Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Thực trạng và giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đúc kim loại – cơ khí và thương mại Duy Khánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.72 KB, 94 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÚC KIM LOẠI - CƠ KHÍ VÀ THƯƠNG MẠI DUY
KHÁNH GIAI ĐOẠN 2005 – 2009 2
I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÚC KIM LOẠI – CƠ KHÍ VÀ THƯƠNG MẠI DUY KHÁNH 2
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty: 2
1.1.1. Giới thiệu về Công ty: 2
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty: 2
1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty: 3
1.3. Giới thiệu về Sản phẩm của công ty: 3
1.4. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MỘT SỐ SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY: 5
1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty: 8
1.5.1. Sơ đồ tổ chức của Công ty: 8
1.5.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban chức năng: 9
1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm qua: 9
II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÚC KIM LOẠI - CƠ
KHÍ VÀ THƯƠNG MẠI DUY KHÁNH 11
1. Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Duy Khánh: 11
2. Vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Duy Khánh giai
đoạn 2005 - 2009 12
2.1. Quy mô vốn đầu tư: 12
2.2. Nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Duy Khánh: 15
3. Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Duy Khánh: 18
3.1. Đầu tư vào máy móc thiết bị: 18
3.2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực: 24
3.3. Đầu tư cho hoạt động marketing: 32
3.4. Đầu tư xây dựng cơ bản: 37
3.5. Đầu tư vào phương tiện vận tải: 40
3.6. Đầu tư vào thiết bị dùng để quản lý: 42
4. Đánh giá hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty: 42


4.1. Những kết quả và hiệu quả đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Duy Khánh: 42
4.2. Một số tồn tại và nguyên nhân: 60
5. Những nhân tố tác động tới hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty 64
5.1. Nhân tố thuộc về môi trường bên trong công ty: 64
5.2. Nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài công ty: 65
CHƯƠNG II. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP 67
ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA 67
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÚC KIM LOẠI - CƠ KHÍ 67
VÀ THƯƠNG MẠI DUY KHÁNH 67
I. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 67
1. Phân tích Ma trận SWOT của Công ty cổ phần đúc kim loại - cơ khí và thương mại Duy Khánh: 67
2. Định hướng phát triển của Công ty: 71
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐÚC KIM LOẠI - CƠ KHÍ VÀ THƯƠNG MẠI DUY KHÁNH 72
1. Một số giải pháp đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Duy Khánh: 72
1.1. Tiếp tục đa dạng hóa và hợp lý hóa cơ cấu nguồn vốn cho đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh: 72
1.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào công nghệ, máy móc thiết bị: 74
1.3. Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực: 76

1.4. Giải pháp đầu tư cho hoạt động marketing: 79
1.5. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý: 82
1.6. Xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm đúng đắn, kết hợp một cách linh hoạt giữa kế hoạch
dài hạn với kế hoạch ngắn hạn: 83
1.7. Thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm song song với chính sách chất lượng: 84
1.8. Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa đầu tư:: 84
2. Một số kiến nghị đối với Chính phủ: 85
KẾT LUẬN 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT Kí hiệu Ý nghĩa
1 VCSH Vốn chủ sở hữu
2 VĐT Vốn đầu tư
3 TSCĐ Tài sản cố định
4 MMTB Máy móc thiết bị
5 XDCB Xây dựng cơ bản
6 CNKT Công nhân kỹ thuật
7 THCN Trung học chuyên nghiệp
8 NSNN Ngân sách nhà nước
9 HĐQT Hội đồng quản trị
10 Trđ Triệu đồng
11 STT Số thứ tự
12 PGĐ Phó giám đốc
13 CBCNV Cán bộ công nhân viên
14 SP Sản phẩm

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1- Thống kê và mô tả các sản phẩm của Công ty Duy Khánh: 4
Bảng 2. Kết quả sản xuất kinh doanh – Công ty Duy Khánh 10
giai đoạn 2005 – 2009 10
Bảng 3. Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh – công ty Duy Khánh 13
giai đoạn 2005 - 2009 13
Bảng 4. Nguồn Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh - công ty Duy Khánh 15
giai đoạn 2005 – 2009 15
Đơn vị: triệu đồng 15
Bảng 5. Cơ cấu Nguồn vốn đầu tư nâng cao nâng lực cạnh tranh – 16
Công ty Duy Khánh giai đoạn 2005 - 2009 16
Bảng 6: Danh mục máy móc thiết bị - công ty Duy Khánh năm 2004 19
Bảng 7. Vốn đầu tư máy móc thiết bị - Công ty Duy Khánh 20
giai đoạn 2005 - 2009 20

Bảng 8. Cơ cấu vốn đầu tư máy móc thiết bị Công ty Duy Khánh 23
giai đoạn 2005 – 2009 23
Bảng 9. Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực - Công ty Duy Khánh 25
giai đoạn năm 2005 - 2009 25
Bảng 10. Cơ cấu vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực – Công ty Duy Khánh 27
Giai đoạn 2005 - 2009 27
Bảng 11: Thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của công ty Duy Khánh 32
giai đoạn 2005 - 2009 32
Bảng 12. Vốn đầu tư cho hoạt động marketing - Công ty Duy Khánh 33
giai đoạn 2005 - 2009 33
Bảng 13. Cơ cấu vốn đầu tư cho hoạt động marketing - Công ty Duy Khánh 35
giai đoạn 2005 - 2009 35
Bảng 14: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản công ty Duy Khánh 38
giai đoạn 2005 – 2009 38
Bảng 15. Danh mục đầu tư xây dựng cơ bản - Công ty Duy Khánh 40
giai đoạn 2005 – 2009 40
Bảng 16. Vốn đầu tư phương tiện vận tải – Công ty Duy Khánh 41
giai đoạn 2005 - 2009 41
Bảng 17. Vốn đầu tư vào thiết bị dùng để quản lý – Công ty Duy Khánh 42
Giai đoạn 2005 - 2009 42
Bảng 18: Danh sách máy móc thiết bị Công ty Duy Khánh 43
năm 2009 43
Bảng 19: Cơ cấu lao động theo trình độ của Công ty Duy Khánh 45
năm 2005 – 2009 45
Bảng 20. Giá trị sản lượng sản xuất – Công ty Duy Khánh 48
giai đoạn 2005 - 2009 48

Bảng 21. Doanh thu, lợi nhuận sản xuất kinh doanh – Công ty Duy Khánh 50
giai đoạn 2005 – 2009 50
Bảng 22. Giá trị TSCĐ tăng thêm của Công ty Duy Khánh 55

giai đoạn 2005 – 2009 55
Bảng 23: Một số chỉ tiêu hiệu quả tài chính của Công ty Duy Khánh 55
giai đoạn 2005 -2009 56
Bảng 24. Đóng góp vào ngân sách nhà nước – Công ty Duy Khánh 58
giai đoạn 2005 - 2009 58
Bảng 25. Số lao động và thu nhập bình quân – Công ty Duy Khánh 58
giai đoạn 2005 - 2009 58
Bảng 26. Ma trận SWOT – Công ty Duy Khánh 70

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Tình hình tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận - Công ty Duy Khánh 10
giai đoạn 2005 - 2009 10
Biểu đồ 2: Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh – 13
- Công ty Duy Khánh giai đoạn 2005 - 2009 13
Biểu đồ 3. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh – 17
-Công ty Duy Khánh giai đoạn 2005 – 2009 17
Biểu đồ 4. Vốn đầu tư máy móc thiết bị - Công ty Duy Khánh 20
giai đoạn 2005 - 2009 20
Biểu đồ 5: Cơ cấu vốn đầu tư máy móc thiết bị - Công ty Duy Khánh 23
giai đoạn 2005 - 2009
23
Biểu đồ 6. Vốn đầu tư phát triền nguồn nhân lực – Công ty Duy Khánh 25
giai đoạn 2005 - 2009 25
Biểu đồ 7. Cơ cấu vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực – Công ty Duy Khánh 27
Giai đoạn 2005 – 2009 27
Biểu đồ 8. Vốn đầu tư cho hoạt động Marketing – Công ty Duy Khánh 34
Giai đoạn 2005 – 2009 34
Biểu đồ 9. Cơ cấu vốn đầu tư cho hoạt động Marketing – Công ty Duy Khánh 35
giai đoạn 2005 - 2009 35
Biểu đồ 10. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản – Công ty Duy Khánh 39

giai đoạn 2005 - 2009 39
Biểu đồ 11: Cơ cấu lao động theo trình độ của Công ty Duy Khánh 45
năm 2005 – 2009 45
Biểu đồ 12. Doanh thu và lợi nhuận tăng thêm trên vốn đầu tư nâng cao 51
năng lực cạnh tranh Công ty Duy Khánhgiai đoạn 2005 - 2009 51
Biểu đồ 13. Mức đóng góp vào ngân sách nhà nước – Công ty Duy Khánh 58
giai đoạn 2005 - 2009 58
Biểu đồ 14. Số lao động – Công ty Duy Khánh 59
giai đoạn 2005 - 2009 59
Biểu đồ 15. Thu nhập bình quân lao động – Công ty Duy Khánh 59
giai đoạn 2005 – 2009 59
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Sơ đồ mô tả trình tự các bước công việc trong quy trình công nghệ 7
Hình 2 – Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 8
Hình 3: sơ đồ quản lý thiết kế tại Công ty Duy Khánh 62
Hình 4: Mô hình chiến lược marketing truyền thống – 4P 80

LỜI MỞ ĐẦU
C.Mac đã từng nói: “tiêu thụ là bước nhảy nguy hiểm của hàng hóa, nếu bước
nhảy đó không thành công thì kẻ bị té mang thương tích không phải là hàng hóa mà
chính là người sản xuất ra hàng hóa đó- doanh nghiệp”. Để tránh cho mình khỏi bị
trọng thương trong bước nhảy nguy hiểm đó mỗi doanh nghiệp cần phải biết nâng
cao năng lực cạnh tranh của mình. Hiện nay, do sự phát triển không ngừng của khoa
học công nghệ sản xuất hàng hóa phát triển với quy mô hết sức rộng lớn, nó không
chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà còn mở rộng ra phạm vi thế giới. Điều này
làm cho cạnh tranh càng trở nên quyết liệt và sâu rộng. Cạnh tranh được xem như là
yếu tố nội tại của quá trình kinh doanh và đi vào cạnh tranh là điều không thể tránh
khỏi đối với các doanh nghiệp.
Công ty Duy Khánh, chuyên sản xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ các ngành
công – nông nghiệp. Cũng giống như các doanh nghiệp Việt Nam khác, trong bối

cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và nền kinh tế đất nước phát triển mạnh mẽ, Công ty
Duy Khánh cũng phải đối mặt với những khó khăn thử thách to lớn và đặc biệt phải
đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh trong ước và thế giới.
Do vậy việc đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh để đảm bảo công ty có thể đứng
vững trên thị trường là hết sức cần thiết. Nhận thấy rõ sự cần thiết phải nâng cao
khả năng cạnh tranh của công ty Duy Khánh nói riêng và các doanh nghiệp Việt
Nam nói chung, em đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp đầu tư nâng cao
năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đúc kim loại – cơ khí và thương mại
Duy Khánh ” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Kết cấu luận văn gồm hai chương:
 Chương I: Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ
phần đúc kim loại - cơ khí và thương mại Duy Khánh giai đoạn 2005 – 2009
 Chương II: Định hướng và một số giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh
tranh của Công ty cổ phần đúc kim loại - cơ khí và thương mại Duy Khánh.


1
CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÚC KIM LOẠI - CƠ
KHÍ VÀ THƯƠNG MẠI DUY KHÁNH GIAI ĐOẠN 2005 – 2009
I. Khái quát về công ty cổ phần đúc kim loại – cơ khí và thương mại Duy
Khánh
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
1.1.1. Giới thiệu về Công ty:
Công ty cổ phần đúc kim loại - cơ khí và thương mại Duy Khánh, được sở kế
hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng cấp giấy phép kinh doanh ngày 12/07/2004
và đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2004.
Tên công ty: Công ty cổ phần đúc kim loại - cơ khí và thương mại Duy Khánh
Trụ sở chính: Khu công nghiệp Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải
Phòng.

Thời điểm thành lập: 23/6/1996
Người đại diện công ty: Đầu Văn Thạch
Chức vụ: Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty:
Mỹ Đồng là tên một làng nghề đúc truyền thống lâu đời tại huyện Thủy
Nguyên, thành phố Hải Phòng. Từ đời Trần, sản phẩm của làng đúc Mỹ Đồng đã có
mặt ở nhiều nơi trên đất nước. Trải qua chiến tranh, nghề đúc đã bị mai một đi. Khi
hòa bình lập lại, nghề đúc được khôi phục và hoạt động sản xuất theo hình thức hợp
tác xã.
Năm 1986, cơ cấu tổ chức hợp tác xã dần bị giải tán. Chính quyền cho phép
các hộ gia đình được hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm đúc theo hình thức
hộ cá thể.Một số hộ dân đã tiếp nối và phát huy truyền thống của làng nghề, bắt đầu
tự xây dựng lò đúc và hình thành lại các cơ sở đúc tư. Theo mô hình này, năm 1996

2
xưởng đúc đầu tiên của công ty cổ phần đúc kim loại - cơ khí và thương mại Duy
Khánh đã được xây dựng và đi vào hoạt đông do hai thành viên của công ty sáng
lập.
Sau 8 năm hoạt động theo hình thức tư nhân, đến năm 2004 Công ty cổ phần
đúc cơ khí và thương mại Duy Khánh đã chính thức được ra đời theo luật Doanh
Nghiệp Việt Nam thuộc loại doanh nghiệp cổ phần. Công ty chính thức đi vào hoạt
động từ tháng 7 năm 2004, ở địa bàn trong làng nghề đúc Mỹ Đồng, xen kẽ với các
hộ dân, diện tích mặt bằng nhỏ, bởi vậy việc sản xuất của doanh nghiệp đã gặp
nhiều khó khăn. Đến quý 1 năm 2006, được sự quan tâm của các ban ngành thành
phố đã tạo điều kiện cho công ty được chuyển ra khu công nghiệp Mỹ Đồng. Hiện
tại công ty đang hoạt động trên diện tích 3000 m
2
tại khu công nghiệp Mỹ Đồng,
huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty:

Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty được ghi trong đăng kí kinh doanh
và quy định cụ thể trong điều lệ công ty:
• Đúc kim loại
• Gia công cơ khí
• Kinh doanh hàng hóa tiêu dùng gia đình,vật liệu xây dựng
• Vận tải hàng hóa thủy, bộ.
Các loại hình hàng hóa – dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh hiện tại:
• Đúc chế tạo các sản phẩm gang – đồng – nhôm phục vụ nhu cầu trong cả
lĩnh vực dân dụng và công nghiệp. Sản phẩm chủ yếu là phôi gang xám.
• Gia công cơ khí lắp ráp.
1.3. Giới thiệu về Sản phẩm của công ty:
Khảo sát quá trình sản xuất thực tế của doanh nghiệp cho thấy, sản phẩm của
doanh nghiệp bao gồm:
- Phôi đúc gang xám
- Một số dịch vụ gia công cơ khí như làm tinh, gia công cắt gọt, đóng gói vận
chuyển.

3
Phôi đúc gang xám có thể là một sản phẩm đúc hoàn thiện song cũng có thể
chỉ là chi tiết thành phần của một thiết bị máy móc nào đó. Sản phẩm gang đúc có
thể được sử dụng trong tiêu dùng dân dụng và cũng có sản phẩm dùng trong gia
công-chế tạo–lắp máy công, nông nghiệp.
Ví Dụ:
 Sản phẩm đúc trong lĩnh vực dân dụng:
+ Đúc hoàn thiện: bếp ga; giàn nướng; cột điện; hàng rào…
+ Đúc chi tiết: Cút nước; ống nối….
 Sản phẩm đúc trong lĩnh vực công nghiệp - nông nghiệp:
+ Đúc hoàn thiện: Máy bơm ly tâm loại nhỏ, mỏ neo…
+ Đúc chi tiết: Cổ hút –Cổ xả xe máy, chi tiết máy bơm, thân máy tiện, thân
máy hàn…

Bảng thống kê dưới đây sẽ giới thiệu về tính năng và công dụng của các hàng
hóa,dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng 1- Thống kê và mô tả các sản phẩm của Công ty Duy Khánh:
STT Sản phẩm Tính năng Công dụng
1 Phôi đúc
thiết bị dân
dụng
- Thường được bán ở dạng sản
phẩm hoàn thiện.
- Sản phẩm đã qua công đoạn
khử ba-via. Rất hiếm khi phải gia
công tiện nguội. Hầu hết côngviệc
đó được làm tay vì sản phẩm
thường có kích thước lớn và
không thường làm.
- Sản phẩm được bán cho các nhà
thầu kinh doanh hoặc doanh nghiệp
dịch vụ thương mại để được bán đến
tay người tiêu dung trực tiếp.
2 Phôi đúc chi
tiết máy công
công – nông
nghiệp
- Thường được bán ở dạng sản
phẩm chi tiết.
- Gia công tạo hình sản phẩm
sau khi đúc được thực hiện và
kiểm tra kỹ để có thể giao được
cho người mua hàng, thường là
- Sản phẩm được các nhà sản xuất–

lắp máy đặt hàng sản xuất theo mẫu
vẽ gia công từ khi đặt .Ví dụ nhà sản
xuất xe máy đặt làm cổ hút, cổ xả xe
máy; nhà máy sản xuất các loại máy
bơm công nông nghiệp đặt làm các

4
các nhà sản xuất – lắp máy. Quá
trình này thường được làm hàng
loạt bằng máy vì số lượng hàng
hóa thường lớn chuyên nghiệp.
chi tiết máy bơm nhiều loại.
- sản phẩm thường xuyên :
+Chi tiết máy bơm các loại, thân
máy bơm khoảng 500 chi tiết các
loại.
+Cổ hút cổ xả xe máy
+Chi tiết thành phẩn và thân máy
tiện T21,máy hàn S40.
- Các sản phẩm bất thường : chi tiết
máy các loại, neo tầu, khóa
3 Dịch vụ gia
công tiện
Nguội
- Thực hiện đối với phôi gang
thành phẩm sau công đoạn đúc và
khử ba-via
- Thường chỉ làm đối với sản phẩm
đúc chi tiết máy. Phôi gang được
gia công cắt gọt làm chính xác hóa

các chỉ tiêu kích thước và hình dạng
sản phẩm để phục vụ công việc lắp
máy sau này.
1.4. Công nghệ sản xuất một số sản phẩm dịch vụ của công ty:
Hiện tại sản phẩm đúc phôi kim loại của doanh nghiệp chủ yếu được sản xuất
theo quy trình đúc thủ công sử dụng lò nấu kim loại đơn giản và làm khuôn cát để
tạo hình sản phẩm.
• Đầu vào của quy trình:
- Vật liệu chính: kim loại phế liệu, gang nguyên liệu
- Vật liệu phụ: củi, cát vàng, đá xanh, đất sét
- Nhiên liệu: điện than
• Đầu ra: sản phẩm phôi đúc gang xám dùng làm chi tiết máy trong gia công
sản xuất máy công – nông nghiệp; sản phẩm phôi đúc gang xám nguyên chiếc dùng
trong lĩnh vực dân dụng.
• Thiết bị :
- Các lò đúc nấu chẩy kim loại nhỏ, phù hợp với tổ hợp thủ công, trọng lượng

5
nguyên liệu nấu tối đa khoảng 8 tạ.
- Mặt bằng lao động rộng để làm khuôn cát (tối thiểu 50m
2
). Hiện nay doanh
nghiệp đang hoạt động với diện tích 3000m
2
.
- Các loại máy gia công cơ khí: máy tiện, phay, khoan, máy bắn bi khử
bavia…
• Lao động phục vụ hoạt động sản xuất:
- Lao động chuyên môn: sử dụng hình thức thuê chuyên gia trong nước và
nước ngoài, kỹ sư về luyện kim đối với những hợp đồng yêu cầu chất lượng sản

phẩm cao. Các sản phẩm thông thường thực hiện theo quy trình với sự giám sát của
nhân viên phòng kỹ thuật.
- Lao động trực tiếp: công nhân tạo khuôn và đúc sản phẩm hoặc các thợ phụ
sàng tuyển vật liệu, bốc xếp…đều sử dụng lao động phổ thông đơn giản.
Nội dung cơ bản các bước công việc trong quy trình:
1. Sàng tuyển – thanh lọc nguyên vật liệu:
Sử dụng gang nguyên liệu có thể bỏ qua công đoạn này. Công việc này phải
thực hiện khi sử dụng nguyên liệu là kim loại phế liệu. Yêu cầu kĩ thuật của
công việc này là gang không được pha sắt, nếu là thép thì có thể nấu lại.
2. Làm khuôn:
Khi đúc các chi tiết nhỏ hoặc không có độ uốn phức tạp có thể dùng hộp
khuôn bằng gỗ nhưng nếu các chi tiết tạo hình là phức tạp có kích thước lớn
được làm trong hộp khuôn gang. Hộp khuôn là cữ bên ngoài của khuôn. Tiếp
theo là cát vàng được nèn chặt. Khoảng trống còn lại ở giữa có hình âm bản của
sản phẩm chính là phần khuôn đúc
3. Đắp lò – Đốt lò:
Đắp sửa lò bằng đất sét là công việc sang sửa lại lò nấu có thể bị sạt lở do
nhiệt độ cao khi đốt lò nấu cho lần trước công đoạn này được thực hiện cho thiết
bị lò nấu kim loại.

6
Hình 1. Sơ đồ mô tả trình tự các bước công việc trong quy trình công nghệ
Thời gian thực hiện công việc tổ thực hiện
Bất kì
………………………………………………………………………………………
Sáng
………………………………………………………………………………………
Chiềù
………………………………………………………………………………………
Bất kỳ


7
1. Sàng tuyển–
thanh lọc vật liệu
TỔ PHỤ TRỢ
2. Làm khuôn
TỔ ĐÚC
TỔ NẤU
3. Đắp lò – Đốt lò
4. Nấu gang
5.Đổ khuôn
6. Dỡ khuôn, khử
bavia
7. Gia công –tạo
hình
TỔ NGUỘI
4. Nấu gang:
Đây là công đoạn quan trọng nhất đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao. Gang được nấu
chảy cùng than là chất cháy và đá xanh là chất phụ gia.
5. Đổ khuôn:
Kim loại nóng chảy được đổ vào khuôn phải được đảm bảo là không được làm
sập, vỡ khuôn và đảm bảo sản phẩm không bị sóng, bọt.
6. Dỡ khuôn khử bavia:
Sản phẩm đúc được dỡ khuôn sau 12h kể từ khi đổ khuôn.
7. Gia công tạo hình:
Một số phôi gang thành phẩm còn yêu cầu được gia công tiếp để trở thành sản
phẩm hoàn thiện theo nhu cầu sử dụng hoặc thiết lập kích thưc chính xác cho sản
phẩm chi tiết máy để phục vụ công đoạn lắp ráp sau này. Trong công việc này sử
dụng tương đối nhiều thiết bị như máy tiện, máy phay, máy khoan.
1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty:

1.5.1. Sơ đồ tổ chức của Công ty:
Hình 2 – Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty


8
PGĐ sản xuất
kinh doanh
PGĐ kĩ thuật
Phòng kế
toán
Phòng kinh
doanh
Xưởng sản
xuất
Phòng kĩ
thuật
GIÁM ĐỐC
→Mô hình tổ chức quản lý của công ty theo kiểu trực tuyến
Mặc dù đăng ký kinh doanh theo hình thức công ty cổ phần, song doanh nghiệp
chưa phát hành cổ phiếu và chưa tham gia thị trường chứng khoán. Hơn nữa do đặc
điểm ngành nghề là đúc thủ công chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống nên
mô hình tổ chức của doanh nghiệp khá đơn giản.
1.5.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban chức năng:
• Ban giám đốc: gồm giám đốc, phó giám đốc kinh doanh, phó giám đốc kĩ
thuật. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm
trước hội đồng quản trị. Các phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc và chịu
trách nhiệm trong phạm vi công việc của mình trước giám đốc.
• Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ kinh doanh khai thác buôn bán hàng hóa và
các dịch vụ khác, quản lý và điều hành công tác thị trường như bán hàng, xử lý sau
bán hàng, khai thác hàng, giá cả, quản lý kho hàng, nguyên nhiên liệu….

• Phòng kế toán: Thực hiện việc ghi chép, hoạch toán các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh và thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước theo quy định hiện hành, đảm bảo
tính trung thực, khách quan, lập các báo cáo theo yêu cầu của giám đốc, cung cấp
thông tin, tư vấn tài chính trong việc ra quyết định của giám đốc.
• Phòng kĩ thuật: gồm các chuyên viên kĩ thuật, chuyên chịu trách nhiệm thiết
kế mẫu đúc, kiểm tra tiêu chuẩn kĩ thuật chất lượng của sản phẩm trước khi phân
phối trên thị trường và nghiên cứu triển khai các sản phẩm mới…
• Xưởng sản xuất (bốn tổ sản xuất): có nhiệm vụ sản xuất trong xưởng; kết
hợp cùng phòng kĩ thuật trong việc gia công sản phẩm nhằm đảm bảo yêu cầu kĩ
thuật; đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm về hàng hỏng sai quy cách trong
xưởng sản xuất lại được chia ra thành bốn tổ sản xuất bao gồm: tổ nấu, tổ đúc, tổ
phụ trợ, tổ nguội.
1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm qua:
Những năm qua, mặc dù gặp không ít khó khăn, nhưng tập thể cán bộ công nhân
viên Công ty Duy Khánh đã không ngừng cố gắng, khắc phục khó khăn để vươn
lên. Hiện tại Công ty Duy Khánh đang kinh doanh hiệu quả và có lãi.

9
Cụ thể kết quả sản xuất kinh doanh của Công Ty Duy Khánh giai đoạn 2005-
2009 như sau:
Bảng 2. Kết quả sản xuất kinh doanh – Công ty Duy Khánh
giai đoạn 2005 – 2009
STT
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009
1 Giá trị sản lượng Triệu đồng 6000 8625 13800 19600 27000
2 Doanh thu Triệu đồng 7200 10500 16500 20800 30000
3 Tốc độ tăng định gốc của doanh thu % 46 129 189 317
4 Tốc độ tăng liên hoàn của doanh thu % 46 57 26 44

5 Lợi nhuận Triệu đồng 1200 1875 2700 1200 3000
Nguồn: Tổng hợp từ Phòng kế toán, và phòng kinh doanh – Công ty Duy Khánh
Biểu đồ 1. Tình hình tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận - Công ty Duy Khánh
giai đoạn 2005 - 2009
Thông qua biểu đồ và bảng số liệu trên ta thấy được mức độ tăng trưởng về giá
trị sản lượng, doanh thu, lợi nhuận của Công ty Duy Khánh là không ngừng tăng
giữa các năm. Đặc biệt là doanh thu của Công ty trong giai đoạn 2005 - 2009 tăng
với tốc độ khá cao, tuy nhiên không đồng đều giữa các năm do sự biến động của
nền kinh tế:
Trong năm 2006 doanh thu của công ty tăng 46 % so với năm 2005, và sang
năm 2007 tốc độ gia tăng về doanh thu của Công ty lại tăng cao hơn với mức tăng
126% so với năm 2005, 57 % so với năm 2006 và cũng trong năm này lợi nhuận
Công ty đạt được cũng là cao nhất trong giai đoạn 2005 – 2009 với 2.7 tỷ đồng. Sau

10
hai năm hoạt động hiệu quả và ổn định với những mức tăng trưởng cao thì sang
năm 2008 tốc độ, mức độ tăng trưởng của Công ty đã không còn được duy trì mà
còn sụt giảm với lợi nhuận chỉ đạt 1.2 tỷ bằng với năm 2005, tốc độ tăng trưởng
doanh thu cũng chỉ đạt 26% so với năm 2007, đó là hậu quả từ cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn cầu.
Mặc dù chịu không ít khó khăn từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 với sự
tăng giá của các nguyên liệu đầu vào như than, điện… cùng với nhu cầu tiêu dùng
trong nước sụt giảm, lại do đặc thù chu kỳ sản xuất kéo dài, giá bán không tăng
được nên thị trường xuất khẩu bị co hẹp, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty
bị ảnh hưởng. Tuy nhiên trong năm 2009, Công ty Duy Khánh đã thực hiện đồng bộ
nhiều giải pháp như: tổ chức sắp xếp lại sản xuất, rà soát và tiết giảm tiêu hao
nguyên vật liệu, thu gọn đầu mối quản lý, nghiên cứu sản xuất và cung cấp ra thị
trường các sản phẩm phù hợp với nhu cầu nên sản xuất tiếp tục duy trì và đạt
được doanh thu cao, với mức doanh thu cao nhất 30 tỷ đồng và lợi nhuận 3 tỷ đồng
cao nhất trong giai đoạn nay.

II. Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đúc
kim loại - cơ khí và thương mại Duy Khánh
1. Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Duy
Khánh:
Thứ nhất: Trong xu hướng toàn cầu hóa, việc nước ta đã gia nhập các tổ chức
AFTA và WTO mang lại cho các doanh nghiệp trong nước những thuận lợi cũng
như những khó khăn. Nắm bắt cơ hội vượt qua thách thức thì doanh nghiệp sẽ tiếp
tục phát triển vững mạnh, ngược lại doanh nghiệp có thể bị đào thải khỏi dòng cạnh
tranh gay gắt của tiến trình toàn cầu hóa.
Thứ hai: Nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển đem lại cơ hội cũng như đe dọa
với công ty Duy Khánh. Dự báo nhu cầu sản phẩm của công ty trong những năm tới sẽ
gia tăng; chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất cũng sẽ được giảm xuống nhờ hội nhập
kinh tế quốc tế, nhờ đó giảm một phần đáng kể chi phí sản xuất cho công ty; đồng thời
môi trường kinh tế vĩ mô ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp

11
ổn định phát triển sản xuất kinh doanh… đó là những thuận lợi to lớn đối với công ty.
Bên cạnh đó, công ty cũng gặp phải những đe dọa mà đe dọa lớn nhất trên thị trường
trong thời gian tới. Các sản phẩm đúc kim loại nói chung và sản phẩm đúc kim loại
Duy Khánh nói riêng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt không chỉ
với các đối thủ trong nước mà cả các đối thủ nước ngoài.
Đặc biệt đối với công ty Duy Khánh hiện nay đang hoạt động trong khu công
nghiệp mà ở đó có gần 100 công ty đúc kim loại cùng lĩnh vực với công ty Duy
Khánh. Ngoài ra các sản phẩm đúc kim loại của các doanh nghiệp nước ngoài cũng
đang dần xâm nhập vào thị trường Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp Trung
Quốc luôn có các mức giá hết sức cạnh tranh. Từ những thách thức đó buộc công ty
phải phát huy tối đa những ưu thế cạnh tranh của mình thông qua việc đầu tư vào
máy móc thiết bị nhân lưc… nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trong
giai đoạn hiện nay.
Thứ ba: do yêu cầu của thị trường (về chất lượng, hình thức, giá cả, thời gian )

ngày càng hiện đại phức tạp vì thế công ty Duy Khánh phải đầu tư nâng cao năng
lực cạnh tranh thì mới đủ khả năng đáp ứng những yêu cầu trên và có thể tiếp tục
tồn tại trong nền kinh tế thị trường.
2. Vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của
công ty Duy Khánh giai đoạn 2005 - 2009
2.1. Quy mô vốn đầu tư:
Vốn đầu tư là yếu tố quan trọng quyết định đến năng lực hoạt động của bất kì
công ty nào trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Do vậy mà việc huy động và sử
dụng vốn một cách hợp lý là yếu tố vô cùng quan trọng, doanh nghiệp cần tập trung
các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động hình thành các nguồn vốn nhằm
đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và hiệu quả.
Như trên đã thấy, do bối cảnh chung của nền kinh tế và thực trạng cạnh tranh
của công ty buộc công ty phải tăng cường đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh, cụ
thể ở đây ta xem xét thực trạng đầu tư của công ty giai đoạn 2005 - 2009. Có thể nói
rằng từ năm 2004 trở lại đây, hoạt động đầu tư của công ty diễn ra khá mạnh mẽ.

12
Đây là việc làm hết sức cần thiết để đảm bảo chỗ đứng của công ty trên thị trường,
đặc biệt là trong hoàn cảnh hiện nay Công ty không chỉ chịu sức ép từ thị trường
trong nước mà cả thị trường quốc tế với các sản phẩm có sức cạnh tranh mạnh mẽ
từ Trung Quốc, Đài Loan…
Quy mô vốn đầu tư phát triển của công ty giai đoạn 2005 - 2009 thể hiện trong
bảng số liệu sau:
Bảng 3. Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh – công ty Duy Khánh
giai đoạn 2005 - 2009
STT
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009
1 Tổng vốn đầu tư Triệu đồng 815 1705 3210 1640 1720

2 Tốc độ tăng vốn đầu tư định gốc % 109 294 101 111
3 Tốc độ tăng vốn đầu tư liên hoàn % 109 88 -49 5
Nguồn: Tổng hợp từ phòng kế toán và Phòng kinh doanh – Công ty Duy Khánh
Biểu đồ 2: Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh –
- Công ty Duy Khánh giai đoạn 2005 - 2009
Quan sát bảng số liệu và được cụ thể hóa bằng biểu đồ ở trên trong giai đoạn
2005 – 2009, có thể đưa ra một số nhận xét sau:
Về quy mô vốn đầu tư, quy mô vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công
ty cổ phần đúc – cơ khí kim loại và thương mại Duy Khánh trong giai đoạn 2005 -

13
2009 có dạng hình chữ U ngược. Quy mô vốn đầu tư tăng trong ba năm liên tiếp từ
năm 2005 - 2007, và giảm trong hai năm tiếp sau từ năm 2008 - 2009. Cụ thể, năm
2006 mức Vốn đầu tư đã tăng từ 815 trđ năm 2005 lên mức 1705 trđ, và tiếp tục tăng
tới mức 3210 vào năm 2007. Sau đó mức tăng đã không được duy trì mà giảm so với
năm 2007,với mức vốn đầu tư năm 2008 là 1640 trđ, năm 2009 với 1720 trđ.
Nguyên nhân hai xu hướng trái chiều của VĐT là do:
Trong giai đoạn đầu 2005 - 2007: Công ty bắt đầu lên kế hoạch mở rộng việc
sản xuất của mình từ việc hoạt động trong khu vực dân cư với diện tích sản xuất còn
hạn chế công ty Duy Khánh đã được sự cho phép của ban ngành thành phố Hải
phòng được chuyển ra hoạt động sản xuất tại Khu công nghiệp Mỹ Đồng với diện
tích 1000m
2
vào năm 2006. Việc chuyển địa điểm hoạt động dẫn tới Công ty phải
bỏ ra lượng vốn đầu tư lớn cho máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, xây dựng
phòng làm việc… nên mức đầu tư của năm 2006 cao hơn rất nhiều so với năm
2005. Tiếp sau đó sang năm 2007 ngoài việc tiếp tục hoàn thiện dự án mở rộng hoạt
động sản xuất của năm 2006, công ty Duy Khánh lại tiếp tục đầu tư vào dự án mở
rộng sản xuất thứ hai lúc này diện tích hoạt động của công ty đã mở rộng lên tới
3000m

2
, Vì vậy dẫn tới sự tăng đột biến mức đầu tư vào năm 2007, lượng vốn rót
vào dồn dập phục vụ cho việc xây dựng và mua sắm máy móc thiết bị của công ty.
Việc tăng quy mô vốn đầu tư của công ty đồng nghiã với sự gia tăng về quy mô
hoạt động sản xuất và tăng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong giai đoạn này.
Bước sang giai đoạn 2008 - 2009, các dự án đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất
đã dần được hoàn thành và được đưa vào vận hành, sản xuất nên lượng vốn đầu tư
không còn dồn dập như các năm trước. Trong hai năm này công ty tập trung đầu tư
theo chiều sâu nhằm củng cố nâng cao thương hiệu sản phẩm của mình trên thị
trường trong và ngoài nước. Nội dung đầu tư chủ yếu của công ty là: nghiên cứu
triển khai sản phẩm mới, nâng cao năng lực máy móc, nâng cao trình độ lao động…
Về tốc độ tăng vốn đầu tư giữa các năm, nhìn chung trong giai đoạn này tốc độ
tăng vốn đầu tư giữa các năm là không cao cụ thể, tốc độ tăng cao nhất chỉ đạt được
trong năm 2006 với tốc độ tăng 106% so với năm 2005, sau đó tốc độ tăng vốn đầu

14
tư lại không được duy trì mà lại giảm, tốc độ tăng vốn năm 2007 so với năm 2006 là
88%, năm 2008 so với năm 2007 là - 49% tức vốn đầu tư năm 2008 giảm 49 % so
với năm 2007, năm 2009 cũng chỉ tăng 5% so với năm 2008. Qua đó thể hiện sự
tăng trưởng vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Duy Khánh là
không ổn định giữa các năm. Do quy mô vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh
trong từng năm của Công ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc biệt là năng lực tài
chính của Công ty và bối cảnh kinh tế của từng năm. Điển hình năm 2008, khi việc
huy động vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty gặp nhiều khó khăn
do chính sách thắt chặt tiền tệ kìm chế lạm phát của chính phủ, nên vốn đầu tư nâng
cao năng lực cạnh tranh của Công ty Duy Khánh đã giảm so với năm 2007, lúc này
vốn đầu tư của Công ty lại tập trung sản xuất nhằm duy trì sản xuất vượt qua giai
đoạn khó khăn.
2.2. Nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Duy Khánh:
Bảng 4. Nguồn Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh - công ty Duy Khánh

giai đoạn 2005 – 2009
Đơn vị: triệu đồng
STT
Năm
Chỉ tiêu
2005 2006 2007 2008 2009
1 Vốn chủ sở hữu 557.5 1002.5 1815 1050 857.5
2 Lợi nhuận sau thuế các năm trước 557.5 1002.5 1200 1050 600
3 Vốn cổ đông tăng thêm 615 257.5
4 Vốn vay 257.5 702.5 1395 590 862.5
5 Vốn tín dụng ngân hang 257.5 702.5 780 590 862.5
6 Vay khác 615
7 Tổng VĐT 815 1705 3210 1640 1720
Nguồn số liệu: Phòng kế toán – công ty Duy Khánh

Qua bảng số liệu ta có thể thấy tình hình vốn đầu tư của công ty, năm 2007 có
mức đầu tư cao nhất 3210 triệu đồng, mức đầu tư thấp nhất là vào năm 2005. Sở dĩ
năm 2007 đạt mức đầu tư cao nhất vì trong năm này doanh nghiệp tập trung đầu tư
cho dự án mở rộng sản xuất từ quy mô sản xuất với diện tích 1000m
2
mở rộng lên
tới 3000m
2
dự án đầu tư này đòi hỏi chi phí khá lớn. Còn những năm tiếp theo công

15
ty cũng thực hiện một số dự án xây dựng phân xưởng, sửa chữa máy móc… tuy
nhiên không có năm nào đạt mức đầu tư lớn như năm 2007.
Giống như nhiều doanh nghiệp khác, vốn đầu tư của Công ty được huy động từ
hai nguồn là nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay. Do đặc điểm hoạt động sản

xuất kinh doanh và quy mô của công ty. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty có thể
hình thành từ lợi nhuận giữ lại từ năm trước, thanh lý tài sản cố định Vốn chủ sở
hữu không gây sức ép nợ nần cho công ty nhưng trên thực tế quy mô vốn chủ sở
hữu lại không đủ lớn để tài trợ cho nhu cầu đầu tư phát triển của công ty. Mặt khác
vốn vay lại góp phần tiết kiệm phần thuế phải nộp của công ty vì chi phí vốn vay
được hạch toán vào một khoản mục chi phí từ đó làm giảm lợi nhuận chịu thuế của
công ty. Hơn nữa vốn vay chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn còn cho thấy
công ty có một đòn cân tài chính tốt và là khách hàng có uy tín trên thị trường.
Chính vì thế, công ty có thể huy động thêm nguồn vốn vay để chia sẻ bớt rủi ro và
bù đắp cho khoản vốn bị thiếu hụt. Tuy nhiên một cơ cấu nguồn vốn mà tỉ lệ nợ trên
tổng vốn quá cao cũng hàm chứa nhiều nguy cơ cho công ty nhất là khi tình hình
hoạt động của thị trường tài chính bất ổn, chi phí huy động vốn cao, các tổ chức tín
dụng hạn chế cho vay để hạn chế rủi ro.
Trong giai đoạn 2005 - 2009, nguồn vốn đầu tư của công ty cổ phần đúc cơ khí
và thương mại Duy Khánh huy động được từ cả hai nguồn, vốn chủ sở hữu và vốn
vay. Căn cứ vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, có thể thấy,
có những năm công ty đạt mức lợi nhuận khá cao đủ cho nhu cầu đầu tư phát triển
của năm tiếp theo sau khi đã trừ đi các khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên, công ty Duy
Khánh không dùng toàn bộ vốn chủ sở hữu cho đầu tư phát triển mà chỉ dùng một
phần. Phần lợi nhuận còn lại được dùng để đầu tư tài chính, đây là cách khôn ngoan
của công ty. Vì một mặt, công ty đã đa dạng hóa cơ cấu đầu tư để phân tán rủi ro,
đồng thời huy động thêm vốn vay từ bên ngoài để chia sẻ rủi ro.
Bảng 5. Cơ cấu Nguồn vốn đầu tư nâng cao nâng lực cạnh tranh –
Công ty Duy Khánh giai đoạn 2005 - 2009
Năm Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009

16
Chỉ tiêu
Vốn vay Giá trị Triệu đồng 257.5 702.5 1395 590 862.5
Tỷ trọng % 32 41 43 36 50

Vốn
CSH
Giá trị Triệu động 557.5 1002.5 1815 1050 857.5
Tỷ trọng % 68 59 57 64 50
Tổng
VĐT
Giá trị Triệu đồng 815 1705 3210 1640 1720
Tỷ trọng % 100 100 100 100 100
Nguồn: phòng kế toán – công ty Duy Khánh

Biểu đồ 3. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh –
-Công ty Duy Khánh giai đoạn 2005 – 2009

Qua biểu đồ và bảng số liệu trên, trong giai đoạn 2005 - 2009 ta thấy tỷ trọng
vốn đầu tư hình thành từ vốn chủ sở hữu của công ty qua các năm luôn chiếm ưu
thế hơn so với vốn đầu tư hình thành từ vốn vay. Trong năm 2007 vốn chủ sở hữu
sử dụng cho hoạt động đầu tư lớn nhất là 1815 triệu đồng. Sở dĩ vốn đầu tư hình
thành từ vốn chủ sở hữu của công ty lớn nhất trong năm 2007 là vì trong năm này
mức đầu tư của công ty là cao nhất do công ty tập trung nguồn vốn đầu tư cho dự án
xây dựng mở rộng quy mô sản xuất, mà nguồn vốn để tài trợ cho dự án này chủ yếu
được huy động từ vốn chủ sở hữu, bao gồm lợi nhuận các năm trước chưa phân
phối và tăng vốn góp của cổ đông. Còn trong các năm tiếp theo khi dự án mở rộng
sản xuất đã đi vào hoạt động, lượng vốn chủ yếu được dùng để đổi mới các tài sản

17
cố định của công ty…
Mặc dù nguồn vốn chủ sở hữu luôn chiếm ưu thế trong giai đoạn 2005 - 2009,
tuy nhiên trong giai đoạn 2005 - 2007 tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng vốn đầu tư
của công ty có xu hướng giảm dần cụ thể giảm từ 68% trong năm 2005 xuống còn
59% trong năm 2006, và còn 57% trong năm 2007. Đồng nghĩa với nó là sự gia

tăng về tỉ lệ vốn vay trên tổng vốn đầu tư trong ba năm này. Tuy nhiên tỉ lệ vốn chủ
sở hữu trên tổng vốn đầu tư lại tăng trở lại trong năm 2008 lên tới 64%, sở dĩ như
vậy là do cuộc khủng hoảng kinh tế trong năm 2008, kéo theo việc tiếp cận các
khoản vay từ ngân hàng, từ bên ngoài…đối với Công ty gặp nhiều khó khăn hơn.
Sang tới năm 2009, nhờ gói chính sách kích cầu của chính phủ, các doanh nghiệp
sản xuất nói chung và công ty Duy khánh nói riêng được hưởng mức lãi suất ưu đãi
nhằm khuyến khích sản xuất, nên trong năm này tỉ lệ vốn vay trên tổng vốn đầu tư
của công ty lại tăng trở lại. Điều đó cho thấy không chỉ những yếu tố chủ quan tác
động tới quy mô đầu tư của Công ty mà những yếu tố khách quan bên ngoài cũng
tác động không ít tới hoạt động đầu tư của Công ty.
3. Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Duy Khánh:
3.1. Đầu tư vào máy móc thiết bị:
* Thực trạng năng lực máy móc thiết bị của công ty:
Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo
ra sản phẩm có mẫu mã và chất lượng cao, đồng thời phản ánh mức độ cơ giới hóa
trong sản xuất. Nói như vậy nhưng máy móc thiết bị không có nghĩa càng hiện đại
càng tốt mà phải lựa chọn máy móc thiết bị phù hợp với quy trình công nghệ, trình
độ công nhân và hợp lý giữa chi phí và giá trị sử dụng. Quy mô và chủng loại các
máy móc thiết bị phản ánh mức độ đầu tư, khả năng vốn và khả năng điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp.
Với đặc thù sản phẩm của công ty Duy Khánh là các sản phẩm đúc phôi kim loại
được sản xuất theo quy trình đúc thủ công. Hiện tại công ty sử dụng lò nấu kim loại
giản đơn và làm khuôn cát để tạo hình. Với đặc thù sản xuất thủ công là chủ yếu nhưng
yếu tố máy móc thiết bị đối với công ty là hết sức quan trọng. Bởi vì sản phẩm đúc

18
phôi kim loại sau khi qua công đoạn tạo hình còn phải qua giai đoạn gia công nhằm tạo
ra mẫu mã đẹp và đảm bảo những yêu cầu chi tiết về kĩ thuật của sản phẩm.
Dưới đây là danh mục máy móc thiết bị của công ty theo số liệu thống kê năm
2004:

Bảng 6: Danh mục máy móc thiết bị - công ty Duy Khánh năm 2004
STT Danh mục tài sản
Số lượng
(cái)
Nước sản
xuất
Nguyên
giá
Mức hao
mòn
Giá trị
còn lại
1 Máy tiện 600x800 2 Nga 124 99.2 24.8
2 Máy tiện Nam Sơn 450 x 150 1 Việt Nam 48 19.2 28.8
3 Máy tiện Hamasei Nhật 2 Nhật 60 48 12
4 Máy tiện 450 x 750 2 Hàn Quốc 70 56 14
5 Cần trục 3.2 tấn 1 Việt Nam 120 24 96
6 Lò trung tấn 1 Nga 250 66.667 183.33
7 Máy bắn bi 3 Đức 450 180 270
8 Máy bào thủy lực 1000 1 Ý 70 56 14
9 Máy ép thủy lực 1 Đức 120 96 24
10 Máy phay 3 Việt Nam 240 96 144
11 Máy khoan đứng 4 Nhật 180 144 36
12 Lò ủ thép, gang 1 Đức 150 60 90
13 Tổng giá trị máy móc thiết bị 1882 936.93
Nguồn: Phòng kỹ thuật – công ty Duy Khánh
Theo bảng thống kê trên, số lượng máy móc thiết bị của công ty không nhiều và
mức độ hao mòn cũng khá cao. Điều này đòi hỏi công ty Duy Khánh phải đầu tư và
tiến hành nâng cấp hệ thống máy móc thiết bị hiện có nhằm tăng năng lực cạnh
tranh của mình trong những năm tới. Bởi vì máy móc thiết bị là một trong những

yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh của công ty, góp phần nâng cao khả năng cạnh
tranh của công ty trên thị trường.
* Tình hình đầu tư vào máy móc thiết bị:
Từ năm 2005 trở lại đây, công ty đã tiến hành nhiều lần sửa chữa nâng cấp và
mua sắm máy móc thiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm và

19

×