Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA CHÂU ÚC ẢNH HƯỞNG ĐẾN MARKETING QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.6 KB, 31 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH - MARKETING
MARKETING CÔNG NGHIỆP
Đề tài:
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA CHÂU ÚC
ẢNH HƯỞNG ĐẾN MARKETING QUỐC TẾ
(ÚC VÀ NEW ZEALAND)
GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu
Lớp: VB15MA001
Khóa: 15
Nhóm: 7
SVTH: Nguyễn Phúc Anh
Trần Thị Thanh Thảo
Tô Ngọc Đài Trang
Trần Thị Ngọc Tuyền
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 04/2013
2
STT Họ và Tên Công việc Mức độ hoàn thành
1 Nguyễn Phúc Anh Tìm tài liệu, phân tích
yếu tố giá trị thái độ và
thói quen cách cư xử,
tổng hợp file word.
100%
2 Trần Thị Thanh Thảo Tìm tài liệu, phân tích
yếu tố ngôn ngữ, tôn giáo
và giáo dục, phương thức
xâm nhập, làm Power
Point.
100%


3 Tô Ngọc Đài Trang Tìm tài liệu, làm phần I,
II, III.
100%
4 Trần Thị Ngọc Tuyền Tìm tài liệu, phân tích
yếu tố văn hóa vật chất và
thẩm mỹ
100%
MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC CỦA THÀNH VIÊN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
3

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
MỤC LỤC
4
Trang
Lời mở đầu 5
I. Sơ lược về Châu Úc 6
1. Giới thiệu về Châu Úc 6
2. Giới thiệu về nước Úc và nước New zealand 6
II. Khái niệm văn hóa 25
III. Sự tương đồng và khác biệt giữa Văn hóa Úc và New Zealand………26
1. Tương đồng 26
2. Khác biệt 27
IV. Phân tích sự ảnh hưởng văn hóa đến Maketing – mix 28
1. Sự tương đồng văn hóa giữa 2 nước ảnh hưởng đến Marketing - mix
Phân tích Marketing – mix 28
2. Sự khác biệt về văn hóa của 2 nước ảnh hưởng đến Marketing - mix
Phân tích Marketing – mix 29
V. Phương thức thâm nhập 30
1. Úc 30
2. New Zealand 31
VI. Kết Luận 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
LỜI MỞ ĐẦU
5
Mỗi quốc gia đều có nền văn hóa riêng tạo nên đặc trưng cho quốc gia đó. Sự thấu
hiểu được nền văn hóa của một quốc gia sẽ là lợi thế cho doanh nghiệp khi muốn
xâm nhập vào một thị trường mới. Vì một nền văn hóa sẽ ảnh hưởng đến tất cả
các yếu tố của marketing (sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến,…).
Ngày nay, Châu Úc có các nước phát triển như Úc, New Zealand có nhiều tiềm

năng cho doanh nghiệp Việt Nam có thể xâm nhập vào thị trường. Việc phân tích
tìm hiểu về môi trường văn hóa của hai quốc gia này là một bước quan trọng cho
chiến lược xâm nhập của doanh nghiệp Việt Nam. Đó là lý do thực hiện đề tài
“Phân tích môi trường văn hóa Châu Úc ảnh hưởng đến marketing quốc tế (Úc và
New Zealand)”
I. Sơ lược về Châu Úc
6
1. Giới thiệu về Châu Úc
Châu Úc (còn gọi là Châu Đại Dương) là một châu lục bao phủ nước Úc,
Tasmania, Tân Guinea, cùng các đảo ở giữa chúng. Châu lục này có eo biển
Torres nằm giữa Úc và Tân Guinea, và eo biển Bass giữa đại lục Úc và Tasmania.
Tuy nhiên dưới góc độ sinh học và địa chất học thì chúng là một tổng thể duy
nhất. Mặc dù châu Úc là châu có diện tích nhỏ nhất trong 5 châu lục nhưng nó lại
được nhớ nhất bởi vì đây cũng chính là hòn đảo lớn nhất thế giới.
Châu Úc có tất cả 14 quốc gia độc lập là Australia; New Zealand, Papua Neew
Guinea, quần đảo Solomon, Liên bang Micronesia, Kiribati, Palau, Quần đảo
Marshall, Fiji, Tonga, Vanuatu, Tuvalu, Nauru và Samoa. Úc là nước duy nhất
nằm trọn châu lục này.
Ngoại trừ Australia; New Zealand, Papua Neew Guinea có diện tích được xếp
vào loại trung bình và lớn trên thế giới, các quốc gia còn lại diện tích rất khiêm
tốn, nhiều quốc gia nằm trong nhóm các quốc gia nhỏ nhất về diện tích và dân số
cũng như quy mô kinh tế trên thế giới (Tuvalu, Nauru, )
Diện tích: 9.008.458 km
2
Dân số: khoảng 32 triệu người
2. Giới thiệu nước Úc và New Zealand
2.1 Úc (Australia)
2.1.1 Tổng quan:
Úc có tên chính thức là Liên bang Úc (Commonwealth of Australia) nằm ở
bán cầu nam, được bao bọc bởi Nam Thái Bình Dương ở phía Đông, Ấn Độ

Dương ở phía Tây, Biển Arafura ở phía Bắc và Nam Đại Dương ở phía Nam. Đây
là nước lớn thứ sáu trên thế giới sau Nga, Canada, Trung Quốc, Mỹ và Brazil và
là nước duy nhất chiếm toàn bộ một lục địa, và cũng là nước lớn nhất trong khu
vực Úc - Á. Nó cũng gồm một số đảo nhỏ, lớn nhất trong số đó là Tasmania, một
tiểu bang của Úc. Các nước láng giềng của Úc gồm có New Zealand về phía đông
nam và Indonesia, Đông Timor và Papua New Guinea về phía bắc.
Diện tích: khoảng 7,7 triệu km
2
, bao gồm 6 tiểu bang (New South Wales,
Queensland, Nam Australia, Victoria, Tasmania, Tây Australia) và 2 vùng lãnh thổ
7
(Vùng Lãnh thổ Thủ đô - Australian Capital Territory, và Vùng Lãnh thổ phía Bắc
- Northern Territory).
Dân số: Khoảng 21,5 triệu người (tính đến năm 2011). Trong đó, người châu
Âu chiếm 92%, châu Á 6%, thổ dân 2%. 85% dân số sinh sống tại khu vực thành
thị và các thành phố lớn ở ven biển, 15% còn lại sống tại các vùng nông thôn,
miền núi. Mật độ trung bình là 2 người/km
2
.
Thủ đô: Canberra
Các thành phố lớn :Sydney, Melbourne, Brisbane, Perth.
Biểu tượng quốc gia: đà điểu emu và kangaroo
Úc là một liên bang được cai trị theo chế độ quân chủ lập hiến nghị viện.
Ngoài bộ máy chính quyền liên bang, mỗi bang có một bộ máy chính quyền riêng
để quản lý, luật pháp ở mỗi bang có thể khác nhau tùy theo từng vùng nhưng về
định hướng vẫn tuân theo hiến pháp liên bang.
Khí hậu: Úc là một trong những lục địa có khí hậu khô nhất thế giới. Khí hậu
phía Bắc là khí hậu nhiệt đới và khô; Khí hậu phía Nam là ôn đới.
Đời sống xã hội: dân bản địa là người Melanesia. Mối quan hệ trong quá khứ
với người thổ dân không tốt và có nhiều ảnh hưởng năng nề đến ngày nay (thổ

dân bị biệt chủng, nền văn hóa bị tổn hại)
Dân cư tại Úc sống tập trung tại các khu vực ven biền là chủ yếu, dân cư đông
đúc, các hoạt động giải trí phong phú, đa dạng và có thể kéo dài đến 11 giờ đêm.
Thu nhập bình quân đầu người 55,589 USD. Úc là một trong số các nước công
nghiệp hoá trên thế giới có số dân trên 19 triệu người với 70% dân số tập trung tại
10 thành phố lớn nhất đất nước. Phần lớn dân số của Úc sống tập trung dọc theo
vùng bờ biển phía Đông và vùng đất phía đông nam của lục địa. Xã hội Úc là một
xã hội đa văn hoá với cư dân bản địa & người nhập cư đến từ 200 quốc gia khác
nhau trên thế giới. Lực lượng lao động của Úc tương đối lớn và có trình độ cao.
2.1.2 Văn hóa:
8
Sự tách biệt vị trí địa lý của Úc làm cho nó có một nền văn hoá riêng biệt, độc
đáo. Thổ dân là những dân cư đầu tiên của vùng đất này, họ đã sống ở đây khoảng
40 ngàn năm về trước. Người Anh đến định cư từ năm 1788, họ xem thổ dân như
những kẻ man rợ và đối xử tàn tệ. Mối quan hệ giữa thổ dân và người da trắng trở
nên rất căng thẳng, có thể nói là thù hằn nhau trong một thời gian dài. Ngày nay
chính phủ Úc rất quan tâm đến mối quan hệ với thổ dân, họ đã thực hiện nhiều
chính sách để hỗ trợ cho cuộc sống của thổ dân đồng thời cũng góp phần gìn giữ
và phát triển nền văn hoá thổ dân lâu đời.
Lúc mới bắt đầu, nền kinh tế của Úc hoàn toàn phụ thuộc vào Anh. Mọi phong
tục, văn hoá ứng xử hay ẩm thực đều bị ảnh hưởng từ Quốc Mẫu. Vào khoảng
giữa thế kỉ 20, khi nước Úc được giải phóng khỏi ách thống trị của đế quốc Anh
chính là bước đi đầu tiên hình thành nét riêng cho nền văn hoá của nước này. Văn
hóa của Anh quốc đã và sẽ in dấu trong cuộc sống của người Úc, nhưng đó không
còn là chủ đạo nữa mà chỉ là tiền đề cho sự phát triển sau này của Úc.
Về giáo dục thì quyền và trách nhiệm chính được phân công cho chính quyền
từng bang. Ở mỗi bang việc đào tạo, tuyển dụng giáo viên thuộc trách nhiệm của
một cơ sở riêng biệt. Úc áp dụng hình thức giáo dục bắt buộc đối với trẻ em từ 6
đến 15 tuổi ở tất cả các bang ngoại trừ bang Tasmania là giới hạn đến 16 tuổi.
Giáo dục ở Úc hoàn toàn miễn phí.

Sự đa văn hóa ở Úc :Úc là một dân tộc có sự pha trộn độc đáo và đa dạng về
văn hóa. Những người thổ dân và cư dân đảo Torres Strait đã sinh sống ở Úc gần
60.000 năm. Số còn lại là người nhập cư hoặc hậu duệ của họ, những người đã
đến đây từ khỏang 200 nước khác nhau của các châu lục mà chủ yếu là châu Âu
và châu Á trong suốt hai thế kỷ qua.
Ngôn ngữ:
Tiếng Anh 79,1%, tiếng Trung Quốc 2,1%, tiếng Italia 1,9%, ngôn ngữ khác
11,19% và một số tiếng địa phương khác.
Đa ngôn ngữ : Hầu như bất kì người Úc nào cũng có thể nói 2 thứ tiếng trở
lên và đặc biệt là tiếng Anh được sử dụng phổ biến, điều đó giúp ích rất nhiều cho
việc giao tiếp, ngoại thương giao dịch và mở rộng giao lưu đầu tư với nước ngoài.
9
(các ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, Hà Lan, tiếng Hoa …)Người Úc có thói quen
dùng thành ngữ, tiếng lóng trong giao tiếp, thích rút ngắn các câu nói.
Tôn giáo:
Mặc dù Ấn giáo là tôn giáo có mức phát triển mạnh nhất hiện nay tại Úc (theo
cuộc điều tra dân số 2011) nhưng hầu hết người dân Úc vẫn nói rằng họ theo đạo
Thiên Chúa. Tuy nhiên số người theo đạo Thiên Chúa đã giảm từ 64% trong năm
2006 xuống 61% trong năm 2011. Ngoài ra, 17,1% người Úc theo Anh giáo và
hơn 25% theo Công giáo.
Đời sống tôn giáo phong phú: Thiên chúa giáo xiri, những tín đồ công giáo
melkite và những người theo đạo chính thống của người albani, và những người
theo đạo chính thống của người Antioch tất cả chiếm 90%, Phật giáo chiếm 80%,
Ấn Độ giáo 42%,) ). Tất cả làm nên một tính cách riêng biệt của người dân Úc.
Trong cách suy nghĩ và hành xử có sự pha trộn giữa các tôn giáo với nhau, giúp
cho người dân nhập cư có thể hòa hợp với nhau thành một xã hội đồng nhất.
Thói quen và cách cư xử:
Giao tiếp:
Tiếp thu văn hóa Anh và Mỹ, họ có thái độ giao tiếp niềm nở, tình cảm, thân
mật nhưng không khách sáo. Họ thường bắt tay chặt và thích nói trực tiếp vào vấn

đề, thẳng thắn.
Họ rất tôn trọng tình bạn bè, đồng nghiệp và cư xử một cách bình đẳng giữa
người với người.
Tránh sự phân biệt chủng tộc trong xã hội, coi trọng nguồn gốc Anh quốc
nhưng không muốn bị xem là nước lệ thuộc của Anh, tinh thần dân tộc mạnh mẽ.
Họ chính xác về giờ giấc nhưng không chặt chẽ như người Mỹ. Khi thân quen,
họ hay dùng tên thân mật và rất thích sự hài hước ngay cả khi có những vấn đề
phức tạp.
Họ ưa thích các chủ đề về văn hóa, món ăn, phong cảnh, thể thao.
Chủ đề họ tránh là chính trị đảng phái, chiến tranh
Cách xưng hô:
10
Họ ưa thích một lối sống đơn giản và thường gọi nhau bằng tên khi giao tiếp
với đồng nghiệp và gia đình.
Trong hoạt động kinh doanh, họ vẫn giữ cách xưng hộ lịch sự với đối tác, trừ
khi đối tác đã là bạn của họ.
Trang phục:
Không có trang phục truyền thống đặc trưng (do là nước mang đậm tính đa
văn hóa). Trong các lễ hội truyền thống, người Úc vẫn mặc đồ vest cho trang
trọng.
Phong cách ăn mặc thoải mái, đơn giản, phù hợp với tuổi tác và hình thể. Khi
còn trẻ, hầu như mọi kiểu cách quần áo đều có thể mặc được nhưng khi đã bước
qua một ngưỡng nào đó, theo phép lịch sự, họ tìm tới sự hài hòa kín đáo hơn.
Trang phục lịch sự trang nhã là phải phù hợp với hoàn cảnh, phong cách của mỗi
người. Người ta có thể chọn trang phục thoải mái, tiện dụng, trang nhã, lịch sự,
nghiêm túc, đúng cách.
Màu sắc ưa thích: Màu vàng và xanh lá cây.
Ăn uống:
Họ có thể ăn bằng tay ở những bữa ăn không trang trọng ví dụ như một cuộc
dã ngoại, tiệc nướng thịt ngoài trời hoặc khi ăn đồ ăn sẵn mua ngoài. Họ sử dụng

dao dĩa cho những bữa ăn tại nhà hàng.
Ưa thích các sản phẩm từ bò và cừu như thịt, sữa, bơ, pho-mát.
Ảnh hưởng từ Anh quốc, rượu vang là một nét văn hóa trong âm thực tại Úc
và New Zealand. Các buổi trà chiều hàn thuyên với bạn bè cũng một sự ảnh
hưởng của Anh.
Thói quen tiêu dùng:
Thói quen tiêu dùng khá thoải mái, thích hưởng thụ, lưu giữ những nét truyền
thống nhưng họ cũng khá dễ dàng tiếp nhận cái mới.
Du lịch:
Sự pha trộn giữa các nền văn hóa giúp nước Úc trở thành 1 địa điểm du lịch
hấp dẫn đối với du khách trên toàn thế giới. Úc có quan hệ ngoại giao tốt với các
nước, đặc biệt là với những nước thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hàng
năm có 6 triệu du khách nước ngoài và sinh viên tới Australia để du lịch và hoc
tập. Hơn 90% doanh nghiệp làm trong lĩnh vực du lịch với số lượng lớn lao động
trẻ và lao động đến từ những nước không nói tiếng Anh.
11
Ẩm thực: từ những năm đầu thế kỉ thứ 20, những người nhập cư châu Âu như
Đức, Ý và Pháp đã có công cộng tác và phát triển ngành công nghiệp rượu vang
của Úc trở nên mạnh mẽ vào thế kỷ 21.Những người dân nhập cư vào Úc từ năm
1945 đã có một ảnh hưởng lớn đến nền văn hóa đa dạng của Úc, và đặc biệt là đối
với ẩm thực Úc. Ví dụ, châu Âu di dân đem theo họ là sở thích uống cà phê. Điều
này đã khiến cho cà phê trở nên phổ biến nhất và trở thành thứ nước giải khát rất
được ưa chuộng trong nhà hàng và quán cà phê. Mì ống, mì sợi của nhiều quốc
gia châu Âu, là một trong những sự lựa chọn phổ biến nhất trên thực đơn của
nhiều người Úc. Úc có 1 chế độ ăn uống mạnh mẽ dựa trên một loạt các di sản
văn hóa Anh và Ai-len, vào cuối thế kỷ 20, người Úc đã thường xuyên thưởng
thức những món ăn của người Ý, Hy Lạp, Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam tại
nhà hàng và chế biến tại nhà.
Điện ảnh:
Điện ảnh Úc chịu ảnh hưởng mạnh của Mỹ, ngành công nghiệp điện ảnh Úc ra

đời năm 1906 với việc phát hành The Story of the Kelly Gang, bộ phim dài 70
phút kể về Ned Kelly, một lục lâm và anh hùng dân gian nổi tiếng của Úc.Đây
được cho là bộ phim dài đầu tiên được sản xuất trên thế giới.
Làn sóng mới của điện ảnh Úc trong thập niên 1970 đã đem đến nhiều bộ
phim thành công. Phong cảnh thiên nhiên đa dạng và những thành phố lớn đã
được tận dụng làm phim trường cho nhiều bộ phim nổi tiếng tầm cỡ và được cả
thế giới biết đến. Nước Úc cũng có nhiều ngôi sao điện ảnh nổi tiếng thế giới,
trong đó tiêu biểu là Judith Anderson, Errol Flynn, Nicole Kidman, Heath Ledger,
Geoffrey Rush, Russell Crowe, Toni Collette, Naomi Watts…một vài người trong
số họ đã giành được giải Oscar, giải thưởng điện ảnh uy tín nhất của nước Mỹ.
Văn học: Ngôn ngữ, chữ viết và văn học Úc ảnh hưởng nhiều bởi cộng đồng
người thổ dân, câu chuyện của những người nô lệ và thực dân Anh. Một số công
trình văn học đầu tiên còn sót lại của những người Úc thổ dân như “Marcus
Clarke’s For the term of his natural life” vẫn còn được biết đến thông dụng đến
ngày nay, tức là hơn 100 năm sau khi nó được ra đời. Bên cạnh đó, văn học hiện
đại Úc cũng gây tiếng vang mạnh mẽ đối với thế giới như tác phẩm "Tiếng chim
12
hót trong bụi mận gai" (Colleen Mc Cullough), "Cây người" (The tree of life -
Patrick White), chủ yếu viết về cuộc sống của người dân Úc trong giai đoạn đầu
còn chịu ảnh hưởng năng nề của Anh quốc, các tác phẩm cũng miêu tả rõ nét đời
sống và thiên nhiên của nước Úc lúc bấy giờ với những hoang mạc rộng lớn,
những bầy gia súc (cừu, bò) trên khắp đồng cỏ,
Âm nhạc:
Thổ dân Úc là những nhạc sĩ đầu tiên của châu lục này. Họ đã thể hiện văn hóa
của họ thông qua những bài hát biểu diễn cùng với các nhạc cụ hơi như kèn
didgeridoo. Loại hình âm nhạc đầu tiên không phải của người bản xứ bắt nguồn
từ nhạc dân gian, với những bản nhạc ai oán về nỗi thống khổ và sự cô lập trên
một vùng đất mới. Làn sóng định cư mạnh mẽ - bắt đầu từ những tù nhân người
Anh, Ireland và Scotland – tiếp tục định hình nên truyền thống này. Nhạc đồng
quê đã vượt ra khỏi truyền thống này và đến những năm 1930 đã trở thành một

phần quan trọng trong cuộc sống ở vùng nông thôn Úc. Nhạc jazz bắt đầu nổi lên
trong thập niên 1920 và được phổ biến rộng rãi, đặc biệt là sau Thế Chiến Thứ
Hai.
Úc nổi tiếng với nhạc rock và nhạc pop. Những người đặt nền móng cho loại
nhạc này chính là các nghệ sĩ như Johnny O’Keefe, nhóm Easybeats, AC/DC,
INXS, Men at Work, Crowded House, Midnight Oil, John Farnham và Olivia
Newton-John. Thể loại nhạc opera xuất hiện ở Úc vào những năm đầu thế kỷ 19
và ngày nay, Opera Australia là một trong những công ty opera hoạt động mạnh
nhất thế giới và nhà hát Sydney Opera House nổi tiếng chính là trụ sở của công ty
này. Mỗi bang và lãnh thổ trong số tám bang và lãnh thổ của Úc đều có dàn nhạc
giao hưởng và Dàn Nhạc Brandenburg cùng Dàn Nhạc Chamber Australia của Úc
đều có đẳng cấp thế giới. Những di dân Úc đến từ khoảng 200 quốc gia đang tiếp
tục làm phong phú thêm nền âm nhạc của đất nước này.
Một số nhạc sĩ tài năng:
Frank Coughlan biểu diễn cùng nhóm nhạc jazz đầu tiên đến Úc vào năm 1924
và Graeme Bell, người được coi là ‘cha đẻ của dòng nhạc jazz Úc’ đã đi lưu diễn
vòng quanh châu Âu vào cuối những năm 1940 và được hoan ngênh nhiệt liệt.
13
Don Burrows, nghệ sỹ kèn saxophone hàng đầu Bernie McGann và Jame
Morrison là những tên tuổi khác có sức ảnh hưởng đến tận bây giờ.
Từ những thập niên 1930 đến 1950, những nghệ sĩ nhạc đồng quê như ca sĩ
gốc New Zealand Tex Morton, Buddy Williams, Smoky Dawson và Skim Dusty
có một lượng người hâm mộ khổng lồ. Những ngôi sao nhạc đồng quê Úc thế hệ
sau gồm có Lee Kernaghan, Gina Jeffreys, James Blundell, Kasey Chambers,
Beccy Cole, Troy Cassar-Daley và Keith Urban, hiện đang là một tên tuổi lớn ở
Nashville.
Nghệ sĩ ghita cự phách gốc Kazakhstan Slava Grigoryan khai phá điệu tango
Argentina và thể loại nhạc bossa nova của người Brazil. Nghệ sĩ vĩ cầm Richard
Tognetti và Barbara Gilby, nghệ sĩ dương cầm Roger Woodward, Geoffrey Tozer,
Simon Tedeschi và Duncan Gifford, và nhạc trưởng kiêm nghệ sĩ vĩ cầm Nicholas

Milton đều được tôn vinh không chỉ ở Úc mà còn trên toàn thế giới.
Nhạc trưởng Simone Young nổi tiếng trên toàn thế giới với tư cách là nhạc
trưởng hàng đầu trong thế hệ của bà. Đất nước Úc đã sản sinh ra một vài nghệ sĩ
opera nổi tiếng thế giới như Bà Nellie Melba, người đã khởi đầu sự nghiệp 38
năm vào năm 1887, và Bà Joan Sutherland, một trong những giọng nữ cao xuất
sắc nhất thế giới.
Những giai điệu của dòng nhạc bản xứ truyền thống tiếp tục được gìn giữ nhờ
những nghệ sĩ đương đại như Jimmy Little, Yothu Yindi, Christine Anu, Archie
Roach và Ruby Hunter. Nhạc rock bắt đầu trở nên phổ biến ở Úc vào những năm
1950 với những nghệ sĩ dẫn đầu các bảng xếp hạng quốc tế.như Johnny O’Keefe.
Vào những năm 1960, những nhóm nhạc như Billy Thorpe, Aztecs, The Easybeats
và The Bee Gees đã thu hút số lượng người hâm mộ khổng lồ.
Pub rock – dòng nhạc đặc trưng bởi những nhạc cụ đơn giản và không khí tràn
trề năng lượng trong những buổi biểu diễn trực tiếp – rất phổ biến vào những năm
1980. Những nhóm nhạc tiểu biểu cho dòng nhạc này là Mental As Anything,
Midnight Oil, The Angels, Cold Chisel and Icehouse. INXS và Men at Work đã
được biết đến trên toàn thế giới với ca khúc Down Under. Ca khúc này đã trở
thành quốc ca không chính thức của Úc.
14
Vào thập niên 90, rất nhiều ban nhạc rock indie như Regurgitator, You Am I,
Powderfinger, Silverchair và Something for Kate bắt đầu tấn công các bảng xếp
hạng. Dòng nhạc hip hop xuất hiện ở Australia vào thập niên 80, đến thập niên 90
thì hình thành nên một phong cách riêng biệt. Những nhóm nhạc như Hilltop
Hoods được cả thế giới hoan nghênh vì những tác phẩm của họ. Nghệ sĩ nhạc pop
Úc thành công nhất, Kylie Minogue, đã phát hành 9 album nhạc và bán được hơn
60 triệu bản.Đài phát thanh Trip J dành cho thanh thiếu niên do chính phủ quốc
gia tài trợ là nơi khuyến khích những tài năng mới của Úc.
Lễ Hội:
Lễ hội ở Úc mang tính cộng đồng cao. Đó là hoạt động của tất cả mọi người,
người cùng tham gia, đóng góp và cùng hưởng không khí vui tươi, sảng khoái,

văn minh, lành mạnh do lễ hội mang lại. Đó còn là những “ngày của gia đình”
như người Australia thường gọi, dịp để cả gia đình vui bên nhau ngoài căn nhà
của họ. Lễ hội góp phần không nhỏ tăng cường sự gắn kết trong từng cộng đồng
nhỏ, và rộng ra là cả dân tộc Australia, một đất nước đa chủng tộc, đa văn hóa.
Lễ hội được tổ chức giản dị, tiết kiệm, không khoa trương lãng phí, nhưng vui
tươi, lành mạnh, dù đó là tầm quốc gia như ngày Quốc khánh, đón Năm mới…
hay tầm “khu phố”. Lễ hội thường được tổ chức vào ngày cuối tuần để nhiều
người có thể tham dự. Người ta có thể nằm ngồi thoải mái trên các triền cỏ xanh
mướt. Mọi người tự tìm cho mình chỗ “cắm trại” thích hợp. Đến trước, ngồi
trước, đến sau, ngồi sau; không chen lấn, xô đẩy. Không ai làm phiền người khác.
Mặc dù đông đúc, nhưng ai cũng cảm thấy dễ chịu. Tại các lễ hội, thường có thêm
một số quầy bán đồ ăn nhanh, trò chơi cho mọi lứa tuổi, quầy bán đồ lưu niệm,
nhất là sản phẩm thủ công của người Australia.
Lễ hội không những không tốn kém, một số còn thu được khoản tiền từ những
người tham dự. Số tiền đó bao giờ cũng được dùng vào mục đích từ thiện và mục
đích xã hội. Thông điệp của lễ hội là gắn kết cộng đồng, hài hòa giữa các nhóm
chủng tộc và văn hóa khác nhau và mang lại niềm vui cho tất cả mọi người.
Ngoài các ngày lễ lớn như ngày Quốc Khánh với Hội hoa được tổ chức từ
ngày 17/9 đến 16/10 hàng năm (đây là hoạt động văn hóa lớn và kéo dài nhất
15
trong năm),và các lễ hội của từng thành phố tiêu biểu như Liên Hoan Nghệ Thuật
Quốc Tế Melbourne kéo dài 17 ngày trong tháng 10, Lễ Hội Adelaide tổ chức hai
năm một lần Ở Australia có các hoạt động như Ngày Hài hòa (Harmony Day)
và Ngày Hội đa văn hóa (Multi-Cultural Day). Trong ngày hội, các chủng tộc
khác nhau giới thiệu văn hóa của mình, thông qua các tiết mục ca, múa nhạc, ẩm
thực…
Giáo dục:
Hệ thống giáo dục ở Tiểu học và Trung học thuộc trường công được miễn phí,
nhưng người dân thường thích cho con của họ học trường tư. Trường học dành
riêng cho nam sinh và nữ sinh.

Hệ thống chất lượng giáo dục ở Úc trong top đầu thế giới.
Giáo dục của Úc bắt buộc từ 6 -15 tuổi
Trường trung học ở Úc được kéo dài 13 năm, chia thành 3 cấp:
Tiểu học: Lớp 1-6 . Độ tuổi: từ 6 - 12 tuổi.
Trung học cơ sở: Lớp 7-10. Độ tuổi: Từ 12 – 16 tuổi.
Trung học phổ thông: Lớp 11, 12. Độ tuổi: Từ 16 – 18 tuổi (Quan trọng
trong việc xét tuyển vào đại học)
Sau thời gian học trung học, học sinh có các lựa chọn
Dự bị đại học: 1 năm.
Cao đẳng và đào tạo hướng nghiệp: 6 tháng – 2 năm. Độ tuổi: Từ 16
tuổi. Học sinh có thể bắt đầu khoá học sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở (lớp
10) hoặc trung học phổ thông (lớp 12). Nhiều trường liên kết với các trường
đại học để học sinh có thể lấy bằng cử nhân sau khi hoàn tất chương trình cao
đẳng theo đúng yêu cầu. Sau khi hoàn tất chương trình học sinh sẽ được cấp
bằng Cao đẳng (Diploma) hoặc Cao đẳng nâng cao (Advance Diploma). Đây là
nền tảng để sinh viên có thể tiếp tục các khoá học có trình độ cao hơn ở bậc đại
học.
16
Đại học: 3-6 năm. Độ tuổi: Sau 18 tuổi. Sau khi lấy bằng Cử nhân sinh viên
học thêm một năm nữa chuyên sâu về nghiên cứu để lấy bằng Cử nhân Danh
dự. Bằng Cử nhân Danh dự cũng có thể được cấp cho các sinh viên có thành
tích học tập xuất sắc.
Cao học: từ 6 tháng – 2 năm. Độ tuổi: Sau 21 tuổi.
Chứng chỉ cao học (Graduate Certificate)
Cao học ngắn hạn (Graduate Diploma)
Thạc sĩ (Master)
Tiến sĩ (PhD)
2.2 New Zealand
2.2.1 Tổng quan:
New Zealand là một đất nước hiện đại và phát triển, nằm phía Nam Thái Bình

Dương và là quốc gia láng giềng của Úc (cách Úc 1600 km).
New Zealand được hình thành bởi 2 hòn đảo lớn (Bắc và Nam) và 1 dải đảo
nhỏ. Đảo Bắc nơi có thủ đô Wellington và đảo Nam nơi có thành phố Christ
Church nổi tiếng với những dãy núi chạy dài theo chiều dài của đảo tạo nên 1
cảnh quan tuyệt đẹp.
New Zealand có khí hậu ôn đới với mùa đông ẩm ướt và mùa hè ấm và khô.
Nhiệt độ trung bình từ 7 đến 16 độ C nhưng nhiệt độ mùa hè khoảng 25 độ ở
nhiều nơi. Đất nước này nổi tiếng trên thế giới với những khám phá mới trong các
lĩnh vực sáng tạo và khoa học cùng các kỷ lục thế giới về các thành tựu thể thao.
New Zealand được khám phá lần đầu tiên bởi thổ dân Polynedi vào năm 950
trước Công nguyên. Người Châu Âu bắt đầu đến định cư vào giữa những năm
1800. Ngày nay, New Zealand là vùng đất mang đậm nét văn hóa của thổ dân
Maori, thổ dân Polynedi, Châu Á và Châu Âu. Người dân New Zealand, hay còn
gọi là người Kiwi, nổi tiếng rất thân thiện, rất dễ giao tiếp, yêu thiên nhiên, thích
mạo hiểm và tính cách “dám nói dám làm”.
Quá trình thuộc địa hóa New Zealand của đế quốc Anh ở đầu thế kỷ 19 đã gây
ra những cuộc chiến tranh đẫm máu giữa người Maori và chính quyền thuộc địa.
Người Anh ngang nhiên chiếm đất hoặc lừa người Maori mua rẻ bán đắt. Người
Maori đoàn kết chống lại, trước sức mạnh cơ giới của người Anh dân tộc Maori
17
thắng ít thua nhiều nhưng cũng có lúc giáo mác thô sơ đánh thực dân Anh chạy
làng không còn manh giáp… Sự dũng cảm của dân Maori đã làm cho chính quyền
thuộc địa nhân nhượng rất nhiều trước những đòi hỏi chính đáng của họ. Cho đến
ngày hôm nay người Maori vẫn kiên trì đòi hỏi chủ quyền đất đai, họ có một địa
vị đặc biệt trong xã hội New Zealand và có đóng góp to lớn trong lĩnh vực văn
hóa và chính trị. Kỳ nữ Kiri Te Kanawa, niềm tự hào Maori, là một danh ca nhạc
viện (soprano singer) nổi tiếng thế giới. Ông Ngoại Trưởng Winston Peters của
chính phủ hiện tại là người gốc Maori. Ở những cơ quan công quyền và đại học,
chữ Anh và chữ Maori La-tinh hóa được dùng cùng một lúc trong văn thư và trên
những tấm biển chỉ dẫn.

Chính trị: New Zealand là một quốc gia quân chủ lập hiến với một thể chế đại
nghị. Thủ tướng cầm quyền chính trị và đứng đầu Chính phủ trong Nghị viện New
Zealand, được dân cử theo kiểu dân chủ.
Người New ZeaLand nổi danh về sự nồng nhiệt và lòng hiếu khách. Họ là
những người tự nhiên, cở mở, dễ chịu và hay cười. Họ ưa thích lối sống đơn giản,
thường gọi nhau bằng tên, ngay cả trong hoạt động kinh doanh. Họ rất tự hào về
chất lượng phong cách sống của đất nước mình, một cách sống mà sinh viên quốc
tế rất ưu thích.
Biểu tượng quốc gia: Chim kiwi và lá cây dương xỉ
Thủ đô: Wellington
Những thành phố chính: Auckland, Hamilton, Christchurch, Dunedin
Diện tích: 268.680 km²
Dân số: 4.143.279 dân
Mật độ: 15 người/km² (hạng 193)
Đơn vị tiền tệ: Dollar ($NZD, NZD)
Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Anh, tiếng Maori, ngôn ngữ ký hiệu New Zealand
Dân cư New Zealand phần lớn gốc người châu Âu (tiếng Māori: Pakeha) trong
khi thổ dân người Maori là thiểu số đông nhất. Những người gốc Polynesia (Đa
Đảo) và châu Á cũng là những nhóm thiểu số quan trọng, nhất là ở những vùng đô
thị.
Đời sống xã hội: Dân bản địa là người Polynesia. Dù có mâu thuẫn nhưng tại
New Zealand, mối quan hệ giữa cư dân bản địa và người da trắng tốt hơn rất
18
nhiều sau khia ký hiệp ức hóa bình, nhờ đó mà văn hóa New Zealand ngày nay
vẫn còn bảo tồn được những nét văn hóa đặc sắc của người Maori.
Người dân tại New Zealand ít có các hoạt động giải trí vào buổi tối, một ngày
của họ kết thúc vào khoảng 18h, 19h. Nhưng cuối tuần thì rất náo nhiệt.
Thu nhập bình quân đầu người khoảng 24 000 USD (số liệu năm 2010). Nền
kinh tế New Zealand chủ yếu dựa vào thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá. Niu
Di-lân buôn bán với hầu hết các nước trên thế giới, trong đó các bạn hàng lớn nhất

là Úc, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc. Mặt hàng xuất khẩu chủ
yếu là các sản phẩm sữa, thịt gia súc, gỗ, cá, thiết bị máy móc, rau và hoa quả.
Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là phương tiện giao thông, máy móc, nhiên liệu, chất
dẻo, thiết bị y tế… Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm luôn đạt trên mức 2%. Đầu
tư cho giáo dục, văn hóa và phúc lợi của người dân ở mức trên 25% GDP, một con
số rất cao so với nhiều nền kinh tế phát triển khác.
2.2.2 Văn hóa
Nền văn hóa của New Zealand rất phong phú và đa dạng do sự hòa trộn của
văn hóa Polynesia và văn hóa châu Âu. Những ảnh hưởng của các nền văn hóa
Maori, đảo Pacific, Âu châu và Á châu đã làm cho New Zealand trở thành một
mảnh đất nhiều màu sắc và đầy sức sống với nhiều phong tục tập quán và các lễ
hội.
Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Anh, tiếng Maori, ngôn ngữ ký hiệu New Zealand
Dân cư New Zealand phần lớn gốc người châu Âu (tiếng Māori: Pakeha) trong
khi thổ dân người Maori là thiểu số đông nhất. Những người gốc Polynesia (Đa
Đảo) và châu Á cũng là những nhóm thiểu số quan trọng, nhất là ở những vùng đô
thị.
Tôn giáo
Luật lệ của New Zealand cho phép tự do tôn giáo, và chính phủ đã tôn trọng
những luật lệ này. Mối quan hệ thân thiện giữa các tôn giáo trong xã hội đã góp
phần thêm vào quyền tự do tôn giáo ở đây.
19
Với dân số khoảng 3,9 triệu người, tôn giáo chính của New Zealand là Cơ đốc
giáo. Theo thống kê năm 2001, khoảng 55% dân số ở đây theo Cơ đốc giáo. Ba
giáo phái chính của Cơ đốc giáo là giáo phái Anh, giáo phái Scotland và Hội
Giám lý đã bị giảm số giáo dân trong vòng từ 1996 đến 2001. Trong khi đó giáo
dân của giáo phái Thiên chúa giáo La mã lại gia tăng. Giáo phái Anh có tỉ lệ giáo
dân cao nhất trong Cơ đốc giáo, chiếm 15% dân số New Zealand. Những nhà thờ
Cơ đốc giáo của người Maori đã gia tăng đáng kể trong khoảng thời gian này.

Những người theo phái chính thống, sau khi gia tăng 55% trong khoảng từ 1991
đến 1996, đã giảm đi 19% trong khoảng từ 1996 đến 2001, chỉ còn dưới 1% dân
số.
Những nhóm tôn giáo ngoài Cơ đốc giáo cũng gia tăng. Những người theo đạo
Lão gia tăng 97%, đạo Hồi tăng 73%, đạo Hindu tăng 53%, và đạo Phật tăng
47%. Số giáo dân của đạo Hindu hiện nay chiếm khoảng 1% dân số, đạo Phật
cũng vậy Số người không theo một tôn giáo nào chiếm tỉ lệ khoảng 27% của dân
số New Zealand.
Chính sách của chính phủ nhìn chung là đảm bảo quyền tự do tôn giáo, tuy
nhiên một số doanh nghiệp sẽ bị phạt nếu như họ hoạt động vào những ngày lễ
chính thức như ngày Giáng sinh, ngày Thứ Sáu tuần thánh hay ngày Phục sinh.
Năm 2001 chính phủ đã ra những điều luật mới cho phép một số loại hình kinh
doanh vẫn mở cửa vào ngày Thứ Sáu tuần thánh và ngày Phục sinh. Tuy nhiên
nhiều loại hình kinh doanh khác vẫn bị phạt nếu như hoạt động vào những ngày lễ
Cơ đốc giáo này. Thực tế, chưa có sự phản ánh nào về việc cầm tù hay giam giữ
liên quan đến những vấn đề tôn giáo.
cho người dân nhập cư có thể hòa hợp với nhau thành một xã hội đồng nhất.
Thói quen và cách cư xử:
Giao tiếp:
Họ có thói quen bắt tay khi giao tiếp và coi trọng hình thức ban đầu. Khi thân
quen, việc giao tiếp rất cởi mở, thân ái.
Người Maori chào bằng cách áp nhẹ mũi vào nhau và kết thúc bằng một cái
nắm tay. Kiểu chào này cho đến nay vẫn được sử dụng rộng rãi ở New Zealand,
đặc biệt là trong các nghi lễ. Nghi thức chạm mũi mang ý nghĩa là truyền cho
nhau hơi thở của sự sống. Nếu người Maori chào bạn theo cách này, họ không còn
xem bạn là một người khách nữa mà giống như một người dân của mảnh đất đó.
Họ không thích bị nhầm với người Úc.
20
Trong giao tiếp và làm ăn buôn bán, họ coi trọng chất lượng công việc và sự
thẳng thắn, chân thành.

Chủ đề ưa thích là đất nước, cành quan, con người, văn hóa Niu Di Lân, biển
khơi. Chủ đề cần tránh: đời tư, tôn giáo, năng lượng nguyên tử.
Cách xưng hô:
Họ ưa thích một lối sống đơn giản và thường gọi nhau bằng tên khi giao tiếp
với đồng nghiệp và gia đình.
Trong hoạt động kinh doanh, họ vẫn giữ cách xưng hộ lịch sự với đối tác, trừ
khi đối tác đã là bạn của họ.
Trang phục:
Trang phục Maori truyền thống của người New Zealand phản ánh nguồn gốc
thổ dân nơi vùng tân đảo: áo lanh Maori.
Phong cách ăn mặc thoải mái, đơn giản, phù hợp với tuổi tác và hình thể. Khi
còn trẻ, hầu như mọi kiểu cách quần áo đều có thể mặc được nhưng khi đã bước
qua một ngưỡng nào đó, theo phép lịch sự, họ tìm tới sự hài hòa kín đáo hơn.
Trang phục lịch sự trang nhã là phải phù hợp với hoàn cảnh, phong cách của mỗi
người. Người ta có thể chọn trang phục thoải mái, tiện dụng, trang nhã, lịch sự,
nghiêm túc, đúng cách.
Màu sắc ưa thích: Màu trắng và màu đen.
Ăn uống:
Họ có thể ăn bằng tay ở những bữa ăn không trang trọng ví dụ như một cuộc
dã ngoại, tiệc nướng thịt ngoài trời hoặc khi ăn đồ ăn sẵn mua ngoài. Họ sử dụng
dao dĩa cho những bữa ăn tại nhà hàng.
Ưa thích các sản phẩm từ bò và cừu như thịt, sữa, bơ, pho-mát.
Ảnh hưởng từ Anh quốc, rượu vang là một nét văn hóa trong âm thực tại Úc
và New Zealand. Các buổi trà chiều hàn thuyên với bạn bè cũng một sự ảnh
hưởng của Anh.
New Zealand chú trọng vào buổi ăn tối.
Thói quen tiêu dùng:
Thói quen tiêu dùng khá thoải mái, thích hưởng thụ, lưu giữ những nét truyền
thống nhưng họ cũng khá dễ dàng tiếp nhận cái mới.
Ẩm thực

Các món ăn của New Zealand là sự pha trộn giữa các món Âu, Á và Polynesia.
Những ảnh hướng tổng hợp này đã tạo thành những nét quyến rũ về hương vị
trong các món ăn của đất nước này. Những món ăn có phong cách riêng của New
21
Zealand bao gồm các món cừu, thịt heo, thịt rừng, cá hồi, tôm, hàu, bào ngư, trai,
sò, khoai lang, trái kiwi, và bánh xốp phủ kem - một loại thức ăn tráng miệng của
New Zealand.
Vào mùa hè, người New Zealand thích ăn uống ngoài trời theo lối barbecue.
Kiểu ăn barbecue Kiwi có những món như thịt bò, thịt cừu và hải sản, là một phần
của nền văn hóa tại đây và điển hình cho bản chất thoải mái của người New
Zealand.
Người dân New Zealand nổi tiếng về sự thân thiện thoải mái, sự nồng nhiệt
của họ đối với du khách nước ngoài và thái độ “tự giải quyết” mọi việc trong cuộc
sống hàng ngày. Đi ăn tiệm là một thú vui nhàn rỗi của người dân New Zealand
và có rất nhiều loại nhà hàng, quán ăn và cửa hàng bán thức ăn nhanh để chọn lựa
nhưng bữa ăn tối được xem như bữa ăn chính của hầu hết người New Zealand.
Thể thao
Người New Zealand có khuynh hướng hoạt động ngoài trời, những môn được
ưa thích ở đây là trượt tuyết, đánh Golf, trượt nước, chơi các môn thể thao đội
nhóm (như bóng tròn, rugby hay bóng bầu dục) cùng với các môn thể thao mạo
hiểm khác như lướt sóng, lặn, trượt tuyết trên ván và leo núi
Bóng bầu dục: New Zealand là quốc gia mạnh nhất về bóng bầu dục trên thế
giới và đội bóng quốc gia, đội All Blacks đã trở thành một huyền thoại trong môn
thể thao này. Đội All Blacks này đã được coi là một đội vô địch. Một trong những
thời kỳ huy hoàng nhất của đội bóng này bắt đầu từ lúc New Zealand đoạt giải thế
giới năm 1987 và giữ chức vô địch thế giới trong suốt 3 năm rưỡi, từ 1987 đến
1990. Năm 1990 môn bóng bầu dục trở thành một môn thể thao chuyên nghiệp.
Những cầu thủ môn bóng bầu dục đã kiếm được những món tiền lớn qua nghề
nghiệp này.
Du thuyền: New Zealand là quốc gia hàng đầu trong bộ môn du thuyền và

Auckland đã trở thành kinh đô của môn thể thao này ở New Zealand. New
Zealand đã đoạt cúp America (giải thưởng lớn nhất và lâu đời nhất trên thế giớ
của môn du thuyền) này lần đầu vào năm 1995 tại San Diego và lần thứ hai năm
22
2000. New Zeland là quốc gia đầu tiên đã thắng một nước ngoài nước Mỹ trong
bộ môn này.
Giao thông: Việc di chuyển ở New Zealand thuận tiện bởi hệ thống vận
chuyển công cộng nối dài cùng, xe khách, xe lửa với các dịch vụ hàng không dân
dụng (24 hãng hàng không quốc tế lớn và hai hãng nội địa).
Nghệ thuật:
Hai họa sĩ Âu châu được ca ngợi nhất của New Zealand là Colin McCahon
(1919-87) và Frances Hodgkins (1869- 1947). Những họa sĩ người Âu đầu tiên ở
New Zealand là các họa sĩ vẽ phác thảo như William Hodges, người đã theo
thuyền trưởng Cook trong chuyến du hành đến Thái Bình Dương và họa sĩ quân
đội Edward Arthur Williams. Những phong cách ít chính quy hơn của chủ nghĩa
hiện thực lãng mạn đã phát triển qua giai đoạn 1860-80, với các cộng đồng nghệ
thuật được hình thành ở Auckland (1870), Otago (1876), Canterbury (1880) và
Wellington (1882). Những trường phái nghệ thuật đầu tiên được hình thành ở
Dunedin vào năm 1870 và ở Canterbury vào năm 1882.
Nghệ thuật vẽ chân dung đã hưng thịnh vào đầu thế kỷ 20, bao gồm cả chân
dung người trong khung cảnh ngoài trời hay nội thất. Chân dung nhiều người
Maori đã được vẽ trong thời kỳ này, nổi bật nhất là các tranh của Charles F
Goldie. Hội họa trong nửa đầu thế kỷ 20 đã thay đổi từ những hình ảnh sung túc
của đất nước sang những thể hiện dai dẳng về sự khó khăn ở cả phong cách hiện
thực lẫn phong cách biếu tượng.
Trong nửa sau của thế kỷ 20, nghệ thuật đã chuyển hướng từ chủ nghĩa lập thể
sang nghệ thuật trừu tượng và nghệ thuật truyền thông đại chúng. Và giữa thập kỷ
1970 nghệ thuật từ chủ nghĩa hiện thực đã chuyển sang chủ nghĩa biểu tượng.
Điện ảnh
Cơ quan Phim ảnh Quốc gia được thành lập năm 1941, bắt đầu với những bộ

phim tài liệu về chiến tranh. Phim màu đầu tiên được quay năm 1972.
Những diễn viên nổi tiếng của New Zealand có Sam Neill, đóng vai nam chính
trong phim 'Jurassic Park' (Công viên Kỷ Jura), và Russell Crowe, người đoạt giải
thưởng Hàn lâm về diễn viên xuất sắc nhất trong phim 'Gladiator' (Đấu sĩ) Nữ đạo
23
diễn Jane Campion đã đoạt giải Hàn lâm với phim 'The Piano' (Đàn Dương cầm)
(1993).
Đạo diễn Peter Jackson hiện nay đang nhận được nhiều sự chú ý của thế giới
về bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết của J.R.R. Tolkien, 'The Lord of the Rings'
(Chúa Tể của Những Chiếc Nhẫn). Những hãng phim hàng đầu là Frame Up
Films Ltd., He Taonga Productions và James Wallace Productions.
Văn học
New Zealand đã có một nền văn học truyền khẩu sâu sắc về những bài thơ,
những câu chuyện truyền thuyết, những thiên anh hùng ca và những bài kinh của
người Maori. Phong cách tường thuật của những tác phẩm này rất nổi bật với lối
kể lại những chuyện quá khứ trong thời kỳ hiện tại. Những học giả người Âu đã
lưu trữ rất nhiều tác phẩm Maori vào nửa cuối thế kỷ 19, khi họ tin rằng người
Maori đang bị tuyệt chủng. Kho thông tin này từ đó đã được phổ biến không
những cho những người Maori cần nghiên cứu về di sản văn hóa của họ, mà còn
qua những chương trình học tại các trường đại học của New Zealand.
Âm nhạc
Hai trong số những đơn vị nghệ sĩ được thế giới ca ngợi của New Zealand
trong thế kỷ 20 là ca sĩ hát giọng nữ cao cổ điển Dame Kiri Te Kanawa, và ban
nhạc pop/rock Crowded House. Te Kanawa sinh tại Gisborne năm 1944, nhưng cô
lại nổi tiếng sau khi biểu diễn tại Nhà hát Opera Hoàng gia tại Luân Đôn năm
1971. Crowded House cũng nhận được nhiều vinh dự. Neil và Tim Finn, hai anh
em của ban nhạc này đã được giải thưởng OBE năm 1993. Những nhạc sĩ nổi bật
có Douglas Lilburn, đã được Vaughan Williams dạy tại Viện Hàn lâm Hoàng gia
Luân Đôn. Ngoài ra có người làm trò vui là Howard Morrison, một người Maori
đã được đề cử làm đại sứ văn hóa năm 1986.

Lễ hội: nhiều lễ hội truyền thống diễn ra quanh năm, có thể kể đến như:
Lễ hội Nghệ thuật Biểu diễn Truyền thống Maori : tổ chức hai năm một lần,
kéo dài trong 3 ngày vào tháng 2.
Lễ hội New Zealand: tổ chức hai năm một lần, kéo dài 3 tuần trong tháng 2 và
tháng 3. Vào dịp lễ hội lần thứ tám (năm 2000), 265.000 vé đã được bán ra cho
các hoạt động nghệ thuật với trên 1.000 diễn viên. Tại đây, cuộc Diễu hành Quân
24
đội Edinburgh lần đầu tiên được tổ chức ngoài Scotland, tại sân vận động mới của
Wellington.
Lễ hội Nghệ thuật Christchurch:tổ chức hai năm một lần, kéo dài 3 tuần từ
tháng 7 đến tháng 8.
Lễ hội Mùa Đông Queenstown: tổ chức hàng năm vào tháng 7. Lễ hội này bắt
đầu có từ năm 1973, kéo dài 10 ngày và tập trung vào các trò chơi thể thao mùa
Đông trên đỉnh Coronet.
Ngoài ra còn có:Lễ hội Nông nghiệp Auckland, lễ Kỷ niệm Waitangi, Đua
thuyền trên sông Ngaruawahia và Lễ hội Nhạc Jazz. Lễ hội này kéo dài suốt gần
20 ngày, với các nghệ sĩ từ New Zealand, châu Âu, Mỹ, châu Á và Úc biểu diễn
các loại âm nhạc truyền thống và hiện đại. Trung tâm của nội dung trong lễ hội
này là nhạc jazz.
Giáo Dục:
Trường công lập phổ biến ở New Zealand. Các trường dành cho cả nam sinh
và nữ sinh.
Tiểu học: lớp 1 – lớp 8 (độ tuổi từ 5 -12 tuổi).
Trung học: lớp 9 – lớp 13 (độ tuổi từ 13 – 19 tuổi). ở bậc học này học sinh sẽ
tham gia 3 kì thi cấp chứng chỉ quốc giá tên NCEA
Kì thi chứng chỉ quốc gia cấp độ 1 (NCEA) vào năm lớp 11 , hết kì thi này
học sinh có thể vào học tại các trường cao đẳng thời gian 01 năm để lấy chứng
chỉ, học tiếp 01 năm sau chứng chỉ để lấy bằng Diplom 02 năm và 01 năm tiếp
theo tại trường ĐH chuyên ngành
Kì thi chứng chỉ quốc gia cấp độ 2 (NCEA) vào năm lớp 12, hết kì thi này học

sinh có thể vào học thẳng cao đẳng 02 năm lấy bằng Diplom sau đó học 01 năm
ĐH chuyên ngành
Kì thi chứng chỉ quốc gia cấp độ 3 (NCEA) vào năm lớp 13, Hết kì thi này
học sinh vào thẳng ĐH chuyên ngành 03 năm.
Sau ĐH học sinh có thể vào học 02 năm tiếp theo để lấy bằng cao học
(Master) và 04 năm lấy bằng Doctor.
II. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của các cá nhân và
các cộng đồng trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế hệ, hoạt động sáng tạo ấy
25
đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những
yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc.
Theo UNESCO: “Văn hóa là một phức thể, tổng thể đặc trưng, diện mạo về
tinh thần, vật chất, trí thức, linh cảm…. khắc hoặc nên bản sắc của một cộng
đồng gia đình, xóm làng quốc gia xã hội … Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ
thuật, văn chương mà cả những quyền cơ bản của con người, những hệ giá trị,
những truyền thông, tín ngưỡng,…
Biểu hiện của văn hóa trong thực tế:
Các giá trị tinh thần là các sản phẩm tinh thần mà các cá nhân hay cộng
đồng sáng tạo ra trong lịch sử và còn được dùng cho đến ngày nay. Các giá trị
này bao gồm 2 loại sau:
* Các giá trị xã hội là tổng thể các quan niệm của cộng đồng về sự tồn tại
và phát triển cộng đồng vững mạnh vì sự phồn vinh hạnh phúc cho nhân dân.
* Các kỹ thuật chế tác là các yếu tố kỹ thuật và công nghệ do các cá nhân
hay cộng đồng sang tạo ra từ xưa đến nay đang được sử dụng trong cuộc sống
hang ngày.
Các giá trị vật chất là các hiện vật đang được dung trong đời sống xã hội
hang ngày, chúng bao gồm:
* Các công trình kiến trúc đã được xây dựng lên và được sử dụng trong
đời sống xã hội hang ngày như: cầu cống, đường xá,…

* Các sản phẩm đang được sử dụng để phục vụ cho sản xuất và tiêu dung
như: ô tô, máy bay, tàu hỏa, …
Vai trò của văn hóa:
* Văn hóa là cơ sở xã hội hóa các cá nhân: Trong thực tế cuộc sống của
mỗi cá nhân, văn hóa được thể hiện là những nhận thức xã hội của mỗi người
để đảm bảo đời sống của chính họ. Tất cả những điều đó các cá nhân học hỏi và
lĩnh hội được thông qua quá trình xã hội hóa các các nhân. Do đó văn hóa là cơ
sở của nền văn hóa đã trở thành con người của xã hội, hòa đồng vào xã hội.

×