.692.168 17.342.409
Tổng tài sản 36.289.405 42.015.938
Tổng nguồn vốn 36.289.405 42.015.938
Vốn chủ sở hữu 10.221.663 22.994.776
Nợ 26.067.743 19.021.162
19
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Ths. Hà Sơn Tùng
Qua bảng trên chúng ta thấy rõ sự tăng trưởng của công ty. Năm 2009, doanh thu
tăng 53% , lợi nhuận tăng 50% so với năm 2008. Sở dĩ có sự tăng trưởng này là do
năm 2009 công ty đã hoạt động với 2 dây chuyền sản xuất gạch tuynel hoàn thiện
công suất lên tới 30 triệu viên/ năm. Năm 2008, trong 3 quý đầu công ty chỉ sản
xuất với 1 dây chuyền, dây chuyền 2 đến quý 4 mới được đưa vào sử dụng. Mặc dù
vậy tỉnh hình cung ứng nguyên vật liệu của công ty vẫn khá ổn định do lãnh đạo
công ty đã có sự chuẩn bị từ trước và không gặp khó khăn về tài chính.So sánh tỷ
trọng lợi nhuận năm 2008 với năm 2009 ta thấy tỷ trọng lợi nhuận năm 2008 lại cao
hơn năm 2009. Tỷ trọng lợi nhuận so với doanh thu năm 2008 là 35,1%, năm 2009
là 31,4%. Có sự chênh lệch về lợi nhuận của 2 năm là do cơn sốt gạch đầu năm
2008 đã nâng giá gạch trên thị trường lên rất nhiều. Thời điểm giá gạch cao nhất
năm 2008 cũng lên tới 1200đ/ viên và giá gạch 2 lỗ trung bình cả năm khoảng 780đ/
viên. Do đó doanh thu và lợi nhuận của công ty khá cao. Có thể nói đây là 1 điểm
rất thuận lợi và may mắn đối với 1 công ty mới thành lập như công ty Tân Sơn. Đến

năm 2009, thi trường gạch khá ổn định. Giá gạch 2 lỗ trung bình khoảng 750đ/viên.
Với tình hình sản xuất ổn định và thị trường ngày càng được mở rộng, tạo lập được
uy tín với với khách hàng dự kiến doanh thu năm 2010 của công ty sẽ khoảng 55 tỷ
đồng.
Lại Thị Hương
Lớp: QTKDCN- XD 49C
20
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Ths. Hà Sơn Tùng
3.3.4.4 Kết quả dự kiến
Biện pháp này không những khuyến khích người lao động hoàn thành tốt công việc
được giao mà còn thúc đẩy người lao động sử dụng hợp lý, tiết kiệm NVL. Ngoài ra
nó còn góp phần làm giảm tỷ lệ phế liệu, phế phẩm, do đó làm giảm chi phí sản
xuất, hạ giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh.
KẾT LUẬN
Trong cơ chế thị trường, môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, để tồn
Lại Thị Hương
Lớp: QTKDCN- XD 49C
21
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Ths. Hà Sơn Tùng
tại và phát triển thì hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị cung ứng
nguyên vật liệu là điều kiện tiên quyết, không thể thiếu trong hoạt động quản trị của
các doanh nghiệp sản xuất nói chung và đối với Công ty cổ phần vật liệu xây dựng
Tân Sơn nói riêng
Quản trị cung ứng nguyên vật liệu là một trong những khâu quan trọng của
công tác quản trị, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất. Trong công ty cổ
phần vật liệu xây dựng Tân Sơn, nguyên vật liệu là nhân tố quan trọng nhất, chiếm
một tỷ lệ khá lớn trong giá thành sản phẩm. Do đó, vai trò của quản trị nguyên vật
liệu càng trở nên quan trọng hơn. Quản lý tốt nguyên vật liệu góp phần giảm chi

phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, thúc đẩy quá trình sử dụng vốn lưu động
có hiệu quả và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Qua thời gian tìm hiểu, học hỏi tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tân Sơn,
trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình sử dụng NVL của công ty cổ phần vật liệu
xây dựng Tân Sơn, qua đánh giá những mặt mạnh , mặt yếu của công ty em đã
mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu này. Vì còn hạn chế về mặt kinh nghiệm nên
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của thầy cô và các cô chú công ty Tân Sơn, nơi thực tập vừa qua
Em xin cám ơn thạc sỹ Hà Sơn Tùng là người đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo để
em có thể hoàn thiện được bản báo cáo này. Em xin chân thành cám ơn, ban lãnh
đạo công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tân Sơn, chị Nguyễn Thị Mến - trưởng
phòng kế toán công ty, anh Phạm Công Hoan – Quản đốc phân xưởng chế biến tạo
hình , chú Nguyễn Hữu Thắng – trưởng phòng tổ chức hành chính công đã tạo điều
kiện giúp đỡ e tìm hiểu về công ty để có thể hoàn thành được bản báo cáo.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lại Thị Hương
Lớp: QTKDCN- XD 49C
22
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Ths. Hà Sơn Tùng
1. Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần vật liệu xây
dựng Tân Sơn năm 2008, 2009 và 6 tháng đầu năm 2010.
2. Giáo trình quản trị doanh nghiệp - nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân
3. Giáo trình quản trị tài chính – nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân
4. Thời báo kinh tế Việt Nam
5. Tạp chí Kinh tế phát triển
6. Các trang web: dddn.com.vn, vietnamnet.com, saga.vn, vnexpress.net
Lại Thị Hương
Lớp: QTKDCN- XD 49C
23

Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Ths. Hà Sơn Tùng
Lại Thị Hương
Lớp: QTKDCN- XD 49C
24

×