Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đánh giá kết quả nắn bó bột gãy kín thân 2 xương cẳng tay ở trẻ em tại BVĐK tỉnh Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.03 KB, 8 trang )

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NẮN BÓ BỘT GÃY KÍN THÂN 2 XƯƠNG CẲNG TAY Ở
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NẮN BÓ BỘT GÃY KÍN THÂN 2 XƯƠNG CẲNG TAY Ở


TRẺ EM TẠI BVĐK TỈNH QUẢNG NAM
TRẺ EM TẠI BVĐK TỈNH QUẢNG NAM
Tác giả: Điều dưỡng – kỷ thuật viên bó bột: Lương Văn Phụng
Đơn vị công tác: Phòng bó bột - Khoa ngoại chấn thương Bệnh viện đa khoa tỉnh
Quảng Nam.
Email:
Điện thoại: 0988326972
TÓM TẮT:
Đặt vấn đề: Gãy kín thân 2 xương cẳng tay ở trẻ em rất thường gặp, tần suất nhiều hơn
người lớn. Có nhiều phương pháp điều trị, nhưng phương pháp nắn chỉnh bó bột được
áp dụng rộng rãi tại các bệnh viện. Vì lẻ đó chúng tôi nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá kết
quả nắn bó bột gãy kín thân 2 xương cẳng tay ở trẻ em tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng
Nam.” Nhằm mục tiêu:
- Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của gãy thân xương cẳng tay.
- Đánh giá kết quả của phương pháp điều trị nắn bó bột.
Đối tượng nghiên cứu: 55 trẻ em ≤ 15 tuổi, bó bột tại phòng bột bệnh viện đa khoa tỉnh
Quảng Nam từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 9 năm 2012.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu kết hợp với tiến cứu.
Xử lý số liệu: Được tính ra trị trung bình và tỷ lệ % theo phương pháp thống kê.
Kết quả: 93% đạt kết quả tốt.
Kết luận: Gãy thân 2 xương cẳng tay hay gặp ở trẻ nam. Phương pháp nắn bó bột nên áp
dụng đối với gãy đoạn 1/3 giữa, đoạn 1/3 dưới. Cần kết hợp với tập vật lý trị liệu.
SUMMARY:
Background: closed body 2 bone forearm fractures in children are very common, often
more than adults. There are many treatments, but the manipulation casting method is
widely used in hospitals. Therefore we studied the subject: "Evaluation bent cast closure
body 2 bone forearm fractures in children in hospital in Quang Nam province."


Aims to: - Review of some sub-clinical and clinical characteristics of body bone forearm
fractures.
- Evaluation of treatment diversion cast.
Research Subjects: 55 children ≤ 15 years of age, cast in the powder room of Quang
Nam Provincial Hospital from September 2011 to September 2012.
Methods: In the study in conjunction with the study.
Data processing: To calculate the averages and percentages according to statistical
methods.
Results: 93% good results.
Conclusion: two body bone forearm fractures common in boys. Bending casting method
should be applied to break the 1/3 between 1/3 less. Should be combined with physical
therapy
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy kín thân 2 xương cẳng tay ở trẻ em rất thường gặp, tần suất gấp 5 -10 lần so
với người lớn
Có nhiều phương pháp điều trị gãy kín thân 2 xương cẳng tay trẻ em: Phương
pháp điều trị bảo tồn nắn chỉnh bó bột, phương pháp phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp
vit, phương pháp xuyên đinh nội tuỷ đàn hồi của Metaizeau J.P. Phương pháp xuyên kim
1
Kirschner qua da theo nguyên lý Metaizeau,.v.v… Mỗi phương pháp đều có những ưu,
khuyết điểm riêng. Phương pháp phẫu thuật khắc phục được di lệch thứ phát hay cal lệch
nhưng sẽ mất đi các điều kiện sinh cơ học, tồn tại sẹo mổ dài, tăng nguy cơ nhiễm trùng,
chi phí điều trị cao khó chấp nhận trong điều kiện kinh tế một số người dân Việt Nam.
Phương pháp điều trị bảo tồn nắn chỉnh bó bột gãy kín thân 2 xương cẳng tay trẻ
em vẫn còn áp dụng rộng rãi tại các bệnh viện chiếm 88,72%. Nhưng những thành công
và hạn chế của phương pháp đó áp dụng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam vẫn chưa
được đánh giá một cách cụ thể. Do đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:”Đánh giá kết
quả nắn bó bột gãy kín thân 2 xương cẳng tay ở trẻ em tại Bệnh viện đa khoa tỉnh
Quảng Nam.” nhằm mục tiêu:
- Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của gãy thân xương cẳng tay.

- Đánh giá kết quả của phương pháp điều trị nắn bó bột.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
2.1.1. Đối tượng:
Gồm các bệnh nhân có độ tuổi ≤ 15, được chẩn đoán gãy thân xương cẳng tay dựa
vào lâm sàng, X-quang và được điều trị bằng phương pháp nắn chỉnh – bó bột tại phòng
bó bột khoa ngoại chấn thương Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam từ tháng 9 năm 2011
đến tháng 9 năm 2012.
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh.
- Tuổi ≤15
- Bệnh nhân được chẩn đoán gãy thân xương cẳng tay. Được chỉ định điều trị nắn
chỉnh - bó bột cánh cẳng bàn tay có rạch dọc bột.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ:
- Gãy xương hở có chỉ định phẫu thuật.
- Gãy xương có biến chứng.
- Gãy Monteggia.
- Gãy Galeazzi
- Gãy xương có kết hợp gãy xương cánh tay cùng chi.
- Gãy xương có phối hợp toàn thân nặng.
- Gãy xương đến muộn đã có cal xơ.
- Gãy xương bệnh lý.
2.2 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu hồi cứu kết hợp với tiến cứu
2.2.1. Đặc điểm chung: Tất cả các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu được phân bố theo:
2.2.1.1. Giới tính:
- Nam.
- Nữ
2.2.1.2. Tuổi:
- dưới 6 tuổi
- Từ 6 đến 11 tuổi (đang học tiểu học cơ sở)

- Từ 12 đến 15 tuổi (đang học trung học cơ sở)
2.2.1.3. Nguyên nhân gãy:
- Tai nạn giao thông (TNGT)
- Tai nạn sinh hoạt (TNSH)
2
2.2.2. Nghiên cứu về lâm sàng:
2.2.2.1.Cơ chế chấn thương:
- Chấn thương trực tiếp.
- Chấn thương gián tiếp.
2.2.2.2. Tay gãy:
- Tay trái.
- Tay phải.
- Gãy cả 2 tay.
2.2.2.3. Khám lâm sàng:
* Hỏi bệnh nhân hoặc người nhà:
- Nguyên nhân gãy
- Vị trí đau.
* Nhìn:
- Sưng nhẹ ở cẳng tay, hay sưng nặng cả khớp khuỷu và cổ tay.
- Chi gãy có biến dạng hay không.
* Sờ:
- Điểm đau chói tương đương với điểm gãy xương.
- Cần kiểm tra vận động khớp khuỷu và khớp cổ tay. Luôn khám cẩn thận để phát
hiện biến chứng mạch máu và thần kinh đi kèm.
2.2.3. Nghiên cứu về X-quang:
Chụp X-quang cả 2 tư thế thẳng và nghiêng để đánh giá đường gãy thân 2 xương
cẳng tay theo:
• Vị trí gãy:
- Gãy ở vị trí đoạn 1/3 dưới
- Gãy ở vị trí đoạn 1/3 giữa.

- Gãy ở vị trí đoạn 1/3 trên.
• Đường gãy:
- Gãy ngang.
- Gãy chéo.
- Gãy có mảnh rời.
• Di lệch:
- Gãy cành tươi.
- Gãy di lệch sang bên so với trung tâm.
- Di lệch xoay.
2.2.4. Phương pháp điều trị:
 Dụng cụ: bột bó, bông gòn không thấm nước, bàn nắn chỉnh hình, rọ treo tay, tạ
kéo nắn.
 Chuẩn bị bệnh nhân:
 Khám lâm sàng toàn thân và chi gãy toàn diện. X-quang chi gãy phải chụp đủ
2 tư thế thẳng và nghiêng .
 Giải thích cho người nhà và bệnh nhân hiểu để hợp tác nắn bó bột.
 Loại trừ các trường hợp không thuộc đối tượng nghiên cứu.
 Kỹ thuật nắn xương bó bột:
• Gãy không di lệch hoặc di lệch ít: bó bột cánh cẳng bàn tay rạch dọc bột.
3
• Kỹ thuật nắn xương trong trường hợp gãy di lệch nhiều:
Bệnh nhân nằm trên bàn nắn, dùng rọ treo ngón I,II và V lên trên, khuỷu gấp 90
độ, treo tạ qua khuỷu thẳng trục hướng xuống đất làm hết di lệch chồng ngắn và gấp góc.
Xoay ngửa bàn tay để chữa di lệch xoay, nắn di lệch sang bên ngược với hướng di lệch.
Cuối cùng dùng 2 ngón tay cái và 2 ngón trỏ bóp vào mặt trước và mặt sau của khoang
liên cốt để chống hẹp màng liên cốt. độn bông bó bột cẳng bàn tay, tháo tạ bó tiếp phần
cánh tay và rạch dọc bột.
Hình ảnh nắn bó bột:(Tại phòng bó bột BVĐK Quảng Nam)

2.2.5. Phương pháp theo dõi và đánh giá:

2.2.5.1.Trong thủ thuật:
- Số lần nắn chỉnh.
- Các biến chứng: Choáng, lóc da, thủng da khi nắn.
2.2.5.2.Đánh giá kết quả tức thời sau khi nắn chỉnh- bó bột:
Dựa vào X quang: Theo L.Boehler kết quả di lệch sang bên < đường kính thân
xương, không bị di lệch xoay, gấp góc < 15 độ là chấp nhận được.
2.2.5.3.Theo dõi và đánh giá kết quả trong tuần đầu sau nắn chỉnh – bó bột:
Các bệnh nhân sau khi nắn chỉnh – bó bột được hướng dẫn cách theo dõi:
- Chèn ép khoang, hội chứng Volkmann
- Viêm da, phồng rộp, loạn dưỡng da.
- Loét do chèn ép bột.
- Sưng nề nhiều.
- Hoại tử chi.
Bệnh nhân được hướng dẫn cách tập vận động ngay sau khi bó bột và tái khám sau
1 tuần:
- Đạt yêu cầu: Tháo bột cũ, thay bột mới.
- Không đạt yêu cầu (xấu): do di lệch thứ phát cần mở bột nắn chỉnh – bó bột lại.
2.2.5.4. Đánh giá kết quả liền xương trước khi tháo bột:
Bệnh nhân được hẹn tái khám sau 4 – 6 tuần kể từ ngày nắn chỉnh – bó bột. Dựa
vào X- quang: khi đã thấy cal xương rõ ràng, phục hồi tốt hình dạng của xương và dựa
vào lâm sàng để tháo bột. Khám bệnh nhân để đánh giá:
- Trục chi trên.
- Biên độ vận động khớp khuỷu.
- Biên độ vận động khớp cổ tay.
- Sấp, ngửa cẳng tay.
♦ Chúng tôi đánh giá biên độ vận động khớp khuỷu theo Flynn
♦ Đánh giá biên độ vận động khớp cổ tay theo P.De Coult
2.2.5.5 Đánh giá kết quả sau tháo bột 1 tháng:
4
Bệnh nhân sau khi tháo bột được hướng dẫn tập phục hồi chức năng và tái khám

sau 1 tháng để đánh giá tình trạng cơ năng vận động của khớp khuỷu, khớp cổ tay.
2.3 Xử lý số liệu:
Các số liệu được tính ra trị trung bình và tỷ lệ % theo phương pháp thống kê.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 9 năm 2012 nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã
tiếp nhận nắn bó bột cho 55 trường hợp:
3.1 Các đặc điểm chung:
3.1.1 Bảng phân bố tỷ lệ bệnh nhân theo giới tính:
Giới tính Nam Nữ
Bệnh nhân 47 8
Tỷ lệ % 85 % 15 %
Bệnh nhân nam giới chiếm 85%
3.1.2 Bảng phân bố tỷ lệ bệnh nhân theo tuổi:
Tuổi Dưới 6 tuổi 6 đến 11 tuổi 12 đến 15 tuổi
Bệnh nhân 5 27 23
Tỷ lệ % 9 % 49 % 42 %
Trẻ em dưới 6 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất(9%)
3.1.3 Bảng phân bố tỷ lệ theo nguyên nhân gãy:
Nguyên nhân TNGT TNSH
Bệnh nhân 11 44
Tỷ lệ 20 % 80 %
Đa số gãy xương do tai nạn sinh hoạt(80%)
3.2 Các đặc điểm về lâm sàng và hình ảnh X quang:
3.2.1 Cơ chế chấn thương:
Cơ chế chấn thương Trực tiếp Gián tiếp
Bệnh nhân 6 49
Tỷ lệ 11 % 89 %
Gãy xương do chấn thương gián tiếp(89%)
3.2.2 Tay gãy: Bảng phân bố tỷ lệ theo tay gãy:
Tay gãy Tay trái Tay phải Cả 2 tay

Bệnh nhân 33 22 0
Tỷ lệ 60 % 40 % 0 %
Không có trường hợp gãy cả 2 tay
3.2.3 Bảng phân bố tỷ lệ vị trí gãy:
Vị trí gãy Đoạn 1/3 dưới Đoạn 1/3 giữa Đoạn 1/3 trên
Bệnh nhân 21 29 5
Tỷ lệ 38 % 53 % 9 %
Gãy đoạn 1/3 trên chiếm tỷ lệ thấp (9%).
3.2.4 Đường gãy: Bảng phân bố tỷ lệ:
Đường gãy Ngang Chéo Có mảnh rời
Bệnh nhân 40 12 3
Tỷ lệ 73 % 22 % 5 %
Đường gãy chủ yếu là gãy ngang (73%)
5
3.2.5 Loại di lệch: Bảng phân bố tỷ lệ:
Di lệch Gãy cành tươi Sang bên xoay
Bệnh nhân 37 16 2
Tỷ lệ 67 % 29 % 4 %
Đa phần là gãy dạng cành tươi (67%)
3.3 Kết quả điều trị và biến chứng:
3.3.1 Bảng phân bố tỷ lệ số lần nắn xương gãy thành công khi vào viện:
Số lần nắn 1 lần ≥ 2 lần
Bệnh nhân 48 7
Tỷ lệ 87 % 13 %
Có (13%) nắn ≥ 2 lần mới thành công.
3.3.2 Kết quả sau nắn dựa vào X quang:
Kết quả Tốt Trung bình Xấu (chuyển mổ)
Bệnh nhân 41 14 0
Tỷ lệ 75 % 25 % 0 %
Sau nắn chụp X quang tốt chiếm (75%)

3.3.3 Bảng phân bố tỷ lệ biến chứng xảy ra trong tuần đầu sau nắn bó bột:
Biến chứng Bệnh nhân Tỷ lệ
Sưng nề nhiều 7 13 %
Nốt phỏng da 1 2 %
Loét do chèn ép bột 0 0 %
Hoại tử chi 0 0 %
Biến chứng nổi nốt phỏng da chiếm (2%)
3.3.3 Bảng phân bố tỷ lệ di lệch thứ phát sau 1 tuần dựa vào X quang:
Di lệch Có Không
Bệnh nhân 5 50
Tỷ lệ 9 % 91 %
Tình trạng di lệch thứ pát sau 1 tuần chiếm (9%)
3.3.4 Bảng tỷ lệ kết quả đánh giá trên X quang khi tháo bột:
Kết quả Tốt Trung bình Xấu
Bệnh nhân 39 16 0
Tỷ lệ 71 % 29 % 0 %
Trên X quang (71%) có hình ảnh cal xương rõ ràng.
3.3.5 Bảng kết quả biên độ vận động cẳng tay khi tháo bột:
Kết quả
Biên độ
Tốt Khá Trung bình Xấu
BN Tỷ lệ BN Tỷ lệ BN Tỷ lệ BN Tỷ lệ
Gấp, duỗi khuỷu 19 34% 32 58% 2 4% 2 4%
Gấp, duỗi cổ tay 16 29% 30 55% 4 7% 5 9%
Sấp,ngửa cẳng tay 11 20% 41 75% 3 5% 0 0%
Nghiêng quay 42 76% 10 18% 2 4% 1 2%
Nghiêng trụ 42 76% 10 18% 2 4% 1 2%
6
3.3.6 Đánh giá kết quả biên độ vận động cẳng tay sau tập phục hồi chức năng 1 tháng:
Kết quả

Biên độ
Tốt Khá Trung bình Xấu
BN Tỷ lệ BN Tỷ lệ BN Tỷ lệ BN Tỷ lệ
Gấp, duỗi khuỷu 51 93% 3 5% 1 2% 0 0%
Gấp, duỗi cổ tay 51 93% 3 5% 1 2% 0 0%
Sấp,ngửa cẳng tay 53 96% 2 4% 0 0% 0 0%
Nghiêng quay 51 93% 3 5% 1 2% 0 0%
Nghiêng trụ 51 93% 3 5% 1 2% 0 0%
3.3.7 Bảng phân bố tỷ lệ kết quả chung sau khi tháo bột được 1 tháng:
Dựa vào X quang và phục hồi biên độ vận động của khớp khuỷu, khớp cổ tay (cơ năng)
Kết quả Tốt Khá Trung bình Xấu
Bệnh nhân 51 3 1 0
Tỷ lệ 93% 5% 2% 0%
Kết quả tốt chiếm tỷ lệ cao (93%)
4. BÀN LUẬN
Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng:
- Gãy thân 2 xương cẳng tay ở trẻ em điều trị bảo tồn là ưu tiên nhất. Gặp ở trẻ
nam (85%) nhiều hơn trẻ nữ (15%), có lẽ nam giới hiếu động hơn nữ giới nên dễ xảy ra
tai nạn.
- Trẻ đang theo học tiểu học cơ sở (Từ 6 đến 11 tuổi) chiếm tỷ lệ cao nhất (49%),
do lứa tuổi này trẻ hiếu động nhất nhưng chưa hiểu biết về cách phòng ngừa tai nạn. Lứa
dưới 6 tuổi chiếm tỷ lệ ít nhất (9%),do trẻ được cha mẹ chăm nom quan tâm nhiều. Lứa
tuổi từ 12 đến 15 tuổi bị gãy xương bác sĩ có chọn lọc để phẫu thuật nên tỷ lệ nắn bó bột
có phần thấp.
- Trẻ em ít tham gia giao thông nên nguyên nhân gãy thân 2 xương cẳng tay do
tai nạn sinh hoạt chiếm tỷ lệ cao (80%), kết quả này tương đương với kết quả báo cáo
của: Tạ Đông Nam – Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng (79%), và của Nguyễn Chí Trường –
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (81%).
- Đa phần gãy xương do trẻ té ngã chống tay, nên tình trạng gãy xương dạng cành
tươi chiếm tỷ lệ cao (67%), đường gãy chủ yếu là gãy ngang. Gãy xương có mảnh rời

chiếm tỷ lệ thấp (5%) do xương trẻ có màng xương dày.
- Vị trí gãy đoạn 1/3 giữa chiếm tỷ lệ cao (53%), do khi ngã chống tay đoạn 1/3
giữa cẳng tay là yếu nhất.
- Đoạn gãy 1/3 trên chiếm tỷ lệ ít nhất (9%), (theo báo cáo của: Tạ Đông Nam là
7%, Nguyễn Chí Trường là 11%), nhưng vị trí gãy đoạn 1/3 trên rất khó nắn xương trở lại
vị trí giải phẫu, đa phần trẻ lớn gãy đoạn 1/3 trên bác sĩ chọn phương pháp phẫu thuật.
- Trong thủ thuật nắn xương về vị trí giải phẫu, nắn khó khăn là gãy xương quay
di lệch sang bên so với trung tâm, còn xương trụ uốn cong dạng cành tươi, đặc biệt là gãy
ở đoạn 1/3 trên xảy ra đối với trẻ lớn do các cơ đã to và mạnh.
- Biến chứng loạn dưỡng da gây nốt phỏng nước và sưng nề nhiều đa số xảy ra
do chấn thương trực tiếp ở vị trí 1/3 trên và di lệch nhiều.
- Trong tuần đầu tiên tỷ lệ di lệch thứ phát có xảy ra, đa phần do đường gãy có
mảnh rời, ở vị trí 1/3 trên, khi sưng nề bệnh nhân tự nới lỏng bột theo đường rạch dọc
nhưng khi hết sưng không bó lại cho vừa khít da.
7
- Gãy thân xương cẳng tay phải bất động bột cánh cẳng bàn tay, nên khi tháo bột
khớp khuỷu và khớp cổ tay có bị đau và hạn chế vận động một thời gian, thường xảy ra ở
trẻ lớn tuổi do thời gian bất động lâu hơn (khoảng 6 tuần). Loại gãy này không làm tổn
thương đến mặt khớp nên sau 1 tháng tập phục hồi chức năng ta thấy kết quả vận động cơ
năng của khớp khuỷu, khớp cổ tay cải thiện tốt. Phần lớn khi tháo bột các khớp khuỷu và
cổ tay đã vận động được ½ biên độ bình thường, kết quả vận động đạt trung bình sau 1
tháng chiếm 2%, do trẻ lớn bị gãy 1/3 trên, khi tháo bột không tuân thủ tập phục hồi chức
năng.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy điều trị bảo tồn gãy thân 2 xương cẳng tay đạt tốt,
chiếm tỷ lệ cao (93%) là do sự kết hợp của nhiều nguyên nhân: Do chỉ định của bác sĩ (có
chọn lọc để phẫu thuật trẻ lớn tuổi, gãy phức tạp, khó nắn). Trong kỹ thuật nắn bó bột
KTV đã được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm. Có sự hướng dẫn bệnh nhân phối hợp
điều trị tốt, bệnh nhân tái khám đúng hẹn trong tuần đầu nhằm phát hiện sớm di lệch thứ
phát để nắn lại đạt kết quả tốt. Sau khi tháo bột bệnh nhân cần kết hợp tập phục hồi chức
năng sớm.

5. KẾT LUẬN
Qua 55 trường hợp nắn bó bột gãy kín thân 2 xương cẳng tay ở trẻ em. Chúng tôi
rút ra được những kết luận sau:
Tần suất gãy kín thân 2 xương cẳng tay ở trẻ em được nắn bó bột gặp ở trẻ nam
nhiều hơn trẻ nữ, nguyên nhân chủ yếu do tai nạn sinh hoạt.
Vị trí gãy đoạn 1/3 trên rất khó nắn về vị trí giải phẫu, nên ít được chỉ định nắn bó
bột.
Trong thủ thuật nắn bó bột cần nắn tách để chống dính màng liên cốt về sau gây
không sấp, ngửa cẳng tay được.
Bệnh nhân cần được tái khám thay bột đúng hẹn.
Sau khi tháo bột cần kết hợp tập vật lý trị liệu sớm.
 Kiến nghị:
Sự hiểu biết của bác sĩ CTCH và KTV bó bột cùng một số y dụng cụ sẽ quyết định
cách điều trị, tài chính cũng như thời gian điều trị cho bệnh nhân. Phương pháp này cần
được áp dụng đối với gãy đoạn 1/3 giữa, đoạn 1/3 dưới. Hơn nữa đây cũng là phương
pháp điều trị ít tốn kém cho bệnh nhân.
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Gs. Trịnh Văn Minh – Giải phẩu người– (năm 2004), Nhà xuất bản y học, tập I,
trang 63 - trang 197.
2- Hội thảo khoa học lần XVI kỹ thuật bột năm 2010.
3- L.Boehler – Nguyễn Quang Long (dịch) – (năm 2001), Kỹ thuật điều trị gãy
xương -Nhà xuất bản y học, tập II, trang 198, trang 221.
8

×