Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Tài sản riêng của vợ chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (875.26 KB, 91 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT





ĐÀO THỊ HẠNH




TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG
THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN
VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000

Chuyên ngành: Luật dân sự
Mã số: 60 38 30



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS HÀ THỊ MAI HIÊN




HÀ NỘI - 2012



LỜI CAM ĐOAN

 


                
- 





NGƯỜI CAM ĐOAN


Đào Thị Hạnh





̀
i ca
̉
m ơn








 , 












,  , . 






:





, , - 


























 
.

- 
- 
             

 - 

 , 





.





 
Tác giả


Đào Thị Hạnh


MỤC LỤC

oan
n



MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 3
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5
5. Những điểm mới của luận văn 6
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 7
7. Kết cấu của luận văn 7
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN
RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG 8
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của chế độ tài sản riêng của
vợ chồng 8
1.1.1. Khái niệm chế độ tài sản riêng của vợ chồng 8
1.1.2. Đặc điểm của chế độ tài sản riêng của vợ chồng 12
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của chế độ tài sản riêng của vợ chồng 14
1.2. Khái quát chế độ tài sản riêng của vợ chồng trong pháp luật Việt
Nam qua các thời kỳ lịch sử 18
1.2.1. Chế độ tài sản riêng của vợ chồng trong cổ luật Việt Nam 18
1.2.2. Chế độ tài sản riêng của vợ chồng trong pháp luật thời kỳ
Pháp thuộc 19
1.2.3. Chế độ tài sản riêng của vợ chồng trong pháp luật HN và GĐ từ
1945 đến nay 23


1.3. Chế độ tài sản riêng của vợ chồng trong pháp Luật HN và GĐ
của một số nước trên thế giới 25
Chương 2: CHẾ ĐỘ TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG THEO
LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 31
2.1. Căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ, chồng 32

2.1.1. Tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm tài sản mà mỗi bên vợ,
chồng có từ trước khi kết hôn 33
2.1.2. Tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm tài sản mà vợ, chồng được
thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân 34
2.1.3. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm đồ dùng, tư trang cá nhân 36
2.1.4. Tài sản riêng của vợ chồng gồm những tài sản mà vợ chồng được
chia khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 40
2.1.5. Tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm những tài sản mà vợ, chồng
thỏa thuận là tài sản riêng của một bên 41
2.2. Quyền của vợ, chồng đối với tài sản riêng 41
2.2.1. Ủy quyền cho người khác sử dụng, quản lý 42
2.2.2. Chuyển nhượng tài sản có đền bù 42
2.2.3. Nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung 43
2.3. Nghĩa vụ được thực hiện bằng tài sản riêng của vợ, chồng 45
2.3.1. Nghĩa vụ gắn với tài sản thừa kế riêng hoặc cho riêng 46
2.3.2. Nghĩa vụ xác lập nhằm bảo quản hoặc tu bổ tài sản riêng 47
2.3.3. Nghĩa vụ gắn với giao dịch 49
2.3.4. Nghĩa vụ cấp dưỡng 51
2.3.5. Nghĩa vụ do vợ chồng tự mình xác lập 53
2.4. Hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ chồng 54
Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG 56
3.1. Chế độ tài sản riêng của vợ chồng trong thực tiễn xét xử 56


3.1.1. Những thuận lợi cơ bản trong việc áp dụng chế độ tài sản riêng
của vợ chồng vào thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân 56
3.1.2. Một số khó khăn cơ bản trong áp dụng chế độ tài sản riêng của
vợ chồng vào thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân 59
3.2. Một số vấn đề về áp dụng chế độ tài sản riêng của vợ chồng

trong thực tiễn xét xử của Tòa án 61
3.2.1. Việc áp dụng căn cứ xác định tài sản riêng của vợ chồng 61
3.2.2. Phân định tài sản riêng, chung 63
3.2.3. Thu thập chứng cứ trong giải quyết tranh chấp 65
3.2.4. Xác định tài sản riêng của vợ chồng chưa hợp lý 67
3.2.5. Tranh chấp nhà ở và quyền sử dụng đất của vợ chồng 68
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ tài sản riêng của vợ
chồng trong luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 70
3.4. Một số kiến nghị về tổ chức thực hiện và áp dụng chế độ tài sản
riêng của vợ chồng trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 73
KẾT LUẬN 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82







DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLDS: Bộ luật Dân sự
DLBK: Dân luật Bắc Kỳ
DLGYNK: Dân luật giản yếu Nam Kỳ
DLTK: Dân luật Trung Kỳ
HN và GĐ: Hôn nhân và gia đình
HVLL: Hoàng Việt luật lệ
LGĐ: Luật gia đình
NQ-HĐTP: Nghị quyết - Hội đồng thẩm phán
QTHL: Quốc triều hình luật

TAND: Tòa án nhân dân
TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao
UBND: Ủy ban nhân dân
XHCN: Xã hội chủ nghĩa








1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình được xây dựng dựa trên sợi dây
liên kết của quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng, trong đó quan hệ
hôn nhân là quan hệ nền tảng của gia đình. Trong quan hệ vợ chồng, bên cạnh
đời sống tình cảm, tình yêu thương lẫn nhau không thể không quan tâm tới
đời sống vật chất. Quan hệ tài sản giữa vợ, chồng là một trong những tiền đề
giúp vợ chồng xây dựng cuộc sống hạnh phúc, đáp ứng những nhu cầu về vật
chất, tinh thần cho gia đình. Xuất phát từ bản chất quan hệ nhân thân và quan
hệ tài sản gắn liền với các chủ thể nhất định, không thể tách rời và đền bù
ngang giá. Chính sự ràng buộc này làm nảy sinh các quyền và nghĩa vụ pháp
lý giữa các chủ thể với nhau.
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa,
diện mạo của gia đình đã thay đổi đáng kể, chức năng kinh tế của gia đình đã
chuyển từ sản xuất sang tiêu dùng. Cùng với điều đó, việc mỗi người có tài
sản riêng để đặt cơ sở vật chất cho các hoạt động nghề nghiệp và các giao

dịch do mình thực hiện phục vụ nhu cầu của cá nhân mà không phụ thuộc
nhiều vào người còn lại là rất cần thiết. Qui định về chế độ tài sản riêng của
vợ chồng trong Luật Hôn nhân và gia đình (HN và GĐ) là một giải pháp cho
vấn đề đó trong bối cảnh chế độ tài sản của vợ chồng trong Luật HN và GĐ
hiện nay là chế độ cộng đồng tạo sản.
Chế độ tài sản riêng của vợ chồng bao gồm các qui định về vấn đề sở
hữu tài sản riêng của vợ chồng; căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ, chồng;
quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với các loại tài sản đó. Trong quá trình
phát triển của luật, các mô hình có xu hướng thâm nhập lẫn nhau: trong mô
hình quan hệ tài sản chung, các quy tắc liên quan đến việc xác định khối tài
sản riêng dần dần được hoàn thiện. Ngược lại, trong mô hình quan hệ tài sản


2
riêng, các quy tắc liên quan đến việc xác định một khối tài sản chung hình
thành từng bước và có hệ thống. Thậm chí, một thế hệ mới về mô hình đang
hình thành trong luật của một số nước tiên tiến. Mô hình mới đặc trưng bởi sự
dung hoà giữa các quyền tự do cá nhân (chế độ tài sản riêng) và các bổn phận
giữa vợ và chồng (chế độ tài sản chung).
Vấn đề thực hiện và áp dụng chế độ tài sản riêng của vợ chồng những
năm qua góp phần vào sự ổn định các quan hệ HN và GĐ, tạo cơ sở pháp lý
thực hiện các quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên, bên cạnh
những kết quả đã đạt được của pháp luật điều chỉnh vấn đề tài sản riêng của
vợ chồng, quá trình thực hiện và áp dụng Luật HN và GĐ năm 2000 về chế
độ tài sản riêng của vợ chồng cho thấy còn khá nhiều bất cập và vướng mắc.
Thực tiễn áp dụng đã có nhiều quan điểm, nhận thức, đánh giá khác nhau,
chưa có sự thống nhất từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cá
nhân thực thi pháp luật, liên quan đến chế độ tài sản riêng của vợ chồng.
Trong báo cáo tổng kết và hướng dẫn đường lối xét xử của ngành Tòa án
hàng năm, hầu như đều có các vấn đề về xác định tài sản riêng giữa vợ và

chồng. Điều đó cho thấy các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng luôn là loại
việc phức tạp, thường gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi áp dụng, hạn chế
và có nhiều bất cập trong công tác thi hành án liên quan đến chế độ tài sản của
vợ chồng, đặc biệt là chế độ tài sản riêng của vợ, chồng. Nguyên nhân có nhiều,
trong đó phải kể đến một số qui định của Luật HN và GĐ về chế độ tài sản riêng
của vợ chồng mới chỉ dừng lại ở tính chất định khung, nguyên tắc chung. Các
văn bản qui định chi tiết thi hành và hướng dẫn áp dụng chế độ tài sản của vợ
chồng còn thiếu, chưa cụ thể, chưa theo kịp với sự phát triển kinh tế - xã hội
trong điều kiện nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Với đề tài: "Tài sản riêng của vợ chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và
gia đình Việt Nam năm 2000", luận văn làm sáng tỏ những qui định của pháp


3
luật điều chỉnh chế độ tài sản riêng của vợ chồng, cơ sở lý luận và thực tiễn của
việc qui định về chế độ tài sản riêng của vợ chồng và chỉ rõ những điểm mới,
hợp lý và bất hợp lý, chưa thống nhất, chưa cụ thể của pháp luật điều chỉnh về
chế độ tài sản riêng của vợ chồng. Từ đó có các kiến nghị xác đáng nhằm hoàn
thiện chế độ tài sản riêng của vợ chồng theo Luật HN và GĐ Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Với đề tài nghiên cứu về chế độ tài sản riêng của vợ chồng, luận văn
muốn làm sáng tỏ nội dung cơ bản của các qui định của Luật HN và GĐ về
chế độ tài sản riêng của vợ chồng, các nguyên tắc và căn cứ xác định tài sản
riêng của vợ chồng, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với khối tài sản
riêng đó. Trong luận văn đã sử dụng một số tài liệu tham khảo như: "
"
của Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp; "
" của Nguyễn Mạnh Bách, “
     của TS Nguyễn
Văn Cừ - Nhà xuất bản Tư pháp năm 2008, "Cng

" của Nguyễn Văn Huyên; "X
   -  " của ThS
Nguyễn Hồng Hải; “          
của Nguyễn Ngọc Điện,
Nhà xuất bản trẻ, 2004, 
         của ThS Bùi Minh
Hồng, Tạp chí Luật học số 11 năm 2009, có liên quan đến chế độ tài sản
của vợ chồng ở góc độ lịch sử phát triển và hệ thống hóa nội dung chế độ tài
sản của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam.
Luận văn là một trong những công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu
riêng và chuyên sâu về chế độ tài sản riêng của vợ chồng một cách toàn diện
và có tính hệ thống.


4
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài là dựa trên cơ sở lý luận để nghiên cứu các qui định
của luật thực định về chế độ tài sản riêng của vợ chồng, tìm hiểu thực tiễn áp
dụng luật thực định để giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng
trong hoạt động xét xử của Tòa án. Từ đó, tìm hiểu những qui định bất cập,
chưa cụ thể, trên cơ sở đó có những nhận xét, kiến nghị về hướng hoàn thiện
pháp luật dự liệu về chế độ tài sản riêng của vợ chồng theo Luật HN và GĐ
năm 2000, với mục đích trên, luận văn được thực hiện với các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về chế độ tài sản riêng của vợ, chồng
với một số khái niệm khoa học trong nội hàm chế độ tài sản riêng của vợ,
chồng; các đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của chế độ tài sản riêng của vợ, chồng đối
với sự tồn tại và phát triển của gia đình và xã hội. Tìm hiểu một cách có hệ
thống và đầy đủ về chế độ tài sản riêng của vợ, chồng trong pháp luật Việt
Nam và pháp luật về HN và GĐ của một số nước trên thế giới. Từ đó, khẳng
định tính tất yếu và cần thiết của chế độ tài sản riêng của vợ chồng được qui

định trong pháp luật.
- Nghiên cứu các qui định của pháp luật hiện hành về chế độ tài sản
riêng của vợ chồng. Với nhiệm vụ này, luận văn đi sâu phân tích nội dung
các qui định về chế độ tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật HN và GĐ năm
2000 và những ngành luật có liên quan (Bộ luật Dân sự 2005, Luật Đất đai
2003 ); tìm hiểu về mục đích, cơ sở của việc qui định các điều luật điều
chỉnh chế độ tài sản riêng của vợ chồng; phân tích tính kế thừa và phát triển,
cũng như những điểm mới qui định về chế độ tài sản riêng của vợ chồng
theo Luật HN và GĐ năm 2000 để có cách hiểu đúng nhất, phù hợp với khoa
học pháp lý về chế độ tài sản riêng của vợ chồng. Đồng thời, qua việc phân
tích nội dung chế độ tài sản riêng của vợ chồng trong luật thực định, luận
văn cũng đưa ra những điểm bất cập, chưa hợp lý, thiếu tính khoa học của


5
các qui định đó, để làm cơ sở cho các kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ tài
sản riêng của vợ chồng theo Luật HN và GĐ năm 2000.
- Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về chế độ tài sản riêng của vợ
chồng qua hoạt động xét xử của ngành Tòa án giải quyết các tranh chấp từ
quan hệ HN và GĐ liên quan trực tiếp về vấn đề tài sản riêng giữa vợ và
chồng. Qua đó, đánh giá về những thành công và hạn chế của việc áp dụng
pháp luật về chế độ tài sản riêng của vợ chồng;
- Trên cơ sở phân tích nội dung và thực tiễn áp dụng chế độ tài sản
riêng của vợ chồng theo luật thực định, luận văn nêu một số kiến nghị đề xuất
hướng sửa đổi, bổ sung các qui định trong Luật HN và GĐ năm 2000 nhằm
hoàn thiện chế độ tài sản riêng của vợ chồng.
Từ những nhiệm vụ trên đây, luận văn được nghiên cứu chủ yếu trong
phạm vi luật thực định qui định về chế độ tài sản riêng của vợ chồng.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài thông qua phương pháp khoa học của chủ nghĩa Mác -

Lênin: Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, đồng thời giữa chúng có mối
liên hệ biện chứng. Từ lý thuyết đến thực tiễn cho thấy, các qui định của pháp
luật phù hợp với sự phát triển của các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội thì
mới có tính khả thi trong quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật, từ đó tạo
cơ sở cho xã hội ổn định và phát triển.
- Phương pháp lịch sử được sử dụng khi nghiên cứu, tìm hiểu chế độ tài
sản riêng của vợ chồng qua các thời kỳ ở Việt Nam;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi phân tích các vấn
đề liên quan đến chế độ tài sản riêng của vợ chồng và khái quát những nội
dung cơ bản của từng vấn đề được nghiên cứu trong luận văn.
- Phương pháp so sánh được thực hiện nhằm tìm hiểu qui định của pháp
luật hiện hành với hệ thống pháp luật trước đây ở Việt Nam cũng như pháp


6
luật của một số nước khác qui định về chế độ tài sản riêng của vợ chồng. Qua
đó, phân tích nét tương đồng và đặc thù của pháp luật Việt Nam qui định về
chế độ tài sản riêng của vợ chồng, phù hợp với điều kiện về kinh tế, văn hóa,
xã hội và tập quán của gia đình truyền thống Việt Nam.
- Phương pháp thống kê được thực hiện trong quá trình khảo sát thực
tiễn hoạt động xét xử của ngành Tòa án, với các số liệu cụ thể giải quyết các
tranh chấp từ quan hệ HN và GĐ liên quan đến tài sản riêng giữa vợ và
chồng. Để đưa ra những nhận định về chế độ tài sản riêng của vợ chồng với
thực tiễn của đời sống xã hội nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp
luật về vấn đề này.
5. Những điểm mới của luận văn
Luận văn là một trong những công trình đầu tiên phân tích một cách
toàn diện, đầy đủ và có hệ thống về chế độ tài sản riêng của vợ chồng theo
pháp luật Việt Nam. Ngoài những điểm mới của Luật HN và GĐ năm 2000
qui định về chế độ tài sản riêng của vợ chồng, với đề tài này, luận văn được

trình bày với những điểm mới sau đây:
- Xây dựng và phân tích khái niệm chế độ tài sản riêng của vợ chồng.
Theo tôi, chế độ tài sản riêng của vợ chồng là nhóm qui phạm pháp luật điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa vợ và chồng; giữa vợ chồng với
người thứ ba trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thuộc sở hữu
riêng của vợ hoặc chồng.
- Phân tích sự cần thiết pháp luật phải qui định chế độ tài sản riêng của
vợ chồng (tính khách quan). Các đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của chế độ tài sản
riêng của vợ chồng đối với sự ổn định, phát triển của gia đình và xã hội.
- Các loại nghĩa vụ về tài sản riêng của vợ, chồng được hiểu như thế
nào và cách áp dụng.
- Qua việc phân tích thực tiễn áp dụng luật về chế độ tài sản riêng của
vợ chồng, luận văn chỉ rõ những vấn đề bất cập, không hợp lý, chưa bảo đảm


7
được tính khoa học về những qui định của luật thực định khi điều chỉnh chế
độ tài sản riêng của vợ chồng. Từ đó, nêu các kiến nghị hoàn thiện các qui
định về chế độ tài sản riêng của vợ chồng theo pháp luật hiện hành.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Nội dung của luận văn có ý nghĩa thiết thực cho mọi cá nhân, đặc biệt là
cho các cặp vợ chồng tìm hiểu các qui định về chế độ tài sản riêng của vợ,
chồng; quyền và nghĩa vụ cụ thể của vợ, chồng đối với những loại tài sản này.
Từ đó, tạo cơ sở pháp lý vững chắc và thống nhất trong quá trình thực hiện và
áp dụng chế độ tài sản riêng của vợ chồng theo Luật HN và GĐ Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương, 10 mục.



8
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG

1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của chế độ tài sản riêng
của vợ chồng
1.1.1. Khái niệm chế độ tài sản riêng của vợ chồng
Gia đình là tế bào của xã hội, thể hiện tính chất và kết cấu của xã hội.
Gia đình là sản phẩm của xã hội, đã phát sinh và phát triển cùng với sự phát
triển của xã hội. Trong xã hội có giai cấp, Nhà nước luôn bằng pháp luật điều
chỉnh các quan hệ HN và GĐ, xây dựng mô hình (kiểu gia đình) phù hợp với
thiết chế xã hội. Gia đình có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn
tại và phát triển của xã hội. C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng đề cập đến chức
năng của gia đình “

 ”. Để cho gia
đình tồn tại và phát triển, cần phải có các điều kiện vật chất - cơ sở kinh tế của
gia đình, nuôi sống gia đình. Do vậy, chế độ tài sản của vợ chồng luôn được
nhà làm luật quan tâm xây dựng như là một trong các chế định cơ bản, quan
trọng của pháp luật về HN và GĐ. Tuy nhiên, chế độ tài sản trong quan hệ
pháp luật dân sự khác với chế độ tài sản trong quan hệ pháp luật hôn nhân gia
đình. Quan hệ pháp luật tài sản trong luật dân sự là quan hệ hàng hóa, tiền tệ
và mang tính chất đền bù ngang giá, còn quan hệ tài sản trong Luật HN và
GĐ không mang tính chất ấy. Tất nhiên, tính chất đền bù ngang giá trong luật
dân sự không bắt buộc phải có trong mọi trường hợp.
Luật HN và GĐ qui định vợ chồng có quyền có tài sản riêng, phù hợp
với chế định quyền sở hữu riêng về tài sản riêng của công dân đã được Hiến



9
pháp năm 1992 (Điều 58) và Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2005 ghi nhận, phù
hợp với nguyên tắc tự định đoạt về tài sản của công dân. Vợ, chồng trước hết
với tư cách là công dân, có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài
sản thuộc quyền sở hữu của mình và nhà nước bảo hộ quyền sở hữu đó.
Tài sản theo nghĩa từ điển học là "ca ci, vt cht dng vo mc ch
sn xut v tiu dng", còn theo Điều 163 BLDS 2005 thì: “ti sn bao gm
vt, tin, giy t  gi v cc quyn ti sn". Theo khoản 1 Điều 33 Luật HN
và GĐ 2000 “c quyn s dng, nh ot 
” mà không phụ thuộc vào ý chí của người kia. Những thu nhập hợp
pháp của mỗi bên vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng. Tuy nhiên, lý
thuyết này không thể áp dụng cho vợ chồng trong thực tiễn do tính chất đặc
biệt của quan hệ hôn nhân được xác lập đó là tính cộng đồng.
Mục đích của hôn nhân đó là sau khi kết hôn, hai vợ chồng cùng chung
sức, chung ý chí trong việc tạo dựng tài sản, xây dựng gia đình hòa thuận,
hạnh phúc vì sự ổn định và phát triển của gia đình và xã hội. Tính chất và
mục đích của quan hệ hôn nhân được xác lập đòi hỏi cần phải có một qui chế
pháp lý đặc biệt nhằm điều chỉnh vấn đề tài sản riêng của vợ chồng. Ngoài ra,
việc quy định quyền sở hữu riêng về tài sản của vợ chồng còn góp phần ngăn
chặn hiện tượng kết hôn nhằm vào lợi ích kinh tế mà không nhằm xác lập
quan hệ hôn nhân [1]. Do vậy, Nhà nước bằng pháp luật phải qui định về chế
độ tài sản riêng của vợ chồng nhằm mục đích:
Th  pháp luật quy định về chế độ tài sản riêng của vợ chồng là cơ
sở để vợ chồng thực hiện các quyền và nghĩa vụ về tài sản riêng của mình
trong, sau thời kỳ hôn nhân; như việc luật qui định các căn cứ, nguồn gốc,
phạm vi các loại tài sản riêng của vợ, chồng. Theo đó, vợ, chồng thực hiện
quyền sở hữu (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt) đối với
từng loại tài sản theo luật định nhằm bảo đảm lợi ích chung của gia đình hoặc



10
nhu cầu của cá nhân vợ hoặc chồng. Đồng thời, xác định rõ các quyền, nghĩa
vụ của vợ chồng liên quan đến tài sản của mình.
Th hai, theo xu thế phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam hiện nay để
theo kịp với tiến trình phát triển của kinh tế thế giới, gia đình không còn bó
hẹp với chức năng duy trì cuộc sống của các thành viên, mà thực sự đã
tham gia tích cực vào sự phát triển và ổn định nền kinh tế xã hội. Những
quan hệ kinh tế đòi hỏi vợ, chồng phải có những quyết định nhanh nhạy,
nhưng muốn vậy họ phải chủ động về tài sản. Luật HN và GĐ hiện hành
chưa theo kịp diễn biến của những quan hệ kinh tế, dân sự hiện đại. Nếu
vợ, chồng thực hiện đúng theo quy định pháp luật, trong nhiều trường hợp,
họ sẽ bỏ lỡ những cơ hội làm ăn.
Mặt khác, việc đưa những tài sản chung của vợ chồng vào các hoạt
động sản xuất, kinh doanh cũng hàm chứa những rủi ro và có thể dẫn đến
nguy cơ tiêu tán tài sản của gia đình, đặt cuộc sống gia đình vào trong tình
trạng bấp bênh. Vì thế, ở những nước mà luật pháp thừa nhận chế độ hôn
sản ước định, những người vợ, chồng làm nghề kinh doanh thường nghĩ
đến một chế độ tài sản riêng. Chế độ đó vừa tạo điều kiện cho họ chủ động
trong hoạt động kinh doanh, vừa tránh được những rủi ro có thể xảy đến
cho cuộc sống gia đình.
 khi vợ, chồng sử dụng, định đoạt tài sản của mình nhằm bảo
đảm đời sống chung của gia đình, nhu cầu của cá nhân luôn có liên quan đến
quyền lợi của người thứ ba khi ký kết các hợp đồng liên quan đến tài sản của
vợ chồng. Theo luật định, người thứ ba tham gia giao dịch cần phải biết rằng
trường hợp nào hợp đồng đó được bảo đảm thực hiện từ tài sản chung của vợ
chồng hoặc bằng tài sản riêng của vợ, chồng nhằm bảo vệ quyền lợi chính
đáng của mình. Qui định này thể hiện rõ ý nghĩa của việc quy định quyền sở
hữu của vợ, chồng đối với tài sản riêng là đảm bảo cho vợ chồng thực hiện



11
các nghĩa vụ về tài sản độc lập, bảo vệ quyền lợi của người thứ ba là người có
quyền. Vì vậy, pháp luật của một số nước thường qui định chế độ tài sản của
vợ chồng phải được niêm yết, thông báo tại nơi cư trú của vợ chồng khi đăng
ký kết hôn. Vợ chồng có thể lựa chọn chế độ tài sản ước định (theo sự thỏa
thuận bằng văn bản của vợ chồng từ trước khi kết hôn); hoặc lựa chọn chế độ
tài sản pháp định (nếu vợ chồng không ký kết hôn ước từ trước khi kết hôn thì
pháp luật cho rằng cặp vợ chồng đó đã mặc nhiên lựa chọn chế độ tài sản theo
luật định). Tùy theo phong tục, tập quán, điều kiện kinh tế - xã hội ở mỗi quốc
gia mà luật pháp các nước có qui định về chế độ tài sản của vợ chồng theo
luật định là khác nhau.
Th , việc qui định chế độ tài sản riêng của vợ chồng trong pháp luật
là cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh
chấp về tài sản giữa vợ chồng với nhau và giữa vợ chồng với bên thứ ba là
người có quyền lợi liên quan khác.
Chế độ tài sản riêng của vợ chồng là một bộ phận cấu thành nên chế
định chế độ tài sản của vợ chồng. Nếu đặt trong mối tương quan với khái
niệm chế độ tài sản của vợ chồng thì khái niệm chế độ tài sản của vợ chồng là
khái niệm gốc, khái niệm chế độ tài sản riêng của vợ chồng là khái niệm phái
sinh từ khái niệm đó. Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Cừ thì: “


 
.
Như vậy, chế độ tài sản riêng của vợ chồng được những nhà làm luật
dự liệu do tính chất, mục đích của quan hệ hôn nhân được xác lập, thể hiện
như là yếu tố khách quan, phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội, phong
tục, tập quán, truyền thống văn hóa để Nhà nước qui định trong pháp luật về



12
chế độ tài sản riêng của vợ chồng phù hợp với đời sống xã hội trong từng giai
đoạn phát triển. Vậy, có thể hiểu:
Ch  ti sn ca v chng l  qui phm php lut iu
chnh              
ti sn 
 ca v chng.
Theo luật hiện hành, vẫn chưa có một khái niệm chính thức về chế độ
tài sản riêng của vợ chồng được qui định trong một văn bản cụ thể của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền. Chế độ tài sản riêng của vợ chồng được qui
định trong pháp luật như là một tất yếu khách quan, nhằm điều chỉnh quan hệ
tài sản riêng của vợ chồng, góp phần ổn định các quan hệ xã hội.
1.1.2. Đặc điểm của chế độ tài sản riêng của vợ chồng
Chế độ tài sản riêng của vợ chồng thực chất là chế độ sở hữu tài sản
của mỗi bên vợ, chồng. Xuất phát từ tính chất và mục đích đặc biệt của quan
hệ hôn nhân được xác lập, vợ, chồng với tư cách vừa là công dân, vừa là chủ
thể của quan hệ HN và GĐ, vừa là chủ thể của quan hệ dân sự khi thực hiện
quyền sở hữu của mình tham gia các giao dịch dân sự. Vì vậy, chế độ tài sản
riêng của vợ chồng có những đặc điểm riêng biệt sau đây:
Th nht, xét về chủ thể của quan hệ sở hữu trong chế độ tài sản này,
thì các bên phải có quan hệ hôn nhân hợp pháp với tư cách là vợ chồng của nhau
(đây là đặc điểm chỉ tồn tại trong loại chế độ tài sản này). Do vậy, để trở
thành chủ thể của quan hệ sở hữu này, các chủ thể ngoài việc có đủ năng lực
chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự, còn đòi hỏi họ phải tuân thủ các điều
kiện kết hôn được qui định trong pháp luật HN và GĐ: các điều kiện về tuổi kết
hôn, điều kiện về sự tự nguyện, không vi phạm các điều cấm kết hôn (Điều 9,
Điều 10 Luật HN và GĐ năm 2000).
Th hai, xuất phát từ vị trí, vai trò của gia đình đối với sự tồn tại và



13
phát triển của xã hội, Nhà nước bằng pháp luật khi qui định về chế độ tài sản
riêng của vợ chồng đều xuất phát từ mục đích trước tiên và chủ yếu nhằm bảo
đảm quyền lợi của gia đình, trong đó có lợi ích cá nhân của vợ, chồng. Theo luật
định, dù vợ chồng lựa chọn loại chế độ tài sản nào thì cũng đều phải có nghĩa vụ
đóng góp tiền bạc, nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình, nghĩa vụ
chăm sóc lẫn nhau và nuôi dưỡng, giáo dục các con. Tuy nhiên, để đảm bảo
quyền công nhân, quyền tự định đoạt của cá nhân luật quy định vợ chồng có
quyền lựa chọn nhập hay không nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản
chung của vợ chồng. Đây là quy định có tính chất “mở” và quy định quyền sở
hữu riêng của vợ chồng một cách cụ thể hơn Luật HN và GĐ năm 1986.
Th ba, chế độ tài sản riêng của vợ chồng có nguồn gốc từ sở hữu tư
nhân trong luật dân sự (sở hữu của cá nhân với tài sản hợp pháp của mình bao
gồm thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản
xuất, vốn, hoa lợi, lợi tức, ), là một trong những nội dung của năng lực chủ
thể của cá nhân vợ, chồng nhằm đảm bảo cho sự độc lập và bình đẳng vợ
chồng trong quan hệ giữa họ với nhau và với người thứ ba. Sau khi kết hôn,
tư cách vợ chồng không làm tổn hại đến tư cách thành viên độc lập của mỗi
người trong xã hội.
Th t, chế độ tài sản riêng của vợ chồng cũng mang những đặc thù riêng
trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ thể. Vợ chồng với tư cách
là chủ thể của khối tài sản riêng có quyền tự mình định đoạt khối tài sản riêng
ấy mà không phụ thuộc ý chí của người khác. Tuy nhiên, với chế độ tài sản riêng
của vợ chồng trong một số trường hợp quyền năng này của họ bị hạn chế. Theo
khoản 5 Điều 33 Luật HN và GĐ 2000 thì vợ chồng là chủ sở hữu tài sản
riêng của mình nhưng khi hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản riêng của vợ
chồng đã được đưa vào sử dụng là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc
định đoạt tài sản riêng của vợ chồng trong trường hợp liên quan đến tài sản này



14
cần thiết phải có thỏa thuận của hai vợ chồng. Như vậy quyền tự định đoạt tài
sản riêng của vợ chồng trong trường hợp này đã bị hạn chế.
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của chế độ tài sản riêng của vợ chồng
1.1.3.1. Vai tr ca ch  ti sn ca v chng
Gia đình là tế bào của xã hội, hôn nhân lại là cơ sở để tạo lập gia đình - tế
bào của xã hội. Trong xã hội có giai cấp, các giai cấp thống trị đều thông qua
Nhà nước, bằng pháp luật điều chỉnh các quan hệ về nhân thân, tài sản trong
đó có quan hệ hôn nhân, quan hệ vợ chồng. Trong mỗi chế độ xã hội cụ thể
đều xây dựng một mô hình (kiểu) gia đình phù hợp với tính chất, kết cấu của
chế độ xã hội đó. Lịch sử xã hội đã ghi nhận nhiều hình thái gia đình tương
ứng với chế độ chủ nô, phong kiến, tư sản và gia đình XHCN với những đặc
điểm và nội dung khác nhau, do các điều kiện kinh tế - xã hội chi phối.
Trong quan hệ gia đình (dựa trên cơ sở hôn nhân, huyết thống, nuôi
dưỡng), quan hệ vợ chồng có vai trò đặc biệt quan trọng. Bên cạnh đời sống
tình cảm, yêu thương gắn bó giữa vợ chồng, không thể không quan tâm tới
đời sống vật chất, tiền bạc, tài sản của vợ chồng. Quan hệ tài sản giữa vợ và
chồng là một loại quan hệ đặc biệt ràng buộc hai người, vốn gắn bó với nhau
do hiệu lực của hôn nhân, nghĩa là có đăng ký kết hôn, liên quan đến tài sản.
Suy cho cùng, tất cả các tài sản của vợ chồng, dù là của riêng mỗi người hay
của chung hai người đều phải được khai thác, sử dụng trước hết nhằm bảo
đảm sự duy trì và phát triển của gia đình, sau đó mới phục vụ cá nhân chủ sở
hữu.Trong khung cảnh luật thực định Việt Nam, sự tồn tại của quan hệ tài sản
giữa vợ và chồng lệ thuộc vào sự tồn tại của quan hệ hôn nhân. Chế độ tài sản
riêng của vợ chồng có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các mối quan
hệ xã hội giữa vợ và chồng; giữa vợ chồng với người thứ ba liên quan và giữa
các thành viên trong gia đình.
, chế độ tài sản riêng của vợ chồng được pháp luật của Nhà



15
nước ghi nhận (dù là chế độ tài sản theo thỏa thuận - chế độ tài sản ước định,
hay theo các căn cứ pháp luật - chế độ tài sản pháp định) đều thực hiện vai trò
nhằm điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ chồng và với người thứ ba, tạo điều
kiện để vợ chồng có những cách thức "x s" theo qui định của pháp luật và
phù hợp với đạo đức xã hội.
Th hai, trong lĩnh vực HN và GĐ, Luật HN và GĐ điều chỉnh các quan
hệ về nhân thân và tài sản phát sinh giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các
thành viên khác trong gia đình. Trong đó, Luật HN và GĐ điều chỉnh trước tiên
và chủ yếu nhóm các quan hệ nhân thân, nó quyết định tính chất và nội dung của
nhóm quan hệ tài sản (khi quan hệ vợ chồng được xác lập, lúc đó mới phát sinh
các quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợ chồng như quyền và nghĩa vụ đối với khối
tài sản sở hữu riêng, quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng lẫn nhau, quyền đối với sở
hữu chung hợp nhất, quyền thừa kế tài sản của nhau giữa vợ và chồng, ).
Tuy vậy, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tài sản giữa các chủ thể là
thành viên của gia đình có tác dụng vô cùng quan trọng, đảm bảo các quyền và
nghĩa vụ nhân thân được thực hiện trên thực tế. Ví như vợ, chồng thực hiện
quyền sở hữu đối với tài sản riêng nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống chung của gia
đình, từ đó nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc lẫn nhau giữa vợ chồng, nghĩa vụ
thương yêu, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các con mới được thực hiện phù
hợp với đạo đức xã hội và qui định của pháp luật. Trên cơ sở đó xây dựng, củng
cố chế độ HN và GĐ XHCN; xây dựng gia đình XHCN thực sự dân chủ, hòa
thuận, hạnh phúc, bền vững - là tế bào, nền tảng của xã hội, tạo điều kiện cho xã
hội bình ổn và phát triển.
Th ba, Chế độ tài sản riêng của vợ chồng định rõ về thành phần, nguồn
gốc tài sản và quyền hạn, nghĩa vụ của vợ, chồng đối với những tài sản mà vợ,
chồng sở hữu; quyền sở hữu của vợ chồng đối với từng loại tài sản đó. Nhằm đảm
bảo khi vợ chồng thực hiện quyền sở hữu của mình, vì lợi ích chung của gia đình,



16
của cá nhân vợ, chồng hay vì lợi ích của người khác được ổn định trong một trật
tự pháp lý. Các giao kết liên quan đến tài sản do vợ, chồng thực hiện theo những
mục đích riêng, cụ thể đối với từng loại tài sản đều phát sinh các hậu quả pháp lý
nhất định. Trong đó, quyền lợi của người thứ ba tham gia giao dịch liên quan đến
tài sản riêng của vợ chồng cũng được pháp luật qui định và bảo vệ.
1.1.3.2.  ngha ca ch  ti sn ca v chng
Chế độ tài sản riêng của vợ chồng với ý nghĩa là một chế định trong pháp
luật về HN và GĐ được Nhà nước qui định dựa trên sự phát triển của các điều
kiện kinh tế - xã hội. Nó thể hiện tính giai cấp, bản chất của chế độ chính trị - xã
hội cụ thể. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về HN và GĐ, trong xã
hội có giai cấp, các quan hệ HN và GĐ (trong đó có chế độ tài sản của vợ chồng)
được điều chỉnh bằng pháp luật của Nhà nước. Nhìn vào chế độ tài sản của vợ
chồng được qui định trong pháp luật của Nhà nước, người ta (có thể) nhận biết
được trình độ phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội (tính khách quan) và ý
chí của Nhà nước thể hiện bản chất của chế độ xã hội đó (tính chủ quan). Theo
vậy, tương ứng với mỗi chế độ xã hội cụ thể là một chế độ HN và GĐ do Nhà
nước qui định bằng pháp luật hoặc thừa nhận bằng tập quán (trong đó có các qui
định về chế độ tài sản riêng của vợ chồng).
Trong xã hội phong kiến, tư sản, nơi mà sự đối lập, đối kháng giai cấp,
chế độ tư hữu, chế độ người bóc lột người được thừa nhận và bảo vệ. Pháp luật
thể hiện ý chí của giai cấp phong kiến, tư sản, thì trong các quan hệ gia đình,
quan hệ vợ chồng phản ánh sự bất công, bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ
và chồng mà pháp luật công khai bảo vệ hay tập quán "mc nhin" thừa nhận.
Trong gia đình, cha mẹ có "ton quyn" đối với con; trong quan hệ vợ chồng,
người vợ phụ thuộc người chồng về mọi phương diện, cả trong các quan hệ nhân
thân và tài sản. Người vợ chỉ được hành xử nghề nghiệp riêng biệt trừ phi chồng
không phản kháng. Không thể có quan hệ bình đẳng thực sự giữa vợ chồng trong
các quan hệ nhân thân và tài sản của vợ chồng [2].



17
Trong hệ thống pháp luật về HN và GĐ của Nhà nước XHCN, khi qui
định về chế độ tài sản của vợ chồng đều ghi nhận trước hết quyền bình đẳng
của vợ chồng về tài sản, bảo đảm quyền sở hữu của vợ chồng đối với các loại
tài sản giữa vợ, chồng. Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng với nhau về mọi phương
diện là một trong các nguyên tắc cơ bản theo hệ thống pháp luật về HN và GĐ
của Nhà nước XHCN.
Chế độ tài sản riêng của vợ chồng được qui định trong pháp luật nhằm
xác định các loại tài sản riêng trong quan hệ giữa vợ chồng và gia đình. Khi
hai bên nam, nữ kết hôn với nhau trở thành vợ chồng, chế độ tài sản (riêng,
chung) của vợ chồng được dự liệu với những thành phần tài sản của vợ
chồng. Dù vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản ước định hay chế độ tài sản theo
luật định, dù là chế độ tài sản cộng đồng hay theo tiêu chuẩn phân sản thì
các loại tài sản của vợ chồng luôn được pháp luật qui định rõ.
Chế độ tài sản riêng của vợ chồng được sử dụng với ý nghĩa là cơ sở
pháp lý để bảo đảm và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ chồng về tài sản
hoặc với người thứ ba có quan hệ, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các
bên vợ, chồng hoặc người thứ ba tham gia giao dịch liên quan đến tài sản
riêng của vợ chồng.
Chế độ tài sản riêng của vợ chồng là cơ sở quan trọng đảm bảo tính hợp
pháp trong hoạt động công chứng đối với những giao dịch liên quan đến tài
sản riêng của vợ chồng.
Chế độ tài sản riêng của vợ chồng là cơ sở pháp lý để các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền giải quyết vụ việc khi có phát sinh tranh chấp liên quan
về tài sản riêng giữa vợ, chồng hoặc với người thứ ba có liên quan.
Trong thực tế, để đáp ứng quyền lợi của gia đình, nghĩa vụ nuôi dưỡng,
chăm sóc, giáo dục các con trong suốt thời kỳ hôn nhân, vợ, chồng phải ký
rất nhiều hợp đồng với những người khác liên quan đến tài sản riêng của vợ



18
chồng. Nhiều tranh chấp về tài sản phát sinh giữa vợ chồng, liên quan tới
quyền lợi của những người khác theo từng trường hợp cụ thể, chế độ tài sản
riêng của vợ chồng qui định những nguyên tắc, là căn cứ để giải quyết các
tranh chấp về tài sản riêng giữa vợ chồng.
1.2. Khái quát chế độ tài sản riêng của vợ chồng trong pháp luật
Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử
1.2.1. Chế độ tài sản riêng của vợ chồng trong cổ luật Việt Nam
Trong xã hội phong kiến Việt Nam, các quy định về HN và GĐ chiếm một
vị trí quan trọng trong các văn bản luật. Tuy nhiên, qua khảo cứu các quy định
của pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng trong cổ luật Việt Nam, nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng cổ luật Việt Nam không dự liệu về chế độ tài sản của vợ
chồng theo như quan niệm của những nhà lập pháp tư sản.
Quốc triều hình luật (QTHL) được ban hành dưới triều Lê trong khoảng
niên hiệu Hồng Đức (1470-1497) và Hoàng Việt luật lệ (HVLL) ban hành dưới
triều Nguyễn (1812) đều có các qui định về vấn đề HN và GĐ, nhưng tuyệt
nhiên chế độ tài sản của vợ chồng không được quy định như một chế định riêng
rẽ và cụ thể. Các quy định về vấn đề tài sản của vợ chồng không rõ ràng. QTHL
không có điều khoản nào đề cập đến vấn đề tài sản riêng của vợ chồng trong thời
kỳ hôn nhân, mà chỉ dự liệu một số trường hợp chia tài sản của vợ chồng khi
một bên vợ, chồng chết trước (Điều 374, 375, 376). Theo GS Vũ Văn Mẫu thì
“Các Tòa án ở Nam Việt thường hay căn cứ vào các điều này để phân xử các vụ
kiện liên quan đến tài sản của vợ chồng” [3].
Như vậy, chế độ tài sản của vợ chồng được áp dụng trong luật cổ và
tục lệ ở Việt Nam là chế độ cộng đồng toàn sản, với nội dung toàn bộ tài sản
mà vợ, chồng có được từ trước khi kết hôn hoặc do vợ chồng tạo dựng trong
thời kỳ hôn nhân đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. “Thuyết tam
tòng” buộc người vợ phải tuân thủ người chồng “Thuyền theo lái, gái theo

×