Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 157 trang )




I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT




HONG O





TRCH NHIM BI THNG THIT HI DO
NGUN NGUY HIM CAO GY RA THEO
PHP LUT DN S VIT NAM




luận văn thạc sĩ luật học





Hà nội - 2011









ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



HOÀNG ĐẠO




TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO
NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA THEO
PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật dân sự
Mã số : 60 38 30


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Người hướng dẫn khoa học: TS. Phùng Trung Tập


Hµ néi - 2011



Mục lục


Trang

Trang bìa phụ


Lời cam đoan


Mục lục


mở đầu

1

Ch-ơng 1
. Những vấn đề lý luận về trách
nhiệm bồi th-ờng thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra

1.1.
Khái niệm trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra.

9
1.1.1.
Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ
9
1.1.2.
Khái niệm trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra
18
1.2.
Đặc điểm trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra
19
1.2.1.
Trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra là một dạng trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại ngoài
hợp đồng
19
1.2.2.
Trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra phát sinh không cần điều kiện lỗi
22
1.2.3.
Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra không bao gồm
thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời t- của cá
nhân
24
1.3.
Tiến trình phát triển của pháp luật về trách nhiệm bồi
th-ờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ở Việt
Nam từ năm 1945 đến nay

24
1.3.1.
Tr-ớc năm 1945
25
1.3.2.
Từ năm 1945- 1983
28
1.3.3.
Từ năm 1983 1995
34
1.3.4.
Từ năm 1995 2005
38
1.3.5.
Từ năm 2005 đến nay
41

Ch-ơng 2.
Những cơ sở pháp lý XáC ĐịNH
TRáCH NHIệM BồI THƯờNG THIệT HạI DO
NGUồN NGUY HIểM CAO Độ GÂY RA

2.1.
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
43
2.1.1.
Có thiệt hại xảy ra
44
2.1.1.1.

Thiệt hại vật chất
44
2.1.1.2.
Thiệt hại do tổn thất về tinh thần
47
2.1.2.
Có việc gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao
độ
48
2.1.3.
Có mối quan hệ nhân quả giữa sự hoạt động của nguồn nguy
hiểm cao độ và thiệt hại
56
2.1.4.
Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra
60
2.2.
Xác định thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
65
2.2.1.
Xác định thiệt hại về tài sản
65
2.2.2.
Xác định thiệt hại về sức khoẻ
68
2.2.3.
Xác định thiệt hại về tính mạng
74
2.3.

Ng-ời có trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại và ng-ời đ-ợc bồi
th-ờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
81
2.3.1.
Ng-ời có trách nhiệm bồi th-ờng
81
2.3.1.1.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ
81
2.3.1.2.
Ng-ời đ-ợc chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn
nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật
83
2.3.1.3.
Ng-ời chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm
91
cao độ
2.3.1.4.
Ng-ời đ-ợc ng-ời đ-ợc chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng
nguồn nguy hiểm cao độ giao lại nguồn nguy hiểm cao độ
(ng-ời thứ ba)
93
2.3.2.
Ng-ời đ-ợc bồi th-ờng
96

Ch-ơng 3.
THựC TIễN GIảI QUYếT Và kiến nghị
hoàn thiện quy định của pháp luật về
trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại do

nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

3.1.
Thực tiễn giải quyết bồi th-ờng thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra
98
3.1.1.
Tranh chấp do xác định không đúng trách nhiệm bồi th-ờng
thiệt hại
103
3.1.1.1.
Trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra bị xác định là trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại
ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra
103
3.1.1.2.
Trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi
trái pháp luật gây ra bị xác định là trách nhiệm bồi th-ờng
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
106
3.1.2.
Tranh chấp do không xác định đ-ợc nguyên nhân dẫn đến
thiệt hại
110
3.1.3.
Tranh chấp do chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ không
nhận thức đúng trách nhiệm của mình
114
3.1.4.
Tranh chấp do không xác đúng mức bồi th-ờng và chủ thể

chịu trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại trong tr-ờng hợp
nguồn nguy hiểm cao độ đã đ-ợc giao cho ng-ời khác chiếm
hữu, sử dụng đúng pháp luật.

121
3.2.
Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về trách nhiệm
bồi th-ờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
128
3.2.1.
Bổ sung khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ
128
3.2.2.
Bổ sung quy định về điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi
th-ờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
129
3.2.3.
Sửa đổi các tr-ờng hợp chủ sở hữu, ng-ời đ-ợc giao chiếm
hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ đ-ợc miễn trách nhiệm
bồi th-ờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
132
3.2.4.
Hoàn thiện quy định về trách nhiệm bồi th-ờng của ng-ời
đ-ợc giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hợp
pháp
133
3.2.5.
Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của ng-ời thứ ba
đ-ợc giao lại nguồn nguy hiểm cao độ
134

3.2.6.
Bổ sung quy định về trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại của
Nhà n-ớc trong tr-ờng hợp nguồn nguy hiểm cao độ thuộc
quyền sở hữu, quản lý của nhà n-ớc
136
3.2.7.
Bổ sung quy định về chủ thể chịu trách nhiệm bồi th-ờng
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong tr-ờng hợp
nguồn nguy hiểm cao độ đ-ợc chuyển giao thông qua hợp
đồng mua bán nh-ng ch-a hoàn tất thủ tục sang tên theo qui
định của pháp luật
137
3.2.8.
Bổ sung quy định về chủ thể chịu trách nhiệm bồi th-ờng
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong tr-ờng hợp
chủ sở hữu bắt buộc phải giao quyền chiếm hữu sử dụng
nguồn nguy hiểm cao độ theo quyết định hành chính của cơ
quan nhà n-ớc có thẩm quyền
138
3.2.9.
Hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật về bảo quản,
trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ.
139
3.2.10.
Hoàn thiện các quy định về bồi th-ờng thiệt hại
141

Kết luận
143


Danh mục tài liệu tham khảo
145


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan
trọng của pháp luật dân sự. Mục đích của chế định này là buộc những chủ thể
có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật, có lỗi phải bồi thường những thiệt hại
do mình đã gây ra.
Là một dạng cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng, nhưng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra có đặc trưng riêng đó là chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử
dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra ngay cả khi chứng minh được mình không có lỗi trong việc xảy
ra thiệt hại. Việc xác định đúng nguồn nguy hiểm cao độ cũng như điều kiện
làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm của chủ sở hữu,
người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao, góp phần bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại, bảo đảm trật tự công bằng xã
hội.
Mặc dù có ý nghĩa quan trọng như vậy, nhưng tại Điều 627 của Bộ luật
dân sự năm 1995 cũng như Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2005 chưa xây
dựng được khái niệm cụ thể về nguồn nguy hiểm cao độ cũng như những điều
kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra. Trong khi đó, trong những năm qua, dưới sự tác động mạnh mẽ
của công cuộc công nghiệp hóa, cơ giới hóa, số lượng những vật được coi là
nguồn nguy hiểm cao độ không ngừng tăng lên, kéo theo sự gia tăng về số
lượng những vụ tai nạn do những vật này gây ra. Điều này gây khó khăn

không nhỏ cho các nhà nghiên cứu cũng như những người áp dụng pháp luật
trong việc giải quyết bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.


2
Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng việc giải quyết
những vụ việc về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
trong nhiều trường hợp vẫn chưa thực sự thoả đáng, gây bức xúc trong dư
luận.
Trước thực trạng đó. việc nghiên cứu phân tích và làm rõ cơ sở lý luận
và thực tiễn của những căn cứ pháp lý xác định trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trong nhiều nhu cầu cấp bách
trong khoa học pháp lý dân sự ở Việt Nam hiện nay. Với tinh thần đó, việc
chọn đề tài “Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học
là đảm bảo tính cấp thiết và tính thời sự của việc nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
được chính thức ghi nhận từ năm 1972, trong Thông tư 173/UBTP ngày 23
tháng 3 năm 1972 của Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn xét xử bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng. Trải qua gần 40 năm phát triển và hoàn thiện, đây là
một trong những chế định thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên
cứu và áp dụng pháp luật. Đã có nhiều bài viết trên các tạp chí khoa học phân
tích, bình luận về trách nhiệm này. Tiêu biểu có thể kể đến bài viết: “Chủ thể
của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”, tác
giả Lưu Tiến Dũng, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 9/1991; “Chủ thể trách
nhiệm dân sự do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”, tác giả Nguyễn Đức
Thành, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 8/1998; “Bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo Điều 627 BLDS”, tác giả Đặng Văn
Dùng, Tạp chí Tòa án nhân dân số 10/ 1998; “Trách nhiệm bồi thường thiệt

hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” tác giả Nguyễn Thanh Lành, Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật, số 8/2002; “Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra” tác giả Mai Bộ, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 2/2003; “Tìm
hiểu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”,


3
tác giả Lê Phước Ngưỡng, Tạp chí Kiểm sát, số 1/2005; “Bổ sung khái niệm
về nguồn nguy hiểm cao độ”, tác giả Nguyễn Xuân Đang, Tạp chí nghiên cứu
lập pháp, số 4/2005.
Không chỉ ở các bài viết, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra cũng đã được đề cập trong một số công trình nghiên
cứu sau đại học như: Luận văn Thạc sỹ luật học của tác giả Lê Mai Anh:
“Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
trong Bộ luật dân sự”, Luận văn“Lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng” của thạc sỹ Bùi Thị Thủy Chung
Trong các giáo trình giảng dạy luật học tại các cơ sở đào tạo luật học ở
nước ta những năm qua cũng có những phân tích về trách nhiệm này. (VD:
Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam của trường Đại học Luật Hà Nội…). Một số
sách chuyên khảo cũng đã đề cập đến vấn đề này như: “Bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng về tài sản, sức khoẻ và tính mạng“ của Tiến sỹ Phùng Trung
Tập. Đặc biệt, gần đây nhất phải kể đến Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường
“Trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại- Vấn đề lý luận và thực tiễn”
của Trường Đại học Luật Hà Nội (năm 2009).
Những bài viết, những công trình khoa học kể trên ở những góc độ
khác nhau đã có những ý kiến phân tích, bình luận về khái niệm, điều kiện
làm phát sinh trách nhiệm cũng như những chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Tuy nhiên, do nhiều
nguyên nhân khác nhau, những bài viết hoặc mới chỉ đề cập ở dạng chung về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hoặc có

phân tích chi tiết nhưng lại chỉ tập trung vào một số khía cạnh của trách
nhiệm như: chủ thể, điều kiện mà chưa đưa ra những điểm đặc thù của loại
trách nhiệm đặc biệt này. Một số những bài viết được viết trước khi Bộ luật
dân sự (1995) được ban hành, một số những bài viết khác có phân tích bình
luận song lại trên cơ sở của Bộ luật dân sự 1995 và những văn bản hướng dẫn
thi hành của Bộ luật này.


4
Trong hai công trình gần đây nhất là sách chuyên khảo của Tiến sỹ
Phùng Trung Tập: “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khoẻ
và tính mạng“ và Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Trách nhiệm dân sự
do tài sản gây thiệt hại- Vấn đề lý luận và thực tiễn” của Trường Đại học Luật
Hà Nội (năm 2009), trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra cũng đã được đề cập đến. Tác giả của hai công trình đã có những
kiến giải sâu sắc về bản chất cũng như điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Tuy nhiên, do chỉ là một
phần nhỏ trong cả một nội dung lớn, nên các yếu tố khác của trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng chưa được phân tích
đầy đủ trong hai công trình này.
Với tình hình nghiên cứu trên, có thể nói đề tài "“Trách nhiệm bồi
thƣờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo pháp luật dân sự
Việt Nam” là một công trình nghiên cứu riêng, không bị trùng lặp với các
công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu những quy
định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và những văn bản có liên quan như: Luật
Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy, Bộ luật Hàng hải…để
làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm, điều kiện phát sinh, cách xác định thiệt hại,
chủ thể phải bồi thường cũng như được bồi thường trong trách nhiệm bồi

thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Chỉ ra những điểm hợp lý
cũng như chưa hợp lý khi áp dụng các quy định của pháp luật về vấn đề này,
qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằm tháo gỡ những khó khăn trong quá
trình thực thi pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra, từ đó góp phần vào việc hoàn thiện hơn nữa khoa học luật
trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nói riêng.


5
4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn
dựa trên cơ sở lý luận của học thuyết Mác - Lênin về chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để tìm ra mối quan hệ biện chứng giữa
pháp luật và thực tiễn đời sống xã hội, trên cơ sở đó tìm ra mối liên hệ giữa
các hiện tượng để đánh giá các vấn đề nghiên cứu một cách khoa học.
Trên cơ sở phương pháp luật của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi còn sử dụng các
phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương
pháp thống kê… để giải quyết các vấn đề trong nội dung luận văn.
5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
5.1. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là dựa trên cơ sở lý luận để nghiên
cứu các quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; tìm hiểu thực tiễn áp dụng luật thực định
để giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ trong hoạt động xét xử của Tòa án; qua đó tìm ra những bất cập, thiếu sót
của luật thực định để nêu phương hướng hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nói riêng, trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung

5.2. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Với mục đích trên, luận văn thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra làm cơ sở để nghiên cứu
các phần tiếp theo của luận văn. Để thực hiện nhiệm vụ này, luận văn đã xây
dựng khái niệm khoa học về nguồn nguy hiểm cao độ, khái niệm về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, phân tích đặc


6
điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra,
tìm hiểu tiến trình phát triển của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay.
- Nghiên cứu các quy định hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Với nhiệm vụ này, luận văn phân tích
các quy định của Bộ luật Dân sự về: điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; cách xác định thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
và người được bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Luận
văn tập trung đánh giá nội dung những quy định này trên cơ sở đó tìm ra
những điểm bất cập, hạn chế làm cơ sở cho phương hướng hoàn thiện những
quy định này.
- Tìm hiểu thực tiễn xét xử của ngành tòa án trong việc giải quyết các
tranh chấp liên quan bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
để tìm ra các nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc tranh chấp này trong thực tế.
- Đưa ra một số kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy
định của Bộ luật Dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra nói riêng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
nói chung.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn

Đề tài mà chúng tôi chọn là một công trình đầu tiên nghiên cứu riêng
và chuyên sâu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra theo quy định của pháp luật hiện hành. Luận văn đã đưa ra được
một số điểm mới sau đây:
- Luận văn đã xây dựng được khái niệm khoa học về nguồn nguy hiểm
cao độ; trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.


7
- Phân tích đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra trên cơ sở đó phân định rạch ròi giữa trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra với trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật có lỗi của con người gây ra (có liên
quan đến nguồn nguy hiểm cao độ).
- Phân tích những điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
- Phân tích những cơ sở xác định thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra (thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe).
- Phân định cụ thể từng trường hợp chủ sở hữu, người được giao chiếm
hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra; xác định rõ ràng chủ thể nào được hưởng bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
- Hệ thống hóa những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra qua các giai đoạn lịch sử, trên cơ sở phân
tích, so sánh luận văn đã đưa ra những nhận định làm sáng tỏ quá trình hình
thành và phát triển của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
- Luận văn cũng phân tích nêu ra những bất cập trong quy định của
pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra đồng thời đưa ra được những kiến nghị khắc phục những bất

cập đó nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nói riêng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:


8
Chương 1: Những vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Chương 2: Những cơ sở pháp lý xác định trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Chương 3: Thực tiễn giải quyết và kiến nghị hoàn thiện quy định của
pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra.




9
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG
THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA

1.1. KHÁI NIỆM TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG
THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA.
1.1.1. Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, những thành tựu mới của
cuộc cách mạng công nghiệp hóa đã làm cuộc sống ngày càng văn minh hiện

đại hơn nhưng cũng kéo theo sự gia tăng những tai nạn mang tính khách quan
nằm ngoài khả năng chi phối, kiểm soát của con người. Trên thế giới xuất
hiện ngày càng nhiều những sự vật mà bản thân sự tồn tại của chúng luôn
tiềm ẩn sự nguy hiểm cho những người xung quanh như: phương tiện giao
thông cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp, vũ khí, chất phóng
xạ Những vật này mặc dù đã được chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu,
sử dụng áp dụng mọi biện pháp cần thiết để kiểm soát vận hành an toàn,
nhưng vẫn có những thiệt hại khách quan bất ngờ xảy ra nằm ngoài sự kiểm
soát đó. Khoa học pháp lý gọi đây là những: “Nguồn nguy hiểm cao độ“
Pháp luật dân sự các nước có quy định khác nhau về nguồn nguy hiểm
cao độ. Bộ luật dân sự và Thương mại Thái Lan tiếp cận khái niệm nguồn
nguy hiểm cao độ theo hướng xây dựng một khái niệm chung về những vật
được coi là nguồn nguy hiểm cao độ. Cụ thể Điều 437 Bộ luật dân sự và
Thương mại Thái Lan quy định:
Nguồn nguy hiểm cao độ là bất cứ vật chất nào được kéo, đẩy bằng
máy móc ( ) những vật có thể gây nguy hiểm bởi tính chất, mục
đích hoặc sự vận hành cơ khí của chúng. [8]


10
Ngược lại với Thái Lan, Bộ luật dân sự Nhật Bản không xây dựng khái
niệm nguồn nguy hiểm cao độ mà chỉ liệt kê những đối tượng được coi là
nguồn nguy hiểm cao độ. Theo đó “các nhà máy chế tạo, nơi khai thác
khoáng sản dễ gây cháy nổ, độc hại, phương tiện giao thông, vận tải cơ giới
là nguồn nguy hiểm cao độ”
Được xây dựng trên nguyên tắc, trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng
phát sinh không cần điều kiện lỗi: “Một người phải chịu trách nhiệm về thiệt
hại do mình gây ra, không những do hành vi mà còn do sự cẩu thả hoặc
không thận trọng của mình” (Điều 1383) nên Bộ luật dân sự Cộng hoà Pháp
không đề cập đến nội dung nguồn nguy hiểm cao độ mà chỉ quy định “một

người phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do ( ) những vật mà mình coi
giữ gây ra” (Điều 1384)
Theo pháp luật Việt Nam, Khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự 2005 quy
định:
Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải
cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ
khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các
nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.[29]
Điều luật này không đưa ra khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ mà chỉ
liệt kê các đối tượng được coi là nguồn nguy hiểm cao độ. Bao gồm:
- Phương tiện giao thông vận tải cơ giới: hiện nay chưa có một văn bản
pháp luật nào đưa ra khái niệm “phương tiện giao thông vận tải cơ giới”, mà
khái niệm này chỉ được quy định rải rác trong các văn bản pháp luật như:
Luật Giao thông đường bộ 2008, Luật Giao thông đường thuỷ 2004, Luật
Hàng không dân dụng 2006, Luật Đường sắt 2005, Bộ luật hàng hải 2005.
Theo quy định tại các văn bản này thì phương tiện giao thông vận tải cơ giới
là những phương tiện hoạt động trên đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường
hàng không và đường biển “được trang bị hoặc hoạt động bằng máy móc”


11
[64, tr. 290]. Những phương tiện này có chung đặc điểm là được vận hành
bằng động cơ, có khả năng gây nguy hiểm cao cho những người xung quanh,
vì vậy, để được tham gia giao thông những phương tiện này phải đáp ứng
được các yêu cầu về trình độ của người điều khiển (thông thường người điều
khiển các phương tiện này phải có giấy phép. VD: giấy phép lái xe), về an
toàn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng (phải được kiểm tra định kỳ về an toàn
kỹ thuật). Những phương tiện này bao gồm:
Phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường bộ: Theo Khoản 18 Điều
3 Luật Giao thông đường bộ 2008:

Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ
giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo
bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn
máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự [35]
Phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường thuỷ, đường biển bao
gồm: tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ chuyên hoạt động trên
đường thuỷ nội địa, đường biển (Khoản 7 Điều 3 Luật Giao thông đường thuỷ
2004, Điều 11 Bộ luật Hàng hải 2005)
Phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường sắt: đầu máy, toa xe động
lực, phương tiện động lực chuyên dùng di chuyển trên đường sắt. (Khoản 20,
22 Điều 3 Luật Đường sắt 2005)
Phương tiện giao thông vận tải cơ giới hàng không: máy bay, trực
thăng
- Hệ thống tải điện: được hiểu là dây chuyền dẫn điện, mô tơ, máy
phát điện, cầu dao ;
- Nhà máy công nghiệp: như nhà máy công nghiệp nặng, công nghiệp
nhẹ


12
Phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công
nghiệp chỉ được coi là nguồn nguy hiểm cao độ khi nó “đang hoạt động”,
điều đó có nghĩa là nếu nó đang ở trạng thái tĩnh thì không tạo nguy hiểm cho
những người xung quanh.
- Vũ khi: Theo Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ-
ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP của Chính phủ ngày 12/8/1996, vũ khí
bao gồm:
Vũ khí quân dụng: các loại súng ngắn, súng trường, súng liên thanh;
các loại pháo, dàn phóng, bệ phóng tên lửa, súng cối, hoá chất độc và nguồn
phóng xạ các loại đạn; bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thuỷ lôi, vật liệu nổ quân

dụng, hoả cụ và vũ khí khác dùng cho mục đích quốc phòng - an ninh.
Vũ khí thể thao gồm: các loại súng trường, súng ngắn thể thao chuyên
dùng các cỡ; các loại súng hơi, các loại vũ khí khác dùng trong luyện tập, thi
đấu thể thao và các loại đạn dùng cho các loại súng thể thao nói trên.
Súng săn gồm: Các loại súng săn một nòng, nhiều nòng các cỡ, tự động
hoặc không tự động, súng hơi các cỡ, súng kíp, sung hoả mai, súng tự chế và
các loại đạn, vỏ đạn, hạt nổ, thuốc đạn dùng cho các loại súng kể trên.
Vũ khí thô sơ gồm: Dao găm, kiếm, giáo, mác, đinh ba, đại đao, mã
tấu, quả đấm bằng kim loại hoặc chất cứng, cung, nỏ, côn các loại và các loại
khác do Bộ Nội vụ quy định.
Tuy nhiên, không phải tất cả các loại vũ khí trên đều mang tính chất là
nguồn nguy hiểm cao độ. Bởi các loại vũ khí thô sơ là công cụ sản xuất, tư
liệu sinh hoạt như dao găm, đinh ba thì không được coi là nguồn nguy hiểm
cao độ.
- Chất nổ: là chất có khả năng gây nên một phản ứng hoá học nhanh,
mạnh, toả nhiều nhiệt và ánh sáng, đồng thời sinh khí và kèm theo tiếng nổ,
thường dùng làm mìn, đạn dược [64, tr. 197]


13
- Chất cháy: “chất rất dễ bén lửa và gây cháy” [64, tr. 197] là những
chất có đặc tính tự bốc cháy khi tiếp xúc với ôxy trong không khí, nước hoặc
dưới tác động của các yếu tố khác ở nhiệt độ cao hoặc không cao (diêm, phốt
pho, xăng, dầu )
- Chất độc: là những chất có độc tính cao, rất nguy hiểm cho sức khoẻ,
tính mạng của con người, động vật cũng như đối với môi trường xung quanh.
VD: các chất độc bảng A như Acônitin và các loại muối của nó, kẽm phốt
pho, nicotin
- Chất phóng xạ: là “chất ở thể rắn, lỏng hoặc khí có hoạt động phóng
xạ riêng lớn hơn 70 kilo Beccơren trên kilogam (70KBO/KG). Chất phóng xạ

là nhân tố sát thương của vũ khí hạt nhân gồm những đồng vị không bền của
các nguyên tố hoá hoạc (urani, radi ) có khả năng phát ra những chùm tia
phóng xạ không nhìn thấy gây bệnh hoặc gây nhiễm xạ đối với người, động
vật và môi trường sống. (Khoản 3 Điều 3 Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức
xạ năm 1996)
- Thú dữ: là động vật bậc cao, có lông mao, tuyến vú, nuôi con bằng
sữa, lớn, rất dữ, có thể làm hại người. VD: hổ, báo, sư tử, gấu [64, tr. 1234]
- Các nguồn nguy hiểm cao độ khác: đây là quy định mang tính chất dự
phòng. Trong tương lai, có thể có những vật mà được pháp luật quy định là
“nguồn nguy hiểm cao độ”.
Việc Bộ luật dân sự 1995 cũng như 2005 không xây dựng được khái
niệm mà chỉ liệt kê những vật được coi là “nguồn nguy hiểm cao độ” như
hiện nay có một số điểm hạn chế như sau:
(i) Khái niệm cụ thể của từng vật được coi là nguồn nguy hiểm cao độ
được quy định rải rác trong nhiều văn bản khác nhau. VD: chỉ riêng tìm hiểu
khái niệm “phương tiện giao thông vận tải cơ giới” là gì, thì phải tra cứu từ ít
nhất 5 văn bản pháp luật: Luật Giao thông đường bộ 2008, Luật Giao thông
đường thuỷ 2004, Luật Hàng không dân dụng 2006, Luật Đường sắt 2005, Bộ
luật hàng hải 2005. Tuy nhiên, trong 5 văn bản này cũng không đưa ra được


14
khái niệm chung về “phương tiện giao thông vận tải cơ giới” mà cũng chỉ liệt
kê được phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường bộ, đường thủy, đường
biển, đường sắt, đường hàng không gồm những phương tiện nào. Thậm chí,
có những vật được Bộ luật dân sự liệt kê là nguồn nguy hiểm cao độ nhưng
không thể tra cứu trong các văn bản pháp luật mà chỉ có thể tra trong Từ điển.
VD: thú dữ, nhà máy công nghiệp, chất cháy… Cách quy định như vậy khiến
cho việc tìm hiểu bản chất của những vật được coi là nguồn nguy hiểm cao độ
gặp nhiều khó khăn, gây trở ngại cho công tác nghiên cứu cũng như áp dụng

trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trên thực
tế.
(ii) Chỉ quy định những vật được coi là nguồn nguy hiểm cao độ theo
hướng liệt kê mà không xây dựng được tiêu chí chung để xác định tính nguy
hiểm của vật như hiện nay đã khiến nội dung điều luật vừa “thừa” lại vừa
“thiếu”. “Thừa” là bởi nội dung điều luật quá dài mà không nêu được bản chất
của sự vật; “thiếu” là bởi mặc dù quy định dài như vậy nhưng vẫn bỏ sót
nhiều vật vốn dĩ phải được coi là nguồn nguy hiểm cao độ, VD: rắn độc, cá
sấu, ong vò vẽ… Những vật này không được coi là “thú dữ” (vì theo giải
thích trong Từ điển Tiếng việt, thú dữ phải là “động vật bậc cao, có lông
mao, tuyến vú, nuôi con bằng sữa, lớn, rất dữ, có thể làm hại người”). Tuy
không được coi là “thú dữ” nhưng so với những con vật như: voi, hổ, báo, sư
tử thì những con vật này cũng có tính hoang dã và sự nguy hiểm không kém.
Mặc dù vậy, những vật này vẫn không được coi là “nguồn nguy hiểm cao độ”
vì theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2006/NQ- HĐTP thì để xác định
nguồn nguy hiểm cao độ cần phải căn cứ vào khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân
sự và văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan hoặc quy định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực cụ thể đó, mà cho đến nay chưa có
bất kỳ một văn bản pháp luật nào quy định: cá sấu, rắn độc, trăn hay ong vò
vẽ… là “nguồn nguy hiểm cao độ”. Do vậy, dù rất nguy hiểm nhưng dưới góc
độ pháp luật do không có tiêu chí chung, lại cũng không có quy định cụ thể,


15
chỉ đích danh (như “thú dữ”) nên những vật này vẫn không được coi là
“nguồn nguy hiểm cao độ”.
(iii) Theo tinh thần Khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự 2005 (khoản 1
Điều 627 Bộ luật dân sự 1995), ngoài những loại nguồn nguy hiểm cao độ đã
được liệt kê trong điều này, còn có “các nguồn nguy hiểm cao độ khác do
pháp luật quy định”. Mục đích của quy định này nhằm tạo hướng mở cho

các Tòa án trong việc xác định những vật mặc dù có tính chất nguy hiểm
nhưng chưa được liệt kê trong luật, nếu trên thực tế gây thiệt hại thì cũng có
thể xác định là thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Tuy nhiên, như
trên đã trình bày, ngoài những vật được liệt kê trong Bộ luật dân sự, cho đến
nay chưa có bất kỳ một văn bản nào chính thức ghi nhận thêm về những vật
được coi là “nguồn nguy hiểm cao độ”. Không những thế, chính hướng mở
này của quy phạm đã gây không ít khó khăn cho Tòa án khi xác định phạm vi
những vật được coi là nguồn nguy hiểm cao độ.
VD: Năm 2002, Toà án nhân dân huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi
đã phải có Công văn số 140/CV để xin ý kiến của Tòa án nhân dân tối cao
hướng dẫn thuốc tân dược có được coi là nguồn nguy hiểm cao độ không?
Tại Công văn số 129/2002/KHXX của Tòa án nhân dân tối cao ngày
27/8/2002 về trao đổi về việc trách nhiệm bồi thường thiệt hại, Tòa án nhân
dân tối cao đã trả lời: Ngoài một số nguồn nguy hiểm cao độ đã liệt kê, khoản
1 Điều 627 Bộ luật dân sự còn quy định “ các nguồn nguy hiểm cao độ
khác do pháp luật quy định", quy định này được hiểu là khi pháp luật có quy
định về các nguồn nguy hiểm cao độ khác ngoài các nguồn đã được liệt kê tại
khoản 1 Điều 627 thì mới được coi là nguồn nguy hiểm cao độ. Tuy nhiên,
ngoài các quy định tại khoản 1 Điều 627 nêu trên, cho đến nay chưa có văn
bản pháp luật nào quy định thêm về vấn đề này. Đối với các loại thuốc tân
dược xét về bản chất, thành phần và công dụng, thuốc tân dược được dùng để
điều trị bệnh nên không được coi là nguồn nguy hiểm cao độ theo tinh thần
của Điều 627 Bộ luật dân sự.


16
Từ những lý do trên, để tạo cơ sở cho việc nghiên cứu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được chính xác, trước
tiên, phải xây dựng được khái niệm về “Nguồn nguy hiểm cao độ”.
Nghiên cứu những vật được coi là nguồn nguy hiểm cao độ được liệt kê

tại Khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự 2005 nhận thấy, những vật trên sở dĩ
được gọi là “nguồn nguy hiểm cao độ” trước hết bởi bản thân sự tồn tại của
chúng luôn chứa đựng khả năng gây thiệt hại cho những người xung quanh;
sau nữa tính nguy hiểm còn thể hiện ở việc con người không thể kiểm soát
được một cách tuyệt đối nguy cơ gây thiệt hại của những vật này khi chúng
hoạt động; mặc dù chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn
nguy hiểm cao độ đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết để quản lý, kiểm soát
vận hành nguồn nguy hiểm cao độ một cách an toàn nhưng vẫn có những thiệt
hại khách quan bất ngờ có thể xảy ra nằm ngoài sự kiểm soát đó. Tuy nhiên,
cần lưu ý, nguồn nguy hiểm cao độ chỉ thực sự nguy hiểm khi đang hoạt
động. Còn khi ở trạng thái “tĩnh” nó cũng giống như những vật bình thường
khác, không tạo ra mối nguy hiểm đe dọa những người xung quanh. Nếu vì
một lý do nào đó, ở trạng thái tĩnh những vật này vẫn gây ra thiệt hại, thì đây
cũng không được coi là thiệt hại “do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”. Riêng
đối với nguồn nguy hiểm cao độ là chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng
xạ , thì tự thân các chất này đang tồn tại ở một trạng thái nhất định (trạng
thái tĩnh) có tiềm ẩn một nguy cơ rất lớn gây ra thiệt hại về tài sản, sức khỏe,
tính mạng – khi chúng gây thiệt hại, chủ sở hữu phải bồi thường, trừ trường
hợp người bị thiệt hại có lỗi cố ý.
VD: A đang điều khiển xe mô tô thì xe bị chết máy. Sau nhiều lần khởi
động không được, A dựng tạm chiếc xe máy ở đó để gọi người trợ giúp.
Nhưng do dựng chân chống không cẩn thận nên chiếc xe đã nghiêng, đổ vào
tủ kính bán hàng của B bên đường. Hậu quả, tủ kính bị vỡ gây thiệt hại cho B.
Trong trường hợp này, mặc dù xe mô tô là nguồn nguy hiểm cao độ nhưng
thiệt hại xảy ra trong trường hợp này không phải là nguồn nguy hiểm cao độ


17
gây ra mà là hành vi có lỗi (vô ý do cẩu thả) của A gây ra. Trách nhiệm bồi
thường của A trong trường hợp này là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do

hành vi có lỗi mà không phải trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra. Cũng với tình huống trên nhưng giả sử, A đang đi thì xe
máy bất ngờ bị kẹt ga, đâm thẳng vào tủ kính của B bên đường. Thiệt hại
trong trường hợp này mới là thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Từ những phân tích trên, có thể rút ra khái niệm: Nguồn nguy hiểm
cao độ là những vật khi hoạt động có khả năng gây ra những thiệt hại bất
ngờ về tính mạng, sức khỏe, tài sản cho những người xung quanh mặc dù
đã được chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng áp dụng những
biện pháp cần thiết về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng theo đúng
quy định của pháp luật.
Căn cứ vào những qui định của pháp luật hiện hành qui định về nguồn
nguy hiểm cao độ, thì nguồn nguy hiểm cao độ chỉ được qui định đối với
những người xung quanh, người không có quan hệ lao động liên quan đến
việc sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ: Hành khách trên các phương tiện giao
thông, người tham gia giao thông đối với các phương tiện giao thông cơ giới
khác đang hoạt động, khán giả trong rạp xiếc, khách tham quan trong vườn
bách thú, nơi nuôi hổ, báo, sư tử…
Việc xác định người xung quanh và người không được coi là người
xung quanh của nguồn nguy hiểm cao độ có ý nghĩa về mặt pháp lý trong việc
xác định người bị nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại được hưởng bồi
thường theo trách nhiệm dân sự hay theo chế độ bảo hiểm xã hội đối với công
chức, viên chức, người lao động bị nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại
trong khi đang thực hiện nhiệm vụ hoặc điều khiển, vận hành, sử dụng nguồn
nguy hiểm cao độ. Nếu là người xung quanh mà bị nguồn nguy hiểm cao độ
gây thiệt hại, thì được bồi thường thiệt hại xác định được theo nguyên tắc
toàn bộ và kịp thời. Nhưng nếu nguời bị nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt
hại không phải là người xung quanh đối với nguồn nguy hiểm cao độ, thì


18

không được hưởng bồi thường theo trách nhiệm dân sự, mà được hưởng chế
độ đối với công chức, viên chức, người lao động bị nguồn nguy hiểm cao độ
gây thiệt hại trong khi thực hiện nhiệm vụ liên quan đến việc sử dụng nguồn
nguy hiểm cao độ.
Việc xác định này có ý nghĩa về mặt pháp lý trong viêc áp dụng qui
phạm pháp luật trong việc giải quyết những thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra hoặc những thiệt hại liên quan đến việc sử dụng nguồn nguy hiểm
cao độ mà bị chúng gây thiệt hại.
1.1.2. Khái niệm trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra
Bản thân nguồn nguy hiểm cao độ luôn tiềm ẩn trong nó “nguy cơ” gây
ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản cho những người xung quanh. Tuy
nhiên, thiệt hại liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ rất đa dạng và do nhiều
nguyên nhân khác nhau. Có những thiệt hại xảy ra là do hành vi của con
người tác động thông qua nguồn nguy hiểm cao độ mà gây thiệt hại. VD: lái
xe phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn, cố tình bỏ thuốc độc vào bể nước nhà
hàng xóm để đầu độc, tẩm xăng đốt nhà người khác để trả thù, nhốt người vào
chuồng hổ cho con thú tấn công Đây được gọi là những thiệt hại có “liên
quan” đến sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ. Ngược lại, có những
thiệt hại xảy ra hoàn toàn là do sự tác động của bản thân nguồn nguy hiểm
cao độ hoặc do hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm gây ra. VD: xe ô tô
đang vận hành thì bất ngờ mất phanh, gẫy trục, gẫy cầu gây tai nạn; thú trong
rạp xiếc bất ngờ tấn công người Chúng ta gọi đây là những thiệt hại do “tự
thân” sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Thiệt hại xảy ra trong
trường hợp này hoàn toàn độc lập và nằm ngoài sự quản lý, kiểm soát của con
người.
Nếu thiệt hại xảy ra trong trường hợp thứ nhất- thiệt hại xảy ra do hành
vi trái pháp luật, có lỗi của con người, thì đây là trách nhiệm bồi thường thiệt



19
hại ngoài hợp đồng nói chung. Việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
dựa trên 4 điều kiện: có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái
pháp luật, có lỗi của người gây ra thiệt hại, có mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra. Nếu thiệt hại xảy ra trong trường
hợp thứ hai - thiệt hại xảy ra do sự tự thân hoạt động của nguồn nguy hiểm
cao độ, hoàn toàn không có yếu tố lỗi của con người, thì đây là trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Việc xác định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này chỉ cần dựa trên 3 điều kiện:
có thiệt hại xảy ra, có việc gây thiệt hại trái pháp luật, có mối quan hệ nhân
quả giữa sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra. Yếu tố
lỗi không cần xem xét khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra.
Tóm lại, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra là một dạng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng, theo đó chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy
hiểm cao độ có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại về vật chất cũng
như bù đắp những tổn thất về tinh thần cho người khác khi những người
này bị hoạt động tự thân của nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại về tính
mạng, tài sản, sức khoẻ.
1.2. ĐẶC ĐIỂM TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO
NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA
1.2.1. Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra là một dạng trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là
một dạng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bởi nó mang
đầy đủ những đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
nói chung.

×