Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số theo pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.82 KB, 96 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT






PHẠM HỒNG HẢI





BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ
TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM


Chuyên ngành: Luật Dân sự
Mã số: 60 38 30





LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC




Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Quế Anh



HÀ NỘI - 2013



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn
trong luận văn là đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung
thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, ngày tháng 01 năm 2013
TÁC GIẢ LUẬN VĂN



Phạm Hồng Hải









MỤC LỤC

Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 4
3. Kết cấu của luận văn 4
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HỘ
QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ 5
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ 5
1.1.1. Khái niệm quyền tác giả 5
1.1.2. Nội dung quyền tác giả 8
1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ VÀ
BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ
THUẬT SỐ 11
1.2.1 Khái quát chung về môi trường kỹ thuật số 11
1.2.2 Sự cần thiết của việc bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ
thuật số 14
1.3 CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ CÓ LIÊN QUAN VỀ BẢO HỘ
QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ 16
1.4 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ
QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ 19
1.4.1 Trước khi Bộ luật Dân sự 2005 ban hành 19
1.4.2 Từ khi Bộ luật Dân sự 2005 ban hành 20



Chương 2: NHỮNG QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ BẢO HỘ QUYỀN
TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 26
2.1. NHỮNG BỘ PHẬN CẤU THÀNH CỦA QUYỀN TÁC GIẢ
TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM 26
2.1.1. Đối tượng bảo hộ quyền tác giả 26
2.1.2. Chủ thể của quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số 30
2.1.3. Cơ chế bảo hộ quyền tác giả 36
2.1.4. Nội dung quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số 36
2.1.5. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số 43
2.2. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI MÔI
TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TỪ SAU
KHI LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐƯỢC BAN HÀNH ĐẾN NAY 45
2.2.1. Các biện pháp bảo vệ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số 45
2.2.2. Thực tiễn áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền tác giả trong môi
trường kỹ thuật số 51
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI
TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC THI CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ 75
3.1. NHU CẦU CẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ
QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ 76
3.1.1. Xuất phát từ nhu cầu hội nhập quốc tế 76
3.1.2. Xuất phát từ nhu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam 76
3.1.3. Xuất phát từ nhu cầu bảo hộ quyền tác giả đối với tác giả, chủ sở
hữu quyền tác giả 78


3.2. CÁC KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ
THUẬT SỐ 79
3.2.1. Sự cần thiết ban hành một văn bản pháp luật về bảo hộ quyền tác
giả trong môi trường kỹ thuật số 79
3.2.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành về quyền tác giả
trong môi trường kỹ thuật số 79
3.3. CÁC KIẾN NGHỊ CHỦ YẾU ĐỐI VỚI NÂNG CAO HIỆU
QUẢ THỰC THI CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ QUYỀN TÁC
GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ 80
3.3.1. Nâng cao năng lực kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm quyền
tác giả trong môi trường kỹ thuật số 80
3.3.2. Nâng cao ý thức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và
người sử dụng 81
3.3.3. Nâng cao năng lực xét xử của Tòa án trong giải quyết tranh chấp và
xét xử các vụ án về xâm phạm quyền tác giả trong môi trường KTS 82
3.3.4. Tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo hộ và bảo vệ quyền tác giả
trong môi trường kỹ thuật số 83
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TA
̀
I LIÊ
̣
U THAM KHA
̉
O 88


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

SHTT: Sở hữu trí tuệ

BLDS: Bô luật dân sự
QTG: Quyền tác giả
MTKTS: Môi trường kỹ thuật số
PC: Personal Computer (Máy tính cá nhân)
PDA: Personal Digital Assistant (Thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ
cá nhân )
Công ước Berne: Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và
nghệ thuật 1886
Hiệp định TRIPS: Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại
của quyền sở hữu trí tuệ (AGREEMENT ON
TRADE – RELATED ASPECTS OF IPR – TRIPS)
Hiệp ước WIPO: Hiệp ước của WIPO về Quyền tác giả (WCT) (1996)
với Các tuyên bố đã được thông qua của Hội nghị
ngoại giao thông qua Hiệp ước và Các quy định của
Công ước Berne (1971) dẫn chiếu trong Hiệp ước
Công ước UCC: Công ước toàn cầu về bản quyền
CD: Compact disk (đĩa Compact)
EU: European Union (Liên minh châu Âu)

1
MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu và
hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng và bao giờ
cũng là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Chưa bao giờ các vấn đề
liên quan đến việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) lại đặt ra gay gắt,
cấp bách như hiện nay.
Trí tuệ vốn là tài sản của công dân, vì vậy, bản thân các quan hệ của

quyền tác giả, quyền tác giả quyết định nội dung pháp luật bảo hộ nó. Thực tế
cho thấy, hiện nay, tình trạng vi phạm bản quyền diễn ra ở hầu hết các lĩnh
vực với các hình thức và mức độ khác nhau, nhất là trong lĩnh vực âm nhạc
số, sách điện tử (Ebook), báo điện tử,… Tình trạng này gây thiệt hại và ảnh
hưởng tiêu cực đến hoạt động sáng tạo, môi trường đầu tư, phát triển kinh tế -
văn hóa - xã hội của đất nước và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong
môi trường kỹ thuật số hiện nay ngày càng phát triển và được sử dụng rộng
rãi trong đó có quyền tác giả. Tính chất “lan truyền” nhanh của môi trường
này đã tạo cơ hội cho người sử dụng tiếp cận quyền tác giả một cách nhanh
nhất, song các hành vi xâm phạm quyền tác giả trong lĩnh vực này cũng khá
phổ biến, dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong thời gian quan Nhà nước ta
đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để bảo hộ, nhưng thực tiễn áp dụng chưa
mang lại hiệu quả cao.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn: "Bảo hộ quyền tác giả
trong môi trường kỹ thuật số theo pháp luật Việt Nam" để làm đề tài cho
luận văn cao học luật của mình.

2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của vấn
đề bảo hộ quyền tác giả, quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số theo quy
định của pháp luật Việt Nam hiện nay. Qua đó làm sáng tỏ các luận cứ khoa
học về bảo hộ quyền tác giả nói chung và bảo hộ quyền tác giả trong môi
trường kỹ thuật số nói riêng. Trên cơ sở đó, xây dựng và kiến nghị một số
giải pháp để hoàn thiện quy định về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường
kỹ thuật số của Việt Nam hiện nay.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được những mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết những
nhiệm vụ sau đây:

+ Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về bảo hộ quyền tác giả.
+ Đánh giá toàn diện về thực trạng hoạt động bảo hộ quyền tác giả
trong môi trường kỹ thuật số ở nước ta hiện nay.
+ Tìm ra những hạn chế, bất cập trong các quy định về bảo hộ quyền
tác giả hiện nay ở nước ta.
+ Đưa ra các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện vào hệ thống pháp
luật về bảo hộ quyền tác giả nói chung và bảo hộ quyền tác giả trong môi
trường kỹ thuật số nói riêng.
+ Đáp ứng yêu cầu bảo hộ quyền tác giả và nhu cầu phát triển kinh tế,
nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
1.3 Tính mới và những đóng góp của đề tài
Việc tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống các chính sách, quy định
pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số ở nước ta
trong tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, nhất là từ khi Việt Nam
gia nhập tổ chức Thương mại thế giới là điều cần thiết để góp phần hoàn thiện

3
hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ quyền tác giả, mà cụ thể
là quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số nói riêng.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài, mong muốn được đóng góp:
- Mang lại cách nhìn tổng quan và cụ thể các vấn đề khoa học pháp lý
liên quan đến hoạt động sử dụng bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ
thuật số hiện nay.
- Đưa ra và luận giải một số quan điểm cơ bản về tình trạng vi phạm
bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số hiện nay ở nước ta.
- Qua việc nghiên cứu, phân tích những khó khăn, thách thức, cách
nhìn nhận về vai trò và vị trí của việc sử dụng các quyền tác giả, quyền tác giả
trong môi trường kỹ thuật số ở nước ta từ đó nhằm nâng cao dần ý thức trách
nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức sử dụng các tác phẩm trong đời sống.
- Mong muốn mang lại một cái nhìn mới về việc bảo hộ quyền tác giả

trong môi trường kỹ thuật số. Góp phần vào công cuộc bảo vệ, chống vi phạm
quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số hiện nay ở nước ta. Sẽ góp phần
hoàn chỉnh hành lang pháp lý, đảm bảo an toàn, khuyến khích và bảo hộ có
hiệu quả các hoạt động sáng tạo cũng như thu hút sự đầu tư.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm
2009), quyền tác giả là một quyền rộng bao gồm nhiều đối tượng trong các
lĩnh vực như: văn học, nghệ thuật, khoa học… Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu
của đề tài này chỉ tập trung việc phân tích, làm rõ các quy định của quyền tác
giả trong môi trường kỹ thuật số theo pháp luật Việt Nam {Bộ luật Dân sự
(BLDS) 2005, Luật SHTT 2005 và các văn bản pháp luật khác có liên quan},
song song với việc nghiên cứu thực trạng thi hành các quy định đó hiện nay
được thực hiện như thế nào.

4
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về bảo hộ quyền tác giả.
Đánh giá thực trạng hoạt động bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ
thuật số. Tìm ra những hạn chế, bất cập cần phải khắc phục và đưa ra các giải
pháp trong các quy định về bảo hộ quyền tác giả hiện nay ở nước ta.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật lịch sử, Chủ nghĩa duy vật biện
chứng, phép duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về Nhà nước và pháp luật.
- Các phương pháp cụ thể: phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp.
3. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo hộ quyền tác giả.

Chương 2: Những nội dung cơ bản của bảo hộ quyền tác giả đối với
môi trường kỹ thuật số theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn thực thi.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền tác
giả trong môi trường kỹ thuật số và nâng cao hiệu quả thực thi các biện
pháp bảo vệ.



5
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ
TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ
1.1.1. Khái niệm quyền tác giả
Mục đích chung nhất của hoạt động bảo hộ quyền tác giả là khuyến
khích các hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học.
Sản phẩm của quá trình này là các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.
Vì vậy, hoạt động bảo hộ quyền tác giả một cách tương xứng và có hiệu quả
trong một quốc gia sẽ có vai trò quan trọng trong việc làm giàu và phong phú
nền di sản văn hóa đất nước, góp phần đáng kể vào công cuộc phát triển kinh
tế, thương mại, văn hóa, giáo dục quốc gia. Thực tế chứng minh là tại các
quốc gia có nền công nghiệp bản quyền phát triển thì đều có đóng góp rất lớn
vào nền kinh tế quốc dân, có khi chiếm tỷ trọng tới 10% GDP. Vì thế mà
khuyến khích hoạt động sáng tạo trí tuệ, phổ biến các sáng tạo đó là điều kiện
thiết yếu đối với quá trình phát triển kinh tế. Số lượng sáng tạo trí tuệ của một
quốc gia càng nhiều thì quốc gia đó càng có điều kiện để phổ biến các giá trị
trí tuệ đó trong và ngoài nước thông qua việc phát triển các ngành công
nghiệp sách báo, băng đĩa ghi âm, ghi hình, công nghiệp giải trí,…
Do vậy, cùng với việc khuyến khích hoạt động sáng tạo, hoạt động bảo

hộ còn dành sự khuyến khích xứng đáng, cổ vũ cho nguồn nhân lực chuyên
nghiệp thực hiện việc phổ biến và quảng bá các sản phẩm trí tuệ đã có sự đầu
tư thời gian và các nguồn lực tài chính khác phục vụ cho công việc đó.
Pháp luật có vai trò quan trọng trong hoạt động bảo hộ quyền tác giả.
Hoạt động bảo hộ quyền tác giả được hiểu là việc quy định thông qua pháp
luật các quyền hoặc một số ngăn cấm các hành vi phi pháp cụ thể, vì lợi ích

6
của các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khác, nhằm đảm bảo những quyền
lợi hợp lý và chính đáng của các chủ thể nhất định đối với tác phẩm, đặc biệt
là trong trường hợp các chủ thể khác trong xã hội sử dụng các đối tượng này.
Bảo hộ quyền tác giả một cách hoàn chỉnh có nghĩa là trao hiệu lực cho các
quyền nói trên và xử lý các hành vi vi phạm thông qua các chế tài phù hợp và
áp dụng các biện pháp thi hành trong hoạt động tố tụng chống vi phạm đối với
các hành vi xâm hại đến những quyền lợi hợp pháp của các chủ thể quyền.
Quyền tác giả nói chung được hiểu là quyền nhân thân và tài sản đối với
một tác phẩm của tác giả mà tác phẩm đó là kết quả của hoạt động sáng tạo của
chính mình, như: quyền sao chép tác phẩm và quyền phân phối hoặc phổ biến
các tác phẩm đến công chúng bằng bất kỳ phương tiện nào và cũng còn được
hiểu là quyền về việc cho phép người khác sử dụng các tác phẩm theo những
cách thức cụ thể. Có những trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu
quyền tác giả thì chỉ có các quyền nhân thân không gắn với tài sản.
Hầu hết pháp luật về quyền tác giả của các quốc gia đều phân biệt rõ
giữa quyền kinh tế và quyền tinh thần, hai loại quyền này hợp lại thành quyền
tác giả. Thông thường có những hạn chế nhất định do pháp luật đặt ra như về
loại hình tác phẩm đủ tiêu chuẩn bảo hộ và về việc thực thi các quyền của các
tác giả bao hàm trong Quyền tác giả. Khái niệm này được đề cập tại Công ước
BERNE, Điều 2(3) Công ước Quyền tác giả toàn cầu (UCC), Điều I Công
ước ROME, Điều I Công ước bản ghi âm, Điều 3 Mẫu Tunis, Điều 11(2) và
mẫu ROME, Điều 1[7],[9],[10].

Theo luật quyền tác giả, các quyền thuộc quyền tác giả gồm các quyền
cấu thành nội hàm của quyền tác giả đối với tác phẩm về các phương thức
hoặc các khía cạnh khác nhau của việc sử dụng tác phẩm. Nó được xác định
rõ trong luật quyền tác giả về các hành vi quan trọng nhất mà dựa vào đó chủ
sỡ hữu quyền tác giả cần phải được bảo hộ. Thông qua việc thi hành các

7
quyền đó, chủ thể sở hữu quyền có thể tự khai tác phẩm hoặc cho phép những
chủ thể khác trong xã hội làm công việc đó. Ngoài các quyền kinh tế và quyền
tinh thần này, cũng có các quyền tác giả tới cả hai loại quyền đó, như quyền
về phóng tác hoặc về dịch, thuộc nhóm quyền làm tác phẩm phái sinh, phản
ánh các quyền lợi liên quan đến tới sự toàn vẹn của tác phẩm gốc và các
quyền lợi kinh tế về việc khai thác tác phẩm đó dù là dưới hình thức đã được
phóng tác, cải biên, chuyển thể, chuyển ngữ (Công ước BERNE, Điều 1;
Công ước Quyền tác giả Toàn cầu (UCC) , Điều I) [7],[10].
Chủ sở hữu của quyền tác giả được hiểu chung là chủ thể mà quyền tác
giả đối với tác phẩm thuộc về người đó. Chủ sỡ hữu quyền tác giả nguyên
thủy theo thông lệ chung và ngoài trừ một vài trường hợp đặc biệt thay đổi
theo các luật quyền tác giả khác nhau, là tác giả, người chiếm hữu quyền tác
giả theo luật trên cơ sở sáng tạo ra tác phẩm. Một số luật quyền tác giả cho
phép chuyển giao toàn bộ hoặc một phần Quyền tác giả và lúc đó người được
chuyển giao sẽ trở thành chủ sở hữu toàn bộ hoặc một phần Quyền tác giả đã
được chuyển giao (Công ước BERNE, Điều 14 bis (1); công ước Quyền tác
giả Toàn cầu (UCC) , Điều V(2); mẫu Tunis, Điều II) [7],[10].
Như vậy, có thể hiểu Quyền tác giả hay tác quyền (tiếng Anh:
copyright) là độc quyền của một tác giả cho tác phẩm của người này.
Quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn
hóa (cũng còn được gọi là tác phẩm) thí dụ như các bài viết về khoa học
hay văn học, sáng tác nhạc, ghi âm, tranh vẽ, hình chụp, phim và các
chương trình truyền thanh. Quyền này bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi

ích kinh tế của tác giả trong mối liên quan với tác phẩm này. Quyền tác giả
không cần phải đăng ký và thuộc về tác giả khi một tác phẩm được ghi giữ
lại ít nhất là một lần trên một phương tiện lưu trữ. Quyền tác giả thông
thường chỉ được công nhận khi sáng tạo này mới, có một phần công lao của

8
tác giả và có thể chỉ ra được là có tính chất duy nhất. Quyền tác giả được
quy định khác nhau trong các nước trên thế giới.
1.1.2. Nội dung quyền tác giả
Nội dung quyền tác giả bao gồm các quyền của các chủ thể tham gia
QHPLDS này, cụ thể là của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. Đó cũng là
trọng tâm của sự ra đời luật bảo hộ quyền tác giả. Như vậy quyền tác giả
không chỉ đơn thuần là quyền của tác giả mà còn là quyền của chủ sở hữu
quyền tác giả. Hiện nay, quyền tác giả được tập trung lại thành hai mảng lớn:
quyền nhân thân và quyền tài sản.
- Quyền nhân thân
Quyền nhân thân bao gồm quyền nhân thân không gắn với tài sản và
quyền nhân thân gắn với tài sản. Các quyền nhân thân không gắn với tài
sản là những quyền gắn liền với các giá trị nhân thân của tác giả và không
thể chuyển giao, bao gồm ba quyền: quyền được đặt tên tác phẩm, đứng tên
tác phẩm và bảo vệ sự toàn vẹn của nội dung tác phẩm. Nếu chúng ta ví tác
phẩm là đứa con tinh thần của tác giả, thì các quyền nhân thân này cũng
tương tự quyền của cha mẹ được đặt tên cho con, nhận con và bảo vệ chăm
sóc con cái. Vì là quyền nhân thân không được chuyển giao nên nó chỉ
được dành cho tác giả (cho dù đồng thời hay không đồng thời là chủ sở hữu
quyền tác giả). Các quyền này ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và danh dự
của tác giả, tồn tại một cách độc lập đối với quyền tài sản, gắn liền với tác
giả kể cả khi quyền sử dụng, định đoạt tác phẩm đã được chuyển giao. Các
quyền nhân thân không gắn với tài sản được bảo hộ vô thời hạn, khác với
những quyền khác được bảo hộ có thời hạn[23].

Về quyền bảo vệ sự toàn vẹn nội dung của tác phẩm, là quyền bảo vệ
sự toàn vẹn liên quan đến "nội dung tác phẩm".
Mặc dù quyền nhân thân không gắn với tài sản cũng là quyền quan

9
trọng, nhưng quyền quan trọng nhất trong tất cả các nội dung của quyền tác
giả là các quyền nhân thân gắn với tài sản. Đó là quyền cho hay không cho
người khác sử dụng tác phẩm. Chính từ này làm phát sinh bản chất độc quyền
của quyền tác giả. Nhiều ý kiến cho rằng, trước kia khi chưa có quyền tác giả
vẫn có nhà văn, nhạc sỹ, nhà khoa học. Họ có quyền đặt tên, đứng tên, bảo vệ
sự toàn vẹn của tác phẩm, sử dụng tác phẩm hay nhận thù lao, giải thưởng.
Nay có quyền tác giả, thì cũng chính những người đó có những quyền này,
chẳng có gì khác. Hay nói khác đi, các chế định về quyền tác giả không mang
lại cho các chủ thể nhiều quyền hơn cái bản thân họ từ trước đến nay vẫn có.
Nhận xét trên không sai nếu chúng ta quên mất một quyền của tác giả/chủ
sở hữu quyền tác giả, đó là quyền cho hay không cho người khác sử dụng tác
phẩm, vì thế nó chỉ dành cho chủ sở hữu quyền tác giả và tác giả nếu như tác
giả cũng đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả.
- Quyền tài sản
Theo luật Việt Nam, quyền tài sản bao gồm quyền sử dụng và quyền
được khai thác tác phẩm dưới các hình thức do pháp luật quy định và
chuyển giao các quyền này cho những người khác. Thông thường chủ
sở hữu quyền tác giả được hưởng quyền sử dụng, còn tác giả được hưởng
thù lao, giải thưởng. Quyền sử dụng bao gồm quyền làm tác phẩm phái
sinh như cải biên, chuyển thể; biểu diễn tác phẩm trước công chúng, công
bố, phổ biến, trình diễn; sao chép; truyền đạt bằng các phương tiện hữu
tuyến hoặc vô tuyến, mạng thông tin điện tử bằng cách ghi âm, ghi hình,
phát thanh truyền hình; cho thuê tác phẩm. Các quyền này do tác giả, chủ
sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực
hiện. Mọi hành vi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền

nêu trên đều phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật
chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả [23].

10
Các hành vi sử dụng tác phẩm quan trọng nhất bao gồm:
- Sao chép và phân phối, bán tác phẩm: hành vi sao chép có thể bao
gồm sao chép toàn bộ tác phẩm hay một phần quan trọng của tác phẩm. Sao
chép khác với trích dẫn. Trích dẫn là việc sử dụng một phần tác phẩm (không
đáng kể) của người khác để nêu bật ý tác giả. Việc trích dẫn phải không đơn
thuần vì mục đích kinh doanh, không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng bình
thường tác phẩm và phải nêu nguồn gốc tác phẩm. Các hành vi sử dụng không
phải là trích dẫn đều có thể bị coi là sao chép và phải được sự đồng ý của chủ
sở hữu quyền tác giả. Sao chép có thể tiến hành dưới dạng trực tiếp (chẳng
hạn như thu băng đĩa, photocopy, sao phần mềm trên ổ cứng máy vi tính) hay
dưới dạng gián tiếp (như dùng máy ghi âm, máy quay phim để ghi âm, ghi
hình buổi hoà nhạc hay một bộ phim chiếu ở rạp).
- Công bố, phổ biến, phát thanh, truyền hình: quyền này còn được
gọi là quyền "truyền thông đến công chúng" bao gồm các hành vi trình
diễn, phân phối tác phẩm đến một số lượng đáng kể người sử dụng. Như
bao gồm trình diễn một vở kịch hay một buổi hoà nhạc, phát hành một đĩa
nhạc. Việc đưa một tác phẩm lên mạng ngày nay cũng được coi là truyền
thông đến công chúng.
- Dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, tuyển tập, chú giải (còn gọi là
làm tác phẩm phái sinh). Khi một người muốn dịch, cải biên, chuyển thể một
tác phẩm, họ phải xin phép chủ sở hữu quyền tác giả gốc, bởi vì những hành
vi kể trên là những hành vi sử dụng tác phẩm, mà chủ sở hữu quyền tác giả có
quyền cho hay không cho (Điều 738 BLDS). Ngoài ra, khi một nhà xuất bản
muốn phát hành một tác phẩm viết, cũng phải xin chấp thuận của chủ sở hữu
quyền tác giả. Mọi hành vi sử dụng tác phẩm mà không được sự đồng ý từ
trước của chủ sở hữu quyền tác giả đều bị coi là xâm phạm quyền tác giả (trừ

các trường hợp sử dụng hạn chế do pháp luật quy định). Tác phẩm dịch,

11
phóng tác, cải biên, chuyển thể được coi là những tác phẩm riêng, khác với
tác phẩm gốc.
1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ VÀ
BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ
1.2.1 Khái quát chung về môi trường kỹ thuật số
1.2.1.1 Khái niệm kỹ thuật số
Kỹ thuật số là kiểu tín hiệu và định dạng dữ liệu trong ngành điện tử,
sử dụng các trạng thái rời rạc khác với tương tự, dùng những thay đổi liên tục
của tín hiệu.
- Các tín hiệu số tồn tại như các chuỗi số theo thời gian. Thường sử
dụng các bit (số) “0” và “1”.
- Bit (viết tắt b) là đơn vị thông tin. Bit có thể nhận 2 giá trị 0 hoặc 1.
Nó có thể được biểu diễn theo nhiều cách khác nhau. Có thể là trạng thái đóng
hay mở của mạch điện, một vệt khắc bằng tia laser trên bề mặt đĩa CD,… .
Các bit có thể dùng để thể hiện số tự nhiên trong hệ nhị phân.
- Từ số còn dùng để chỉ phương pháp lưu trữ dữ liệu ở dạng số (nhị
phân). Ví dụ hình ảnh kỹ thuật số - nghĩa là hình được lưu trữ ở dạng số, tức
các màu được mô tả bằng các bit.
- Hệ nhị phân (hay hệ đếm cơ số 2) là một hệ đếm cùng hai ký tự để
biểu đạt một giá trị số, bằng tổng số các lũy thừa của 2. Hai ký tự đó thường
là 0 và 1; chúng được dùng để biểu đạt hai giá trị hiệu điện thế tương ứng (có
hiệu điệu thế hoặc hiệu điện thế cao là 1 và không có, hoặc thấp là 0). Do có
ưu điểm tính toán đơn giản, dễ dàng thực hiện về mặt vật lý, chẳng hạn như
trên các mạch điện tử, hệ nhị phân trở thành một phần kiến tạo căn bản trong
các máy tính hiện nay.
Như vậy kỹ thuật số được hiểu là mô tả được hiện tượng tự nhiên bằng
một chuỗi theo thời gian của hai mức luận lý 0 và 1. Tính năng của kỹ thuật

số có những ưu điểm như sau:

12
Thứ nhất là đơn giản trong lưu trữ. Thay vì ghi âm ghi hình phức tạp
bằng nhiều mức trong các băng từ tính như băng video, băng cassette… người
ta chỉ cần ghi bằng cách đục các lỗ để tượng trưng cho luận lý 0 và 1. Đĩa CD,
VCD và DVD theo nguyên tắc này. Người ta đục lỗ rồi cho tia laser chiếu qua
để đọc lại dữ liệu.
Thứ hai là giao tiếp từ xa. Thay vì phát thanh truyền hình phải xử lý tín
hiệu ở nhiều mức, gây méo mó, nghẹt tiếng, sai màu… bây giờ chỉ còn truyền
hai mức 0 và 1 dễ truyền, hình ảnh âm thanh được giữ nguyên gốc.
Thứ ba là biến hóa. Các chuỗi luận lý 0 và 1 dễ dàng được các nhà toán
học xử lý biến hóa vô cùng. Các mạch lọc số cho ra các âm thanh vòm
(surround) đủ các kiểu nghe rất hấp dẫn và hoành tráng. Các phương thức xử
lý ảnh số cho ra vô vàn các ảnh ghép, các kỷ xảo truyền hình mà tín hiệu
tương tự không thể làm được.
1.2.1.2 Về môi trường kỹ thuật số
Môi trường kỹ thuật số hiểu theo nghĩa phổ quát nhất là chỉ tất cả tổ
hợp các yếu tố bên ngoài, bao trùm của một hệ thống kiểu tín hiệu và định
dạng dữ liệu dựa trên thuật số, ở dạng nhị phân với đơn vị là các bit, dùng hai
ký tự để biểu đạt một giá trị số (số), “0” và “1”, trên cở sở tổng số các lũy
thừa của 2, để định dạng các kiểu tín hiệu và dữ liệu được mô tả bằng các bit.
Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng của nó.
Hiện nay, kỹ thuật số đã thâm nhập và ứng dụng vào hầu hết các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội: máy tính cá nhân – PC, máy tính xách
tay – Laptop, máy ảnh kỹ thuật số - Digital camera, máy nghe nhạc kỹ thuật
số - Ipop, máy quay phim kỹ thuất số, điện thoại kỹ thuật số - Iphone, PDMA,
máy chơi Games, máy xem phim kỹ thuật số, truyền hình kỹ thuật số,
Internet, thư điện tử, trò chuyện trực tuyến, công cụ tìm kiếm trực tuyến, chia
sẽ dữ liệu trực tuyến, âm nhạc, truyền hình trực tuyến, thương mại điện tử -


13
eCommerce, giáo dục điện tử - eEducation, giáo dục từ xa – Distance
learning, các phương tiện sao lưu giữ kỹ thuật số, các thiết bị kỹ thuật số, ngôi
nhà số…tất các đã thâm nhập và chiếm lĩnh mọi mặt của đời sống.
1.2.1.3 Khái niệm quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số
Đứng trước các thách thức to lớn và mạnh mẽ như vậy của công nghệ
kỹ thuật số thì pháp luật quyền tác giả đã có những đổi mới gì để đáp lại đầy
đủ những tiến bộ khoa học, kỹ thuật đó mà vẫn đảm bảo được các giá trị pháp
lý truyền thống và sự cân bằng tốt đẹp hiện có giữa các nhà sáng tạo, đầu tư
với công chúng sử dụng. Liệu trong môi trường kỹ thuật số có thực sự cần
thiết mở rộng khái niệm hay nội hàm các quyền thuộc quyền tác giả tương
ứng với việc mở rộng các hạn chế và ngoại lệ đối với các quyền mới này hay
không. Có cần thiết phải xây dựng một văn kiện quốc tế mới điều chỉnh hoạt
động khai thác, sử dụng tác phẩm trong môi trường mới mẻ và phức tạp này ở
cấp độ quốc tế không.
Việc này đã được tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) khởi xướng
từ những năm đầu của thập niên 1990 song hành với sự bùng nổ của công
nghệ thông tin số hóa từ công tác trù bị cho việc soạn thảo văn kiện mới về
vấn đề này.
Trong môi trường kỹ thuật số các quyền tác giả rất dễ dàng bị vi phạm
nếu chúng được đưa vào và truyền thông qua các hệ thống mạng kỹ thuật số
tương tác. Cộng đồng quyền tác giả hiện nay mong muốn khai thác các sản
phẩm trí tuệ của mình theo cách thức là có thể đưa các sản phẩm này lên
mạng và nhận được phí của người sử dụng. Trong chừng mực nào đó, việc
thu hút các dịch vụ sở hữu trí tuệ trên cơ sở có thu phí phụ thuộc rất nhiều vào
việc quản lý có hiệu quả các quyền này.
Trong khi đó, chỉ một chiếc máy tính nối internet, người dùng internet
có thể khai thác, sử dụng hàng loạt sản phẩm trí tuệ - các tác phẩm nhiếp ảnh,


14
âm nhạc, văn học, nghệ thuật, khoa học một cách dễ dàng thông qua các trang
web mà không cần biết đến tác giả của chúng.
1.2.2 Sự cần thiết của việc bảo hộ quyền tác giả trong môi trường
kỹ thuật số
Sự phát triển như vũ bão của khoa học tiên tiến đã cho thấy sự cần thiết
phải có những cách nhìn và phương thức mới trong việc bảo hộ quyền tác giả.
Khác với việc bảo hộ quyền tác giả trên các phương tiện nghe nhìn khác, bảo
hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số thật sự khó khăn, là một thách
thức to lớn đối với cả tác giả lẫn các cơ quan quản lý nhà nước về công tác
bảo hộ quyền tác giả, bởi lẽ môi trường kỹ thuật số là một môi trường “ảo”
thông qua mạng Internet và các trình duyệt Web. Bảo hộ quyền tác giả trong
môi trường kỹ thuật số xuất phát từ những lý do sau đây:
- Thứ nhất là dưới góc độ kỹ thuật: Sự hình thành và phát triển của
pháp luật về quyền tác giả nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung luôn
gắn chặt với sự phát triển của khoa học và công nghệ.
Môi trường kỹ thuật số tạo cơ hội cho người sử dụng tiếp cận các tác
phẩm nhanh nhất, đồng thời cũng làm gia tăng quy mô của hoạt động sao
chép, vi phạm quyền tác giả.
Kỹ thuật số, công nghệ số mang đến cơ hội mới trong cách thức thể
hiện tác phẩm, đồng thời đã làm thay đổi cách thức lưu giữ tác phẩm, bản
ghi âm, chương trình phát sóng, dạng vật chất chứa đựng tác phẩm thay
đổi. Các quan niệm về bản gốc, bản sao, tác phẩm đã được thêm vào các
khái niệm mới.
Số lượng người sử dụng nhiều nhất, đồng thời trong cùng một lúc như
Internet (google), Ebook,… dẫn đến rất khó kiểm soát việc sử dụng và vi
phạm đến quyền tác giả trong môi trường này.
Ngoài ra, sự bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số còn do

15

đòi hỏi của sự phát triển của các phương tiện sao lưu kỹ thuật số, do sự phát
triển của công nghệ nén dữ liệu…
Với những thành tựu sáng tạo của công nghệ thông tin, con người
có thể tiếp cận, khai thác, sử dụng dễ dàng các nguồn thông tin, điều này
đồng nghĩa với việc vi phạm quyền tác giả cũng có thể xảy ra một cách dễ
dàng và phổ biến.
- Thứ hai là dưới góc độ kinh tế: Hành vi xâm phạm quyền tác giả
trong môi trường kỹ thuật số khá phổ biến, khó phát hiện việc xâm phạm
quyền tài sản của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả.
Đối với việc bảo hộ quyền tác giả nói chung, hành vi vi phạm quyền tác
giả vi phạm kỷ cương, trật tự trong quản lý nhà nước, gây thiệt hại về kinh tế,
xã hội. Đối với một tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả cụ thể, nếu đối
tượng của hành vi vi phạm là tác phẩm thì hành vi quyền tác giả gây thiệt hại
về kinh tế cho tác giả (chủ sở hữu quyền tác giả) do không thu được tiền
quyền tác giả hoặc thu được ít hơn. Đối với tác giả, hành vi vi phạm quyền tác
giả là hành vi tước đoạt lợi ích kinh tế của tác giả (chủ sở hữu quyền tác giả)
mà lẽ ra tác giả có thể thu được khi cho phép sử dụng tác phẩm; xâm phạm
quyền tác giả còn gây thiệt hại cho nhà nước vì không thu được thuế, đồng
thời thường đi kèm với việc sử dụng lợi nhuận bất chính cho hoạt động tội
phạm khác. Và trên thực tế, việc phát hiện, đấu tranh chống nạn xâm phạm
quyền tác giả, đặc biệt bảo vệ quyền tác giả trọng môi trường kỹ thuật số
phức tạp khó khăn hơn.
Đã đến lúc cần thay đổi thói quen sử dụng, khai thác các tác phẩm,
thành quả sáng tạo của người khác mà không cần xin phép, không cần trả thù
lao. Từ phía các cơ quan chức năng, cần có những chính sách, cơ chế phù
hợp, chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sáng tạo, có như
vậy mới có thể khuyến khích được hoạt động sáng tạo. Từ phía công chúng

16
nói chung, cần có ý thức tôn trọng thành quả sáng tạo của người khác. Cần

hình thành tâm lý tôn trọng quyền tác giả khi sử dụng, khai thác tác phẩm của
người khác, coi việc trả tiền bản quyền là một nghĩa vụ đương nhiên phải thực
hiện. Đây không phải là vấn đề có thể giải quyết "ngày một ngày hai", tuy
nhiên đã đến lúc phải đưa ra những quyết sách mạnh mẽ và xây dựng lộ trình
giải quyết. Có như vậy, chúng ta mới có thể nghĩ đến một thị trường bản
quyền lành mạnh, tạo nền tảng cho việc hội nhập ngày một sâu rộng với thế
giới và tránh những thiệt thòi không đáng có.
1.3 CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ CÓ LIÊN QUAN VỀ BẢO HỘ
QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ
- Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật
Công ước Berne bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật được ký
kết tại Bern - Thụy Sĩ vào ngày 09/9/1886, có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày
26 tháng 10 năm 2004. Theo công ước Berne quyền tác giả được thiết lập tự
động, không cần phải đăng ký, không cần phải viết trong thông báo quyền tác
giả. Công ước Berne cho phép tác giả được hưởng tác quyền suốt đời cộng
thêm tối thiểu 50 năm sau đó. Tuy nhiên các quốc gia tuân thủ Công ước được
phép nâng thời hạn hưởng tác quyền dài hơn, như Cộng đồng Châu Âu đã làm
năm 1993. Hoa Kỳ cũng gia hạn tác quyền, như trong Đạo luật kéo dài bản
quyền Sonny Bono năm 1998.
Phạm vi bảo hộ của Công ước bao gồm các loại tác phẩm văn học
nghệ thuật, khoa học, kể cả trong môi trường kỹ thuật số với những nguyên
tắc cơ bản:
- Nguyên tắc đối xử quốc gia là nguyên tắc bảo trợ tác phẩm có nguồn
gốc từ các quốc gia thành viên của Công ước, tương tự như bảo hộ tác phẩm
của công dân chính quốc gia mình.
- Nguyên tắc tự động bảo hộ là sự bảo hộ không lệ thuộc vào bất kỳ

17
thủ tục hình thức nào như là thủ tục đăng ký, nộp lưu chiểu hoặc các thủ
tục tương tự.

- Nguyên tắc độc lập bảo hộ là việc hưởng và thực thi các quyền được
đề cập theo công ước độc lập với những gì hiện được hưởng tại nước xuất xứ
của tác phẩm [7].
Công ước Berne được quản lý bởi Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới
(World Intellectual Property Organization, viết tắt là WIPO). Gần như tất cả
các quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tuân thủ
hầu hết các điều khoản của công ước này. Công ước Berne đã có hiệu lực tại
Việt Nam từ ngày 26/10/2004.
- Hiệp định TRIPS (Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương
mại của quyền sở hữu trí tuệ) được ký kết vào ngày 15/4/1994 và có hiệu lực
ngày từ 01/01/1996 là kết quả của vòng đàm phán Uruguay trong khuôn khổ
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) bao hàm trong Hiệp định
là những khía cạnh quyền SHTT liên quan đến thương mại (gọi tắt là Hiệp định
TRIPS). Hiệp định TRIPS là những đạo luật liên quan giữa Berne và WTO.
Hiệp định TRIPS đề cập đến những vấn đề khác nhau, trong đó có
quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số cũng được đề cập tại khoản 2,
Điều 10 như sau:
“Sưu tập dữ liệu hoặc tư liệu khác, dù ở dạng đọc được bằng máy hoặc
dạng khác, mà việc lựa chọn hoặc sắp xếp nội dung của chúng tạo nên những
sáng tạo trí tuệ phải được bảo hộ với tư cách như vậy. Việc bảo hộ nói trên,
mà chính nó không được mở rộng đến bản thân các dữ liệu hoặc tư liệu,
không được làm tổn hại tới bất kỳ bản quyền nào đang tồn tại trong chính dữ
liệu hoặc tư liệu đó” [18].
Trở thành thành viên của WTO, Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ
Hiệp định về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại
(TRIPS) của WTO ngay sau khi gia nhập.

18
- Hiệp ước của WIPO về bản quyền (WCT)
Hiệp ước WIPO về bản quyền của tổ chức SHTT thế giới (WIPO) bảo

trợ được ký kết tại Geneva ngày 20/12/1996. Hiệp ước có 25 điều và các điều
khoản của Công ước Bern được dẫn chiếu trong Hiệp ước. Hiệp ước quy định
bảo hộ cho sự thể hiện của các tác phẩm chứ không bảo hộ cho bản thân ý
tưởng, thủ tục, phương thức hoạt động hoặc các khái niệm toán học… Trong
các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, hiệp ước WIPO lưu ý hai
vấn đề: không phân biệt cách thức và hình thức thể hiện chúng; Các dữ liệu
hoặc tư liệu khác được sưu tập dưới bất kỳ hình thức nào, mà tạo nên những
sáng tạo trí tuệ, thì được bảo hộ. Sự bảo hộ này không dành cho chính bản
thân dữ liệu hoặc tư liệu đó và không làm phương hại đến bất kỳ quyền tác
giả nào đang tồn tại đối với dữ liệu hoặc tư liệu trong sưu tập đó [11].
Hiệp ước WIPO có đề cập đến một số quyền như: quyền phân phối,
quyền truyền đạt tới công chúng là quyền cho phép bất kỳ việc truyền đạt nào
tới công chúng bằng vô tuyến hay hữu tuyến, kể cả việc đưa tác phẩm của họ
tới công chúng theo cách thức mà những thành viên trong xã hội có thể tiếp
cận tác phẩm đó tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn.
- Công ước toàn cầu về bản quyền (UCC)
Công ước toàn cầu về bản quyền (UCC) ra đời trong hoàn cảnh thế
giới hình thành hai hệ thống pháp luật quốc tế về quyền tác giả: một bên là
những nước tham gia Công ước Berne quy định việc bảo hộ được xác lập tự
động và một bên là Mỹ và các quốc gia châu Mỹ La tinh đã quy định về việc
phải đăng ký, nộp lưu chiểu và có dấu hiệu quyền tác giả để được bảo hộ
quyền tác giả và vì vậy ban đầu họ không tham gia Công ước Berne vì công
ước này công nhận quyền tác giả theo nguyên tắc vô điều kiện. Vì vậy, cần
phải có một số thỏa thuận giữa các quốc gia ban đầu đã đặt ra yêu cầu về bảo
hộ quyền tác giả và những nước tham gia Công ước Berne. Công ước quyền

19
tác giả toàn cầu ra đời năm 1952 cho phép cả hai loại quốc gia trên trở thành
thành viên. Công ước này giúp cho các tác phẩm từ các nước thành viên của
Công ước Berne có thể được bảo hộ ngay cả ở những nước yêu cầu thủ tục

bảo hộ, miễn là các nước thành viên cho biết ký hiệu quyền tác giả, tên của
chủ sở hữu quyền tác giả và năm xuất bản lần đầu tiên. Ngoài việc phải cho
biết ký hiệu quyền tác giả ©, Công ước còn có một số đặc điểm khác như
nguyên tắc đối xử quốc gia và không hồi tố. Tại thời điểm này Việt Nam chưa
nộp đơn tham gia Công ước UCC.
Đối với những nội dung nêu trên Việt Nam đã tham gia cơ bản các điều
ước quốc tế song phương và đa phương về quyền tác giả, điều này đã tạo cho
Việt Nam đang dần hội nhập sâu rộng vào cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực này.
Có thể nói, các Điều ước và Hiệp ước quốc tế, Hiệp định nêu trên có
khoảng trên 200 điều luật, là những quy định về quyền và nghĩa vụ của các
bên. Công dân và pháp nhân các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ khi
khai thác các quyền tác giả, quyền liên quan của công dân và pháp nhân Việt
Nam, ngược lại công dân và pháp nhân Việt Nam phải thực hiện nghĩa vụ
pháp lý khi khai thác, sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan của công dân và
pháp nhân của các quốc gia thành viên liên quan.
Các Công ước và Hiệp ước quốc tế nêu trên đã và đang tác động tích
cực, sâu sắc đến toàn bộ đời sống văn học, nghệ thuật của Việt Nam.
1.4 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ
QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ
1.4.1 Trước khi Bộ luật Dân sự 2005 ban hành
Ngay từ bản hiến pháp đầu tiên vào năm 1946, Nhà nước Việt Nam đã
ghi nhận những quyền cơ bản của công dân liên quan đến quyền tác giả. Nó
thể hiện tư tưởng tiến bộ, nhân văn về con người. Đó là quyền tự do ngôn
luận, tự do xuất bản của công dân; là việc Nhà nước cam kết bảo vệ quyền lợi

×