Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.59 KB, 57 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trần Thị Phương Hiền
MỤC LỤC
Hoàng Thị Na MSV: CQ493540
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trần Thị Phương Hiền
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hoàng Thị Na MSV: CQ493540
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trần Thị Phương Hiền
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DNVVN: Doanh nghiệp vừa và nhỏ
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
SHB Hà Nội: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội
TMCP : Thương mại cổ phần
VNĐ : Việt Nam đồng
Tr.đ : triệu đồng
Tỷ đ : tỷ đồng

Hoàng Thị Na MSV: CQ493540
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trần Thị Phương Hiền
LỜI MỞ ĐẦU
Từ sau đổi mới hệ thống ngân hàng Việt Nam ( 1998 ) đến nay, các Ngân
hàng thương mại Việt Nam đã có được những bước phát triển đáng kể, trở thành
kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế đất nước. Các nghiệp vụ ngân hàng ngày
càng phát triển đa dạng, phong phú.
Cùng với sự phát triển của toàn hệ thống, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà
Nội, chi nhánh Hà Nội ( SHB Hà Nội ) cũng đã tranh thủ mọi cơ hội và bằng nỗ lực
chủ quan luôn vươn lên để đủ sức đương đầu với những thách thức mới, nắm bắt
những vận hội mới, tạo nên những bước tiến nổi bật.
Trong đó phải kể đến sự phát triển theo hướng tích cực của hoạt động cho vay
đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ - một hoạt động đã từng bước đáp ứng được yêu
cầu của nền kinh tế trong quá trình thực hiện đường lối mở cửa và hội nhập vào nền


kinh tế thế giới. Tuy nhiên đây là một nghiệp vụ hết sức phức tạp, đòi hỏi phải xử lý
khéo léo đối với từng loại hình doanh nghiệp khác nhau. Ở Việt Nam, do đặc điểm
nền kinh tế đang trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, theo định hướng kinh
tế thị trường chưa hoàn thiện, mặc dù trong thời gian qua hoạt động này đã phát
triển và có những khởi sắc nhưng những sự phát triển đó còn nhỏ bé so với những
đòi hỏi bức bách của nền kinh tế. Do vậy, một trong những mục tiêu, định hướng
quan trọng của ngành ngân hàng nói chung và SHB Hà Nội nói riêng trong thời
gian tới là phải hoàn thiện và phát triển hoạt động này, tạo cho nó một vị thế vững
chắc và phát huy cao độ tính hữu dụng của nó, phục vụ hữu ích cho quá trình phát
triển kinh tế Việt Nam.
Xuất phát từ nhận thức trên, qua một thời gian thực tập tại SHB Hà Nội, cùng
với việc nghiên cứu giữa lý luận và tình hình thực tế, em đã mạnh dạn cho đề tài:
“ Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội ”.
Ngoài lời mở đầu, kết luận và phụ lục tham khảo, chuyên đề được trình bày
theo kết cấu:
Chương I: Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội,
chi nhánh Hà Nội.
Chương II: Thực trạng chất lượng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội.
Chương III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với
doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, chi
nhánh Hà Nội.
Để hoàn thành được chuyên đề này, ngoaì sự nổ lực của bản thân, em còn
nhận được sự giúp đỡ từ phía :
- Sự hướng dẫn nhiệt tình, ý kiến đóng góp quý báu của cô giáo – Thạc sỹ
Trần Thị Phương Hiền.
- Sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong Ngân hàng thương mại
cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hoàng Thị Na MSV: CQ493540
4
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trần Thị Phương Hiền
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI.
1.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội
1.1.1. Thông tin chung
•Tên công ty: ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội
•Tên tiếng Anh: Sai Gon – Ha Noi Commercial Joint Stock Bank
•Tên viết tắt : SHB
•Trụ sở chính : số 77,Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
•Điện thoại: 04.39423388
•Fax : 04.39410944
•Website: www.shb.com.vn
•Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 5703000085 do Sở kế hoạch và đầu
tư TP Cần Thơ cấp đăng kí lần đầu, ngày 10/12/1993, dăng kí thay đổi lần thứ 14 và
cấp lại lần 11 ngày 28/12/2007.
•Vốn điều lệ : 2000 tỷ VNĐ ( tương đương 125 triệu USD)
•Tổng tài sản hiện có : 21.050 tỷ VNĐ (tương đương 1.315,6 triệu USD)
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.2.1. Giai đoạn 1993-2006 : giai đoạn thành lập và chuyển đổi.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội tiền thân là Ngân Hàng TMCP Nông
thôn Nhơn Ái thành lâp ngày 13/11/1993 vớí số vốn điều lệ 400 triệu đồng. Thời
gian đầu, ngân hàng mới chỉ có một trụ sở chính đơn sơ đặt tại số 341, ấp Nhơn Lộc
2, thị tứ Phong Điền, huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ (cũ), nay là huyện Phong
Điền, thành phố Cần Thơ.
Ngày 20/01/2006: Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký Quyết
định số 93/QĐ-NHNN về việc chấp nhận cho SHB chuyển sang hoạt động theo mô
hình Ngân hàng TMCP đô thị. Đây là một bước ngoặt đánh dấu giai đoạn phát triển
mới của ngân hàng với mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng TMCP bán lẻ

đa năng, cung cấp dịch vụ đa dạng tới khách hàng.
Ngày 11/9/2006 chuyển đổi thành Ngân Hàng TMCP Sài Gòn –Hà Nội với số
vốn điều lệ là 500 tỷ đồng.
1.1.2.2. Giai đoạn 2006 đến nay: giai đoạn khẳng định vị thế.
Ngày 14/8/2007 tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng.
Ngày 22/7/2008, NHNN đã ký quyết định chấp thuận việc Ngân hàng TMCP
Sài Gòn – Hà Nội chuyển địa điểm đặt trụ sở chính từ Thành phố Cần Thơ ra Hà Nội.
Cùng với xu thế phát triển chung của các ngân hàng trong nước, ngày
20/3/2009, hội đồng quản trị SHB đưa ra phương án phát hành trái phiếu chuyển
Hoàng Thị Na MSV: CQ493540
5
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trần Thị Phương Hiền
đổi, nhằm tăng vốn điều lệ ngân hàng lên 3.500 tỷ đồng.
Ngày 20/4/2009, 50 triệu cổ phiếu phổ thông của SHB đã chính thức niêm yết
tại sở giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán là SHB.
Ngày 28/01/2010 : SHB chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội Ngân
hàng Châu Á (ABA).
Đến cuối năm 2010 vốn điều lệ của SHB đã tăng lên 3.500 tỷ đồng.
Sau 18 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành , từ một ngân hàng địa
phương, mạng lưới hoạt động của SHB đã mở rộng với hơn 90 chi nhánh và phòng
giao dịch, 1 hội sở chính, 1 công ty con và 16 chi nhánh cấp một tại 16 tỉnh và
thành phố trên cả nước. SHB luôn tổ chức nỗ lực không ngừng để mang đến cho
quý khách hàng các dịch vụ ngân hàng với chất lượng tốt nhất và phong cách phục
vụ chuyên nghiệp nhất, với quyết tâm trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa
năng hàng đầu Việt Nam và là một Tập đoàn tài chính năm 2015.
1.1.3. Vị trí của Ngân hàng trong hệ thống Ngành ngân hàng.
Trong thời gian qua, SHB đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện
với Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tập đoàn Công
nghiệp Cao su Việt Nam (VRG). Theo thỏa thuận hợp tác này, TKV và VRG sẽ
chuyển phần lớn giao dịch, thanh toán và các nguồn vốn qua hệ thống SHB. SHB sẽ

trở thành Ngân hang đầu mối hỗ trợ TKV và VRG nguồn tài chính trong nước và
quốc tế, tham gia tài trợ và đồng tài trợ các dự án lớn. TKV, VRG và SHB cam kết
cùng góp vốn thành lập Công ty chứng khoán, Công ty bảo hiểm, Công ty quản lý
quỹ, Công ty cho thuê tài chính. Trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế và thế mạnh của
các bên, hình thành liên minh Tập đoàn kinh tế lớn đa năng đáp ứng sự phát triển
của các bên và nhu cầu của nền kinh tế.
SHB với đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, nhiệt huyết, có trình độ nghiệp vụ
chuyên môn, được đào tạo bài bản, có đạo đức nghề nghiệp,ban điều hành là những
có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Theo ý kiến xếp hạng Moodys, một tập đoàn nghiên cứu tín dụng toàn cầu,
SHB là ngân hàng lớn thứ 20 Việt Nam, chiếm 0,8% thị phần huy động tiền gửi
toàn hệ thống và 0,6% thị phần dư nợ toàn hệ thống. Ngân hàng còn hiện diện
khiêm tốn nhưng đang tăng trưởng mạnh mẽ ở trên cả hai thị trường lớn là Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh, với số lượng khách hàng tính đến tháng 12 năm 2009 là
1 triệu KHCN và 700.000 doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Với kết quả hoạt động kinh doanh khả quan 06 tháng đầu năm 2010, SHB đã
vinh dự lọt vào tốp 05/13 Ngân hàng TMCP có trụ sở chính tại Hà Nội xét về qui
mô tổng tài sản, huy động thị trường 1, dư nợ cho vay, lợi nhuận trước thuế và thị
Hoàng Thị Na MSV: CQ493540
6
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trần Thị Phương Hiền
phần khách hàng. Vì vậy cùng với kế hoạch phát triển mạng lưới hoạt động kinh
doanh của SHB; kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng lên 3.500 tỷ đồng vào
cuối tháng 8/2010 và việc phát hành thành công trái phiếu chuyển đổi đầu tháng
4/2010 để đến sang tháng 4/2011 SHB sẽ nâng vốn điều lệ từ 3.500 tỷ đồng lên
5.000 tỷ đồng, SHB đã và đang thực hiện thành công mục tiêu trở thành ngân hàng
bán lẻ hiện đại vào năm 2012 và tập đoàn tài chính vào năm 2015 có quy mô lớn
trong nước và quốc tế đáp ứng sự kỳ vọng của cổ đông và khách hàng đã tín nhiệm
SHB trong thời gian qua.
1.2. Giới thiệu chung về chi nhánh SHB Hà Nội

1.2.1. Giới thiệu chung
Chi nhánh Hà Nội của SHB được thành lập theo quyết định số 1098/QĐ-
NHNN ngày 02/06/2006 và chính thức đi vào hoạt động ngày 10/10/2006.
Chi nhánh Hà Nội có trụ sở đặt tại số 86 Bà Triệu- quận Hai Bà Trưng- Hà
Nội. Chi nhánh là đơn vị trực thuộc của SHB, có con dấu và thực hiện một số chức
năng, nhiệm vụ của ngân hàng theo ủy quyền của giám đốc, có bảng cân đối riêng,
tự cân đối thu nhập, chi phí và có lãi nội bộ. Chi nhánh có 20 phòng giao dịch trên
địa bàn các quận huyện, bao gồm:

Hoàng Thị Na MSV: CQ493540
7
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trần Thị Phương Hiền
Bảng 1.1: Hệ thống phòng GD của chi nhánh SHB Hà Nội
Stt Chi nhánh SHB Hà Nội Địa chỉ
1 Phòng GD Thái Hà 162 Thái Hà, Quận Đống Đa, Tp. Hà Nội.
2 Phòng GD Ba Đình Số 34 – Giang Văn Minh, Quận Ba Đình,Hà Nội.
3 Phòng GD Đống Đa 154 Đường Kim Liên – Ô Chợ Dừa kéo dài, Quận
Đống Đa, Hà Nội.
4 Phòng GD Hoàng Quốc Việt Số 335, Đường Hoàng Quốc Việt, P. Nghĩa Tân,
Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
5 Phòng GD Hoàn Kiếm Số 61 Hàng Cót, phường Hàng Mã, Quận Hoàn
Kiếm, Hà Nội.
6 Phòng GD Bạch Mai Số 181 phố Bạch Mai, phường Cầu dền, Quận Hai
Bà Trưng, Hà Nội.
7 Phòng GD Trần Duy Hưng Số 21B, Đường Trần Duy Hưng, Phường Trung
Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
8 Phòng GD Từ Liêm Số 18 thị trấn Cầu Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
9 Phòng GD Cầu Giấy Số 203 Đường Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
10 Phòng GD Điện Biên Phủ Số 12 Điện Biên Phủ, Quận Ba Đình, Hà Nội.
11 Phòng GD Nguyễn Văn Cừ Số 184 Nguyễn Văn Cừ, Quận Long Biên, Hà Nội.

12 Phòng GD Định Công A15 Lô 9, Khu Đô thị mới Định Công, Hoàng Mai,
Hà Nội.
13 Phòng GD Minh Khai 64B Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
14 Phòng GD Kim Mã Số 226 Kim Mã, phường Kim Mã, Quận Ba Đình,
Hà Nội.
15 Phòng GD Tây Sơn 350 Phố Tây Sơn, P. Ngã Tư Sở, Quận Đống Đa, Hà
Nội.
16 Phòng GD Khâm Thiên 226 phố Khâm Thiên, P. Thổ Quan, Quận Đống Đa,
Hà Nội.
17 Phòng GD Hoàng Mai 1331 Đường Giải Phóng, P. Hoàng Liệt, Quận
Hoàng Mai, Hà Nội.
18 Phòng GD Lê Thanh Nghị 121 Phố Lê Thanh Nghị, P. Bách Khoa, Quận Hai
Bà Trưng, Hà Nội.
19 Phòng GD Bát Đàn 46B Bát Đàn, P.Cửa Đông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
20 Phòng GD Hà Đông 185 Quang Trung, Quận Hà Đông, Hà Nội.
( Nguồn : website )
1.2.2. Cơ cấu tổ chức :
Tại chi nhánh SHB Hà Nội, các phòng ban đều có chức năng chung:
+ Đầu mối đề xuất, tham mưu, giúp việc cho Giám đốc và ban lãnh đạo trong
công tác quản trị chung.
+ Chủ động tổ chức triển khai, thực hiện, xử lý, tác nghiệp nhiệm vụ được
giao trong thẩm quyền theo đúng quy chế, góp phần hoàn thành nhiệm vụ kinh
doanh của toàn chi nhánh.
Hoàng Thị Na MSV: CQ493540
8
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trần Thị Phương Hiền
+ Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính tuân thủ đúng đắn, chính xác. Đảm bảo
an toàn trong thực hiện nghiệp vụ Ngân hàng, góp phần nâng cao hiệu quả và sự an
toàn trong hoạt động của chi nhánh
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của SHB Hà Nội:


Biểu đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của SHB Hà Nội
+ Ban Giám đốc của chi nhánh bao gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc. Chức
năng chính của ban giám đốc là chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động chung của
chi nhánh, quyết định cho vay, bảo lãnh trong thẩm quyền được cấp trên phê duyệt.
Dưới sự quản lý của ban giám đốc có các phòng ban và các phòng giao dịch
+ Phòng hành chính nhân sự: chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc.
Chuyên trách về các chức năng nhân sự như quản lý nhân sự, đào tạo nhân sự,
phát triển nguồn nhân lực, quản lý nhân viên tại chi nhánh và phòng giao dịch trực
thuộc, tham mưu cho giám đốc trong việc tuyển dụng, đề bạt, chế độ lương, thưởng
cho cán bộ nhân viên.
Hoàng Thị Na MSV: CQ493540

Giám
đốc
PGĐ phụ
trách kế
toán
PGĐ phụ
trách tín
dụng
PGĐ phụ
trách
thanh toán
quốc tế
Phòng kế
toán ngân
quỹ
Phòng tín
dụng

Phòng
thanh toán
quốc tế
Phòng
hành
chính
nhân sự
Phòng
kiểm tra,
kiểm soát
nội bộ
Các phòng
giao dịch
9
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trần Thị Phương Hiền
+ Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ: chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc.
Phòng có chức năng chủ yếu là kiểm tra giám sát việc chấp hành quy định
nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật cũng như NHNN và quy định của
SHB về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
+ Các phòng giao dịch : Chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc.
Phòng giao dịch có chức năng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với
khách hàng (tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng, hướng dẫn thủ
tục giao dịch mở tài khoản, gửi tiền, rút tiền, thanh toán, chuyển tiền…); tiếp thị
giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng; tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách
hàng; đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách
hàng. Nói chung, phòng giao dịch tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và đóng vai trò
cầu nối giữa ban lãnh đạo cũng như các bộ phận khác của SHB và khách hàng.
+ Phòng kế toán ngân quỹ: chịu sự lãnh đạo trực tiếp của phó giám đốc phụ
trách kế toán. Phòng có nhiệm vụ thực hiện tất cả các nghiệp vụ kế toán cho toàn
chi nhánh, trực tiếp hạch toán kế toán thống kê và thanh toán theo quy định của chi

nhánh, xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính.
+ Phòng tín dụng: chịu sự quản lý trực tiếp của phó giám đốc phụ trách tín
dụng.
Các cán bộ tín dụng có nhiệm vụ thẩm định các hồ sơ, dự án vay vốn, đầu tư
của ban lãnh đạo hay các cấp có thẩm quyền; quản lý và phát triển các sản phẩm tín
dụng; thẩm định và tái thẩm định các hồ sơ tín dụng trong hạn mức quyết định của
chi nhánh; tiếp thị và mở rộng thị phần của ngân hàng thông qua các sản phẩm và
dịch vụ cung cấp; thường xuyên phân loại dư nợ, nợ quá hạn, tìm ra nguyên nhân và
đề xuất hướng khắc phục.
+ Phòng thanh toán quốc tế: chịu sự quản lý trực tiếp của phó giám đốc phụ
trách thanh toán quốc tế.
Do mới thành lập nên chức năng của phòng này chưa cụ thể, chỉ bao gồm
những hoạt động cơ bản như mua bán ngoại tệ liên ngân hàng…
1.2.3. Đặc điểm kinh tế của SHB Hà Nội
Có vị trí địa lý thuận lợi, nằm giữa trung tâm thủ đô của đất nước, có nền kinh
tế phát triển, dân cư đông đúc… SHB Hà Nội có được lợi thế mạnh là có thể tiếp
cận được với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Thu hút được nguồn nhân lực
trẻ, có năng lực.
Vì thế, khách hàng của SHB Hà Nội cũng rất đa dạng.
Hoàng Thị Na MSV: CQ493540
10
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trần Thị Phương Hiền
1.2.3.1. Đặc điểm về nguồn nhân lực
( Nguồn : báo cáo nhân sự của chi nhánh năm 2009 )
Biểu đồ1.2 : cơ cấu lao động chi nhánh SHB Hà Nội năm 2009
Lực lượng lao động của chi nhánh SHB Hà Nội tăng qua các năm, từ 57 người
năm 2007 lên đến 241 người năm 2009, tăng gần gấp 5 lần. Cán bộ có trình độ đại
học và trên đại học năm 2009 lên đến 88%. Điều này thể hiện chất lượng nguồn lao
động được tăng lên do hiệu quả của công tác tuyển dụng và nhân sự. Trong năm
2010 vừa qua, chi nhánh đã thực hiện 2 đợt tuyển dụng lớn vào tháng 4 và tháng 9

bên cạnh các đợt tuyển dụng theo nhu cầu. Các vị trí thường được tuyển dụng và
đào tạo là cán bộ tín dụng, kế toán và giao dịch viên.
Ngoài ra, đội ngũ lao động của SHB nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng
còn là những người trẻ, nhiệt huyết, có trình độ nghiệp
vụ
chuyên môn, được
đào tạo bài bản, có đạo đức nghề nghiệp, ban điều hành là những người có
kinh
nghiệm công tác trong lĩnh vực tài chính ngân
hàng.
1.2.3.2. Đặc điểm về sản phẩm, dịch vụ
Với hai nhóm khách hàng chính là khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp,
SHB Hà Nội đã đa dang hóa nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng,phù hợp với nhu cầu
hiện nay của khách hàng. Cụ thể như sau:
Hoàng Thị Na MSV: CQ493540
11
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trần Thị Phương Hiền
Bảng 1.2: Sản phẩm, dịch vụ của SHB Hà Nội
Chỉ tiêu Khách hàng Cá nhân Khách hàng Doanh nghiệp
Tài khoản
tiền gửi
-Tài khoản tiền gửi thanh toán thông
thường
-Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn
-Tài khoản tiền gửi thanh toán thẻ
-Tài khoản tiền gửi thanh
toán
-Kỳ phiếu ghi danh
-Tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi

tiết kiệm
-Tiết kiệm sinh lãi – Ưu đãi tuyệt vời
-SHB – Tưng bừng mừng Đại Lễ 1000
năm Thăng Long – Hà Nội
-Kỳ phiếu ghi danh
-Tiết kiệm rút gốc linh hoạt – VNĐ
-Tiết kiệm bậc thang theo số tiền
VNĐ/USD
-Tiết kiệm bậc thang theo kỳ hạn – USD
-Tiết kiệm trả lãi trước – VNĐ/USD
-Kỳ hạn duy nhất lãi suất cao ngất
Dịch vụ
ngân quỹ
-Thu đổi ngoại tệ
-Kiểm đếm tiền mặt
-Thu chi tại hộ tại chỗ
-Két sắt an toàn
-Thu đổi ngoại tệ
-Kiểm đếm tiền mặt
-Thu chi tại văn phòng của
khách hàng
-Két sắt an toàn
Dịch vụ
bảo lãnh
-Bảo lãnh trong nước
-Bảo lãnh quốc tế
-SHB hợp tác với VDB bảo
lãnh cho khách hàng vay vốn
Dịch vụ
khác

-Dịch vụ thu tiền điện tại SHB. Hồ Chí
Minh
-Thu hộ cước cho VNPT Hồ Chí Minh
-Tận hưởng cuộc sống hiện đại VNPT và
SHB Đà Nẵng
-Dịch vụ trả lương qua tài
khoản cho Doanh nghiệp
-Dịch vụ ngoại hối cho doanh
nghiệp
-Ưu đãi khách hàng thân thiết
Dịch vụ thẻ -Thẻ ghi nợ Solid
Sản phẩm
cho vay
-Ô tô Trường Hải
-Ô tô năng động
-Ô tô doanh nhân
-Cho vay mua nhà trả góp
-Hỗ trợ du học trọn gói
-Cho vay tín chấp tiêu dùng
-Cho vay cầm cố giấy tờ có giá
-Cho vay tài trợ kinh doanh chứng khoán
-Cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh
-Thấu chi TK cổ đông SHB
-Thấu chi TK cán bộ công nhân viên
-Thấu chi TK chủ doanh nghiệp và cán bộ
-Cho vay bổ sung vốn lưu
động
-Cho vay tài trợ xuất nhập
khẩu
-Chiết khấu bộ chứng từ có

giá
-Cho vay đầu tư tài sản cố
định
-Cho vay theo dự án
-Cho vay tài trợ xuất nhập
khẩu lãi ưu đãi
Hoàng Thị Na MSV: CQ493540
12
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trần Thị Phương Hiền
quản lý
-Thấu chi TK có tài sản đảm bảo phục vụ
tiêu dùng
-Thấu chi TK có tài sản phục vụ sản xuất
kinh doanh
Thanh toán
quốc
tế
-Nhận tiền chuyển đến
-Chuyển tiền đi
-Nhờ thu nhập khẩu
-Nhờ thu xuất khẩu
-Tín dụng thư (LC)nhập khẩu
-Tín dụng thư (LC) xuất khẩu
Dịch vụ
chuyển tiền
-Dịch vụ chuyển tiền trong nước
-Dịch vụ chuyển tiền kiều hối
Hỗ trợ
lãi suất
-Cho vay hỗ trợ lãi suất bổ

sung vốn lưu động
-Hỗ trợ lãi suất cho các
khoản vay trung và dài hạn
-Hỗ trợ khu vực nông thôn
Ngân
hàng điện
tử
-Dịch vụ thanh toán điện tử SHB –
VNPAY
-Dịch vụ tư vấn số dư tài khoản
-Dịch vụ chuyển tiền siêu tốc – Etransfer
-Dịch vụ thanh toán điện tử - Ezpay
-Dịch vụ Phone Banking
-Mua hàng qua mạng cùng SHB – Ngân
lượng
( Nguồn: Website )
1.2.3.3. Đặc điểm về công nghệ thông tin
Do đặc thù của hoạt động ngân hàng nên công nghệ áp dụng trong ngân
hàng chủ yếu là thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Hiện tại, SHB đang triển khai
giải pháp Ngân hàng lõi Intellect trên toàn hệ thống nhằm cung cấp các dịch vụ
ngân hàng hiện đại, bảo mật với phạm vi sử dụng rộng rãi, đáp ứng nhu cầu khách
hàng.
Các sản phẩm SMS Banking, internet Banking, Phone Banking cho phép
khách hàng truy vấn các thông tin của tài khoản và thẻ như số dư tài khoản, giao
dịch của tài khoản, lãi suất, tỷ giá hối đoái, thực hiện các giao dịch trong nội bộ
ngân hàng qua điện thoại, qua internet mà không phải trực tiếp đến ngân hàng.
Đặc biệt, năm 2009, SHB đầu tư mua mới hiện đại hóa công nghệ và triển
khai tích cực hai hệ thống phần mềm corebanking và core thẻ cùng với việc trang bị
hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đẻ phục vụ cho hai hệ thống đạt hiệu quả cao nhất.
Hoàng Thị Na MSV: CQ493540

13
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trần Thị Phương Hiền
1.2.3. Tình hình hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn –
Hà Nội, chi nhánh Hà Nội trong những năm qua.
1.2.3.1. Hoạt động huy động vốn.
SHB Hà Nội là đơn vị dẫn đầu trong hệ thống SHB về mức huy động vốn.
Tình hình huy động vốn tại SHB Hà Nội trong những năm qua như sau:
Bảng 1.3: Tổng nguồn vốn qua các năm tại SHB Hà Nội
Chỉ tiêu
Năm
2007
( trđ )
%
Năm
2008
( trđ )
%
Năm
2009
(trđ )
%
Tổng nguồn vốn 591.383 100 5.962.039 100 5.941.062 100
I.Cơ cấu nguồn vốn theo đối
tượng khách hàng.
-Tiền gửi của cán bộ nhân viên 0 0 0 0 0 0
-Tiền gửi của tổ chức kinh tế 450.389 76 1.584.780 26,58 602.703 10,144
-Tiền gửi của cá nhân 140.544 24 4.377.174 73.42 4.053.439 68,226
-Tiền gửi của các đối tượng
khác
0 0 85 0,0014 1.284.920 21,63

II.Cơ cấu nguồn vốn theo loại
tiền gửi
-Tiền, vàng gửi không kỳ hạn 151.898 25,6 270.787 4,55 392.644 6,609
-Tiền, vàng gửi có kỳ hạn 438.197,2 74,1 5.686.731 95,38 5.468.391 92,044
-Tiền gửi vốn chuyên dùng 18 0,003 85 0,0014 57.865 0,974
-Tiền gửi ký quỹ 1.270 0,21 4.436 0,07 22.162 0,373
(Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2008-2009 của SHB Hà Nội)
 Về mức huy động vốn:
Phát huy lợi thế thị trường, bình quân SHB Hà Nội cung cấp từ 25% đến 30%
nguồn vốn huy động trong toàn hệ thống. Năm 2007, tổng nguồn vốn của chi nhánh
là 592.383 triệu đồng. Nhưng đến năm 2008 tổng nguồn vốn huy động của chi
nhánh đạt 5.962.039 triệu đồng. Và đến cuối năm 2009 nguồn vốn huy động được
vẫn duy trì ở mức 5.941.062 triệu đồng, bằng 99,6% so với cùng kỳ năm trước.
Điều này cho thấy, chi nhánh đã hoạt động tích cực và có mức tăng trưởng ổn định.
Sở dĩ chi nhánh đạt được mức tăng trưởng mạnh như vậy là do phát huy được
lợi thế về vị trí địa lý, chi nhánh đã chú trọng khai thác thế mạnh của thủ đô như:
nơi tập trung đông dân cư và thu nhập khá, nhiều đơn vị kinh tế lớn…Đặc biệt, nắm
bắt được tâm lý của khách hàng, SHB Hà Nội đã đưa ra nhiều chính sách nhằm hỗ
trợ cho công tác huy động vốn, làm gia tăng nguồn vốn đáng kể như: chính sách
khuyến mại, chính sách lãi suất hấp dẫn với từng đối tượng khách hàng, miễn giảm
Hoàng Thị Na MSV: CQ493540
14
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trần Thị Phương Hiền
phí thanh toán đối với khách hàng vay, ưu đãi với khách hàng doanh nghiệp chuyển
doanh thu về SHB…Một minh chứng rõ nét, năm 2007 Chi nhánh đã đưa ra các
chương trình : “Tài lộc vẹn toàn”, “Gửi tiền, có tiền nhận liền niềm vui”, hoặc gửi
tiết kiệm có khả năng trúng thưởng…đã tăng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế,
con số vốn do các tổ chức kinh tế là : 450 tỷ đồng, chiếm 76% trong tổng vốn huy
động. Năm 2009, Ngân hàng tung ra hàng loạt sản phẩm tiết kiệm có sức hấp dẫn
lớn đối với khách hàng như : “Linh hoạt kỳ hạn, đồng nhất lãi suất”, “Lãi suất tăng

tốc”, “Gửi tiền nhận lãi ngay”…
Đơn vị : triệu đồng
Biểu đồ 1.3: Tổng nguồn vốn của SHB Hà Nội mấy năm gần đây
 Về cơ cấu huy động:
+ Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng :
Nhận thấy, tỷ trọng vốn huy động từ khách hàng cá nhân qua các năm vẫn
nhiều nhất: năm 2007 đạt 140.544 triệu đồng chiếm 24%, năm 2008 đạt 4.377.174
triệu, đồng chiếm 73,42%, và đến năm 2009 đạt 4.053.439 triệu đồng, chiếm
68,226%. Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế có xu hướng giảm. Do đó Chi nhánh
nên chú trọng vào đối tượng khách hàng cá nhân để tăng nguồn vốn.
Hoàng Thị Na MSV: CQ493540
15
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trần Thị Phương Hiền
Biểu đồ 1.4: Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng
năm 2009 của SHB Hà Nội
 Cơ cấu huy động theo kỳ hạn:
Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng đều tăng về mặt
tuyệt đối qua các năm.
Biểu đồ 1.5: Cơ cấu huy động theo kỳ hạn của SHB Hà Nội qua các năm
1.2.3.2. Hoạt động sử dụng vốn
Hoạt động sử dụng vốn được ngân hàng quan tâm nhất đó là hoạt động cho
vay. Tình hình cho vay tại Chi nhánh những năm qua như sau:
Hoàng Thị Na MSV: CQ493540
16
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trần Thị Phương Hiền
Bảng 1.4: Tình hình dư nợ tại SHB Hà Nội năm 2008-2009
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch
Tuyệt
đối

( tỷ đ )
Tỷ
trọng
(%)
Tuyệt
đối
( tỷ đ )
Tỷ
trọng
(%)
Tuyệt
đối
( tỷ đ )
Tỷ lệ
(%)
I.Theo thời gian
1051,44
100
896,013
100
-155,427
14,782
1. Ngắn hạn 615,00 58,49 377,617 42,144 -237,383 38,599
2. Trung hạn 266,66 25,36 281,187 31,382 14,527 5,448
3. Dài hạn 169,78 16,15 237,209 26,474 67,429 39,716
II.Theo đối tượng khách hàng 1051,44 100 896,013 100 -155,427 14,782
1. Cho vay các TCKT 615,17 58,50 802,631 89,58 187,461 30,473
- Công ty cổ phần khác 439,00 41,47 717,222 80,05 278,222 63,376
- Công ty TNHH tư nhân 176,22 16,76 85,409 9,53 -90,811 51,533
2. Cho vay cá nhân 416,86 39,65 93,382 10,42 -323,478 77,599

3. Cho vay khác 19,41 1,85 0 0 -19,41 100,000
III.Theo ngành 1051,44 100 896,013 100 -155,427 14,782
1. Chế biến 1,2 0,11 890 0,01 888,8 74066,667
2. Thương nghiệp 142,94 13,59 568,149 63,4 425,209 297,474
3. Xây dựng 147,04 44,80 233,593 26,07 86,553 58,864
4. Hoạt động tài chính 0 0 0 0 0 0
5.Hoạt động phục vụ cá
nhân cộng đồng
436,26 41,49 93,381 10,43 -342,879 78,595
( Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính của SHB Hà Nội năm 2009 )
Qua bảng số liệu trên, ta thấy được hoạt động sử dụng vốn của Chi nhánh
năm 2009 có xu hướng giảm so với năm 2008. Tình hình dư nợ giảm, do lãi suất
biến động nhiều trong năm. Trước tình hình biến động của nền kinh tế, cắt giảm cho
vay là biện pháp thận trọng phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
Bảng 1.5: Phân tích chất lượng nợ cho vay
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
1.Nợ đủ tiêu chuẩn 1.047.116 890.474
2.Nợ cần chú ý 546 1.167
3.Nợ dưới tiêu chuẩn 1.387 2.222
4.Nợ nghi ngờ 1.838 1.450
5.Nợ có khả năng mất vốn 550 700
Tổng 1.051.437 896.013
( Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính của SHB Hà Nội năm 2009 )
SHB đã duuy trì 100% các quy trình tín dụng cho các sản phẩm tín dụng
được triển khai, vấn đề tuân thủ quy trình được hệ thống kiểm tra, kiểm soát
một cách nghiêm ngặt. Ngoài ra, từ tháng 9/2008 SHB đã triển khai phân nhóm
nợ bằng chương trình tự động, tỷ lệ nợ xấu đến cuối năm 2008 là 3.771 triệu
Hoàng Thị Na MSV: CQ493540
17

Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trần Thị Phương Hiền
đồng, đến năm 2009 đã giảm xuống còn 3.672 triệu đồng.Chứng tỏ, Chi nhánh
đã quan tâm hơn nhiều tới hoạt động tín dụng, đồng thời cũng cố và hoàn thiện
các chính sách ngân hàng nhằm nâng cao uy tín cũng như vị thế của mình trên
thị trường.
 Cơ cấu dư nợ theo thời gian:
Biểu đồ 1.6: Cơ cấu dư nợ theo thời gian năm 2008 - 2009
Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, và có chiều hướng giảm từ chiếm 58,49%
tổng dư nợ năm 2008 xuống còn 42,144% năm 2009, giảm 237,383 tỷ đồng. Dư nợ
trung và dài hạn có xu hướng tăng mạnh. Ngoài nhiệm vụ phấn đấu để mang lại lợi
nhuận cao, Chi nhánh cũng hết sức thận trọng để giảm thiểu rủi ro thấp nhất.
 Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng:
Hoàng Thị Na MSV: CQ493540
18
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trần Thị Phương Hiền
Biểu đồ 1.7: Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng và loại hình
doanh nghiệp của SHB Hà Nội năm 2008 – 2009
Năm 2008, tỷ lệ dư nợ của các tổ chức kinh tế chỉ chiếm 58,51% tổng dư nợ
thì đến năm 2009 tỷ lệ đó đạt 89,58%. Tăng 187,461 tỷ đồng. Trong đó các công
ty cổ phần chiếm ưu thế hơn cả. Bên cạnh đó cho vay cá nhân giảm tương đối
mạnh, từ 39,65% xuống còn 10,42% năm 2009 và cho vay khác hầu như là
không có ở Chi nhánh. Cơ cấu về vay vốn của chi nhánh đã chứng tỏ được chi
nhánh đã hoạt động và có chiến lược kinh doanh phù hợp với bối cảnh kinh tế
phức tạp, nhiều thành phần.
 Cơ cấu cho vay theo ngành:
Chi nhánh cho các chủ thể kinh tế hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xây
Hoàng Thị Na MSV: CQ493540
19
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trần Thị Phương Hiền
dựng vay vốn là hợp lý, bởi lẻ đây là các ngành đang hoạt động mạnh mẽ nhất trong

thời gian qua.
Biểu đồ 1.8: Cơ cấu cho vay theo ngành của chi nhánh năm 2008-2009
1.2.3.3. Hoạt động dịch vụ
Với phương châm “ SHB luôn hướng đến sự hoàn thiện về khách hàng ”, do
đó ngay khi vừa mới bắt đầu thành lập, chi nhánh đã tăng cường mở rộng nhiều sản
phẩm dịch vụ như: dịch vụ thanh toán, nghiệp vụ bảo lãnh, dịch vụ ngân quỹ,
nghiệp vụ ủy thác và đại lý, dịch vụ tư vấn…nhằm thu hút thêm nhiều đối tượng
khách hàng. Và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Hoàng Thị Na MSV: CQ493540
20
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trần Thị Phương Hiền
Bảng 1.6: Kết quả hoạt động dịch vụ 2008 – 2009 của SHB Hà Nội
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Chênh
lệch
Tuyệt đối
( tr.đ )
Tỷ
trọng(%)
Tuyệt đối
( tr.đ )
Tỷ
trọng(%)
Tuyệt đối
( tr.đ )
I.Thu nhập từ hoạt động
dịch vụ
8.614 100 8.778 100 164

- Dịch vụ thanh toán 540 6,26 566 6,33 26
- Nghiệp vụ bảo lãnh 32 0,37 662 7,54 630
- Dịch vụ ngân quỹ 213 2,47 313 3,56 100
- Nghiệp vụ ủy thác và đại lý 16 0,19 20 0,23 4
- Dịch vụ tư vấn 169 1,96 206 2,35 37
- Thu khác 7.734 88,75 7.011 79,87 -723
II.Chi phí hoạt động dịch vụ 351 100 645 100 294
- Dịch vụ thanh toán 67 0,19 195 30,23 128
- Cước phí bưu điện, mạng viễn 188 53,56 349 54,1 161
- Chi về ngân quỹ 96 27,35 101 15,66 5
III.Lãi (lỗ) thuần từ hoạt
động kinh doanh (I – II)
8.263 8.133 -130
( Nguồn : Thuyết minh báo cáo tài chính của SHB Hà Nội năm 2009 )
Qua bảng số liệu trên nhân thấy rằng, thu nhập từ hoạt động dịch vụ năm 2008
là 8,61 tỷ đồng, tăng 7,25 tỷ so với năm 2007, và đến năm 2009 thu nhập từ hoạt
động này vẫn giữ ở mức ổn định là 8,778 tỷ. Nhìn chung thu nhập từ các dịch vụ
khác chiếm tỷ trọng tương đối lớn ( năm 2008 là 88,75% và chiếm 79,87% năm
2009 ), tỷ trọng từ dịch vụ thanh toán còn thấp, chỉ đạt 6,33% năm 2009, chứng tỏ
chi nhánh không chú trọng lắm vào huy động nguồn vốn không kỳ hạn. Thời gian
qua, SHB đã quan tâm hơn tới các dịch vụ và đa dạng hóa chúng để đáp ứng nhu
cầu của khách hàng như : thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối, chuyển tiền qua Western
Union…và đạt kết quả rõ rệt.
1.2.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh
Hoàng Thị Na MSV: CQ493540
21
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trần Thị Phương Hiền
Bảng1.7: Kết quả tài chính tai ngân hàng SHB Hà Nội năm 2008 – 2009

Chỉ tiêu

Năm 2008
( tr.đ )
Năm 2009
( tr.đ )
Tỷ lệ tăng
trưởng (%)
30/6/2010
( tr.đ )
I. Tổng thu 373.092 1.074.542 188 813.145
-Thu từ lãi và các khoản có
tính chất lãi
364.478 1.065.764 192,4 798.369
-Thu ngoài lãi 8.614 8.778 1,9 14.776
II. Tổng chi 301.502 855.149 283,63 678.624
-Chi trả lãi 270.720 813.657 200,55 634.528
-Chi ngoài lãi 30.782 41.492 34,79 44.096
III.Lợi nhuận 71.590 219.393 206,46 134.521
( Nguồn : Thuyết minh báo cáo tài chính của SHB Hà Nội )
Qua bảng số liệu nhận thấy, năm 2009 SHB Hà Nội đã có sự phát triển vượt
bậc, năm 2008 nguồn vốn bỏ ra để hoạt động kinh doanh chỉ là 301.502 triệu đồng,
đến năm 2009 đã lên tới 855.149 triệu đồng, tăng 283,63%. Và chỉ mới nửa năm
2010 vốn bỏ ra để kinh doanh là 678.624 triệu đồng. Hứa hẹn 6 tháng cuối năm
2010, SHB sẽ kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn. Lợi nhuận mà SHB thu được cũng
tăng nhiều qua các năm. Năm 2009 lợi nhuận mà SHB Hà Nội thu được tăng lên
306,46% so với năm 2008.
Sở dĩ SHB Hà Nội năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 đạt được những kết
quả như vậy là do chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau: Năm 2008, do ảnh hưởng
từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát và lãi suất tăng đã khiến cho
hoạt động kinh doanh của SHB hoạt động thấp. Bước sang năm 2009, lợi nhuận
từ hoạt động kinh doanh của SHB đã có nhiều cải thiện và đạt kết quả khả quan

so với năm trước.
Hoàng Thị Na MSV: CQ493540
22
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trần Thị Phương Hiền
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN – HÀ NỘI,
CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1. Thực trạng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của
Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội.
Trong bối cảnh biến động của nền kinh tế xã hội, thị trường vốn và thị
trường trong nước, SHB Hà Nội đã không ngừng nâng cao năng lực tái cơ cấu và
hoàn thiện bộ máy hoạt động, sửa đổi quy chế và quy trình nghiệp vụ tín dụng
nhằm thích ứng với điều kiện từng vùng miền, ngành nghề kinh doanh, đưa ra
các sản phẩm dịch vụ cho vay hấp dẫn linh hoạt đến nhiều đối tượng khách hàng.
Ngoài ra, SHB Hà Nội luôn kiểm soát chất lượng tín dụng, tập trung đầu tư vốn
trên cơ sở thận trọng, an toàn. Nhờ đó, hoạt động tín dụng của SHB đạt được
tăng trưởng bền vững.
SHB tăng cường phát triển khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có sản
xuất kinh doanh ổn định và tham gia xuất nhập khẩu để phát triển cho vay xuất,
nhập khẩu nhằm bổ sung thêm nguồn vốn ngoại tệ và phát triển hoạt động thanh
toán quốc tế, ngoại hối của Ngân hàng.
2.1.1. Các hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại SHB
Hà Nội.
2.1.1.1. Sản phẩm và dịch vụ cho vay
SHB Hà Nội đã không ngừng phấn đấu để ngày càng đa dạng hóa các loại sản
phẩm cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chúng ta có thể liệt kê các sản
phẩm cho vay của SHB như sau:
Hoàng Thị Na MSV: CQ493540
23
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trần Thị Phương Hiền

Bảng 2.1: Sản phẩm cho vay của Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Sản phẩm
cho vay
Đối tượng
và điều kiện cho vay
1.Cho vay bổ
sung vốn lưu động
- Có tư cách pháp nhân
- Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ
- Có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi phù hợp với quy định của pháp
luật.
- Có tài sản đảm bảo cho khoản vay hoặc được bên thứ 3 bảo lãnh bằng tài sản.
2.Cho vay tài trợ
xuất nhập khẩu
- Đối tượng: doanh nghiệp có nhu cầu về vốn đang hoạt động kinh doanh hợp pháp ở
Việt Nam.
- Điều kiện: + Có tài sản bảo đảm
+ Đáp ứng các điều kiện vay theo quy định của SHB.
3.Chiết khấu bộ
chứng từ có giá
- Đáp ứng các điều kiện vay theo quy định của SHB.
4.Cho vay đầu tư tài
sản cố định
- Đáp ứng các điều kiện vay theo quy định của SHB.
5.Cho vay theo dự án
- Đáp ứng các điều kiện vay theo quy định của SHB.
6.Cho vay tài trợ xuất
khẩu lãi ưu đãi
- Các doanh nghiệp xuất khẩu cần vốn để thực hiện hợp đồng xuất khẩu đã ký kết.

- Chứng minh được uy tín và khả năng tài chính của doanh nghiệp.
- Có hợp đồng xuất khẩu đã kí kết với đối tác nước ngoài.
- Mở tài khoản tiền gửi và giao dịch với đối tác qua SHB.
- Có tài khoản đảm bảo món vay như:bất động sản, bộ chứng từ L/C, giấy tờ có giá
khác…
7.Chương trình ưu đãi
khách hàng thân thiết
- Nhằm phục vụ nhóm khách hàng thân thiết và sử dụng nhiều dịch vụ của SHB với các
ưu đãi đặc biệt như 01 chuyến du lịch, giảm lãi cho vay, giảm phí dịch vụ.
( Nguồn : Website )
Qua bảng trên có thể thấy sự đa dạng trong các sản phẩm cho vay đối với
doanh nghiệp vừa và nhỏ của SHB. Chi nhánh Hà Nội đang cố gắng hướng tới
nhiều hơn mọi loại đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ những doanh
nghiệp có vốn điều lệ thấp, khả năng kinh doanh thấp đến những doanh nghiệp lớn,
hoạt động hiệu quả.
2.1.1.2. Nguyên tắc cho vay
+ Khách hàng cam kết bảo đảm sử dụng vốn vay tại chi nhánh hợp pháp,
đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
+ Khách hàng có khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi vay đầy đủ, đúng thời hạn đã
thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Hoàng Thị Na MSV: CQ493540
24
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trần Thị Phương Hiền
+ Khách hàng phải được SHB thẩm định, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.
+ Khách hàng phải đáp ứng các yêu cầu của pháp luật và phù hợp với chính
sách tín dụng của SHB.
2.1.1.3. Phương thức cho vay
Để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB Hà Nội đang áp dụng
các phương thức cho vay:
•Cho vay từng lần:

Áp dụng đối với khách hàng không có nhu cầu vốn thường xuyên. Mỗi lần vay
vốn, khách hàng và Ngân hàng phải lập thủ tục vay vốn theo quy định và kí hợp
đồng tín dụng.
•Cho vay theo hạn mức tín dụng:
Phương thức này áp dụng cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn thường
xuyên. Trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng, khách hàng có thể vừa vay
vốn vừa trả nợ nhưng phải đảm bảo số dư nợ không vượt quá hạn mức tín dụng.
•Cho vay theo dự án đầu tư:
Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển
sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.
•Cho vay trả góp:
Ngân hàng và KHCN xác định và thỏa thuận số lãi tiền vay phải trả cộng với
số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kì hạn trong thời hạn cho vay.
•Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng:
Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận hạn mức tín dụng dư phòng, thời hạn
hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng trong hợp đồng. Trong thời gian hiệu lực
của hợp đồng, nếu khách hàng không sử dụng hoặc sử dụng không hết hạn mức dự
phòng thì vẫn phải trả phí cam kết trong hợp đồng.
•Cho vay theo hạn mức thấu chi:
Ngân hàng thỏa thuận bằng văn bản chấp nhận cho khách hàng chi vượt số
tiền trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính
phủ và NHNN.
•Cho vay tiêu dùng:
Ngân hàng tài trợ cho các cá nhân nhằm mục đích phục vụ tiêu dùng như cho
vay du học, cho vay mua xe ô tô, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay tiêu dùng đối
với cán bộ công chức và nhân viên doanh nghiệp.
Hoàng Thị Na MSV: CQ493540
25

×