Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUả điều TRị bảo tồn gãy TRÊN lồi cầu XƯƠNG CÁNH TAY ở TRẻ EM tại BệNH VIệN VIệT đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 39 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy xương vùng khớp khuỷu là loại gãy xương thường gặp ở trẻ em.
Các loại hình gãy xương thường gặp trên lâm sàng như: Gãy lồi cầu ngoài,
gãy lồi cầu trong, gãy trên lồi cầu và gãy liên lồi cầu.
Gãy trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em là loại gãy ở vị trí đầu xa của
xương cánh tay, đường gãy nằm trên vị trí của đường đi qua hai lồi cầu (lồi
cầu trong và lồi cầu ngoài).
Loại gãy này rất hiếm gặp ở người trưởng thành hoặc người cao tuổi, phổ
biến nhất ở lứa tuổi trẻ em. Đây là loại gãy ngoài khớp, có thể kèm theo biến
chứng mạch máu và thần kinh, đặc biệt có thể gặp hội chứng “Volkmann” là hội
chứng thảm họa nhất để lại di chứng nguy hiểm và nặng nề.
Một biến chứng cũng thường gặp về sau này mặc dù chức năng của khớp
khuỷu ít bị ảnh hưởng đó là sự biến dạng và lệch trục của chi, đây là biến
chứng mà nhiều tác giả và nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng đó là
biến chứng do phần sụn phát triển bị tổn thương do chấn thương và do sự nắn
chỉnh điều trị bảo tồn không hoàn hảo đó là di chứng vẹo khuỷu vào trong.
95% gãy trên lồi cầu gặp bởi cơ chế duỗi khuỷu tối đa khi bị tai nạn, ngã
chống tay, diện gãy đầu xa của xương cánh tay thường di lệch ra sau. 5% gặp
khi chấn thương khuỷu ở tư thế gấp, diện gãy đầu xa xương cánh tay di lệch
ra trước.
Các hình thái di lệch của ổ gãy có thể gặp:
Diện gãy di lệch ra sau
Diện gãy di lệch nghiêng và xoay
Diện gãy di lệch sang bên
Về mặt chẩn đoán bệnh lý này thường dựa vào hình ảnh Xquang quy ước
và các triệu chứng cơ bản trên lâm sàng cùng các nguyên nhân của chấn thương.


2



Trong thực tế lâm sàng gãy trên lồi cầu hay gặp nhất trong các loại gãy
khác của xương cánh tay. Thường gặp ở trẻ em 10 tuổi trở lại, gặp nhiều ở trẻ
từ 5 - 10 tuổi, thường gặp ở trẻ nam nhiều hơn nữ.
Trên thế giới, cũng như ở Việt nam, gãy trên lồi cầu xương cánh tay có
nhiều phướng điều trị như: Điều trị bảo tồn và điều trị phẫu thuật.
Tại Bệnh viện Việt Đức hàng năm có trên 200 trường hợp gãy trên lồi
cầu xương cánh tay ở trẻ em vào điều trị, chủ yếu là điều trị bảo tồn kéo nắn
bó bột. Tuy nhiên trong thời gian học tập và qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi
thấy chưa có báo cáo nào cụ thể. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn gãy trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ
em tại Bệnh viện Việt Đức”.Với mục tiêu:
1.

Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh Xquang của gãy trên lồi cầu
xương cánh tay ở trẻ em.

2.

Kết quả điều trị bảo tồn gãy trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SƠ LƯỢC VỀ GIẢI PHẪU VÀ CHỨC NĂNG VÙNG KHUỶU
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu đầu dưới xương cánh tay và khớp khuỷu:
* Khớp khuỷu được liên kết và tạo bởi ba xương:
- Xương cánh tay: Là xương dài, tương đối dẹt ở đầu xa, đầu trên có

chỏm và cổ xương cánh tay tiếp giáp với khớp vai.
- Xương quay: Là xương quan trọng của cẳng tay, tạo điều kiện cho cẳng
tay thực hiện động tác sấp và ngửa thuận lợi.
- Xương trụ: Chạy tương đối thẳng và song song với xương quay, cùng
với xương quay để gắn kết tạo thành khớp khuỷu ở diện trên và khớp cổ tay ở
diện dưới.
* Sự vững chắc của khớp khuỷu còn được bảo vệ và tăng cường bởi hệ
thống các dây chằng, tuy nhiên có sự liên kết của các khối cơ đối lực nhau ở
hai phía trước và sau.
1.1.1.1 Diện khớp:
* Đầu dưới xương cánh tay tiếp khớp với hai xương cẳng tay nên diện
khớp có hai phần:
- Phần ngoài hình tròn hơi hướng ra trước được gọi là lồi cầu ngoài tiếp
khớp với đầu trên xương quay.
- Phần trong hình ròng rọc (lồi cầu trong) tiếp khớp với đầu trên xương trụ.
- Ở giữa lồi cầu và ròng rọc có rãnh ròng rọc lồi cầu.
- Giữa lồi cầu trong và mỏm khuỷu có rãnh cho thần kinh trụ đi qua.


4

1.1.1.2. Hố trên khớp:
* Có 3 hố: 2 ở mặt trước, 1 ở mặt sau:
- Hố quay: Nằm ở TLC, khi gấp cẳng tay chỏm quay sẽ nằm trong hố này
- Hố vẹt: Nằm trên ròng rọc ở mặt trước để nhận mỏm vẹt của xương trụ
khi gấp khuỷu.
- Hố khuỷu: Nằm ở trên ròng rọc ở mặt sau, khi khuỷu duỗi mỏm khuỷu
nằm trong hố đó.
1.1.1.3. Mỏm trên khớp:
- Mỏm TLC ngoài: Nằm ở ngoài khớp khuỷu có 6 cơ bám vào, gọi là

khối cơ trên lồi cầu ngoài.
- Mỏm TLC trong: Hay còn gọi là mỏm trên ròng rọc, có 6 cơ bám vào,
gọi là khối cơ trên lồi cầu trong.

Hình 1.1: giải phẫu đầu dưới xương cánh tay và khớp khuỷu [Error:
Reference source not found]


5

1.1.1.4. Sự cốt hóa đầu dưới xương cánh tay [Error: Reference source not
found]
* Có 4 tâm cốt hóa phụ ở đầu dưới xương cánh tay:
- Điểm lồi cầu ngoài (2 tuổi)
- Điểm mỏm trên ròng rọc (6 tuổi)
- Điểm ròng rọc (8 tuổi)
- Điểm mỏm TLC ngoài (10 tuổi)

Hình 1.2: Các tâm cốt hóa phụ đầu dưới xương cánh tay [Error: Reference
source not found]
1 - Điểm lồi cầu ngoài
2 - Điềm mỏm TLC ngoài
3 - Điểm mỏm trên ròng rọc
4 - Điềm ròng rọc


6

1.1.1.5. Sụn tiếp hợp:
* Được tách ra từ đầu xương nhờ bản xương, chia thành 4 khu vực

[Error: Reference source not found].
- Khu vực thứ nhất: Gồm các tế bào mầm nằm sát với bản xương. Đây
là các tế bào không biệt hóa, được nuôi dưỡng bởi động mạch đầu xương.
- Khu vực thứ hai: Nằm sát các tế bào mầm của khu vực một. Khu vực
này gồm các tế báo sụn phát triển nhanh được nuôi dưỡng bởi động mạch đầu
xương. Khu vực này đáp ứng cho xương phát triển chiều dài.
- Khu vực ba: Bao gồm các tế bào nở to đó là các tế bào sụn trong quá
trình chín trước khi bị canxi hóa. Khu vực này được nuôi bằng động mạch từ
hành xương, ở đây không có hoạt động phát triển. Haas và Harris nhận thấy
rằng đây là vùng yếu nhất của sụn tiếp hợp.Các thương tổn của sụn thường
nằm ở khu vực này.
- Khu vực bốn: Bao gồm các tế bào cốt hóa tạm thời, chúng được cấp
máu từ động mạch nuôi của hành xương.


7

Hình 1.3: Bốn khu vực của sụn tiếp hợp [Error: Reference source not
found]
1.1.2. Phương tiện nối khớp:
1.1.2.1. Bao khớp:
- Ở phía trên bao khớp bám vào đầu dưới xương cánh tay cách xa chu
vi các mặt khớp.
- Ở phía dưới, bên xương trụ bao khớp bám vào mép sụn khớp, bên
xương quay bao khớp bám thấp hơn vào cổ xương quay, do đó chỏm xương
quay xoay tự do trong bao khớp.
1.1.2.2. Dây chằng: Gồm dây chằng khớp cánh tay- trụ- quay, dây chằng
khớp quay- trụ trên:
- Dây chằng khớp cánh tay- trụ- quay.
- Dây chằng bên trụ: gồm ba bó đi từ mỏm TLC trong xương cánh tay

tỏa xuống bám vào đầu trên xương trụ.
- Dây chằng bên quay: bao gồm ba bó từ mỏm TLC ngoài tỏa xuống
bám vào cổ, bờ sau khuyết xương quay và mỏm khuỷu.
- Dây chằng trước và dây chằng sau: đi từ xương cánh tay xuống xương
trụ và xương quay.
- Dây chằng khớp quay trụ trên.
- Dây chằng vòng quay: vòng quanh cổ xương quay bám vào bờ trước
và bờ sau khuyết quay.
- Dây chằng vuông: bám vào bờ dưới khuyết quay và cổ xương quay.


8

* Đặc điểm: Dây chằng vững hơn sụn tiếp hợp.

Hình 1.4: Bao khớp và dây chằng của khuỷu [Error: Reference source not
found]
1.1.2.3. Các cơ vận động chính của khuỷu:
- Cơ tam đầu
- Cơ cánh tay trước
- Cơ nhị đầu cánh tay


9

1.1.2.4. Mạch máu và thần kinh:
- Động mạch cánh tay và thần kinh giữa nằm ở rãnh nhị đâu trong.
- Thần kinh quay: Từ khu cánh tay sau xuyên qua vách gian cơ ngoài
theo cơ cánh tay quay vào rãnh nhị đầu ngoài. Tới ngang mức chỏm quay thì
chia thành hai ngành cùng.

- Thần kinh trụ: Ở trên áp vào vách gian cơ trong và bị che phủ ở phía
sau bởi cơ tam đầu, xuống dưới nằm trong rãnh thần kinh trụ được che phủ
bởi mạc căng từ đầu trong cơ tam đầu tới đầu trên cơ gấp cổ tay trụ, rồi chui
qua cung xơ của cơ này theo cơ xuống vùng cẳng tay trước.
1.1.3. Giải phẫu chức năng khớp khuỷu:
Với chức năng chính là gấp duỗi. KK được coi là một khớp bản lề bao
gồm ba khớp. Khớp ròng rọc trụ, khớp lồi cầu quay và khớp quay trụ trên.
1.1.3.1. Khớp ròng rọc trụ:
Trong KK xương trụ xoay với xương cánh tay quanh một trục ngang.
Phần hình trụ của KK bao gồm: Hõm hình bán nguyệt của đầu trên xương trụ
khớp với ròng rọc của đầu dưới xương cánh tay và là trục trung tâm của khớp
này.Trục của ròng rọc tạo với trục của thân xương cánh tay một góc vẹo ra
ngoài [Error: Reference source not found]. Tư thế vẹo ngoài sinh lý của
khuỷu được xem là góc mang của khuỷu. Góc mang được xác định ơ tư thế
khuỷu duỗi hoàn toàn, xương cánh tay xoay trong 45 o, cẳng tay sấp 45o, gan
bàn tay đối diện với đùi. Beals R.K năm 1976 [Error: Reference source not
found] đã tìm ra góc mang bình thương là 150 - 17,50.


10

Hình 1.5: Sơ đồ biểu thị góc mang của đầu dưới xương cánh tay [Error:
Reference source not found]
Để đánh giá kết quả nắn chỉnh gãy TLC xương cánh tay, Baumann và
Sandegarde đã tìm ra góc để đánh giá trục của khuỷu trên fim X.quang trước
sau. Đó là góc tạo bởi đường trục của thân xương cánh tay và đường thẳng tiếp
tuyến với bờ xương thẳng của phần ngoài hành xương đầu dưới xương cánh tay
(góc này được gọi là góc Baumann). Bình thường góc này là 70 o [Error:
Reference source not found].



11

Hình 1.6: Sơ đồ biểu thị góc Baumann của đầu dưới xương cánh tay
[Error: Reference source not found]
Oppenheim W.L và cộng sự [Error: Reference source not found] đã sử
dụng góc cánh tay– trụ để đánh giá góc mang. Góc này được tạo bởi trục
xương cánh tay và trục xương cẳng tay trong tư thế khuỷu duỗi hoàn toàn.
Góc này mở ra ngoài khoảng từ 10o- 15o ở người bình thường.


12

Hình 1.7: Sơ đồ biểu thị góc cánh tay-trụ [Error: Reference source not
found]
1.1.3.2. Khớp lồi cầu quay:
Là khớp chỏm được tạo bởi mặt lõm của của chỏm xương quay và lồi
cầu xương cánh tay, cho phép vận động gấp- duỗi, sấp- ngửa nhờ xương quay.
1.1.3.3. Khớp quay trụ trên:
Là khớp giữa chỏm xương quay và khuyết quay xương trụ. Khớp này
có cùng chức năng với khớp lồi cầu quay.


13

1.1.3.4. Tầm vận động khớp khuỷu:
- Gấp: KK gấp 135o – 145o
- Duỗi: KK duỗi được đến 0o (Duỗi quá mức từ 5o – 10o có thể gặp ở
một số người)
- Sấp: cẳng tay sấp 80o – 90o

- Ngửa: cẳng tay ngửa 80o – 90o
1.2. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU BỆNH CỦA GÃY TRÊN LỒI CẦU:
* Đây là loại xương ngoài khớp:
- Với gãy duỗi: Đường gãy đi chếch xuống dưới, ra trước. Đầu trên
nhọn, di lệch ra trước có thể chọc thủng phần mềm ở khuỷu dễ gây ra biến
chứng mạch máu và thần kinh.
- Với gãy gấp: Đường gãy chếch lên trên, ra trước. Đầu trên nhọn, di
lệch ra sau có thể chọc thủng cơ tam đầu cánh tay, ít gây tổn thương mạch
máu và thần kinh.
1.3. NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA GÃY TRÊN LỒI
CẦU XƯƠNG CÁNH TAY
* Do ngã chống tay, chia làm 2 loại (theo cổ điển):
- Gãy duỗi: Gặp 90 – 95% do cơ chế chấn thương gián tiếp, bệnh nhân ngã
chống tay ra trước, khuỷu duỗi, mỏm vẹt thúc vào ròng rọc, là gãy ở điểm yếu.
- Gãy gấp: Do cơ chế chấn thương trực tiếp, dễ gây ra gãy hở.

Hình 1.8. Cơ chế ngã chống tay gây nên gãy TLC cánh tay.


14

1.4. PHÂN LOẠI GÃY TRÊN LỒI CẦU CÁNH TAY:
Có rất nhiều bảng và nhiều tác giả phân loại khác nhau, nhưng hay được
sử dụng trong gãy trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em là bảng phân loại của
GartLand và Marion – Lagrange:
•Bảng phân loại gãy của GartLand:
- TypeI: Không di lệch hoặc di lệch rất tế nhị.
+ 1a: Hoàn toàn không di lệch
+ 1b: Di lệch tối thiểu, vỏ xương phía trước vấn còn nguyên vẹn, nhưng
bị hẳn thành nếp, phần lồi cầu ngoài còn liên quan bởi đường thẳng trước của

xương cánh tay.
- TypeII: Đường gãy có biểu hiện di lệch của các diện xương, nhưng vỏ
xương cứng còn biểu hiện bởi sự liên kết.
+ 2a: Góc sau còn nguyên vẹn bởi đường thẳng của vỏ xương ở phía sau
trên Xquang quy ước ở tư thế chụp nghiên. Đường thẳng của vỏ xương phía
trước không còn thẳng và có sự gấp khúc.
+ 2b: Trên phim Xquang thì mảnh gãy ở đầu xa có biểu hiện di lệch
xoay hoặc di lệch bên thông thường.
- TypeIII: Diện gãy di lệch hoàn toàn:
+ 3a: Diện gãy di lệch hoàn toàn ra sau, phần vỏ xương không còn liên kết.
+ 3b: Di lệch hoàn toàn và điển hình.
Trên lâm sàng: phần mềm bầm dập và tụ máu nhiều.
•Phân độ gãy trên lồi cầu cánh tay của Marion và Lagrange:
- Tùy thuộc vào sự di lệch của đầu xương gãy mà chia 4 độ:
+ Độ I: Gãy một thành xương, không di lệch.
+ Độ II: Gãy qua 2 lớp thành xương, ít di lệch.
+ Độ III: Di lệch nhiều, đầu xương gãy còn dính nhau.
+ Độ IV: Hai đầu xương gãy di lệch xa nhau không còn tiếp xúc.


15

I

II

III

IV


Hình 1.9. Phân độ gãy trên lồi cầu cánh tay.
1.5. CHẨN ĐOÁN GÃY TRÊN LỒI CẦU
Chẩn đoán gãy trên lồi cầu xương cánh tay chủ yếu dựa vào lâm sàng và
hình ảnh xquang quy ước. Chụp 2 tư thể (Thẳng và nghiêng).
1.5.1. Lâm sàng:
* Loại gãy xương không di lệch (độ 1,2)
- Khuỷu sưng nề.
- Đau khi ấn trên nếp khuỷu.
- Bầm tím mặt trên nếp khuỷu.
- Chẩn đoán xác định dựa trên Xquang là chính.
* Loại gãy di lệch: Triệu chứng điển hình:
- Sau tai nạn bệnh nhân rất đau, giảm cơ năng khuỷu, tay lành đỡ tay đau.
- Bầm tím rõ, lan rộng mặt trước khuỷu.
- Sờ mặt trước khuỷu thấy đầu dưới xương cánh tay di lệch ngay dưới da.
- Sờ mặt sau khuỷu cơ tam đầu không căng.
- Tam giác cân khuỷu bình thường.
* Chú ý: Luôn luôn kiểm tra mạch quay, trụ & kiểm tra dấu hiệu liệt
thần kinh quay.


16

Hình 1.10. Lâm sàng gãy TLC ở trẻ em

Hình 1.11. Tam giác cân ở khuỷu bình thường

Hình 1.12. Xquang gãy TLC


17


1.5.2. Xquang:
Chụp Xquang thẳng và nghiêng: Để chẩn đoán xác định, chẩn đoán độ gãy.
- Có thể Siêu âm Doppler trong trường hợp tổn thương mạch máu hoặc
nghi ngờ có hội chứng chèn ép khoang.
Cần thăm khám bệnh nhân tỷ mỉ toàn diện, tránh nhầm lẫn và bỏ sót tổn
thương. Khám và chẩn đoán các tổn thương phối hợp như: Chấn thương sọ
não, chấn thương ngực kín, chấn thương bụng kín… bệnh cảnh đa chấn
thương phối hợp.
- Trong những trường hợp gãy trên lồi cầu phức tạp nếu cần thiết có thể
cho bệnh nhân chụp CT.
1.6. CÁC BIẾN CHỨNG:
1.6.1. Biến chứng ngay:
- Gãy xương hở (1%)
- Tổn thương mạch máu cánh tay hiếm gặp (5%). Chẩn đoán dựa vào
lâm sàng và Doppler.
+ Lâm sàng: Mất mạch quay; mạch trụ, tay lạnh và thiếu máu đầu ngón tay.
+ Doppler: Gián đoạn dòng chảy phía dưới tổn thương.
- Có thể liệt thần kinh trụ, TKgiữa.

A

B

C

D

Hình 1.13. Các biến chứng của gãy TLC
(Gãy hở A, tổn thương mạch B, TK giữa C, TK trụ D)



18

1.6.2. Biến chứng về sau:
- Rối loạn dinh dưỡng: Tay sưng nề to, bề mặt da nổi nhiều nốt phồng
nước =>loét, nhiễm trùng da.
- Hội chứng Wolkmann: Xơ cứng các cơ, gân gấp và sấp cẳng tay =>
làm co rút các gân bàn tay.
- Vẹo khuỷu: Vẹo vào trong gây nên lệch trục chi trên.
- Vôi hoá quanh khớp: Hạn chế cơ năng của khớp khuỷu.
- Can xấu, can chồi xương gây nên hạn chế gấp khuỷu.

Hình 1.14. Vẹo khuỷu Phải
1.7. ĐIỀU TRỊ :
Điều trị: Gãy TLC trẻ em chủ yếu là điều trị bảo tồn.
1.7.1. Điều trị chỉnh hình:
- Gãy độ 1: Làm nẹp bột cánh - cẳng- bàn tay, khuỷu gấp 90 độ, để 3 tuần.
- Gãy độ 2: Nắn nhẹ nhàng, làm bột cánh - cẳng- bàn tay, khuỷu gấp
900, để 4 tuần.
- Gãy độ 3 và 4: Gây mê toàn thân để nắn. Nắn 4 thì:
+ Thì 1: Bệnh nhân nằm, để cẳng tay ngửa, khuỷu duỗi, kéo theo chiều
dọc chi. Đai vải luồn vào nách kéo ngược lên.
+ Thì 2: Nắn hết di lệch bên và đưa cẳng tay ra ngoài 15 - 200.
+ Thì 3: Người phụ tiếp tục kéo và cho gấp khuỷu dần lại. Người nắn
chính, dùng 2 bàn tay ôm vào đầu dưới cánh tay B.N kéo đầu trên ra sau,


19


đồng thời dùng 2 ngón tay cái đẩy mỏm khuỷu và đầu dưới ra trước, khuỷu
cho gấp dần 120 độ.
+ Thì 4: Kiểm tra lại:mỏm khuỷu nằm trên trục xương cánh tay, khuỷu
có thể gấp nhẹ nhàng mà không vướng.
+ Bó bột cánh- cẳng- bàn tay rạch dọc, khuyủ gấp 900, cẳng tay hơi sấp.
+ Chụp kiểm tra sau bó bột.

Hình 1.15. Nắn gãy TLC
- Nếu có màn huỳnh quang tăng sáng, sau khi nắn, xuyên 2 kim
Kirtchner chéo qua da=> qua ổ gãy, treo tay vào cổ.

Hình 1.16. Găm kim Kirtchner và treo tay.
1.7.2. Điều trị phẫu thuật: Rất hạn chế
* Chỉ định: - Gãy có biến chứng ngay(gãy hở, tổn thương mạch)
- Đến muộn trên 3 tuần di lệch nhiều.
- Di chứng: Vẹo khuỷu, can chồi...


20

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:
- Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân tuổi từ 01-10 được chẩn
đoán gãy kín trên lồi cầu xương cánh tay và điều trị bảo tồn tại Bệnh viện Việt
Đức từ tháng 5/2015 đến 10/2016.
- Có đầy đủ hồ sơ bệnh án, phim X quang trước và sau bó bột.
- Có địa chỉ, số điện thoại liên hệ rõ ràng để tiện cho việc theo dõi khám
kiểm tra.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.
- Loại trừ tất cả các bệnh nhân không đủ tiêu chuẩn ở trên.
- Gãy trên lồi cầu cánh tay điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.
- Gãy trên lồi cầu cánh tay bệnh lý, gãy hở, gãy có biến chứng mạch máu
và thần kinh...
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Sử dụng phương pháp mô tả lâm sàng cắt ngang hồi cứu và tiến cứu.
- Từ tháng 04 năm 2014 đến tháng 04 năm 2015 là hồi cứu.
- Từ tháng 05 năm 2015 đến tháng 10 năm 2016 là tiến cứu.
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu nghiên cứu.
Tất cả các thông tin nghiên cứu được thu thập theo một mẫu bệnh án
nghiên cứu thống nhất.
* Với bệnh nhân hồi cứu :
- Hồ sơ bệnh án được lấy tại phòng lưu trữ của bệnh viện


21

- Các BN trong nhóm nghiên cứu hồi cứu đều được lấy thông tin từ
bệnh án lưu trữ có ghi chép đầy đủ các thông tin cần nghiên cứu.
* Với bệnh nhân tiến cứu :
- Trực tiếp hỏi bệnh, thăm khám và ghi đầy đủ thông tin của bệnh nhân
theo mẫu bệnh án nghiên cứu.
- Tham gia kéo nắn bó bột.
- Trực tiếp theo dõi và đánh giá tình trạng bệnh nhân sau bó bột, trước
khi ra viện.
- Hẹn bệnh nhân khám lại và theo dõi bệnh nhân bằng lịch hẹn, hoặc
gọi điện thoại.
2.2.2. Các biến số nghiên cứu.
* Chỉ tiêu lâm sàng:

- Tuổi
- Giới
- Loại gãy TLC xương cánh tay
- Tuổi bị gãy TLC xương cánh tay
- Phương pháp điều trị trước can thiệp
- Thời gian từ khi bị gãy TLC xương cánh tay đến khi vào viện.
- Số lần kéo nắn bó bột.
* X.quang trước khi kéo nắn bó bột:
- Khớp khuỷu được chụp Xquang quy ước ở hai tư thế: Tư thế
thẳng và nghiêng.
- Ph©n tÝch møc ®é tæn th¬ng x¬ng trªn phim
Xquang (theo ph©n ®é cña Marion vµ Lagrange).


22

2.2.3. Kỹ thuật điều trị bảo tồn gãy trên lồi cầu cánh tay ở trẻ em.
Bằng phương pháp kéo nắn bó bột. Có sử dụng C- Arm hoặc không
2.2.3.1. Chỉ định:
- Gãy độ 1, 2 bó bột ngay có nắn chỉnh hoặc không nắn chỉnh.
- Gãy độ 3, 4 nắn chỉnh, có C-Arm hỗ trợ trước khi bó bột.
2.2.3.2. Chuẩn bị:
- Đánh giá đúng bản chất đường gãy xương căn cứ vào phim X quang
quy ước (thẳng, nghiên).
- Chuẩn bị các phương tiện bó bột phù hợp.
- Chuẩn bị bệnh nhân.
2.2.3.3. Vô cảm
Gây mê hoặc gây tê đám rối cánh tay.
2.2.3.4. Dụng cụ
- Bộ dụng cụ: Đai vải để cố định vai, bông mỡ, bột, bộ dụng cụ rạch dọc,

băng cuộn cuốn bột và treo tay .
2.2.3.5. Tư thế.
- Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn kéo nắn.
2.2.4. Theo dõi bệnh nhân sau bó bột:
- Treo tay cao sau phẫu thuật.
- Rút dẫn lưu sau 48 giờ nếu có.
- Chụp X.quang thẳng, nghiêng để kiểm tra ổ kết xương.
- Sau 3 tuần thay bột cánh- cẳng bàn tay khuỷu gấp 90o.
- Sau 6 tuần tháo bỏ bột cho BN tập luyện vận động gấp duỗi KK.


23

- Tổ chức theo dõi ngoại trú. Mỗi BN được làm phiếu theo dõi, khi BN
đến kiểm tra đều được khám và ghi chép các chỉ tiêu lâm sàng và X quang
vào hồ sơ ngoại trú.
- Theo dõi đánh giá kết quả xa để phát hiện biến dạng VK tái phát.
2.2.5. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật.
2.2.5.1. Đánh giá kết quả gần (sau mổ và sau theo dõi 6 tháng).
- Liền sẹo sau PT.
- Các biến chứng gần:
+ Nhiễm khuẩn vết mổ.
+ Phù nề thiểu dưỡng chi.
+ Thương tổn thần kinh.
+ Di lệch thứ phát sau PT.
- Đánh giá kết quả chỉnh trục sau PT trên phim X.quang chụp KK thẳng
nghiêng.
- Đánh giá kết quả góc cánh tay- trụ khi kiểm tra gần
2.2.5.2. Đánh giá kết quả xa.
Bệnh nhân được liên lạc bằng thư, điện thoại mời về khoa để khám lại.

Kết quả xa được đánh giá theo các chỉ số sau:
- Đo biên độ vận động của KK để đánh giá mức độ hạn chế tầm vận động .
- Chụp X quang ở hai tư thế thẳng và nghiêng. Đo góc cánh tay- trụ để
đánh giá kết quả chỉnh trục. phân tích hình thái tổ chức xương, khớp trên
phim X.quang.
- Chỉ tiêu đánh giá kết quả xa của PT chúng tôi dựa vào bảng phân loại
của IppolitoE (1990) [Error: Reference source not found].
* Kết quả tốt:
+ Xương liền hoàn toàn, cấu trúc khối can đồng nhất.
+ Sự khác nhau giữa góc cánh tay-trụ hai bên không quá 10o.


24

+ Góc cánh tay- trụ bên phẫu thuật > 0o.
+ Biên độ vận động của KK không bị giảm so với trước PT.
* Kết quả khá:
+ Xương liền hoàn toàn, cấu trúc khối can đồng nhất.
+ Sự khác nhau giữa góc cánh tay-trụ hai bên không quá 10o.
+ Góc cánh tay- trụ bên PT ≥ 0o.
+ Biên độ vận động của KK bị hạn chế nhẹ (<10o) so với trước PT.
* Kết quả xấu:
+ Xương liền hoàn toàn, cấu trúc khối can không đồng nhất.
+ Sự khác nhau giữa góc cánh tay-trụ hai bên > 10o.
+ Góc cánh tay- trụ bên PT < 0o.
+ Biên độ vận động của KK giảm hơn 10o so với trước PT.
2.3. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
Kết quả nghiên cứu được sử lý thống kê theo trương trình SPSS 16.0.
2.4. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
Đây là một đề tài nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu nên tất cả các

số liệu của BN đều được thu thập từ phòng lưu trữ hồ sơ bệnh án của bệnh
viện Hữu Nghị Việt Đức một cách khách quan trung thực.
Tất cả các bệnh nhân trong đối tượng nghiên cứu đều vì người bệnh với
mục đích để phục vụ và chăm sóc ngày càng tốt hơn nhằm nhanh chóng trả lại
sức khỏe cho người bệnh về với cộng đồng; các bệnh nhân được lựa chọn là
đối tượng trong đề tài nghiên cứu không có sự phân biệt đối xử, mọi thông tin
đều được giữ bí mật và chỉ được sử dụng để phục vụ đề tài nghiên cứu. Vì
vậy, các bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân (đối với các trường hợp trẻ nhỏ
< 6 tuổi) khi được hỏi ý kiến đều đồng tình và tự nguyện nhất trí tham gia
nghiên cứu.


25

Chương 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. MỘT SỐ CHỈ TIÊU LÂM SÀNG VÀ X. QUANG.
3.1.1. Phân bố tuổi bệnh nhân lúc gẫy TLC xương cánh tay.
Bảng 3.1: Phân bố theo nhóm tuổi của trẻ khi gẫy TLC.
Tuổi của BN lúc gẫy TLC

n

%

<6 tuổi
6 – < 11 tuổi
11 - ≤ 15 tuổi
Tổng số


Nhận xét:
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới
Bảng 3.2: Phân bố bệnh nhân theo giới
Giới
Nam
Nữ
Tổng số

n

%


×