Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Phát triển thị trường du lịch quốc tế của Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại – TKV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.51 KB, 71 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp    GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự Do – Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi : Phòng thanh tra Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế
Tên em là : Trần Tiến Dũng
Sinh viên lớp : Quản trị Kinh doanh quốc tế - Tại chức K39
Em xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu do em
tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Hường- Phó trưởng
khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế cùng với sự giúp đỡ của cán bộ công nhân
viên Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại – TKV.
Trong quá trình thực hiện, em có tham khảo một số tài liệu, Báo cáo tốt
nghiệp và các sách báo có liên quan nhưng không hề sao chép từ bất kì một chuyên
đề nào. Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và mọi hình thức kỷ luật của
Nhà trường.
Hà Nội, ngày 19 tháng 08 năm 2010
Sinh viên thực tập
Trần Tiến Dũng
Lớp : QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Trần Tiến Dũng
Chuyên đề tốt nghiệp    GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện chuyên đề thực tập tốt
nghiệp này, em đã nhận được sự động viên, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cô giáo
PGS.TS Nguyễn Thị Hường – Phó trưởng khoa Thương mại & Kinh tế quốc tế.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và sự giúp đỡ tận tình của cô.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Thương mại &
Kinh tế quốc tế đã dạy bảo em trong suốt 4 năm học qua để em có được những
kiến thức quý báu.
Đặc biệt, em xin cảm ơn các anh chị cán bộ, nhân viên của Công ty Cổ
phần Du lịch và Thương mại – TKV đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện, giúp


đỡ cho em hoàn thành Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Sinh viên thực tập
Trần Tiến Dũng
Lớp : QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Trần Tiến Dũng
Chuyên đề tốt nghiệp    GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Lớp : QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Trần Tiến Dũng
Chuyên đề tốt nghiệp    GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hội nhập vào xu thế chung của thế giới, ngành du lịch ngày càng phát
triển nhanh, chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và được coi là
một ngành kinh tế mũi nhọn.
Trong hoạt động kinh doanh du lịch thì hoạt động lữ hành, đặc biệt hoạt
động kinh doanh lữ hành quốc tế hết sức quan trọng. Trong những năm qua do
những chính sách mở cửa nền kinh tế cùng với những chính sách, biện pháp của
Đảng và Nhà nước nhằm thúc đẩy nền kinh tế đi lên đã tạo điều kiện phát triển
du lịch lữ hành quốc tế vào Việt Nam và lượng khách Việt Nam đi du lịch nước
ngoài. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế đến Việt Nam còn thấp so với nhiều
nước trong khu vực và trên thế giới. Sự kém phát triển này là do sản phẩm du
lịch của Việt Nam còn nghèo nàn, chưa hấp dẫn du khách, các Công ty lữ hành
quốc tế còn yếu về kinh nghiệm quản lý, chưa xây dựng được sản phẩm đặc
trưng, các chương trình du lịch chưa đa dạng phong phú; đồng thời chưa đẩy
mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, tổ chức quảng cáo khuếch trương sản
phẩm còn hạn chế. Tình hình đó đã đặt ra cho các Công ty lữ hành quốc tế Việt
Nam một loạt vấn đề cần giải quyết cho sự tồn tại và phát triển của chính bản

thân mình. Giống như các Công ty lữ hành quốc tế khác, Công ty cổ phần Du
lịch và Thương mại – TKV (VTTC) cũng gặp những thách thức lớn khi hoạt
động trên thương trường.
Sau thời gian học tập và tìm hiểu tại Công ty cổ phần Du lịch và Thương
mại - TKV, xuất phát từ những suy nghĩ và bằng kiến thức thu được trong quá
trình học tập và thực tế hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế của Công ty cổ
phần Du lịch và Thương mại - TKV, em đã chọn đề tài "Phát triển thị trường
du lịch quốc tế của Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại - TKV" làm
chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Lớp : QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Trần Tiến Dũng
Chuyên đề tốt nghiệp    GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển thị trường du lịch quốc tế của các
doanh nghiệp du lịch lữ hành đến năm 2015.
2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
• Lý thuyết: Hệ thống hoá lý luận về thị trường và phát triển thị trường du
lịch quốc tế của doanh nghiệp.
• Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng thuận lợi, bất lợi tới việc phát triển thị
trường du lịch quốc tế của VTTC giai đoạn 2005 – 2009, phân tích thực trạng và
đánh giá hoạt động phát triển thị trường du lịch quốc tế của Công ty cổ phần Du
lịch và Thương mại - TKV.
• Đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm “Phát triển thị trường du lịch
quốc tế của Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại – TKV” đến năm 2015.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển thị trường du lịch quốc tế của doanh nghiệp trong bối cảnh đất
nước đang hội nhập nền kinh tế thế giới.
3.2.Phạm vi nghiên cứu
• Không gian: Phát triển thị trường du lịch quốc tế của doanh nghiệp.

• Thời gian: Phân tích thực trạng hoạt động phát triển thị trường du lịch
quốc tế của Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại - TKV giai đoạn
2005 – 2009 và định hướng cho đến năm 2015
4. KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ :
Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, gồm ba chương:
Lớp : QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Trần Tiến Dũng
Chuyên đề tốt nghiệp    GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Chương 1: Lý luận cơ bản về phát triển thị trường du lịch quốc tế cho các
doanh nghiệp du lịch lữ hành.
Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường du lịch quốc tế của Công ty
cổ phần Du lịch và Thương mại – TKV (VTTC) giai đoạn 2005-2009.
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm phát triển thị trường du
lịch quốc tế của Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại – TKV đến năm 2015.
Lớp : QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Trần Tiến Dũng
Chuyên đề tốt nghiệp    GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH
QUỐC TẾ CHO CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH LỮ HÀNH
1.1 DU LỊCH VÀ DU LỊCH QUỐC TẾ
1.1.1 Du lịch
1.1.1.1 Khái niệm về du lịch
Có rất nhiều định nghĩa về du lịch, sau đây là những định nghĩa tương đối
đầy đủ và được sử dụng nhiều nhất:
- Du lịch là tổng hòa các mối quan hệ, hiện tượng, các hoạt động kinh tế
bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài
nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước của họ với mục đích hòa bình. Nơi
họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.
( Hội Nghị Liên Hợp Quốc tế về Du Lịch ở Roma năm 1963 – Trang web
www.vietnamtourism.com của Tổng Cục Du lịch Việt Nam )
- Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường

thường xuyên (nơi ở của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời
gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không
phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm.
(Định nghĩa của Hội nghị Quốc tế về thống kế du lịch ở Otawa, Cannada tháng 06/1991 –
Giáo trình Kinh tế Du lịch, Nhà XB Lao động - xã hội, năm 2006, trang 19, chương 1)
- Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghĩ dưỡng trong khoảng thời
gian nhất định.
( trang 2, Điều 4 Luật Du lịch của Việt Nam năm 2005 )
1.1.1.2 Phân loại du lịch
Việc phân loại các loại hình du lịch có ý nghĩa to lớn, cho phép ta xác
định được thế mạnh của đơn vị kinh doanh du lịch, từ đó có thể xác định được
Lớp : QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Trần Tiến Dũng
Chuyên đề tốt nghiệp    GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
cơ cấu khách hàng, mục tiêu của điểm du lịch. Tuỳ theo mục nghiên cứu người
ta có thể có nhiều tiêu thức phân loại và dưới đây là một vài tiêu thức phân loại
như sau:
* Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi, du lịch được chia thành hai
loại: Du lịch quốc tế và du lịch nội địa
- Du lịch quốc tế được chia thành: du lịch quốc tế gửi khách và du lịch
quốc tế nhận khách.
- Du lịch nội địa: là hình thức đi du lịch và cư trú của công dân trong một
nước đến địa phương khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình. Hay nói
một cách khác là nơi đi và nơi đến du lịch ở trên cùng một quốc gia.
* Căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh chuyến đi du lịch bao gồm:
- Du lịch nghỉ ngơi giải trí: nhằm hưởng thụ sự vui chơi, giải trí sau
những ngày lao động mệt nhọc, để phục hồi thể lực, tinh thần cho con người. Nó
bao gồm các hình thức đến công viên giải trí, đến các casino, các hoạt động tắm
biển, tắm nắng.
- Du lịch chữa bệnh: nhằm thoả mãn nhu cầu điều trị của khách du lịch về

các bệnh tật của họ. Nó được phát triển ở những nơi có điều kiện chữa bệnh
như: khí hâu thuận lợi có nguồn chất khoáng…
- Du lịch hành hương tôn giáo (cả những người theo tôn giáo và không
theo tôn giao): nhằm thoả mãn nhu cầu về tín ngưỡng cho du khách.
- Du lịch sinh thái: nhằm thoả mãn nhu cầu về với thiên nhiên của khách
du lịch, thường ở những vùng thiên nhiên được bảo vệ tốt chưa bị ô nhiễm.
- Du lịch văn hoá: Loại hình này nhằm thoả mãn những nhu cầu mở rộng
sự hiểu biết về nghệ thuật, phong tục tập quán của người dân nơi họ đến, tình
hình kinh tế của đất nước họ viếng thăm
Lớp : QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Trần Tiến Dũng
Chuyên đề tốt nghiệp    GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
- Du lịch tìm hiểu lịch sử: nhằm hiểu biết về lịch sử của một quốc gia, một
dân tộc…
- Du lịch thể thao: loại hình này thu hút những du khách có nhu cầu gắn
liền với thể thao và phát triển ở những nước có nền thể thao phát triển. Du khách
là những vận động viên thể thao tham gia các giải đấu hoặc là những người đi
xem các cuộc thi đấu.
- Du lịch công vụ: là hình du lịch phục vụ cho những người có nhu cầu
thực hiện nhiệm vụ nào đó như: tham gia các hội nghị, hội thảo, hội chợ…
- Du lịch mang tính xã hội: đối tượng là những người thường kết hợp đi
du lịch với việc thăm viếng người thân, bạn bè, thăm quê hương…
- Du lịch quá cảnh: du khách dừng chân trong một thời gian ngắn không
dưới 24 giờ, sau đó lại tiếp tục đi đến nơi khác.
* Căn cứ vào việc sử dụng phương tiện giao thông
Căn cứ vào việc sử dụng phương tiện giao thông, du lịch được chia thành
các loại sau đây:
- Du lịch bằng xe đạp
- Du lịch tàu hỏa
- Du lịch tàu biển
- Du lịch ô tô

- Du lịch hàng không
* Căn cứ theo phương tiện lưu trú
- Du lịch ở khách sạn: là loại hình du lịch phổ biến nhất. Du khách lưu trú
trong khách sạn trong suốt thời gian tham quan của mình
- Du lịch ở Motel: Motel là các khách sạn được xây dựng ven đường xa lộ
nhằm phục vụ cho khách du lịch bằng xe hơi. Các dịch vụ trong Motel phần lớn
là tự phục vụ.
Lớp : QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Trần Tiến Dũng
Chuyên đề tốt nghiệp    GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
- Du lịch nhà trọ
- Du lịch cắm trại: là loại hình du lịch được phát triển với nhịp độ cao,
được giới trẻ ưa chuộng. Nó rất thích hợp với khách đi du lịch bằng xe đạp, mô
tô, xe hơi. Khách tự thuê lều bạt, tự dựng và tự phục vụ.
* Căn cứ vào thời gian đi du lịch
- Du lịch dài ngày: là các chuyến du lịch kéo dài từ một đến vài tuần.
Thường được tổ chức để đi thăm các điểm ở xa.
- Du lịch ngắn ngày: thường được tổ chức vào cuối tuần, thời gian thường
là 1 đến 2 ngày, đến những điểm du lịch gần nơi cư trú.
* Căn cứ vào đặc điểm địa lý của điểm du lịch
- Du lịch miền biển: loại hình này có tính chất mùa rõ rệt, chủ yếu phát
triển vào mùa hè. Nó phát triển ở những nơi có bãi biển đẹp có nhiều ánh
nắng… Loại hình này gắn liền với các trò giải trí như: tắm biển, tắm nắng, bơi
lội, lướt ván, bơi thuyền…
- Du lịch núi: Loại hình du lịch này cũng có tính chất mùa rõ rệt, một năm
nó được phát triển vào một hay hai mùa nhất định, mùa hè hoặc mùa đông.
Thông thường khách đến những vùng núi có khí hậu trong lành, cảnh quan thiên
nhiên đẹp hoặc có nhiều tuyết…
- Du lịch tham quan: là loại hình du lịch phát triển quanh năm, ít chịu tác
động của mùa vụ hơn. Phát triển mạnh ở nơi có nhiều danh lam thắng cảnh, di
tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc. Du khách được tổ chức thành nhóm và đi theo

chương trình định sẵn…và thường có cả hướng dẫn viên đi cùng.
* Căn cứ vào hình thức tổ chức du lịch
- Du lịch theo đoàn: các thành viên tham dự đi theo đoàn và thường có
chuẩn bị chương trình từ trước, có thể thông qua các công ty hay đại lý du lịch
Lớp : QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Trần Tiến Dũng
Chuyên đề tốt nghiệp    GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
để đi theo chương trình và lịch trình hoặc không thông qua tổ chức du lịch mà tự
lên chương trình lịch trình để đi.
- Du lịch cá nhân: là loại du lịch mà khách du lịch đi riêng lẻ một hoặc hai
người với những cách thức và mục đích khác nhau. Họ cũng có thể thông qua tổ
chức du lịch hoặc đi tự do.
* Căn cứ vào thành phần của du khách
- Du khách thượng lưu
- Du khách bình dân
* Căn cứ vào phương thức ký kết hợp đồng đi du lịch
- Du lịch trọn gói
- Mua từng phần dịch vụ của tour du lịch.
1.1.1.3 Vai trò của ngành du lịch
Du lịch được mô tả như là một ngành công nghiệp vừa năng động, vừa tinh
tế, nó đem lại nguồn doanh thu khổng lồ so với bất cứ ngành dịch vụ nào trên
thế giới và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước trên thế giới.
Tuỳ theo điều kiện của từng nước mà ngành du lịch có những đóng góp khác
nhau đối với nền kinh tế quốc dân bởi vì hoạt động du lịch đòi hỏi sự phối hợp
liên ngành, đa lĩnh vực có tính xã hội hoá cao. Vai trò của nó đối với các lĩnh
vực như sau:
1.1.1.3.1. Đối với kinh tế
Các nhà kinh tế đã khẳng định: “Du lịch là ngành xuất khẩu vô hình”. Với
tiềm năng đã có sẵn, ngành du lịch đã tạo cho mình những sản phẩm đặc biệt so
với các ngành kinh tế khác để kinh doanh, đem lại nguồn thu cho đất nước.
Ngành du lịch phát triển còn kích thích sự phát triển của các ngành xây

dựng, giao thông vận tải, ngân hàng thông qua các cơ sở du lịch và khách du
lịch tiêu thụ một khối lượng lớn các sản phẩm của ngành này.
1.1.1.3.2. Đối với văn hóa
Lớp : QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Trần Tiến Dũng
Chuyên đề tốt nghiệp    GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Thông qua du lịch, đông đảo quần chúng có điều kiện tiếp xúc với những
thành tựu văn hoá phong phú và lâu đời của các dân tộc, đắm mình trong cảnh
sắc thiên nhiên giàu đẹp, từ đó giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc và có ý
thức bảo vệ những tài sản mà thế hệ đi trước để lại. Điều này quyết định sự phát
triển cân đối về nhân cách của mỗi cá nhân trong xã hội
1.1.1.3 3. Đối với xã hội
Du lịch với bản chất của nó là nghỉ ngơi và khám phá, tìm hiểu điều này
đem lại cho con người nhiều ý nghĩa trong cuộc sống. Về mặt y tế, du lịch giúp
con người phục hồi sức khoẻ và tăng cường sức sống.
1.1.1.3.4. Đối với môi trường
Phát triển du lịch phụ thuộc rất nhiều vào kho tài sản tự nhiên và nhân tạo
của từng quốc gia. Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội chính là những
thông số đầu vào cho phát triển du lịch.
Hoạt động du lịch tác động lên môi trường tự nhiên ở nhiều mặt như: Tác
động đến môi trường nước; Tác động tới môi trường không khí; Tác động tới
môi trường đất; Tác động tới môi trường sinh vật;
1.1.1.3.5. Đối với chính trị
Chúng ta cũng có thể nói rằng du lịch mang trong mình chức năng chính
trị. Nó thể hiện ở vai trò to lớn trong việc củng cố hoà bình, đẩy mạnh các mối
giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc. Qua giao lưu và hoà
nhập tìm hiểu các nền văn hoá xã hội khác nhau làm cho con người thêm hiểu
nhau và biết xích lại gần nhau.
1.1.2 Du lịch quốc tế
1.1.2.1 Khái niệm du lịch quốc tế
Du lịch quốc tế: là những chuyến du lịch mà nơi cư trú của khách du lịch

và nơi đến du lịch thuộc các quốc gia khác nhau, khách du lịch đi qua biên giới
và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch.
Lớp : QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Trần Tiến Dũng
Chuyên đề tốt nghiệp    GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
1.1.2.2 Các hình thức du lịch quốc tế
Du lịch quốc tế nhận khách: là hình thức du lịch của khách ngoại quốc
đến một nước nào đó và tiêu ngoại tệ ở đó. Quốc gia nhận khách du lịch nhận
được ngoại tệ do khách mang đến nên được coi là quốc gia xuất khẩu du lịch.
Du lịch quốc tế gửi khách: là các hoạt động kinh doanh mà công dân của một
nước nào đó ra ngoài biên giới du lịch và tiêu tiền kiếm được ở đất nước mình,
quốc gia gửi khách được gọi là quốc gia nhập khẩu du lịch.
1.1.2.3 Các xu hướng du lịch quốc tế
Các nhà khoa học trên thế giới đánh giá du lịch đại chúng có tương lai và
xu hướng phát triển tốt. Du lịch quốc tế ngày một phát triển mạnh. Có thể phân
các xu hướng của sự phát triển du lịch trên thế giới theo 2 nhóm chính như sau:
1.1.2.3.1 Nhóm các xu hướng phát triển của cầu du lịch
Xu hướng 1: Nhu cầu du lịch đang phổ biến trong đời sống xã hội, bởi
các nguyên nhân:
Đời sống người dân ngày càng được cải thiện ở các nước có nền kinh tế
phát triển, du lịch trở thành tiêu chuẩn để đánh giá mức sống và chất lượng cuộc
sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội.
Điều kiện chính trị, xã hội ngày một ổn định đòi hỏi các quốc gia mở rộng
giao lưu kinh tế, văn hoá…
Xu hướng 2: Sự thay đổi về hướng vận động của khách và về phân bố
của luồng khách du lịch quốc tế.
Việc quần chúng hoá trong hoạt động du lịch và khả năng đi du lịch xa
hơn kéo theo nhiều biến đổi trong hướng vận động của khách. Ngày nay hướng
vận động của khách du lịch ở khắp nơi trên toàn cầu.
Sự phân bố của luồng khách du lịch quốc tế cũng có sự thay đổi rõ rệt.
Trước đây khách du lịch có xu hướng đi du lịch Châu Âu, Châu Mỹ thì từ 40

Lớp : QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Trần Tiến Dũng
Chuyên đề tốt nghiệp    GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
năm trở lại đây nay xu hướng này đã giảm rõ nét. Khách du lịch chuyển hướng
sang đi du lịch các nước Đông Á- Thái Bình Dương và các nước đang phát triển.
Xu hướng 3: Nhu cầu của khách du lịch thay đổi trong cơ cấu chi tiêu.
Những năm trước đây chi tiêu của khách du lịch dành cho các dịch vụ cơ
bản như: ăn uống, nghỉ khách sạn, phương tiện di chuyển là chủ yếu. Hiện nay
thì chi tiêu của khách chú trọng vào các dịch vụ bổ sung như: mua sắm hàng
hoá, đồ lưu niệm; loại hình du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch nghỉ ngơi
giải trí… Nhiều tài liệu trên thế giới đã tổng kết tỷ trọng dịch vụ cơ bản trên
dịch vụ bổ sung trước đây là 7/3 thì nay lại là 3/7.
Và các xu hướng khác như:
- Khách du lịch toàn quyền lựa chọn dịch vụ trong chuyến đi.
- Nhu cầu gia tăng các điểm đến du lịch trong một chuyến đi du lịch của
khách du lịch.
1.1.2.3.1 Nhóm các xu hướng phát triển của cung du lịch
Xu hướng 1: Doanh nghiệp du lịch đa dạng hoá sản phẩm du lịch để đáp
ứng nhu cầu của khách du lịch.
Do cuộc cạnh tranh quyết liệt trong việc thu hút và phục vụ khách du lịch
nên các quốc gia phát triển du lịch (các doanh nghiệp du lịch) đưa ra các chính
sách đa dạng hoá sản phẩm, đưa ra thị trường sản phẩm du lịch độc đáo (đa dạng
hoá các dịch vụ bổ sung, đưa các sản phẩm mang bản sắc dân tộc vào sản phẩm
du lịch của mình…).
Xu hướng 2: Phát triển hệ thống bán sản phẩm du lịch
Các tổ chức lữ hành du lịch lớn trên thế giới vẫn tiếp tục giữ vị trí quan trọng
trong việc tổ chức và bán các sản phẩm du lịch. Sẽ phát triển loại hình bán các
chương trình du lịch đến tận nhà qua mạng Internet. Xu hướng các doanh nghiệp
du lịch kết hợp tổ chức đón khách từ nước thứ ba ngày càng được khẳng định.
Xu hướng 3: Tăng cường hoạt động truyền thông du lịch.
Lớp : QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Trần Tiến Dũng

Chuyên đề tốt nghiệp    GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Công nghệ thông tin ngày một phát triển, dẫn đến sự cạnh tranh ngày
càng sâu sắc giữa các doanh nghiệp du lịch và giữa các nước làm du lịch trong
việc thu hút và phục vụ khách. Nhìn chung, khách du lịch trên thế giới vẫn có
thói quen đến nhiều những nơi được nghe và xem quảng cáo.
Và một số xu hướng nữa như:
- Ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ trong các dịch vụ du lịch phục
vụ khách du lịch.
- Hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm đáp ứng nhu
cầu đi nhiều nước của khách du lịch.
1.1.2.4 Vai trò của du lịch quốc tế
Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như là một sở thích,
một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở thành
một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội ở các nước. Về
mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của
nhiều nước công nghiệp phát triển. Mạng lưới du lịch đã được thiết lập ở hầu hết
các quốc gia trên thế giới. Các lợi ích kinh tế mang lại từ du lịch là điều không
thể phủ nhận, thông qua việc tiêu dùng của du khách đối với các sản phẩm của
du lịch. Nhu cầu của du khách bên cạnh việc tiêu dùng các hàng hoá thông
thường còn có những nhu cầu tiêu dùng đặc biệt: nhu cầu nâng cao kiến thức,
học hỏi, vãn cảnh, chữa bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn…
Sự khác biệt giữa tiêu dùng dịch vụ du lịch và tiêu dùng các hàng hoá
khác là tiêu dùng các sản phẩm du lịch xảy ra cùng lúc, cùng nơi với việc sản
xuất ra chúng. Đây cũng là lý do làm cho sản phẩm du lịch mang tính đặc thù
mà không thể so sánh giá cả của sản phẩm du lịch này với giá cả của sản phẩm
du lịch kia một cách tuỳ tiện được. Sự tác động qua lại của quá trình tiêu dùng
và cung ứng sản phẩm du lịch tác động lên lĩnh vực phân phối lưu thông và do
vậy ảnh hưởng đến các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội. Bên cạnh đó, việc
phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, vì sản
Lớp : QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Trần Tiến Dũng

Chuyên đề tốt nghiệp    GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
phẩm du lịch mang tính liên ngành có quan bệ đến nhiều lĩnh vực khác trong
nền kinh tế. Khi một khu vực nào đó trở thành điểm du lịch, du khách ở mọi nơi
đổ về sẽ làm cho nhu cầu về mọi hàng hoá dịch vụ tăng lên đáng kể. Xuất phát
từ nhu cầu này của du khách mà ngành kinh tế du lịch không ngừng mở rộng
hoạt động của mình thông qua mối quan hệ liên ngành trong nền kinh tế, đồng
thời làm biến đổi cơ cấu ngành trong nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa, các hàng
hoá, vật tư cho du lịch đòi hỏi phải có chất lượng cao, phong phú về chủng loại,
hình thức đẹp, hấp dẫn. Do đó nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng
sáng tạo cải tiến, phát triển các loại hàng hoá. Để làm được điều này, các doanh
nghiệp bắt buộc phải đầu tư trang thiết bị hiện đại, tuyển chọn và sử dụng công
nhân có tay nghề cao đáp ứng được nhu cầu của du khách.
Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán
cân thu chi của đất nước. Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước có địa
điểm du lịch, làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ của đất nước đó. Ngược lại,
phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối với những quốc gia có nhiều người đi du lịch ở
nước ngoài. Trong phạm vi một quốc gia, hoạt động du lịch làm xáo trộn hoạt
động luân chuyển tiền tệ, hàng hoá, điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế phát
triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở
các vùng sâu, vùng xa…
Một lợi ích khác mà ngành du lịch đem lại là góp phần giải quyết vấn đề
việc làm. Bởi các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch đều cần một lượng lớn lao
động. Du lịch đã tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động, giải quyết các vấn
đề xã hội.
Du lịch Việt Nam trong thời gian qua cũng đã đóng góp rất nhiều cho sự
tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Tốc độ tăng trưởng hơn 14%/năm
gần gấp hai lần tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế.
Tạo điều kiện cho đất nước phát triển du lịch.
Du lịch quốc tế tạo nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể cho đất nước.
Lớp : QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Trần Tiến Dũng

Chuyên đề tốt nghiệp    GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Du lịch quốc tế là phương tiện quảng cáo không mất tiền cho đất nước du
lịch chủ nhà.
Mở rộng và củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế.
1.2 THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA
DOANH NGHIỆP
1.2.1 Thị trường du lịch quốc tế của doanh nghiệp
1.2.1.1 Khái niệm thị trường du lịch quốc tế
Thị trường du lịch quốc tế là nơi du khách quốc tế cần đến để tham quan,
vui chơi, giải trí và sử dụng các dịch vụ của nơi khách đến theo các chương trình
của các công ty du lịch hoặc nhu cầu của khách hàng nước ngoài. Thị trường du
lịch quốc tế mang tính độc lập tương đối so với thị trường hàng hoá nói chung vì
nó thực hiện hàng hoá của ngành du lịch.
1.2.1.2 Sự hình thành thị trường du lịch quốc tế
Trong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến một sự bùng nổ của
hoạt động du lịch trên toàn cầu. Du lịch đã trở thành một nghành kinh tế mũi
nhọn của nhiều quốc gia và kinh tế du lịch đã góp phần không nhỏ vào sự phát
triển kinh tế thế giới. Du lịch đã trở thành một hiện tượng quen thuộc trong đời
sống con người và ngày càng phát triển phong phú cả về chiều rộng và chiều
sâu.
- Sự tự do đi lại của con người vượt ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia.
- Nhu cầu hiểu biết kho tàng văn hoá, lịch sử, nhu cầu vãn cảnh thiên
nhiên, nhu cầu khám phá những điều mới lạ của khách du lịch tăng cao.
- Khả năng cung ứng của các công ty du lịch không còn giới hạn trong nội
địa.
- Việc xoá bỏ các hàng rào chắn, các quy định của Chính phủ các nước.
1.2.1.3 Phân loại thị trường du lịch quốc tế
Thị trường du lịch quốc tế có thể phân theo các loại sau:
Lớp : QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Trần Tiến Dũng
Chuyên đề tốt nghiệp    GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường

- Phân theo phạm vi lãnh thổ, khu vực
- Phân loại thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng.
- Phân loại theo đoạn thị trường
- Phân loại theo loại hình du lịch
1.2.2 Phát triển thị trường du lịch quốc tế của doanh nghiệp
1.2.2.1 Khái niệm về phát triển thị trường du lịch quốc tế
Phát triển thị trường du lịch quốc tế là hoạt động thúc đẩy tăng trưởng cả
về chiều sâu và chiều rộng, số lượng và chất lượng các sản phẩm hàng hoá, dịch
vụ ngành du lịch.
1.2.2.2 Nội dung phát triển thị trường du lịch quốc tế của doanh
nghiệp
Xác định các thị trường mục tiêu về du lịch quốc tế của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp cần nghiên cứu, xác định đối tượng khách hàng tiềm năng quan
tâm và có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ du lịch quốc tế của mình. Bên
cạnh đó doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ du lịch quốc tế
của mình đối tượng khách hàng nào sẽ quan tâm đến nhiều nhất.
Nghiên cứu thị trường du lịch quốc tế mà doanh nghiệp dự định thâm
nhập: Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ nhu cầu của những khách du lịch tiềm
năng này để chào bán sản phẩm, dịch vụ của mình, làm thoả mãn nhu cầu của
họ, thúc đẩy họ sử dụng sản phẩm dịch vụ của minh; xác định trong tương lai thị
trường này sẽ thay đổi theo hướng nào?
- Lập kế hoạch phát triển thị trường du lịch quốc tế: dựa trên những kết
quả đã nghiên cứu ở trên, doanh nghiệp lập kế hoạch phát triển thị trường du
lịch quốc tế của mình theo từng giai đoạn, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng
hoá các chương trình, đặc biệt là các chương trình đặc thù của doanh nghiệp
nhằm dữ vững thị trường khách hàng mục tiêu.
Lớp : QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Trần Tiến Dũng
Chuyên đề tốt nghiệp    GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
- Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển thị trường du lịch quốc tế: theo kế
hoạch đã lập, doanh nghiệp sẽ thực hiện theo đúng trình tự trong bản kế hoạch

đã xây dựng
1.2.2.3 Các hình thức phát triển thị trường du lịch quốc tế của
doanh nghiệp
1.2.2.2.1 Các hình thức phát triển thị trường du lịch quốc tế
của doanh nghiệp theo chiều rộng
* Khái niệm: hình thức phát triển thị trường du lịch quốc tế của doanh
nghiệp theo chiều rộng là việc doanh nghiệp tập trung thực hiện các nội dung
phát triển thị trường du lịch quốc tế theo hướng mở rộng phạm vi thị trường
đến những điểm du lịch, quốc gia và khu vực mới.
* Nội dung: Các hình thức phát triển thị trường du lịch quốc tế của
doanh nghiệp theo chiều rộng gồm:
- Tăng cường mở rộng thị trường đến những điểm du lịch mới ngoài
những điểm du lịch truyền thống của doanh nghiệp.
- Xây dựng thị trường khách hàng mới từ những vùng miền và quốc gia
mới trong phạm vi thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.
- Thay đổi loại hình du lịch tuỳ theo từng nhóm đối tượng khách hàng,
luôn tạo ra sự mới mẻ trong các chuyến du lịch quốc tế của khách.
* Các biểu hiện của các hình thức phát triển thị trường du lịch quốc tế
của doanh nghiệp theo chiều rộng như:
Hàng năm, thông qua các sự kiện lớn của đất nước như các lễ hội truyền
thống của dân tộc, các lễ hội dân gian, các lễ hội văn hoá,… sẽ thu hút đối
tượng khách du lịch quốc tế rất đa dạng về độ tuổi, về sự đam mê tìm hiểu các
nền văn hoá khác nhau, về sự quan tâm đến tâm linh; thông qua các hội chợ
quốc tế như hội chợ thương mại, hội chợ công nghệ,… thu hút các nhà kinh
doanh nước ngoài muốn giới thiệu sản phẩm của mình đến thị trường Việt
Lớp : QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Trần Tiến Dũng
Chuyên đề tốt nghiệp    GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Nam; đặc biệt là các hội nghị cấp cao do Việt Nam đăng cai sẽ thu hút nguồn
khách du lịch quốc tế vào Việt Nam là các lãnh đạo nhà nước, chính phủ và các
bộ ngành và đi kèm là các các chuyên gia, các lãnh đạo doanh nghiệp tìm kiếm

cơ hội đầu tư, làm ăn. Thị trường khách du lịch quốc tế này trải rộng khắp
nhiều nước trên thế giới là cơ hội để tạo dựng chi nhánh, đại lý du lịch ở nước
ngoài để mở rộng và phát triển thị trường du lịch quốc tế của doanh nghiệp.
Nhu cầu đi du lịch quốc tế của khách du lịch trong nước cũng như khách
du lịch nước ngoài ngày càng đòi hỏi sự đa dạng về loại hình du lịch. Đây là cơ
sở để doanh nghiệp phân loại được đối tượng khách hàng để hướng khách hàng
đến những loại hình du lịch ưa thích. Doanh nghiệp cần xác định được thị
trường mục tiêu mới, với những loại hình du lịch cụ thể, từng bước thực hiện
các nội dung phát triển thị trường du lịch quốc tế của mình.
1.2.2.2.2 Các hình thức phát triển thị trường du lịch quốc tế
của doanh nghiệp theo chiều sâu
* Khái niệm: hình thức phát triển thị trường du lịch quốc tế của doanh
nghiệp theo chiều sâu là việc doanh nghiệp tập trung thực hiện các nội dung
phát triển thị trường du lịch quốc tế theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ,
giữ vững thị trường truyền thống và thu hút thêm lượng lớn khách hàng từ thị
trường này.
* Nội dung: Các hình thức phát triển thị trường du lịch quốc tế của doanh
nghiệp theo chiều sâu gồm:
- Các chương trình du lịch của doanh nghiệp được chọn lọc sản phẩm du
lịch và dịch vụ du lịch tốt nhất.
- Trên cơ sở thị trường khách hàng truyền thống, tạo uy tín thương hiệu
doanh nghiệp nhằm thu hút lượng khách hàng mới từ thị trường này.
- Hợp tác chặt chẽ, lâu dài với các đối tác và đại lý quốc tế để duy trì thị
trường khách hàng.
Lớp : QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Trần Tiến Dũng
Chuyên đề tốt nghiệp    GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
* Các biểu hiện của các hình thức phát triển thị trường du lịch quốc tế
của doanh nghiệp theo chiều sâu như:
Doanh nghiệp cần xây dựng đa dạng về giá cả, thời gian các chương trình
du lịch quốc tế để đáp ứng được nhiều đối tượng khách hàng trong nước nhằm

đẩy mạnh nguồn khách trong nước đi du lịch nước ngoài.
Với những thị trường trọng điểm cần nâng cao chất lượng dịch vụ, đưa ra
các chính sách ưu đãi, chăm sóc khách hàng để giữ vững được thị trường. Đánh
giá thị trường tiềm năng và đưa ra mục tiêu, chương trình cụ thể để mở rộng thị
trường.
Việc hợp tác với các đối tác nước ngoài là rất quan trọng, giúp doanh
nghiệp có thể đảm bảo chất lượng dịch vụ du lịch cho khách hàng do sự phối
hợp và tận dụng lợi thế của nhau để đón nhận hoặc gửi khách.
1.2.2.4 Các chỉ tiêu đo lường sự phát triển thị trường du lịch
quốc tế của doanh nghiệp
* Số lượng quốc gia mới có khách du lịch nước ngoài: việc mở rộng,
thâm nhập thị trường mới là rất quan trọng cho phát triển thị trường du lịch
quốc tế trong những giai đoạn tiếp theo. Nếu doanh nghiệp chỉ bó hẹp ở những
thị trường truyền thống thì tương lai sẽ bị cạnh tranh rất khốc liệt của đối thủ.
Doanh nghiệp có khả năng khai thác, mở rộng thị trường du lịch đến những
quốc gia mới sẽ xác định được tiềm năng vượt trội của mình trong việc phát
triển thị trường. Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau:
100×=
N
Q
L
i
i
(%)
Trong đó:
i: là năm [2005,2006,2007,2008,2009]
Q
i
: là số lượng quốc gia mới có khách du lịch nước ngoài của
doanh nghiệp trong năm i;

Lớp : QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Trần Tiến Dũng
Chuyên đề tốt nghiệp    GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
N: là tổng số lượng quốc gia có khách du lịch nước ngoài của
doanh nghiệp;
L
i
: là tỷ lệ phát triển thị trường du lịch vào quốc gia mới của doanh
nghiệp năm i.
Nếu L
i
= 0, doanh nghiệp không phát triển được thị trường du lịch ở quốc
gia mới nào.
Nếu L
i
> 0, doanh nghiệp đã phát triển được thị trường du lịch ở quốc gia
mới, L
i
càng lớn đồng nghĩa tốc độ phát triển thị trường du lịch quốc tế của
doanh nghiệp càng cao.
* Số lượt khách du lịch quốc tế đến những quốc gia qua các năm: là chỉ
tiêu đánh giá tốc độ phát triển thị trường du lịch quốc tế ở từng quốc gia qua
từng năm, từng giai đoạn. Công thức tính toán chỉ tiêu là:
100
1
×=
−ni
ni
ni
S
S

K
(%)
Trong đó:
n: tên quốc gia
i: là năm [2005,2006,2007,2008,2009]
S
ni
: là số lượt khách quốc tế đến quốc gia n trong năm i của doanh
nghiệp;
K
ni
: là tỷ lệ phát triển thị trường du lịch ở quốc gia n năm i so với
năm i-1 của doanh nghiệp.
Nếu S
ni
≤ S
ni-1
, doanh nghiệp không phát triển được thị trường du lịch ở
quốc gia n trong năm i. Ngược lại, nếu S
ni
càng lớn hơn so với S
ni-1
thì chứng tỏ
thị trường phát triển cao.
* Số ngày lưu lại bình quân của của khách du lịch quốc tế qua các năm:
đánh giá được sự hấp dẫn của thị trường qua từng năm, khả năng mở rộng thị
trường với dịch vụ đa dạng và chất lượng. Khách du lịch lựa chọn các chương
Lớp : QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Trần Tiến Dũng
Chuyên đề tốt nghiệp    GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
trình dài ngày thể hiện được sức hút của điểm đến, khả năng chi trả cao của

khách hàng và khẳng định được tốc độ phát triển thị trường du lịch quốc tế này
của doanh nghiệp. Công thức tính chỉ tiêu như sau:
100
1
×=
−i
i
i
A
A
D
(%)
Trong đó:
i: là năm [2005,2006,2007,2008,2009]
A: là số ngày khách quốc tế lưu lại bình quân của doanh nghiệp;
D
i
: là tỷ lệ số ngày khách quốc tế lưu lại trong năm i so với năm i-1
của doanh nghiệp.
Nếu D>100% thì số ngày lưu lại của khách quốc tế năm sau cao hơn năm
trước, ngược lại, số ngày lưu lại của khách quốc tế giảm so với năm trước.
* Số loại hình du lịch mà khách du lịch quốc tế có nhu cầu qua các năm:
đánh giá sự phát triển của đa dạng thị trường khách hàng và khả năng đáp ứng
của doanh nghiệp đối với khách hàng. Chỉ tiêu này tính toán theo công thức:
100×=
T
t
H
i
i

(%)
Trong đó:
i: năm [2005,2006,2007,2008,2009]
t
i
: là số loại hình du lịch quốc tế mà doanh nghiệp đã thực hiện
trong năm i;
T: là tổng số loại hình du lịch quốc tế của doanh nghiệp;
H
i
: là tỷ lệ số loại hình du lịch quốc tế đã thực hiện trong năm i của
doanh nghiệp.
Nếu H
i
> H
i-1
thì số loại hình du lịch quốc tế đã thực hiện của năm sau cao
hơn năm trước, ngược lại số loại hình giảm so với năm trước.
Lớp : QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Trần Tiến Dũng
Chuyên đề tốt nghiệp    GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH
QUỐC TẾ CỦA DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2005 - 2009
1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng thuận lợi đến phát triển thị trường du
lịch quốc tế của doanh nghiệp
Việt Nam đã gia nhập các tổ chức kinh tế lớn như APEC, WTO mang đến
cho ngành du lịch trong nước cơ hội thu hút nguồn khách du lịch rất lớn từ nước
ngoài vào và đẩy mạnh nguồn khách nguồn khách du lịch trong nước đi du lịch
nước ngoài, đồng thời mở ra cơ hội mở rộng và phát triển thị trường du lịch
quốc tế với nhiều điều kiện thông thoáng hơn.
Chính phủ, Tổng Cục Du lịch luôn đẩy mạnh các chuyến thăm viếng hữu

nghị và giao lưu văn hoá với các nước trên thế giới, ký kết nhiều văn bản hợp
tác hữu nghị mở đường cho thị trường du lịch quốc tế phát triển.
Các ngành kinh tế trọng điểm trong đó có các tập đoàn lớn vượt qua mọi
rào cản và phạm vi biên giới đã mở văn phòng đại diện, chi nhánh và đầu tư vốn
ra nhiều nước trên thế giới kéo theo ngành dịch vụ du lịch phát triển và tạo điều
kiện thuận lợi cho phát triển thị trường du lịch.
Nhu cầu đi du lịch nước ngoài của người dân tăng cao, lượng du học sinh
nước ngoài cũng tăng nhanh và đang là thị hiếu của nhiều gia đình có điều kiện
kinh tế khá giả.
Thu nhập của người dân tăng cao dẫn đến nhu cầu đi du lịch quốc tế tăng
lên và là nhân tố thuận lợi để thị trường du lịch quốc tế được mở rộng.
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng bất lợi đến phát triển thị trường du lịch
quốc tế của doanh nghiệp.
Mặc dù ngành du lịch đang được hưởng lợi từ việc Việt Nam đang tích cực
hội nhập với các nước trên thế giới nhưng vẫn còn đó những nhân tố ảnh hưởng bất
lợi đến sự phát triển thị trường du lịch quốc tế của các doanh nghiệp đó là:
Lớp : QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Trần Tiến Dũng
Chuyên đề tốt nghiệp    GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Hường
- Các ngành dịch vụ du lịch của nước ta chưa được tổ chức, phối hợp
đồng bộ dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng bất lợi đến
phát triển thị trường du lịch quốc tế của doanh nghiệp.
- Từ năm 2008 nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới bị đổ vỡ hoặc suy giảm
nghiêm trọng, tình hình lạm phát tăng cao, đời sống nhân dân nhiều nước gặp rất
nhiều khó khăn do mất việc làm, thu nhập giảm sút… cho đến nay vẫn chưa
khắc phục được dẫn đến lượng khách du lịch giảm hẳn, ảnh hưởng bất lợi rất
nhiều đến việc mở rộng thị trường và phát triển thị trường du lịch quốc tế.
- Các đại dịch như Sát, cúm A/ H5N1, H1N1 lan rộng khắp thế giới ảnh
đến tâm lý của khách du lịch, một số tập đoàn, công ty còn cấm cán bộ nhân
viên đi du lịch nước ngoài. Chi phí dịch vụ cho mỗi đoàn du lịch tăng lên làm
cho chất lượng dịch vụ giảm xuống dẫn đến lượng khách du lịch quốc tế giảm

và chuyển sang đi du lịch trong nước cũng làm ảnh hưởng bất lợi đến phát triển
thị trường du lịch quốc tế của doanh nghiệp.
Tóm lại, những lý luận cơ bản về phát triển thị trường du lịch quốc tế cho
các doanh nghiệp du lịch lữ hành nói chung trong Chương 1 đã nêu ra được
các khái niệm, phân loại và vai trò của du lịch, thị trường du lịch, thị trường du
lịch quốc tế và phát triển thị trường du lịch quốc tế. Đồng thời làm nổi bật các
nhân tố ảnh hưởng thuận lợi, bất lợi đến việc phát triển thị trường du lịch quốc
tế của các doanh nghiệp. Những nội dung này là cơ sở quan trọng để đánh giá
các nhân tố ảnh hưởng thuận lợi, bất lợi tới việc phát triển thị trường du lịch
quốc tế của VTTC, qua đó phân tích thực trạng và đánh giá hoạt động phát
triển thị trường du lịch quốc tế của Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại –
TKV trong giai đoạn 2005 – 2009 được trình bày trong Chương 2 tiếp sau đây.
Lớp : QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Trần Tiến Dũng

×