Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Tái cơ cấu theo hướng nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP trên địa bàn TP HCM luận văn thạc sĩ kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (964.7 KB, 84 trang )

B
B




G
G
I
I
Á
Á
O
O


D
D


C
C


V
V
À
À


Đ


Đ
À
À
O
O


T
T


O
O


T
T
R
R
Ư
Ư


N
N
G
G


Đ

Đ


I
I


H
H


C
C


K
K
I
I
N
N
H
H


T
T





T
T
P
P
.
.
H
H




C
C
H
H
Í
Í


M
M
I
I
N
N
H
H



-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-

-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-








PHAN THỊ BÍCH TUYỀN





TÁI CƠ CẤU THEO HƯỚNG NÂNG CAO
NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NHTMCP
TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM







LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ













TP.Hồ Chí Minh – 2013
B
B




G
G
I
I
Á
Á
O
O


D
D


C
C


V
V
À
À



Đ
Đ
À
À
O
O


T
T


O
O


T
T
R
R
Ư
Ư


N
N
G
G



Đ
Đ


I
I


H
H


C
C


K
K
I
I
N
N
H
H


T
T





T
T
P
P
.
.
H
H




C
C
H
H
Í
Í


M
M
I
I
N
N

H
H


-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-

-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-








PHAN THỊ BÍCH TUYỀN





TÁI CƠ CẤU THEO HƯỚNG NÂNG CAO
NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NHTMCP
TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

Chuyên ngành: Kinh tế tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60.31.12




LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRƯƠNG THỊ HỒNG









TP.Hồ Chí Minh – 2013

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu mang tính độc lập của
cá nhân. Luận văn được hoàn thành sau quá trình học tập, nghiên
cứu thực tiễn, kinh nghiệm bản thân và dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Trương Thị Hồng. Số liệu trong luận văn này được thu thập
từ nguồn thực tế.

Tác giả: Phan Thị Bích Tuyền
MỤC LỤC


Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký tự, chữ viết tắt
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 2
3. Mục tiêu nghiên cứu 2
4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu 3
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
6. Kết cấu của luận văn 4
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÁI CƠ CẤU HỆ
THỐNG NGÂN HÀNG 5

1.1. Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng 5
1.1.1. Khái niệm và sự cần thiết tái cơ cấu hệ thống ngân hàng 5
1.1.2. Mục tiêu tái cơ cấu hệ thống ngân hàng 11
1.1.3. Nội dung tái cơ cấu hệ thống ngân hàng 12
1.1.4. Dự báo khả năng tái cơ cấu hệ thống ngân hàng 13
1.2. Một số tiêu chí đánh giá năng lực tài chính của NHTMCP 14
1.2.1. Yếu tố định lượng 15
1.2.2. Yếu tố định tính 19
1.3. Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của một số nước trong khu vực 22
1.3.1. Trung Quốc 22
1.3.2. Thái Lan 28
1.3.3. Malaysia 31
1.4. Bài học kinh nghiệm về tái cơ cấu của một số nước trong khu vực 34
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NHTMCP
TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM 41
2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM 41
2.2. Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực tài chính của các NHTMCP trên địa
bàn TP.HCM 43
2.2.1. Quy mô vốn 43
2.2.2. Chất lượng tài sản 46
2.2.3. Khả năng thanh toán 51
2.2.4. Khả năng sinh lời 53
2.2.5. Trình độ công nghệ 57
2.2.6. Chất lượng nguồn nhân lực 60
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TÁI CƠ CẤU THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG
LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NHTMCP TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM 65
3.1 Định hướng và giải pháp chung để tái cơ cấu hệ thống NHTMCP Việt Nam . 65
3.1.1. Định hướng 65
3.1.2. Giải pháp chung 66
3.2 Một số giải pháp tái cơ cấu theo hướng nâng cao năng lực tài của các

NHTMCP trên địa bàn TP.HCM 70
3.2.1. Đối với NHTMCP 71
3.2.2. Đối với NHNN và các cơ quan nhà nước 73
KẾT LUẬN 76
Danh mục tài liệu tham khảo



DANH MỤC CÁC KÝ TỰ, CHỮ VIẾT TẮT


Ký hiệu
Diễn giải
Agribank
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
ATM
Máy rút tiền tự động
BIDV
NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
HĐQT
Hội đồng quản trị
NHNN (VN)
Ngân hàng Nhà nước (Việt Nam)
NHTM(VN)
Ngân hàng thương mại (Việt Nam)
NHTMCP
Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTMNN
Ngân hàng thương mại Nhà nước
NHTW

Ngân hàng Trung ương
TCTD
Tổ chức tín dụng
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
USD
Đồng dollar Mỹ
VĐL
Vốn điều lệ
Vietcombank
NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam
Vietinbank
NHTMCP Công Thương Việt Nam
VND
Đồng Việt Nam


1


LỜI MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Hệ thống các tổ chức tín dụng của Việt Nam hiện nay đã và đang phát
triển rất nhanh về số lượng, quy mô, đa dạng về loại hình và sở hữu. Tính đến
nay, hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam bao gồm 1 ngân hàng chính sách
xã hội, 5 ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại có cổ

phần chi phối của Nhà nước, 34 ngân hàng thương mại cổ phần, 50 chi nhánh
ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 4 ngân hàng liên
doanh, 18 công ty tài chính, 12 công ty cho thuê tài chính, 1 Quỹ Tín dụng
nhân dân Trung ương, 968 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và 1 tổ chức tài chính
vi mô. Có thể thấy rằng hệ thống tổ chức tín dụng hiện nay thực sự đóng vai
trò quan trọng trong việc cung cấp vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội,
đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển cơ sở hạ tầng,
xóa đói, giảm nghèo, cải thiện an sinh xã hội. Do đó sự an toàn, lành mạnh và
hiệu quả của hệ thống các tổ chức tín dụng là nhân tố quan trọng đối với sự ổn
định hệ thống tài chính quốc gia và kinh tế vĩ mô.
Mặc dù tăng nhanh về số lượng và tổng tài sản, hệ thống tổ chức tín
dụng nước ta vẫn chưa thực sự phát triển, một bộ phận ngân hàng thương mại
cổ phần là những ngân hàng quy mô nhỏ, quản trị rủi ro kém và rất dễ bị tổn
thương trước những cú sốc. Tín dụng ngân hàng vẫn đóng vai trò chủ chốt
cung cấp vốn cho sự vận hành của nền kinh tế và gắn với khu vực doanh
nghiệp và các thị trường tài sản. Những đặc điểm này khiến hệ thống tài chính
– ngân hàng đang đối diện với một số rủi ro lớn như: rủi ro thanh khoản; rủi
ro đạo đức (hành vi thiếu trách nhiệm) đi kèm với rủi ro nợ xấu; rủi ro chéo
với các thị trường tài sản… Với những rủi ro trên, hệ thống các tổ chức tín
2


dụng Việt Nam hiện nay trở nên rất nhạy cảm và dễ tổn thương trước những
cú sốc vĩ mô bất lợi. Vì vậy, tái cơ cấu theo hướng nâng cao năng lực tài
chính của hệ thống các tổ chức tín dụng là bước đi cần thiết.
Quá trình tái cơ cấu ngân hàng đã diễn ra ở nhiều nước trong khu vực
như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia…sau khủng hoảng tài chính
châu Á 1997 – 1998. Thông qua việc giải thể một số ngân hàng yếu kém, tiến
hành sáp nhập một số ngân hàng yếu hơn vào ngân hàng khoẻ mạnh và củng
cố lại hoạt động của các ngân hàng còn lại trong hệ thống để đảm bảo rằng

sau khi tiến hành tái cơ cấu, hệ thống ngân hàng sẽ hoạt động an toàn và hiệu
quả hơn.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định thực hiện đề tài: “Tái cơ
cấu theo hướng nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP trên địa
bàn TP.HCM”.
2. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu luận văn là năng lực tài chính của các
NHTMCP có hội sở chính trên địa bàn TP.HCM.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung phân tích năng lực tài chính
của các NHTMCP có hội sở chính trên địa bàn TP.HCM (14 ngân hàng), thời
kỳ nghiên cứu là 3 năm (từ năm 2010-2012).
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống lại những vấn đề lý luận cơ bản về việc tái cơ cấu hệ thống
ngân hàng. Tìm hiểu kinh nghiệm về việc tái tổ chức hệ thống ngân hàng tại
một số nước trong khu vực. Nêu lên một số tiêu chí để đánh giá năng lực tài
chính của hệ thống NHTMCP Việt Nam hiện nay.
3


- Đánh giá những tồn tại và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của
các NHTMCP có hội sở chính trên địa bàn TP.HCM hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp giúp cho việc tái cơ cấu theo hướng nâng
cao năng lực tài chính của các NHTMCP trên địa bàn được hiệu quả.
4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
Luận văn vận dụng các vấn đề về lý luận cơ bản của việc tái cơ cấu
ngân hàng, dựa vào bài học kinh nghiệm trong việc tái cơ cấu hệ thống ngân
hàng của một số nước trong khu vực, phân tích năng lực tài chính của các
NHTMCP có hội sở chính trên địa bàn TP.HCM. Từ đó, luận văn đề xuất một
số giải pháp liên quan đến việc nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP

trên địa bàn TP.HCM.
4.2 Phương pháp:
Luận văn kết hợp các phương pháp mô tả thống kê, phân tích, tổng
hợp, so sánh và coi trọng phương pháp đúc kết thực tiễn bài học kinh nghiệm
về tái cơ cấu ngân hàng của một vài nước trong khu vực để rút ra bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu góp phần hoàn thiện lý luận về tái cơ cấu hệ thống
ngân hàng và năng lực tài chính của các NHTMCP. Qua đó, đưa ra được các
giải pháp để giúp các nhà quản trị ngân hàng tham khảo, xem xét để xây dựng
định hướng nhằm nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng mình để nâng
cao khả năng cạnh tranh trong môi trường hoạt động mới đầy khó khăn và
thách thức, giúp các cơ quan nhà nước có cái nhìn tổng thể về hoạt động ngân
hàng trong giai đoạn hiện nay để có những giải pháp chỉ đạo, quản lý phù hợp
4


nhằm góp phần thành công trong công cuộc tái cơ cấu hệ thống các tổ chức
tín dụng giai đoạn 2011 – 2015.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài danh mục các ký tự, chữ viết tắt, danh mục các bảng số liệu, danh
mục tài liệu tham khảo, luận văn có 76 trang được trình bày theo kết cấu
chính sau:
Phần mở đầu.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về tái cơ cấu hệ thống ngân
hàng.
Chương 2: Thực trạng năng lực tài chính của các NHTMCP trên địa
bàn TP.HCM.
Chương 3: Giải pháp tái cơ cấu theo hướng nâng cao năng lực tài
chính của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM.

Kết luận.


















5


CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÁI CƠ CẤU
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

1.1. Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng
1.1.1. Khái niệm và sự cần thiết tái cơ cấu hệ thống ngân hàng
1.1.1.1. Khái niệm về tái cơ cấu ngân hàng

Đối với mỗi quốc gia, việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, nhất là đối
với các NHTM, không phải là hoạt động có tính chất thực hiện theo định kỳ
mà chỉ tiến hành khi có những vấn đề điển hình nổi lên trong nền kinh tế nói
chung và trong hoạt động của các ngân hàng nói riêng. Có thể kể đến một số
vấn đề điển hình như khủng hoảng kinh tế; nợ xấu gia tăng, tỷ lệ an toàn vốn
thấp, các ngân hàng thực hiện chức năng trung gian không hiệu quả, khuôn
khổ giám sát và quản lý yếu kém, niềm tin sụt giảm,…
Từ cách hiểu trên, về cơ bản có thể khái quát, tái cơ cấu ngân hàng là
các biện pháp nhằm khắc phục các khiếm khuyết của hệ thống ngân hàng, mà
các khiếm khuyết này có khả năng gây ra một cuộc khủng hoảng trên toàn hệ
thống, nhằm mục đích duy trì ổn định và hiệu quả các chức năng trung gian
tài chính của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế, đặc biệt là chức năng
thanh toán và tín dụng, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng, qua đó đưa nền kinh tế phát triển theo hướng ổn định, hiệu quả và bền
vững.
Hay tái cơ cấu hệ thống ngân hàng bao gồm một loạt các giải pháp
được phối hợp chặt chẽ nhằm duy trì hệ thống thanh toán quốc gia và khả
năng tiếp cận tín dụng, đồng thời xử lý các vấn đề còn tồn tại trong hệ thống
tài chính là nguyên nhân gây ra khủng hoảng (WB, 1998). Nói cách khác, tái
6


cơ cấu ngân hàng là biện pháp hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu suất hoạt
động của ngân hàng, bao gồm phục hồi khả năng thanh toán và khả năng sinh
lời, cải thiện năng lực hoạt động của toàn hệ thống để làm tròn trách nhiệm
của một trung gian tài chính và khôi phục lòng tin của công chúng (Claudia
Dziobek, Ceyla Pazarbasioglu, 1998).
Đối tượng của tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thường hiểu theo hai
nghĩa rộng và hẹp. Xét theo nghĩa rộng, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là quá
trình tái cấu trúc tất cả các bộ phận cấu thành của hệ thống, bao gồm: NHTW,

hệ thống NHTM, hệ thống ngân hàng chính sách và ngân hàng phát triển và
hệ thống các TCTD vi mô. Xét theo nghĩa hẹp, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng
chỉ bao gồm việc giải quyết những vấn đề của một trong những cấu phần nói
trên của hệ thống, hoặc thậm chí là một ngân hàng có nguy cơ đỗ vỡ ngay
trong điều kiện hệ thống ngân hàng vẫn hoạt động hiệu quả.
Tái cơ cấu ngân hàng bao gồm tái cơ cấu tài chính, tái cơ cấu hoạt động
và giám sát an toàn. Trong đó tái cơ cấu tài chính hướng đến việc phục hồi
khả năng thanh toán bằng cách cải thiện bảng cân đối của các ngân hàng
thông qua các biện pháp như tăng vốn, giảm nợ xấu hoặc nâng giá trị tài sản.
Tái cơ cấu hoạt động hướng tới mục tiêu nâng mức lợi nhuận bằng cách chú
trọng hơn đến chiến lược hoạt động, cải thiện hiệu quả năng lực quản trị và
hệ thống kế toán, nâng cao năng lực thẩm định tín dụng.
Như vậy, từ những vấn đề nêu trên cho thấy tái cơ cấu hệ thống TCTD
đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế nhằm góp phần
chủ lực đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng hay suy thoái.
1.1.1.2. Sự cần thiết tái cơ cấu các ngân hàng Việt Nam hiện nay
Năm 2012, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới vô vàn
khó khăn, hệ thống ngân hàng của nước ta có nhiều thách thức, tái cơ cấu đã
7


được thực hiện thông qua việc sáp nhập, hợp nhất, phân nhóm,… Song vẫn
còn đó các yếu tố liên quan đến sự cần thiết phải tiếp tục tái cơ cấu hệ thống
ngân hàng và các giải pháp tiếp theo cho vấn đề này.
Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ giúp giải quyết được rất
nhiều vấn đề còn tồn tại của hệ thống, trong đó phải kể đến ba vấn đề nổi bật,
đó là chất lượng tài sản kém, thanh khoản khó khăn và quy mô vốn tự có nhỏ.
Thứ nhất, hệ thống ngân hàng Việt Nam có chất lượng tài sản kém, thể
hiện ở tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Đây là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đến sự phát
triển và tính bền vững của hệ thống các ngân hàng Việt Nam. Theo số liệu

báo cáo của NHNNVN, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng ở mức 3,1%
trong năm 2011 đã tăng vọt lên mức 8,86% trong năm 2012 (tăng 211%). Tốc
độ tăng trưởng tín dụng năm 2012 thấp hơn nhiều so với những năm trước
trong khi tỷ lệ nợ xấu tăng rất cao đã phản ánh nợ xấu chủ yếu là các khoản
tín dụng đã được cấp trước đây, đồng thời cho thấy chất lượng tín dụng đang
theo chiều hướng xấu.
Một trong những nguyên nhân làm cho nợ xấu của hệ thống ngân hàng
tăng cao là do tỷ lệ dư nợ phi sản xuất chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ, thậm
chí có ngân hàng tỷ lệ này lên tới hơn 50%. Ngân hàng Nhà nước cũng công
bố, hai trong ba lĩnh vực thuộc cho vay phi sản xuất là cho vay bất động sản
và chứng khoán toàn hệ thống chiếm tới 12% tổng dư nợ. Đây là hai lĩnh vực
cho vay tiềm ẩn nhiều rủi ro vì đây là những ngành đang chịu ảnh hưởng nặng
nề nhất từ suy thoái kinh tế: thị trường bất động sản đóng băng, thị trường
chứng khoán giảm điểm kéo dài. Nếu như một phần dư nợ phi sản xuất này
không được thanh toán thì tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng cao. Bên cạnh đó, với lãi suất
cho vay cao như hiện nay, nhiều doanh nghiệp không đủ lợi nhuận để trả lãi
ngân hàng, khiến nợ xấu trong hệ thống có xu hướng tăng cao. Thêm vào đó,
8


thời gian gần đây, rất nhiều vụ vỡ nợ tín dụng đen đã diễn ra nhiều địa
phương với quy mô lớn ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng tỷ lệ nợ xấu.
Thứ hai, những khó khăn về thanh khoản đang khiến nhiều ngân hàng
điêu đứng. Những khó khăn này đã được thể hiện rất rõ ở những cuộc đua lãi
suất trên cả thị trường 1 (là thị trường giữa ngân hàng với khách hàng) và thị
trường 2 (thị trường liên ngân hàng). Huy động ở thị trường 1 trở nên rất khó
khăn, đến mức người gửi tiết kiệm có thể mặc cả lãi suất với ngân hàng.Trong
giai đoạn này, có những lúc lãi suất huy động từ dân cư lên đến 20%. Chỉ đến
khi NHNN thực hiện biện pháp mạnh thì việc huy động vượt trần lãi suất mới
tạm dừng và lắng xuống. Sự thiếu thanh khoản trầm trọng đã buộc một số

NHTM phụ thuộc cao vào thị trường 2, đến mức lãi suất liên ngân hàng qua
đêm đã bị đẩy lên tới 20%. Một số ngân hàng cá biệt gặp vấn đề nghiêm trọng
về thanh khoản đã chấp nhận trả lãi suất ngắn hạn cao hơn lãi suất dài hạn
nhằm huy động vốn bằng mọi giá.
Thứ ba, thiếu vốn tự có. Nhìn chung, quy mô vốn của các NHTM Việt
Nam hiện nay còn rất mỏng. Những ngân hàng có quy mô vốn lớn nhất trong
hệ thống như Agribank, Vietcombank, Vietinbank hay BIDV cũng chỉ khoảng
800 triệu USD, thấp xa so với những ngân hàng lớn của một số quốc gia trong
khu vực (như ngân hàng Bangkok của Thái Lan hơn 3 tỷ USD, ngân hàng
Mandiri của Indonesia hơn 2 tỷ USD, ngân hàng Maybank của Malaysia hơn
4 tỷ USD). Cùng với đó, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của các NHTM
trong nước hiện nay vào khoảng 11%, mặc dù đã đáp ứng đủ yêu cầu của
NHNNVN (tối thiểu là 9%) nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức bình quân
13,1% của các ngân hàng khu vực Châu Á Thái Bình Dương (gồm 52 ngân
hàng thuộc 10 nước) và tỷ lệ 12,3% của các ngân hàng các nước trong khu
vực.
9


Một đặc điểm đáng chú ý là hiện nay tỷ lệ đòn bẩy vốn của các ngân
hàng Việt Nam vẫn ở mức cao. Vì vậy, mặc dù hệ số an toàn vốn tự có trên
tài sản có rủi ro cũng như vốn tự có trên tổng tài sản có sự cải thiện, tuy nhiên
theo khuyến nghị của Basel III, trong tình huống hệ số CAR ổn định nhưng tỷ
lệ đòn bẩy tăng cao cũng có thể báo hiệu những rủi ro tiềm ẩn trong hệ thống
ngân hàng. Giá trị hệ số CAR phụ thuộc rất lớn vào mẫu số là tài sản rủi ro,
tuy nhiên yếu tố này có thể tăng nhanh chóng trong điều kiện kinh tế vĩ mô
bất ổn, khiến cho hệ số CAR có thể sụt giảm, không phát huy được vai trò
cảnh báo và phòng ngừa rủi ro. Do đó, tính an toàn thực chất của ngân hàng
được phản ánh rõ nét hơn qua tỷ lệ vốn tự có/tổng tài sản.
Bên cạnh ba nguyên nhân chính như đã nêu trên, một vài nguyên nhân

sau đây cũng ảnh hưởng đến sự cần thiết phải tái cơ cấu hệ thống ngân hàng:
Đó là các yếu tố kinh tế vĩ mô bất ổn. So với những năm trước đây, tình
hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong thời gian qua đang phải đối mặt với rất
nhiều khó khăn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 chỉ đạt 5,03%, thấp hơn
chỉ tiêu Quốc hội đề ra từ đầu năm và thấp nhất kể từ năm 1999 trở lại đây.
Sau giai đoạn tăng trưởng cao trên 8% từ năm 2005 đến 2007, tốc độ tăng
trưởng kinh tế bắt đầu giảm xuống từ năm 2008 trở lại đây. Thời kỳ tăng
trưởng nóng đi kèm với lạm phát cao và việc chính sách tài khóa, chính sách
tiền tệ thắt chặt trong năm 2011 đã khiến cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam
trong năm 2012 và có thể là những năm sau phải gánh chịu nhiều hệ lụy. Kết
quả là hàng tồn kho trong nền kinh tế tăng mạnh, dẫn đến nhiều doanh
nghiệp, là đối tượng khách hàng quan trọng của hệ thống ngân hàng, phải thu
hẹp sản xuất, ngừng hoạt động, thậm chí giải thể.
Bên cạnh đó, vai trò trung gian của hệ thống ngân hàng kém hiệu quả.
Sau nhiều năm đóng vai trò là trái tim bơm vốn cho sự phát triển của toàn bộ
10


nền kinh tế Việt Nam có truyền thống thâm dụng vốn, trong thời gian gần
đây, chức năng trung gian tín dụng của hệ thống ngân hàng đã bị ảnh hưởng
đáng kể. Dư nợ đối với nền kinh tế tăng trưởng chậm, thậm chí có năm tăng
trưởng âm so với năm trước. Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp giảm do
nhiều doanh nghiệp giải thể, tình hình tài chính doanh nghiệp suy yếu kết hợp
với lãi suất vay ngân hàng tuy có giảm nhưng lãi suất thực vẫn ở mức cao hơn
so với khả năng sinh lời của doanh nghiệp khiến cho các doanh nghiệp khó
tiếp cận với vốn vay ngân hàng. Ngoài ra nguồn vốn tín dụng bị hạn chế do
chính sách phòng thủ của ngân hàng trước bối cảnh nợ quá hạn và nợ xấu gia
tăng liên tục.
Ngoài ra, lòng tin vào hệ thống ngân hàng đã suy giảm. Một trong
những điều kiện quan trọng đảm bảo sự tin tưởng của công chúng vào hoạt

động của hệ thống ngân hàng, đồng thời cũng giúp cho NHNN đưa ra những
quyết định chính sách kịp thời chính là vấn đề minh bạch, chính xác của
thông tin. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, hệ thống thông tin về tiền tệ và
ngân hàng còn nhiều yếu kém. Đó là việc “xào nấu” thông tin, làm đẹp báo
cáo tài chính để che đậy nợ xấu, các khoản lỗ, che giấu tỷ trọng tín dụng vào
các lĩnh vực nhiều rủi ro; đi đêm lãi suất với khách hàng;… Kết quả là sự suy
giảm lòng tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng, thể hiện ở việc người
dân có thói quen nắm giữ vàng hay ngoại tệ thay cho việc gửi tiết kiệm bằng
VND. Mặc dù trong thời gian gần đây vốn dân cư chảy vào hệ thống ngân
hàng có xu hướng gia tăng nhưng chủ yếu là do sự hạn chế trong hiệu quả của
các kênh đầu tư khác. Ngoài ra, những vấn đề tiêu cực xuất phát từ những
giao dịch thiếu minh bạch liên quan đến sở hữu chéo trong hệ thống ngân
hàng đã tác động không nhỏ làm giảm sút lòng tin vào hệ thống ngân hàng.
Nhiều ngân hàng trong một thời gian dài đã được sử dụng như là “sân sau”
của nhiều doanh nghiệp, thực hiện việc cho vay vào những dự án đầu tư dài
11


hạn, rủi ro cao nhưng kém hiệu quả. Cùng với việc thiếu minh bạch trong các
thông tin tài chính, cơ cấu sở hữu chồng chéo và không rõ ràng đã tạo bất ổn
và thiếu lòng tin cho phía đối tác của ngân hàng cho dù họ là người đi vay hay
gửi tiền.
1.1.2. Mục tiêu tái cơ cấu hệ thống ngân hàng
Quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam là tiến hành cơ cấu
lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống ngân hàng nhằm lành mạnh hóa tình
hình tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các ngân hàng để phát triển
được các ngân hàng đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả
vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô và loại hình, có khả năng
cạnh tranh mạnh hơn và dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên
tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm

đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính – ngân hàng của nền kinh tế;
từng bước nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt
động ngân hàng nhằm tạo tiền đề để Việt Nam có thể phát triền được hệ thống
ngân hàng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn và hiệu quả vững chắc với
cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình, có khả năng cạnh tranh lớn
hơn; tiến tới hình thành được một vài ngân hàng thương mại có quy mô và
trình độ tương đương với các ngân hàng trong khu vực.
Mục tiêu cụ thể trước mắt của tiến trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng
Việt Nam giai đoạn hiện nay là tập trung vào một số vấn đề sau:
- Đạt được vốn tự có đủ để bù đắp rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và
rủi ro tác nghiệp theo quy định của Basel II (8%);
- Tỷ lệ dư nợ tín dụng so với vốn huy động đạt mức bình quân toàn hệ
thống không quá 85%.
12


- Củng cố phát triển hoạt động kinh doanh chính và loại bỏ các lĩnh vực
kinh doanh rủi ro, kém hiệu quả; chuyển dịch mô hình kinh doanh theo hướng
giảm bớt phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng nguồn thu từ các dịch vụ
phi tín dụng.
- Tăng tính minh bạch hóa thông qua áp dụng cơ chế mới về công bố
thông tin của các NHTM; phát triển hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với các
nguyên tắc, chuẩn mực của Ủy ban Basel.
1.1.3. Nội dung tái cơ cấu hệ thống ngân hàng
Thứ nhất, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và từng tổ chức ngân hàng là
một quá trình thường xuyên, liên tục nhằm khắc phục những khó khăn, yếu
kém và chủ động đối phó với những thách thức để các ngân hàng không
ngừng phát triển một cách an toàn, hiệu quả, vững chắc và đáp ứng tốt hơn
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.
Thứ hai, củng cố, phát triển hệ thống ngân hàng đa dạng về sở hữu, quy

mô và loại hình phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển của nền kinh tế
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới. Xây dựng một hệ
thống ngân hàng bao gồm các ngân hàng lớn, hoạt động lành mạnh đóng vai
trò làm trụ cột trong hệ thống, có khả năng cạnh tranh trong khu vực, đồng
thời có những ngân hàng vừa và nhỏ, TCTD phi ngân hàng nhằm đáp ứng tốt
hơn nhu cầu dịch vụ ngân hàng của mọi tầng lớp trong xã hội. Nâng cao vai
trò, vị trí chi phối, dẫn dắt thị trường của các ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là
đảm bảo các ngân hàng thương mại nhà nước thực sự là lực lượng chủ lực,
chủ đạo của hệ thống các TCTD, đồng thời có đủ năng lực cạnh tranh trong
và ngoài nước.
Thứ ba, khuyến khích việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các ngân hàng
theo nguyên tắc tự nguyện, đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền và các
13


quyền, nghĩa vụ kinh tế của các bên có liên quan theo quy định của pháp luật.
Để đảm bảo an toàn, ổn định của hệ thống, một số ngân hàng có mức độ rủi
ro, nguy cơ mất an toàn cao sẽ được áp dụng các biện pháp xử lý đặc biệt theo
quy định của pháp luật.
Thứ tư, thực hiện cơ cấu lại toàn diện về tài chính, hoạt động, quản trị
của các ngân hàng theo các hình thức, biện pháp và lộ trình thích hợp. Hình
thức và biện pháp cơ cấu lại ngân hàng được áp dụng phù hợp với đặc điểm
cụ thể của từng ngân hàng.
Thứ năm, không để xảy ra đổ vỡ và mất an toàn hoạt động ngân hàng
ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước. Quá trình chấn chỉnh, củng cố và cơ cấu
lại hệ thống ngân hàng hạn chế tối đa tổn thất và chi phí của ngân sách nhà
nước cho xử lý những vấn đề của hệ thống ngân hàng.
1.1.4. Dự báo khả năng tái cơ cấu hệ thống ngân hàng
Về thuận lợi, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được đặt ra trong chương
trình tổng thể tái cơ cấu đầu tư và tái cơ cấu doanh nghiệp để thực hiện tái cấu

trúc nền kinh tế. Mục đích cơ cấu lại các ngân hàng là vì lợi ích quốc gia, dân
tộc chứ không vì lợi ích nhóm cục bộ. Do đó, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng
nhận được sự quyết tâm và đồng thuận cao về mặt chính trị - xã hội. Các ngân
hàng ý thức rõ ràng về sự cần thiết phải tái cơ cấu để hoạt động an toàn và
hiệu quả hơn. Trong vài năm tới, Việt Nam sẽ không bị quá thôi thúc bởi mục
tiêu tăng trưởng kinh tế để tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, do đó áp lực tăng
trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng giảm bớt là phù hợp với đặc điểm của
hệ thống ngân hàng thường có tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm lại trong thời
kỳ tái cơ cấu.
14


Về khó khăn, nền kinh tế đang chịu áp lực lạm phát cao và còn tồn tại
những yếu tố có thể gây bất ổn vĩ mô. Nguồn lực của Chính phủ hạn chế do
thâm hụt ngân sách lớn, nợ công đang ở mức cao. Các chính sách tài khóa,
chính sách tiền tệ tập trung kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Bên
cạnh đó, khuôn khổ pháp lý cho việc tái cơ cấu doanh nghiệp, tài chính, ngân
hàng chưa hoàn chỉnh và đồng bộ, đặc biệt là vấn đề về phá sản, quyền sở hữu
tài sản và nghĩa vụ tài chính. Hơn nữa, kinh tế, tài chính thế giới diễn biến
không thuận lợi, cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu có nguy cơ trở thành
cuộc khủng hoảng tài chính tác động bất lợi đến hệ thống ngân hàng trong
nước. Ngoài ra, tâm lý người dân không ổn định dễ phản ứng thái quá nếu
không được định hướng đúng đắn và tuyên truyền đầy đủ về các chủ trương,
chính sách về tái cơ cấu ngân hàng.
1.2. Một số tiêu chí đánh giá năng lực tài chính của NHTMCP
Năng lực tài chính của một NHTM phải được hiểu khác với năng lực
tài chính của một doanh nghiệp. Bởi vì, năng lực tài chính của một doanh
nghiệp là nguồn lực tài chính của bản thân doanh nghiệp, là khả năng tạo tiền,
tổ chức lưu chuyển tiền hợp lý, đảm bảo khả năng thanh toán thể hiện ở quy
mô vốn, chất lượng tài sản và khả năng sinh lời đủ để đảm bảo và duy trì hoạt

động kinh doanh được tiến hành bình thường. Còn năng lực tài chính của một
NHTM là khả năng tạo lập nguồn vốn và sử dụng vốn phát sinh trong quá
trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thể hiện ở quy mô vốn tự có, chất
lượng tài sản, chất lượng nguồn vốn, khả năng sinh lời và khả năng đảm bảo
an toàn trong hoạt động kinh doanh.
Nhìn chung, năng lực tài chính của một NHTM được đánh giá dựa trên
hai yếu tố, đó là yếu tố định lượng và yếu tố định tính.
15


+ Yếu tố định lượng thể hiện nguồn lực tài chính hiện có của một
NHTM, bao gồm các chỉ tiêu sau: quy mô vốn, chất lượng tài sản, khả năng
thanh toán và khả năng sinh lời.
+ Yếu tố định tính thể hiện khả năng khai thác, quản lý, sử dụng các
nguồn lực tài chính của một NHTM, được thể hiện qua trình độ công nghệ và
chất lượng nguồn nhân lực.
1.2.1. Yếu tố định lượng
1.2.1.1. Quy mô vốn
Quy mô vốn của một NHTM được thể hiện qua vốn tự có. Vốn tự có
cung cấp năng lực tài chính cho quá trình tăng trưởng, mở rộng quy mô, phạm
vi hoạt động, cũng như cho sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ mới của
NHTM. Vốn tự có có chức năng bảo vệ NHTM, giúp NHTM chống lại rủi ro
phá sản, bù đắp những thua lỗ về tài chính và nghiệp vụ; bảo vệ người gửi
tiền khi gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh, nâng cao uy tín của NHTM
với khách hàng và các nhà đầu tư. Vì vậy có thể khẳng định, vốn là yếu tố
quan trọng đối với NHTM, vì vốn tự có của NHTM đã nói nên sức mạnh và
khả năng cạnh tranh của NHTM trên thị trường trong nước. Đồng thời, vốn tự
có đó cũng là cơ sở để NHTM mở rộng hoạt động tới các thị trường tài chính
khu vực và quốc tế.
Theo Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam thì vốn tự có của NHTM

được cấu thành từ nhiều nguồn như vốn điều lệ, các quỹ của ngân hàng (quỹ
dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển
nghiệp vụ,…) và lợi nhuận giữ lại, nhưng trong đó vốn điều lệ luôn chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng vốn của ngân hàng.
16


Vốn điều lệ là một cấu thành rất quan trọng trong nguồn vốn tự có của
ngân hàng, là một trong những điều kiện cần thiết để phát triển quy mô hoạt
động của ngân hàng, là cơ sở để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh
ngân hàng theo quy định. Quy mô vốn điều lệ của ngân hàng cũng là một
trong những tiêu chí đánh giá năng lực tài chính của một ngân hàng. Các ngân
hàng muốn phát triển quy mô tài sản thì phải dựa trên nền tảng của sự phát
triển vốn điều lệ và ngược lại, phát triển vốn điều lệ sẽ tạo điều kiện cho ngân
hàng phát triển quy mô tài sản, góp phần gia tăng lợi nhuận nhưng vẫn đảm
bảo tỷ lệ an toàn vốn. Điều này cho thấy sự tăng trưởng vốn điều lệ của ngân
hàng đóng một vai trò đặt biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của
ngân hàng và chính vì ý nghĩa đó mà chỉ tiêu vốn điều lệ luôn được sự quan
tâm đặc biệt của nhà quản trị ngân hàng trong các mục tiêu, chiến lược, kế
hoạch thực hiện. Các cơ quan chức năng cũng có những cơ chế, chính sách
giám sát năng lực tài chính của các ngân hàng trong đó có sự giám sát tăng
vốn điều lệ để đảm bảo an toàn hệ thống tài chính, giảm thiểu rủi ro hệ thống,
rủi ro dây chuyền đối với cả hệ thống ngân hàng.
1.2.1.2. Chất lượng tài sản
Tài sản của một NHTM thể hiện ở bên tài sản có trên Bảng cân đối kế
toán của NHTM đó. Quy mô, cơ cấu và chất lượng tài sản có sẽ quyết định
đến sự tồn tại và phát triển của NHTM. Tài sản có bao gồm tài sản sinh lời
(chiếm từ 80-90% tổng tài sản có) và tài sản không sinh lời (chiếm từ 10-20%
tổng tài sản có). Tài sản sinh lời gồm các khoản cấp tín dụng và các khoản
đầu tư vào giấy tờ có giá, chứng khoán, góp vốn liên doanh, liên kết… Chất

lượng tài sản của NHTM là một chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững
về tài chính, năng lực quản lý của một NHTM. Hầu hết rủi ro trong kinh
doanh tiền tệ đều tập trung ở tài sản có. Các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng
17


tài sản có của một ngân hàng là: dư nợ tín dụng/vốn huy động, dư nợ tín
dụng/tài sản có và nợ xấu/dư nợ tín dụng. Trong đó, nợ xấu là nguyên nhân
làm ách tắc dòng chu chuyển vốn trong nền kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực không
chỉ đối với các ngân hàng mà còn cả đối với khu vực doanh nghiệp. Do bị
đọng vốn trong các khoản nợ xấu, các ngân hàng không có điều kiện mở rộng
tín dụng cho nền kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn hơn.
Ngoài ra, nợ xấu còn làm tăng chi phí hoạt động, ảnh hưởng đến kết quả hoạt
động kinh doanh, tính thanh khoản và tính an toàn của các ngân hàng.
1.2.1.3. Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán hay còn gọi là thanh khoản của một ngân hàng là
khả năng của ngân hàng đó đáp ứng tất cả những nhu cầu thanh toán tại mọi
thời điểm như chi trả tiền gửi của khách hàng, cho vay, thanh toán và giao
dịch vốn. Cùng với rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản được xem là một trong
những rủi ro lớn nhất của một ngân hàng. Rủi ro thanh khoản xảy ra khi ngân
hàng không đủ tiền để cấp tín dụng, để thanh toán tiền gửi cho khách hàng.
Có thể thấy, thanh khoản của một ngân hàng bị ảnh hưởng bởi thời hạn
rút tiền của người gửi và thời hạn thu hồi tiền từ các món mà ngân hàng đã
cấp tín dụng. Trong thực tế, rất hiếm khi nào hai khoảng thời gian này lại
trùng khớp với nhau. Đôi lúc thời gian của tiền gửi lớn hơn kỳ hạn ngân hàng
cấp tín dụng cũng chưa hẳn là đảm bảo tuyệt đối của thanh khoản bởi vì
người gửi tiền có quyền chủ động thay đổi cam kết của họ nếu muốn. Do vậy,
sự mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và cấp tín dụng là một áp
lực về rủi ro thanh khoản đối với ngân hàng.
Để đảm bảo khả năng chi trả tại mọi thời điểm, ngân hàng phải giám

sát hàng ngày ngân quỹ/dự trữ thanh khoản của mình. Dự trữ thanh khoản bao
gồm cả dự trữ bằng tiền (tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi tại các
18


TCTD khác) và dự trữ thứ cấp (giấy tờ có giá đủ điều kiện để tái cấp vốn, hạn
mức tín dụng được cấp bởi các tổ chức tài chính khác,…). Mức độ dự trữ
ngân quỹ/dự trữ thanh toán cần thiết của mỗi ngân hàng là khác nhau, nó phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như uy tín của ngân hàng trên thị trường, điều hành
chính sách tiền tệ của NHNN; chất lượng tín dụng,…
1.2.1.4. Khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và kết quả
của quá trình cạnh tranh. Ngoài ra, khả năng sinh lời còn gia tăng sức mạnh
tài chính nhằm tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong tương lai. Các
chỉ tiêu quan trọng để đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng được sử
dụng hiện nay gồm: Lợi nhuận sau thuế, tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu
(ROE), tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
(NIM), tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên, tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên,…
Giống như tất cả các chỉ số tài chính khác, mỗi chỉ tiêu đo lường khả
năng sinh lời được sử dụng trong từng trường hợp khác nhau và phản ánh
những ý nghĩa không khác nhau đáng kể. ROA là thông số chủ yếu về tính
hiệu quả quản lý. Nó chỉ ra khả năng của HĐQT ngân hàng trong quá trình
chuyển tài sản của Ngân hàng thành thu nhập ròng. ROA thể hiện mối quan
hệ giữa khả năng sinh lời của tài sản và tổng tài sản. ROA lớn chứng tỏ hiệu
quả kinh doanh của ngân hàng cao và cơ cấu tài sản hợp lý. Tuy nhiên, rủi ro
và lợi nhuận là hai phạm trù không song hành với nhau, rủi ro càng cao thì lợi
nhuận càng cao. Vì vậy, ROA quá cao không phải là tín hiệu tốt. Ngược lại,
ROE là chỉ số đo lường hiệu quả sử dụng của một đồng vốn tự có, là một chỉ
tiêu đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của Ngân hàng. Nó thể hiện thu
nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào Ngân hàng là cao hay

thấp, có đủ hấp dẫn các nhà đầu tư hay không. Các biện pháp được các nhà
19


quản trị ngân hàng sử dụng để tăng ROE đó là kiểm soát chi tiêu, đầu tư, quản
lý rủi ro có hiệu quả…
Tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và tỷ lệ
thu nhập ngoài lãi cận biên là các thước đo tính hiệu quả cũng như khả năng
sinh lời. Chúng chỉ ra năng lực của HĐQT và nhân viên ngân hàng trong việc
duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu (chủ yếu là thu từ các khoản cho
vay, đầu tư và phí dịch vụ) so với mức tăng của chi phí (chủ yếu là chi phí trả
lãi cho tiền gửi, những khoản vay trên thị trường tiền tệ, tiền lương nhân viên
và phúc lợi, ). Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa thu
từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động
kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp
nhất. Trái lại, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa
nguồn thu ngoài lãi, chủ yếu là nguồn thu phí từ các dịch vụ với các chi phí
ngoài lãi mà ngân hàng phải chịu (gồm tiền lương, chi phí sửa chữa, bảo hành
thiết bị, chi phí tổn thất tín dụng, ).
Một biện pháp đo lường hiệu quả chỉ tiêu thu nhập truyền thống khác
mà các nhà quản lý sử dụng điều hành ngân hàng là chênh lệch lãi suất bình
quân (hay chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra. Chỉ tiêu này đo lường hiệu
quả đối vối hoạt động trung gian của ngân hàng trong quá trình huy động vốn
và cho vay, đồng thồi nó cũng đo lường cường độ cạnh tranh trong thị trường
của ngân hàng. Sự cạnh tranh gay gắt có xu hướng thu hẹp mức chênh lệch lãi
suất bình quân.
1.2.2. Yếu tố định tính
1.2.2.1. Trình độ công nghệ
Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam đang diễn ra ngày
càng gay gắt. Các NHTM trong nước có nguy cơ mất vị thế ngay trên sân nhà

×