Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (882.73 KB, 87 trang )


MỤC LỤC



Trang

Trang phụ bìa


Lời cam đoan


Mục lục


MỞ ĐẦU
1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP BẢO
ĐẢM THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
6
1.1.
Khái niệm, đặc điểm và những nội dung cơ bản của biện
pháp bảo đảm thi hành án dân sự
6
1.1.1.
Khái niệm biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
6
1.1.2.
Đặc điểm của các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự


9
1.1.3.
Nội dung của áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
13
1.2.
Ý nghĩa của việc quy định biện pháp bảo đảm thi hành án
dân sự
16
1.3.
Cơ sở của việc quy định biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
20
1.3.1.
Cơ sở lý luận
20
1.3.2.
Cơ sở thực tiễn
22

Chương 2: NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN
HÀNH VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
25
2.1.
Biện pháp phong tỏa tài khoản
25
2.1.1.
Về đối tượng bị áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản
27
2.1.2.
Quyền yêu cầu, thẩm quyền áp dụng và căn cứ áp dụng
28

2.1.3.
Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản
31
2.2.
Biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự
38
2.2.1.
Đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ
39
2.2.2.
Quyền yêu cầu, quyền áp dụng và căn cứ, thẩm quyền áp dụng
42
2.2.3.
Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp tạm giữ giấy tờ, tài sản
44
2.3.
Biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi
51

hiện trạng tài sản
2.3.1.
Đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký,
chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản
52
2.3.2.
Quyền yêu cầu, căn cứ và thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm
dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản
54
2.3.3.
Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký,

chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản
56

Chương 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN DÂN
SỰ VÀ KIẾN NGHỊ
62
3.1.
Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về biện pháp
bảo đảm thi hành án dân sự
62
31.1.
Thực tiễn thực hiện biện pháp phong tỏa tài khoản
62
3.1.2.
Thực tiễn thực hiện biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ
67
3.1.3.
Thực tiễn thực hiện biện pháp tạm dừng việc đăng ký,
chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản
69
3.2.
Các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp
bảo đảm thi hành án dân sự
71
3.2.1.
Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về biện pháp bảo đảm thi
hành án dân sự
71
3.2.1.1.

Đối với các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự nói chung
71
3.2.1.2.
Đối với biện pháp phong tỏa tài khoản
76
3.2.1.3.
Đối với biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ
77
3.2.1.4.
Đối với biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay
đổi hiện trạng về tài sản
79
3.2.2.2.
Các kiến nghị về thực hiện các quy định của pháp luật về
biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
79

KẾT LUẬN
80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
83


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thi hành án dân sự là hoạt động đưa bản án, quyết định về dân sự của
Tòa án, Trọng tài thương mại, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ra thi hành

trên thực tế. Thi hành án dân sự bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án
được chấp hành, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và pháp
chế xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
và lợi ích của nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị-xã hội, tăng
cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước.
Xác định tầm quan trọng của công tác thi hành án dân sự, từ khi thực
hiện đường lối đổi mới đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương,
chính sách về thi hành án dân sự, đó là: Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 136), Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (1995), Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (1997), Nghị quyết số 08/NQ-TW
ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư
pháp trong thời gian tới, Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa IX (2004) và nhất là trong Nghị quyết số 48/NQ-TW
ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam đến năm 2020, Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày
02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
Thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, Hội đồng Nhà nước
trước đây, nay là Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành các văn bản pháp
luật có hiệu lực pháp lý cao để điều chỉnh các quan hệ pháp luật trong lĩnh
vực này như Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1989, Pháp lệnh Thi hành án
dân sự năm 1993, Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 và đặc biệt là việc
Quốc hội ban hành Luật Thi hành án dân sự.

2
Bên cạnh việc kế thừa, phát triển và pháp điển hóa các quy định về thi
hành án dân sự còn phù hợp, trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát, đánh giá tình hình
thực tiễn công tác thi hành án dân sự và tiếp thu có chọn lọc quy định của pháp
luật về thi hành án dân sự của một số nước trên thế giới, Luật Thi hành án dân
sự đã quy định thêm nhiều nội dung mới, khắc phục được một số hạn chế, tồn

tại của Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004. So với các văn bản pháp Luật
Thi hành án dân sự được ban hành trước, Luật Thi hành án dân sự quy định
đầy đủ, chi tiết và khoa học hơn các vấn đề về thi hành án dân sự, vì vậy đã
điều chỉnh hiệu quả hơn các quan hệ phát sinh trong thi hành án dân sự và phù
hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Tuy nhiên, sau hơn ba
năm triển khai thực hiện, Luật Thi hành án dân sự cũng đã bộc lộ những bất
cập, đặt ra nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, làm rõ thêm, trong đó có quy định
về biện pháp bảo đảm thi hành án. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài "Biện pháp
bảo đảm thi hành án dân sự" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Đây là một nội dung hoàn toàn mới được quy định trong Luật Thi
hành án dân sự. Trước khi Luật Thi hành án dân sự được ban hành, pháp Luật
Thi hành án dân sự chưa quy định về vấn đề này. Đối với biện pháp phong tỏa
tài khoản của người phải thi hành án, trước đây được Pháp lệnh Thi hành án
dân sự năm 2004 quy định là một biện pháp cưỡng chế thi hành án. Chỉ đến
khi Luật Thi hành án dân sự được ban hành thì chế định các biện pháp bảo
đảm thi hành án dân sự mới được quy định một cách đầy đủ, cụ thể. Do đó,
cho đến nay, chỉ có một số ít công trình nghiên cứu khoa học pháp lý đề cập
đến đề tài này như:
- " Luật Thi hành án dân sự Việt Nam những vấn đề lí luận và thực
tiễn" do TS. Nguyễn Công Bình (chủ biên), Nhà xuất bản Công an nhân dân
xuất bản năm 2007.
- "Những điểm mới của Luật Thi hành án dân sự 2008", Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2010.

3
- "Những vướng mắc từ thực tiễn thi hành Luật Thi hành án dân sự",
Nguyễn Thị Khanh, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 05/2010, tr. 13 - 16.
- "Bản chất pháp lí của biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự theo
Luật Thi hành án dân sự", Trần Anh Tuấn, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số

16/2009, tr. 50 - 55.
- "Vài suy nghĩ về thời hạn áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án",
Hồ Quân Chính - Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề về thi hành án
dân sự, 7/2011.
- "Biện pháp bảo đảm thi hành án-Bước ngoặt của pháp luật về thi
hành án dân sự", thạc sĩ Lê Thị Kim Dung, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số
chuyên đề Thi hành án dân sự và vấn đề xã hội hóa năm 2009.
- "Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự", Trần Phương Hồng,
Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề 2011.
Tuy nhiên, do mục đích và phạm vi nghiên cứu, các công trình nghiên
cứu này cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ nêu mục đích, cơ sở áp dụng và giới
thiệu về nội dung các quy định về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự mà chưa
nghiên cứu, phân tích một cách toàn diện, tổng thể về các nội dung liên quan đến
vấn đề này. Tuy vậy, đây vẫn là những tài liệu nghiên cứu quan trọng được tác
giả lựa chọn tham khảo khi thực hiện việc nghiên cứu đề tài luận văn của mình.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về biện pháp
bảo đảm thi hành án dân sự, là các quy định của pháp luật về biện pháp bảo
đảm thi hành án dân sự và thực trạng thực hiện các biện pháp này trong hoạt
động thi hành án dân sự hiện nay.
Nội dung nghiên cứu đề tài bao gồm nhiều vấn đề khác nhau. Tuy
vậy, do giới hạn của một luận văn thạc sĩ, việc nghiên cứu chỉ tập trung vào
những vấn đề cơ bản nhất thuộc nội dung đề tài như khái niệm, đặc điểm, nội

4
dung và ý nghĩa của biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự; cơ sở của việc
pháp luật quy định biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự; nội dung các quy
định của Luật Thi hành án dân sự về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự và
thực tiễn thực hiện chúng trong những năm qua.
4. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ một số vấn đề lý luận về
biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, nội dung của chế định biện pháp bảo
đảm thi hành án dân sự; nhận diện được những hạn chế, bất cập của chế định
này và các tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện chúng. Từ đó, tìm ra
một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, vướng mắc, tồn tại
đã nhận diện, góp phần giải quyết các khó khăn, vướng mắc đặt ra trong công
tác thi hành án dân sự hiện nay.
Với mục đích nghiên cứu như vậy, nhiệm vụ nghiên cứu được xác
định trên những khía cạnh sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về biện pháp bảo đảm thi hành án
dân sự như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, cơ sở của biện pháp bảo đảm thi
hành án dân sự.
- Phân tích, đánh giá những quy định của Luật Thi hành án dân sự về
biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự.
- Khảo sát tình hình thực hiện các biện pháp bảo đảm thi hành án dân
sự trong thực tiễn hiện nay.
- Tìm ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện và thực hiện pháp
luật về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của Chủ nghĩa Mác-
Lênin, phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm của
Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật.

5
Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn sử dụng các
phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống như phương pháp phân tích,
phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp và phương pháp thực tiễn.
6. Những điểm mới của luận văn
Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu có tính hệ thống những
vấn đề liên quan đến biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, thể hiện ở các nội

dung cơ bản sau đây:
- Hoàn thiện khái niệm về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự;
- Làm rõ được đặc điểm, ý nghĩa, nội dung của biện pháp bảo đảm thi
hành án dân sự và cơ sở của việc quy định biện pháp này;
- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng các quy định của Luật Thi hành
án dân sự về bảo đảm thi hành án dân sự và thực tiễn thực hiện;
- Đề xuất được những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và thực hiện
những quy định của pháp luật về bảo đảm thi hành án dân sự.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về biện pháp bảo đảm thi hành án
dân sự.
Chương 2: Nội dung các quy định hiện hành về biện pháp bảo đảm thi
hành án dân sự.
Chương 3: Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về biện
pháp bảo đảm thi hành án dân sự và kiến nghị.

6
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA
BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
1.1.1. Khái niệm biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
Như chúng ta đã biết, theo quy định của pháp luật về thi hành án dân
sự thì thủ tục thi hành án dân sự được hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ các
bước để đưa một bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài thương mại, Hội
đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ra thi hành theo quy định của pháp luật. Quy

trình, thủ tục về thi hành án dân sự được thực hiện từ khi cấp bản án, quyết
định, tiếp nhận, thụ lý đơn yêu cầu thi hành án, ra quyết định thi hành án và
tiến hành các tác nghiệp cụ thể cho đến khi chấm dứt việc thi hành án; quyền
và nghĩa vụ của đương sự được thực hiện trên thực tế. Trong quy trình thi
hành án dân sự, tùy theo từng vụ việc cụ thể mà Thủ trưởng, Chấp hành viên
cơ quan thi hành án dân sự có thể thực hiện các thủ tục cần thiết khác nhau.
Pháp luật về thi hành án dân sự đã có những quy định nhằm đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án trong các trường hợp
người phải thi hành án chống đối, cản trở việc thi hành án. Theo đó, trong
trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện, có dấu hiệu trốn tránh
việc thi hành án thì người được thi hành án có quyền yêu cầu hoặc Chấp hành
viên tự mình áp dụng những biện pháp mang tính quyền lực nhà nước là các
biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự để buộc người
phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ thi hành án.
Luật Thi hành án dân sự đã dành hẳn Mục I Chương IV, bao gồm các
điều: từ Điều 66 đến Điều 69 để quy định về các biện pháp bảo đảm thi hành

7
án dân sự. Đây là một chế định hoàn toàn mới trong pháp luật về thi hành án
dân sự ở nước ta.
Theo Từ điển Tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Đà
Nẵng xuất bản thì biện pháp được hiểu là "cách làm, cách giải quyết một vấn đề
cụ thể" [34, tr. 64], còn khái niệm bảo đảm được hiểu là "làm cho chắc chắn
thực hiện được, giữ gìn được hoặc có đầy đủ những gì cần thiết hoặc là sự bảo
đảm thực hiện được hoặc giữ được" [34, tr. 38] và thi hành là "làm cho thành
có hiệu lực điều đã được chính thức quyết định" [34, tr. 936]. Về mặt pháp lý,
khái niệm "thi hành án" là hoạt động làm cho các bản án, quyết định đã có
hiệu lực thi hành của Tòa án được thực hiện. Nếu như kết quả của hoạt động
xét xử là "đưa ra các phán quyết (bản án, quyết định) trên cơ sở áp dụng các
điều luật cụ thể để xem xét các tình tiết đã xảy ra, thì kết quả của thi hành án

là làm cho các phán quyết đó được thực hiện trong thực tế" [25, tr. 59]. Khái
niệm thi hành án dân sự là "hoạt động do cơ quan thi hành án dân sự tiến
hành theo những thủ tục, trình tự nhất định nhằm đưa các bản án, quyết định
dân sự đã có hiệu lực thi hành của Tòa án ra để thi hành" [25, tr. 69]. Tuy
nhiên, cần hiểu rộng ra là không chỉ bản án, quyết định của Tòa án mà còn thi
hành các quyết định của Trọng tài thương mại, của Hội đồng xử lý vụ việc
cạnh tranh… Như vậy, "biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự" có thể hiểu là
các cách thức làm cho việc thi hành án dân sự được thực hiện một cách chắc
chắn và đầy đủ nhằm đảm bảo tính hiệu lực của bản án, quyết định được tổ
chức thi hành, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân.
Theo phân tích của Giáo trình Luật Thi hành án dân sự của Trường
Đại học Luật Hà Nội thì biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được bảo đảm
thực hiện bởi sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước, nhằm ngăn ngừa việc người
phải thi hành án tẩu tán, định đoạt tài sản để trốn tránh việc thi hành án và
đồng thời tạo áp lực, đôn đốc người phải thi hành án tự nguyện thực hiện
nghĩa vụ của họ. Trường hợp Chấp hành viên đã áp dụng biện pháp bảo đảm

8
thi hành án dân sự mà người phải thi hành án vẫn không tự nguyện thì sẽ bị áp
dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự để buộc họ thi hành. Như vậy,
biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự là biện pháp pháp lý mang tính quyền
lực nhà nước, do đó, trong trường hợp cần thiết thì chỉ cần có căn cứ cho rằng
tài sản mà người phải thi hành án hoặc người thứ ba đang quản lý, sử dụng
thuộc sở hữu của người phải thi hành án là cơ quan thi hành án dân sự có thể
áp dụng biện pháp này. Sau khi đã áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án
dân sự, nếu người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án và có căn cứ
xác định tài sản đó thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người phải thi
hành án thì cơ quan thi hành án dân sự có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế
thi hành án dân sự phù hợp. Từ sự phân tích trên, Giáo trình đã đi đến định

nghĩa về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự:
Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự là biện pháp pháp lý
đặt tài sản của người phải thi hành án trong tình trạng bị hạn chế
hoặc cấm sử dụng, định đoạt nhằm ngăn chặn việc người phải thi
hành án tẩu tán, định đoạt tài sản trốn tránh việc thi hành án và đôn
đốc họ tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thi hành án của mình do Chấp
hành viên áp dụng trước khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành
án dân sự [27, tr 187].
Có thể nói, định nghĩa nêu trên chưa hoàn toàn đầy đủ, cụ thể, chưa
phản ánh hết được các nội dung, mục đích và ý nghĩa của biện pháp bảo đảm
thi hành án dân sự. Bởivì, ngoài việc tác động đến tài sản của người phải thi
hành án thì quyền tài sản của người phải thi hành án cũng được coi là đối
tượng của các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự; khi được áp dụng biện
pháp bảo đảm thi hành án dân sự không đặt tài sản của người phải thi hành án
vào tình trạng bị cấm sử dụng, định đoạt mà chỉ là tạm thời bị cấm sử dụng,
định đoạt đối với tài sản đó. Mặt khác, biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
được áp dụng một cách linh hoạt và trong nhiều trường hợp, được áp dụng
sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chế như: sau khi Chấp hành viên đã kê biên

9
tài sản của người phải thi hành án nhưng tài sản bị kê biên lại thuộc diện khó
xử lý hoặc không thể xử lý được do không rõ nguồn gốc, do đang bị giải tỏa,
di dời, do đang được sử dụng để đảm bảo nghĩa vụ khác một cách hợp pháp,
số tiền thu được từ việc xử lý tài sản không đủ cho chi phí cưỡng chế và thực
hiện nghĩa vụ hoặc tài sản đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên đang có
tranh chấp với người thứ ba,… Vì vậy, nếu Chấp hành viên phát hiện được
các tài sản khác của người phải thi hành án thì có thể áp dụng biện pháp bảo
đảm thi hành án dân sự đối với tài sản này để thay thế cho tài sản đã bị kê biên.
Do đó, biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự cần được định nghĩa như sau:
Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự là biện pháp pháp lý được

Chấp hành viên áp dụng theo một trình tự, thủ tục luật định trong quá trình tổ
chức thực hiện việc thi hành án, đặt tài sản của người phải thi hành án trong
tình trạng bị hạn chế hoặc tạm thời bị cấm sử dụng, định đoạt, chuyển dịch,
thay đổi hiện trạng nhằm bảo toàn điều kiện thi hành án, ngăn chặn người
phải thi hành án thực hiện việc tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng về tài
sản trốn tránh việc thi hành án, làm cơ sở cho việc áp dụng biện pháp cưỡng
chế thi hành án dân sự trong trường hợp người phải thi hành án không tự
nguyện thi hành án.
1.1.2. Đặc điểm của các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được xem như là bước đệm,
cầu nối trung gian giữa giai đoạn người phải thi hành án tự nguyện thực hiện
nghĩa vụ thi hành án của mình và giai đoạn Chấp hành viên tiến hành áp dụng
biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự; trường hợp người phải thi hành án
không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình thì trên cơ sở biện pháp bảo
đảm thi hành án dân sự đã áp dụng, Chấp hành viên sẽ áp dụng biện pháp
cưỡng chế thi hành án dân sự tương ứng để xử lý tài sản của người phải thi
hành án. Qua nghiên cứu cho thấy biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự có
các đặc điểm cơ bản như sau:

10
- Đối tượng bị áp dụng biện pháp bảo thi hành án dân sự là tài sản,
tài khoản
Phần lớn các nghĩa vụ được tổ chức thi hành trong lĩnh vực thi hành
án dân sự là nghĩa vụ về tài sản. Do đó, để việc thi hành án được thuận lợi,
biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được Chấp hành viên áp dụng đối với
đối tượng là các tài sản, tài khoản được cho là của người phải thi hành án. Tài
sản của người phải thi hành án có thể đang do người phải thi hành án hoặc do
người khác chiếm giữ. Trên cơ sở kết quả xác minh hoặc thông tin do người
được thi hành án cung cấp, Chấp hành viên có thể ra quyết định phong tỏa tài
khoản; tạm giữ tài sản, giấy tờ hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền

tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản để đảm
bảo việc thi hành án.
- Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được áp dụng linh hoạt, tại
nhiều thời điểm, nhiều địa điểm khác nhau trong quá trình thi hành án nhằm
ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại, trốn tránh việc thi hành án
Với mục đích cần phải ngăn chặn ngay hành vi tẩu tán, hủy hoại tài
sản hoặc trốn tránh việc thi hành án của đương sự, biện pháp bảo đảm thi
hành án dân sự có thể được áp dụng ngay tại thời điểm ra quyết định thi hành
án và trong thời hạn tự nguyện thi hành án, cũng có thể được áp dụng ngay tại
thời điểm cưỡng chế thi hành án hoặc sau khi cưỡng chế nếu phát hiện thấy
người phải thi hành án có tài sản khác đủ để thi hành nghĩa vụ hoặc có thể
thay thế cho tài sản đã bị kê biên để thuận lợi hơn cho việc thi hành án. Đồng
thời, biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự cũng được áp dụng tại nhiều địa
điểm khác nhau, tùy thuộc vào nơi có tài sản, tài khoản hoặc nơi phát hiện
được tài sản, tài khoản của người phải thi hành án.
Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự cũng có thể được Chấp hành
viên áp dụng trong trường hợp ủy thác thi hành nghĩa vụ liên đới.

11
- Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được thực hiện với trình tự,
thủ tục linh hoạt, gọn nhẹ, ít tốn kém, có thời gian áp dụng ngắn, có tác dụng
thúc đẩy nhanh việc thi hành án
Việc áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được Chấp
hành viên thực hiện xuất phát từ yêu cầu của người được thi hành án hoặc khi
Chấp hành viên thấy cần thiết và chủ động áp dụng. Thời gian từ khi có căn
cứ áp dụng đến khi ban hành quyết định áp dụng và thực hiện quyết định áp
dụng diễn ra một cách nhanh chóng, linh hoạt. Do việc áp dụng biện pháp bảo
đảm thi hành án dân sự mới chỉ nhằm để ngăn chặn hành vi tẩu tán, thay đổi
hiện trạng, chuyển dịch hoặc hủy hoại tài sản của người phải thi hành án mà
chưa cần phải huy động lực lượng để thực hiện việc cưỡng chế nên thời gian

thực hiện nhanh gọn và hầu như không tốn kém về kinh phí thực hiện.
- Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự khi được áp dụng chưa làm
thay đổi, chuyển dịch về quyền sở hữu, sử dụng tài sản của chủ sở hữu, chủ
sử dụng
Khi ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự,
Chấp hành viên chỉ có mục đích ngăn chặn người phải thi hành án thực hiện
hành vi tẩu tán, thay đổi hiện trạng hoặc hủy hoại tài sản, nhằm bảo toàn tài
sản đó, đảm bảo điều kiện thi hành án. Do đó, biện pháp bảo đảm thi hành án
dân sự chưa làm mất đi quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của chủ sở hữu,
chủ sử dụng mà mới chỉ làm hạn chế quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản đó
của chủ sở hữu, chủ sử dụng tài sản.
- Khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, Chấp hành viên
không bắt buộc phải thực hiện việc xác minh và thông báo trước cho đương sự
Khi thực hiện áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, Chấp
hành viên không bắt buộc thực hiện việc xác minh và thông báo trước cho
đương sự biết để đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời, linh hoạt, nhằm ngăn
chặn đương sự tẩu tán, hủy hoại tài sản, chuyển dịch và làm thay đổi hiện

12
trạng tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Tùy theo từng loại tài sản mà Chấp
hành viên sẽ ban hành quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân
sự tương ứng.
- Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự có thể được Chấp hành viên
tự mình ra quyết định áp dụng hoặc theo yêu cầu của đương sự và người yêu
cầu phải chịu trách nhiệm về việc áp dụng
Pháp luật về thi hành án dân sự đã có quy định về hai chủ thể có sáng
kiến áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự là Chấp hành viên và
đương sự (thường là người được thi hành án). Theo đó, trong quá trình tổ
chức thực hiện việc thi hành án, Chấp hành viên có quyền tự mình áp dụng
biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự hoặc ra quyết định áp dụng theo yêu

cầu bằng văn bản của đương sự. Tuy nhiên, để yêu cầu được Chấp hành viên
ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự thì người yêu cầu
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trường hợp yêu
cầu áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự không đúng mà gây thiệt
hại cho người bị áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự hoặc cho
người thứ ba thì phải bồi thường. Trường hợp Chấp hành viên tự mình áp
dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự không đúng hoặc Chấp hành viên
ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự vượt quá, không
đúng theo yêu cầu của đương sự mà gây ra thiệt hại thì Chấp hành viên có
trách nhiệm phải bồi thường.
- Việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được thể hiện
thông qua việc ban hành quyết định của Chấp hành viên
Để việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được chặt chẽ,
đúng pháp luật, tránh trường hợp áp dụng một cách tùy tiện thì pháp Luật Thi
hành án dân sự quy định chỉ Chấp hành viên mới có quyền được áp dụng biện
pháp bảo đảm thi hành án dân sự. Ngoài Chấp hành viên thì các chủ thể khác
trong Cơ quan thi hành án dân sự không có quyền ra quyết định áp dụng các

13
biện pháp này. Mặt khác, việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
chỉ có hiệu lực pháp lý khi được Chấp hành viên quyết định dưới hình thức
văn bản quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự. Các hình
thức văn bản khác thể hiện nội dung áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án
dân sự (như công văn, thông báo hay biên bản) đều không có giá trị pháp lý
để bắt buộc phải thực hiện.
- Khiếu nại đối với quyết định áp dụng biện pháp bảo thi hành án dân
sự được giải quyết một lần và có hiệu lực thi hành
Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự có tác dụng
làm hạn chế quyền sở hữu, sử dụng tài sản mà không có tính chất làm thay
đổi, chuyển dịch về quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản đó. Mặt khác, do

thời hạn áp dụng biện pháp này là rất ngắn. Hết thời hạn áp dụng biện pháp
bảo đảm thi hành án dân sự, Chấp hành viên phải ra quyết định áp dụng biện
pháp cưỡng chế thi hành án dân sự tương ứng hoặc chấm dứt biện pháp bảo
đảm thi hành án dân sự đã áp dụng. Vì vậy, trên thực tế nếu Chấp hành viên
áp dụng không đúng hoặc không phù hợp với yêu cầu của người được thi
hành án thì cũng có thể xử lý được trong khi biện pháp bảo đảm thi hành án
dân sự đã được áp dụng chưa làm phát sinh thiệt hại. Do đó, pháp luật về thi
hành án dân sự đã quy định khiếu nại đối với quyết định áp dụng biện pháp
bảo đảm thi hành án dân sự chỉ được xem xét, giải quyết một lần và có hiệu
lực thi hành.
1.1.3. Nội dung của áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
Về bản chất, biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được ví như là
biện pháp khẩn cấp tạm thời của hoạt động thi hành án dân sự. Theo đó, biện
pháp bảo đảm thi hành án dân sự giữ vai trò hỗ trợ cho việc thi hành các bản
án, quyết định nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh nghĩa
vụ thi hành án, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả thi hành của các bản án, quyết
định, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp

14
pháp của công dân, lợi ích của Nhà nước. Tùy theo từng trường hợp cụ thể,
từng loại nghĩa vụ cụ thể mà biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự tương ứng
sẽ được Chấp hành viên áp dụng trong quá trình tổ chức thực hiện việc thi
hành án.
Xuất phát từ định hướng về mục tiêu, bản chất, đặc điểm của biện pháp
bảo đảm thi hành án dân sự, để đảm bảo hiệu quả của việc áp dụng biện pháp
này, pháp luật về thi hành án dân sự phải quy định một cách đầy đủ tất cả các
nội dung liên quan đến biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự. Các nội dung
này bao gồm: Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được áp dụng, người
có quyền yêu cầu, người có thẩm quyền áp dụng và trình tự, thủ tục áp dụng.
Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được quy định bao gồm:

Phong tỏa tài khoản; tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự và tạm dừng việc
đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.
Biện pháp phong tỏa tài khoản được áp dụng trong trường hợp người
phải thi hành án phải thi hành khoản nghĩa vụ trả tiền hoặc tài sản trị giá được
bằng tiền và các thông tin về điều kiện thi hành án cho thấy người đó đang có
tiền trong tài khoản tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng, tài chính khác. Việc
áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản do Chấp hành viên tự mình thực hiện
hoặc theo yêu cầu của người được thi hành án, nhằm ngăn chặn người phải thi
hành án thực hiện việc rút toàn bộ tiền hay một khoản tiền tương ứng với
nghĩa vụ phải thi hành án. Theo đó, mọi giao dịch đầu ra tài khoản của chủ tài
khoản sẽ không thực hiện được hoặc bị hạn chế thực hiện. Việc áp dụng biện
pháp này nhằm ngăn chặn việc người phải thi hành án rút hết tiền trong tài
khoản nhằm tẩu tán tiền, trốn tránh việc thi hành án. Tuy nhiên, cần hiểu đúng
về biện pháp này là không ngăn chặn đối với các dòng tiền chuyển vào tài
khoản mà chỉ ngăn chặn đối với giao dịch đầu ra tương ứng với nghĩa vụ thi
hành án của đương sự chứ không phải là ngăn chặn, cấm giao dịch đối với
toàn bộ tiền trong tài khoản. Việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản

15
chính là tiền đề, là cơ sở cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án
dân sự khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án nếu người đó
không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình.
Biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự được Chấp hành viên
áp dụng trong việc thi hành nghĩa vụ trả vật và cũng có thể được áp dụng
nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Việc áp dụng biện pháp này nhằm
tạm giữ các tài sản, giấy tờ của đương sự để ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại
đối với các tài sản, giấy tờ này. Đây là biện pháp mang tính cấp bách và linh
hoạt, nhằm tạo điều kiện và cơ sở pháp lý cho tác nghiệp nghiệp vụ khi phát
hiện đương sự có tài sản, giấy tờ để thi hành án và áp dụng trong bất cứ giai
đoạn nào trong quá trình tổ chức thi hành án. Việc áp dụng biện pháp tạm giữ

tài sản, giấy tờ của đương sự là tiền đề, là cơ sở cho việc áp dụng biện pháp
cưỡng chế trả giấy tờ, kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án để đảm
bảo việc thi hành án.
Biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về
tài sản được Chấp hành viên áp dụng đối với các động sản phải đăng ký
quyền sở hữu hoặc bất động sản của người phải thi hành án nhằm ngăn chặn
đương sự có hành vi hoặc có thể thực hiện hành vi đăng ký, chuyển quyền sở
hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng về tài sản mà pháp luật quy định phải đăng
ký quyền sở hữu, sử dụng để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án. Sau khi có quyết
định áp dụng biện pháp này, mọi việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử
dụng, thay đổi hiện trạng đối với tài sản không được công nhận và không có
giá trị pháp lý. Việc áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch,
thay đổi hiện trạng về tài sản là tiền đề, là cơ sở cho việc áp dụng các biện
pháp cưỡng chế thi hành án dân sự tương ứng như kê biên, xử lý tài sản;
cưỡng chế trả vật, chuyển quyền sử dụng đất…
Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự chính là cơ sở cho việc áp
dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong trường hợp người phải

16
thi hành án không tự nguyện thi hành. Vì vậy, biện pháp bảo đảm thi hành án
dân sự phải được quyết định áp dụng nhanh chóng để kịp thời ngăn chặn việc
tẩu tán, hủy hoại, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án của người phải thi hành án.
Trong trường hợp, khi đã có đủ thông tin về điều kiện thi hành án của đương
sự thì Chấp hành viên không bắt buộc phải thực hiện việc xác minh hay thông
báo trước về việc sẽ áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự mà có thể
ra ngay quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm. Chấp hành viên có thể quyết
định theo yêu cầu của đương sự hoặc tự mình quyết định áp dụng biện pháp
bảo đảm thi hành án dân sự.
Xuất phát từ việc nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn
tránh nghĩa vụ thi hành án của người phải thi hành án mà thời gian áp dụng

các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự cũng được quy định rất ngắn, trong
một thời hạn nhất định, Chấp hành viên phải quyết định áp dụng tiếp biện
pháp cưỡng chế thi hành án dân sự đối với đương sự hoặc chấm dứt việc áp
dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự đã thực hiện.
1.2. Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH
ÁN DÂN SỰ
Với vai trò đảm bảo điều kiện thi hành án của người phải thi hành án,
các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự có ý nghĩa hết sức to lớn, đóng vai
trò quan trọng đối với kết quả tổ chức thi hành các bản án, quyết định có hiệu
lực pháp luật, cụ thể như sau:
Thứ nhất, biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự đã góp phần bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan.
Việc quy định biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự đã giúp cho Chấp
hành viên kịp thời thực hiện việc ngăn chặn người phải thi hành án thực hiện
hành vi tẩu tán, hủy hoại hoặc thay đổi hiện trạng tài sản trốn tránh việc thi
hành án để từ đó có thể bảo toàn được điều kiện thi hành án, đảm bảo được

17
quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, bảo đảm các bản án, quyết định
đã có hiệu lực được thi hành trên thực tế.
Việc ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
chính là thực hiện bước đệm, tạo tiền đề hiệu quả cho việc áp dụng biện
pháp cưỡng chế đối với tài sản của người phải thi hành án trong trường hợp
họ không tự nguyện thi hành án. Luật Thi hành án dân sự quy định biện
pháp bảo đảm thi hành án dân sự đã tạo điều kiện cho Chấp hành viên thực
hiện hạn chế quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản của người phải thi hành
án ngay khi có thông tin về điều kiện thi hành án của họ đã khắc phục được
hạn chế trước đây của Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 là muốn hạn
chế quyền sở hữu, sử dụng tài sản của người phải thi hành án phải thực hiện
đúng trình tự, thủ tục về cưỡng chế thi hành án dân sự thì mới tác động được

đến tài sản của họ. Vì vậy, trong nhiều trường hợp việc áp dụng đã chậm trễ,
thiếu hiệu quả.
Mặt khác, việc quy định biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự cũng
góp phần giảm thiểu các tác động tiêu cực trong quá trình tổ chức thi hành án,
giảm thiểu sự xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và
người có quyền, nghĩa vụ liên quan. Vì việc áp dụng biện pháp bảo đảm trên
thực tế chưa làm mất đi quyền sở hữu, sử dụng của chủ sở hữu, chủ sử dụng
đối với tài sản mà chỉ làm hạn chế quyền sở hữu, sử dụng tài sản. Do đó,
trong trường hợp áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ hoặc yêu cầu cơ
quan nhà nước có thẩm quyền tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi
hiện trạng về tài sản để đảm bảo việc thi hành án không đúng thì vẫn có thể
sửa chữa, khắc phục để bảo đảm quyền lợi của đương sự và người liên quan.
Chẳng hạn, khi có căn cứ xác định tài sản bị áp dụng biện pháp bảo đảm
không phải của người phải thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định chấm
dứt việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự để trả lại tài sản cho
chủ sở hữu, chủ sử dụng hợp pháp.

18
Thứ hai, biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự đã góp phần đẩy
nhanh quá trình thi hành án, làm giảm thiểu các chi phí không đáng có.
Sau khi ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án thì chỉ
trong một thời hạn rất ngắn, Chấp hành viên phải ra quyết định áp dụng biện
pháp cưỡng chế thi hành án dân sự để xử lý tài sản đó để thi hành án. Vì vậy,
sau khi bị Chấp hành viên ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành
án dân sự thì người phải thi hành án sẽ phải cân nhắc, lường trước về các hậu
quả pháp lý sẽ xảy ra đối với họ nếu không tự nguyện thi hành án. Đó là việc
Chấp hành viên sẽ ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân
sự tài sản sẽ bị xử lý để thi hành án, và khi đó người phải thi hành án còn phải
chịu thiệt hại về kinh tế do phải chịu các chi phí cưỡng chế thi hành án và các

chi phí khác có liên quan; đồng thời, người phải thi hành án còn mất uy tín,
danh dự đối với cộng đồng dân cư nơi người đó sinh sống. Với những hậu quả
tiêu cực có thể xảy ra, người phải thi hành án có thể sẽ lựa chọn phương án tự
nguyện thi hành án để có thể bảo toàn tài sản đã bị áp dụng biện pháp bảo
đảm thi hành án dân sự, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế phát sinh và bảo toàn
được uy tín, danh dự đối với cộng đồng. Chính sự lựa chọn này của người
phải thi hành án sẽ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tổ chức thi hành án dân
sự, giảm thiểu chi phí xã hội phát sinh.
Trong trường hợp mặc dù đã bị Chấp hành viên ra quyết định áp dụng
biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự nhưng người phải thi hành án vẫn
không tự nguyện thi hành án hoặc không có phương án, thỏa thuận khác thì
đây cũng chính là cơ sở, tiền đề để Chấp hành viên ra quyết định cưỡng chế
thi hành án dân sự để bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của người được thi hành án; các tài sản của người phải thi
hành án đã bị đặt trong tình trạng bị hạn chế quyền sử dụng, định đoạt hoặc
tạm thời bị cấm định đoạt theo biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự trước
đây sẽ được xử lý để thi hành án.

19
Thứ ba, biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự góp phần nâng cao ý
thức của đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án.
Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự tuy chưa làm chấm dứt quyền
định đoạt tài sản của người phải thi hành án nhưng việc áp dụng biện pháp
này cũng đã làm cho người phải thi hành án phải gánh chịu những thiệt hại
đáng kể về kinh tế do bị khi hạn chế quyền sử dụng, định đoạt tài sản thì họ
không thể đem tài sản đó tham gia một cách trọn vẹn vào các giao dịch của
mình. Sau một thời hạn nhất định, nếu đương sự không tự nguyện thi hành án
thì Chấp hành viên sẽ đưa tài sản đó ra cưỡng chế để thi hành án.
Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thì uy tín là một tài sản rất có
giá trị, thậm chí quyết định đến sự thành bại của thương nhân, doanh nghiệp.

Việc bị áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự có thể làm cho hoạt
động sản xuất kinh doanh, hoạt động thanh toán, chi trả, giao dịch với đối tác
theo hợp đồng đã ký kết bị chậm trễ, thậm chí bị ngưng trệ, dẫn đến việc phát
sinh chi phí, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại do vi phạm thời hạn hợp đồng,
thời hạn thanh toán…Bên cạnh đó, việc người phải thi hành án bị áp dụng
biện pháp phong tỏa tài khoản, bị tạm giữ tài sản, giấy tờ hay bị áp dụng biện
pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản cũng
dẫn đến hậu quả là dư luận của xã hội cho rằng người phải thi hành án đang
lâm vào tình trạng vỡ nợ, kinh tế suy yếu, thậm chí là mất khả năng thanh
toán, đến mức phải bị áp dụng biện pháp bảo đảm. Từ đó, uy tín của người
phải thi hành án trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng bị ảnh hưởng
nghiêm trọng, các đối tác của họ sẽ không tin tưởng để giao kết hợp đồng
khiến cho tình trạng càng thêm khó khăn và khi tiến hành đàm phán để ký kết
được hợp đồng thì họ cũng sẽ phải chịu nhiều ràng buộc, thiệt thòi do phía đối
tác không tín nhiệm. Do đó, để thoát ra khỏi tình trạng không mong muốn đó,
người phải thi hành án sẽ nhanh chóng lựa chọn phương án tự nguyện thi
hành nghĩa vụ của mình, hạn chế các thiệt hại có thể xảy ra.

20
Như vậy, mặc dù biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự không mạnh
mẽ như biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự nhưng với tính chất cảnh báo
rằng Chấp hành viên sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự gây
hậu quả tiêu cực và những ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, ảnh hưởng đến các
cơ hội kinh doanh, thiệt hại về tài sản, quyền tài sản của người phải thi hành
án và các chi phí phát sinh đã gây nên áp lực lên tâm lý của người phải thi hành
án, hướng họ lựa chọn phương án tự nguyện thi hành án. Điều này cho thấy,
việc thực hiện quy định về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự đã góp phần
nâng cao ý thức pháp luật của đương sự trong hoạt động thi hành án dân sự.
1.3. CƠ SỞ CỦA VIỆC QUY ĐỊNH BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH
ÁN DÂN SỰ

1.3.1. Cơ sở lý luận
Việc pháp Luật Thi hành án dân sự quy định về biện pháp bảo đảm thi
hành án dân sự xuất phát từ những cơ sở lý luận sau đây:
Thứ nhất, từ yêu cầu của việc áp dụng kết hợp giữa biện pháp tự
nguyện thi hành án dân sự và cưỡng chế thi hành án dân sự.
Một nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt trong hoạt động thi hành án dân sự
là khuyến khích các đương sự tự nguyện thực hiện việc thi hành án. Vì vậy,
sau khi ra quyết định thi hành án, Chấp hành viên sẽ ấn định thời hạn để
người phải thi hành án tự nguyện thực hiện. Tuy nhiên, nếu người phải thi
hành án không tự nguyện thi hành thì sẽ bị áp dụng các biện pháp cần thiết để
đảm bảo thi hành bản án, quyết định. Việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi
hành án dân sự không chỉ ngăn chặn được hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản,
trốn tránh việc thi hành án mà còn giúp người phải thi hành án nhận thức
được hậu quả của việc không tự nguyện thi hành nghĩa vụ của mình. Bởi vì,
khi đã bị áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự thì tài sản của người
phải thi hành án sẽ được bảo toàn để thi hành án và nếu họ không tự nguyện
thi hành thì sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí có

21
liên quan. Do đó, biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự chính là bước chuyển
tiếp, là cầu nối giữa việc tự nguyện tự nguyện và bị cưỡng chế thi hành án, là
cơ hội cuối cùng của người phải thi hành án trước khi bị bắt buộc thực hiện
bởi sức mạnh của quyền lực nhà nước.
Vì vậy, việc quy định biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự trong quy
trình, thủ tục thi hành án dân sự là rất cần thiết, tạo sự kết hợp hài hòa trong
việc áp dụng các biện pháp thi hành án dân sự trong quy trình, thủ tục thi
hành án dân sự. Việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự là tiền
đề, là cơ sở cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, đồng
thời tạo ra sự chuyển tiếp giữa tự nguyện thi hành án dân sự và áp dụng biện
pháp cưỡng chế thi hành án dân sự.

Thứ hai, từ yêu cầu của việc đa dạng hóa các biện pháp tổ chức thi
hành án dân sự và sự khác nhau giữa biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
và biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự.
Trong hầu hết các vụ việc, người phải thi hành án không tự nguyện thi
hành nghĩa vụ của mình. Do đó, để việc thi hành án dân sự có hiệu quả thì
phải áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Mặt khác, về bản chất thì biện pháp
bảo đảm thi hành án dân sự khác với biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự.
Trong khi biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự khi được áp dụng sẽ tác
động một cách mạnh mẽ, trực tiếp và dẫn đến hậu quả pháp lý là buộc người
phải thi hành án phải thực hiện một cách thực tế, đầy đủ nghĩa vụ dân sự của
họ và phải chịu mọi chi phí cưỡng chế cũng như hậu quả pháp lý tiêu cực
khác thì biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự mới bị đặt vào tình trạng bị
hạn chế hoặc tạm thời bị cấm sử dụng, định đoạt nhằm ngăn chặn việc tẩu tán,
hủy hoại, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản mà chưa làm thay đổi về
quyền sở hữu, sử dụng tài sản, chưa nảy sinh các hậu quả pháp lý tiêu cực
cũng như các chi phí cho việc áp dụng. Do đó, nó chỉ là bước đệm, mang tính
chất hỗ trợ cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự. Chính

22
vì vậy, về mặt lý luận, không thể quy định chung về trình tự, thủ tục và cơ chế
áp dụng đối với hai chế định này mà giữa chúng cần có sự tách bạch, phân
định một cách cụ thể.
1.3.2. Cơ sở thực tiễn
Nghiên cứu, đối chiếu với các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành
án dân sự trước đây như Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993, Pháp lệnh
Thi hành án dân sự năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thấy
quy định về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự của Luật Thi hành án dân
sự là một nội dung hoàn toàn mới, xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn thi hành
án dân sự.
Trong thực tiễn thi hành án dân sự, khi người phải thi hành án không

tự nguyện thi hành thì sẽ bị Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế thi
hành án dân sự. Tuy nhiên, để áp dụng được biện pháp cưỡng chế thi hành án
dân sự thì Chấp hành viên phải tuân thủ theo một quy trình, thủ tục rất chặt
chẽ với sự phối hợp của nhiều cơ quan, tổ chức có liên quan; sự phối hợp này
đòi hỏi phải giải quyết nhiều về vấn đề và tốn thời gian. Theo đó, Chấp hành
viên phải thực hiện việc thông báo trước cho đương sự; xây dựng kế hoạch tổ
chức cưỡng chế; tổ chức họp với các cơ quan, đơn vị có liên quan, chuẩn bị
các điều kiện, phương tiện, kinh phí và lực lượng cần thiết để phục vụ cho
việc cưỡng chế. Thực tế cho thấy, từ khi hết thời hạn tự nguyện cho đến khi
áp dụng được biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là một khoảng thời gian
tương đối dài. Chính đây là thời gian mà đương sự có thể lợi dụng để thực
hiện việc tẩu tán, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản nhằm trốn tránh
nghĩa vụ thi hành án. Mặt khác, theo quy định của Pháp lệnh Thi hành án dân
sự năm 2004, nếu trong quá trình tác nghiệp, Chấp hành viên phát hiện đương
sự có tài sản để thi hành án thì không thể xử lý ngay mà vẫn phải thực hiện
trình tự, thủ tục áp biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự như đã nêu trên,
dẫn đến tình trạng khi Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế thì tài
sản đã bị tẩu tán, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng.

23
Do đó, thực tiễn đòi hỏi khi chưa thực hiện ngay được biện pháp
cưỡng chế thi hành án dân sự thì pháp luật cần có quy định để Chấp hành viên
có cơ chế ngăn chặn việc tẩu tán, định đoạt tài sản của người phải thi hành án
để thông qua đó có thể bảo toàn điều kiện thi hành án của đương sự.
Trước khi Luật Thi hành án dân sự được ban hành, Bộ Tư pháp và
Tổng cục thi hành án dân sự cũng đã chỉ đạo cơ quan thi hành án dân sự các
cấp với nội dung: khi phát hiện tài sản, tài khoản của người phải thi hành án
thì cần kịp thời có công văn đề nghị các cơ quan có thẩm quyền trong việc
quản lý tài khoản, đăng ký, chuyển dịch tài sản thực hiện việc phong tỏa, tạm
dừng các thủ tục đăng ký, chuyển dịch tài sản đó để giúp Chấp hành viên có

điều kiện thực hiện việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự. Tuy
nhiên, việc gửi công văn đề nghị như trên của cơ quan thi hành án dân sự chỉ
là giải pháp mang tính chất tình thế, được thực hiện một cách đơn lẻ và mang
giá trị pháp lý không cao, không có tính chất bắt buộc các cơ quan có liên
quan phải thực hiện nên hiệu quả nhiều khi không cao. Để khắc phục tình
trạng này, biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự đã được đưa vào quy định
của Luật Thi hành án dân sự khi Luật này được xây dựng. Thẩm tra Dự án
Luật Thi hành án dân sự để trình Quốc hội thông qua, Thường trực Ủy ban tư
pháp của Quốc hội đã nêu rõ:
Dự thảo Luật quy định Chấp hành viên có quyền chủ động
hoặc theo yêu cầu của đương sự áp dụng các biện pháp bảo đảm thi
hành án: phong tỏa tài khoản; tạm giữ tài sản; tạm dừng việc
chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản. Qua thảo luận, đa số ý
kiến thành viên Ủy ban tư pháp thấy rằng, trong thực tiễn tổ chức
thi hành án dân sự, có nhiều trường hợp trước khi Chấp hành viên
áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án, nếu không có biện pháp
ngăn chặn kịp thời, thì người phải thi hành án có thể tẩu tán, cất
giấu tài sản, gây khó khăn cho công tác thi hành án; do đó, về cơ

×