Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Tình hình tổ chức giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty tnhh tm dv long phan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.3 KB, 42 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Khoa QTKDTM
MỤC LỤC
SVTT: Phan Quốc Bảo
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Khoa QTKDTM
LỜI MỞ ĐẦU
Sự giao thương giữa các nước ngày càng phát triển dẫn tới sự đòi hỏi của thị
trường về dich vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu cũng như nhu câu chyên chở
vận tảihàng hoá cũng không ngừng phát triển theo.
Ở nước ta cũng vậy, từ khi thực hiện chính sách mở cửa và đặc biệt khi Việt
Nam đã là thành viên WTO, khối lượng giao thương buôn bán với các nước ngày
càng tăng. Nhưng trên thực tế bản thân các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu không
thể thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhất việc đưa hàng hoá của mình ra nước ngoài và
ngược lại do sự hạn chế trong chuyên môn nghề nghiệp.Chính vì vậy dịch vụ giao
thông vận tải và giao nhận trong nền kinh tế nói chung và trong thương vụ xuất
nhập khẩu nói riêng ra đời và đã đóng góp không nhỏ trong hiệu quả kinh doanh;
khắc phục đáng kể trong việc cân bằng cán cân thanh toán và mậu dịch quốc tế.
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH TM DV LONG PHAN, tôi nhận
thấy lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container ngày càng
phát triển trong giới vận tải giao nhận nói chung và Long Phan nói riêng. Khi vận
chuyển xuất nhập khẩu tồn tại hai hình thức chính đó là hình thức xuất nhập tự khai
thác và xuất nhập chỉ định.
Tôi cảm thấy giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu là một phần khá quan
trọng trong những mảng kinh doanh tại Long Phan, tuy đã và đang từng bước củng
cố và phát triển song vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc và chưa thực sự đạt hiệu
quả cao. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài là: “TÌNH HÌNH TỔ CHỨC GIAO
NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH TM DV LONG
PHAN” với mục đích là phân tích thực tế tình hình giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu tại Công ty TNHH Long Phan; từ đó, tìm ra những vướng mắc khó khăn và
hướng khắc phục trong thời gian tới. Do công ty chủ yếu xuất nhập khẩu hàng hoá
bằng đường biển nên báo cáo thực tập viết về công tác giao nhận hàng hoá xuất
nhập khẩu bằng đường biển.


SVTT: Phan Quốc Bảo
2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Khoa QTKDTM
Với mục đích trên kết cấu đề tài gồm 3 chương:
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH TM DV
LONG PHAN.
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC GIAO NHẬN HÀNG
HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH TM DV LONG PHAN
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆC TỔ CHỨC
GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH TM DV
LONG PHAN.
Song, do giới hạn về thời gian thực tập, kiến thức chuyên môn còn nhiều
hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được
góp ý nhiệt tình từ giáo viên hướng dẫn để bài viết được hoàn thiện hơn
SVTT: Phan Quốc Bảo
3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Khoa QTKDTM
CHƯƠNG I:
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH TM DV LONG PHAN
I . LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CÔNG TY
Công ty TNHH Long Phan được thành lập vào ngày 3 tháng 3 năm 2006 theo
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4102037143 của Sở Kế hoạch và Đầu tư
thành phố Hồ Chí Minh với hình thức là công ty TNHH
Thông tin chi tiết Công ty TNHH Long Phan :
- Tên Công ty viết bằng tiếng Việt: Công ty TNHH SX TM DV Long Phan
- Tên Công ty viết bằng tiếng Anh: Long Phan Produce Trading Services
Co.,Ltd
- Tên Công ty viết tắt: Công ty TNHH Long Phan
- Trụ sở: 40C3 Chu Văn An, P.26.Q.Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh
- Điện thoại: + (84-8) 54452841/54452842/54452843

- Fax: + (84-8) 54452844
- Website: www.longphanvn.com
- Email:
II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG VÀ CƠ CẤU CÔNG
TY TNHH TM DV LONG PHAN
1. Chức năng hoạt động
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty TNHH Long Phan được
cấp tại phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh,
Công ty có những chức năng như sau:
+ Kê khai hải quan, xin giấy phép và thanh khoản thuế, xin C/O
+ Dịch vụ vận tải quốc tế bằng đường biển và đường hàng không, đại lý hãng
tàu.
+ Vận chuyển nội địa, bốc xếp hàng, gom hàng.
+ Lắp ráp, di dời nhà xưởng
+ Cho thuê nhà xưởng, kho bải
SVTT: Phan Quốc Bảo
4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Khoa QTKDTM
2. Nhiệm vụ
- Thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh tế theo
đúng những quy định của Pháp luật.
- Sử dụng nguồn vốn của công ty để hoạt động hiệu quả cao nhất, tạo lợi
nhuận cao, đảm bảo vấn đề tài chính và làm tròn nghĩa vụ đóng góp ngân sách Nhà
nước.
-Tiếp nhận vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu nhanh chóng, an toàn, hiệu
quả và tiết kiệm.
- Trực tiếp tổ chức giao dịch với các tổ chức kinh tế, thương nhân trong và
ngoài nước để ký kết hợp đồng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Mua sắm, xây dựng, bổ sung và thường xuyên cải tiến, hoàn thiện, nâng cấp
các phương tiện vật chất kỹ thuật của Công ty.

-Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho tập
thể nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh, nâng cao chất lượng đời sống, đáp
ứng nhu cầu vật chất và an sinh xã hội theo đúng quy định về lao động và tiền
lương của pháp luật
3. Mục tiêu hoạt động
Công ty TNHH-TM-DV Long Phan là một trong những nhà cung ứng các
dịch vụ Logistics, Vận chuyển quốc tế, nội địa. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh
nghiệm, năng động, nhiệt tình, Long Phan đã và đang là đối tác tin cậy của nhiều
khách hàng lớn trong và ngoài nước.
-Thực hiện các dịch vụ với thủ tục nhanh gọn và hiệu quả nhất cho khách
hàng.
- Đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm vì lợi ích
của khách hàng và uy tín của công ty.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo và nhân viên chuyên nghiệp, có tinh
thần trách nhiệm cao trong mọi hoạt động, luôn biết đổi mới và hoàn thiện để thích
ứng nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và ngày càng chuyên nghiệp hơn.
SVTT: Phan Quốc Bảo
5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Khoa QTKDTM
4. Cơ cấu tô chức và chức năng của các phòng ban
Mỗi công ty đều có những cách thức vận hành và cơ cấu tổ chức riêng, điều
này được xây dựng trên nền tảng phương châm hoạt động và lĩnh vực kinh doanh
của nó. Một nguyên tắc cần tuân thủ khi tổ chức công ty thì cơ cấu đó phải đảm bảo
đạt được năng suất tối đa của từng bộ phận cho một mục tiêu cuối cùng là sự phát
triển của công ty và lòng tin của khách hàng
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức hoạt động tại Công ty TNHH Long Phan
• Giám đốc
Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động hằng ngày của công ty, chịu trách
nhiệm trước Hội đồng quản trị về thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Các trách
nhiệm của giám đốc như sau: tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản

trị, quyết định các hoạt động hàng ngày của công ty, tổ chức thực hiện kế hoạch
kinh doanh, ban hành các quy chế quản lý nội bộ công ty, bổ nhiệm hoặc miễn
nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trình báo cáo quyết toán tài chính hằng
năm lên Hội đồng quản trị, kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý các
khoản lỗ trong kinh doanh, tổ chức, sắp xếp chế độ làm việc, tuyển dụng nhân viên.
SVTT: Phan Quốc Bảo
6
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

HÀNH CHÍNH KẾ
TOÁN
BỘ PHẬN KINH
DOANH
BỘ PHẬN GIAO
NHẬN
CHỨNG TỪ -CHĂM
SÓC KH
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Khoa QTKDTM
• Phó giám đốc
Làm theo sự ủy quyền của giám đốc; nắm bắt tình hình và thay mặt giám đốc
điều hành và giám sát mọi quá trình hoạt động của công ty; phụ trách về lĩnh vực
mua bán cước và các hoạt động dịch vụ; đồng thời xây dựng chiến lược dài
hạn, kế hoạch hàng năm, các dự án đầu tư, phương án hợp tác kinh doanh với các
đối tác, đề án tổ chức quản lý và đào tạo cán bộ, lao động của công ty.
• Bộ phận hành chính – kế toán
Nghiên cứu các hiện tượng kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh nhằm
phản ánh toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ của công ty. Giúp
giám đốc thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh, thanh toán kịp thời các khoản thu
chi phát sinh trong khâu nghiệp vụ, thu hồi công nợ nhanh chóng, đảm bảo vốn kinh

doanh theo kịp với kế hoạch kinh doanh của công ty; lập đầy đủ và đúng hạn các
báo cáo kế toán, quyết toán phản ánh trung thực tình hình kinh doanh của công ty,
từ đó có phương án kinh doanh hiệu quả.
• Bộ phận kinh doanh – Sales
Là bộ phận tiên phong, quan trọng nhất, là những người trực tiếp tạo ra doanh
thu, là người tạo dựng các mối quan hệ, các đơn hàng cho công ty. Có thể nói một
công ty có đội ngũ salesman mạnh có thể quyết định đến sự thành công của công ty
đó. Nhiệm vụ chính của một salesman:
Tiếp xúc với khách hàng: tiếp xúc với khách hàng thông qua Internet, điện
thoại hoặc gặp mặt trực tiếp. Báo giá và cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho
khách hàng. Tìm hiểu những nhu cầu, điều kiện khách hàng đưa ra và cân nhắc sao
cho có lợi cho công ty nhất.
Tiếp xúc với hãng tàu và các Consolidator: Nhân viên Sales sẽ email, gọi điện,
gặp mặt và xin giá cho các tuyến được biết là thế mạnh của đối tác, xin giá bằng văn
bản và hạn áp dụng đối với giá này. Lưu giữ các văn bản
Tiếp xúc với các đại lý ở nước ngoài: thường xuyên giữ các mối quan hệ với
đại lý để có được những lô hàng xuất chỉ định từ họ và nhờ họ khâu làm hàng ở
SVTT: Phan Quốc Bảo
7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Khoa QTKDTM
nước họ đối với những lô hàng nhập theo điều kiện E (EXW) và F (FOB, FCA,
FAS) hay xuất theo điều kiện D (DDU, DDP) của các khách hàng ở Việt Nam.
Hỗ trợ bộ phận chứng từ và giao nhận trong việc hối thúc, tiếp nhận các thông
tin từ khách hàng và đối tác.
• Bộ phận chứng từ - Phục vụ khách hàng
Soạn thảo bộ hồ sơ hải quan, các công văn, chứng từ (B/L, invoice, packing
list…) cần thiết giúp cho bộ phận giao nhận hoàn thành tốt công việc; theo dõi quá
trình làm hàng, liên lạc với đại lý, khách hàng để thông báo những thông tin cần
thiết về lô hàng.
• Bộ phận giao nhận

Làm giao nhận và vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu; thủ tục hải quan để
tiến hành giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu theo hợp đồng mà công ty đã ký kết;
vận chuyển, trung chuyển hàng hóa từ kho của các đơn vị sản xuất kinh doanh xuất
nhập khẩu ra cảng, sân bay để xuất khẩu và ngược lại đối với hàng nhập, phục vụ
theo yêu cầu của các đơn vị xuất nhập khẩu trong và ngoài nước.
III. Tình hình hoạt động công ty TNHH TM DV Long Phan
Bảng 1: Kết quả kinh doanh của Công TNHH Long Phan từ 2006 đến 2009
Đơn vị tính: VNĐ
Năm 2006 2007 2008 2009
Doanh thu
1,152,15
8,880
8,858,46
4,511
11,118,14
1,820
12,297,86
3,580
Chi phí
847,2
93,456
6,968,53
6,441
9,590,24
1,190
10,224,02
0,883
Lợi nhuận
304,8
65,424

1,889,92
8,070
1,527,90
0,630
2,073,84
2,697
SVTT: Phan Quốc Bảo
8
(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH Long Phan )
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Khoa QTKDTM
Đồ thị: Biểu diễn kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Long Phan từ 2006
đến 2009

Qua bảng số liệu và sơ đồ trên, sau 4 năm hoạt động Công ty TNHH Long
Phan đã ngày càng có vị thế trong thị trường. Bắt đầu từ tháng 3/2006, sau 9 tháng
hoạt động, đến cuối năm 2006 lợi nhuận đạt trên 300 triệu đồng. Chỉ một năm sau
đó, bộ máy và nhân viên công ty đã dần nắm bắt được thị trường trong nước, cũng
như thị trường từ các đại lý ở nước ngoài của mình, minh chứng cho điều đó là mức
lợi nhuận tăng khá ấn tượng (6.2 lần). Sở dĩ lượng khách hàng tăng nhanh là do thị
trường bấy giờ còn nhiều bỏ ngõ và cạnh tranh chưa gay gắt. Cùng lúc đó, trước
thềm gia nhập WTO, thị trường xuất nhập khẩu trở nên sôi động hơn bao giờ hết, ra
đời ngày càng nhiều các công ty giao nhận vận tải, làm cho thị trường ngày càng bị
xé nhỏ và cạnh tranh ngành trở nên gay gắt; thêm vào đó là cuộc khủng hoảng kinh
tế năm 2008 đã tác động không nhỏ đến kết quả hoạt động của công ty, kết quả lợi
nhuận năm 2008 giảm khoảng 350 triệu (tương đương 24%). Năm 2009, nền kinh tế
dần hồi phục làm hâm nóng lại thị trường, lợi nhuận công ty tăng hơn 545 triệu
(tương đương 36%). Đây cũng là một tín hiệu tốt cho tình hình kinh doanh của công
ty trong năm 2010.
Nhìn chung, xét trên tổng thể 3 năm hoạt động gần đây (không tính đến năm
2006 vì đây là năm công ty mới thành lập và có nhiều biến động lớn) thì mức tăng

SVTT: Phan Quốc Bảo
9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Khoa QTKDTM
trưởng lợi nhuận bình quân của công ty là 15,8%; con số này so với mức độ tăng
trưởng bình quân hàng năm của thị trường logistics là 20-25% (Nguồn: Thị trường
logistics Việt Nam, N. H. Duy, Vietnam Supply Chain Insight 3/2009) thì đây chưa
phải là một con số hiệu quả. Nguyên nhân chính ở đây là do công ty mới thành lập,
chi phí hoạt động vẫn duy trì ở mức cao, nguồn khách hàng còn hạn hẹp và nhiều
khoản chi cho tài sản cố định đã làm cho lợi nhuận công ty chưa đạt được như
mong muốn.
Tóm lại, sau 4 năm hoạt động, Công ty TNHH Long Phan tuy chưa thật sự
đạt được những thành tựu nổi bật trong ngành giao nhận vận tải nhưng cũng đã gặt
hái được những thành quả nhất định, khẳng định uy tín và chất lượng dịch vụ mang
đến cho khách hàng, duy trì một mức doanh thu và lợi nhuận ổn định, thiết lập
những mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với nhiều đối tác Việt Nam và thế giới. Đó là cả
một sự cố gắng của tập thể Ban giám đốc và nhân viên ở Công ty TNHH Long Phan
, là một động lực vô giá để Công ty TNHH Long Phan ngày càng khẳng định
thương hiệu của mình trong lòng khách hàng và đối tác.

SVTT: Phan Quốc Bảo
10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Khoa QTKDTM
CHƯƠNG II:
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP
KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH TM DV LONG PHAN.
I. THỰC TRẠNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI
CÔNG TY LONG PHAN
1. Các bước thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại
Công ty Long Phan
- Định nghĩa hàng chỉ định (Nominated)

Đó là hàng hóa được xuất hay nhập vào Việt Nam thông qua một đại lý ở
nước ngoài. Đại lý nước ngoài và Công ty TNHH Long Phan ký kết hợp đồng thực
hiện, trong đó Công ty TNHH Long Phan đóng vai trò là một đại lý đại diện tại
VN.
Hàng hóa được hai bên chủ hàng và bên nhận hàng ký hợp đồng mua bán với
nhau trong 1 khoảng thời gian. Sau khi ký hợp đồng mua bán, một trong hai bên sẽ
giao cho đại lý ở nước ngoài chịu trách nhiệm vận chuyển nhanh chóng, đảm bảo
đúng thời gian như trong hợp đồng quy định với giá cước cạnh tranh.
Đại lý ở nước ngoài ủy quyền cho Công ty TNHH Long Phan ở phía VN
trong vai trò là một đại diện ở VN chịu trách nhiệm vận chuyển và giao hàng cho
khách hàng.
- Định nghĩa hàng tự khai thác (Free Hand)
Là các hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu mà do đích
thân bộ phân kinh doanh của Công ty TNHH Long Phan tìm được.
Lợi nhuận của hàng tự khai thác thường cao hơn hàng chỉ định. Tuy nhiên,
nguồn hàng thường không ổn định do cạnh tranh và phụ thuộc rất nhiều vào diễn
biến thị trường.
1.1 Hàng xuất tự khai thác
HÀNG XUẤT TỰ KHAI THÁC (FREE-HAND)
Mô tả công việc
1.1.1 Nhận hỏi giá của khách hàng:
SVTT: Phan Quốc Bảo
11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Khoa QTKDTM
Khái niệm “khách hàng” ở đây có thể hiểu là shipper/supplier, đại diện của
consignee hoặc một bên thứ ba nào đó có quyền chi phối/chấp nhận/trả tiền cước
Hỏi giá khách hàng có thể được thực hiện thông quan trao đổi trực tiếp; qua
điện thoại hoặc dưới dạng thư hỏi giá. Hỏi giá cùa khách hàng phải được chuyển
đến cho bộ phận sales để xử lý.
.

1.1.2. Liên hệ với shipping lines/forwarder để hỏi giá mua:
SVTT: Phan Quốc Bảo
12
Nhận hỏi giá của khách hàng
Liên hệ với Shipping lines/Forwarder hỏi giá mua hoặc
đối chiếu với giá mua đã lưu từ trước.
Liên hệ với Shipping lines/Forwarder hỏi giá mua hoặc
đối chiếu với giá mua đã lưu từ trước.
Đồng ý
Nhận booking của khách hàng Liên hệ với shipping/forwarder để
book chỗ
Chuẩn bị chứng từ hàng xuấtThu các phí liên quan và cấp phát
vận đơn
Gửi shipping advise cho đại lý
Lập chứng từ kế toánKết thúc/lưu hồ sơ
Chào giá cho khách hàng
Ứng thanh toán cước phí cho
shipping lines/forwarder và quyết
toán tạm ứng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Khoa QTKDTM
Bộ phận sales có trách nhiệm liên hệ với shipping lines/forwarder để hỏi giá
mua. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà chọn shipping lines/forwarder thích hợp.
Nếu khách hàng quan tâm đến thời gian ngắn, chuyển tải chính xác, chất lượng vỏ
rỗng cao, giá mềm… thì tùy theo đó mà chọn shipping lines/forwarder có dịch
vụ tương ứng.
1.1.3. Chào giá cho khách hàng:
Trên cơ sở giá mua đã nói ở trên, bộ phận sales có trách nhiệm tính toán và
báo giá cho khách hàng. Báo giá có thể được thực hiện thông qua trao đổi trực tiếp,
qua điện thoại hoặc dưới dạng thư chào giá. Tất cả các giá đã chào đều phải
được ghi chép, lưu lại cẩn thận, rõ ràng sao cho có thể tham chiếu được dễ dàng khi

cần
1.1.4. Thương thảo với khách hàng:
Nếu khách hàng chấp nhận giá và booking thì bộ phận sales tiến hành nhận
booking của khách hàng và liên hệ với shipping lines/forwarder đã làm việc để
book chỗ. Bộ phận sales phụ trách có trách nhiệm lưu xác nhận booking của các
shipping lines/forwarder và vào “sổ theo dõi booking và quá trình làm hàng xuất”
Nếu khách hàng không chấp nhận giá thì bộ phận sales có trách nhiệm tiến
hành điều chỉnh giá, đàm phán lại giá mua với shipping lines/forwarder hoặc tìm
shipping lines/forwarder khác thích hợp hơn
1.1.5. Chuẩn bị chứng từ hàng xuất:
Sau khi book chỗ với shipping lines/forwarder, bộ phận chứng từ - chăm sóc
khách hàng (document and customer service) có trách nhiệm lập chứng từ với đầy
đủ các thông tin sau (song song đó phải luôn luôn lưu ý để giúp đỡ khách hàng khi
cần thiết): Tên shipping lines/forwarder và số điện thoại liên hệ; Số điện thoại liên
hệ của shipper; Đối tác giao hàng ở nước ngoài; Điều khoản trả cước của MB/L;
Loại HB/L sử dụng…
Bộ phận chứng từ hàng xuất có trách nhiệm chuẩn bị chứng từ hàng xuất, bao
gồm các công việc cụ thể như sau: Liên hệ shipper/supplier yêu cầu gởi chi tiết làm
B/L; Làm HB/L và gửi cho shipper/supplier kiểm tra; Gửi chi tiết B/L cho shipping
SVTT: Phan Quốc Bảo
13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Khoa QTKDTM
lines/forwarder; Tập hợp chứng từ hàng xuất, bao gồm: MB/L; HB/L và các chứng
từ khác theo yêu cầu của đối tác…
1.1.6. Thu các phí liên quan và cấp phát vận đơn:
Bộ phận chứng từ hàng xuất có trách nhiệm đảm bảo rằng tất cả các khoản phí
trả trước (prepaid) đều phải được thu trước khi cấp phát vận đơn.
1.1.7. Ứng thanh toán cước phí cho shipping lines/forwarder và thanh toán
tạm ứng:
Nếu cước phí trả trước cho shipping lines/forwarder thì bộ phận chứng từ chịu

trách nhiệm tạm ứng/đề xuất thanh toán chuyển cho bộ phận kế toán và có trách
nhiệm quyết toán lại tạm ứng sau đó.
1.1.8. Gửi shipping advice cho đối tác:
Các loại điện cần gửi đi:
Pre-advice:
Khi chuẩn bị nhận hàng của khách hàng, ta gửi pre-advice đến đối tác ở cảng
nhận hàng mô tả: số B/L (MB/L và HB/L), số container, tên tàu chặng 1, tên tàu
chặng 2 và chặng 3 (nếu có), tên shipper, tên consignee, tên notify party, mặt hàng,
cước trả tại, chi tiết cước khác…
Một điểm quan trong nữa là yêu cầu đối tác các nơi xác nhận đã rõ nội dung
và sẽ thực hiện lô hàng này – mục đích: Cho đối tác biết để họ chuẩn bị.
Khi hàng đã lên đường đến cảng chuyển tải đầu tiên, ta gửi: Transshipment
Report như một động tác nhắc các bên lưu ý làm hàng
Sau khi cấp phát vận đơn cho shipper/supplier, bộ phận chứng từ gửi Shipping
advice cho đối tác nước ngoài. Shipping advice được gửi kèm các chứng từ sau
đây:MB/L; HB/L; các chứng từ khác theo yêu cầu của đối tác (nếu có)
+ Đối với hàng đi Châu âu, Mỹ, Châu phi và những vùng khác có thời gian
chuyển tải là 18 ngày trở lên: Phải gửi transhipment report chậm nhất là 2 ngày kể
từ ngày rời cảng xếp hàng.
+ Đối với hàng đi các nước Châu á: Phải gửi chậm nhất là 1 ngày kể từ ngày
tàu rời cảng xếp hàng.
Mục đích: Để chứng tỏ khả năng dịch vụ và làm cho mọi người luôn được cập
nhật thông tin về lô hàng
1.1.9. Lập chứng từ kế toán:
SVTT: Phan Quốc Bảo
14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Khoa QTKDTM
Là việc lập và gửi các debit note/credit note cho đối tác nước ngoài để ghi
nợ/ghi có đối với các khoản phải thu/phải trả phát sinh từ lô hàng. Bộ phận Docs
and Cus

có trách nhiệm gửi yêu cầu lập chứng từ kế toán cho bộ phận kế toán nội bộ
theo mẫu thống nhất.
1.1.10. Kết thúc/lưu hồ sơ:
Ghi chép kết quả thực hiện vào “sổ theo dõi booking và quá trình làm hàng
xuất” và lưu hồ sơ.
1.2 Hàng xuất chỉ định
HÀNG XUẤT CHỈ ĐỊNH (NOMINATED)
Mô tả công việc
1.2.1 Nhận thông tin từ đối tác nước ngoài:
SVTT: Phan Quốc Bảo
15
Nhận và xử lý chỉ thị từ đối
tác
Liên hệ với shipper/suLậpGửi
shippiLiên hệ vớiLiên hệ với
Shipping lines/Forwarder hỏi
giá mua hoặc đối chiếu với giá
mua đã lưu từ trước.
shipNhận booking của khách
hàng
hàng
Xem xét
sự phù
hợp
Thông báo các bên liên quan
đề nghị điều chỉnh
Liên hệ với shipping
lines/forwarder để book chỗ
Chuẩn bị chứng từ hàng xuấtThu các phí liên quan và cấp
phát vận đơn

Gửi shipping advice cho đối
tác
Lập chứng từ kế toán
Kết thúc/lưu hồ sơ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Khoa QTKDTM
Thông tin về hàng xuất chỉ định nhận được từ đối tác nước ngoài phải được
chuyển cho bộ phận docs and customer service phụ trách lô hàng để xử lý.
Thông tin nhận được từ đối tác nước ngoài có thể ở 2 dạng: Dạng dài hạn và
dạng liên quan từng lô hàng cụ thể và thường chứa đựng các nội dung sau:
+ Thông báo về việc một lô hàng nào đó (đi kèm với các thông tin liên quan
như: Shipper, Consignee, cảng đi, cảng đến, order No., L/C No., số lượng…) dự
định sẽ xuất đi trong một khoảng thời gian nào đó.
+ Chỉ định các shipping lines/forwarder mà hàng sẽ được book qua (trong một
số trường hợp, đối tác nước ngoài có thể yêu cầu tìm hộ giá mua, giới thiệu
shipping lines/forwarder. Trong trường hợp đó, bộ phận docs and customer service
có trách nhiệm tìm và báo giá mua cho đối tác).
Bộ phận Docs and Customer service phụ trách đối tác/lô hàng có trách nhiệm
tập hợp các thông tin/chỉ thị của đối tác. Tất cả các chỉ thị/hướng dẫn làm hàng đều
phải được làm bằng văn bản (e-mail hoặc fax) và phải được lưu trữ theo từng
shipment một (những văn bản có tính chung nhất phải được lưu trữ trong các file
trung tâm- theo trình tự thời gian) để tiện việc tham chiếu khi cần.
1.2.2.Liên hệ shipper/supplier để thu xếp việc xuất hàng:
Sau khi nhận được thông tin từ đối tác, bộ phận Docs and Customer service
phụ trách lô hàng có trách nhiệm liên hệ với shipper/supplier để xác nhận lại thông
tin và thu xếp việc xuất hàng.
1.2.3. Xem xét sự phù hợp:
Trong đa số trường hợp thì thông tin nhận được từ đối tác nước ngoài và thông
tin nhận được từ shipper/supplier là khớp nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp
2 luồng thông tin nói trên không khớp nhau. Sự khác nhau có thể là: khác nhau về
số lượng, khác nhau về cảng đến, ngoài ra shipper/supplier có thể có những yêu cầu

đặc biệt như: ký lùi B/L
Xem xét sự phù hợp là xem xét, so sánh 2 luồng thông tin nói trên với nhau
cũng như đánh giá khả năng thỏa mãn các yêu cầu của đối tác.
SVTT: Phan Quốc Bảo
16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Khoa QTKDTM
Nếu có sự khác nhau giữa 2 luồng thông tin nói trên, hoặc khả năng không
thực hiện được theo chỉ thị của đối tác, hoặc có những vấn đề phát sinh khác
(shipper/supplier yêu cầu ký lùi B/L thì bộ phận docs and customer service phụ
trách lô hàng có trách nhiệm liên hệ với các bên liên quan để điều chỉnh sao cho đạt
được sự thống nhất giữa các bên về hướng xử lý những điểm khác nhau hoặc những
vấn đề phát sinh nêu trên.
1.2.4. Liên hệ Shipping line / forwarder để book chỗ:
Sau khi xem xét sự phù hợp như đã nói ở trên bộ phận docs and customer
service tiến hành nhận booking của khách hàng và liên hệ với shipping
lines/forwarder để book chỗ. Bằng chứng về kết quả book chỗ được thể hiện dưới
dạng: booking confirmation, booking acknowledgment, booking note, lệnh cấp
container rỗng, lệnh đóng hàng Những bằng chứng này phải được lưu lại theo
từng lô hàng. Sau khi đã nhận được xác nhận chấp nhận booking từ phía Shipping
lines/forwarder, thì bộ phận docs and customer service phụ trách lô hàng có trách
nhiệm vào “sổ theo dõi booking”.
1.2.5. Chuẩn bị chứng từ hàng xuất:
Sau khi book chỗ với shipping lines/forwarder, bộ phận docs and customer
service có trách nhiệm lập chứng từ với đầy đủ các thông tin sau (song song đó,
customer service vẫn phải luôn luôn lưu ý để giúp đỡ khách hàng khi cần thiết): Tên
shipping lines/forwarder và số điện thoại liên hệ; Số điện thoại liên hệ của
Shipper; Đối tác giao hàng ở nước ngoài; Điều khoản trả cước của MB/L; Loại
HB/L sử dụng…
Bộ phận docs and customer service có trách nhiệm chuẩn bị chứng từ hàng
xuất, bao gồm các việc cụ thể sau: Liên hệ shipper/supplier yêu cầu gởi chi tiết làm

B/L; Làm HB/L và gởi cho shipper/supplier kiểm tra; Gởi chi tiết làm B/L cho
shipping lines/forwarder; Tập hợp chứng từ hàng xuất, bao gồm: MB/L, HB/L và
các chứng từ khác theo yêu cầu của đối tác (nếu có, như invoice, packing list)
SVTT: Phan Quốc Bảo
17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Khoa QTKDTM
1.2.6. Thu các phí liên quan và cấp phát vận đơn:
Bộ phận docs and customer service có trách nhiệm đảm bảo rằng tất cả các
khoản trả trước (prepaid) đều phải được thu trước khi cấp phát vận đơn.
1.2.7. Gởi các loại shipping advice cho đối tác:
Các loại điện cần gởi đi
Pre-advice:
Khi chuẩn bị nhận hàng của khách hàng, ta gởi pre-advise đi đối tác cảng nhận
hàng mô tả: Số Bill (MB/L và HB/L), Số container, tên tàu chặng một, chặng hai và
chặng ba (dự kiến), tên shipper, tên consignee, tên notify party, mặt hàng, cước trả
tại, chi tiết cước khác.
Một điểm quan trọng nữa là yêu cầu đối tác các nơi xác nhận đã rõ nội dung
và sẽ thực hiện lô hàng này.
Mục đích: cho đối tác biết để họ chuẩn bị.
Khi hàng đã lên đường đến cảng chuyển tải đầu tiên, ta gởi Transshipment
Report như một động tác nhắn các bên lưu ý làm hàng
Sau khi cấp phát vận đơn cho shipper/supplier bộ chứng từ hàng xuất được
chuyển cho bộ phận docs and customer service để gởi shipping advice cho đối tác
nước ngoài.
Shipping advice:
Được gởi kèm với các chứng từ sau đây: MB/BL; HB/L; Các chứng từ khác
theo yêu cầu của đối tác (nếu có)
Do yêu cầu về chất lượng dịch vụ cũng như để phục vụ cho việc khai báo hải
quan ở cảng đến, shipping advice cần được gởi càng sớm càng tốt và phải được gởi
trước thời hạn qui định sau đây (trong trường hợp đối tác nước ngoài có những yêu

cầu đặc biệt khác, thì phải thực hiện theo yêu cầu của đối tác):
+ Đối với hàng đi Châu Âu, Mỹ, Châu Phi và những vùng khác có thời gian
chuyển tải từ 18 ngày trở lên: phải gởi Transhipment Report chậm nhất là 2 ngày kể
từ ngày tàu rời cảng xếp hàng.
SVTT: Phan Quốc Bảo
18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Khoa QTKDTM
+ Đối với hàng đi các nước Châu Á: phải gởi chậm nhất là 1 ngày kể từ ngày
tàu rời cảng xếp hàng.
Các thông tin liên quan đến lô hàng nếu có.
Mục đích: Để chứng tỏ khả năng dịch vụ và làm cho mọi người luôn được cập
nhật thông tin về lô hàng
1.2.8. Lập chứng từ kế toán:
Là việc lập và gởi các debit note/credit note cho đối tác nước ngoài để ghi
nợ/ghi có đối với các khoản phải thu/phải trả phát sinh từ lô hàng. Bộ phận docs and
customer service có trách nhiệm gởi yêu cầu lập chứng từ kế toán cho bộ phận kế
toán nội bộ theo mẫu thống nhất.
1.2.9. Kết thúc/lưu hồ sơ:
Ghi chép kết quả thực hiện vào “sổ theo dõi booking và quá trình làm hàng
xuất” và lưu hồ sơ.
1.3 Hàng nhập
1.3.1 Nhận thông tin hàng nhập :
Thông tin về hàng nhập nhận có thể ở các dạng sau:
+ Shipping advice (có khi được gọi là shipping notice, pre-advice, pre-alert)
nhận được từ đối tác và thường bao gồm: MB/L, HB/L, credit noet/ debit note.
+ Giấy báo hàng đến nhận được từ shipping lines/forwarder.
+ Giấy báo hàng đến nhận được từ shipping lines/forwarder.
+ Thông tin nhận được từ khách hàng (consignee, shipper’shipper/supplier
representative
+ Giấy báo hàng đến nhận được từ shipping lines/forwarder.

+ Giấy báo hàng đến nhận được từ shipping lines/forwarder.
+ Thông tin nhận được từ khách hàng (consignee, shipper’shipper/supplier
representative )
Thông tin về hàng nhập nhận được phải được chuyển cho bộ phận chứng từ
hàng nhập để xử lý.
SVTT: Phan Quốc Bảo
19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Khoa QTKDTM
HÀNG NHẬP
Mô tả công việc
1.3.2 Xử lý thông tin hàng nhập:
Thông tin hàng nhập nhận được có thể chia làm 2 loại: có và chưa có shipping
advice.
+ Đối với trường hợp đã nhận shipping advice: bộ phận chứng từ hàng nhập
có trách nhiệm liên hệ với shipping lines/forwarder để hỏi thêm các thông tin có
liên
SVTT: Phan Quốc Bảo
20
Nhận thông tin về hàng nhập
Xử lý thông tin hàng nhập nhận được
Thông báo bộ phận kế toán để theo dõi
công nợ nước ngoài
Gửi attached manifest cho shipping
lines/forwarder
Gửi giấy báo nhận hàng
cho khaùch haøng
Kết thúc/lưu hồ sơ
Ứng thanh toán các phí liên quan cho
shipping lines/forwarder và lấy chứng
từ

Chuẩn bị chứng từ hàng nhập
Thu các phí liên quan và giao hàng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Khoa QTKDTM
quan như: thời gian tàu đến (eta) cặp cảng nào đã có điện giao hàng hay chưa
và vào “sổ theo dõi thông tin hàng nhập (đã có shipping advice” để theo dõi và xử
lý).
Trường hợp nhận được thông báo hàng đến từ shipping lines/forwarder
(nhưng chưa nhận được shipping advice): bộ phận chứng từ hàng nhập có trách
nhiệm chủ động liên hệ với đối tác nước ngoài yêu cầu họ xác nhận thông tin và gởi
các chứng từ có liên quan (MB/L,HB/L), credite note/debit note ) để kịp làm
attached manifest trình hải quan.
Trường hợp nhận được thông tin từ consignee (nhưng chưa nhận được
shipping advice): sau khi nhận được shipping advice, bộ phận chứng từ hàng nhập
có trách nhiệm gởi attached manifest cho shipping lines/forwarder, attached
manifest phải được gởi cho shipping lines/forwarder chậm nhất là một ngày làm
việc trước khi hàng đến.
1.3.4 Gởi giấy báo nhận hàng:
Bộ phận chứng từ hàng nhập có trách nhiệm gởi giấy báo nhận hàng cho
người nhận hàng.
Giấy báo nhận hàng cần được gởi cho notify party càng sớm càng tốt và phải
được gởi chậm nhất là ngày tàu đến.
Khi nhận giấy báo hàng đến từ shipping lines/forwarder cần lưu ý các điểm
sau: thời hạn free time, mức phí phạt sau thời hạn free time, các loại phí phải đóng
cho shipping lines/forwarder để trên cơ sở đó lập giấy báo cho phù hợp.
1.3.5 Thông báo cho bộ phận kế toán nội bộ để theo dõi công nợ với nước
ngoài.
Bộ phận chứng từ hàng nhập có trách nhiệm lập debit note đòi handling fee
(nếu có) và chuyển kế toán theo dõi công nợ với đối tác nước ngoài.
1.3.6 .Ứng thanh toán các phí liên quan cho shipping lines/forwarder và lấy
chứng từ:

Bộ phận phụ trách tạm ứng và thanh toán có trách nhiệm làm thủ tục tạm ứng
để thanh toán các phí có liên quan cho shipping lines/forwarder, lấy chứng từ và sau
SVTT: Phan Quốc Bảo
21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Khoa QTKDTM
đó thanh toán tạm ứng. Tùy theo yêu cầu của người nhận hàng, chứng từ nhận từ
shipping lines/forwarder thường bao gồm: MB/L, D/O Manifest attached manifest
có đóng dấu hải quan, lệnh xuất kho
1.3.7 Chuẩn bị chứng từ hàng nhập:
Bộ phận chứng từ hàng nhập có trách nhiệm chuẩn bị chứng từ hàng nhập, bộ
chứng từ hàng nhập thường bao gồm D/O của shipping lines/forwarder; MB/L
Copy; D/O của JIT; HB/L copy, manifest và attached manifest có đóng dấu hải
quan, lệnh xuất kho
1.3.8 Thu các phí có liên quan và giao hàng:
Bộ phận chứng từ hàng nhập có trách nhiệm thu các phí liên quan và giao
hàng. Cần lưu ý các điểm sau :
+ Tất cả các phí trả sau (collect) kể cả ở Việt Nam và ở nước thứ ba, đều phải
được thu hoặc được xác nhận là đã thu trước khi giao chứng từ cho khách hàng.
+ Hàng phải được giao đúng người nhận hàng theo những chứng từ hợp lệ.
1.3.9.Kết thúc/lưu hồ sơ
Ghi chép kết quả thực hiện vào “sổ theo dõi thông tin hàng nhập” và lưu tất cả
những biên bản, tài liệu liên quan theo từng lô hàng.
2. ĐÁNH GIÁ CHUNG
2.1 Kết quả kinh doanh các mảng dịch vụ tại công ty Long Phan
Công ty TNHH Long Phan là công ty chuyên kinh doanh các ngành nghề liên
quan đến vận tải đường bộ ,giao nhận xuất nhập khẩu trong đó hoạt động giao nhận
xuất nhập khẩu chiếm một vị thế quan trọng trong công ty.
SVTT: Phan Quốc Bảo
22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Khoa QTKDTM

Bảng 2: Bảng tổng kết kết quả kinh doanh các mảng dịch vụ tại Công ty
TNHH Long Phan từ 2006 - 2009.
Đơn vị: VND
2006 2007 2008 2009
Tổng DT
1,152,
158,880
8,858,
464,511
11,118,1
41,820
12,297,8
63,580
Doanh thu giao
nhận hàng hoá XNK
687,
368,915
3,141,
272,284
3,737,5
00,381
5,583,2
92,849
Lợi nhuận từ giao
nhận hàng hoá XNK
171,
842,228
671,
765,364
467,3

64,568
797,0
90,275
LN/DT từ giao nhận
hàng hoá XNK 25.00% 21.39% 12.50% 14.28%
Doanh thu VT ĐB
334,
429,480
3,054,
331,890
3,695,6
70,854
3,098,6
94,332
Lợi nhuận từ VT
ĐB
93,
602,561
659,
081,353
450,2
68,031
688,3
76,211
LN/DT từ VT ĐB 27.99% 21.58% 12.18% 22.22%
Doanh thu lắp ghép
di dời nhà xưởng
130,
360,485
2,662,

860,337
3,684,9
70,585
3,615,8
76,399
Lợi nhuận lắp ghép
di dời nhà xưởng
39,
420,635
559,
081,353
610,2
68,031
588,3
76,211
LN/DT từ lắp ghép
di dời nhà xưởng 30.24% 21.00% 16.56% 16.27%
Qua các số liệu ở bảng 2, ta có thể thấy tình hình kinh doanh trong lĩnh vực
hàng hóa xuất nhập khẩu Công ty TNHH Long Phan cũng biến động khá rõ từ năm
2006 đến nay. Lợi nhuận luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các mảng dịch vụ.
Tuy nhiên tỷ lệ lợi nhuận thì không lý tưởng bằng dịch vụ vận tải đường bộ và
giao nhận. Mặc dù vậy, đó là mức lợi nhuận tốt chứng tỏ dịch vụ này chiếm vị thế
quan trọng trong công ty, vì đây là một dịch vụ quan trọng trong giao lưu kinh tế
giữa các nước và trong vận tải đa phương thức quốc tế nên nó cũng là dịch vụ chịu
SVTT: Phan Quốc Bảo
23
(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH Long Phan)
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Khoa QTKDTM
ảnh hưởng nhiều nhất trong vận tải quốc tế, nên dẫn đến hậu quả tất yếu là năm
2008 doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm, nhưng đến năm 2009 tình hình có khả

quan hơn thực tế là từ tháng 2009 lợi nhuận đã cao hơn 36% so với cả năm 2008
đây là dấu hiệu phục hồi nhanh của công ty, nhờ vào lỗ lực hết mình của Ban lãnh
đạo cũng như nhân viên Công ty TNHH Long Phan
Đồ thị: Tỉ lệ % lợi nhuận trên doanh thu từ dịch vụ Giao nhận – Vận tải hàng
hóa xuất nhập khẩu từ năm 2006 - 2009.
Đơn vị tính: %
Theo bảng phụ lục ta thấy năm 2006 mặc dù công ty mới bắt đầu hoạt động
trong lĩnh vực này nhưng tỷ lệ lợi nhuận của nó khá cao – đến 25%
Năm 2008 là một năm chịu nhiều rủi ro do ảnh hưởng khủng hoảng nền kinh
tế toàn cầu nên doanh thu của hoạt động này giảm so với năm trước, mặc dù vậy tỷ
lệ lợi nhuận vẫn trên 10% là một tín hiệu đáng mừng trong thời buổi kinh tế khó
khăn như hiện nay, trong đó công ty đã ký được một lượng lớn hợp đồng giao nhận
từ cửa đến cửa (door to door) kéo theo mảng kinh doanh dịch vụ giao nhận cũng
tăng trưởng theo. Hơn nữa, dịch vụ chăm sóc khách hàng rất tốt đối với khách hàng
nước ngoài cũng như trong nước nên mối quan hệ của công ty ngày càng được mở
rộng.
Từ 2009, tổng sản lượng cũng như lợi nhuận thu được từ dịch vụ xuất nhập
khẩu của công ty đạt kết quả tốt đó là thành quả của sự cố gắng không ngừng nghỉ
của nhân viên công ty, tuy nhiên tỷ lệ lợi nhuận tại thời điểm này đã không còn lý
SVTT: Phan Quốc Bảo
24
(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH Long Phan )
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Khoa QTKDTM
tưởng như trước do tính cạnh tranh khá khốc liệt của ngành giao nhận vận tải xuất
nhập khẩu đường biển trong thời điểm hiện nay.
Khái quát lại các mảng dịch vụ của Công ty TNHH Long Phan chúng ta có thể
nhìn thấy được tính chủ lực của mảng kinh doach dịch vụ vận tải đường biển và là
cơ sở để theo đó các mảng dịch vụ khác cũng phát triển theo.
2.2 Cơ cấu khách hàng trong hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu tại Công ty Long Phan

Phương châm của công ty “khách hàng là thượng đế” nên trong vòng hơn 4 năm
qua với nỗ lực hết mình của toàn công ty và việc đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách
hàng nhưng đúng pháp luật hiện hành, công ty ngày càng thu hút dần dần khách
hàng đến với mình.
Bảng 3: Phân tích cơ cấu khách hàng giao nhận xuất nhập khẩu.
Nhó
m hàng
Cơ khí
Điện
tử
Thực
phẩm
Dệt
may
Nhựa

nhân
Nhập 47.33% 22.14% 7.23% 15.78% 0.00% 7.52%
Xuất 2.13% 0.00% 38.13% 8.12% 45.91% 5.71%
Qua bảng phân tích chúng ta có thể nhận thấy nguồn khách hàng của công ty
trải đều ở các nhóm mặt hàng nhập khẩu chủ lực của VN, điều này đã phản ảnh
khách hàng của công ty chủ yếu là các nhà nhập khẩu.
Tuy nhiên chúng ta cũng dễ dàng nhận ra được, khách hàng của công ty vẫn là
những khách hàng nhỏ lẻ vì trong bảng phân tích trên chưa nhìn thấy được các
nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của VN như: Nông sản; cà phê; thủy hải sản; dệt
may…
Căn cứ vào sự phân tích trên chúng ta có thể nhận xét rằng, nguồn khách hàng
của công ty chưa thật sự ổn định và có tỷ trọng vận tải cao mà đa số là khách hàng
nhỏ lẻ. Vì vậy, trong những năm sắp tớp công ty cần phải chú trọng nhiều hơn nữa
công tác marketing và có chiến lược cụ thể trong việc tiếp cận các khách hàng là

các nhà xuất nhập khẩu lớn để ổn định nguồn hàng và tăng doanh số.
SVTT: Phan Quốc Bảo
25
(Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty TNHH Long Phan )

×